Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 57/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành: 09/11/2023 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI

Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019;

2. Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chí phân loại cảng biển, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2021;

3. Nghị định số 69/2022/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022;

4. Nghị định số 74/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải1.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, bao gồm: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam.

2. Các quy định tại Nghị định này về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường cũng được áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển, vùng biển của Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng (sau đây viết tắt là Cơ chế một cửa quốc gia) là việc cho phép người khai gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2. Cổng thông tin một cửa quốc gia phục vụ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (sau đây viết tắt là Cổng thông tin một cửa quốc gia) là hệ thống thông tin tập trung, tích hợp phục vụ cho việc khai báo điện tử của người làm thủ tục đối với tàu thuyền vào, rời cảng và việc hoàn thành thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng.

3. Thủ tục điện tử đối với tàu thuyền là phương thức thực hiện thủ tục qua Cổng thông tin điện tử theo quy định.

4. Cổng thông tin điện tử là Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin điện tử chuyên ngành được dùng để thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền.

5. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển bao gồm: Cảng vụ hàng hải, Hải quan cửa khẩu, Biên phòng cửa khẩu cảng (sau đây viết tắt là Biên phòng cửa khẩu), Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật.

6. Hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (sau đây viết tắt là hệ thống thông tin nghiệp vụ) bao gồm các chức năng kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia và các phân hệ xử lý thông tin hồ sơ khai báo của doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

7. Thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (sau đây viết tắt là thủ tục điện tử đối với tàu thuyền) là quá trình xử lý các giao dịch điện tử kể từ khi người làm thủ tục khai các hồ sơ điện tử thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tới khi nhận được quyết định hoàn thành thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

8. Hồ sơ điện tử là thông tin điện tử thể hiện nội dung của các biểu mẫu, chứng từ mà người làm thủ tục phải nộp theo quy định; các thông báo, xác nhận liên quan đến nghiệp vụ được thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng và người làm thủ tục.

9. Chữ ký số của doanh nghiệp là chữ ký số được cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp và đã đăng ký với cổng thông tin điện tử.

10. Người làm thủ tục là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định tại Nghị định này với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

11. Giấy phép rời cảng là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận.

12. Giấy phép rời cảng điện tử là giấy phép do Cảng vụ hàng hải cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi đã hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu thuyền rời cảng. Giấy phép rời cảng điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế giấy phép rời cảng dạng giấy.

13. Giấy phép quá cảnh điện tử là giấy phép do Cảng vụ hàng hải cấp cho người làm thủ tục dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử sau khi hoàn thành thủ tục điện tử cho tàu biển nước ngoài quá cảnh. Giấy phép quá cảnh điện tử có mã số để tra cứu và có giá trị pháp lý thay thế giấy phép quá cảnh dạng giấy.

14. Lệnh điều động điện tử cho tàu thuyền vào cảng là việc chấp thuận của Cảng vụ hàng hải cho tàu thuyền vào cảng thông qua Kế hoạch điều động điện tử tại Cổng thông tin điện tử hoặc khi điều động tàu thuyền trong một khu vực hàng hải thuộc vùng nước cảng biển.

15. Khu vực hàng hải là vùng nước thuộc một cảng biển và khu vực quản lý của một cảng vụ hàng hải. Một cảng biển có một hoặc nhiều khu vực hàng hải.

16. Bến phao là hệ thống thiết bị phao neo, xích, rùa và các thiết bị khác được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

17. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.

18. Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu không bắt buộc) là vùng nước mà tàu biển khi di chuyển không bắt buộc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

19. Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (sau đây viết tắt là hệ thống VTS): Là hệ thống được thiết lập để giám sát, hỗ trợ và điều phối giao thông hàng hải tại các khu vực có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, khu vực có khả năng gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

20. Vị trí dự kiến đến cảng biển là vị trí tàu thuyền đón hoa tiêu hoặc đến ranh giới vùng nước cảng biển hoặc vị trí tàu thuyền dự kiến hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

Chương II

QUẢN LÝ CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

Mục 1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG BIỂN VÀ LUỒNG HÀNG HẢI

Điều 4. Nguyên tắc đầu tư xây dựng, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, luồng hàng hải

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Việc đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt; trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải, luồng hàng hải có sự khác biệt so với quy hoạch phát triển cảng biển đã được phê duyệt, trước khi triển khai dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chấp thuận.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, chuyển tải chuyên dùng có trách nhiệm đầu tư xây dựng, thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng hàng hải chuyên dùng, khu nước, vùng nước trừ trường hợp luồng hàng hải công cộng, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở hiện có tại khu vực đáp ứng được nhu cầu cho tàu thuyền hoạt động tại cảng chuyên dùng đó.

4. Việc quyết định chủ trương đầu tư cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công.

5. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với cảng biển, bến cảng, cầu cảng và luồng hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư. Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải

1. Việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc lập, công bố và định kỳ hàng năm cập nhật danh bạ luồng hàng hải; tổ chức kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng luồng hàng hải theo quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt.

Điều 6. Thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải

1.2 Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải;

b) Bản sao hoặc bản sao điện tử văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này;

c) Bản chính hoặc hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính bản vẽ mặt bằng công trình thể hiện tọa độ vị trí công trình chính và các công trình phụ trợ khác, khoảng cách từ biên công trình đến các công trình liền kề;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ pháp lý về khu đất nghiên cứu dự án (cụ thể tọa độ biên khu đất);

đ) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình có yêu cầu riêng về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy với công trình liền kề.

2. Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về đề nghị của chủ đầu tư. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến cùng hồ sơ liên quan kèm theo, các cơ quan liên quan có văn bản tham gia ý kiến gửi tới Cục Hàng hải Việt Nam.

3.3 Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan đối với đề nghị của chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư. Trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình để phục vụ công tác quản lý.

Điều 7. Giám sát thực hiện xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển

1. Việc xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển không thuộc công trình quy định tại Điều 4 Nghị định này được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Trước khi tiến hành xây dựng công trình, chủ đầu tư gửi Cảng vụ hàng hải khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình bản sao quyết định đầu tư và bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình để tổ chức theo dõi việc thực hiện xây dựng công trình của chủ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn hàng hải. Quy định tại khoản này không áp dụng đối với công trình phải lập phương án đảm bảo an toàn hàng hải quy định tại Điều 8 Nghị định này.

3. Chủ đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

4.4 Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác, trong quá trình đề xuất dự án, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình.

Chậm nhất 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư; trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Chủ đầu tư các công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, trong quá trình đề xuất đầu tư xây dựng công trình phải gửi Cảng vụ hàng hải khu vực văn bản lấy ý kiến về vị trí, quy mô dự kiến của công trình. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

6. Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức kiểm tra, giám sát: Điều kiện khởi công, thi công công trình theo quy định của pháp luật; vị trí, quy mô xây dựng, phương tiện thủy, thiết bị, biện pháp thi công, tiến độ thi công, công tác giám sát thi công của chủ đầu tư, phương án bảo đảm an toàn hàng hải và các nội dung cần thiết khác trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, tuân thủ quy hoạch, dự án được duyệt, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Việc kiểm tra, giám sát chỉ kết thúc khi chủ đầu tư hoàn tất việc thi công xây dựng công trình và thanh thải các chướng ngại vật (nếu có).

Điều 8. Phương án bảo đảm an toàn hàng hải

1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.

2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:

a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

3. Cảng vụ hàng hải phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải; riêng đối với các công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải, gồm:

a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;

b) Thời gian thi công, xây dựng;

c) Biện pháp thi công được duyệt;

d) Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;

đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.

5. Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải: Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải khu vực hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

c) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

d) Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

6. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:

Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

7. Quyết định phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải của Cảng vụ hàng hải phải ghi rõ: Thông tin chung về công trình, dự án; thời gian bàn giao mặt bằng; thời gian thi công, xây dựng; biện pháp thi công; biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải; việc lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu; phương án tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát và các nội dung cần thiết khác.

8. Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.

9. Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án đảm bảo an toàn hàng hải đã được phê duyệt.

Mục 2. QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN CẢNG BIỂN, CẢNG DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI, BẾN CẢNG, CẦU CẢNG, BẾN PHAO VÀ KHU NƯỚC, VÙNG NƯỚC

Điều 9. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước

1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được đặt tên theo nguyên tắc được quy định tại Điều 77 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Cảng biển”, “Cảng dầu khí ngoài khơi” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng biển hoặc tên riêng đối với cảng dầu khí ngoài khơi.

3. Tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh, bắt đầu là cụm từ “Bến cảng”, “Cầu cảng”, “Bến phao”, “Khu”, “Vùng” và tên riêng của công trình.

Điều 10. Đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước

1. Việc đặt tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước:

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định đổi tên cảng biển và cảng dầu khí ngoài khơi;

b) Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đổi tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.

3. Thủ tục đổi tên cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước, cảng dầu khí ngoài khơi đã được công bố:

a) Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị đổi tên cảng biển theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trình Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định đối với đề nghị đổi tên cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi; quyết định đổi tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét và ra quyết định đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để có văn bản thông báo cho chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng biển để đặt lại tên cho phù hợp.

Mục 3. CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG CẢNG BIỂN, CẢNG DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI, BẾN CẢNG, CẦU CẢNG VÀ CÁC KHU NƯỚC, VÙNG NƯỚC

Điều 11. Điều kiện công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước

1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng theo quy định.

2. Chủ đầu tư có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại các Điều 13 và 14 Nghị định này.

Điều 12. Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi.

2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở, đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước.

Điều 13. Thủ tục công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng

1. Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu công trình cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải (trong trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển) đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng có kèm theo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định, bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng; đối với cảng dầu khí ngoài khơi, không yêu cầu bản vẽ mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng;

c) Biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát chướng ngại vật tại mặt đáy vùng nước trước cầu cảng và luồng hàng hải, trừ cảng dầu khí ngoài khơi;

d) Thông báo hàng hải về luồng hàng hải và vùng nước trước cầu cảng kèm theo bình đồ; đối với cảng dầu khí ngoài khơi, thông báo hàng hải về vùng an toàn khu vực cảng dầu khí ngoài khơi;

đ) Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với cảng dầu khí ngoài khơi.

2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi và có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải công bố cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải công bố mở cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho chủ đầu tư thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải.

4. Việc công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng thực hiện như sau:

a) Trường hợp luồng hàng hải được công bố cùng thời điểm công bố mở cảng biển, Bộ Giao thông vận tải công bố cùng với công bố mở cảng biển;

b) Trường hợp luồng hàng hải công bố sau thời điểm công bố mở cảng biển hoặc luồng hàng hải được đầu tư mới, công bố lại do điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp thì Cục Hàng hải Việt Nam công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng.

5.5 Trình tự, thủ tục đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng: Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới, điều chỉnh, mở rộng, nâng cấp luồng hàng hải, chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý dự án gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính quy trình hướng dẫn khai thác luồng hàng hải bao gồm: Chuẩn tắc luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải, thông số tàu thiết kế và các điều kiện khai thác cụ thể khác;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải; thông báo hàng hải về hệ thống báo hiệu hàng hải được đầu tư theo dự án; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát rà quét chướng ngại vật mặt đáy luồng hàng hải và vùng nước liên quan.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản này, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố đưa tuyến luồng vào sử dụng theo quy định; trường hợp không đồng ý, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 14. Thủ tục công bố mở bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước

1.6 Sau khi hoàn thành việc xây dựng bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức có chức năng thực hiện khảo sát, rà tìm chướng ngại vật và tiến hành thanh thải chướng ngại vật (nếu có) trong vùng nước bến phao, vùng nước trước bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và các khu nước, vùng nước theo quy định.

Sau khi hoàn thành việc khảo sát, rà tìm và thanh thải chướng ngại vật theo quy định, các bên phải tổ chức nghiệm thu và lập Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, rà tìm chướng ngại vật, thanh thải chướng ngại vật trong vùng nước bến phao, vùng nước trước bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải và các khu nước, vùng nước.

3. Hồ sơ đề nghị công bố mở bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu để đưa công trình đã hoàn thành xây dựng vào sử dụng có kèm theo Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo quy định, bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước;

c) Thông báo hàng hải kèm theo bình đồ của luồng hàng hải cho tàu thuyền vào, rời bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước; biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về kết quả khảo sát mặt đáy vùng nước trước bến cảng, cầu cảng và các khu nước, vùng nước;

d) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;

đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

e) Bản sao văn bản chứng nhận an ninh bến cảng theo quy định.

4.7 Trình tự nhận và xử lý hồ sơ: Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở bến cảng, cầu cảng, khu nước, vùng nước theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư.

5. Đối với cảng biển chỉ có một bến cảng, cầu cảng, sau khi hoàn thành thủ tục công bố mở cảng biển, trước khi đưa bến cảng, cầu cảng vào sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn thành thủ tục công bố mở bến cảng, cầu cảng theo quy định tại Điều này.

6. Đối với khu nước, vùng nước, công trình chỉ phục vụ việc đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, tránh trú bão hay neo đậu tàu thuyền để chờ vào cảng, bến cảng, cầu cảng, neo đậu tàu công vụ, không thực hiện chuyển tải bốc xếp hàng hóa hoặc các dịch vụ vận tải khác thi khi công bố mở đưa vào sử dụng được miễn giảm các giấy tờ quy định tại các điểm d, đ và e khoản 3 Điều này.

Điều 15. Thông báo đưa công trình khác vào sử dụng

1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng công trình khác trong vùng nước cảng biển không thuộc công trình quy định tại Điều 6 Nghị định này, chủ đầu tư có trách nhiệm nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải và doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực nơi thực hiện xây dựng công trình hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác để thông báo đưa công trình vào sử dụng. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo đưa công trình vào sử dụng theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc bản sao quyết định hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền về việc đưa công trình vào sử dụng.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo các thông tin về việc đưa công trình vào sử dụng quy định tại khoản 1 Điều này trên báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp hoặc phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương hoặc địa phương 03 lần trong 03 ngày liên tiếp.

Điều 16. Công bố đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi

1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau đây:

a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác;

b) Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định;

c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục công bố đóng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi:

a) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trường hợp khẩn cấp, Bộ Giao thông vận tải quyết định đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đóng cảng biển, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

b) Thủ tục công bố đóng cảng biển quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này: Người đề nghị nộp trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đề nghị công bố đóng cảng biển.

Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc đóng cảng biển và công bố đóng cảng biển theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho người đề nghị đóng cảng biển thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đóng cảng biển đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 17. Công bố đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước

1. Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển được xem xét, công bố đóng trong các trường hợp sau đây:

a) Bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không còn tồn tại hoặc không đủ điều kiện hoạt động theo đề nghị của chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực;

b) Bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước hoạt động không hiệu quả, theo đề nghị của chủ đầu tư;

c) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc các lý do đặc biệt khác.

2. Thủ tục đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước:

a)8 Chủ đầu tư hoặc Cảng vụ hàng hải khu vực gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác 01 văn bản theo Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận văn bản, nếu văn bản chưa phù hợp thì chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện văn bản theo quy định tại Nghị định này. Nếu văn bản hợp lệ thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các cơ quan hữu quan (nếu cần thiết), quyết định đóng bến cảng, cầu cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nhận bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân đề nghị9.

Điều 18. Công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải

1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức lập hồ sơ để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị công bố vùng nước cảng biển;

b) Ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;

c) Hải đồ xác định giới hạn vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

2. Căn cứ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

Điều 19. Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển

1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật có liên quan; trước khi trả lời chủ đầu tư về việc thỏa thuận cho phép đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực.

2. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển, chủ đầu tư gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị công bố đưa công trình vào sử dụng theo quy định; đồng thời phải tiến hành thủ tục thông báo đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Cảng vụ hàng hải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu thuyền và cảng, bến thủy nội địa, cảng cá trong vùng nước cảng biển.

4. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cảng cá trong vùng nước cảng biển theo quy định của pháp luật về thủy sản.

5. Tàu biển trước khi vào, rời cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, thuyền trưởng hoặc người làm thủ tục phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực và cơ quan quản lý nhà nước đối với cảng, bến thủy nội địa, cảng cá để lập kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 20. Phân loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển, bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam

1.10

2. Định kỳ vào tháng 3 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam lập và trình Bộ Giao thông vận tải danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị công bố danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam;

b) Dự thảo danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam;

c) Bản sao Quyết định công bố bến cảng.

3. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phát hành danh mục phân loại cảng biển Việt Nam, luồng hàng hải và danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam sau khi được công bố.

4. Kinh phí xây dựng danh bạ cảng biển, bến cảng biển và luồng hàng hải được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Điều 21. Nội quy cảng biển

1. Nội quy cảng biển bao gồm các quy định về tàu thuyền, công trình hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

2. Nội quy cảng biển được xây dựng theo quy định Nghị định này, các quy định khác có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.

3. Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt Nội quy cảng biển theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Giám đốc Cảng vụ hàng hải ban hành, công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Nội quy cảng biển theo quy định.

5. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chấp hành Nội quy cảng biển.

Mục 4. QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG BIỂN, LUỒNG HÀNG HẢI VÀ CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 22. Nguyên tắc quản lý, khai thác cảng biển

1. Cảng biển phải được quản lý, khai thác theo quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả đầu tư và tránh thất thoát, lãng phí.

2. Kết cấu hạ tầng cảng biển phải được định kỳ tổ chức kiểm định chất lượng theo quy định.

3. Vùng nước trước cầu cảng, khu nước, vùng nước phải được định kỳ khảo sát và công bố thông báo hàng hải theo quy định.

4. Người đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định hình thức quản lý, khai thác theo nguyên tắc sau đây:

a) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ; nguồn thu từ việc cho thuê này là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước, được sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được ưu tiên để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển;

b) Kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng các nguồn vốn khác không thuộc quy định tại điểm a khoản này do chủ đầu tư tự quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 23. Nguyên tắc quản lý vận hành luồng hàng hải

1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng và quản lý khai thác luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.

2. Luồng hàng hải công cộng do doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao trực tiếp thực hiện việc quản lý vận hành.

3. Luồng hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Trường hợp luồng hàng hải chuyên dùng chuyển thành luồng hàng hải công cộng thì được xem xét hoàn trả một phần vốn đầu tư theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Đơn vị quản lý vận hành luồng hàng hải định kỳ tổ chức khảo sát để công bố thông báo hàng hải theo quy định.

5. Nội dung quản lý vận hành luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải gồm:

a) Duy trì, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và các công trình, thiết bị phụ trợ bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải;

b) Vận hành hệ thống luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải;

c) Định kỳ khảo sát độ sâu và công bố thông báo hàng hải theo quy định;

d) Nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế.

6. Hàng năm, tổ chức quản lý vận hành các tuyến luồng hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình trạng hoạt động của tuyến luồng và kế hoạch quản lý vận hành, duy tu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa, khảo sát, thông báo hàng hải theo quy định để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định.

7. Khi phát hiện báo hiệu hàng hải bị sai lệch vị trí, hư hỏng hoặc bị mất, tổ chức quản lý vận hành, khai thác các tuyến luồng hàng hải phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực, bao gồm cả việc tạm dừng hoạt động, thay mới báo hiệu hàng hải; trường hợp cần phải thay đổi vị trí, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng của báo hiệu hàng hải so với thiết kế đã được duyệt thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ hàng hải khu vực, trình Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện.

Điều 24. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

1. Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải gồm:

a) Vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải;

b) Khảo sát, xây dựng và phát hành, cập nhật hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;

c) Thông báo hàng hải;

d) Nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng để đảm bảo độ sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế;

đ) Thông tin điện tử hàng hải;

e) Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình, tài sản bảo đảm an toàn hàng hải;

g) Nhiệm vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch cho các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải theo quy định.

Điều 25. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời

Kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời được thiết lập để phục vụ xây dựng các công trình, dự án hoặc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực trong thời gian nhất định.

1. Điều kiện thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời:

a) Kết cấu hạ tầng cảng biển hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu cấp thiết tại khu vực;

b) Phục vụ mục đích xây dựng công trình, dự án;

c) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực trong thời gian nhất định.

2. Thời hạn hoạt động của kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời chấm dứt khi công trình, dự án hoàn thành việc thi công xây dựng hoặc kết cấu hạ tầng cảng biển tại khu vực đã đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng tối đa không quá 03 năm. Đối với kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời là bến phao, khu chuyển tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, được phép hoạt động trong thời gian phù hợp theo quy hoạch cảng biển.

3. Thủ tục thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.

a) Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 văn bản hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác11 đến Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời.

b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Cục Hàng hải Việt Nam lấy ý kiến của Cảng vụ Hàng hải khu vực và các cơ quan liên quan. Chậm nhất 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời nếu đủ điều kiện. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư12.

Đối với kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời là bến phao, khu chuyển tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thiết lập bến phao, khu chuyển tải nếu cần. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Trường hợp kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời vượt quá thời hạn hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị gia hạn kèm theo ý kiến của Cảng vụ Hàng hải khu vực. Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải chấp thuận gia hạn nếu đủ điều kiện. Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm trả lời chủ đầu tư về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn hoạt động và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư13.

5. Thủ tục đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời:

a) Sau khi được thỏa thuận việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời, Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 văn bản hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác14 Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời theo Mẫu số 12 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo hồ sơ về đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển;

b) Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư15.

6. Trước khi tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời, chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình kèm theo bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể, bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình và phương án đảm bảo an toàn hàng hải để phục vụ công tác quản lý.

7. Việc đưa kết cấu hạ tầng cảng biển tạm thời vào sử dụng được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Điều 26. Phí, lệ phí liên quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng cảng biển và luồng hàng hải do doanh nghiệp đầu tư

1. Phí, lệ phí liên quan đến việc quản lý, khai thác sử dụng cảng biển và luồng hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

2. Bộ Tài chính quy định mức trích nộp phí bảo đảm hàng hải đối với luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư, khai thác để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.

Điều 27. Hoạt động của các công trình trong vùng biển Việt Nam

1. Mọi hoạt động khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, thiết lập công trình trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

2. Các công trình lắp đặt, xây dựng trong vùng biển Việt Nam phải có phạm vi an toàn ít nhất là 500 m tính từ mép ngoài cùng của công trình. Trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của công trình, các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo.

3. Kho chứa nổi lần đầu đưa vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam với chức năng chính là cảng dầu khí ngoài khơi không quá 15 tuổi tính từ ngày đặt sống chính.

4. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trong vùng biển Việt Nam phải được tháo dỡ. Chủ đầu tư của các thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ vì lý do kỹ thuật hoặc bất khả kháng phải thông báo Cảng vụ hàng hải khu vực biết về vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải lắp đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải theo quy định.

5. Chủ đầu tư của công trình phải tiến hành các biện pháp bảo vệ công trình của mình, thông báo Cảng vụ hàng hải khu vực biết để cảnh báo cho các tàu thuyền hoạt động gần khu vực biết.

Mục 5. QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG BẾN CẢNG, CẦU CẢNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 28 (được bãi bỏ)16

Điều 29 (được bãi bỏ)17

Điều 30 (được bãi bỏ)18

Điều 31 (được bãi bỏ)19

Điều 32 (được bãi bỏ)20

Điều 33 (được bãi bỏ)21

Điều 34 (được bãi bỏ)22

Điều 35 (được bãi bỏ)23

Điều 36 (được bãi bỏ)24

Điều 37. Kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển

1. Nội dung và quy trình thủ tục tiến hành kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển.

Chương III

QUẢN LÝ BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀ THÔNG BÁO HÀNG HẢI

Mục 1. BÁO HIỆU HÀNG HẢI

Điều 38. Quy định chung về báo hiệu hàng hải

1. Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.

2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.

3. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý.

4. Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải được giao quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải.

5. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố.

6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.

Điều 39. Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải

1. Căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định đầu tư.

2.25 Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm thiết lập kịp thời báo hiệu hàng hải phục vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải, đồng thời báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải khu vực. Báo hiệu hàng hải được thiết lập phục vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải theo Điều 40 và thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Điều 41 của Nghị định này mà chỉ thực hiện thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải.

3. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:

a) Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;

b) Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;

c) Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ;

d) Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;

đ) Vùng diễn tập: Quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;

e) Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;

g) Vùng giải trí, du lịch và thể thao.

4. Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải nhu cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải.

5.26 Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tiến hành thiết lập báo hiệu hàng hải phải được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam về vị trí, quy mô, loại báo hiệu hàng hải theo quy định tại Điều 40 Nghị định này.

5a.27 Đối với các báo hiệu hàng hải thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hàng hải thỏa thuận bằng văn bản hoặc phê duyệt trong phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải theo Điều 40 của Nghị định này.

6. Việc thiết lập báo hiệu hàng hải phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.

Điều 40. Thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải28

1. Hồ sơ thủ tục chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải, bao gồm:

a) Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 15 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thiết kế kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính sơ đồ, tọa độ vị trí thiết lập báo hiệu hàng hải.

2. Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập trong vùng nước cảng biển, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cảng vụ hàng hải.

Cảng vụ hàng hải tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong vùng nước cảng biển và ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong nhiều vùng nước cảng biển thuộc quản lý của các Cảng vụ hàng hải, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận thiết lập báo hiệu hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 41. Thủ tục đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng 29

1. Hồ sơ đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng theo Mẫu số 16 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính biên bản nghiệm thu bàn giao;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính bình đồ khảo sát và rà quét chướng ngại vật luồng hàng hải đối với báo hiệu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải mới xây dựng do đơn vị có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện và cùng với chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ khảo sát;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính thông báo hàng hải về việc thiết lập mới báo hiệu hàng hải.

2. Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập trong vùng nước cảng biển, Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cảng vụ hàng hải.

Cảng vụ hàng hải tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải có văn bản ra quyết định về việc đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Đối với báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong vùng nước cảng biển và ngoài vùng nước cảng biển hoặc hệ thống báo hiệu hàng hải có vị trí thiết lập nằm đồng thời trong nhiều vùng nước cảng biển thuộc quản lý của các Cảng vụ hàng hải, Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam.

Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản ra quyết định về việc đưa báo hiệu hàng hải vào sử dụng; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..

Điều 42. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải

1. Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp báo hiệu hàng hải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải để các thông số kỹ thuật của báo hiệu luôn phù hợp với thông báo hàng hải đã công bố.

