BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày
22 tháng 7 năm 2022
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Thông tư số 45/2015/TT-BGTVT ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 5 năm 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 15/2022/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Sửa đổi 1:2022
QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa
chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm
2023.
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12
năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa[1].
Điều 1[2]. Ban
hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán
cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.
Mã số đăng ký: QCVN 89:2015/BGTVT.
Điều 2[3]. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.
Điều 3[4]. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National
Technical Regulation
on Inland
waterway ship’s New building, Conversion, Repair Reconstruction Manufacturers
Lời nói
đầu[6]
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, mã số QCVN 89:
2015/BGTVT, do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm
định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số
45/2015/TT-BGTVT ngày 03 tháng 9 năm 2015.
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ ĐÓNG
MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National
Technical Regulation
on Inland waterway
ship’s New building, Conversion, Repair Reconstruction Manufacturers
MỤC LỤC
I QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.2 Đối tượng áp dụng
1.3 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1 Quy định chung
1.1 Quy định chung
1.2 Phân loại Cơ sở
Chương 2 Năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
2.1 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của Cơ sở loại
1
2.2 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của Cơ sở loại
2
2.3 Yêu cầu về năng lực kỹ thuật của Cơ sở loại
3, loại 4
2.4 Yêu cầu về đảm bảo an toàn lao động, phòng
cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường đối với các Cơ sở
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Chương 1 Xác nhận và thông báo năng lực kỹ
thuật cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
1.1 Quy định chung
1.2 Xác nhận cấp mới
1.3 Xác nhận bất thường
1.4 Chuẩn bị cho việc xác nhận năng lực
Chương 2 Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở
2.1 Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở
2.2 Danh mục xác nhận năng lực kỹ thuật Cơ sở
2.3 Thời hạn hiệu lực của Thông báo năng lực kỹ
thuật Cơ sở
2.4 Hủy xác nhận
IV TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1 Trách nhiệm của Cơ sở
1.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.3 Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam
1.4 Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1.5 Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm
1.6 Kiểm tra thực hiện của Bộ Giao thông vận tải
V TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC I: MẪU DANH MỤC XÁC NHẬN NĂNG LỰC KỸ
THUẬT CƠ SỞ
PHỤ LỤC II: MẪU THÔNG BÁO NĂNG LỰC KỸ THUẬT CƠ
SỞ
QUY CHUẨN KỸ
THUẬT QUỐC GIA
VỀ CƠ SỞ ĐÓNG
MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
National
Technical Regulation
on Inland
waterway ship’s New building, Conversion, Repair Reconstruction Manufacturers
I
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm
vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt
là "Quy chuẩn") quy định về năng lực kỹ thuật cơ sở đóng mới, hoán cải,
sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa thuộc diện phải đăng kiểm theo quy định
của Luật Giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là "Cơ sở"),
trừ các Cơ sở chỉ đóng các phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu
cá.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức và cá
nhân có hoạt động liên quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1 của phần này.
1.3.1 Tài liệu viện dẫn
1.3.1.1 Nghị định số
24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là
Nghị định số 24/2015/NĐ-CP);
1.3.1.2 QCVN
65:2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và
cung cấp dịch vụ tàu biển.
1.3.2
Giải thích từ ngữ
1.3.2.1 Cán bộ, công
nhân của Cơ sở là người có hợp đồng lao động với Cơ sở theo Luật Lao động.
1.3.2.2 Đơn vị xác nhận
là Sở Giao thông vận tải hoặc là Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1.1
Quy định chung
1.1.1 Phần này đưa ra
các quy định về năng lực kỹ thuật Cơ sở nêu tại 1.2 của Chương này.
1.1.2 Cơ sở phải có đủ
năng lực kỹ thuật để duy trì chất lượng các sản phẩm.
1.2
Phân loại Cơ sở
1.2.1 Cơ sở loại 1 là
cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tất cả các loại phương tiện thủy nội
địa.
1.2.2 Cơ sở loại 2 là
cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện chở khách đến
dưới 50 người; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính đến dưới 135
sức ngựa; phương tiện có chiều dài thiết kế từ 20 m trở lên và có trọng tải
toàn phần dưới 200 tấn; các phương tiện chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị
thi công nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện chuyên dùng khác có chiều
dài thiết kế nhỏ hơn 10 m (trừ phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội
địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu chở
công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm
khí; phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn; phương tiện
của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia
giao thông đường thủy nội địa).
