ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/2011/QĐ-UBND
|
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN
THỨ IX VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về
từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh;
Căn cứ Chương trình hành động số 12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành
ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ
IX về Chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 7701/SGTVT-KT ngày 10
tháng 12 năm 2010 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm
nhìn đến năm 2020;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế
hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình
Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Thủ trưởng các các sở - ban -
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này
để xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể, thiết thực nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 -
2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10
(mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn Phòng Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ
THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
Thực hiện Chương trình hành động số
12-CtrHĐ/TU ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn
2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch
thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
Tập trung đầu tư xây dựng, từng bước
hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố; hình thành mạng lưới
giao thông đồng bộ, kết nối với Vùng thành phố Hồ Chí Minh; phát triển nhanh
vận tải hành khách công cộng, ưu tiên giao thông công cộng sức chở lớn; nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao
thông, kéo giảm tai nạn giao thông.
II. NHIỆM
VỤ
1. Nhiệm vụ
chủ yếu:
- Nâng cao hiệu quả khai thác hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn thành phố; đồng thời tiếp
tục huy động nguồn vốn để tập trung đầu tư xây dựng đường vành đai, đường xuyên
tâm, đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị (metro, tramway, monorail) và
các công trình giao thông tĩnh (bến xe, bãi đậu xe…).
- Phát triển mạnh và nâng cao năng
suất các phương tiện vận tải hành khách công cộng; cải thiện hiệu quả các dịch
vụ phục vụ trong lĩnh vực này; từng bước giảm dần số lượng phương tiện giao
thông cá nhân và thay bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng để góp phần
kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố.
2. Các chỉ
tiêu cụ thể:
- Tổng chiều dài đường làm mới đưa
vào sử dụng: 210 km.
- Số cây cầu xây dựng mới đưa vào sử
dụng: 50 cây cầu.
- Mật độ đường giao thông đến năm
2015 đạt 1,87km/km²; đến năm 2020 đạt 2,17km/km².
- Tỷ lệ đất dành cho giao thông đến
năm 2015 đạt 8,18%; đến năm 2020 đạt 12,2%.
- Khối lượng vận tải hành khách công
cộng đô thị đến năm 2015 đáp ứng được 15% nhu cầu đi lại; đến năm 2020 đáp ứng
được 30% nhu cầu đi lại.
- Kìm hãm và giảm dần số vụ ùn tắc
giao thông.
- Giảm 5% số vụ, số người chết và số
người bị thương do tai nạn giao thông hàng năm so với năm liền kề trước đó.
III. BIỆN
PHÁP
1. Nâng cao hiệu
quả công tác thực hiện quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình
trọng điểm đã phê duyệt và đang triển khai; nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở
hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu
1.1. Nâng cao
hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa
bàn thành phố:
1.1.1. Tiến hành rà soát, điều
chỉnh, hợp nhất quy hoạch của các dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên
địa bàn thành phố và quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị của
các quận - huyện cho phù hợp với nội dung quy hoạch giao thông vận tải đã được
phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 và quy hoạch chung xây dựng đô thị
thành phố.
1.1.2. Tiến hành và hoàn thành các
quy hoạch chi tiết chuyên ngành cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (cầu đường,
bãi đỗ, bến xe, trạm trung chuyển, trạm dừng), quy hoạch tổ chức giao thông đô
thị và triển khai thực hiện sau khi các quy hoạch được phê duyệt, cụ thể:
a) Sở Giao thông vận tải thực hiện
các nhiệm vụ:
- Khẩn trương hoàn chỉnh, trình Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành
khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 trong quý II năm 2011; sau
đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
thực hiện điều chỉnh quy hoạch các tuyến đường trên cao và quy hoạch hệ thống
đường sắt đô thị.
- Triển khai Quy hoạch phát triển
bến bãi vận tải hàng hóa đường bộ liên tỉnh thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở
thực hiện việc giữ đất phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa.
- Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch phát
triển vận tải taxi thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và trình Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
để hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; xây dựng kế hoạch thực hiện
của thành phố sau khi quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khẩn trương hoàn chỉnh đồ án Quy
hoạch ngành công viên cây xanh đô thị đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trong quý II năm 2011.
- Khẩn trương xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 09 năm 2009 Ủy
ban nhân dân thành phố về Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến khu vực
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch tổ chức
giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Tiến hành thực hiện đồ án Quy
hoạch mạng lưới các trạm thu phí thuộc các dự án giao thông đô thị trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
b) Giao Sở Quy hoạch kiến trúc tiến
hành thực hiện đồ án Quy hoạch thiết kế đô thị dọc tuyến, xung quanh nhà ga của
các tuyến đường sắt đô thị.
1.1.3. Tiến hành cập nhật đầy đủ chi
tiết từng phần của quy hoạch giao thông (quy hoạch xác định ranh chi tiết)
trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị các quận - huyện, phường - xã; tổ chức
cắm mốc, thực hiện quản lý chặt chẽ các quỹ đất dành cho công trình cơ sở hạ
tầng giao thông vận tải.
- Tiến hành thể hiện đồ án quy hoạch
hệ thống giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 101/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ lên bản đồ VN2000 toàn thành
phố Hồ Chí Minh tỷ lệ 1/2000 và bàn giao cho các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện.
- Khẩn trương hoàn chỉnh việc cập
nhật quy hoạch giao thông vào quy hoạch chung xây dựng đô thị thành phố, quy
hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị các quận - huyện; đồng thời
rà soát, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch.
- Xây dựng Điều lệ quản lý quy hoạch
xây dựng của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, trình cấp thẩm quyền ban hành
ngay sau khi có quy hoạch được duyệt.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận
- huyện, các chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết, tổ chức lập hồ sơ mốc giới và
thực hiện cắm mốc giới để làm cơ sở quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho giao
thông trên cơ sở Điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng và các quy định về cấp phép
xây dựng hiện hành.
- Giao Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc
thành lập và giữ trách nhiệm Trưởng đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ
đất giành cho giao thông trên địa bàn thành phố, có sự tham gia của Sở Giao
thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện làm thành viên. Đoàn sẽ kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất
giành cho giao thông trên địa bàn các quận - huyện, phường - xã định kỳ 06
tháng và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết, đảm
bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và đảm bảo tính khả thi của quy hoạch.
1.1.4. Hoàn chỉnh các quy hoạch phát
triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng
đất và phối hợp thi công với công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải để đảm
bảo tính đồng bộ trong triển khai thực hiện quy hoạch.
- Tiến hành điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 theo các quy
hoạch liên quan đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06
tháng 01 năm 2010 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2025, Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2008 về
phê duyệt Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và
phía Nam đến năm 2020.
- Hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nước của thành phố đến năm
2020.
- Triển khai xây dựng đề án Quy
hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hướng đến
năm 2020 và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Xây dựng đồ án Quy hoạch hệ thống
tuynel, hào kỹ thuật để lắp đặt các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật;
Quy hoạch không gian ngầm đô thị.
- Tiến hành cập nhật các quy hoạch
phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có liên quan chặt chẽ đến việc sử
dụng đất.
- Tiến hành kiểm tra việc thực hiện
quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số
99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc
thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thông qua các báo cáo sơ kết,
tổng kết, các buổi họp giao ban hay tổ chức đoàn kiểm tra.
1.1.5. Triển khai lập nhiệm vụ và
thực hiện các điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải trên
cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025 đã được
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010.
