BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2202/HD-CHK
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 46/2013/TT-BGTVT NGÀY 25/11/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI
NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Ngày 25/11/2013 Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải (Bộ GTVT) đã ban hành Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực
hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không (sau đây gọi
tắt là Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT). Để Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT được triển
khai thực hiện một cách thống nhất và hiệu quả, Cục Hàng không Việt Nam (Cục
HKVN) hướng dẫn như sau:
A. KHÁI QUÁT
THÔNG TƯ
Kết cấu của Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT gồm 9 Điều; mục đích hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung quy
định tại tiết a, khoản 1, Điều 70 quy định về “Nhân viên hàng
không” của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, gồm những nội chính
dung như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và Đối tượng áp
dụng
2. Chế độ kỷ luật lao động đặc thù
3. Thẩm quyền áp dụng chế độ kỷ luật
lao động đặc thù
4. Quy định về tạm đình chỉ công việc
đối với nhân viên hàng không
5. Quy định về sử dụng nhân viên hàng
không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù
6. Trách nhiệm của người sử dụng lao
động hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng
7. Hiệu lực và Điều khoản thi hành
B. NỘI DUNG CHÍNH
CỦA THÔNG TƯ SỐ 46/2013/TT-BGTVT
I. VỀ PHẠM VI ĐIỀU
CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT quy định
phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là “Nhân viên hàng không” và “Người sử
dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng chế độ kỷ
luật lao động đặc thù đối với các chức danh nhân viên hàng không”.
Để hiểu rõ và hiểu đầy đủ hơn về “Kỷ
luật lao động đặc thù”, “Nhân viên hàng không” và “Người sử dụng lao động, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc
thù đối với các chức danh nhân viên hàng không”, cần lưu ý như sau:
1. Về kỷ luật
lao động đặc thù
Trong lĩnh vực hàng không dân dụng,
an toàn là mục tiêu số một. Việc tuân thủ các điều ước quốc tế, các quy định,
tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về an toàn hàng không
là đặc biệt quan trọng. Do vậy, yêu cầu nhân viên hàng không phải có ý thức tự
giác tuân thủ pháp luật, các quy trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không
và thái độ làm việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo thống kê, các sự cố an toàn hàng
không thế giới và Việt Nam phần lớn là do yếu tố con người gây ra. Việc tuân thủ
quy trình, chế độ làm việc, chấp hành kỷ luật lao động được xem là một trong
các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và an toàn hàng không.
Thông thường, các doanh nghiệp được tổ
chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và việc quản lý, sử dụng lao động được
thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ Luật lao động.
Tuy nhiên, đối với ngành Hàng không
dân dụng Việt Nam, ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam còn có trách nhiệm
tuân thủ các quy định, quy trình, quy chuẩn của Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO) nhằm
đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động hàng không dân dụng nhất là trong quá
trình khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không của các đơn vị, trong đó nhân
viên hàng không là đối tượng trực tiếp thực hiện. Ngoài các quy định chung của
pháp luật về lao động, nhân viên hàng không còn phải chịu sự điều chỉnh theo Luật
Hàng không dân dụng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không và
các phụ ước (Annex) quốc tế về hàng không.
Mặt khác, theo quy định của Bộ luật
lao động, việc thi hành kỷ luật đối với người lao động áp dụng các hình thức từ
khiển trách đến sa thải, mặc dù vậy việc áp dụng các hình thức kỷ luật này chưa
giải quyết thỏa mãn được các yêu cầu cụ thể đối với nhân viên hàng không khi có
các hành vi vi phạm gây mất an toàn hàng không hoặc có nguy cơ gây mất an toàn
hàng không. Nhiều trường hợp nhân viên hàng không khi vi phạm kỷ luật lao động
bị xử lý kỷ luật nhưng chưa đến mức độ sa thải và vẫn được làm việc ở vị trí hiện
tại, điều này gây trở ngại cho các đơn vị sử dụng nhân viên hàng không bởi các
hành vi vi phạm có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn hàng không cao như (uống rượu,
bia trong khi thực hiện nhiệm vụ, nghiện ma túy, đánh bạc, gây rối, làm mất an
ninh, trật tự tại nơi làm việc…).
Để đáp ứng công tác quản lý nhà nước
về HKDD và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hàng không hoạt động đảm
bảo an toàn, hiệu quả, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số
46/2013/TT- BGTVT ngày 25/11/2013 “Hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động
đặc thù đối với nhân viên hàng không”
Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ra đời
đã tạo được cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những vướng mắc nêu trên của
doanh nghiệp đồng thời là công cụ để duy trì kỷ luật lao động mang tính đặc thù
trong hoạt động Hàng không dân dụng Việt Nam.
Bên cạnh Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT , Bộ Giao thông vận tải ban hành 02 Thông tư:
- Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày
21/12/2011 quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không
(thay thế Quyết định số 19/2007/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2007) sau đây gọi tắt là
“Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT” quy định cụ thể về nhân viên hàng không;
- Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT ngày
01/6/2011 “Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng
không” mà trong đó chủ yếu là nhân viên hàng không.
Như vậy chế độ kỷ luật lao động đặc
thù được hiểu là chế độ kỷ luật lao động áp dụng cho người lao động hoạt động
trong lĩnh vực hàng không dân dụng và trực tiếp là nhân viên hàng không.
2. Về nhân
viên hàng không
Theo quy định tại Điều
68 Chương IV của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) năm 2006 quy định:
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo
đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng
không, hoạt động bay và có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ GTVT cấp
hoặc công nhận.
Như vậy, tuy cùng làm việc trong một đơn vị của ngành Hàng không Việt
Nam, nhưng chỉ có những người
hội
đủ các yếu tố trên mới được coi là Nhân
viên
hàng không, còn lại các nhân viên khác được gọi chung là nhân viên ngành hàng không.
