BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/2020/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày
24 tháng 12 năm 2020
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Nghị định số
12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số
09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo
cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của
Chánh Văn phòng Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư
quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ.
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày
31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện một
số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận
lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung Điều 20
như sau:
“Điều 20. Chế độ
báo cáo
1. Báo cáo tình hình
hoạt động vận tải đường bộ của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt - Lào.
b) Nội dung yêu cầu báo
cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt - Lào.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đường bộ Việt - Lào.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở
Giao thông vận tải - Xây dựng.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 05 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06
tháng cuối năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 của Thông tư này; Báo cáo
kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 19 của Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình tổ
chức quản lý hoạt động vận tải của địa phương
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt - Lào.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt - Lào.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 10 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06
tháng cuối năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 20
của Thông tư này.
3. Báo cáo tình hình tổ
chức quản lý hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt - Lào.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt - Lào.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 15 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06
tháng cuối năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 của Thông tư
này.”.
2.
Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều
21.
Điều
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng
7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thi hành một số điều
của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia
như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung Điều 21
như sau:
“Điều 21: Chế
độ báo cáo
1. Báo cáo tình hình
hoạt động vận tải đường bộ của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt Nam -
Campuchia.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải và
Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 05 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06
tháng cuối năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 của Thông tư này; Báo cáo
kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 19 của Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình tổ
chức quản lý hoạt động vận tải của địa phương
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt Nam -
Campuchia.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng
một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ
thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 10 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối
năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 20
của Thông tư này.
3. Báo cáo tình hình tổ
chức quản lý hoạt động vận tải trên phạm vi toàn quốc
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ Việt Nam -
Campuchia.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện báo
cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 15 tháng 07 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo định kỳ 06
tháng cuối năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 06 của kỳ báo cáo đối với
báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và từ ngày 01 tháng 07 đến ngày 31 tháng 12 của
kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 của Thông tư
này.”.
2.
Bãi bỏ điểm k khoản 1 và điểm
c khoản 2 Điều 22.
Điều
3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày
15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp,
quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô như sau:
1.
Sửa đổi, bổ sung khoản 13
Điều 8 như sau:
“13. Thực hiện cung cấp
dữ liệu đã phân tích, tổng hợp trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo
tình hình vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải thông qua dữ liệu từ thiết
bị giám sát hành trình.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận tải đường bộ.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông
tư này.”.
2.
Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều
9 như sau:
“8. Thực hiện chế độ
báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo
kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận tải.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Báo cáo kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận
tải.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 05 tháng tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông
tư này.”.
3.
Bãi bỏ khoản 9 Điều 10.
Điều
4. Sửa đổi, bổ sung Điều
25 của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về quản lý, vận hành,
khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:
“Điều 25. Chế độ
báo cáo
1. Đối với hệ thống đường
trung ương
a) Tên báo cáo: Báo
cáo công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục
Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ 06 tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận
tải trước ngày 25 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm và trước ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng
cuối năm; Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được phân cấp, ủy
quyền quản lý quốc lộ báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam
trước ngày 20 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm
và trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối
năm.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính từ ngày
15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo
cáo định kỳ 06 tháng đầu năm; từ ngày 15 tháng 6 của kỳ báo cáo đến ngày 14
tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm. Thời gian chốt
số liệu báo cáo của Cục Quản lý đường bộ, đơn vị được
phân cấp, ủy quyền quản lý quốc lộ tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo
cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu
năm; từ ngày 15 tháng 6 của kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối
với báo cáo định kỳ 06 tháng cuối năm.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục
III của Thông tư này.
2. Đối với hệ thống đường
địa phương
Các cơ quan quản lý đường
bộ thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở
Giao thông vận tải báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam
như sau:
a) Tên báo cáo: Báo
cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Báo cáo tình hình quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường đô thị,
đường huyện và các đường địa phương khác, đường chuyên dùng.
c) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
d) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng năm.
đ) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
e) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng
12 của kỳ báo cáo.
g) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục
III của Thông tư này.
3. Ngoài báo cáo định
kỳ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan, đơn vị quy định tại
các khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có sự kiện
bất khả kháng ảnh hưởng đến công trình đường bộ hoặc theo yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền; thực hiện các báo cáo khác theo quy định của pháp luật về kế hoạch
đầu tư.”.
Điều
5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày
07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng,
khố giới hạn của đường bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu
hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện
giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ như sau:
1.
Bổ sung Điều 23a như sau:
“Điều 23a. Chế độ
báo cáo
1. Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình cấp Giấy phép lưu hành xe.
2. Nội dung yêu cầu
báo cáo: Báo cáo tình hình cấp Giấy phép lưu hành xe.
3.
Đối tượng thực hiện báo cáo: Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
4.
Cơ quan nhận báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
5. Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
6. Tần suất thực hiện báo cáo: Định kỳ hàng quý,
năm.
