BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 01/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2021
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH AN NINH HÀNG KHÔNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG AN NINH
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình
an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng không, có
hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020;
Thông tư số 41/2020/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định chi tiết về Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát
chất lượng an ninh hàng không Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm
2021.
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số
66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11
năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ Luật Quản lý, Sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên
quan đến an ninh quốc gia số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007;
Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01
năm 2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ;
Căn cứ Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;
Căn cứ Quyết định số 16/2017/QĐ-TTg ngày 16
tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phương án khẩn nguy tổng thể đối
phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không Việt Nam[1].
Thông tư này quy định
về an ninh hàng không dân dụng, bao gồm:
1. Biện pháp kiểm
soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó
với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Hệ thống tổ chức
bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng.
3. Công trình, trang
bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh
hàng không.
4. Kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không; quản lý rủi ro an ninh hàng không.
5. Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
Thông tư này áp dụng
đối với:
1. Tổ chức, cá nhân
Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt
Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay do Việt Nam
quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân
Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước
ngoài không có quy định khác.
3. Tổ chức, cá nhân
Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tàu bay công vụ nhằm mục đích
dân dụng.
Trong Thông tư này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bưu gửi bao gồm
thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng
bưu chính.
2.[2]
Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn
chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng
không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra
an ninh hàng không.
3. Điểm kiểm soát an ninh
hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được
thiết lập tại khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động
của người, phương tiện, duy trì an ninh, trật tự trong phạm vi được giới hạn
quanh điểm kiểm soát.
4. Đồ vật phục vụ
trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ
suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Đồ vật, hành lý
không xác nhận được chủ là đồ vật bị bỏ tại cảng hàng không, sân bay mà không
có căn cứ xác định được chủ của đồ vật, hành lý đó.
6. Giám sát an ninh
hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, thiết bị
kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm
hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
7. Giấy phép nhân
viên kiểm soát an ninh hàng không là giấy tờ do Cục Hàng không Việt Nam cấp cho
cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể hành nghề nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không.
8. Hàng hóa là tài
sản được chuyên chở bằng tàu bay trừ bưu gửi, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu
bay và suất ăn.
9. Hàng hóa, bưu gửi
trung chuyển là hàng hóa, bưu gửi được vận chuyển tiếp nối trên 02 chuyến bay
khác nhau trở lên hoặc bằng 02 loại hình vận chuyển khác nhau trở lên, trong đó
có loại hình vận chuyển bằng đường hàng không.
10. Hành lý là tài
sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay.
11. Hành lý xách tay
là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do
hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
12. Hành lý ký gửi là
hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của
tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
13. Hành lý không có
người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành
khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
14. Hành lý thất lạc
là hành lý của hành khách, tổ bay bị tách rời khỏi hành khách, tổ bay trong quá
trình vận chuyển.
15. Hành khách, hành
lý, hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, tạm dừng nội địa là hành khách, hành lý, hàng
hóa, bưu gửi lên lại cùng một chuyến bay tại một cảng hàng không mà hành khách,
hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã đến trước đó.
16. Hành khách, hành
lý nối chuyến là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác
nhau trở lên trong một hành trình.
17.[3]
Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không là
việc thực hiện các kỹ thuật nghiệp
vụ và biện
pháp giám sát để
đánh giá hiện trạng công tác bảo đảm
an ninh hàng không, khắc phục các hạn
chế trong công tác bảo đảm an ninh hàng không được phát hiện. Kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không bao gồm các hoạt động: giám sát thường xuyên, thanh tra, kiểm tra
chất lượng, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không, thống kê, phân
tích số liệu và các biện pháp khác.
a) Kiểm tra chất
lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định trong chương
trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không,
sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đã được Cục
Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Thử nghiệm an ninh
hàng không là việc thực hiện hành vi giả định can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không dân dụng bằng hình thức công khai hoặc bí mật nhằm sát hạch
hiệu quả của biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
c) Điều tra an ninh
hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi
phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
d) Đánh giá an ninh
hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn,
quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức
trách hàng không, hãng hàng không tiến hành.
18. Khu vực bảo
dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu
bay, bao gồm: sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ
thống đường giao thông nội bộ.
19. Khu vực cách ly
là một phần của khu vực hạn chế, được xác định từ sau điểm kiểm tra an ninh
hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay của nhà ga đến cửa khởi hành.
20. Khu vực hạn chế
sử dụng riêng là khu vực hạn chế có một
trong các đặc điểm sau:
a) Khu vực hạn chế
không thuộc nhà ga, sân bay;
b) Khu vực hạn chế
thuộc nhà ga hoặc sân bay có hoạt động khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng
mà trong thời gian khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng không có hoạt động
cung cấp dịch vụ hàng không và ranh giới khu vực khảo sát, thi công, sửa chữa,
bảo dưỡng có hàng rào hoặc vật kiến trúc ngăn cách, bảo đảm cách biệt với các
khu vực hạn chế khác, người, phương tiện trong khu vực thi công không thể xâm
nhập vào khu vực hạn chế khác trái phép;
c) Khu vực
hạn chế thuộc nhà ga hoặc sân bay do duy nhất một đơn vị quản lý, khai thác và
không trực tiếp phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, có hàng
rào hoặc vật kiến trúc ngăn cách, bảo đảm cách biệt với các khu vực hạn chế
khác.
20a.[4]
Khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay là khu vực do chủ thể có quyền
tổ chức khai thác khu vực đó xác định cụ thể trong chương trình, quy chế an
ninh hàng không mà hành khách đi tàu bay, phương tiện, người đón, tiễn, gửi,
nhận hàng hóa, bưu gửi có thể tiếp cận mà chưa qua kiểm tra an ninh hàng không.
Khu vực công cộng là một trong các khu vực cụ thể sau:
a) Khu vực thuộc nhà
ga hành khách, nhà ga hàng hóa mà không phải khu vực hạn chế và không phải các
khu vực sử dụng riêng của các cơ quan, đơn vị;
b) Khu vực đường giao
thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay;
c) Các cửa hàng,
trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí công cộng dành cho hành khách,
người đón, tiễn, gửi, nhận hàng hóa, bưu gửi ở liền kề sân bay, nhà ga, đường
giao thông, bãi đỗ xe dành cho hành khách đi tàu bay.
21. Khu vực
lưu giữ hành lý là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay, lưu giữ
hành lý thất lạc hoặc hành lý không có người nhận.
22. Kiểm soát
an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều
kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân
viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và
các hành vi vi phạm khác.
23. Kiểm tra
an ninh hàng không tàu bay là việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo
danh mục nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm;
24. Kiểm tra
trực quan là việc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay,
mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết
và phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
25. Kiểm tra
lý lịch là việc thẩm tra, xác minh nhân thân của một người để đánh giá sự thích
hợp với vai trò nhân viên hàng không, cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không,
sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
26. Nhân viên
an ninh trên không là người được Chính phủ của quốc gia khai thác tàu bay và Chính phủ của
quốc gia đăng ký tàu bay ủy quyền, bố trí làm nhiệm vụ trên tàu bay với mục
đích bảo vệ tàu bay và hành khách chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp.
27. Niêm
phong an ninh là sự xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an
ninh hàng không
hoặc xác nhận tình trạng
nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện hoặc đồng thời xác nhận hàng hóa, đồ vật,
phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không và tình trạng nguyên
vẹn của đồ vật, phương tiện được niêm phong. Niêm phong an ninh hàng không được
thực hiện bằng sử dụng tem niêm phong, dây niêm phong.
27a.[5]
Phương tiện tự hành là phương tiện kỹ thuật khu bay tự di chuyển được.
28. Sân đỗ
tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả
hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.
29. Suất ăn
là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
30. Tàu bay
đang bay là tàu bay theo quy định tại khoản
2 Điều 74 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
31. Tàu bay
đang khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đang đỗ
tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay để chuẩn bị thực hiện hoạt động bay và có sự giám
sát an ninh hàng không liên tục bằng biện pháp thích hợp nhằm phát hiện việc
tiếp cận, xâm nhập tàu bay trái phép.
32. Tàu bay
không khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đỗ tại
sân đỗ, bãi đậu tàu bay trên 12 giờ hoặc không có sự giám sát an ninh hàng
không liên tục.
33. Tia X là
một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 na-nô-mét đến 10
na-nô-mét tương ứng với dãy tần số từ 30 pe-ta-héc đến 30 e-xa-héc và năng
lượng từ 120 eV đến 120 keV.
34. Túi nhựa an
ninh là túi nhựa chuyên biệt, trong suốt, có thể nhìn và đọc dễ dàng phiếu mua
hàng mà không cần mở túi, dùng để đựng đồ vật có chứa chất lỏng, các chất đặc
sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, mua trên
chuyến bay quốc tế, có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
35. Vị trí đỗ
biệt lập là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can
thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng
hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển
khai phương án khẩn nguy.
36. Bốt, vọng, chốt
gác là vật kiến trúc phục vụ cho công tác kiểm soát an ninh hàng không tại điểm
kiểm tra an ninh hàng không, điểm kiểm soát an ninh hàng không.
37. Vụ việc
vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến
mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
38. ICAO là
tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
1. Người khai
thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các
cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng chương trình an
ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp
của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng
không đã được phê duyệt.
2. Người khai
thác sân bay chuyên dùng xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng
không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng
không theo
danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.
3. Hãng hàng
không Việt Nam xây dựng chương trình an ninh hàng không; đơn vị cung cấp dịch
vụ bảo đảm an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh
nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp
dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi
để đưa lên tàu bay xây dựng quy chế an ninh hàng không trình Cục Hàng không
Việt Nam phê duyệt theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an
ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng
không, quy chế an ninh hàng không đã được phê duyệt.
4. Hãng hàng
không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải
trình chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại
Việt Nam để Cục
Hàng không Việt Nam chấp thuận theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương
trình an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân
bay
và
bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà hãng có
đường bay thường lệ.
5. Chương
trình, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp hàng không tại các khoản 1, 2, 3
và 4 Điều này quy
định chi tiết trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong công tác bảo đảm
an ninh hàng không, quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không
được quy định tại Thông tư này. Nội dung trong chương trình, quy chế an ninh
hàng không của các hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng
không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan đến hoạt động tại
cảng hàng không phải đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chương trình an
ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy của người khai thác cảng hàng không, sân
bay.
6. Nội dung chương
trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp nêu tại các khoản 1, 2, 3
và 4 Điều này phải
được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I,
II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông
tư này.
1.[6]
Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 01 bộ hồ
sơ (hồ sơ bằng tiếng Việt đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Anh
đối với hãng hàng không nước ngoài) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc
các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục
VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình, quy chế an ninh hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không
của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm
khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh
hàng không của hãng hàng không nước ngoài.
2. Trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày
làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề
nghị phê duyệt bổ sung hồ sơ.
3.[7] Trường hợp nhận được đầy đủ
hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối
với thủ tục phê duyệt, chấp thuận chương trình, quy chế an ninh hàng không)
hoặc 05 ngày làm việc (đối với thủ tục phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương
trình, quy chế an ninh hàng không) tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt
Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xem xét tổ chức kiểm tra thực tế nếu cần:
a) Nếu chương
trình, quy chế an ninh hàng không đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này:
ra quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận (đối với chương trình an ninh hàng
không của hãng hàng không nước ngoài);
b) Nếu chương
trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư
này: có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung, sửa đổi
chương trình, quy chế.
1. Đơn vị,
doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải tổ chức rà soát,
đánh giá thường xuyên chương trình, quy chế an ninh hàng không để kịp thời sửa
đổi, bổ sung nếu cần thiết.
2. Chương
trình an ninh, quy chế an ninh hàng không phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung
khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong
quá trình triển khai, thực hiện.
3. Thủ tục
phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh
hàng không được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Việc xác
định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Danh mục
tài liệu an ninh hàng không hạn chế bao gồm:
a) Các chương
trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê
duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến
cáo, thông báo, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ
về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không chưa
được công bố công khai;
c) Các quy
chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị
ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu
về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía
nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn
bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ
quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục
đích.
4. Tài liệu
an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu.
Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được
sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và có ký giao,
nhận. Đồ vật cất giữ tài liệu an ninh hàng không hạn chế phải có dòng chữ “tài
liệu hạn chế” tại nơi dễ dàng quan sát. Việc dự thảo, phát hành, quản lý, sử dụng,
tiêu hủy tài liệu an ninh hàng không hạn chế được quy định cụ thể trong chương
trình, quy chế an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị có chương trình, quy
chế an ninh hàng không.
1. Xem xét các mối đe dọa, rủi ro an
ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
2. Phối hợp giữa các bên liên quan
trong công tác bảo đảm an ninh cảng hàng không, sân bay; trao đổi thông tin về
các vấn đề an ninh hàng không.
3. Tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng chương
trình, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh hàng không.
4. Xem xét kết quả của hoạt động kiểm
soát chất lượng nội bộ và kiểm soát chất lượng của cơ quan có thẩm quyền tại
cảng hàng không, sân bay hoặc đánh giá của các hãng hàng không, tổ chức quốc tế.
5. Đánh giá tính liên tục và hiệu quả
của chương trình an ninh hàng không.
1. Hệ thống
thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn
và loại có giá trị sử dụng ngắn hạn cấp cho người, phương tiện được phép vào và
hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
b) Thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn và loại có giá
trị sử dụng ngắn hạn được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn chế riêng
của doanh nghiệp;
c) Thẻ nhận
dạng tổ bay của hãng hàng không được phép vào và hoạt động tại các khu vực hạn
chế có liên quan đến nhiệm vụ của tổ bay.
2. Thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh hàng không phải được bảo mật, chống làm giả. Cục Hàng
không Việt Nam thống nhất cách thức, biện pháp bảo mật đối với từng loại thẻ,
giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
3.[8] Các quy định về giấy phép
kiểm soát an ninh hàng không cấp cho phương tiện trong Thông tư này chỉ áp dụng
đối với phương tiện tự hành và phương tiện giao thông đường bộ.
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện
cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn
tại các cảng hàng không sân bay thuộc quyền quản lý của từ 02 Cảng vụ hàng
không trở lên cho các đối tượng đủ điều kiện cấp thẻ.
2. Cảng vụ hàng không thực hiện cấp thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cho các đối tượng đủ điều kiện
được cấp thẻ, giấy phép như sau:
a) Cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng
hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn tại một hoặc nhiều cảng hàng
không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không cho các đối tượng
quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 14 của Thông tư này, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
b)[9]
Cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử
dụng ngắn hạn tại 01 cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ
hàng không cho các đối tượng quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều
14 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Doanh
nghiệp cảng hàng không, sân bay thực hiện cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh
cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn và ngắn hạn thuộc phạm
vi quản lý cho các đối tượng đủ điều kiện được cấp thẻ, giấy phép sau:
a) Cán bộ,
nhân viên, phương tiện của doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, người khai
thác cảng hàng không, sân bay, đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng
không;
b) Người,
phương tiện mà doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không,
sân bay, đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không thuê làm nhiệm vụ
khảo sát, thi công, xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị, công trình
của mình.
4. Hãng hàng
không Việt Nam và nước ngoài cấp thẻ nhận dạng tổ bay cho tổ bay để thực hiện
nhiệm vụ trong chuyến bay.
5. Doanh
nghiệp chủ quản khu vực hạn chế sử dụng riêng cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an
ninh nội bộ có giá trị sử dụng tại các khu vực hạn chế sử dụng riêng của doanh
nghiệp.
1.[10]
Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng
dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm kể từ thời điểm thẻ, giấy
phép được cấp có hiệu lực.
2. Thẻ kiểm
soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn
hiệu lực căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả thẩm định hồ sơ,
bao gồm thẻ được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm thẻ
được cấp có hiệu lực và thẻ được sử dụng nhiều lần nhưng có thời hạn tối đa
không quá 30 ngày kể từ thời điểm thẻ được cấp có hiệu lực.
3.[11] Giấy phép kiểm soát an ninh
cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn hạn có thời hạn hiệu lực
căn cứ vào yêu cầu của người đề nghị cấp và kết quả thẩm định hồ sơ, bao gồm
giấy phép được sử dụng 01 lần trong vòng 01 ngày (24 giờ) kể từ thời điểm giấy
phép được cấp có hiệu lực và giấy phép được sử dụng nhiều lần nhưng tối đa
không quá 30 ngày kể từ thời điểm giấy phép được cấp có hiệu lực.
4. Thẻ nhận
dạng tổ bay của hãng hàng không Việt Nam; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội
bộ loại có giá trị sử dụng dài hạn có thời hạn hiệu lực tối đa không quá 02 năm
kể từ ngày cấp; thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ loại có giá trị sử dụng
ngắn hạn có thời hạn hiệu lực như quy định về thời hạn hiệu lực của thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng ngắn
hạn quy định tại khoản 2, 3 Điều này.
5. Mẫu thẻ, giấy phép
kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Hãng hàng
không Việt Nam ban hành mẫu thẻ nhận dạng tổ bay; doanh nghiệp chủ quản khu vực
hạn chế sử dụng riêng ban hành mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ. Các
mẫu này không được giống với mẫu thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng
không, sân bay và phải được thông báo cho Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không nơi hãng hàng không khai thác, doanh nghiệp hoạt động
để giám sát.
7. Hãng hàng không nước ngoài phải
thông báo mẫu thẻ nhận dạng tổ bay cho Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát
an ninh hàng không nơi hãng hàng không khai thác để giám sát.
8. Đối tượng
được cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay phải chịu
chi phí cấp thẻ, giấy phép theo quy định của pháp luật.
1. Thẻ kiểm
soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn phải có các
thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ; ký
hiệu cảng hàng không, sân bay được phép vào và hoạt động;
b) Thời hạn
hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên
của người được cấp thẻ;
d) Chức danh
của người được cấp thẻ;
đ) Tên cơ
quan, đơn vị của người được cấp thẻ;
e) Ảnh của
người được cấp thẻ;
g) Khu vực
hạn chế được phép vào và hoạt động;
h) Quy định
về sử dụng thẻ.
2. Thẻ kiểm
soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các thông tin cơ bản sau
đây:
a) Số thẻ; ký
hiệu của doanh nghiệp;
b) Thông tin
theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
3. Thẻ kiểm
soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các
thông tin cơ bản quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h khoản 1 Điều này và số
chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ kiểm
soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn hoặc số thẻ
kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn của người được cấp thẻ.
Thẻ kiểm soát
an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ bản quy
định tại các điểm a, b, c, g và h khoản 1 Điều này.
4. Từng khu
vực hạn chế trên thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ kiểm soát
an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số, màu sắc hoặc được
mã hóa.
5. Thẻ nhận
dạng tổ bay có các thông tin cơ bản sau đây:
a) Số thẻ;
b) Thời hạn
hiệu lực của thẻ;
c) Họ và tên
của người được cấp thẻ;
d) Chức danh
của người được cấp thẻ;
đ) Tên, biểu
tượng hãng hàng không;
e) Ảnh của
người được cấp thẻ.
1. Giấy phép
kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn
hạn; giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng dài hạn phải có các
thông tin cơ bản sau đây:
a) Số giấy
phép;
b) Thời hạn
hiệu lực của giấy phép;
c) Loại
phương tiện;
d) Biển kiểm
soát phương tiện;
đ) Khu vực
hạn chế được phép vào và hoạt động;
e) Cổng ra,
cổng vào;
g) Tên cơ
quan, đơn vị chủ quản phương tiện.
2. Giấy phép
kiểm soát an ninh nội bộ có giá trị sử dụng ngắn hạn phải có các thông tin cơ
bản quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều này.
3. Từng khu
vực hạn chế trên giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, giấy
phép kiểm soát an ninh nội bộ được phân định tương ứng bằng chữ cái, con số
hoặc màu sắc.
1. Đối tượng
được xem xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử
dụng dài hạn bao gồm:
a)[12] Cán bộ, nhân
viên của các hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ, du lịch tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân
bay có hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời
hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Nhân viên
của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không;
c) Nhân viên
của doanh nghiệp thực hiện khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng công trình,
trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay;
d) Cán bộ,
nhân viên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
đ) Người của
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của
tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối tượng
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn
khi đáp ứng các
điều
kiện sau:
a) Không có
án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan,
tổ chức chủ quản giao nhiệm vụ làm việc theo ca hoặc hàng ngày
hoặc định kỳ theo tuần, tháng tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân
bay
trong thời gian
từ
03 tháng liên
tục
trở lên hoặc có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực hàng không tại các
khu vực hạn chế.
3. Đối tượng
quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử
dụng dài hạn khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không có
án tích theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan,
tổ chức quản
lý giao
nhiệm vụ làm việc
theo ca hoặc
hàng
ngày hoặc định kỳ theo tuần, tháng tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân
bay
trong thời gian
từ
03 tháng liên
tục
trở lên.
4. Đối tượng
quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn
với điều kiện không có án tích theo quy định của pháp luật và đáp ứng một trong
các điều
kiện
sau:
a) Có nhiệm
vụ thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng
không dân dụng;
b) Phục vụ
chuyên cơ theo quy định của pháp luật về chuyên cơ;
c) Thực hiện
nhiệm vụ chuyên trách đón, tiễn các đoàn khách quốc tế của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương; cơ quan Nhà nước cấp Trung ương
hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Thường
xuyên, chuyên trách đưa, đón các đồng chí Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự
khuyết Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư,
Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ
Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu
trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; người điều khiển phương tiện quy
định tại điểm b và c khoản 7 Điều này;
đ) Được cơ quan,
tổ chức chủ quản giao nhiệm vụ làm việc theo ca hoặc hàng ngày
hoặc định kỳ theo tuần, tháng tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân
bay
trong thời gian
từ
03 tháng liên
tục
trở lên hoặc có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực hàng không tại các
khu vực hạn chế;
e) Các trường
hợp đặc biệt do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ xem xét, quyết
định và chịu trách nhiệm.
5. Đối tượng quy
định tại điểm đ khoản
1 Điều này được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn nếu có công việc thường
xuyên thuộc lĩnh vực ngoại giao, lãnh sự trong khu vực hạn chế cảng hàng không,
sân bay.
6. Đối tượng, điều
kiện cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn
hạn
a) Các đối
tượng có nhiệm vụ, công việc đột xuất tại khu vực hạn chế của nhà ga, sân bay
hoặc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa được cấp thẻ kiểm
soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn thì được xem
xét cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn
hạn;
b)[13] Người đến nhận thẻ kiểm soát
an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn phải đọc, hiểu quy định về
sử dụng thẻ tại Thông tư này và cam kết phổ biến quy định về sử dụng thẻ đến
người sử dụng thẻ. Người sử dụng thẻ chịu trách nhiệm tự liên hệ để có
người giám sát, hộ tống vào, hoạt động trong khu vực hạn chế theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Thông tư này;
c) Các trường
hợp đặc biệt do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ xem xét, quyết
định và chịu trách nhiệm.
7. Phương tiện
được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn bao gồm:
a) Phương
tiện hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của sân bay;
b) Phương
tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ;
c) Phương
tiện thuộc quản lý của cơ quan Đảng, Nhà nước và chuyên phục vụ các đồng chí Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự
khuyết Trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư,
Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thứ trưởng Bộ
Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng
tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
8. Phương
tiện được cấp giấy phép có giá trị sử dụng ngắn hạn gồm:
a) Phương
tiện sử dụng để đưa đón khách quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở lên;
b) Phương tiện có nhiệm vụ đột xuất
để: thực hiện các
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phục vụ hoạt động của cảng hàng không, sân bay
tại khu vực hạn chế;
c) Phương tiện quy định tại khoản 7 Điều này
nhưng chưa được cấp giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn;
d) Các trường hợp đặc biệt do người
đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và chịu trách
nhiệm.
9.[14]
Phương tiện quy định tại khoản 8
Điều này chỉ được cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng
không, sân bay có giá trị sử dụng ngắn hạn khi người đến nhận giấy phép
đọc, hiểu quy định về sử dụng giấy phép tại Thông tư này và cam kết phổ biến
quy định về sử dụng giấy phép đến người sử dụng giấy phép. Người sử dụng giấy
phép chịu trách nhiệm tự liên hệ để có người đi cùng hoặc phương tiện dẫn đường
theo quy định tại khoản 6 Điều 32 Thông tư này.
10. Phạm vi cấp thẻ, giấy phép cụ thể
như sau:
a) Người làm việc tại một cảng hàng
không, sân bay chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn tại cảng hàng
không, sân bay nơi làm việc;
b) Người làm việc tại nhiều
cảng hàng không được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn tại các cảng hàng
không, sân bay nơi làm việc; người, phương tiện có nhiệm vụ tại khu vực hạn chế
nào chỉ được cấp thẻ, giấy phép vào khu vực hạn chế đó; người, phương tiện có
nhiệm vụ trong khu vực hạn chế thời gian nào chỉ được cấp thẻ, giấy phép có giá
trị sử dụng trong thời gian đó;
c) Đối tượng quy định tại điểm đ khoản
1 Điều này chỉ được cấp thẻ có giá trị sử dụng dài hạn vào cảng hàng không quốc
tế;
d) Thẻ có giá trị sử dụng ngắn hạn,
giấy phép có giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn chỉ có giá trị sử dụng tại một
cảng hàng không, sân bay.
11. Trong trường hợp áp dụng biện pháp
an ninh tăng cường, khẩn nguy sân bay hoặc vì lý do an ninh, người khai thác cảng
hàng không, sân bay quyết định việc hạn chế người, phương tiện đã được cấp thẻ,
giấy phép kiểm soát an ninh vào các khu vực hạn chế và báo cáo ngay Cục Hàng
không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người
được đề nghị cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm:
1. Bảo đảm người, phương tiện được đề
nghị cấp thẻ, giấy phép đúng đối tượng theo quy định tại Điều 14
của Thông tư này;
2. Bảo đảm tính chính xác của hồ sơ đề
nghị cấp thẻ, giấy phép.
1. Thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh hàng không bị mất giá trị sử dụng trong các trường
hợp sau:
a) Thẻ, giấy
phép bị hỏng; nội dung trên thẻ, giấy phép bị mờ; không còn dấu hiệu bảo mật;
b) Thẻ, giấy
phép bị tẩy xóa, sửa chữa;
c) Thẻ, giấy
phép bị mất;
d) Người được
cấp thẻ không còn đáp ứng về đối tượng, điều kiện cấp thẻ;
đ) Phương
tiện được cấp giấy phép không còn đáp ứng đối tượng, điều kiện cấp giấy
phép;
e) Các trường hợp
phải thu hồi thẻ, giấy phép nhưng người, đơn vị được cấp không trả lại thẻ,
giấy phép cho đơn vị cấp.
2. Thẻ, giấy phép
kiểm soát an ninh được xem xét cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Khi ban hành mẫu
thẻ, giấy phép mới;
b) Còn thời hạn sử
dụng nhưng bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Hết thời hạn sử
dụng; bị mất; do thay đổi vị trí công tác.
1. Cơ quan đề
nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các
hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp thẻ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị theo hướng dẫn tại Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Bản sao có
chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu tài liệu
chứng minh tư cách pháp nhân, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, trừ trường
hợp là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không tại cảng hàng
không, sân bay;
c) Danh sách
trích ngang theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo
Thông tư này;
d) Tờ khai
cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn theo
mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông
tư này (trừ
trường
hợp lực
lượng công an, hải
quan trực tiếp làm việc tại cảng hàng không) có dán ảnh màu kích
thước 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh chụp trên phông nền
màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ);
đ) 01 ảnh màu
theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan cấp thẻ thẩm định,
cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời
hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ phù hợp quy
định, cơ
quan cấp thẻ thực
hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời
hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp thẻ không phù hợp
quy định, cơ
quan cấp thẻ có
văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời
hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có nội dung cần
làm rõ, cơ
quan cấp thẻ có
công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc đề nghị trực tiếp đến
làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan
đề nghị cấp lại thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc
các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp thẻ. Hồ sơ bao gồm:
a) Trường hợp
cấp lại do thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại các điểm
a, c, d và đ khoản 1 Điều 17 Thông tư này;
b) Trường hợp
cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu
bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, đ khoản 1 Điều
17 Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Trường hợp
cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, đ
khoản 1 Điều 17 Thông tư này và văn bản giải trình của người đề nghị cấp về
thời gian, địa điểm và nguyên nhân mất thẻ có xác nhận của thủ trưởng cơ quan,
đơn vị;
d) Trường hợp
cấp lại do thay đổi vị trí công tác khác cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định
tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này; trường hợp thay đổi vị
trí công tác trong cùng cơ quan, đơn vị, hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c khoản 1 Điều 17 Thông tư này.
2. Cơ quan cấp thẻ thẩm định,
cấp hoặc không cấp thẻ như sau:
a) Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp
thẻ phù hợp quy định, cơ
quan cấp thẻ thực
hiện việc cấp thẻ;
b) Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp
thẻ không phù hợp quy định, cơ quan cấp thẻ có văn bản thông báo cho cơ quan đề
nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có
nội dung cần làm rõ, cơ
quan cấp thẻ có
công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị
cấp lại trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
1. Cơ quan đề
nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến Cảng vụ hàng không. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao
xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực một trong các
giấy tờ còn hiệu lực sau:
chứng
minh nhân dân, căn cước công
dân; chứng minh
thư ngoại giao, chứng minh thư lãnh sự, chứng minh thư công vụ, chứng minh thư
phổ thông;
hộ chiếu; thẻ kiểm
soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn;
b) Văn bản đề nghị, trong đó có có các
thông tin họ và tên, số điện thoại và thư điện tử của người đại diện làm thủ
tục cấp thẻ;
c) Danh sách
theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông
tư này.
2. Trong thời
hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ
hàng không thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp thẻ, thông báo trực
tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Cơ quan đề
nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc
các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp
thẻ.
Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách
cán bộ, nhân viên đề nghị cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ
lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai
cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn theo
mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông
tư này có dán ảnh màu 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét, đóng dấu giáp lai (ảnh
chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày
nộp hồ sơ);
c) 01 ảnh màu
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
2. Trong 05
ngày làm việc kể từ khi cấp thẻ, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi
danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng
vụ hàng không khu vực.
1. Cơ quan đề
nghị cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc
các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp
thẻ.
Hồ sơ bao gồm:
a) Trường hợp
cấp lại do thẻ hết thời hạn sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản
1 Điều 20 của Thông tư này;
b) Trường hợp
cấp lại do thẻ còn thời hạn sử dụng nhưng bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu
bảo mật, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều
20 của Thông tư này và nộp lại thẻ bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo
mật;
c) Trường hợp
cấp lại do bị mất thẻ, hồ sơ theo quy định tại các điểm a và c
khoản 1 Điều 20 của Thông tư này và văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ
quan, đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất thẻ;
d) Trường hợp
cấp lại do thay đổi vị trí công tác, hồ sơ theo quy định tại điểm
a, b khoản 1 Điều 20 của Thông tư này.
2. Trong 05
ngày làm việc kể từ khi cấp, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi
danh sách những người được cấp thẻ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng
vụ hàng không khu vực.
1. Đơn vị đề nghị
cấp thẻ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc
các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp
thẻ.
Hồ sơ bao gồm:
a) Danh sách
theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo
Thông tư này;
b) Bản sao có chứng
thực hoặc bản
sao xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: chứng minh
nhân dân, căn cước công
dân, hộ chiếu,
thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn.
2. Trong thời
hạn không quá 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, doanh
nghiệp cảng hàng không, sân bay thẩm định hồ sơ, cấp thẻ; trường hợp không cấp
thẻ, thông báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Cơ quan
đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua
dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến cơ quan cấp giấy phép. Hồ
sơ bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này (trừ trường hợp cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện của mình);
b) Danh sách
phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có
giá trị sử dụng dài hạn, ngắn hạn theo mẫu quy định tại Phụ
lục IX kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có
thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Cơ quan
cấp giấy phép thẩm định, cấp hoặc không cấp giấy phép như sau:
a) Trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp
giấy phép phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc cấp giấy phép;
b) Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp
giấy phép không phù hợp quy định, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo
cho cơ quan đề nghị về việc không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời
hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc
có nội dung cần làm rõ, cơ quan cấp giấy phép có công văn đề nghị cung cấp thêm
thông tin, tài liệu hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị cấp giấy phép trực tiếp đến
làm việc để làm rõ.
3.[15] Trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ khi cấp, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi danh sách
phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có
giá trị sử dụng dài hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục
IX ban hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không khu vực.
1. Cơ quan đề nghị cấp giấy phép
nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù
hợp khác đến cơ quan cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
a) Cấp lại do giấy phép hết thời hạn
sử dụng, hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư này;
b) Cấp lại do giấy phép còn thời hạn
sử dụng nhưng bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật, hồ sơ theo quy định
tại các điểm a và b khoản 1 Điều 23 Thông tư này và nộp lại
giấy phép bị mờ, hỏng hoặc không còn dấu hiệu bảo mật;
c) Cấp lại do bị mất giấy phép, hồ sơ
theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 23 Thông tư này;
cơ quan đề nghị cấp giấy phép phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng cơ quan,
đơn vị về thời gian, địa điểm, nguyên nhân mất giấy phép.
2. Cơ quan cấp giấy phép thẩm định,
cấp hoặc không cấp giấy phép như sau:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép phù hợp quy định,
cơ quan cấp giấy phép thực hiện việc cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu đối tượng, điều kiện cấp giấy phép không phù hợp quy
định, cơ quan cấp giấy phép có văn bản thông báo cho cơ quan đề nghị về việc
không cấp và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ
quan cấp giấy phép có công văn đề nghị cung cấp thêm thông tin, tài liệu hoặc
yêu cầu cơ quan đề nghị cấp giấy phép trực tiếp đến làm việc để làm rõ.
3. Trong 05 ngày làm việc kể từ khi
cấp, doanh nghiệp cảng hàng không, sân bay phải gửi danh sách phương tiện đề
nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử
dụng dài hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban
hành kèm theo Thông tư này cho Cảng vụ hàng không khu vực.
1. Cơ quan đề
nghị cấp giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp đến cho cơ quan cấp giấy phép. Hồ
sơ bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị, trong đó có có các thông tin họ và tên, số điện thoại và thư điện tử của
người đại diện làm thủ tục cấp giấy phép;
b) Danh sách
phương tiện đề nghị cấp giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có
giá trị sử dụng ngắn hạn theo mẫu quy định tại Phụ lục
IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do cơ quan có
thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
2. Trong thời
hạn tối đa 60 phút kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp
giấy phép thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép, thông
báo trực tiếp lý do cho người nộp hồ sơ.
1. Cơ quan
công an, hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không, sân bay quốc tế chịu trách
nhiệm về hồ sơ, lý lịch, nhân thân, nhiệm vụ của người được đề nghị cấp thẻ nộp
01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp
khác đến Cảng vụ hàng không, bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Danh sách
cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay quốc tế,
bao gồm các thông tin về họ và tên, chức vụ, đơn vị làm việc, khu vực hoạt động
của người đề nghị cấp thẻ;
c) 02 ảnh màu
kích thước 04 cen-ti-mét x 06 cen-ti-mét (ảnh chụp mặc trang phục của ngành
trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) hoặc ảnh
chụp trực tiếp tại cơ quan cấp thẻ.
2. Trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cảng vụ
hàng không thẩm định hồ sơ và cấp thẻ. Trường hợp không cấp có văn bản trả lời
nêu rõ lý do không cấp cho cơ quan đề nghị cấp.
1. Hồ sơ cấp
thẻ, giấy phép phải được lưu trữ, tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu
trữ.
2. Tại nơi
cấp thẻ, giấy phép phải niêm yết quy định về hồ sơ và quy trình cấp thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh hàng không, phải có sổ giao nhận thẻ, giấy phép; khi cấp
thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng
ngắn hạn phải yêu cầu người nhận thẻ viết và cam kết nội dung như quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 14 Thông tư này.
1. Cơ quan
cấp thẻ, giấy phép chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ và các nội dung sau đây để
cấp thẻ, giấy phép:
a) Đối tượng
cấp thẻ, giấy phép;
b) Điều kiện
cấp thẻ, giấy phép;
c) Phạm vi
cấp thẻ, giấy phép;
d) Thời hạn
cấp thẻ, giấy phép;
đ) Cảng hàng
không, khu vực hạn chế được cấp trong thẻ, giấy phép.
2. Cơ quan,
đơn vị và cá nhân người đề nghị cấp thẻ, giấy phép có trách nhiệm giải trình và
cung cấp các tài liệu chứng minh cho cơ quan cấp thẻ, giấy phép để làm rõ các
nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong quá trình thẩm định hồ sơ.
3. Cơ quan
cấp thẻ, giấy phép có quyền từ chối cấp thẻ, giấy phép nếu đơn vị và cá nhân
người đề nghị cấp thẻ, giấy phép từ chối giải trình và cung cấp tài liệu chứng
minh hoặc vi phạm các quy định về việc quản lý, sử dụng thẻ, giấy phép hoặc
phát hiện hành vi khai, xác nhận không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ,
giấy phép.
Doanh nghiệp
cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay phải quy định
đối tượng, điều kiện được cấp thẻ, giấy phép; mẫu thẻ, giấy phép; hồ sơ, thủ tục
cấp thẻ, giấy phép; trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, cấp, thu hồi thẻ, giấy
phép trong chương trình, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt
Nam phê duyệt.
1. Người được
cấp thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép phải bảo quản, giữ gìn
thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, không cho người khác sử dụng dưới
bất cứ hình thức nào. Trường hợp người, phương tiện được cấp thẻ, giấy phép
không còn nhiệm vụ tại khu vực hạn chế, phải nộp lại thẻ cho cơ quan đề nghị
cấp thẻ để trả lại thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp. Trường hợp bị mất thẻ, giấy
phép phải báo ngay cho đơn vị cấp và cơ quan chủ quản của mình.
2. Người sử
dụng thẻ, người sử dụng phương tiện được cấp giấy phép sẽ bị thu hồi thẻ, giấy
phép (không áp dụng đối với hành vi vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Nghị
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng) trong
các trường hợp sau:
a) Vi phạm
quy định về an ninh, an toàn hàng không;
b) Gây rối
trật tự tại cảng hàng không, sân bay;
c) Vi phạm
quy định về sử dụng thẻ, giấy phép;
d) Không còn
đáp ứng điều kiện cấp thẻ, giấy phép.
3. Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị quản lý người, phương tiện được cấp thẻ, giấy phép chịu trách
nhiệm:
a) Quy định
việc quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép của các cá nhân, phương tiện của đơn vị
mình khi được cấp để bảo đảm sử dụng đúng mục đích;
b) Thu hồi và
bàn giao cho đơn vị cấp: thẻ, giấy phép mất giá trị sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 16 của Thông tư này; thẻ, giấy phép bị thu hồi
theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thông báo ngay bằng văn bản các trường hợp
mất thẻ, giấy phép cho đơn vị cấp thẻ, giấy phép;
c) Trong vòng
15 ngày sau khi thẻ, giấy phép hết hạn sử dụng phải tiêu hủy thẻ, giấy phép.
4. Cán bộ,
nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu
tại cửa khẩu sử dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không để ra, vào khu vực hạn
chế không phải đeo thẻ trong quá trình làm việc.
5.[16] Cơ quan cấp thẻ, giấy phép
phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu an ninh hàng
không danh sách các trường hợp mất thẻ, giấy phép do đơn vị mình cấp cho lực
lượng kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại khu vực hạn chế ghi trên
thẻ, giấy phép bị mất và Cục Hàng không Việt Nam để kịp thời ngăn chặn việc sử
dụng thẻ, giấy phép đã mất; trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thẻ, giấy phép
mất giá trị sử dụng cơ quan cấp thẻ, giấy phép phải tiêu hủy thẻ, giấy phép.
1. Căn cứ
thực tế cơ sở hạ tầng và hoạt động hàng không dân dụng, các khu vực hạn chế sau
đây phải được thiết lập:
a) Khu vực
hành khách sau khi đã kiểm tra soi chiếu người và hành lý chờ để đi tàu bay
(khu vực cách ly), khu vực từ điểm kiểm tra an ninh đối với nhân viên nội bộ
trước khi vào khu vực hạn chế vào bên trong nhà ga;
b) Khu vực
sân đỗ tàu bay, đường hạ cất cánh, đường lăn và các khu vực khác trong sân bay
(sân bay);
c) Khu vực
phục vụ hành lý ký gửi sau khi đã được kiểm tra an ninh hàng không để đưa lên
tàu bay (khu vực phân loại hành lý);
d) Khu vực
dành cho hành khách quá cảnh, nối chuyến chờ để chuyển tiếp chuyến bay (khu vực
quá cảnh);
đ) Khu vực
phục vụ hàng hóa, bưu gửi sau khi đã kiểm tra soi chiếu để đưa lên tàu bay (khu
vực phân loại, lưu giữ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi);
e) Nhà khách
phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay ưu tiên;
g) Khu vực
giao nhận hành lý cho hành khách tại nhà ga đến;
h) Khu vực
bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt tàu bay;
i) Khu vực
sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn;
k) Khu vực
kho nhiên liệu cung cấp cho tàu bay;
l) Trung tâm
khẩn nguy cảng hàng không; Trung tâm khẩn nguy hàng không quốc gia;
m) Trung tâm
kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, trung tâm quản lý luồng không lưu;
n) Đài
kiểm soát tại sân bay, trạm ra-đa kiểm soát không lưu, trạm thông tin điều hành
bay;
o) Trạm cấp
điện, cấp nước của cảng hàng không, sân bay (nằm ngoài khu vực hạn chế nhà ga,
sân bay);
p) Khu vực từ điểm
soi chiếu hành lý ký gửi vào bên trong nhà ga;
q) Khu vực từ
điểm soi chiếu hàng hóa, bưu gửi để vận chuyển bằng tàu bay vào bên trong nhà
ga, nhà kho;
r) Khu vực
lắp đặt các thiết bị điều khiển trung tâm của hệ thống kỹ thuật nhà ga, sân
bay, kiểm soát cổng cửa ra vào nhà ga, sân bay, quản lý tòa nhà; phòng giám sát
an ninh bằng ca-me-ra; nơi đặt thiết bị điều khiển hệ thống phát thanh, phát
hình của cảng hàng không, sân bay; nơi đặt máy chủ hệ thống máy tính phục vụ
hoạt động của của cảng hàng không, sân bay.
2. Căn cứ khoản
1 Điều này, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng
vụ hàng không, bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không của đơn
vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan
xác định các khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc
nhà ga, sân bay và khu vực hạn chế thuộc quyền quản lý, khai thác riêng của
người khai thác cảng hàng không, sân bay khi xây dựng chương trình an ninh hàng
không.
3. Căn cứ khoản
1 Điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân
bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan
xác định khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể của từng khu vực hạn chế thuộc
quyền quản lý, khai thác đối với khu vực nằm ngoài nhà ga, sân bay khi xây dựng
quy chế an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở xử
lý hàng hóa, bưu gửi xác định, thiết lập khu vực hạn chế và ranh giới cụ thể
của từng khu vực hạn chế đối với các khu vực không thuộc cảng hàng không, sân bay
khi xây dựng quy chế an ninh hàng không.
4. Trong
trường hợp phải tăng cường đảm bảo an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân
bay hoặc để bảo vệ hiện trường hoặc để phục vụ hoạt động hàng không dân dụng,
xét thấy cần thiết tạm thời thiết lập khu vực hạn chế mới, bộ phận kiểm soát an
ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đề xuất với người khai thác cảng
hàng không, sân bay thiết lập và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, các cơ
quan, đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực đó. Việc thiết lập tạm thời khu
vực hạn chế phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Có thời
hạn;
b) Có hàng
rào cứng hoặc mềm làm ranh giới; có biển, tín hiệu cảnh báo phù hợp;
c) Có điểm
kiểm tra an ninh hàng không và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để
kiểm tra, giám sát trong thời gian thiết lập;
d) Có biện
pháp bảo đảm an ninh hàng không phù hợp;
đ) Nếu thời
hạn thiết lập tạm thời khu vực hạn chế trên 24 giờ thì phải được sự đồng ý bằng
văn bản của Cục Hàng không Việt Nam.
5.
Việc thiết lập các khu vực hạn chế và áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát
an ninh hàng không cho từng khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm
an ninh hàng không và không gây cản trở cho người, phương tiện ra, vào, hoạt
động bình thường tại khu vực hạn chế. Cơ quan, đơn vị thiết lập khu vực hạn chế
phải có biển cảnh báo “KHU VỰC HẠN CHẾ - RESTRICTED
AREA” đặt ở các vị trí thích hợp, dễ quan sát, tiếp giáp giữa
khu vực hạn chế và khu vực công cộng.
1. Người,
phương tiện khi ra, vào và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép
kiểm soát an ninh hàng không được phép ra, vào khu vực đó.
2. Thẻ phải
đeo ở vị trí phía trước ngực bảo đảm quan sát được mặt trước của thẻ trong suốt
thời gian hoạt động trong khu vực hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư này; giấy phép phải để ở
phía trước buồng lái hoặc tại vị trí dễ nhận biết của phương tiện.
3. Người, đồ
vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực hạn chế phải đúng cổng, cửa quy
định, tuân thủ hướng dẫn và các quy định về an ninh, an toàn, khai thác tại khu
vực hạn chế; chịu sự kiểm tra, giám sát an ninh hàng không thích hợp.
4. Người sử
dụng thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng ngắn hạn phải được hộ
tống khi vào, hoạt động trong khu vực cách ly; phải được giám sát khi vào, hoạt
động trong khu vực hạn chế khác. Người giám sát, hộ tống phải có thẻ kiểm soát
an ninh cảng hàng không,
sân bay
có giá trị sử dụng dài hạn phù hợp và thuộc một trong các đối tượng dưới đây:
a) Người
thường xuyên làm việc tại khu vực hạn chế của cơ quan đề nghị cấp thẻ ngắn hạn;
b) Người của
cơ quan chủ quản khu vực hạn chế; cơ quan quản lý; đơn vị hoạt động thường xuyên tại khu vực
hạn chế;
c) Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không.
5. Người giám
sát, hộ tống quy định tại khoản 4 Điều này phải đăng ký vào sổ nhật ký ca trực
của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh trước khi
đưa người được giám sát, hộ tống vào, hoạt động trong khu vực hạn chế các thông
tin sau: họ tên, số thẻ
kiểm soát an ninh hàng không của người giám sát, hộ tống và người được giám
sát, hộ tống. Việc giám sát, hộ
tống phải
đáp ứng
yêu cầu sau:
a) Người giám
sát phải thường xuyên quan sát hoạt động của người được giám sát; kịp thời
hướng dẫn người được giám sát các quy định về an ninh, an toàn; có biện pháp
ngăn chặn hoặc thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc người
của cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ gần đó nếu phát hiện sai phạm của người
được giám sát;
b) Người hộ
tống phải đi cùng người được hộ tống, thường xuyên quan sát hoạt động của người
được hộ tống; kịp thời hướng dẫn người được hộ tống các quy định về an ninh, an
toàn; có biện pháp ngăn chặn hoặc thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không hoặc người của cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ gần đó nếu phát
hiện sai phạm của người được hộ tống.
6.[17]
Phương tiện vào, hoạt động trong khu vực hạn chế của sân bay phải có nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không hoặc nhân viên có giấy phép khai thác phương tiện
mặt đất giám sát hoặc phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay
dẫn đường trong các trường hợp sau:
a) Người điều khiển phương tiện chỉ được cấp thẻ
kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng ngắn hạn;
b) Người điều khiển phương tiện không có chứng
chỉ đào tạo điều khiển, vận hành phương tiện trong sân đỗ tàu bay do cơ quan có
thẩm quyền cấp theo quy định;
c) Phương tiện hoạt động không thường xuyên
trong khu bay.
7. Người giám
sát hoặc người điều khiển phương tiện dẫn đường quy định tại khoản 6 Điều này
phải đăng ký vào sổ nhật ký ca trực của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
tại điểm kiểm tra an ninh trước khi giám sát, dẫn đường phương tiện vào khu vực
hạn chế thông tin sau: họ tên, số thẻ
kiểm soát an ninh hàng không của người giám sát, người điều khiển phương tiện
dẫn đường; họ và tên, số thẻ kiểm soát an ninh hàng không của người điều khiển
phương tiện được giám sát, dẫn đường; số giấy phép kiểm soát an
ninh hàng không phương tiện được giám sát, dẫn đường. Việc giám sát, dẫn
dường
phải đáp
ứng yêu cầu sau:
a) Người giám
sát phải thường xuyên quan sát hoạt động của phương tiện được giám sát; kịp
thời hướng dẫn người điều khiển phương tiện được giám sát các quy định về an
ninh, an toàn; có biện pháp ngăn chặn hoặc thông báo cho lực lượng kiểm soát an
ninh hàng không hoặc người của cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ gần đó nếu
phát hiện sai phạm của người điều khiển phương tiện được giám sát;
b) Phương
tiện dẫn đường phải đi trước và bảo đảm khoảng cách an toàn đối với phương tiện
được dẫn, bảo đảm việc di chuyển, dừng, đỗ theo đúng quy định về an toàn, đặc
biệt là khi hoạt động trong khu bay. Kịp thời hướng dẫn người điều khiển phương
tiện được dẫn đường các quy định về an ninh, an toàn; có biện pháp ngăn chặn
hoặc thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc người của cơ
quan chức năng đang làm nhiệm vụ gần đó nếu phát hiện sai phạm của người điều
khiển phương tiện được dẫn đường.
8. Phương
tiện hoạt động trong khu vực hạn chế phải chạy đúng luồng, tuyến, đúng tốc độ,
dừng, đỗ đúng vị trí quy định; chịu sự kiểm tra, giám sát và tuân theo sự hướng
dẫn của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không đang làm nhiệm vụ.
9.[18] Việc ghi âm, ghi hình trong khu vực
hạn chế quy
định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này hoặc tại các điểm
kiểm tra an ninh hàng không hoặc trong nơi làm việc của cơ quan quản lý Nhà
nước tại cảng hàng không phải được đơn vị chủ quản cho phép bằng văn
bản, trừ
các trường hợp sau đây:
a) Việc ghi âm, ghi hình thông
tin, tài liệu
thuộc phạm vi bí mật nhà nước thực hiện theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước;
b) Ghi âm, ghi hình
tại phòng chờ lên tàu bay, chờ lấy hành lý mà không phải điểm kiểm tra an
ninh hàng không;
c) Cơ quan quản lý
nhà nước, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không ghi âm, ghi hình phục
vụ công vụ theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao.
9a.[19]
Những địa điểm không được phép ghi âm, ghi hình mà hành khách, người dân có thể
tiếp cận thì đơn vị chủ quản phải có biển cảnh báo đặt ở vị trí có thể dễ dàng
quan sát.
10.[20] Trong trường
hợp thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản
của người và phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy, cứu nạn có
trách nhiệm phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị chủ
quản khu vực hạn chế để kiểm soát hoạt động của người và phương tiện mà không
cần thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, kiểm soát an ninh nội bộ.
