Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT 2022 Thông tư phòng chống thiên tai lĩnh vực đường bộ

Số hiệu: 14/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 12/05/2022 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ

Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 3 năm 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ[1].

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Sạt lở đường bộ là hiện tượng nền đường bộ, ta luy âm, ta luy dương của đường bộ bị biến dạng, hư hỏng do thiên tai gây ra.

2. Công trình phòng, chống thiên tai đường bộ là những công trình được xây dựng kiên cố hoặc tạm thời để hạn chế hoặc làm giảm nhẹ các tác động của thiên tai đối với công trình đường bộ, nhà làm việc, kho, xưởng hoặc phục vụ việc dự báo, cảnh báo, chỉ huy, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai.

2a.[2] Tình huống khẩn cấp về thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.

3.[3] Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ.

5. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo hợp đồng ký với cơ quan trực tiếp quản lý công trình đường bộ, cơ quan được nhà nước giao quản lý dự án bảo trì công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ [4]

1.[5] Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên taiĐiều 4 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

3. Các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “Lực lượng tại chỗ - Chỉ huy tại chỗ - Vật tư, hậu cần tại chỗ - Thiết bị tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

4. Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Chương II

PHÒNG NGỪA THIÊN TAI

Điều 5. Nội dung phòng ngừa thiên tai

Các cơ quan quản lý đường bộ, Ban quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông vận tải đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.

2. Trong phạm vi quản lý của đơn vị, phải thường xuyên kiểm tra; đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ hoặc các công trình có liên quan đến phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý; trong trường hợp vượt quá khả năng của đơn vị, phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.

3. Chỉ đạo xây dựng “Phương án phòng ngừa thiên tai” của nhà thầu thi công công trình, nhà thầu bảo trì đường đang khai thác và các đơn vị khác có liên quan. Phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ; lập phương án và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:

a) Các biện pháp gia cố, sửa chữa, che, chắn, neo, buộc, chống, đỡ, chêm, chèn, hãm để bảo vệ công trình, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;

b) Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;

c) Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;

d) Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;

đ) Xây dựng các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;

e) Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ, sự cố, thiên tai; quan trắc tình hình thực tế của thiên tai đối với công trình; theo dõi khả năng chịu tác động của sự cố, thiên tai đối với công trình và trang thiết bị;

g) Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

4. Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa lụt, bão, sự cố, thiên tai của các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.

5. Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về kỹ năng xử lý thông tin trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn.

6. Chỉ huy hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của đơn vị.

7. Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.

Điều 6. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới

1.[6] (được bãi bỏ)

2. Trong quá trình khảo sát, thiết kế cần phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, trên cơ sở những yêu cầu sau:

a) Nghiên cứu địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng công trình và lưu vực, sự hình thành các công trình ở thượng lưu có tác động đến công trình đường bộ. Thu thập đầy đủ các số liệu thống kê về lượng mưa, lưu lượng dòng chảy, mực nước dâng, sự xâm thực của sóng, thủy triều vùng gần biển, áp lực gió; nghiên cứu về tình hình sự cố, thiên tai của khu vực, các số liệu lịch sử, khoan thăm dò địa chất khu vực xây dựng công trình để làm cơ sở cho công tác thiết kế;

b) Lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, vật liệu, loại kết cấu thích hợp để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai;

c) Tính toán thủy văn theo lưu lượng thiết kế; tính toán thiết kế công trình theo cường độ gió bảo đảm tính ổn định chống gió, bão của tổng thể công trình cũng như từng kết cấu riêng biệt; thiết kế theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có tính tới ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và khu vực; ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, thủy điện, nông ngư nghiệp cùng các tác động do phá hủy môi trường sinh thái của con người như chặt phá rừng, khai thác nguyên vật liệu làm thay đổi môi trường trong khu vực xây dựng;

d) Khi thiết kế khẩu độ cầu, phải hạn chế việc thu hẹp dòng chảy tự nhiên của sông, suối để không ảnh hưởng đến việc thoát lũ, không gây xói lở mố, trụ cầu. Phải tính toán chiều sâu xói lở dưới chân trụ, mố cầu để xác định cao độ đặt móng sâu hơn cao độ đáy sông sau khi xói một độ sâu an toàn tùy theo loại móng. Cần thiết kế kè chỉnh hướng dòng chảy, lát mái ta luy đất đắp tứ nón và đường vào cầu, xây dựng các trụ chống va gần các trụ cầu để gạt cây và vật trôi không cho va thẳng vào trụ cầu;

đ) Đối với các công trình đường, phải tính toán đầy đủ các rãnh thoát nước (rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh đỉnh) với diện tích thoát nước và kết cấu đủ cho lưu lượng, vận tốc nước thông qua lúc có mưa, lũ lớn;

e) Cao độ nền đường bộ phải cao hơn mực nước tính toán cao nhất khi có thiên tai. Trong trường hợp phải chấp nhận có những thời điểm để nước tràn qua nền đường thì phải có thiết kế đặc biệt để bảo vệ đoạn đường đó như lát mái và lề đường chống xói lở, đất nền đường cần được gia cố để chịu được tải trọng xe chạy qua trong điều kiện đất nền no nước;

g) Mái ta luy phải có độ dốc bảo đảm ổn định trong trường hợp bất lợi khi có lụt, bão, mưa lớn, nước mặt và nước ngầm tác động;

h) Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mái tạo ra các công trình có khả năng chịu được tác động của sự cố, thiên tai. Nghiên cứu những quy luật thủy văn, thủy lực của sông, quy luật thiên tai của từng vùng, miền để đề xuất việc áp dụng các loại kết cấu hợp lý chống được sự cố, thiên tai.

Điều 7. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang thi công xây dựng

1. Công trình có thời gian thi công kéo dài, phải có phương án phòng ngừa tác hại của thiên tai nhằm bảo đảm an toàn khối lượng đã thi công, bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình phụ trợ, trang thiết bị thi công, kho bãi chứa vật liệu, nhà xưởng, nhà sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.

2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải mua bảo hiểm cho người, thiết bị máy móc và công trình xây dựng ít nhất bằng mức chi bảo hiểm đã duyệt trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

3. Phòng ngừa thiên tai trong giai đoạn thiết kế tổ chức thi công và chuẩn bị thi công

a) Cơ sở để thiết kế tổ chức thi công và tổng tiến độ phải xuất phát từ các số liệu điều tra khảo sát thực tế của khu vực và có xét đến kế hoạch phòng, chống thiên tai;

b) Tổng tiến độ phải hợp lý, không thi công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là các hạng mục công trình dưới nước và các vùng dễ ngập nước;

c) Khu vực công trường phải bố trí hợp lý, an toàn cao nhất về khả năng chống thiên tai. Nhà xưởng, kho bãi chứa vật liệu phải bố trí ở nơi cao, không ngập nước và phải được chằng buộc để không bị sập đổ khi gặp gió, bão;

d) Các trang thiết bị thi công phải được bảo quản an toàn, các phương tiện nổi phải có âu giấu hoặc nơi khuất gió để neo giữ khi mưa bão;

đ) Phương án phòng ngừa thiên tai của nhà thầu thi công, nhà thầu quản lý, bảo trì đường bộ phải gửi đến Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cơ quan quản lý đường bộ để có sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả trong phòng, chống thiên tai.

4. Phòng ngừa thiên tai trong quá trình thi công và hoàn thành công trình

a) Thi công công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được duyệt;

b) Không vứt, bỏ vật liệu phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy;

c) Khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện thiết bị; tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của công trình và đôn đốc các bộ phận thực hiện phương án phòng chống thiên tai;

d) Phải hạ thấp các thiết bị trên cao, đưa các phương tiện dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn vật liệu gọn gàng, đưa thiết bị vào bãi, chuẩn bị vật tư ứng cứu, sửa chữa những hư hỏng công trình đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn êm thuận trong mọi tình huống;

đ) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu, lệnh điều động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang sử dụng, khai thác

1. Đối với công trình cầu nhỏ và cống

a) Đối với cầu nhỏ: phải khai thông dòng chảy kể cả thượng lưu và hạ lưu để bảo đảm thoát nước tốt. Các bộ phận dễ xói lở như tứ nón, đường đầu cầu, chân mố trụ, sân tiêu năng cần được sửa chữa và gia cố trước mùa mưa, bão;

b) Đối với cống: phải khơi thông hố tụ, lòng cống, kể cả trước và trong mùa mưa bão, gia cố tường đầu, sân tiêu năng; cống nằm ở vị trí có đá, cây trôi thì phải có biện pháp gia cường chống đất đá, cây trôi lấp cống.

2. Đối với công trình cầu trung và cầu lớn

a) Phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quy định cũng như tiến hành sửa chữa, gia cố hàng năm, đặc biệt là các bộ phận dễ hư hỏng do mưa, lũ;

b) Đối với cầu ở vùng có đá, cây trôi: phải thường xuyên kiểm tra gỡ bỏ cây và rác, không để bám vào thân trụ, đáy dầm;

c) Đối với dòng sông, suối có thay đổi dòng chảy: cần có biện pháp chỉnh nắn dòng và gia cố hai bờ, mố cầu hợp lý;

d) Đối với cầu lớn: phải thường xuyên theo dõi tốc độ gió trên cầu; trường hợp tốc độ gió trên cầu lớn hơn cấp gió theo quy định của thiết kế, phải kịp thời đóng cầu (tạm dừng lưu thông) và thông báo phân luồng giao thông để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện.

3. Đối với nền đường bộ: mái ta luy nền đường, lề đường được phát cỏ, san bạt đúng độ dốc thiết kế; những nơi địa chất mái ta luy không ổn định, cần phải làm kè hoặc gia cố mái dốc, những nơi nền đường thường xuyên bị ngập nước phải được gia cố lề, mái ta luy và kết cấu mặt đường phải bằng vật liệu phù hợp.

4. Đối với rãnh thoát nước (bao gồm rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước và dốc nước): phải làm sạch cây cỏ, vét bùn, đá, bảo đảm thoát nước tốt. Các hư hỏng của rãnh làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước phải được sửa chữa trước mùa mưa, lũ.

5. Đối với đường tràn, ngầm: phải được vá sửa chữa mặt, ta luy, sân tiêu năng thượng lưu, hạ lưu và sơn sửa hệ thống báo hiệu, cọc tiêu, cột thủy chí và có lực lượng ứng trực hai đầu ngầm khi nước ngập để điều hành giao thông. Khi nước rút, phải kiểm tra tình trạng đường tràn, ngầm, chỉ lưu thông khi bảo đảm an toàn.

