ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1835/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 03
tháng 8 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức
chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng
01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng
7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ
vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05
tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông
vận tải;
Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06 tháng
01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn ho trợ lãi suất đối với tổ chức,
cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện,
đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo
Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29
tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản
lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ngày 04
tháng 02 tháng 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BGTVT ngày 15
tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều
của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch
vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 38/TTr- SGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng hoạt động vận tải
hành khách công công bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, cụ
thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao chất lượng hoạt động vận tải hành khách
công cộng (viết tắt là VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo hướng
“tiện dụng, chất lượng, an toàn, hoạt động hiệu quả; đảm bảo môi trường, mỹ
quan đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông”.
2. Đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới VTHKCC bằng
xe buýt, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có tuyến xe buýt để người
dân có thể tiếp cận sử dụng; đảm bảo tính kết nối với các loại hình VTHKCC
khác.
3. Nâng cấp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục
vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, đảm bảo khả năng
tiếp cận của mọi đối tượng hành khách.
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển
đổi số trong tổ chức, quản lý, điều hành, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh.
5. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, thay mới các phương
tiện đã xuống cấp đảm bảo chất lượng, đồng bộ, hoạt động có máy lạnh, thông tin
điện tử, loa thông báo cho hành khách lên, xuống trạm, trang bị wifi,... ưu
tiên phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, phương tiện hỗ trợ người khuyết
tật.
6. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao nhận thức,
năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh.
7. Thực hiện các giải pháp nhằm kêu gọi, thu hút
đơn vị có năng lực tham gia khai thác các tuyến xe buýt; đầu tư xây dựng, khai
thác hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
8. Từng bước nâng cao thị phần VTHKCC, thúc đẩy
chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao
thông công cộng theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh,
giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; Đóng góp
do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cập nhật năm 2022 trong giao thông
vận tải trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC trên
địa bàn tỉnh đạt 4%, thành phố Biên Hòa (đô thị loại I) đạt 5%.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tăng cường khả năng tiếp cận VTHKCC bằng xe buýt
a) Rà soát điều chỉnh, bổ sung danh mục mạng lưới
tuyến VTHKCC bằng xe buýt được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai công bố tại Quyết
định số 1983/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2022, phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh và nhu cầu đi lại của người dân.
Ưu tiên đầu tư các tuyến xe buýt chất lượng cao,
tuyến xe buýt kết nối với sân bay, nhà ga, bến xe, khu du lịch, trung tâm
thương mại, bệnh viện, trường học; phát triển các tuyến xe buýt liên tỉnh từ Đồng
Nai đến các tỉnh, thành phố lân cận như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng.
b) Thúc đẩy và nâng cao chất lượng các tuyến xe
buýt xuyên tâm từ các huyện, thành phố, đảm bảo mật độ bao phủ mạng lưới VTHKCC
bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm
ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và bảo vệ môi trường.
c) Đa dạng hóa đoàn phương tiện phù hợp với tính chất
của từng tuyến buýt và điều kiện kết cấu hạ tầng của địa phương (xe huýt thường,
xe buýt điện, mini buýt,...).
d) Nâng cao khả năng tiếp cận của mọi đối tượng
hành khách (bao gồm cả người khuyết tật, người già,...) tại khu vực các điểm dừng,
nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu, cuối tuyến xe buýt thông qua hệ thống
giao thông ưu tiên như đèn tín hiệu ưu tiên, biển báo, cầu bộ hành, điểm trông
giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức VTHKCC khác.
