BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2021/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 12 năm 2021
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG
HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5
năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường
xuyên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư Quy định về đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn
luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là Chương trình
giáo dục thường xuyên) bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học
viên; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thông tư này áp dụng đối với trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở
giáo dục được phép thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên (sau đây gọi
chung là cơ sở giáo dục thường xuyên); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên
quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học
viên là hoạt động thu thập, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi,
trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học viên trong
các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục (sau đây gọi tắt là
môn học) trong Chương trình giáo dục thường xuyên; tư vấn, hướng dẫn, động viên
học viên; xác nhận kết quả đạt được của học viên; cung cấp thông tin phản hồi
cho giáo viên và học viên để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây
gọi chung là dạy học).
2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh
giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên diễn ra trong quá trình thực hiện
hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục
thường xuyên; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học viên để kịp thời
điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học viên;
xác nhận kết quả đạt được của học viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
rèn luyện và học tập.
3. Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết
quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ
hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt của
môn học được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông
tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học viên để điều chỉnh hoạt
động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học viên.
4. Bản đặc tả đề kiểm tra là một bảng hướng
dẫn và mô tả chi tiết các thông tin về mục đích, mục tiêu đánh giá, cấu trúc đề
kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại và phân bổ câu hỏi
trên mỗi mục tiêu đánh giá nhằm giúp cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và giáo
viên viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh.
Điều 3. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ
rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong
Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học
viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo
viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
Điều 4. Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định
trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công
bằng, trung thực và khách quan.
3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ
thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết,
trong đó coi trọng đánh giá quá trình.
4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng
việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học
viên; không so sánh học viên với nhau.
Chương II
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
Điều 5. Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận
xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên; nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và
học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.
b) Học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận
xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật,
hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học viên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân
có tham gia vào quá trình giáo dục học viên cung cấp thông tin phản hồi về việc
thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của viên.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học
tập của học viên được sử dụng trong đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên
phù hợp với đặc thù của môn học.
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn
luyện và học tập của học viên.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh
giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của
môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
đối với các môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên; kết quả học tập
theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang
điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số
thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Điều 6. Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua:
hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với mỗi môn học, mỗi học viên được kiểm tra,
đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến
trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá
vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh
giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9
Thông tư này. Mỗi môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm
đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì
như sau:
a) Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
b) Môn học có từ 36 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học:
03 ĐĐGtx.
c) Môn học có từ 71 tiết/năm học trở lên: 04 ĐĐGtx.
3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp
trung học phổ thông, mỗi học viên được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học
tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh
giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của
môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học
đó và ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) để sử dụng trong
việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1
Điều 9 Thông tư này.
Điều 7. Đánh giá định kì
1. Đánh giá định kỳ gồm đánh giá giữa kỳ và đánh
giá cuối kỳ. Đánh giá định kỳ được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy,
trên máy tính hoặc bằng hình thức trực tuyến; thông qua bài thực hành, dự án học
tập. Đề kiểm tra của mỗi môn học được xây dựng dựa trên Bản đặc tả đề kiểm tra,
đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi môn học được quy định trong Chương trình giáo dục
thường xuyên. Không thực hiện đánh giá định kỳ đối với cụm chuyên đề học tập.
2. Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ.
a) Đối với môn học có từ 70 tiết/năm trở xuống thời
gian làm bài là 45 phút.
b) Đối với môn học có từ 71 tiết/năm trở lên thời
gian làm bài từ 60 phút đến 90 phút.
3. Mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá giữa kỳ
(sau đây gọi là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kỳ (sau đây gọi
là ĐĐGck) trong mỗi học kỳ.
