BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/VBHN-BGDĐT
|
Hà Nội,
ngày 17 tháng 11 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế
đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007,
được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT
ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo
dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có
hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2014.
2. Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT
ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo
dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2021.
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05
tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường
xuyên.[1]
Các quy định trước đây về đánh giá, xếp loại học viên bổ
túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông trái với quy định tại Quyết
định này đều bãi bỏ.
|
XÁC
THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
|
QUY CHẾ
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên
theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung
học phổ thông)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đánh giá, xếp loại
học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học cơ sở
(THCS) và cấp trung học phổ thông (THPT) bao gồm: đánh giá, xếp loại về học
lực; đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại và tổ
chức thực hiện.
2. Quy chế này áp dụng cho học viên đang theo
học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên,
các cơ sở giáo dục được phép tổ chức thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và
cấp THPT (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục thường xuyên) theo hình thức vừa
làm vừa học và tự học có hướng dẫn.
Điều 2. Mục đích, yêu
cầu của đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm
của học viên phải đạt được những yêu cầu về mục tiêu giáo dục đã được quy định
trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
2. Đánh giá, xếp loại về học lực và hạnh kiểm
phải khách quan, chính xác, công bằng, phản ánh đúng kết quả học tập, rèn
luyện, tu dưỡng của học viên.
Điều 3. Nguyên tắc
chung về đánh giá, xếp loại
1. Thực hiện đánh giá toàn diện đối với học
viên theo mục tiêu giáo dục quy định trong Chương trình GDTX cấp THCS và cấp
THPT.
2. Việc đánh giá, xếp loại về học lực của học
viên căn cứ vào kết quả học tập của các môn học, không dùng xếp loại hạnh kiểm
để đánh giá, xếp loại về học lực. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm căn cứ vào
quá trình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.
Chương II
ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC
Điều 4. Nội dung đánh
giá, xếp loại về học lực
Đánh giá, xếp loại về học lực của học viên
trên cơ sở kết quả cụ thể đạt được đối với từng môn học theo Chương trình GDTX
cấp THCS và cấp THPT bằng cách tính điểm trung bình của từng môn học theo quy
định tại Điều 9 của Quy chế này.
Điều 5. Hình thức
đánh giá, xếp loại
1. Kiểm tra cho điểm đối với tất cả 7 môn học
bắt buộc và các môn học khuyến khích (nếu có).
2. Căn cứ vào kết quả học tập các môn học của
học viên xếp thành 5 loại: giỏi (viết tắt: G), khá (viết tắt: K), trung bình
(viết tắt: Tb), yếu (viết tắt: Y), kém (viết là: kém).
Điều 6. Các loại kiểm
tra, đánh giá và thang điểm[2]
1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực
hiện trong quá trình dạy học và giáo dục nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và
kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên theo chương
trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.
b) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực
hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực
hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập.
c) Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên
không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
a) Kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện
sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ
hoàn thành nhiệm vụ học tập của học viên theo chương trình môn học, hoạt động
giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm kiểm tra,
đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ được thực hiện thông qua bài
kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
c) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định
kỳ bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút. Đề
kiểm tra được xây dựng dựa trên các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với
môn học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở
và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đối
với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước
khi thực hiện.
3. Các bài kiểm tra, đánh giá theo thang điểm
10. Nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm kiểm
tra là một số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất
sau khi làm tròn số.
Điều 7. Số điểm kiểm
tra, đánh giá và cách cho điểm[3]
1. Trong mỗi học kỳ, số điểm kiểm tra, đánh
giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx), điểm kiểm tra, đánh giá giữa
kỳ (viết tắt là ĐĐGgk) và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ (viết tắt
là ĐĐGck) của một học viên đối với từng môn học như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Môn học có từ 32 tiết trở xuống/năm học: 02
(hai) ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 32 tiết đến 64 tiết/năm
học: 03 (ba) ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 64 tiết/năm học: 04
(bốn) ĐĐGtx.
b) Kiểm tra, đánh giá định kỳ:
Trong mỗi học kỳ, một môn học có 01 (một)
ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck;
2. Những học viên không đủ số điểm kiểm tra,
đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có lý do chính đáng thì được
kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu với hình thức, mức độ
kiến thức, kỹ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù theo kế
hoạch của cơ sở giáo dục thường xuyên được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc
cuối năm học.
3. Trường hợp học viên không có đủ số điểm
kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lý do chính
đáng hoặc có lý do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ
nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Điều 8. Hệ số điểm
kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ[4]
1. ĐĐGtx: tính hệ số 1;
2. ĐĐGgk: tính hệ số 2;
3. ĐĐGck: tính hệ số 3.