6. Đối với hệ nổi, cầu phao, phà và ca nô

a) Phải cố định chặt các đồ vật trên phương tiện bảo đảm không bị xô, lăn, đổ vỡ hoặc dịch chuyển trong quá trình vận hành phương tiện;

b) Bảo đảm độ kín nước của các nắp boong. Thành và đáy phà, phao, ca nô không bị thủng, không bị hở;

c) Bảo đảm phương tiện luôn hoạt động tốt, hệ thống bơm hút đủ khả năng bơm hút khô hầm, phương tiện, các boong hở đủ lỗ thoát nước và thoát nước tốt;

d) Các âu giấu, hệ neo giữ đầy đủ để giấu phà, phao khi thiên tai xảy ra;

đ) Bố trí đầy đủ thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.

7. Đối với hầm đường bộ, hầm chui

a) Đối với các công trình hầm đường bộ quan trọng: thực hiện các biện pháp phòng ngừa khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với quy mô công trình, trường hợp có quy chế quản lý hoạt động riêng thì thực hiện theo quy định tại quy chế đó;

b) Thường xuyên tiến hành kiểm tra để kịp thời sửa chữa, gia cố các bộ phận dễ hư hỏng do tác động của thiên tai như: hệ thống điện, hệ thống máy bơm, tiêu thoát nước, chống xói lở, đá lăn và cây trôi ở hai đầu hầm. Phải xây dựng phương án dự phòng khi xảy ra tình trạng mất điện, nước mưa quá mức dự báo tràn vào hầm gây ngập hầm.

Chương III

ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Điều 9. Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

1.[7] Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với các hệ thống đường địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (dưới đây viết tắt là Ban Chỉ huy PCTT&TKCN) của ngành đường bộ phải thường trực 24/24 giờ để theo dõi sát diễn biến tình hình sự cố, thiên tai; căn cứ vào mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của thiên tai, điều kiện địa hình và tình hình thực tế để lựa chọn, áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp, kịp thời; trực tiếp chỉ đạo hoặc tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chỉ đạo, điều hành bộ máy của mình thực hiện giải pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra.

3. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ phòng ngừa thiên tai được giao trước mùa mưa, bão.

4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) để phối hợp chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

b) Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương chủ động tổ chức công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn;

c) Tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo.

5. Khi thiên tai xảy ra, các cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, theo phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề ra, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân;

b) Gia cố, sửa chữa ngay tại chỗ các vị trí, khu vực công trình xảy ra sự cố để làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp sự cố xảy ra ngoài khả năng của đơn vị mình thì phải báo cáo, đề xuất ngay lên các cơ quan có thẩm quyền để được sự hỗ trợ cần thiết;

c) Khi thấy nguy cơ có thể xảy ra sạt lở đường bộ, đất, đá, lũ quét gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông đường bộ cần triển khai việc hạn chế, phân luồng phương tiện hoặc cấm phương tiện qua lại;

d) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá do mưa, lũ hoặc dòng chảy;

đ) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

e) Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của địa phương trong việc thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng;

g) Phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực xảy ra sự cố, thiên tai;

h) Chấp hành chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai;

i) Dừng việc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi thấy tình hình nguy hiểm có thể xảy ra với người và phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai; đồng thời chỉ huy phong tỏa khu vực để bảo đảm an toàn.

6. Các cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ khi điều động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng được giao quản lý để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phải lập đầy đủ các thủ tục điều động, chứng từ giao nhận vật tư theo quy định của pháp luật để làm căn cứ cho việc thanh toán và hoàn trả.

Trường hợp đã điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng đến hiện trường để ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhưng sự cố không xảy ra thì lập biên bản tại chỗ và mời đại diện cơ quan quản lý đường bộ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hiện trường, tham gia xác nhận biên bản làm cơ sở cho việc thanh toán. Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, thẩm định và thanh toán hoặc đề nghị thanh toán cho đơn vị theo quy định.

Điều 9a. Công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai[8]

1. Thẩm quyền quyết định

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với các hệ thống đường bộ địa phương; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.

2. Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

a) Thời điểm bắt đầu, diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do ảnh hưởng của thiên tai; mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra;

b) Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra;

c) Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.

3. Công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền tại khoản 1 Điều này ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.

Điều 10. Hoạt động phối hợp trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

1. Hoạt động phối hợp cứu nạn người gặp nguy hiểm tại khu vực có thiên tai xảy ra bao gồm:

a) Sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm;

b) Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích;

c) Huy động người, vật tư, trang thiết bị để tham gia cứu chữa người bị nạn khi cần thiết.

2. Trách nhiệm phối hợp cứu nạn được quy định như sau:

a) Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ chủ động cứu nạn và có trách nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

b) Lực lượng ứng phó sự cố, thiên tai trực tiếp tại hiện trường phải phát huy hết năng lực cứu người bị nạn (nếu có) nhanh chóng thoát khỏi khu vực, tình trạng nguy hiểm; trong trường hợp vượt quá khả năng phải thông báo ngay cho các lực lượng chuyên nghiệp tìm kiếm, cứu nạn hoặc cấp cứu y tế gần nhất; đồng thời, sẵn sàng phối hợp khi có yêu cầu;

c) Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ có trách nhiệm chủ động triển khai hoạt động cứu nạn thuộc phạm vi quản lý; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải.

3. Khi xảy ra thiên tai gây hư hỏng công trình đường bộ, làm ùn tắc giao thông, các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án chủ đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, trong phạm vi trách nhiệm được giao, phải nhanh chóng phối hợp cùng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN cấp huyện xác minh thiệt hại, hư hỏng và đề xuất phương án khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông theo quy định trong thời gian ngắn nhất; báo cáo cấp trên có thẩm quyền, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và phòng tránh.

4. Lực lượng Thanh tra đường bộ phải chủ động tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong công tác điều hành, phân luồng giao thông, tham gia bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực.

Chương IV

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 11. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông[9]

1. Tìm kiếm, cứu người bị nạn; tìm kiếm, cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị chìm đắm, vùi lấp do tác động của thiên tai.

2. Tham gia việc cứu trợ, ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai hoặc vùng bị cô lập giao thông đường bộ do thiên tai.

3. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ.

4. Sửa chữa, khôi phục hoạt động của trang, thiết bị thi công thuộc tài sản công.

5. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của sự cố, thiên tai.

Điều 11a. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai[10]

1. Xây dựng công trình khẩn cấp nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt theo Điều 12 Thông tư này. Xây dựng công trình khẩn cấp phải được thực hiện bằng Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.

2. Thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp:

a) Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý, bảo trì của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản này); Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý;

c) Người đứng đầu Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với công trình đường bộ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là người quyết định đầu tư, là chủ đầu tư;

d) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý.

3. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp có các nội dung chính như sau:

a) Mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng;

b) Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình;

c) Thực hiện xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (đối với công trình đường bộ đang khai thác). Các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai (đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo);

d) Thời gian xây dựng công trình;

đ) Dự kiến chi phí, nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.

4. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng công trình khẩn cấp, gồm:

a) Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;

b) Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, lập và trình phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 12. Bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai

1. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1: là hoạt động sửa chữa, khôi phục hư hỏng công trình đường bộ, được thực hiện ngay sau khi thiên tai suy yếu hoặc thời tiết trở lại bình thường, với mục tiêu sửa chữa hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm khôi phục nhanh nhất hoạt động giao thông thông suốt, an toàn. Theo phạm vi quản lý và trên cơ sở phương châm bốn tại chỗ, hoạt động này là trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ (đối với đường bộ đang khai thác), nhà thầu thi công dự án (đối với dự án, công trình đang thi công, đang trong thời gian bảo hành); trường hợp vượt quá khả năng, phải kịp thời báo cáo Cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ để có biện pháp xử lý và chỉ đạo phù hợp.

2. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 2: là hoạt động được thực hiện sau khi hoàn tất công việc khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1; nhà thầu bảo trì công trình đường bộ hoặc cơ quan quản lý đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tiến hành đánh giá lại một cách toàn diện các thiệt hại của khu vực kết cấu hạ tầng bị hư hỏng do thiên tai gây ra, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về kết quả đánh giá, phương án khôi phục các thiệt hại. Trường hợp cần phải đầu tư để khôi phục lại công trình theo tiêu chuẩn, Quy chuẩn trước khi bị hư hỏng hoặc nâng cấp thì tiến hành các thủ tục đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục hiện hành.

3.[11] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo

a) Trên tuyến hoặc đoạn tuyến đường bộ được giao để thực hiện dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với toàn bộ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả các hạng mục không là hạng mục dự án);

b) Khi có thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư thông báo cho chính quyền hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại để tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả thiệt hại theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai và quy định tại Thông tư này;

c) Trường hợp thiệt hại lớn hoặc hư hỏng hạng mục không phải là hạng mục của dự án, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4.[12] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án bảo trì đường bộ

a) Theo phạm vi thi công được giao, nhà thầu thi công thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư, cơ quan bảo hiểm, chính quyền hoặc Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp huyện, các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại do thiên tai gây ra và lập phương án khắc phục làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm bồi thường (trường hợp mua bảo hiểm công trình);

b) Trường hợp không mua bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm nhưng có hư hại lớn, vượt quá kinh phí bảo hiểm, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Trường hợp xảy ra hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi thi công được giao, nhưng hạng mục bị hư hỏng không phải là hạng mục của dự án, công trình đang thi công, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này.

5.[13] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án đã bàn giao, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ, Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ thông báo cho Chủ đầu tư và đơn vị có liên quan có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguyên nhân, trách nhiệm sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.

6.[14] Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa ngay các thiệt hại theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP thông báo cho Cơ quan quản lý đường bộ có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân gây hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân hư hỏng, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguồn kinh phí thực hiện sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.