2. Tăng cường thông tin hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt
a) Thường xuyên cập nhật thông tin lên website về
hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh tại địa chỉ
https://buyt.dongnai.ttgt.vn.
b) Tăng số lượng nhà chờ xe buýt, điểm trung chuyển
được trang bị hộp đèn, bảng điện tử cung cấp thông tin các tuyến xe buýt cho
hành khách, ưu tiên các nhà chờ, điểm trung chuyển trong nội ô thành phố Biên
Hòa có lượng hành khách đi lại lớn.
c) Các đơn vị kinh doanh vận tải khai thác tuyến xe
buýt xây dựng chương trình nhận diện thương hiệu xe buýt đặc trưng (màu sơn,
logo, đồng phục,...).
d) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt qua hệ thống Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai, Báo
Đồng Nai,... để người dân hưởng ứng tham gia, từng bước hình thành thói quen và
văn hóa trong sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
3. Nâng cao tính tiện nghi của dịch vụ VTHKCC bằng
xe buýt
a) Từng bước nâng cao chất lượng theo hướng giảm tuổi
đời (năm sử dụng) bình quân của đoàn phương tiện tham gia hoạt động
VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, ưu tiên phương tiện sử dụng điện, năng
lượng xanh, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật.
b) Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên VTHKCC bằng
xe buýt; giảm hệ số trùng tuyến; bố trí thời gian hoạt động của các tuyến xe
buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân theo khu vực; đảm bảo số chuyến,
thời gian chuyến, thời gian giãn cách chạy xe theo phương án đã phê duyệt.
c) Đảm bảo 100% phương tiện tham gia các tuyến xe
buýt có camera giám sát an ninh, phục vụ quản lý. 100% phương tiện tham gia các
tuyến xe buýt có trợ giá, các tuyến đầu tư mới và khuyến khích các tuyến xe
buýt không trợ giá hiện hữu hoạt động có máy lạnh, thông tin điện tử, loa thông
báo cho hành khách lên, xuống trạm, trang bị wifi.
d) Tổ chức thực hiện thí điểm sử dụng vé thông
minh, từng bước đưa vào sử dụng thay thế vé giấy trong hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt, tiến tới kết nối các hệ thống vé thông minh dùng chung cho các loại hình
VTHKCC khác.
đ) Tăng số lượng nhà chờ được lắp đặt tại các điểm
dừng xe buýt. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ số điểm dừng có nhà chờ đạt khoảng
17%.
e) Duy trì và phát triển ứng dụng trên thiết bị di
động (IOS và Android) “BUÝT ĐỒNG NAI” của Hệ thống thông tin, quản
lý và điều hành VTHKCC bằng xe buýt để hỗ trợ người dân tra cứu thông tin xe
buýt.
4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, khai
thác, vận hành vận tải hành khách bằng xe buýt. Xây dựng các chương trình đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành vận tải hành khách bằng
xe buýt.
b) Tổ chức tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm,
nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực phục vụ vận tải hành khách bằng xe
buýt.
c) Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho lái
xe, nhân viên phục vụ về những kỹ năng xử lý tình huống phát sinh (tai nạn,
sự cố kỹ thuật, phòng chống khủng bố, móc túi,...), văn hóa ứng xử, hỗ trợ
người khuyết tật, bảo quản phương tiện và thực hiện tiết kiệm nhiên liệu.
5. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn giao thông
a) Tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất cho Trung
tâm Quản lý điều hành VTHKCC để thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý chất lượng
hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
b) Duy trì và phát triển Hệ thống thông tin, quản
lý và điều hành VTHKCC bằng xe buýt; áp dụng quản lý, theo dõi chất lượng hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt qua ứng dụng công nghệ (thiết bị giám sát hành
trình, camera,...) kết hợp với tiếp nhận phản ánh của hành khách để kiểm
tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng
hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt như: Lộ trình chạy xe, dừng đón trả
khách, tốc độ, thái độ ứng xử, cung cách phục vụ,...
d) Thực hiện phê duyệt xây dựng Khu đô thị, trung
tâm thương mại, bãi đỗ xe,... gắn liền với việc bố trí xây dựng hạ tầng phục vụ
cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.
đ) Tổ chức sắp xếp lại các luồng tuyến xe buýt hoạt
động kém hiệu quả, năng lực quản lý, khai thác tuyến của đơn vị vận tải chưa tốt.