1.1.6. Tiến hành lập quy hoạch chi
tiết và kêu gọi đầu tư hoặc đầu tư từ ngân sách đối với các nút giao thông quan
trọng của thành phố như: ngã tư Hàng Xanh; Bùng binh Cây Gõ; các vòng xoay Dân
chủ, Phú Lâm, An Lạc, Lăng Cha Cả; nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng;
các ngã tư An Sương, Bình Phước, Bốn Xã; các nút giao trên đường Nguyễn Văn
Linh.
1.1.7. Lập quy hoạch chi tiết mở
rộng ra mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường dự kiến xây
dựng mới để có phương án thu hồi, tạo quỹ đất cho nhà đầu tư, khai thác hiệu
quả quỹ đất hai bên đường và chỉnh trang đô thị.
1.2. Tiếp tục
duy trì và nâng cao năng lực, hiệu quả huy động vốn cho chương trình phát triển
hệ thống giao thông đô thị:
a) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất cụ
thể với Chính phủ cho phép thành phố thực hiện một số chính sách nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư cho giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái phiếu ra
thị trường quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài.
b) Nghiên cứu cơ chế, chính sách
quản lý có hiệu quả giá trị tăng thêm của đất đai sau khi đã được tiếp cận với
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác,
đảm bảo thu hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung cho ngân sách thành phố,
tạo nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
c) Đề xuất kế hoạch, danh mục các dự
án hạ tầng giao thông; phân khai trách nhiệm đầu tư, kêu gọi đầu tư giữa Ủy ban
nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo đầu tư đồng bộ, kịp
thời, hiệu quả, tránh trùng lắp.
d) Đẩy mạnh chương trình kêu gọi đầu
tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm, tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khuyến
khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham
gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bằng các phương thức
hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP), BOT, BTO, BT.
1.3. Đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án giao thông đã được phê duyệt và các dự án đang thực
hiện, nhất là các dự án giao thông trọng điểm.
a) Tập trung đẩy nhanh tiến độ các
dự án đang thực hiện và xúc tiến đầu tư, chuẩn bị nguồn vốn thực hiện các dự án
trong kế hoạch đầu tư các công trình giao thông trọng điểm để từng bước theo
kịp nhu cầu phát triển đô thị, tách bạch giao thông đối ngoại với giao thông
nội thị.
- Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và
đưa vào sử dụng đường Vành đai số 2, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai
ngoài, Liên tỉnh lộ 25B, cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Long, cầu Rạch Tra, cầu Bình
Khánh...
- Chủ động điều hòa vốn trong phạm
vi tổng vốn kế hoạch được giao hàng năm cho các đơn vị nhằm phát huy hiệu quả
của từng dự án, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân
sách; tăng cường trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành.
- Căn cứ lộ trình, tiến độ đầu tư đã
được xác định tại Phụ lục 1 (đính kèm), trên cơ sở quy mô dự án, yêu cầu kỹ
thuật, công nghệ, tính trọng điểm của từng dự án để xác định nguồn vốn đầu tư
từ Ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tư nhân, vốn ODA, vốn vay
thương mại, vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗn hợp và nguồn vốn khác (như khai thác
quỹ đất tại vị trí các cảng biển sau khi di dời…) đối với từng dự án cho phù
hợp.
- Phê duyệt và công bố danh mục dự
án kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT hàng năm.
b) Tập trung giải phóng mặt bằng và
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, các công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị có sử dụng chung mặt bằng để từng bước hoàn chỉnh
mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch, tránh đầu tư dàn trải, phát
huy được hiệu quả ngay sau khi đưa vào sử dụng.
- Tập trung ưu tiên đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình giao thông, đặc biệt là các công
trình giao thông trọng điểm trên địa bàn; gắn với việc chỉnh trang đô thị, khu
dân cư với mạng lưới phát triển giao thông. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng
các khu dân cư tập trung ở khu vực ngoại thành, bảo đảm các công trình phúc lợi
công cộng, sinh hoạt thuận tiện để giảm bớt lưu lượng giao thông trong nội
thành.
- Ưu tiên giải quyết các vướng mắc
về thủ tục trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, lập dự
án, nghiệm thu công trình... để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm hoàn thành công
trình và đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố.
- Xác định danh mục các dự án cần
chuẩn bị sớm quỹ đất để tiến hành trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật với Kế hoạch nhu cầu đầu tư xây dựng
cơ bản hàng năm.
- Theo dõi tiến độ và phối hợp với
Bộ Giao thông vận tải triển khai nhanh các dự án Mở rộng Quốc lộ 50, Đường cao
tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Đường cao tốc Bến Lức - Long
Thành, xây dựng một phần đường Vành đai 3, đường Vành đai 4.
- Khi phân bổ kế hoạch vốn hàng năm
phải bám sát lộ trình triển khai quy hoạch, ưu tiên tập trung bố trí đủ vốn cho
các công trình giao thông trọng điểm đã xác định.
- Các đơn vị quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị có trách nhiệm tích cực hỗ trợ di dời các công trình hạ
tầng kỹ thuật thuộc đơn vị mình quản lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự
án cải tạo hạ tầng giao thông.
- Xây dựng Quy chế phối hợp thực
hiện di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện lực, bưu điện, thông tin liên
lạc, cấp nước…) khi đầu tư các dự án hạ tầng giao thông.
c) Huy động xã hội hóa đầu tư xây
dựng nhiều khu dân cư tập trung với đầy đủ công trình phúc lợi công cộng, tạo
điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố nói chung và các
dự án giao thông nói riêng.
d) Chủ động nghiên cứu, đề xuất các
cơ quan Trung ương tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc
thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông cấp bách
theo dạng đặc thù:
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với
Chính phủ tăng thêm mức độ xử phạt đối với các nhà thầu tham gia hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đô thị (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,
thi công) nhằm nâng cao chất lượng và tăng tính răn đe đối với các nhà thầu
thường xuyên vi phạm; đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát, nâng cao tiêu
chí trong hồ sơ mời thầu (đặc biệt là tiêu chí về thiết bị thi công, nhân sự),
giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu để đảm bảo tuân thủ
đúng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số
cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm
trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương
cho phép thành phố cơ chế thực hiện hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các
hạng mục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm lựa chọn nhà thầu
tư vấn, thi công các hạng mục khảo sát cắm cọc giải phóng mặt bằng, đo đạc địa
chính, xây dựng tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội…). Đối với công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cho phép cơ chế giao
cho 1 đơn vị thực hiện (tổng thầu) việc xây dựng hệ thống các hào kỹ thuật,
tuynel kỹ thuật, sau đó các đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tâng kỹ thuật
có trách nhiệm thuê lại vị trí để bố trí xây dựng hệ thống mới trong các hào kỹ
thuật, tuynel kỹ thuật.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương
về cơ chế cho phép mở rộng thực hiện các công trình trọng điểm theo dạng đặc
thù như chỉ định thầu tư vấn và thi công; chỉ định chủ đầu tư; nhà đầu tư được
thực hiện ngay bước lập dự án đầu tư (bỏ qua bước lập đề xuất dự án); vừa thiết
kế vừa thi công; triển khai trước các hạng mục quan trọng khi dự án đầu tư chưa
phê duyệt; thi công ứng vốn... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng quỹ nhà
tái định cư phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của thành phố.
- Xây dựng cơ chế tài chính (nghiên
cứu rút ngắn các thủ tục) đối với việc thực hiện trước công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, thu hồi đất và quản lý quỹ đất sau khi được thu hồi.
- Ưu tiên tập trung giải quyết nhanh
hồ sơ các dự án trọng điểm, các dự án mang tính đột phá - các trục chính của
mạng lưới giao thông, các dự án kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu
công nghiệp, khu đô thị mới, các cảng biển.