11. Trong khu
vực hạn chế, hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi phải được bảo đảm nguyên vẹn:
a) Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện các biện pháp phòng, chống trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi
và hàng hóa, bưu gửi thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Cảng vụ hàng không
giám sát việc thực hiện quy định này của các đơn vị;
b) Người khai
thác cảng hàng không, sân bay, các doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, phục vụ mặt
đất chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, thủ
tục, tiêu chuẩn trong dây chuyền phục vụ hành lý, hàng hóa;
c) Người khai
thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy định cụ thể danh mục người, phương
tiện được phép ra, vào cho từng cổng, cửa, lối đi cụ thể; quy định danh mục đồ
vật phải đăng ký hoặc khai báo tại điểm kiểm tra an ninh hàng không khi mang
theo người vào trong khu vực hạn chế; đồ vật không được mang theo người vào làm
việc tại các khu vực hạn chế;
d) Các hãng
hàng không thông tin, tuyên truyền cho hành khách biết các quy định về vận
chuyển đồ vật có giá trị cao trong hành lý ký gửi; các thủ tục khiếu nại, khiếu
kiện và đền bù trong trường hợp bị mất mát, thất lạc hành lý trong quá trình
vận chuyển;
đ) Các biện
pháp cụ thể về công tác phòng, chống trộm cắp tài sản được quy định cụ thể
trong chương trình an
ninh hàng không và quy chế an
ninh hàng không của các doanh nghiệp.
1. Việc mang,
quản lý, sử dụng vật phẩm nguy hiểm trong khu vực hạn chế phải được quy định cụ
thể trong chương trình an
ninh, quy chế an
ninh hàng không trên cơ sở danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm hoặc hạn chế
mang theo người và hành lý lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
2. Đơn vị sử
dụng vật phẩm nguy hiểm là công cụ phục vụ cho công việc của các cơ quan, đơn
vị trong khu vực hạn chế thuộc nhà ga, sân bay phải đăng ký với lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng
không khu vực đó.
3. Đơn vị sử
dụng vật phẩm nguy hiểm là công cụ phục vụ cho công việc của các cơ quan, đơn
vị trong khu vực hạn chế phải tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về việc quản
lý, sử dụng, đảm bảo an ninh, an toàn đối với vật phẩm nguy hiểm quy định tại khoản
2 của Điều này.
1. Phải thiết
lập điểm kiểm tra an ninh hàng không tại các vị trí sau:
a)[21] Tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực hạn chế và khu vực
khác;
b) Tại các
cổng, cửa, lối đi từ khu vực hạn chế sử dụng riêng có lối đi vào từ khu vực
công cộng sang các khu vực hạn chế khác.
2. Tại mỗi điểm
kiểm tra an ninh hàng không (trừ điểm kiểm tra an ninh hàng không từ khu vực
công cộng vào khu vực hạn chế được tạm thời thiết lập) phải có các tài liệu sau
đây:
a) Quy trình
kiểm tra người, đồ vật, phương tiện khi ra, vào khu vực hạn chế;
b) Mẫu thẻ,
giấy phép kiểm soát an ninh hàng không được phép vào khu vực;
c) Danh sách
những người, phương tiện bị mất thẻ, giấy phép; bị thu hồi nhưng không nộp thẻ,
giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
d) Danh bạ
các số điện thoại liên quan và các biểu mẫu, biên bản, phiếu đăng ký vật phẩm
nguy hiểm, phương tiện, đồ vật mang vào khu vực hạn chế; danh mục đồ vật phải
đăng ký hoặc khai báo tại điểm kiểm tra an ninh hàng không khi mang theo người
vào trong khu vực hạn chế; đồ vật không được mang theo người vào làm việc tại
các khu vực hạn chế;
đ) Sổ giao
ca, ghi chép tình hình và kết quả kiểm tra, giám sát an ninh.
3. Tại điểm
kiểm tra an ninh hàng không phải có biển báo, chỉ dẫn thích hợp, bố trí nhân
viên, thiết bị an ninh thích hợp để bảo đảm việc kiểm tra an ninh hàng không
được duy trì liên tục. Cổng, cửa, hàng rào di động tại điểm kiểm tra an ninh
hàng không phải luôn trong trạng thái đóng (khóa) và chỉ được mở khi người,
phương tiện đã được kiểm tra, đủ điều kiện ra, vào.
1. Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức giám sát liên tục đối với hành khách,
người, phương tiện hoạt động trong các khu vực hạn chế bằng các biện pháp thích
hợp nhằm phát hiện những biểu hiện nghi ngờ, ngăn chặn kịp thời những hành vi
vi phạm; kiểm tra, xử lý hành lý, đồ vật không xác nhận được chủ và thực hiện
các biện pháp an ninh hàng không khác.
2. Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức tuần tra, canh gác để kịp thời ngăn
chặn người, phương tiện, gia súc xâm nhập vào các khu vực hạn chế hoặc vi phạm
các quy định bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
3. Tại cảng
hàng không, sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự, lực lượng kiểm soát an
ninh hàng không thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quân đội đóng tại cảng hàng
không, sân bay thực hiện tuần tra, canh gác, bảo vệ khu vực giáp ranh giữa khu
vực sử dụng cho hoạt động hàng không dân dụng và khu vực sử dụng cho hoạt động
quân sự.
4. Việc tổ
chức giám sát, tuần tra, canh gác được mô tả chi tiết trong chương trình an
ninh, quy chế an
ninh hàng không.
1.[22] Nhân viên kiểm soát an ninh
hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, phương
tiện, đồ vật đưa vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương
tiện, đồ vật đưa vào khu vực hạn chế ngoại trừ đối tượng quy
định tại khoản 9 Điều này phải được kiểm tra an ninh hàng không các nội
dung sau:
a) Thẻ, giấy phép
kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người, đồ vật mang
theo người và giấy tờ cần thiết (nếu có);
c) Phương tiện và đồ
vật trên phương tiện.
3. Người, phương
tiện, đồ vật đưa ra ngoài khu vực hạn chế được lực lượng kiểm soát an ninh hàng
không kiểm tra khi có biểu hiện nghi ngờ như: trộm cắp tài sản, buôn lậu và
gian lận thương mại hoặc trong các trường hợp tăng cường bảo đảm an ninh hàng
không hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nội dung
kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép
kiểm soát an ninh hàng không;
b) Người, đồ vật mang
theo người và giấy tờ cần thiết (nếu có);
c) Phương tiện và đồ
vật trên phương tiện.
4. Quy trình kiểm tra
người như sau:
a) Kiểm tra thẻ kiểm
soát an ninh hàng không, quan sát đối chiếu thực tế;
b) Kiểm tra người
bằng cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay ở những nơi có cổng từ, thiết
bị phát hiện kim loại cầm tay. Khi cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay
báo động thì phải tiếp tục kiểm tra trực quan. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên
tối thiểu 5% trong trường hợp cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay
không có báo động. Việc kiểm tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân
đều, liên tục trong thời gian hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày;
c) Kiểm tra trực quan
tại những điểm không có cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay;
d) Thứ tự, động tác
kiểm tra thẻ, quy trình kiểm tra trực quan, sử dụng thiết bị phát hiện kim loại
cầm tay; quy trình kiểm tra bằng cổng từ được quy định cụ thể trong quy chế an
ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
5. Quy trình kiểm tra
đồ vật như sau:
a) Đưa đồ vật qua máy
soi tia X ở những nơi có máy soi tia X. Khi qua máy soi tia X có nghi ngờ thì
tiếp tục tiến hành kiểm tra trực quan;
b) Kiểm tra trực quan
đồ vật tại những điểm không có máy soi tia X;
c) Thứ tự, động tác
kiểm tra trực quan, kiểm tra bằng máy soi tia X được quy định cụ thể trong quy
chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
6. Quy trình kiểm tra
phương tiện như sau:
a) Yêu cầu người điều
khiển phương tiện và những người đi cùng rời khỏi phương tiện;
b) Kiểm tra giấy phép
của phương tiện;
c) Quan sát, kiểm tra
bên ngoài phương tiện;
d) Dùng gương soi
kiểm tra gầm, bề mặt phía trên của phương tiện;
đ) Kiểm tra trực quan
bên trong buồng lái của phương tiện;
e) Kiểm tra khoang
chở người, hàng của phương tiện (trừ các trường hợp khoang chở hàng được niêm
phong theo quy định);
g) Kiểm tra các niêm
phong của phương tiện, hàng hóa chuyên chở trên phương tiện;
h) Thứ tự, động tác
kiểm tra trực quan và sử dụng gương soi gầm, bề mặt phía trên của phương tiện
được quy định cụ thể trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ hàng không.
7. Quy
định về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn chế:
a) Tại điểm
kiểm tra an ninh hàng không phải lưu giữ tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra đồ vật mang vào, ra khu vực hạn
chế tại điểm kiểm tra an ninh hàng không và kiểm tra ngẫu nhiên, đột xuất khi
có dấu hiệu bất thường;
b) Trường hợp
người mang
theo đồ vật nằm trong danh mục đồ vật phải đăng ký hoặc khai báo tại điểm
kiểm tra an ninh hàng không, thường xuyên ra, vào khu vực hạn chế cảng hàng không,
sân bay thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ quản có trách nhiệm cung cấp cho bộ phận kiểm soát an
ninh hàng không
danh
sách nhân viên và đồ vật mang theo người thường xuyên vào, ra để đối chiếu,
kiểm soát;
c) Trường hợp
người ngoài danh sách quy định tại điểm b khoản này hoặc người có trong danh
sách quy định tại điểm b khoản này nhưng mang đồ vật không có trong danh sách
đăng ký hoặc đồ vật quá số lượng đăng ký khi đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng
không phải thực hiện kê khai đồ vật mang vào, ra theo mẫu tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư
này. Việc
vào,
ra phải
được thực hiện tại cùng một cửa. Nhân
viên kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không phải thu
tờ khai, đối chiếu với các đồ vật mang vào, ra và ghi nhận sự thay đổi về số
lượng sử dụng trong khu vực hạn chế (nếu có);
d) Người khai
thác cảng hàng không, sân bay quy định cụ thể danh mục và quy trình đăng ký,
kiểm soát đồ vật vào, ra khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay;
đ) Sổ sách,
tài liệu về việc kiểm soát đồ vật mang vào, ra khu vực hạn
chế phải được quản lý và lưu giữ theo quy định về lưu trữ.
8. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với từng khu vực hạn chế cụ thể phải
được mô tả chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị, doanh nghiệp.
9.
Lực lượng công an cửa khẩu đang làm nhiệm vụ tại cảng hàng không, sân bay khi
đi qua điểm kiểm tra an ninh hàng không không phải cởi áo
khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng; người, tài liệu, phương tiện nghiệp
vụ khi đi qua cổng từ không phải thực
hiện kiểm tra trực quan. Nội dung kiểm tra gồm:
a) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh
hàng không;
b) Đồ vật mang theo, trừ quân phục,
tài liệu và phương tiện nghiệp vụ;
c) Phương tiện di chuyển và đồ vật
trên phương tiện.
10. Lãnh đạo công an cửa
khẩu tại các cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm bảo đảm sỹ quan, chiến
sỹ của đơn vị không mang vật phẩm nguy hiểm trái quy định vào khu vực hạn chế
cảng hàng không, sân bay. Trường hợp sỹ quan, chiến sỹ công an cửa
khẩu có biểu hiện bất thường, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải ngăn chặn
sỹ quan, chiến sỹ công an đó vào
khu vực hạn chế, đồng thời thông báo ngay cho lãnh đạo đơn vị công an cửa
khẩu tại cảng hàng không, sân bay; chỉ đồng ý cho sỹ quan, chiến sỹ công an vào
khu vực hạn chế khi có ý kiến chấp thuận của lãnh đạo công an cửa
khẩu.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay
chủ trì, phối hợp với lực
lượng kiểm soát an ninh hàng không, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ hàng không và các cơ quan công an, giao thông phân luồng, tuyến và
lắp đặt các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại các trục đường giao thông công cộng
nội cảng, bãi đỗ xe, khu vực đón tiễn dành cho hành khách và các khu vực công
cộng khác thuộc trách nhiệm quản lý, khai thác của người khai thác cảng hàng
không, sân bay.
Điều
38. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay
và các công trình liền kề nhà ga, sân bay, công trình hàng không[23]
1. Người,
phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy
định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không,
sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không, chấp
hành quy
định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn
văn minh, lịch sự.
2. Người khai
thác cảng hàng không chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng
không, lực lượng công an (đối với những cảng hàng không có lực lượng công an
làm nhiệm vụ thường xuyên tại cảng) và Cảng vụ hàng không quyết định số lượng, vị
trí, thời gian hoạt động của các điểm kiểm soát an ninh hàng không; phân
luồng, tuyến, thời gian dừng, đỗ phương tiện, các khu vực hoạt động đón, tiễn
của hành khách, khu vực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
tại khu vực công cộng cảng hàng không.
3. Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để
kiểm soát an ninh hàng không, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao
thông; điều
tiết số lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực sân đỗ ô tô, luồng
giao thông nội cảng, khu vực làm thủ tục hàng không và các khu vực công cộng
khác tại cảng hàng không, sân bay; phối hợp với lực lượng công an duy trì trật
tự tại các khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ
hàng không liên quan, lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong
trường hợp cần tăng cường bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý
vi phạm.
4. Việc bố
trí lực lượng tuần tra, giám sát, thiết bị chuyên dụng, trình tự kiểm tra, giám
sát an ninh phải bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời đồ vật, hành lý, hàng hóa,
phương tiện không xác nhận được chủ, hành vi gây rối, vi phạm pháp luật tại khu
vực công cộng của cảng hàng không, sân bay và phải được mô tả cụ thể trong quy chế an
ninh hàng không
của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
5. Đồ vật,
hành lý, tài sản của hành khách đi tàu bay hoặc người đưa tiễn gửi ở khu vực
trông giữ tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách phải được kiểm tra an
ninh hàng không bằng các biện pháp thích hợp trước khi tiếp nhận.
6. Đối với nhà ga
hàng hóa, nhà kho hàng hóa, đơn vị quản lý khai thác nhà ga, nhà kho chịu trách
nhiệm tổ chức phân luồng,
tuyến; quy định thời gian dừng, đỗ phương tiện, điều tiết số
lượng người, phương tiện vào, hoạt động tại khu vực thuộc nhà ga, nhà kho; quy
định các khu vực bốc dỡ, chất xếp, dừng đỗ phương tiện, khu vực cung cấp dịch
vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, khu vực làm
thủ tục hàng không và các khu vực công cộng khác thuộc
phạm vi trách nhiệm; phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không, công
an duy trì trật tự chung
tại
cảng hàng không, sân bay; phối hợp với Cảng vụ hàng không liên quan, lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không, lực
lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương trong trường hợp cần tăng cường
bảo đảm an ninh hàng không, trật tự công cộng, xử lý vi phạm.
7. Bố
trí, lắp đặt các rào cản thích
hợp hoặc thực
hiện kiểm soát an
ninh bằng biện pháp phù hợp với đánh giá
rủi ro an ninh hàng không để ngăn chặn việc người,
phương tiện tiếp cận trái phép
hoặc ngăn chặn
việc đưa, ném đồ vật vào khu vực hạn chế trái
phép.
8.
Đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa, bãi đỗ xe mô tô, ô tô
trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải thiết lập điểm kiểm soát để điều tiết
xe mô tô, ô tô vào, ra và kiểm tra an ninh hàng không khi cần. Bãi đỗ xe mô tô,
ô tô ngắn hạn (cho phép đỗ xe mô tô, ô tô dưới 24 giờ) không được bố trí liền
kề nhà ga (trừ trường hợp bãi đỗ phương tiện chở hàng hóa, bưu gửi tiếp cận nhà
ga hàng hóa, nhà kho hàng hóa để bốc dỡ, chất xếp hàng hóa, bưu gửi), đài kiểm
soát không lưu, trạm cấp điện cho nhà ga, trạm cấp điện cho đài kiểm soát không
lưu.
9.
Đường giao thông trước cửa nhà ga, đài kiểm soát không lưu phải cách nhà ga tối
thiểu 30 mét. Liền kề đường giao thông trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa,
bãi đỗ xe mô tô, ô tô trước cửa nhà ga hành khách, hàng hóa phải bố trí các vật
cản cố định hoặc di động để ngăn chặn việc dùng phương tiện giao thông tấn công
vào nhà ga, sân bay. Quy định này được áp
dụng đối với các công trình nhà ga, đài kiểm soát không lưu được phê duyệt
thiết kế xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2021.
1. Cảng vụ
hàng không chủ trì cùng với người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp
với Ủy ban nhân dân địa phương liên quan thực hiện công tác tuyên truyền các
quy định về an ninh, an toàn hàng không cho người dân cư trú trong khu vực lân
cận cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng vụ
hàng không cùng với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối
hợp với chính quyền địa phương liên quan trong việc bảo đảm thực hiện các quy
định về an ninh hàng không; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực
lân cận cảng hàng không, sân bay.
3. Cảng vụ
hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với cơ quan chức
năng của Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức đánh
giá các vị trí có nguy cơ tấn công tàu bay bằng tên lửa phòng không vác vai, thiết bị
bay không người lái.
4. Cảng vụ hàng
không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với công an các cấp khu
vực lân cận cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện phương án phòng
ngừa, ngăn chặn các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay
đối với tàu bay, việc sử dụng tên lửa phòng không vác vai và các loại vũ khí
khác để tấn công tàu bay trong giai đoạn cất, hạ cánh.
5.[24] Lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không của các cơ quan, đơn vị phối hợp với công an địa phương liên quan
tuần tra khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế bên ngoài
cảng hàng không, sân bay khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành
vi vi phạm pháp luật.
1. Các trường
hợp phải được niêm phong an ninh hàng không sau khi kiểm tra
a)[25] Thùng đựng hàng hóa,
bưu gửi, thùng hoặc mâm đựng hàng hóa rời, hành lý thất lạc, hành lý không có
người nhận, tủ, túi đựng suất ăn;
b) Thùng, túi
đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay, trừ đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa
chữa tàu bay;
c) Phương
tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp cho tàu
bay phải niêm phong an ninh các cửa nạp, cửa xả; tàu bay không khai thác phải
niêm phong an ninh các cửa của tàu bay.
2. Niêm phong
an ninh phải bảo đảm không thể bóc, gỡ sau khi niêm phong hoặc nếu bóc, gỡ sẽ
bị hỏng, không thể niêm phong lại; kích cỡ, chủng loại tem hoặc dây niêm phong
phải phù hợp với vật được niêm phong.
3. Mẫu tem,
dây niêm phong an ninh, chế độ quản lý, thống kê, cấp, phát, sử dụng tem, dây
niêm phong an ninh phải được quy định cụ thể trong chương trình, quy chế an
ninh hàng không của
các doanh nghiệp ngành hàng không. Yêu cầu về niêm phong an ninh theo quy định
tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hãng hàng
không chỉ được phép chấp nhận vận chuyển và cho hành khách lên tàu bay khi hành
khách có thẻ lên tàu bay và giấy tờ về nhân thân theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và đã được
kiểm tra an ninh hàng không; hành lý ký gửi của từng hành khách phải làm thủ
tục chấp nhận riêng, không làm chung cho nhiều người. Trước khi cho hành khách
lên tàu bay, nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu hành khách với giấy
tờ về nhân thân và thẻ lên tàu bay để bảo đảm sự trùng khớp của hành khách với
giấy tờ và chuyến bay.
2. Hành khách
có hành lý ký gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có mặt tại
quầy làm thủ tục hàng không để làm thủ tục. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm
tra, đối chiếu hành khách với thẻ lên tàu bay hoặc vé đi tàu bay và giấy tờ về
nhân thân, phỏng vấn hành khách về hành lý; nếu có nghi vấn phải thông báo cho
người phụ trách an ninh tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
3. Hành khách
được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục trong các trường hợp
sau:
a) Đoàn công
tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết trung ương
Đảng, Bộ trưởng và
các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành
phố trực thuộc Trung ương;
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng, Phó Tổng tham mưu
trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Các trường
hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm.
4. Hành khách
không có hành lý ký gửi được tự làm thủ tục cho mình qua hệ thống làm thủ tục
trực tuyến, quầy tự làm thủ tục được hãng hàng không và các cơ quan chức năng
có liên quan cho phép mà không cần có mặt tại quầy làm thủ tục hàng không.
5.[26] Hành khách, hành lý xách
tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực
hạn chế
100%,
trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách
từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
6.[27] Tại mỗi điểm kiểm tra an
ninh hàng không phải có thiết
bị soi chiếu cơ thể (không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng), buồng để tiến
hành lục soát an ninh hàng không; có máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện
kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin liên
lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác.
7. Tại mỗi điểm
kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng
không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra,
đối chiếu giấy tờ về nhân thân của hành khách với vé, thẻ lên tàu bay bằng giấy
hoặc trên thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính...) và hành khách;
b) Hướng dẫn
hành khách thực hiện các yêu cầu cởi bỏ vật dụng cá nhân, đặt hành lý, đồ vật
lên băng chuyền máy soi tia X;
c) Kiểm tra
hành khách bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát
hiện chất nổ, kiểm tra trực quan, lục soát hành khách;
d) Giám sát
màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút
và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó;
đ) Tiếp nhận
hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy
soi tia X và chuyển cho nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra trực quan, lục soát;
e) Kiểm tra
trực quan, lục soát hành lý xách tay, đồ vật;
g) Kíp trưởng
chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm
tra an ninh hàng không; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca;
xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên báo cáo; không trực tiếp thực hiện
các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.
8. Hành khách
phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý
xách tay như sau:
a) Hành khách
cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác
mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua
máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
b)[28] Hành khách đi qua cổng từ hoặc thiết bị soi
chiếu cơ thể (nếu có), nếu cổng từ hoặc thiết bị soi chiếu cơ thể báo động hoặc hành khách có
biểu hiện nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết
hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
c) Hành khách
đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi
vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan
hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
9. Hành
khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục kiểm tra an ninh hàng không phải
được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp cho đến khi
lên tàu bay.
10. Việc kiểm
tra an ninh hàng không đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử
dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được
thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
11. Việc kiểm
tra trực quan hành khách, hành lý xách tay được thực hiện tại điểm kiểm tra an
ninh hàng không hoặc tại buồng lục soát. Việc kiểm tra trực quan hành khách tại
điểm kiểm tra an ninh hàng không do người cùng giới tính thực hiện, trong
trường hợp cần thiết, nhân viên nữ có thể kiểm tra hành khách nam. Việc kiểm
tra trực quan tại buồng lục soát phải do người cùng giới tính thực hiện, có
người thứ ba cùng giới chứng kiến và phải lập biên bản kiểm tra trực quan.
12. Trường
hợp phát hiện vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay
lên tàu bay theo quy định thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện
theo quy định tại Điều 62 của Thông tư này.
13.[29]
Kiểm
tra bổ sung ngẫu nhiên tối thiểu 10% (bao gồm kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra
bằng dụng cụ, thiết bị, động vật phát hiện chất nổ) sau kiểm tra an ninh
hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay. Việc kiểm tra trực
quan ngẫu nhiên được thực hiện tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc đưa
hành khách vào buồng lục soát khi có yêu cầu (của hành khách hoặc cấp có thẩm quyền). Việc kiểm
tra trực quan bảo đảm tỷ lệ kiểm tra được phân đều, liên tục trong thời gian
hoạt động của điểm kiểm tra an ninh trong ngày. Phương pháp, quy trình kiểm tra
trực quan ngẫu nhiên hành khách, hành lý xách tay được quy định trong quy chế
an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
14. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung
cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Trường hợp
hành khách quá cảnh, tạm dừng nội địa ở lại trên tàu bay, tàu bay đó phải được
giám sát liên tục bằng ca-me-ra
giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám
sát hoặc cả hai biện
pháp cho tới khi xuất phát, không cho phép hành khách xuống khỏi tàu bay.
2. Hành khách
nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay phải mang theo đồ vật
cá nhân, hành lý xách tay, không được để lại trên tàu bay.
3. Người khai
thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm đồ vật cá nhân, hành lý xách
tay của hành khách nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa xuống khỏi tàu bay,
không để lại trên tàu bay.
4. Hành khách
nối chuyến, quá cảnh, tạm dừng nội địa và hành lý xách tay phải được kiểm tra
an ninh hàng không bằng biện pháp soi chiếu như hành khách xuất phát trước khi
lên lại tàu bay, trừ trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách
được dán thẻ hành khách tạm dừng, nối chuyến, quá cảnh;
b) Từ lúc
xuống khỏi tàu bay, hành khách không ra khỏi khu vực hạn chế hoặc được giám sát
an ninh liên tục.
5. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối
chuyến, tạm dừng nội địa phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng
không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Người khai
thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay
phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang
hành lý theo quy định
tại khoản 4 Điều này.
2. Thành viên
tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng
không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ
bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ
bay.
3. Việc soi
chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ
được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất
phát.
4. Hãng hàng
không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu
bay trong chương trình an
ninh hàng không của hãng hàng không.
5. Quy trình
kiểm tra an ninh đối với tổ bay và hành lý xách tay xuất phát phải được quy
định chi tiết trong quy chế an
ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Nhân viên
làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký
gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Thông tư này;
trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
2.[30] Hành lý ký gửi của hành
khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi
tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ,
thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu
hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì
hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
3. Tại mỗi điểm
kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng
không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a) Giám sát
màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút
và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 15 phút sau đó;
b) Kiểm tra
trực quan, lục soát an ninh hàng không;
c) Kíp trưởng
chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm
tra an ninh hàng không.
4. Trình tự,
thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại quy chế an
ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
5. Kiểm tra
trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt
của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện
hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
6. Hành lý ký
gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu
bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý
ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hành lý
không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục
từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay;
b) Hành lý có
dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
1. Hành lý ký
gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến, quá cảnh sau khi làm thủ tục chấp nhận
vận chuyển và kiểm tra an ninh hàng không phải được giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an
ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả
hai biện
pháp cho đến khi đưa lên tàu bay, không được để những người không có trách
nhiệm tiếp cận
hành lý ký gửi.