Cơ cấu lại theo hướng giảm bớt đơn vị đảm nhận khai thác tuyến yếu kém nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác các tuyến xe buýt.
e) Xem xét lựa chọn đấu thầu một số tuyến xe buýt
có hiệu quả để chọn nhà đầu tư có chất lượng tốt nhằm thực hiện mục tiêu nâng
cao chất lượng phục vụ và hỗ trợ cho các tuyến xe buýt chưa đạt hiệu quả.
g) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch
phối hợp liên ngành đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động
VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
6. Thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động VTHKCC bằng
xe buýt
a) Thực hiện miễn tiền vé xe buýt theo quy định cho
các đối tượng ưu tiên: trẻ em dưới 06 tuổi (hoặc chiều cao từ 1,2m trở xuống)
có người lớn đi kèm; người thương binh, người khuyết tật; người cao tuổi (từ
70 tuổi trở lên).
b) Tiếp tục thực hiện trợ giá cho 05 tuyến xe buýt
(1, 2, 3, 7, 8) theo các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định số
05/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2017 quy định về trợ giá và giá vé các tuyến
xe buýt có trợ giá từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết
định số 08/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2020 về việc ban hành định mức kinh
tế kỹ thuật và đơn giá chi phí vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai; nghiên cứu, rà soát, bổ sung 1-2 tuyến xe buýt có trợ giá theo quy định
để thu hút nhu cầu đi lại của người dân.
c) Miễn, giảm phí sử dụng đường bộ qua các trạm thu
phí cho tất cả các phương tiện xe buýt tham gia hoạt động trên địa bàn tỉnh. Phối
hợp với các đơn vị quản lý tuyến đường bộ đang khai thác để thống nhất giải
pháp, hình thức miễn, giảm phí sử dụng đường bộ.
d) Thực hiện miễn tiền thuế đất để xây dựng trạm bảo
dưỡng, sửa chữa, bãi đô xe (bao gồm cả Khu bán vé, Khu quản lý điều hành,
Khu phục vụ công cộng) phục vụ cho hoạt động VTHKCC bằng xe buýt theo Nghị
định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về
thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
đ) Hỗ trợ lãi suất đầu tư phương tiện mở tuyến mới
theo danh mục mạng lưới tuyến đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc đầu
tư thay mới phương tiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt
trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ năm 2023 đến 2025 theo Thông tư số
02/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ
trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện
các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự kiến đến năm 2025, đầu tư thay thế khoảng 70 xe,
với tổng số vốn khoảng 133 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức độ đầu tư sẽ phụ thuộc vào sự
hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh và tình hình thực tế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị
có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo nội dung, mục tiêu
tại Quyết định này.
b) Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc
phê duyệt đầu tư xây dựng các Khu đô thị, trung tâm thương mại, chợ, trường học,
bệnh viện, các Khu công nghiệp,... phải gắn với việc bố trí hạ tầng dành cho xe
buýt; tham mưu trong việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ
VTHKCC bằng xe buýt và hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận sử dụng xe buýt tại các
khu vực công cộng điểm dừng, nhà chờ xe buýt.
c) Phối hợp với Sở Tài chính, đơn vị có liên quan lập
dự trù kinh phí hàng năm, tổ chức thanh quyết toán tiền trợ giá và thực hiện hỗ
trợ lãi suất đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng phục vụ cho VTHKCC bằng xe
buýt theo điểm đ khoản 6 Điều này và Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06 tháng
01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức,
cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện,
đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo
Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt.
d) Chỉ đạo Trung tâm Quản lý điều hành VTHKCC xây dựng
kế hoạch, lộ trình thực hiện đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC (biển
dừng, nhà chờ, kẻ vạch, sơn đường, hộp đèn, bảng điện tử,...); từng bước
nâng cao hiệu lực công tác quản lý; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác theo dõi, giám sát chất lượng, tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh,
xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ VTHKCC bằng xe
buýt trên địa bàn tỉnh.