Điều 13. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1[15]

1. Khắc phục, xử lý ùn tắc giao thông

Ngay sau khi cấp có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, theo phạm vi trách nhiệm được giao, Cơ quan quản lý đường bộ; Ban Quản lý dự án; Nhà đầu tư; Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; Nhà thầu thi công dự án; Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải chủ động triển khai, thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:

a) Khi thiên tai gây hư hại làm gián đoạn giao thông đường bộ: căng dây, rào chắn, cắm biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn tuyến bị hư hại; thu dọn, san sửa ngay ít nhất một làn xe để phương tiện đi lại an toàn; những đoạn tuyến hay công trình bị hư hại nặng phải làm rào chắn, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng bảo đảm giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; trường hợp chiều sâu ngập nước lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh phải cắm cọc tiêu, cắm phao tiêu, cột thủy chí, kết hợp chính quyền địa phương làm rào chắn, phân luồng hoặc cấm phương tiện qua lại hoặc điều tiết giao thông và cảnh báo khác nếu cần;

b) Cột điện, cây đổ, sạt lở ta luy âm bề rộng mặt đường còn lại ≤ 3m; sạt lở đất, đá ta luy dương xuống nền, mặt đường mỗi vị trí không quá 100 m3; bùn, đất, đá, cây, rác lấp, tắc hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy của cống, dưới cầu: tập trung hót dọn, khơi thông lòng cống, rãnh; lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;

c) Hệ thống báo hiệu đường bộ, an toàn giao thông bị đổ, hư hỏng: khôi phục ngay, thay thế, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để hướng dẫn, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;

d) Sụt ta luy dương tràn lấp kín nền, mặt đường: cắm biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn tuyến, phân luồng bảo đảm giao thông, tiến hành hót sụt ngay để thông tuyến.

2. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại nhỏ và vừa

a) Mặt đường sụt, lún lõm cục bộ, ổ gà, bong tróc, lề đường bị xói trôi; mặt đường hư hỏng do triều cường; lún sụt, xói trôi đường cứu nạn, hốc cứu nạn: san gạt, bảo đảm êm thuận, kết hợp cắm biển báo báo tạm thời; sau khi thời tiết cho phép khắc phục ngay bằng vật liệu phù hợp hoặc hoàn trả lại kết cấu cũ hoặc kết cấu tương đương và hệ thống an toàn giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình, phù hợp với điều kiện khai thác;

b) Đối với cầu nhỏ (bao gồm xói lở tứ nón, chân khay, đường đầu cầu, chân mố trụ, sân tiêu năng) gây mất an toàn giao thông và an toàn công trình: khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép hoặc kè rọ thép nhồi đá hộc bảo đảm an toàn công trình;

c) Đối với cống (bao gồm xói trôi thượng hạ lưu, tường đầu, tường cánh, sân tiêu năng): khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép, kết hợp kè rọ thép nhồi đá hộc, bảo đảm tiêu thoát nước;

d) Hệ thống thoát nước (bao gồm rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước, mương) xói trôi, bong bật, ngâp úng cục bộ: khơi thông, vét bùn, đất, đá bảo đảm thoát nước; gia cố, bổ sung rãnh bị hư hỏng hoặc bổ sung rãnh mới để dẫn nước đi nơi khác bảo đảm tiêu thoát nước;

đ) Đường tràn, ngầm (bao gồm xói trôi mặt, ta luy, sân tiêu năng thượng lưu, hạ lưu; hư hỏng báo hiệu, cọc tiêu, cột thủy chí): khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép kết hoặc kè rọ thép nhồi đá hộc hoặc hoàn trả theo kết cấu ban đầu hoặc kết cấu tương đương;

e) Công trình phụ trợ lán trại, nhà làm việc, nhà hạt quản lý đường bộ, kho bãi, nhà xưởng, kho bảo quản vật tư dự phòng bị đổ, hư hỏng: khôi phục, thay thế, bổ sung các công trình phụ trợ bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động.

3. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại lớn

a) Sạt lở ta luy dương xuất hiện vết nứt cung trượt nguy cơ tiếp tục sạt lở và tiếp tục trôi, trượt: tiến hành cắt cơ hạ tải giảm bớt một phần hoặc toàn bộ cung trượt, hoặc mở đường tránh cục bộ để thông xe tạm (đối với những nơi không có tuyến tránh);

b) Sạt ta luy dương xuất hiện tình trạng đá bị nứt, đá rơi, đá lăn rơi xuống lòng đường và có nguy cơ tiếp tục rơi, trượt, nguy cơ mất an toàn giao thông cao: xử lý theo hướng đào, cậy phá các tảng đá kém ổn định, hoặc giảm tải ta luy dương (bằng phương pháp thủ công, hoặc thủ công kết hợp máy và bột nở, hoặc sử dụng phương án nổ mìn) khi điều kiện địa hình phức tạp; tùy thuộc địa hình và kết cấu mái đá, để áp dụng phủ lưới thép có các neo ghim vào mái ta luy đá; tùy thuộc địa hình chân mái ta luy dương để xếp kè rọ thép đá hộc phòng đất đá rơi xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông;

c) Sụt, lở ta luy âm ăn sâu vào mặt đường một phần, nguy cơ đứt đường: tùy thuộc địa hình và địa chất dùng cọc bằng thép hình đóng tạo tường chắn chống sụt, kết hợp kè rọ thép đá hộc hoặc kè bằng bê tông cốt thép, hoặc mở đường vào phía ta luy dương (tùy theo địa hình nếu có thể được) hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa với vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa bàn;

d) Sụt, lở ta luy âm dọc sông, suối, kênh rạch, bờ biển, nguy cơ lún sụt lấn sâu vào nền đường: tùy theo địa hình chỉnh tuyến vào ta luy dương, hoặc mở đường lấn vào bên trong, hoặc xếp kè rọ thép, hoặc dùng cọc bằng thép hình hoặc (cọc cừ) đóng tạo tường chắn chống sụt, hoặc kè bằng bê tông cốt thép, hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa với vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa hình, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả. Đối với trường hợp sông, suối có thay đổi dòng chảy, chảy thẳng vào ta luy âm: tiến hành chỉnh nắn dòng chảy và gia cố ta luy âm cho phù hợp với địa hình;

đ) Sập hoặc hư hỏng cầu nhỏ, mất an toàn giao thông: tiến hành căng dây, rào chắn, cắm biển báo tạm, phân luồng giao thông; sửa chữa, gia cường hoặc mở đường tránh cục bộ để thông xe tạm, hoặc bắc cầu tạm để thông xe tuyến chính;

e) Cống bị hư hỏng, đứt, trôi, cống bị chìm sâu, khẩu độ không đảm bảo thoát nước: sửa chữa hư hỏng, hoặc thay thế, bổ sung cống, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả;

g) Trên một đoạn đường bị rạn nứt, đẩy trồi nhựa, dồn nhựa thành vệt dọc hoặc vệt ngang đường, lún vệt bánh xe; nứt, vỡ mặt đường; đoạn đường thường xuyên bị ngập nước: san gạt, bảo đảm êm thuận, kết hợp cắm biển báo tạm thời và biển báo khác; sau khi thời tiết cho phép khắc phục ngay hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết cấu tương đương nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình phù hợp với điều kiện khai thác;

h) Hệ nổi, cầu phao, ca nô, phà (bao gồm Hệ thống báo hiệu bị thiệt hại; sự cố công trình, chìm đắm phương tiện, va trôi): tiến hành sửa chữa hoặc sản xuất, lắp dựng bổ sung báo hiệu để bảo đảm cho các phương tiện hoạt động trên tuyến an toàn; tiến hành biện pháp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi để tổ chức công tác trục vớt, thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm gây ra; sửa chữa phương tiện bị hư hỏng.

4. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại rất lớn, kỹ thuật phức tạp

Sập hầm, trôi sập cầu trung trở lên: căng dây, rào chắn, cắm biển báo hiệu tạm hai đầu, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng từ xa hoặc khu vực để bảo đảm giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc xây dựng đường tránh cục bộ để thông xe tạm hoặc giải pháp tạm thời khác phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Theo phạm vi quản lý, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) quyết định chủ trương xử lý, khắc phục, gia cố nhằm bảo đảm giao thông an toàn thông suốt.

Điều 14. Quy định về Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1[16]

1.[17] Tổ chức lập, soát xét Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

a) Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương;

c) Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;

d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có trách nhiệm trình Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định, phê duyệt.

2.[18] Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương;

c) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý;

d) Thời gian thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.[19] Hồ sơ công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, gồm:

a) Tờ trình của Cơ quan lập Hồ sơ;

b) Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông;

c) Các quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, công điện (nếu có), lệnh điều động, văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc khắc phục hậu quả thiên tai đối với thiệt hại, hư hỏng trình trong Hồ sơ;

d) Báo cáo ban đầu của Cơ quan lập Hồ sơ, cơ quan, đơn vị khác có liên quan về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, kèm theo ảnh chụp;

đ) Bản vẽ hoàn công; Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, kèm theo bản kê chi tiết;

e) Dự toán kinh phí cho công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã thực hiện, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;

g) Biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại;

h) Các bản vẽ kỹ thuật thi công thể hiện khối lượng, kết cấu công trình tạm (áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư này);

i) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình, bảng chấm công trực điều tiết, phân luồng bảo đảm giao thông.

4. Đối với công trình đường bộ được đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức BOT và các hình thức Hợp đồng dự án khác: doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ lập Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, thực hiện thỏa thuận với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án; Hồ sơ được lập trên cơ sở phù hợp với các quy định tại Thông tư này.

5. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ lập Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của Hồ sơ.

Chương V

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, VẬT TƯ DỰ PHÒNG VÀ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Điều 15. Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng

1. Vật tư, trang thiết bị dự phòng cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

a) Vật tư, trang thiết bị chủ yếu bao gồm: trang bị bảo hộ lao động, áo phao, đèn pin, bao tải, vải bạt, đá hộc, đá dăm, rọ thép, dây cáp, dây thép, dây thừng, búa, cuốc, xẻng, nhựa đường, xi măng, xăng, dầu, dầm cầu các loại, cọc thép, cọc bê tông, biển báo, rào chắn, hộ lan; máy phát điện, máy bơm, máy hàn, kích, thiết bị thông tin liên lạc hữu tuyến và vô tuyến;

b) Trang thiết bị, vật tư dự phòng được bố trí, lưu giữ, bảo quản tại các kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc thành lập, vị trí đặt và tiêu chuẩn khung của kho chứa tài sản dự phòng cho công tác phòng, chống thiên tai trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Phương tiện thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

a) Phương tiện chủ yếu bao gồm: phà, cần cẩu cứu hộ, cần cẩu thi công bốc xếp, xe chuyên dùng cứu nạn, xe chuyên dùng cứu hộ, xe tải, ca nô, búa đóng cọc, máy xúc, máy ủi;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải các địa phương xây dựng phương án điều động phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Thẩm quyền điều động phương tiện, vật tư dự phòng

a) Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên hệ thống quốc lộ; hoặc hỗ trợ, chi viện cho các địa phương theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;

b) Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ có thẩm quyền điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên quốc lộ được giao quản lý;

c)[20] Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa phương;

d) Cơ quan tham mưu giúp việc cho người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b, c Khoản này, sau khi thực hiện việc điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.