1.2.3 Cơ sở loại 3 là
cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có chiều dài
thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50
sức ngựa; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa
và có sức chở đến 12 người (trừ phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy
nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu
chở công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm
khí; phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn; phương tiện
của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia
giao thông đường thủy nội địa).
1.2.4 Cơ sở loại 4 là
cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các phương tiện đóng bằng gỗ theo
kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an
toàn được đăng kiểm công nhận (phương tiện dân gian) là các phương tiện có chiều
dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới
50 sức ngựa; phương tiện chở hàng trọng tải toàn phần dưới 100 tấn; phương tiện
có sức chở dưới 12 người (trừ phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội
địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu chở
công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm
khí; phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn; phương tiện
của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia
giao thông đường thủy nội địa).
2.1 Yêu cầu về năng lực kỹ
thuật của Cơ sở loại 1
2.1.1 Tổ chức bộ máy
và nhân lực
Ngoài tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật,
phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỗi bộ phận
phải có tối thiểu 01 kỹ sư chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 kỹ sư chuyên ngành
máy tàu thủy theo yêu cầu tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP .
2.1.2 Yêu cầu về cơ sở
vật chất và quy trình công nghệ
2.1.2.1[7]
Mặt bằng sản xuất
a) Phải có nhà xưởng để gia
công chi tiết phục vụ các công đoạn đóng tàu, kho để lưu trữ bảo quản vật tư,
trang thiết bị, mặt bằng thi công phải đủ diện tích để bố trí phương tiện đóng
mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện. Tùy theo loại vật liệu đóng tàu,
phân xưởng thi công và kho bảo quản vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu tại các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Phải có triền đà, ụ hoặc
biện pháp tương đương để bố trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi
và phải đủ năng lực để đưa phương tiện lên, xuống nước theo cỡ loại phương tiện
dự kiến thi công.
2.1.2.2 Năng lực về
giao thông nội bộ
Phải đảm bảo giao thông nội bộ thuận tiện để tiếp
nhận, vận chuyển vật tư, trang thiết bị cũng như để liên kết các bộ phận sản xuất.
2.1.2.3 Có khả năng
cung ứng về vật liệu, trang thiết bị trong quá trình sản xuất.
2.1.2.4 Tài liệu kỹ
thuật và quy trình công nghệ
a) Phải có các quy trình
công nghệ đóng tàu theo vật liệu, kích cỡ phương tiện mà cơ sở dự định thực hiện
nhằm đảm bảo chất lượng phương tiện.
b) Phải có đầy đủ các tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi
phương tiện thủy nội địa mà cơ sở đã và dự định thi công.
2.1.2.5 Quy trình,
thiết bị kiểm tra chất lượng
a) Quy trình kiểm tra chất
lượng
Phải có các quy trình kiểm tra chất lượng về gia
công chế tạo chi tiết lắp ráp, thử để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm
thu các sản phẩm trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương
tiện thủy nội địa.
b) Trang bị dụng cụ kiểm tra
chất lượng
Phải có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để phục vụ
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm (các loại thước đo, đồng hồ đo...).
c) Các nhà cung cấp dịch vụ
kiểm tra chất lượng
Nếu cơ sở không đáp ứng được các yêu cầu quy định
tại điểm a và điểm b mục 2.1.2.5, phải có các cơ sở cung cấp các dịch vụ kiểm
tra chất lượng thông qua các nhà thầu phụ để kiểm tra máy móc, vật liệu cũng
như nghiệm thu các hạng mục trong thi công.
2.1.3 Yêu cầu về năng
lực thi công
2.1.3.1 Thi công phần
thân tàu, trang thiết bị
a) Phải có sàn phóng dạng hoặc
phương pháp phóng dạng tương đương để triển khai đóng theo thiết kế.
b) Có các máy móc trang thiết
bị phục vụ gia công, lắp ráp các bộ phận kết cấu thân tàu.
c) Có công nhân được đào tạo
theo quy định để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công chi tiết và lắp ráp
vỏ tàu phù hợp loại vật liệu đóng tàu và các quy định trong quy chuẩn.
d) Có thợ hàn được công nhận
theo quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện công việc hàn tàu (đối với tàu đóng bằng vật
liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn).