Nhân viên hàng không được quy
định tại Thông tư số 61/2011/TT- BGTVT bao gồm
14 chức danh và là đối tượng áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù được ghi tại Điều 2 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT
như sau:
a) Thành viên tổ lái;
b) Giáo viên huấn luyện bay;
c) Tiếp viên hàng không;
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị
tàu bay;
đ) Nhân viên không lưu;
e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng
không;
h) Nhân viên khí tượng hàng không;
i) Nhân viên điều độ, khai thác bay;
k) Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không
dân dụng;
l) Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không;
m) Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng
không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
n) Nhân viên an ninh hàng không;
o) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
Lưu ý:
Thứ nhất: 14 chức danh nêu trên là chức danh
gốc phù hợp theo nhóm chuyên môn và mỗi nhóm chuyên môn lại bao gồm các vị trí,
công việc cụ thể hơn và được quy định chi tiết tại các văn bản chuyên ngành
khác có liên quan. Ví dụ:
(1) Nhân viên không lưu (chức danh đ) theo quy định
tại khoản 2 Điều 10 “Quy chế không lưu hàng không dân dụng” ban
hành kèm theo Quyết định số 32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2007 của Bộ trưởng Bộ
GTVT bao gồm những người làm việc ở các vị trí:
- Nhân viên thủ tục bay;
- Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
- Kiểm soát viên mặt đất tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tại sân bay;
- Kiểm soát viên không lưu tiếp cận ra đa, không ra
đa;
- Kiểm soát viên không lưu đường dài ra đa, không
ra đa;
- Kíp trưởng không lưu;
- Huấn luyện viên không lưu;
- Nhân viên đánh tín hiệu;
(2) Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng
không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay
(chức danh m) theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Thông tư số
16/2010/TT-BGTVT bao gồm những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành xe ô-tô thông thường, xe tải, xe chở khách, xe chở nhân viên trong sân đỗ,
xe cứu thương; xe nâng hàng; xe kéo hàng; xe kéo đẩy tầu bay; xe thang; băng
chuyền hàng hóa, hành lý; xe tra nạp nhiên liệu cho tàu bay và cho các phương
tiện mặt đất; xe trung chuyển xe vệ sinh, xe cấp nước sạch, xe phục vụ hành
khách cần trợ giúp đặc biệt, xe chở suất ăn, xe nâng vật tư vật phẩm phục vụ
chuyến bay; xe và thiết bị cấp điện; cấp khí điều hòa; thiết bị khởi động
khí... mà đơn vị đang khai thác, sử dụng và hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng
hàng không, sân bay.
(3) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay
(chức danh 0) theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT
bao gồm những người làm việc ở các vị trí: nhân viên giám sát dịch vụ chuyến
bay; kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa tại cảng
hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm trước
khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng
hóa lên, xuống tàu bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành liên quan.
Tương tự, các chức danh khác cũng được hiểu như
trên.
Các đối tượng khác (không phải là nhân viên hàng
không) gọi là nhân viên ngành hàng không.
Thứ hai: Nhân viên hàng không bao gồm cả lao động
là người nước ngoài có hợp đồng lao động làm việc cho các doanh nghiệp hoạt động
hàng không thuộc 14 chức danh nhân viên hàng không (có chứng chỉ chuyên môn và
giấy phép nhân viên hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận).
3. Về người sử dụng lao động,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp quy định tại Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT là cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có sử dụng nhân viên hàng không (sau đây được gọi tắt là đơn vị);
II. VỀ CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC
THÙ
Theo Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT quy định 3 vấn đề
gồm: (1) Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm
khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 5 46/2013/TT-BGTVT. (2) Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức
danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại Điều 6 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT. (3) Chế độ kỷ luật lao động
đặc thù theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này (Điều 3) không thay thế các
hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của
Bộ luật Lao động. Nội dung này được hiểu như sau:
1. Đối với việc “Tạm đình chỉ ngay công việc của
nhân viên hàng không”:
Tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư số
46 /2013/TT-BGTVT quy định: “Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên
hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này”, có nghĩa là khoản này chỉ áp dụng đối với
những người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5
Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT, gồm:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an
toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ
cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức,
cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển
trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các
chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại
nơi làm việc.
Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản này khá phức tạp
bởi tính đa dạng về hành vi vi phạm, có các hành vi vi phạm xảy ra trong hiện tại,
có hành vi vi phạm xảy ra trong quá khứ nhưng mới bị phát hiện (bị kết án trong
các vụ án hình sự; có nồng độ cồn trong máu, hơi thở; kết quả dương tính đối với
các chất ma túy; trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá
nhân...), do vậy việc áp dụng phải dựa vào hành vi vi phạm cụ thể, việc tạm
đình chỉ có thể thực hiện trong khi nhân viên đang làm nhiệm vụ, nhưng cũng có
thể tạm đình chỉ trước khi chỉ định thực hiện nhiệm vụ. Nội dung cụ thể được hướng
dẫn tại mục III dưới đây.
Lưu ý: tại điểm đ khoản 1 Điều 5
Thông tư số 46 /2013/TT-BGTVT quy định tạm đình chỉ đối với trường hợp: “Trộm
cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân”, gồm cả hành vi trộm cắp,
chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân tại nơi làm việc (trong đơn vị)
và ngoài ngoài nơi làm việc (ngoài đơn vị). Trong trường hợp vi phạm ở ngoài
đơn vị thì việc tạm đình chỉ công việc phải dựa vào thông báo kèm theo biên bản
vi phạm và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý có thẩm
quyền của địa phương nơi xảy ra vi phạm.
2. Đối với việc “Không sử dụng làm việc tại các vị
trí chức danh nhân viên hàng không”
Tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT quy định: “Không sử dụng làm việc tại các vị trí chức
danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại Điều
6 Thông tư này”, gồm:
a) Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không
hoặc
sự cố hàng không nghiêm trọng.
b) Bị kết án trong các
vụ
án hình sự.
c) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá
nhân.
d) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài
sản, hàng hóa.
e) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được
phép sử dụng khác trong quy định.
Khác với các hành vi vi phạm nêu tại khoản
1 Điều 5 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT, các hành vi vi phạm đã được xác
định tính chất, mức độ có tính nghiêm trọng, vượt quá giới hạn cho phép, có ảnh
hưởng trực tiếp, lâu dài đến an toàn hàng không, nếu để làm việc ở vị trí nhân
viên hàng không sẽ có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn hàng không. Do vậy, theo
quy định của Bộ luật Lao động thì mức độ vi phạm chưa đến mức phải sa thải
nhưng không thể sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không.
Để áp dụng được Điều khoản này phù hợp, đảm bảo
tính chính xác, khách quan, người bị xử lý không có khiếu nại thì các đơn vị phải
dựa vào các yếu tố như sau:
Một là: Các hành vi vi phạm của nhân viên hàng
không phải được điều tra, xác minh và có kết luận của Hội đồng kỷ luật lao động
đặc thù nhân viên hàng không của đơn vị (có thể sử dụng Hội đồng kỷ luật của
đơn vị) về hành vi vi phạm và tính chất, mức độ vi phạm của nhân viên hàng
không;
Hai là: Người vi phạm phải được kiểm điểm, phân
tích để nhận rõ hành vi vi phạm của mình, tự nhận hình thức kỷ luật và phải làm
từ cơ sở lên theo quy định;
Lưu ý: Việc không sử dụng làm việc tại các vị trí
chức danh nhân viên hàng không đối với nhân viên hàng không vi phạm quy định tại
Điều 6 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT không đồng nghĩa với việc
sa thải nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động; khi nhân viên
hàng không không được sử dụng làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng
không nhưng nhân viên đó vẫn có thể được bố trí làm việc ở các vị trí không phải
là nhân viên hàng không phù hợp nếu hành vi vi phạm chưa đến mức bị sa thải
theo Bộ luật Lao động.