2. Khu vực
băng chuyền hành lý ký gửi, khu vực phân loại hành lý ký gửi phải được kiểm
soát và giám sát liên tục bằng ca-me-ra giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không trực tiếp giám sát hoặc cả hai biện pháp, người
không có trách nhiệm không được phép tiếp cận những khu vực này.
3. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý ký gửi từ nhà ga ra tàu bay và ngược
lại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa việc mất mát tài sản
trong hành lý ký gửi, ngăn chặn
việc đưa hành lý ký gửi không được phép vận chuyển lên băng chuyền, xe chở hành
lý.
4. Hành lý ký
gửi bị rách, vỡ, bung khóa không còn nguyên vẹn trước khi chất xếp lên tàu bay
hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải được tái kiểm tra an ninh hàng
không. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không phải được lập biên bản. Trách nhiệm
cụ thể của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm sự nguyên vẹn của hành lý,
quy trình quản lý, giám sát, xử lý cụ thể đối với hành lý không còn nguyên vẹn
trước khi chất xếp lên tàu bay hoặc có dấu hiệu bị can thiệp trái phép phải
được quy định trong chương trình an
ninh, quy chế an
ninh hàng không
của doanh nghiệp.
1. Hành lý
của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Hãng hàng
không hoặc người khai thác tàu bay phải bảo đảm:
a) Mỗi kiện
hành lý ký gửi phải có thẻ hành lý ghi rõ số chuyến bay, ngày, tháng, năm và mã
số của kiện hành lý;
b) Trước
chuyến bay, lập bảng kê hành lý ký gửi và thực hiện đối chiếu hành lý ký gửi
với danh sách hành khách của chuyến bay;
c) Ký bảng kê
danh mục hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay.
3. Trong
trường hợp hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt để thực
hiện chuyến bay, hãng hàng không có trách nhiệm đảm bảo tất cả hành lý của hành
khách đó phải được đưa xuống tàu bay trước khi cho tàu bay khởi hành.
4. Trừ túi
ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý ký gửi vận chuyển không cùng với hành khách
trên chuyến bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam phải áp
dụng ít nhất một trong các biện pháp kiểm tra an ninh hàng không bổ sung sau
đây và phải được lập thành biên bản:
a) Soi chiếu bằng
máy soi tia X đối với đồ vật ở các tư thế khác nhau;
b) Kiểm tra
bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
1. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách chịu trách nhiệm bố trí khu
vực để lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận cho đến khi hành
lý này được chuyển đi. Khu vực lưu giữ hành lý phải được bảo vệ, người không có
trách nhiệm không được vào khu vực này. Phương án bảo vệ phải được quy định cụ
thể trong chương trình an
ninh
cảng hàng không,
quy chế an
ninh hàng không của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
2. Hãng hàng
không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý có trách nhiệm
lưu giữ và lập hồ sơ theo dõi hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận
phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chuyến bay, đường bay và các biện pháp giải
quyết. Hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được kiểm tra an ninh
hàng không bằng biện pháp soi chiếu và niêm phong an ninh trước khi đưa vào khu
vực lưu giữ và
trước
khi được đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp
có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến
bay thì hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận phải được lục soát an
ninh hàng không.
4. Các cơ
quan, đơn vị khi phát hiện đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ phải thông
báo ngay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để xử lý ban đầu. Trường hợp đồ vật,
hành lý không xác nhận được chủ lưu giữ tại khu vực lưu giữ hành
lý thất lạc, hành lý không có người nhận thì thực hiện việc lưu giữ như quy định đối
với hành
lý thất lạc, hành lý không có người nhận.
1. Túi ngoại
giao, túi lãnh sự được miễn soi chiếu tia X, kiểm tra trực quan, lục soát an
ninh hàng không trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc kiểm
tra túi ngoại giao, túi lãnh sự được nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
thực hiện như sau:
a) Kiểm tra
niêm phong, những dấu hiệu nhận biết bên ngoài của túi ngoại giao, túi lãnh sự
theo quy định của pháp luật về ngoại giao và lãnh sự;
b) Kiểm tra
hộ chiếu, giấy ủy quyền mang túi ngoại giao, túi lãnh sự, văn bản của cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự xác nhận số kiện của túi ngoại giao,
túi lãnh sự.
3. Trong
trường hợp có cơ sở để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự có chứa vật phẩm
nguy hiểm không được phép vận chuyển trên tàu bay theo quy định thì túi ngoại
giao, túi lãnh sự đó bị từ chối chuyên chở.
4. Khi từ
chối chuyên chở phải tiến hành lập biên bản nêu rõ lý do, có sự xác nhận của
giao thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự và Cảng vụ hàng không,
biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự.
5. Người có
hộ chiếu ngoại giao, giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự hay
đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và đồ
vật mang theo khi vào khu vực hạn chế để gửi hay đi cùng túi ngoại giao, túi
lãnh sự phải được kiểm tra an ninh hàng không theo quy định tại các Điều 36 và 41 của Thông tư này.
6. Túi ngoại
giao, túi lãnh sự được soi chiếu tia X trong trường hợp hãng hàng không trực
tiếp vận chuyển có yêu cầu bằng văn bản gửi người đứng đầu lực lượng kiểm soát
an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và được sự đồng thuận của giao
thông viên ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự. Việc soi chiếu tia X phải
được ghi nhận bằng biên bản có sự xác nhận của hãng hàng không, giao thông viên
ngoại giao hoặc giao thông viên lãnh sự, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
và Cảng vụ hàng không; biên bản phải được gửi cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự.
7. Quy trình
kiểm tra an ninh đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự phải được quy định chi tiết
trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh
hàng không.
1. Việc kiểm
tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa
của chuyến bay chuyên cơ do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện,
tuân thủ theo quy định tại các Điều 41, 43, 44,
45 và 50 của Thông tư này, trừ trường hợp Bộ Tư lệnh
Cảnh vệ - Bộ Công an
thực hiện kiểm tra, giám sát.
2. Cục Hàng
không Việt Nam thống nhất với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và các cơ quan
liên quan ban hành quy chế kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành
viên tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ.
3. Việc miễn
kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ được thực hiện theo
quy định của pháp luật
về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.
1.
Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với
hàng hóa, bưu gửi phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy
đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
a)
Kiểm tra giấy tờ (tờ khai người gửi hàng, hoàn thành thủ tục hải quan đối với
hàng gửi của chuyến bay quốc tế), ghi tài liệu về từng lô hàng được kiểm tra;
kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ;
b)
Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực
hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 15 phút
sau đó;
c)
Niêm phong an ninh hàng không;
d)
Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc
tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
2. Trình tự,
thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, bưu gửi được quy định chi tiết
tại chương trình an
ninh, quy chế an
ninh hàng không
của các doanh nghiệp ngành hàng không.
3. Hàng hóa,
bưu gửi xuất phát phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng biện pháp soi
chiếu 100%, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này và các trường hợp miễn
soi chiếu đối
với vật phẩm đặc biệt được quy định tại Điều 52 của Thông tư
này. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc các biện
pháp thích hợp khác. Việc kiểm tra trực quan được thực hiện với sự có mặt của
chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp hoặc đại diện hãng hàng không vận
chuyển. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh,
an toàn của chuyến bay thì hàng hóa, bưu gửi phải được lục soát an ninh hàng
không.
4. Hàng hóa,
bưu gửi xuất phát sau khi đã được kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này
phải được giám sát an ninh liên tục bằng biện pháp thích hợp cho tới khi đưa
lên tàu bay. Khi phát hiện hàng hóa, bưu gửi không còn nguyên vẹn hoặc thùng
đựng thiếu niêm phong an ninh trước khi chất xếp lên tàu bay, nhân viên phục vụ
hàng hóa, bưu gửi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm thực
hiện các biện pháp tái kiểm tra an ninh hàng không thích hợp nhằm phát hiện,
ngăn ngừa vật phẩm nguy hiểm theo quy định. Người khai thác tàu bay chịu trách
nhiệm bảo đảm kiểm soát hàng hóa, bưu gửi được đưa lên tàu bay đúng quy định.
5.[31] Hàng hóa, bưu gửi xuất phát
đã được kiểm tra an ninh hàng không mà phải vận chuyển qua các khu vực không phải khu vực
hạn chế
để ra tàu bay, phương tiện vận chuyển phải có người hộ tống hoặc có biện pháp
giám sát thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa việc đưa
trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
6. Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung
chuyển phải được soi chiếu, giám sát an ninh hàng không như hàng hóa, bưu gửi
xuất phát, trừ quy định tại khoản 7 Điều này.
7.[32]
Hàng
hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển không phải kiểm tra an ninh hàng không khi
có tờ
khai an ninh chứng minh việc kiểm tra an ninh hàng không đã được thực
hiện 100%
đối với hàng hóa, bưu gửi tại điểm xuất phát và thuộc một trong các
trường hợp sau:
a) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung
chuyển không rời khỏi tàu bay, sân đỗ tàu bay hoặc không rời khỏi khu
vực hạn chế và
có sự giám sát an ninh hàng không thích hợp liên tục;
b) Hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung
chuyển được vận chuyển từ sân đỗ tàu bay vào khu vực lưu giữ hàng hóa qua khu
vực không
phải khu vực hạn chế và ngược lại được niêm phong an ninh và có biện pháp
giám sát an ninh thích hợp liên tục trong quá trình vận chuyển để ngăn ngừa
việc đưa trái phép vật phẩm nguy hiểm vào hàng hóa, bưu gửi.
8.[33]
Hãng
hàng không vận chuyển hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, trung chuyển đến phải cung
cấp tờ khai an ninh cho người khai thác cảng hàng không, sân bay quá cảnh,
trung chuyền và hãng hàng không vận chuyển lô hàng hóa, bưu gửi đi.
9. Hồ sơ khai thác hàng hóa, bưu gửi,
vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các biên bản phải được lưu giữ theo quy
định của pháp luật
về lưu trữ.
1. Chỉ những
cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi có lưu lượng hàng hóa, bưu gửi lớn vận chuyển
bằng đường hàng không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người để bảo
đảm an ninh hàng không, có quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam
phê duyệt mới được thiết lập điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hàng hóa,
bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
2. Trên cơ sở bảo
đảm an ninh hàng không và lợi ích của các bên liên quan, Cục Hàng
không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng
không cho doanh nghiệp phù hợp thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm tra, giám sát an
ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không.
3. Doanh
nghiệp chủ quản cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh,
bảo vệ cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi theo quy chế an ninh hàng không được phê duyệt;
thực hiện các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh hàng không thích hợp đối
với hàng hóa, bưu gửi khi tiếp nhận, lưu giữ, vận chuyển hàng hóa, bưu gửi sau
kiểm tra an ninh hàng không đến cảng hàng không, sân bay.
4. Cục Hàng
không Việt Nam ban hành quy định cụ thể các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm
soát an ninh hàng không đối với hàng hóa, bưu gửi trong toàn bộ chuỗi cung ứng
vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với bản chất của từng loại hàng hóa,
bưu gửi. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường
hàng không phải thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục kiểm soát an ninh
hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành nhằm loại trừ việc vận chuyển
vật phẩm nguy hiểm trái phép.
1. Miễn soi
chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với thi thể người vận chuyển bằng tàu bay
được đặt trong hòm kẽm gắn kín. Quá trình đóng gói và niêm phong hòm kẽm phải
được cơ quan y tế có thẩm quyền giám sát. Hòm kẽm phải còn nguyên niêm phong và
có văn bản xác nhận của cơ quan y tế giám sát kèm theo giấy chứng tử.
2. Miễn soi
chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với các sản phẩm làm từ máu, bộ phận nội
tạng dùng cho việc cấy ghép, vắc-xin, các loại dược phẩm phải duy trì đóng gói
kín. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan y tế có
thẩm quyền.
3. Miễn soi
chiếu tia X và kiểm tra trực quan đối với những hàng hóa nguy hiểm mà việc soi
chiếu hoặc kiểm tra trực quan sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nhân
viên kiểm soát an ninh hàng không như các vật liệu cho nghiên cứu hạt nhân, vật
liệu phóng xạ. Bao bì phải có niêm phong, kèm theo văn bản xác nhận tình trạng
đóng gói an toàn, văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với
hài cốt, tro cốt, việc kiểm tra an ninh hàng không được thực hiện như đối với
hàng hóa, hành lý thông thường, trừ trường hợp có đề nghị miễn soi chiếu tia X
của cơ quan nhà nước có liên quan, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài
và phải được người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng
không, sân bay chấp nhận.
5. Đối với
động vật sống, vật phẩm dễ bị hỏng không thể kiểm tra bằng soi chiếu tia X thì
phải kiểm tra trực quan hoặc biện pháp khác thích hợp.
6. Vận chuyển
hàng nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng
đường hàng không. Hàng nguy hiểm phải được đóng gói, dán nhãn đúng quy định và
khai báo trước khi chấp nhận để vận chuyển. Hãng hàng không chịu trách nhiệm
kiểm tra, xác định sự tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng
đường hàng không trước khi chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm. Khi kiểm tra an
ninh hàng không phát hiện hàng nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng
không phải thông báo cho hãng vận chuyển xem xét quyết định.
7. Việc mang
theo trang thiết bị y tế là vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay để chăm
sóc bệnh nhân và đối tượng cảnh vệ phải được đề nghị bằng văn bản, được sự đồng
ý của đại diện hãng hàng không và người đứng đầu bộ phận kiểm soát an ninh
hàng không tại
cảng
hàng không, sân bay.
8. Các vật phẩm
đặc biệt nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 7 của Điều này phải được kiểm tra bằng
dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
9. Quy trình
kiểm tra an ninh đối với vật phẩm đặc biệt phải được quy định chi tiết trong quy chế an
ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến, cung ứng suất ăn hàng không (sau đây gọi chung là
doanh nghiệp suất ăn) có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh hàng
không đối với suất ăn theo quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê duyệt.
2.[34] Khu vực sản
xuất, chế biến, cung ứng suất ăn phải được bảo vệ; việc vào và hoạt động tại
các khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Phương
tiện vận chuyển suất ăn từ nơi cung ứng qua khu vực không phải khu vực
hạn chế
ra tàu bay phải triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp.
3. Các mẫu
suất ăn phải được lưu giữ ít nhất 24 giờ kể từ khi đưa lên phục vụ trên tàu
bay.
4. Tủ hoặc
túi đựng suất ăn phục vụ trên tàu bay sau khi được kiểm tra an ninh hàng không
phải được niêm phong an ninh. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chỉ cho
phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, tổ bay chỉ được tiếp
nhận lên tàu bay nếu tủ, túi đựng suất ăn còn nguyên niêm phong an ninh hàng
không của doanh nghiệp suất ăn.
5.[35] Trường hợp tủ, túi đựng
suất ăn khi di chuyển từ khu vực khác vào khu vực hạn chế mà không có niêm
phong an ninh hoặc niêm phong an ninh hoặc tủ, túi đựng suất ăn không còn nguyên
vẹn thì phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng soi chiếu tia X hoặc kiểm
tra trực quan trước khi đưa vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không để đưa lên
tàu bay và phải được giám sát an ninh hàng không liên tục.
6. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh đối với suất ăn phải được quy định chi tiết trong quy chế an
ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Đồ vật
phục vụ trên tàu bay phải có thùng hoặc túi đựng, được kiểm tra an ninh hàng
không bằng soi chiếu tia X. Thùng, túi đựng đồ vật phục vụ trên tàu bay phải
được niêm phong an ninh hàng không sau khi được kiểm tra an ninh hàng không
bằng soi chiếu tia X (trừ
đồ
vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay) và được giám sát liên
tục bằng ca-me-ra
giám sát an ninh hoặc do nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp giám
sát hoặc cả hai biện
pháp cho tới khi đưa lên tàu bay.
2. Khu vực
kho chứa các đồ vật phục vụ trên tàu bay phải được bảo vệ; việc vào và hoạt
động phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phù hợp.
3. Người khai
thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số lượng,
chủng loại đồ vật phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay khi đưa lên, đưa
xuống tàu bay và ghi nhận bằng văn bản; xuất trình cho nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không khi vào và ra khỏi khu vực hạn chế.
4. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay được quy định
chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ hàng
không.
1. Doanh
nghiệp cung ứng nhiên liệu có trách nhiệm triển khai công tác bảo đảm an ninh
hàng không đối với nhiên liệu theo quy chế an ninh của doanh nghiệp đã được phê
duyệt.
2. Khu vực
kho chứa nhiên liệu, phương tiện vận chuyển phải được bảo vệ; việc vào và hoạt
động tại khu vực này phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
3.[36] Các cửa nạp, cửa xả của
phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không sau khi tiếp nhận nhiên liệu để nạp
cho tàu bay phải được niêm phong an ninh; phương tiện phải được áp tải, bảo vệ hoặc có các
biện pháp bảo đảm an ninh phù hợp khi lưu thông tại các khu vực không phải khu vực
hạn chế.
4. Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm
tra, giám sát phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay trước khi vào sân bay,
bảo đảm niêm phong an ninh các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn
nguyên vẹn.
5. Quy trình
kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với nhiên liệu cho tàu bay được quy
định trong quy chế an
ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Khi làm
thủ tục hàng không, người áp giải phải xuất trình lệnh hoặc quyết định áp giải
của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đại diện
hãng hàng không phối hợp với người áp giải đánh giá nguy cơ trong việc vận
chuyển hành khách bị áp giải và quyết định các biện pháp bảo đảm an ninh, an
toàn phù hợp; thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ
hàng không tại
cảng
hàng không, sân bay nơi đi.
3. Người áp
giải và người bị áp giải có thể được bố trí kiểm tra an ninh hàng không tại khu
vực riêng. Người bị áp giải và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực
quan.
4. Nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không phối hợp với người áp giải quản lý, giám sát chặt
chẽ trong quá trình đưa người bị áp giải lên, xuống tàu bay.
5. Đại diện
hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành
khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ và người áp giải cùng
với công cụ hỗ trợ họ mang theo. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ
giúp cần thiết nếu có.
Điều
57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập
cảnh[37]
1. Hãng hàng
không phải
chịu
trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau:
a) Chuyên chở
hành khách rời khỏi Việt Nam trong thời gian sớm nhất;
b) Phối hợp
với
công
an cửa khẩu tạm giữ giấy tờ về nhân thân của hành khách và làm thủ tục để có
các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp nhằm mục đích vận chuyển
hành khách đó rời
khỏi Việt Nam nếu
hành khách không có giấy tờ về nhân thân hợp lệ;
c) Thông báo
cho công an cửa khẩu, Cảng vụ hàng không danh sách hành khách, thời gian, địa điểm
quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh và chuyến bay chuyên chở hành khách rời
khỏi Việt Nam;
d) Tiếp nhận giấy tờ về
nhân thân hoặc các giấy tờ khác do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cung cấp và chỉ
giao lại giấy
tờ nêu trên khi
hành khách đã được bàn giao cho nhà chức trách có thẩm quyền của quốc gia nơi
tàu bay đến.
2. Trường hợp
hãng hàng không chuyên chở hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nước ngoài về
Việt Nam, hãng hàng không có trách nhiệm phối hợp với nhà chức trách có thẩm
quyền của nước sở tại để có giấy tờ về nhân thân của hành khách đó hoặc các
giấy tờ khác do nhà chức trách có thẩm quyền của nước sở tại cấp nhằm mục đích
vận chuyển hành khách.
3. Trường hợp hành khách
bị từ chối nhập cảnh được quản lý, giám sát tại cảng hàng không, sân bay, lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không quản lý, giám
sát hành khách bị từ chối nhập cảnh. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh
không tự nguyện về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải
trên chuyến bay, tối thiểu 01 nhân viên áp giải 01 hành khách.
4. Hãng hàng
không chịu mọi chi phí liên quan đến hành khách bị từ chối nhập cảnh, trừ trường hợp quy
định tại khoản 6 Điều này.
5. Đại diện
hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành
khách bị từ chối nhập cảnh và người áp giải cùng với công cụ hỗ trợ mang theo.
Người chỉ huy tàu bay thông báo cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại
cảng hàng không, sân bay hoặc nhà chức trách nước ngoài nơi tàu bay dự định hạ
cánh về các yêu cầu trợ giúp cần thiết.
6. Trường hợp hành
khách mang quốc tịch nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam, sau đó xuất cảnh để đi
nước thứ ba nhưng bị từ chối nhập cảnh và buộc trở lại Việt Nam, hãng hàng
không chịu trách nhiệm vận chuyển hành khách này trở lại Việt Nam, bàn giao cho
Công an cửa khẩu và hãng hàng không phối hợp với Công an cửa khẩu xác minh hành
trình, thông tin nhân thân, quốc tịch của hành khách để cơ quan chức năng có
biện pháp xử lý.
Điều
58. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách không làm chủ được
hành vi[38]
1. Hành khách
không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận
thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử
dụng rượu bia hoặc chất kích thích.
2. Việc chấp
nhận chuyên chở hành khách bị bệnh tâm thần do đại diện hãng hàng không đánh
giá và quyết định. Trường
hợp hãng hàng không chấp nhận chuyên chở phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Hành khách
bị bệnh tâm thần phải có bác sĩ hoặc thân nhân đi kèm có khả năng kiềm chế được
hành vi bất thường của hành khách. Trong trường hợp cần thiết, hành khách bị
bệnh tâm thần cần phải được gây mê trước khi lên tàu bay, thời gian tác dụng
của thuốc
phải
lâu hơn thời gian bay;
b) Hành khách
bị bệnh tâm thần và hành lý, vật dụng của họ phải được kiểm tra trực quan; việc
kiểm tra có thể được bố trí tại khu vực riêng;
c) Trong
trường hợp cần thiết, theo yêu cầu
của đại diện hãng hàng không, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải hộ
tống hành khách bị bệnh tâm thần lên tàu bay và ngược lại;
d) Đại diện
hãng hàng không phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay vị trí ngồi của hành
khách bị bệnh tâm thần. Người chỉ huy tàu bay thông báo cho người khai thác
cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay dự định hạ cánh về các yêu cầu trợ giúp
nếu xét thấy cần thiết.
3. Việc chấp
nhận chuyên chở hành khách đã sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích
nhưng chưa đến mức không làm chủ được hành vi do đại diện hãng hàng
không đánh giá, quyết định. Khi chuyên chở các đối tượng này, hãng hàng không phải
áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
1. Trường hợp
hành khách chưa lên tàu bay, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không ngăn chặn
không cho phép hành khách lên tàu bay, tạm giữ người, giấy tờ về nhân thân của
hành khách. Các bước xử lý tiếp theo như quy định tại Điều 83,
84 của Thông tư này. Việc xử lý phải đảm bảo hạn chế đến mức tối đa ảnh
hưởng hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
2. Trường hợp
hành khách đã lên tàu bay và tàu bay đang ở mặt đất, người chỉ huy tàu bay phải
áp dụng biện pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền; quyết định tạm dừng chuyến
bay nếu xét thấy cần thiết vì lý do bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay;
thông báo cho đại diện hãng hàng không; đại diện hãng hàng không thông báo vụ
việc cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và Cảng vụ hàng không tại cảng
hàng không, sân bay để phối hợp xử lý.
3. Trường hợp
tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay phải áp dụng biện pháp xử lý thích hợp
theo thẩm quyền; quyết định cho tàu bay hạ cánh nếu xét thấy cần thiết vì lý do
bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay; thông báo vụ việc cho hãng hàng không
hoặc nhà chức trách hàng không tại cảng hàng không (nếu không có đại
diện hãng hàng không) nơi tàu bay hạ cánh tùy theo tính chất, mức độ vụ việc,
người chỉ huy tàu bay tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính hoặc tường trình,
báo cáo vụ việc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hàng không dân dụng hoặc lập biên bản theo quy định của nước sở tại,
bàn giao vụ việc cho nhà chức trách hàng không nơi hạ cánh.
4. Khi nhận
được thông báo, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân
bay lên ngay tàu bay để phối hợp với tổ bay, áp dụng các biện pháp cưỡng chế
cần thiết để áp giải hành khách xuống khỏi tàu bay, tạm giữ giấy tờ về nhân
thân của hành khách, đồ vật vi phạm; tổ bay lập bản tường trình báo cáo vụ việc
chuyển giao cho Cảng vụ hàng không để xử lý theo thẩm quyền và đại diện hãng
hàng không phải có mặt chứng kiến, phối hợp trong quá trình xử lý vụ việc.
5. Cảng vụ
hàng không liên quan nhận được thông báo phải đến ngay nơi xử lý vụ việc để
trực tiếp đánh giá và quyết định việc xử lý theo thẩm quyền; giám sát toàn bộ
quá trình xử lý vụ việc, kể cả trên tàu bay; chủ trì phối hợp với lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không đánh
giá vụ việc, quyết định áp dụng các biện pháp an ninh cần thiết; yêu cầu chuyển
giao hồ sơ vụ việc; đình chỉ hoặc cho phép tiếp tục thực hiện chuyến bay; lập
biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp vượt quá thẩm quyền, chuyển vụ
việc cho cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền xử lý.
1. Hãng hàng
không có quyền từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh trong các trường
hợp được pháp luật quy định.
2. Quy trình,
thủ tục và thẩm quyền quyết định từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong chương trình an ninh hàng không của hãng
hàng không. Việc từ chối vận chuyển hành khách phải được thông báo ngay cho
Cảng vụ hàng không để giám sát theo thẩm quyền.
3.[39] Cục Hàng
không Việt Nam ban hành quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời
hạn hoặc vĩnh viễn đối với hành khách có các hành vi vi phạm theo quy định của
pháp luật; tùy tính chất, mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định
áp dụng các biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với người có hành vi vi
phạm về an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay, tại các cảng hàng
không, sân bay.
