ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2658/QĐ-UBND
|
Quảng Ninh, ngày
11 tháng 9 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI, XE ĐIỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2023-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày
17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/08/2011 của
Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an
toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 4/3/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng
xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02
năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014
của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 5382/QĐ-UBND ngày
25/12/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển vận tải hành khách
bằng xe taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/3/2020 của
UBND tỉnh “về đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý thu thuế đối
với hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ
trình số 4396/TTr-SGTVT ngày 25/8/2023 và ý kiến các thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh phát triển vận tải hành khách bằng xe
taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023- 2030 (trong Đề án
phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030) với nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện
phù hợp, đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch chung xây dựng tỉnh Quảng Ninh, quy hoạch giao thông vận tải và
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phục vụ du lịch và định
hướng phát triển kinh tế đêm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Kết hợp hài hòa vận tải hành khách bằng xe taxi,
xe điện với các phương thức vận tải khác; hỗ trợ tích cực cho vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt, tạo điều kiện phát triển du lịch, dịch vụ trên địa
bàn tỉnh; khuyến khích phát triển xe điện hoạt động trong nội bộ các khu du lịch
khép kín, các đảo; chỉ phát triển xe điện hoạt động thí điểm trên đường giao
thông công cộng tại các khu vực có hoạt động du lịch, phù hợp thực tế, gắn với
đảm bảo an toàn giao thông.
- Phát triển xe taxi, xe điện mang bản sắc đặc
trưng, thương hiệu tỉnh Quảng Ninh; phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh
vận tải hành khách bằng taxi phục vụ nhu cầu từng nhóm đối tượng.
- Từng bước phát triển xe taxi, xe điện theo hướng
hiện đại, đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, tiện nghi, an toàn với chi phí
vận tải hợp lý; phát triển phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện
với môi trường và phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật.
- Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển hệ thống
bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng; tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông và bảo vệ môi trường trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe
taxi, xe điện trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe
taxi, xe điện gắn với phát triển du lịch, hỗ trợ tích cực vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt, góp phần hạn chế hoạt động của phương tiện cá nhân,
theo hướng cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ.
- Định hướng phát triển số lượng phương tiện, doanh
nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện có quy mô phù hợp với
hạ tầng giao thông, nhu cầu đi lại của người dân và sự phát triển chung của tỉnh,
đặc biệt là hoạt động du lịch.
- Khuyến khích phát triển xe taxi sử dụng điện,
năng lượng xanh, xe taxi cao cấp xe điện phù hợp với quy mô, nhu cầu tại các
khu vực có hoạt động du lịch.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025: Khối lượng vận chuyển hành khách bằng
xe taxi đạt khoảng 66,7 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng khoảng 3,7% tổng nhu
cầu đi lại toàn tỉnh; Tối thiểu có từ 5%÷10% số phương tiện xe taxi sử dụng
nhiên liệu sạch, 1%÷3% số phương tiện xe taxi phục vụ được cho người khuyết tật;
Tỷ lệ lái xe giao tiếp được tiếng Anh là 30% ÷ 40%; Tỷ lệ lái xe được tập huấn
kỹ năng phục vụ và quảng bá du lịch là 70% ÷ 80%.
- Định hướng đến năm 2030: Khối lượng vận chuyển
hành khách bằng xe taxi đạt khoảng 89,6 triệu lượt hành khách/năm, đáp ứng khoảng
4,5% tổng nhu cầu đi lại toàn tỉnh; Tối thiểu có từ 10%÷20% số phương tiện xe
taxi sử dụng nhiên liệu sạch; tối thiểu có 5% - 7% số phương tiện xe taxi phục
vụ được cho người khuyết tật; Tỷ lệ lái xe giao tiếp được tiếng Anh là 40% ÷
50%; Tỷ lệ lái xe được tập huấn kỹ năng phục vụ và quảng bá du lịch là 90% ÷
100%.