Ví dụ: Một nhân viên an ninh hàng không trong đợt
kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm phát hiện kết quả dương tính đối với các chất
ma túy, theo quy định trên nhân viên này không được sử dụng làm việc tại các vị
trí nhân viên an ninh hàng không và 13 chức danh nhân viên hàng không khác; hoặc
một nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay ở vị trí cân bằng trọng tải
tàu bay, bị kết án 12 tháng tù cho hưởng án treo trong vụ án hình sự, nhân viên
này cũng không được sử dụng làm việc tại các vị trí nhân viên viên khai thác mặt
đất phục vụ chuyến bay liên quan đến các nhiệm vụ nêu tại khoản
14 Điều 4 Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT (Nhiệm vụ theo chức danh của nhân
viên hàng không) và 13 chức danh nhân viên hàng không khác.
Tuy nhiên 02 nhân viên này vẫn được bố trí làm việc
ở vị trí khác phù hợp nhưng không phải là vị trí nhân viên hàng không.
Trong trường hợp nhân viên hàng không vi phạm tới mức
phải áp dụng các hình thức kỷ luật theo Bộ luật Lao động thì đơn vị phải thực
hiện các bước xét kỷ luật theo quy định của Bộ luật Lao động.
3. Chế độ kỷ luật lao động đặc thù theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 3 không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối
với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
Như đã giải thích ở trên khi xử lý kỷ luật lao động
đặc thù đối với nhân viên hàng không không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật
lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động, trong
trường hợp nhân viên hàng không vi phạm tới mức phải áp dụng các hình thức kỷ
luật theo Bộ luật Lao động thì đơn vị phải thực hiện các bước xét kỷ luật theo
quy định của Bộ luật Lao động. Như vậy, một nhân viên hàng không có hành vi vi
phạm có thể vừa bị xử lý kỷ luật lao động đặc thù theo Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT và vừa bị xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ luật Lao động.
III. VỀ THẨM QUYỀN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT: Người sử dụng hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên
hàng không có quyền áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên
hàng không khi vi phạm. Để hiểu một cách đầy đủ và áp dụng Điều này đúng thẩm
quyền, nội dung này được hiểu như sau:
a) Sử dụng nhân viên hàng không: Sử dụng nhân viên
hàng không bao gồm cả việc tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng,
đào tạo, huấn luyện, cấp, công nhận chứng chỉ chuyên môn, năng định và giấy
phép (đối với những người yêu cầu phải có giấy phép nhân viên hàng không), duy
trì, phát triển kiến thức, kỹ năng làm việc...;
b) Người sử dụng nhân viên hàng không: là một tổ chức
(doanh nghiệp, đơn vị) là pháp nhân theo quy định của pháp luật, có quyền tuyển
dụng, ký hợp đồng lao động bằng văn bản, quản lý, sử dụng và trả lương cho nhân
viên hàng không. Ví dụ: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là người sử dụng
nhân viên hàng không; các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không là người
được giao quản lý và bố trí công việc đối với nhân viên hàng không.
c) Người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng
không: là tổ chức thuộc pháp nhân, được pháp nhân ủy quyền quản lý, sử dụng
nhân viên hàng không theo phân cấp ví dụ: Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài là người được Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng HKVN ủy quyền sử dụng nhân
viên hàng không đối với các nhân viên thuộc quyền quản lý của Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài.
Vậy theo giải thích trên thì việc áp dụng chế độ kỷ
luật lao động đặc thù thuộc thẩm quyền của Tổng công ty Cảng HKVN và các đơn vị
trực thuộc Tổng công ty Cảng HKVN được Tổng công ty Cảng HKVN ủy quyền theo
phân cấp.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc “Tạm đình chỉ
ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm
trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT” đảm bảo tính chính xác, kịp thời, an toàn tuyệt đối, đơn
vị (người sử dụng nhân viên hàng không) phải có phân cấp và quy định cụ thể
trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và trách nhiệm, quyền hạn của người được ủy quyền
(đến cấp đội, tổ, ca, kíp). Đồng thời, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc
thù phải được quy định cụ thể trong nội quy lao động của đơn vị, phù hợp với
các quy định khác có liên quan; ví dụ:
- Việc tạm đình chỉ kiểm soát viên không lưu của
ACC Hà Nội thực hiện theo Nội quy lao động của Tổng công ty QLB Việt Nam, đồng
thời tham chiếu quy định tại điểm 2.10 mục 2 (quản lý kíp trực), Chương II của
tài liệu hướng dẫn khai thác của Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hà Nội được
ban hành kèm theo Quyết định số 4154/QĐ-CHK ngày 06/9/2013 và phê duyệt tu chỉnh
số 01 tại Quyết định số 29/QĐ-CHK ngày 09/01/2014 của Cục trưởng Cục HKVN.
- Việc tạm đình chỉ thành viên tổ bay trong khi thực
hiện chuyến bay thực hiện theo Nội quy lao động của Tổng công ty Hàng không Việt
Nam; quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVTngày 17/01/2011 của Bộ trưởng Bộ
GTVT ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai
thác tàu bay, Tài liệu hướng dẫn khai thác bay (FOM); hoặc việc tạm đình chỉ
nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hàng không tại khu vực hạn
chế của cảng HK, SB, nhân viên khai thác mặt đất của Xí nghiệp thương mại mặt đất
Nội Bài, Tân Sơn Nhất (NIAGS, TIAGS) được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn khai
thác mặt đất (GOM) của Tổng công ty HKVN được Cục HKVN chấp thuận và nội quy,
quy định nội bộ của NIAGS, TIAGS.
IV. VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG VIỆC ĐỐI
VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Theo Điều 5 Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT quy định:
Một là: Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ
công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an
toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ
cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức,
cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển
trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các
chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại
nơi làm việc.
Hai là: Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền
lương trong thời gian tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Lao
động.
Để hiểu rõ mục đích và áp dụng chế độ kỷ luật lao động
đặc thù đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác và hiệu quả, có
tác dụng giáo dục nhân viên hàng không nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ
pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn
gây mất an toàn hàng không có thể xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Cục HKVN
hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Đối với việc “Tạm đình chỉ ngay công việc của
nhân viên hàng không”:
Theo quy định của Bộ luật lao động về tạm đình chỉ
công việc đối với người lao động: “việc tạm đình chỉ công việc của người lao động
chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động
tại cơ sở”; nhưng do tính đặc thù của hoạt động hàng không không, để đảm bảo an
toàn tuyệt đối trong hoạt động hàng không nhằm theo quy định của Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT việc tạm đình chỉ công việc của nhân viên hàng không được thực
hiện ngay tại vị trí làm việc, việc tạm đình chỉ ngay có thể được thực hiện bằng
văn bản hoặc bằng miệng. Tùy theo tính chất, mức độ của từng hành vi vi phạm và
vị trí làm việc của nhân viên hàng không, người sử dụng nhân viên hàng không phải
cân nhắc cách thức, biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn hàng không, nhất là an
toàn bay.