7. Thời hạn gửi báo
cáo: Báo cáo quý trước ngày 20 tháng cuối quý; báo cáo năm trước ngày 20 tháng
12 hàng năm.
8. Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng
cuối quý thuộc kỳ báo cáo đối với báo cáo quý và từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ
báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo đối với báo cáo năm.
9. Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục
5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c và Phụ lục 6 của Thông tư này.”.
2.
Bãi bỏ điểm đ khoản 2 Điều
26.
Điều
6. Sửa đổi, bổ sung khoản
4 Điều 20 của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày
11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
“4. Chế độ báo cáo thực
hiện như sau:
a) Tên báo cáo: Báo
cáo công tác phòng, chống thiên tai.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Báo cáo năm về công tác phòng, chống thiên tai kèm theo Kế hoạch
phòng, chống thiên tai của năm sau và những kiến nghị, đề xuất (nếu có).
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng năm.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng
12 của kỳ báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư
này.”.
Điều
7. Sửa đổi, bổ sung Điều
8 của Thông tư số 15/2020/TT-BGTVT ngày 22 tháng 7
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về hoạt động của trạm
thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:
“Điều 8. Quy định về
công tác báo cáo
1. Báo cáo hoạt động của
trạm thu phí
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Báo cáo doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ và lưu lượng phương tiện
tham gia giao thông qua trạm thu phí.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Đơn vị thu.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng tháng, 6 tháng đầu năm, năm.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Báo cáo định kỳ hàng tháng trước ngày 10 của tháng tiếp theo; báo cáo 06
tháng đầu năm trước ngày 10 của tháng 7 hàng năm; báo cáo năm trước ngày 28
tháng 02 của năm tiếp theo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Báo cáo hàng tháng tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng
báo cáo; Báo cáo 06 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6
năm báo cáo; Báo cáo năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm báo
cáo.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo quy định tại Mẫu
số 1 đến Mẫu số 7 Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Báo cáo công tác quản
lý, sử dụng tài sản trạm thu phí
a) Tên báo cáo: Báo
cáo việc quản lý, sử dụng tài sản trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
b) Nội dung yêu cầu báo
cáo: Báo cáo việc quản lý, sử dụng tài sản.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Đơn vị thu.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao nhiệm vụ quản lý công tác thu.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: 6 tháng đầu năm, cả năm.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 10 tháng 7 hàng năm; báo cáo cả năm
trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Báo cáo 06 tháng đầu năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30
tháng 6 năm báo cáo; Báo cáo cả năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng
12 năm báo cáo.
i) Mẫu biểu số liệu
báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số
8 Phụ lục 1 của Thông tư này.
3. Đơn vị thu chịu
trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo. Riêng báo cáo cả năm về
doanh thu dịch vụ sử dụng đường bộ phải có kiểm toán độc lập kiểm toán hoặc xác
nhận của cơ quan thuế.”.
Điều
8. Sửa đổi, bổ sung Điều
64 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau:
“Điều 64. Quy định
về chế độ báo cáo
1. Báo cáo tình hình
hoạt động vận tải của đơn vị
a) Tên báo cáo: Báo
cáo kết quả hoạt động của bến xe.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động của bến xe khách, bến xe hàng.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bàng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng tháng.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 20 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo quy định tại Phụ lục 20
của Thông tư này.
2. Báo cáo tình hình
hoạt động vận tải đường bộ của địa phương
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải.
b) Nội dung yêu cầu báo
cáo: Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa; hoạt động của
các bến xe trên địa bàn.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hàng năm.
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
h) Thời gian chốt số liệu
báo cáo: Từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo quy định tại Phụ lục 21
Thông tư này.
3. Báo cáo tình hình
hoạt động vận tải đường bộ trên phạm vi toàn quốc như sau:
a) Tên báo cáo: Báo
cáo tình hình hoạt động vận tải.
b) Nội dung yêu cầu
báo cáo: Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa; hoạt động của
các bến xe trên địa bàn.
c) Đối tượng thực hiện
báo cáo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
d) Cơ quan nhận báo
cáo: Bộ Giao thông vận tải.
đ) Phương thức gửi, nhận
báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi
trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các
phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Tần suất thực hiện
báo cáo: Định kỳ hằng năm;
g) Thời hạn gửi báo
cáo: Trước ngày 15 tháng 02 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
h) Thời gian chốt số
liệu báo cáo: Từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm báo
cáo.”
i) Mẫu đề cương báo
cáo: Theo quy định tại Phụ lục 21
Thông tư này.”.
Điều
9. Bổ sung các Phụ lục quy định biểu mẫu báo cáo
1.
Bổ sung Phụ lục
21 vào Thông tư số 88/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng
12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều
của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho
phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tương ứng
Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này.
2.
Bổ sung Phụ lục
21 vào Thông tư số 39/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng
7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, hướng dẫn thi hành một số điều
của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia
tương ứng Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.