đ) Phải có quy trình hàn đối với cơ sở đóng tàu
bằng vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn.
2.1.3.2 Thi công phần
máy, điện tàu
a) Có khả năng gia công chế tạo
các chi tiết cơ khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống
đường ống, hệ thống điện trên tàu.
b) Có khả năng sửa chữa, bảo
dưỡng, lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên
tàu.
c) Có công nhân được đào tạo
theo quy định để thực hiện gia công chế tạo các chi tiết cơ khí, sửa chữa, bảo
dưỡng và lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện
trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện.
2.1.4 Trong trường hợp
Cơ sở không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu tại mục 2.1.2 và mục 2.1.3 thì
phải có các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ mà Cơ sở còn thiếu để đảm bảo quá
trình sản xuất.
2.2 Yêu cầu về năng lực kỹ
thuật của Cơ sở loại 2
2.2.1 Tổ chức bộ máy
và nhân lực
Ngoài tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật,
phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỗi bộ phận
phải có tối thiểu 01 cán bộ có trình độ trung cấp chuyên ngành đóng tàu thủy hoặc
cao đẳng nghề chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 cán bộ có trình độ trung cấp
chuyên ngành máy tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành máy tàu thủy theo yêu
cầu tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP .
2.2.2 Yêu cầu về cơ sở
vật chất và quy trình công nghệ
Cơ sở loại 2 phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật
chất và quy trình công nghệ như đối với Cơ sở loại 1, trừ yêu cầu về quy trình
công nghệ quy định tại điểm a mục 2.1.2.4 Chương này.
2.2.3 Yêu cầu về năng
lực thi công
Cơ sở loại 2 phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực
thi công như đối với Cơ sở loại 1, trừ các yêu cầu quy định tại điểm c, điểm d,
điểm đ mục 2.1.3.1 điểm c mục 2.1.3.2 Chương này.
2.3 Yêu cầu về năng lực kỹ
thuật của Cơ sở loại 3, loại 4
2.3.1 Tổ chức bộ máy
và nhân lực
Ngoài tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật,
Cơ sở loại 3 phải có tối thiểu 01 công nhân chuyên ngành đóng tàu thủy, Cơ sở
loại 4 phải có tối thiểu 01 thợ lành nghề theo yêu cầu tại điểm c và điểm d khoản
3 Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP .
2.3.2 Yêu cầu về cơ sở
vật chất
Cơ sở loại 3, loại 4 phải đáp ứng các yêu cầu
quy định tại mục 2.1.2.1, 2.1.2.2, 2.1.2.3, điểm b mục 2.1.2.4 Chương này.
Trong trường hợp Cơ sở không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, phải
có các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ mà Cơ sở còn thiếu để đảm bảo quá
trình sản xuất.
2.4[8]
(được bãi bỏ)
III QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
CHƯƠNG 1 XÁC NHẬN VÀ THÔNG BÁO NĂNG LỰC KỸ THUẬT
CƠ SỞ ĐÓNG MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
1.1 Quy định chung
1.1.1 Cơ sở phải được
xác nhận và thông báo về năng lực kỹ thuật Cơ sở theo các yêu cầu của Quy chuẩn
này.
1.1.2 Việc xác nhận
và thông báo phù hợp Quy chuẩn này nhằm mục đích xác nhận rằng Cơ sở có đủ năng
lực kỹ thuật để duy trì chất lượng các sản phẩm của mình phù hợp với các yêu cầu
của Quy chuẩn.
1.1.3 Việc xác nhận
và thông báo theo yêu cầu Quy chuẩn này chỉ thực hiện đối với các Cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa nêu tại điều 1.2 Chương 1
phần II của Quy chuẩn này.
1.1.4 Cơ sở dự định
thực hiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi cỡ loại phương tiện nào sẽ được
xác nhận đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi cỡ loại phương tiện đó.
1.1.5 Cơ sở được xác
nhận và thông báo đủ năng lực thực hiện ở hạng mục nào sẽ được thực hiện hạng mục
đó.
1.1.6 Tùy thuộc vào đặc
thù hoạt động của từng cơ sở có thể miễn giảm một số yêu cầu theo quy định của
Quy chuẩn này hoặc có các biện pháp thay thế tương đương được chấp thuận.
