Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 43/2021/TT-BGDĐt đánh giá học viên giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở

Số hiệu: 43/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 30/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là Chương trình giáo dục thường xuyên) bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thông tư này áp dụng đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục được phép thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục thường xuyên); cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên là hoạt động thu thập, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học viên trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục (sau đây gọi tắt là môn học) trong Chương trình giáo dục thường xuyên; tư vấn, hướng dẫn, động viên học viên; xác nhận kết quả đạt được của học viên; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học viên để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).

2. Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học viên để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học viên; xác nhận kết quả đạt được của học viên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

3. Đánh giá định kì là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập sau một giai đoạn trong năm học nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học viên để điều chỉnh hoạt động dạy học; xác nhận kết quả đạt được của học viên.

4. Bản đặc tả đề kiểm tra là một bảng hướng dẫn và mô tả chi tiết các thông tin về mục đích, mục tiêu đánh giá, cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại và phân bổ câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá nhằm giúp cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và giáo viên viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh.

Điều 3. Mục đích đánh giá

Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.

2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, trong đó coi trọng đánh giá quá trình.

4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học viên; không so sánh học viên với nhau.

Chương II

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Điều 5. Hình thức đánh giá

1. Đánh giá bằng nhận xét

a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.

b) Học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

c) Cha mẹ học viên hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học viên cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của viên.

d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học viên được sử dụng trong đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của môn học.

2. Đánh giá bằng điểm số

a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.

b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên phù hợp với đặc thù của môn học.

3. Hình thức đánh giá đối với các môn học

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Điều 6. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

2. Đối với mỗi môn học, mỗi học viên được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Mỗi môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:

a) Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

b) Môn học có từ 36 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

c) Môn học có từ 71 tiết/năm học trở lên: 04 ĐĐGtx.

3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học viên được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Điều 7. Đánh giá định kì

1. Đánh giá định kỳ gồm đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ. Đánh giá định kỳ được thực hiện thông qua bài kiểm tra trên giấy, trên máy tính hoặc bằng hình thức trực tuyến; thông qua bài thực hành, dự án học tập. Đề kiểm tra của mỗi môn học được xây dựng dựa trên Bản đặc tả đề kiểm tra, đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi môn học được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên. Không thực hiện đánh giá định kỳ đối với cụm chuyên đề học tập.

2. Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá định kỳ.

a) Đối với môn học có từ 70 tiết/năm trở xuống thời gian làm bài là 45 phút.

b) Đối với môn học có từ 71 tiết/năm trở lên thời gian làm bài từ 60 phút đến 90 phút.

3. Mỗi môn học có 01 (một) điểm đánh giá giữa kỳ (sau đây gọi là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kỳ (sau đây gọi là ĐĐGck) trong mỗi học kỳ.

4. Những học viên không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

5. Trường hợp học viên không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên

1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên

a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong từng môn học trong Chương trình giáo dục thường xuyên.

b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học viên; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học viên; hướng dẫn học viên tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học viên theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và cả năm học

Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Kết quả rèn luyện của học viên trong từng học kì

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có nhiều biểu hiện nổi bật.

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.

b) Kết quả rèn luyện của học viên cả năm học

- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Điều 9. Đánh giá kết quả học tập của học viên

1. Kết quả học tập của học viên theo môn học

a) Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk=

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx + 5

Trong đó, TĐĐGtx là tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, bao gồm các DĐGtx và các điểm đánh giá của từng chuyên đề học tập được lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông). ĐTBmhk là số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

b) Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmcn=

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

Trong đó, ĐTBmhkI là điểm trung bình môn học kì I và ĐTBmhkII là điểm trung bình môn học kì II. ĐTBmcn là số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học viên trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học viên trong cả năm học. Kết quả học tập của học viên trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Mức Tốt: Tất cả các môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 05 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b) Mức Khá: Tất cả các môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 05 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c) Mức Đạt: Có ít nhất 05 (năm) môn học từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Điều 10. Đánh giá học viên khuyết tật

1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

2. Đối với học viên khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học viên khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục thường xuyên thì được đánh giá như đối với học viên bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập. Những môn học mà học viên khuyết tật không có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục thường xuyên thì được đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân; không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.

