Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2055/QĐ-TTg Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2015

Số hiệu: 2055/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 23/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Xây dựng tuyến đường sắt nối kết các nước khu vực ASEAN

Ngày 23/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2055/QĐ-TTg Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, một số tuyến đường sắt sẽ được nghiên cứu, xây dựng mới như sau:

- Xây dựng mới tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia để nối kết các nước trong khu vực ASEAN.

- Xây dựng mới tuyến đường sắt tránh thành phố Biên Hòa về phía Nam và xây dựng đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường sắt trên cao.

- Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.

- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ.

- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh (định hướng kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát).

- Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không quốc tế Long Thành với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm.

- Hình thành mạng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển khách nội - ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định 2055/QĐ-TTg thay thế Quyết định 06/2011/QĐ-TTg .

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2055/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán Tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phù hợp với định hướng phát trin kinh tế - xã hội, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Quốc gia, vùng, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch của các địa phương có liên quan; phát triển hợp lý, bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo tiền đề, đột phá là động lực phát trin kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của Vùng là vị trí trung tâm, cửa ngõ chiến lược về đường bin và đường hàng không của cả nước; tăng cường kết nối kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối giữa các phương thức vận tải hình thành mạng lưới vận tải thông sut với Thành phHồ Chí Minh là trung tâm của Vùng, liên kết cả nước và quốc tế.

3. Phát triển vận tải với chất lượng cao, giá cả hợp lý; phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ quản lý vận tải; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng và hiệu quả; phát trin vận tải hành khách công cộng tại các đô thị, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Tập trung giải quyết các nút thắt; khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tng hiện có; chú trọng công tác bảo trì; tập trung đu tư đng bộ các công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế; chú trọng phát triển giao thông địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức.

6. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; bảo đảm hành lang an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu đến năm 2020

a) Về vận tải

Đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý bảo đảm an toàn, tiện lợi; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, đy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến và vận tải đa phương thức để nâng cao chất lượng vận tải, giảm chi phí dịch vụ logistics; giảm tai nạn giao thông và giảm thiu tác động xấu đến môi trường trong khai thác vận tải.

Các chỉ tiêu cụ thể:

- Khối lượng vận tải hành khách đạt khoảng 1.800 - 1.900 triệu lượt khách/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó khối lượng hành khách qua cảng hàng không đạt khoảng 25 - 26 triệu khách; vận tải hành khách công cộng đảm nhận thị phần từ 20% - 25% đối với Thành phố HChí Minh và 5 - 10% đối với các thành phố khác trong Vùng.

- Lượng hàng hóa đạt khoảng 650 - 700 triệu, tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10% - 11%/năm, trong đó lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 240 - 250 triệu tấn (container từ 10 - 11 triệu TEU).

b) Về kết cấu hạ tầng giao thông

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có; bảo đảm lộ giới quy hoạch và tiêu chuẩn cấp đường; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết liên kết vùng; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dng nông thôn mới, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt đường.

- Tiến hành nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh hiện có để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt. Phát triển đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh; từng bước xây dựng đường sắt kết nối với các cảng biển, khu kinh tế lớn và khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu xây dựng đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh để kết nối với đường sắt xuyên Á; nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đôi tốc độ cao Bắc - Nam, khổ 1.435 mm, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ưu tiên xây dựng trước đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Vũng Tàu và nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các cảng, bến hiện có. Từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn; xây dựng bến tàu khách cho tàu du lịch quốc tế; phát triển cảng tại các đảo đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu chỉnh trị và cải tạo nâng cấp hệ thống luồng đảm bảo cho tàu ra vào thuận lợi và đồng bộ với quy mô bến.

- Cải tạo, nâng cấp và hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật các luồng tuyến vận tải thủy nội địa như các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh đi Bến Kéo, Thành phố Hồ Chí Minh đi Bến Súc...; đầu tư và nâng cp các cảng thủy nội địa như cảng Phú Định, Nhơn Đức, Long Bình, Tân An, Bến Súc, các cảng tại Long An, Tây Ninh...; chuyển đổi công năng một số cảng hàng hóa phù hợp với quy hoạch đô thị để phục vụ vận tải khách và du lịch.

- Tập trung nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa các cảng hàng không hiện có, điều chỉnh quy hoạch khu hàng không dân dụng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa trong từng thời kỳ. Khuyến khích đầu tư theo hình thức đi tác công tư đ đy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nghiên cứu xây dựng Cảng hàng không Vũng Tàu tại thị trấn Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm đgiải quyết ùn tắc giao thông và phát triển đô thị. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách khi lượng lớn, các tuyến vành đai, đường trên cao và hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch. Các thành phố, thị xã khác hoàn chỉnh quy hoạch, từng bước phát triển hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu. Dành quỹ đt hợp lý (16% - 26%) đ phát trin kết cu hạ tng giao thông đô thị.

2. Định hướng đến năm 2030

Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý, cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông; kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải, giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các đô thị vệ tinh, với cả nước và quốc tế. Tiếp tục phát triển các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Các tuyến đường bộ cao tốc cơ bản được hoàn thành; xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt đôi Bắc - Nam; hoàn thành mạng lưới cảng hàng không, trong đó Cảng hàng không quốc tế Long Thành đảm bảo vai trò thay thế Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trở thành cảng hàng không quốc tế lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển vận tải

Tchức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu:

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - phía Bắc: Là hành lang Quốc gia, quốc tế đóng vai trò kết ni Vùng với phía Bắc. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải tải hành khách bằng đường bộ chiếm 63,2% - 65,2%, đường sắt 10,8% - 12,8%, hàng không 22,9% - 24,9%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 19,8% - 21,8%, đường sắt 5,7% - 7,7%, đường biển 71,0% - 73,0%, hàng không 0,3% - 0,5%.

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long: Là hành lang Vùng, Quc gia. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 97,9% - 98,9%, đường thủy 0,1% - 0,3%, hàng không 0,7% - 0,9%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 13,7% - 15,7%, đường thủy 84,2% - 86,2%, hàng không 0,02% - 0,03%.

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu: Là trục hành lang Vùng, quốc tế kết nối với cảng biển đầu mối quốc tế và trung tâm du lịch bin của Vùng. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 93,4% - 95,4%, đường sắt 2,0% - 3,9%, đường thủy 0,05% - 0,09%, hàng không 1,0% - 1,5%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 45,1% - 46,1%, đường st 2,4% - 3,4%, đường thy 49,5% - 50,5%.

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh - Campuchia: Là trục hành lang Quốc gia, quốc tế. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 100%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ khoảng 89,1% - 90,1%, đường thủy 8,9% - 9,9%.

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài - Campuchia: Là trục hành lang Quốc gia, quốc tế nằm trên mạng đường xuyên Á. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 100%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ khoảng 49,1% - 51,1%, đường thủy khoảng 47,9% - 48,9%.

- Hành lang Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Nguyên: Là trục hành lang Quốc gia, vùng. Đến năm 2020, thị phần đảm nhận vận tải hành khách bằng đường bộ chiếm 91,4% - 92,4%, hàng không 6,6% - 7,6%; vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm 98,2% - 99,2%, hàng không khoảng 0,6% - 0,8%.

Đến năm 2030, thị phn vận tải trên các hành lang tiếp tục được tái cơ cấu phù hợp với định hướng đã được xác định trong Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Kết nối vận tải:

- Tăng cường tính kết nối vùng và kết nối giữa các phương thức vận tải, hình thành các đầu mối kết nối vận tải tại các cảng biển Vũng Tàu (khu Cái Mép - Thị Vải), cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, các cảng cạn; trung tâm dịch vụ logistics; Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các ga đường sắt Bình Triệu, Tân Kiên, Thủ Thiêm, An Bình, Trảng Bom, ga Long Định; các bến xe khách liên tỉnh như bến xe Miền Tây mới, Ngã Tư Ga, Miền Đông 1 mới, Miền Đông 2 mới, Đa Phước, xuyên Á, Miền Đông và các bến xe liên tỉnh tại các tỉnh trong Vùng; các cảng đường thủy nội địa chính trong khu vực.

- Đẩy mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; xây dựng và phát triển các trung tâm dịch vụ logistics lớn tại các khu vực đầu mối như Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh), Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Cái Mép Hạ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và các trung tâm khác trong Vùng theo quy hoạch của địa phương.

- Khai thác hiệu quả tuyến sông pha biển từ cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh với các cảng biển Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang theo tuyến ven biển.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

a) Đường bộ

Đường bộ cao tốc:

- Cao tốc Bắc - Nam phía Đông: Đoạn trong Vùng từ Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) đến Mỹ Thuận (tỉnh Tiền Giang) chiều dài trong Vùng khoảng 257,7 km. Trong đó:

+ Đoạn Dầu Giây - Phan Thiết, dài khoảng 50 km, quy mô 4 - 6 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 4 làn xe.

+ Đoạn Thành phHồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, dài khoảng 55 km, quy mô 4 - 8 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 4 làn xe.

+ Đoạn Bến Lức - Long Thành (cao tốc liên vùng phía Nam), dài khoảng 58 km, quy mô xây dựng 4 - 8 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 4 làn xe.

+ Đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, dài khoảng 40 km, nâng cấp, mở rộng quy mô 8 làn xe vào thời điểm thích hợp.

+ Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, dài khoảng 54 km, quy mô 2 - 4 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 2 - 4 làn xe.

- Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Dài khoảng 77,6 km trong đó tuyến nhánh vào Phú Mỹ dài khoảng 7,9 km, quy mô 6 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 2 - 4 làn xe.

- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (tỉnh Bình Phước): Dài khoảng 69 km, nghiên cứu đầu tư quy mô 6 - 8 làn xe.

- Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh): Dài khoảng 55 km, quy mô 4 - 6 làn xe; giai đoạn đến 2020 đầu tư quy mô 2 - 4 làn xe.

- Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt: Từ Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) đến ranh giới tỉnh Lâm Đng, đoạn trong Vùng dài khoảng 70 km, quy mô 2 - 4 làn xe.

- Cao tốc Bắc - Nam phía Tây: Là đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 3), đoạn trong Vùng dài khoảng 261 km, nghiên cứu quy mô 4 - 6 làn xe.

Quốc lộ:

- Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 1: Đoạn trong Vùng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), dài khoảng 229,5 km. Trong đó:

+ Đoạn phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 78 km, duy trì cấp III, quy mô 4 làn xe; xây dựng đoạn tránh thị xã Long Khánh, dài khoảng 6 km, quy mô cấp II, 4 làn xe.