1.1.7 Đối với các cơ
sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tàu biển đã được cấp giấy chứng nhận
năng lực cơ sở chế tạo (còn hiệu lực) theo QCVN 65:2013/BGTVT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển
sẽ được xác nhận và thông báo năng lực kỹ thuật cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa
chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa nếu cơ sở đó thỏa mãn quy định tại Điều
6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP .
1.1.8 Việc xác nhận
và thông báo bao gồm: xác nhận cấp mới và xác nhận bất thường.
1.2 Xác nhận cấp mới
Xác nhận cấp mới được thực hiện khi lần đầu xác
nhận Cơ sở hoặc xác nhận lại các Cơ sở khi Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở hiện
có của Cơ sở hết hiệu lực.
1.2.1 Hồ sơ tài liệu
Cơ sở phải chuẩn bị các tài liệu dưới đây làm cơ
sở xác nhận:
1.2.1.1 Bản thuyết
minh về Cơ sở, trong đó nêu rõ các thông tin về: quá trình hình thành và phát
triển của Cơ sở, số lượng và trình độ nhân viên, cơ cấu tổ chức, các sản phẩm
chính;
1.2.1.2 Danh mục các
tài liệu tiêu chuẩn;
1.2.1.3 Mô tả cơ sở vật
chất cần thiết liên quan đến sản xuất (sơ đồ cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc,
nhà xưởng, nhà kho, các trang thiết bị sản xuất, các thiết bị đo và kiểm tra,
danh sách các nhà thầu phụ và công việc dự kiến do nhà thầu phụ thực hiện và
các công việc tương tự khác liên quan đến sản xuất);
1.2.1.4 Bộ phận kỹ
thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm danh sách các cán bộ kỹ
thuật, cán bộ chất lượng bao gồm bằng cấp, chứng chỉ liên quan;
1.2.1.5 Tài liệu về bảo
đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường;
1.2.1.6 Các tài liệu cần
thiết khác liên quan đến việc sản xuất của Cơ sở.
1.2.2 Kiểm tra hiện
trường
1.2.2.1 Cơ sở phải được
kiểm tra thực tế để xác nhận sự phù hợp giữa hồ sơ tài liệu và thực tế tại Cơ sở
và xác nhận phù hợp các yêu cầu của Quy chuẩn này.
1.2.2.2 Xác nhận năng
lực kỹ thuật Cơ sở theo Danh mục xác nhận năng lực kỹ thuật cơ sở đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa theo Phụ lục I của Quy chuẩn
này.
1.2.3 Đối với các Cơ
sở đã được xác nhận và thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở trong thời gian không
quá 1 tháng trước ngày hết hạn của Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở, Cơ sở đề
nghị cấp lại Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở.
1.3 Xác nhận bất thường
1.3.1 Xác nhận bất
thường được thực hiện đối với Cơ sở khi Cơ sở này có yêu cầu sửa đổi hoặc bổ
sung các hạng mục đã được xác nhận tại thời điểm không trùng với đợt xác nhận cấp
mới.
1.3.2 Trong quá trình
giám sát kỹ thuật các phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi tại Cơ
sở, nếu đơn vị giám sát thấy có vi phạm về chất lượng một cách có hệ thống
nhưng đã không được khắc phục thì đơn vị giám sát sẽ yêu cầu xác nhận bất thường.
1.3.3 Tại đợt xác nhận
bất thường, đơn vị xác nhận sẽ xác nhận các hạng mục liên quan đến đợt đánh giá
đó ở tình trạng thỏa mãn quy định của Quy chuẩn.
1.4 Chuẩn bị cho việc xác
nhận năng lực
1.4.1 Cơ sở chịu
trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ tài liệu cần thiết cho việc xác nhận nêu ở 1.2
và 1.3 của Chương này. Đại diện ban lãnh đạo và các nhân viên liên quan phải có
mặt trong quá trình xác nhận tại Cơ sở.
1.4.2 Nếu các công việc
chuẩn bị cần thiết không được thực hiện đầy đủ hoặc các đại diện nêu ở 1.4.1 của
Cơ sở không có mặt trong quá trình xác nhận, đơn vị xác nhận có thể từ chối việc
xác nhận.