Bổ sung Phụ lục
22, Phụ lục 23 vào
Thông tư số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám
sát hành trình của xe ô tô tương ứng Phụ lục 3,
Phụ lục 4 ban hành
kèm theo Thông tư này
4.
Bổ sung Phụ lục
vào Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, quy định về công tác phòng, chống và
khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ tương ứng Phụ lục 5 ban hành kèm
theo Thông tư này.
Điều
10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Chánh Văn phòng Bộ,
Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 10;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ:
- UBND và Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW;
- Bộ GTVT (Bộ trưởng, các Thứ trưởng);
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử Bộ GTVT; Báo GT, Tạp chí
GTVT;
- Lưu: VT, VP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24
tháng 12 năm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phụ lục 21
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ
giữa Việt Nam và Lào
CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ: .....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
Hà Nội,
ngày...tháng.... năm...
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - LÀO
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày…/…/…)
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải
Tổng
cục Đường bộ Việt Nam báo cáo kết quả hoạt
động vận tải đường bộ Việt Nam - Lào như sau:
1. Kết quả hoạt động vận
tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Lào:
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
2. Những khó khăn, vướng
mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo
thuận lợi cho hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Lào:
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24
tháng 12 năm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phụ lục 21
Mẫu Báo cáo kết quả
hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia
CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ: .....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
Hà Nội,
ngày...tháng.... năm...
|
BÁO CÁO KẾT QỦA
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
(Thời gian từ ngày …/…/… đến ngày .../.../...)
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải
Tổng cục Đường bộ Việt
Nam báo cáo kết quả hoạt động vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia như sau:
1. Kết quả hoạt động vận
tải đường bộ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia:
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
2. Những khó khăn, vướng
mắc (nếu có), kiến nghị đề xuất liên quan đến việc thực hiện Hiệp định để tạo
thuận lợi cho hoạt động vận tải liên vận Việt Nam - Campuchia:
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………….
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24
tháng 12 năm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC 22
CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ: .....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
………….,
ngày...tháng.... năm...
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ
VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI THÔNG QUA DỮ LIỆU TỪ THIẾT BỊ GIÁM
SÁT HÀNH TRÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Kính gửi:.......
Thực hiện chế độ báo
cáo quy định tại Thông tư…………… ,………………. (tên cơ quan, đơn vị)……….. báo
cáo tình hình vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải thông qua dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình của địa phương như sau:
STT
|
Sở GTVT
|
Tổng số xe
|
Kết quả xử lý vi phạm tháng
|
Ghi chú
|
Thu hồi phù hiệu 01 tháng (xe)
|
Xử phạt vi phạm hành chính (xe)
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24
tháng 12 năm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC 23
CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ: .....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
………..,
ngày...tháng.... năm...
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ XỬ LÝ
VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI THÔNG QUA DỮ LIỆU TỪ THIẾT BỊ GIÁM
SÁT HÀNH TRÌNH
Kính gửi: ......
Thực hiện chế độ báo
cáo quy định tại Thông tư................. , ...... (tên cơ quan, đơn vị)......
báo cáo kết quả xử lý vi phạm của địa phương và đơn vị kinh doanh vận tải
như sau:
TT
|
Sở GTVT
|
Tổng số xe
|
Vi phạm tốc độ tháng
|
Kết quả xử lý vi phạm tháng
|
Luỹ kế đến hết tháng
|
Lũy kế xử lý vi phạm đến hết tháng
|
Số lần Vi phạm
|
Số phương tiện vi phạm tốc độ trên 5 lần
/1000km
|
Số lần vi phạm /1000 Km
|
-/+ so với tháng
|
Thu hồi cấp phù hiệu (xe)
|
Xử phạt vi phạm hành chính
(xe)
|
Số lần Vi phạm
|
Số phương tiện vi phạm tốc độ trên 5 lần
/1000km
|
Số lần vi phạm /1000 Km
|
-/+ so với lũy kế tháng
|
Thu hồi cấp phù hiệu (xe)
|
Xử phạt vi phạm hành chính
(xe)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Như trên;
-...;
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2020/TT-BGTVT ngày 24 tháng
12 năm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phụ lục
Báo cáo công tác
phòng, chống thiên tai
CƠ QUAN, ĐƠN
VỊ: .....
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
…………..,
ngày...tháng.... năm...
|
BÁO CÁO KINH PHÍ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI BĐGT BƯỚC 1
TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ NĂM ...
Kính gửi: ......
Thực hiện chế độ báo
cáo quy định tại Thông tư.............., ………….. (tên cơ quan, đơn vị)……….. báo
cáo công tác phòng, chống thiên tai như sau:
TT
|
Quốc lộ
|
Địa phận tỉnh
|
Kinh phí khắc phục
|
Ghi chú
|
1
|
QL.1
|
|
|
|
2
|
QL.2
|
|
|
|
3
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký tên)
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|