4. Những học viên không tham gia kiểm tra, đánh giá
đủ số lần theo quy định tại khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được
kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh
giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
5. Trường hợp học viên không tham gia kiểm tra,
đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được nhận 0 (không) điểm đối
với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Điều 8. Đánh giá kết quả rèn
luyện của học viên
1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của
học viên
a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên căn cứ
vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù
hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và
yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong từng môn học trong Chương
trình giáo dục thường xuyên.
b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản
này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế
chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a
khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học viên; tham khảo nhận
xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học viên,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học viên;
hướng dẫn học viên tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn
luyện của học viên theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì
và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và
cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa
đạt.
a) Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất
được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có nhiều biểu hiện nổi
bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được
quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có biểu hiện nổi bật nhưng
chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được
quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về
phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
b) Kết quả rèn luyện của học viên cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì
I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì
I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I
được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá
mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì
I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học
kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Điều 9. Đánh giá kết quả học tập
của học viên
1. Kết quả học tập của học viên theo môn học
a) Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là
ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
ĐTBmhk=
|
TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk
+ 3 x ĐĐGck
|
Số ĐĐGtx
+ 5
|
Trong đó, TĐĐGtx là tổng điểm kiểm tra,
đánh giá thường xuyên, bao gồm các DĐGtx và các điểm đánh giá của từng
chuyên đề học tập được lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông). ĐTBmhk
là số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
b) Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn)
được tính như sau:
ĐTBmcn=
|
ĐTBmhkI
+ 2 x ĐTBmhkII
|
3
|
Trong đó, ĐTBmhkI là điểm trung bình môn
học kì I và ĐTBmhkII là điểm trung bình môn học kì II. ĐTBmcn
là số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả
học tập của học viên trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh
giá kết quả học tập của học viên trong cả năm học. Kết quả học tập của học viên
trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức:
Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt: Tất cả các môn học có ĐTBmhk,
ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 05 môn học có ĐTBmhk,
ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá: Tất cả các môn học có ĐTBmhk,
ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 05 môn học có ĐTBmhk,
ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt: Có ít nhất 05 (năm) môn học từ 5,0 điểm
trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5
điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm
học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm
a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học
thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh
lên mức liền kề.
Điều 10. Đánh giá học viên
khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học
viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực
và tiến bộ của người học.
2. Đối với học viên khuyết tật học tập theo phương
thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học viên khuyết
tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục thường
xuyên thì được đánh giá như đối với học viên bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu
cầu về kết quả rèn luyện và học tập. Những môn học mà học viên khuyết tật không
có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục thường xuyên thì được
đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân;
không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.
3. Đối với học viên khuyết tật học tập theo phương
thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học viên
khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh
giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học mà học viên khuyết
tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết
quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Chương III
SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
Điều 11. Được lên lớp, đánh
giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học viên có đủ các điều kiện dưới đây thì được
lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở,
chương trình giáo dục trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả
đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều
13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh
giá lại các môn học theo quy định tại Điều 13 Thông tư này)
được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học
(tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo
dục thường xuyên, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc
không liên tục).
2. Trường hợp học viên phải rèn luyện trong kì nghỉ
hè thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; học
viên phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định
tại Điều 13 Thông tư này.
3. Học viên không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản
1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương
trình giáo dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông.
4. Đối với học viên khuyết tật: giám đốc trung tâm
căn cứ kết quả đánh giá học viên khuyết tật theo quy định tại Điều
10 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình giáo
dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông đối với học viên
khuyết tật.
Điều 12. Rèn luyện trong kì
nghỉ hè
1. Học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được
đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.
2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do giám đốc
trung tâm quy định.
3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè,
giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học viên và
thông báo đến cha mẹ hoặc nơi làm việc của học viên. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm
vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá
trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ hoặc
nơi làm việc của học viên) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị giám đốc sử dụng
thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Điều 13. Kiểm tra, đánh giá lại
các môn học trong kì nghỉ hè
Đối với những học viên chưa đủ điều kiện được lên lớp
nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả
học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học
tập các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm. Kết quả đánh giá lại của
môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó
để xét lên lớp theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
Điều 14. Khen thưởng
1. Giám đốc tặng giấy khen cho học viên
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học viên Xuất sắc"
đối với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết
quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 05 (năm) môn học có
ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học viên Giỏi" đối
với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết
quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học viên có thành tích đột xuất
trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học viên có thành tích đặc biệt được trung tâm
xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 15. Trách nhiệm của Sở
Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học viên
thuộc phạm vi quản lí.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ
theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên
(của giáo viên), Học bạ học viên theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông
tư này. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, trung tâm, khả
năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của hồ sơ điện tử.
3. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học viên học hết chương trình giáo dục
trung học cơ sở khi học viên có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
4. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc
trong quá trình thực hiện Thông tư này tại địa phương.
5. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học
viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của giám
đốc cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học
viên thực hiện và phổ biến đến cha mẹ học viên hoặc nơi làm việc của học viên về
quy định của Thông tư này.
2. Tổ chức thực hiện việc đánh giá học viên theo
quy định của Thông tư này tại cơ sở giáo dục thường xuyên; chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì của giáo viên; hàng tháng
ghi nhận xét và ký xác nhận vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học).
3. Kiểm tra, đánh giá việc ghi kết quả vào Sổ theo
dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của
giáo viên), Học bạ học viên của giáo viên môn học, giáo viên chủ nhiệm; phê duyệt
việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học khi đã có xác
nhận của giáo viên chủ nhiệm.
4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo
quy định tại Điều 13 Thông tư này; phê duyệt và công bố
danh sách học viên được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá lại các
môn học, kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè.
5. Xét duyệt danh sách học viên: được lên lớp, đánh
giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen
thưởng. Phê duyệt kết quả đánh giá học viên trong Sổ theo dõi và đánh giá học
viên (theo lớp học) và Học bạ học viên sau khi tất cả giáo viên môn học và giáo
viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung.
6. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về
đánh giá học viên trong phạm vi và quyền hạn của Giám đốc. Đề nghị các cấp có
thẩm quyền quyết định xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định
khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Thông tư này.
Điều 17. Trách nhiệm của giáo
viên môn học
1. Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh
giá định kì theo phân công của Giám đốc; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh
giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh
giá học viên (của giáo viên).
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học
kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá
(đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp
ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp
học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), Học bạ học viên.
3. Cung cấp thông tin, nhận xét về kết quả rèn luyện,
học tập của học viên quy định tại Điều 8 và Điều
9 Thông tư này cho giáo viên chủ nhiệm.
Điều 18. Trách nhiệm của giáo
viên chủ nhiệm
1. Giúp Giám đốc quản lí việc đánh giá học viên của
lớp học theo quy định của Thông tư này.
2. Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh
giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học viên từng
học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Học bạ
học viên.
3. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm
học của học viên; lập danh sách học viên được lên lớp, đánh giá lại các môn học,
rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.
4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học viên
vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Học bạ học viên:
a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập
của học viên; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được
công nhận hoàn thành chương trình trung giáo dục học cơ sở, chương trình giáo dục
trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục
trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông; khen thưởng.
5. Hướng dẫn học viên tự nhận xét trong quá trình
rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học viên
và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học viên và tiếp nhận
thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học viên.
6. Thông báo riêng cho cha mẹ hoặc nơi làm việc của
học viên về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học viên.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng
02 năm 2022 và thực hiện theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6
- Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 9 và lớp 12.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số
02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường
xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT
ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo
dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm
theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo; và Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh
giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều
này.
Đối với lớp 6 tuyển sinh trong năm học 2021 - 2022
trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện đánh giá theo
quy định hiện hành.
Điều 20. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ
trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, các cơ quan, tổ
chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới GDĐT;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Như Điều 20 (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
PHỤ LỤC 1
HỌC BẠ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
HỌC BẠ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Họ tên học viên:
…………………………………………………………………………………
Trung tâm: ………………………………………………………………………………………..
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố:
………………………………………………………………
Tỉnh/Thành phố:
…………………………………………………………………………………
Số sổ đăng bộ
PCGD: ……………../THCS
|
HƯỚNG SỬ DỤNG HỌC
BẠ
1. Quy định chung
- Học bạ học viên được trung tâm quản lý và bảo quản
tại trung tâm; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo
viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn
thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập
Học bạ; Giám đốc ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 6
đến lớp 9.
2. Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết
quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm
nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học viên.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang
nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký
xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học viên với văn
phòng trung tâm.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học
hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học viên của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở
phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học
viên theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại
môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ đối với học viên phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn
thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học cơ sở; chứng chỉ (nếu có), kết
quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế
chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên trong quá trình rèn luyện và học
tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
4. Giám đốc
- Phê duyệt Học bạ của học viên khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Ảnh 3x4cm)
|
HỌC BẠ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
|
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ………………………
Ngày sinh: ……… tháng ……… năm
…………………………………………………………….
Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..
Dân tộc: ……………………………………………………………………………………………...
Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh,...)
……………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
Họ và tên cha: ………………………………………… Nghề nghiệp:
…………………………..
Họ và tên mẹ: …………………………………………. Nghề nghiệp:
…………………………..
Họ và tên người giám hộ: …………………………….. Nghề nghiệp:
………………………….
|
……………..,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm học
|
Lớp
|
Tên trung tâm,
tỉnh/thành phố
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
(Dưới đây là
trang mẫu đối với một lớp)
Họ và tên:
…………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…
Môn học/Hoạt động
giáo dục
|
Điểm trung bình
môn học hoặc mức đánh giá
|
Điểm trung bình
môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè
(nếu có)
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học
|
|
Học kì I
|
Học kì II
|
Cả năm
|
|
|
Ngữ văn
|
|
|
|
|
|
Toán
|
|
|
|
|
|
Giáo dục công dân
|
|
|
|
|
|
Lịch sử và Địa lí
|
|
|
|
|
|
Khoa học tự nhiên
|
|
|
|
|
|
Ngoại ngữ
|
|
|
|
|
|
Tin học
|
|
|
|
|
|
Công nghệ
|
|
|
|
|
|
Tiếng dân tộc thiểu
số
|
|
|
|
|
|
Hoạt động tập thể
|
|
|
|
|
|
Giáo dục địa
phương
|
|
|
|
|
|
………
|
|
|
|
|
|
Trong trang này có sửa chữa ở ……… chỗ, thuộc môn học,
hoạt động giáo dục: ……………….
Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)
|
Họ và tên:
………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…
Học kì
|
Mức đánh giá
|
Tổng số buổi
nghỉ học cả năm học
|
Mức đánh giá sau
đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)
|
- Được lên lớp:
…………………………
…………………………
- Không được lên lớp
…………………………
…………………………
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Học kì I
|
|
|
|
|
|
Học kì II
|
|
|
|
|
|
Cả năm
|
|
|
|
|
|
Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay
không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:
………………………………………………………………………………………
- Chứng chỉ (nếu có): ……………………………………………… Loại
…………………………
- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):
………………………………………………………………………………………
- Khen thưởng (nếu có):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
|
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ
(Nếu có)
|
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những
biểu hiện nổi bật của học viên về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề
cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
………,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
(Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày
tháng năm 2021)
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC
CƠ SỞ
Họ tên giáo
viên: ……………………………
Môn: …………………… Lớp:
……………………
NĂM HỌC 202…… -
202……
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC
VIÊN
1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên là hồ sơ quản
lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trung tâm.
2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên do giáo viên
môn học quản lý và sử dụng.
3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông
tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh
giá học viên (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm
theo phân công của trung tâm. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật,
hạn chế chủ yếu của học viên, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ
thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.
4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa),
các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên phải
đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ
gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.
5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ,
ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về
sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
HỌC KÌ I
Môn ………… Lớp ………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkI
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỌC KÌ II
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
Đánh giá lại
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO LỚP HỌC CẤP TRUNG
HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TRƯỜNG THCS: ……………………………………………………………
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
(Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư Số 22/2021/TT-BGDĐT ngày tháng
năm 2021)
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC
CƠ SỞ
LỚP: ……………………
NĂM HỌC 202…… -
202……
|
TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC CƠ
SỞ
TRUNG TÂM
…………………………………
Xã
(phường, thị trấn): ………………… Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh):
……………
Tỉnh (Thành phố):…………………………………………
LỚP: …………………. NĂM
HỌC: 202…… -202……
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) được
quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên,
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học)
do trung tâm quản lý và sử dụng.