3. Đối với học viên khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học viên khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học mà học viên khuyết tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chương III

SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 11. Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp

1. Học viên có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông:

a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

2. Trường hợp học viên phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; học viên phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

3. Học viên không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông.

4. Đối với học viên khuyết tật: giám đốc trung tâm căn cứ kết quả đánh giá học viên khuyết tật theo quy định tại Điều 10 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông đối với học viên khuyết tật.

Điều 12. Rèn luyện trong kì nghỉ hè

1. Học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.

2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do giám đốc trung tâm quy định.

3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học viên và thông báo đến cha mẹ hoặc nơi làm việc của học viên. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ hoặc nơi làm việc của học viên) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị giám đốc sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Điều 13. Kiểm tra, đánh giá lại các môn học trong kì nghỉ hè

Đối với những học viên chưa đủ điều kiện được lên lớp nhưng có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá từ mức Đạt trở lên, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì được đánh giá lại kết quả học tập các môn học có ĐTBmcn dưới 5,0 điểm. Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Điều 14. Khen thưởng

1. Giám đốc tặng giấy khen cho học viên

a) Khen thưởng cuối năm học

- Khen thưởng danh hiệu "Học viên Xuất sắc" đối với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 05 (năm) môn học có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.

- Khen thưởng danh hiệu "Học viên Giỏi" đối với những học viên có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

b) Khen thưởng học viên có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.

2. Học viên có thành tích đặc biệt được trung tâm xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học viên thuộc phạm vi quản lí.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), Học bạ học viên theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, trung tâm, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của hồ sơ điện tử.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học viên học hết chương trình giáo dục trung học cơ sở khi học viên có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này tại địa phương.

5. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Điều 16. Trách nhiệm của giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên

1. Quản lý, hướng dẫn giáo viên, nhân viên, học viên thực hiện và phổ biến đến cha mẹ học viên hoặc nơi làm việc của học viên về quy định của Thông tư này.

2. Tổ chức thực hiện việc đánh giá học viên theo quy định của Thông tư này tại cơ sở giáo dục thường xuyên; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì của giáo viên; hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học).

3. Kiểm tra, đánh giá việc ghi kết quả vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), Học bạ học viên của giáo viên môn học, giáo viên chủ nhiệm; phê duyệt việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.

4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; phê duyệt và công bố danh sách học viên được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá lại các môn học, kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè.

5. Xét duyệt danh sách học viên: được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng. Phê duyệt kết quả đánh giá học viên trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) và Học bạ học viên sau khi tất cả giáo viên môn học và giáo viên chủ nhiệm đã ghi đầy đủ nội dung.

6. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học viên trong phạm vi và quyền hạn của Giám đốc. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm của giáo viên môn học

1. Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Giám đốc; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên).

2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), Học bạ học viên.

3. Cung cấp thông tin, nhận xét về kết quả rèn luyện, học tập của học viên quy định tại Điều 8Điều 9 Thông tư này cho giáo viên chủ nhiệm.

Điều 18. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

1. Giúp Giám đốc quản lí việc đánh giá học viên của lớp học theo quy định của Thông tư này.

2. Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học viên từng học kì, cả năm học trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Học bạ học viên.

3. Đánh giá kết quả rèn luyện từng học kì và cả năm học của học viên; lập danh sách học viên được lên lớp, đánh giá lại các môn học, rèn luyện trong kì nghỉ hè, không được lên lớp, được khen thưởng.

4. Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học viên vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học), Học bạ học viên:

a) Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học viên; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên.

b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung giáo dục học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, chương trình giáo dục trung học phổ thông; khen thưởng.

5. Hướng dẫn học viên tự nhận xét trong quá trình rèn luyện và học tập. Phối hợp với giáo viên môn học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Đại diện cha mẹ học viên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giáo dục học viên và tiếp nhận thông tin phản hồi về quá trình rèn luyện và học tập của học viên.

6. Thông báo riêng cho cha mẹ hoặc nơi làm việc của học viên về quá trình, kết quả rèn luyện và học tập của học viên.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022 và thực hiện theo lộ trình sau:

- Từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 6

- Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; và Thông tư số 21/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với lớp 6 tuyển sinh trong năm học 2021 - 2022 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện đánh giá theo quy định hiện hành.

Điều 20. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới GDĐT;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Như Điều 20 (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

PHỤ LỤC 1

HỌC BẠ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC BẠ

TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ tên học viên: …………………………………………………………………………………

Trung tâm: ………………………………………………………………………………………..