4. Cục Hàng
không Việt Nam thường xuyên cập nhật và thông báo danh sách hành khách bị cấm
vận chuyển, hành khách phải kiểm tra trực quan bắt buộc cho các Cảng vụ hàng
không, hãng hàng không và đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
5. Hãng hàng
không phải có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối
tượng bị cấm vận chuyển, đối tượng phải áp dụng các biện pháp kiểm tra trực
quan bắt buộc khi đối tượng đặt chỗ, làm thủ tục đi tàu bay để ngăn chặn kịp
thời, hiệu quả.
Điều 61. Tái kiểm tra
an ninh hàng không[40]
1. Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu
vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật trong các trường hợp sau:
a) Hành khách, hành lý xách tay đã kiểm tra
an ninh hàng không nhưng ra khỏi khu vực hạn chế khi trở lại phải tái kiểm tra
an ninh hàng không.
b) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong
khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người, đồ vật chưa qua kiểm tra an
ninh hàng không.
c) Khu vực, người, phương tiện, đồ vật trong
khu vực hạn chế có sự tiếp xúc, trộn lẫn với người nghi ngờ mang theo vật phẩm
nguy hiểm hoặc phương tiện, đồ vật nghi ngờ chứa vật phẩm nguy hiểm.
2. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không đối
với hành khách, hành lý xách tay quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực
hiện như sau:
a) Tất cả hành khách, hành lý xách tay phải
được chuyển sang một khu vực khác, kiểm tra lại toàn bộ khu vực hạn chế liên
quan;
b) Tái kiểm tra an ninh hàng không toàn bộ
hành khách, hành lý xách tay trước khi cho lên tàu bay;
c) Trường hợp hành khách đã lên tàu bay, toàn
bộ hành khách, hành lý xách tay và khoang hành khách của tàu bay phải được tái
kiểm tra an ninh hàng không.
3. Trường hợp niêm phong an ninh không còn
nguyên vẹn hoặc hành lý ký gửi, hàng hóa, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên
tàu bay, tủ, túi đựng suất ăn bị rách, vỡ phải tái kiểm tra an ninh hàng không
trước khi đưa lên tàu bay.
4. Việc tái kiểm tra an ninh hàng không được
quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều này phải được lập thành biên bản.
1. Khi phát hiện hoặc
nghi vấn bom, mìn, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, chất cháy, vật liệu phóng
xạ, chất độc có nguy cơ gây nguy hiểm, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
phải lập tức đánh giá nguy cơ để có biện pháp xử lý thích hợp. Trường hợp là
bom, mìn, vật liệu nổ nếu không biết rõ về cơ chế nổ thì để nguyên tại chỗ,
nhanh chóng phong tỏa khu vực đó, sơ tán hành khách đến nơi an toàn và thông
báo ngay cho lực lượng phá dỡ bom mìn của ngành công an, quân đội đến để tháo
gỡ.
2. Khi phát hiện vật
phẩm nguy hiểm không có giấy phép theo quy định của pháp luật, lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải lập biên bản theo mẫu
quy định tại Phụ lục XXIV của Thông tư này và
chuyển giao người, hồ sơ, vật phẩm nguy hiểm cho cơ quan chức năng có thẩm
quyền, đồng thời thông báo cho hãng hàng không để có biện pháp giải quyết thích
hợp.
3. Khi phát hiện vật
phẩm nguy hiểm không tuân thủ các điều kiện bảo đảm vận chuyển an toàn bằng
đường hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không,
sân bay hướng dẫn hành khách bỏ lại hoặc hướng dẫn hành khách thực hiện thủ tục
vận chuyển theo quy định hoặc từ chối hoàn thành thủ tục kiểm tra an ninh hàng
không và yêu cầu hãng hàng không, đại diện hợp pháp của người gửi hàng, hành
khách tuân thủ các điều kiện vận chuyển.
4. Khi phát hiện vũ
khí, vật liệu nổ trong người hành khách, phải nhanh chóng bằng biện pháp thích
hợp khống chế, ngăn chặn để xử lý; phát hiện vũ khí, vật liệu nổ trong hành lý
xách tay của hành khách phải cách ly ngay hành khách với hành lý, khống chế
hành khách để xử lý.
1. Khu vực cách ly
phải được kiểm tra an ninh hàng không trước khi đưa vào khai thác hàng ngày và
giám sát an ninh chặt chẽ, liên tục trong suốt thời gian khai thác.
2. Khi không hoạt
động, tất cả cửa vào, cửa ra của khu vực cách ly phải được khóa hoặc có nhân
viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, bảo vệ.
3. Trình tự, thủ tục
kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với khu vực cách ly phải được quy
định cụ thể, chi tiết tại quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch
vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Tàu bay đỗ tại sân
đỗ tàu bay phải được bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp nhằm phát hiện, ngăn
chặn người, phương tiện tiếp cận, đưa đồ vật lên, xuống hoặc để lại trên tàu
bay một cách trái phép.
2. Tàu bay không khai
thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này và các yêu
cầu sau:
a) Cầu thang, cầu ống
dẫn khách, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi
tàu bay;
b) Người khai thác
tàu bay chịu trách nhiệm đóng, khóa cửa tàu bay; niêm phong cửa tàu bay; tàu
bay đỗ ban đêm phải được chiếu sáng.
3.[41]
Tàu bay đang khai thác phải được thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều
này và người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức kiểm soát người, đồ vật
lên, xuống tàu bay.
1.[42] Trách nhiệm kiểm tra an ninh hàng không
a)
Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp không đổi tổ bay và có sự kiểm soát liên tục
người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay của tổ bay, trước khi tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa,
bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra an ninh hàng không
tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy
hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên tàu bay.
b)
Đối với tàu bay đang khai thác, trường hợp đổi tổ bay hoặc không có sự kiểm soát liên tục người, đồ vật lên xuống khỏi tàu bay
của tổ bay, trước khi
tiếp nhận hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay và sau khi hành
khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi xuống hết khỏi tàu bay, người khai thác tàu
bay phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu
bay nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn
trên tàu bay.
c)
Đối với tàu bay không khai thác, khi đưa vào khai thác, trước khi tiếp nhận
hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay, người khai thác tàu bay
phải kiểm tra an ninh hàng không tàu bay theo danh mục của từng loại tàu bay
nhằm phát hiện các vật phẩm nguy hiểm có thể được cất giấu hoặc người trốn trên
tàu bay.
d)
Người khai thác tàu bay phải quy định chi tiết quy trình, thủ tục kiểm tra an ninh
hàng không tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Kiểm tra, lục soát
an ninh tàu bay phải được tiến hành theo danh mục. Trên mỗi tàu bay phải có
danh mục kiểm tra an ninh hàng không, lục soát an ninh tàu bay và nội dung danh
mục kiểm tra an ninh hàng không phải được quy định trong chương trình an ninh
hàng không của hãng hàng không.
1. Trong suốt thời
gian tàu bay đang bay, cửa buồng lái phải được khóa từ bên trong và có phương
thức trao đổi thông tin bí mật giữa tiếp viên với tổ lái khi phát hiện nghi ngờ
hoặc có dấu hiệu uy hiếp an ninh hàng không trong khoang hành khách.
2. Tàu bay có trọng
lượng cất cánh tối đa từ 45.500 kilôgam trở lên hoặc có sức chở từ 60 hành
khách trở lên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Cửa buồng lái tàu
bay có khả năng chống lại vũ khí hạng nhẹ, mảnh lựu đạn hoặc việc sử dụng vũ
lực để vào buồng lái trái phép;
b) Có trang bị, thiết
bị để tổ lái giám sát toàn bộ khu vực bên ngoài cửa buồng lái tàu bay nhằm nhận
biết những người có yêu cầu vào buồng lái, phát hiện những hành vi nghi ngờ
hoặc nguy cơ đe dọa tiềm ẩn.
3. Người khai thác
tàu bay phải đảm bảo sau khi các cửa của tàu bay được đóng để khởi hành, không
ai được phép vào buồng lái cho đến khi các cửa của tàu bay được mở ra để hành
khách rời khỏi tàu bay ngoại trừ những đối tượng sau đây nếu người chỉ huy tàu
bay đồng ý:
a) Thành viên tổ bay
đang làm nhiệm vụ;
b) Người được người
khai thác tàu bay cho phép;
c) Người được phép
vào buồng lái theo quy định của pháp luật.
4. Thành viên tổ lái
không được phép rời buồng lái khi chưa được người chỉ huy tàu bay cho phép.
Trong buồng lái phải luôn có mặt 02 người là thành viên tổ lái. Trong trường
hợp bất khả kháng, chỉ có 01 thành viên tổ lái thì bắt buộc phải có mặt thêm 01
tiếp viên.
1. Khi hành khách lên
tàu bay, hãng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đối chiếu giấy tờ
về nhân thân, thẻ lên tàu bay của hành khách để đảm bảo đúng người, đúng chuyến
bay. Biện pháp kiểm tra phải được quy định chi tiết trong chương trình an ninh
hàng không của hãng hàng không.
2. Trước khi cho tàu
bay khởi hành, người chỉ huy tàu bay phải có trách nhiệm tổ chức đối chiếu tổng
số hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay với tổng số hành khách thực có trên
tàu bay bằng biện pháp thích hợp; nếu không có sự trùng khớp phải làm rõ lý do
mới được phép khởi hành.
3. Trong thời gian
tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh hàng
không, duy trì trật tự, kỷ luật trên tàu bay; được áp dụng các biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, vi phạm các quy
định về bảo đảm an ninh hàng không, hành vi gây rối, vi phạm trật tự kỷ luật,
không tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của tổ bay theo quy định pháp luật; tổ chức
bàn giao người vi phạm, tang vật và biên bản hoặc báo cáo vi phạm cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Người
chỉ huy tàu bay tổ chức việc giám sát an ninh hàng không, duy trì trật tự kỷ
luật trên tàu bay trong suốt chuyến bay.
4. Thành viên tổ bay
phải tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay;
thường xuyên quan sát khoang hành khách để kịp thời phát hiện hành vi bất
thường của hành khách, thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết để xử lý; phối
hợp với nhân viên an ninh trên không giải quyết và xử lý các trường hợp tàu bay
đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
5. Cục Hàng không
Việt Nam là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công an, nhà chức
trách có thẩm quyền của nước ngoài và các hãng hàng không trong việc bố trí
nhân viên an ninh trên không đi trên các chuyến bay.
1. Việc vận chuyển đối
tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật, có người áp giải, trên một chuyến bay chỉ được vận chuyển không quá 05
người thuộc đối tượng này trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Chuyến
bay chuyên cơ thuê khoang không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm
nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối với chuyến bay
từ nước ngoài về Việt Nam, trong trường hợp quy định của pháp luật của nước sở
tại khác với quy định tại khoản 1 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam đánh
giá và quyết định giới hạn chuyên chở.
3. Chỗ ngồi của đối
tượng bị áp giải được chỉ định ở các hàng ghế xa cửa lên, xuống, xa cửa thoát
hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, đối tượng bị áp giải ngồi ghế
trong, trường hợp số nhân viên áp giải gấp hai lần số đối tượng bị áp giải, đối
tượng bị áp giải ngồi ghế giữa hai nhân viên áp giải.
4. Đối tượng bị áp
giải phải được người áp giải giám sát trong suốt chuyến bay kể cả khi vào phòng
vệ sinh, đối tượng bị áp giải có thể được sử dụng đồ ăn, uống trên tàu bay với
sự đồng ý của người áp giải. Người áp giải và đối tượng bị áp giải không được
sử dụng các loại chất kích thích hoặc dung dịch có cồn.
5. Không được khóa
tay hoặc chân đối tượng bị áp giải vào bất cứ bộ phận nào của tàu bay.
6. Hãng hàng không
phải bố trí cho người áp giải và người bị áp giải lên trước và rời khỏi tàu bay
sau cùng so với các hành khách khác.
7. Việc vận chuyển
hành khách bị trục xuất tự nguyện trở về với số lượng nhiều hơn quy định tại khoản
1 của Điều này được thực hiện khi đủ khả năng bảo đảm an ninh. Hãng hàng không
chịu trách nhiệm đánh giá và quyết định.
1. Việc vận chuyển vũ
khí, dụng cụ chiến tranh, vật liệu phóng xạ và các vật phẩm nguy hiểm khác trên
tàu bay vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
2. Danh mục các vật
phẩm nguy hiểm mà hành khách, tổ bay không được mang theo người, hành lý xách
tay, hành lý ký gửi lên tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
3. Đối với vật phẩm
nguy hiểm là hàng nguy hiểm khi vận chuyển phải được đại diện của hãng hàng
không chấp nhận vận chuyển trên tàu bay theo đúng quy định của pháp luật về vận
chuyển hàng nguy hiểm.
4. Người khai thác
cảng hàng không, sân bay phải niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không
được mang theo người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại điểm kiểm tra an
ninh hàng không; thông báo bằng hình thức thích hợp tại nhà ga danh mục các vật
phẩm nguy hiểm không được mang lên tàu bay.
5. Hãng hàng không
phải tổ chức niêm yết danh mục các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo
người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi tại nơi bán vé, quầy làm thủ tục hàng
không.
1. Người mang vũ
khí, công cụ hỗ trợ trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải làm thủ
tục đi tàu bay tại quầy thủ tục như sau:
a) Xuất trình vũ
khí, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép liên quan cho nhân viên hàng không
kiểm tra khi làm thủ tục đi tàu bay;
b) Trường hợp mang
súng theo người lên tàu bay, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp
ký gửi súng, đạn, phải hoàn thành tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nhân viên làm
thủ tục của hãng hàng không thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng
không để kiểm tra các loại giấy phép liên quan đến vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Trường hợp là súng, đạn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra nội
dung khai báo và ký xác nhận vào tờ khai.
3. Trường hợp hành
khách là sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ, phải hoàn thành
tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành
kèm theo Thông tư này và đưa tờ khai cho nhân viên thủ tục hàng không của chuyến
bay
trước khi lên tàu bay, chịu trách nhiệm về sự an toàn của
súng, đạn, công cụ hỗ trợ mang theo.
4. Quy định về tiếp
nhận, vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Người có súng
phải tháo rời hộp tiếp đạn khỏi súng; tháo rời hoặc ngắt nguồn điện của công cụ
hỗ trợ; bảo đảm chắc chắn vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn;
b) Đạn phải được
đóng gói và chất xếp theo đúng quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm. Đại diện
hãng hàng không ký xác nhận vào tờ khai theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhân viên phục
vụ mặt đất vận chuyển súng, đạn từ điểm làm thủ tục lên tàu bay phải có nhân
viên an ninh hàng không giám sát, hộ tống;
d) Vũ khí, công cụ
hỗ trợ phải để ở nơi hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay.
5. Người chỉ huy
tàu bay phải được thông báo về số lượng súng, đạn được vận chuyển trên chuyến
bay.
6. Tại cảng hàng
không, sân bay đến, quy trình bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:
a) Hãng hàng không
phải thông báo bằng hình thức thích hợp cho đại diện của hãng tại cảng hàng
không, sân bay đến để tiếp nhận, giám sát và thông báo các
thông tin liên quan đến chuyến bay có vận chuyển ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ
(số hiệu chuyến bay, thời gian hạ cánh, vị trí hạ cánh) cho lực lượng kiểm soát
an ninh hàng không tại cảng hàng không;
b) Nhân viên phục
vụ mặt đất có trách nhiệm vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ từ tàu bay
vào khu vực trả hành lý; đối chiếu giấy tờ về nhân thân, thẻ lên tàu bay
với thẻ hành lý ký gửi; bàn giao vũ khí, đạn, công cụ hỗ trợ cho
hành khách tại nơi trả hành lý ký gửi;
c) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không có trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển,
bàn giao, đăng ký vào sổ và giám sát việc hành khách mang vũ khí,
công cụ hỗ trợ ra khỏi khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay.
7.
Quy trình, thủ tục tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ
trợ phải được quy định chi tiết trong chương trình an ninh hàng không dân dụng
của hãng hàng không và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
1. Khi qua điểm
kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực cách ly quốc tế, mỗi hành khách, thành
viên tổ bay chỉ được mang không quá 01 lít chất lỏng theo người và hành lý xách
tay; dung tích của mỗi chai, lọ, bình chứa chất lỏng không quá 100 mi-li-lít,
đồng thời phải được đóng kín hoàn toàn.
2. Không áp
dụng khoản 1 Điều này đối với chất lỏng là thuốc chữa bệnh, sữa, thức ăn cho
trẻ em nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuốc chữa
bệnh có kèm theo đơn thuốc trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ của người kê đơn
thuốc, họ tên người sử dụng thuốc phù hợp với họ tên trên thẻ lên tàu bay hành khách;
b) Sữa, thức
ăn dành cho trẻ em, trẻ sơ sinh phải có trẻ em, trẻ sơ sinh đi cùng.
3. Chất lỏng
mua tại cửa hàng trong khu cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế được phép
mang theo người và hành lý xách tay không giới hạn dung tích với điều kiện phải
đựng trong túi nhựa an ninh được dán kín.
1. Bảo đảm an ninh
đối với tàu bay hoạt động hàng không chung được thực hiện như đối với tàu bay
vận chuyển hàng không thương mại.
2. Bảo đảm an ninh
đối với tàu bay hoạt động hàng không chung đỗ ngoài cảng hàng không, sân bay
thực hiện như sau:
a) Người khai thác
tàu bay phải xây dựng quy định về bảo vệ tàu bay phù hợp với hoạt động khai
thác của mình; phối hợp, hiệp đồng với chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ
tàu bay; bố trí lực lượng canh gác tàu bay liên tục nhằm phát hiện và ngăn chặn
kịp thời người, phương tiện tiếp cận và lên tàu bay trái phép; thiết lập hệ
thống hàng rào, chiếu sáng ban đêm thích hợp quanh khu vực tàu bay đỗ;
b) Cửa tàu bay phải
được khóa hoặc niêm phong.
3. Người khai thác
tàu bay hoạt động hàng không chung chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra an ninh
hàng không đối với tàu bay trước khi cho người, đồ vật lên tàu bay và bảo đảm
an ninh trong khi bay.
4. Tàu bay hoạt động
hàng không chung có trọng lượng cất cánh tối đa trên 5.700 kg phải được bảo đảm
an ninh như tàu bay vận chuyển hàng không thương mại.
5. Hãng hàng không
thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải xây dựng chương
trình an ninh hàng không cho hoạt động khai thác của hãng. Nội dung chương
trình phải quy định chi tiết các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, bảo vệ
tàu bay của hãng trong và ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay; thiết lập,
duy trì bộ phận bảo đảm an ninh hàng không của hãng và chỉ định người chịu
trách nhiệm về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh của hãng theo hệ thống độc lập,
không kiêm nhiệm.
1. Việc kiểm tra,
giám sát an ninh đối với người, đồ vật đưa lên tàu bay hoạt động hàng không
chung được thực hiện bằng biện pháp thích hợp và được quy định cụ thể trong chương
trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Tàu bay xuất phát
từ một cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải gửi danh sách
người, đồ vật đưa lên tàu bay cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để
thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không trước chuyến bay.
3. Tàu bay xuất phát
từ nơi nằm ngoài cảng hàng không, sân bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức
thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với người, đồ vật đưa lên
tàu bay.
1. Cục Hàng không
Việt Nam phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng hướng dẫn bảo đảm
an ninh, an toàn sân bay chuyên dùng; thực hiện quy chế phối hợp trong kiểm
tra, thanh tra, giám sát hoạt động của sân bay chuyên dùng.
2. Đối với các vụ
việc vi phạm quy định về an ninh hàng không tại sân bay chuyên dùng, lực lượng
làm nhiệm vụ bảo đảm duy trì an ninh, trật tự tại sân bay xử lý ban đầu, thông
báo và bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các vụ việc
vi phạm quy định về an ninh hàng không tại sân bay chuyên dùng, lực lượng làm
nhiệm vụ bảo đảm duy trì an ninh, trật tự tại sân bay xử lý ban đầu, thông báo
và bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Cục Hàng không
Việt Nam phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ,
ngành liên quan thu thập, đánh giá thông tin về tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của khủng bố,
các tổ chức phản động và các loại tội phạm, âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng để quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh
tăng cường cho từng cấp độ theo quy định của pháp luật.
2.[43]
Cục Hàng không Việt Nam, cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không,
sân bay, hãng hàng không, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin liên quan đến
âm mưu tấn công can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Điều
77. Phạm vi áp dụng kiểm soát an ninh hàng không tăng cường[44]
1. Căn cứ thông tin
về tình hình, nguy cơ đe dọa, rủi ro an ninh hàng không, Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng
không tăng cường trên phạm vi toàn quốc hoặc tại một cảng hàng không, sân bay
cụ thể.
2. Cục Hàng không
Việt Nam xem xét việc chấp thuận áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng
không tăng cường thay thế có tác dụng tương tự của các nước khác đối với các
chuyến bay, đường bay quốc tế đến Việt Nam.
3. Cục Hàng không
Việt Nam xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường
theo yêu cầu của nhà chức trách nước ngoài phù hợp với điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Quy trình triển khai
các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường áp dụng cho từng cấp độ
phải được quy định cụ thể trong chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng
không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh
nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở nội dung quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Quyết định áp dụng
biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường phải được Cục Hàng không Việt
Nam và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nêu trong quyết định triển khai ngay
đến các cơ quan, đơn vị liên quan theo phân cấp bằng hình thức thích hợp trong
thời gian sớm nhất để thực hiện, đồng thời được báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Chỉ hãng hàng
không liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa được phép khai thác,
sử dụng thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hãng hàng không có
trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của hành khách; chỉ cung cấp thông tin về
nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo yêu cầu vì mục đích phục vụ công tác quản lý nhà nước về an
ninh, an toàn hàng không dân dụng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các tội phạm hình sự
khác.
1. Đơn vị chủ quản hệ
thống thông tin chuyên ngành hàng không phải xây dựng và ban hành các quy định
về bảo vệ, quản lý, sử dụng để chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép
gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng, đánh cắp và làm sai lệch
thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Việc bảo vệ hệ
thống thông tin chuyên ngành hàng không phải được thực hiện từ giai đoạn lựa
chọn nhà cung cấp và trong quá trình thiết kế lắp đặt, sử dụng hệ thống. Các
biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Quản trị hệ thống
thông qua việc ban hành tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục an ninh; lựa chọn và đào
tạo cán bộ, đặc biệt là những người có quyền quản trị hệ thống; đánh giá mối đe
dọa và rủi ro để xác định các lỗ hổng của hệ thống và khả năng bị tấn công;
kiểm tra và thử nghiệm; bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng;
b) Kiểm soát bằng
tường lửa; mã hóa dữ liệu; sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập mạng và hệ thống
chống vi-rút;
c) Bảo vệ hệ thống,
đặc biệt là các máy chủ, phải nằm trong khu vực mà việc vào, ra và hoạt động
trong khu vực đó được kiểm soát và hạn chế; chỉ những người có thẩm quyền được
truy cập vào hệ thống bằng phương pháp đăng nhập sinh trắc học, mật khẩu; hạn
chế số lượng người có quyền truy cập; kiểm soát và giám sát liên tục việc truy
cập vào hệ thống; sử dụng hệ thống sao lưu đề phòng trường hợp hệ thống chính
bị trục trặc; ghi lưu các hoạt động để phục vụ kiểm tra, đánh giá và cảnh báo
khi có hoạt động bất thường.
3. Chương trình, quy
chế an ninh hàng không, phương án khẩn nguy, phương án ứng phó không lưu của
các doanh nghiệp ngành hàng không phải quy định cụ thể về bảo vệ thông tin và
hệ thống công nghệ thông tin, phương án phòng ngừa, đảm bảo an ninh thông tin,
phương án ứng phó khi bị tấn công can thiệp bất hợp pháp bằng kỹ thuật điện tử.
4. Đơn vị chủ quản hệ
thống thông tin chuyên ngành hàng không phải thực hiện việc đánh giá nguy cơ uy
hiếp an ninh, an toàn hàng không, mức độ thiệt hại nếu bị tấn công, can thiệp
bất hợp pháp vào các thiết bị, hệ thống thông tin của đơn vị mình để có biện
pháp bảo vệ thích hợp. Việc đánh giá dựa trên tiêu chí sau:
a) Mức độ uy hiếp
trực tiếp đến hoạt động điều hành bay và tàu bay đang bay;
b) Mức độ uy hiếp
trực tiếp đến tính mạng hành khách, nhân viên tại cảng hàng không, sân bay;
c) Mức độ uy hiếp
trực tiếp đến hoạt động bình thường của các thiết bị điều hành bay, hệ thống cơ
sở hạ tầng, thiết bị bảo đảm an ninh hàng không.
5. Đơn vị chủ quản hệ
thống thông tin chuyên ngành hàng không phải phối hợp với các cơ quan chuyên
môn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông để bảo vệ,
chống hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng
không dân dụng và đánh cắp, làm sai lệch thông tin, dữ liệu; tuân thủ các quy
định của pháp luật về an ninh thông tin.
1. Kiểm soát an ninh nội bộ được thực hiện
thông qua việc xây dựng, duy trì, thực hiện tiêu chuẩn vị trí việc làm; nội
quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị và công tác phối hợp với cơ quan chức năng
trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và thẩm tra xác minh nhân
thân.
2. Kiểm soát an ninh nội bộ phải được thực
hiện trong tất cả quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát,
xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của mỗi cơ quan, đơn vị;
phải kết hợp chặt chẽ công tác kiểm soát an ninh nội bộ với công tác bảo vệ
chính trị nội bộ.
3. Khi tuyển dụng lao động, hồ sơ dự tuyển
phải có phiếu lý lịch tư pháp hoặc ý kiến của cơ quan công an hoặc chính quyền
địa phương nơi cư trú về việc chấp hành pháp luật của người dự tuyển; cơ quan,
đơn vị tuyển dụng tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch và nhân thân tại nơi cư
trú và nơi họ đã làm việc trước khi quyết định tuyển dụng nếu cần. Đơn vị quản
lý, sử dụng lao động định kỳ hàng năm phải đánh giá người lao động về việc chấp
hành nội quy, kỷ luật lao động, pháp luật nhà nước. Khi người lao động có biểu hiện
bất thường về phẩm chất đạo đức, sinh hoạt, kinh tế, ý thức chấp hành kỷ luật,
nội quy của cơ quan, đơn vị, phải xác minh làm rõ.