1.4.3 Đơn vị xác nhận
sẽ thông báo cho lãnh đạo của Cơ sở các vấn đề không phù hợp đòi hỏi phải có
hành động khắc phục được phát hiện trong quá trình xác nhận. Lãnh đạo Cơ sở chịu
trách nhiệm thực hiện hành động khắc phục đối với vấn đề không phù hợp do đơn vị
xác nhận đưa ra theo đúng thời hạn quy định.
CHƯƠNG 2 THÔNG BÁO NĂNG LỰC KỸ THUẬT CƠ SỞ
2.1 Thông báo năng lực kỹ
thuật Cơ sở
Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở (theo Phụ lục
II: Mẫu Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở) sẽ được cấp cho Cơ sở được xác nhận
có kết quả thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này.
2.2 Danh mục xác nhận
năng lực kỹ thuật Cơ sở
Danh mục xác nhận năng lực kỹ thuật Cơ sở cùng với
Danh mục các hạng mục yêu cầu cần khắc phục sau khi xác nhận Cơ sở sẽ được cấp
cho Cơ sở (theo Phụ lục I: Mẫu Danh mục xác nhận năng lực kỹ thuật Cơ sở).
2.3 Thời hạn hiệu lực của
Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở
Thời hạn hiệu lực của Thông báo năng lực kỹ thuật
Cơ sở là 5 năm được ghi rõ trong Thông báo năng lực kỹ thuật Cơ sở khi cấp mới.
2.4 Hủy xác nhận
2.4.1 Đơn vị xác nhận
có thể hủy bỏ việc xác nhận nếu cơ sở vi phạm một trong các mục dưới đây.
2.4.1.1 Chất lượng của
sản phẩm không đúng quy định.
2.4.1.2 Các đợt đánh
giá quy định tại 1.2 và 1.3 Chương 1 Phần này không được thực hiện theo đúng
quy định.
2.4.1.3 Cơ sở đề nghị
hủy bỏ việc áp dụng Quy chuẩn.
2.4.2 Việc hủy xác nhận
nêu tại 2.4.1 của Quy chuẩn này sẽ được đơn vị xác nhận thông báo bằng văn bản
tới Cơ sở.
IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1 Trách nhiệm của các
Cơ sở
1.1.1 Phải nắm được các
quy định về pháp luật liên quan đến lĩnh vực đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục
hồi phương tiện thủy nội địa.
1.1.2 Thực hiện đầy đủ
các quy định liên quan nêu trong Quy chuẩn này. Chịu trách nhiệm về chất lượng
của các phương tiện thi công tại Cơ sở.
1.1.3 Chịu sự kiểm
tra, xác nhận của các cơ quan quản lý theo quy định.
1.1.4 Cung cấp đầy đủ
các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu và trình đơn vị xác nhận theo quy định.
1.1.5 Cơ sở loại 3,
loại 4 tự công bố năng lực kỹ thuật Cơ sở của mình.
1.1.6[9]
Tuân thủ quy định về việc sử dụng đất, quy định về bảo vệ môi trường, phòng
cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
1.2 Trách nhiệm của Cục
Đăng kiểm Việt Nam
1.2.1 Hướng dẫn thực
hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các Cơ sở; các chủ tàu; các đơn vị
đăng kiểm trong phạm vi cả nước và các cá nhân có liên quan.
1.2.2 Tổ chức in ấn,
phổ biến, tuyên truyền cho các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện Quy
chuẩn này.
1.2.3 Tổ chức thực hiện
xác nhận và thông báo năng lực kỹ thuật đối với các Cơ sở loại 1 phù hợp với
các quy định của Quy chuẩn này.
1.2.4 Căn cứ yêu cầu
thực tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm đề nghị Bộ Giao thông vận tải sửa
đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
1.3 Trách nhiệm của Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam
Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với Cơ sở về những
yêu cầu liên quan đến các quy định về đường thủy nội địa.
1.4 Trách nhiệm của Sở
Giao thông vận tải
Tổ chức thực hiện xác nhận và thông báo năng lực
kỹ thuật đối với các Cơ sở loại 2 phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này.
1.5 Trách nhiệm của các
đơn vị đăng kiểm
1.5.1 Thực hiện việc
xác nhận năng lực kỹ thuật của các Cơ sở khi được Sở Giao thông vận tải hoặc Cục
Đăng kiểm Việt Nam giao nhiệm vụ.