3. Khi báo hiệu hàng hải bị hư hỏng, mất hoặc sai lệch phải khẩn trương tiến hành sửa chữa, khắc phục kịp thời.

4. Kịp thời lập hồ sơ xác định mức độ hư hỏng, mất hoặc sai lệch của báo hiệu hàng hải gửi về cơ quan chức năng để điều tra, xử lý khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hàng quý, báo cáo bằng văn bản tình trạng hoạt động của báo hiệu hàng hải về Cục Hàng hải Việt Nam theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Khi có thay đổi về đặc tính của báo hiệu hàng hải so với thông báo hàng hải đã công bố, phải thông báo về tổ chức có thẩm quyền để công bố thông báo hàng hải kịp thời.

Mục 2. THÔNG BÁO HÀNG HẢI

Điều 43. Quy định chung về công bố thông báo hàng hải

1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý nhà nước về thông báo hàng hải theo quy định.

2. Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quy định cụ thể việc lập và công bố các thông báo, thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển Việt Nam.

3. Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam thực hiện việc truyền phát các bản tin thông báo, thông tin hàng hải theo quy định tại Điều 59 Nghị định này.

4. Thông báo hàng hải phải được tổ chức có thẩm quyền công bố kịp thời tới các cơ quan, tổ chức liên quan.

5. Thông báo hàng hải đồng thời được truyền phát trên hệ thống đài thông tin duyên hải và trên phương tiện thông tin phù hợp khác.

6. Việc công bố thông báo hàng hải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật.

Điều 44. Phân loại thông báo hàng hải

Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông báo hàng hải được phân loại như sau:

1. Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải:

a) Thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải: Các báo hiệu hàng hải thị giác, vô tuyến điện, âm thanh sau khi được thiết lập phải được công bố thông báo hàng hải về vị trí, tác dụng, đặc tính hoạt động của báo hiệu đó theo Mẫu số 18 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Thông báo hàng hải về thay đổi đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi báo hiệu hàng hải được thay đổi đặc tính hoạt động so với đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về các thay đổi đó theo Mẫu số 19 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Thông báo hàng hải về tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải: Khi báo hiệu hàng hải không còn khả năng hoạt động theo đúng đặc tính đã được thông báo thì phải công bố thông báo hàng hải về việc tạm ngừng hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 20 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Thông báo hàng hải về phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi đã sửa chữa xong sự cố của báo hiệu hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về việc phục hồi hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 21 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Thông báo hàng hải về chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải: Sau khi báo hiệu hàng hải không còn tác dụng, được thu hồi thì phải công bố thông báo hàng hải về việc chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải đó theo Mẫu số 22 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước:

a) Luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước khác sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp phải được khảo sát độ sâu để công bố thông báo hàng hải và được định kỳ khảo sát, công bố thông báo hàng hải;

b) Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm khảo sát độ sâu luồng hàng hải công cộng, khu nước, vùng nước (trừ khu chuyển tải chuyên dùng) để công bố thông báo hàng hải;

c) Việc khảo sát độ sâu và rà quét chướng ngại vật của luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyển tải chuyên dùng do tổ chức có chức năng đo đạc, khảo sát thực hiện. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyên tải chuyên dùng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đo đạc, khảo sát đã cung cấp để công bố thông báo hàng hải và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra liên quan đến tính chính xác của số liệu đo đạc, khảo sát đó;

d) Việc khảo sát độ sâu và rà quét chướng ngại vật quy định tại điểm b và điểm c khoản này phải thực hiện theo đúng phương pháp, quy trình kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải quy định;

đ) Các thông báo hàng hải quy định tại khoản này theo Mẫu số 23 và Mẫu số 24 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện: Khi có tai nạn, sự cố hàng hải gây chìm đắm tàu hoặc khi phát hiện có chướng ngại vật gây mất an toàn hàng hải thì phải công bố thông báo hàng hải về các chướng ngại vật đó theo Mẫu số 25 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải: Khu vực thi công công trình, trên biển hoặc luồng hàng hải gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, phải công bố thông báo hàng hải về công trình đó theo Mẫu số 26 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải:

a) Các công trình ngầm đi qua luồng hàng hải phải được công bố thông báo hàng hải về vị trí, độ sâu công trình và các điều kiện an toàn khác;

b) Các công trình vượt qua luồng hàng hải phải được công bố thông báo hàng hải về khoang thông thuyền, tĩnh không khoang thông thuyền và các điều kiện an toàn khác.

Thông báo hàng hải quy định tại khoản này theo Mẫu số 27 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải: Trong trường hợp đặc biệt cần yêu cầu tàu thuyền, phương tiện chuyển hướng khỏi tuyến hành trình, hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải phải công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải, hạn chế lưu thông hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến luồng hàng hải theo Mẫu số 28 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải: Trong trường hợp một khu vực biển được sử dụng cho hoạt động diễn tập quân sự, khu vực đổ chất thải, khu vực cấm neo đậu, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, khu vực xảy ra sự cố tràn dầu hoặc chất độc hại, khu vực đổ đất, nghiên cứu khoa học, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giải trí, du lịch, thể thao, vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương hay các hoạt động dân sự khác, do tính chất công việc có thể gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại trong khu vực biển đó phải công bố thông báo hàng hải về khu vực nêu trên theo Mẫu số 29 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

8. Thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải: Các thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam phải được công bố thông báo hàng hải.

9. Thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam: Khi thực hiện công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phải công bố thông báo hàng hải theo Mẫu số 30 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 45. Thẩm quyền công bố thông báo hàng hải

1. Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện công bố các thông báo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 44 Nghị định này.

2. Cảng vụ hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định này.

3. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện công bố thông báo hàng hải quy định tại khoản 9 Điều 44 Nghị định này.

Điều 46. Nội dung và yêu cầu của thông báo hàng hải

1. Nội dung của thông báo hàng hải phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các thông tin cần cung cấp.

2. Yêu cầu của thông báo hàng hải:

a) Vị trí trong thông báo hàng hải được xác định theo hệ tọa độ VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84, độ chính xác đến 1/10 giây;

b) Độ sâu trong thông báo hàng hải là độ sâu của điểm cạn nhất trong khu vực cần được thông báo, tính bằng mét đến mực nước “số 0 hải đồ”, độ chính xác đến 1/10 mét;

c) Địa danh trong thông báo hàng hải được xác định theo địa danh đã được ghi trên hải đồ hoặc trong các tài liệu hàng hải khác đã xuất bản. Trường hợp địa danh chưa được ghi trong các tài liệu nói trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;

d) Ngôn ngữ sử dụng trong thông báo hàng hải là tiếng Việt, khi cần thiết có thể được dịch sang tiếng Anh;

đ) Thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của thông báo hàng hải (nếu có).

Điều 47. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc công bố thông báo hàng hải

1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc công bố thông báo hàng hải.

2. Trách nhiệm của tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải:

a) Công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cần cung cấp;

b) Kịp thời hiệu chỉnh và công bố lại thông báo hàng hải khi phát hiện có sai sót hoặc thay đổi về nội dung trong thông báo hàng hải.

3. Tổ chức cung cấp số liệu, thông tin phục vụ việc công bố thông báo hàng hải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của số liệu, thông tin do mình cung cấp.

Điều 48. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về thiết lập mới báo hiệu hàng hải

1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định tại Điều 45 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền về việc thiết lập báo hiệu hàng hải;

c) Bản sao thiết kế kỹ thuật;

d) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 49. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về việc thay đổi đặc tính, tạm ngừng, phục hồi, chấm dứt hoạt động của báo hiệu hàng hải

1. Đơn vị quản lý vận hành báo hiệu hàng hải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị công bố thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản xác định tình trạng của báo hiệu hàng hải.

2. Chậm nhất 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 50. Thủ tục công bố thông báo hàng hải định kỳ về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước

1. Đối với luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng và khu chuyển tải chuyên dùng được công bố định kỳ: Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát;

c) Bình đồ khảo sát độ sâu được thực hiện trong thời hạn tối đa 15 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Đối với thông báo hàng hải về thông số kỹ thuật của luồng hàng hải công cộng, khu nước, vùng nước (trừ khu chuyển tải chuyên dùng) được công bố định kỳ do tổ chức có thẩm quyền thông báo hàng hải thực hiện công bố thông báo hàng hải sau khi có biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, bình đồ khảo sát độ sâu, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường.

Điều 51. Thủ tục công bố thông báo hàng hải lần đầu về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp

1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao văn bản trả lời của cấp có thẩm quyền về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển;

c) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Bản sao bản vẽ hoàn công;

đ) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

e) Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát và rà quét chướng ngại vật;

g) Bình đồ khảo sát độ sâu được thực hiện trong thời hạn tối đa 15 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ, báo cáo khảo sát và các tài liệu liên quan thu thập tại hiện trường;

h) Bình đồ tuyến rà quét chướng ngại vật.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 52. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải

1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Bản sao văn bản chấp thuận cho phép hoạt động thi công của cấp có thẩm quyền;

d) Bản sao sơ đồ hoặc bản vẽ mặt bằng thi công;

đ) Bản sao phương án bảo đảm an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

e) Các thông số kỹ thuật chủ yếu của các phương tiện thi công.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 53. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải

1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định đề nghị công bố thông báo hàng hải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Bản sao bản vẽ hoàn công;

d) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

đ) Biên bản nghiệm thu kết quả rà quét chướng ngại vật;

e) Các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình.

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 54. Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải

1. Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải theo quy định đề nghị công bố thông báo hàng hải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo Mẫu số 31 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bình đồ hoặc hải đồ thể hiện khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải;

c) Bản sao văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nếu có);

d) Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải (nếu có).

2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:

a) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 55. Công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện

Ngay sau khi nhận được thông tin có tai nạn, sự cố hàng hải gây chìm đắm tàu thuyền hoặc khi phát hiện có chướng ngại vật gây mất an toàn hàng hải, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm kiểm tra, khảo sát và công bố thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện.

Điều 56. Công bố thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải

Ngay sau khi nhận được Quyết định phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải tại khu vực, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải.

Điều 57. Công bố thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải

Ngay sau khi nhận được các thông tin về an ninh, điều kiện khí tượng, thủy văn, động đất, sóng thần, y tế, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn và các thông tin chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động của người và tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam, các Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải về các thông tin nói trên.

Điều 58. Công bố thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam

Ngay khi quyết định hoặc nhận được Quyết định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm công bố thông báo hàng hải.

Điều 59. Truyền phát thông báo hàng hải

1. Thông báo hàng hải sau khi được công bố phải gửi ngay đến Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải có liên quan, tổ chức hoa tiêu hàng hải có liên quan, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan bằng văn bản hoặc bằng phương thức điện tử phù hợp.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam có trách nhiệm truyền phát trên hệ thống các đài Thông tin duyên hải Việt Nam các thông báo hàng hải bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo các phương thức thông tin phù hợp. Việc truyền phát thông báo hàng hải theo Mẫu số 32 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Việc truyền phát thông báo hàng hải được thực hiện như sau:

a) Thông báo hàng hải quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 9 Điều 44 Nghị định này được phát tối thiểu 02 lần trong một ngày và phát trong 03 ngày liên tục;

b) Thông báo hàng hải quy định tại các khoản 3, 6, 7 và 8 Điều 44 Nghị định này được phát liên tục 04 lần trong một ngày cho đến khi có thông báo hàng hải mới thay thế thông báo hàng hải đó;

c) Căn cứ tình hình thực tế, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét tăng, giảm tần suất hoặc ngừng truyền phát thông báo hàng hải quy định tại điểm b khoản này theo đề nghị của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam có trách nhiệm đưa nguyên văn nội dung thông báo hàng hải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình.

5. Kinh phí thực hiện công bố thông báo hàng hải và truyền phát thông báo hàng hải được sử dụng từ kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị.

Điều 60. Cung cấp thông tin thông báo hàng hải

1. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông báo hàng hải.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và vùng biển của Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, chính xác cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải các thông tin sau đây, nếu phát hiện được:

a) Sai lệch về vị trí hoặc đặc tính hoạt động của báo hiệu hàng hải so với nội dung của thông báo hàng hải đã công bố;

b) Các chướng ngại vật mới phát hiện chưa được công bố thông báo hàng hải hoặc chưa được đánh dấu trên hải đồ;

c) Các thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải.

3. Các tổ chức có thẩm quyền công bố thông báo hàng hải có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra các số liệu, thông tin quy định tại khoản 2 Điều này để công bố thông báo hàng hải theo quy định.

Chương IV

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀU THUYỀN

Mục 1. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÀU THUYỀN

Điều 61. Treo cờ đối với tàu thuyền và nghi lễ đón lãnh đạo cấp cao thăm tàu

1. Việc treo cờ của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:

a) Tàu thuyền Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;

b) Tàu thuyền nước ngoài treo Quốc kỳ trên đỉnh cột cao nhất của tàu thuyền;

c) Hàng ngày, Quốc kỳ trên tàu thuyền được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định khi tàu thuyền vào, rời cảng, khi gặp tàu quân sự hoặc khi hai tàu Việt Nam nhìn thấy nhau;

d) Vào ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc khi có người đứng đầu Đảng, Nhà nước đến thăm cảng, tất cả tàu thuyền đang neo, đậu trong khu vực cảng biển đều phải treo cờ lễ theo chỉ dẫn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

đ) Tàu thuyền mang cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn treo cờ lễ, cờ tang, hoặc kéo còi trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ phải thông báo trước và thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải;

e) Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể miễn trách nhiệm treo Quốc kỳ cho một số phương tiện thủy thô sơ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển.

2. Quy định treo cờ trên tàu biển Việt Nam:

a) Trong các ngày lễ lớn, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái, cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có). Việc trang trí cờ hiệu không được gây ảnh hưởng đến hoạt động bốc, dỡ hàng hóa của tàu. Trong các ngày lễ khác, treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái; Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái. Nghiêm cấm việc sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ của tàu thuyền;

b) Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nêu trên đã rời khỏi tàu;

c) Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính;

d) Khi tàu neo đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang neo đậu;

đ) Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo, đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu;

e) Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ;

g) Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong.

3. Khi có lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm tàu: Trường hợp có thông báo trước, thuyền trưởng phải lệnh cho tất cả thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu; trường hợp không được thông báo trước, sỹ quan trực ca boong phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách.

Điều 62. Yêu cầu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải

1. Tàu thuyền chỉ được phép neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải khi có Lệnh điều động hoặc sự chấp thuận của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ; trường hợp xét thấy không đủ điều kiện thực hiện, thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo Cảng vụ hàng hải để xử lý.

2. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam, ngoài việc chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, thuyền trưởng của tàu thuyền còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải thông qua VHF hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;

b) Duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;

c) Chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ hành trình trên luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác; phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua khu vực có các tàu thuyền khác đang neo đậu, điều động ở khu vực đó;

d) Không được điều động tàu thuyền đi qua các khu vực có cầu, đường dây vắt ngang qua luồng mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép. Việc hành trình của tàu thuyền trên luồng hẹp được thực hiện theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; máy neo và các thiết bị tương tự khác của tàu thuyền phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;

đ) Không để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp bắt buộc phải thực hiện để phòng ngừa tai nạn hàng hải có thể xảy ra;

e) Chỉ được tiến hành các hoạt động lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước sau khi được Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Thủ tục xin phép thực hiện như sau: Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này, thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền thi công công trình hàng hải, tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, khai thác cát hoặc cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác phải xin phép Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Thủ tục xin phép thực hiện như sau: Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Khi tàu thuyền chưa làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh, nghiêm cấm những người ở trên tàu thuyền giao dịch với người khác không thuộc thuyền bộ, trừ hoa tiêu dẫn tàu, đại lý tàu biển và các nhân viên công vụ đang làm nhiệm vụ trên tàu thuyền.

Điều 63. Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải

1. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức đầu tư xây dựng, thông báo đưa vào khai thác, sử dụng; ban hành quy chế quản lý hoạt động của hệ thống VTS.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống VTS bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định.

3. Thuyền trưởng, hoa tiêu dẫn tàu khi đang hành trình trong khu vực giám sát của hệ thống VTS phải cung cấp chính xác, đầy đủ kịp thời thông tin về hoạt động của tàu thuyền theo quy định; chấp hành chỉ dẫn của nhân viên điều hành hệ thống VTS.

Điều 64. Lai dắt tàu thuyền

Việc sử dụng tàu lai hỗ trợ khi tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển được thực hiện như sau:

1. Tàu thuyền có chiều dài lớn nhất từ 80 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng, bến phao; cập mạn tàu thuyền khác; di chuyển vị trí, di chuyển trong luồng, quay trở trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng, vùng nước bến phao, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải phải sử dụng tàu lai hỗ trợ theo quy định.

2. Việc quy định số lượng, công suất tàu lai hỗ trợ tàu thuyền, trường hợp phải sử dụng tàu lai căn cứ vào chiều dài lớn nhất, trọng tải, đặc tính của tàu, điều kiện thực tế tại khu vực, ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan và phải được quy định cụ thể tại Nội quy cảng biển.

3. Thuyền trưởng của tàu thuyền có thể yêu cầu bổ sung số lượng tàu lai hoặc yêu cầu tàu lai có công suất lớn hơn khi cần thiết.

4. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Thuyền trưởng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

Điều 65. Quy định đối với việc neo đậu của tàu thuyền

1. Khi tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, máy chính của tàu phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết; tàu thuyền phải được chiếu sáng vào ban đêm khi tầm nhìn bị hạn chế và duy trì đủ các báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định.

2. Khi tàu thuyền bị trôi dạt, thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp để phòng ngừa tai nạn, sự cố hàng hải và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết.

3. Phương tiện thủy thô sơ, không tự hành chỉ được neo đậu ở khu vực riêng theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; trong quá trình neo đậu phải có đủ người và phương tiện hỗ trợ phù hợp để sẵn sàng điều động khi cần thiết.

Điều 66. Quy định đối với việc neo chờ của tàu thuyền

1. Tàu thuyền có thời gian neo chờ không làm hàng hoặc đón trả khách, không hoạt động dịch vụ từ 30 ngày trở lên phải lập phương án cho tàu thuyền neo chờ gửi Cảng vụ hàng hải khu vực phê duyệt.

2. Phương án cho tàu thuyền neo chờ gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Tên tàu thuyền;

b) Chủ sở hữu và người quản lý, khai thác tàu thuyền;

c) Đặc điểm kỹ thuật của tàu thuyền;

d) Lý do neo chờ;

đ) Thời gian và địa điểm dự kiến neo chờ;

e) Số lượng thuyền viên trên tàu trong thời gian tàu thuyền neo chờ;

g) Biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu;

h) Biện pháp ứng phó sự cố cho tàu thuyền.

3. Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, quyết định số lượng thuyền viên trên tàu và phê duyệt phương án an toàn neo chờ của tàu thuyền.

Điều 67. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng đối với hoạt động của tàu thuyền

1. Bố trí địa điểm tàu thuyền cập cầu, vào neo đậu hoặc dịch chuyển. Trước 16 giờ hàng ngày phải thông báo kế hoạch điều độ tàu vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải để lập và triển khai kế hoạch điều động tàu; trường hợp có thay đổi, phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để điều chỉnh kế hoạch điều động tàu thuyền trong ngày.

2. Sau khi đã có thông báo của Cảng vụ hàng hải về kế hoạch điều động tàu thuyền, doanh nghiệp cảng phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Bố trí cầu cảng có đủ chiều dài và các điều kiện cần thiết khác theo quy định bảo đảm cho tàu thuyền cập cầu an toàn; cầu cảng phải có đủ ánh sáng, không có chướng ngại vật trên mặt cầu có thể gây trở ngại, gây nguy hiểm cho việc tàu neo đậu hoặc các hoạt động bình thường khác của thuyền viên và hành khách;

b) Bố trí công nhân lành nghề để phục vụ việc buộc, cởi dây của tàu thuyền khi vào, rời cầu cảng; các cột bích phải được chuẩn bị sẵn sàng để việc buộc, cởi dây được thực hiện nhanh chóng và an toàn. Tại các vị trí buộc, cởi dây phải duy trì dấu hiệu cảnh báo phù hợp theo quy định;

c) Hoàn tất việc chuẩn bị cầu cảng ít nhất 01 giờ trước khi tàu dự kiến cập cầu nếu tàu thuyền đi từ phía biển vào cảng và 30 phút nếu tàu thuyền di chuyển, thay đổi vị trí trong vùng nước cảng;

d) Bảo đảm các điều kiện an ninh trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách;

đ) Trang bị và duy trì sự hoạt động bình thường các phương tiện thông tin liên lạc nhằm bảo đảm sự thông suốt trong trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải tại cảng biển theo quy định;

e) Duy trì tình trạng kỹ thuật cầu cảng, kho, bãi, phương tiện, thiết bị, độ sâu vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng theo quy định; định kỳ tổ chức thực hiện việc khảo sát và đề nghị công bố thông báo hàng hải vùng nước trước cầu cảng và vùng nước khác do mình quản lý sử dụng. Tổ chức kiểm định tình trạng kỹ thuật của cảng biển theo quy định tại Điều 37 Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn trong khai thác;

g) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hàng hải, cháy, nổ, sự cố môi trường, phải tiến hành ngay các biện pháp ngăn ngừa phù hợp, thông báo cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan liên quan biết, xử lý theo quy định.

Điều 68. Cập mạn tàu thuyền

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, chấp thuận cho phép tàu thuyền cập mạn nhau theo đề nghị của các thuyền trưởng liên quan nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Các tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 trở lên được cập hàng hải; các loại tàu thuyền khác được cập hàng ba nhưng không được cản trở hoạt động bình thường trong luồng hàng hải và vùng nước trước cầu cảng;

b) Tàu thuyền có kích thước lớn hơn không được cập mạn với loại tàu thuyền có kích thước nhỏ hơn từ phía bên ngoài;

c) Giữa các loại tàu thuyền cập mạn nhau phải buộc dây đúng quy cách và bố trí quả đệm để chống va đập;

d) Chỉ tàu thuyền công vụ, các loại tàu thuyền cấp nước, cấp dầu, cấp thực phẩm, cấp trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chữa cháy, tàu chuyển tải hành khách từ tàu khách hoặc các tàu thuyền dịch vụ tương tự mới được cập mạn tàu khách.

2. Thuyền trưởng phải sử dụng các loại dây thích hợp khi cập mạn tàu, cấm buộc dây lên các dầm, khung hoặc các kết cấu khác thuộc công trình cảng, những nơi theo quy định không phải để buộc tàu.

3. Trường hợp tàu nước ngoài và tàu Việt Nam cập mạn nhau, thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu của hai tàu sang tàu của nhau phải làm thủ tục biên phòng theo quy định.

Điều 69. Trực ca khi tàu thuyền hoạt động tại cảng

1. Trong thời gian tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, thuyền trưởng phải bố trí thuyền viên trực ca, cảnh giới chu đáo, sẵn sàng xử lý việc trôi neo, đứt neo, đứt dây buộc tàu, khi dây buộc tàu quá căng hay quá chùng hoặc các nguy cơ gây mất an toàn khác đối với tàu thuyền, hàng hóa và người trên tàu; phải luôn duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, phương tiện dự phòng ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

2. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cụ thể cho thuyền trưởng biết kế hoạch tránh bão, khu tránh bão, các chỉ dẫn hàng hải cần thiết và biện pháp phòng ngừa trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý mà tàu thuyền đang hoạt động.

4. Trường hợp có bão, tàu thuyền phải nhanh chóng di chuyển đến khu tránh bão theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Điều 70. Thủ tục tạm giữ tàu biển để điều tra tai nạn hàng hải

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm giữ tàu biển theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Quyết định tạm giữ tàu biển theo Mẫu số 37 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, được tống đạt ngay cho thuyền trưởng tàu bị giữ, gửi Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

2. Khi nhận được quyết định tạm giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người khai thác tàu phải thực hiện các yêu cầu quy định tại quyết định tạm giữ tàu biển.

3. Sau khi hết thời hạn tạm giữ hoặc lý do tạm giữ tàu biển không còn, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ tàu biển theo quy định tại Mẫu số 38 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho thuyền trưởng tàu bị giữ, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

4. Trường hợp có lý do cần kéo dài thời gian tạm giữ tàu biển, phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận.

Điều 71. Điều kiện tàu thuyền rời cảng biển

1. Tàu thuyền chỉ được phép rời cảng biển khi bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định và sau khi đã hoàn thành thủ tục quy định tại Nghị định này, được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp tàu thuyền vào cảng và chỉ lưu lại cảng trong khoảng thời gian không quá 12 giờ, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng cùng một lúc.

3. Tàu thuyền không được rời cảng biển trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hàng hải Việt Nam;

b) Mớn nước thực tế cao hơn giới hạn mớn nước cho phép hoặc tàu nghiêng hơn 06 độ trong trạng thái nổi tự do hoặc vỏ tàu không kín nước;

c) Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó;

d) Tàu thuyền chưa được sửa chữa, bổ sung các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Cảng vụ hàng hải, thanh tra hàng hải hoặc yêu cầu, đề nghị của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác theo quy định.

Mục 2. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN

Điều 72. Thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải làm thủ tục theo quy định sau, trừ trường hợp tàu thuyền đi qua không gây hại theo quy định của pháp luật:

1. Tàu biển làm thủ tục theo quy định tại Mục 4 Chương này.

2. Phương tiện thủy nội địa làm thủ tục vào, rời cảng biển thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này.

3. Phương tiện thủy nội địa nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng biển thực hiện thủ tục như đối với tàu biển quy định tại các Điều 87, 88, 89 và 90 Nghị định này.

4. Tàu cá thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy sản.

5. Tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB và các phương tiện thủy khác không quy định tại các khoản 2, 3 của Điều này làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 73. Thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cầu, bến cảng biển và cảng, bến thủy nội địa trong một vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải

1. Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải trong một cảng biển làm thủ tục như tàu thuyền vào, rời cảng biển.

2. Tàu thuyền vào cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó thì Cảng vụ hàng hải chỉ thực hiện thủ tục đến cảng cho tàu thuyền và cấp lệnh điều động bằng văn bản theo Mẫu số 45 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi tàu thuyền di chuyển đến cảng, bến thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa chỉ thực hiện thủ tục rời cảng cho tàu thuyền.

3. Tàu thuyền vào cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cầu, bến cảng biển thuộc cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó thì Cảng vụ đường thủy nội địa chỉ thực hiện thủ tục đến cảng cho tàu thuyền và cấp Lệnh điều động bằng văn bản theo Mẫu số 45 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi tàu thuyền di chuyển đến cầu, bến cảng biển; Cảng vụ hàng hải chỉ thực hiện thủ tục rời cảng cho tàu thuyền.