đ) Đơn giản tối đa các thủ tục hành
chính, rút ngắn thời gian ra các quyết định cần thiết có liên quan đến việc đẩy
nhanh tiến độ các công trình giao thông.
e) Nhanh chóng hoàn chỉnh dự thảo
thay thế Quyết định số 126/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành Quy định về quản lý thực hiện các dự án đầu tư sử
dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Nâng cao
hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện hữu:
a) Quản lý hệ thống hạ tầng giao
thông hiện hữu:
- Tăng cường công tác kiểm tra, duy
tu sửa chữa thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn thành phố, không để xuất
hiện ổ gà, mặt đường bị biến dạng, thiếu hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống
chiếu sáng công cộng bị hư hỏng, hoặc biển báo mờ, bong tróc, ngã.
- Tiếp tục bổ sung các biển báo
hướng dẫn giao thông trên các quốc lộ, các tuyến đường chính, đường cửa ngõ ra
vào thành phố.
- Thực hiện công tác đảm bảo giao
thông kịp thời kết cấu hạ tầng giao thông theo thứ tự cấp bách bằng nguồn vốn
đảm bảo giao thông và các nguồn vốn khác; tăng cường công tác sửa chữa lớn và
sửa chữa vừa hệ thống hạ tầng giao thông đã đến hạn phải sửa chữa.
- Bổ sung thêm nguồn vốn cho công
tác bảo trì (duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn) hệ thống hạ tầng
giao thông đường bộ, chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo điều kiện an toàn giao
thông.
- Tiếp tục thực hiện tổ chức đấu
thầu công tác quản lý bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, nhằm
nâng cao chất lượng và trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng.
- Triển khai áp dụng các công nghệ
tiên tiến của thế giới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý
và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố như:
sử dụng các máy dò tìm công trình ngầm; máy cào bóc mặt đường, máy tái sinh
nguội mặt đường đối với các tuyến đường đã có cao độ mặt đường hoàn chỉnh…
b) Nghiên cứu và điều chỉnh phân
luồng giao thông hợp lý trên các tuyến đường, khu vực thường xuyên xảy ra ùn
tắc giao thông, đặc biệt là khu vực trung tâm, các trục giao thông chính ra vào
thành phố.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức giao
thông tổng thể các khu vực của thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015, lộ trình
phù hợp với tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng các trục giao thông chính, huyết
mạch đang tổ chức triển khai xây dựng.
- Hàng năm có kế hoạch nghiên cứu tổ
chức lại giao thông các khu vực thường xuyên ùn tắc, tổ chức lưu thông một
chiều các cặp đường song song trên địa bàn thành phố để nâng cao năng lực lưu
thông, cải tạo kích thước hình học, mở rộng tầm nhìn đảm bảo an toàn giao thông
tại các giao lộ có bán kính rẽ nhỏ hẹp, các đoạn cong nguy hiểm, các vị trí bị
lấn chiếm.
- Lập kế hoạch theo dõi kiểm tra,
điều chỉnh pha đèn và thời gian đèn hợp lý đối với hệ thống đèn tín hiệu giao
thông; thực hiện bố trí đèn rẽ phải, rẽ trái liên tục trong khu vực trung tâm.
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ
thống biển báo, sơn đường, nghiên cứu lắp đặt biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải tại
các giao lộ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do xe rẽ trái hoặc rẽ phải
gây ra; nghiên cứu, thực hiện việc thay thế dần các biển báo hiệu hiện hữu theo
tiêu chuẩn mới.
- Nghiên cứu và đề xuất vành đai hạn
chế lưu thông của các phương tiện vận chuyển hành khách từ 30 chỗ ngồi trở lên
vào các giờ cao điểm sáng, chiều.
- Phối hợp với nhà đầu tư hoàn tất
các thủ tục và triển khai thực hiện dự án hệ thống kiểm soát và thu phí tự động
với xe ôtô tại khu trung tâm thành phố, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính
sách đối với mô hình mới này.
- Tổ chức thực hiện hình thức thay
đổi số lượng các làn xe trên một số tuyến có lưu lượng xe thay đổi theo các
thời điểm khác nhau trong ngày trong điều kiện không thể mở rộng thêm mặt
đường.
- Lập Kế hoạch nâng cấp, bổ sung
thiết bị điều khiển giao thông tại các nút giao thông hay xảy ra ùn tắc, trong
đó có xác định cụ thể về quy mô thực hiện, kinh phí….
- Hoàn chỉnh quy chế và triển khai
hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
khu vực phía Đông Bắc thành phố theo Quyết định số 4910/QĐ-UBND ngày 02 tháng
11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phô.
c) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng
Trung tâm điều hành giao thông đô thị hiện đại:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
Hỗ trợ kỹ thuật đối với dự án Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Điều khiển giao
thông thành phố Hồ Chí Minh để có thể đưa trung tâm hoạt động vào cuối năm
2012.
- Xây dựng cơ chế chính sách, đào
tạo nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của hệ thống giao thông
thông minh (ITS) nhằm tích hợp quản lý, điều khiển các hệ thống đèn tín hiệu
giao thông, hệ thống camera quan sát và biển quang báo điện tử trên địa bàn
thành phố.
- Tiến hành đánh giá tình hình quản
lý, vận hành, hiệu quả hoạt động và vai trò của Trung tâm Điều khiển Đèn tín
hiệu giao thông trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông, từ đó có biện pháp,
phương thức quản lý phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
d) Chủ động áp dụng cơ chế đầu tư
đặc thù đối với việc khắc phục điểm đen về tai nạn giao thông, điểm ùn tắc giao
thông:
- Hoàn chỉnh quy trình lưu trữ hồ
sơ, theo dõi và tiến hành xử lý đối với các điểm đen, tuyến đường đen về tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Bố trí nguồn kinh phí tối thiểu 30
tỷ đồng hàng năm để thực hiện công tác khắc phục điểm đen về tai nạn giao
thông, điểm ùn tắc giao thông.
- Tổ chức kiện toàn hoạt động của
hai đoàn kiểm tra đường bộ - đường sắt và đường thủy để tăng cường công tác
phối hợp tuần tra, kiểm soát đảm bảo công tác trật tự an toàn giao thông, tổ
chức kiểm tra, theo dõi tổ chức giao thông, phân luồng giao thông tránh không
để ùn tắc giao thông và kịp thời xử lý sự cố khi có tai nạn giao thông, ùn tắc
giao thông xảy ra.
đ) Triển khai mở rộng các hẻm nối
thông giữa các tuyến đường để giảm áp lực giao thông cho các tuyến chính và các
nút giao thông kết hợp chỉnh trang đô thị, khu dân cư tạo điều kiện cho các
tuyến vận tải hành khách công cộng đến từng khu dân cư; xây dựng hệ thống cầu
vượt, hầm chui cho người đi bộ, xe 2 bánh.
- Tiến hành khảo sát và đề xuất thực
hiện việc triển khai mở rộng các hẻm nối thông giữa các tuyến đường để giảm áp
lực giao thông cho các tuyến chính và các nút giao thông theo hình thức nhà
nước và nhân dân cùng làm.
- Tiếp tục bố trí hợp lý các vị trí
dành cho người đi bộ qua đường nhằm chấm dứt tình trạng băng ngang đường không
đúng quy định đặc biệt là trên các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, Xa lộ Hà Nội.
