BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19/2007/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP
VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về chức
danh, nhiệm vụ theo chức danh, tiêu chuẩn và điều kiện của nhân viên hàng
không; tiêu chuẩn và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của
nhân viên hàng không; tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của các cơ
sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không; chế độ lao động, kỷ
luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
Chương 2:
CHỨC DANH, NHIỆM VỤ, GIẤY
PHÉP VÀ CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Điều 2. Chức
danh nhân viên hàng không
1. Chức danh nhân viên hàng
không bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Giáo viên huấn luyện bay;
c) Tiếp viên hàng không;
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa
tàu bay;
đ) Nhân viên không lưu;
e) Nhân viên thông báo tin tức
hàng không;
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường,
giám sát hàng không;
h) Nhân viên khí tượng hàng
không;
i) Nhân viên điều độ, khai thác
bay;
k) Nhân viên điều khiển, vận
hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay;
l) Nhân viên an ninh hàng không;
m) Nhân viên khai thác mặt đất
phục vụ chuyến bay.
2. Nhân viên hàng không phải đáp
ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ chuyên môn do cơ
sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cấp;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên
môn theo quy định;
c) Đủ thời gian thực tập và huấn
luyện theo quy định;
d) Có đủ sức khoẻ, độ tuổi theo
quy định.
Điều 3. Nhiệm
vụ theo chức danh của nhân viên hàng không
1.Thành viên tổ lái thực hiện
nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay thực
hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay
cho thành viên tổ lái.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay
theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng
không được thực hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa
tàu bay thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện
các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay:
a) Điều hành bay bao gồm: kiểm
soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài;
b) Thông báo bay;
c) Tư vấn không lưu;
d) Báo động.
6. Nhân viên thông báo tin tức
hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý cung cấp, trao đổi dịch vụ thông
báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo
quy định.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường,
giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác thiết bị truyền tin mạng viễn
thông cố định hàng không (AFTN), khai thác thiết bị thông tin sóng cao tần
không - địa (HF A/G), khai thác thiết bị thông tin sóng cực ngắn (VHF), kiểm
tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không, thực hiện việc
bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng
không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khí tượng; thu
thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết;
cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
bay.
9. Nhân viên điều độ, khai thác
bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của người khai thác tàu bay và thực hiện
công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện chuyến bay.
10. Nhân viên điều khiển, vận
hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển,
vận hành các phương tiện, trang bị, thiết bị phục vụ các chuyến bay đi, đến
trong khu bay tại các cảng hàng không, sân bay.
11. Nhân viên an ninh hàng không
chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế
của cảng hàng không, sân bay; duy trì trật tự tại khu vực công cộng tại cảng
hàng không, sân bay; tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân
bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng
không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
12. Nhân viên khai thác mặt đất
phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành
khách, hành lý, hàng hoá tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu
bay, kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; xếp dỡ
hành lý, hàng hoá lên, xuống tàu bay.
Điều 4. Giấy
phép của nhân viên hàng không
1. Những nhân viên hàng không
sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép:
a) Nhân viên hàng không quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 1 Điều 2 của Quyết định này;
b) Nhân viên thông tin, dẫn đường,
giám sát hàng không quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Quyết định này làm
việc ở các vị trí: khai thác thiết bị truyền tin AFTN, khai thác thiết bị thông
tin HF A/G, khai thác thiết bị thông tin VHF, kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù
trợ dẫn đường, giám sát hàng không và bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường,
giám sát hàng không.
2. Tiêu chuẩn cấp giấy phép nhân
viên hàng không bao gồm:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều
kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quyết định này;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ
kiểm tra để cấp giấy phép.
Điều 5. Chứng
chỉ chuyên môn của nhân viên hàng không
1. Các nhân viên hàng không
không phải là đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này khi
thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không cấp.
2 Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ
chuyên môn nhân viên hàng không bao gồm:
a) Được đào tạo, huấn luyện nghiệp
vụ chuyên môn tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Cục Hàng không Việt
Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên
hàng không hoặc công nhận;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ
thi tốt nghiệp do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tổ
chức.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ chuyên
môn nhân viên hàng không thực hiện theo quy định của Pháp luật về giáo dục và
đào tạo.
