ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2022/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 04
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường
bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số
41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai
thác và bảo trì công trình đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, vận
hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 14 tháng 10 năm 2022.
2. Quyết định số
214/QĐ-UB ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp quản lý, sửa chữa các tuyến đường bộ
trên địa bàn tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận
tải; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải;
- Sở Tư pháp;
- Báo Gia Lai;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Lưu: VT, NC, CNXD.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Phước Thành
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định về quản
lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh,
đường huyện, đường đô thị và các tuyến đường khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
Gia Lai.
b) Quy định này không điều chỉnh
nội dung về quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ đối với đường
giao thông nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng
a) Sở Giao thông vận tải.
b) Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
c) Các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công
trình đường bộ.
Chương II
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI
THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 2.
Trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải quản
lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường tỉnh
và các tuyến đường khác được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý, trừ trường hợp
quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Trừ trường hợp quy định tại
điểm a khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, vận hành khai thác
và bảo trì công trình đường bộ đối với:
a) Hệ thống đường huyện.
b) Hệ thống đường đô thị.
c) Các tuyến đường khác nằm
trong phạm vi địa giới hành chính của huyện, thị xã, thành phố được Ủy ban nhân
dân tỉnh giao quản lý.
3. Đối với đoạn đường, tuyến đường
thuộc hệ thống đường tỉnh đi qua khu vực nội thị, nội thành mà trùng với đường
đô thị của địa phương.
a) Sở Giao thông vận tải quản
lý, vận hành khai thác và bảo trì phạm vi mặt đường.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản
lý, vận hành khai thác và bảo trì phạm vi từ mép bó vỉa hoặc mép mặt đường trở
ra (kể cả dải phân cách giữa, đảo giao thông, hệ thống chiếu sáng, tấm lưới chắn
rác của hệ thống thoát nước mặt đường).
Điều 3. Đặt
số hiệu đường huyện
1. Số hiệu đường huyện gồm chữ
viết tắt hệ thống đường huyện và mã số đường huyện, cách nhau bằng dấu chấm như
sau: ĐH.x. Trong đó:
a) ĐH là chữ viết tắt hệ thống
đường huyện.
b) x là mã số đường huyện để đặt
số hiệu đường huyện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mã số đường huyện để đặt số
hiệu đường huyện đối với từng huyện, thị xã, thành phố là số tự nhiên có 02
(hai) chữ số, như sau:
STT
|
Tên đơn vị hành chính
|
Mã số đường huyện
|
1
|
Huyện Chư Păh
|
Từ 01 đến 05
|
2
|
Thành phố Pleiku
|
Từ 06 đến 10
|
3
|
Huyện Đak Đoa
|
Từ 11 đến 15
|
4
|
Huyện Mang Yang
|
Từ 16 đến 20
|
5
|
Huyện Ia Grai
|
Từ 21 đến 25
|
6
|
Huyện Đức Cơ
|
Từ 26 đến 30
|
7
|
Huyện Chư Prông
|
Từ 31 đến 35
|
8
|
Huyện Chư Sê
|
Từ 36 đến 40
|
9
|
Huyện Chư Pưh
|
Từ 41 đến 45
|
10
|
Huyện Phú Thiện
|
Từ 46 đến 50
|
11
|
Thị xã Ayun Pa
|
Từ 51 đến 55
|
12
|
Huyện Krông Pa
|
Từ 56 đến 60
|
13
|
Huyện Ia Pa
|
Từ 61 đến 65
|
14
|
Huyện Kông Chro
|
Từ 66 đến 70
|
15
|
Huyện Đak Pơ
|
Từ 71 đến 75
|
16
|
Thị xã An Khê
|
Từ 76 đến 80
|
17
|
Huyện Kbang
|
Từ 81 đến 85
|
3. Trường hợp đặt một số hiệu
cho nhiều đường huyện trong cùng một huyện, thị xã, thành phố thì kèm thêm một
chữ cái lần lượt từ B đến Z sau mã số đường huyện, trừ đường huyện đầu tiên đặt
số hiệu đó.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định số hiệu đường huyện;
gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đặt số
hiệu.
