UBND
TỈNH BÌNH PHƯỚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3493/HD-SGDĐT
|
Bình Phước, ngày
17 tháng 12 năm 2013.
|
HƯỚNG DẪN
V/V THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ
PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO.
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011
của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
ngày 30/12/2011 của Liên bộ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà
giáo,
Sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở
Lao động Thương binh và Xã hội. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn rõ một số nội
dung theo quy định về việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
như sau:
1. Đối tượng được hưởng:
Ngoài các đối tượng theo đúng quy định tại Nghị
định số 54/2011/NĐ-CP và Thông tư số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, các
đối tượng là nhà giáo đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở
giáo dục công lập đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
ngày 14/12/2004 của Chính phủ sau đây cũng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên
nhà giáo:
- Giáo viên mầm non được chuyển xếp lương theo Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ cũng được hưởng chế độ phụ
cấp thâm niên nhà giáo.
- Riêng đối tượng: “Nhà giáo được phân công phụ
trách: trợ lý thanh niên; phó Bí thư; Hội thanh niên; phụ trách các trung tâm
học tập cộng đồng; giáo vụ (quản lý học sinh), thí nghiệm, phòng bộ môn, tổng
phụ trách đội, thư viện, thiết bị, Bí thư Đoàn, phổ cập giáo dục chuyên trách
không tham gia giảng dạy hoặc giảng dạy không đủ số giờ dạy chuẩn quy định ở
các cơ sở giáo dục công lập” Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn cụ thể sau khi
có văn bản trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại tạm thời tính hưởng
PCTN cho những đối tượng này nếu có tham gia giảng dạy đảm bảo số giờ dạy theo
quy định.
2. Đối tượng không
áp dụng được hưởng:
- Nhà giáo hợp đồng làm việc chưa thực hiện chế độ
tập sự theo quy định của Nhà nước (không thông qua Hội đồng tuyển dụng);
- Nhà giáo không được tuyển dụng mà thực hiện hợp
đồng làm việc hàng năm (không được hợp đồng do quá tuổi quy định).
3. Thời gian không tính hưởng:
- Thời gian tập sự, thử việc hoặc
thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
- Thời gian nghỉ việc riêng không
hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản
vượt quá thời gian từ 01 tháng trở lên theo quy định của pháp luật;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công
tác hoặc tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;
- Thời gian không trực tiếp giảng
dạy;
- Thời gian đi bồi dưỡng, học tập
nâng cao trình độ, đi làm chuyên gia, thực tập sinh, nghiên cứu sinh ở trong và
ngoài nước có thời gian từ 01 năm trở lên (ngoại trừ có thời gian giảng dạy).
4. Về xác định thời gian tập sự, thử việc (gọi chung là thời gian tập
sự):
Để thực hiện chế độ tập sự theo
đúng quy định của Nhà nước trong từng giai đoạn, giảm thủ tục hành chính, đảm
bảo tính công bằng cho mọi đối tượng thụ hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với
nhà giáo, thống nhất áp dụng việc xác định thời gian tập sự để tính thời gian hưởng
phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo trên địa bàn tỉnh như sau:
Lấy thời điểm được tiếp nhận
phân công làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành đầu tiên (theo
sổ BHXH) làm mốc tính thời gian tập sự tương ứng trình độ chuyên môn khi được
tiếp nhận. Thời điểm tiếp nhận của giai đoạn nào thì áp dụng quy định thời gian
tập sự tương ứng cụ thể:
a) Từ ngày 02 tháng 12 năm 1998
trở về trước: Thời gian tập sự thực hiện theo Quyết định số 256/TTg ngày 15
tháng 7 năm 1975 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tập sự đối với người được
tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước và Thông tư số 01/TT ngày 13 tháng 01 năm 1977
của Bộ Giáo dục hướng dẫn về chế độ tập sự và tuyển vào biên chế cho những giáo
viên được đào tạo sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng: (Có hiệu lực từ
ngày 15/7/1975 đến hết ngày 1/12/1998).