Ví dụ 1: Một nhân viên không lưu khi đang thực hiện
nhiệm vụ tại vị trí kiểm soát tiếp cận, do lơ là, thiếu tập trung không kiểm
soát chặt chẽ dải phân cách máy bay đang bay trong khu vực được giao kiểm soát,
có nguy cơ va chạm gây mất an toàn bay, nhân viên đó nhân viên đó phải bị tạm
đình chỉ ngay. Khi nhân viên đó bị tạm đình chỉ thì đơn vị phải bố trí ngay
nhân viên khác thay thế phù hợp, không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc kiểm soát
tiếp cận của của vị trí này.
Ví dụ 2: Một nhân viên đang điều khiển, vận hành
phương tiện thiết bị hàng không trong khu vực hạn chế của cảng hàng không sân
bay mà uống rượu, bia hoặc bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu, hơi thở thì lập
tức nhân viên đó bị tạm đình chỉ ngay nhiệm vụ và cử người khác thay thế.
Việc tạm đình chỉ nhân viên này được thực hiện ngay
tức thì mà không cần đợi đến khi đã có người thay thế. Khi tạm đình chỉ nhân
viên hàng không vi phạm, phương tiện, thiết bị do người bị tạm đình chỉ điều
khiển, vận hành nếu chưa có người thay thế kịp thời thì phương tiện, thiết bị
đó phải đưa về vị trí tập kết đảm bảo không làm cản trở việc di chuyển của các
phương tiện khác trên khu vực hạn chế và không làm ảnh hưởng đến an toàn hàng
không.
Ví dụ 3: Tiếp viên trong thành phần tổ bay trên một
chuyến bay, khi được giao nhiệm vụ phục vụ, hướng dẫn hành khách lên, xuống tàu
bay và phụ trách kiểm soát đảm bảo an toàn cửa thoát hiểm của tàu bay đang đỗ
trên sân đỗ tàu bay, do không kiểm soát chặt chẽ để hành khách mở cửa thoát hiểm,
tiếp viên đó bị tạm đình chỉ ngay nhiệm vụ phục vụ chuyến bay để điều tra, xác
minh nguyên nhân và xử lý theo quy định. Việc tạm đình chỉ tiếp viên này được
thực hiện ngay tức thì mà không cần đợi khi đã có người thay thế.
Ví dụ 4: Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến
bay, có chứng chỉ chuyên môn theo quy định, đang thực hiện nhiệm vụ ở vị trí chất
xếp hành lý, hàng hóa lên/xuống tàu bay, trong khi thực hiện nhiệm vụ nhân viên
này có hành vi móc hành lý để lấy cắp tài sản của hành khách gửi theo hành lý,
khi bị phát hiện nhân viên đó bị tạm đình chỉ ngay và thay thế bằng nhân viên
khác phù hợp.
Các nhân viên khác khi có hành vi vi phạm, đơn vị
cũng thực hiện tương tự như các trường hợp được ví dụ nêu trên.
Lưu ý:
Thứ nhất:
tại
điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư
số
46 /2013/TT-BGTVT quy định tạm đình chỉ đối với trường hợp:
“Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép
tài
sản của tổ chức, cá nhân”, nội dung này được hiểu như
sau: hành vi trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tại nơi làm
việc (trong đơn vị) và ngoài ngoài nơi làm việc (ngoài đơn vị). Trong trường hợp vi phạm ở ngoài đơn vị thì việc tạm đình chỉ công việc phải dựa vào
thông báo kèm theo biên bản vi phạm và quyết định xử phạt hành chính của
cơ quan quản lý Nhà nước
có
thẩm quyền của địa phương nơi xảy ra
vi
phạm.
Thứ hai: Theo quy định của Bộ luật lao động về tạm đình chỉ công việc đối với người lao động: “việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ
được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”;
nhưng do tính đặc
thù
của hoạt động hàng không không, để
đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động hàng không nhằm theo quy định của Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT việc tạm đình chỉ công việc của nhân
viên hàng không được thực hiện ngay tại vị trí làm việc. Sau khi thực hiện việc tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không, người sử dụng lao động phải thực hiện các quy trình, thủ tục tạm đình chỉ công việc theo
quy
định tại Điều 129 (Tạm đình chỉ công việc) của Bộ Luật lao động.
2. Đối với thời gian tạm đình chỉ và chế độ lương:
Thời gian tạm đình chỉ, chế độ tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ được thực
hiện theo quy định tại Bộ luật Lao động.
V. VỀ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN HÀNG
KHÔNG VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT quy định:
Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh
nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng
không dân dụng đối với các trường hợp sau:
1. Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
2. Bị kết án trong các vụ án hình sự.
3. Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.
5. Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được
phép sử dụng khác trong quy định.
Như vậy có nghĩa là:
nếu
một nhân viên hàng không vi phạm các quy
định tại Điều 6 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT
ở một đơn vị A, nhân viên này đã bị áp dụng hình thức “Không sử dụng làm việc tại các vị
trí
chức danh
nhân viên hàng không” tại đơn vị A theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của
Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT
thì các đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực hàng không cũng không được sử dụng làm
việc
tại các vị trí chức danh
nhân viên hàng không.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay
của Công ty VAECO vi phạm một (1) trong năm (5) trường hợp quy định tại
Điều 6 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT đã bị xử lý không sử dụng làm
việc
tại
vị trí nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay và được điều chuyển về làm
việc tại vị trí khác không phải là nhân viên
hàng không của Công ty VAECO.
Sau một thời gian 02 tháng, ông A có đơn xin chuyển công
tác về Công ty
CPHK Vietjet, Công ty CPHK Vietjet có thể tiếp nhận và bố trí công việc
phù hợp nhưng không được bố trí ông A làm
việc tại bất kỳ các vị trí chức
danh nhân viên hàng không nào (14 chức
danh) của Vietjet.
VI. VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HOẠT
ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
1. Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT quy định: “Căn cứ quy định của Thông tư này, người sử dụng
nhân viên hàng không quy định cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc
thù trong nội quy lao động của đơn vị”.