Điều 4. Thẩm
quyền phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ hoặc phê duyệt quy trình
bảo trì công trình đường bộ đã sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với các công
trình đã đưa vào khai thác
1. Thẩm quyền phê duyệt quy
trình bảo trì công trình đường bộ hoặc phê duyệt quy trình bảo trì công trình
đường bộ đã sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với các công trình đường bộ từ cấp
II trở lên đã đưa vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số
37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:
a) Sở Giao thông vận tải phê
duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ hoặc phê duyệt quy trình bảo trì
công trình đường bộ đã sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với trường hợp quy định tại
khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 2 Quy định này.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện
phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ hoặc phê duyệt quy trình bảo
trì công trình đường bộ đã sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với trường hợp quy định
tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 2 Quy định này.
2. Cấp công trình đường bộ xác
định theo quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp
dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều 5. Lập,
trình, phê duyệt và thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân
sách nhà nước
1. Trước ngày 30 tháng 5 hàng
năm, căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin về quy mô và kết
cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các tuyến đường,
công trình đường bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình đường
bộ, định mức kinh tế - kỹ thuật, Sở Giao thông vận tải, Phòng Kinh tế và Hạ tầng
thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thị
xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách
nhà nước cho năm sau, như sau:
a) Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với trường hợp
quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 2 Quy định này.
b) Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc
Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân thị xã,
thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, trình Ủy ban nhân
dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với trường hợp
quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 2 Quy định này.
2. Điều chỉnh kế hoạch bảo trì
công trình đường bộ
Trách nhiệm lập, trình; thẩm
quyền điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Thực hiện kế hoạch bảo trì
công trình đường bộ
Trên cơ sở kế hoạch bảo trì
công trình đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật bảo trì; quy trình bảo trì công trình đường bộ được phê duyệt, Sở
Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện kế
hoạch bảo trì công trình đường bộ đối với công trình đường bộ thuộc trách nhiệm
quản lý, vận hành khai thác và bảo trì quy định tại Điều 2 Quy định này.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN
HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 6.
Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Trên cơ sở dự toán ngân sách
nhà nước được giao, Sở Giao thông vận tải phân bổ chi tiết nguồn vốn ngân sách
nhà nước để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ đảm bảo
hiệu quả, an toàn giao thông.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ; duy trì tình trạng
kỹ thuật cầu đường, đảm bảo giao thông thông suốt; phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp huyện, các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ.
3. Kiểm tra, thanh tra đối với
việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, vận hành khai thác, bảo
trì công trình đường bộ, công tác đảm bảo giao thông của các nhà thầu thi công
trên đường bộ đang khai thác thuộc trách nhiệm quản lý.
4. Hàng năm xây dựng kế hoạch
thực hiện công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hư hỏng công trình đường bộ
do thiên tai gây ra trên các tuyến đường thuộc trách nhiệm quản lý; phối hợp, tổ
chức ứng cứu các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh.
Đối với hệ thống đường tỉnh,
trường hợp sửa chữa các tuyến đường bị hư hỏng nặng do thiên tai gây ra mà vượt
quá khả năng kinh phí dành cho công tác bảo dưỡng thường xuyên, Sở Giao thông vận
tải lập dự toán kinh phí khắc phục thiệt hại gửi Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí
kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định pháp luật.
5. Lưu trữ và quản lý hồ sơ quản
lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định pháp luật.
6. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam công tác quản lý, bảo trì công
trình đường bộ theo quy định pháp luật, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 7.
Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác có liên quan
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác quản
lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
phối hợp tuyên truyền việc thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo
trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Điều 8.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác
và bảo trì công trình đường bộ thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp
huyện phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý, vận hành khai
thác, bảo trì công trình đường bộ trên các tuyến đường thuộc trách nhiệm quản
lý.
3. Hàng năm, xây dựng kế hoạch
thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và khắc phục hư hỏng công trình đường
bộ do thiên tai gây ra trên các tuyến đường thuộc trách nhiệm quản lý; tổ chức ứng
cứu các công trình trọng điểm, công trình giao thông trên địa bàn; huy động mọi
lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông
khi bị thiên tai.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ của các tổ chức,
đơn vị quản lý, sửa chữa đường bộ; công tác đảm bảo giao thông của các nhà thầu
thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc trách nhiệm quản lý.