II. NỘI DUNG
1. Về định hướng phát triển vận
tải hành khách bằng xe taxi:
1.1. Quy mô đoàn phương tiện:
Điều chỉnh chi tiết số lượng phương tiện cần thiết
cho từng địa phương, quy mô đoàn xe taxi qua từng giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn 1: đến năm 2025, tổng số taxi không quá
3.880 xe.
- Giai đoạn 2: đến năm 2030, tổng số taxi không quá
5.300 xe.
(Chi tiết quy mô
đoàn xe taxi tại Phụ lục 1)
1.2. Quy mô doanh nghiệp taxi: Điều chỉnh như sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (≤50 xe): đến năm 2025,
chiếm 40% thị phần vận tải, định hướng đến 2030 giảm xuống 0%.
- Doanh nghiệp trung bình (≤100 xe và >50 xe): đến
năm 2025, chiếm 35% thị phần vận tải, định hướng đến 2030 tăng lên 60%.
- Doanh nghiệp lớn (>100 xe) đến năm 2025, chiếm
25% thị phần vận tải, định hướng đến 2030 tăng lên 40%.
2. Về định hướng phát triển vận
tải hành khách bằng xe điện:
2.1. Nguyên tắc phát triển đối với loại hình vận tải
hành khách bằng xe điện:
- Đối với xe điện chỉ hoạt động trong khu du lịch,
dự án, điểm du lịch văn hóa tâm linh (không hoạt động trên đường giao thông
công cộng), khu vực cửa khẩu và các đảo: Các doanh nghiệp chủ động phát triển
theo nhu cầu và đảm bảo an toàn giao thông; UBND các địa phương quyết định số
lượng xe điện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với nhu cầu và đảm bảo
an toàn giao thông. Sở Giao thông vận tải hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình an
toàn giao thông.
- Đối với xe điện hoạt động trên đường giao thông
công cộng:
+ Lựa chọn khu vực có hoạt động du lịch. Các tuyến
đường xe điện được phép hoạt động trong khu vực lựa chọn phải đảm bảo đáp ứng
các tiêu chí về an toàn giao thông, có thể bố trí đường dành riêng cho xe điện
(nếu hạ tầng cho phép);
+ Phát triển số lượng xe điện thí điểm phù hợp với
điều kiện hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông.
(Khu vực và các
tuyến đường hoạt động của xe điện tại Phụ lục 2).
2.2. Quy mô phát triển đoàn phương tiện:
- Đối với xe điện hoạt động trên đường giao thông
công cộng:
+ Giai đoạn 1: đến năm 2025, không quá 700 xe điện.
+ Giai đoạn 2: đến năm 2030, không quá 890 xe điện.
- Đối với xe điện chỉ hoạt động trong khu du lịch,
dự án, điểm du lịch văn hóa tâm linh (không hoạt động trên đường giao thông
công cộng), khu vực cửa khẩu và các đảo: Do UBND các địa phương, doanh nghiệp
quản lý điểm du lịch quyết định phù hợp với nhu cầu và đảm bảo an toàn giao
thông.
(Số lượng xe điện
hoạt động thí điểm tại khu vực hạn chế tại Phụ lục 3)
3. Định hướng phát triển cơ sở
hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng taxi, xe điện:
- Các khách sạn, trung tâm thương mại, các bệnh viện,
bến xe, nhà ga, điểm trung chuyển xe buýt, các khu vui chơi giải trí và khu vực
công cộng,... phải bố trí điểm ưu tiên dừng đón, trả khách cho xe taxi;
- Bố trí trang bị màn hình điện tử, đèn báo hiệu để
gọi xe và các trang thiết bị hỗ trợ phục vụ quản lý, giám sát tại điểm dừng
đón, trả khách theo lộ trình phù hợp
- Ưu tiên dành quỹ đất xây dựng bãi đỗ xe cho taxi,
xe điện phù hợp với điều kiện từng địa phương; taxi, xe điện được ưu tiên hoạt
động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
4. Giải pháp quản lý hoạt động
vận tải taxi, xe điện và cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển:
4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:
a. Giải pháp chung:
- Xây dựng và ban hành các Quy chế quản lý xe taxi,
xe điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Bố trí bộ phận quản lý giám sát hoạt động vận tải
hành khách bằng taxi và xe điện thuộc Trung tâm sát hạch lái xe và giám sát
giao thông vận tải đường bộ Quảng Ninh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, giám sát hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, xe điện, tích hợp với các
phần mềm thành phố thông minh của tỉnh.