Điều 74. Quy định miễn, giảm thủ tục đến, rời cảng biển đối với các trường hợp đặc biệt

1. Các loại tàu được miễn giảm thủ tục đến, rời cảng biển thực hiện theo theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Tàu thuyền vào cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục vào, rời cảng một lần và chỉ phải nộp các loại giấy tờ sau đây:

a) Bản khai chung;

b) Danh sách thuyền viên;

c) Danh sách hành khách (nếu có).

3. Tàu thuyền buồm, tàu thuyền thể thao, tàu thuyền du lịch của cá nhân được miễn nộp hoặc miễn xuất trình hồ sơ, giấy tờ quy định tại Mục 4 Chương này nếu quốc gia tàu mang cờ không quy định phải có hồ sơ, giấy tờ đó.

Điều 75. Thủ tục đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hoạt động đặc thù

1. Đối với tàu quân sự nước ngoài, tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tàu thuyền tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng biển Việt Nam, thủ tục được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật.

2. Đối với tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải văn bản theo Mẫu số 39 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển, kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và bản sao các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu thuyền đó;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận và có văn bản trả lời về việc cho phép tàu biển nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu vận chuyển chất phóng xạ đến cảng biển.

3. Đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khoa học, nghề cá, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển, huấn luyện, văn hóa, thể thao, lắp đặt, xây dựng công trình biển, công trình ngầm, phục vụ khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên, dịch vụ sửa chữa, đóng mới và các hoạt động khác về môi trường trong vùng biển Việt Nam:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác30. Hồ sơ gồm: Văn bản theo Mẫu số 40 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị chấp thuận cho tàu thuyền nước ngoài xin đến cảng biển; bản sao các văn bản, tài liệu liên quan đến mục đích, thời gian tàu thuyền đến cảng biển; bản sao giấy đăng ký, đăng kiểm của tàu thuyền;

b)31 Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ phải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ, chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến người làm thủ tục; trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 76. Thời gian làm thủ tục

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển phải thường trực 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần tại địa điểm làm thủ tục quy định tại Điều 77 Nghị định này để giải quyết thủ tục cho tàu thuyền.

Điều 77. Địa điểm làm thủ tục tàu thuyền

1. Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Địa điểm làm thủ tục tàu thuyền có trọng tải từ 200 tấn trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam đến cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó:

a) Tàu thuyền mang cờ quốc tịch Trung Quốc khi đến khu chuyển tải Vạn Gia - Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) làm thủ tục tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh;

b) Tàu thuyền mang cờ quốc tịch Campuchia khi đến cảng biển Đồng Tháp làm thủ tục tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải Đồng Tháp;

c) Tàu thuyền mang cờ quốc tịch Campuchia khi đến cảng biển thuộc khu vực biên giới biển của tỉnh Kiên Giang làm thủ tục tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải Kiên Giang.

3. Địa điểm làm thủ tục có thể được thực hiện tại tàu đối với các trường hợp sau:

a) Thủ tục đối với tàu chở khách;

b) Tàu biển đến từ những khu vực có dịch bệnh liên quan đến người, động vật hoặc thực vật;

c) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đủ cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của việc khai báo.

4. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải và người làm thủ tục biết khi thực hiện thủ tục tại tàu.

Điều 78. Cơ quan thực hiện thủ tục cho tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đi Campuchia và ngược lại

1. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia qua sông Tiền, do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tàu thuyền nước ngoài quá cảnh Việt Nam đến Campuchia qua sông Hậu do Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.

3. Tàu thuyền nước ngoài từ Campuchia quá cảnh Việt Nam qua sông Tiền, sông Hậu do Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện thủ tục theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 79. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa xuất cảnh Việt Nam đi Campuchia

Việc thực hiện thủ tục cho phương tiện thủy nội địa xuất cảnh từ Việt Nam đi Campuchia và nhập cảnh Việt Nam từ Campuchia được thực hiện theo Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

Điều 80. Trách nhiệm xử lý thông tin và thẩm quyền giải quyết thủ tục tàu thuyền

1. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam theo quy định để thực hiện thủ tục và phối hợp triển khai điều động, tiếp nhận tàu.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ chức năng nhiệm vụ và thông tin về việc tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam để xử lý, giải quyết thủ tục cho tàu thuyền theo chuyên ngành và chuyển kết quả cho Cảng vụ hàng hải. Thẩm quyền giải quyết thủ tục cho tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện như sau:

a) Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển;

b) Hải quan cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý, nguyên, nhiên vật liệu trên tàu;

c) Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu;

d) Kiểm dịch y tế xử lý, giải quyết hồ sơ đối với bệnh dịch liên quan đến con người;

đ) Kiểm dịch động vật xử lý, giải quyết hồ sơ đối với động vật trên tàu;

e) Kiểm dịch thực vật xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thực vật chở trên tàu.

3. Cảng vụ hàng hải căn cứ thông tin tàu thuyền và kết quả giải quyết thủ tục của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác để quyết định giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam cho tàu thuyền.

Điều 81. Hình thức khai báo thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam

Việc gửi hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có thể được thực hiện bằng Fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính. Trường hợp hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật, người làm thủ tục chỉ phải nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ đó và cung cấp địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đó để xác minh khi cần thiết.

Mục 3. THỦ TỤC ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN

Điều 82. Áp dụng thủ tục điện tử đối với tàu thuyền

1. Thủ tục điện tử đối với tàu thuyền được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về Cơ chế một cửa quốc gia.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan rà soát, hoàn thiện cơ chế thủ tục điện tử cho tàu thuyền tại Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều 83. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu thuyền

1. Thủ tục điện tử đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam được thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử. Người làm thủ tục chỉ thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình các giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục quy định tại Nghị định này. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, Cảng vụ hàng hải thông báo để người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm lấy thông tin, chứng từ nộp theo phương thức điện tử từ Cổng thông tin điện tử để kiểm tra và làm thủ tục đối với tàu thuyền.

3. Người làm thủ tục, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nộp, thu phí, lệ phí làm thủ tục bằng phương thức điện tử theo quy định.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin để phục vụ việc khai báo điện tử khi làm thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

5. Kinh phí đầu tư thiết lập, quản lý, vận hành khai thác hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý cảng biển và hoạt động hàng hải được sử dụng bằng nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Trường hợp thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu thuyền, Cảng vụ hàng hải cấp Lệnh điều động điện tử cho tàu thuyền, Giấy phép quá cảnh điện tử, Giấy phép rời cảng điện tử hoặc thông báo lý do chưa thực hiện thủ tục tàu thuyền qua Cổng thông tin điện tử.

Điều 84. Chứng từ điện tử, chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại trong việc làm thủ tục điện tử đối với tàu thuyền

1. Chứng từ điện tử được khai báo hoặc xuất trình với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng thông qua Cổng thông tin điện tử có thể được chuyển đổi từ chứng từ giấy nếu đảm bảo các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;

b) Có chữ ký số đã được đăng ký tham gia Cổng thông tin điện tử của người thực hiện chuyển đổi (người làm thủ tục) trên chứng từ điện tử được chuyển đổi từ chứng từ giấy.

2. Chứng từ giấy có thể được chuyển đổi từ chứng từ điện tử được cấp thông qua Cổng thông tin điện tử nếu bảo đảm các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;

b) Có dấu hiệu nhận biết trên chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử được in ra từ Cổng thông tin điện tử. Dấu hiệu nhận biết gồm các thông tin thể hiện chứng từ đã được ký số bởi cơ quan cấp phép hoặc Cổng thông tin điện tử, tên và địa chỉ email và/hoặc điện thoại liên hệ của cơ quan ký, thời gian ký số. Dấu hiệu nhận biết do cơ quan quản lý cổng thông tin điện tử công bố;

c) Có chữ ký, họ tên và con dấu hợp pháp của người thực hiện chuyển đổi (người làm thủ tục) trên chứng từ giấy được chuyển đổi từ chứng từ điện tử.

3. Chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy để làm thủ tục với các cơ quan quản lý nhà nước.

4. Người làm thủ tục phải lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ giấy theo quy định.

Điều 85. Sử dụng chữ ký số khi làm thủ tục điện tử đối với tàu thuyền

1. Người làm thủ tục khi khai báo trên Cổng thông tin điện tử phải sử dụng chữ ký số.

2. Chữ ký số sử dụng khai báo trên Cổng thông tin điện tử phải là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định của pháp luật.

3. Người làm thủ tục đăng ký chữ ký số để khai báo trên Cổng thông tin điện tử.

Điều 86. Tiếp nhận và xử lý các vướng mắc của người làm thủ tục

1. Thông tin về tổng đài và hòm thư điện tử hỗ trợ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các bộ, ngành.

2. Các bộ, ngành phải bố trí bộ phận thường trực 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần để tiếp nhận và xử lý các vướng mắc của người làm thủ tục.

Mục 4. THỦ TỤC CHO TÀU BIỂN NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, ĐẾN, RỜI CẢNG BIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Điều 87. Thông báo tàu biển đến, rời cảng biển, quá cảnh

1. Thông báo tàu biển đến cảng biển, quá cảnh:

Trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng, quá cảnh người làm thủ tục gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến các thông tin dưới đây:

a) Bản khai an ninh tàu biển theo Mẫu số 41 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: Đối với tàu biển chở hàng có tổng dung tích từ 500 trở lên, tàu chở khách và giàn khoan di động ngoài khơi hoạt động tuyến quốc tế, chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến đến vị trí dự kiến đến cảng;

b) Thông báo tàu biển đến cảng biển theo Mẫu số 42 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng; trường hợp tàu thuyền di chuyển giữa các cảng biển Việt Nam hoặc khu vực hàng hải không quá 20 hải lý thì chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vị trí đến cảng. Tàu biển, tàu quân sự, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu biển đến theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông báo chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến vị trí dự kiến đến cảng. Chậm nhất 12 giờ kể từ khi tàu biển dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh.

2. Thông báo tàu biển rời cảng biển:

Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc khác cho Cảng vụ hàng hải biết nội dung Thông báo tàu rời cảng biển theo Mẫu số 57 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 88. Xác báo tàu biển đến cảng biển

1. Tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng sớm hoặc muộn hơn 02 giờ so với thời gian trong thông báo tàu đến cảng biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến theo Mẫu số 44 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trường hợp tàu biển có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, tàu biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến, các thông tin về tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác theo Mẫu số 44 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 89. Thủ tục tàu biển nhập cảnh

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển đến cảng biển theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng biển, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng biển, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua Kế hoạch điều động theo Mẫu số 46 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận cho tàu vào cảng phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

3. Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các trí khác trong vùng nước cảng theo Kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (mẫu các văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49, Giấy phép rời cảng;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 36, Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 34;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 43, Bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp (nếu có) theo Mẫu số 13, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49, Bản khai dự trữ của tàu theo Mẫu số 50, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51;

- Nộp cho Kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 52, Giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) theo Mẫu số 33, Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) theo Mẫu số 14;

- Nộp cho Kiểm dịch thực vật: Bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có) theo Mẫu số 53;

- Nộp cho Kiểm dịch động vật: Bản khai kiểm dịch động vật (nếu có) theo Mẫu số 54.

b) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, Sổ thuyền viên, Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường đối với tàu vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác, Giấy chứng nhận an ninh tàu biển theo quy định, Văn bản chấp thuận cho tàu nước ngoài hoạt động đặc thù (nếu có);

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách;

- Trình Kiểm dịch y tế: Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế, Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/Chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có);

- Trình Kiểm dịch thực vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có);

- Trình Kiểm dịch động vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của nước xuất hàng (nếu có);

- Khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu trình: Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có).

4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục theo chuyên ngành và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục tàu biển nhập cảnh; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do.

Điều 90. Thủ tục tàu biển xuất cảnh

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo tàu biển rời cảng biển theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định này.

2. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng; riêng tàu chở khách và tàu chuyên tuyến, chậm nhất ngay trước thời điểm tàu biển dự kiến rời cảng, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 36 và Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 34;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến) theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 43, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49, Bản khai dự trữ của tàu theo Mẫu số 50, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51.

Không áp dụng thủ tục khai báo hải quan đối với hành lý của hành khách trên tàu khách nước ngoài đến cảng và sau đó rời cảng trong cùng một chuyến;

- Nộp cho Kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) theo Mẫu số 33, Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) theo Mẫu số 14;

- Những giấy tờ do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đã cấp cho tàu, thuyền viên và hành khách để thu hồi.

b) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Các giấy chứng nhận của tàu nếu thay đổi so với khi đến, Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nêu có thay đổi so với khi đến), Sổ thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên), các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách;

- Trình Kiểm dịch y tế: Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm), Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có thay đổi), Giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/Chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có);

- Trình Kiểm dịch động vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (trong trường hợp nước nhập cảnh tiếp theo yêu cầu).

3. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển theo Mẫu số 58 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa cấp Giấy phép rời cảng phải thông báo và nêu rõ lý do.

4. Trường hợp tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục xuất cảnh theo quy định tại Điều này.

Điều 91. Thủ tục tàu biển nhập, xuất cảnh, vào, rời cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam

1. Việc thông báo, xác báo tàu biển đến, rời cảng biển thực hiện theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Nghị định này.

2. Trình tự thực hiện như sau:

a) Người làm thủ tục nộp trực tiếp hoặc gửi qua máy Fax, thư điện tử cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, gồm: 01 Bản khai chung theo Mẫu số 42 và 01 Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47 (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này); Cảng vụ hàng hải sao, gửi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan để làm thủ tục cho tàu thuyền;

b) Cảng vụ hàng hải điều động tàu vào cảng hoặc cấp Giấy phép rời cảng cho người làm thủ tục sau khi nhận đủ các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này;

c) Chậm nhất 12 giờ, sau khi trở lại bờ, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại các Điều 89, 90, 94, 95, 96 và 97 của Nghị định này. Đối với giấy tờ phải xuất trình, nộp bản sao có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu.

3. Thời hạn làm thủ tục cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, vào, rời cảng dầu khí ngoài khơi và hoạt động trong vùng biển Việt Nam được coi là kết thúc khi đại lý của chủ tàu nộp cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại trụ sở Cảng vụ hàng hải.

4. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với tàu biển khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh hoặc vào, rời cảng để hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

Điều 92. Thủ tục tàu biển quá cảnh

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển quá cảnh theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu quá cảnh, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến khu neo đậu chờ quá cảnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu quá cảnh thông qua Kế hoạch điều động theo Mẫu số 46 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận cho tàu quá cảnh phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

3. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển quá cảnh, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 36, Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 34;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 43, Bản khai dự trữ của tàu theo Mẫu số 50, Bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp (nếu có) theo Mẫu số 13;

- Nộp cho Kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế hàng hải theo Mẫu số 52, Giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) theo Mẫu số 33, Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) theo Mẫu số 14.

b) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Giấy phép rời cảng, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu biển theo quy định, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo quy định, Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường đối với tàu vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của thuyền viên, hành khách;

- Khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu trình Hộ chiếu của hành khách (nếu có).

4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép quá cảnh theo Mẫu số 56 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa cấp Giấy phép quá cảnh phải thông báo và nêu rõ lý do.

Điều 93. Thủ tục tàu thuyền có trọng tải từ 200 tấn trở xuống, mang cờ quốc tịch của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu thuyền đến, rời cảng biển theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vị trí dự kiến đến cảng, tàu thuyền rời cảng hoặc chậm nhất ngay trước thời điểm tàu chở khách và tàu chuyên tuyến rời cảng, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu thuyền, như sau:

a) Giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có) theo Mẫu số 43, Bản khai thông tin về vận đơn thứ cấp (nếu có) theo Mẫu số 13, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có) theo Mẫu số 51, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có) theo Mẫu số 49;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) theo Mẫu số 36, Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) theo Mẫu số 34.

b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Giấy Chứng nhận đăng ký tàu thuyền, giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật hoặc Sổ an toàn kỹ thuật của tàu thuyền, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng đối với tàu thuyền có trọng tải từ 50 tấn đến 200 tấn hoặc công suất máy chính trên 200 sức ngựa. Miễn xuất trình bằng cấp chuyên môn của thuyền trưởng và máy trưởng Đối với tàu thuyền có trọng tải dưới 50 tấn;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ tùy thân của thuyền viên, hành khách theo quy định của Hiệp định đã được ký kết giữa Việt Nam với quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam.

3. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục cho tàu thuyền. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục, hoặc chưa cấp Giấy phép rời cảng, Cảng vụ hàng hải phải thông báo và nêu rõ lý do.

4. Tàu thuyền quy định tại Điều này nếu có thời gian lưu lại cảng không quá 24 giờ được thực hiện làm thủ tục cho tàu nhập cảnh, xuất cảnh cùng một lúc.

Điều 94. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển và tàu biển Việt Nam đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển đến cảng biển theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua Kế hoạch điều động theo Mẫu số 46 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cho tàu vào cảng phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

3. Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng theo Kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển như sau:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Giấy phép rời cảng;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48.

b) Các giấy tờ phải xuất trình Cảng vụ hàng hải (bản chính), bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, Sổ thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục theo chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do.

5. Tàu biển Việt Nam đã nhập cảnh sau đó đến cảng biển khác của Việt Nam mà không chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc không có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài, thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều này.

Điều 95. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng và tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển đến cảng biển theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua Kế hoạch điều động theo Mẫu số 46 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cho tàu vào cảng phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

3. Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng theo Kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển, như sau:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải; Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 49, Giấy phép rời cảng;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung (đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có) theo Mẫu số 48, Bản khai vũ khí vật liệu nổ theo Mẫu số 36, Bản khai người trốn trên tàu theo Mẫu số 34;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 43, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 49, Bản khai dự trữ của tàu (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 50, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 51.

b) Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, Sổ thuyền viên;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu của thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài);

- Khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu trình: Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có hành khách mang quốc tịch nước ngoài).

4. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục theo chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do.

Điều 96. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển rời cảng biển thực hiện theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu rời cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển, như sau:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có thay đổi hành khách) theo Mẫu số 48;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có thay đổi hành khách) theo Mẫu số 48.

b) Giấy tờ phải xuất trình Cảng vụ hàng hải (bản chính), bao gồm: Các giấy chứng nhận của tàu biển và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến), các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật.

3. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển theo Mẫu số 58 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

4. Trường hợp tàu biển đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời càng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Điều này.

Điều 97. Thủ tục tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài

1. Người làm thủ tục thực hiện thông báo, xác báo tàu biển rời cảng biển thực hiện theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 Nghị định này.

2. Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu rời cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển, như sau:

a) Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có thay đổi hành khách) theo Mẫu số 48, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 49;

- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 47, Danh sách hành khách (nếu có hành khách mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 48;

- Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 42, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 47, Bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 43, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 49, Bản khai dự trữ của tàu (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo Mẫu số 50, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có hành khách, thuyền viên, mang quốc tịch nước ngoài) theo Mẫu số 51;

b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

- Trình Cảng vụ hàng hải: Các giấy chứng nhận của tàu biển và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến); các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật;

- Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu của thuyền viên, hành khách hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có thuyền viên, hành khách mang quốc tịch nước ngoài);

- Trình Kiểm dịch y tế: Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm).

3. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển theo Mẫu số 58 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

4. Trường hợp tàu biển đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Điều này.

Điều 98. Thủ tục tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử

1. Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu dưới đây:

a) Giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm: Giấy đề nghị chạy thử tàu trong đó nêu rõ lý do di chuyển, nơi đến và thời gian chạy thử; Danh sách thuyền viên; Danh sách người đi theo tàu (nếu có);

b) Giấy tờ xuất trình: Chứng chỉ chuyên môn thuyền viên; phương án lai dắt tàu trong trường hợp tàu chạy thử không sử dụng máy của tàu.

2. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép chạy thử theo Mẫu số 55 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

3. Trường hợp tàu biển được cấp Giấy phép chạy thử nhưng quá 24 giờ không chạy thử thì phải làm lại thủ tục chạy thử theo quy định tại Điều này.

4. Trường hợp tàu thuyền chạy thử từ vùng nước cảng biển này tới vùng nước cảng biển khác thì Giấy phép chạy thử được thay thế bằng Giấy phép rời cảng.

Mục 5. THỦ TỤC PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA VÀO, RỜI CẢNG BIỂN

Điều 99. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển

Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển, trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, thực hiện như sau:

1. Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải.

2. Trước khi phương tiện vào cảng biển hoặc sau khi vào neo đậu an toàn, người làm thủ tục nộp, xuất trình Cảng vụ hàng hải đủ các giấy tờ, tài liệu sau:

a)32 Giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, bao gồm (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này): Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 59, Danh sách thuyền viên (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 60, Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở khách) theo Mẫu số 61, Giấy phép rời cảng;

b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính): Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; Sổ Danh bạ thuyền viên; Bằng hoặc Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện; Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa (nếu có).

3. Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục. Trường hợp không hoàn thành thủ tục phải trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 100. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển

Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, thực hiện như sau:

1. Địa điểm làm thủ tục: Trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện hoặc các trạm của Cảng vụ hàng hải.

2. Trước khi phương tiện rời cảng biển người làm thủ tục nộp, xuất trình Cảng vụ hàng hải đủ các giấy tờ, tài liệu dưới đây (các mẫu văn bản được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này):

a) Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo Mẫu số 59;

a1)33 Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi) theo Mẫu số 60;

b) Danh sách hành khách (nếu có thay đổi) theo Mẫu số 61;

c) Giấy tờ liên quan đến những thay đổi so với giấy tờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 99 Nghị định này (nếu có);

d) Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng biển đối với phương tiện thủy nội địa theo Mẫu số 62 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ, không bốc, dỡ hàng hóa, không đón, trả hành khách và giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời cảng không thay đổi so với khi đến thì được làm thủ tục vào, rời vào lúc rời cảng.

5. Trường hợp phương tiện thủy nội địa được cấp Giấy phép rời cảng nhưng vẫn lưu lại vùng nước cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm phương tiện được phép rời cảng thì phải làm lại thủ tục rời cảng biển theo quy định tại Điều này.

Mục 6. HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 101. Nguyên tắc công bố tuyến dẫn tàu và tổ chức, hoạt động của hoa tiêu hàng hải

Tuyến dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được cơ quan có thẩm quyền công bố tại những khu vực có điều kiện thực tế ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Tàu thuyền hoạt động trên tuyến dẫn tàu phải sử dụng hoa tiêu hàng hải, trừ trường hợp được miễn theo quy định.

Điều 102. Đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải

Trường hợp đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải thì Thuyền trưởng tàu được dẫn phải kịp thời thông báo cho Tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải liên quan.

Điều 103. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải

1. Người làm thủ tục gửi yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu đến tổ chức hoa tiêu chậm nhất 06 giờ trước thời gian dự kiến đón hoa tiêu lên tàu; trường hợp khẩn cấp để phòng ngừa tai nạn hàng hải, thời hạn gửi yêu cầu có thể sớm hơn.

2. Trường hợp thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc hủy bỏ yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu, người làm thủ tục phải thông báo cho tổ chức hoa tiêu biết ít nhất 03 giờ trước thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.

3. Tổ chức hoa tiêu có trách nhiệm lập kế hoạch dẫn tàu hàng ngày trên cơ sở yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày gồm các nội dung: Tên, quốc tịch, đặc điểm kỹ thuật cơ bản của tàu, vị trí tàu neo đậu, thời gian hoa tiêu lên tàu, cầu cảng hoặc vị trí tàu dự kiến neo đậu, tên hoa tiêu được bố trí dẫn tàu và những nội dung cần thiết khác.

4. Chậm nhất trước 16 giờ hàng ngày, tổ chức hoa tiêu phải gửi kế hoạch dẫn tàu của ngày kế tiếp để Cảng vụ hàng hải lập kế hoạch điều động tàu vào, rời cảng, quá cảnh hoặc di chuyển trong vùng nước cảng biển; trường hợp có thay đổi hoặc yêu cầu phát sinh khác phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều động tàu trong ngày. Cảng vụ hàng hải lập và gửi kế hoạch điều động tàu cho tổ chức hoa tiêu, doanh nghiệp cảng và tổ chức, cá nhân liên quan trước 17 giờ hàng ngày.

5. Tổ chức hoa tiêu, doanh nghiệp cảng, thuyền trưởng, hoa tiêu dẫn tàu và tổ chức, cá nhân liên quan khác có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải.

6. Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đón hoa tiêu lên tàu; thời gian chờ đợi không quá 04 giờ kể từ thời điểm dự kiến đón hoa tiêu lên tàu, trừ trường hợp người làm thủ tục đề nghị thay đổi thời điểm dẫn tàu và được Cảng vụ hàng hải chấp thuận; quá thời hạn nêu trên, việc yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu bị hủy bỏ và người yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi theo quy định.

7. Chậm nhất 01 giờ kể từ khi nhận được kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải, tổ chức hoa tiêu phải xác báo lại cho người làm thủ tục về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu lên tàu; nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian hoặc sai địa điểm đã xác báo mà tàu thuyền phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác, tổ chức hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi của tàu thuyền theo quy định; người làm thủ tục thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định.

8. Thuyền trưởng tàu được dẫn có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải trong trường hợp hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải thì Thuyền trưởng tàu được dẫn phải kịp thời thông báo cho tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải liên quan.

9. Tổ chức hoa tiêu có trách nhiệm bố trí hoa tiêu dẫn tàu phù hợp với khả năng chuyên môn của hoa tiêu đã được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Điều 104. Trách nhiệm của hoa tiêu dẫn tàu

1. Hoa tiêu dẫn tàu có trách nhiệm:

a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải; trường hợp từ chối dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải biết rõ lý do để kịp thời xử lý;

c) Trong khi dẫn tàu, nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải, việc bố trí tàu lai và điều kiện an toàn cập, rời cầu cảng, sự thay đổi tình trạng của báo hiệu hàng hải, điều kiện an toàn trên luồng hàng hải và những sự việc khác không bảo đảm an toàn theo quy định phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết;

d) Khuyến cáo thuyền trưởng thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp thuyền trưởng không thực hiện theo khuyến cáo, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết;

đ) Chấp hành nghiêm chỉnh việc bố trí dẫn tàu của Giám đốc tổ chức hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Thuyền trưởng. Trường hợp từ chối dẫn tàu vì lý do chính đáng, phải báo ngay cho Giám đốc tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết kịp thời;

e) Trao đổi với thuyền trưởng thông tin về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu, trước khi tiến hành điều động tàu;

g) Lên, xuống tàu đúng vị trí và thời gian quy định.