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………………………………

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………

Số sổ đăng bộ PCGD: ……………../THCS

HƯỚNG SỬ DỤNG HỌC BẠ

1. Quy định chung

- Học bạ học viên được trung tâm quản lý và bảo quản tại trung tâm; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.

- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Giám đốc ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 6 đến lớp 9.

2. Giáo viên môn học

- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học viên.

- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

3. Giáo viên chủ nhiệm

- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học viên với văn phòng trung tâm.

- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học viên của giáo viên môn học.

- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo từng năm học.

- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học viên phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).

- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học cơ sở; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).

- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.

4. Giám đốc

- Phê duyệt Học bạ của học viên khi kết thúc năm học.

- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Ảnh 3x4cm)

HỌC BẠ

TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ………………………

Ngày sinh: ……… tháng ……… năm …………………………………………………………….

Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ……………………………………………………………………………………………...

Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh,...) ……………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

Họ và tên cha: ………………………………………… Nghề nghiệp: …………………………..

Họ và tên mẹ: …………………………………………. Nghề nghiệp: …………………………..

Họ và tên người giám hộ: …………………………….. Nghề nghiệp: ………………………….

……………..,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm học

Lớp

Tên trung tâm, tỉnh/thành phố

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

(Dưới đây là trang mẫu đối với một lớp)

Họ và tên: …………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…

Môn học/Hoạt động giáo dục

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Ngữ văn

Toán

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Ngoại ngữ

Tin học

Công nghệ

Tiếng dân tộc thiểu số

Hoạt động tập thể

Giáo dục địa phương

………

Trong trang này có sửa chữa ở ……… chỗ, thuộc môn học, hoạt động giáo dục: ……………….

Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Họ và tên: ………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…

Học kì

Mức đánh giá

Tổng số buổi nghỉ học cả năm học

Mức đánh giá sau đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)

- Được lên lớp:

…………………………

…………………………

- Không được lên lớp

…………………………

…………………………

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:

………………………………………………………………………………………

- Chứng chỉ (nếu có): ……………………………………………… Loại …………………………

- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):

………………………………………………………………………………………

- Khen thưởng (nếu có):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ
(Nếu có)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)
(Ký, ghi rõ họ tên)

………,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ tên giáo viên: ……………………………

Môn: …………………… Lớp: ……………………

NĂM HỌC 202…… - 202……

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên là hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên do giáo viên môn học quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm theo phân công của trung tâm. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên phải đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

HỌC KÌ I

Môn ………… Lớp ………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

1

2

3

HỌC KÌ II

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

1

2

3

PHỤ LỤC 3

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO LỚP HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TRƯỜNG THCS: ……………………………………………………………

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư Số 22/2021/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

LỚP: ……………………

NĂM HỌC 202…… - 202……

TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRUNG TÂM

…………………………………

(phường, thị trấn): ………………… Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): ……………

Tỉnh (Thành phố):…………………………………………

LỚP: …………………. NĂM HỌC: 202…… -202……

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) do trung tâm quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng môn học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.

6. Trung tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học viên trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) cho riêng từng học viên hoặc cha mẹ học viên.

SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC VIÊN

STT

(1)

Họ và tên học viên

(2)

Ngày, tháng, năm sinh (3)

Nơi sinh

(4)

Dân tộc

(5)

Nam/ Nữ

(6)

Dân tộc (7)

Đối tượng ưu tiên

Địa chỉ gia đình

1

2

3

...

STT

Họ và tên cha, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)

Họ và tên mẹ, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)

Những thay đổi cần chú ý trong năm học (gia đình, sức khỏe, nơi ở...) (12)

1

2

3

HỌC KÌ I

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkl

Ghi chú

1

2

3

TỔNG HỢP HỌC KÌ I

STT

Họ và tên

Môn học bắt buộc

Môn học tự chọn

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Kết quả học tập

Ngữ văn

Toán

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Ngoại ngữ

Tin học

Công nghệ

Tiếng dân tộc thiểu số

...

Hoạt động tập thể

Giáo dục địa phương

1

2

3

...

HỌC KÌ II

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Ghi chú

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

TỔNG HỢP HỌC KÌ II

STT

Họ và tên

Môn học bắt buộc

Môn học tự chọn

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Kết quả học tập

Ngữ văn

Toán

Giáo dục công dân

Lịch sử và Địa lí

Khoa học tự nhiên

Ngoại ngữ

Tin học

Công nghệ

Tiếng dân tộc thiểu số

...