Điều 6. Thủ
tục cấp giấy phép nhân viên hàng không
1. Người đề nghị cấp giấy phép
phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và
xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;
c) Văn bằng, chứng chỉ đào tạo
phù hợp;
d) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
đ) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù
hợp.
2. Cục Hàng không Việt Nam thành
lập Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép phù hợp với chức danh nhân viên hàng không
khi có nhu cầu kiểm tra (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra).
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ của người đề nghị cấp giấy phép, Hội đồng kiểm tra có
trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả với Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam.
4. Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam quyết định việc cấp giấy phép cho nhân viên hàng không trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả của Hội đồng kiểm tra.
Điều 7. Hội
đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra thực hiện
việc kiểm tra để cấp mới, cấp lại giấy phép và cấp năng định cho nhân viên hàng
không.
2. Thành phần Hội đồng kiểm tra
bao gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng.
3. Hội đồng kiểm tra có các nhiệm
vụ sau đây:
a) Xây dựng quy chế làm việc của
Hội đồng;
b) Xây dựng nội dung kiểm tra, đề
kiểm tra và đáp án trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
c) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại
khoản 3 Điều 6 của Quyết định này.
4. Hội đồng kiểm tra làm việc
theo nguyên tắc đa số; cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 thành viên có
mặt; kết luận của Hội đồng có giá trị khi có ít nhất 70% số thành viên có mặt đồng
ý.
Điều 8. Thời
hạn và giá trị hiệu lực của giấy phép nhân viên hàng không
1. Thời hạn hiệu lực của giấy
phép tối đa 5 năm và có thể được cấp lại.
2. Giấy phép chỉ có giá trị sử dụng
trong trường hợp năng định và chứng nhận đủ điều kiện về sức khoẻ còn hiệu lực.
Điều 9. Năng
định nhân viên hàng không
1. Năng định là chứng nhận về
năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm
vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.
2. Thời hạn hiệu lực của năng định
được quy định như sau:
a) 36 tháng đối với giáo viên huấn
luyện bay;
b) 24 tháng đối với tiếp viên
hàng không; nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại
khu bay; nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; nhân viên điều độ, khai thác
bay; huấn luyện viên không lưu;
c) 12 tháng đối với các nhân
viên hàng không khác.
3. Người đề nghị cấp năng định
phải gửi hồ sơ cho Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp năng định bao gồm
các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp năng định;
b) Giấy phép nhân viên hàng
không còn hiệu lực;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù
hợp.
4. Cục Hàng không Việt Nam cấp
năng định cho nhân viên hàng không theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và
4 Điều 6 của Quyết định này.
Điều 10. Nội
dung của giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép bao gồm các nội
dung sau đây:
a) Tên nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy
phép;
e) Họ tên, ngày tháng năm sinh,
địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Quyền và nghĩa vụ của người
được cấp giấy phép;
h) Điều kiện thực hiện của giấy
phép;
i) Năng định và chứng nhận khác
có liên quan;
k) Chữ ký của người cấp giấy
phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
l) Các yêu cầu khác.
2. Mẫu giấy phép theo quy định của
Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 11. Cấp
lại giấy phép nhân viên hàng không
1. Giấy phép được cấp lại trong
trường hợp giấy phép được cấp đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hư hỏng.
2. Người đề nghị cấp lại giấy
phép phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về Cục Hàng không Việt Nam 30
ngày trước ngày giấy phép hết thời hạn hiệu lực bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy
phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và
xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù
hợp.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp
giấy phép mới cho người đề nghị theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4
Điều 6 của Quyết định này, đồng thời thu hồi giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực.
4. Trong trường hợp giấy phép đã
cấp bị mất, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày nhận được đơn đề nghị kèm theo xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc
chính quyền địa phương.
Điều 12.
Các trường hợp thu hồi giấy phép nhân viên hàng không
1. Người được cấp giấy phép
không đủ điều kiện hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép.
2. Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa.
3. Người được cấp giấy phép sử dụng
giấy phép không đúng mục đích.
Chương 3:
TIÊU CHUẨN VÀ CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN
HÀNG KHÔNG
Điều 13.