- Nghiên cứu đầu tư, xây dựng, tổ chức quản lý hệ
thống điểm đỗ công cộng, dừng đón trả khách dành cho xe taxi tại các khu vực tập
trung đông người (các khách sạn, trung tâm thương mại, các bệnh viện, bến xe,
nhà ga, điểm trung chuyển xe buýt, các khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng,...)
phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương.
b. Giải pháp cụ thể đối với taxi
* Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe
taxi:
- Đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi là Hợp
tác xã có trách nhiệm kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh của xe thuộc
sở hữu của thành viên hợp tác xã.
- Thực hiện kê khai giá cước vận tải, thông báo
phương thức tính tiền về Sở Giao thông vận tải theo quy định.
- Phải có trung tâm điều hành taxi và bố trí đủ
nhân lực để quản lý, giám sát, điều hành đối với hoạt động của toàn bộ xe taxi
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị
- Có điểm đỗ xe phù hợp với số lượng xe của đơn vị,
đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy
nổ và vệ sinh môi trường theo quy định.
- Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng
dịch vụ vận tải hành khách do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành.
- Đơn vị taxi sử dụng phần mềm để phục vụ quản lý,
điều hành xe taxi:
+ Trường hợp đơn vị sử dụng phần mềm riêng phải
cung cấp quyền truy cập vào phần mềm cho Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Cục
Thuế tỉnh để kiểm soát các nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ
quan nhà nước hoặc kết nối vào phần mềm “Taxi Quảng Ninh”; tổng hợp báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị theo quy định trên phần mềm “Taxi
Quảng Ninh”.
+ Trường hợp đơn vị sử dụng phần mềm “Taxi Quảng
Ninh” thì phải cập nhật đầy đủ các thông tin, dữ liệu trên phần mềm; trả chi
phí vận hành, bảo trì hệ thống cho đơn vị cung cấp phần mềm theo hợp đồng; được
cấp quyền truy cập vào phần mềm, chủ động điều hành hoạt động của đơn vị, được
bảo mật thông tin hoạt động nội bộ của đơn vị theo quy định.
- Đơn vị taxi không sử dụng phần mềm để phục vụ quản
lý, điều hành xe phải trang bị bộ đàm hoặc các phương thức truyền tin hợp pháp
khác để đảm bảo quản lý, giám sát, điều hành toàn bộ hoạt động xe taxi của đơn
vị và trang bị đồng hồ tính cước, thiết bị in hóa đơn theo quy định.
* Đối với phương tiện
- Về nhận diện: Xe taxi phải gắn biển số nền màu
vàng, chữ số màu đen theo quy định tại Thông tư số 24/2023/TT-BCA ngày
01/7/2023 của Bộ Công an và được sơn mặt ngoài vỏ xe màu vàng cam (mã màu....)
làm màu nhận diện chung của taxi Quảng Ninh (trừ xe của đơn vị kinh doanh
taxi đã đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, trong đó có màu sơn đặc trưng);
Niêm yết hai bên cánh cửa xe thông tin theo quy định tại Thông tư
12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải và thông tin nhận diện
riêng của từng đơn vị; Gắn thiết bị tính tiền, báo giá cước tại vị trí dễ quan
sát cho hành khách.