3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi
và đánh giá học viên (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học
do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học
viên (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với
từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo
viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng
môn học.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi
và đánh giá học viên (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho
giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa),
các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên
(theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và
giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.
5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ,
ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về
sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.
6. Trung tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học viên
trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) cho riêng từng học viên
hoặc cha mẹ học viên.
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC
VIÊN
STT
(1)
|
Họ và tên học
viên
(2)
|
Ngày, tháng,
năm sinh (3)
|
Nơi sinh
(4)
|
Dân tộc
(5)
|
Nam/ Nữ
(6)
|
Dân tộc (7)
|
Đối tượng ưu
tiên
|
Địa chỉ gia
đình
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT
|
Họ và tên cha,
nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)
|
Họ và tên mẹ,
nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)
|
Những thay đổi cần
chú ý trong năm học (gia đình, sức khỏe, nơi ở...) (12)
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
…
|
|
|
|
HỌC KÌ I
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkl
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP HỌC KÌ I
STT
|
Họ và tên
|
Môn học bắt buộc
|
Môn học tự chọn
|
Hoạt động giáo
dục bắt buộc
|
Kết quả học tập
|
|
Ngữ văn
|
Toán
|
Giáo dục công
dân
|
Lịch sử và Địa
lí
|
Khoa học tự
nhiên
|
Ngoại ngữ
|
Tin học
|
Công nghệ
|
Tiếng dân tộc
thiểu số
|
...
|
Hoạt động tập
thể
|
Giáo dục địa
phương
|
…
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỌC KÌ II
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
Đánh giá lại
|
Ghi chú
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP HỌC KÌ
II
STT
|
Họ và tên
|
Môn học bắt buộc
|
Môn học tự chọn
|
Hoạt động giáo
dục bắt buộc
|
Kết quả học tập
|
|
Ngữ văn
|
Toán
|
Giáo dục công
dân
|
Lịch sử và Địa
lí
|
Khoa học tự
nhiên
|
Ngoại ngữ
|
Tin học
|
Công nghệ
|
Tiếng dân tộc
thiểu số
|
...
|
Hoạt động tập
thể
|
Giáo dục địa
phương
|
…
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC
STT
|
Họ và tên
|
Mức đánh giá
|
Mức đánh giá sau
khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại
|
Tổng số/ buổi
nghỉ học
|
Được lên lớp
|
Không được lên
lớp
|
Khen thưởng
|
Tổng hợp chung
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số học viên: ...
Được lên lớp[1]: …………
…………………
trong đó ……… được lên lớp sau khi học tập, rèn
luyện thêm trong hè.
Không được lên lớp: ………
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT CỦA GIÁM
ĐỐC
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
Tháng
|
Nhận xét
|
Ký tên, đóng dấu
|
9
|
|
|
10
|
|
|
...
|
|
|
PHỤ LỤC 4
HỌC BẠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
HỌC BẠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Họ tên học viên:
………………………………………………………………………………………..
Trung tâm:
……………………………………………………………………………………………….
Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố:
……………………………………………………………………..
Tỉnh/Thành phố:
………………………………………………………………………………………..
Số sổ đăng bộ
PCGD: …………………/THCS
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
HỌC BẠ
1. Quy định chung
- Học bạ học viên được trung tâm quản lý và bảo quản
trong trung tâm; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo
viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn
thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập
Học bạ; Giám đốc ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10
đến lớp 12.
2. Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết
quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm
nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học viên.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang
nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký
xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
3. Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học viên với văn
phòng trung tâm.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học
hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học viên của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở
phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học
viên theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại
môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ đối với học viên phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn
thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu
có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế
chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên trong quá trình rèn luyện và học
tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
4. Giám đốc
- Phê duyệt Học bạ của học viên khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
(Ảnh 3x4cm)
|
HỌC BẠ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
|
Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính:
………………………
Ngày sinh: ……… tháng ……… năm
…………………………………………………………….
Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..
Dân tộc: ……………………………………………………………………………………………...
Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh,...) ……………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
Họ và tên cha: ………………………………………… Nghề nghiệp:
…………………………..
Họ và tên mẹ: …………………………………………. Nghề nghiệp:
…………………………..
Họ và tên người giám hộ: …………………………….. Nghề nghiệp:
………………………….
|
……………..,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm học
|
Lớp
|
Tên trường, tỉnh/thành
phố
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
202… -202…
|
|
|
(Dưới đây là
trang mẫu đối với một lớp)
Họ và tên:
……………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…
Môn học/Hoạt động
giáo dục
|
Điểm trung bình
môn học hoặc mức đánh giá
|
Điểm trung bình
môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè
(nếu có)
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học
|
|
Học kì I
|
Học kì II
|
Cả năm
|
|
|
Ngữ văn
|
|
|
|
|
|
Toán
|
|
|
|
|
|
Lịch sử
|
|
|
|
|
|
Địa lý
|
|
|
|
|
|
Giáo dục kinh tế
và pháp luật
|
|
|
|
|
|
Vật lý
|
|
|
|
|
|
Hóa học
|
|
|
|
|
|
Sinh học
|
|
|
|
|
|
Công nghệ
|
|
|
|
|
|
Tin học
|
|
|
|
|
|
Chuyên đề học tập
lựa chọn
|
|
|
|
|
|
Ngoại ngữ
|
|
|
|
|
|
Tiếng dân tộc thiểu
số
|
|
|
|
|
|
Hoạt động tập thể
|
|
|
|
|
|
Nội dung giáo dục
địa phương
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Trong trang này có sửa chữa ở ……… chỗ, thuộc môn học,
hoạt động giáo dục: ……………….
Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của
Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)
|
Họ và tên:
………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…
Học kì
|
Mức đánh giá
|
Tổng số buổi
nghỉ học cả năm học
|
Mức đánh giá
sau đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)
|
- Được lên lớp:
…………………………
…………………………
- Không được lên lớp
…………………………
…………………………
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Học kì I
|
|
|
|
|
|
Học kì II
|
|
|
|
|
|
Cả năm
|
|
|
|
|
|
Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay
không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:
………………………………………………………………………………………
- Chứng chỉ (nếu có): ……………………………………………… Loại
…………………………
- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):
………………………………………………………………………………………
- Khen thưởng (nếu có):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
|
KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ
(Nếu có)
|
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những
biểu hiện nổi bật của học viên về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề
cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
………,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 5
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
(Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày
tháng năm 2021)
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Họ tên giáo
viên: ……………………………
Môn: …………………… Lớp:
……………………
NĂM HỌC 202…… -
202……
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên là hồ sơ quản
lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Quy chế tổ chức
và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên.
2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên do giáo viên
môn học quản lý và sử dụng.
3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông
tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh
giá học viên (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm
theo phân công của trung tâm. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật,
hạn chế chủ yếu của học viên, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ
thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.
4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa),
các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học viên phải
đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ
gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.
5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ,
ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về
sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
HỌC KÌ I
Môn ………… Lớp ………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkI
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HỌC KÌ II
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
Đánh giá lại
|
Nhận xét sự tiến
bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu
|
ĐTBmhkll
|
ĐTBmcn
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 6
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO LỚP HỌC CẤP TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
(Mẫu ban hành kèm
theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày
tháng năm 2021)
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
LỚP: ……………………
NĂM HỌC 202…… -
202……
|
TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..
Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….
SỔ THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
CẤP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
TRUNG TÂM
…………………………………
Tỉnh (Thành phố):…………………………………………
LỚP: …………………. NĂM
HỌC: 202…… -202……
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
1. Số theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học)
được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường
xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học)
do trung tâm quản lý và sử dụng.