Yêu cầu chung đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện
1. Phòng học, trang bị, thiết bị,
xưởng thực hành phù hợp với nội dung đào tạo, huấn luyện.
2. Chương trình đào tạo, huấn
luyện phù hợp.
3. Đội ngũ giáo viên có giấy
phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo, huấn luyện.
4. Giáo trình, tài liệu giảng dạy
phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện.
5. Các yêu cầu khác theo quy định
của pháp luật về hàng không dân dụng và giáo dục, đào tạo.
Điều 14.
Yêu cầu tối thiểu về phòng học, trang bị, thiết bị, xưởng thực hành của cơ sở
đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Phòng học phải có đủ diện
tích, ánh sáng, thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị khác phục vụ cho việc học tập.
2. Trang bị, thiết bị phục vụ
đào tạo, huấn luyện một số chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện
thành viên tổ lái, giáo viên bay: Có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; xưởng
bảo dưỡng tàu bay; thiết bị kiểm tra phi công, luyện tập thể lực; phần mềm đào
tạo, huấn luyện trên máy tính; phòng luyện nghe tiếng Anh (phòng LAB) đáp ứng
tiêu chuẩn quy định;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện
tiếp viên hàng không: Có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an
ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ
hành khách trên tàu bay;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay: Có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị
điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới,
điện, điện tử, công nghệ thông tin và thiết bị kiểm tra không phá huỷ;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện
kiểm soát viên không lưu, huấn luyện viên không lưu và nhân viên thông báo hiệp
đồng bay: Có mô hình giả định và phần mềm giảng dạy về kiểm soát tiếp cận, kiểm
soát tại sân, kiểm soát đường dài bằng ra đa và không ra đa; phòng luyện nghe
tiếng Anh đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên khai thác kỹ thuật thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, nhân
viên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát: Có thiết bị
thực tập nhận, chuyển điện văn tự động; thiết bị thực tập kỹ thuật điện, điện tử;
thiết bị thực tập kỹ thuật số - vi xử lý, thiết bị thực tập viễn thông chuyên
ngành; thiết bị thực tập truyền số liệu bằng điện tử; thiết bị thực tập khai
thác hệ thống;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên an ninh hàng không: Có mô hình giả định và phần mềm giảng dạy về soi
chiếu hành khách, hành lý, hàng hoá; thiết bị cầm tay dò tìm kim loại và các vật
phẩm nguy hiểm; thiết bị giám sát hành khách, hành lý, hàng hoá và phương tiện;
mô hình khoang tàu bay; thao trường được trang bị các thiết bị mô phỏng phù hợp;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên thông báo tin tức hàng không: Có mô hình hệ thống thiết bị thông báo
tin tức hàng không tự động và hệ thống quản lý, khai thác điện văn thông báo
hàng không (NOTAM) tự động; thiết bị chuyển - nhận điện văn tự động (AMS); thiết
bị đầu cuối thực hiện chức năng của mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN)
và chức năng máy chủ (Server);
h) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên khí tượng hàng không: Có ra đa thời tiết, thiết bị đo gió đứt, hệ thống
quan trắc khí tượng tự động phục vụ hàng không, hệ thống thu ảnh mây vệ tinh, hệ
thống thu sản phẩm dự báo toàn cầu (WAFS), hệ thống máy điền đồ, hệ thống cơ sở
dữ liệu khí tượng, đầu cuối AFTN;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên điều độ, khai thác bay: Có mô hình hệ thống cấu trúc tàu bay, phần mềm
về điều hành khai thác bay; hệ thống thiết bị thông báo tin tức hàng không tự động;
thiết bị chuyển - nhận điện văn tự động, các tài liệu cần thiết khác phù hợp với
yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện
nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay và
nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: Có phương tiện, trang bị, thiết
bị chuyên ngành phù hợp và phần mềm khai thác, vận hành, sửa chữa.
3. Xưởng thực hành, phòng thực
tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng.
4. Thư viện kỹ thuật phải có đủ
sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Điều 15.
Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện các
chức danh nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên để thực hiện chương trình
đào tạo, huấn luyện quy định. Giáo viên bao gồm giáo viên chuyên nghiệp, giáo
viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng.