+ Đoạn tránh thành phố Biên Hòa, dài khoảng 12,2 km, quy mô 4 làn xe.

+ Đoạn nút giao Trạm 2 - ngã Ba Vũng Tàu, dài khoảng 7,5 km, quy mô 10 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.

+ Đoạn nút giao Trạm 2 - nút giao An Lạc (Vành đai 2), quy mô 8 làn xe, tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu.

+ Quốc lộ 1 phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn nút giao An Lạc - Vành đai 4 (Bến Lức), dài khoảng 10 km, quy mô 8 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.

+ Đoạn từ Bến Lức (Vành đai 4) đến thành phố Tân An với quy mô 8 làn xe, đường ô tô cấp I. Đồng thời dành quỹ đất rộng 10 m dự kiến xây dựng tuyến đường sắt đô thị 3a (Tân An - Thành phố Hồ Chí Minh) và bố trí đường song hành để phát triển đô thị trục Tân An - Bến Lức.

+ Đoạn phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 115,2 km hoàn thiện nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe.

+ Hoàn thành xây dựng đoạn tránh thị xã Cai Lậy, dài khoảng 12 km, quy mô 4 làn xe.

- Quốc lộ 50: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến ngã 3 giao với quốc lộ 1 tại Km88 + 600 (tỉnh Tiền Giang), dài khoảng 88,6 km:

+ Đoạn Vành đai 2 - thị trấn Cần Giuộc, dài khoảng 15 km, quy mô 6 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp II.

+ Đoạn thị trấn Cần Giuộc - ngã 3 giao với Quốc lộ 1, dài khoảng 70,6 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe.

+ Kéo dài từ thị trấn Cần Giuộc đến ngã tư Chợ Trạm (giao Đường tỉnh 830) Huyện lộ 19 đường xuống cảng Long An, dài khoảng 3 km quy mô đường cấp II, 6 làn xe.

- Quốc lộ 51: Từ Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đến Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), dài khoảng 73,6 km, duy trì tiêu chun đường cp I, quy mô 8 làn xe.

- Quốc lộ 55: Từ thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến Bo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), đoạn trong Vùng dài khoảng 48,5 km, duy trì toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe.

- Quốc lộ 56: Từ Tân Phong (tỉnh Đồng Nai) đến nút giao Quốc lộ 51 (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), dài khoảng 51 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe.

- Quốc lộ 22: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), dài khoảng 58,2 km, duy ttiêu chuẩn đường cấp II đến cấp I, quy mô tối thiểu 4 - 6 làn xe; đoạn nút giao An Sương - Củ Chi (vành đai 4), chiều dài khoảng 31 km, quy mô 10 - 12 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.

- Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu đến Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), dài khoảng 84km, hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường từ cấp III đến cấp II, quy mô tối thiu 2 - 4 làn xe.

- Quốc lộ 13: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước), dài khoảng 143 km. Trong đó:

+ Đoạn ngã tư Bình Phước (Vành đai 2) - Thủ Dầu Một, dài khoảng 13,5 km, quy mô 8 làn xe, tiêu chuẩn đường ô tô cấp I.

+ Hoàn thiện nâng cấp đoạn từ Chơn Thành đến cửa khẩu Hoa Lư đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô tối thiểu 4 làn xe.

- Quốc lộ 20: Đoạn trong Vùng từ quốc lộ 1 (ngã ba Dầu Giây tỉnh Đồng Nai) đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 76 km, cơ bản duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe.

- Quốc lộ 1K: Từ ngã ba Vườn Mít đến vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 9 km, xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị, quy mô 8 làn xe.

- Quốc lộ 30: Đoạn trong Vùng từ An Hữu (tỉnh Tiền Giang) đến ranh giới tỉnh Đồng Tháp, dài khoảng 9 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe.

- Quốc lộ 60: Trong khu vực thành phMỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), dài khoảng 3,38 km, hoàn thành nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II.

- Quốc lộ 62: Từ thành phố Tân An (tỉnh Long An) đến Cửa khẩu Mộc Hóa (tỉnh Long An), dài khoảng 77 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; riêng đoạn qua thị xã Kiến Tường theo quy hoạch đô thị và đoạn cửa khẩu Bình Hiệp theo quy hoạch không gian khu kinh tế cửa khẩu.

- Đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 và tuyến N2): Đoạn trong Vùng dài khoảng 280 km, thực hiện theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.

- Đường hành lang biên giới (quốc lộ 14C kéo dài và tuyến N1): Hoàn thiện xây dựng và nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô tối thiểu 2 làn xe, trong đó tuyến quốc lộ 14C kéo dài nằm trong Vùng khoảng 332 km qua ba tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và Long An; tuyến bắt đầu từ Bù Gia Mập (ranh giới tỉnh Đắk Nông) - Ngã 3 Lộc Tấn - Lộc Thịnh - Minh Đức - Kà Tum - Tân Thanh - Thành Long - giao tuyến N1 (Đông Thành - tỉnh Long An) và tuyến N1, dài khoảng 105 km từ Đông Thành (tỉnh Long An) đến địa giới tỉnh Đồng Tháp; trong đó, đoạn thuộc địa phận tỉnh Bình Phước, dài khoảng 43km, điểm đầu ranh giữa Đắk Nông và tỉnh Bình Phước (Km 185+345 ĐT.741), điểm cuối Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước (Km 142+345 ĐT.741), nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.

Đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh:

- Đường Vành đai 3 với chiều dài khoảng 89 km, quy mô 6 - 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, có cập nhật điều chỉnh quy mô mặt cắt ngang đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn là 32 m, kết hợp xây dựng cao tốc vành đai 3 trên cao; hoàn thành trước năm 2020.

- Đường Vành đai 4 với chiều dài khoảng 198 km, quy mô 6 - 8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành trước năm 2020 đoạn Bến Lức - Long An đến cuối tuyến trục Bắc - Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Trảng Bom, tnh Đồng Nai.

Các trục đường chức năng:

- Tuyến đường bộ ven biển: Đoạn trong Vùng dài khoảng 197 km, từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh - tỉnh Tiền Giang trên cơ sở sử dụng hệ thống đường bộ hiện có; tuyến không liên thông do có các cửa sông lớn nên bị ngắt quãng tại địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang gồm: Đoạn tuyến qua tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu dài khoảng 140,5 km từ Bình Châu đến đường cao tc liên vùng phía Nam (dựa trên tuyến quc lộ 51, các tuyến đô thị, đường tỉnh 965, đường liên cảng... ), tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV và đường đô thị; đoạn tuyến qua Thành phố Hồ Chí Minh, dài khoảng 12,5 km từ Hưng Thạnh đến Đồng Hòa (đường duyên hải) đạt tiêu chuẩn đường đô thị; đoạn tuyến qua tỉnh Tiền Giang, đoạn 1 dài khoảng 35 km từ Mỹ Xuân (quốc lộ 50) đến Nghĩa Chí tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV (xây dựng mới dựa trên một số tuyến đường huyện và liên xã), đoạn 2 dài khoảng 9 km mở mới từ bến đò Bà Lắm đến bến đò Bà Từ tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Xây dựng các đường liên cảng tăng cường kết nối giữa cảng biển với hệ thống quốc lộ; gồm: Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, từ cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến cảng Phước An (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), dài khoảng 21,3 km, duy trì quy mô 6 làn xe; nâng cấp, cải tạo tuyến đường 991Đ, Phước Hòa - Cái Mép, Long Sơn - Cái Mép đạt quy mô tối thiểu 6 làn xe.

- Đường liên cảng Đồng Nai: Từ Khu công nghiệp Ông Kèo (tại Rạch Chà Là Lớn) đến cảng tổng hp Việt Thuận Thành (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), dài khoảng 15,2 km, tối thiểu đạt quy mô xây dựng 4 - 6 làn xe.

- Đường Gò Găng - Long Sơn: Từ đảo Gò Găng sang đảo Long Sơn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), dài khoảng 4,962 km, quy mô 4 làn xe và cầu Chà Và dài khoảng 1.152 m.

Các tuyến đường tỉnh kết nối vùng:

- Đường tỉnh ĐT.741 kết nối tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, dài khoảng 185,34 km; duy trì tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III, II, 4 làn xe.

- Xây dựng mới tuyến đường Đồng Phú - Bình Dương kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Bình Dương, đạt tối thiểu quy mô 4 - 6 làn xe.

Trên tất cả các quốc lộ qua đô thị, từng bước mở rộng các đoạn qua khu đô thị, khu đông dân cư phù hợp với quy hoạch được duyệt; xây dựng các đoạn tuyến tránh tại các đô thị cần thiết; xem xét nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên thành quốc lộ phù hợp với nhu cầu thực tế và các tiêu chí của quốc lộ được quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

b) Đường sắt

- Đường sắt Bắc - Nam hiện có: Đoạn trong Vùng dài khoảng 110 km. Từng bước nâng cấp để khai thác có hiệu quvới tốc độ dự kiến 80 - 90 km/h với tàu khách và 50 - 60 km/h với tàu hàng. Nghiên cứu nâng cao độ tĩnh không một số cầu đường st có tĩnh không thông thuyn thấp đđảm bảo an toàn giao thông đường sắt và đường thủy nội địa.

- Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng (Sài Gòn), trong đó xây dựng mới tuyến tránh thành phố Biên Hòa về phía Nam và xây dựng đoạn Bình Triệu - Hòa Hưng thành đường st trên cao, chiều dài khoảng 41 km. Đoạn từ ga Trảng Bom đến ga Dĩ An đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm; đoạn từ ga Dĩ An đến ga Sài Gòn, đoạn đi theo hướng tuyến của đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đường sắt đôi, khổ 1.435 mm.

- Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối đường sắt với cảng bin Vũng Tàu, trung chuyển hàng với đường sắt Bắc - Nam tại ga Trảng Bom mới, kết nối với đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng tại ga Biên Hòa mới, chiều dài toàn tuyến khoảng 107 km, trong đó đoạn tuyến từ ga Trảng Bom đến ga Tiền Cảng - Thị Vải, dài khoảng 54,65 km, đường sắt đôi, điện khí hóa, kh1.435 mm. Tại ga Tiền Thị Vải có 2 nhánh nối ray vào cụm cảng Cái Mép và cụm cảng Thị Vải; đoạn ga Tiền Thị Vải đến ga Vũng Tàu, đường sắt đơn, điện khí hóa, khổ 1.435 mm.

- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ (định hướng kéo dài đến Cà Mau), kết nối với đường sắt Bắc - Nam tại ga An Bình, dài khoảng 174 km.

- Xây dựng mới tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh và kết nối Campuchia để nối kết các nước trong khu vực ASEAN dài khoảng 128,5 km, trong đó đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm; đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường sắt đơn, điện khí hóa, khổ 1.435 mm.

- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh (định hướng kéo dài lên cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối với đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp, chiều dài toàn tuyến khoảng 139 km.

- Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cng hàng không quốc tế Long Thành với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm, dài khoảng 37 km, đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ 1.435 mm.

- Nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường đôi khổ 1.435 mm, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước đoạn tuyến có nhu cu vận tải lớn như Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, dài khoảng 366 km, đoạn trong Vùng dài khoảng 74 km.

- Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi chuyên dụng khổ 1.435 mm, dài khoảng 38 km kết nối từ đường sắt Quốc gia tới cảng Hiệp Phước và ga cảng Long An. Điểm đầu từ ga Long Định của tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ, tuyến đi đến ga Tiền cảng Hiệp Phước, từ đây tuyến rẽ 2 nhánh đi vào cảng Hiệp Phước và khu cảng Đông Nam Á thuộc tỉnh Long An.

- Hình thành mạng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển các tuyến đường sắt vận chuyển khách nội - ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng 08 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của Thành phố, kết nối với các đô thị vệ tinh trong Vùng (Thủ Du Một, Biên Hòa, Tân An...), chủ yếu đi ngầm trong nội đô. Các tuyến chính kết nối giữa các đô thị vệ tinh trong Vùng mà đô thị trung tâm là Thành phHồ Chí Minh như: Nghiên cứu kéo dài tuyến số 1 đến Biên Hòa và Bình Dương, tuyến s3a đến thành phố Tân An, tuyến số 3b để kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 của tỉnh Bình Dương, tuyến số 4 kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 5 (Vĩnh Phú - Uyên Hưng).

- Ga khách: Ga khách kỹ thuật phía Bắc (ga Bình Triệu với diện tích khoảng 41 ha), ga khách trung tâm (ga Sài Gòn với diện tích khoảng 6,14 ha) và ga trung chuyển hành khách phía Tây (ga Tân Kiên với diện tích khoảng 75 ha bao gồm cả diện tích ga hàng hóa và cảng cạn Tân Kiên). Xây dựng mới ga Thủ Thiêm cho tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, diện tích ga Thủ Thiêm khoảng 17,2 ha; các trạm khách cho tàu ngoại ô trên đoạn đường sắt trên cao Bình Triệu - Hòa Hưng, cũng như trên các đoạn Tân Kiên - Mỹ Tho, Bình Triệu - Biên Hòa, Dĩ An - Chánh Lưu (thuộc tuyến Dĩ An - Lộc Ninh), Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng (thuộc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh). Xây dựng mới các ga trên tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cn Thơ đoạn từ An Bình - Tân Kiên theo vành đai bao gồm các ga: Vĩnh Phú (diện tích khoảng 4,7 ha), Thạnh Xuân (diện tích khoảng 3,2 ha), Tân Chánh Hiệp (diện tích khoảng 1,74 ha), Vĩnh Lộc (diện tích khoảng 5,8 ha). Tổng diện tích các ga khoảng 154,8 ha.

- Ga hàng: Ga lập tàu và bãi hàng An Bình (diện tích khoảng 71 ha), ga hàng hóa Trảng Bom trung chuyển giữa đường sắt khổ 1.000 mm và đường sắt kh1.435 mm (diện tích khoảng 27,2 ha), ga hàng hóa Phước Tân - ga nối ray vào cảng cạn Long Bình (diện tích khoảng 8,4 ha), ga Tiền cảng Thị Vải - ga đưa và rút container vào cụm cảng Thị Vải, Cái Mép (diện tích khoảng 16,7 ha); ga tổng hợp hàng hóa và cảng cạn Tân Kiên; ga hàng hóa Long Định - là ga nối ray xuống cảng Hiệp Phước và phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các cụm công nghiệp Bến Lức, Long An (diện tích khoảng 15 ha). Tổng diện tích các ga khoảng 138,2 ha.

c) Đường biển

Cảng biển:

- Cảng Vũng Tàu: Cảng tổng hp Quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế (loại 1A), gồm các khu chức năng:

+ Khu bến Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình: Là khu bến chính của cảng Vũng Tàu, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu, kết hp làm hàng trung chuyển container quốc tế. Tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT, tàu chở container 8.000 TEU hoặc lớn hơn, có cơ shạ tầng, công nghệ bốc xếp, quản lý khai thác và dịch vụ hậu cảng đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Giai đoạn đầu tập trung đầu tư hoàn thiện, khai thác hiệu quả các bến khu vực Cái Mép.

+ Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân trên sông Thị Vải: Chức năng chính là làm hàng tổng hợp container; có một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp - dịch vụ quy mô lớn nằm ven sông. Tiếp nhận được tàu trọng tải 60.000 - 80.000 DWT, tàu container đến 6.000 TEU.

+ Khu bến Long Sơn: Là bến chuyên dùng của liên hp lọc hóa dầu với bến phao nhập dầu thô cho tàu 300.000 DWT và các bến cho tàu 30.000 - 80.000 DWT xuất nhập sản phẩm dầu, hóa dầu. Vùng bờ phía Đông Nam Long Sơn bố trí bến chuyên dùng phục vụ đóng sửa tàu, giàn khoan biển và dự phòng phát trin.

+ Khu bến Sông Dinh: Gồm các bến chuyên dùng phục vụ khai thác dầu khí, đóng sửa giàn khoan biển, bến tổng hợp địa phương và chuyên dùng của các cơ sở công nghiệp dịch vụ, quốc phòng, an ninh, cứu nạn cứu hộ nằm ven sông.

+ Các bến vệ tinh khác: Bến tổng hợp địa phương Côn Đảo (Bến Đầm) - đầu mối giao lưu hàng, khách với đất liền. Tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 DWT tàu chở hàng và 50.000 GT tàu chở khách.

+ Bến khách du lịch tại khu vực Sao Mai - Bến Đình: Tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 100.000 GT (đảm nhận vai trò đầu mối tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế cỡ lớn cho toàn Vùng).

- Cảng Thành phố Hồ Chí Minh: Cảng tng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Gồm các khu chức năng:

+ Khu bến Hiệp Phước (trên sông Soài Rạp): Là khu bến chính của cảng, phát triển thay thế các bến hiện có trên sông Sài Gòn hiện nay và là đu mối tiếp chuyển hàng xuất nhập khẩu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT và tàu container sức chở 4.000 TEU; một số bến chuyên dùng của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông, tiếp nhận được tàu trọng tải 20.000 - 30.000 DWT. Xây dựng trung tâm tiếp nhận, phân phối hàng hóa và dịch vụ hậu cn cảng liền kphía sau khu phát triển mới để hình thành đầu mối logistics chung cho cảng.

+ Khu bến Cát Lái (trên sông Đồng Nai): Là khu bến container chính của cảng trong giai đoạn trước mắt. Quy mô tiếp nhận tàu 20.000 - 30.000 DWT hoặc lớn hơn (giảm tải), phù hợp với điều kiện hành hải theo lung Lòng Tàu.

+ Khu bến trên sông Sài Gòn, Nhà Bè: Các bến trên sông Sài Gòn sẽ di dời, chuyển đổi công năng theo Quyết định 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, tận dụng một phn cu bến tại Khánh Hội làm bến khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Các bến trên sông Nhà Bè cải tạo nâng cấp không mở rộng cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT vận hành qua luồng Lòng Tàu. Xây dựng mới bến tàu khách với ga khách đồng bộ hiện đại, tiếp nhận được tàu du lịch quốc tế đến 50.000 GT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ).

+ Khu bến Cần Giuộc - Long An (trên sông Soài Rạp): Gồm các bến tổng hợp và chuyên dùng cho tàu 20.000 - 50.000 DWT và 70.000 DWT giảm tải qua cửa Soài Rạp, chức năng chung là khu bến vệ tinh của cảng đầu mối khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cảng Đồng Nai: Cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Gồm các khu bến chức năng:

+ Khu bến Phước An, Gò Dầu (trên sông ThVải): Là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tng hợp, container cho tàu 60.000 DWT (Phước An) và 30.000 DWT (Gò Dầu), có một số bến chuyên dùng của cơ sở công nghiệp ven sông.

+ Khu bến Phú Hữu, Nhơn Trạch (trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu): Là khu bến chuyên dùng, có một số bến tổng hợp cho tàu 10.000 - 30.000 DWT. Chức năng chính là khu bến địa phương, phục vụ trực tiếp cho khu công nghiệp, đô thị của Đồng Nai. Lộ trình xây dựng phát triển phải đồng bộ với quy mô và khả năng đáp ứng của mạng giao thông sau cảng.

Luồng hàng hải:

- Luồng Vũng Tàu - Cái Mép - Thị Vải đến Gò Dầu: Giai đoạn trước mắt tập trung giải quyết các đoạn cạn, hẹp, cong gấp cục bộ tương ứng với chuẩn tắc kỹ thuật hiện nay. Việc cải tạo nâng cấp toàn tuyến sẽ thực hiện theo từng giai đoạn.

- Luồng vào cảng Thành phố Hồ Chí Minh theo sông Soài Rạp: Thực hiện cải tạo nâng cao độ giai đoạn 3 (đến cao độ -12 m).

- Cải tạo, nâng cấp luồng sông Đồng Tranh để kết nối vận tải hàng hóa từ Thành phHồ Chí Minh ra Cái Mép - Thị Vải.

- Luồng sông Lòng Tàu qua Vịnh Gành Rái: Cải tạo một số đoạn cong gấp, duy trì độ sâu luồng Lòng Tàu cho tàu trọng tải 30.000 DWT ra vào.

- Luồng Sông Dinh: Hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu, báo hiệu hàng hải theo hướng hiện đại đảm bảo an toàn chạy tàu.

- Luồng Sông Tiền qua cửa Tiểu và cửa Hàm Luông: Nạo vét thường xuyên kết hp với công trình chỉnh trị và dịch chuyển phao dẫn luồng cho tàu trọng tải 5.000 DWT ra vào khi triều cao.

d) Đường thủy nội địa

- Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênh Sa Đéc - Lấp Vò), chiều dài toàn tuyến 320 km, trong đó đoạn trong Vùng dài khoảng 122 km, đạt cấp III.

- Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua Kênh Tháp Mười), chiều dài toàn tuyến 288 km, trong đó đoạn trong Vùng dài khoảng 76 km. Nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp III.

- Tuyến Sài Gòn - Cà Mau (qua kênh Xà No), chiều dài toàn tuyến 336 km, đoạn nằm trong Vùng dài khoảng 102 km, đạt cấp III.

- Tuyến Sài Gòn - Bến Kéo (tỉnh Tây Ninh), dài khoảng 142,9 km, quy hoạch nâng cấp chung toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III.

- Tuyến Sài Gòn - Bến Súc, dài khoảng 90 km, đảm bảo tuyến đạt cấp III.

- Tuyến cảng Sài Gòn - Mộc Hóa (tỉnh Long An), dài khoảng 143,4 km, giữ cấp hiện tại, đảm bảo cấp III.

- Nạo vét, nâng cấp kênh Trà Cú nối kênh Dương Văn Dương (Từ sông Vàm Cỏ Tây qua sông Vàm Cỏ Đông (tỉnh Long An) tiêu chuẩn kênh cấp IV theo quyết định 638/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tuyến cảng Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai), dài khoảng 90 km. Tiếp tục phá đá ngầm và thanh thải chướng ngại vật trên luồng, thay thế các cầu đường bộ có tĩnh không chưa tương ứng với cấp sông quy hoạch; đạt cấp III.

- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa (tnh Đồng Nai), dài khoảng 53 km, tiêu chuẩn cấp I cho sông Đồng Nai và cấp II cho sông Sài Gòn.

- Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương (Thủ Dầu Một), dài khoảng 85,7 km tính từ cầu Sài Gòn, tiêu chuẩn cấp III.

- Tuyến sông Sài Gòn - sông Chợ Đệm Bến Lức, dài khoảng 13,4 km, tiêu chuẩn cấp III.

- Kênh Chợ Gạo, dài khoảng 28,5 km từ sông Vàm Cỏ (tỉnh Đồng Nai) đến sông Tiền (tỉnh Tiền Giang). Hoàn thành nâng cấp, cải tạo, nạo vét lòng sông cấp II.

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến sông khác: Mộc Hóa - Hà Tiên đạt cấp III; kênh Phước Xuyên - kênh 28 đạt cấp III.

- Hình thành tuyến vận tải ven biển: Sài Gòn - Cà Mau, cấp III, chiều dài toàn tuyến khoảng 367 km và Vũng Tàu - Thị Vải - Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ, toàn tuyến dài khoảng 242,5 km, cấp đặc biệt và cấp II.

Cảng thủy nội địa:

- Nâng cấp 03 cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: Cảng Phú Định, cảng Nhơn Đức và cảng Long Bình, tiếp nhận tàu đến 5.000 DWT, công suất đến năm 2020 là 2 triệu tấn/năm.

- Xây mới cảng Tân An: Tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT, công suất 0,5 triệu tn/năm và đến năm 2030 là 1 triệu tấn/năm.

- Nâng cấp cảng Bến Súc (tỉnh Bình Dương), Bến Kéo (tỉnh Tây Ninh): Tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT, công suất 1 triệu tn/năm và đến năm 2030 là 1.5 triệu tấn/năm.

- Xây dựng cảng Thạnh Phước (trên sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương): Tiếp nhận tàu đến 2.000 DWT, công suất 0,5 triệu tấn/năm và đến năm 2030 là 1 triệu tấn/năm.

- Xây mới Cảng Cây Khế (Bà Rịa - Vũng Tàu): Đến năm 2030, tiếp nhận tàu đến 2.000 DWT và công suất 1 triệu tấn/năm.

- Xây mới các cảng tại tỉnh Tây Ninh: Cảng Bourbon An Hòa, cảng Thanh Phước; tiếp nhận tàu đến 2.000 DWT, công suất đến năm 2030 là 3 triệu tấn/năm. Cảng Đại An Sài Gòn sản lượng hàng hóa thông qua cảng hàng năm là 0,3 triệu tấn/năm, phương tiện thủy lớn nhất có thể cập cảng là 1.000 tân; Cảng Fico Thanh Phước sản lượng hàng hóa thông qua cảng hàng năm là 1,5 triệu tấn/năm, phương tiện thủy lớn nhất có thể cập cảng là 1.000 tấn.

- Xây mới các cảng tại tỉnh Long An: Cảng BMT, cảng Kim Tín, cảng Thiên Lộc Thành, cảng Cần Giuộc, cảng Tân An; tiếp nhận tàu từ 1.000 - 3.000 DWT, công suất từ 0,3 - 0,7 triệu tấn/năm; đến năm 2030 tiếp nhận tàu từ 2.000 - 5.000 DWT, công suất từ 0,8 - 1,3 triệu tấn/năm.

- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp các cảng, bến thủy nội địa địa phương hiện có cho các cỡ tàu 500 - 1.000 DWT, xây dựng, nâng cấp một số cảng khách cho tàu 100 - 250 ghế.

đ) Hàng không

- Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: Đến năm 2020 là cảng hàng không quốc tế có vai trò trung tâm (cả quốc tế và quốc nội) của khu vực phía Nam; là cảng hàng không dùng chung dân dụng và quân sự. Quy mô đạt cấp sân bay 4E theo phân cấp ICAO, đáp ứng khai thác B747 và tương đương, khu bay Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đã được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch, trong thời gian tới sẽ mở rộng nhà ga hành khách quốc tế, nội địa đáp ứng công suất 25 - 26 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

- Cảng hàng không Côn Sơn: Là cảng hàng không phục vụ bay nội vùng. Cảng hàng không dùng chung dân dụng và quân sự. Quy mô đạt cấp sân bay 3C theo phân cấp ICAO và sân bay quân sự cấp II, đáp ứng khai thác loại tàu bay ATR72 và tương đương, đạt công suất 500.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

- Cảng hàng không Vũng Tàu: Là cảng hàng không nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng. Quy mô cảng đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II. Công suất cảng 100.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hóa/năm, chủ yếu khai thác loại máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng loại nhỏ phục vụ chuyến bay ngắn (Côn Đảo, các giàn khoan...) với mục đích khai thác du lịch, dầu khí; do Bộ Quốc phòng quản lý và khai thác.

- Nghiên cứu xây dựng Cảng hàng không Vũng Tàu tại thị trấn Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Là cảng hàng không lớn nhất cả nước và là một trong những trung tâm trung chuyển hành khách quốc tế của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy mô giai đoạn 1 xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp sân bay 4F theo phân cấp ICAO, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, đáp ứng khai thác loại tàu bay A380 và tương đương.

e) Cảng cạn

- Khu vực Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng cảng cạn Trảng Bom với công suất thông qua khoảng 6 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hóa chủ yếu qua cảng Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khu vực Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Hình thành cảng cạn Tân Kiên với công suất thông qua khoảng 1,7 triệu TEU/năm, phục vụ hàng hóa chủ yếu qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và cảng Tiền Giang.

- Xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch của địa phương (cảng cạn Bình Dương tại khu công nghiệp Chơn Thành, cảng cạn Tân Cảng Long Bình, cảng cạn Bình Phước tại Chơn Thành, cảng cạn Đức Hòa, cảng cạn Bến Lức...). Từng bước hình thành và phát triển hệ thống các cảng cạn tại các đầu mối nhằm thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

g) Giao thông đô thị và giao thông địa phương

Phát triển giao thông đô thị và địa phương theo quy hoạch được duyệt.

3. Các công trình ưu tiên đầu tư

Ưu tiên đầu tư các công trình nhằm tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông là động lực phát triển cho Vùng (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

4. Dự kiến quỹ đất

Dự kiến quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Quốc gia vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Đường bộ (cao tốc, quốc lộ, đường vành đai), đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, các nhà ga bến, bãi... (không tính đến đường tỉnh, đường huyện, giao thông đô thị và giao thông địa phương) đến 2020 khoảng 39.710 ha (chiếm 1,3% diện tích Vùng). Trong đó diện tích cần bổ sung là 31.107 ha (diện tích chiếm dụng đất lúa khoảng 1.936 ha, chiếm 6,2% tổng diện tích cần bổ sung).

IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Giải pháp, chính sách phát trin vận tải

- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hóa các phương tiện vận tải đường bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; thiết lập trung tâm điều hành vận tải ở các thành phố lớn đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và trên đường cao tốc nhằm quản lý điều tiết giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra ti trọng xe.

- Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải khối lượng lớn như đường sắt Quốc gia, đưng sắt đô thị, đường thủy nội địa, đường biển nhằm giảm áp lực cho đường bộ.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ hàng hải. Đi mới công nghệ xếp dỡ tại các đu mi vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao cht lượng dịch vụ logistics.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng không trên cơ sở tăng tần suất chuyến bay và bố trí giờ bay thích hợp; kết nối giữa các chuyến bay trung chuyển một cách hợp lý, nhanh chóng và tiện lợi.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Thực hiện thẩm định an toàn giao thông.

2. Các giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải.

- Xây dựng nâng cấp các công trình giao thông phải tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch vùng, tránh cục bộ địa phương gây lãng phí đầu tư.

- Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ phù hợp với tiêu chuẩn đường bộ ASEAN đđảm bảo sự kết nối và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường phối hp giữa Trung ương và địa phương, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ.

- Ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến và vật liệu mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo trì đường bộ.

3. Các giải pháp, chính sách về nguồn vốn

- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh đu tư dàn trải; ưu tiên đầu tư phát triển những công trình có tính đột phá tạo liên kết vùng.

- Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải dưới nhiều hình thức: Đối tác công tư (PPP); phát hành trái phiếu; xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)...

- Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế với các hình thức đa dạng.

- Sửa đổi bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng, đảm bảo lợi ích thỏa đáng của nhà đu tư.

4. Giải pháp, chính sách về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Phát triển giao thông vận tải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, tích hợp, lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khi lập quy hoạch, dự án.

- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải. Thẩm định về môi trường từ khâu lập chiến lược, quy hoạch và dự án... Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng công trình và các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp vi các yêu cầu về bảo vệ môi trường; sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong việc thi công các công trình giao thông; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và năng lượng sạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp vi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tchức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện, tiến hành xem xét, đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đáp ứng yêu cầu thực tế.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng, đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các địa phương khác trong quá trình thực hiện quy hoạch, đảm bảo quy hoạch được triển khai đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, liên kết nhằm nâng cao năng lực toàn mạng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tư
ng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- V
ăn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hộ
i;
- V
ăn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối c
ao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN
, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b). pvc

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Thủ tưng Chính phủ)

TT

Tên công trình/dự án

Quy mô

A

ĐƯỜNG BỘ

 

I

Đường cao tốc

 

1

Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

4 làn xe

2

Bến Lức - Long Thành

4 làn xe

3

Trung Lương - Mỹ Thuận

2 - 4 làn xe

4

Dầu Giây - Phan Thiết

4 làn xe

5

Biên Hòa - Vũng Tàu

2 - 4 làn xe

II

Đường quốc lộ

 

1

Quốc lộ 22B

Cấp III - Cấp II, 2 - 4 làn xe

2

Đường N1

Cấp IV, 2 làn xe

3

Quốc lộ 14C kéo dài

Cấp IV, 2 làn xe

4

Quốc lộ 50

Cấp III, 2 làn xe

III

Đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh

 

1

Vành đai III - Thành phố Hồ Chí Minh

6 - 8 làn xe

2

Vành đai IV - Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn Phú Mỹ - Trảng Bom và đoạn Bến Lức - điểm cuối trục Bắc - Nam Thành phố Hồ Chí Minh)

6 - 8 làn xe

IV

Đường khác

 

1

Đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép; đường 991B; Phước Hòa - Cái Mép; Long Sơn - Cái Mép

6 làn xe

2

Đường liên cảng Đồng Nai

4 - 6 làn xe

B

ĐƯỜNG SẮT

 

1

Cải tạo đường sắt đầu mối hiện có

Đưa vào cấp kỹ thuật

2

Đường sắt nội đô Thành phố Hồ Chí Minh (1, 2, 3a, 3b, 5)

LRT

3

Dĩ An - Lộc Ninh: Đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường đôi, Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.

Khổ 1.435mm

4

Biên Hòa - Vũng Tàu

Đường đôi, khổ 1.435mm

C

ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

 

I

Luồng tuyến tàu sông

 

1

Kênh Chợ Gạo

Cấp II

II

Cảng thủy nội địa

 

1

Cảng hàng hóa cấp tỉnh

 

2

Cảng hành khách cấp tỉnh

 

3

Cảng bến cấp huyện

 

D

ĐƯỜNG BIN

 

1

Các bến khách tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

100.000 GT

2

Luồng hàng hải

 

3

Lung Soài Rạp

Đến 30.000 DWT

4

Luồng Cái Mép - Thị Vải

Khắc phục các đoạn cạn, hẹp, cong gấp cục bộ

5

Luồng liên kết cảng Thành phố Hồ Chí Minh với khu cảng Cái Mép - Thị Vải qua sông Đồng Tranh

 

Đ

HÀNG KHÔNG

 

1

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

25 triệu khách/năm

2

Nghiên cứu, đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

 

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 2055/QD-TTg

Hanoi, November 23, 2015

 

DECISION

GRANTING APPROVAL FOR TRANSPORTATION PLANNING IN KEY ECONOMIC REGIONS IN SOUTHERN VIETNAM TO 2020 AND A VISION TO 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 355/QD-TTg dated February 25, 2013 granting approval for revised strategy for transport development in Vietnam to 2020 and a vision to 2030;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 318/QD-TTg dated February 25, 2013 granting approval for strategy for transport service development in Vietnam to 2020 and a vision to 2030;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1210/QD-TTg dated July 24, 2014 granting approval for transport sector re-structuring project for the cause of industrialization and modernization, and sustainable development to 2020;

At the request of the Ministry of Transport,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Grant approval for the adjusted transporation planning in key economic regions in Southern Vietnam to 2020 and a vision to 2030 as follows:

I. POINT OF VIEWS

1. Develop transportation planning in key economic regions in Southern Vietnam aligned with socio-economic development orientation, national and regional transportation planning, sectoral planning and planning of relevant localities; develop transportation system in an appropriate and sustainable way to ensure socio-economic development and national defense and security.

2. Develop transportation by taking full advantage of the Region as a central area, a strategic gateway open to seaways and airways across the country; strengthen traffic infrastructure and transport mode connectivity and form a transport network open to Ho Chi Minh City as the Region’s center, connected with the entire country and other countries.

3. Develop transportation with high quality and reasonable price, multimodal transport and logistics services; strengthen application of information technology in transport management; use vehicles in an energy-saving and effective way; develop public passenger transportation in urban areas, especially Ho Chi Minh City.

4. Focus efforts on handling of “bottle-necks” and make full exploitation of existing infrastructure; place importance on maintenance; concentrate synchronous investment in construction works that hold a vital for economic development; place importance on traffic development in localities to meet demands for new rural development.

5. Step up private sector involvement in transport infrastructure development. Mobilize domestic and overseas resources to the maximum, encourage all economic sectors to invest in transport development in various forms.

6. Set aside an appropriate portion of the land fund for development of traffic infrastructure; maintain traffic safety corridors and minimize accidents; take the initiatives in coping with climate change and sea rising.

II. TARGETS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Transport

Meet demands for high-quality, affordable, safe and convenient transport services; gradually develop large payload public transport, step up application of advanced transport technology and multimodal transport to enhance quality and reduce logistics service cost; minimize traffic accidents and adverse impacts of transportation on the environment.

Particular targets:

- Passenger transport is expected to reach around 1,800 – 1,900 million arrivals of passengers per annum with an average growth rate from 10% to 11% per annum in which the number of air passengers accounts for 25-26 million; the market share of public passenger transport accounts for 20% - 25% in Ho Chi Minh City and 5% - 10% in other cities in the Region.

- Volume of cargo is expected to reach around 650 - 700 million tonnes per annum with average growth rate 10% - 911% per annum in which the volume of cargo going through seaports accounts for 240 – 250 million tonnes (containers: 10 – 11 million TEUs) per annum.

b) Traffic infrastructure

- Complete upgrading and expansion of sections, routes that belong to the National Road 1 to four lanes; Construct expressway sections that belong to the North—South Expressway, expressways linking Ho Chi Minh City with important gateways, transport hubs and ring roads within the area of Ho Chi Minh City; Open the Southwest border road; Elevate the existing national road system to technical class; Ensure right-of-way lines and road standards under the planning; Elevate the existing provincial road system to technical class and construct a number of necessary inter-provincial roads; Keep developing rural traffic to meet requirements of the National Program for New Rural Development with 80% of rural roads are sealed.

- Upgrade the North – South Railway line and existing traffic centers of Ho Chi Minh City to enhance efficiency in railway operations; Develop railways in urban and suburban areas of Ho Chi Minh City; Gradually construct a railway system to connect with seaports, major economic zones and transport hubs of Ho Chi Minh City; Study construction of Di An - Loc Linh Railway to connect with the Trans-Asian Railway; Study plans for construction of the North – South express double-track railway route (standard gauge 1,435 mm) of which the construction of the Ho Chi Minh City - Nha Trang section is the first priority; Study construction of a railway line (gauge 1,435 mm) linking Ho Chi Minh City with Vung Tau and Can Tho cities.

- Focus efforts on effective exploitation of existing seaports and wharves; Gradually upgrade and expand the seaport system to be capable of handling the volume of cargo passing through over periods with priority given on modernization of Cai Mep – Thi Vai International Gateway Port; Complete relocation of the ports on Saigon River; Construct a passenger terminal for international cruise ships; Develop ports around islands to meet requirements for development and ensure national defense and security; Study renovation and upgrading of navigation channels to ensure favorable entry and exit of ships.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Focus efforts on upgrading and modernizing existing airports synchronously and make adjustments to the planning for civil aviation area – Tan Son Nhat Airport to meet demands for transport of passengers and cargo over periods; Encourage investment in the form of public-private partnerships to step up construction progress of Long Thanh International Airport; Study construction of a Vung Tau airport in Go Gang Town, Ba Ria – Vung Tau Province.

- Step up progress of key construction works to ease traffic congestion and ensure urban development; In Ho Chi Minh City, place great importance on development of traffic infrastructure to serve large payload passenger transport, construction of ring roads, overpasses and static traffic systems according to the planning; In other cities and district-level towns, complete the planning and gradually develop traffic infrastructure to serve public passenger transport; Set aside an appropriate portion of the land fund (16% - 26%) to develop urban traffic infrastructure.

2. A vision to 2030

Meet demands of the society for high quality, international-standard, affordable, competitive, quick and safe transport services.

Basically complete modernization of the traffic infrastructure network; Set up connectivity in transport modes between Ho Chi Minh City and satellite urban areas, the country as a whole and other countries; Keep developing other infrastructure works according to the planning; Basically complete expressway routes; Construct a number of sections on the North – South double-track railway route; Complete a network of airports of which the Long Thanh International Airport is expected to function as an alternative to the Tan Son Nhat International Airport, become the country's largest international airport and a passenger transport hub of international standard in the region; Continue to develop a network of urban railways in Ho Chi Minh City.

III. DEVELOPMENT PLANNING

1. Transport development

Organize transport on a number of key corridors in an appropriate way:

- Ho Chi Minh City – Northward Corridor: It is a national, international corridor that functions as a bridge between the Region and the North. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 63.2% - 65.2%, railway passenger transport 10.8% - 12.8%, air passenger transport 22.9% - 24.9%, road freight transport 19.8% - 21.8%, railway freight transport 5.7% - 7.7%, sea freight transport 71.0% - 73.0% and air freight transport 0.3% - 0.5%.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ho Chi Minh City – Ba Ria-Vung Tau Corridor: It is a regional, international corridor which connects with international hub ports and maritime tourism centers in the Region. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 93.4% - 95.4%, railway passenger transport 2.0% - 3.9%, waterway passenger transport 0.05% - 0.09%, air passenger transport 1.0% - 1.5%; road freight transport 45.1% - 46.1%, railway freight transport 2.4% - 3.4% and waterway freight transport 49.5% - 50.5%.

- Ho Chi Minh City – Loc Ninh – Cambodia Corridor: It is a national, international corridor. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 100%, road freight transport 89.1% - 90.1%, sea freight transport 8.9% - 9.9%.

- Ho Chi Minh City – Moc Bai – Cambodia Corridor: It is a national, international corridor on Asian Highway Network. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 100%, road freight transport 49.1% - 51.1%, sea freight transport 47,9% - 48,9%.