- Xây dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng
cầu vượt, hầm cho người đi bộ giai đoạn 2010 - 2015; trong đó nghiên cứu đề
xuất các phương án xã hội hóa trong công tác quản lý và đầu tư xây dựng các cầu
vượt, hầm chui cho người đi bộ.
e) Kiên quyết chấn chỉnh trật tự đô
thị và lập lại trật tự lòng, lề đường:
- Tăng cường công tác kiểm tra,
chấn chỉnh ngay tình trạng trật tự lòng, lề đường, vỉa hè thuộc địa bàn
quản lý; thực hiện nghiêm Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm
2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về công tác quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng
đường; Quyết định số 5010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố về ban hành danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một
phần vỉa hè làm bãi giữ xe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ,
buôn bán hàng hóa và cho phép đậu xe dưới lòng đường có thu phí trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng
sử dụng xe đẩy tay, xe gắn máy lấn chiếm lòng đường để buôn bán.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử
phạt các yếu kém, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao
thông của các đơn vị có liên quan; tiếp tục thực hiện kế hoạch phối hợp liên
ngành kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong việc chấp hành pháp
luật về trật tự an toàn giao thông và ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
đô thị;
g) Triển khai thực hiện các công tác
để khai thác có hiệu quả hệ thống đường bộ hiện hữu:
- Ban hành Quy định chi tiết về đấu
nối vào đường đô thị trên địa bàn thành phố theo quy định của Luật Giao thông
đường bộ năm 2008.
- Triển khai công tác thẩm định an
toàn giao thông theo hướng dẫn tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tiến hành khảo sát và triển khai
lắp các biển báo cấm dừng, đậu xe tại các khu vực, địa điểm tập trung quá đông
người như nhà hàng tiệc cưới, siêu thị, trung tâm thương mại, trường quốc tế…
trong các giờ cao điểm sáng, chiều trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn
tắc giao thông.
- Rà soát, cải tạo lại các lối ra
vào tại các tụ điểm đông người như trường học, bệnh viện, khách sạn, trung tâm
thương mại…; xây dựng và ban hành các quy định về hạn chế việc dừng đậu của
phương tiện trên đường để hạn chế tối đa tình trạng dừng đậu tùy tiện trên lòng
đường.
- Triển khai thí điểm các vị trí
dừng chờ khách đối với các phương tiện taxi khu vực trung tâm thành phố.
- Tập trung kiểm tra, xử lý các xe
taxi không đăng ký kinh doanh; các xe buýt phóng nhanh vượt ẩu, dừng đỗ không
đúng quy định; chấn chỉnh, xóa bỏ tình trạng bến cóc, xe dù, hạn chế tình
trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
- Triển khai thực hiện các biện pháp
chấn chỉnh công tác thi công trên đường bộ đang khai thác nhằm đảm bảo an toàn
giao thông, mỹ quan đô thị, trong đó tập trung vào việc xử phạt cụ thể đối với
từng cá nhân có liên quan (chỉ huy trưởng công trình, tư vấn giám sát trưởng
như cấm hành nghề trên địa bàn thành phố hoặc đề xuất Bộ Xây dựng thu hồi chứng
chỉ hành nghề); bắt buộc các chủ đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện công
tác đào đường...
h) Nghiên cứu xây dựng Đề án thí
điểm thu phí hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với khu đô thị mới, khu vực chỉnh
trang đô thị cũ và tổ chức thu khi có mua bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà, đất
ở tại các khu vực này nhằm điều tiết bớt giá trị lợi nhuận tăng thêm do được
Nhà nước quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông
báo số 10/TB-VPCP ngày 12 tháng 01 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ.
i) Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc đưa đoạn tuyến đường sắt Bình Triệu - Hòa
Hưng lên cao để xóa bỏ các giao cắt giữa đường sắt và đường bộ trong nội đô
theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 10/TB-VPCP ngày 12 tháng 01 năm
2010 của Văn phòng Chính phủ.
2. Tiếp tục đẩy
mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, điều tiết nhu cầu giao thông, hạn
chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân
2.1. Tối đa
hóa năng lực vận tải và nâng cao hiệu quả hoạt động của xe buýt, xe khách liên
tỉnh, xe taxi:
a) Xây dựng và hình thành mạng lưới
vận tải hành khách công cộng liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn thành phố:
- Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển hệ
thống vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 để làm cơ sở phát triển một hệ
thống giao thông công cộng đô thị bền vững;
- Nâng cao năng lực vận tải và hiệu
quả hoạt động của xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe taxi; hình thành mạng lưới
vận tải hành khách công cộng liên thông, cơ bản phủ kín trên địa bàn; kết nối
thuận tiện với đường hàng không, đường sắt và hệ thống mạng lưới đường sắt,
đường thủy đô thị trong tương lai;
- Nghiên cứu thực hiện một số tuyến
đường có làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, tổ chức các tuyến xe
buýt nhanh khối lượng lớn (BRT).
b) Ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng
cho vận tải hành khách công cộng, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển vận tải
hành khách công cộng:
- Thực hiện rà soát, xác định vị
trí, địa điểm, pháp lý về đất đai, quy mô diện tích cụ thể các địa điểm quy
hoạch xây dựng bến bãi cho xe buýt trên địa bàn thành phố đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 về
phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và tầm nhìn sau năm 2020, để phê duyệt trong quý I năm 2011.
- Nhanh chóng triển khai đầu tư xây
dựng và di dời hoạt động các bến xe khách liên tỉnh hiện hữu (Bến xe Miền Đông,
Bến xe Miền Tây, …) ra các bến xe mới theo quy hoạch.
- Triển khai đầu tư xây dựng hoàn
tất các đầu mối trung chuyển xe buýt tại bến xe Chợ Lớn, công viên Đầm Sen, bến
xe Văn Thánh, Công viên 23 tháng 9, bến xe Củ Chi, bến xe An Sương; bãi hậu cần
tại phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức); mở rộng bến xe Quận 8 nhằm thực hiện
mục tiêu điều chỉnh luồng tuyến xe buýt theo quy hoạch;
- Xây dựng đề án “Tổ chức khai thác
các dịch vụ tại các đầu mối trung chuyển xe buýt” nhằm tạo nguồn thu để bù đắp
một phần kinh phí trợ giá cho xe buýt.
c) Đầu tư đổi mới phương tiện xe
buýt thành phố phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện đường giao thông trên địa
bàn thành phố
- Triển khai xây dựng đề án “Đầu tư
mới phương tiện xe buýt giai đoạn 2011 - 2015” để thực hiện nhằm đầu tư đổi mới
phương tiện vận tải phù hợp với đặc tính đô thị, điều kiện đường giao thông
trên địa bàn thành phố;
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ để
đầu tư phát triển xe buýt phục vụ người khuyết tật, xe buýt thân thiện với môi
trường sử dụng điện, khí gas và các dạng năng lượng khác thay thế xăng dầu.
d) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật để nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt:
- Tổng kết triển khai thí điểm sử
dụng thẻ thông minh (Smart Card) trên tuyến xe buýt số 1 và tuyến buýt số 27
trong thời qua, đề xuất kế hoạch phát triển trong thời gian tới nhằm từng bước
tách dần công việc bán vé trực tiếp ra khỏi nhân viên trên xe buýt, tiến tới sử
dụng loại vé xe buýt bằng thẻ thông minh trên tất cả các tuyến xe buýt trong
năm 2013, tạo tiền đề để sử dụng liên thông cho tất cả các dịch vụ vận tải hành
khách công cộng sau này;
- Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu tư
thiết bị giám sát hành trình cho các phương tiện xe buýt theo Nghị định số
91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý,
điều hành hoạt động hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của
thành phố.