Đây là nội dung hết sức quan trọng bởi tính đặc thù
và đa dạng của các hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù trong hoạt động
hàng không, do vậy các đơn vị (người sử dụng lao động) cần thực hiện tốt một số
yêu cầu sau:
a) Tổ chức quản lý đội ngũ nhân viên hàng không hết
sức chặt chẽ, cụ thể theo nhóm chuyên môn và vị trí làm việc (như ví dụ ở khoản
1 Mục I của Hướng dẫn này). Nội dung quản lý bao gồm cả việc tuyển dụng, sử dụng,
đào tạo, huấn luyện, cấp năng định và giấy phép (đối với những người yêu cầu phải
có giấy phép nhân viên hàng không), duy trì, phát triển kiến thức, kỹ năng làm
việc...;
b) Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp thực hiện quản lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
thông qua hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành, hệ thống văn bản quản lý
của đơn vị trên cơ sở cụ thể hóa Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT , Thông tư số
61/2011/TT-BGTVT , hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật,
nghiệp vụ chuyên ngành, quốc tế về hàng không; tiêu chuẩn cơ sở ngành, hướng dẫn
khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không của đơn vị và thực tiễn hoạt động của
đơn vị như:
- Quy trình, quy chuẩn khai thác và cung cấp dịch vụ
hàng không của đơn vị;
- Quy trình thao tác, tác nghiệp của nhân viên hàng
không theo vị trí làm việc được chỉ định;
- Chức trách, nhiệm vụ của nhân viên hàng không đối
với từng vị trí công việc chuyên môn trong hệ thống khai thác và cung cấp dịch
vụ hàng không của đơn vị (theo Điều 4 Thông tư số
61/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT và Hướng dẫn số 899/HD-CHK ngày 01/3/2013 của
Cục HKVN);
- Nội quy lao động, các quy định nội bộ, các hành
vi vi phạm kỷ luật đặc thù, các biện pháp chế tài quản lý của đơn vị trong việc
áp dụng Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ;
- Phân cấp quản lý, nguyên tắc, thẩm quyền, quy
trình áp dụng kỷ luật lao động đặc thù của đơn vị (tạm đình chỉ, không sử dụng
làm việc ở vị trí chức danh nhân viên hàng không...);
- Các nội dung khác liên quan phù hợp.
2. Việc thực hiện chế độ báo cáo: Thực hiện theo
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư số
46/2013/TT-BGTVT, trong đó nêu rõ các trường hợp vi phạm quy định tại Điều
5 phải tạm đình chỉ và các trường hợp vi phạm Điều 6 phải áp dụng hình thức
“không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không”. Hình thức báo cáo thực
hiện bằng văn bản kèm theo biểu báo cáo số 1 và số 2 theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm
theo Hướng dẫn này.
Mặt khác, mặc dù đối tượng điều chỉnh của Thông tư
số 46/2013/TT- BGTVT là nhân viên hàng không, song nhân viên hàng không cũng là
người lao động, do vậy việc áp dụng chế độ lao động kỷ luật đặc thù đối với
nhân viên hàng không không phải là hình thức kỷ luật thay thế các hình thức kỷ
luật theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài ra, việc quản lý, sử dụng nhân
viên hàng không còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên
ngành hàng không khác nhau, ví dụ:
1. Về hoạt động đào tạo, huấn luyện, cấp năng định,
giấy phép nhân viên hàng không được điều chỉnh bởi Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT
ngày 21/12/2011 quy định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên
hàng không;
2. Về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng
không được điều chỉnh bởi Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT ngày 01/6/2011 “Hướng dẫn
thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động
làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không” mà trong đó chủ
yếu là nhân viên hàng không.
3. Các nguyên tắc, chế độ, quy trình, quy chuẩn làm
việc đối với nhân viên hàng không được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành hàng không khác như: Nhân viên hàng không lĩnh vực khai
thác cảng hàng không, sân bay được điều chỉnh bởi Thông tư số 16/2010/TT- BGTVT
ngày 30/06/2010 quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân
bay; Nhân viên lĩnh vực quản lý hoạt động bay được điều chỉnh bởi Thông tư số
19/2009/TT-BGTVT 08/9/2009 về khí tượng hàng không, các Quy chế không lưu HKDD,
Quy chế Thông tin dẫn đường giám sát hàng không (CNS), Quy chế Thông báo tin tức
hàng không (AIS); Nhân viên lĩnh vực khai thác bay và tàu bay được điều chỉnh bởi
Thông tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 17/01/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Bộ
quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay
v.v....
Đồng thời việc quản lý nhân viên hàng không còn phải tuân thủ các
quy định, tiêu chuẩn và các Phụ ước (Annex) của Công ước quốc tế như: Phụ
ước
1 về Cấp giấy phép nhân viên hàng không (Personnel Licensing); Phụ ước 2 về Quy tắc bay (Rules of the Air)...; danh mục cụ thể các Phụ ước
quốc tế và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về hàng không được nêu tại Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn này.
Do vậy, khi thực hiện các đơn vị chú ý phải nghiên cứu kỹ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để xây dựng Nội quy, Quy định nội bộ của đơn vị phù hợp.
VII. VỀ HIỆU LỰC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 02 năm 2014;
Bộ trưởng giao Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực
hiện Thông tư.
VIII. TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Hướng
dẫn này, trong quá
trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc yêu
cầu báo cáo Cục
Hàng không Việt Nam để xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Vụ TCCB Bộ GTVT;
- Các Phó Cục trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục;
- Tổng Công ty Cảng HKVN;
- Tổng công ty QLBVN;
- Tổng Công ty HKVN;
- Học viện HKVN;
- Tạp chí HKVN;
- Công ty bay DVHK (VASCO);
- TCT Trực thăng Việt Nam;
- Các CTCPHK: JPA, Vietjet, Bầu trời xanh, Ngôi sao Việt;
- Các Công ty: SAGS, NIAGS, TIAGS, VINAPCO,VAECO, SAAM, VSA, TAPETCO, NCS,
NCTS, SCSC, TCS, TECS, ALS Bắc Ninh, Thái Nguyên;
- Các cơ sở ĐT đã được Cục HKVN cấp GCN;
- Trang TTĐT (Website) Cục HKVN;
- Lưu VT, TCCB (Hung.50b).
|
CỤC TRƯỞNG
Lại Xuân Thanh
|
PHỤ LỤC 1
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KỶ
LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Kèm theo Hướng dẫn số:
2202/HD-CHK ngày
24/6/2014 của Cục
HKVN)
Biểu số 1
TÊN
ĐƠN VỊ ………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:..............
|
.........,
ngày... tháng... năm 20........
|
BÁO CÁO
DANH SÁCH NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG CÓ HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
(Dùng cho
báo
cáo khi nhân
viên hàng không có hành vi vi
phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT)
Kính
gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Phần 1: Báo cáo
bằng lời
a) Số lượng
nhân viên hàng không có
hành
vi vi phạm.
b) Hoàn cảnh,
tình huống khi nhân viên hàng không vi phạm.
c) Tính chất, mức độ,
hậu quả của hành
vi vi phạm.
d) Nguyên
nhân vi phạm.
đ) Hình thức xử lý, áp
dụng.
e) Biện
pháp, giải pháp khắc phục hậu quả được áp dụng,
bài học kinh nghiệm.