Hoạt động tập thể

Giáo dục địa phương

1

2

3

...

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC

STT

Họ và tên

Mức đánh giá

Mức đánh giá sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại

Tổng số/ buổi nghỉ học

Được lên lớp

Không được lên lớp

Khen thưởng

Tổng hợp chung

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

1

Tổng số học viên: ...

Được lên lớp[1]: …………

…………………

trong đó ……… được lên lớp sau khi học tập, rèn luyện thêm trong hè.

Không được lên lớp: ………

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

2

3

...

NHẬN XÉT CỦA GIÁM ĐỐC
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

Tháng

Nhận xét

Ký tên, đóng dấu

9

10

...

PHỤ LỤC 4

HỌC BẠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC BẠ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ tên học viên: ………………………………………………………………………………………..

Trung tâm: ……………………………………………………………………………………………….

Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố: ……………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………………………………..

Số sổ đăng bộ PCGD: …………………/THCS

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỌC BẠ

1. Quy định chung

- Học bạ học viên được trung tâm quản lý và bảo quản trong trung tâm; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.

- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Giám đốc ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.

2. Giáo viên môn học

- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học viên.

- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

3. Giáo viên chủ nhiệm

- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học viên với văn phòng trung tâm.

- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học viên của giáo viên môn học.

- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo từng năm học.

- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học viên phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).

- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).

- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.

4. Giám đốc

- Phê duyệt Học bạ của học viên khi kết thúc năm học.

- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(Ảnh 3x4cm)

HỌC BẠ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ và tên: ………………………………………………………. Giới tính: ………………………

Ngày sinh: ……… tháng ……… năm …………………………………………………………….

Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: ……………………………………………………………………………………………...

Đối tượng: (Con liệt sĩ, con thương binh,...) ……………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

Họ và tên cha: ………………………………………… Nghề nghiệp: …………………………..

Họ và tên mẹ: …………………………………………. Nghề nghiệp: …………………………..

Họ và tên người giám hộ: …………………………….. Nghề nghiệp: ………………………….

……………..,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Năm học

Lớp

Tên trường, tỉnh/thành phố

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

202… -202…

(Dưới đây là trang mẫu đối với một lớp)

Họ và tên: ……………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…

Môn học/Hoạt động giáo dục

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá

Điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá sau đánh giá lại, rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có)

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) và chữ kí của giáo viên môn học

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Ngữ văn

Toán

Lịch sử

Địa lý

Giáo dục kinh tế và pháp luật

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Công nghệ

Tin học

Chuyên đề học tập lựa chọn

Ngoại ngữ

Tiếng dân tộc thiểu số

Hoạt động tập thể

Nội dung giáo dục địa phương

Trong trang này có sửa chữa ở ……… chỗ, thuộc môn học, hoạt động giáo dục: ……………….

Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên; đóng dấu)

Họ và tên: ………………………………………… Lớp: ……………. Năm học 202… -202…

Học kì

Mức đánh giá

Tổng số buổi nghỉ học cả năm học

Mức đánh giá sau đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện trong kì nghỉ hè (nếu có)

- Được lên lớp:

…………………………

…………………………

- Không được lên lớp

…………………………

…………………………

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Học kì I

Học kì II

Cả năm

Nếu là lớp cuối cấp thì ghi Hoàn thành hay không hoàn thành chương trình trung học cơ sở:

………………………………………………………………………………………

- Chứng chỉ (nếu có): ……………………………………………… Loại …………………………

- Kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có):

………………………………………………………………………………………

- Khen thưởng (nếu có):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TRONG KÌ NGHỈ HÈ
(Nếu có)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
(Ghi nhận xét về sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học viên về kết quả rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong rèn luyện và học tập)
(Ký, ghi rõ họ tên)

………,ngày …… tháng …… năm 20……
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 5

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Họ tên giáo viên: ……………………………

Môn: …………………… Lớp: ……………………

NĂM HỌC 202…… - 202……

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

1. Sổ theo dõi và đánh giá học viên là hồ sơ quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên do giáo viên môn học quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên trực tiếp ghi vào sổ đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định, khớp với các thông tin trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) của môn học/lớp học do giáo viên chịu trách nhiệm theo phân công của trung tâm. Riêng cột Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học viên, giáo viên có thể lựa chọn để ghi sao cho có đủ thông tin cần thiết để cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm theo quy định.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được. Việc ghi sổ theo dõi và đánh giá học viên phải đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn sổ cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.