4. Quản lý, bảo trì trang thiết bị, vật tư dự phòng

a)[21] Đối với hệ thống quốc lộ

Hàng năm, các Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng; lập dự toán kinh phí thực hiện trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, lập nhu cầu sản xuất, mua sắm, sửa chữa, dự trữ trang thiết bị, vật tư dự phòng và dự toán cho công tác bảo trì, bảo vệ các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng, trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước ngày 30 tháng 6 hàng năm;

b)[22] Đối với các hệ thống đường địa phương

Việc quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Các đơn vị quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm mở sổ sách để hạch toán, theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài sản, trang thiết bị, vật tư dự phòng theo quy định. Hết năm, đơn vị có trách nhiệm báo cáo kê khai biến động về tài sản, trang thiết bị, vật tư dự phòng và thực hiện công tác quyết toán năm theo quy định hiện hành.

Điều 16. Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

1. Nguồn kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

2. Nguồn ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương theo quy định.

3. Nguồn của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ.

4. Nguồn kinh phí được chi trả từ hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng (nếu có).

5. Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí

1. Nguồn kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai đường bộ do Trung ương quản lý được sử dụng chi cho những nội dung sau:

a) Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 trên đường bộ do Trung ương quản lý;

b) Chi cho hoạt động thường xuyên cho Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

c) Chi sản xuất, mua sắm, sửa chữa vật tư dự phòng, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;

d) Chi bảo quản, sửa chữa kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng;

đ) Chi phí thuê phương tiện, chi phí sửa chữa phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;

e) Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật.

3. Hàng năm, khi phân bổ và giao dự toán, Bộ Giao thông vận tải trích để lại 2% tổng dự toán chi được giao để chi cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Trường hợp đến hết ngày 30 tháng 9 năm kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải chưa phân bổ hết cho các nhiệm vụ đột xuất về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai thì được phân bổ và giao dự toán cho các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế đường bộ còn lại.

4. Việc sử dụng kinh phí của địa phương cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai đối với hệ thống đường bộ địa phương được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Nguồn kinh phí cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ (đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) được đưa vào phương án tài chính của công trình và được quyết toán theo quy định.

Chương VI

TRỰC PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

Điều 18. Trực phòng, chống thiên tai

1. Thời gian trực

a) Thời gian trực phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.

b) Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp quyết định số lượng người trực, điều chỉnh chế độ trực theo thời gian quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối tượng trực

a) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải;

b) Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Tổng Đường bộ Việt Nam.

3. Nhiệm vụ của ca trực

a) Giúp Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như: diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị; diễn biến các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tình hình tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị);

b) Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị trực thuộc;

c) Tham mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình phòng chống thiên tai, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên;

d) Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ huy PCTT & TKCN cấp trên theo định kỳ và sau khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Điều 19. Chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

1. Người làm nhiệm vụ trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định.

2. Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định.

Điều 20. Quy định về chế độ báo cáo trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định sau:

1. Khi xảy ra thiên tai thì tùy theo mức độ xảy ra, Cục Quản lý đường bộ (đối với quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với công trình đường bộ được giao quản lý), Ban Quản lý dự án (đối với Dự án đang thi công, công trình đang trong thời gian bảo hành), Doanh nghiệp Đầu tư xây dựng và Quản lý khai thác công trình đường bộ (đối với các công trình đường bộ đầu tư xây dựng và khai thác theo hình thức BOT và các hình thức hợp đồng dự án khác) phải báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam như sau:

a) Báo cáo trực tiếp: là báo cáo tình hình diễn biến thiên tai qua điện thoại thường trực, điện thoại di động hoặc truyền dữ liệu, hình ảnh qua công nghệ viễn thông những sự cố, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng xảy ra đối với hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đe dọa tính mạng của nhân dân để có ngay biện pháp xử lý tình huống;

b) Báo cáo ngày qua thư điện tử: là báo cáo bằng văn bản gửi qua thư điện tử, fax trước 8 giờ sáng và trước 16 giờ chiều hàng ngày trong suốt thời gian có thiên tai để nắm bắt chính xác diễn biến tình hình và kịp thời chỉ đạo các biện pháp giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên.

2. Báo cáo nhanh: là báo cáo bằng văn bản do các cơ quan, đơn vị lập ngay sau khi kết thúc đợt thiên tai và gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp trên để báo cáo về tình hình thiệt hại, tình trạng bị ảnh hưởng và phương án xử lý, đề xuất (nếu có).

3. Báo cáo đột xuất: khi nhận được văn bản yêu cầu báo cáo đột xuất của các cơ quan phòng, chống thiên tai cấp trên thì các cơ quan, đơn vị nhận được văn bản có trách nhiệm báo cáo theo các nội dung và thời gian yêu cầu để phục vụ các nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai.

4[23]. Chế độ báo cáo thực hiện như sau:

a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai.

b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo năm về công tác phòng, chống thiên tai kèm theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai của năm sau và những kiến nghị, đề xuất (nếu có).

c) Đối tượng thực hiện báo cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

d) Cơ quan nhận báo cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải.

đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng năm.

g) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.

h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này.

Điều 21. Công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai

1. Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.

Để đối phó với các diễn biến bất ngờ của thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Bộ Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra đột xuất nhằm đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và điều kiện đặc thù của địa bàn quản lý chủ động tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp, nhà thầu thi công công trình đường bộ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra và tự kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[24]

Điều 22. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 3 năm 2019 và thay thế Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng chống, khắc phục hậu quả lụt bão trong ngành đường bộ.

2. Đối với các Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã được lập và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước ngày 28 tháng 3 năm 2019 thì việc thẩm định, phê duyệt tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

Phụ lục[25]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ:.....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../....

.............., ngày... tháng.... năm...

BÁO CÁO KINH PHÍ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI BĐGT

BƯỚC 1 TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ NĂM...

Kính gửi:......

Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư.............., .............. (tên cơ quan, đơn vị)........... báo cáo công tác phòng, chống thiên tai như sau:

TT

Quốc lộ

Địa phận tỉnh

Kinh phí khắc phục

Ghi chú

1

QL.1

2

QL.2

3

...

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)



[1] Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ.”

Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.”

[2] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[4] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2022.

[6] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[8] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[9] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[10] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[12] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[13] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[14] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[15] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[16] Tên Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[17] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[18] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[19] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[20] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[21] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[22] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

[23] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

[24] Điều 10 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Điều 4 và Điều 5 của Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 quy định như sau:

“Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

[25] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 14/VBHN-BGTVT

Hanoi, May 12, 2022

 

CIRCULAR

ROAD-RELATED NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND RECOVERY

The Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 28, 2019, is amended by:

The Circular No. 36/2020/TT-BGTVT dated December 24, 2020 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of Circulars on regulations on periodic road reporting, which has been effective since February 15, 2021.

The Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Management dated June 19, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 160/2018/ND-CP dated November 29, 2018 on guidelines for some Articles of the Law on Natural Disaster Management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of the Department of Transport Safety and the Director General of the Directorate for Roads of Vietnam;

The Minister of Transport hereby prescribed road-related natural disaster management and recovery[1].

Chapter I

GENERAL

Article 1. Scope

This Circular provides for road-related natural disaster management and recovery.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in road-related natural disaster management and recovery within the territory of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “road erosion” means the process by which the foundation, fill slope and cut slope of the road are deformed and damaged by natural disasters.

2. “road work serving natural disaster management” means a work that is solidly or temporarily built to reduce or mitigate effects of natural disasters on road works, office buildings, warehouses and factories or to serve the forecasting, warning, command and direction related to natural disaster management.

2a. [2] “road-related disaster emergency” means a past or existing natural disaster event which affects or is likely to threaten lives of people and safety of vehicles participating on roads, road traffic infrastructure, thereby making it necessary to immediately take emergency response measures to promptly prevent consequences and quickly overcome consequences, and is declared under a decision of a competent person.

3. [3] “road authorities” are the Directorate for Roads of Vietnam and Departments of Road Management; transport authorities affiliated to provincial People’s Committees (hereinafter referred to as “the Department of Transport”), district-level People’s Committees and communal People’s Committees.

4. “road work construction and operation enterprise” means a PPP project management enterprise and enterprise assigned by the State to construct, manage and operate road works.

5. “road work maintenance contractor” means an organization or individual managing, operating and maintaining road works under the contract signed with the road work management authority or authority authorized to manage the road work maintenance project by the State. Road work maintenance contractors include road work management, regular maintenance and operation contractors; construction and repair contractors and other contractors involved in the maintenance of road works.

Article 4. Principles of road-related natural disaster management and recovery[4]

1. [5]  Basic principles of natural disaster management and rescue specified in Article 4 of the Law on Natural Disaster Management and Article 4 of the Government’s Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 shall be adhered to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Natural disaster management and recovery measures specified in the plan shall be taken in manner that ensures adequate quantity of human and material resources by using the four on-the-spot motto “leadership on-the-spot, human resources on-the-spot, means and materials on-the-spot, and logistics on-the-spot” so as to minimize effects of natural disasters and respond to natural disasters as soon as possible.

4. Safety of persons and vehicles involved in natural disaster management and recovery, road works and vehicles operating on roads shall be ensured. The number of emergencies and accidents occurring during natural disaster management and recovery shall be reduced.

Chapter II

NATURAL DISASTER MANAGEMENT

Article 5. Tasks in natural disaster management

Road authorities, project management units and road work construction and operation enterprises shall, within their jurisdiction, perform the following tasks in natural disaster management:

1. Prepare natural disaster management plans to reduce effects of natural disasters on road traffic infrastructure and road vehicles and prevent damage to or destruction of works upon occurrence of natural disasters.

2. Within the scope of management, regularly inspect and assess the safety of works that need protection or works serving emergency and natural disaster management and response. In case of damage or degradation, promptly take remedial measures. In case the damage or degradation is beyond their capacity, immediately notify a supervisory authority thereof prior to the rainy season.