Phần 2: Danh sách nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù
Số TT
|
Họ và tên
|
Chức danh, đơn vị,
vị trí công việc của
NVHK
|
Hành vi vi
phạm
|
Hình thức xử lý, áp dụng
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Như trên;
- CVHK miền …;
-.………..;
- Lưu……;
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Biểu số 2
TÊN
ĐƠN VỊ ………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:..............
|
.........,
ngày... tháng... năm 20........
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ
ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
(Dùng cho
báo
cáo định kỳ 6
tháng, hàng năm)
Kính
gửi: Cục Hàng không Việt Nam
Phần 1: Báo cáo
bằng lời
a) Tình hình vi phạm kỷ luật lao động
đặc thù của nhân viên hàng không tại đơn vị trong
kỳ
báo cáo.
b) Số lượng, tỷ lệ so với tổng số nhân viên hàng không,
xu hướng tăng, giảm
trong kỳ và so với cùng kỳ năm
trước.
c) Tính chất, mức độ,
hậu quả của hành
vi vi phạm.
d) Biện pháp, giải pháp khắc phục hậu quả,
bài học kinh nghiệm.
đ) Kết quả xử lý kỷ luật lao động
đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm (hình thức xử lý, áp
dụng).
e) Các biện pháp, giải pháp để ngăn
ngừa, giảm
thiểu các hành
vi vi phạm trong đơn vị (công tác quản lý, giám sát, đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền,
vận động nâng cao ý thức
trách nhiệm hoặc các biện pháp hành
chính ….).
f) Đề xuất, kiến nghị.
Phần 2: Biểu báo cáo tổng hợp
Số TT
|
Hành vi vi phạm
|
Số lượng
|
Hình thức xử
lý, áp dụng
|
Ghi chú
|
Tạm đình chỉ ngay công việc đang đảm nhận
|
Không sử dụng làm việc tại vị
trí NVHK
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(có danh
sách cụ thể kèm theo)
Nơi nhận:
- Như trên;
- CVHK miền …;
-.………..;
- Lưu……;
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC PHU ƯỚC (ANNEX) CỦA CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ VỀ HÀNG KHÔNG VÀ DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HÀNG KHÔNG
CỦA VIỆT NAM CÒN HIỆU LỰC
(Kèm theo Hướng dẫn số:
2202/HD-CHK ngày
24/6/2014 của Cục
HKVN)
(để làm tài liệu tham khảo)
I. Danh mục các Phụ ước (Annex)
Số TT
|
Các Phụ ước
|
Tên Phụ ước
|
1.
|
Phụ ước 1
(Annex 1)
|
Giấy phép
nhân viên hàng không
(Personnel Licensing)
|
2.
|
Phụ ước 2
(Annex 2)
|
Quy tắc bay
(Rules of the Air)
|
3.
|
Phụ ước 3
(Annex 3)
|
Dịch vụ khí tượng
(Meteorological
Service for International)
|
4.
|
Phụ ước 4
(Annex 4)
|
Bản đồ hàng không
(Aeronautical Charts)
|
5.
|
Phụ ước 5
(Annex 5)
|
Các đơn vị đo lường sử dụng
trên không và K.thác mặt đất
(Units of Measurement to be Used in Air and Ground Operations)
|
6.
|
Phụ ước 6
(Annex 6)
|
Khai thác
tàu bay
(Operation of Aircraft)
|
7.
|
Phụ ước 7
(Annex 7)
|
Quốc tịch
và Số hiệu đăng
ký tàu bay
(Aircraft Nationality and Registration Marks)
|
8.
|
Phụ ước 8
(Annex 8)
|
Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
(Airworthiness of
Aircraft)
|
9.
|
Phụ ước 9
(Annex 9)
|
Đơn giản hóa thủ tục
(Facilitation)
|
10.
|
Phụ ước 10
(Annex 10)
|
Thông tin hàng không
(Aeronautical Telecommunications)
|
11.
|
Phụ ước 11
(Annex 11)
|
Dịch vụ không lưu
(Air Traffic Services)
|
12.
|
Phụ ước 12
(Annex 12)
|
Tìm kiếm và cứu nạn
(Search and Rescue)
|
13.
|
Phụ ước 13
(Annex 13)
|
Điều tra
tai nạn và sự cố
tàu bay
(Aircraft Accident and Incident Investigation)
|
14.
|
Phụ ước 14
(Annex 14)
|
Cảng hàng không, sân bay
(Aerodromes)
|
15.
|
Phụ ước 15
(Annex 15)
|
Dịch vụ thông báo tin tức hàng
không
(Aeronautical Information Services)
|
16.
|
Phụ ước 16
(Annex 16)
|
Bảo vệ môi trường
(Environmental Protection)
|
17.
|
Phụ ước 17
(Annex 17)
|
An ninh: Bảo vệ hàng
không dân dụng quốc tế chống
lại các hành vi can thiệp bất hợp pháp (Security: Safeguarding International Civil Aviation
Against Acts
of Unlawful Interference)
|
18.
|
Phụ ước 18
(Annex 18)
|
Vận chuyển hàng nguy hiểm
bằng đường hàng không
(The Safe Transport of Dangerous Goods by Air)
|
19.
|
Phụ ước 19
(Annex 19)
|
Hệ thống quản lý an toàn hàng không
(The Safety Management System - SMS)
|
II. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật
về hàng không của Việt Nam còn hiệu lực1
Số TT
|
Số, ký hiệu; ngày
ban hành VBQPPL
|
Tên gọi của
VBQPPL/Trích yếu nội dung
của VBQPPL
|
Thời điểm có hiệu lực
|
Ghi chú
|
A
|
Luật
|
|
|
|
1.
|
66/2006/QH11
29/6/2006
|
Luật Hàng không dân
dụng Việt
Nam
|
01/01/2007
|
|
B
|
Pháp lệnh
|
|
|
|
2.
|
11/2010/UBTV
QH12
16/3/2010
|
Pháp lệnh thủ tục bắt
giữ tàu bay
|
01/01/2011
|
|
C
|
Nghị định
|
|
|
|
3.
|
02/2012/NĐ-CP
11/01/2012
|
Nghị định quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu
bay;
thủ tục xử lý tàu
bay bị
bỏ
|
24/02/2012
|
|
4.
|
70/2007/NĐ-CP
20/4/2007
|
Nghị định của Chính
phủ về đăng ký quốc
tịch và đăng ký các quyền đối với
tàu bay dân dụng
|
04/06/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
5.
|
50/2012/NĐ-CP
11/6/2012
|
Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều
của Nghị định số 70/2007/NĐ-CP ngày
20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền
đối với tàu bay dân
dụng
|
15/08/2012
|
|
6.
|
83/2010/NĐ-CP
23/7/2010
|
Nghị định của Chính
phủ về đăng ký
giao dịch bảo đảm
|
09/09/2010
|
Hết hiệu lực một phần
|
7.