1. Cục Hàng không
Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát an
ninh nội bộ đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng; tạm
đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, uy
hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc theo yêu cầu của cơ quan an ninh có thẩm
quyền; chỉ đạo các doanh nghiệp ngành hàng không dân dụng trong việc phối hợp
với các cơ quan công an liên quan thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ.
2. Doanh nghiệp quản
lý, sử dụng nhân viên hàng không phải ban hành quy định về kiểm soát an ninh
nội bộ bảo đảm đủ và đúng các nội dung sau:
a) Xác minh và định
kỳ hàng năm thực hiện đánh giá nhân thân đối với nhân viên hàng không theo quy
định tại khoản 3 Điều 81 của Thông tư này và giám sát quá
trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thuộc đơn vị mình;
b) Nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật, phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn
vị;
c) Kiểm soát chặt chẽ
việc đi lại, mang đồ vật ra, vào khu vực hạn chế, lên, xuống tàu bay; hoạt động
thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong các khu vực hạn chế;
d) Quy định người
hoặc bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác
kiểm soát an ninh nội bộ, lập hồ sơ quản lý nhân viên; phối hợp chặt chẽ với cơ
quan công an, chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan
đến người lao động; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật
lao động, vi phạm pháp luật và khắc phục thiếu sót;
đ) Xây dựng các tiêu
chí để tuyển dụng, bố trí sắp xếp phù hợp đối với từng loại nhân viên hàng
không; phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền để kiểm tra nhân thân đối với
nhân viên hàng không là người nước ngoài.
3.[45]
Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng người lao động vào và hoạt động trong khu vực
hạn chế, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan
trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội
theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu người lao động do mình
quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc.
1. Mọi vụ việc vi
phạm an ninh hàng không phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để vi phạm
lan rộng và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả xảy ra.
Việc xử lý phải căn
cứ vào tính chất, mức độ vi phạm do hành vi vi phạm gây ra và tuân thủ các quy
định của pháp luật hiện hành. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải đối tượng vi phạm được thực hiện theo
yêu cầu của người chỉ huy tàu bay hoặc Cảng vụ hàng không trừ trường hợp đối
phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm
việc xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế đến mức tối
thiểu việc gây ách tắc làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng
hàng không, sân bay và chuyến bay.
3. Cảng vụ hàng không
chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng
không, sân bay để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm
về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và giải quyết
những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phối hợp với công an, chính quyền địa
phương trong xử lý vi phạm về an ninh hàng không xảy ra tại khu vực nằm ngoài
cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
4. Cảng vụ hàng
không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải
tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và trong cả tuần, công bố số máy điện thoại
trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng
không, trật tự công cộng.
5. Hồ sơ, thủ tục,
biên bản, quyết định xử lý vi phạm phải được lập và lưu giữ theo quy định của
pháp luật.
1. Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an
ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc
quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:
a) Ngăn chặn hành vi
vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;
b) Kiểm tra, lục
soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;
c) Đưa người, tang
vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;
d) Thông báo ngay vụ
việc cho Cảng vụ hàng không, cơ quan công an (nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự)
và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Bảo vệ hiện trường
nếu xét thấy cần thiết;
e) Lập hồ sơ ban đầu
(biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV
ban hành kèm theo Thông tư này) và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người
vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
2. Các cơ quan, đơn
vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng
không.
3. Đối với tàu bay
đang khai thác, tàu bay đang bay quy trình xử lý vi phạm thực hiện theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 của Thông tư này. Nhân viên an ninh
trên không hoạt động bí mật, không tham gia xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng
không.
4. Lực lượng kiểm soát
an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không, sân bay
chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy
ra tại cơ sở do mình quản lý; quy trình xử lý theo quy định tại các điểm a, b,
c và đ của khoản 1 Điều này; lập hồ sơ ban đầu (biên bản vi phạm theo mẫu quy
định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư
này), bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan chức năng
tại địa phương và phối hợp xử lý tiếp theo đối với các vụ việc vi phạm an ninh
hàng không.
5. Cảng vụ hàng không
có trách nhiệm cử người trực tiếp đến ngay địa điểm đang giải quyết vi phạm
ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để
giám sát việc xử lý ban đầu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, thẩm quyền
giải quyết vụ việc và quyết định việc xử lý tiếp theo như sau:
a) Trường hợp vi phạm
xét thấy chưa tới mức xử phạt hành chính thì tiếp nhận vụ việc và có văn bản
yêu cầu cơ quan có người vi phạm xem xét, xử lý kỷ luật đối với người vi phạm
và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng không;
b) Trường hợp vi phạm
thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng
không, Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thì Cảng vụ
hàng không nhận bàn giao và tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của
pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho
người, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp vi phạm
thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan công an, vi phạm có dấu hiệu
hình sự thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao cho cơ quan
công an. Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan công an
trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
d) Trường hợp vi phạm
thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao
cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối
hợp với cơ quan thụ lý vụ việc trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt
hiệu quả;
đ) Trong trường hợp
vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì Giám đốc Cảng
vụ hàng không phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của
pháp luật.
6. Khi bàn giao vụ
việc cho Cảng vụ hàng không, công an, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập biên bản bàn giao theo
mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông
tư này và phối hợp thực hiện các biện pháp dẫn giải, giữ người, phương tiện,
tang vật vi phạm khi được yêu cầu.
7.[46] Cảng vụ hàng không, các
doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải trang bị máy ghi
hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn
chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của
vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh
chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp
luật hiện hành.
8. Cảng vụ
hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay,
hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo
dưỡng, sửa chữa tàu bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không,
sân bay phải trang bị máy điện thoại có chức năng hiển thị, lưu số gọi đến, gọi
đi và ghi âm với thời gian tối thiểu 03 giờ đồng hồ cho các số điện thoại trực
ban, trực khẩn nguy, đường dây nóng, giải đáp thông tin cho hành khách. Các đơn
vị phải sử dụng dịch vụ thông báo nhanh số máy gọi đi, gọi đến các số máy điện
thoại của đơn vị để kịp thời tra cứu khi nhận được thông tin đe dọa qua điện
thoại; thiết lập hòm thư tiếp nhận các thông tin về các vụ việc vi phạm, các
hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Vụ việc vi
phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục
những sơ hở, thiếu sót:
a) Căn cứ
tính chất, mức độ của từng vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay,
Cảng vụ hàng không quyết định giao cho cơ quan, đơn vị thích hợp chủ trì tổ
chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp cơ sở hoặc Cảng vụ hàng không chủ trì tổ
chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cảng vụ hàng không hoặc đề nghị Cục Hàng
không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình;
b) Đơn vị chủ
quản cơ sở nằm ngoài cảng hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng
bình đối với vụ việc vi phạm xảy ra tại cơ sở của mình;
c) Cục Hàng
không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cục đối với vụ
việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hoặc theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận
tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.
2. Thời gian
tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm
nhất không quá 05 ngày làm việc đối với cấp cơ sở, 07 ngày làm việc đối với cấp
Cảng vụ và 10 ngày làm việc đối với cấp Cục kể từ ngày xảy ra vi phạm hoặc nhận
được báo cáo về vụ việc vi phạm.
3. Nội dung
rút kinh nghiệm, giảng bình tối thiểu phải bao gồm:
a) Biện pháp,
quy trình xử lý của đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình xử lý vụ việc vi
phạm: đúng, sai, nguyên nhân;
b) Công tác
phối hợp xử lý vụ việc vi phạm của đơn vị, cá nhân liên quan: đúng, sai, nguyên
nhân;
c) Những bất
cập trong các quy định của pháp luật, chương trình, quy chế an ninh hàng không
và các văn bản có liên quan cần phải được bổ sung, sửa đổi;
d) Những sơ
hở, thiếu sót của từng đơn vị, cá nhân liên quan, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
1. Việc đối
phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
thực hiện theo các quy định của pháp luật và tuân thủ phương án khẩn nguy đối
phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do
cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi nhận
được thông tin về một hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không
dân dụng, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, đơn vị
cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu liên quan có trách nhiệm phân tích, đánh giá sơ bộ về tính chất của
thông tin để xem xét triển khai phương án khẩn nguy thích hợp; báo cáo ngay
thông tin, kết quả đánh giá và kiến nghị biện pháp đối phó đến cơ quan có thẩm
quyền theo quy định. Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tổ chức
đối phó ban đầu theo quy định; trường hợp cần thiết, Cục Hàng không Việt Nam
trực tiếp chỉ đạo các lực lượng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy ban
đầu.
3. Mọi biện
pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người. Đối với
tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
liên quan ưu tiên trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn cho tàu bay trong vùng
trời của Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Sau khi
kết thúc việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không,
sân bay, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhanh chóng thực hiện các biện pháp
cần thiết để đảm bảo đưa cảng hàng không, sân bay trở lại hoạt động bình
thường; bố trí cho hành khách tiếp tục hành trình trong thời gian sớm nhất có
thể.
1. Kế hoạch
khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp của cảng hàng
không, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục
Hàng không Việt Nam phê duyệt phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối
phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và
Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố,
huyện đảo.
2.[47] Doanh nghiệp chủ quản cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy của cơ sở
bảo đảm hoạt động bay. Kế hoạch khẩn nguy phải phù hợp với phương án khẩn nguy
tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban
hành và phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh,
thành phố, huyện đảo.
3.[48] (được bãi bỏ)
4.[49] (được bãi bỏ)
Việc cung cấp
thông tin, phát ngôn và họp báo liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp và
công tác đối phó thực hiện theo Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành
vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính
phủ ban hành.
1. Người khai
thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu, đơn vị chủ quản của khu vực hạn chế ngoài cảng hàng không, sân bay
có trách nhiệm báo cáo ban đầu bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam trong
vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo 02
lần trên 01 ngày trong thời gian đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
báo cáo sơ bộ trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc việc đối phó.
2. Cục Hàng
không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản trong
vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được báo cáo của đơn vị về công tác đối phó
với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Cục Hàng
không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin về tàu bay bị can thiệp
bất hợp pháp hạ cánh trong lãnh thổ Việt Nam cho nhà chức trách hàng không của
quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông tin bao
gồm: loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, đường bay, số lượng hành khách, tổ bay
trên chuyến bay và những yêu cầu đề nghị các quốc gia liên quan trợ giúp. Thông
báo được gửi tới:
a) Quốc gia nơi tàu
bay đăng ký;
b) Quốc gia của nhà
khai thác tàu bay;
c) Quốc gia có các
công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Quốc gia có công
dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
đ) ICAO.
2. Cục Hàng không
Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ICAO về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như
sau:
a) Báo cáo sơ bộ theo
mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông
tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
b) Báo cáo chính thức
theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm
theo Thông tư này trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
1. Cục Hàng không
Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài ngành
hàng không tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp
ngành tối thiểu 03 năm một lần tại 01 cảng hàng không hoặc 01 cơ sở cung cấp
dịch vụ không lưu.
2.[50]
Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng
hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở
tại mỗi cảng hàng không, mỗi hãng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.
3. Cơ quan, tổ chức
nước ngoài có thể được mời tham quan diễn tập đối phó với các hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Cục Hàng không
Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch tổ chức diễn tập cấp ngành.
1. Cơ quan, đơn vị
tham mưu, giúp việc về an ninh hàng không của Nhà chức trách hàng không.
2. Các cơ quan tham
mưu, giúp việc về an ninh hàng không của các doanh nghiệp hàng không.
3. Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không.
1. Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có
chức năng thực
hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an
ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực
hiện nhiệm vụ tham
mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng
không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi
phạm an ninh hàng không theo quy định, bao gồm:
a) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
b) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của
doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu;
c)
Lực
lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa
chữa tàu bay, thiết bị tàu bay;
d) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng
không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung;
đ) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ suất ăn hàng không.
2. Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn chung theo quy định tại Điều
30 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an
ninh hàng không.
3. Cục Hàng không
Việt Nam hướng dẫn việc bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực
hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, xử lý vi phạm, đối phó với
hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, cung cấp dịch
vụ bảo đảm an ninh hàng không. Cơ cấu tổ chức của lực lượng kiểm soát an ninh
hàng không được quy định cụ thể trong chương trình an ninh hàng không, quy chế
an ninh hàng không của doanh nghiệp, đơn vị có lực lượng kiểm soát an ninh hàng
không.
4. Lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với
chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an
ninh hàng không của Bộ trưởng
Bộ Giao
thông vận tải.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
là người trực
tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó
với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không đủ tiêu
chuẩn, được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh
hàng không theo quy định. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bao
gồm các nhóm sau: nhân viên an ninh kiểm soát, nhân viên an ninh soi chiếu,
nhân viên an ninh cơ động
2.
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an
ninh hàng không bao gồm: nhân viên an ninh kiểm soát, nhân viên an ninh soi
chiếu, nhân viên an ninh cơ động.
3.
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng
không, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung được
tổ chức phù hợp chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
4.
Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không có tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giao
thông vận tải về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân
viên hàng không.
1.
Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là tổ chức được cấp Giấy
phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về
các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng; có
chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, cung cấp dịch vụ
bảo đảm an ninh hàng không tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng
hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay ngoài cảng hàng không, sân bay.
2.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ về
an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu, giúp việc về
chuyên môn, nghiệp vụ an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an
ninh hàng không; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu chi nhánh trực
thuộc đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không phải đáp ứng tiêu
chuẩn sau:
a) Là công
dân Việt Nam;
b) Có kiến
thức về hàng không, an ninh hàng không và có thời gian công tác liên tục tối
thiểu 05 năm trong lĩnh vực an ninh hàng không; trường hợp chuyển ngành, biệt
phái từ công an, quân đội phải có thời gian công tác liên tục tối thiểu 01 năm
trong lĩnh vực an ninh hàng không.
c) Tốt nghiệp
đại học ngành an ninh hoặc tốt nghiệp đại học khác và được đào tạo một trong các
ngành liên quan đến an ninh hàng không, luật, quản lý hành chính nhà nước hoặc
tốt nghiệp đại học về các lĩnh vực an ninh, quốc phòng do Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng đào tạo;
d) Có chứng
chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành khóa học trong nước hoặc quốc tế về bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không.
1.
Chức năng
a) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh
doanh hàng không chung
thực
hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động
khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;
b) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu thực hiện bảo
đảm an ninh hàng không tại khu vực hạn chế của doanh nghiệp;
c) Lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết
bị tàu bay
thực
hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu
bay, thiết bị tàu bay;
d) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
suất ăn hàng không thực hiện việc bảo đảm an ninh hàng không tại các khu vực
hạn chế thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
2.
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ về
an ninh hàng không của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải đáp ứng tiêu
chuẩn sau:
a) Là công
dân Việt Nam, có kiến thức, về hàng không, an ninh hàng không và có thời gian
công tác liên tục tối thiểu 02 năm trong lĩnh vực an ninh hàng không;
b) Tốt nghiệp
đại học ngành an ninh hoặc tốt nghiệp đại học khác và được đào tạo một trong
các ngành liên quan đến an ninh hàng không, luật, quản lý hành chính nhà nước;
hoặc tốt nghiệp đại học về các lĩnh vực an ninh, quốc phòng do Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng đào tạo;
c) Có chứng
chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành khóa học trong nước hoặc quốc tế về bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không.
3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và lực
lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được quy định trong chương trình, quy
chế an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ không lưu, doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu
bay, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung.
Điều
97. Hệ thống quản lý an ninh hàng không của các doanh nghiệp hàng không[51]
1. Hệ thống
quản lý về an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay,
hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp
sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp kinh
doanh hàng không chung phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Độc lập về chức năng,
nhiệm vụ; cơ quan tham mưu, giúp việc về an ninh hàng không không kiêm nhiệm
các nhiệm vụ khác và có chức trách, thẩm quyền về mặt hành chính tương đương
với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác trong cùng doanh nghiệp;
b) Người đứng
đầu hệ thống quản lý về an ninh hàng không là người chịu trách nhiệm chính
trước ban điều hành doanh nghiệp (đối với cảng hàng không là ban điều hành của
người khai thác cảng hàng không, sân bay) về an ninh hàng không;
c) Hãng hàng
không Việt Nam khai thác các chuyến bay thường lệ ở nước ngoài phải chỉ định
người chịu trách nhiệm chính về công tác bảo đảm an ninh hàng không của hãng
tại quốc gia đó và phải quy định trong chương trình an ninh hàng không của
người khai thác tàu bay;
d) Người chịu
trách nhiệm chính về an ninh hàng không, cấp phó của người chịu trách nhiệm
chính về an ninh hàng không, chuyên viên, giám sát viên an ninh hàng không của
hệ thống quản lý an ninh hàng không phải phù hợp với quy định về điều kiện kinh doanh
dịch vụ hàng không và
được
đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được
giao theo quy định tại
chương
trình đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành;
đ) Người chịu
trách nhiệm chính về an ninh hàng không phải có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm,
nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng
không và được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh
nghiệp;
e) Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định chức năng,
nhiệm vụ cụ thể của hệ thống quản lý an ninh hàng không, bảo đảm hệ thống quản
lý an ninh hàng không có đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực để triển
khai thực hiện hiệu quả chương trình, quy chế an ninh hàng không.
2. Các hãng
hàng không nước ngoài khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam phải chỉ
định và thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách
nhiệm chính về an ninh hàng không của hãng tại Việt Nam.
1. Nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng
định còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
2.[52] Giấy phép nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không có hiệu lực là 08 năm. Thời hạn hiệu lực của năng
định nhân viên an ninh soi chiếu là 12 tháng; nhân viên an ninh cơ động, nhân
viên an ninh kiểm soát là 24 tháng. Trường hợp không làm công việc được năng
định trong thời gian trên 06 tháng liên tục, năng định được cấp sẽ mất hiệu
lực, khi trở lại làm việc phải qua kỳ
thi phục hồi năng định.
3. Nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không được cấp giấy phép và năng định khi đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Có đủ tiêu
chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn nhân viên
hàng không và nhân viên kiểm soát an ninh hàng không theo quy định; có chứng
chỉ chuyên môn phù hợp; có thời gian thực tập nghiệp vụ chuyên môn phù hợp tối
thiểu là 01 tháng do cơ quan chủ quản xác nhận;
b) Tham dự kỳ
thi cấp giấy phép và năng định chuyên môn về an ninh hàng không do Hội đồng
kiểm tra cấp giấy phép, năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức đạt từ 85 điểm trở lên và không bị điểm 0
(không).
4. Hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị cấp giấy phép, năng định cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy
định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nộp bản
sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu văn
bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
c) 01 ảnh màu
chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04
cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp
tính đến ngày nộp hồ sơ).
5. Hồ sơ đề
nghị cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hỏng bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính
giấy phép trong trường hợp giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, bị hỏng. Trường
hợp mất giấy phép phải có văn bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị;
c) 01 ảnh màu
chụp chính diện, mắt nhìn thẳng, rõ vành tai, kích thước 03 cen-ti-mét x 04
cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp
tính đến ngày nộp hồ sơ).
6. Hồ sơ đề
nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định bao gồm:
a) Văn bản đề
nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên của cơ quan, đơn vị theo
mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản sao
kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp với năng định đề nghị gia hạn, phục hồi;
c) Bản sao có
chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn
phù hợp để đối chiếu với trường hợp bổ sung năng định;
d) Bản chính
giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh.
7. Thủ tục
cấp giấy phép, năng định:
a) Hồ sơ đề
nghị cấp lần đầu, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung phục hồi năng định nhân
viên kiểm soát an ninh được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các
hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
b) Cục Hàng
không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp, cấp lại
giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định cho nhân viên kiểm soát an ninh
hàng không trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc đối với cấp giấy phép lần
đầu, cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, gia hạn, bổ sung, phục hồi
năng định; tối đa 07 ngày làm việc đối với cấp lại giấy phép bị mất, hỏng kể từ
ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
c) Trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Cục Hàng
không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản về những nội dung chưa đầy đủ, yêu
cầu người đề nghị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo việc từ chối cấp và
nêu rõ lý do.
8. Giấy phép
nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bị Cục Hàng không Việt Nam đình chỉ hiệu
lực hoặc thu hồi (không áp dụng đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
đã bị tước giấy phép theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hàng không dân dụng) trong các trường hợp sau:
a) Thu hồi
khi người được cấp giấy phép không còn đủ điều kiện để được cấp giấy phép theo
quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ
hiệu lực giấy phép trong thời gian tối đa 01 tháng trong các trường hợp: bị kỷ
luật khiển trách; có sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa gây ra hậu quả
mất an ninh, an toàn;
c) Đình chỉ
hiệu lực giấy phép trong thời gian tối đa 03 tháng đối với các trường hợp kỷ
luật khiển trách lần thứ 02 hoặc cảnh cáo;
d) Đình chỉ
hiệu lực giấy phép trong thời gian tối đa 06 tháng đối với các trường hợp thực
hiện nhiệm vụ không đúng với nghiệp vụ chuyên môn được cấp phép, năng định;
đ) Thu hồi
trong trường hợp khi người được cấp giấy phép: sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ
gây ra hậu quả mất an toàn, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; có
hành vi che dấu lỗi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng không.
9.[53] Người bị thu
hồi giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không quy định tại khoản 8 Điều này
khi trở lại làm việc phải qua sát hạch cấp lại giấy phép, năng định nhân viên hàng không.
1. Hàng năm,
thủ trưởng đơn vị quản lý nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải đánh giá
bằng văn bản nhân viên kiểm soát an ninh về các nội dung sau đây:
a) Năng lực
chuyên môn nghiệp vụ;
b) Chấp hành
nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị;
c) Trách
nhiệm, thái độ phục vụ trong công việc.
2. Đánh giá
quy định tại khoản 1 của Điều này là căn cứ để xếp loại nhân viên kiểm soát an
ninh hàng không ở 4 mức độ: xuất sắc, tốt, trung bình, kém. Kết quả phân loại
là cơ sở để bố trí sắp xếp nhân viên và đào tạo, huấn luyện bổ sung nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp xếp loại kém phải đưa ra biện pháp và
thời hạn khắc phục hoặc đưa ra khỏi lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
3. Văn bản
đánh giá và xếp loại nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải được lưu giữ
tại đơn vị chủ quản.
4. Đơn vị
quản lý nhân viên kiểm soát an ninh hàng không xây dựng hướng dẫn chi tiết về
việc đánh giá chất lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong chương
trình, quy chế an nh hàng không.
1. Chủ đầu tư
xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng
cảng hàng không khi lập dự án, khảo sát, thiết kế xây dựng phải tuân thủ các
yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và
dự toán xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ
tầng cảng hàng không, sân bay phải thẩm định các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh
hàng không bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.
Điều
101. Các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không[54]
1. Công trình
phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Công trình
phục vụ bảo đảm an ninh hàng không sân bay: hàng rào an ninh hàng không ngăn
cách khu vực hạn chế và khu vực khác, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm
nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng
không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm;
b) Cổng, cửa,
điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối đi giữa khu vực hạn chế sử dụng riêng
và khu vực hạn chế không sử dụng riêng; lối đi từ khu vực khác vào khu vực hạn
chế;
c) Trung tâm
khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy
hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị
can thiệp bất hợp pháp;
d) Hệ thống
ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền
kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra;
đ) Điểm (khu
vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả
phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga;
e) Phòng trực
ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga;
phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.
2. Công trình
phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Hệ thống
đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực
hạn chế; hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực
khác;
b) Bốt gác,
cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu
vực khác.
3. Yêu cầu
đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không:
a) Công trình
phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo
đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ; khi
có hư hỏng phải khắc phục kịp thời;
b) Hàng rào
an ninh hàng không giữa khu vực hạn chế với khu vực khác phải có khả năng ngăn
chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào;
c) Số lượng
cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực khác phải hạn chế ở mức tối thiểu cần
thiết;
d) Bảo đảm sự
tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh
hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh
hàng không;
đ) Vị trí
trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật
phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp
tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống
khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;
e) Bảo đảm
tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách,
hàng hóa quốc tế và nội địa;
g) Khu vực bố
trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ
diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu
hành khách, hành lý;
h) Khu vực
cách ly phải được ngăn cách với khu vực không phải khu vực hạn chế bằng vật
liệu bền vững; ngăn cách với khu vực hạn chế khác bằng vật liệu phù hợp;
i) Sử dụng
nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối
với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;
k) Đến ngày
31 tháng 12 năm 2025, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có
công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phù hợp phải đáp ứng đầy đủ theo
quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Yêu cầu,
tiêu chuẩn về hàng rào an ninh hàng không, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu
sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, bốt gác, đường tuần tra tại cảng hàng không,
sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thiết bị,
phương tiện bảo đảm an ninh hàng không bao gồm:
a)[55] Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu
cơ thể, ca-me-ra giám sát an ninh hàng không, thiết bị cảnh báo xâm nhập, thiết bị phát
hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí,
vật phẩm nguy hiểm;
b) Phương
tiện sử dụng cho tuần tra; thiết bị ghi âm, ghi hình, quan sát, nhận dạng, phát
hiện giấy tờ, tài liệu giả chuyên dụng; thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy
phép kiểm soát an ninh hàng không;
c) Phương
tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành, đối phó với hành
vi can thiệp bất hợp pháp; mũ, áo giáp và các trang bị, công cụ chuyên dụng cho
đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hầm, thiết bị phục vụ xử lý bom,
mìn, vật phẩm nguy hiểm;
d) Dụng cụ,
thiết bị sử dụng cho thử nghiệm, đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không; vũ
khí, công cụ hỗ trợ.