- Giáo viên có trình độ sơ cấp (có
trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp 12 phổ thông, được đào tạo trên dưới một năm
học), tập sự 9 tháng;
- Giáo viên có trình độ trung học
chuyên nghiệp, tập sự 18 tháng;
- Giáo viên có trình độ cao đẳng,
đại học, tập sự 24 tháng.
b) Từ ngày 02 tháng 12 năm 1998
đến hết ngày 28 tháng 10 năm 2003: Thời gian tập sự theo Nghị định số
95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức;
c) Nghị định số 116/2003/NĐ-CP
ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý
cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Có hiệu lực từ
ngày 29/10/2003):
- Giáo viên có trình độ sơ cấp,
tập sự 03 tháng;
- Giáo viên có trình độ trung học
chuyên nghiệp, tập sự 06 tháng;
- Giáo viên có trình độ cao đẳng,
đại học, tập sự 12 tháng.
Ví dụ 1: Giáo viên C, học trung học sư phạm (đào tạo công đoạn), sau 9 tháng
học được tạm thời phân công giảng dạy (có đóng BHXH) từ ngày 01 tháng 11 năm
1988, giáo viên này vừa học, vừa giảng dạy đến khi tốt nghiệp trung học sư phạm
được tuyển dụng chính thức từ ngày 10 tháng 11 năm 1994 và tiếp tục giảng dạy
cho đến nay. Thời gian tập sự của giáo viên C tính từ thời điểm ngày 01 tháng
11 năm 1988 với trình độ sơ cấp, thời gian tập sự là 9 tháng.
Ví dụ 2: Giáo viên D, có trình độ chuyên môn cao đẳng sư phạm, được hợp đồng
giảng dạy (chưa qua xét tuyển) từ ngày 01 tháng 9 năm 2000 (có đóng BHXH), giáo
viên D vừa học, vừa giảng dạy và tốt nghiệp đại học cho đến ngày 01 tháng 9 năm
2009 được tuyển dụng chính thức và tiếp tục giảng dạy cho đến nay. Thời gian
tập sự của giáo viên D được tính từ ngày 01 tháng 9 năm 2000 với trình độ cao
đẳng, thời gian tập sự là 12 tháng.
Ví dụ 3: Giáo viên E có trình độ chuyên môn đại học sư phạm được hợp đồng
giảng dạy (chưa qua xét tuyển) từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 (có đóng BHXH), cho
đến ngày 01 tháng 9 năm 2007 được tuyển dụng chính thức và tiếp tục giảng dạy
cho đến nay. Thời gian tập sự của giáo viên E được tính từ ngày 01 tháng 10 năm
1998 với trình độ đại học, thời gian tập sự là 12 tháng.
5. Về xác định thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Thời gian được tính hưởng phụ cấp
thâm niên nghề được tính bằng tổng các thời gian công tác giảng dạy, giáo dục,
hướng dẫn thực hành có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập,
ngoài công lập và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở
các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án
dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp
thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (kể cả thời gian đi nghĩa vụ quân
sự mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang làm các công việc hưởng phụ cấp thâm
niên nghề) trừ đi các khoản thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
quy định tại khoản 3, Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
6. Về xác định mức phụ cấp thâm niên nghề.
Chế độ phụ cấp thâm niên được áp
dụng tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Do đó việc xác định thời gian
hưởng phụ cấp thâm niên nghề và mức phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:
- Đối với các trường hợp có tổng
thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên nghề tính đến thời điểm ngày 01
tháng 5 năm 2011 từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên thì mức phụ cấp thâm niên nghề
lần đầu được xác định tương ứng với số năm công tác được hưởng thâm niên nghề,
nếu có số tháng lẻ không đủ năm (dưới 12 tháng) thì được bảo lưu số tháng này
tính vào thời gian để nâng mức phụ cấp thâm niên nghề cho năm kế tiếp.
- Đối với các trường hợp có tổng
thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên nghề sau thời điểm ngày 01
tháng 5 năm 2011 mới đủ 5 năm (60 tháng) thì thời điểm được hưởng phụ cấp thâm
niên nghề lần đầu được xác định tại thời điểm có tổng thời gian được hưởng thâm
niên nghề đủ 5 năm (60 tháng).
Ví dụ 1: Giáo viên H có trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm, có thời gian
hợp đồng giảng dạy (đóng BHXH) từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 cho đến ngày 01
tháng 10 năm 2005 được tuyển dụng chính thức và tiếp tục giảng dạy cho đến nay.
Thời gian tập sự của giáo viên H được tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 với
trình độ trung cấp, thời gian tập sự là 06 tháng.