2. Thuyền trưởng khi tự dẫn tàu có trách nhiệm tuân thủ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

Điều 105. Nghĩa vụ của hoa tiêu khi dẫn tàu

Hoa tiêu khi dẫn tàu có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu.

3. Thực hiện đầy đủ, chính xác lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

4. Không gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu.

5. Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích bị cấm trong thời gian dẫn tàu.

Chương V

AN TOÀN, AN NINH HÀNG HẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mục 1. AN TOÀN HÀNG HẢI, AN NINH HÀNG HẢI

Điều 106. Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền

1. Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.

2. Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển; khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu cảng, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ. Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.

4. Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;

b) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;

c) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;

d) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;

đ) Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

5. Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng; khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định; cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.

Điều 107. Nghĩa vụ tìm kiếm, cứu nạn

1. Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, người phát hiện phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu và tiến hành ngay các biện pháp cứu nạn, phòng ngừa phù hợp để cứu người, tài sản và ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất.

2. Việc cứu người bị nạn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền và các phương tiện khác khi đang hoạt động ở trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu thuyền khác gặp nạn trên biển hoặc trong vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người và tàu thuyền của mình phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch hướng, chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Tàu thuyền bị thiệt hại nhẹ hơn phải cứu trợ tàu thuyền bị thiệt hại nặng hơn cho dù lỗi gây ra tai nạn, sự cố không phải là của tàu thuyền mình.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển để tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn; tất cả các đối tượng được huy động có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Đối với những tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải trên luồng hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải tại khu vực để kịp thời tiến hành cảnh giới, lắp đặt báo hiệu hàng hải và ra thông báo hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

4. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người, phương tiện gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 108. Trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết về các chướng ngại vật mới phát hiện; hư hỏng, sai lệch của hệ thống báo hiệu hàng hải hoặc thông tin khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Điều 109. Hoạt động thể thao, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn và an ninh hàng hải

1. Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao trong vùng nước cảng biển phải thực hiện theo quy định của pháp luật, trước khi tiến hành phải thông báo và thực hiện theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức diễn tập công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, diễn tập về an ninh hàng hải theo quy định của pháp luật.

Điều 110. Vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển

1. Hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật; trước khi tiến hành phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.

2. Hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong vùng nước cảng biển chỉ được thực hiện khi không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường tại khu vực.

3.34 Trước khi cấp phép nuôi trồng thủy sản trong vùng nước cảng biển, cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo pháp luật về thủy sản phải lấy ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực.

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển phải lấy ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi quyết định cấp phép. Không ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

Điều 111. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền trong vùng nước cảng biển

1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ an toàn lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định có liên quan của pháp luật. Các dây buộc tàu phải có tấm chắn chuột theo quy định.

2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xảy ra.

3. Trong quá trình tàu thuyền làm hàng, nếu phát hiện thấy dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc, dỡ hàng hóa phải đình chỉ ngay công việc để xử lý.

4. Khi xảy ra tai nạn lao động trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải; đồng thời, thực hiện việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 112. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng

1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ cảng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển được sử dụng khu vực cổng cảng để thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi đã thỏa thuận với doanh nghiệp cảng.

3. Tổ chức, cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Điều 113. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ

1. Thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ.

2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng biển và của tàu thuyền phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng, trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật.

4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, nổ trên tàu thuyền, trong cảng phải được huấn luyện thành thạo về nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ.

5. Tàu thuyền khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải:

a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ;

b) Đóng kín các cửa mạn ở phía cấp nhiên liệu;

c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;

d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu.

6. Sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền đúng mục đích.

7. Chỉ tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên mặt boong, trong hầm hàng, dưới buồng máy khi nhận được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải.

8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, không tiến hành những việc sau đây:

a) Cho tàu thuyền khác cập mạn;

b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

9. Việc cho phép thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ, trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống cháy, nổ tại khu vực. Thủ tục thực hiện như sau:

a) Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao phương án phòng, chống cháy nổ.

b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải tổ chức lấy ý kiến và có văn bản trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

Điều 114. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng biển

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống cháy, nổ có thẩm quyền ở khu vực quản lý của mình, xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ cần thiết cho tàu thuyền hoạt động ở khu vực đó theo quy định có liên quan của pháp luật.

2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động ứng cứu tàu thuyền bị cháy, nổ ở trong vùng nước cảng biển cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.

3. Giám đốc doanh nghiệp cảng là người chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động ứng cứu sự cố cháy, nổ xảy ra trong vùng đất cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường.

Điều 115. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác

Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu sau đây:

1. Hai tàu không được phép cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ các loại hàng dễ cháy, nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu hoặc chuyển tải dầu giữa hai tàu thuyền.

2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hóa nguy hiểm khác tại cảng biển chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hóa ở những khu vực riêng đã được công bố.

3. Tại các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và ứng phó sự cố môi trường cần thiết theo quy định; trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hóa, tất cả các trang thiết bị này phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hóa dễ cháy, nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác phải được thực hiện đúng quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật quy định.

5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu hoặc các chất nguy hại khác, thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát.

6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan biết để triển khai việc phối hợp ứng cứu.

Mục 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 116. Vệ sinh trên tàu thuyền

Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:

1. Nạo ống khói hoặc xả khói đen.

2. Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường.

3. Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác.

4. Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng.

5. Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường.

6. Tiến hành khử trùng, hun chuột khi chưa thông báo và không theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

Điều 117. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu

1. Tàu thuyền khi hoạt động trong khu vực cảng biển phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và theo chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.

2. Doanh nghiệp cảng phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để xử lý hoặc cung cấp danh sách doanh nghiệp xử lý rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.

Điều 118. Yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải chấp hành những yêu cầu sau đây:

a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ; việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó. Thủ tục được thực hiện như sau:

- Người tiến hành thủ tục gửi trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng hải văn bản theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị chấp thuận tiến hành tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị;

- Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải phải có văn bản trả lời, gửi văn bản trả lời trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến người tiến hành thủ tục; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;

b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;

c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký và sẵn sàng xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.

Điều 119. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển

1. Việc báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra tại cảng biển phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thuyền trưởng của các tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Khi phát hiện có nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết; đồng thời, ghi rõ vào nhật ký của tàu thuyền mình về thời gian, địa điểm và tính chất của sự cố ô nhiễm đó;

b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền mình, phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả và kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết.

3. Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền gây thiệt hại, ô nhiễm môi trường phải bồi thường và bị xử lý theo quy định.

Chương VI

PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI

Điều 120. Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý

1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật; không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng; Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, tàu thuyền và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động an toàn và hiệu quả.

3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp có sự không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Khi thủ tục được thực hiện trên tàu thuyền theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định này hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt khác, do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định và chịu trách nhiệm, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành được thành lập đoàn làm thủ tục do đại diện của Cảng vụ hàng hải làm trưởng đoàn và mỗi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ cử một người tham gia; riêng đối với tàu khách, để giải quyết nhanh thủ tục, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng và hải quan có thể cử thêm người tham gia đoàn nhưng số lượng phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận; nếu xét thấy không cần thiết phải lên tàu thuyền, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thể không cử người tham gia đoàn thủ tục theo quy định tại khoản này nhưng phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục của cơ quan mình.

5. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.

6. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải tại cảng biển.

Điều 121. Trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý

1. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, bao gồm:

a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;

b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác tại khu vực cảng biển để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển mình phụ trách;

c) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển thông báo kịp thời kết quả làm thủ tục và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu doanh nghiệp cảng, chủ tàu, thuyền trưởng của tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải tại cảng biển;

d) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng biển có trách nhiệm:

a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động tại cảng biển theo quy định tại Nghị định này;

b) Thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động tại cảng biển;

c) Thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết để phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh sau khi nhận và xử lý thông tin từ Cảng vụ hàng hải hoặc chủ tàu cung cấp.

Điều 122. Thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành tại cảng biển

1. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giám hộ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tàu thuyền, hàng hóa, hành khách, thuyền viên, kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng và những đối tượng khác khi hoạt động tại cảng biển được thực hiện theo các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Việc giám sát trực tiếp trên tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật;

b) Trường hợp cần thiết để bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống dịch bệnh.

Điều 123. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển

1. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện tốt việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng biển.

2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.

3. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động hàng hải.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 35

Điều 124. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

2. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

b) Quy định liên quan đến thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, vào, rời cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14 và 16 của Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Điều 125. Điều khoản chuyển tiếp

Trường hợp các dự án đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải, khu nước, vùng nước đã được trả lời về sự phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này nhưng chưa tổ chức triển khai thì vẫn tiếp tục được triển khai theo quy định tại Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; nếu triển khai sau ngày 01 tháng 7 năm 2018 thì tuân theo quy định tại Nghị định này.

Điều 126. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC (02).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang



1 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.”

Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định tiêu chí phân loại cảng biển Việt Nam.”

Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.”

Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải.".

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

4 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

5 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022

6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022

7 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

9 Cụm từ “và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nhận bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân đề nghị” theo quy định tại khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

10 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2021.

11 Cụm từ “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” được thay thế bằng cụm từ “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” theo quy định tại khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

12 Cụm từ “và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư” theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

13 Cụm từ “và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư” theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

14 Cụm từ “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” được thay thế bằng cụm từ “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” theo quy định tại khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

15 Cụm từ “và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” được thay thế bằng cụm từ “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư” theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

16 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

17 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

18 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

19 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

20 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

21 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

22 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

23 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

24 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2019.

25 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

26 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

27 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

28 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

29 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

30 Cụm từ “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” được thay thế bằng cụm từ “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” theo quy định tại khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

31 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

32 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

33 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

34 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

35 Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2021 quy định như sau:

" Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2021.

2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

3. Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.".

Điều 6 của Nghị định số 69/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2022 quy định như sau:

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2022.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.” Điều 5 Nghị định số 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023 quy định như sau:

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 11 năm 2023. Khoản 7 Điều 1 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2024.

2. Điều khoản chuyển tiếp:

a) Các văn bản chấp thuận, Quyết định, Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hết thời hạn đã được quy định đối với những văn bản này;

b) Đối với các hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận, Quyết định, Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

c) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có thẩm quyền thu hồi các Giấy chứng nhận; Chi cục trưởng Chi cục Hàng hải Việt Nam có thẩm quyền thu hồi các Giấy xác nhận được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

3. Nghị định này bãi bỏ:

a) Điều 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 4 Nghị định số 69/2022/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải;

b) Điều 18 Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.".

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 57/VBHN-BGTVT

Hanoi, November 09, 2023

 

DECREE

ELABORATING SOME ARTICLES OF THE VIETNAM MARITIME CODE ON MANAGEMENT OF MARITIME OPERATIONS

The Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017 elaborating some Articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations, which has been effective since July 01, 2017, is amended by:

1. The Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019;

2. The Government’s Decree No. 76/2021/ND-CP dated July 28, 2021 on criteria for classification of seaports of Vietnam, which has been effective since September 10, 2021;

3. The Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP dated September 23, 2022 providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022;

4. The Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP dated October 11, 2023 providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Minister of Transport;

The Government promulgates a Decree on guidelines for some articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations1.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Decree provides for guidelines for some articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations, including: investment and construction, operation of seaports, navigational channels, maritime structures, aids to navigation, notices to mariners, operations of marine pilots and operations of ships at seaports and within Vietnamese territorial waters.

2. Regulations of this Decree on maritime safety and security and environmental safety shall be also applied to military ports, fishing ports and ports, inland landing stages within seaport waters.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations, individuals or ships, specialized regulatory authorities involved in investment and construction, management and operation of seaports, navigational channels and management of maritime operations carried out within seaport waters and Vietnamese territorial waters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this law; the terms below shall be construed as follows:

1. “National single-window system” means the system that allows a declarant to submit electronic information and documents to follow administrative procedures for ships’ arrival and departure at seaports, inland waterway ports and offshore oil ports via the National single-window portal. Regulatory authorities shall make decisions via the National single-window portal.

2. “National single-window portal serving the implementation of National single-window system” (hereinafter referred to as “National single-window portal”) means a centralized and integrated information system serving e-procedures for ships’ arrival at and departure from ports and completion of procedures at seaports.

3. “e-procedures” means a method of following procedures via the web portal according to regulations.

4. “web portal” means the National single-window portal or specialized web portal that is used to complete e-procedures for ships.

5. “regulatory authorities at ports” include port authorities or inland waterway port authorities, border checkpoint customs authorities, border guards at ports (hereinafter referred to as “border guards”), quarantine authorities.

6. “professional information systems belonging to professional regulatory authorities at ports” (hereinafter referred to as “professional information systems”) has the functions that are connected to Nation single-window system portal and subsystems that process information and documents submitted by enterprises following procedures via the National single-window system.

7. “procedures for ships’ arrival at and departure from ports via the National single-window portal” (hereinafter referred to as “e-procedures”) means the processing of electronic transactions from the time when the declarant follows e-procedures via National single-window system until he/she receives the decision on completion of the procedures issued by relevant regulatory authorities.

8. “e-applications” mean the electronic information including content of forms, documents to be submitted by the declarant as prescribed; notifications, confirmations of tasks performed through National single-window portal between regulatory authorities at ports and the declarant.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. “declarant” includes shipowners or managers, charterers, operators, masters or persons authorized to follow procedures as prescribed in this Decree.

11. “Port Clearance Certificate” means a document issued by a port authority or competent authority in charge of the last port of dispatch.

12. “electronic Port Clearance Certificate” is a permit issued by a port authority to the declarant in the electronic form through the web portal upon completion of e-procedures for ships’ departure from seaports. The electronic Port Clearance Certificate may serve as a replacement for the paper Port Clearance Certificate.

13. “electronic permission for transit” is a permit issued by a port authority to the declarant in the electronic form through the web portal upon completion of e-procedures in transit. The electronic permission for transit may serve as a replacement for the paper permission for transit.

14. “e-dispatch order allowing a ship to arrive at a port" means a port authority allowing a ship to arrive a port according to the e-dispatching plan on the web portal or when a ship is dispatched within a maritime area of the seaport waters.

15. “maritime area” is the seaport waters and the area under the management of a port authority. A seaport may have more than one maritime areas.

16. "floating terminal” means a system of anchor buoys, chains, concrete blocks for buoy and equipment that are used for anchoring vessels, handling cargoes, embarking and disembarking passengers as well as providing other maritime services.

17. “compulsory marine pilotage area” (hereinafter referred to as “compulsory pilotage area”) means a restricted area within seaport waters or offshore oil field, stretching from the area where a pilot boards or leaves a wharf, floating terminal, terminal, anchorage area, transshipment area, storm shelter, shipbuilding and repairing plant, offshore petroleum depot and vice versa, where ships must be steered by pilots in accordance with the Vietnam Maritime Code. A compulsory pilotage area includes one or more ship navigation routes.

18. “non-compulsory marine pilotage area” (hereinafter referred to as “non-compulsory pilotage area”) means the waters where ships are not required to be steered by pilots in accordance with the Vietnam Maritime Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



20. “expected arrival position” means the pilot boarding location or the boundary of the seaport waters of the operating area of the ship in Vietnamese territorial waters.

Chapter II

MANAGEMENT OF SEAPORTS AND NAVIGATIONAL CHANNELS

Section 1. INVESTMENT IN AND CONSTRUCTION OF SEAPORTS AND NAVIGATIONAL CHANNELS

Article 4. Rules for investment in and construction and power to decide the guidelines for investment in seaports and navigational channels

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals investing in and constructing seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall comply with regulations of this Decree and relevant regulations of law.

2. The investment in and construction of seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall conform to the planning for seaport system development and other relevant approved planning; in the event a seaport or navigational channel project contravene the approved planning for seaport system development, before executing such project, the investor must inform and be accepted by the authority that has the power to approve the planning.

3. The organizations and individuals investing in and constructing specialized seaports, terminals, wharves, floating terminals, anchorages, transshipment areas and navigational channels shall invest in and construct seaport infrastructures, specialized navigational channels berth pockets or water areas unless the nearby current public navigational channel, pilot boarding area, phytosanitary inspection area or turning basin satisfies requirements for operations of ships at such specialized port.

4. The decision on guidelines for investment in seaports, terminals, wharves and navigational channels that is financed by funds for public investment shall be made in accordance with the Law on Public Investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Management of investment in and construction of navigational channels

1. The investment in and construction of navigational channels shall conform to the approved planning for seaport system development and comply with relevant regulations of law.

2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to compile, announce and annually update the list of navigational channels; inspect and supervise the investment in and construction of navigational channels in according to the approved planning.

Article 6. Agreement on locations and detailed technical specifications of seaports, terminals, wharves and navigational channels

1.2 Before approving the investment project, the investor shall submit an application for agreement on locations and detailed technical specifications of the seaport, terminal, wharf or navigational channel, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to Vietnam Maritime Administration. The application includes:

a) The application form made using Form No. 01 enclosed herewith;

b) The copy or electronic copy of the written approval for investment guidelines given by a competent authority as prescribed in Clause 4 Article 4 of this Decree;

c) The original or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the drawing of the structure that shows the coordinates of the location of main structure and other auxiliary structures, the distance from the structure boundary to the adjacent structures;

d) The copies accompanied with their originals for verification purpose or electronic copies or electronic copies from the master registers or certified true electronic copies of the originals of legal documents about the land area for the project (specifying the coordinates of the boundary of the land area);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 02 working days from the day on which a valid application submitted by the investor is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to relevant authorities about the investor’s request. Within 05 working days from the day on which the enquiry form and relevant documents are received, the receiving authority shall send a response to the Vietnam Maritime Administration.

3.3 Within 03 working days from the receipt of adequate opinions from relevant authorities about the investor’s application, the Vietnam Maritime Administration shall prepare and send a written agreement on location and detailed technical specifications, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the investor. If an application is refused, Vietnam Maritime Administration shall give a written response in which reasons for such refusal shall be indicated.

4. Before constructing a seaport, terminal, wharf or navigational channel, the investor shall submit a copy of the investment and construction decision, enclosed with the overall contour map of the site and a copy of the decision on approval for design to the Vietnam Maritime Administration to serve the management.

Article 7. Supervision of construction of other structures within seaport waters

1. The construction of other structures within seaport waters that are not regulated in Article 4 of this Decree shall comply with regulations of this Decree on assurance about maritime safety and security and prevention of environmental pollution, and other relevant regulations of law.

2. Before the start of construction, the investor shall submit a copy of the investment decision and the overall contour map of the site of the structure to the local port authority responsible for the area where the structure is constructed, which will supervise the construction by the investor to ensure maritime safety. This Clause does not apply to the structure that is subject to the plan for maritime safety assurance prescribed in Article 8 of this Decree.

3. The investor in the construction of ports and inland landing stages within seaport waters shall follow procedures prescribed in Article 19 of this Decree.

4.4 For the project on construction of the structures that intersect seaport waters and navigational channels or that affect maritime operations, such as bridges, power lines, cable cars, underground structures and other similar structures, upon his/her proposal for the project, the investor shall, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form, submit a written request to the Vietnam Maritime Administration for its opinions about the necessity, expected location and scale, vertical clearance and depth of the structure.

Within 05 working days from the receipt of the written request for opinions and the copy of overall contour map of the site, the Vietnam Maritime Administration shall send a written response specifying the requirements that need to be satisfied to ensure maritime safety and security, and prevent environmental pollution, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the investor. In case of refusal, Vietnam Maritime Administration shall give a written response in which reasons for such refusal shall be indicated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The local port authority shall inspect and supervise: conditions for start of the construction of structure in accordance with regulations of law; construction location and scale, watercrafts, equipment, construction measures, construction progress, construction supervision by the investor, measures for maritime safety assurance and other necessary contents throughout the investment in and construction of ports, inland landing stages within seaport waters, compliance with the approved master plan and project, assurance about maritime safety and security and prevention of environmental pollution. The inspection and supervision shall only end when the investor completes the construction and clear the obstacles (if any).

Article 8. Plan for maritime safety assurance

1. Before constructing a seaport, terminal, wharf, floating terminal, berth pocket or water area, the investor shall request a competent authority to consider approving the plan for maritime safety assurance and shall organize the implementation of the approved plan.

2. The cases in which a plan for maritime safety assurance must be prepared:

a) Construction of seaports, terminals, wharves, floating terminals, navigational channels, aids to navigation, berth pockets and water areas;

b) Construction of the structures that intersect seaport waters and navigational channels or that affect maritime operations, such as: bridges, power lines, cable cars, underground structures, and other similar structures, drilling rig, wind power, hydropower, thermal power and other similar structures;

c) The structures that are constructed within Vietnamese territorial waters and affect maritime operations.

3. The port authority shall approve the plan for maritime safety assurance. For the structures specified in Point b Clause 2 of this Article, the port authority shall obtain the consent of the Vietnam Maritime Administration before giving approval. Within 04 working days from the day on which the plan for maritime safety assurance submitted by the port authority is received, the Vietnam Maritime Administration shall submit a written consent to the plan for maritime safety assurance to the port authority. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

4. Contents of the plan for maritime safety assurance include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Duration of the construction;

c) Approved construction measures;

d) Plan for maritime safety assurance;

dd) Plan for organization and cooperation in implementation.

5. Procedures for approving the plan for maritime safety assurance: The investor shall submit 01 application, directly or in other appropriate forms, to the local port authority. An application for approval for the plan for maritime safety assurance includes:

a) A written request for approval for the plan for maritime safety assurance according to the Form No. 02. provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A copy of the investment and construction decision;

c) A copy of overall contour map of the site of the structure;

d) The original of the plan for maritime safety assurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The local port authority shall receive the application. If the application is invalid, within 03 working days from the day on which such application is received, the local port authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 07 working days from the day on which such application is received, the local port authority shall submit a written approval for the plan for maritime safety assurance, directly or by post, to the investor.

7. The Decision on approval for the plan for maritime safety assurance of the port authority shall specify: general information about the structure and project; duration of transfer of land; duration of the construction; construction measures; plan for maritime safety assurance; installation and adjustment of the aids to navigation; plan for organization, cooperation in implementation, inspection and supervision, and other necessary contents.

8. Before approving the plan for maritime safety assurance, the local port authority shall send enquiry forms to the maritime safety enterprises, pilotage service providers and other relevant authorities and units; the maritime safety enterprise shall implement the approved plan for maritime safety assurance according to regulations of the investor.

9. The Vietnam Maritime Administration and the port authorities shall inspect the implementation of the approved plan for maritime safety assurance.

Section 2. REGULATIONS ON NAMING AND RENAMING OF SEAPORTS, OFFSHORE OIL PORTS, PORTS, WHARVES, FLOATING TERMINALS, BERTH POCKETS AND WATER AREAS

Article 9. Rules for naming and renaming of seaports, offshore oil ports, ports, wharves, floating terminals, berth pockets and water areas

1. Seaports, offshore oil ports, ports, wharves, floating terminals, berth pockets and water areas shall be named according to the rules prescribed in Article 77 of the Vietnam Maritime Code.

2. The name of a seaport and offshore oil port must be in Vietnamese and may be followed by an English name, starting with the word "Cảng biển" (“Seaport”) or phrase "Cảng dầu khí ngoài khơi" (“Offshore oil port”) then the proper name after the name of the place where the seaport or offshore oil port is located.

3. The name of a port, wharf, berth pocket or water area must be in Vietnamese and may be followed by an English name, starting with the word or phrase “Bến cảng" (Port), “Cầu cảng” (Wharf), “Khu” (”Pocket”), “Vùng” (“Area”) then the proper name of the structure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pockets or water areas shall be named when a competent authority announces the opening of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pockets or water areas at the request of the investor or relevant organizations.

2. The power to decide to rename a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:

a) The Minister of Transport shall decide to rename a seaport or offshore oil port;

b) The Vietnam Maritime Administration shall decide to rename a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area.

3. Procedures for renaming the announced seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:

a) The investor or operator shall submit a written request for renaming of the seaport according to the Form No. 03 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration.

b) Within 02 working days from the day on which a satisfactory application prescribed in Point a of this Clause is received, the Vietnam Maritime Administration shall submit a written request to the Ministry of Transport for permission to rename the seaport or offshore oil port and renaming of the port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area. Within 02 working days from the day on which the written request submitted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall consider and issue the decision on renaming of the seaport or offshore oil port. In case of rejection, the Ministry of Transport shall inform the Vietnam Maritime Administration thereof. The Vietnam Maritime Administration shall submit a written notice to the investor or operator of the seaport.

Section 3. ANNOUNCEMENT OF THE OPENING OR CLOSURE OF A SEAPORT, OFFSHORE OIL PORT, PORT, WHARF, FLOATING TERMINAL, BERTH POCKET OR WATER AREA

Article 11. Conditions for announcement of the opening or closure of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The investor has all documents prescribed in Articles 13 and 14 of this Decree.

Article 12. Power to announce the opening or closure of a seaport, offshore oil port, port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area

1. The Minister of Transport shall decide to announce the opening or closure of a seaport or offshore oil port.

2. The Director General of the Vietnam Maritime Administration shall decide to announce the opening or closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area.

Article 13. Procedures for announcing the opening of a seaport or offshore oil port and announcing the first use of a navigational channel

1. The investor shall submit 01 application, directly or in other appropriate forms, to the Vietnam Maritime Administration. The application includes:

a) A written request for announcement of the opening of a seaport or offshore oil port according to the Form No. 04 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) The record on the commissioning of the completed seaport, offshore oil port or navigational channel (in the event the navigational channel is opened at the same time as the opening of the seaport), enclosed with the written consent to the commissioning results, as-built drawing of the land, vertical and horizontal sections of the seaport (not mandatory for offshore oil ports).

c) The commissioning record signed by the investor and competent organizations on the results of survey of obstacles on the bottom of the area of water facing against the wharf or navigational channel, except for the offshore oil port;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The decision on approval for plan for offshore oil spill.

2. The Vietnam Maritime Administration shall receive the application. If the application is invalid, the Vietnam Maritime Administration shall instruct the investor to complete the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 07 working days from the day on which such application is received, the Vietnam Maritime Administration shall send an enquiry to the People’s Committee of the province where the seaport or offshore oil port is located in writing and submit a written request for decision on the announcement of the seaport or offshore oil port, enclosed with the application prescribed in Clause 1 of this Article to the Ministry of Transport.

3. Within 03 working days from the day on which the written request submitted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall issue the decision on announcement of the opening of a seaport or offshore oil port, made using the Form No. 05 provided in the Appendix enclosed herewith and submit the decision by post to the investor or the investor shall receive it directly at the Ministry of Transport.