|
75/2007/NĐ-CP
09/5/2007
|
Nghị định của Chính
phủ về điều tra sự cố,
tai nạn tàu bay
|
16/06/2007
|
|
8.
|
30/2013/NĐ-CP
08/4/2013
|
Nghị định của Chính
phủ về kinh doanh vận
chuyển hàng không
và hoạt động hàng không chung
|
01/06/2013
|
|
9.
|
83/2007/NĐ-CP
25/5/2007
|
Nghị định của Chính
phủ về quản lý và
khai thác cảng hàng không, sân
bay
|
01/07/2007
|
|
10.
|
81/2010/NĐ-CP
14/7/2010
|
Nghị định của Chính
phủ về an ninh hàng không
dân dụng
|
08/09/2010
|
Hết hiệu lực một phần
|
11.
|
51/2012/NĐ-CP
11/06/2012
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2010/NĐ-CP ngày
14 tháng 7 năm 2010 của Chính
phủ về an ninh hàng không dân dụng
|
01/08/2012
|
|
12.
|
27/2011/NĐ-CP
09/04/2011
|
Nghị định của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành
khách trước khi nhập cảnh
Việt Nam qua đường hàng không
|
15/04/2014
|
|
13.
|
75/2013/NĐ-CP
15/07/2013
|
Nghị định của Chính phủ sửa đổi Nghị định 27/2011/NĐ-CP ngày
09/04/2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử
lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không
|
01/09/2013
|
|
14.
|
110/2011/NĐ-CP
05/12/2011
|
Nghị định về quản lý
hoạt
động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và
dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ,
phụ tùng vật tư tàu bay
|
01/02/2012
|
|
15.
|
03/2009/NĐ-CP
09/01/2009
|
Nghị định của Chính phủ về công tác bảo
đảm chuyến bay chuyên cơ
|
23/02/2009
|
|
16.
|
94/2007/NĐ-CP
04/6/2007
|
Nghị định của Chính phủ về quản lý hoạt
động bay
|
17/07/2007
|
|
17.
|
36/2008/NĐ-CP
28/3/2008
|
Nghị định của Chính
phủ về quản lý tàu
bay không người lái và các phương tiện
bay siêu nh
|
09/04/2009
|
Hết hiệu lực một phần
|
18.
|
79/2011/NĐ-CP
05/9/2011
|
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày
28/3/2008 của Chính phủ về quản lý
tàu bay không người lái và các phương
tiện
bay siêu nh và Nghị định số
58/2010/NĐ-CP ngày 01/06/2010 của
chính phủ quy định
chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ
|
22/10/2011
|
|
19.
|
147/2013/NĐ-CP
30/10/2013
|
Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng không dân dụng
|
15/12/2013
|
|
20.
|
07/2012/NĐ-CP
09/02/2012
|
Nghị định của Chính phủ
về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên
ngành
|
05/04/2012
|
|
21.
|
183/2013/NĐ-CP
15/11/2013
|
Nghị định của Chính phủ về
điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty hàng
không Việt Nam
|
05/01/2014
|
|
22.
|
20/2009/NĐ-CP
23/02/2009
|
Nghị định của Chính
phủ về quản lý độ
cao chướng
ngại vật hàng
không và các
trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam
|
09/04/2009
|
|
D
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
|
|
23.
|
44/2009/QĐ-TTg
26/3/2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Phương án khẩn nguy
tổng thể đối phó với hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
|
10/05/2009
|
|
24.
|
1360/QĐ-TTg
03/8/2010
|
Quyết định của Thủ tướng chính
phủ về việc thành lập và quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ủy
ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
|
03/08/2010
|
|
25.
|
33/2012/QĐ-TTg
06/8/2012
|
Quyết định của Thủ tướng chính phủ ban
hành Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
hàng không dân dụng
|
01/10/2012
|
|
26.
|
94/2009/QĐ-TTg
16/7/2009
|
Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ
Giao thông vận tải
|
01/09/2009
|
|
27.
|
12/2012/QĐ-TTg
17/2/2012
|
Quyết định
của Thủ tướng Chính
phủ thí điểm một số cơ chế tài chính đặc thù của
Cục Hàng không Việt
Nam
|
02/04/2012
|
|
Đ
|
Thông tư
|
|
|
|
28.
|
02/2012/TTLT-BTP-BGTVT
30/3/2012
|
Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT của Bộ Tư
pháp, Bộ Giao thông Vận tải hướng
dẫn việc đăng ký, cung cấp thông
tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp
tàu biển
|
15/05/2012
|
|
29.
|
01/2011/TT-BGTVT
27/01/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT
ban hành Bộ quy chế An
toàn hàng không dân dụng
lĩnh vực tàu bay
và khai thác tàu bay
|
28/01/2012
|
Hết hiệu lực một phần
|
30.
|
18/2012/TTLT-BYT-BGTVT
05/11/2012
|
Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT của Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên
hàng không và điều
kiện đối với
cơ sở y tế thực hiện việc khám
sức khỏe cho nhân viên hàng không
|
22/12/2012
|
|
31.
|
16/2011/TT-BGTVT
31/3/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 26/2009/TT-BGTVT
ngày 28/09/2009
của Bộ GTVT quy
định về việc vận chuyển hàng không
và hoạt động
hàng không chung
|
15/05/2011
|
|
32.
|
26/2009/TT-BGTVT
28/10/2009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về việc vận chuyển hàng không và
hoạt động hàng không chung
|
12/12/2009
|
Hết hiệu lực một phần
|
33.
|
18/2011/TT-BGTVT
31/3/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/03/2007
của Bộ Giao thông
vận tải về việc công
nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng đường HK
|
15/05/2011
|
|
34.
|
62/2011/TT-BGTVT
21/12/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy
định việc cấp phép bay cho các chuyến bay
thực hiện hoạt động bay
dân dụng tại Việt
Nam
|
14/02/2012
|
|
35.
|
16/2010/TT-BGTVT
30/06/2010
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác
cảng hàng không, sân
bay
|
15/07/2010
|
Hết hiệu lực một phần
|
36.
|
22/2013/TT-BGTVT
23/8/2013
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về
bảo trì công trình hàng không dân
dụng
|
01/11/2013
|
|
37.
|
12/2012/TT-BGTVT
24/4/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu
của lực lượng An ninh HK dân dụng
|
01/07/2012
|
|
38.
|
30/2012/TT-BGTVT
01/8/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi
tiết
về Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an
ninh HK dân dụng
|
15/09/2012
|
|
39.
|
28/2010/TT-BGTVT
13/9/2010
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm
chuyến bay chuyên cơ
|
28/10/2010
|
|
40.
|
14/2009/TT-BGTVT
04/8/1009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về việc báo cáo hoạt động và số liệu thống kê trong ngành
hàng không DDVN
|
18/09/2009
|
|
41.