2.2. Nâng cao
năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng,
hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường và ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành
khách công cộng:
2.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng:
a) Tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các
đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt, đến năm 2015 giảm
còn 7 đến 10 đơn vị.
b) Nghiên cứu đề xuất thành lập cơ
quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng để quản lý tất cả các
loại hình vận tải hành khách công cộng đô thị (Metro, Tramway, Monorail, BRT,
xe buýt, taxi, …).
c) Giao Sở Giao thông vận tải triển
khai thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng vận tải và chất lượng phục vụ của đơn vị cung ứng dịch vụ
xe buýt công cộng:
- Tiếp tục thực hiện đấu thầu khai
thác các luồng tuyến xe buýt.
- Triển khai thực hiện đấu giá cho
thuê quảng cáo bên ngoài thân xe buýt để tạo nguồn thu bù đắp kinh phí trợ giá
xe buýt;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng Quỹ
phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm giảm trợ giá từ ngân sách.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử
lý nghiêm đối với các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm các nội
qui, qui định của ngành. Bổ sung, điều chỉnh nội dung hợp đồng đặt hàng khai
thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
d) Xây dựng biện pháp kiểm soát số
lượng phương tiện taxi hoạt động, quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động (đặc
biệt là các phương tiện taxi mang biển số các tỉnh đang hoạt động trên địa bàn
thành phố), rút Giấy phép hoạt động taxi trên địa bàn thành phố đối với các
doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Giao
thông đường bộ.
đ) Cân đối ngân sách đảm bảo nguồn
trợ giá để thực hiện mục tiêu duy trì chính sách trợ giá cho hoạt động xe buýt
cho đến khi đạt được mục tiêu vận tải hành khách công cộng chiếm 25 - 30% trong
tổng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố.
2.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý thị
trường và ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng:
a) Xây dựng thị trường vận tải hành
khách công cộng với mô hình: nhà nước đấu thầu mua dịch vụ của các đơn vị cung
ứng dịch vụ vận tải và bán lại cho người sử dụng theo giá do nhà nước quy định,
đảm bảo trợ giá đúng đối tượng (người nghèo, người tàn tật, người có công, sinh
viên, học sinh, hành khách đi lại thường xuyên…).
b) Xây dựng cơ chế và chính sách ưu
đãi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng Nhà nước tập
trung vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng, kết hợp nhà nước và doanh nghiệp đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và các hệ thống thiết bị, trong đó nhà
nước chỉ đầu tư khởi động để tạo thị trường hoặc nhà nước tham gia đầu tư thông
qua cơ chế cho vay vốn ưu đãi (bao gồm cả các nguồn vốn ODA) hoặc miễn giảm
thuế, bảo lãnh tín dụng, còn doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc
thực hiện đầu tư phát triển cung ứng dịch vụ.
2.3. Đẩy nhanh
tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị:
a) Nhanh chóng hoàn thiện công tác
chuẩn bị đầu tư, tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi
công các tuyến đường sắt đô thị theo kế hoạch.
b) Triển khai các thủ tục lựa chọn
nhà đầu tư để sẵn sàng thực hiện đầu tư các dự án phát triển đô thị dọc theo
các tuyến đường sắt đô thị.
c) Xây dựng các cơ chế, chính sách
ưu đãi cho nhà đầu tư để huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển đường sắt
đô thị (trong đó có hình thức đầu tư kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp).
d) Xây dựng mô hình, cơ chế hoạt
động và nguồn nhân lực của doanh nghiệp vận tải đường sắt đô thị, đảm bảo sẵn
sàng vận hành khi tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên và các tuyến đường sắt
đô thị khác đi vào hoạt động.
đ) Nghiên cứu tích hợp hệ thống vé
điện tử, hệ thống thông tin hành khách với hệ thống vé và hệ thống thống thông
tin hành khách của mạng lưới xe buýt. Đảm bảo khả năng trao đổi thông tin có
hiệu quả giữa hệ thống thông tin vận hành đường sắt đô thị với hệ thống điều
khiển giao thông vận tải đô thị chung của thành phố.
2.4. Phát
triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng khác trong đô thị:
a) Triển khai thực hiện việc quản lý
hoạt động vận tải hành khách bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh theo Quyết định số 71/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Triển khai đề án Quy hoạch và
quản lý hoạt động của xe taxi.
c) Triển khai thực hiện Đề án quy
hoạch và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng phương tiện vận tải đường
thủy trong đô thị, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách
công cộng bằng phương tiện vận tải thủy thân thiện môi trường.
2.5. Điều tiết
nhu cầu giao thông:
a) Tiến hành rà soát, đề xuất sắp
xếp lại trụ sở các cơ quan hành chính tại khu vực trung tâm thành phố theo
hướng giảm nhu cầu và cự ly đi lại trong quan hệ các cơ quan hành chính công.
b) Đẩy mạnh việc thực hiện ứng dụng
công nghệ thông tin và tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, cải cách thủ
tục hành chính, góp phần giảm bớt nhu cầu đi lại.
c) Về việc điều chỉnh lệch giờ làm
việc, học tập:
- Về điều chỉnh lệch giờ làm việc:
tiến hành đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch lệch giờ làm việc,
tại các Khu chế xuất, Khu Công nghiệp đã được thực hiện tại các trường học trên
địa bàn các quận trung tâm thành phố trong thời gian qua, kiểm điểm rút kinh
nghiệm và đưa ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới với các biện pháp
hiệu quả hơn.
- Về điều chỉnh lệch giờ học tập:
đánh giá chi tiết về tình hình triển khai thực hiện lệch giờ tan trường giữa
các khối lớp đã được thực hiện tại các trường học trên địa bàn thành phố và đề
xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả trong thời gian tới.
2.6. Tổ chức
giao thông theo hướng hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân:
a) Tổ chức các khu vực hoặc đường
phố giao thông phi cơ giới:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện thí
điểm việc cấm mô tô, xe gắn máy và ô tô lưu thông trên một số tuyến phố vào một
số giờ nhất định. Trong kế hoạch cần xác định rõ lộ trình thực hiện, loại
phương tiện giao thông cấm lưu thông, thời gian cấm…
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý
nghiêm tình trạng xe ôtô, xe máy dừng đậu không đúng quy định tại các công
trình cao tầng đã đưa vào hoạt động ở khu vực trung tâm thành phố; các cơ sở
kinh doanh tập trung đông người nhưng không đảm bảo diện tích để xe theo quy
định.
b) Nghiên cứu quy hoạch không gian
ngầm đô thị khu vực trung tâm thành phố theo hướng tổ chức nhiều tuyến phố đi
bộ liên thông với nhau có kết hợp với các trung tâm thương mại dưới lòng đất,
trên cao và các nhà ga đường sắt đô thị (metro).
c) Nghiên cứu tăng diện tích cho
giao thông tĩnh:
- Tiến hành rà soát chặt chẽ các cơ
quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước, các dự án sử dụng diện tích công cộng để
làm nơi kinh doanh điểm đỗ xe trái phép. Trưng dụng tạm thời hoặc tiến hành thu
hồi các diện tích chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của các cơ quan
tổ chức trên, tạm bàn giao cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện để tổ chức các
điểm đỗ xe theo quy định, đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
- Khi thẩm định thiết kế cơ sở các
dự án đầu tư xây dựng công trình cao tầng như cao ốc văn phòng, chung cư, trung
tâm thương mại - dịch vụ… hoặc các cơ sở dịch vụ, phải yêu cầu đảm bảo đủ diện
tích để xe ô tô theo quy định; riêng đối với xe máy, xe 02 bánh phải chờ hướng
dẫn của Bộ Xây dựng.