HỌC KÌ I

Môn ………… Lớp ………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkI

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

1

2

3

HỌC KÌ II

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu

ĐTBmhkll

ĐTBmcn

1

2

3

PHỤ LỤC 6

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN THEO LỚP HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Thông tư số 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

(Mẫu ban hành kèm theo Thông tư Số /2021/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2021)

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LỚP: ……………………

NĂM HỌC 202…… - 202……

TRUNG TÂM: ………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………….

SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRUNG TÂM

…………………………………

Tỉnh (Thành phố):…………………………………………

LỚP: …………………. NĂM HỌC: 202…… -202……

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

1. Số theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

2. Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) do trung tâm quản lý và sử dụng.

3. Giáo viên môn học trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) đầy đủ các thông tin cần thiết của môn học do giáo viên phụ trách, khớp với các thông tin trong sổ theo dõi và đánh giá học viên (của giáo viên), kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng môn học. Trường hợp có nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học thì các giáo viên môn học cùng kí tên và ghi rõ họ tên vào cuối danh sách học viên đối với từng môn học.

Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp ghi vào Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) những thông tin thuộc nhiệm vụ quy định cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

4. Không ghi bằng mực đỏ (trừ trường hợp sửa chữa), các loại mực có thể tẩy xóa được; việc ghi Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) phải cập nhật đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn và bảo quản, giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ.

5. Khi sửa chữa dùng bút đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về sự sửa chữa ở ngay cạnh hoặc ở cột Ghi chú.

6. Trung tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học chỉ cung cấp các thông tin về kết quả rèn luyện và học tập của học viên trong Sổ theo dõi và đánh giá học viên (theo lớp học) cho riêng từng học viên hoặc cha mẹ học viên.

SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC VIÊN

STT

(1)

Họ và tên học viên

(2)

Ngày, tháng, năm sinh (3)

Nơi sinh

(4)

Dân tộc

(5)

Nam/ Nữ

(6)

Dân tộc (7)

Đối tượng ưu tiên

Địa chỉ gia đình

1

2

3

...

STT

Họ và tên cha, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (10)

Họ và tên mẹ, nghề nghiệp, điện thoại, email (hoặc người giám hộ) (11)

Những thay đổi cần chú ý trong năm học

(gia đình, sức khỏe, nơi ở...) (12)

1

2

3

HỌC KÌ I

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhkl

Ghi chú

1

2

3

TỔNG HỢP HỌC KÌ I

STT

Họ và tên

Môn học bắt buộc

Môn học lựa chọn

Chuyên đề học tập

Môn học tự chọn

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Kết quả học tập

Nhóm môn học khoa học xã hội

Nhóm môn học khoa học tự nhiên

Nhóm môn học công nghệ

Toán

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

GD kinh tế và pháp luật

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Công nghệ

Tin học

Chuyên đề 1

Chuyên đề 2

Chuyên đề 3

Ngoại ngữ

Tiếng dân tộc thiểu số

Hoạt động tập thể

Nội dung GD địa phương

1

2

3

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

HỌC KÌ II

Môn …………

TT

Họ và tên

ĐĐGtx

ĐĐGgk

ĐĐGck

ĐTBmhklI

ĐTBmcn

Đánh giá lại

Ghi chú

ĐTBmhklI

ĐTBmcn

1

2

3

TỔNG HỢP HỌC KÌ II

STT

Họ và tên

Môn học bắt buộc

Môn học lựa chọn

Chuyên đề học tập

Môn học tự chọn

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Kết quả học tập

Nhóm môn học khoa học xã hội

Nhóm môn học khoa học tự nhiên

Nhóm môn học công nghệ

Toán

Ngữ văn

Lịch sử

Địa lý

GD kinh tế và pháp luật

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Công nghệ

Tin học

Chuyên đề 1

Chuyên đề 2

Chuyên đề 3

Ngoại ngữ

Tiếng dân tộc thiểu số

Hoạt động tập thể

Nội dung GD địa phương

1

2

3

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

TỔNG HỢP CẢ NĂM HỌC

STT

Họ và tên

Mức đánh giá

Mức đánh giá sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè; kiểm tra, đánh giá lại

Tổng số/ buổi nghỉ học

Được lên lớp

Không được lên lớp

Khen thưởng

Tổng hợp chung

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Kết quả rèn luyện

Kết quả học tập

Tổng số học viên: ...

