Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy Hồ Chí Minh

Số hiệu: 15/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Lê Hòa Bình
Ngày ban hành: 20/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2021/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới;

Căn cứ Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa; Thông tư số 59/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch;

Căn cứ Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 14463/TTr-SGTVT ngày 03 tháng 12 năm 2020; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 4490/STP-VB ngày 25 tháng 9 năm 2020 và Công văn số 5988/STP-VB ngày 24 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy định

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.

2. Bãi bỏ Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Trưởng Ban An toàn giao thông Thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành Thành phố, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trật Tổ quốc Việt Nam TP;
- Cục ĐTNĐ VN, Cục Hàng hải VN,
- Cục Đăng kiểm VN;
- Các Báo, đài Thành phố;
- VPUB: các PCVP;
- Các Phòng NCTH;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, (ĐT-TNC) D.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hòa Bình

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: yêu cầu, điều kiện hoạt động của cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch đường thủy, khu vực neo đậu và phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy; yêu cầu, điều kiện hoạt động và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch đường thủy.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến vận tải khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy: bao gồm các hoạt động tham quan và du lịch nhằm mục đích phục vụ khách du lịch được thực hiện trên hệ thống sông, kênh, rạch đã được cơ quan thẩm quyền công bố.

2. Cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch đường thủy là cảng, bến để phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy neo đậu đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác (nếu có).

3. Phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy là phương tiện thủy vận tải khách đường thủy (nội địa, hàng hải) theo tuyến cố định hoặc theo hợp đồng chuyến (chương trình du lịch) với mục đích du lịch.

4. Cảng vụ liên quan là Cảng vụ Hàng hải hoặc Cảng vụ Đường thủy nội địa.

Điều 3. Các nguyên tắc quản lý chung trong hoạt động du lịch đường thủy

1. Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích các nhà đầu tư tham gia khai thác các cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy, điểm du lịch văn hóa, lịch sử nhằm giữ gìn và khai thác các giá trị nhân văn, môi trường sinh thái phục vụ phát triển du lịch đường thủy đồng thời bảo đảm tuân thủ pháp luật hiện hành.

2. Phát triển du lịch đường thủy phải bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh và văn minh; bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong kinh doanh du lịch đường thủy.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ CẢNG, BẾN VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY

Điều 4. Điều kiện của cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch đường thủy

1. Thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

2. Có bảng thông tin hướng dẫn cho khách du lịch về tuyến, điểm du lịch; các công trình phụ trợ phục vụ khách du lịch bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường.

Điều 5. Điều kiện của phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy

1. Được cấp biến hiệu phương tiện vận tải khách du lịch.

2. Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014; theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.

3. Đối với phương tiện thủy lưu trú, phải bảo đảm điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch và Điều 5 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

4. Đối với phương tiện thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi thực hiện theo quy định Thông tư số 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi.

Chương III

TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH ĐƯỜNG THỦY

Điều 6. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch

1. Chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

2. Chấp hành các quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa.

3. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 4 Quy định này.

Điều 7. Trách nhiệm của chủ phương tiện và của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch đường thủy

1. Đối với chủ phương tiện:

a) Chủ phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

b) Bảo đảm điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định; thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa; tại Điều 4 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

c) Trường hợp chủ phương tiện cho thuê phương tiện, thực hiện theo đúng quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014 về cho thuê phương tiện.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch đường thủy:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch; thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 47 của Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017.

b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 2 Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa.

Điều 8. Trách nhiệm của thuyền viên và người lái phương tiện

1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 39/2019/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa; tại Điều 23 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cảng, bến thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

3. Thực hiện xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch theo quy định tại Điều 28 của Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cảng, bến thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Thực hiện đúng lộ trình theo chương trình du lịch, tham quan đã thỏa thuận và ký với doanh nghiệp lữ hành hay khách tham quan.

5. Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

6. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều này thực hiện nghiêm túc lệnh cấm tàu thuyền ra khơi, lệnh cấm phà, đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu nhà hàng xuất bến khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thiên tai.

Điều 9. Trách nhiệm của nhân viên phục vụ trên phương tiện

1. Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch và thực hiện đúng quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa. Tổ chức và hướng dẫn về nội quy an toàn, sử dụng các trang thiết bị an toàn cá nhân (áo phao, búa phá cửa thoát hiểm, bình cứu hỏa...) cho khách du lịch.

2. Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật hiện hành trong hoạt động du lịch và Quy định này.

3. Cung cấp danh sách đoàn khách chính xác và lộ trình du lịch cho người lái phương tiện làm thủ tục xuất bến.

Điều 10. Nghĩa vụ của khách du lịch

1. Thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Giao thông đường thủy nội địa, Điều 12 của Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về điền kiện bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa của thuyền trưởng, thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Du lịch

1. Là cơ quan thường trực, tổ chức giám sát việc thực hiện Quy định này. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan đề xuất các biện pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện Quy định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các thuyền viên, người lái phương tiện.

3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch của các phương tiện và tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy.

4. Chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra điều kiện và chất lượng cung cấp dịch vụ trên tàu du lịch theo quy định.

5. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn cá nhân, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức các chương trình, sự kiện phục vụ du lịch đường thủy theo đúng quy định.

6. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về chính sách khuyến khích tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đường thủy.

7. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan, là đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động du lịch đường thủy, báo cáo tình hình thực hiện quy định cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì phối hợp với Sở Du lịch khảo sát, xác định, phân luồng, cắm mốc, biển báo an toàn giao thông và xác định các tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố.

2. Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 13. Trách nhiệm của Công an Thành phố

1. Chịu trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý cư trú trên địa bàn Thành phố theo quy định.

2. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin có liên quan đến an ninh trật tự, an toàn hội. Chủ động kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải du lịch đường thủy có vi phạm về an toàn giao thông đường thủy nội địa, vi phạm về quản lý lưu trú và các vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Trao đổi thông tin về người, phương tiện hoạt động du lịch trên có vi phạm về an ninh trật tự, an toàn hội cho các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường công tác phối hợp và quản lý.

3. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch đường thủy và các phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy theo quy định và xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

4. Tổ chức thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.

5. Tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy, nổ hoặc chìm tàu xảy ra. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố trên các tuyến giao thông thủy phục vụ hoạt động du lịch.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố

1. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tăng cường công tác kiểm soát xuất nhập cảnh, kiểm tra, giám sát biên phòng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, kịp thời xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tại khu vực biên giới biển, cửa khẩu cảng.

3. Trao đổi thông tin, tình hình về khách du lịch xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua khu vực biên giới biển và cửa khẩu cảng, phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch và an ninh trật tự ở khu vực biên giới biển và cửa khẩu cảng Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu cảng biển và đến địa bàn biên phòng góp phần thu hút, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch, phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ động tổ chức giám sát, theo dõi và thông báo tình hình chất lượng vệ sinh của các tuyến sông, kênh, rạch đến các cơ quan quản lý theo phân cấp để biết và tổ chức dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy của các tuyến sông, kênh, rạch.

2. Chủ trì, điều phối, hướng dẫn, đôn đốc các quận huyện và đơn vị có liên quan triển khai công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tính tự giác của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Nghiên cứu, tham mưu hướng dẫn thực hiện về danh mục thuốc thông thường và thiết bị y tế trên phương tiện vận tải du lịch đường thủy.

2. Phối hợp với đơn vị cứu hộ cứu nạn cho khách du lịch khi xảy ra sự cố và tai nạn chìm tàu.

Điều 17. Trách nhiệm của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố

Thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:

1. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho phương tiện vận tải du lịch đường thủy phục vụ dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của các phương tiện vận tải du lịch đường thủy phục vụ dịch vụ ăn uống cho du khách.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục tham gia Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được hỗ trợ lãi vay theo quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện

1. Phối hợp với các ngành chức năng quản lý địa bàn về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch đường thủy, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội các điểm đến trên địa bàn, hỗ trợ công tác cứu hộ và sơ cứu nạn nhân khi gặp nạn trên địa bàn.

2. Tiếp nhận các đề xuất của các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư về quy hoạch phát triển các điểm du lịch, cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch đường thủy.

3. Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý các cảng, bến tàu và phương tiện vận tải khách du lịch đường thủy hoạt động trái phép.

4. Chủ động đề xuất các đề án, kế hoạch cải tạo mặt tiền trên bờ các luồng tuyến du lịch đường thủy, mặt tiền khu nhà ở ven bờ; phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý giữ gìn cảnh quan trên các luồng tuyến du lịch đường thủy.

5. Triển khai công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tính tự giác của cộng đồng về bảo vệ môi trường và tổ chức mạng lưới thu gom rác thải để cải thiện tình hình rác thải trên sông, kênh, rạch trên địa bàn.

6. Thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố về ủy quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho phương tiện vận tải du lịch đường thủy phục vụ dịch vụ ăn uống do cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Điều 20. Trách nhiệm của Cảng vụ liên quan

1. Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của phương tiện thủy phục vụ khách du lịch tại cảng biển, trong vùng nước cảng biển theo quy định.

b) Kiểm tra, theo dõi hoạt động của phương tiện thủy lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS trong vùng nước cảng biển; giám sát hoạt động của phương tiện thủy nội địa theo quy định.

2. Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 3, Cảng vụ Đường thủy nội địa Thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của phương tiện thủy tại cảng, bến thủy nội địa phục vụ khách du lịch thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

Điều 21. Trách nhiệm phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm và chế độ báo cáo

1. Sở Du lịch chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan lên kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, xác định nội dung, đối tượng kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình hoạt động của phương tiện thủy vận tải khách du lịch đường thủy.

2. Trường hợp phát hiện các hành vi sai phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà một cơ quan không đủ thẩm quyền xử lý, đơn vị kiểm tra nhanh chóng thông tin sự việc và đề nghị đơn vị có trách nhiệm gần nơi xảy ra vi phạm nhất phối hợp để kịp thời xử lý tại chỗ. Trong trường hợp không thể phối hợp tại thời điểm kiểm tra, đơn vị kiểm tra phải lập biên bản ghi nhận đầy đủ các hành vi, chứng cứ vi phạm để sau đó đề nghị đơn vị có thẩm quyền phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Định kỳ hàng tháng, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch đường thủy nội địa báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và gửi về đơn vị đầu mối là Sở Du lịch để tổng hợp, đánh giá và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này. Sở Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định; định kỳ sáu tháng tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Du lịch thống nhất xem xét đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 15/2021/QĐ-UBND ngày 20/05/2021 quy định về quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đường thủy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.025

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.109.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!