- Đối với các dự án bãi đậu xe ngầm:
hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn tất các thủ tục
và đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Rà soát quỹ đất và đề xuất các vị
trí để kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu xe cao tầng trên mặt đất. Sau khi đã có
vị trí, tiến hành kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu xe nhiều tầng có kết hợp với
các bãi đậu xe buýt hiện hữu.
- Tiếp tục rà soát, xác định các nơi
có vỉa hè rộng để cải tạo theo hướng hợp lý nhằm tăng thêm diện tích cho giao
thông tĩnh.
2.7. Triển khai
hệ thống thu phí sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đối với phương tiện cơ
giới cá nhân:
a) Các chính sách về thu phí đậu xe:
- Xây dựng và triển khai Đề án thu
phí đỗ xe đô thị theo hướng mức phí đỗ xe tăng dần từ ngoại ô vào trung tâm
thành phố, trong đó xây dựng mức phí đỗ xe trong khu vực trung tâm thành phố
với mức phí phù hợp, đủ để tác động hạn chế hành vi sử dụng phương tiện giao
thông cá nhân; đồng thời, tạo ra thị trường kinh doanh điểm đỗ xe hấp dẫn các
nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các công trình đỗ xe đạt tiêu chuẩn.
- Ban hành Quy định về việc dừng đậu
xe khu vực trung tâm thành phố;
- Xây dựng các chính sách về phí đậu
xe như chính sách thu hút và xã hội hóa đầu tư hệ thống thu phí tự động tại các
chỗ đậu xe;
- Hình thành Công ty khai thác bến
bãi đậu xe để đồng bộ và tăng nguồn kinh phí cho việc đầu tư và bảo trì hệ
thống cầu đường bộ.
b) Hoàn chỉnh nghiên cứu xây dựng đề
án triển khai hệ thông thu phí điện tử đối với xe ô tô sử dụng đường trong khu
vực trung tâm thành phố theo thời gian phù hợp, với mức phí đảm bảo tác động
đến hành vi sử dụng phương tiện.
c) Tiến hành thực hiện việc quản lý
hồ sơ điện tử của người lái xe; triển khai thực hiện quy chế phối hợp cung cấp
thông tin giữa Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải trong quản lý người
lái xe (trước mắt thực hiện trên địa bàn thành phố), đề xuất Trung ương tháo gỡ
các vướng mắc nếu vượt thẩm quyền.
d) Nghiên cứu Đề tài quản lý các
phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE) để đề xuất
Chính phủ cho thực hiện thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Vấn đề kiểm soát phương tiện giao
thông cá nhân:
- Khẩn trương xây dựng và thực hiện
thí điểm việc điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và
lệ phí lưu hành của các phương tiện giao thông cá nhân theo chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ tại Thông báo số 90/TB-VPCP ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Văn
phòng Chính phủ.
- Tập trung nghiên cứu, triển khai
sớm các biện pháp kinh tế, hành chính với lộ trình phù hợp nhằm hạn chế nhu cầu
xe máy lưu thông, thay thế bằng các phương tiện giao thông công cộng phù hợp.
3. Đẩy mạnh việc
thực hiện quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và quy
hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng
giao thông, quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng có sức
tải lớn.
3.1. Kiểm soát
phát triển đô thị trung tâm, hạn chế tác động tiêu cực tới giao thông đô thị
của các hoạt động sử dụng đất:
a) Quan điểm về quy hoạch: quy hoạch
chung và quy hoạch chi tiết phải kết hợp đồng bộ 3 vấn đề: quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị và quy
hoạch xây dựng hệ thống vận tải hành khách công cộng để thực hiện đồng thời 03
nhiệm vụ: phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi
trường.
b) Nhanh chóng hoàn thành và triển
khai quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế đô thị khu vực đô thị trung tâm
hiện hữu mở rộng (930 hecta) theo hướng kết nối các trung tâm hoạt động đô thị
(cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, trung tâm văn
hóa - thể thao, trụ sở hành chính công,…) với hệ thống vận tải công cộng, quy
hoạch và thiết kế diện tích đỗ xe nội bộ phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt
Nam.
c) Thực hiện đăng ký và kiểm soát
chặt chẽ quy mô hoạt động và cơ cấu sử dụng đất của các loại hình hoạt động
kinh tế - xã hội có đông người tham gia trong trung tâm thành phố theo hướng
hạn chế diện tích mặt bằng sử dụng làm nơi đỗ xe cơ giới cá nhân miễn phí.
d) Hàng năm, rà soát và ban hành
Danh mục các tuyến đường, đoạn đường, khu vực hạn chế cấp đăng ký kinh doanh
các loại hình dịch vụ, thương mại tập trung đông người do thường xuyên ùn tắc
giao thông, làm cơ sở để xem xét cấp phép đối với các loại hình kinh doanh
thương mại, dịch vụ tập trung đông người (bao gồm: siêu thị, nhà hàng, trung
tâm tiệc cưới, trung tâm thương mại, trung tâm đào tạo, trung tâm ngoại ngữ)
nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.
đ) Để có cơ sở cho việc cấp phép mở
rộng, bổ sung, điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội tại các bệnh viện,
trường học trong khu vực trung tâm thành phố, yêu cầu phải tiến hành lập và
thực hiện Đề án đánh giá nhu cầu và tác động giao thông của các bệnh viện,
trường học… hiện hữu với toàn bộ mạng lưới giao thông đô thị và cân đối với
năng lực thông qua của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng.
e) Khi thẩm định các đồ án quy hoạch,
các hồ sơ thiết kế cơ sở yêu cầu phải bổ sung đánh giá tác động giao thông đô
thị và phải được Sở Giao thông vận tải thẩm định trước khi phê duyệt (quy hoạch
khu đất; các dự án xây dựng công trình lớn trong đô thị, bao gồm cả các dự án
phát triển hạ tầng có chiếm dụng lòng và hè đường trong quá trình thi công).
3.2. Điều
chỉnh các chức năng đô thị quan trọng, phát triển các trung tâm đô thị mới:
- Đẩy nhanh tiến độ di dời cụm cảng
biển trên sông Sài Gòn (Cảng Sài Gòn, Nhà máy đóng tàu Ba Son…) ra khỏi khu vực
trung tâm thành phố theo lộ trình đã đề ra; hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất
tại các vị trí các cảng biển phải di dời-
- Kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban
hành cơ chế tài chính liên quan đến các đơn vị thuộc diện di dời. Tập trung
giải quyết thủ tục giao đất cho các cảng đã được quy hoạch di dời theo Quyết
định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Trên cơ sở quy hoạch chung xây
dựng Vùng và quy hoạch chung xây dựng thành phố đã được phê duyệt, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch các trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa thể thao vào quy
hoạch xây dựng chi tiết các quận - huyện.
c) Nghiên cứu đề xuất cơ chế tiếp
cận các nguồn vốn ưu đãi, ưu tiên sử dụng đất, nhanh chóng hoàn thành các thủ
tục chuẩn bị đầu tư các dự án di dời các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, các bệnh viện lớn ở nội thành ra ngoại thành thành phố.
d) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nghiên
cứu đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu
tư, xây dựng đặc thù để hấp dẫn các nhà đầu tư đối với các khu đô thị vệ tinh;
đầu tư tập trung ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng xã hội (trường học,
bệnh viện, trung tâm thương mại, văn hóa, thể thao công cộng); lập cơ chế ưu
đãi, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế có thương hiệu
tham gia đầu tư hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ tại các khu đô thị vệ tinh, phục
vụ dân cư tại chỗ nhằm giảm nhu cầu đi lại vào khu vực nội thành.