4. The first use of a navigational channel shall be announced as follows:

a) In the event the navigational channel is opened at the same time as the opening of the seaport, the Ministry of Transport shall make such announcement;

b) In the event the navigational channel is opened after the seaport is opened or the navigational channel is reinvested and reopened due to adjustment, expansion or upgradation, the Vietnam Maritime Administration shall make the announcement.

5.5 Procedures for request for announcement of the first use of a navigational channel: After the re-investment, adjustment, expansion or upgrade of the navigational channel is completed, the investor or project management organization shall submit an application, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form, to Vietnam Maritime Administration. The application includes:

a) The application form made using Form No. 04 in the Appendix enclosed herewith;

b) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the record of the commissioning of the completely constructed structure, enclosed with the as-built drawing of the navigational channel and aids to navigation system that are invested according to the project;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The copies accompanied with their originals for verification purpose or electronic copies or electronic copies from the master registers or certified true electronic copies of the originals of the notice to mariners about the technical specifications of the navigational channel, enclosed with the contour map of the navigational channel; the notice to mariners about the aids to navigation system that is invested according to the project; the commissioning record signed by the investor and competent organization on the results of survey of obstacles on the bottom of the navigational channel and associated waters.

Within 03 working days from the receipt of the application as prescribed in this Clause, Vietnam Maritime Administration shall announce the first use of the navigational channel as prescribed. In case of refusal, Vietnam Maritime Administration shall give a written response in which reasons for such refusal shall be indicated.

Article 14. Procedures for the opening of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area

1. 6 After the construction of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area is completed, the investor shall submit an application for announcement of the opening of a port, wharf, floating terminal, or dedicated waters, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form, to Vietnam Maritime Administration.

2. The investor shall select an organization licensed to survey and find obstacles, and clear the obstacles (if any) within the area of water facing against the floating terminal and the area of water facing against the port, wharf, navigational channel, berth pocket or water area in accordance with regulations.

After the survey, scanning and clearance of the obstacles, parties shall commission and make a record on commissioning of survey results, scanning and clearance of the obstacles within the area of water facing against the floating terminal and the area of water facing against the port, wharf, navigational channel, berth pocket or water area.

3. An application for announcement of the opening of a port, wharf, berth pocket or water area includes:

a) A written request for the announcement, made using Form No. 06 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) The record on the commissioning of the completely constructed structure before its first use, enclosed with the written consent to the commissioning results, as-built drawing of land, vertical view and cross-section view of the port, wharf, berth pocket or water area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The decision on approval for the environmental impact assessment report of the project;

dd) Commissioning record on fire prevention and fighting;

e) A copy of the certificate of port security according to regulations.

4.7 Procedures for receiving and processing an application: Vietnam Maritime Administration shall receive the application. If the application is invalid, within 03 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 03 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall issue the decision on announcement of the opening of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area, using Form No. 07 provided in the Appendix enclosed herewith, and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the investor.

5. For the seaport that has only one terminal or wharf, after completing the procedures for announcement of opening of a seaport, the investor shall follow the procedures for announcement of opening of the port or wharf as prescribed in this Article before putting it into operation.

6. The documents prescribed in Points d, dd and e, Clause 3 of this Article are not mandatory when announcing the opening of a berth pocket, water area, structure that only serves pilot boarding, quarantine areas, storm shelter or anchorage area used to anchor ships waiting to enter a port, terminal or wharf or anchor public service ships without transshipping or loading cargoes or providing other transport services.

Article 15. Announcement of the first use of other structures

1. After the construction of other structures within seaport waters that are not regulated in Article 4 of this Decree is completed, the investor shall submit the following documents, directly or in other appropriate forms, to a port authority and maritime safety enterprise in the area where the structure is constructed to announce the first use of the structure:

a) A written notice about the first use of the structure, made using the Form No. 08 provided in the Appendix enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The investor shall publish information about the first use of the structure specified in Clause 1 of this Article on three consecutive issues of a central or local daily newspapers or broadcast it on central or local Radio or Television Stations 03 times in 03 consecutive days.

Article 16. Announcement of the closure of a seaport or offshore oil port

1. The closure of a seaport or offshore oil port shall be considered in the following cases:

a) The seaport or offshore oil port is closed for reasons of national defense and security assurance or other special reasons;

b) The seaport or offshore oil port is no longer eligible to operate as prescribed;

c) Epidemics and natural disasters occur and other cases according to regulations of law.

2. Procedures for announcing the closure of a seaport or offshore oil port:

a) Procedures for announcing the closure of a seaport under Point a, Clause 1 of this Article: In case of emergency, the Ministry of Transport shall issue a decision on closure of a seaport, which is made using the Form No. 09 provided in the Appendix enclosed herewith and report it to the Prime Minister. For other cases, within 05 working days from the day on which a written request for closure of a seaport, the Ministry of Transport shall collect comments from relevant authorities about the closure of the seaport and issue an announcement on the closure, which is made using the Form No. 09 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, explanation shall be provided.

b) Procedures for announcing the closure of a seaport under Points b and c, Clause 1 of this Article: The applicant shall submit an application for permission for closure of a seaport according to the Form No. 10 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Announcement of the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area

1. The closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area shall be considered in the following cases:

a) The port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area no longer exits or is ineligible to operate or its closure is requested by the investor or local port authority;

b) The port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area operates ineffectively or its closure is requested by the investor;

c) The seaport or offshore oil port is closed for reasons of defense and security assurance or other special reasons.

2. Procedures for announcing the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area:

a)8 The investor or the regional port authority shall submit an application form which is made using the Form No. 10 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form, to Vietnam Maritime Administration

b) The Vietnam Maritime Administration shall receive the application form. If the application form is unsatisfactory, within 01 working day from the day on which such form is received, the Vietnam Maritime Administration shall provide guidance on the completion of the form as prescribed in this Decree. If the application form is satisfactory, within 05 working days from the day on which such form is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to relevant authorities (if any) and issue the decision on announcement of the closure of a port, wharf, floating terminal, berth pocket or water area according to the Form No. 11 provided in the Appendix enclosed herewith and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the applicant9.

Article 18. Announcement of seaport waters, maritime areas and areas under the management of port authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A written request for announcement of seaport waters;

b) Written comments of the People's Committees of the provinces concerned;

c) The nautical chart showing the boundaries of the seaport waters and areas under the management of the port authority.

2. According to the application specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Transport shall consider announcing the seaport waters and areas under the management of port authorities.

Article 19. Operations of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters

1. Competent authorities shall manage the investment in and construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters in accordance with relevant regulations of law; before responding to the investor with the permission for investment in and construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters, they shall send enquiry forms to local port authorities.

2. After the construction of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters is completed, the investor shall submit relevant documents to a competent authority to request announcement of the first use of the structures as prescribed and shall follow procedures for issuing the announcement of the first use of the structures as prescribed in Article 15 of this Decree.

3. Port authorities are responsible for state management of ports, inland landing stages and fishing ports within seaport waters in terms of maritime safety and security and environmental safety.

4. Competent authorities shall organize state management of operations of ports and inland landing stages within seaport waters in accordance with regulations of the Law on Inland Waterway Transport; and organize state management of operations of fishing ports within seaport waters in accordance with regulations of law on fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 20. Classification of seaports and announcement of the list of seaports and ports of Vietnam

1.10

2. Every March, the Vietnam Maritime Administration shall prepare and submit the list of ports of Vietnam to the Ministry of Transport. The application includes:

a) The application form for announcement of the list of ports of Vietnam;

b) The draft list of ports of Vietnam;

c) A copy of the decision on announcement of a port.

3. The Vietnam Maritime Administration shall announce the list of seaports of Vietnam and navigational channels and the list of announced ports of Vietnam.

4. The funding for compilation of the list of seaports, terminals and navigational channels shall be obtained from the state budget and other legal funding sources.

Article 21. Seaport regulations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Seaport regulations shall be made as prescribed in this Decree, other relevant regulations of law and actual maritime operations carried out at seaports and within areas under the management of port authorities.

3. The Vietnam Maritime Administration shall approve the seaport regulations at the request of the Director of the port authority and comments from relevant organizations

4. The Director of the port authority shall issue, publish and provide guidelines for and inspect the implementation of seaport regulations as prescribed.

5. Vietnamese and foreign organizations, individuals and ships shall comply with seaport regulations while operating within seaport waters and areas under the management of port authorities.

Section 4. MANAGEMENT AND OPERATION OF SEAPORTS, NAVIGATIONAL CHANNELS AND OTHER STRUCTURES WITHIN VIETNAMESE TERRITORIAL WATERS

Article 22. Rules for management and operation of seaports

1. A seaport shall be managed and operated as prescribed in law to ensure investment efficiency and avoid any possible loss and wastefulness.

2. Seaport infrastructures shall undergo quality survey on a periodic basis in accordance with regulations.

3. Surveys on areas of water facing against wharves, berth pockets and water areas shall be periodically made and included in the notices to mariners as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A seaport infrastructure project financed by the state budget shall be partially or entirely leased out in accordance with laws; the revenues generated from such leasing belong to the state budget, and are utilized as prescribed in the law on state budget and prioritized for seaport infrastructure development;

b) The method of management and operation of the seaport infrastructure that is financed by other capital sources not regulated in Point a of this Clause shall be decided by the investor in accordance with regulations of law.

Article 23. Rules for management and operation of navigational channels

1. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to organize state management of the planning for development, investment in and construction of navigational channels nationwide, and announce the first use of, manage and operate these channels nationwide.

2. Maritime safety enterprises shall directly manage and operate the public navigational channels assigned to them.

3. Enterprises shall invest in, construct, manage and operate specialized navigational channels. In the event a specialized navigational channel is converted into a public one, part of investment capital shall be refunded to enterprises in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

4. Every navigational channel operator shall conduct periodic survey in order to issue notices to mariners as prescribed.

5. Management and operation of navigational channels and aids to navigation systems include:

a) Maintenance, upgrade and repair of navigational channels, aids to navigation, and structures and auxiliary equipment for assurance about the safety of maritime operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Periodic surveys of depth and issuance of notices to mariners according to regulations;

d) Dredging and maintenance of navigational channels for assurance about their depth in accordance with design standards.

6. The organization charged with management and operation of navigational channel routes shall submit an annual report on condition of channel routes and plan for management, operation, maintenance, upgrade, repair, survey and issuance of notices to mariners according to regulations to the Vietnam Maritime Administration, which will submit the maintenance plan to the Ministry of Transport for approval.

7. When detecting deviations from disposition of aids to navigation or damage or loss of aids to navigation, including their suspension or replacement, the operating organization shall immediately inform the local port authority. In case of change of positions, specifications or purposes, enquiry forms shall be sent to the local port authority and submitted to the Vietnam Maritime Administration for approval.

Article 24. Public maritime safety assurance services

1. Public maritime safety assurance services include:

a) Operate and maintain aids to navigation, public navigational channels and maritime routes;

b) Survey, establish, publish and update nautical charts of seaport waters, navigational channels and maritime routes;

c) Issue notices to mariners;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Provide electronic maritime information;

e) Repair, improve and upgrade structures and assets to ensure maritime safety;

g) Undertake unexpected missions to ensure maritime safety.

2. The Ministry of Transport shall implement the procurement procedures and assign maritime safety enterprises to provide maritime safety assurance services and products as prescribed.

Article 25. Investment in and construction of temporary seaport infrastructures

Temporary seaport infrastructures shall be established to serve the construction of structures and project or satisfy the needs for socio-economic development in the area for a certain period of time.

1. Conditions for establishment of a temporary seaport infrastructure:

a) The current seaport infrastructure fails to satisfy essential needs in the area;

b) The construction of structures or projects must be served;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Operations of a temporary seaport infrastructure shall be suspended within 03 years when the construction and project is completed or the seaport infrastructure in the area has satisfied the need. For the temporary seaport infrastructure that is a floating terminal or transshipment area in service of local socio-economic development, operation is allowed within a period in conformity with the planning for seaport development.

3. Procedures for reaching an agreement on construction of a temporary seaport infrastructure.

a) The investor shall submit a written request for agreement on construction of a temporary seaport infrastructure, directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form 11, to the Vietnam Maritime Administration.

b) Within 02 working days from the day on which the request is received, the Vietnam Maritime Administration shall send enquiry forms to the local port authority and relevant authorities. Within 03 days from the day on which the written comments are received, the Vietnam Maritime Administration shall request the Ministry of Transport to consider granting a written consent if all conditions are satisfied. Within 03 working days from the day on which the written consent granted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall send a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response sent by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form12, to the investor.

For the temporary seaport infrastructure that is a floating terminal or transshipment area in service of local socio-economic development in the area, within 03 working days from the day on which the written response sent by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall, if necessary, send a written notice to the People’s Committee of the province where the floating terminal or transshipment area is established. Within 03 working days from the day on which the written notice sent by the People’s Committee of the province is received, the Ministry of Transport shall send a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response given by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall send a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly or by post, to the investor.

4. In the event the temporary seaport infrastructure operates beyond the duration prescribed in Clause 2 of this Article, the investor shall submit a written request for extension enclosed with comments from the local port authority. Within 02 working days from the day on which the written request is received, the Vietnam Maritime Administration shall grant a written consent to the extension to the Ministry of Transport if all conditions are satisfied. Within 03 working days from the day on which the written consent granted by the Vietnam Maritime Administration is received, the Ministry of Transport shall send a written response to the Vietnam Maritime Administration. Within 03 working days after the written response sent by the Ministry of Transport is received, the Vietnam Maritime Administration shall a written response specifying whether the construction of the temporary seaport infrastructure is approved, directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form13, to the investor.

5. Procedures for applying for establishment of a temporary seaport infrastructure:

a) After reaching an agreement on construction of a temporary seaport infrastructure, the investor shall submit a written request for establishment of the temporary seaport infrastructure, made using the Form No. 12 provided in the Appendix enclosed herewith and documents about investment in and operation of seaport infrastructures, directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form14, to the Vietnam Maritime Administration;

b) Within 03 working days after the written request is received, the Vietnam Maritime Administration shall grant a written consent to the establishment of the temporary seaport infrastructure. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be sent to the investor directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form15.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. The temporary seaport infrastructure shall be put into operation as prescribed in Article 14 of this Decree.

Article 26. Charges and fees for the management, operation and use of seaports and navigational channels invested in by enterprises

1. Charges and fees for the management, operation and use of seaports and navigational channels shall comply with regulations of law on fees and charges.

2. The Ministry of Finance shall, after reaching an agreement with the Ministry of Transport, specify the specific fee rates for assurance about maritime safety of the navigational channel invested in and operated by enterprises for the purposes of assuring maritime safety and security and preventing environmental pollution.

Article 27. Operations of the structures within Vietnamese territorial waters

1. The survey, exploration, investment in and construction, and establishment of the structures within Vietnamese territorial waters shall comply with regulations of Vietnam’s laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory but must not affect the operational safety of structures on maritime routes and traffic separation within Vietnamese territorial waters.

2. The structures that are installed and constructed within Vietnamese territorial waters must have a safety radius of at least 500 m from the furthermost outer edge of the structure. Within 02 nautical miles measured from the furthermost outer edge of the structure, unauthorized ships must not anchor

3. The floating production storage and offloading unit that operates within Vietnamese territorial waters for the first time and functions as an offshore oil port within 15 years from the day on which its keel is laid.

4. When the service life of a structure within Vietnamese territorial waters expires, it must be dismantled. The investor whose equipment and structures at sea have not been dismantled for technical reasons or due to force majeure events shall inform the local port authority of their locations, sizes, shapes and depth, and install marine signs and aids to navigation according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 5. MANAGEMENT AND OPERATION OF STATE-FUNDED PORT AND WHARF INFRASTRUCTURE

Article 28 (repealed)16

Article 29 (repealed)17

Article 30 (repealed)18

Article 31 (repealed)19

Article 32 (repealed)20

Article 33 (repealed)21

Article 34 (repealed)22

Article 35 (repealed)23

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 37. Inspection of seaport infrastructures

1. Contents and procedures for carrying out inspection of seaport infrastructures shall comply with regulations of law on construction.

2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to organize inspection of seaport infrastructures.

Chapter III

MANAGEMENT OF AIDS TO NAVIGATION AND NOTICES TO MARINERS

Section 1. AIDS TO NAVIGATION

Article 38. General regulations on aids to navigation

1. The investment and construction of aids to navigation must comply with regulations of this Decree and the law on investment and construction. The aids to navigation shall be arranged at necessary locations to ensure the maritime safety.

2. The Ministry of Transport shall organize state management of aids to navigation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Maritime safety enterprises shall be assigned to manage and operate and take responsibility for operational safety of the aids to navigation.

5. An organization or individual that manages and operates public navigational channel, specialized navigational channel, area of water facing against the wharf or conducts survey, constructs and operates the structures within seaport waters and Vietnamese territorial waters should establish, manage, operate and take responsibility for operational safety of the aids to navigation on such channel and waters according to the announced technical standards and regulations.

6. The Minister of Transport shall elaborate the management and operations of aids to navigation system; and issue national technical regulations on aids to navigation.

Article 39. Investment in and construction of aids to navigation

1. Based on the scale, nature and features of state-funded investment project on aids to navigation, the Minister of Transport shall consider making decision on investment or authorize the Director General of the Vietnam Maritime Administration to consider making decision on investment.

2.25 Maritime safety enterprises shall assume responsibility for timely establishment of aids to navigation for irregular maritime safety services and immediately submit reports on such establishment to Vietnam Maritime Administration and the local port authority. The establishment of aids to navigation for irregular maritime safety services shall be exempted from procedures for granting permission for establishment of aids to navigation as prescribed in Article 40 and procedures for putting aids to navigation into operation as prescribed in Article 41 but shall be subject to procedures for issuance of notices to mariners about establishment of new aids to navigation.

3. Organizations and individuals have an obligation to establish the aids to navigation upon management and operation of specialized navigational channels or utilization of the following areas:

a) Areas where boring geology investigations, and oil and gas extraction are carried out;

b) Fishing and aquaculture areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Areas where cables or underground pipes, underground structures and equipment are installed and affect maritime operations;

dd) Areas where military exercise, search and rescue, fire, and oil spill response drills are carried out;

e) Areas where oceanographical data collection system is installed;

g) Areas where entertainment, tourism and sports activities are carried out.

4. Organizations and individuals when building structures that pass the navigational channels or that affects maritime operations, such as: bridges, power lines, cable cars, underground structures, and other similar structures, drilling rig, wind power, hydropower, thermal power and other similar structures shall establish the aids to navigation to ensure maritime safety.

5.26 Before establishing the aids to navigation, the organizations and individuals specified in Clause 3 of this Article are required to obtain approval, from the local port authority or Vietnam Maritime Administration, of the location, scale and type of the aids to navigation as prescribed in Article 40 of this Decree.

5a.27 The establishment of aids to navigation under construction investment projects as agreed upon in writing by maritime authorities or approved under maritime safety assurance plans shall not be subject to procedures for granting permissions in Article 40 of this Decree.

6. The establishment of aids to navigation must comply with the national technical regulations on aids to navigation.

Article 40. Procedures for granting permission for establishment of aids to navigation 28

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The application form made using Form No. 15 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the technical design of the aids to navigation;

c) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the chart and coordinates of the aids to navigation.

2. If the aids to navigation are to be established within seaport waters, an application shall be submitted directly or by post or via the online public service system to the relevant port authority.

The port authority shall receive the application and, if the received application is invalid, provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree within 02 working days upon its receipt of the application.  If the application is valid, within 05 working days from the receipt of the application, the port authority shall give a written permission for establishment of aids to navigation. In case of refusal, a written response indicating reasons for its refusal shall be given.

3. If the aids to navigation are to be established outside seaport waters or both within and outside seaport waters or within seaport waters under jurisdiction of different port authorities, an application shall be submitted directly or by post or via the online public service system to Vietnam Maritime Administration.

Vietnam Maritime Administration shall receive the application and, if the received application is invalid, provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree within 02 working days upon its receipt of the application. If the application is valid, within 05 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall give a written permission for establishment of aids to navigation. In case of refusal, a written response indicating reasons for its refusal shall be given.

Article 41. Procedures for putting aids to navigation into operation 29

1. An application for approval for putting aids to navigation into operation includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the record of commissioning and transfer;

c) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the contour map of obstacles found on the newly constructed navigational channel route that is carried out by a unit licensed to measure and survey. This unit shall assume the joint responsibility with the investor for legality of the survey documents;

d) The copy accompanied with its original for verification purpose or electronic copy or electronic copy from the master register or certified true electronic copy of the original of the notice to mariners about the establishment of new aids to navigation.

2. If the aids to navigation are to be established within seaport waters, the investor shall submit an application directly or by post or via the online public service system to the relevant port authority.

The port authority shall receive the application and, if the received application is invalid, provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree within 02 working days upon its receipt of the application.  If the application is valid, within 05 working days from the receipt of the application, the port authority shall issue a decision to put aids to navigation into operation. In case of refusal, a written response indicating reasons for its refusal shall be given.

3. If the aids to navigation are to be established outside seaport waters or both within and outside seaport waters or within seaport waters under jurisdiction of different port authorities, the investor shall submit an application directly or by post or via the online public service system to Vietnam Maritime Administration.

Vietnam Maritime Administration shall receive the application and, if the received application is invalid, provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree within 02 working days upon its receipt of the application. If the application is valid, within 05 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall issue a decision to put aids to navigation into operation. In case of refusal, a written response indicating reasons for its refusal shall be given.

Article 42. Responsibilities of the unit charged with managing and operating aids to navigation

1. Prepare a plan for periodic repair, improvement and upgrade of aids to navigation and submit it to a competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Repair the aids to navigation in a timely manner when the aids to navigation are damaged, lost or deviated.

4. Promptly compile a dossier on the extent of damage, loss or deviation of the aids to navigation and submit it to a relevant authority to for investigation and handling when necessary or at the request of the competent authorities.

5. Submit quarterly reports on actual operation of aids to navigation to the Vietnam Maritime Administration according to the Form No. 17 provided in the Appendix enclosed herewith.

6. Inform a competent organization upon change of features of aids to navigation compared with the issued notices to mariners to promptly issue notices to mariners.

Section 2. NOTICES TO MARINERS

Article 43. General regulations on issuance of notices to mariners

1. The Ministry of Transport shall perform the state management of notices to mariners as prescribed.

2. Ministries, central authorities and relevant organizations shall, within their competence, specify the establishment and disclosure of notices and information about security, meteorological and hydrological conditions, earthquake, tsunami, health, epidemics and other specialized information relating to the activities of people and ships within seaport waters and Vietnamese territorial waters.

3. The Vietnam Maritime Communication and Electronics Company shall transmit notices to mariners and maritime information as prescribed in Article 59 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Notices to mariners shall be simultaneously transmitted through the coastal communication system and other appropriate means of communication.

6. The issuance of notices to mariners shall comply with relevant regulations of law.

Article 44. Classification of notices to mariners

Based on their purposes, the notices to mariners are classified as follows:

1. The notices to mariners about operations of aids to navigation:

a) The notices to mariners about new establishment of aids to navigation: the location, effect and operational features of visual, audio and radio aids that are established must be included in the notices to mariners according to the Form No. 18 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) The notices to mariners about change of operational features of aids to navigation: when the operational features of the aids to navigation are changed, such changes must be issued using the Form No. 19 provided in the Appendix enclosed herewith;

c) The notices to mariners about suspension of operations of aids to navigation: when the aids to navigation are no longer capable of operating in accordance with the announced features, the operational suspension of such aids to navigation must be issued using the Form No. 20 provided in the Appendix enclosed herewith;

d) The notices to mariners about restoration of operations of aids to navigation: after the breakdown of aids to navigation is completely handled, the restoration of such aids to navigation must be issued using the Form No. 21 provided in the Appendix enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The notices to mariners about technical specifications of navigational channels, areas of water facing against wharves, berth pockets and water areas:

a) The navigational channels and areas of water facing against wharves and other berth pockets and water areas, after being constructed, dredged, maintained, improved and upgraded, must have their depth surveyed in order to issue the notices to mariners and periodically surveyed and included in the notices to mariners;

b) Maritime safety enterprises shall survey the depth of public navigational channels berth pockets and water areas (except for the specialized transshipment areas) to include it in the notices to mariners;

c) The survey of depth and scan of obstacles of the specialized navigational channels, areas of water facing against wharves and specialized transshipment area shall be carried out by the organizations licensed to carry out measurement and survey. The organization or individual that manages and operates a specialized navigational channel and within an area of water facing against the wharf and specialized transshipment area shall take responsibility for the accuracy of the measurement and survey data provided for issuance of notices to mariners and also take responsibility for losses related to the accuracy of such measurement and survey data;

d) The depth survey and obstacle scanning specified in Points b and c of this Clause must be carried out in line with the method and technical procedures specified by the Ministry of Transport.

dd) The notices to mariners specified in this Clause are made using the Forms No. 23 and No. 24 provided in the Appendix enclosed herewith.

3. The notices to mariners about newly-found dangerous obstacles: if there is any maritime accident or emergency resulting in ship sinking or obstacles threatening maritime safety are found, the notice to mariners about such obstacles shall be made using the Form No. 25 provided in the Appendix enclosed herewith.

4. The notices to mariners about construction sites at sea or on navigational channels: the construction sites at sea or on navigational channels affecting the maritime operations shall be included in the notice to mariners about such structures, made using the Form No. 26 provided in the Appendix enclosed herewith.

5. The notices to mariners about underground structures or structures passing the navigational channels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The navigational space and clearance of and other safety conditions for structures passing the navigational channel must be included in the notices to mariners.

The notices to mariners specified in this Clause are made using the Form No. 27 provided in the Appendix enclosed herewith.

6. The notices to mariners about the traffic separation, restrictions or suspension of navigational channels: in special case, ships and vehicles must change their route, be restricted or operations of navigational must shall be suspended, a notice to mariners about the traffic separation, restrictions or suspension of navigational channels shall be made using the Form No. 28 provided in the Appendix enclosed herewith.

7. The notices to mariners about sea areas where maritime operations are restricted or prohibited: in case a sea area is used for, military exercise waste dumping area, prohibited anchorage, search and rescue drill area, areas where oil or toxic substance spills occur, land dumping area, scientific research area, fishery, aquaculture, entertainment, tourism and sports area, area with installation of oceanographical data collection system or other civil activities that, by nature, may endanger ships in such sea area. Therefore, those areas must be included in the notice to mariners, which is made using Form No. 29 provided in the Appendix enclosed herewith.