1.5.2 Thực hiện việc
xác nhận năng lực kỹ thuật của Cơ sở loại 3, loại 4 khi tiến hành giám sát
phương tiện tại cơ sở.
1.5.3 Hướng dẫn Cơ sở
khắc phục các khiếm khuyết sau khi thực hiện việc xác nhận năng lực kỹ thuật Cơ
sở.
1.6 Kiểm tra thực hiện của
Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học - Công nghệ)
có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của
các cơ quan, đơn vị có hoạt động liên quan.
V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1 Trong trường hợp
có sự khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của tiêu chuẩn,
Quy chuẩn khác thì áp dụng các quy định mới.
1.2 Khi các văn bản,
tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế
thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
1.3 Các Cơ sở thành lập
mới sau ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Quy
chuẩn này.
1.4 Các Cơ sở hiện
hành phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Quy chuẩn này trước ngày 01 tháng 5
năm 2020.
PHỤ LỤC I: MẪU DANH MỤC XÁC NHẬN NĂNG LỰC KỸ THUẬT CƠ SỞ
[10]
TÊN ĐƠN VỊ THÔNG BÁO
---------------
DANH MỤC XÁC
NHẬN NĂNG LỰC KỸ THUẬT
CƠ SỞ ĐÓNG MỚI,
HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Số
Tên và địa
chỉ Cơ sở
|
Phương tiện
thuộc phạm vi xác nhận
|
|
|
Loại xác nhận
|
□ Xác nhận cấp mới
□ Xác nhận bất thường
|
Số và ngày cấp Thông báo xác nhận năng lực
Cơ sở
|
|
Danh mục
xác nhận
|
Kết quả
|
Nhận xét
|
TT
|
Yêu cầu
|
Có
|
Không
|
Không áp dụng
|
1
|
Mặt bằng sản xuất
|
|
|
|
|
1.1
|
Có đủ nhà xưởng, các phương tiện sản xuất
thích hợp cần thiết để đảm bảo chất lượng yêu cầu đối với sản phẩm?
|
|
|
|
|
1.2
|
Có triền đà, ụ hoặc biện pháp tương đương để bố
trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi?
|
|
|
|
|
1.3
|
Có đủ năng lực để đưa phương tiện lên, xuống
nước theo cỡ loại phương tiện dự kiến thi công?
|
|
|
|
|
2
|
Năng lực về giao thông nội bộ
|
|
|
|
|
2.1
|
Có đảm bảo giao thông nội bộ thuận tiện để tiếp
nhận, vận chuyển vật tư, trang thiết bị cũng như để liên kết các bộ phận sản
xuất?
|
|
|
|
|
3
|
Có khả năng cung ứng về vật liệu, trang thiết
bị trong quá trình sản xuất?
|
|
|
|
|
4
|
Tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ
|
|
|
|
|
4.1
|
Có các quy trình công nghệ đóng tàu?
|
|
|
|
|
4.2
|
Có đầy đủ các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật liên
quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa mà
Cơ sở đã và dự định thi công?
|
|
|
|
|
5
|
Quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng
|
|
|
|
|
5.1
|
Có quy trình kiểm tra chất lượng về gia công chế
tạo chi tiết lắp ráp, thử để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm thu các sản
phẩm trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy
nội địa?
|
|
|
|
|
5.2
|
Có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để phục vụ việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm?
|
|
|
|
|
5.3
|
Có cơ sở cung cấp các dịch vụ kiểm tra chất lượng
thông qua các nhà thầu phụ để kiểm tra máy móc, vật liệu cũng như nghiệm thu
các hạng mục trong thi công trong trường hợp không có quy trình và thiết bị
kiểm tra nêu ở 5.1 và 5.2 ở trên?
|
|
|
|
|
6
|
Năng lực thi công
|
|
|
|
|
6.1
|
Thi công phần thân tàu, trang thiết bị
|
|
|
|
|
6.1.1
|
Có sàn phóng dạng hoặc phương pháp phóng dạng
tương đương để triển khai đóng theo thiết kế?
|
|
|
|
|
6.1.2
|
Có các máy móc trang thiết bị phục vụ gia công,
lắp ráp các bộ phận kết cấu thân tàu?
|
|
|
|
|
6.1.3
|
Có công nhân được đào tạo theo quy định để thực
hiện các công đoạn chế tạo, gia công chi tiết và lắp ráp vỏ tàu phù hợp loại
vật liệu đóng tàu và các quy định trong quy chuẩn?