3.3. Về vấn đề
kiểm soát dân số: chủ động triển khai thực hiện Thông báo số 90/TB-VPCP ngày 26
tháng 3 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình Chính phủ điều chỉnh, bổ
sung Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú cho phù hợp với đặc thù của
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tập trung huy
động các nguồn lực đáp ứng chương trình phát triển hệ thống giao thông đô thị:
a) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cụ
thể với Chính phủ cho phép thành phố thực hiện một số chính sách nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư cho giao thông đô thị thông qua việc phát hành trái phiếu ra
thị trường quốc tế, vay vốn của các tổ chức tài chính nước ngoài.
b) Chủ động nghiên cứu, đề xuất các
cơ quan Trung ương tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc
thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, công trình giao thông cấp bách
theo dạng đặc thù:
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với
Chính phủ tăng thêm mức độ xử phạt đối với các nhà thầu tham gia hoạt động
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đô thị (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,
thi công) nhằm nâng cao chất lượng và tăng tính răn đe đối với các nhà thầu
thường xuyên vi phạm; đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát, nâng cao tiêu
chí trong hồ sơ mời thầu (đặc biệt là tiêu chí về thiết bị thi công, nhân sự),
giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu để đảm bảo tuân thủ
đúng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và hợp đồng.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số
cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông trọng điểm
trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương
cho phép thành phố thực hiện hình thức chỉ định thầu đối với tất cả các hạng
mục liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (bao gồm lựa chọn nhà thầu tư
vấn, thi công các hạng mục khảo sát cắm cọc giải phóng mặt bằng, đo đạc địa
chính, xây dựng tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội…). Đối với công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cho phép cơ chế giao
cho 1 đơn vị thực hiện (tổng thầu) việc xây dựng hệ thống các hào kỹ thuật,
tuynel kỹ thuật, sau đó các đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật
có trách nhiệm thuê lại vị trí để bố trí xây dựng hệ thống mới trong các hào kỹ
thuật, tuynel kỹ thuật.
- Nghiên cứu, đề xuất với Trung ương
về cơ chế cho phép mở rộng thực hiện các công trình trọng điểm theo dạng đặc
thù như chỉ định thầu tư vấn và thi công; chỉ định chủ đầu tư; nhà đầu tư được
thực hiện ngay bước lập dự án đầu tư (bỏ qua bước lập đề xuất dự án); vừa thiết
kế vừa thi công; triển khai trước các hạng mục quan trọng khi dự án đầu tư chưa
phê duyệt; thi công ứng vốn... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây
dựng quỹ nhà tái định cư phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của
thành phố.
- Xây dựng cơ chế tài chính đối với
việc thực hiện trước công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và
quản lý quỹ đất sau khi được thu hồi.
- Ưu tiên tập trung giải quyết nhanh
hồ sơ các dự án trọng điểm, các dự án mang tính đột phá - các trục chính của
mạng lưới giao thông, các dự án kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu
công nghiệp, khu đô thị mới, các cảng biển.
c) Nghiên cứu cơ chế, chính sách
quản lý có hiệu quả giá trị tăng thêm của đất đai sau khi đã được tiếp cận với
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác,
đảm bảo thu hồi hợp lý phần giá trị tăng thêm bổ sung cho ngân sách thành phố,
tạo nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
d) Đề xuất kế hoạch, danh mục các dự
án hạ tầng giao thông; phân khai trách nhiệm đầu tư, kêu gọi đầu tư giữa Ủy ban
nhân dân thành phố và Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo đầu tư đồng bộ, kịp
thời, hiệu quả, tránh trùng lắp.
đ) Đẩy mạnh chương trình kêu gọi đầu
tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm; tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khuyến
khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham
gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bằng các phương thức
hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP) và các phương thức khác (BOT, BTO, BT...).
5. Đẩy mạnh tuyên
truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và nâng cao
hiệu quả công tác tuần tra, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
5.1. Đẩy mạnh
tuyên tuyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hạn
chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, chuyển sang sử dụng vận tải công cộng
và phương tiện phi cơ giới.
a) Triển khai tốt và có hiệu quả các
nội dung công việc như xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến về nếp
sống của người dân đô thị, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với xã hội,
tập trung vào các mục tiêu chính: xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về trật
tự an toàn giao thông; xây dựng ý thức giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công
cộng...
b) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền
rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng tần suất tuyên truyền,
phổ biến pháp luật, tổ chức cuộc vận động xây dựng “nếp văn hóa giao thông” và
“văn minh đô thị”. Bên cạnh đó, tuyên truyền vận động cán bộ công chức, viên
chức, học sinh và nhân dân thành phố hạn chế sử dụng xe gắn máy cá nhân, chuyển
đổi phương thức đi lại bằng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng,
xe đạp và đi bộ.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố
phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố và các tổ chức thành viên, các cơ
sở triển khai tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường,
nếp sống văn minh đô thị, ý thức và tránh nhiệm của công dân khi tham gia giao
thông,… Tiếp tục lồng ghép cuộc vận động thực hiện “10 điều quy ước văn minh
đường phố” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư” trong việc thực hiện xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:
- Xây dựng giáo án giáo dục công
dân, trong đó lồng ghép chương trình giáo dục về an toàn giao thông, ý thức
công dân khi tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông, có văn hóa ứng xử,
văn minh nơi công cộng… từ bậc mẫu giáo đến đại học.
- Tuyên truyền và phát động phong
trào về giữ gìn trật tự an toàn giao thông, vệ sinh công cộng trước các cổng
trường. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ,
nếp sống văn minh đô thị, ý thức vệ sinh công cộng… giữa các trường với nhau.
Phát hiện và đề xuất biểu dương kịp thời các đơn vị thực hiện tốt chương trình
và có hình thức xử phạt đối với các đơn vị yếu kém. Tuyên truyền vận động học
sinh, sinh viên đi học bằng xe buýt, xe đạp hoặc đi bộ.
- Nâng cấp, nâng chuẩn về cơ sở vật
chất cũng như chất lượng dạy và học cho các trường tiểu học, trung học rải đều
các quận - huyện trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế tập trung vào các trường
điểm trong khu vực trung tâm thành phố.
đ) Sở Giao thông vận tải chủ trì
phối hợp các đơn vị triển khai:
- Tiếp tục tổ chức nhiều chương
trình thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ; hội thi lái xe an toàn. Tăng
cường chất lượng đào tạo tại các trung tâm đào tạo và dạy lái xe trên địa bàn
thành phố, xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền bằng hình ảnh, xử lý tình
huống trên đường, ý thức và hành vi khi tham gia giao thông,…
- Vận động công nhân tại các khu chế
xuất, khu công nghiệp hưởng ứng tích cực sử dụng xe buýt để đi làm, không lưu
thông ngược chiều, không mua bán lấn chiếm lòng đường trước cổng các khu chế
xuất, khu công nghiệp.
- Tuyên truyền ý thức chấp hành pháp
luật giao thông, ý thức và ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông, mức xử phạt
đối với các hành vi vi phạm luật giao thông.
e) Ủy ban nhân dân các quận - huyện
phối hợp với các sở - ngành triển khai kế hoạch:
- Tổ chức đẩy mạnh việc tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị; ý
thức và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.
- Triển khai thực hiện treo băng
rôn, pano cổ động, tờ bướm, xe loa lưu động, dàn dựng các chương trình ca múa
nhạc, hài kịch lưu động,… tuyên truyền cổ động về an toàn giao thông đường bộ.