- Về tiêu chuẩn ATKT&BVMT: Xe taxi có niên hạn
sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). Đối với xe taxi đăng ký hoạt động
mới hoặc thay thế: Phải đảm bảo tiêu chuẩn khí thải mức 5 (Euro 5); từ năm
2030, phải sử dụng điện, năng lượng xanh.
c. Giải pháp cụ thể đối với xe điện:
* Đối với đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe
điện:
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành hoạt động vận tải;
bố trí trưởng bộ phận quản lý, điều hành vận tải có chuyên môn về vận tải theo
quy định; xây dựng quy trình đảm bảo an toàn giao thông.
- Kê khai giá cước, niêm yết và phát hành vé.
- Có chỗ đỗ xe phù hợp với số lượng xe của đơn vị,
đảm bảo tính pháp lý, trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
- Lập hồ sơ lý lịch phương tiện, xây dựng kế hoạch
bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện.
- Lập lý lịch hành nghề lái xe, xây dựng nội quy
lao động.
- Bố trí bộ phận quản lý an toàn giao thông, nhân
viên thường trực đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin của khách về chất
lượng dịch vụ, xử lý sự cố, kiểm soát an toàn giao thông.
* Đối với phương tiện
- Xe điện gắn mã số nhận dạng, niêm yết các nội
dung: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị và
của Sở Giao thông vận tải, các nội quy đảm bảo an toàn, giá cước vận tải.
- Lắp thiết bị giám sát hành trình và camera quan
sát trong xe kết nối với máy chủ của đơn vị và hệ thống giám sát của Cục Đường
bộ Việt Nam để quản lý hoạt động của phương tiện.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ thanh toán, xuất
hóa đơn điện tử. Đối với xe điện tính tiền theo Km: Phải gắn đồng hồ tính tiền
(được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì), có thiết bị in
hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính
tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát.
* Đối với người điều khiển phương tiện
- Người điều khiển phải có Giấy phép lái xe từ hạng
B2 trở lên và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008.
- Mặc đồng phục, đeo thẻ tên trong quá trình điều
khiển phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.
- Có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải hành
khách và an toàn giao thông.
4.2. Giải pháp phát triển đối với hoạt động vận tải
hành khách bằng taxi:
- Khuyến khích các đơn vị tăng quy mô đoàn phương
tiện trước năm 2025 và năm 2030, phấn đấu đến năm 2030 không còn doanh nghiệp
dưới 50 xe.
- Khuyến khích các đơn vị cam kết chất lượng, xây dựng
các tiêu chí về văn hóa phục vụ hành khách, đăng ký chất lượng dịch vụ.
- Khuyến khích các đơn vị ứng dụng khoa học công
nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác hoạt động vận tải, kết nối đồng bộ với
hệ thống điều hành thông minh của tỉnh; chuyển đổi, thay thế phương tiện sử dụng
điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường theo Kế hoạch thực hiện chương
trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2020 - 2030 và Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh,
giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
4.3. Giải pháp phát triển đối với hoạt động vận tải
hành khách bằng xe điện:
- Giới hạn số lượng đơn vị tham gia thí điểm hoạt động
vận tải khách bằng xe điện để quản lý tốt và xử lý các vấn đề khi Chính phủ kết
thúc thí điểm; số lượng xe thí điểm ít, trong khi quy mô đội xe của mỗi đơn vị
phải đạt từ 20 xe trở lên mới đảm bảo bù chi phí nên việc hạn chế số lượng đơn
vị sẽ giúp tăng quy mô đội xe/đơn vị, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. (Số lượng
đơn vị tham gia hoạt động vận tải khách bằng xe điện trên địa bàn thành phố Hạ
Long không quá 06 đơn vị, các địa phương khác không quá 03 đơn vị).