8. The notices to mariners about retransmitted information and maritime instructions relating to the maritime operations: information about security, meteorological and hydrological conditions, earthquake, tsunami, health, epidemics and other specialized information relating to the activities of people and ships within seaport waters and Vietnamese territorial waters.

9. The notices to mariners about announcement of maritime route and traffic separation within Vietnamese territorial waters: upon announcement of maritime route and traffic separation within Vietnamese territorial waters, the notice to mariners shall be issued using the Form No. 30 provided in the Appendix enclosed herewith.

Article 45. Power to issue notices to mariners

1. Every maritime safety enterprises shall issue the notices to mariners specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 44 of this Decree.

2. Every port authority shall issue the notices to mariners specified in Clauses 6, 7 and 8, Article 44 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 46. Contents and requirements of notices to mariners

1. The contents of notices to mariners must be clear, concise, easy to understand and fully and correctly reflect the required information.

2. Requirements of notices to mariners:

a) The location specified in a notice to mariners is taken according to the VN-2000 and WGS-84 coordinate system with 1/10-second accuracy;

b) The depth specified in a notice to mariners is the depth of the shallowest point in the area to be announced and is calculated in meter up to the water level “Chart datum” with 1/10-meter accuracy;

c) The geographical name specified in a notice to mariners is taken by the geographical name specified in the nautical chart or in other published nautical materials. In case the geographical name has not been specified in the abovementioned documents, the local common name shall be used;

d) The language used in the notice to mariners is the Vietnamese; it may be translated into English when necessary;

dd) Effective and expiry date of a notice to mariners (if any).

Article 47. Responsibilities of organizations for issuance of notices to mariners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities of the issuing organization:

a) Publish the required information in an adequate, accurate and timely manner;

b) Promptly correct and re-issue the notices to mariners upon detection of errors or change of contents.

3. The data and information provider shall be responsible to law for the accuracy of the provided data and information.

Article 48. Procedures for issuance of notices to mariners about the establishment of new aids to navigation

1. The investor or operator shall submit an application for issuance of the notice to mariners, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization as prescribed in Article 45 of this Decree. The application includes:

a) A written form made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A copy of a competent authority’s written consent to the establishment of aids to navigation;

c) A copy of technical design;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Procedures for receipt and processing of applications:

a) If the application is invalid, within 02 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree;

b) If the application is valid, within 05 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall examine the application and issue the notice to mariners. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

Article 49. Procedures for issuance of notices to mariners about change of features, suspension, restoration and cessation of operations of aids to navigation

1. The unit charged with managing and operating aids to navigation shall submit 01 application for issuance of the notice to mariners, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization according to regulations. The application includes:

a) A written form for issuance of the notice to mariners about operations of aids to navigation, made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A record on condition of aids to navigation.

2. Within 24 hours since receipt of the prescribed application, the issuing organization shall examine the application and issue the notice to mariners. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

Article 50. Procedures for periodic issuance of the notices to mariners about technical specifications of navigational channels, areas of water facing against wharves, berth pockets and water areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A written form made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A record on commissioning of survey results;

c) A contour map of depth survey carried out within 15 days by the time the application is submitted, a survey report and other relevant documents collected at the site.

2. Procedures for receipt and processing of applications:

a) If the application is invalid, within 02 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree;

b) Within 05 working days from the day on which a valid application is received, the competent authority shall examine the application and issue the notice to mariners, submit a written consent to the establishment of aids to navigation. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

3. The notices to mariners about technical specifications of public navigational channels berth pockets and water areas (except for specialized transshipment areas) which are specified in the periodic notices to mariners by the issuing organization shall be issued after the record on commissioning of survey results, contour map of depth survey, survey report and other relevant documents collected at the site are received.

Article 51. Procedures for first issuance of the notices to mariners about technical specifications of navigational channels, areas of water facing against wharves, berth pockets and water areas after being built, dredged, maintained, improved and upgraded

1. The investor or operator shall submit an application for the issuance of notices to mariners, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization according to regulations. The application includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A copy of a competent authority’s written response to the conformity to the master for seaport development;

c) A copy of the technical design approved by a competent authority;

d) A copy of as-built drawing;

dd) Record on commissioning and transfer of the structure;

e) Record on commissioning of results of the survey and obstacle scan;

g) A contour map of depth survey, which has to be carried out within 15 days before submission of the application, the survey report and other relevant documents collected at the site;

h) A contour map of the scanning route.

2. Procedures for receipt and processing of applications:

a) If the application is invalid, within 02 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 52. Procedures for issuance of notices to mariners about the construction sites at sea or on navigational channels

1. The investor or operator shall submit an application, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization according to regulations. The application includes:

a) A written form made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A copy of the technical design approved by a competent authority;

c) A copy of a competent authority’s written consent to the construction;

d) A copy of construction plan or drawing;

dd) A copy of the traffic safety plan approved by a competent authority;

e) Main technical specifications of the construction equipment.

2. Procedures for receipt and processing of applications:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If the application is valid, within 05 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall examine the application and issue the notice to mariners. In case of rejection, explanation shall be provided in writing.

Article 53. Procedures for issuance of the notices to mariners about underground structures or structures passing navigational channels

1. The investor or operator shall submit an application for the issuance of notices to mariners, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization according to regulations. The application includes:

a) A written form made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A copy of the technical design approved by a competent authority;

c) A copy of as-built drawing;

d) Records on commissioning and transfer of the structures;

dd) Records on commissioning of results of obstacle scan;

e) Main technical specifications of the structures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the application is invalid, within 02 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall provide guidance on the completion of the application as prescribed in this Decree;

b) If the application is valid, within 05 working days from the day on which such application is received, the competent authority shall examine the application and issue the notice to mariners. In case of rejection, explanation shall be provided in writing.

Article 54. Procedures for issuance of notices to mariners about the sea areas where maritime operations are restricted or prohibited

1. The investor or operator shall submit an application for the issuance of notices to mariners, directly or in other appropriate forms, to the issuing organization according to regulations. The application includes:

a) A written form made using the Form No. 31 provided in the Appendix enclosed herewith;

b) A contour map or nautical chart showing the sea areas where maritime operations are restricted or prohibited;

c) A copy of a competent authority’s written consent according to regulations of law (if any);

d) Necessary documents and information relating to the sea areas where maritime operations are restricted or prohibited (if any).

2. Procedures for receipt and processing of applications:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If the application is valid, within 03 working days from the day on which such application is received, the issuing authority shall examine the application and issue the notice to mariners. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

Article 55. Issuance of notices to mariners about the newly-found dangerous obstacle

After receipt of information about a maritime accident or emergency resulting in ship sinking or upon detection of obstacles threatening maritime safety, the issuing organization shall immediately carry out inspection, survey and issue a notice to mariners about the newly-found dangerous obstacle.

Article 56. Issuance of notices to mariners about traffic separation, restrictions or suspension of navigational channels

After receipt of the decision on traffic separation, restrictions or suspension of navigational channels within its area, the issuing organization shall immediately issue a notice to mariners.

Article 57. Issuance of notices to mariners about retransmitted information and maritime instructions relating to the maritime operations

After receipt of the information about security, meteorological and hydrological conditions, earthquake, tsunami, health, epidemics and other specialized information relating to the activities of people and ships within seaport waters and Vietnamese territorial waters, port authorities shall issue notices to mariners about such information.

Article 58. Issuance of notices to mariners about announcement of maritime routes and traffic separation within Vietnamese territorial waters

After making a decision or receiving the decision on announcement of maritime routes and traffic separation within Vietnamese territorial waters, the issuing organization shall immediately issue a notice to mariners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. After being issued, the physical or electronic notice to mariners must be immediately sent to the Vietnam Maritime Administration, the relevant port authorities, relevant pilotage service providers and the Vietnam Maritime Communication and Electronics LLC and other relevant organizations and individuals.

2. The Vietnam Maritime Communication and Electronics LLC shall transmit the notices to mariners through the Vietnamese coastal communication system in Vietnamese and English language by appropriate communication modes. The notices to mariners shall be transmitted using the Form No. 32 provided in the Appendix enclosed herewith.

3. The notices to mariners shall be transmitted as follows:

a) The notices to mariners specified in Clauses 1, 2, 4, 5 and 9, Article 44 of this Decree shall be transmitted at least 02 times a day and in 03 consecutive days;

b) The notices to mariners specified in Clauses 3, 6, 7 and 8 Article 44 of this Decree shall be transmitted 04 times a day in a row until a new notice to mariners is transmitted;

c) Based on the actual condition, the Vietnam Maritime Administration shall consider increasing or reducing frequency or stopping transmitting notices to mariners specified in Point b of this Clause at the request of the Vietnam Maritime Communication and Electronics LLC.

4. Issuing organizations and Vietnam Maritime Communication and Electronics LLC shall publish all contents of notices to mariners on their websites.

5. Funding for announcement and transmission of notices to mariners are granted by the annual operational funding of authorities and units.

Article 60. Providing information for notices to mariners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals engaged in maritime operations within seaport waters, navigational channels and Vietnamese territorial waters shall promptly and accurately provide the issuing organizations with the following information if they discover:

a) Deviations from location or operational features of aids to navigation compared with the contents of announced notices to mariners;

b) New obstacles that are yet to be included in the notices to mariners or marked on the nautical chart;

c) Other information relating to maritime safety.

3. Issuing organizations shall receive and examine data and information specified in Clause 2 of this Article to issue notices to mariners.

Chapter IV

MANAGEMENT OF OPERATIONS OF SHIPS

Section 1. GENERAL REQUIREMENTS APPLIED TO OPERATIONS OF SHIPS

Article 61. Flying of flags on ships and welcome ceremony

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A Vietnamese ship must fly the national flag of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as "national flag”) on top of the mizzenmast; for the ship without mizzenmast, the national flag shall be flown on top of the main mast;

b) A foreign ship must fly the national flag on top of the highest mast;

c) Every day, the national flag shall be raised at sunrise and lowered at sunset. In winter, on foggy days, the national flag shall be raised at a time when it is visible. The national flag shall be raised earlier or lowered later than the time when a ship arrives at or departs from a port, encounters a military ship or two Vietnamese ships see each other;

d) On the National Independence Day of the Socialist Republic of Vietnam or upon a visit by the heads of the Communist Party or the State to the seaport, all ships that are anchored within seaport waters must fly a ceremonial lag under the instructions of the Director of the port authority;

dd) A foreign flagged ship must inform in advance and follow the directions of the port authority when it desires to fly a ceremonial flag or burial flag or sound its horn on its national celebrations;

e) The Director of the port authority may relieve some rudimentary watercraft of responsibility for flying national flag when they operate within seaport waters.

2. Regulations on the flying of flags on Vietnamese ships:

On the major holidays, the ship shall hang an international maritime signal flag line from its forward mast to the mizzen mast through the crossbeams of fore mast and main mast; the national flag shall be flown on top of the fore mast and main mast, mizzen mast and forward mast flying the shipowner’s signal flag (if any). The decoration of signal flags must not affect the handling of cargoes. On other holidays, the ship shall hang an international maritime signal flag line from its forward mast to fore mast and the second line from the main mast to the mizzen mast; the national flag shall be flown on top of the fore mast, main mast and mizzen mast. The Vietnamese and foreign national flag, military flag, insignia flag and red cross flag must not be used for decoration of the ceremonial flag line.

b) Upon the visit by the General Secretary of the Communist Party of Vietnam, President, Vice President, President of the National Assembly, Deputy President of the National Assembly, Prime Minister and Deputy Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam to the ship, in addition to the national flag flown on top of the mizzen mast, another one shall be flown on top of the main mast and shall only be lowered when those leaders leave the ship;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) When a ship is anchored at a foreign seaport, the national flag of Vietnam must be raised before and lowered after the national flag of the country where the ship is anchored;

dd) When a ship is underway within the foreign territorial waters or arrives or departs or is anchored within the foreign seaport waters, it must fly the national flag of such country on its main mast;

e) The national flag must be flown in the open state. On the national day of mourning, the national flag must be flown following state funeral protocol;

g) The duty mariner shall raise and lower the national flag on the duty deck officer’s orders.

3. Upon a visit by senior leaders of the Communist Party and the State to the ship: In case a notice is issued in advance, the master shall order crew to wear ceremonial costumes, stand in a vertical line along the hallway at the landing, the master must be present at the foot of the stairs to welcome guests. In case a notice is not issued in advance, the duty deck officers must welcome guests at the foot of the stairs and inform the master.

Article 62. Requirements applied to ships operating within seaport waters and areas under the management of the port authorities

1. Ships shall only be anchored, dispatched, berthed and perform side-by-side mooring or carry out other similar operations within seaport waters and navigational channels when the Director of the port authority gives a dispatch order or consent. The dispatch order of the Director of the port authority shall be made in a timely, accurate and adequate manner, in case of ineligibility to do so, the master shall inform the port authority.

2. While operating ships within seaport waters and Vietnamese territorial waters, in addition to complying regulations for preventing collisions at sea, the master shall comply with the following regulations:

a) Maintain contact with the port authority via VHF or other communications equipment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Comply with all regulations on the limit speed when navigating in channels, warning signal, safety regime and other regulations; move at a safe speed when passing through areas where underwater activities are being carried out, channels are being dredged, marker buoys is being set, salvage is being perform, fishery activities are being carried out or when passing through the areas where ships are being anchored or dispatched;

d) Do not dispatch a ship to pass through the areas with bridges or lines stretching over channels while the height of such ship exceeds the vertical clearance. The navigation of ships in narrow channels complies with regulations of the Director of the port authority; anchor gear and other similar equipment must be always ready for quick execution of the master’s orders;

dd) Do not let ships drag or pull anchors underwater while operating in channels or canals unless it is compulsory to do so to avoid possible accidents;

e) Only dive or carry out underwater activities after obtaining the consent of the port authority. Procedures for applying for permission are as follows: The declarant shall submit a written request made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or by post, to the port authority. Within 04 working hours since receipt of the request, the port authority shall submit a written response. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

3. In addition to complying with regulations of this Article, the master or commander engaged in the construction of maritime structures, ships specializing in dredging of channels or extraction of sand or floating cranes and other construction equipment must apply for permission before carrying out activities in the seaport waters. Procedures for applying for permission are as follows: The declarant shall submit a written request made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or by post, to the port authority. Within 04 working hours since receipt of the request, the port authority shall submit a written response. In case of rejection, a written response specifying reasons thereof shall be given.

4. Before entry procedures are completed or after exit procedures are completed, persons on board are prohibited from contacting persons other than the crew, except pilots, shipping agents and other persons who are performing their tasks on board.

Article 63. Vessel traffic service system

1. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to build and put the VTS system into operation and issue regulations on management of operations of the system.

2. The Director of the local port authority shall operate and maintain the VTS system to ensure maritime safety and security and protect the environment as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 64. Ship towage

When a ship arrives at, departs from and operates at a seaport, a tugboat shall be deployed as follows:

1. A ship with the length overall of 80 m or more that arrives at or depart from a wharf, floating terminal; performs side-by-side mooring; moves or moves within the channel, turns within the area of water facing against the wharf, area of water facing against floating terminal, berth pockets and water areas within seaport waters and area under the management of the port authority, must be assisted by a tugboat.

2. The quantity and power of the tugboat and the situations in which tugboats must be deployed shall be determined according to the length overall, load and characteristics of the ship, actual condition in the area, comments of relevant organizations and individuals and shall be specified in the seaport regulation.

3. The master may request the addition of tugboats or request a tugboat with a larger capacity when necessary.

4. Apart from the regulation specified in Clause 1 of this Article, the master may request a tugboat when necessary.

Article 65. Anchoring

1. When a ship is safely anchored in a designated location, its main aft must be constantly kept ready to operate when necessary. It must be lighted at night or in case of reduced visibility and all signs and warning signals must be maintained as prescribed.

2. When a ship is drifted, the master shall immediately take appropriate remedial measures to prevent maritime accidents or emergencies and inform such to the port authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 66. Anchoring

1. In the cases where a ship is anchored without cargo handling or embarkation or disembarkation of passengers or does not provide services for 30 days or more, an anchoring plan shall be prepared and submitted to the local port authority for approval.

2. The anchoring plan includes the following contents:

a) Name of the ship;

b) Owner and person charged with managing and operating the ship;

c) Technical specifications of the ship;

d) Reasons for anchoring;

dd) Expected time and position for anchoring;

e) The number of crew on board during anchoring of the ship;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Measures for emergency response.

3. Based on the actual conditions, the port authority shall decide the number of crew on board and approve the anchoring safety plan.

Article 67. Responsibilities of port enterprises for operations of ships

1. The port enterprise shall provide space for ships to anchor, berth or move. Before 16:00 every day, the enterprise shall inform the dispatching plan for a ship’s arrival or departure to the port authority. In case of any change, the enterprise shall immediately inform the port authority for adjustments to the daily dispatching plan.

2. After receiving notice about the dispatching plan of the port authority, the port enterprise shall fulfill the following requirements:

a) Provide a wharf with a sufficient length and make other necessary preparations as prescribed to ensure safe landing of ships. The wharf must be sufficiently lighted and clear of any objects on its surface which might obstruct or endanger its anchoring or berthing or other normal activities of the crew and passengers;

b) Employ skillful workers to moor or unmoor the ship upon its arrival at or departure from a wharf; bollards must be ready for quick and safe mooring and unmooring. At mooring and unmooring locations, appropriate warning signals must be maintained as prescribed;

c) Complete the preparation of a wharf at least 01 hour before the expected time for landing of the ship coming from the sea or at least 30 minutes for the ship moving or changing its location within the port waters;

d) Ensure security and order in the wharf where cargoes or passengers are loaded and unloaded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Maintain the technical state of the wharves, warehouses, storage yards, equipment, the depth of the areas of water facing against the wharf and other water areas which are managed and used by the port enterprise as prescribed; carry out periodic surveys and apply for issuance of the notices to mariners that include the area of water facing against the wharf and other water areas which are managed and used by port enterprise. Carry out a survey of the technical state of the seaports in accordance with regulations specified in Article 37 of this Decree and relevant regulations of law to ensure operational safety;

g) Organize the implementation of the regulations of law on maritime safety and security assurance and environmental safety at the seaport. In case of maritime accident or emergency, fire, explosion or environmental emergency, promptly take appropriate preventive measures and inform such measures to the port authority and relevant authorities.

Article 68. Side-by-side mooring

1. Based on conditions for maritime conditions, the Director of the port authority shall allow ships to perform side-by-side mooring at the request of the relevant masters, but the following rules shall be observed:

a) The ship with a gross tonnage of 1,000 GT or more may moor two abreast. Other types of ships may moor three abreast, provided that they do not obstruct normal operations in navigational channels and areas of water facing against wharves;

b) The larger ship is not allowed to perform side-by-side mooring from the outside of the smaller ship;

c) Between ships moored side-by-side to each other, ropes must be properly moored and there must be anti-collision fenders between them;

d) Only public service ships, ships supplying water, oil, food, equipment and other provisions, pilot ships, fire-fighting ships, ships transshipping passengers from passenger ships or similar service ships may be moored side-by-side to the passenger ships.

2. Masters must use appropriate kinds of ropes for ships performing side-by-side mooring. Ropes must not be moored to beams, frames or other structures of the port, and areas not designated for moorage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 69. Watch-keeping upon operation of ships at seaports

1. When the ship operates at a seaport, the master shall arrange lookouts who are ready to deal with the drifting of anchors, broken anchor lines, broken mooring lines or too tense or too loose mooring lines or other threats to safety of ships, cargoes and persons on board; and constantly keep engines, life-saving and fire-fighting equipment and stand-by emergency equipment ready for operation.

2. When anchored in the seaport waters, there must be always at least two-thirds of seafarers on board with appropriate positions on board, including the master or chief mate and the chief engineer officer or second engineer officer that are responsible for dispatching ships or dealing with emergency cases.

3. The Director of the port authority shall inform masters of storm-sheltering plans, storm shelters, necessary maritime instructions and preventive measures to be taken in seaport waters and management areas in which ships are operating.

4. When a storm is imminent, ships shall quickly move to storm shelters under orders from the Director of the port authority.

Article 70. Procedures for temporary detention of a ship for investigation into maritime accidents

1. The Director of the port authority shall issue the decision on temporary detention of a ship as prescribed in Clause 1 Article 114 of the Vietnam Maritime Code. The decision on temporary detention of a ship made using the Form No. 37 provided in the Appendix enclosed herewith shall be immediately delivered to the master of the detained ship, the Vietnam Maritime Administration and regulatory authorities at the seaport.

2. Upon receipt of the decision on temporary detention of a ship issued by the Director of the port authority, the master, shipowner or ship operator must comply with requirements specified in such decision.

3. After the reasons for temporary detention of a ship no longer persist or duration of such temporary detention of a ship expires, the Director of the port authority shall issue a decision to terminate the detention of the ship, made using the Form No.17 provided in the Appendix enclosed herewith, and send it to the master of the detained ship, the Vietnam Maritime Administration and regulatory authorities at the seaport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 71. Conditions for ships to depart from seaports

1. A ship may depart from a seaport after the conditions for technical safety and environmental safety are met as prescribed, the procedures specified in this Decree are completed and it is issued with a Port Clearance Certificate by the Director of the port authority, except the cases specified in Clause 2 of this Article.

2. In case a ship arrives at a seaport and is expected to stay at the seaport within 12 hours, the master shall inform such to the local port authority for cooperating with other relevant regulatory authorities in completing the procedures for ship’s arrival at or departure from a seaport at the same time.

3. A ship is not allowed to leave a seaport in the following cases:

a) The cases prescribed in Clause 2 Article 98 of the Vietnam Maritime Code;

b) Its shown draft is higher than the permitted load line or it is heeled over 06 degrees of freedom movement or its hull is not totally watertight;

c) The ship is carrying bulk cargoes, grains or extra-long, extra-heavy cargoes, dangerous cargoes, or deck cargoes but necessary security measures in accordance with the rules for transport of such cargoes are not fully implemented;

d) The ship is yet to be repaired or subject to additional conditions for maritime safety and security and environmental safety at the request of the port authority, maritime inspection authority or other regulatory authorities.

Section 2. GENERAL REGULATIONS ON PROCEDURES FOR SHIPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The ship that enters, exits, transits, arrives and departs from seaports and operates within Vietnamese territorial waters must follow procedures according to the following regulations, except for the ship that passes safely as prescribed by law:

1. Ships shall undergo the procedures prescribed in Section 4 of this Chapter.

2. Domestic watercraft shall undergo the procedures for arrival at and departure from seaports as prescribed in Section 5 of this Chapter, except for the cases prescribed in Article 3 and Article 5 of this Decree.

3. Domestic watercraft that enters and exits a seaport shall undergo the same procedures prescribed in Articles 87, 88, 89 and 90 of this Decree.

4. Fishing ships shall be compliant with regulations of the Law on Fisheries.

5. Military ships, public service ships, submarines, submersibles, floating production storage and offloading units, mobile offshore drilling units, hydroplanes, VR-SB domestic watercraft and other watercraft that are not specified in Clauses 2 and 3 of this Article shall undergo the procedures prescribed in Clause 1 of this Article and other relevant regulations of law.

Article 73. Procedures for ships’ arrival at and departure from wharves, seaports and ports, inland landing stages within seaport waters or maritime areas

1. The ship that arrives at and departs from the maritime area within a seaport shall undergo the procedures which are the same as the ship that arrives at or departs from a seaport.

2. For the ship that arrives at a seaport or maritime area and then arrives at a port or inland landing stage within such seaport waters or maritime area, the port authority shall only follow the arrival procedures and issue a written dispatch order that is made using the Form No. 45 provided in the Appendix enclosed herewith when the ship moves to a port or inland landing stage; the inland waterway port authority shall follow the departure procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 74. Regulations on reduction of and exemption from procedures for ship’s arrival at and departure from a seaport in special cases

1. The types of ships that are subject to reduction of and exemption from procedures for arrival at and departure from seaports shall comply with regulations specified in Article 97 of the Vietnam Maritime Code.

2. Ships arriving at a seaport to transfer rescued humans, property and ships and only staying there within 12 hours shall be allowed to complete only one-time procedures for arrival and departure and one of the following documents shall be submitted:

a) General Declaration;

b) Crew list;

c) Passenger list (if any).

3. The private sailing ship, yacht and tourist boat shall be exempted from submitting or presenting the documents specified in Article 4 of this Decree if the country whose flag is flown by such ship or boat does not require these documents.

Article 75. Procedures to be followed by foreign ships engaged in specific activities

1. Foreign warships and foreign ships arriving in Vietnam at the invitation of the Government of the Socialist Republic of Vietnam and ships engaged in search and rescue within Vietnamese territorial waters shall follow special procedures prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The declarant shall submit a written request for granting of permission to the foreign nuclear-powered ship or the ship that carries radioactive substances to arrive at a seaport, which is made using the Form No. 39 provided in the Appendix enclosed with this Circular, directly or by post, to the Ministry of Transport, enclosed with a copy of Ship Registration Certificate and copies of the certificates of maritime safety and security, and environmental safety.

b) Within 10 working days from the day on which all valid documents are received, the Ministry of Transport shall inform the Prime Minister for consideration and approval, and issue a written response to the granting of permission to the foreign nuclear-powered ship or the ship that carries radioactive substances to arrive at a seaport.

3. For the foreign ships that arrives at a seaport to carry out the activities, including scientific research, fishery, salvage, sunken property recovery, towage within seaport waters, training, culture, sports, installation and construction of maritime structures and underground structures in service of natural resource survey, exploration and extraction, ship building and repair services or other environment-related activities within Vietnamese territorial waters:

a) The declarant shall submit an application, directly, by post or via the online public service system or in any other appropriate form30, to the Vietnam Maritime Administration. The application includes: a written request for consent to the arrival of the foreign ship at a seaport made, which is made using the Form No. 40 in the Appendix to this Decree; copies of documents relating to the purposes and duration of the ship’s arrival at a seaport; copy of the Ship Registration Certificate;

b)31 Vietnam Maritime Administration shall receive the application. If the application is invalid, within 02 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall provide guidelines for completion of the application as prescribed in this Decree. If the application is valid, within 07 working days from the receipt of the application, Vietnam Maritime Administration shall give a written response and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the applicant; if an application is refused, Vietnam Maritime Administration shall give a written response in which reasons for such refusal shall be indicated.

Article 76. Time for completion of procedures

Regulatory authorities at the seaport shall be available 24/24 hours a day and 7 days a week at the place where procedures are followed as prescribed in Article 77 of this Decree to fulfill their duties.