Được lên lớp1: …………

…………………

trong đó ……… được lên lớp sau khi học tập, rèn luyện thêm trong hè.

Không được lên lớp: ………

Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIÁM ĐỐC
VỀ SỬ DỤNG SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN

Tháng

Nhận xét

Ký tên, đóng dấu

9

10



[1] Đối với lớp 9 là Hoàn thành chương trình trung học cơ sở

1 Đối với lớp 12 là Hoàn thành chương trình trung học phổ thông

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 43/2021/TT-BGDDT

Hanoi, December 30, 2021

 

CIRCULAR

ON EVALUATION OF STUDENTS OF THE CONTINUING EDUCATION PROGRAM AT LOWER AND UPPER SECONDARY LEVELS

Pursuant to Law on Education dated June 6, 2019;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the proposal of the Director of Continuing Education Department;

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on evaluation of students of the Continuing Education Program at lower and upper secondary levels.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular set forth the evaluation of conduct and academic outcomes of students of the Continuing Education Program at lower and upper secondary levels (hereinafter collectively referred to as the Continuing Education Program) including: evaluation of conduct and academic outcomes of students; use of evaluation results; responsibilities of agencies, organizations and individuals.

2. This Circular applies to continuing education centers, vocational education and continuing education centers, and educational institutions licensed to conduct the Continuing Education Program (hereinafter collectively referred to as continuing education institutions); relevant agencies, organizations and individuals.

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1. Evaluation of students' conduct and academic outcomes includes collecting and processing information through observation, monitoring, exchange, testing and remark of the conduct [students are evaluated by their participation in the activity of their classes, schools and society, and their attitude toward obeying their school’s regulations] and learning process of students in compulsory subjects, optional subjects, educational activities (hereinafter referred to as subjects) in the Continuing Education Program; advising, guiding and motivating students; confirming the student's results; providing feedback for teachers and students to make timely adjustment during the teaching and educational process (hereinafter collectively referred to as teaching).

2. Regular evaluation means to evaluate the conduct and academic outcomes of students during teaching activities as required to meet the requirements of the Continuing Education Program; provide feedback for teachers and students to make timely adjustments in the teaching process; support and promote the progress of students; confirm the results achieved by students whilst performing the conduct and learning tasks.

3. Periodic evaluation means to evaluate conduct and academic outcomes after a period in the school year in order to determine the level of completion of conduct and learning tasks of students according to the required requirements of the subject. specified in the Continuing Education Program; provide feedback to education administrators, teachers and students to adjust teaching activities; confirm student achievement.

4. The test specification means a guide and detailed description of the evaluation purposes, objectives, test structure, question format, number of questions in each type and allocation of questions on each evaluation objective to help administrators, educational institutions, and teachers write a complete test.

Article 3. Evaluation purpose

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Requirements for evaluation

1. Evaluation is based on the requirements to be achieved specified in the Continuing Education Program.

2. Evaluation ensures accuracy, comprehensiveness, fairness, honesty and objectivity.

3. Evaluation by various methods, forms, techniques and tools; combination of process evaluation and summative evaluation, in which process evaluation is important.

4. Evaluation for the student's progress; attach great importance to motivating and encouraging students' efforts in conduct and learning; do not compare students with each other.

Chapter II

EVALUATION OF STUDENTS' CONDUCT AND ACADEMIC OUTCOMES

Article 5. Evaluation form

1. Evaluation by comments

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Students use oral or written form to self-review their performance of conduct and learning tasks, their progress, outstanding advantages, and their main limitations.

c) Students' parents or agencies, organizations and individuals involved in the student's education process provide feedback on the student's performance of conduct and learning tasks.

d) Evaluation by commenting on the conduct and academic outcomes of students is used in regular evaluation by evaluating students' performance of conduct and learning tasks suitably to the characteristics of the subject.

2. Evaluation by the score

a) Teachers use scores to evaluate students' conduct and academic outcomes.

b) Score evaluation is used in regular evaluation, periodical evaluation through the form of testing, assessing students' performance of conduct and learning tasks in accordance with the characteristics of the subject.