đ) Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường
công tác kiểm tra, phối hợp với lực lượng chức năng Công an kiểm tra xử lý các
trường hợp vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, vi phạm an toàn giao thông.
e) Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã vận
tải thực hiện theo đúng quy định công tác bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đảm bảo
tình trạng kỹ thuật tốt, vệ sinh môi trường khi đưa vào khai thác. Đối với các
phương tiện đã cũ, xuống cấp đến hạn phải thay thế theo quy định thì đầu tư
phương tiện mới đảm bảo chất lượng, đồng bộ, có máy lạnh, hệ thống loa thông
tin lên xuống trạm cho hành khách biết, có camara giám sát, niêm yết thông tin
điện tử, hỗ trợ cho người khuyêt tật,... (theo tiêu chuẩn xe buýt hiện
hành).
g) Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư tham gia khai thác
theo danh mục tuyến được công bố, đầu tư xã hội hóa hệ thống kết cấu hạ tầng:
Nhà chờ, bãi đỗ xe, điểm trung chuyển,... phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.
h) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, cơ quan báo
chí, Đài phát thanh truyền hình Đồng Nai tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thay cho phương
tiện cá nhân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, hạn chế nguy cơ xảy ra tai
nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, các đơn vị có liên quan cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện trợ giá, Chương trình nâng cao chất
lượng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp Sở Giao thông vận tải tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ
chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng
phục vụ VTHKCC bằng xe buýt theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính,
các Sở, ngành và đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch đầu
tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bến bãi, điểm trung chuyển,... để thực
hiện Chương trình nâng cao chất lượng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh.
4. Cục Thuế
Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế cho các đối tượng
tham gia VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành của pháp
luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải đề xuất, tham
mun Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thực hiện các nhiệm vụ khoa học và phát triển
công nghệ vào VTHKCC bằng xe buýt.
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu,
triển khai việc sử dụng vé thông minh, từng bước đưa vào sử dụng thay thế vé giấy
trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, tiến tới kết nối các hệ thống vé thông
minh dùng chung cho các loại hình VTHKCC khác.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định
hướng các cơ quan báo chí của tỉnh tuyên truyền, vận động đề người dân hưởng ứng
tham gia sử dụng xe buýt thay phương tiện cá nhân, từng bước hình thành thói
quen và văn hóa trong sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
7. Ban An toàn giao thông tỉnh
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các Sở, ngành
liên quan có kế hoạch tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, công
nhân, học sinh và người dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân chuyên sang đi
lại băng phương tiện xe buýt để góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm ô
nhiễm môi trường, hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
8. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm trên tuyến
giao thông, đặc biệt là tình trạng trộm cắp tài sản, móc túi tại các bến xe, trạm
xe trung chuyển hành khách và trên các phương tiện vận tải khách công cộng.
b) Kiểm tra xử lý đảm bảo trật an toàn giao thông
trong hoạt động VTHKCC bằng xe buýt như: Vi phạm về tốc độ, dừng đón trả khách
không đúng nơi quy định, xe giả xe buýt,...
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các lực
lượng chức năng phối hợp thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động vận tải
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
9. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai
Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu
tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ VTPIKCC bằng xe buýt trên địa
bàn tỉnh được tiếp cận, vay vốn từ nguồn vốn đầu tư, cho vay của Quỹ đầu tư
phát triển theo quy định.
10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực
hiện các thủ tục cho các cá nhân, tổ chức vay vốn để thực hiện dự án đầu tư
phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt theo Thông tư số
02/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ
trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện
các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt; và theo Quyết định này.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác
tổ chức, quản lý hoạt động VTHKCC bằng xe buýt và công tác đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt tại địa phương.
b) Thực hiện phê duyệt xây dựng Khu đô thị, trung
tâm thương mại, bãi đỗ xe,... tại địa phương gắn liền với việc bố trí xây dựng
hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao
thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin
và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh; Cục
trưởng Cục Thuế; Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai; Giám đốc
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, KTN, Tan.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hoàng
|