Điều 9. Kết quả môn
học của mỗi học kỳ, cả năm học[5]
1. Điểm trung bình môn học kỳ (viết tắt là
ĐTBmhk) là trung bình cộng của ĐĐGtx, ĐĐGgk và
ĐĐGck với các hệ số quy định tại Điều 8 Quy chế này
và được tính như sau:
Điều 10. Điểm trung
bình học kỳ, cả năm[6]
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là
trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học.
ĐTBhk =
|
ĐTBmhk Toán +
ĐTBmhk Vật lý + …
|
Tổng hệ số
|
2. Điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) là trung
bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học.
ĐTBcn =
|
ĐTBmcn Toán +
ĐTBmcn Vật lý + …
|
Tổng hệ số
|
Điều 11. Tiêu chuẩn
xếp loại học kỳ, cả năm
1. Loại giỏi (G):
a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 8,0
trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ,
cả năm đạt từ 8,0 trở lên;
b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn
học kỳ, cả năm đạt từ 6,5 trở lên.
2. Loại khá (K):
a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 6,5
trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ,
cả năm đạt từ 6,5 trở lên;
b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn
học kỳ, cả năm đạt từ 5,0 trở lên.
3. Loại trung bình (Tb):
a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 5,0
trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ,
cả năm đạt từ 5,0 trở lên;
b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn
học kỳ, cả năm đạt từ 3,5 trở lên.
4. Loại yếu (Y):
a) Điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt từ 3,5
trở lên, trong đó phải có môn Ngữ văn hoặc Toán có điểm trung bình môn học kỳ,
cả năm đạt từ 3,5 trở lên;
b) Các môn học còn lại có điểm trung bình môn
học kỳ, cả năm đạt từ 2,0 trở lên.
5. Loại kém: những trường hợp còn lại.
6. Đối với những học viên nếu điểm trung bình
học kỳ, cả năm đạt mức quy định tại các điểm a khoản 1, 2, 3 của Điều này,
nhưng do điểm trung bình của một môn học thấp hơn mức quy định cho loại đó thì
được xếp loại như sau:
a) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức
G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K;
b) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức
G nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y hoặc kém thì được điều chỉnh xếp
loại Tb;
c) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức
K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb;
d) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức
K nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại
Y;
đ) Nếu điểm trung bình học kỳ, cả năm đạt mức
Tb nhưng do ĐTB của 1 môn phải xếp xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại
Y.
Chương III
ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM
Điều 12. Đối tượng
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm[7]
1. Học viên theo học Chương trình GDTX cấp
THCS và cấp THPT được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm.
2. Học viên thuộc đối tượng sau đây không
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
a) Học viên học theo hình thức vừa làm vừa
học gồm có:
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan
nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
- Cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ
trang.
- Người lao động từ 20 tuổi trở lên đối với
cấp THCS và 25 tuổi trở lên đối với cấp THPT.
b) Học viên học theo hình thức tự học có
hướng dẫn.
Điều 12a. Đánh giá học viên khuyết tật[8]
1. Đánh giá học viên khuyết tật
theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học viên.
2. Học viên khuyết tật có khả
năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDTX cấp THCS, THPT được đánh giá,
xếp loại theo các quy định như đối với học viên bình thường.
3. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục
mà học viên khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá
theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung
môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
Điều 13. Căn cứ để
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên
1. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học viên
phải căn cứ vào những biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức chủ yếu
sau:
a) Tinh thần, thái độ và ý thức vươn lên
trong học tập;
b) Ý thức và hành vi trong việc thực hiện
những quy định của nhà trường và đoàn thể;
c) Thái độ ứng xử với thầy, cô giáo, với bạn
bè và mọi người trong nhà trường, gia đình và xã hội;
d) Ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước.
2. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học
viên được căn cứ vào kết quả xếp loại của từng học kỳ và tinh thần thái độ tu
dưỡng, tự rèn luyện theo hướng tiến bộ, tích cực của học viên.
Điều 14. Xếp loại
Hạnh kiểm của học viên được xếp thành 4 loại:
tốt, khá, trung bình, yếu theo từng học kỳ và cả năm học.