3. Evaluation form for subjects

Evaluation by comments combined with evaluation by scores are used for subjects in the Continuing Education Program; academic outcomes by subject are assessed by scores on a 10-point scale, if using another scale, they must be converted to a 10-point scale. Evaluation scores are integers or decimals taken to the first decimal place after rounding.

Article 6. Regular evaluation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For each subject, each student is tested and evaluated many times, in which a number of tests and evaluations are selected in accordance with the teaching progress according to the educational plan of the professional group, and the results are recorded in the student monitoring and evaluation book (by class) for use in evaluating the academic outcomes of the subject as prescribed in Clause 1, Article 9 of this Circular. For each subject (excluding groups of learning topics), choose the number of regular evaluation scores in each semester as follows:

a) The subject has 35 periods/school year: 02 regular evaluation scores.

b) The subject has from 36 periods/school year to 70 periods/school year: 03 regular evaluation scores.

c) The subject has 71 periods/year or more: 04 regular evaluation scores.

3. For a group of learning topics of a subject at the upper secondary level, each student is examined and evaluated according to each learning topic, in which the result of 01 (one) test and evaluation are selected as the result of the group of learning topics. The result of the evaluation of a group of learning topics of the subject are counted as the result of 01 (one) regular evaluation of that subject and recorded in the student monitoring and evaluation book (by class) for use in the evaluation of academic outcomes in the subject according to Clause 1, Article 9 of this Circular.

Article 7. Periodic evaluation

1. Periodic evaluation includes mid-term evaluation and final-term evaluation. Periodic evaluation is done via paper-based, computer-based or online test; through exercises and learning projects. The test questions of each subject are built on the basis of the Test Specifications, meeting the requirements of each subject specified in the Continuing Education Program. Do not conduct periodic evaluation for the group of learning topics.

2. Periodic evaluation test time.

a) For subjects with 70 periods/year or less, the test time is 45 minutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Each subject has 01 (one) midterm evaluation score and 01 (one) final-term evaluation score in each semester.

4. Students who do not participate in the examination and evaluation for a sufficient number of times as prescribed in Clause 3 of this Article, if there is a reason for force majeure, he/she may be examined and evaluated in addition to the requirements to be passed equivalent to the missing test or evaluation time. Supplementary testing and evaluation is done in each semester.

5. In case students do not participate in the supplementary testing and evaluation as prescribed in Clause 4 of this Article, they will receive 0 (zero) points for the missing test or evaluation.

Article 8. Evaluation of students' conduct

1. Basis and organization of evaluation of conduct of students

a) Evaluate the conduct of the students based on the requirements to be achieved in terms of main qualities and general competence according to the appropriate levels to the subjects and levels specified in the Continuing Education Program and requirements for specific competencies specified in each subject in the Continuing Education Program.

b) Subject teachers, based on the provisions of Point a of this Clause, comment and evaluate the conduct, progress, outstanding advantages and major limitations of students in the process of regulating conduct and learning the subject.

c) The class head-teacher shall, based on the provisions of Point a of this Clause, monitor the conduct and learning process of the students; refer to comments and evaluations of subject teachers, feedback from students' parents, relevant agencies, organizations and individuals in the process of educating students; guide students to self-review; on that basis, comment and evaluate the conduct of the students according to the levels specified in Clause 2 of this Article.

2. Conduct of students in each semester and the whole school year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Conduct of students in each semester

- Good: Meet the requirements for qualities specified in the Continuing Education Program and show many outstanding behaviors.

- Fair: Meet the requirements for qualities specified in the Program Continuing education and show outstanding behaviors but not yet reaching the Good level.

- Passed: Meet the requirements for qualities specified in the Continuing Education Program.

- Failed: Not meet the requirements for qualities specified in the Continuing Education Program.

b) Conduct of students in the whole school year

- Good: Semester II is assessed as Good, Semester I is assessed at Fair or higher.

- Fair: Semester II is assessed at Fair level, Semester I is assessed at Passed level or higher; Semester II is assessed at Passed, Semester I is assessed at Good; Semester II is assessed at Good, Semester I is assessed at Passed or Failed.