- Ho Chi Minh City – the Central Highlands Corridor: It is a regional, national corridor. By 2020, the market share of road passenger transport is expected to account for 91.4% - 92.4%, air passenger transport 6.6% - 7.6%; road freight transport 98.2% - 99.2%, air freight transport 0.6% - 0.8%.

By 2030, the market share of transport on the corridors is expected to be re-structured to accord with the vision stated in the Prime Minister's Decision No. 318/QD-TTg dated March 04, 2014 granting approval for the strategy for development transport services to 2020, a vision to 2030.

Transport connectivity:

- Increase regional and transport mode connectivity, form transport hubs at Vung Tau ports (Cai Mep – Thi Mai), Ho Chi Minh City Port, Dong Nai Port and dry ports, logistics service centers, Tan Son Nhat International Port, Long Thanh International Port, Binh Trieu, Tan Kien, Thu Thiem, An Binh, Trang Bom, Long Dinh railway stations, inter-provincial coach stations such as new Mien Tay (West) Coach Station, new Mien Dong 1 and Mien Dong 2 Coach Stations, Ga Crossroads, Da Phuoc, Xuyen a, Mien Dong stations and other inter-provincial stations in the Region; key inland waterway ports in the Region.

- Strengthen multimodal transport and logistics services; Develop major logistics service centers in transport hubs such as Cat Lai (Ho Chi Minh City), Song Than (Binh Duong Province), Cai Mep Ha (Ba Ria – Vung Tau) and other centers in the Region under local planning.

- Make effective exploitation of river sea routes from Ho Chi Minh City to Vung Tau, Ca Mau and Kien Giang ports along the coast.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Roads

Expressways:

- North – Eastern south expressway section: The section from Dau Giay (Dong Nai Province) to My Thuan (Tien Giang Province), 257.7 km long:

+ The section from Dau Giay to Phan Thiet, 50 km long, 4 - 6 lanes; 4-lane capacity to be developed first by 2020.

+ Ho Chi Minh – Long Thanh – Phan Thiet section, 50 km long, 4 - 8 lanes; 4-lane capacity to be developed first by 2020.

+ Ben Luc – Long Thanh section (southern inter-regional expressway), 58 km long, 4 - 8 lanes; 4-lane capacity to be developed first by 2020.

+ Ho Chi Minh City – Trung Luong, 40 km long, to be upgraded and expanded to eight lanes at appropriate time.

+ Trung Luong – My Thuan section, 54 km long, is expected to be developed to two to four lanes by 2020.

- Bien Hoa - Vung Tau expressway section: 77.6 km long in which the branch line leading to Phu My is 7.9 km long, six lanes; 2 – 4 lane capacity to be developed first by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ho Chi Minh City – Moc Bai (Tay Ninh Province) expressway section: 55 km long, 4 – 6 lanes; 2 – 4 lane capacity to be developed first by 2020.

- Dau Giay – Da Lat expressway section: From Dau Giay (Dong Nai Province) to border of Lam Dong Province, 70 km long, is expected to be developed to 2 - 4 lanes.

- North – Western south expressway section: Part of Ho Chi Minh Road (phase 3), the section in the Region 261 km long, is expected to be developed to 4 – 6 lanes.

National roads:

- The National Road 1: Upgrade and renovate the section from Ho Chi Minh City to Cai Lay district-level town (Tien Giang Province), 229.5 km long:

+ The section, north of Ho Chi Minh City, 78 km long, is maintained at Class III and 4-lane capacity; A section bypassing Long Khanh district-level town, 6 km long, is expected to be developed to Class II, four lanes.

+ The section bypassing Bien Hoa City, 12.2 km long, is expected to be developed to four lanes.

+ The section from the Station 2 Intersection – Vung Tau T-junction, 7.5 km long, is expected to be developed to Class I and 10 lanes.

+ The section from the Station 2 Intersection – An Lac Roundabout is expected to be developed to eight lanes and reach metropolitan road standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The section from Ben Luc to Tan An City is expected to be developed to Class I, eight lanes; Set aside a portion of the land fund (10 m wide) to build an urban railway line 3a (Tan An - Ho Chi Minh City) and parallel roads to develop urban areas along the Tan An – Ben Luc section.

+ The section, southwest of Ho Chi Minh City, 115.2 km long, is expected to be upgraded to Class II, expanded to four lanes.

+ The section bypassing Cai Lay district-level town, 12 km long, is expected to be expanded to four lanes.

- The National Road 50 from Ho Chi Minh City to a T-junction on the National Road 1 at Km 88 – 600 (Tien Giang Province), 88.6 km long:

+ The section from ring road 2 to Can Giuoc Town, 15 km long, is expected to be developed to Class II, six lanes.

+ The section from Can Giuoc Town to a T-junction on the National Road 1, 70.6 km long, is expected to be developed to Class III, two lanes.

+ The section from Can Giuoc Town to Cho Tram Crossroads, leading to Long An Port, 3 km long, is expected to be developed to Class II, two lanes.

- The National Road 51 from Bien Hoa (Dong Nai Province) to Vung Tau (Ba Ria-Vung Tau Province), 73.6 km long is expected to be maintained at Class I and 8-lane capacity.

- The National Road 55 from Ba Ria district-level town (Ba Ria-Vung Tau Province) to Bao Loc (Lam Dong Province), 48.5 km long, is expected to be maintained at Class III and 2-lane capacity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The National Road 22 from Ho Chi Minh City to Moc Bai (Tay Ninh Province), 58.2 km long, is expected to be maintained from Class II to Class I and at least from four to six lanes; the section from An Suong Crossroad – Cu Chi (Ring Road 4), 31 km long, is expected to be developed to Class I, capacity from 10 to 12 lanes.

- National Road 22B from Go Dau to Xa Mat (Tay Ninh Province), 84 km long, is expected to be upgraded to Class II and at least two to four lanes.

- The National Road 13 from Ho Chi Minh City to Hoa Lu checkpoint (Binh Phuoc Province), 143 km long:

+ The section from Binh Phuoc Crossroads (Ring Road 2) – Thu Dau Mot, 13.5 km long is expected to be developed to Class I and eight lanes.

+ The section from Chon Thanh to Hoa Lu checkpoint is expected to be upgraded to Class II and at least four lanes.

- The National Road 20 from the National Road 1 (Dau Giay Crossroads) to the border of Lam Dong Province, 76 km long, is expected to be maintained at Class III and at least two lanes.

- The National Road 1K from Vuon Mit T-junction to Ring Road 3 of Ho Chi Minh City, 9 km long, is expected to be constructed to Class I and eight lanes.

- The National Road 30 from An Huu (Tien Giang Province) to the border of Dong Thap, 9 km long, is expected to be upgraded to Class III and at least two lanes.

- The National Road 60 in the area of My Tho City (Tien Giang Province), 3.38 km long, is expected to be upgraded to Class II.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ho Chi Minh Road (National Road 14 and Route N2), 280 km long, is expected to be developed under the Prime Minister’s Decision No. 194/QD-TTg dated February 15, 2012 on detailed Ho Chi Minh Road planning.

- Border corridor roads (Extended national Road 14C and Route N1) is expected to be constructed and upgraded to at least Class IV and two lanes of which the extended National Road 14C, 332 km long, is expected to run through Binh Phuoc, Tay Ninh and Long An provinces;

Ring roads of Ho Chi Minh City:

- The Ring Road 3, 89 km long, is expected to be developed to 6 - 8 lanes and urban expressway standards under the Prime Minister's Decision No. 1697/QD-TTg dated September 28, 2011 with the width of My Phuoc - Tan Van section being revised as 32 meters in combination with construction of elevated ring expressways (to be completed before 2020);

- The Ring Road 4, 198 km long, is expected to be upgraded to 6 – 8 lanes and urban expressway standards under the Prime Minister’s Decision No. 1698/QD-TTg dated September 28, 2011; the Ben Luc - Long An section to the end of Ho Chi Minh City's North - South Route and the section from Phu My (Ba Ria-Vung Tau Province) to Trang Bom (Dong Nai Province) is expected to be completed before 2020.

Component roads:

- Coastal roads: The section from Ba Ria – Vung Tau to Ho Chi Minh City and Tien Giang Province is expected to be developed on the basis of existing road systems; sections interrupted by large river estuaries in the area of Ho Chi Minh City and Tien Giang Province includes: The section running through Ba Ria – Vung Tau, 140.5 km long, from Binh Chau to southern inter-regional expressway (based on the National Road 51, urban routes, provincial road 965, inter-port roads …) is expected to be upgraded to Class IV and meet urban road standards; the section running through Ho Chi Minh City, 12.5 km long, from Hung Thanh to Dong Hoa (coastal roads) to urban road standards; the section running through Tien Giang Province including two sections: section 1, 35 km long, from My Xuan (National Road 50) to Nghia Chi which is expected to be developed to Class IV (based on a number of district and inter-commune roads) and section 2, 9 km long, from Ba Lam wharf to Ba Tu wharf which is expected to be developed to Class IV.

- Construct inter-port roads to reinforce connectivity between seaports and national road system as follows: Cai Mep – Thi Vai Road from Cai Mep Ha general container port (Tan Thanh District, Ba Ria-Vung Tau Province) to Phuoc An Port (Long Thanh District, Dong Nai Province), 21.3 km long, is expected to be maintained at six lanes; sections such as 991D, Phuoc Hoa - Cai Mep, Long Son - Cai Mep to be expanded to at least six lanes.

- Dong Nai inter-port road: The section from Ong Keo Industrial Park to Viet Thuan Thanh general port (Nhon Trach District, Dong Nai Province), 15.2 km long, is expected to be constructed to at least 4 - 6 lanes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Provincial roads connecting with the Region:

- The provincial road DT.741 connecting Binh Duong and Binh Phuoc provinces, 185.34 km long, is expected to be maintained at Classes III, II and four lanes.

- The section from Dong Phu to Binh Duong which connects Binh Phuoc and Binh Duong provinces is expected to be constructed to at least 4 – 6 lanes.

Sections on the national roads which run through urban areas and highly populated areas are expected to be gradually expanded under the approved planning; sections bypassing the urban areas be constructed; a number of provincial roads be upgraded to national roads in accordance with practical needs and national road standards as prescribed in the Law on Road Traffic.

b) Railways

- Existing North – South Railway line: The section, 110 km long, is expected to be gradually upgraded to an expected speed 80 - 90 km/h for passenger trains and 50 - 60 km/h for freight trains. Raise clearance of a number of railway bridges to ensure safety for railways and inland waterways.