2. Đối với giáo viên dạy lý thuyết
cho các khoá đào tạo thành viên tổ lái, kiểm soát viên không lưu, tiếp viên
hàng không, nhân viên thông báo tin tức hàng không, tổng số giáo viên kiêm nhiệm
và giáo viên thỉnh giảng không được vượt quá 50% số giáo viên tham gia giảng dạy
đối với mỗi chương trình đào tạo.
3. Giáo viên chuyên ngành hàng
không phải đạt tiêu chuẩn nhà giáo theo quy định của pháp luật, có chứng chỉ
giáo viên chuyên ngành hàng không phù hợp, được Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam phê duyệt.
Điều 16.
Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Chương trình đào tạo nhân
viên hàng không bao gồm:
a) Chương trình đào tạo nghề;
b) Chương trình đào tạo bậc
trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
2. Chương trình huấn luyện nghiệp
vụ nhân viên hàng không bao gồm:
a) Chương trình huấn luyện cấp
chứng chỉ chuyên môn;
b) Chương trình huấn luyện làm
quen, phục hồi, chuyển loại, định kỳ;
c) Chương trình bồi dưỡng, cập nhật,
nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.
3. Cục Hàng không Việt Nam tham
gia thẩm định chương trình khung về đào tạo nhân viên hàng không; phê duyệt
chương trình huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
4. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện
có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo nhân viên hàng không phù hợp với
chương trình khung của cấp có thẩm quyền ban hành; xây dựng chương trình huấn
luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
phê duyệt.
Điều 17.
Giáo trình và tài liệu của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng
không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện phải
có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, huấn
luyện tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; phê duyệt giáo trình,
tài liệu giảng dạy trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình của
cơ sở. Hội đồng thẩm định giáo trình của cơ sở do Thủ trưởng đơn vị thành lập
trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Điều 18. Cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không muốn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Hàng
không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
b) Giấy phép thành lập cơ sở đào
tạo, huấn luyện tại Việt Nam;
c) Chương trình đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
d) Danh sách giáo viên chuyên
ngành hàng không kèm theo chứng chỉ giáo viên phù hợp;
đ) Báo cáo về phòng học, trang bị,
thiết bị, xưởng thực hành của cơ sở.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực
tế cơ sở đào tạo, huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn
luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho cơ sở đề nghị. Trong trường hợp từ chối
cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ
sở đề nghị và nêu rõ lý do.
Điều 19.
Công nhận cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ nhân viên hàng không nước ngoài được công nhận trong các trường hợp
sau đây:
a) Được Tổ chức Hàng không dân dụng
quốc tế công nhận;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định
tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Quyết định này.
2. Chứng chỉ chuyên môn nhân
viên hàng không do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nước
ngoài quy định tại khoản 1 Điều này cấp được công nhận tại Việt
Nam.
Chương 4:
CHẾ ĐỘ LAO ĐỘNG, KỶ LUẬT
LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Điều 20. Chế
độ lao động đối với nhân viên hàng không
Thời giờ làm việc của thành viên
tổ bay thực hiện theo quy định của Quy chế khai thác máy bay vận tải thương mại
và Quy chế khai thác trực thăng thương mại.
Điều 21.
Kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không có thể bị
sa thải trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi vi phạm pháp luật
gây uy hiếp an ninh, an toàn hàng không;
b) Sử dụng ma túy hoặc chất gây
nghiện bị cấm khác;
c) Lợi dụng vị trí công tác, thiếu
tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động trong khi thực hiện nhiệm vụ
gây uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Người sử dụng lao động có
trách nhiệm phổ biến các quy định tại khoản 1 Điều này cho người lao động trước
khi tiếp nhận.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 18/1999/QĐ-CHK ngày
25/6/1999 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành Quy chế đào tạo - huấn
luyện trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam và Quyết định số 23/2000/QĐ-CHK
ngày 16/8/2000 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ban hành Quy định
về quản lý giấy phép hành nghề đối với những người làm việc trong lĩnh vực khai
thác - kỹ thuật hàng không dân dụng.
Điều 23. Tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 23;
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hàng không Việt Nam;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu VT,TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|