- Tổ chức đấu thầu kinh doanh vận tải khách bằng xe
điện: Lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ xe điện thông qua hình thức đấu thầu để
tìm được đơn vị có năng lực tốt nhất. Các yêu cầu về chất lượng dịch vụ cần phải
được lồng ghép như là những tiêu chí cơ bản trong đấu thầu lựa chọn đơn vị.
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan
của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đề án theo quy định của pháp luật và phù
hợp với chủ trương của tỉnh. Cụ thể:
- Tham mưu UBND tỉnh: Ban hành quy chế quản lý hoạt
động vận tải hành khách bằng xe taxi, xe điện; quyết định việc tăng, giảm số lượng
xe taxi, xe điện hoạt động thí điểm trên các khu vực hạn chế; điều chỉnh các nội
dung đề án phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Tổ chức quản lý nhà nước, thực hiện chế độ báo
cáo theo quy định; Tăng cường công tác quản lý chuyên ngành, giám sát hành
trình, tổng hợp số km hoạt động của các đơn vị làm cơ sở tính thuế.
* Về loại hình vận tải hành khách bằng taxi:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và truyền
thông tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm “Taxi Quảng
Ninh” (trên ứng dụng Smart Quảng Ninh), cơ chế vận hành, kết nối phần mềm với hệ
thống thành phố thông minh của tỉnh.
- Hướng dẫn các đơn vị taxi kê khai, niêm yết giá
cước.
- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị taxi về quy trình,
cách thức kết nối, phục vụ hành khách trên phần mềm “Taxi Quảng Ninh” đảm bảo
minh bạch, công bằng, cạnh tranh bình đẳng.
- Phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô Quảng Ninh tổ
chức tập huấn đội ngũ lái xe taxi. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà
nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nói chung và xe taxi nói
riêng
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về
hoạt động vận tải hành khách bằng taxi theo quy định của pháp luật đặc biệt là
tình trạng taxi hoạt động không phép “taxi dù”.
* Đối với vận tải hành khách bằng xe điện
- Chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương thẩm định,
chấp thuận doanh nghiệp, số lượng xe điện hoạt động thí điểm theo Đề án được
duyệt; hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp quản lý, phát triển xe điện tại
các điểm du lịch, khu vực cửa khẩu và các đảo.
5.2. Sở Du lịch
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng
phương án quản lý và đào tạo đội ngũ lái xe taxi, xe điện và nhân viên điều
hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ
lái xe taxi, xe điện và nhân viên điều hành.
- Thông tin đến các đơn vị lữ hành về loại hình hoạt
động vận chuyển hành khách bằng xe điện và khuyến cáo du khách không yêu cầu xe
điện đi ngoài phạm vi các tuyến đường được phép hoạt động.
5.3. Công an Tỉnh
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp
lái xe vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là taxi
hoạt động không phép “taxi dù”, xe điện hoạt động sai quy định.
5.4. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Chấp thuận phương án hoạt động vận tải hành khách
bằng xe điện tại các điểm du lịch, khu vực cửa khẩu và trên các đảo thuộc trách
nhiệm quản lý (quy mô đoàn phương tiện, khu vực hoạt động, thời gian hoạt động,...)
đảm bảo an toàn giao thông, phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển
kinh tế xã hội của Tỉnh và địa phương.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải thẩm định, chấp
thuận doanh nghiệp, số lượng xe điện hoạt động thí điểm trên địa bàn theo Đề án
được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức
cắm biển báo, điểm đỗ xe công cộng trên các tuyến đường tại khu vực trung tâm
các huyện, thành phố, thị xã và khu kinh tế, công nghiệp, du lịch...có đủ điều
kiện, tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, quản lý đô thị để kẻ vạch, cắm biển dừng đỗ cho xe taxi
thuận lợi trong việc đón, trả khách.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện có
hiệu quả quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, nhất là các trung tâm đô thị
để tạo quỹ đất, bố trí đất xây dựng bến, bãi đỗ xe công cộng, cho đơn vị vận tải
taxi thuê đất xây dựng văn phòng, xưởng sửa chữa, bãi đỗ xe giao ca phù hợp với
quy hoạch được duyệt.
- Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác
kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm đối với hoạt động vận tải khách bằng xe điện
trên địa bàn.
5.5. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai các nội
dung Đề án theo chức năng nhiệm vụ chuyên ngành.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
Sở Giao thông vận tải; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- TTTU, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành: GTVT, KHĐT TC, DL, TNMT, XD, KHCN, GDĐT, TTTT, CT,
LĐTB&XH; Công an tỉnh; Ban ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội vận tải Quảng Ninh;
- V0-V3, TM2-6, XD1, DL1-2, MT;
- Lưu: VT, GT1.
QĐ47-04
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khắng
|
PHỤ LỤC 1
QUY MÔ ĐOÀN XE TAXI
(Kèm theo Quyết định số 2658/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
TT
|
Địa phương
|
Số lượng phương
tiện (xe)
|
Số lượng hiện
có
|
Số lượng đến
năm 2025
|
Đến năm 2030
|
Theo QĐ 5382
|
Số lượng điều
chỉnh
|
Tăng/ giảm (-)
|
1
|
TP. Hạ Long
|
1.114
|
1.400
|
1.092
|
1.700
|
608
|
2
|
TP. Uông Bí
|
161
|
550
|
522
|
750
|
228
|
3
|
TP. Cẩm Phả
|
27
|
450
|
421
|
650
|
229
|
4
|
TP. Móng Cái
|
105
|
450
|
364
|
650
|
286
|
5
|
TX. Đông Triều
|
38
|
450
|
370
|
600
|
230
|
6
|
TX. Quảng Yên
|
2
|
150
|
127
|
200
|
73
|
7
|
Huyện Vân Đồn
|
33
|
150
|
151
|
250
|
99
|
8
|
Huyện Tiên Yên
|
8
|
50
|
47
|
100
|
53
|
9
|
Huyện Bình Liêu
|
|
50
|
34
|
100
|
66
|
10
|
Huyện Ba Chẽ
|
|
50
|
47
|
100
|
53
|
11
|
Huyện Đầm Hà
|
|
50
|
60
|
100
|
40
|
12
|
Huyện Hải Hà
|
10
|
80
|
67
|
100
|
33
|
|
Tổng cộng
|
1.498
|
3.880
|
3.302
|
5.300
|
1.988
|
* Số lượng phương tiện taxi cho từng khu vực ở
trên không bao gồm số lượng phương tiện từ các địa phương khác trong quá trình vận
hành, khai thác đến dừng đỗ và các phương tiện taxi lưu thông qua địa bàn.
PHỤ LỤC 2
KHU VỰC VÀ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA XE ĐIỆN
(Kèm theo Quyết định số 2658/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
TT
|
Địa bàn
|
Phạm vi, khu vực
xe điện hoạt động
|
Ghi chú
|
1
|
Thành phố Hạ Long
|
|
1.1
|
Khu du lịch Bãi Cháy
(Khu vực hạn chế)
|
Đường Hạ Long (Đoạn từ trụ chính cầu Bãi Cháy đến
Vòng xuyến Cái Dăm)
|
|
Đường Bãi Cháy (Đoạn từ Ngã 3 Hải Quân đến Vòng
xuyến Cái Dăm)
|
Bổ sung mới
|
Đường Hoàng Quốc Việt (Đoạn từ vòng xuyến Cái Dăm
đến Khu vui chơi Merine plaza)
|
|
Đường Kỳ Quan (Đoạn từ vòng xuyến Cái Dăm đến Trụ
Cáp treo Nữ hoàng)