3. Direct the preparation of “Natural disaster management plan” by construction contractors, operating road maintenance contractors and other relevant units. The plan shall be aimed at anticipating possible effects of natural disasters and effects on road works, equipment, assets, factories and road vehicles. The following remedial plans and measures shall be formulated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Plans for removing vehicles, equipment and goods; plans for rescuing and transporting passengers and goods;

c) Stockpile of materials and equipment for preventing road erosion or prolonged road traffic disruption caused by natural disasters;

d) Measures for preventing objects from impacting or drifting into bridges and culverts in case of flood water;

dd) Plans for ensuring traffic safety and diverting traffic in case traffic congestion occurs on national highways and local roads;

e) Regularly monitoring developments of storms, tropical depressions, rain, floods, emergencies and natural disasters; monitoring current situation of natural disasters affecting works; monitoring works and equipment’s capacity to suffer effects of emergencies and natural disasters;

g) Setting up the status information system during the occurrence of emergencies and natural disasters. Anticipating possible incidents such as power cut or information disconnection to proactively take remedial measures in a quick and effective manner.

4. Strengthen inspection of flood, storm, emergency and natural disaster management by affiliates, especially in key and vital works.

5. Organize and provide training in skills in information processing upon natural disaster management and recovery, and rescue.

6. Command activities of their voluntary forces in charge of natural disaster management and recovery, and rescue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Natural disaster management for new road works

1. [6] (repealed)

2. In the process of carrying out surveys and producing designs, it is required to comply with applicable technical standards and regulations according to the following requirements:

a) Study topography and geomorphology of the building site is to be built and basin, formation of upstream works that affect road works. Collect all statistical data on rainfall, volumetric flow rate, water level rise, wave erosion, tides near the coast and wind pressure; conduct research into emergencies and natural disasters of the region, historical data, carry out boring engineering geology investigations in the building site to form a basis for design work;

b) Select appropriate building site, materials and type of structure to minimize effects of natural disasters;

c) Perform hydrological calculations according to the design flow; design the construction according to the wind speed to ensure provision of stability against wind and storms for the entire construction as well as each specific structure; produce design according to standards and regulations while considering effects of global and regional climate change, effects of hydraulic works, hydroelectric works, and agriculture and fishery works and effects of ecosystem destruction by humans, such as deforestation and exploitation of raw materials, resulting in change in environment of the building site;

d) When designing waterway opening, avoid restricting the natural flow of rivers and streams so as not to affect the flood drainage and erode bridge abutments and piers. Calculate the depth of erosion under the bridge abutments and piers to ensure that the elevation of the foundation is lower than river bed level after eroding a safe depth depending on the type of foundation. Design flow control groyne, quarter cone slope paving and approaching road, build impact piers near the bridge piers to prevent trees and floating objects from impacting on the piers;

dd) Regarding road works, ensure adequate quantity of ditches (longitudinal ditches, horizontal ditches, middle ditches) with the drainage area and structure sufficient for water to flow through in the event of heavy rain and flood;

e) The road foundation must be higher than the maximum calculated water level in the event of a natural disaster. In the cases where it is compulsory to let water overflow the road foundation, measures should be taken to protect the road such as paving, and the kerb should be resistant to erosion and road foundation soil should be stabilized to withstand the vehicle load under the condition that the foundation soil is full of water;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Apply technological advances to build works that are able to withstand the effects of emergencies and natural disasters.  Study the rules of river hydrology and hydraulics and natural disasters in each region to propose the application of appropriate structures that are able to resist emergencies and natural disasters.

Article 7. Natural disaster management for works in progress

1. Works that have to be constructed for a long time, it is required to take measures for preventing harmful effects of natural disasters to ensure safety of the completed volume, traffic safety and safety of auxiliary works, construction equipment, material storage yards, factories and community buildings.

2. Investors or contractors must buy insurance for persons, equipment, machinery and works. The value of insurance must be equal to or greater than the approved insurance cost specified in the total investment.

3. Natural disaster management during the period of construction design and preparation

a) The construction design and general progress must be based on actual survey data and natural disaster management plan;

b) The general progress must be reasonable. Prolonged construction of work items that have to be constructed under water and in easily submerged areas.

c) The construction site must be appropriately located and withstand natural disasters. Factories and material storage yards must be located in high places, not be submerged and be tied so that they do not collapse in the event of wind or storm;

d) Construction equipment must be safely stored. Floating equipment must be placed in a hiding lock or located in a hiding place from the wind so that it can be anchored in the event of rain and storm;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Natural disaster management in the process of construction and work completion

a) Works must be constructed in accordance with procedures. Traffic safety must be ensured when constructing works that may affect operating road according to the approved construction plan and natural disaster management plan;

b) Waste materials must not be thrown to avoid flow obstruction. After the construction is done, it is required to unblock river bed to ensure good flow and waterway safety;

c) In case a natural disaster is likely to hit the building site, mobilize persons and equipment; carry out a site inspection and expedite the implementation of the natural disaster management plan;

d) It is required to lower equipment from high places, move vehicles under the river to a hiding place from wind and firmly anchor them; clean up materials and move equipment to yards, prepare supplies serving repair of road works to ensure continuous and safe traffic flow in all circumstances.

dd) Provide forces, equipment, vehicles and supplies necessary for natural disaster management and recovery at the request and by the order of a competent authority.

Article 8. Natural disaster management for works in use

1. Regarding small bridges and culverts

a) Regarding small bridges: unblock the flow from upstream to downstream to ensure proper drainage. Easily eroded parts such as quarter cones, approaching road, abutment footing and stilling apron should be repaired and reinforced prior to the rainy season.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Regarding medium and large bridges

a) Regularly and periodically inspect, and annually repair and reinforce medium and large bridges, especially parts easily damaged by rain and flood;

b) Regarding bridges located in areas where rocks and floating trees are available, carry out regular inspection to remove trees and waste so that they cannot cling to the pier body and beam bottom;

c) Regarding rivers and streams whose flow direction changes, take measures for river and stream training and reinforcement of the two sides and abutments;

d) Regarding large bridges, regularly monitor wind speed on bridges. In case the wind speed on the bridge is greater than the design wind speed, promptly close the bridge (traffic suspension) and divert traffic to ensure safety of people and vehicles.

3. Regarding the road foundation, slope paving and kerb shall have grass cut and shall be leveled according to the design slope. In areas where geological structure of the slope paving is unstable, build a groyne or reinforce the slope. In areas where the road foundation is regularly submerged, reinforce kerb, slope paving and surface structure using appropriate materials.

4. Regarding ditches (including longitudinal ditches, middle ditches, drop and chute), remove grass, and dredge mud and rocks to ensure proper drainage. Damage to ditches that affect the drainage should be repaired prior to the rainy season.

5. Regarding spillways, repair surface, slope and stilling apron from upstream to downstream, paint and repair signaling system, guide posts and gauge line pillars. Forces at the both sides of the spillway must be available to direct traffic in the case of overflow. As water recedes, it is required to inspect the status of the spillway and only continue traffic in case safety is ensured.

6. Regarding floating structures, pontoons, ferries and canoes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The watertightness of the deck covers must be ensured. The wall and bottom of ferries, pontoons and canoes must not be punctured or leaked;

c) It is required to ensure that vehicles always operate smoothly, the pumping system must be able to suction the hatch and vehicles dry and open ducks must have sufficient scuppers and ensure proper drainage;

d) Hiding locks and anchoring system must be sufficient to hide ferries and buoys in the event of a natural disaster;

dd) Life-saving and fire-fighting equipment must be sufficiently provided.

7. Regarding tunnels and underpasses

a) Regarding important tunnels, take natural disaster recovery measures in conformity with the scale of the tunnels. In case particular regulations on management of operations are available, such regulations shall be complied with.

b) Carry out regular inspections to promptly repair and reinforce parts easily damaged by natural disasters such as power system, pump system, water drainage system and system for prevention of erosion, rocks and floating trees at the both ends of the tunnel. A backup plan should be available in case a power cut occurs or rainwater flows over the tunnel.

Chapter III

EMERGENCY AND NATURAL DISASTER RESPONSE, SEARCH AND RESCUE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. [7] According to natural disaster forecasts, warnings and instructional documents of the superior authority, the Directorate for Roads of Vietnam (for national highways) or the Department of Transportation (for local roads; national highway routes/sections ) shall, within its jurisdiction, command the implementation of measures for road-related emergency and natural disaster response, search and rescue.

2. Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of transport authorities shall be available 24 hours a day to monitor developments of emergencies and natural disasters; according to the level of danger and effect of natural disasters, terrain  and current situation, select and apply appropriate and timely measures for emergency and natural disaster response, search and rescue; directly direct or advise heads of agencies to direct and manage their organizational structure to implement proposed solutions for emergency and natural disaster response, search and rescue.

3. Road work construction and operation enterprises and agencies shall basically complete the task of natural disaster management prior to the rainy season.

4. According to the natural disaster forecasts and warnings, level of natural disaster risks, natural disaster developments, direction and command given by the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport and Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam, Departments of Road Management, Departments of Transport and project management units shall, within their jurisdiction, perform the following tasks:

a) Decide to select plans and measures, and organize emergency and natural disaster response, search and rescue according to natural disaster developments and local current condition. In case it is beyond their capacity, notify the Ministry of Transport and the Directorate for Roads of Vietnam (for national highways) and People’s Committees of provinces (for local roads) for cooperation in emergency and natural disaster response, search and rescue;

b) Cooperate with local Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue in proactively organizing emergency and natural disaster response, search and rescue;

c) Collect information and promptly submit reports on damage caused by natural disasters and take responsibility for the accuracy of information and report.

5. As a natural disaster occurs, road authorities, project management units and road work construction and operation enterprises shall, within their jurisdiction, take proposed measures for emergency and natural disaster response, search and rescue while satisfying the following requirements:

a) Rescue people and protect assets of the State and people;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) When it is found that roadslide or landslide or flash flood is likely to occur, causing danger to people and road vehicles, it is required to restrict or divert vehicles or prohibit vehicles from travelling;

d) Carry out supervision, provide guidance and proactively restrict or prohibit people and vehicles from entering dangerous areas, deeply flooded roads and areas prone to landslide caused by rain, flood or flow;

dd) Ensure that traffic and communication are able to serve command over emergency and natural disaster response, search and rescue;

e) Cooperate with local Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue in carrying out search and rescue, giving first aid to injured persons and providing food, medicine, drinking water and other necessities in isolated areas and seriously inundated areas;

g) Cooperate in ensuring social order and security in areas where the emergency or natural disaster occurs;

h) Follow directions given by competent authorities, urgently provide human and material resources, equipment, vehicles and necessities to promptly respond to natural disasters;

i) Suspend the emergency/natural disaster response, search and rescue when it is found that people, vehicles and equipment involved in disaster response may suffer from danger; issue the command to blockade dangerous areas for safety reasons.