- Study construction of Trang Bom – Hoa Hung (Saigon) railway line including the construction of a new section bypassing Bien Hoa City to the south and development of the Binh Trieu – Hoa Hung section, 41 km long, into an elevated railway section. The section from Trang Bom railway station to Di An railway station is expected to be developed into the double-track railway line (gauge 1,435 mm); the section from Di An railway station to Saigon railway station which runs parallel with the Hanoi – Ho Chi Minh City Railway Line is expected to be developed into the double-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified.

- Construct the Bien Hoa – Vung Tau railway line, 107 km long, to connect with Vung Tau Port, the North - South Railway Line (for transshipment at the new Trang Bom railway station), Trang Bom – Hoa Hung railway line at the new Bien Hoa railway station of which the section from Trang Bom railway station to Tien Thi Vai railway station, 54.65 km long, is expected to be developed into the double-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified. Two branch railway lines from Tien Thi Vai railway station to Cai Mep and Thi Vai ports, the section from Tien Thi Vai railway station to Vung Tau Port are expected to be constructed to the single-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified.

- A new Ho Chi Minh City - My Tho - Can Tho railway line (expected to be extended to Ca Mau Province) which connects with the North—South Railway Line at An Binh railway station, 174 km long, is expected to be constructed to the double-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A new Ho Chi Minh City – Tay Ninh railway line (expected to be extended to Moc Bai and Xa Mat checkpoints) which connects with the Ho Chi Minh City – My Tho – Can Tho Railway Line at Tan Chanh Hiep railway station, 139 km long, is expected to be constructed to the double-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified.

- The light rail routes from Thu Thiem to Long Thanh International Airport, 37 km long, is expected to be developed to the double-track railway (gauge 1,435 mm) and electrified.

- An elevated high-speed railway line on the North – South axis is expected to be constructed to the double-track railway (gauge 1,435 mm) of which the Ho Chi Minh City - Nha Trang section, 366 km long (the section in the Region is 74 km long), which handles transport in high volume, is the first priority.

- A new railway section connecting the National Railway Line to Hiep Phuoc Port and Long An Port, 38 km long, is expected to be constructed to the double-track railway (gauge 1,435 mm) (The section starts from Long Dinh railway station on the Ho Chi Minh City - My Tho - Can Tho railway line to Tien Cang Hiep Phuoc railway station where it branches into two lines leading to Hiep Phuoc Port and Southeast Asia Port of Long An Province).

- Establish the urban railway network of Ho Chi Minh City and develop railway lines serving passengers in the inner city and on the outskirts of Ho Chi Minh City. Construct eight radial and ring metro routes (mostly underground in the inner city) linking central points of the city with satellite urban areas in the Region (Thu Dau Mot, Biên Hoa, Tan An …) Extend key routes which link the central urban area of Ho Chi Minh City with other satellite urban areas in the Region (Route 1 leading to Bien Hoa and Binh Duong, Route 3a to Tan An City, Route 3b to the urban railway line 2 of Binh Duong Province, Route 4 to the urban railway line 5 (Vinh Phu – Uyen Hung)).

- Railway stations: Railway stations in the north (Binh Trieu Railway Station, 41 ha), central railway stations (Saigon Railway Station, 6.14 ha) and passenger transshipment railway stations in the west (Tan Kien Railway Station, 75 ha including area of freight station and dry ports). Construct Thu Thiem railway station, 17. 2 ha, for the Ho Chi Minh City – Nha Trang Railway Line, Thu Thiem – Long Thanh International Airport Light Rail Line; passenger terminals for suburban trains on the Binh Trieu - Hoa Hung elevated railway line as well as on Tan Kien - My Tho, Binh Trieu - Bien Hoa, Di An - Chanh Luu (belonging to Di An - Lo– Ninh line), Tan Chanh Hiep - Trang Bang (belonging to Ho Chi Minh City – Tay Ninh line) lines. Construct railway stations on the Ho Chi Minh City – My Tho – Can Tho railway line (section from An Binh to Tan Kien) including: Vinh Phu (4.7 ha), Thanh Xuan (3.2 ha), Tan Chanh Hiep (1.74 ha) and Vinh Loc (5.8 ha) railway stations. Total area of the stations is 154.8 ha.

- Freight stations: An Binh freight station (71 ha), Trang Bom station referred to as a goods transshipment station between 1,000 mm- track railway line and 1,435 mm-track railway line (27.2 ha), Phuoc Tan freight station which connects with Long Binh Dry Port (8.4 ha), Tien Cang Thi Vai freight station where containers are transshipped to Thi Vai, Cai Mep ports (16.7 ha); freight stations and dry ports of Tan Kien; Long Dinh freight station which connects with Hiep Phuoc Port and serves loading and unloading of cargo for Ben Luc Industrial Complex, Long An Province (15 ha). Total area of the stations is 138.2 ha.

c) Seaways

Seaports:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Cai Mep Port, Sao Mai-Ben Dinh: It is the main port of Vung Tau Port, functions mainly as a general container port and a container transshipment station. The port shall be capable of receiving tankers of up to 100,000 DWT, container ships of 8,000 TEUs or larger. Material handling infrastructure and technology, operation management and offshore services are synchronous, state-of-the-art and reach international standards. Period for completion and exploitation of the ports of Cai Mep:

+ Ports of Phu My, My Xuan on Thi Vai River: These ports function mainly as a general port, a container port combined with other special-use ports serving large-scale industrial & service facilities along the river. Capable of receiving tankers of 60,000 – 80,000 DWT, container ships of up to 6,000 TEUs.

+ Long Son Port: Function as a special-use port serving the petrochemical refinery complex with a floating dock to handle crude oil for tankers of 300,000 DWT. A special-use port shall be located in the southeastern part of Long Son to serve ship building and repair services, oil platforms and for future development.

+ Song Dinh Port: Includes special-use ports which serve oil and gas exploitation, oil platform building and repairs, industrial & service facilities, national defense and security, rescue operations along the river, and other local general ports.

+ Other satellite ports: Local general port of Ben Dam (Con Dao Island) – a passenger & freight hub between sea and mainland’s. Capable of receiving tankers of up to 30,000 DWT, container ships and cruise ships of 50,000 GRTs.

+ Passenger terminal of Sao Mai – Ben Dinh: Capable of receiving cruise ships of up to 100,000 GT (functioning as a hub of the entire Region for receiving high-capacity cruise ships).

- Port of Ho Chi Minh City: A national general port, a regional hub (Grade I) including following component ports:

+ Port of Hiep Phuoc (on Soai Rap River): It is the main port which shall be developed as an alternative to existing ports on Saigon River and an import and export transshipment hub of the Mekong Delta Region. It shall function mainly as a general container port for tankers of up to 50,000 DWT and container ships of 4,000 TEUs, special-use ports for industrial & service facilities along the river and capable of receiving tankers of 20,000 – 30,000 DWT. A goods delivery and offshore services center shall be built immediately after the new development area to form a logistics hub for the entire port.

+ Port of Cat Lai (on Dong Nai River): Functions as the main port for the short term. Capable of receiving tankers of 20,000 – 30,000 DWT or larger in accordance with maritime conditions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Port of Can Giuoc – Long An (on Soai Rap River): Includes general ports and special-use ports for tankers of 20,000 – 50,000 DWT and 70,000 DWT (reduced loads) which commonly function as satellite ports to the central port of Ho Chi Minh City area.

- Dong Nai Port: A national general port, a regional hub (Grade I) including following component ports:

+ Port of Phuoc An, Go Dau (on Thi Vai River): It is the main port which is expected to function as a general port, container port for tankers of 60,000 DWT (Phuoc An) and 30,000 DWT (Go Dau) and have a number of additional special-use ports for industrial facilities along the river.

+ Port of Phu Huu, Nhon Trach (on Dong Nai, Nha Be, Long Tau rivers): It is a special-use port which is expected to function as a local port serving industrial zones and urban areas of Dong Nai Province and have a number of additional general ports for tankers of 10,000 – 30,000 DWT.

Navigation channels:

- Vung Tau – Cai Mep – Thi Vai - Go Dau Channel: Focus efforts on dealing with shallow, narrow or sharply bent sections in accordance with current technical standards. Renovation and upgrading of the entire channel shall be carried out by phase.

- Channel leading to Ho Chi Minh City on Soai Rap River: Renovate and increase depth of the channel to 12 meters in phase 3.

- Renovate and upgrade Dong Tranh Channel to link Ho Chi Minh City with Cai Mep – Thi Vai Port.

-  Long Tau Channel passing through Ganh Rai Bay: Renovate a number of sections of sharp bends and maintain depth of the channel for tankers of 30,000 DWT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tien River Channel passing through Tieu and Ham Luong gateways: Carry out regular dredging in combination with channel training works and move channel buoys for entry and exit of ships of 5,000 DWT at high tide.

d) Inland waterways

- Saigon – Kien Luong route (passing through Sa Dec – Lap Vo Channel), 320 km long of which the section in the Region, 122 km long, shall be upgraded to Class III.

- Saigon – Kien Luong route (passing through Thap Muoi Channel), 288 km long of which the section in the Region, 76 km long, is expected to be upgraded to Class III.

- Saigon – Ca Mau route (passing through Xa No Channel), 336 km long of which the section in the Region, 102 km long, is expected to be upgraded to Class III.

- Sai Gon – Ben Keo (Tay Ninh Province) route, 142.9 km long, is expected to be upgraded to Class III.

- Saigon – Ben Suc route, 90 km long, is expected to be upgraded to Class III.

- Saigon Port – Moc Hoa (Long An Province) route, 143.4 km long, is expected to be maintained at Class III.

- Dredge and upgrade Tra Cu Channel which connects with Duong Van Duong Channel (from Vam Co Tay River to Vam Co Dong River (Long An Province)) to Class IV under the Prime Minister’s Decision No. 638/QD-TTg dated April 28, 2011.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ho Chi Minh City – Bien Hoa (Dong Nai Province) route, 53 km long: maintain Class I for Dong Nai River and Class II for Saigon River.

- Ho Chi Minh City – Binh Duong (Thu Dau Mot) route, 85.7 km long (from Saigon Bridge) is expected to be upgraded to Class III.

- Saigon River – Cho Dem River (Ben Luc) route, 13.4 km long, is expected to be upgraded to Class III.