Article 77. Places where procedures for ships are followed

1. Places where procedures are followed: Headquarters or representative offices of the port authority, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For the ship that sails under the flag of China, when arriving at the Van Gia transshipment area (Mong Cai, Quang Ninh province) it shall undergo procedures at the headquarters or representative office of the port authority of Quang Ninh;

b) For the ship that sails under the flag of Cambodia, when arriving at Dong Thap seaport, it shall undergo procedures at the headquarters or representative office of the port authority of Dong Thap;

c) For the ship that sails under the flag of Cambodia, when arriving at the seaport in coastal border area of Kien Giang province, it shall undergo procedures at the headquarters or representative office of the port authority of Kien Giang.

3. The procedures shall be completed on board in the following cases:

a) Procedures are applied to passenger ships;

b) The ships arrive from the areas affected by human-, animal- or plant-related epidemics;

c) The violations of law are suspected or sufficient grounds for suspecting the truthfulness of declaration.

4. Relevant regulatory authorities shall inform the port authority and declarant when procedures are completed at the ship.

Article 78. Authorities that carry out procedures for foreign ships in transit through Vietnam to Cambodia and vice versa

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The port authority of Can Tho shall take charge and cooperate with regulatory authorities at the seaport in carrying out procedures for the foreign ship in transit through Vietnam to Cambodia via Hau river according to regulations of this Decree and relevant regulations of law.

3. The port authority of Dong Thap shall take charge and cooperate with relevant authorities in carrying out procedures for the foreign ship in transit through Cambodia to Vietnam via Tien river according to regulations of this Decree and relevant regulations of law.

Article 79. Procedures for domestic watercraft in transit through Vietnam to Cambodia

Procedures for domestic watercraft in transit through Vietnam to Cambodia and vice versa shall be carried out under the Agreement on Waterway Transportation signed by Vietnam and Cambodia and relevant regulations of law.

Article 80. Responsibility for information processing and power to complete procedures for ships

1. Every port authority shall inform relevant organizations of the ship that enters, exits, transits, arrives at or departs from a seaport and operates within Vietnamese territorial waters as prescribed to follow procedures and cooperate with each other in dispatching and receiving ships.

2. Other regulatory authorities shall, according to their tasks and information about the ship that enters, exits, transits, arrives at or departs from a seaport and operates within Vietnamese territorial waters to settle procedures for ships under their management and submit the results to the port authority. Regulatory authorities’ power to settle procedures for ships:

a) The port authority shall process ship documents and Certificate of Crew’s Competency, and shall be the last authority that allows ships to enter, exit, transit, arrive at or depart from a seaport;

b) The border checkpoint customs authority shall examine documents about cargoes, effects, raw materials and fuels on board;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The health quarantine authority shall process documents about human-related epidemics;

dd) The animal quarantine authority shall process documents about animals on board;

e) The plant quarantine authority shall process documents about plants carried on board.

3. The port authority shall, according to the information about ships and results of procedure settlement by other regulatory authorities, decide to settle procedures for the ship that enters, exits, transits, arrives at or departs from a seaport and operates within Vietnamese territorial waters.

Article 81. Form of declaration of procedures for ships’ entry, exit, transit, arrival at or departure from seaports and operation within Vietnamese territorial waters

Ship documents shall be submitted to a regulatory authority at a seaport via Fax, electronic declaration, directly or by post. In case the ship documents are submitted in the form of electronic database or other written forms according to regulations, the declarant only need to submit their copies and provide the address of the website of the competent authority that issued such documents for verification when necessary.

Section 3. E-PROCEDURES

Article 82. Application of e-procedures

1. E-procedures shall be followed according to regulations of this Decree and relevant regulations of law on national single-window system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 83. Responsibilities of organizations for issuance of notices to mariners

1. Procedures for ships’ entry, exit, transit, arrival at or departure from seaports and operation within Vietnamese territorial waters shall be carried out via the web portal. The declarant shall only declare and submit documents via the web portal and do not need to submit and present documents at the place where the procedures are followed as prescribed in this Decree. In case the declaration documents submitted via the web portal are not valid or there is not enough electronic database for examination and comparison, the port authority shall inform and request the declarant to submit and present valid and sufficient documents at the place where procedures are followed.

2. Regulatory authorities shall, within their competence, shall collect information and electronic documents submitted via the web portal to examine and carry out procedures.

3. The declarants and regulatory authorities shall pay and collect fees and charges for following e-procedures according to regulations.

4. Relevant organizations and individuals shall apply information technology to the completion of e-procedures for ships’ entry, exit, transit, arrival at or departure from seaports and operation within Vietnamese territorial waters.

5. Funding for investment in, establishment, management and operation of information technology system serving management of seaports and maritime operations shall be provided by the state capital and other legal capital sources.

6. In case the e-procedures are carried out, the port authority shall issue an electronic dispatch order to ships, electronic permission for transit, electronic Port Clearance Certificate or inform the reasons why the procedures are yet to be carried out via the web portal.

Article 84. E-documents, conversion from paper documents into e-documents and vice versa upon completion of procedures for ships

1. E-documents declared or shown to regulatory authorities at seaports through the web portal may be converted from paper documents if the following requirements are met:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Ensure availability of a digital signature registered with the web portal;

2. Paper documents may be converted from e-documents provided through the web portal if the following requirements are met:

a) Reflect all the information from e-documents;

b) Paper documents converted from e-documents should bear signs to notice that they are converted from e-documents and printed from the web portal. Such signs include information about the documents digitally signed by the licensing authority or web portal, name and email address and/or contact phone number of the signer, date of digital signature. The signs shall be published by web portal management authority;

c) Paper documents converted from e-documents should bear legal signature, full name and seal of the declarant.

3. E-documents shall have the same value as paper documents that are used to file procedures with regulatory authorities.

4. The declarant shall deposit e-documents and paper documents as prescribed.

Article 85. Use of digital signatures upon completion of e-procedures

1. The declarant shall use his/her digital signatures for declaration on the web portal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The declarant shall register his/her digital signatures for declaration on the web portal.

Article 86. Receipt and resolution of difficulties facing declarant

1. Information concerning switchboards and electronic mailboxes shall be published on the web portal or websites of relevant ministries.

2. Ministries and central authorities shall establish a division that is available 24 hours a day and 07 days a week for receipt and resolution of difficulties facing declarants.

Section 4. PROCEDURES FOR SHIPS’ ENTRY, EXIT, TRANSIT, ARRIVAL AT OR DEPARTURE FROM SEAPORTS AND OPERATION WITHIN VIETNAMESE TERRITORIAL WATER

Article 87. Notice of ship’s arrival at or departure from the seaport and notice of transit

1. Notice of ship’s arrival at the seaport and notice of transit:

Before a ship arrives at the seaport, the declarant shall submit the following documents to the port authority where the ship arrives:

a) A ship’s security notification made using the Form No. 41 provided in the Appendix enclosed herewith: For the cargo ship with a gross tonnage of 500 GT or more, passenger ship and mobile offshore drilling unit engaged in international voyages, within 24 hours before the ship arrives at the seaport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Notice of ship’s departure from the seaport:

Within 02 hours before the ship departs from the seaport, the declarant shall issue a notice of ship’s departure from the seaport made using the Form 57 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or by other communications means, to the port authority.

Article 88. Confirmation of arrival of ship at the seaport

1. In case a ship arrives at the seaport earlier or later than 02 hours after the time specified in the notice of ship’s arrival, a confirmation of arrival of ship made using the Form 44 provided in the Appendix enclosed herewith shall be given to the port authority.

2. In case there is an ill person, dead person, rescued person or stowaway on board, a confirmation of arrival of vessel at the seaport, specifying his/her name, age, nationality, illness status or reasons of death and other relevant requirements and made using the Form No. 44 provided in the Appendix enclosed herewith, shall be given.

Article 89. Procedures for ships’ entry

1. The declarant shall issue the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. According to the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport, within 02 hours before the ship arrives at the seaport, the Director of the port authority shall, according to the actual condition, technical specifications of the ship, types of cargoes, dispatching plan of the port authority, ship pilotage plan of the pilotage service provider and comments of the regulatory authorities, consider deciding to give consent to ship’s arrival through the pilotage plan made using the Form No. 46 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, a written notice specifying reasons thereof shall be given to the declarant.

3. Within 02 hours since the ship anchored at the wharf or within 04 hours since the ship anchored at different locations within seaport waters according to the dispatching plan, the declarant shall submit and present the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Dangerous goods manifest made using the Form No. 49, Port Clearance Certificate - Submitted to port authorities;

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Declaration of arms and explosive materials (if any) made using the Form No. 36, Declaration of stowaway (if any) made using the Form No. 34 - Submitted to border guards;

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Cargo declaration (if any) made using the Form No. 43, House bill of lading declaration (if any) made using the Form No. 13, Dangerous goods manifest made (if any) using the Form No. 49, Ship’s stores declaration made using the Form No. 50, Declaration of the passenger and crew’s effects ineligible for relief from duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (if any) made using the Form No. 51 - Submitted to border checkpoint customs authorities;

- Maritime declaration of health made using the Form No. 52, Health quarantine declaration of corpse, bones, body, body ash (if any) made using the Form No. 33, Health quarantine declaration of microorganism sample, biological products, tissues, human body organs (if any) made using the Form No. 14 - Submitted to health quarantine authorities;

- Declaration for plant quarantine (if any) made using the Form No. 53 - Submitted to plant quarantine authorities;

- Declaration for animal quarantine (if any) made using the Form No. 54 - Submitted to animal quarantine authorities;

b) The documents to be presented (original), including:

- Ship Registration Certificate, Certificates of satisfaction of technical safety requirements, Certificate of Crew’s Competency, Seaman’s book, Certificate of insurance or other financial security in respect of civil liability for bunker oil pollution damage, Certificate of insurance for civil liability of shipowners for pollution caused by ships used to transport petroleum, petroleum products or other dangerous goods; Ship Security Certificate according to regulations, Written consent to foreign ships operating exclusively (if any) - Presented to port authorities;

- Passport or international laissez-passer of crew and passengers - Submitted to border guards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Certificate of plant quarantine (if any) - Presented to plant quarantine authorities;

- The exporting country’s Certificate of animal quarantine (if any) - Presented to animal quarantine authorities;

- Passenger's passport and International Certificate of Vaccination (if any) - Presented at the request of the relevant regulatory authority.

4. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 3 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures for ships under their management and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall complete procedures for ships’ entry. In case the procedures for ships are yet to be completed, a written notice specifying reasons thereof shall be given.

Article 90. Procedures for ships’ exit

1. The declarant shall issue notice of ship’s departure from the seaport as prescribed in Clause 2, Article 87 of this Decree.

2. Within 02 hours before the ship departs from the seaport; for the passenger ship and liner, not later than the time such ship or liner is going to depart, the declarant shall submit and present the following documents:

a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including (the Forms are provided in the Appendix enclosed herewith):

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list (in case of changes versus the date of arrival) made using the Form No. 47, Passenger list (in case of changes versus the date of arrival) made using the Form No. 48, Dangerous goods manifest (if any) made using the Form No. 49 - Submitted to port authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list (in case of changes versus the date of arrival) made using the Form No. 47, Cargo declaration (if any) made using the Form No. 43, Dangerous goods manifest made (if any) using the Form No. 49, Ship’s stores declaration made using the Form No. 50, Declaration of the passenger and crew’s effects ineligible for relief from duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (if any) made using the Form No. 51- Submitted to the border checkpoint customs authorities;

Procedures for customs declaration shall not be applied to the effects of the passengers on board foreign passenger ships arriving at and departing from the port on the same voyage;

- Health quarantine declaration of corpse, bones, body, body ash (if any) made using the Form No. 33, Health quarantine declaration of microorganism sample, biological products, tissues, human body organs (if any) made using the Form No. 14 - Submitted to health quarantine authorities;

- Other documents already issued by a regulatory authority to the ship, crew and passenger, for revocation.

b) The documents to be presented (original), including:

- The ship’s certificates (in case of changes versus the date of arrival), Certificate of Crew’s Competency (in case of changes versus the date of arrival), Seaman’s book (in case of change of a seaman), documents confirming the payment of fees, charges, fines or debts (if any) according to regulations of law - Presented to port authorities;

- Passport or international laissez-passer of crew and passengers - Presented to border guards;

- Crew and passenger’s International Certificate of Vaccination, Certificate of Health Quarantine (for people who depart from or transit through an area affected by an epidemic, are suspected of having an infection or carries a pathogen), Certificate of Health Quarantine (in case of changes) Ship’s Sanitation Control Exemption/Control Certificate (if any) - Submitted to health quarantine authorities;

- Certificate of animal quarantine of the exporting country (at the request of the next country the declarant enters) - Submitted to animal quarantine authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In case a ship has been issued with a Port Clearance Certificate but it stays at the seaport for more than 24 hours since its departure is accepted, procedures for the ship’s exit shall be carried out again as prescribed in this Article.

Article 91. Procedures for ships’ entry, exit, arrival at or departure from the offshore oil port and operation within Vietnamese territorial waters

1. The notice and confirmation of arrival at and departure from ship at the seaport shall be made as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. Procedures shall be carried out as follows:

a) The declarant shall submit the documents, including: 01 copy of the General Declaration made using the Form No. 42 and 01Crew list made using the Form No. 47 (the Forms are provided in the Appendix enclosed herewith), directly or via Fax or email to the port authority. The port authority shall copy and submit such documents to relevant regulatory authorities for completion of procedures;

b) The port authority shall dispatch the ship to the port or issue a Port Clearance Certificate to the declarant after receipt of all documents specified in Point a of this Clause;

c) Within 12 hours after returning to shores, the declarant shall submit all documents specified in Articles 89, 90, 94, 95, 96 and 97 of this Decree. For the documents to be presented, the copies that bear the master’s signature and the seal of the ship shall be presented.

3. The time limit for completion of procedures for ships’ entry, exit, arrival at or departure from the offshore oil port and operation within Vietnamese territorial waters shall be deemed expired, when the agent of the shipowner submits all prescribed documents to the regulatory authorities at the premises of the port authority.

4. Regulations of this Article shall also apply to ships under the procedures for entry, exit, arrival at or departure from the seaport to operate within Vietnamese territorial waters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The declarant shall issue notice and confirmation of arrival of the ship in transit as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. According to the notice and confirmation of the ship in transit, within 02 hours before the ship arrives at the anchorage waiting for transit, the Director of the port authority shall, according to the actual condition, technical specifications of the ship, types of cargoes, dispatching plan of the port authority, ship pilotage plan of the pilotage service provider and comments of the regulatory authorities, consider deciding to give consent to ship in transit through the dispatching plan made using the Form No. 46 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, a written notice specifying reasons thereof shall be given to the declarant.

3. Within 02 hours before the ship transits, the declarant shall submit and present the following documents:

a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including (The Forms are specified in the Appendix enclosed herewith):

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48 - Submitted to port authorities;

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Declaration of arms and explosive materials (if any) made using the Form No. 36, Declaration of stowaway (if any) made using the Form No. 34 - Submitted to border guards;

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Cargo declaration (if any) made using the Form No. 43, Ship’s stores declaration made using the Form No. 50, House bill of lading declaration (if any) made using the Form No. 13 - Submitted to border checkpoint customs authorities;

- Maritime declaration of health made using the Form No. 52, Health quarantine declaration of corpse, bones, body, body ash (if any) made using the Form No. 33, Health quarantine declaration of microorganism sample, biological products, tissues, human body organs (if any) made using the Form. No. 14 - Submitted to health quarantine authorities;

b) The documents to be presented (original), including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Passport or international laissez-passer of crew and passengers - Presented to border guards;

- Passenger's passport (if any) - Presented at the request of the relevant regulatory authority.

4. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 3 of this Article, the regulatory authority shall carry out procedures and immediately inform the port authorities of results and the port authority shall issue the Permission for Transit made using the Form No. 56 provided in the Appendix enclosed herewith. In case the Permission for Transit is yet to be issued, a written notice specifying the reasons thereof must be given.

Article 93. Procedures for ship that has a tonnage of 200 tonnes or below, flies the national flag of the country sharing its border with Vietnam enter and exit the seaport in the border area between Vietnam and such country

1. The declarant shall issue notice and confirmation of arrival and departure of ship at the seaport as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. According to the notice and confirmation of arrival and departure of ship at the seaport, within 02 hours before the ship arrives at the seaport, departs from the seaport or not later than the time the passenger ship and liner departs from the seaport, the declarant shall submit and present the following documents:

a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including (the Forms are specified in the Appendix enclosed herewith):

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Dangerous goods manifest (if any) made using the Form No. 49 - Submitted to port authorities;

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Cargo declaration (if any) made using the Form No. 43, House bill of lading declaration (if any) made using the Form No. 13, Declaration of the passenger, crew and persons on board's effects ineligible for relief from duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (if any) made using the Form No. 51, Dangerous goods manifest (if any) made using the Form No. 49 - Submitted to border checkpoint customs authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The documents to be presented (originals), including:

- Ship Registration Certificate, certificates of satisfaction of technical safety requirements or ship’s technical safety manual, Certificate of Master’s Competency, Certificate of Chief Engineer Officer’s Competency in case of ships with a tonnage of between 50 tonnes and 200 tonnes or with total main engine capacity of over 200 horsepower - Presented to port authorities. The presentation of Certificate of Master’s Competency and Certificate of Chief Engineer Officer’s Competency is not required if the tonnage of the ship is below 50 tonnes;

- Passport or international laissez-passer or personal papers of crew and passengers according to regulations of the Agreement signed between Vietnam and bordering country - Presented to border guards.

3. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 2 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall complete procedures. In case the procedures are yet to be completed or the Port Clearance Certificate is yet to be issued, a written notice specifying reasons thereof shall be given.

4. If the ships specified in this Article stay at the seaport within 24 hours, they shall undergo the procedures for entry and exit at the same time.

Article 94. Procedures for inland waterway ship’s arrival at a seaport; procedures applied to Vietnamese ship that enters another seaport in Vietnam after being granted entry

1. The declarant shall issue the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. According to the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport, within 02 hours before the ship arrives at the seaport, the Director of the port authority shall, according to the actual condition, technical specifications of the ship, types of cargoes, dispatching plan of the port authority, ship pilotage plan of the pilotage service provider and comments of the regulatory authorities, consider deciding to give consent to ship’s arrival at the seaport through the dispatching plan made using the Form No. 46 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, a written notice specifying reasons thereof shall be given to the declarant.

3. Within 02 hours since the ship anchored at the wharf or within 04 hours since the ship anchored at different locations within seaport waters according to the dispatching plan, the declarant shall submit and present the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Port Clearance Certificate - Submitted to port authorities;

- Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48 - Submitted to border guards;

b) Documents to be presented to the port authorities (the original), including: Ship Registration Certificate, Certificates of satisfaction of technical safety requirements according to regulations, Seaman’s book, Certificate of Crew's Competency according to regulations.

4. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 3 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures for ships under their management and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall complete procedures. In case the procedures are yet to be completed, a written notice specifying reasons thereof shall be given.

5. For the Vietnamese ship that enters another seaport in Vietnam after being granted entry and does not transport imports, transit cargoes or passengers or crew holding foreign nationality, the procedures prescribed in this Article shall be followed.

Article 95. Procedures for the arrival of the inland waterway ship that transports imports, transit cargoes or passengers or crew holding foreign nationality at a seaport; procedures applied to foreign ship that enters another seaport in Vietnam after being granted entry

1. The declarant shall issue the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

2. According to the notice and confirmation of arrival of ship at the seaport, within 02 hours before the ship arrives at the seaport, the Director of the port authority shall, according to the actual condition, technical specifications of the ship, types of cargoes, dispatching plan of the port authority, ship pilotage plan of the pilotage service provider and comments of the regulatory authorities, consider deciding to give consent to ship’s arrival at the seaport through the dispatching plan made using the Form No. 46 provided in the Appendix enclosed herewith. In case of rejection, a written notice specifying reasons thereof shall be given to the declarant.

3. Within 02 hours since the ship anchored at the wharf or within 04 hours since the ship anchored at different locations within seaport waters according to the dispatching plan, the declarant shall present the following documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Dangerous goods manifest (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 49, Port Clearance Certificate - Submitted to port authorities;

- General Declaration (for the ship flying a foreign flag) made using the Form No. 42, Crew list made using the Form No. 47, Passenger list (if any) made using the Form No. 48, Declaration of arms and explosive materials (if any) made using the Form No. 36, Declaration of stowaway (if any) made using the Form No. 34 - Submitted to border guards;

- General Declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 42, Crew list (if there are crew holding foreign nationality) made using the Form No. 47, Cargo declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 43, Dangerous goods manifest (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 49, Ship’s stores declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 50, Declaration of the passenger, crew and persons on board's effects ineligible for relief from duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (if there are crew and passengers holding foreign nationality) made using the Form No. 51 - Submitted to border checkpoint customs authorities.

b) The documents to be presented (original), including:

- Ship Registration Certificate, Certificate of Crew's Competency according to regulations, Certificates of satisfaction of technical safety requirements according to regulations, Seaman’s book - Presented to port authorities;

- Passport of crew or international laissez-passer (if there are crew holding foreign nationality) - Presented to border guards;

- Passenger's passport and International Certificate of Vaccination (if there are passengers holding foreign nationality) - Presented at the request of the relevant regulatory authority.

4. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 3 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures for ships under their management and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall complete procedures. In case the procedures are yet to be completed, a written notice specifying reasons thereof shall be given.

Article 96. Procedures for the inland waterway ship’s departure from seaports; procedures applied to ship that enters another seaport in Vietnam after being granted entry

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. According to the notice and confirmation of departure of ship from the seaport, within 02 hours before the ship departs from the seaport, the declarant shall submit and present the following documents:

a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including (the Forms are specified in the Appendix enclosed herewith):

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list (in case of change of crew) made using the Form No. 47, Passenger list (in case of change of passengers) made using the Form No. 48 - Submitted to port authorities;

- Crew list (in case of change of crew) made using the Form No. 47, Passenger list (in case of change of passengers) made using the Form No. 48 - Submitted to border guards;

b) The documents to be presented to the port authorities (the original), including: the ship’s certificates, Certificate of Crew’s Competency (in case of changes versus the date of arrival), documents confirming the payment of fees, charges, fines or debts (if any) according to regulations of law.

3. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 2 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall issue the Port Clearance Certificate made using the Form No. 58 provided in the Appendix enclosed herewith. In case the procedures are yet to be completed, a written notice specifying the reasons and remedial measures thereof shall be given.

4. In case a ship has been issued with a Port Clearance Certificate but it stays at the seaport for more than 24 hours since its departure is accepted, procedures for the ship’s departure shall be carried out again as prescribed in this Article.

Article 97. Procedures for departure of the inland waterway ship that transports imports, transit cargoes or passengers or crew holding foreign nationality at seaports; procedures applied to ship that enters another seaport in Vietnam after being granted entry and transports imports, transit cargoes or passengers or crew holding foreign nationality

1. The declarant shall issue the notice and confirmation of departure of ship from the seaport as prescribed in Articles 87 and 88 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including (the Forms are specified in the Appendix enclosed herewith):

- General Declaration made using the Form No. 42, Crew list (in case of change of crew) made using the Form No. 47, Passenger list (in case of change of passengers) made using the Form No. 48, Dangerous goods manifest (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 49 - Submitted to port authorities;

- General Declaration (if there are crew and passengers holding foreign nationality) made using the Form No. 42, Crew list (if there are crew holding foreign nationality) made using the Form No. 47, Passenger list (if there are passengers holding foreign nationality) made using the Form No. 48 - Submitted to border guards;

- General Declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 42, Crew list (if there are crew holding foreign nationality) made using the Form No. 47, Cargo declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 43, Dangerous goods manifest made (in case of transport of imports and transit cargoes) using the Form No. 49, Ship’s stores declaration (in case of transport of imports and transit cargoes) made using the Form No. 50, Declaration of the passenger and crew’s effects ineligible for relief from duties and taxes or subject to prohibitions or restrictions (if there are crew and passengers holding foreign nationality) made using the Form No. 51 - Submitted to border checkpoint customs authorities.

b) The documents to be presented (originals), including:

- The ship’s certificates, Certificate of Crew’s Competency (in case of changes versus the date of arrival); documents confirming the payment of fees, charges, fines or debts (if any) according to regulations of law - Presented to port authorities;

- Crew and passenger's passport or international laissez-passer (if there are crew and passengers holding foreign nationality) - Presented to border guards;

- Crew and passenger’s International Certificate of Vaccination (for people who depart from or transit through an area affected by an epidemic, are suspected of having an infection or carries a pathogen) - Submitted to health quarantine authorities.

3. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 2 of this Article, the regulatory authorities shall carry out procedures and immediately inform the port authorities of results and the port authorities shall issue the Port Clearance Certificate made using the Form No. 58 provided in the Appendix enclosed herewith. In case the procedures are yet to be completed, a written notice specifying the reasons and remedial measures thereof shall be given.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 98. Procedures for shakedown testing of ships that are under construction or repair or have undergone modification

1. Within 02 hours before the ship is constructed, repaired, undergoes shakedown testing or modification, the declarant shall submit and present the following documents to the port authority:

a) The documents to be submitted (originals), 01 original per each, including: An application form for permission for shakedown testing specifying reasons for movement, place of arrival and testing time; Crew list; Passenger list (if any);

b) The documents to be presented: Certificate of Crew’s Competence; towage plan in case the ship that undergoes the shakedown testing does not use its own engine.

2. Within 01 hour since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 1 of this Article, the port authority shall issue the Permission for Shakedown Testing made using the Form No. 55 provided in the Appendix enclosed herewith. In case the procedures are yet to be completed, a written notice specifying the reasons and remedial measures thereof shall be given.

3. In case a ship has been issued with a Permission for Shakedown Testing but it fails to undergo a shakedown testing within 24 hours, procedures for the ship’s shakedown testing shall be carried out again as prescribed in this Article.

4. In case the ship undergo a shakedown testing by going from one seaport to another, the Permission for Shakedown Testing shall be replaced by the Port Clearance Certificate.

Section 5. PROCEDURES FOR DOMESTIC WATERCRAFT’S ARRIVAL AT AND DEPARTURE FROM SEAPORTS

Article 99. Procedures for domestic watercraft’s arrival at seaports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Places where procedures are followed: Headquarters or representative offices or stations of the port authority, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

2. Before the ship arrives at the seaport or after it is safely anchored, the declarant shall submit and present the following documents to the port authority:

a)32 Documents to be submitted (originals), 01 original for each, including (Forms provided in the Appendix enclosed herewith): General Declaration (for inland waterway ships) made using Form No. 59, Crew List (for inland waterway ships) made using Form No. 60, Passenger List (for the passenger ships) made using Form No. 61, and Port Clearance Certificate;

b) Documents to be presented (originals), including: Domestic Watercraft Registration Certificate; Certificates of satisfaction of technical safety and environmental safety requirements, Seaman’s book; Certificate of Crew and Vehicle Operator's Competency; the delivery contract or delivery note (if any).