2. Yêu cầu
đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
a) Thiết bị,
phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu
chuẩn theo quy định của pháp luật;
b)[56] Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu
cơ thể,
thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải có bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ
thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất;
c) Hệ thống
thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải
bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành;
d) Thiết bị,
phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ
thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ của cơ quan có thẩm
quyền;
đ)[57] Khi đầu tư mới thiết bị an
ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế
giới. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2025 các điểm kiểm tra an ninh hàng không cần có
thiết bị soi chiếu cơ thể phải được trang bị đầy đủ theo quy định.
3. Cục Hàng
không Việt Nam hướng dẫn cụ thể về yêu cầu, danh mục trang thiết bị, phương
tiện, công cụ, dụng cụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Khai thác,
quản lý, bảo trì thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không phải tuân thủ
theo quy định của nhà sản xuất và đơn vị khai thác, sử dụng thiết bị, phương
tiện; phải có sổ sách theo dõi các hỏng hóc và việc sửa chữa, bảo trì thiết bị,
phương tiện.
2. Dữ liệu
hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh phải được lưu giữ tối
thiểu 45 ngày.
3.[58] Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ
thể,
thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử phù hợp
với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất.
a) Đối với
máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả
kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban
hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với
cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo
mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông
tư này;
c) Đối với
thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi
chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX
ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Đối với thiết bị soi chiếu cơ
thể: yêu
cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo hướng dẫn của
nhà sản xuất.
4.[59] Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị soi chiếu cơ
thể, thiết
bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an
ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà
sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không
khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng. Sổ kiểm tra,
bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và
phải có các thông tin sau:
a) Tên thiết
bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;
b) Ngày,
tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng;
tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.
5.[60] Các cơ quan, đơn vị
quản lý khai thác thiết bị an ninh hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam về công tác quản lý thiết bị an ninh hàng không, chi tiết báo
cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác quản
lý thiết bị an ninh hàng không;
b) Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến công tác quản
lý thiết bị an ninh hàng không theo quy định tại Phụ lục XXVIII
ban hành
kèm theo
Thông
tư này;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật.
d) Tần xuất báo cáo: Định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng 12
hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12
năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu đề cương
báo cáo: Theo quy định
tại Phụ lục XXVIII ban hành kèm
theo Thông tư này.
6. Đơn vị
quản lý khai thác thiết bị an ninh hàng không chịu trách nhiệm ban hành quy
trình quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị an ninh hàng không.
1. Những đối
tượng dưới đây được trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng khi làm nhiệm vụ:
a) Nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không khi đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy
ra tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
b) Nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong thời gian thực hiện các
biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3;
c) Cán bộ cấp
tổ, đội của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
d) Nhân viên
an ninh cơ động, nhân viên kiểm soát an ninh làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác
ban đêm;
đ) Nhân viên an ninh
trên không khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị súng và đạn phù hợp sử dụng
trên tàu bay.
2.[61] Đối tượng được phép trang
bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:
a) Đối tượng
nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng một hoặc
một số công cụ hỗ trợ sau: mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện;
lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương
tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
b) Cán bộ cấp
tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra,
canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp
giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang
bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn
nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
c) Cán bộ cấp
tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường
đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành
khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ
trợ sau: súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao
su, khóa số tám;
d) Trưởng ca
trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành
khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ
sau: súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;
đ) Cán bộ cấp
tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được
trang bị, sử dụng một hoặc một số công cụ hỗ trợ sau: dùi cui điện, dùi cui cao
su.
3. Bảo quản
vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Cán bộ cấp
tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí,
công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra,
bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị. Khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc kết
thúc ca trực phải bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm để
quản lý hoặc bàn giao cho người trực ca sau. Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ
trợ phải đảm bảo chặt chẽ và cập nhật vào sổ, có chữ ký của người nhận và người
giao;
b) Đối với vũ
khí, công cụ hỗ trợ sử dụng thường xuyên, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ
hỗ trợ phải có tủ đựng vũ khí, công cụ hỗ trợ riêng biệt, duy trì chế độ bảo
dưỡng hàng ngày và tổ chức kiểm tra chất lượng bảo quản vào cuối tuần;
c) Đối với vũ
khí, công cụ hỗ trợ không sử dụng thường xuyên phải bố trí người chuyên trách
bảo quản, phải có kho, tủ riêng để bảo quản. Kho bảo quản vũ khí, công cụ hỗ
trợ phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ, có nội quy
ra, vào kho; vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo quản trong kho phải được bôi dầu, mỡ
thường xuyên; phải sắp xếp hợp lý, để riêng từng chủng loại, nhãn hiệu. Hàng
năm, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, tiến hành bảo
dưỡng theo đúng định kỳ và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất;
d) Người được
giao chuyên trách bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức
tốt, có trách nhiệm; đã qua lớp đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng
vũ khí, công cụ hỗ trợ; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản và có
sổ sách theo dõi việc bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ.
4. Người được
trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận về
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền
cấp.
5.[62] Các cơ quan, đơn vị
được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ tổng hợp có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam về công tác quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn
luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, chi tiết báo
cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo công tác quản
lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí,
công cụ hỗ trợ;
b) Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến công tác quản
lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí,
công cụ hỗ trợ
theo quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần xuất báo cáo: Định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng
12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12
năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu đề cương
báo cáo: Theo quy định
tại Phụ lục XXIX ban hành kèm
theo Thông tư này.
6. Đối tượng
được trang bị sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải chấp hành các quy định chuyên
ngành về quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ
trợ. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm
ban hành quy định quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công
cụ hỗ trợ trong chương trình, quy chế an ninh hàng không.
1. Rủi ro an
ninh hàng không là xác suất thực hiện thành công hành vi can thiệp bất
hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng đối với mục tiêu cụ thể, dựa
trên đánh giá về đe dọa, hậu quả và yếu điểm hoặc hạn chế.
2. Báo cáo
rủi ro an ninh hàng không là văn bản xác định mức độ rủi ro an ninh hàng không,
bao gồm bối cảnh, các mối đe dọa, các yếu điểm hoặc hạn chế, hậu quả tác hại
của các kịch bản khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu nếu rủi ro an ninh hàng không ở mức
không thể chấp nhận được.
3. Quản lý
rủi ro về an ninh hàng không là mô hình tổng thể trong hệ thống các hoạt động hàng
không nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bao gồm: đánh giá rủi ro, thực
hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa và điều chỉnh các biện pháp đã được áp
dụng.
4. Các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp được pháp luật quy định có trách nhiệm trong công tác
bảo đảm an ninh hàng không phải thực hiện quản lý rủi ro an ninh hàng không
trong phạm vi trách nhiệm của mình; xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro an ninh
hàng không, định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất (khi phát hiện các mối đe dọa, các
hạn chế, yếu kém trong công tác bảo đảm an ninh hàng không tiềm ẩn nguy cơ
cao), rà soát, sửa đổi, bổ sung báo cáo đánh giá rủi ro và phổ biến báo cáo đến
cơ quan, đơn vị được đề cập trong báo cáo để áp dụng biện pháp giảm thiểu phù
hợp.
5. Việc xây
dựng, áp dụng các giải pháp, quy trình, thủ tục, quy chuẩn, tiêu chuẩn về an
ninh hàng không hoặc xây dựng các kế hoạch, phương án trong bảo đảm an ninh
hàng không, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không
dân dụng phải căn cứ kết quả đánh giá rủi ro an ninh hàng không.
6. Cục Hàng
không Việt Nam chỉ đạo tổ chức công tác quản lý rủi ro an ninh hàng không đối
với các cơ quan, đơn vị ngành hàng không; tổ chức trao đổi với các cơ quan liên
quan, thu thập thông tin, xây dựng báo cáo đánh giá, thực hiện quản lý rủi ro
an ninh hàng không. Kết quả đánh giá rủi ro an ninh hàng không phải báo cáo Bộ
Giao thông vận tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia theo quy định.
7. Người khai
thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
đánh giá và xác định mức độ rủi ro an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân
bay định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất.
8. Cục Hàng
không Việt Nam thành lập hội đồng đánh giá rủi ro an ninh hàng không của ngành
hàng không. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thành lập hội đồng đánh
giá rủi ro an ninh hàng không ở các cảng hàng không, sân bay. Các thành viên
của hội đồng đánh giá rủi ro về an ninh hàng không hoạt động theo chế độ kiêm
nhiệm.
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm
công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung
cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị
hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện giám
sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng
hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương
tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công
khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản
lý của mình. Các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không thực
hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo
quy định.
2. Hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều
tra an ninh hàng không được thực hiện theo kế hoạch hoạt động kiểm soát chất
lượng hàng năm hoặc đột xuất. Không thực hiện thử nghiệm đối với tàu bay đang
bay hoặc chuyến bay chuyên cơ.
3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm
bao gồm các hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá
được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro an ninh hàng không, nguồn lực của cơ
quan, đơn vị và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành,
tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực
hiện như sau:
a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch
kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, gửi Cục Hàng không Việt Nam;
b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế
hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt
Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có chương trình, quy
chế an ninh hàng không;
c) Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, căn cứ kế hoạch kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không,
người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và doanh nghiệp có chương
trình, quy chế an ninh hàng không xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không nội bộ, gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng
không để giám sát.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và hoạt động điều
tra đột xuất do người có thẩm quyền quyết định khi xét thấy cần thiết.
5. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay kiểm soát chất lượng an ninh
hàng không để triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành.
6. Cơ quan, đơn vị quản lý người có hành vi vi phạm, quản lý thiết bị
không đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng không chịu trách nhiệm đình chỉ hoạt động
của người vi phạm, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn theo yêu cầu của trưởng
đoàn kiểm tra, thử nghiệm, điều tra.
7.
Thông qua hoạt động giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra an
ninh hàng không và dữ liệu trao đổi, báo cáo của các cơ quan, đơn vị, cảng vụ
hàng không thực hiện thống kê, tổng hợp, phân tích dữ liệu kiểm soát chất lượng
để cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không theo quy định tại Điều 112 Thông tư này với tần suất 01 tháng 01 lần hoặc khi phát
sinh hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không.
1.[65]
Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra của Cục Hàng
không Việt Nam và Cảng vụ hàng không:
a) Có quyết định thành lập đoàn của người có thẩm quyền. Kế hoạch kiểm
tra, đánh giá, thử nghiệm, điều tra phải được người ra quyết định thành lập
đoàn phê duyệt;
b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá,
thử nghiệm, điều tra và báo cáo kết quả thực hiện với người ra quyết định thành
lập đoàn chậm nhất 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm
tra, thử nghiệm, điều tra;
c) Hoạt động kiểm tra, thử nghiệm an ninh hàng không của Cục Hàng không
Việt Nam và các cảng vụ hàng không đối với các doanh nghiệp được thực hiện với
tần suất theo quy định tại điểm d, đ khoản này, trừ trường hợp đột xuất;
d) Kiểm tra đối với người khai thác cảng hàng không, hãng hàng không,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không được thực hiện tối thiểu một năm một
lần;
đ) Thử nghiệm đối với người khai thác cảng hàng không được thực hiện
tối thiểu một năm một lần; hãng hàng không Việt Nam tối thiểu hai năm một lần.
2.[66]
Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá của người
khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác có
chương trình, quy chế an ninh hàng không:
a) Phải có kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, đánh giá được người
đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không phê duyệt. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm, đánh
giá có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với rủi ro an ninh hàng không;
b) Hoạt động đánh giá của các hãng hàng không Việt Nam tại các cảng
hàng không nước ngoài do hãng hàng không chịu chi phí phải có sự tham gia của
Cục Hàng không Việt Nam. Hoạt động đánh giá tại Việt Nam của nhà chức trách,
hãng hàng không nước ngoài phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép, sau khi
kết thúc đánh giá phải gửi kết quả về Cục Hàng không Việt Nam;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra và thử
nghiệm tối thiểu một quý một lần, trừ trường hợp đột xuất;
d) Doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không khác thực
hiện kiểm tra và thử nghiệm nội bộ tối thiểu một năm một lần, trừ trường hợp
đột xuất.
3.[67] Cảng vụ hàng không,
người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp
có chương trình, quy chế an ninh hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam về kết quả thực hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng
không,
chi
tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả thực
hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không;
b) Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến kết quả thực
hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần xuất báo cáo: Định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng 12
hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 15 tháng 12
năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu đề cương
báo cáo: Theo quy định
tại Phụ lục XXX ban hành kèm
theo Thông tư này.
4. Hồ sơ, tài
liệu hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng
không phải được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Thử nghiệm bí mật
phải bảo đảm bí mật nội dung, thời gian, địa điểm, kế hoạch, phương án và toàn
bộ quá trình thử nghiệm, chỉ thành viên trong đoàn mới được phổ biến. Thử
nghiệm công khai phải thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm thử nghiệm
cho đơn vị là đối tượng chịu sự thử nghiệm. Căn cứ kế hoạch thử nghiệm được phê
duyệt, trưởng đoàn thử nghiệm xây dựng phương án thực hiện cho từng thử nghiệm
cụ thể.
2. Phải bảo đảm an
ninh, an toàn cho người, tài sản, các hoạt động của người thử nghiệm và đối
tượng chịu sự thử nghiệm trong quá trình thử nghiệm. Khi thử nghiệm bí mật bị
phát hiện, người thử nghiệm phải xuất trình ngay quyết định thử nghiệm cùng với
thẻ giám sát viên an ninh hàng không hoặc giấy tờ về nhân thân có ảnh của người
thử nghiệm cho đối tượng chịu sự thử nghiệm biết, đối tượng chịu sự thử nghiệm
phải hợp tác và bảo đảm an ninh, an toàn cho người, phương tiện, đồ vật thử
nghiệm.
3. Ngay sau cuộc thử
nghiệm kết thúc, người thử nghiệm phải tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả
cuộc thử nghiệm và yêu cầu đối tượng chịu sự thử nghiệm ký vào biên bản. Kết
thúc cuộc thử nghiệm, trưởng đoàn thử nghiệm phải tổ chức họp với các thành
phần liên quan tại đơn vị chịu sự thử nghiệm để rút kinh nghiệm, giảng bình và
thông báo sơ bộ về kết quả của cuộc thử nghiệm với người đứng đầu hoặc đại diện
được ủy quyền của đơn vị chịu sự thử nghiệm.
4. Thử nghiệm bí mật
được phép sử dụng người trong lực lượng công an, quân đội hoặc hành khách có
nhân thân tốt và đủ độ tin cậy để bảo đảm yếu tố bí mật và hiệu quả của hoạt
động thử nghiệm.
1. Trong khi kiểm
tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra xét thấy những sơ hở, thiếu sót
cần phải khắc phục ngay nếu không sẽ gây mất an ninh, an toàn, trưởng đoàn lập
biên bản yêu cầu phải khắc phục ngay hoặc chuyển giao cho người có thẩm quyền
đình chỉ hoạt động để bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Đơn vị được kiểm
tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra, sau khi nhận được kết luận,
trong đó bao gồm các kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót phải xây dựng kế
hoạch khắc phục gửi đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng;
trường hợp có những kết luận, kiến nghị chưa chính xác thì có văn bản phản hồi
gửi đến tổ chức thực hiện đánh giá và Cục Hàng không Việt Nam.
3. Thời gian,
nội dung tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót qua hoạt động kiểm soát chất lượng
của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không
a) Trong 15 ngày làm
việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều
tra, người ra quyết định thành lập đoàn phải có văn bản kết luận, trong đó nêu
rõ những sơ hở, thiếu sót và yêu cầu, khuyến cáo khắc phục, nếu có;
b) Trong 10 ngày làm
việc tính từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra,
đơn vị chịu sự kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra phải gửi kế hoạch khắc
phục sơ hở, thiếu sót trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá nhân, tổ chức
chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc phục;
c) Trong 05 ngày làm
việc tính từ ngày nhận được kế hoạch khắc phục, người ra quyết định thành lập
đoàn phải có văn bản phản hồi về kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót gửi đơn
vị, trong đó nêu rõ việc chấp thuận hay không chấp thuận với từng nội dung.
4. Thời gian,
nội dung tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót qua hoạt động kiểm soát chất lượng
của đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không
a) Trong 10
ngày làm việc tính từ ngày kết thúc kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm
nội bộ, đánh giá phải ban hành kết luận và kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót
sau kiểm tra, khảo sát, điều tra, trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá
nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc
phục, nếu có;
b) Trong 15
ngày, kết luận kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm và kế hoạch khắc phục
sơ hở, thiếu sót phải gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không quản
lý. Đối với kết luận của hoạt động đánh giá phải được gửi đến các đơn vị chịu
sự đánh giá, Cảng vụ hàng không quản lý và Cục Hàng không Việt Nam.
5. Bộ phận kiểm soát
chất lượng an ninh hàng không của cơ quan thực hiện hoạt động kiểm soát chất
lượng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá thực tế việc thực hiện kế
hoạch khắc phục, báo cáo kết quả cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
6. Trường hợp không
khắc phục đúng theo kế hoạch đã được chấp thuận, bộ phận kiểm soát chất lượng
của cơ quan thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng xem xét kiến nghị áp dụng
hình thức xử lý để bảo đảm việc khắc phục.
1. Giám sát viên an
ninh hàng không là người thuộc Cảng vụ hàng không và Cục Hàng không Việt Nam
thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng và các hoạt động giám sát an ninh
hàng không được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an
ninh hàng không. Mẫu thẻ giám sát viên an ninh hàng không theo quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này. Yêu cầu về
bổ nhiệm giám sát viên an ninh hàng không như sau:
a) Giám sát viên an
ninh hàng không được bổ nhiệm theo lĩnh vực hoặc địa bàn hoặc đơn vị được giao
giám sát;
b) Quyết định bổ
nhiệm phải được thông báo đến đối tượng giám sát;
c) Trong quyết định
bổ nhiệm phải ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của giám sát viên theo
nguyên tắc giám sát viên chỉ được sử dụng quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này
để thực hiện trách nhiệm đối với lĩnh vực chuyên môn hoặc địa bàn hoặc đơn vị
được giao giám sát;
d) Nhiệm kỳ của giám
sát viên an ninh hàng không không quá 03 năm.
2. Nhiệm vụ, quyền
hạn của giám sát viên an ninh hàng không:
a) Thực hiện hoạt
động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định của thông tư này,
khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, không được phép thử nghiệm bí mật;
b) Được phép tiếp
cận, lên tàu bay, vào bất cứ khu vực hạn chế nào tại cảng hàng không, sân bay,
cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, công trình, trang thiết bị, phương tiện;
c) Được quyền yêu cầu
tổ chức, cá nhân cung cấp giấy tờ, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan; thu giữ
giấy phép, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có liên quan của nhân viên vi phạm;
đình chỉ hoạt động của trang thiết bị, phương tiện vi phạm gây uy hiếp an ninh
hàng không;
d) Yêu cầu người có
trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp khắc phục có thể; lập biên bản vi
phạm, chuyển cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Khi thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát chất lượng độc lập, nếu phát hiện thiếu sót, sai phạm trong
công tác bảo đảm an ninh hàng không, giám sát viên an ninh hàng không được
quyền trực tiếp khuyến cáo đơn vị, người vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm
và yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan có hành động khắc phục hậu quả, giảm
thiểu rủi ro an ninh hàng không; sau khi đưa ra khuyến cáo phải báo cáo với cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý mình; giám sát viên an ninh hàng không có quyền
đưa ra và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các đánh giá, kết luận, khuyến cáo
khi thực hiện nhiệm vụ độc lập;
e) Khi thực hiện
nhiệm vụ kiểm soát chất lượng theo đoàn, giám sát viên an ninh hàng không phải
tuân thủ sự phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền, các đề xuất về đánh giá,
kết luận, khuyến cáo phải gửi đến trưởng đoàn kiểm soát chất lượng để tổng hợp
chung; trưởng đoàn kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm cao nhất trong đoàn
công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn; trong trường hợp kết luận của
trưởng đoàn khác với ý kiến của giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên
an ninh hàng không có quyền bảo lưu ý kiến trong hồ sơ báo cáo cấp thành lập
đoàn công tác.
3. Giám sát viên an
ninh nội bộ là người của doanh nghiệp, đơn vị có chương trình an ninh, quy chế
an ninh hàng không do doanh nghiệp thực hiện việc bổ nhiệm, cấp thẻ và quy định
về quyền hạn và trách nhiệm cho giám sát viên an ninh nội bộ. Mẫu thẻ giám sát
viên an ninh nội bộ phải được thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ
hàng không liên quan.
4. Thành viên Ủy ban
An ninh hàng không dân dụng quốc gia được cấp thẻ; phương tiện của cơ quan, đơn
vị phục vụ trực tiếp thành viên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
được cấp giấy phép có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng
không quốc gia tại các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không;
b) Tiếp cận và vào
các khu vực hạn chế, phương tiện, thiết bị, tàu bay thuộc phạm vi giám sát an
ninh hàng không theo quy định trong chương trình an ninh hàng không dân dụng
Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; ra, vào Trung tâm chỉ huy
khẩn nguy, khu vực hiện trường các vụ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng;
c) Sử dụng thẻ, giấy
phép đúng mục đích, nhiệm vụ có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng
không; xuất trình thẻ còn hiệu lực khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực hạn
chế thuộc ngành hàng không dân dụng;
d) Phương tiện có
giấy phép Ủy ban An ninh hàng không quốc gia ra, vào khu vực công cộng của cảng
hàng không, sân bay được miễn các khoản thu khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Giám sát viên an
ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ, người được cấp thẻ của Ủy ban An
ninh hàng không dân dụng quốc gia khi thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm
về những việc làm của mình; sử dụng thẻ đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của pháp luật.
6. Tiêu chuẩn của
giám sát viên an ninh hàng không:
a) Có kiến thức, kinh
nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực được bổ nhiệm;
b) Có thời gian làm
việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 03 năm hoặc tối thiểu 02 năm
đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
c) Đã hoàn thành khóa
học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng
nhận theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng
không.
7. Tiêu chuẩn giám
sát viên an ninh nội bộ:
a) Có thời gian làm
việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 02 năm hoặc tối thiểu 01 năm
đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
b) Đã hoàn thành khóa
học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng
nhận theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng
không.
8. Giám sát viên an
ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ được đào tạo, huấn luyện theo quy
định về
đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập,
hướng dẫn hệ thống báo cáo, thống kê về công tác bảo đảm an ninh hàng không đối
với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức sau đây có trách nhiệm
báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều này:
a) Cảng vụ hàng không;
b) Các hãng hàng không;
c) Người khai thác cảng hàng không,
sân bay;
d) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không
lưu; sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay;
đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an
ninh hàng không;
e) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng
không.
3. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm
an ninh hàng không nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng
không hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội các tổ chức quy
định tại khoản 2 Điều này phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam như sau: báo
cáo ban đầu ngay khi vụ việc xảy ra bằng điện thoại hoặc các phương tiện thông
tin khác và báo cáo bằng văn bản trong vòng 24 giờ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này. Định
kỳ hàng tháng
các tổ chức quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này phải báo cáo về
Cục Hàng không Việt Nam các vụ việc vi phạm an ninh hàng không đã được ghi nhận
trong hệ thống quản lý an ninh hàng không.
4.
Đối với vụ việc khẩn nguy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, đơn vị
thực hiện báo cáo như quy định tại Điều 89 Thông tư này.
5.
Việc báo cáo được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng
không, qua điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác hoặc bằng dịch vụ bưu
chính.
Điều 112. Tổ
chức xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không[68]
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức
thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không thống nhất trong toàn
ngành hàng không dân dụng. Cơ sở dữ liệu an ninh hàng không phải được bảo vệ,
tránh truy cập trái phép; chỉ những tổ chức, cá nhân được Cục Hàng không Việt
Nam cho phép mới được truy cập và khai thác.
2. Cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không
gồm thông tin về:
a) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp
và các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
b) Đối tượng phải kiểm tra trực quan
hàng không bắt buộc, bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh, cấm vận chuyển
bằng đường hàng không;
c) Các sơ hở, thiếu sót qua hoạt động
giám sát và các cuộc thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an
ninh hàng không;
d) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh
hàng không;
đ) Hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị,
thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ;
e) Hệ thống tổ chức, lực lượng kiểm
soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức
quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp
có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập
nhật các nội dung nêu tại khoản 2 của Điều này vào cơ sở dữ liệu.
4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
về việc thống kê, báo cáo, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng cơ sở dữ
liệu an ninh hàng không..
1. Thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không đối với công tác bảo đảm an
ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
2. Phê duyệt,
chấp thuận và giám sát thực hiện chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng
không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, cơ sở cung
cấp dịch vụ không lưu, cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị
tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở
xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
3. Ban hành,
công nhận và giám sát việc thực hiện:
a) Tiêu chuẩn
cơ sở, quy trình, chỉ thị, hướng dẫn, tài liệu nghiệp vụ, khuyến cáo về an ninh
hàng không;
b) Huấn lệnh,
các biện pháp khẩn cấp bao gồm cả việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay,
đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng
không, hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu,
cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, cơ sở cung cấp
dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi
để đưa lên tàu bay để bảo đảm an ninh hàng không;
c) Giấy phép,
chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn cho cán bộ an ninh hàng không, nhân viên kiểm
soát an ninh hàng không;
d) Danh mục
các vật phẩm nguy hiểm bị cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu
bay bảo đảm tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật và yêu cầu của ICAO.
4. Tổ chức
thực hiện, giám sát công tác cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không,
thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
5. Yêu cầu
các cơ quan, đơn vị thay đổi mẫu, nội dung thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh
hàng không khi đánh giá có nguy cơ về an ninh hàng không.