Điều 15. Tiêu chuẩn
xếp loại
1. Loại tốt (T):
Xếp loại hạnh kiểm tốt đối với những học viên
có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo;
b) Có tinh thần đoàn kết, kỷ luật tốt, tích
cực giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của trung tâm;
c) Thực hiện tốt, đầy đủ, nghiêm túc nội quy
của trung tâm;
d) Có tinh thần, thái độ học tập tốt, tự
giác, nghiêm túc;
đ) Tham gia tích cực các hoạt động văn hóa,
thể thao trong trung tâm;
e) Xếp loại học lực từ trung bình trở lên;
g) Không vi phạm vào các điều cấm đối với học
viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục
thường xuyên.
2. Loại khá: (K)
Xếp loại hạnh kiểm khá đối với những học
viên:
a) Lễ phép, kính trọng đối với thầy, cô giáo;
b) Thường xuyên có tinh thần giúp đỡ bạn bè;
c) Thực hiện đầy đủ nội quy của trung tâm;
d)[9]
(được bãi bỏ);
e) Không vi phạm vào các điều cấm đối với học
viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục
thường xuyên;
g) Có thái độ học tập nghiêm túc.
3. Loại trung bình: (TB)
Xếp loại hạnh kiểm trung bình đối với những
học viên:
a) Kính trọng thầy, cô giáo;
b) Chưa thực hiện đầy đủ quy định về học tập;
c) Không thực hiện đầy đủ nội quy của trung
tâm;
d) Tham gia các hoạt động của trung tâm với
thái độ không tích cực;
đ)[10]
Chưa có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;
e) Không vi phạm vào những điều cấm đối với
học viên được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo
dục thường xuyên nhưng chưa có thái độ tích cực phê phán, ngăn cản sự vi phạm
của bạn bè trong lớp.
4. Loại yếu: học viên xếp loại hạnh kiểm yếu
nếu vi phạm một trong những điểm sau đây:
a) Có thái độ và hành động vô lễ đối với
thầy, cô giáo;
b) Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;
c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ,
giáo viên và học viên của trung tâm; đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong
trung tâm và ngoài xã hội;
d) Làm hư hỏng các tài sản của Nhà nước ở mức
độ nghiêm trọng;
e) Vi phạm vào một trong những điều cấm đối
với học viên được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo
dục thường xuyên.
5.[11]
Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ
II. Với những trường hợp đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm báo cáo Giám đốc trung
tâm giáo dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng
chuyên nghiệp quyết định.
Chương IV
SỬ
DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
Điều 16. Tiêu chuẩn
lên lớp
1. Đối với những học viên không thuộc diện
xếp loại hạnh kiểm.
a) Những học viên cả năm xếp loại học lực từ
trung bình trở lên, không vi phạm kỷ luật quy định tại Điều 19
của Quy chế này và nghỉ học không quá 45 buổi học[12] trong một năm học (kể cả
trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng;
b) Những học viên cả năm xếp loại học lực yếu
được chọn kiểm tra lại một số môn học có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm
bài kiểm tra được thay thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại
về học lực, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại
hạnh kiểm.
a) Những học viên cả năm xếp loại học lực và
hạnh kiểm từ trung bình trở lên và nghỉ học không quá 45 buổi học[13] trong 1 năm học
(kể cả trường hợp nghỉ có phép và không phép) được lên lớp thẳng;
b) Những học viên cả năm xếp loại hạnh kiểm
từ trung bình trở lên nhưng xếp loại học lực yếu, được kiểm tra lại một số môn
trong những môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra được thay
thế cho điểm trung bình môn học cả năm để xếp loại lại về học lực, nếu đạt loại
trung bình thì được lên lớp;
c) Những học viên cả năm xếp loại học lực từ
trung bình trở lên nhưng xếp loại hạnh kiểm yếu được rèn luyện thêm về hạnh
kiểm trong kịp hè theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và Giám đốc cơ sở giáo
dục thường xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên
nghiệp[14].
Học viên rèn luyện trong dịp hè phải có giấy nhận xét quá trình rèn luyện của
chính quyền hoặc đoàn thể địa phương nơi sinh sống làm căn cứ đánh giá. Tùy
theo kết quả thực hiện những yêu cầu rèn luyện, nếu có tiến bộ rõ rệt, vào đầu
năm học mới giáo viên chủ nhiệm đề nghị Giám đốc cơ sở giáo dục thường
xuyên/Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp/cao đẳng chuyên nghiệp[15] xét xếp loại lại
hạnh kiểm cho học viên, nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Điều 17. Không được
lên lớp
Những học viên thuộc một trong những trường
hợp sau đây thì không được lên lớp:
1. Nghỉ học quá 45 buổi học[16] trong một năm học (kể cả
trường hợp nghỉ có phép và không phép).