|
22/2011/TT-BGTVT
31/3/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về thủ tục hành chính
thuộc lĩnh vực bảo
đảm hoạt động bay
|
15/05/2011
|
|
42.
|
28/2009/TT-BGTVT
10/11/2009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định
về phương thức bay hàng không dân dụng
|
25/12/2009
|
Hết hiệu lực một phần
|
43.
|
19/2009/TT-BGTVT
08/9/2009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT về khí
tượng hàng không dân dụng
|
21/10/2009
|
Hết hiệu lực một phần
|
44.
|
01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT
24/2/2012
|
Thông tư liên
tịch
của Bộ Thông tin truyền thông
và Bộ GTVT hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần
số vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện sử dụng
tần số thuộc nghiệp vụ di
động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn
đường hàng không
|
01/05/2012
|
|
45.
|
51/2012/TT-BGTVT
20/12/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về bản đồ, sơ đồ hàng không
|
30/03/2013
|
|
46.
|
53/2011/TT-BGTVT
24/10/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải quy định về an toàn hoạt
động bay
|
08/12/2011
|
|
47.
|
44/2011/TT-BGTVT
10/6/2011
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy
định về trang phục, phù hiệu và biển hiệu
của cán bộ,
công chức, viên chức Cảng
vụ hàng không
|
25/07/2011
|
|
48.
|
38/2009/TT-
BLĐTBXH
16/11/2009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Lao động -
thương binh - xã hội hướng dẫn thực hiện chế
độ thưởng an toàn đối với cán bộ,
công chức, viên
chức của Cảng vụ HK
|
01/01/2009
|
|
49.
|
42/2011/TT-BGTVT
01/6/2011
|
Thông tư của
Bộ trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với
người lao động làm các công việc có tính chất đặc
thù trong ngành
hàng không
|
16/07/2011
|
|
50.
|
61/2011/TT-BGTVT
21/12/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy
định về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân
viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không
|
04/02/2012
|
|
51.
|
40/2012/TT-BGTVT
26/9/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy
định về trang phục của
cán bộ, công chức, viên
chức Cục Hàng không VN
|
15/11/2012
|
|
52.
|
33/2013/TT-BGTVT
15/10/2013
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của
Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam
|
01/12/2013
|
|
53.
|
103/2008/TTLT
-BTC-BGTVT
12/01/2008
|
Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa
và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không, sân bay Việt
Nam
|
16/12/2008
|
Hết hiệu lực một phần
|
54.
|
43/2011/TTLT-BTC-BGTVT
28/3/2011
|
Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ
GTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT
của liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ GTVT hướng
dẫn về quản lý
giá cước vận chuyển hàng
không nội địa và giá dịch vụ hàng
không tại cảng hàng không, sân
bay Việt Nam
|
12/05/2011
|
|
55.
|
119/2007/TT-BTC
09/10/2007
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn công tác quản lý tài chính,
giao kế hoạch cung ứng dịch vụ công ích
bảo đảm hoạt động bay
|
05/11/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
56.
|
72/2013/TT-BTC
27/5/2013
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số
119/2007/TT-BTC ngày
09/10/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn công tác quản lý tài chính,
giao kế hoạch cung ứng dịch vụ
công ích bảo
đảm hoạt động bay
|
15/07/2013
|
|
57.
|
169/2010/TT-BTC
01/11/2010
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực
hàng không
|
01/01/2011
|
|
58.
|
75/2010/TT-BTC
17/5/2010
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán
ngân
sách
nhà nước cho công tác bảo
đảm, bảo vệ chuyến bay
chuyên cơ của
Việt Nam
|
01/07/2010
|
|
59.
|
53/2012/TT-BGTVT
25/12/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo vệ môi trường trong
hoạt động hàng không dân
dụng
|
01/03/2013
|
|
60.
|
01/2012/TT-BGTVT
09/01/2012
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc đảm bảo kỹ thuật
nhiên liệu hàng không tại Việt Nam
|
23/02/2012
|
|
61.
|
19/2011/TT-BGTVT
31/3/2011
|
Thông tư 19/2011/TT-BGTVT của
Bộ GTVT về việc sửa đổi, bổ sung
một
số điều của Thông
tư số 16/2010/TT-
BGTVT ngày 30/06/2010 quy định
chi tiết về quản lý, khai thác cảng HK,SB
|
15/05/2011
|
|
62.
|
151/2013/TT-BTC
29/10/2013
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng phí nhượng quyền
khai thác cảng hàng không,
sân bay
|
01/01/2014
|
|
63.
|
46/2013/TT-BGTVT
25/11/2013
|
Thông tư của Bộ
trưởng Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối
với nhân viên HK
|
01/02/2014
|
|
64.
|
60/2014/TT-BTC
12/5/2014
|
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng hội phí tham gia Tổ chức Hàng không
dân
dụng quốc tế (ICAO)
|
10/07/2014
|
|
65.
|
25/2009/TT-BGTVT
16/10/2009
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ huấn luyện
an ninh hàng không
|
30/11/2009
|
|
66.
|
53/2013/TT-BGTVT
13/12/2013
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT về
việc ban hành mẫu biên bản, mẫu quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hàng không dân dụng
|
13/12/2013
|
|
67.
|
03/2014/TT-BGTVT
10/03/2014
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải về bay
kiểm tra, hiệu chuẩn hệ
thống, thiết bị dẫn đường,
giám sát và bay đánh giá phương thức bay
bằng thiết bị trong lĩnh vực hàng không dân
dụng
|
01/05/2014
|
|
68.
|
14/2014/TT-BGTVT
12/05/2014
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT sửa đổi,
bổ sung Điều 14.010 Chương
B Phần 14 Bộ quy chế
An toàn HKDD lĩnh vực
tàu bay và khai thác tàu bay ban hành kèm theo Thông
tư số 01/2011/TT- BGTVT ngày 27
tháng 01 năm 2011
|
01/07/2014
|
|
E
|
Quyết định,
Chỉ thị của Bộ
trưởng
|
|
|
69.
|
13/2007/QĐ-BGTVT
26/3/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT cấp, công nhận
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
|
29/04/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
70.
|
10/2007/QĐ-BGTVT
27/02/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc bồi thường
ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không
|
02/04/2007
|
|
71.
|
21/2007/QĐ-BGTVT
06/4/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy chế
thông báo tin tức hàng không
|
26/05/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
72.
|
14/2007/QĐ-BGTVT
26/3/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng
|
04/05/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
73.
|
32/2007/QĐ-BGTVT
05/7/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy chế
không lưu HKDD
|
10/08/2007
|
Hết hiệu lực một phần
|
74.
|
26/2007/QĐ-BGTVT
23/5/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban
hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
|
28/06/2007
|
|
75.
|
27/2007/QĐ-BGTVT
22/06/2007
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT về tổ chức và hoạt
động của Cảng vụ HK
|
31/07/2007
|
|