3. Within 30 minutes since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 2 of this Article, the port authority shall complete the procedures. In case of failure to complete the procedures, a written notice specifying the reasons thereof shall be given.

Article 100. Procedures for domestic watercraft’s departure from seaports

Procedures for domestic watercraft’s departure from the seaport, except for the VR-SB domestic watercraft shall be completed as follows:

1. Places where procedures are followed: Headquarters or representative offices or stations of the port authority, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

2. Before the ship departs from the seaport, the declarant shall submit and present the following documents to the port authority: (the Forms are specified in the Appendix enclosed herewith):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a1)33 Crew list (if there is any change) made using Form No. 60;

b) Passenger list (if there is any change) made using the Form No. 61;

c) Documents relating to the changes to the documents specified in Point b, Clause 2, Article 99 of this Decree (if any);

d) Documents confirming the payment of fees, charges, fines or debts (if any) according to regulations of law.

3. Within 30 minutes since the declarant submitted and presented all documents specified in Clause 2 of this Article, the port authority shall issue the Port Clearance Certificate made using the Form No. 62 provided in the Appendix enclosed herewith.

4. In case a domestic watercraft arrives at a seaport, stays there for not more than 72 hours and does not handle cargoes or embark or disembark passengers and no changes have been made to documents since the watercraft arrived, arrival and departure procedures may be carried out when it departs.

5. In case a domestic watercraft has been issued with a Port Clearance Certificate but it stays within seaport waters for more than 24 hours since its departure is accepted, procedures for the domestic watercraft’s departure shall be carried out again as prescribed in this Article.

Section 6. MARITIME PILOTAGE

Article 101. Rules for announcement of ship navigation routes and organizational structure and operation of pilotage service providers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 102. Suspension or change of maritime pilots

In case of suspension or change of a maritime pilot, the master of the piloted ship shall promptly inform relevant pilotage service provider and port authorities thereof.

Article 103. Provision of maritime pilotage services

1. The declarant shall submit a written request for provision of maritime pilotage services within 06 hours before the expected time of pilot boarding. The written request may be submitted earlier if it is necessary for prevention of maritime accidents.

2. In case of change of time for pilot boarding or cancellation of provision of pilotage services, the declarant shall inform the pilotage service provider thereof within 03 hours before the expected time of pilot boarding.

3. The pilotage service provider shall prepare daily pilotage plans according to the written request specified in Clauses 1 and 2 of this Article. The daily pilotage plan includes from the following contents: name, nationality, basic technical characteristics, anchorage, time of pilot boarding, the wharf or place where the ship is expected to be anchored, name of the pilot and other necessary contents.

4. Before 16:00 every day, the pilotage service provider shall submit the pilotage plan of the next day in order for the port authority to prepare the plan for dispatching ships that arrive, depart, transit through the seaport or move within seaport waters. Changes or other requests that arise shall be immediately reported to the port authority for prompt adjustments to the daily dispatching plan. The port authority shall prepare and submit the daily dispatching plan to the pilotage service providers, port enterprises and relevant organizations and individuals before 17:00.

5. Pilotage service providers, port enterprises, masters, pilots and relevant organizations and individuals shall implement the dispatching plan submitted by the port authority.

6. The pilot shall wait at the pilot boarding area within 04 hours since the expected time of pilot boarding unless the declarant requests the change of the time of pilotage, which is approved by the port authority. After 04 hours, the request for provision of pilotage services shall be invalidated and the declarant shall pay for the waiting time as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The master of the piloted ship may select or suspend a pilot and request the change of pilot in case the pilot fails to satisfy professional requirements or conditions prescribed by law. In case of suspension or change of a maritime pilot, the master of the piloted ship shall promptly inform relevant maritime pilotage service provider and port authorities. In case of suspension or change of a maritime pilot, the master of the piloted ship shall promptly inform relevant pilotage service provider and port authorities thereof.

9. The pilotage service provider shall designate the pilots that are qualified for piloting the ship.

Article 104. Responsibilities of a pilot

1. A pilot has the following responsibilities:

a) Exercise his/her rights and fulfill his/her obligations prescribed in the Vietnam Maritime Code and other relevant regulations of law.

b) Strictly stick to the dispatching plan of the port authority. In case of refusal to pilot a ship, a notice specifying reasons thereof shall be immediately issued to the port authority and pilotage service provider for remedial measures;

c) Immediately inform the port authority of maritime accidents or emergencies, provision of tugboats and safety conditions for landing and departure from the wharf, change of the condition of aids to navigation, safety conditions for navigational channels and other events that fail to satisfy safety conditions that occurred or are discovered during pilotage;

d) Request the master to comply with regulations of law on maritime safety and security assurance and environmental safety. In case the master fails to comply with the request, promptly inform the port authority and pilotage service provider;

dd) Strictly comply with the designation of pilot by the head of the pilotage service provider at the request of the master. In case of refusal to pilot the ship for legitimate reasons, the master shall report such to the head of the pilotage service provider and port authority for remedial measures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Embark and disembark the ship at the prescribed place and time.

2. When piloting the ship himself, the master shall comply with the regulations prescribed in Points a, b and c Clause 1 of this Article.

Article 105. Obligations of a pilot upon navigation of a ship

A pilot has the following obligations upon navigation of a ship:

1. Fulfill the obligations prescribed in Article 251 of the Vietnam Maritime Code.

2. Provide accurate information about actual condition of the navigation routes, characteristics of ship dispatching and other information relating to maritime operations carried out on navigation routes.

3. Strictly and accurately execute the dispatch order of the Director of the port authority.

4. Do not harass or cause difficulty or commit other acts of misconduct towards enterprises or ships requiring pilots.

5. Do not use alcoholic drinks or stimulants that are prohibited during navigation of a ship.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



MARITIME SAFETY AND SECURITY, AND ENVIRONMENTAL SAFETY

Section 1. MARITIME SAFETY AND SECURITY

Article 106. Requirements for assurance about maritime safety and security of operations of ships

1. All ships must have their names or numbers, IMO numbers (if any) and name of the port of registry displayed as prescribed.

2. The master shall ensure safety, order and sanitation on board his/her ship in accordance with Vietnamese law.

3. Apart from the seafarers and passengers, only persons on duty designated by a competent authority may board the ship that is being anchored within seaport waters; when boarding a foreign ship, a boarding pass issued by the port’s border guard or border checkpoint security public is required, except for on-duty officials of the regulatory authority. The master shall take total responsibility for letting unauthorized persons board the ship.

4. The following acts shall be prohibited during the anchoring of a ship within seaport waters:

a) Sounding the horn or using electric loudspeakers for communication, except for the cases where the distress signal is sent or horn is sounded under the order from the Director of the port authority;

b) Repairing or running engine or horn test without the consent of the port authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Swimming or creating disorder within the port;

dd) Fireworks shown on national holidays of the country whose flag is flown by the ships shall be organized in accordance with regulations of the Minister of Culture, Sports and Tourism.

5. The gangway shall be lighted and properly adjusted to ensure the safety of users; watchstanders and life buoys must be available at the gangway as prescribed; the gangway must have handrails and a safety net must be secured under the gangway.

Article 107. Search and rescue obligations

1. In case a ship, military ship, public service ship, fishing ship, domestic watercraft or seaplane is in distress, a distress signal shall be given as prescribed. In case an accident or a threat thereof is found, the person who found such shall immediately give a distress signal and take appropriate measures for rescuing persons and property and preventing and reducing the loss to an absolute minimum.

2. The rescue of persons in distress is an obligation of all organizations, individuals, ships and other crafts while operating within seaport waters and Vietnamese territorial waters. Any ship that discovers or receives a distress signal from people or other ships in distress at sea or within seaport waters must make every effort to help and rescue people in distress, even though such effort entails the ship's going off the predetermined course, and must promptly inform relevant organizations and individuals thereof, provided it is capable of rescuing and if the rescue does not pose any serious danger to the ship and people onboard. The less damaged ship shall assist more damaged ships even though the accident or emergency is not caused by the former.

3. The Director of the port authority may mobilize all forces and equipment of the port, ships and other vehicles available within seaport waters to search and rescue persons and salvage ships in distress. Such forces shall obey orders of the Director of the port authority. For the maritime accidents occurring within seaport waters and affecting maritime operations carried out on navigational channels, the Director of the port authority shall take charge and cooperate with a maritime safety enterprise in the area in promptly giving warnings, installing marine aids to navigation and issuing a notice to mariners in order to ensure maritime safety and security and prevent environmental pollution.

4. The maritime search and rescue cooperating authority shall stay ready to organize and cooperate in search and rescue operations in a timely manner to search and rescue people and vehicles in distress within the search and rescue area under its management and may mobilize people and vehicles for the purpose of participation in search and rescue efforts.

5. The Ministry of Transport shall take charge and cooperate with relevant ministries in making and submitting regulations on cooperation in maritime search and rescue within seaport waters and territorial waters to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals shall inform the port authority of the newly-found obstacles; deviations from locations of the aids to navigation system and damages to the system or other information relating to maritime safety and security within seaport waters and Vietnamese territorial waters.

Article 109. Sports activities, maritime security and search and rescue drill

1. The organization of sports competitions within seaport waters must comply with regulations of law and instructions of the port authority, and must be informed in advance.

2. The Ministry of Transport shall direct the Vietnam Maritime Administration to take charge and cooperate with relevant authorities and units in organizing in coordinated maritime search and rescue and maritime security drill within seaport waters and Vietnamese territorial waters as prescribed by law.

Article 110. Transport of passengers and cargoes, mineral extraction, bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture within seaport waters

1. The transport of passengers and cargoes, and mineral extraction shall comply with relevant regulations of law and instructions of the port authority, and must be informed to the port authority in advance.

2. The mineral extraction, bottom-set gillnetting, fishing and aquaculture within seaport waters may only be carried out if such activities do not affect maritime operations, maritime safety and security and environmental safety in the area.

3.34 Before granting permission for aquaculture activities to be conducted within seaport waters, a competent licensing authority, as defined in the Law on Fisheries, shall be required to seek opinions from the relevant local port authority.

4. The authority that has the power to issue the permit for mineral extraction within seaport waters shall send an enquiry from the local port authority before issuing the permit. The mineral extraction must not affect maritime operations, maritime safety and security and environmental safety in the area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Before the handling of cargoes, repair and sanitation control of the ship, the master shall satisfy the necessary conditions for maritime safety and occupational safety, and strictly comply with relevant regulations of law. The mooring lines must be secured with rat guards as prescribed.

2. The master shall only allow the closure of cargo holds or allow persons to enter the cargo holds after checking and making sure that no emergency will occur.

3. In case there is a threat to safety during cargo handling, the master or person in charge of cargo handling shall immediately suspend the handling.

4. When an occupational accident occurs on board a ship, the master shall quickly administer emergency treatment to the victim(s), take necessary measures to mitigate its consequences, immediately inform such to the port authority; and at the same time declare, investigate, make records and prepare statistics and report on such occupational accident in accordance with the labor law.

Article 112. Assurance about order and safety within the port premises

1. The Director of the port enterprise shall organize and manage activities of port guards in accordance with relevant regulations of law and actual conditions of the port.

2. Regulatory authorities at the port may use the port gate to perform their duties after reaching an agreement with a port enterprise.

3. While operating within the port premises, organizations, individuals and vehicles must comply with all relevant regulations of law.

Article 113. Responsibilities of port enterprises and masters for fire and explosion prevention and fighting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Fire and explosion prevention and fighting equipment of the port and ship must be placed at the prescribed place and always ready for use.

3. At all places prone to fire and explosion or in other areas and places in the port and on board the ship, warning signs or instructions must be given as prescribed by law.

4. The persons on duty at the places prone to fire or explosion on board the ship and in the port must be provided with professional training in fire and explosion fighting and prevention.

5. The following tasks must be performed upon receipt of fuel:

a) Have fire and explosion prevention and fighting equipment ready;

b) Securely close all doors at the side along which fuel is supplied;

c) Comply with all technical safety procedures and rules upon receipt of fuel;

d) Arrange person on duty on the deck and at the place of fuel receipt.

6. Fire and explosion prevention and fighting equipment of the port and ship shall be used for their intended purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Upon receipt of fuel, the following tasks shall not be performed:

a) Let other ships perform side-by-side mooring;

b) Pump fuel through the pipes, hoses or joints that fail to meet technical standards.

9. Before deciding to permit the repair and sanitation control of a ship or other maritime operations within seaport waters, which can affect the plan for fire and explosion fighting and prevention, the Director of the port authority shall send an enquiry form to a fire safety authority in the area. The procedures shall be carried out as follows:

a) The declarant shall submit an application, directly or by post, to the Vietnam Maritime Administration, including:

- A written request made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith;

- A copy of the plan for fire and explosion fighting and prevention.

b) Within 02 working days since receipt of the written request, the port authority shall send an enquiry form and submit a written response. In case of rejection, explanation shall be provided.

Article 114. Cooperation in fire and explosion fighting and prevention at seaports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Director of the port authority shall command the salvage of ships involved in a fire or explosion within seaport waters until a competent commander of a fire safety authority is present at the scene.

3. The Director of the port enterprise shall also command the salvage of ships involved in a fire or explosion within the port premises until a competent commander of a fire safety authority is present at the scene.

Article 115. Requirements applied to oil tankers and dangerous cargo ships

Apart from relevant regulations of the law on environmental safety, all oil tankers and other dangerous cargo ships must strictly comply with the following requirements when operating at a seaport:

1. The oil tanker and dangerous cargo ship must not moored side-by-side while flammable or explosive cargoes are handled, except for the case where fuel is supplied or received, or transshipment of oil between them.

2. All oil tankers or other types of dangerous cargoes at the seaport shall only be handled in the designated area.

3. The areas specified in Clause 2 of this Article must include equipment for fire and explosion prevention and fighting and environmental pollution emergency response as prescribed. During the handling of cargoes, such equipment must be kept ready for use.

4. The handling and storage of flammable or explosive cargoes or other dangerous cargoes must comply with technical safety procedures and rules as prescribed.

5. Upon the assembly of equipment for pumping petroleum, petrol, oil, liquefied gas, oil sludge or other hazardous substances, the master and relevant parties shall appoint their representatives for inspection and supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. ENVIRONMENTAL PROTECTION

Article 116. Sanitation control of ships

The following acts shall be prohibited during the anchoring of a ship within seaport waters:

1. Scrapping the funnel or discharge black smoke.

2. Cleaning cargo holds or deck, causing environmental pollution.

3. Pumping or discharge dirty water, dirty residues, waste, oil or oily compounds and other harmful substances.

4. Throwing or dumping rubbish or other articles from the ship into the water or onto the wharf.

5. Removing rust and pain the ship, causing environmental pollution.

6. Carrying out fumigation or rat extermination without an advance notice and disobey the instructions of the port authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The ship, while operating within a seaport, shall dump rubbish, discharge dirty water and ballast water in accordance with regulations and instructions of the port authority.

2. The port enterprise shall provide vehicles for receipt of rubbish, dirty water, water containing oil residues and other hazardous liquids discharged from the ship for treatment or provide a list of the enterprises charged with treating rubbish, dirty water, water containing oil residues and other hazardous liquids in accordance with regulations of law.

3. The Ministry of Transport shall elaborate the collection and treatment of wastes discharged from ships within seaport waters.

Article 118. Requirements for environmental emergency response and prevention

1. All organizations, individuals and ships shall comply with regulations of the law on environmental safety while operating at seaports.

2. Apart from the regulation specified in Clause 1 of this Article, the following requirements shall be complied with:

a) All ship’s valves and equipment through which hazardous substances may leak must be securely closed, shut down, sealed with lead and a notice shall be shown at their places. The seals shall only be removed from or the wastes and dirty water shall only be pumped through valves or equipment specified in this Clause with the consent of the Director of the port authority and under supervision of staff members of such port authority. The procedures shall be carried out as follows:

- The declarant shall submit a written request for granting of consent to the removal of seals from or pumping of wastes and dirty waters through valves or equipment, made using the Form No. 35 provided in the Appendix enclosed herewith, directly or in other appropriate forms, to the port authority;

- Within 04 working hours since receipt of the request, the port authority shall submit a written response, directly or by post, to the declarant. In case of rejection, explanation shall be provided;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) All activities relating to the pumping or discharge of oil or other hazardous substances shall be made into a record book ready for presentation to a Vietnamese competent authority for inspection when necessary.

Article 119. Reporting environmental pollution emergencies at seaports

1. The reporting of environmental pollution emergencies at seaports shall comply with regulations of law.

2. Apart from the regulation specified in Clause 1 of this Article, the master of the ship operating at a seaport shall satisfy the following requirements:

a) If a threat to or an act causing environmental pollution is found, the master shall immediately report it to the port authority; clearly record the time, location and characteristics of such environmental pollution emergencies in the logbook;

b) If the environmental pollution emergency is caused by operations of the ship activities, the master shall immediately take preventive measures and report such measures to the port authority.

3. The organization, individual or ship causing damage or environmental pollution shall provide compensation and incur penalties as prescribed.

Chapter VI

COOPERATION IN MANAGEMENT OF MARITIME OPERATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The regulatory authorities at seaports, when performing their tasks, shall comply with regulations of law; cause no troubles affecting normal the activities of port enterprises, shipowners, cargo owners, ships and other organizations and individuals in the seaport area. The port authority shall take charge and cooperate in activities between regulatory authorities at seaports.

2. Regulatory authorities at seaports shall closely cooperate with each other when performing their tasks to facilitate activities of the port enterprises, shipowners, cargo owners, ships and other relevant organizations and individuals to ensure safety and effectiveness.

3. Any difficulties related to the functions and tasks of other regulatory authorities shall be promptly resolved through discussion and agreement. In case an agreement is not reached, the port authority shall be informed as prescribed by law.

4. In case the Director of the port authority decides and takes responsibility for the procedures that are completed on board a ship as specified in Clause 3, Article 77 of this Decree or in other special circumstances, the regulatory authorities may form a procedure-completing team, comprising a head who is the representative of the port authority, and members appointed by regulatory authorities (one member per authority). For the passenger ship, in order to quickly complete procedures, regulatory authorities in charge of border guard and customs may appoint more staff members to join the team, provided that the number of these staff members is approved by the Director of the port authority. In case it is unnecessary to board the ship, regulatory authorities may refuse to appoint their staff members to join the procedure-completing team mentioned in this Clause but shall immediately inform the port authority of results of completion of procedures.

5. The regulatory authority shall report the difficulties beyond its power to its supervisory authority. When necessary, relevant ministries shall cooperate with the Ministry of Transport in resolution of difficulties and shall inform their decision on the resolution to relevant organizations and individuals within 04 hours since receipt of the report.

6. During performance of their tasks, regulatory authorities shall cooperate with other organizations in the area in strictly complying with regulations of the law on maritime operations carried out at seaports.

Article 121. Responsibilities for cooperation in management

1. The port authority shall coordinate activities between regulatory authorities at seaports. To be specific:

a) Take charge and preside over the cooperation in management between regulatory authorities at seaports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Request other relevant regulatory authorities at the seaport to promptly report the results of completion of procedures and measures for resolving difficulties that arise; request the port enterprises, shipowners, masters and other relevant organizations and individuals to provide data and information about maritime operations carried out at seaports;

d) Request the President of the provincial People’s Committee to promptly resolve seaport management-related difficulties within its jurisdiction.

2. Other regulatory authorities at the seaport have the following responsibilities:

a) Closely cooperate in promptly and lawfully completing procedures related to ships, cargoes, passengers and crew operating at seaports as prescribed by this Decree;

b) Promptly inform port authorities of results of completion of procedures related to ships, cargoes, passengers and crew operating at seaports as prescribed by this Decree;

c) Immediately inform port authorities for cooperation in resolution of difficulties that arise after receipt and processing of information provided by port authorities or shipowners.

Article 122. Specialized inspection and supervision at seaports

1. The inspection and supervision of ships, cargoes, passengers, crew, port and wharf infrastructures and other entities operating at seaports by regulatory authorities shall comply with regulations of this Decree and other relevant regulations of law.

2. The direct supervision on the ships by regulatory authorities shall only be carried out in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) It is necessary to ensure national defense and security, social order and security and epidemic prevention.

Article 123. Responsibilities of ministries, central and local authorities for activities of regulatory authorities at seaports

1. Ministries and relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall direct and instruct their subordinate authorities to well cooperate in state management at seaports.

2. Inspections and imposition of penalties for violations shall be carried out as prescribed by law.

3. Information technology shall be applied to the management to facilitate maritime operations.

Chapter VII

IMPLEMENTATION CLAUSE 35

Article 124. Effect

1. This Decree comes into force from July 01, 2017.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Government’s Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 on management of seaports and navigational channels;

b) Regulations on procedures for ships' entry, exit, arrival at and departure from seaports and operation within Vietnamese territorial waters which are specified in Articles 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14 and 16 of the Decision No. 34/2016/QD-TTg of the Prime Minister on e-procedures for ships’ arrival at and departure from seaports, inland waterway ports and offshore oil ports via the National single-window system.

Article 125. Transitional clause

Regarding projects on investment in and construction of seaports, terminals, wharfs, navigational channels, berth pockets and water areas whose conformity with the planning for seaport development has been assessed before the effective date of this Decree but are yet to be executed as prescribed in the Government’s Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 on management of seaports and navigational channels; if they are executed after July 01, 2018, regulations of this Decree shall be complied with.

Article 126. Implementation

1. The Minister of Transport shall take charge and cooperate with ministries and relevant People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Xuan Sang

 

1 Preludes to the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP on management of dredging operations within seaport water and inland water areas:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015;

The Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

The Law on Inland Waterway Traffic dated June 15, 2004 and the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Inland Waterway Traffic dated June 17, 2014;

At the request of the Minister of Transport;

The Government hereby promulgates a Decree on management of dredging operations within seaport water and inland water areas.”

Preludes to the Government’s Decree No. 76/2021/ND-CP on criteria for classification of seaports of Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

At the request of the Minister of Transport;

The Government hereby promulgates a Decree on criteria for classification of seaports of Vietnam.”

Preludes to the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP dated September 23, 2022 providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

The Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

The Law on Investment dated June 17, 2020;

The Law on Enterprises dated June 17, 2020;

At the request of the Minister of Transport;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Preludes to the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector:

“The Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

The Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

The Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

The Law on Investment dated June 17, 2020;

The Law on Enterprises dated June 17, 2020;

At the request of the Minister of Transport;

The Government hereby promulgates a Decree providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector.”

2 This clause is amended by point a clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4 This clause is amended by clause 2 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

5 This clause is amended by clause 3 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

6 This clause is amended by point a clause 4 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

7 This clause is amended by point b clause 4 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

8 This point is amended by clause 5 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

9 The phrase “và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc người đề nghị đến nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” (“and send it to the applicant by post or the applicant shall receive it directly at the office of Vietnam Maritime Administration”) is replaced with the phrase “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nhận bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân đề nghị” (“and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the applicant”)  as prescribed in clause 11 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022

10 This clause is repealed as prescribed in clause 2 Article 6 of the Government’s Decree No. 76/2021/ND-CP on criteria for classification of seaports of Vietnam, which has been effective since September 10, 2021.

11 The phrase “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” (“or in any other appropriate form” is replaced with the phrase “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” (“or directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form”) as prescribed in clause 9 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

12 The phrase “và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” (“and send it to the investor by post or the investor shall receive it directly at the office of Vietnam Maritime Administration”) is replaced with the phrase “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư” (“and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the investor”) as prescribed in clause 10 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14 The phrase “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” (“or in any other appropriate form” is replaced with the phrase “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” (“or directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form”) as prescribed in clause 9 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

15 The phrase “và gửi văn bản cho chủ đầu tư qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư nhận trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam” (“and send it to the investor by post or the investor shall receive it directly at the office of Vietnam Maritime Administration”) is replaced with the phrase “và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến chủ đầu tư” (“and send it directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form to the investor”) as prescribed in clause 10 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

16 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

17 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

18 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

19 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

20 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

21 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

22 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



24 This Article is repealed as prescribed in clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 on management of dredging operations within seaport water and inland water areas, which has been effective since January 11, 2019.

25 This clause is amended by point a clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

26 This clause is amended by point b clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

27 This clause is amended by point c clause 1 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

28 This Article is amended by clause 2 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

28 This Article is amended by clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

30 The phrase “hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác” (“or in any other appropriate form” is replaced with the phrase “hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác” (“or directly or by post or via the online public service system or in any other appropriate form”) as prescribed in clause 9 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

31 This point is amended by clause 8 Article 4 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022.

32 This point is amended by clause 4 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



34 This clause is amended by clause 6 Article 1 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023.

35 Articles 6 and 7 of the Government’s Decree No. 76/2021/ND-CP on criteria for classification of seaports of Vietnam, which has been effective since September 10, 2021, stipulate that:

“Article 6. Effect

1. This Decree comes into force from September 10, 2021.

2. Clause 1 Article 20 in the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017, elaborating some Articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations is repealed.

3. The Government’s Decree No. 70/2013/QD-TTg dated November 19, 2013 on announcement of the classification list of seaports of Vietnam shall cease to have effect from the effective date of this Decree.

Article 7. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.”.

Article 6 of the Government’s Decree No. 69/2022/ND-CP providing amendments to Decrees on business operations in maritime sector, which has been effective since October 30, 2022, stipulates that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree comes into force from October 30, 2022.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall provide guidelines on and implement this Decree.” Article 5 of the Government’s Decree No. 74/2023/ND-CP providing amendments to Decrees prescribing division of authority to handle administrative procedures in maritime sector, which has been effective since November 27, 2023, stipulates that:

“Article 5. Implementation clause

1. This Decree comes into force from November 27, 2023. Clause 7 Article 1 of this Decree comes into force from October 11, 2024.

2. Transitional clauses:

a) Written approvals, decisions, certificates of compliance and certificates of endorsement given or issued before the effective date of this Decree shall remain valid until their prescribed expiry dates;

b) Applications for approvals, decisions, certificates of compliance or certificates of endorsement received before the effective date of this Decree shall continue to be processed in accordance with provisions of legislative documents in force at the time of application receipt;

c) Director General of Vietnam Maritime Administration and Directors of its Branches have the jurisdiction to revoke certificates of compliance and certificates of endorsement issued before the effective date of this Decree respectively.

3. This Decree nullifies the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Article 18 of the Government’s Decree No. 29/2017/ND-CP dated March 20, 2017.

4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall provide guidelines on and implement this Decree.”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BGTVT ngày 09/11/2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.614

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.24.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!