|
Bổ sung mới
|
Các tuyến đường nối giữa 3 đường Hạ Long (đoạn từ
trụ chính cầu Bãi Cháy đến Vòng xuyến Cái Dăm) và đường Bãi Cháy (đoạn từ Ngã
3 Hải Quân đến Vòng xuyến Cái Dăm) và đường Kỳ Quan.
|
Bổ sung mới
|
Đường Hải Quân (Đoạn từ trụ chính cầu Bãi Cháy
phía Bãi Cháy đến Ngã 3 Hải Quân); đường Anh Đào; các tuyến đường trong Khu
vui chơi Merina plaza; các tuyến đường nằm giữa đường Hạ Long với đường Hoàng
Quốc Việt
|
Bổ sung mới
|
1.2
|
Khu du lịch Tuần Châu
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trong khu du lịch
|
|
1.3
|
Khu vực trung tâm thành phố
(Khu vực hạn chế)
|
Đường Trần Quốc Thảo (Đoạn từ vòng xuyến giao với
đường Lê Thánh Tông đến nút giao với đường cầu Bài Thơ 2)
|
Bổ sung mới
|
Đường Trần Quốc Nghiễn (Không hoạt động trong một
số khung giờ cao điểm về giao thông)
|
|
Các tuyến đường trong khu đô thị Vinhome,
Sarphie, Monbay
|
Bổ sung mới
|
2
|
Thành phố Uông Bí
(Khu vực hạn chế)
|
Các tuyến đường trong khu di tích quốc gia Yên Tử,
đường từ Dốc Đỏ đến khu di tích Yên Tử
|
|
3
|
Thành phố Cẩm Phả
|
|
3.1
|
Khu di tích đền Cửa Ông, đền Cặp Tiên
(Khu vực hạn chế)
|
Đường 79 khu 8 phường Cửa Ông (Từ bãi xe trước cổng
đền Cửa Ông đến tượng đài đức ông Trần Quốc Tảng)
|
|
Đường bao biển khu 9A phường Cửa Ông
|
|
Tỉnh lộ 334 (Từ đoạn giao với đường bao biển khu
9A đến lối rẽ đền Cặp Tiên
|
|
3.2
|
Phường Cẩm Sơn
(KV hạn chế)
|
Các tuyến đường trong khu vực đô thị, bãi tắm Quảng
Hồng
|
|
Đường 30 - đường Cao Sơn (kết nối từ khu vực bãi
tắm Quảng Hồng đến Chùa Từ Tâm và hồ Cao Sơn)
|
|
4
|
Thành phố Móng Cái
|
|
4.1
|
Khu vực trung tâm thành phố
(Khu vực hạn chế)
|
Đường Hùng Vương.
|
|
Đường Hữu Nghị.
|
|
Đường Tuệ Tĩnh.
|
|
Các tuyến đường nối 3 đường Hùng Vương (đoạn từ cầu
Ka Long đến vòng xoay giao với Đại lộ Hòa Bình và đường Trần Nhân Tông), đường
Hữu Nghị (đoạn từ cầu Ka Long đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái_lối thông quan cầu
Bắc Luân 1) và Đại lộ Hòa Bình (đoạn từ cửa khẩu đến vòng xoay giao với đường
Hùng Vương, đường Trần Nhân Tông)
|
|
Tuyến đường nối cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực
cầu Bắc Luân II) - Trung tâm thành phố Móng Cái - Đền Xã Tắc
|
|
Đường Nguyễn Du
|
|
Đường Đào Phúc Lộc
|
|
Đường Lý Tự Trọng
|
|
Đường Trần Quốc Toản
|
4.2
|
Khu du lịch Trà Cổ
(Khu vực hạn chế)
|
Các tuyến đường trong khu du lịch
|
|
4.3
|
Đảo Vĩnh Thực
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo
|
|
5
|
Thị xã Đông Triều
|
|
5.1
|
Khu di tích Nhà Trần
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trong khu di tích kết nối Đền An
Sinh, Đền Thái, ga cáp treo Trại Lốc - Ngọa Vân công viên Núi Đá.