Như vậy tính đến thời điểm ngày 01
tháng 5 năm 2011 thời gian giảng dạy của giáo viên H là 10 năm 10 tháng. Thời
gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề là 10 năm 04 tháng (trừ 6 tháng tập
sự) tương ứng với mức phụ cấp thâm niên nghề là 10 %; thời gian nâng mức phụ
cấp thâm niên nghề lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Ví dụ 2: Giáo viên K có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm, được tuyển dụng
từ ngày 01 tháng 3 năm 2006 cho đến ngày 01 tháng 3 năm 2007 được công nhận hết
thời gian tập sự và bổ nhiệm vào ngạch, tiếp tục giảng dạy cho đến nay.
Như vậy thời gian được tính hưởng
phụ cấp thâm niên nghề của giáo viên K tính từ ngày 01 tháng 3 năm 2007 đến
thời điểm ngày 01 tháng 3 năm 2012 là 5 năm, tương ứng với mức phụ cấp thâm
niên nghề là 5%. Thời gian nâng mức phụ cấp thâm niên nghề lần sau được tính kể
từ ngày 01 tháng 3 năm 2012.
7. Hồ sơ thẩm định
- Bản kê khai quá trình công tác, có cam kết (biểu mẫu số 1) và phụ lục
kê khai quá trình công tác (biểu mẫu số 2);
- Bản sao quyết định tuyển dụng và
quyết định công nhận hết thời gian tập sự (QĐ bổ nhiệm vào ngạch chính thức).
* Riêng các trường hợp chưa xác
định thời gian hết tập sự cần bổ sung thêm các loại hồ sơ sau (nếu có):
- Bản sao công chứng quyết định
phân công, quyết định tuyển dụng;
- Bản sao công chứng quyết định
nâng lương lần 2, 3, 4 ...(quyết định nâng lương cũ nhất);
- Bản sao công chứng bằng tốt
nghiệp sư phạm;
- Bản sao công chứng sổ BHXH hoặc
bản kê khai quá trình công tác, có xác nhận của đơn vị quản lý;
- Bản kê khai lý lịch gốc có xác
nhận của thủ trưởng đơn vị.
8. Thẩm quyền quyết định mức phụ cấp thâm niên nghề
Thực hiện theo phân cấp quản lý
tiền lương hiện hành của tỉnh. Cụ thể:
- Sở Giáo dục và Đào tạo xếp và
nâng mức phụ cấp thâm niên nghề thường xuyên đối với nhà giáo công tác tại các
đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
quyết định xếp và nâng mức phụ cấp thâm niên nghề thường xuyên đối với nhà giáo
xếp ngạch viên chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống;
- Các chức danh khác theo thẩm
quyền phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
9. Trách nhiệm thi hành
a) Trách nhiệm của nhà giáo được
hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
Nhà giáo kê khai 02 bản theo mẫu
số 01 (có biểu mẫu kèm theo). Các giấy tờ kèm theo có phô tô, công
chứng: quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
Lưu ý: chỉ yêu cầu đối với đơn
vị nào nộp chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định.
b) Trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ sở giáo dục công lập, giáo dục nghề nghiệp trực thuộc:
- Tổ chức triển khai, phổ biến
Nghị định số 54/2011/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số
68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH và hướng dẫn này đến cán bộ giáo viên của đơn
vị;
- Căn cứ hồ sơ và bản kê khai việc
tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo, Thủ trưởng đơn vị kiểm tra về tính chính
xác trong phiếu kê khai tính hưởng PCTN của nhà giáo trong đơn vị, ký xác nhận
và đóng dấu; tổng hợp các phiếu kê khai vào biểu mẫu số 03 (có biểu mẫu kèm
theo) và thực hiện 4 bản dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện phụ cấp thâm
niên nghề của đơn vị mình theo Biểu mẫu số 1 kèm theo Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.
Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT gửi về sở Giáo dục và Đào tạo 04 bản (theo
mẫu số 3) có ký đóng dấu của thủ trưởng đơn vị và 01 file excel (qua phòng Tổ
chức cán bộ), địa chỉ email: [email protected]). Hạn chót ngày
27/12/2013.