|
|
|
|
|
6.1.4
|
Có thợ hàn được công nhận theo Quy chuẩn kỹ
thuật để thực hiện công việc hàn tàu (đối với tàu đóng bằng vật liệu kim loại
và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn)?
|
|
|
|
|
6.1.5
|
Phải có quy trình hàn đối với Cơ sở đóng tàu bằng
vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn?
|
|
|
|
|
6.2
|
Thi công phần máy, điện tàu
|
|
|
|
|
6.2.1
|
Có khả năng gia công chế tạo các chi tiết cơ
khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống đường ống, hệ
thống điện trên tàu?
|
|
|
|
|
6.2.2
|
Có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy
chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu?
|
|
|
|
|
6.2.3
|
Có công nhân được đào tạo theo quy định để thực
hiện gia công chế tạo các chi tiết cơ khí, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy
chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trong quá trình đóng mới,
hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện?
|
|
|
|
|
6.2.4
|
Có các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ mà Cơ
sở còn thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất trong trường hợp cơ sở không đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu nêu ở từ mục 1 đến mục 6 ở trên?
|
|
|
|
|
Danh mục các
hạng mục yêu cầu cần khắc phục sau khi xác nhận
|
TT
|
Các hạng mục
yêu cầu
|
|
|
Đại diện Cơ
sở
(Ký ghi rõ họ
tên)
|
Đăng kiểm
viên
(Ký ghi rõ họ
tên)
|
,
ngày
tháng năm
Đơn vị xác
nhận hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ xác nhận
|
PHỤ LỤC II: MẪU THÔNG BÁO NĂNG LỰC KỸ THUẬT CƠ SỞ
TÊN
ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
---------------
THÔNG
BÁO NĂNG LỰC KỸ THUẬT
CƠ
SỞ ĐÓNG MỚI, HOÁN CẢI, SỬA CHỮA PHỤC HỒI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Số:..............
TÊN
ĐƠN VỊ XÁC NHẬN THÔNG BÁO:
Cơ sở:
Địa chỉ:
Đã được xác nhận đủ năng lực kỹ thuật là cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa loại phù hợp với
QCVN 89:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về năng lực kỹ thuật cơ sở đóng
mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa”.
Thời hạn xác nhận lần tiếp theo:
………..
Ngày tháng năm
ĐƠN VỊ XÁC NHẬN
[1] Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa có căn cứ ban
hành như sau:
“Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật và các sửa đổi, bổ sung;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư Sửa đổi
1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải,
sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.”
[2] Điều 1 của Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể
từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Sửa đổi
1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải,
sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
Mã số đăng ký: Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT.”
[3] Điều 2 của Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể
từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 17 tháng 01 năm 2023.”
[4] Điều 3 của Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở
đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, có hiệu lực kể
từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ,
các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.”
[5] Quy chuẩn
này được sửa đổi, bổ sung bởi Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy
nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm
2023.
[6] Sửa đổi
1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải,
sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2023 quy định như sau:
“Lời nói đầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Sửa đổi 1:2022
QCVN 89:2015/BGTVT về Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
thủy nội địa do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm
định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Sửa đổi 1:2022
QCVN 89:2015/BGTVT chỉ bao gồm nội dung sửa đổi của QCVN 89:2015/BGTVT, các nội
dung không được nêu trong quy chuẩn sửa đổi này thì áp dụng theo QCVN
89:2015/BGTVT”
[7] Mục này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại mục 1 chương 2 phần II của Sửa đổi 1:2022
QCVN 89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa
chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số
15/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 01 năm 2023.
[8] Mục này được
bãi bỏ theo quy định tại mục 2 chương 2 phần II của Sửa đổi 1:2022 QCVN
89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa
phục hồi phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ
ngày 17 tháng 01 năm 2023.
[9] Mục này được
bổ sung theo quy định tại mục 1 phần IV của Sửa đổi 1:2022 QCVN 89:2015/BGTVT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi
phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BGTVT ngày 30
tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 17
tháng 01 năm 2023
[10] Mẫu Phụ lục
này được sửa đổi theo quy định tại Phụ lục A của Sửa đổi 1:2022 QCVN
89:2015/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa
phục hồi phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ
ngày 17 tháng 01 năm 2023.