3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi
và đánh giá học viên (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học
do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học
viên (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với
từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo
viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng
môn học.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi
và đánh giá học viên (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho
giáo viên chủ nhiệm lớp.
4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa),
các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo
lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục
của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.
5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ,
ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về
sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.
6. Trung tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học viên
trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) cho riêng từng học viên
hoặc cha mẹ học viên.
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC
VIÊN
STT
(1)
|
Họ và tên học
viên
(2)
|
Ngày, tháng,
năm sinh (3)
|
Nơi sinh
(4)
|
Dân tộc
(5)
|
Nam/ Nữ
(6)
|
Dân tộc (7)
|
Đối tượng ưu
tiên
|
Địa chỉ gia
đình
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT
|
Họ và tên cha,
nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)
|
Họ và tên mẹ,
nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)
|
Những thay đổi
cần chú ý trong năm học
(gia đình, sức
khỏe, nơi ở...) (12)
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
3
|
|
|
|
…
|
|
|
|
HỌC KÌ I
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhkl
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP HỌC KÌ I
STT
|
Họ và tên
|
Môn học bắt buộc
|
Môn học lựa chọn
|
Chuyên đề học tập
|
Môn học tự chọn
|
Hoạt động giáo dục bắt buộc
|
Kết quả học tập
|
Nhóm môn học khoa học xã hội
|
Nhóm môn học khoa học tự nhiên
|
Nhóm môn học công nghệ
|
Toán
|
Ngữ văn
|
Lịch sử
|
Địa lý
|
GD kinh tế và pháp luật
|
Vật lý
|
Hóa học
|
Sinh học
|
Công nghệ
|
Tin học
|
Chuyên đề 1
|
Chuyên đề 2
|
Chuyên đề 3
|
Ngoại ngữ
|
Tiếng dân tộc thiểu số
|
…
|
Hoạt động tập thể
|
Nội dung GD địa phương
|
…
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
HỌC KÌ II
Môn …………
TT
|
Họ và tên
|
ĐĐGtx
|
ĐĐGgk
|
ĐĐGck
|
ĐTBmhklI
|
ĐTBmcn
|
Đánh giá lại
|
Ghi chú
|
ĐTBmhklI
|
ĐTBmcn
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP HỌC KÌ
II
STT
|
Họ và tên
|
Môn học bắt buộc
|
Môn học lựa chọn
|
Chuyên đề học tập
|
Môn học tự chọn
|
Hoạt động giáo dục bắt buộc
|
Kết quả học tập
|
Nhóm môn học khoa học xã hội
|
Nhóm môn học khoa học tự nhiên
|
Nhóm môn học công nghệ
|
Toán
|
Ngữ văn
|
Lịch sử
|
Địa lý
|
GD kinh tế và pháp luật
|
Vật lý
|
Hóa học
|
Sinh học
|
Công nghệ
|
Tin học
|
Chuyên đề 1
|
Chuyên đề 2
|
Chuyên đề 3
|
Ngoại ngữ
|
Tiếng dân tộc thiểu số
|
…
|
Hoạt động tập thể
|
Nội dung GD địa phương
|
…
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
|
TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC
STT
|
Họ và tên
|
Mức đánh giá
|
Mức đánh giá sau
khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại
|
Tổng số/ buổi
nghỉ học
|
Được lên lớp
|
Không được lên
lớp
|
Khen thưởng
|
Tổng hợp chung
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
Kết quả rèn luyện
|
Kết quả học tập
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số học viên: ...
Được lên lớp1: …………
…………………
trong đó ……… được lên lớp sau khi học tập, rèn
luyện thêm trong hè.
Không được lên lớp: ………
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT CỦA GIÁM
ĐỐC
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN
Tháng
|
Nhận xét
|
Ký tên, đóng dấu
|
9
|
|
|
10
|
|
|
…
|
|
|
[1]
Đối với lớp 9 là Hoàn thành chương trình trung học cơ sở
1 Đối với lớp 12 là Hoàn
thành chương trình trung học phổ thông