Thực hiện bản tin với những hình ảnh bài viết phê phán những hành vi không phù
hợp với nếp sống văn minh đô thị, những hình ảnh và gương người tốt, việc tốt,
gương sáng phố phường về trật tự an toàn giao thông đến nhân dân thông qua các
buổi họp tổ dân phố.
- Vận động nhân dân không buôn bán
lấn chiếm lòng lề đường, triển khai các buổi ra quân với nhiều chủ đề “ngày chủ
nhật xanh”, “ngày đường phố không rác”, tổ chức sinh hoạt và hướng dẫn thanh
niên ý thức trách nhiệm công dân về nếp sống văn minh đô thị, ý thức khi tham
gia giao thông; phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân chấp hành pháp luật giao thông, văn minh đô thị, ứng xử nơi công cộng.
g) Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh:
Tiếp tục là đơn vị chủ lực trong tất cả các chương trình hành động, kết hợp
chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để tham gia vận động tuyên truyền,
xây dựng ý thức nếp “văn hóa giao thông” và nếp sống văn minh đô thị trong lực
lượng thanh niên, phát huy tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh
niên”, thường xuyên có các mô hình sinh hoạt sinh động, đổi mới phong cách hoạt
động tạo sân chơi lành mạnh thu hút thanh niên tham gia có tổ chức.
5.2. Nâng cao
hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông và
trật tự đô thị:
a) Tăng cường áp dụng các hình thức
điều khiển giao thông phù hợp, có kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của
Trung tâm điều khiển giao thông thành phố nhằm phát hiện sớm điểm ùn tắc giao
thông để có biện pháp giải quyết kịp thời.
b) Tăng cường thêm lực lượng cảnh
sát giao thông để thực hiện điều hòa giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc
tại các nút giao thông chính.
c) Xử phạt nghiêm khắc các hành vi
vi phạm là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông như: dừng, đỗ xe, chuyển
hướng, tránh, vượt sai quy định, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, điều
khiển xe đi trên hè phố, đi không đúng làn đường quy định, lấn chiếm lòng
đường, hè phố, không tuân theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.
d) Kiên quyết kỷ luật những cán bộ,
chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc xử lý vi phạm không đúng quy định của
pháp luật; đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ tuần tra, kiểm
soát, lắp đặt camera, nhằm sớm áp dụng rộng rãi hình thức phát hiện vi phạm và
tăng cường xử phạt vi phạm qua hình ảnh ghi được từ camera.
đ) Nâng cao hình thức quản lý đối
với các phương tiện và người điều khiển giao thông nhằm tăng hiệu quả của công
tác xử phạt vi phạm qua hình ảnh; đề xuất thêm các hình thức xử phạt khác nhằm
tăng tính răn đe.
e) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc
giao thông trên địa bàn thành phố.
g) Thường xuyên bố trí lực lượng
tuần tra, phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm trong quá trình thi công các
công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường, không để xảy ra ùn tắc giao thông;
rà soát lại toàn bộ hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông bị ảnh hưởng
bởi công trường thi công để điều chỉnh thời gian và chu kỳ đèn phù hợp với tình
hình giao thông thực tế tại khu vực...
6. Nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị
6.1. Tiếp tục
cải tiến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản trong phạm vi thẩm quyền của thành phố,
đồng thời nghiên cứu chính sách tỷ giá ổn định của các dự án ODA do tổ chức tài
chính quốc tế tài trợ, kiến nghị Trung ương để làm việc với các đối tác, từng
bước tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
6.2. Hoàn
thiện cơ cấu, tổ chức và chức năng của hệ thống quản lý nhà nước:
a) Nghiên cứu mô hình quản lý kết
cấu hạ tầng và quản lý giao thông phù hợp đô thị lớn:
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ -
ngành Trung ương chuẩn bị đề án về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên
tắc chung là bộ máy tổ chức phải phù hợp với nhiệm vụ quản lý, phù hợp với điều
kiện đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có quy mô dân số 10 triệu dân,
tạo điều kiện cho thành phố hoàn thành nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội
được giao.
- Theo dõi thông tin và đôn đốc các
Bộ - ngành trung ương về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày
27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và
công sở; cụ thể là nội dung bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của
Thanh tra Giao thông vận tải trong phạm vi, chức năng quản lý nhà nước tương
ứng.
- Giao Sở Nội vụ khẩn trương phối
hợp với Bộ Xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Luật đô thị; trước mắt điều chỉnh, bổ
sung Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân
cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh.
b) Nghiên cứu thành lập và hoàn
thiện chức năng một số các cơ quan quản lý hành chính và sự nghiệp trong lĩnh
vực giao thông vận tải như: Hội đồng phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố; Hội
đồng tư vấn giảm ùn tắc giao thông đô thị; Cơ quan Quản lý nhà nước về vận tải
công cộng (PTA); Trung tâm Điều hành giao thông đô thị; Viện nghiên cứu giao thông
vận tải đô thị; Ban Quản lý giao thông đô thị; Ban chuẩn bị đầu tư các dự án
giao thông đô thị trọng điểm.
c) Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức
các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị và chủ đầu tư (hoặc đại diện chủ đầu
tư), nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tuần tra giám sát địa bàn;
bổ sung, tuyển dụng thêm chuyên viên để tăng cường bám sát địa bàn; kiên quyết
xử lý loại bỏ đối với các chuyên viên thiếu năng lực, không có tinh thần trách
nhiệm.
6.3. Tăng
cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giao thông vận
tải:
a) Xây dựng kế hoạch tăng cường nhân
lực, trang thiết bị, khí tài phục vụ cho công tác của lực lượng cảnh sát giao
thông giai đoạn 2011 - 2015 (như tăng cường lực lượng, mua sắm trang thiết bị
hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý giao thông đô thị ngày càng phức tạp).
b) Nghiên cứu cơ chế đãi ngộ tương
xứng để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ các chương trình nâng cao
năng lực quản lý ngành giao thông vận tải, đề xuất các Bộ - ngành Trung ương
cho tiến hành thí điểm thực hiện trên địa bàn thành phố.
c) Lập và triển khai thực hiện Đề án
đào tạo nguồn nhân lực về quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị giai
đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua trong quý 2 năm 2011
theo bốn hình thức: (i) Đào tạo dài hạn tập trung trong các cơ sở đào tạo
chuyên nghiệp trong và ngoài nước, (ii) Đào tạo chuyên môn ngắn hạn theo chuyên
đề, (iii) Đào tạo kỹ năng làm việc theo các chức danh công việc, (iv) Đào tạo
vận hành, khai thác phương tiện, trang thiết bị được đầu tư trong các dự án
giao thông vận tải đô thị.
d) Ưu tiên, bố trí điều chuyển, bổ
nhiệm các cán bộ có năng lực đảm nhận các vị trí công tác có liên quan đến quá
trình triển khai thực hiện các dự án đã phê duyệt và đang triển khai; đồng thời
tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý.
IV. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng
các sở - ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận - huyện tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp
với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị (theo
bảng phân công tại phụ lục 2), gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này;
chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ
chức sơ kết, đến giữa năm 2015 tổ chức tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Kế
hoạch này cho Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thành lập
Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn
đến năm 2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng Ban, Sở Giao
thông vận tải là cơ quan thường trực; có nhiệm vụ chỉ đạo thống nhất việc thực
hiện Kế hoạch, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý những vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện; định kỳ 06 tháng một lần có tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trong quá
trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế
hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Giao thông vận tải
để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định./.