- Renovate and upgrade Cho Gao Channel, 28.5 km long, from Vam Co River (Dong Nai Province) to Tien River (Tien Giang Province) to Class II.

- Renovate and upgrade routes of Moc Hoa - Ha Tien to Class III, Phuoc Xuyen Channel and Channel 28 to Class III.

- Upgrade Saigon – Ca Mau route along the coast, 367 km long, to Class III, and the Vung Tau – Thi Vai – Saigon – My Tho – Can Tho route, 242.5 km long, to special Class and Class II.

Inland port:

- Upgrade three ports of Ho Chi Minh City: Phu Dinh, Nhon Duc and Long Binh to be capable of receiving ships of 5,000 DWT and handling 2 million tonnes per annum by 2020.

- Construct Tan An Port to be capable of receiving ships of up to 1,000 DWT and handling 0.5 million tonnes per annum and 1 million tonnes per annum by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Construct Thanh Phuoc Port (Dong Nai River, Binh Duong Province) to be capable of receiving ships of up to 2,000 DWT and handling 0.5 million tonnes per annum and 1 million tonnes per annum by 2030.

- Construct Cay Khe Port (Ba Ria – Vung Tau) to be capable of receiving ships of up to 2,000 DWT and handling 1 million tonnes per annum by 2030.

- Construct Bourbon An Hoa and Thanh Phuoc ports in Tay Ninh Province to be capable of receiving ships of up to 2,000 DWT and handling 3 million tonnes per annum by 2030. Dai An Port (Saigon): Capable of receiving 0.3 million tonnes per annum and handling watercraft of up to 1,000 DWT; Fico Thanh Phuoc Port: 1.5 million tonnes per annum and watercraft of up to 1,000 DWT.

- Construct BMT, Kim Tin, Thien Loc Thanh, Can Giuoc and Tan An ports in Long An Province to be capable of receiving ships of 1,000 – 3,000 DWT, handling 0.3 – 0.7 million tonnes per annum; and ships of 2,000 - 5,000 DWT and 0.8 - 1.3 million tonnes per annum by 2030.

- Upgrade existing local ports, inland wharves for ships of 500 – 1,000 DWT; construct and upgrade a number of passenger terminals for ships of 100 – 250 seats.

dd) Airways

- Tan Son Nhat International Airport is expected to be an international airport which plays a central role (both international and domestic) for Southern Vietnam and serves civil and military purposes. The airport is expected to reach Grade 4E under classification by ICAO and be capable of receiving B747 and equivalent aircrafts. The existing international and domestic passenger terminals shall be expanded to handle 25 – 26 million passengers and one million tonnes of cargo per annum.

- Con Son Airport is expected to be an airport that operates flights within the Region and serves civil and military purposes. The airport is expected to reach Grade 3C under classification by ICAO and Class II (military airport class), be capable of receiving ATR72 and equivalent aircrafts, handling 500,000 passengers and 2,000 tonnes of cargo per annum.

- Vung Tau Airport is expected to be a domestic airport that operates helicopter flights and taxi flights within the Region. The airport is expected to reach Grade 3C under classification by ICAO and Class II (military airport class), be capable of handling 100,000 passengers and 500 tonnes of cargo per annum. The airport shall only receive helicopters and low-capacity fixed wing aircrafts for short-distance flights (Con Dao, oil platforms …) for the purpose of tourism and oil exploration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Long Thanh International Airport is expected to be the country's largest airport and one of the international passenger hubs in the region. In phase 1, the airport shall be constructed to reach Grade 4F under classification by ICAO, be capable of receiving A380 and equivalent aircrafts, handling 25 million passengers and 1.2 million tonnes of cargo per annum.

e) Dry ports

- Construct Trang Bom Dry Port in the northeastern area of Ho Chi Minh City to be capable of handling 6 million TEUs per annum, mainly through Vung Tau and Ho Chi Minh City ports.

- Complete construction of Tan Kien Dry Port in the southwestern area of Ho Chi Minh City to be capable of handling 1.7 million TEUs per annum, mainly through Vung Tau, Tien Giang and Ho Chi Minh City ports.

- Construct and develop dry ports under local planning (Binh Duong Dry Port in Chon Thanh Industrial Zone, Tan Cang Long Binh, Binh Phuoc ports in Chon Thanh, Duc Hoa and Ben Luc ports …); Gradually develop dry port network in the transport hubs to step up multimodal transport and logistics services.

g) Urban and local traffic

Develop urban and local traffic under approved planning:

3. Construction works of investment priority

Investment priority is a way to enhance regional and transport modal connectivity and ease traffic congestion and a driving force for regional development (See details in the Annex enclosed herewith).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The land fund set aside for development of national transport infrastructure in key economic regions of Southern Vietnam includes: Roads (expressways, national roads and ring roads), railways, airports, seaports, river ports, passenger terminals … (not including provincial roads, district roads, urban and local traffic) which is expected to take up about 29,710 ha by 2020, accounting for 1.3% of the land area in the region of which needed additional land area is 31,107 ha (1,936 ha of which is rice land).

IV. MAIN MEASURES, POLICIES

1. Transport development measures, policies

- Create a fair business environment among economic sectors and encourage all the economic sectors to participate in transport business.

- Encourage businesses to innovate and modernize road transport vehicles and enhance service quality, ensuring convenience, safety and environmental protection; establish transport control center in major cities, especially Ho Chi Minh City and on expressways in order to manage and regulate transport activities; reinforce inspection of vehicle weight.

- Prioritize development of public transport in urban areas, especially large payload transportation.

- Strengthen re-structuring of the market share of transport with priority given to large payload transport modes such as National railways, urban railways, inland waterways, seaways in order to reduce pressure on roads.

- Encourage economic sectors to participate in sea transport business and maritime services. Renew cargo loading/unloading technology in transportation hubs, apply advanced transport technologies, develop transport support services, multi-modal transport and enhance logistics service quality.

- Enhance air transport service quality by increasing the number of flights and arranging flight schedules appropriately; create connectivity among flights appropriately, quickly and conveniently.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Measures and policies for development of traffic infrastructure.

- Focus investment on traffic infrastructure to increase regional and transport mode connectivity.

- Construction and upgrading of traffic construction works must be compliant with sectoral planning and regional planning.

- Enhance road standards aligned with ASEAN road standards to ensure connectivity and international integration.

- Strengthen coordination between central and local governments to step up site clearance and develop construction as scheduled.

- Apply state-of-the art technologies and new materials in the construction of traffic infrastructure.

- Enhance traffic infrastructure management and maintenance. Make effective use of the road maintenance fund

3. Measures and policies for funding

- Make effective use of fundings from state budget, make concentrated and purposeful investments and prioritize development of works that create regional connectivity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continue to take advantage of official development assistance (ODA) from international financial institutions in various forms.

- Make amendments and supplements to subsidy policies for finance, tax, price, fee, charge and franchises to increase commerciality of traffic projects and responsibility of users, and ensure proper benefits for the investor.

4. Measures and policies for sustainable development and environmental protection in transport

- Strengthen propagation, dissemination and education about laws on environmental protection.

- Develop transportation associated with targets for environmental protection, factors of climate change, sea rising, energy efficient use since the planning/project is established.

- Heighten quality of environmental protection monitoring and management in transport; Carry out environmental assessment since the planning/project starts; Closely monitor the compliance with regulations on environmental protection in construction projects and transport industry facilities in order to minimize adverse impacts on the environment.

- Technical standards of traffic works and transport vehicles must be compliant with requirements of environmental protection; state-of-the-art techniques and technologies should be used for construction of traffic works; quality of vehicles and fuels must be controlled to minimize environment pollution; use of clean fuel for vehicles is encouraged.

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Transport shall preside over and cooperate with ministries and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities in the Region in managing and developing the implementation of the planning. Carry out assessment to make appropriate supplements in a timely manner during the implementation of the planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision takes effect from the signing date and supersedes the Prime Minister’s Decision No. 06/2011/QD-TTg dated January 24, 2011 granting approval for transportation planning in key economic regions in Southern Vietnam to 2020 and a vision to 2030.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, the President of the People’s Committees of provinces, central-affiliated cities shall be responsible for executing this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

ANNEX

LIST OF PROJECTS OF INVESTMENT PRIORITY
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 2055/QD-TTg dated November 23, 2015)

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Capacity

A

ROADS

 

I

Expressways

 

1

Ho Chi Minh City – Long Thanh – Dau Giay

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Ben Luc – Long Thanh

Four lanes

3

Trung Luong – My Thuan

2 – 4 lanes

4

Dau Giay – Phan Thiet

Four lanes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bien Hoa – Vung Tau

2 – 4 lanes

II.

National Roads

 

1

National Road 22B

Class III, II, 2 – 4 lanes

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Class IV, 2 lanes

3

Extended National Road 14C

Class IV, 2 lanes

4

National Road 50

Class III, 2 lanes

III

Ring roads of Ho Chi Minh City

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Ring Road III

6 – 8 lanes

2

Ring Road IV (Section from Phu My to Trang Bom and section from Ben Luc to the end of Ho Chi Minh City’s North – South axis)

6 – 8 lanes

IV

Other roads

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inter-port of Thi Vai – Cai Mep; Road 991B; Phuoc Hoa – Cai Mep, Long Son – Cai Mep roads

Six lanes

2

Dong Nai inter-port road

4 – 6 lanes

B

RAILWAYS

 

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Elevate to technical class

2

Railways in the inner city of Ho Chi Minh City (1, 2, 3a, 3b, 5)

Light Rail Transit

3

Di An – Loc Ninh: Di An - Chon Thanh (double-track line), Chon Thanh – Loc Ninh (single-track line)

Gauge 1,435 mm

4

Bien Hoa – Vung Tau

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C

INLAND WATERWAYS

 

I

River navigation channels

 

1

Cho Gao Channel

Class II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inland port

 

1

Province-level freight ports

 

2

Province-level passenger terminals

 

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

D

SEAWAYS

 

1

Passenger terminals in Ho Chi Minh City, Vung Tau

Cruise ships of 100,000 GRT

2

Navigation channels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Soai Rap Channel

Tankers up to 30,000 DWT

4

Cai Mep – Thi Vai Channel

Deal with shallow, narrow and sharply bent sections

5

Channel linking ports of Ho Chi Minh City with Cai Mep – Thi Vai Port through Dong Tranh River

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AIRWAYS

 

1

Tan Son Nhat International Airport

25 million passengers/year

2

Study investment in Long Thanh International Airport

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.005

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.253.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!