6. Upon mobilizing forces, standby supplies, equipment and vehicles under their management to respond to an emergency/natural disaster and carry out search and rescue, the competent authority and road work maintenance contractor shall comply with mobilization procedures and prepare receipts for materials as prescribed by law to form a basis for payment and refund.

In case forces, standby supplies, equipment and vehicles have been mobilized on the scene for emergency/natural disaster response, search and rescue but the emergency/natural disaster has not occurred, it is required to make a record and request the representative of the road authority, Command Center for Natural Disaster Management of the district or People's Committee of the district to certify the record to form a basis for payment. The Department of Road Management and Department of Transport shall consider, carry out appraisal and make payment or request a competent authority to make payment as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Power to issue decisions

a) The Minister of Transport shall decide to declare the disaster-related emergencies with regard to national highways and expressways; the Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue or specialized agency affiliated to the Ministry of Transport shall advise the Minister of Transport on disaster-related emergency declaration;

b) Every Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall decide to declare and terminate the disaster-related emergencies with regard to local roads; the provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue or specialized road traffic authority shall advise the provincial People’s Committee on decision on disaster-related emergency declaration.

2. A decision on declaration of disaster-related emergency contains the following main information:

a) Starting time, developments and extent of impact of the disaster or incident; damage to road traffic infrastructure caused by the disaster; degree of damage to the works; possible damage or risk of causing damage;

b) Emergency measures that need to be immediately applied to respond to and remedy the consequences in order to prevent and minimize the damage caused by the disaster or work incident;

c) Delegation of responsibility to agencies and units concerned for disaster and incident response and recovery.

3. Termination of a disaster-related emergency

Based on disaster developments or recovery results, the advising agency shall submit to the competent person specified in clause 1 of this Article a decision on disaster-related emergency termination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The cooperation in rescuing people in danger in areas where the natural disaster occurs covers:

a) Evacuation of people from dangerous areas;

b) Provision of first aid to people in danger; search for lost persons and vehicles;

c) Mobilization of human resources, supplies and equipment for giving first aid to victims when necessary.

2. Responsibility for cooperation in rescue:

a) Departments of Road Management, Departments of Transportation, project management units and road work construction and operation enterprises shall proactively carry out rescue and carry out search and rescue when mobilized by the competent authority;

b) Forces in charge of responding to emergency and natural disaster on the scene must reach their full potential for rescuing victims (if any) from dangerous areas or dangerous situation. In case it is beyond their capacity, immediately notify forces specialized in search and rescue or the nearest health facility, and get ready for cooperation upon request;

c) Departments of Road Management, Departments of Transport, project management units and road work construction and operation enterprises shall proactively carry out rescue activities under their management. In case it is beyond their capacity, notify People’s Committees of provinces, Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam and Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of the Ministry of Transport.

3. As the natural disaster damages road works and causes traffic congestion, Departments of Road Management, Departments of Transport, project management units and road work construction and operation enterprises shall, within their jurisdiction, quickly cooperate with Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue in verifying damage and propose measures for natural disaster recovery and traffic safety assurance within the shortest possible time; notify such damage to the competent superior authority and publish them on mass media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

NATURAL DISASTER RECOVERY

Article 11. Natural disaster recovery activities[9]

1. Search for and rescue victims; salvage the State and people’s vehicles and assets affected by natural disasters.

2. Participate in provision of relief and settlement of life of the people in areas hit by natural disasters or areas where traffic is disrupted due to natural disasters.

3. Build emergency infrastructures serving disaster recovery, ensuring road traffic safety.

4. Repair and restore construction equipment classified as public property.

5. Take measures to maintain environmental hygiene and prevent and control diseases in areas affected by incidents and natural disasters.

Article 11a. Building emergency infrastructures serving disaster recovery[10]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Power to decide to issue orders to build emergency infrastructure issued by the competent authority.

a) The Director General of the Directorate for Roads of Vietnam shall make decisions regarding national highways and expressways managed and maintained by the Ministry of Transport (except for the cases specified in points c and d of this clause); the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue or specialized agency affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam shall advise the Director General of the Directorate for Roads of Vietnam to decide to issue orders to build emergency infrastructure;

b) Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at all levels shall make decisions regarding local roads under their management;

c) The head of the specialized construction authority of the Ministry of Transport shall make decisions regarding newly built, renovated and upgraded road works for which the Ministry of Transport acts as an investment decision maker or project owner;

d) The head of the central government authority representing state ownership shall make decisions regarding road works under management of enterprises assigned by the State to build, manage and operate road works.

3. An order to build emergency infrastructure contains the following main information:

a) Purposes and location of construction;

b) Person assigned to manage the construction;

c) Building works serving natural disaster recovery and traffic safety assurance as prescribed in Article 13 of this Circular (regarding the road works in use), Disaster recovery measures prescribed by regulations of law on construction, disaster prevention and control (regarding the projects on road construction, renovation or upgrading);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Expected costs and resources for construction and other related necessary requirements.

4. The person assigned to manage and carry out the construction shall decide on all tasks related to emergency infrastructure construction activities himself/herself, including:

a) Assigning organizations and individuals to carry out survey, design, supervision and construction and undertake other necessary tasks in support of construction of emergency infrastructures;

b) After the construction is done, prepare and submit the completed infrastructure documentation as prescribed in Article 14 of this Circular.

Article 12. Traffic safety assurance and natural disaster recovery

1. First step traffic safety assurance and natural disaster recovery means the repair and restoration of damage to road works, which are carried out after the natural disaster weakens or returns to normal with the aim of repairing damage to traffic infrastructure in order to ensure continuous and safe traffic flow as soon as possible. Within the scope of management and according to the four on-the-spot motto, the contractors in charge of management, regular maintenance and operation of road works (for roads in use), and construction contractors (for works and projects that are in progress and maintained) shall take responsibility for the aforementioned activity. In case it is beyond their capacity, promptly notify thereof to road authorities, project management units and road work construction and operation enterprises.

2. Second step traffic safety assurance and natural disaster recovery means the activity that is carried out after completing the first step traffic safety assurance and natural disaster recovery. Road work maintenance contractors, road authorities and road work construction and operation enterprises shall carry out an overall re-assessment of damage to infrastructure and notify the competent authority of re-assessment results and remedial plan. In case it is required to make investment to restore a work according to a regulation and standard before it is damaged or upgraded, investment procedures shall be initiated as prescribed.

3. [11] Disaster recovery and traffic safety assurance during construction period regarding a project on road construction, renovation or upgrading

a) On road routes or sections assigned to execute the project, the project owner or investor shall repair damage and recover from disaster caused to all road works and road safety corridors (including items that are not project items);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If there is major damage or damage to an item other than the project item, the project owner or investor shall report its degree and estimated damage cost to the investment decision maker or competent authority for consideration and decision.

4. [12] Disaster recovery and traffic safety assurance during construction period regarding a road maintenance project

a) Within the permitted scope of construction, the construction contractor shall notify the project owner or investor, insurance authority, local government or Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue and relevant authorities to carry out a site inspection and assess damage caused by the natural disaster and prepare a remedial plan to form a basis for provision of compensation by the insurance authority (in case of purchase of infrastructure insurance);

b) If insurance is not bought or insurance is bought but major damage occurs in excess of the insurance coverage, the project owner or investor shall report its degree and estimated damage cost to the investment decision maker or competent authority for consideration and decision;

c) If there is damage to road traffic infrastructure within the permitted scope of construction but the damaged item is not the project item or item of the infrastructure under construction, the road authority and contractor in charge of management, regular maintenance and operation of road works shall comply with the regulations laid down in Articles 13 and 14 of this Circular.

5. [13] Disaster recovery and traffic safety assurance regarding the road project that has been put into operation and under warranty

a) For the road traffic infrastructure that is not an item of the project that has been put into operation, if it is damaged upon occurrence of a disaster, the road authority and contractor in charge of management, regular maintenance and operation of road works shall comply with the regulations laid down in Articles 13 and 14 of this Circular.

b) For the road traffic infrastructure that is an project item, if it is damaged upon occurrence of a disaster, the road authority shall notify the project owner and relevant units so that they are immediately present at the scene to cooperate in identifying the cause and responsibility for repair of the damage; in case of failure to conclude the cause and responsibility for repair of damage, the project owner shall carry out an assessment to identify the cause and responsibility;

If the damage is caused by the disaster, the road authority and contractor in charge of management, regular maintenance and operation of road works shall comply with the regulations set out in Articles 13 and 14 of this Circular; if it is determined that the damage is caused by quality of the works under warranty, the project owner shall immediately carry out repair and remedial actions and take legal responsibility for failure to carry out repair or carrying out repair without ensuring quality, thereby threatening traffic safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For the road traffic infrastructure that is not an item of the project that has been put into operation, if it is damaged upon occurrence of a disaster, the investor and PPP project enterprise shall immediately repair the damage as prescribed in Articles 13 and 14 of this Circular;

b) For the road traffic infrastructure that is an project item, if it is damaged upon occurrence of a disaster, the investor and PPP project enterprise shall notify the road authority so that they are immediately present at the scene to cooperate in identifying the cause for the damage; in case of failure to conclude the cause for damage, the investor and PPP project enterprise shall carry out an assessment to identify the cause to determine the costs of damage repair;

If the damage is caused by the disaster, the investor and PPP project enterprise shall comply with the regulations set out in Articles 13 and 14 of this Circular; if it is determined that the damage is caused by quality of the works under warranty, the investor and PPP project enterprise shall immediately carry out repair and remedial actions and take legal responsibility for failure to carry out repair or carrying out repair without ensuring quality, thereby threatening traffic safety.