6. Tham gia
thẩm định, đánh giá về việc áp dụng các tiêu chuẩn và yêu cầu an ninh hàng
không trong việc thiết kế xây dựng, cải tạo cảng hàng không, sân bay.
7. Tổ chức điều
tra, xác minh và chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm, uy hiếp an ninh hàng không;
giám sát việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm việc đình chỉ chuyến bay
và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh
hàng không.
8. Tổ chức
chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng thực hiện các biện pháp đối
phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân
dụng, thực hiện các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng, khẩn nguy
quốc gia; đánh giá lại các biện pháp, thủ tục an ninh sau khi xảy ra hành vi
can thiệp bất hợp pháp và đưa ra các biện pháp khắc phục để ngăn ngừa các hành
vi tương tự tái diễn.
9. Chỉ đạo
các đơn vị trong ngành hàng không dân dụng về công tác bảo đảm an ninh hàng không,
bao gồm:
a) Thực hiện
các biện pháp phòng ngừa và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không dân dụng; các biện pháp khẩn cấp phục vụ an ninh, quốc phòng,
khẩn nguy quốc gia;
b) Diễn tập
khẩn nguy về an ninh hàng không, kiểm soát chất lượng an ninh hàng không;
c) Tổ chức
lực lượng chuyên ngành bảo đảm an ninh hàng không trong ngành hàng không dân
dụng đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO;
d) Kiểm soát
an ninh nội bộ, an ninh thông tin; xử lý, rút kinh nghiệm, giảng bình vụ việc
vi phạm an ninh hàng không.
10. Chỉ đạo
Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy
định về an ninh hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
11. Kiểm tra,
sát hạch, cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép và năng định chuyên môn cho nhân
viên kiểm soát an ninh hàng không; cấp, thu hồi thẻ, giấy phép kiểm soát an
ninh cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này; bổ nhiệm, đình
chỉ và cấp, thu hồi thẻ giám sát viên an ninh hàng không.
12. Thanh
tra, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát việc tuân thủ các quy định của
pháp luật về an ninh hàng không đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
vào hoạt động hàng không dân dụng; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an ninh hàng không; xử phạt vi phạm hành chính
đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không; kiểm tra, giám sát việc xử lý,
khắc phục, giảng bình vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
13. Thiết lập
hệ thống báo cáo, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá nguy cơ đe dọa đến
an ninh hàng không; quyết định áp dụng các biện pháp, quy trình, thủ tục phòng
ngừa an ninh hàng không phù hợp với nguy cơ đe dọa.
14. Tổ chức
đánh giá và quyết định không cho phép thực hiện các chuyến bay dân dụng trong
các trường hợp sau đây:
a) Tại cảng
hàng không, sân bay của Việt Nam không đảm bảo các yêu cầu của pháp luật về bảo
đảm an ninh hàng không;
b) Chuyến bay
của hãng hàng không không tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không;
c) Chuyến bay
xuất phát từ cảng hàng không, sân bay nước ngoài không đảm bảo tuân thủ các
tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không.
15. Là đầu
mối quan hệ, hợp tác quốc tế về an ninh hàng không của Việt Nam với ICAO, các
tổ chức quốc tế liên quan, các quốc gia, chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Việt Nam trong các hoạt động hợp
tác quốc tế về an ninh hàng không;
b) Tiếp nhận,
cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về an ninh hàng không với
ICAO, các quốc gia, tổ chức, hãng hàng không nước ngoài;
c) Quyết định
thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh khi các quốc gia, hãng hàng không nước
ngoài có yêu cầu, kể cả việc khảo sát, đánh giá an ninh hàng không;
d) Thông báo
cho ICAO các khác biệt giữa pháp luật Việt Nam về an ninh hàng không với các
tiêu chuẩn của ICAO.
16. Chấp
thuận miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và
chịu trách nhiệm trong những trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội,
Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng.
17. Đánh giá và xem xét việc quyết định tạm dừng khai thác các chuyến
bay dân dụng đến Việt Nam từ cảng hàng không, sân bay nước ngoài không tuân thủ
các tiêu chuẩn của ICAO về an ninh hàng không.
18. Phối hợp
với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức
đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát an
ninh hàng không;
b) Tiếp nhận,
trao đổi, xử lý thông tin về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng khủng bố, các loại
tội phạm; âm mưu can thiệp bất hợp pháp; đánh giá rủi ro và đe dọa đối với hoạt
động hàng không dân dụng;
c) Bảo đảm an
ninh chuyến bay khai thác thương mại có đối tượng chuyên cơ theo quy định của
chuyến bay chuyên cơ;
d) Thực hiện
các quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân,
phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan đến bảo đảm an ninh hàng
không;
đ) Ký kết và
triển khai thực hiện các quy chế phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh hàng
không;
e) Phối hợp
với cơ quan an ninh có thẩm quyền của Bộ Công an để kiểm soát nhân thân của
nhân viên hàng không nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, uy
hiếp an ninh, an toàn hàng không.
19. Phối hợp
với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao:
a) Giải quyết
các vấn đề liên quan trong trường hợp tàu bay mang quốc tịch Việt Nam bị can
thiệp bất hợp pháp tại nước ngoài; tàu bay mang quốc tịch nước ngoài bị can
thiệp bất hợp pháp tại Việt Nam;
b) Trao đổi,
xử lý thông tin có yếu tố nước ngoài liên quan đến can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng.
20. Phối hợp
với Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo tổ chức diễn
tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành; cấp quốc gia theo quy
định.
21. Phối hợp
với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện bảo đảm an ninh hàng không và phòng
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép trên các chuyến bay quốc tế; chỉ đạo việc
bố trí thiết bị soi chiếu chung giữa lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và
hải quan.
22. Phối hợp
với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đối
với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
1.[69] Thực hiện kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không theo thẩm quyền. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các
quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không, các chương trình, quy chế
an ninh hàng không, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và
cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, việc
xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng
không, sân bay. Tham gia đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng
hàng không, sân bay theo quy định. Tham gia thẩm định chương trình, quy chế an
ninh hàng không theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Quyết định
đình chỉ chuyến bay, yêu cầu tàu bay hạ cánh trong trường hợp chuyến bay vi
phạm các quy định về an ninh hàng không, phát hiện chuyến bay có dấu hiệu bị uy
hiếp an ninh, an toàn hàng không; cho phép tàu bay bị đình chỉ tiếp tục thực
hiện chuyến bay; tạm giữ tàu bay trong trường hợp không khắc phục vi phạm quy
định về an ninh hàng không; căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để
đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, thu hồi hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị cấp thẻ,
giấy phép thu hồi thẻ kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên hàng
không của nhân viên hàng không vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an
ninh hàng không.
3. Xử phạt
hành vi vi phạm hành chính xảy ra tại cảng hàng không, sân bay theo thẩm quyền
trong lĩnh vực an ninh hàng không; chuyển giao vụ việc vi phạm không thuộc thẩm
quyền cho các cơ quan chức năng liên quan.
4. Tổ chức cấp,
quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay trong phạm vi
quản lý của Cảng vụ hàng không.
5. Chủ trì
phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không, sân
bay giải quyết các vướng mắc phát sinh, bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động
bình thường của cảng hàng không, sân bay. Chủ trì tổ chức đánh giá các vấn đề
về bảo đảm an ninh tại cảng hàng không, sân bay trong các cuộc họp định kỳ hoặc
bất thường giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức hoạt động tại cảng
hàng không, sân bay. Giám đốc Cảng vụ hàng không xem xét quyết định và chịu
trách nhiệm về những vấn đề về bảo đảm an ninh hàng không phát sinh mà các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất
cách giải quyết và báo cáo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam.
6. Phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan trao đổi, nắm tình hình về an ninh, trật tự,
tội phạm và vi phạm pháp luật khác có liên quan đến cảng hàng không, sân bay.
Điều
115. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức hệ
thống bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của Thông tư này. Bảo đảm an
ninh hàng không đối với các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
2. Xây dựng chương
trình an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay và tổ
chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Cung cấp chương trình an ninh
hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay được phê duyệt cho Cảng
vụ hàng không liên quan, cung cấp phần thích hợp của chương trình cho các hãng
hàng không, cơ quan, doanh nghiệp liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân
bay theo yêu cầu. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, điều tra
an ninh của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không theo quy định.
3. Xây dựng
kết cấu hạ tầng, bố trí thiết bị cần thiết cho việc bảo đảm an ninh hàng không,
bảo vệ cảng hàng không, sân bay và duy trì trật tự công cộng tại cảng hàng
không, sân bay trong phạm vi trách nhiệm.
4. Chủ trì,
phối hợp với bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không quyết
định số lượng, vị trí, thời gian hoạt động của các điểm kiểm tra, bốt kiểm
soát, vị trí tuần tra, mục tiêu bảo vệ an ninh hàng không tại nhà ga, sân bay.
5. Phối hợp
với các cơ quan chức năng thu thập thông tin, tình hình liên quan công tác bảo
đảm an ninh hàng không. Chủ trì đánh giá rủi ro tại cảng hàng không, sân bay.
Đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh,
thành phố, huyện đảo về tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không
thích hợp.
6. Xây dựng
Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không, sân bay phục vụ chỉ huy điều hành việc
phòng ngừa, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân
bay. Xây dựng kế hoạch khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại
cảng hàng không, sân bay. Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất
hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn tập cấp ngành, cấp tỉnh, cấp quốc gia theo
quy định.
7. Bảo đảm
các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được áp dụng khi thiết kế, xây
dựng, cải tạo các công trình thuộc cảng hàng không, sân bay.
8. Tổ chức hệ
thống kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình an ninh cảng hàng không,
việc thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; hệ thống
kiểm tra, giám sát an ninh nội bộ trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy
trình, thủ tục an ninh hàng không để khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót
trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
9. Chủ trì,
phối hợp với bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không tổ chức
ký kết các quy chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh
trật tự, an toàn xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội
trên địa bàn cảng hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
10. Thực hiện
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán
bộ, nhân viên có liên quan theo quy định pháp luật.
11.[70] Chấp hành quy định về cấp, quản lý
thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không. Trường hợp doanh nghiệp cảng hàng
không đã cập nhật thông tin cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không vào
hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không trong vòng 05 ngày kể từ khi cấp thẻ,
giấy phép thì không cần gửi danh sách thẻ, giấy phép đã cấp bằng văn bản đến
cảng vụ hàng không theo các quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản
2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 và khoản 3 Điều
24 Thông tư này.
12. Xây dựng
quy định về kiểm soát an ninh nội bộ và thực hiện trong tất cả các quy trình
tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá,
nhận xét, bổ nhiệm, điều động của đơn vị; đề nghị cấp phép, năng định chuyên
môn và định kỳ thực hiện đánh giá đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền.
13. Xây dựng
quy định về bảo vệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không được sử
dụng trong hoạt động hàng không dân dụng chống lại hành vi truy cập, can thiệp
trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông
tin cần được bảo mật.
14. Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức
chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận
cảng hàng không, sân bay các quy định về an ninh hàng không trừ tài liệu an
ninh hàng không hạn chế.
15. Chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
16. Thực hiện
các biện pháp bảo vệ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc
gia theo quy định của pháp luật.
17. Phối hợp
với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không để tổ
chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các biện
pháp kiểm soát an ninh hàng không, xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm về an ninh
hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay.
2. Cung cấp dịch vụ
bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không chuyên nghiệp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
4. Xây dựng trình Cục
Hàng không Việt Nam phê duyệt và triển khai thực hiện quy chế an ninh hàng
không sau khi được phê duyệt.
5. Phối hợp
với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay ký kết các quy
chế phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật tự, an toàn
xã hội với chính quyền địa phương, đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cảng
hàng không, sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan.
6. Đánh giá và đề
xuất với người khai thác cảng hàng không, sân bay trong việc đầu tư, xây dựng,
cải tạo các công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không bảo đảm tính hiệu
quả, đồng bộ và thống nhất.
7. Thực hiện công tác
kiểm soát an ninh nội bộ, bảo vệ hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không của
đơn vị.
8. Tổ chức lực lượng
kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh, trật tự
tại cảng hàng không, sân bay. Kiểm tra, soi chiếu, giám sát người, hành lý,
hàng hóa, bưu gửi, phương tiện, nhiên liệu, suất ăn và các vật phẩm khác khi
đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay; kiểm soát, giám sát người, phương tiện,
đồ vật ra, vào, hoạt động trong các khu vực hạn chế. Tổ chức giám sát, bảo vệ
tàu bay khi tàu bay đỗ tại sân bay; thực hiện lục soát an ninh hàng không.
9.[71] Thực hiện áp tải, áp giải
đối với các đối tượng là người, phương tiện đặc biệt, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp
an ninh theo quy định hoặc khi được yêu cầu. Quản lý, giám sát hành khách bị từ
chối nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các
biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường khi áp dụng các cấp độ tăng
cường theo quy định. Triển khai thực hiện các biện pháp đối phó khi xảy ra hành
vi can thiệp bất hợp pháp theo kế hoạch, phương án được phê duyệt.
11. Thực hiện các
biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay
hoạt động hàng không chung theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức công tác
đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về an ninh hàng không cho nhân viên
kiểm soát an ninh hàng không và các đối tượng liên quan thuộc
phạm vi trách nhiệm.
13. Tổ chức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của Công ty về ý thức chấp hành,
tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; thông tin, tuyên truyền cho hành
khách biết và thực hiện quy định về bảo đảm an ninh hàng không khi đi tàu bay.
14. Thực hiện công
tác tổng hợp, báo cáo, thống kê, quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu trong lĩnh vực
an ninh hàng không; rút kinh nghiệm, giảng bình các vụ việc liên quan đến an
ninh hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định; cập nhật, lưu trữ tất cả các
tài liệu, quy định có liên quan của trong nước và nước ngoài về an ninh hàng
không để nghiên cứu, triển khai thực hiện.
15. Thực hiện công
tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ theo quy định của pháp luật.
16. Bảo vệ hiện
trường khi xảy ra các vụ việc vi phạm an ninh, an toàn hàng không dân dụng,
trật tự công cộng và can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
tại cảng hàng không, sân bay trong những trường hợp cần thiết theo quy định của
pháp luật.
17. Tham gia thẩm
định các tiêu chuẩn, yêu cầu an ninh hàng không trong quy hoạch, thiết kế xây
dựng mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị nghiệp
vụ phục vụ công tác đảm bảo an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay.
18. Tổ chức khai thác
có hiệu quả hệ thống hạ tầng, máy móc thiết bị an ninh của người khai thác cảng
đầu tư trang bị. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với người khai thác cảng trong
việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng.
19. Phối hợp với các
cơ quan, tổ chức có liên quan:
a) Phối hợp với người
khai thác cảng hàng không sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không, kế
hoạch khẩn nguy (bao gồm kế hoạch khẩn nguy sân bay và kế hoạch khẩn nguy đối
phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp) của cảng hàng không; triển khai thực
hiện các nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm khi chương trình an ninh, kế hoạch
khẩn nguy cảng hàng không, sân bay được phê duyệt;
b) Quản lý, bảo quản,
khai thác, sử dụng hệ thống công trình, máy móc, thiết bị phục vụ bảo đảm an
ninh hàng không;
c) Phối hợp với các
cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng thực hiện các biện pháp phòng
chống tội phạm tại địa bàn hoạt động; triển khai thực hiện công tác an
ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với công
an, chính quyền địa phương và đơn vị quân đội trong việc tuần tra khu vực lân
cận cảng hàng không, sân bay nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
theo quy định;
đ) Phối hợp với Cảng
vụ hàng không, cơ quan công an tại địa bàn, người khai thác cảng hàng không,
sân bay và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá rủi ro an ninh hàng không
theo quy định; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm về an ninh hàng
không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp;
e) Phối hợp với Giám đốc Cảng vụ hàng
không, Thanh tra hàng không, cơ quan chức năng trong việc đình chỉ thực hiện
chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay;
g) Phối hợp thực hiện các biện pháp
bảo vệ đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy
định của pháp luật;
h) Phối hợp với cơ quan công an trong
công tác dẫn giải tội phạm.
20. Thông báo kịp thời đến người khai
thác cảng hàng không, sân bay các vụ việc gây gián đoạn đến hoạt động khai
thác, gây mất an ninh trật tự công cộng, gây thiệt hại đến tài sản, công trình,
phương tiện tại cảng hàng không hoặc hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không dân dụng.
21. Hộ tống hành khách mất khả năng
làm chủ hành vi khi có yêu cầu.
22. Tổ chức diễn tập đối phó với hành
vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở tại cảng hàng không, sân bay theo quy định
của pháp luật.
1. Xây dựng
quy chế an ninh hàng không bao gồm phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can
thiệp bất hợp pháp và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; cung
cấp quy chế an ninh hàng không được phê duyệt cho Cảng vụ hàng không và người
khai thác cảng hàng không, sân bay. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh
giá, thử nghiệm, khảo sát an ninh hàng không của các cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và Thông tư này.
2.[72] Tổ chức việc bảo đảm an
ninh hàng không theo quy định của Thông tư này; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tổ
chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm công tác bảo đảm an ninh hàng
không tại các khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp.
3. Thực hiện
quyền hạn, trách nhiệm đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nằm ngoài khu vực
cảng hàng không theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp
với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, cơ quan công
an, quân đội, chính quyền địa phương có liên quan trong việc giải quyết, xử lý
các vụ việc, hành vi vi phạm an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của
doanh nghiệp.
5. Thu thập
thông tin, tình hình, đánh giá và xác định mức độ của các mối đe dọa tiềm ẩn
đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở để tham mưu cho Cục Hàng
không Việt Nam, Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không tỉnh, thành phố, huyện đảo về
tăng cường các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không thích hợp.
6. Chịu sự
thanh tra, kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, khảo sát, điều tra an ninh hàng
không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không theo quy định của pháp
luật và Thông tư này. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo
đảm an ninh hàng không cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.
7. Trong phạm
vi nội bộ do mình quản lý, chịu trách nhiệm:
a) Xác định
khu vực hạn chế của doanh nghiệp nằm ngoài cảng hàng không, sân bay. Cấp, quản
lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ theo quy định;
b) Kiểm soát
an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không. Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám
sát nội bộ;
c) Bảo vệ
thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không dân dụng do mình quản lý
chống lại hành vi truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động
hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin cần được bảo mật theo quy định của
pháp luật;
d) Tổ chức
thực hiện kiểm soát chất lượng an ninh nội bộ theo quy định;
đ) Đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện kiến thức an ninh hàng không cho cán bộ, nhân
viên có liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân
thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng các quy định về an ninh hàng không, trừ tài liệu an
ninh hàng không hạn chế.
8. Tổ chức ký
kết các văn bản phối hợp về công tác bảo đảm an ninh hàng không, an ninh trật
tự, an toàn xã hội với chính quyền, công an địa phương, đơn vị quân đội liên
quan nơi có cơ sở cung cấp dịch vụ.
9. Tổ chức
diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở, tham gia diễn
tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định.
10. Chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
11. Đối với
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có công trình quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia phải thực hiện các biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp
luật.
12. Phối hợp
với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong
công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng chương
trình an ninh hàng không của hãng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam và
tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt, chấp thuận; cung cấp toàn
bộ chương trình an ninh đã được phê duyệt, chấp thuận cho Cảng vụ hàng không để
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ.
2. Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện về an ninh hàng không cho cán bộ, nhân
viên theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với
Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn
vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và những vi phạm khác
liên quan đến tàu bay trong thời gian tàu bay đang khai thác, không khai thác.
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không
theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không quản lý cảng hàng
không liên quan đến hoạt động của hãng hàng không, người khai thác tàu bay.
4. Thực hiện
kiểm tra an ninh hàng không tàu bay trước chuyến bay, phối hợp lục soát an ninh
tàu bay khi có thông tin đe dọa theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an ninh,
duy trì trật tự kỷ luật trên tàu bay đang bay.
5. Hãng hàng
không, người khai thác tàu bay Việt Nam:
a) Tổ chức
lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an
ninh hàng không, duy trì an ninh, trật tự kỷ luật trên tàu bay và bảo đảm an
ninh cho hoạt động khai thác tàu bay ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay;
b)[73] Tổ chức hệ thống quản lý an
ninh hàng không theo quy định tại Điều 92, Điều 93, Điều 96 và Điều 97 Thông tư này;
c) Tổ chức
khảo sát, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với hoạt động của
hãng tại cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước; bảo đảm kinh phí cho Cục
Hàng không Việt Nam tham gia hoạt động khảo sát, đánh giá của hãng tại cảng
hàng không nước ngoài;
d) Phối hợp
thực hiện Phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định.
Tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp cơ sở; tham gia
diễn tập cấp ngành, cấp quốc gia theo quy định;
đ) Xác định
ranh giới khu vực hạn chế thuộc phạm vi quản lý nằm ngoài cảng hàng không, sân
bay. Cấp, quản lý thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay
theo quy định;
e) Bố trí chỗ
ngồi trên chuyến bay cho nhân viên an ninh trên không đi làm nhiệm vụ trên
chuyến bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
g) Thực hiện
công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo quy định;
h) Bảo vệ
thông tin và hệ thống công nghệ thông tin hàng không của hãng chống lại hành vi
truy cập, can thiệp trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng
và đánh cắp thông tin cần được bảo mật bao gồm cả thông tin cá nhân của hành
khách;
i) Phổ biến,
giáo dục cán bộ, nhân viên của mình ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về
an ninh hàng không; tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không
bằng các hình thức thích hợp cho hành khách đi tàu bay;
k)[74] Báo cáo Cục Hàng không Việt
Nam các khác biệt trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không
trình nhà chức trách hàng không nước ngoài so với pháp luật Việt Nam. Chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam.
6. Hãng hàng
không nước ngoài phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về an
ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt Nam; chỉ định và
thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn
diện về bảo đảm an ninh hàng không trong hoạt động khai thác của hãng tại Việt
Nam.
7.[75] Khi làm thủ tục bán vé đi
tàu bay, hãng hàng không phải yêu cầu hành khách cung cấp thông tin cá nhân
theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông
tư này. Khi làm thủ tục tiếp nhận đăng ký vận chuyển hàng hóa, bưu gửi, hãng
hàng không phải thông báo cho khách hàng chính sách khác biệt của hãng đối với
việc vận chuyển các vật phẩm đặc biệt quy định tại Điều 52 của Thông
tư này hoặc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự
(nếu có).
8. Phối hợp
với đơn vị được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không trong
công tác bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
1. Tuân thủ
đầy đủ các quy định của Thông tư này, chương trình an ninh của người khai thác
cảng hàng không, sân bay khi hoạt động tại cảng hàng không, sân bay. Chịu sự
thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá an ninh
hàng không của Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan và lực
lượng kiểm soát an ninh hàng không.
2. Đối với tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Bảo vệ cơ
sở vật chất, tài sản, trang thiết bị, bảo đảm an ninh hàng không, trật tự cho
các hoạt động của mình thông qua việc giao kết hợp đồng dịch vụ bảo đảm an ninh
với người khai thác cảng hàng không, sân bay;
b) Phối hợp
với Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không và các cơ quan,
đơn vị liên quan xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không và trật tự xảy ra
trong phạm vi quản lý của mình;
c) Đảm bảo
cho những cán bộ, nhân viên có liên quan được huấn luyện về an ninh hàng không
theo quy định của pháp luật;
d) Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên thuộc doanh nghiệp mình ý thức
chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không;
đ) Các doanh
nghiệp kinh doanh sản phẩm có chứa chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt,
hãng hàng không phải cung cấp túi nhựa an ninh để đựng chất lỏng, chất đặc
sánh, dung dịch xịt (kèm theo phiếu mua hàng) khi bán cho hành khách tại các
cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, trên chuyến bay quốc tế. Phiếu mua hàng có
ghi các nội dung: ngày
bán hàng (ngày/tháng/năm); mã
quốc tế nơi bán (quốc gia, cảng hàng không, hãng hàng không); số chuyến bay; tên hành khách (nếu có); số lượng và danh sách hàng trong túi.
3. Hành
khách, người gửi hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh hàng không
theo quy định của Thông tư này. Hành khách phải tuyệt đối chấp hành các chỉ dẫn
về an ninh, trật tự của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, mệnh lệnh của
thành viên tổ bay. Trong trường hợp không tuân thủ thì căn cứ vào tính chất và
mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành
khách phải biết nội dung và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành
lý mang theo người hoặc ký gửi lên tàu bay; tổ chức, cá nhân gửi hàng hóa, bưu
gửi phải biết nội dung của hàng hóa, bưu gửi và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật đối với hàng hóa, bưu gửi lên tàu bay.
4. Nhân viên
hàng không phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không theo quy
định của Thông tư này và quy định pháp luật về an ninh hàng không; trong khi
thực hiện nhiệm vụ không được uống rượu, bia; nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thực
hiện nhiệm vụ, căn cứ tính chất, mức độ vụ việc vi phạm sẽ bị thu hồi thẻ kiểm
soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên hàng không.
1. Cục Hàng
không Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao hàng năm xây dựng dự toán kinh phí từ
nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, trình Bộ Giao
thông vận tải và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp
tự bảo đảm toàn bộ kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh hàng không thuộc trách
nhiệm của mình được quy định trong Thông tư này và các quy định khác của pháp
luật.
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2019. Điểm d khoản 1 Điều 96
của Thông tư này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
01/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không Việt Nam và kiểm soát chất
lượng an ninh hàng không, Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT
ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
01/2016/TT-BGTVT ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về chương trình an ninh hàng không
và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam,
Thông
tư số 02/2018/TT-BGTVT ngày 09 tháng 01 năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải quy
định ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT và bãi bỏ Quyết định
số 1281/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Chánh Văn phòng
Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|