2. Học lực cả năm xếp loại kém.
3. Học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu.
4. Xếp loại học lực cả năm yếu sau khi đã
kiểm tra lại nhưng không đạt loại trung bình.
5. Không đạt hạnh kiểm loại trung bình sau
khi được rèn luyện thêm trong dịp hè.
6. Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên đối với
những học viên không thuộc đối tượng xếp loại hạnh kiểm.
Điều 18. Khen thưởng
1. Đối với những học viên không thuộc diện
xếp loại hạnh kiểm.
a) Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với
những học viên có xếp loại học lực giỏi, tham gia tích cực các hoạt động của
trung tâm, lễ phép đối với thầy cô giáo, đi học đầy đủ;
b) Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối
với những học viên có xếp loại học lực khá, tham gia tốt các hoạt động của nhà
trường, quan hệ đúng mực, đi học đầy đủ.
2. Đối với những học viên thuộc diện xếp loại
hạnh kiểm.
a) Công nhận danh hiệu học viên giỏi đối với
những học viên có xếp loại học lực giỏi và hạnh kiểm tốt;
b) Công nhận danh hiệu học viên tiên tiến đối
với những học viên có xếp loại học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên.
Điều 19. Kỷ luật
Học viên có những sai phạm trong học tập và
rèn luyện hạnh kiểm hoặc vi phạm một trong những điều cấm đối với học viên được
quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên,
tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức dưới đây:
1. Khiển trách.
2. Cảnh cáo.
3. Buộc thôi học.
Các hình thức kỷ luật trên đều được ghi vào
học bạ, thông báo đến cơ quan và gia đình của học viên.
Chương V
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm
của sở giáo dục và đào tạo
1. Hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo,
các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế.
2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế
đối với các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc
quyền quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm
của phòng giáo dục và đào tạo
1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên
do phòng giáo dục và đào tạo quản lý thực hiện Quy chế.
2. Tổ chức kiểm tra các cơ sở giáo dục thường
xuyên thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế.
Điều 22. Trách nhiệm
của Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm thực hiện Quy chế.
2. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy
định về kiểm tra cho điểm của giáo viên bộ môn; ghi nhận xét và ký xác nhận vào
sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định.
3. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá, xếp loại
và ghi kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại học viên vào sổ gọi tên và ghi điểm,
học bạ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
4. Xét duyệt danh sách học viên được lên lớp,
không được lên lớp, danh hiệu thi đua của học viên, danh sách học viên phải
kiểm tra lại các môn học, rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè. Phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại vào học bạ của học viên sau khi giáo viên bộ
môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung và ký xác nhận.
5. Ấn định thời gian và tổ chức kiểm tra lại
các môn học. Duyệt và công bố danh sách những học viên được lên lớp sau khi
thực hiện kiểm tra lại các môn học hoặc rèn luyện thêm về hạnh kiểm trước khi
bước vào năm học mới.
Điều 23. Trách nhiệm
của giáo viên chủ nhiệm
1. Thường xuyên kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm
của lớp; theo dõi việc điểm danh hàng ngày; giúp Thủ trưởng các cơ sở giáo dục
thường xuyên theo dõi việc kiểm tra cho điểm của các giáo viên bộ môn theo quy
định của Quy chế; xác nhận việc sửa chữa điểm của từng môn học ở cuối mỗi trang
ghi.
2. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm
và học lực của học viên trong mỗi học kỳ và cả năm học.
3. Đề nghị danh sách những học viên được lên
lớp, những học viên phải kiểm tra lại các môn học, phải rèn luyện thêm trong hè
về hạnh kiểm và những học viên không được lên lớp.
4. Lập danh sách đề nghị khen thưởng và kỷ
luật đối với học viên trong mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học.
5. Ghi vào học bạ, sổ gọi tên và ghi điểm kết
quả đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực, được lên lớp, không được lên
lớp, danh hiệu thi đua của từng học viên trong lớp cuối mỗi học kỳ và cả năm
học; nhận xét, đánh giá kết quả học tập, hạnh kiểm của học viên.
Điều 24. Trách nhiệm
của giáo viên bộ môn
1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra, cho điểm,
ghi nhận xét vào bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên và trực tiếp ghi điểm kiểm tra
vào sổ gọi tên và ghi điểm theo quy định tại hướng dẫn sử dụng sổ gọi tên ghi điểm.
2. Tính điểm trung bình, xếp loại môn học
theo học kỳ, cả năm và trực tiếp ghi kết quả đó vào sổ gọi tên và ghi điểm, học
bạ của học viên.