- Để đảm bảo việc tính hưởng chế
độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo. Đề nghị thủ trưởng đơn vị phân công chuyên
môn hợp lý, ổn định lâu dài.
c) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và
Đào tạo: Quyết định và phê duyệt những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
của các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc theo phân cấp quản lý đồng thời
tổng hợp nhu cầu kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề gửi Sở Tài chính.
d) UBND các huyện, thị xã thẩm
định và phê duyệt đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo theo phân cấp quản lý
(bao gồm trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở...) đồng thời tổng hợp nhu
cầu kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề trên địa bàn huyện gửi Sở Tài chính.
Việc xét duyệt lần này áp dụng cho
những đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2013. Các lần xét duyệt tiếp theo thực hiện như
công tác xét nâng lương thường xuyên.
Trên đây là hướng dẫn của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc thực hiện phụ cấp thâm niên nhà giáo. Yêu cầu thủ trưởng
đơn vị triển khai hướng dẫn, kiểm tra các phiếu kê khai, tổng hợp biểu mẫu, gửi
về Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã đúng thời gian quy định và
chịu trách nhiệm trước Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã về mọi
sai sót. Các đối tượng đã hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không đúng theo quy
định đều phải truy thu. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì liên hệ
phòng TCCB Sở GD&ĐT (điện thoại số: 06513 870163) để được giải đáp./.
Nơi nhận:
- Sở Nội vụ (để phối hợp thực hiện);
- Sở Tài chính (để phối hợp thực hiện);
- Sở Lao động TB&XH (để phối hợp thực hiện);
- UBND các huyện, thị xã (để phối hợp thực hiện);
- Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc (để thực hiện);
- BHXH tỉnh Bình Phước (để biết);
- Lưu: VT, TCCB- nthh-3b.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hùng
|
Mẫu
số 01
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐƠN VỊ:………………….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU KÊ KHAI QUÁ
TRÌNH CÔNG TÁC
Dùng cho cá nhân
tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
(Theo Nghị
định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ)
1. Họ và tên:……………….; Năm sinh:………; Số sổ BHXH:...........................................
2. Trình độ chuyên
môn:...................................................................................................
3. Chức danh (nhiệm vụ chính):………………….; Kiêm
nhiệm:.......................................
4. Số tiết đang giảng
dạy/tuần:……………. Số tiết kiêm nhiệm:……………………………
5. Chức vụ:…………………; Hệ số phụ cấp chức vụ………………………………………..
6. Mã ngạch:………….; bậc lương:………..; Hệ số lương:…………TNVK:
………………
7. Thời gian thử việc từ: ngày……tháng…..năm…..đến
ngày…….tháng…….năm………
8. Ngày bổ nhiệm chính thức vào ngạch: ngày……..tháng…..năm………………………..
9. Thời gian đóng BHXH bắt buộc tính đến ngày
01/5/2011 là: ……năm……tháng…….
10. Thời điểm bắt đầu tính hưởng 5 % PCTN nhà giáo
là: ngày tháng……..năm…….
11. Tổng thời gian làm việc không hưởng PCTN nhà
giáo tính đến ngày 01/5/2011 là:……năm…..tháng (nếu có), trong đó:
- Thời gian nghỉ việc riêng là:…….năm……tháng.
- Thời gian nghỉ ốm, thai sản quá thời gian quy
định là:…….năm……tháng.
- Thời gian tạm đình chỉ công tác từ: ngày… tháng… năm
đến ngày… tháng… năm….
- Thời gian làm hành chính (không tham gia giảng
dạy) là:……..năm……tháng.
- Thời gian nghỉ việc đã hưởng trợ cấp 1 lần: ngày……..tháng……năm………
12. Tổng thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm
niên nhà giáo tính đến ngày 01/5/2011 là:……năm…….tháng, trong đó:
- Thời gian trực tiếp tham gia giảng dạy là:……năm…..tháng.
- Thời gian được hưởng PCTN nhà giáo ở các ngành
nghề khác là:....năm...tháng.
Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên là đúng sự
thật nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
(Phiếu này được lập thành 03 bản: Sở GD&ĐT
giữ 01 bản, đơn vị giữ 01 bản, cá nhân lưu một bản).
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
………., ngày
tháng năm 2013.
Người kê khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
* Các chức danh (nhiệm vụ chính): thư viện, thiết
bị, thí nghiệm, quản lý học sinh, phổ cập, phụ trách phòng bộ môn không tham
gia giảng dạy thì tạm thời không tính hưởng PCTN nhà giáo./.