Article 13. Work items serving first step traffic safety assurance and natural disaster recovery[15]

1. Respond to and relieve traffic congestion

Immediately after the competent authority declare a disaster-related emergency, the road authority; project management unit; investor; contractor in charge of management, regular maintenance and operation of road works; construction contractor; road work construction and operation enterprise shall, within their jurisdiction, proactively perform the following tasks:

a) When a disaster causes damage and disrupts road traffic: use barricade tapes, put up barriers and warning signs at both ends of the damaged route, do the cleaning to form at least one travel lane. Regarding seriously damaged sections or works, it is required to build barricades, appoint persons to stand guard, direct and divert traffic, and make an announcement on the mass media. If the flood depth and flow velocity are great, put up guide posts, use navigation buoys and gauge line pillars and cooperate with the local government in putting barriers, diverting traffic or prohibiting vehicles or regulating traffic and issue other warnings if necessary;

b) If any utility pole falls, the remaining width of the road surface after erosion of the fill slope is ≤ 3m; landslide and cut slope rock embankment erosion occurs on road foundation and surface at each location with a volume not exceeding 100 m3; mud, soil, stones, trees and garbage clog up the drainage system causing obstruction to the flow of water in culverts and under bridges: focus on clearing and unblocking culverts and trenches; temporarily fill trenches or trim the cut slope to make the road surface ≥ 4 m in width so that the road is temporarily opened to traffic and then restore the road to its original condition so that it is officially opened to traffic;

c) If the road signaling and traffic safety systems are damaged: immediately restore them to their original condition, replace the traffic safety system or build a new traffic safety system to ensure continuous and safe traffic flow;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Cases where minor and medium damage occur

a) Regarding road surface subsidence, local subsidence, potholes, peeling road and pavement erosion; road surface damaged due to high tide; subsidence, erosion of the rescue road and rescue holes: carry out leveling ensuring smoothness and put up temporary signs; weather permitting, immediately repair the road using appropriate materials or restore to the original or equivalent structure and the traffic safety system in order to ensure traffic safety and work safety and conformity with operating conditions;

b) Regarding small bridges (including erosion of quarter cones, cut-off dike, approaching road, abutment footing and stilling apron) threatening traffic safety and work safety: repair the damage using cement concrete or reinforced concrete or use armour rock gabions to ensure rock safety;

c) Regarding culverts (including erosion from upstream to downstream, head wall, side wall and stilling apron): repair the damage using cement concrete or reinforced concrete and use armour rock gabions to facilitate drainage;

d) Water drainage system (including longitudinal ditches, middle ditches, drop and chute) suffering erosion, dislodging and local inundation: unblock, dredge mud, soil and rocks to facilitate drainage; reinforce, replace damaged trenches or install new drenches to convey water to other places to facilitate drainage;

dd) Regarding spillways (including erosion of surface, slope and stilling apron from upstream to downstream; damage to signaling system, guide posts and gauge line pillars): repair the damage using cement concrete or reinforced concrete or use armour rock gabions or restore to the original or equivalent structure;

e) Regarding damaged or collapsed auxiliary works including camps, working offices, offices for local road authorities, warehouses, factories and warehouses for storage of reserve supplies: restore or replace auxiliary works or build new auxiliary works in accordance with technical standards and operating conditions.

3. Cases where major damage occurs

a) If the cut slope slides resulting in cracks or the predicted slide surface continues to slide: reduce part or entire load of deposits on the predicted slide surface or open a local detour so that the road is temporarily opened to traffic (for the areas where bypasses are not available);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If the fill slope subsides and impinges on part of the road surface posing a risk of road cracking: depending on the topography and geology, use steel piles to build anti-subsidence retaining walls in combination with armour rock gabions or reinforced concrete embankment or open a road to the cut slope (depending on the terrain) or carry out repair using materials suitable for the local actual conditions;

d) If the fill slope subsides and erodes along rivers, streams, canals and coastlines or deeply impinges on the road foundation: depending on the terrain, adjust the route to the cut slope or open a road inside or place steel gabions or use steel sheet piles to build anti-subsidence retaining walls or build reinforced concrete embankment or carry out repair using materials suitable for the local actual conditions in a quick and effective manner. Regarding rivers and streams on which the flow changes and water flows directly into the fill slope: adapt the flow and fill slope for the terrain;

dd) If a small bridge collapses or is damaged threatening traffic safety: use barricade tapes, put up barriers and temporary signs and divert traffic; repair, reinforce or open a local detour so that the road is temporarily opened to traffic or erect a temporary bridge so that the main route is opened to traffic;

e) Culverts are damaged, broken, drifted and deeply sunken or their aperture fails to ensure drainage: repair the damage or replace the culverts or build new culverts in a quick and effective manner;

g) On a section of road which is cracked or buckled or on which transverse or longitudinal joint or rutting is available; cracked or broken road surface; the frequently flooded road section: carry out leveling ensuring smoothness and put up temporary signs and other signs; weather permitting, immediately carry out repair to restore to the original or equivalent structure in order to ensure traffic safety and work safety in conformity with operating conditions;

h) Regarding floating structures, pontoons, ferries and canoes (including damage to the signaling system; work-related emergencies, vehicle sinking, and drifting): repair, produce or install signals to ensure that vehicles safely operate on routes; take traffic circulation, anti-collision and restriction measures, prevent collision to carry out salvage and clearance of obstacles caused by sunken vehicles; repair damaged vehicles.

4. Cases where substantial damage occurs and complicated techniques are required

If tunnels or bridges of at least medium size collapse: use barricade tapes, put up barriers and warning signs at both ends, appoint persons to stand guard, direct traffic and carry out traffic divergence remotely or in areas to ensure traffic safety and make an announcement on the mass media, or build a local detour so that the road is temporarily opened to traffic or take other temporary measures in service of the rescue work. Within the scope of management, the Directorate for Roads of Vietnam (for national highways) and provincial People's Committees (for local roads) shall decide on recovery and fortification measures to ensure continuous traffic flow. 

Article 14. Documentation on completion of emergency infrastructure serving first step traffic safety assurance and natural disaster recovery[16]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Departments of Road Management and Departments of Transport, regarding national highways;

b) Provincial People’s Committees, regarding local roads;

c) Enterprises assigned by the State to build, manage and operate road works, regarding road works which they are assigned to manage;

d) Within 30 working days from the date of completing the construction on site, the authorities specified in Points a, b and c of this Clause shall submit documents to the competent authorities specified in Clause 2 of this Article for appraisal and approval.

2. [18] The power to appraise and approve documentation on completion of emergency infrastructure serving first step traffic safety assurance and natural disaster recovery

a) Directorate for Roads of Vietnam, regarding national highways;

b) People’s Committees of provinces, regarding local roads;

c) The head of the central government authority representing state ownership, regarding road works under management of enterprises assigned by the State to build, manage and operate road works;

d) Documentation shall be appraised and the appraisal result shall be notified within 30 days from the receipt of the sufficient valid documentation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A statement given by the preparing authority;

b) A description of the natural disaster recovery and traffic safety assurance plan;

c) Decisions to declare disaster-related emergency, orders to build emergency infrastructure, telegrams (if any), orders and instructional documents issued by competent authorities about natural disaster recovery for the damage mentioned in the documentation;

d) An initial report on damage caused by the disaster enclosed with photos thereof, which is submitted by the preparing authority and other relevant authorities and units;

dd) An as-built drawing; a record on certification of completed volume between the investor and the contractor and relevant regulatory bodies, enclosed with a detailed list;

e) A cost estimate for the completed emergency infrastructure serving first step traffic safety assurance and natural disaster recovery, enclosed with detailed descriptions thereof;

g) A damage verification record made on the scene with the participation by the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue of the district or People’s Committee of the district where the damage is inflicted;

h) Construction drawings showing the volume and structure of makeshift works (applicable to cases specified in Clauses 2, 3 and 4 Article 13 of this Circular);

i) Construction logbook and pictures recording the construction process, timesheets recording the amount of person’s time spent on standing watch to regulate and divert traffic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Authorities, units and individuals assigned to prepare documents about the first step traffic safety assurance and natural disaster recovery shall take legal responsibility for their accuracy.

Chapter V

MANAGEMENT AND USE OF STANDBY VEHICLES, EQUIPMENT AND SUPPLIES AND FUNDING FOR NATURAL DISASTER MANAGEMENT

Article 15. Management and use of standby vehicles, equipment and supplies

1. Standby supplies and equipment for natural disaster management and recovery

a) Supplies and equipment mainly include personal protective equipment, life jackets, flashlights, sacks, tarpaulins, riprap, macadam, steel gabions, cables, steel wires, ropes, hammers, hoes, shovels, asphalt, cement, gasoline, oil, bridge girders, steel piles, concrete piles, road signs, barricades, guardrails; generators, pumps, welding machines, jacks, wired and wireless communication equipment;

b) Standby equipment and supplies shall be provided, kept and store at warehouses containing standby assets serving natural disaster management. The Ministry of Transport shall decide on the establishment and location of and framework standards applied to warehouses containing standby assets serving natural disaster management according to the proposal submitted by the Directorate for Roads of Vietnam.

2. Vehicles serving natural disaster management and recovery

a) Vehicles mainly include ferries, rescue cranes, cranes serving loading and unloading , rescue vehicles, trucks, canoes, piling hammers, excavators, bulldozers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The power to mobilize standby vehicles and supplies

a) Head of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport and head of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam have the power to mobilize standby supplies, vehicles and equipment under their management to serve natural disaster management on national highways; or provide assistance to local authorities under the direction of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control;

b) Directors of Departments of Road Management have the power to mobilize standby supplies, vehicles and equipment under their management to serve natural disaster response, search and rescue on national highways which they are assigned to manage;

c)[20] Directors of Departments of Transport and Chairmen/Chairwomen of district-level People’s Committees have the power to mobilize standby supplies, vehicles and equipment under their management to serve natural disaster response, search and rescue on local roads;

d) Authorities assisting the persons specified in Points a, b and c of this Clause shall mobilize standby materials, vehicles and equipment shall complete payment and settlement procedures as prescribed after the mobilization of standby supplies, vehicles and equipment is done.

4. Management and maintenance of standby equipment and supplies

a)[21] For national highways

On an annual basis, Departments of Road Management shall manage and maintain standby equipment and supplies; make a cost estimate and submit it to the Directorate for Roads of Vietnam. The Directorate for Roads of Vietnam shall carry out review and make demands for production, procurement, repair and storage of standby equipment and supplies, make a cost estimate for maintenance and protection of warehouses containing standby equipment and supplies and submit them to the Ministry of Transport for approval before June 30;

b)[22] For local roads

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The units specified in Point a of this Clause shall use books and records for monitoring and management of use of assets, standby equipment and supplies as prescribed. At the end of the year, the units shall report changes to assets, standby equipment and supplies, and do final annual accounts in accordance with applicable regulations.

