ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 114/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 28
tháng 04 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi năm
2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày
06/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội
dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các
tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2021-2025; Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy
định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số
46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động năm 2023 với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả đào tạo
nghề cho lao động, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp đảm bảo nguồn nhân lực
có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Đào tạo nghề để
tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động, tăng thu nhập cho người
lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp
hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông
thôn mới.
- Là căn cứ để các huyện, thành
phố xác định được mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn, bố
trí kinh phí và huy động các nguồn lực trên địa bàn để hoàn thành chi tiêu đào
tạo nghề được giao.
2. Yêu cầu
- Đào tạo theo nhu cầu học nghề
của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và
theo yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động
và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đảm bảo đào tạo nghề đúng đối tượng, thực
hiện đúng chế độ chính sách quy định.
- Cơ sở tham gia đào tạo nghề
phải có đủ điều kiện về hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo
nghề cho lao động khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người
lao động sau khi học.
- Nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo, cam kết lao động sau khi học nghề thực hiện được kỹ năng nghề đã
được trang bị trong quá trình học. Đảm bảo tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học
nghề đạt 85% trở lên.
II. NỘI DUNG
1. Chỉ tiêu đào tạo
Đào tạo trình độ sơ cấp cho
1.553 người lao động; đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng cho 15.802 người lao động(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo).
2. Đối tượng đào tạo
Chủ yếu tập trung đào tạo cho
lao động trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với
nghề cần học; ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo; người chấp hành xong án phạt tù, người bị thu hồi đất canh tác, bộ đội
xuất ngũ, phụ nữ nông thôn đặc biệt là người khuyết tật.
III. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Ngoài kinh phí hỗ trợ từ ngân
sách Trung ương thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia; căn cứ khả năng ngân
sách địa phương UBND các huyện, thành phố bố trí ngân sách địa phương và vận động
các nguồn lực khác để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh Sơn
La theo đúng quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Thông báo công khai kế hoạch
đào tạo nghề cho lao động năm 2023 cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan có
liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị thực hiện đào tạo nghề cho lao động
nông thôn quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo đúng quy định về phân cấp
quản lý tài chính.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan
thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Phối hợp với các Sở: Lao động
- Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám
sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông
Định hướng các cơ quan báo chí,
hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tuyên truyền trên phương tiện thông
tin đại chúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vai trò
của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động tại địa phương.
5. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Hướng dẫn đào tạo nghề nông
nghiệp thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hoạt động khuyến nông
- lâm - ngư; hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp;
tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất và hoàn thiện sản
phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội trong việc tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thực hiện đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động.
- Cụ thể hoá Kế hoạch vào
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
6. Hội Nông dân tỉnh
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào
tạo nghề cho lao động theo quy định; Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực
hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn của huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện
đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, đảm bảo số lao động có việc làm sau khi đào tạo nghề đạt
từ 85% trở lên.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện
đào tạo nghề cho lao động theo quy định; thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh
giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn của
huyện, thành phố tổ chức ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề với các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp đủ điều kiện thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường
xuyên dưới 03 tháng theo quy định.
- Thực hiện quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động theo quy định.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động
trên địa bàn.
8. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
- Phối hợp với UBND cấp xã và
các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo tổ chức tuyển sinh
học nghề đúng nghề đào tạo, đối tượng, số lượng người học theo hợp đồng đặt
hàng đào tạo của cơ quan được giao tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động.
- Tổ chức đào tạo nghề cho lao
động theo chương trình đào tạo, kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt. Quản lý, sử
dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với UBND cấp xã theo
dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động sau học nghề. Báo cáo
tình hình triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động theo quy định hiện
hành.
V. CHẾ ĐỘ
THÔNG TIN BÁO CÁO
1. Hội Nông dân tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực
hiện Kế hoạch theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm (gửi qua Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội trước ngày mùng 10 của tháng cuối quý) để tổng
hợp.
2. Các Sở, ngành, cơ quan có
liên quan
Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực
hiện Kế hoạch 6 tháng, 1 năm (gửi qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trước ngày 10/6 và 10/12) để tổng hợp.
3. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Chủ trì tổng hợp, báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh tình hình thực hiện đào tạo nghề
cho lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo
nghề cho lao động năm 2023, UBND tỉnh yên cầu các Sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành
phố kịp thời báo cáo với UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)
để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (B/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phần IV - Tổ chức thực hiện;
- Báo Sơn La;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KGVX Phương.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
|
PHỤ LỤC
BIỂU CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 114/KH-UBND ngày 28 tháng 04 năm 2023 của UBND tỉnh)
TT
|
Đơn vị
|
Tổng số (người)
|
Trình độ đào tạo (Người)
|
Đối tượng đào tạo (Người)
|
Nguồn kinh phí thực hiện (1.000 đồng)
|
Thường xuyên dưới 3 tháng
|
Sơ cấp
|
Lao động là dân tộc thiểu số
|
Lao động thuộc (hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo)
|
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
|
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
|
Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2030
|
Tổng số tiền
|
1
|
Huyện Quỳnh Nhai
|
2.344
|
2.344
|
|
1.991
|
353
|
1.272.000
|
7.166.000
|
|
8.438.000
|
2
|
Huyện Thuận Châu
|
2.972
|
2.972
|
|
2.972
|
2.378
|
1.920.000
|
6.580.000
|
|
8.500.000
|
3
|
Huyện Sông Mã
|
1.838
|
1.838
|
|
1316
|
521
|
1.564.000
|
3.950.000
|
|
5.514.000
|
4
|
Huyện Sốp Cộp
|
1.000
|
1.000
|
|
650
|
350
|
1.306.000
|
3.250.000
|
|
4.556.000
|
5
|
Huyện Mường La
|
700
|
700
|
|
385
|
315
|
1.228.500
|
1.501.500
|
|
2.730.000
|
6
|
Thành Phố
|
863
|
863
|
|
686
|
177
|
605.000
|
2.272.160
|
|
2.877.160
|
7
|
Huyện Mai Sơn
|
993
|
740
|
253
|
993
|
993
|
1.434.000
|
1.545.000
|
|
2.979.000
|
8
|
Huyện Yên Châu
|
1900
|
1900
|
|
1300
|
600
|
2.200.000
|
4.736.000
|
|
6.936.000
|
9
|
Huyện Mộc Châu
|
1.050
|
975
|
75
|
665
|
210
|
630.000
|
1.995.000
|
500.000
|
3.125.000
|
10
|
Huyện Vân Hồ
|
995
|
995
|
|
595
|
400
|
1.325.000
|
2.050.410
|
|
3.375.410
|
11
|
Huyện Phù Yên
|
175
|
175
|
|
105
|
70
|
|
682.500
|
|
682.500
|
12
|
Huyện Bắc Yên
|
1.300
|
1.300
|
|
827
|
473
|
1.418.000
|
2.500.000
|
|
3.918.000
|
13
|
Hội Nông dân
|
1.225
|
|
1.225
|
1.000
|
225
|
|
4.397.099
|
|
4.397.099
|
Tổng
|
17.355
|
15.802
|
1.553
|
13.485
|
7.065
|
14.902.500
|
42.625.669
|
500.000
|
58.028.169
|