|
|
5.2
|
Xã Yên Đức
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trong thôn Yên Khánh
|
6
|
Thị xã Quảng Yên
|
|
6.1
|
Phường Quảng Yên
(Khu vực hạn chế)
|
- Các tuyến đường kết nối trong khu vực được bảo
bời: đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Ngô Quyền
|
|
Các tuyến đường kết nối từ đường Trần Nhân Tông -
Lê Lợi đến tuyến đường ven bờ sông Chanh.
|
6.2
|
Phường Yên Hải
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến kết nối từ trung tâm thị xã Quảng Yên đến
Đảo Hà Nam gồm: đường Bạch Đằng, Cầu Chanh, Phú Xuân, Hưng Học, Hải Yến, An
Đôn
|
7
|
Huyện Vân Đồn
|
|
7.1
|
Khu vực thị trấn Cái Rồng; các xã: Hạ Long, Đông
Xá, Vạn Yên, Đoàn Kết
(Khu vực hạn chế)
|
Các tuyến đường kết nối các khu vực có hoạt động
du lịch (trừ đường tỉnh 334)
|
Bổ sung mới
|
7.2
|
Đảo Quan Lạn, Minh Châu, xã Ngọc Vừng, xã Bản Sen
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo
|
|
8
|
Huyện Cô Tô
|
|
8.1
|
Thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo
|
|
8.2
|
Xã Thanh Lân
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo
|
9
|
Huyện Đầm Hà
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo Đá Dựng
|
|
10
|
Huyện Hải Hà
(Khu vực khuyến khích)
|
Các tuyến đường trên đảo Cái Chiên
|
|
11
|
Huyện Bình Liêu
|
|
11.1
|
Cửa khẩu Hoành Mô (Khu vực hạn chế)
|
Tuyến đường từ bãi đỗ xe khu vực cửa khẩu Hoành
Mô, điểm thông quan Đồng Văn, chợ Đồng Văn.
|
Bổ sung mới
|
11.2
|
Nội huyện Bình Liêu (Khu vực hạn chế)
|
Tuyến đường từ bãi đồ xe khu vực cửa khẩu Hoành
Mô, nội thị cửa khẩu Hoành Mô, khu du lịch Hoa Sở, khu du lịch Homestay Bình
Liêu.
|
Bổ sung mới
|
* Ngoài danh mục các phạm vi hoạt động xe điện
trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu tổ chức hoạt động xe điện phục
vụ khách du lịch, Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở Du lịch và UBND các địa
phương nghiên cứu đề xuất của các doanh nghiệp để báo cáo UBND tỉnh bổ sung cho
phù hợp.
PHỤ LỤC 3
SỐ LƯỢNG XE ĐIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM TẠI CÁC KHU VỰC HẠN
CHẾ
(Kèm theo Quyết định số 2658/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh)
TT
|
Địa phương
|
Số lượng xe
|
Hiện có năm
2023
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
Theo QĐ 5382
|
Điều chỉnh
|
Tăng/ giảm (-)
|
1
|
TP Hạ Long
|
114
|
180
|
220
|
250
|
20
|
2
|
TP Uông Bí
|
74
|
150
|
200
|
220
|
20
|
3
|
TP Cẩm Phả
|
-
|
40
|
45
|
50
|
5
|
4
|
TP Móng Cái
|
35
|
90
|
111
|
120
|
9
|
5
|
TX Quảng Yên
|
-
|
40
|
60
|
70
|
10
|
6
|
Huyện Vân Đồn
|
-
|
50
|
250
|
150
|
(-)100
|
7
|
Huyện Bình Liêu
|
-
|
20
|
0
|
30
|
30
|
|
Tổng
|
223
|
700
|
886
|
890
|
04
|
* Số lượng phương tiện xe điện tại từng địa
phương có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu
cầu đi lại. Mức tăng không vượt quá 10% số lượng phương tiện theo định hướng
phát triển. Trường hợp nhu cầu phát triển phương tiện vượt quá 10% cần báo cáo
UBND tỉnh xem xét, quyết định.