Article 16. Sources of funding for road-related natural disaster management and recovery

1. Funding for road traffic provided by the state budget as prescribed.

2. Local government budgets for natural disaster response, search and rescue.

3. Funding sources from road work construction and operation enterprises.

4. Insurance payouts under construction insurance policies (if any).

5. Relief provided by domestic and foreign organizations and individuals upon occurrence of natural disasters; other legal capital sources prescribed by law.

Article 17. Management, use, payment and settlement of funding

1. The funding for road-related natural disaster management and recovery shall be managed, used, paid and settled as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) first step traffic safety assurance and natural disaster recovery on roads under the management of the central government;

b) recurrent activities carried out by the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport and the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam;

c) production, procurement and repair of standby supplies and equipment for natural disaster management;

d) maintenance and repair of warehouses containing standby equipment and supplies;

dd) hire of vehicles and repair of vehicles (if the damage is caused for objective reasons) mobilized to serve natural disaster response, search and rescue by the order of the competent authority of the Directorate for Roads of Vietnam or the Department of Transportation;

e) other tasks related to natural disaster response, search and rescue as prescribed by law.

3. Annually, when allocating the estimate of expenditure, the Ministry of Transport shall deduct 2% of total expenditure on occasional tasks related to natural disaster management and recovery.

In case the Ministry of Transport is yet to completely allocate the estimate of expenditures on occasional tasks related to natural disaster management and recovery by September 30 of the plan year, the estimate shall be allocated to the remaining road-related tasks.

4. The use of funding by local authorities for natural disaster response for local roads shall comply with regulations of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

NATURAL DISASTER WATCH AND INSPECTION OF NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND RECOVERY

Article 18. Natural disaster watch

1. Duration of watch

a) Duration of natural disaster watch is defined by the Minister of Agriculture and Rural Development.

b) According to natural disaster developments and national holidays, heads of Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue at all levels shall decide on the number of watchmen and adjust watch schedule according to the duration specified in Point a of this Circular.

2. Watchmen

a) Leaders and officials assisting the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport;

b) Leaders and officials assisting the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Assist Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue at all levels in monitoring and grasping all situations related to natural disaster management and recovery such as weather developments, rain, floods, storms and other natural disasters; operations of works serving natural disaster management and recovery; organization of forces serving natural disaster management and recovery and mobilization of resources for natural disaster response (including human resources, supplies, vehicles and equipment);

b) Receive directives, orders and notifications of the National Committee for Search and Rescue, Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and superior Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue to promptly send them to affiliates;

c) Advise the National Committee for Search and Rescue, Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and superior Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue about organizing the natural disaster management and recovery within areas under their management, handling of work-related emergencies and mobilization of forces supporting local authorities by the orders of the superior Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue;

d) Collect information and submit a consolidated report on natural disaster management and recovery within its jurisdiction to superior Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue on a periodic basis and after each natural disaster or at the request of the Government and Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.

Article 19. Benefits for watchmen and persons mobilized to engage in natural disaster management and recovery

1. Watchmen and persons mobilized to engage in natural disaster management and recovery (at the office and on the scene) shall receive shift work benefits, allowances and overtime pay as prescribed.

2. Persons that have the power to decide to mobilize human resources, supplies, vehicles and equipment of organizations and individuals under their management shall provide state funding for participants in natural disaster management, search and rescue or refund or compensate organizations and individuals mobilized to engage in natural disaster management and recovery.

Article 20. Reporting regulations

Reports on natural disaster management and recovery shall be submitted in accordance with the law on natural disaster management and the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Direct report means the reporting of natural disaster developments by telephone, mobile phone or through the transmission of data and images about severe emergencies and damage that are caused to road traffic and threaten people’s life so that remedial measures shall be immediately taken;

b) Daily report means a written report submitted by email or fax before 08:00 and 16:00 during a natural disaster so that developments are grasped and remedial measures are promptly adopted or proposed to the superior authority.

2. Quick report means a written report prepared by an authority or unit after a natural disaster and submitted to the superior Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue to report damage, effects, remedial measures and proposals (if any).

3. Ad hoc report: Upon receipt of the request for an ad hoc report from superior natural disaster management authorities, the recipients shall submit the report as requested to serve the natural disaster management-related tasks.

4[23]. Reporting regulations:

a) Title of the report: Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai (“Natural disaster management report”)

b) Contents to be reported: Annual report on natural disaster management enclosed with a natural disaster management plan for the next year and recommendations and proposals (if any).

c) Authority preparing the report: The Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam.

d) Receiving authority: Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Reporting frequency: On an annual basis.

g) Submission deadline: before January 15 of the next year of the reporting period.

h) Data collection period: From December 15 before the reporting period to December 14 of the reporting period.

i) Form of the report: according to the form specified in the Appendix to this Circular.

Article 21. Inspection of natural disaster management and recovery

1. The Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam shall prepare an annual inspection plan and inspect the compliance of regulations of the law on natural disaster management and recovery and management, storage and use of standby supplies and equipment by relevant authorities and units.

In order to cope with natural disaster developments, the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Ministry of Transport and Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue affiliated to the Directorate for Roads of Vietnam and competent authorities shall carry out ad hoc inspections to remedy shortcomings and take actions against violations to increase the effectiveness in state management of natural disaster management and recovery.

2. Departments of Road Management, Departments of Transportation, project management units and road work construction and operation enterprises shall, within their jurisdiction and according to local conditions, proactively carry out periodic and ad hoc inspections of compliance of regulations on natural disaster management and recovery, and management, storage and use of standby supplies and equipment by their affiliates, enterprises and construction contractors in areas under their management.

3. Heads of relevant organizations shall direct the inspection and self-inspection of natural disaster management and recovery within their jurisdiction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION CLAUSE[24]

Article 22. Implementation clause

1. This Circular comes into force from March 28, 2019 and supersedes the Circular No. 30/2010/TT-BGTVT dated October 01, 2010 of the Minister of Transport.

2. The documents about the first step traffic safety assurance and natural disaster recovery which have been prepared and submitted to a competent authority for appraisal but have not yet been approved before March 28, 2019 shall continue to be appraised and approved as prescribed in Article 21 of the Circular No. 30/2010/TT-BGTVT dated October 01, 2010 of the Minister of Transport.

3. The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of the Ministry, Directors, Director General of the Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments of Transport of provinces and central-affiliated cities, heads of relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

CERTIFIED BY

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Appendix[25]

 (Enclosed with the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport)

Natural disaster management report

AUTHORITY/UNIT:.....
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. .../....

.............., [date]...

 

REPORT ON COST OF FIRST STEP TRAFFIC SAFETY ASSURANCE AND NATURAL DISASTER RECOVERY - ... (specify the year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In furtherance of the reporting regulations specified in the Circular .............., .............. (name of the authority/unit)........... hereby reports natural disaster management as follows: 

No.

National Highway

Province

Recovery cost

Note

1

National Highway 1

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

2

National Highway 2

 

 

 

3

...

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

PREPARED BY
(Signature)

HEAD OF AUTHORITY/UNIT
(Signature and seal)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

[1] The Circular No. 36/2020/TT-BGTVT on amendments to some Articles of Circulars on regulations on periodic road traffic reporting is promulgated pursuant to:

 “The Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

The Government’s Decree No. 09/2019/ND-CP dated January 24, 2019 on regulations on reporting by state administrative agencies;

At the request of the Chief of the Ministry Office and Director General of the Directorate for Roads of Vietnam;

The Minister of Transport hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of Circulars on regulations on periodic road traffic reporting.”

The Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery is promulgated pursuant to:

 “The Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Government’s Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 on response to emergency and natural disasters and search and rescue;

The Government’s Decree No. 66/2021/ND-CP dated July 06, 2021 on elaboration of some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Amendments to some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Dikes;

The Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of the Department of Transport Safety and the Director General of the Directorate for Roads of Vietnam;

The Minister of Transport hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery.”

[2] This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[3] This Clause is amended by Clause 2 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[4] Title of this Article is amended by Point a Clause 3 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[5] This Clause is amended by Point b Clause 3 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[7] This Clause is amended by Clause 4 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[8] This Clause is amended by Clause 5 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[9] This Article is amended by Clause 6 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[10] This Article is amended by Clause 7 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[11] This Clause is amended by Clause 8 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[12] This Clause is amended by Clause 8 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[13] This Clause is amended by Clause 8 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[14] This Clause is amended by Clause 8 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[15] This Article is amended by Clause 9 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[17] This Clause is amended by Point b Clause 10 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[18] This Clause is amended by Point b Clause 10 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[19] This Clause is amended by Point b Clause 10 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[20] This Point is amended by Point a Clause 11 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[21] This Point is amended by Point b Clause 11 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[22] This Point is amended by Point b Clause 11 Article 1 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022.

[23] This Clause is amended by Article 6 of the Circular No. 36/2020/TT-BGTVT dated December 24, 2020 of the Minister of Transport on amendments to the Circular on regulations on periodic road reporting, which has been effective since February 15, 2021.

[24] Article 10 of the Circular No. 36/2020/TT-BGTVT dated December 24, 2020 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of Circulars on regulations on periodic road traffic reporting stipulates that:

 “Article 10. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of the Ministry, Directors, General Director of the Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments of Transport of provinces and central-affiliated cities, heads of relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.”

Articles 4 and 5 of the Circular No. 43/2021/TT-BGTVT on amendments to some Articles of the Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on road-related natural disaster management and recovery, which has been effective since March 01, 2022, stipulate that:

 “Article 4. Effect

This Circular comes into force from March 01, 2022.

Article 5. Implementation

The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of the Ministry, Directors, General Director of the Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments of Transport of provinces and central-affiliated cities, Director of Department of Transport and Construction of Lao Cai province and heads of relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.“

[25] This Appendix is amended by clause 4 Article 9 of the Circular No. 36/2020/TT-BGTVT dated December 24, 2020 of the Minister of Transport on amendments to some Articles of Circulars on regulations on periodic road traffic reporting, which has been effective since February 15, 2021.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT ngày 12/05/2022 hợp nhất Thông tư quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.883

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.116.112
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!