- Passed: Semester II is assessed at Passed, Semester I is assessed at Good, Passed or Failed; Semester II is assessed at Fair, Semester I is assessed at Failed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Evaluation of students' academic outcomes

1. Academic outcomes of students by subject

a) The semester grade average for each subject is calculated as follows:

Semester average grade

Total of regular evaluation score + 2 x mid-term evaluation score + 3 x final-term evaluation

Number of regular evaluation scores + 5

In which, the Semester average grade is the total score of regular tests and evaluations, including the regular evaluation scores and the evaluation scores of each selected learning topic (for the upper secondary level). Semester average grade is a decimal taken to the first decimal place after rounding the number.

b) The average grade for the whole year is calculated as follows:

Whole year average grade

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

Whole year average grade is a decimal taken to the first decimal place after rounding the number.

2. Academic outcomes in each semester, the whole school year

The semester average grade is used to evaluate the student's academic outcomes in each semester, and the whole year average grade is used to evaluate the student's academic outcomes for the whole school year. The academic outcomes of the students in each semester and the whole school year is evaluated according to 01 (one) out of 04 (four) levels: Good, Fair, Passed, Failed.

a) Good: All subjects have semester average scores and whole year average scores of 6.5 or higher, of which at least 05 subjects have semester average scores and whole year average scores of 8.0 or higher.

b) Fair: All subjects have semester average scores and whole year average scores of 5.0 or higher, of which at least 05 subjects have semester average scores and whole year average scores of 6.5 or higher.

c) Passed: At least 05 subjects (five) have scores of 5.0 or higher, no subjects have semester average scores or whole year average scores of below 3.5.

d) Failed: The remaining cases.

3. Adjustment the level of evaluation of academic outcomes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Evaluation of students with disabilities

1. The evaluation of conduct and academic outcomes of students with disabilities is carried out on the principle of motivating and encouraging efforts and progress of students.

2. For students with learning disabilities under the method of mainstream education, if the conduct and academic outcomes of students with disabilities are able to meet the requirements of the Continuing Education Program, they will be entitled to assessed as for normal students but with slightly reduced requirements on conduct and academic outcomes. Regarding subjects that students with disabilities are unable to meet the requirements of the Continuing Education Program, they shall be assessed through the results of their training and learning performance according to the Individual Education Plan; do not test, evaluate the contents or subjects that are exempted.

3. For students with disabilities receiving special education method, the conduct and academic outcomes in which the students with disabilities meet the requirements of the special education program are assessed according to regulations for special education. Regarding subjects that students with disabilities are unable to meet the requirements of the Continuing Education Program, they shall be assessed through the results of their training and learning performance according to the Individual Education Plan; do not test, evaluate the contents or subjects that are exempted.

Chapter III

USE OF EVALUATION RESULTS

Article 11. Grade promotion, subject to re-evaluation during the summer, grade retention/repetition

1. Students who fully meet the following conditions may be promoted or recognized to have completed the lower secondary education program or the upper secondary education program:

a) The conduct for the whole school year (including the results of re-evaluation during the summer vacation as prescribed in Article 13 of this Circular) is assessed at Passed or higher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Absence from school for no more than 45 days in a school year (according to the education plan 01 lesson/day specified in the Continuing Education Program, including excused and unexcused absences, consecutive or inconsecutive absences).

2. In case students have to practice during the summer vacation, the provisions of Article 12 of this Circular shall be complied with; students who have their subjects re-examined and re-evaluated in the summer vacation shall comply with the provisions of Article 13 of this Circular.

3. Students who fail to meet the requirements specified in Clause 1 of this Article shall not be promoted to the next grade or recognized for completing the lower secondary education program or the upper secondary education program.

4. For students with disabilities: the director of the center shall base on the results of the evaluation of students with disabilities as prescribed in Article 10 of this Circular to consider promotion or recognition of completion of the lower secondary education program, high school education program for students with disabilities.

Article 12. Conduct regulation during summer vacation

1. Students whose conduct for the whole school year is assessed as Failed must regulate their conduct during the summer break.

2. The form of conduct regulation during the summer break shall be prescribed by the director of the center.

3. Based on the form of conduct regulation during the summer vacation, the class head-teacher assigns the student the task of conduct regulation during the summer vacation and informs the student's parents or workplace. At the end of summer vacation, if the conduct task is assessed completed by the class head-teacher (with a report on the process and results of the conduct task performance signed by the student's parents or workplace), the class head-teacher requests the director to use it as the conduct of the whole school year for consideration for grade promotion according to Article 11 of this Circular.

Article 13. Re-examination and re-evaluation of subjects during summer vacation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Commendation

1. The director gives certificates of merit to students

a) Commendation at the end of the school year

- Commendation with the title of "Excellent Student" for students whose conduct for the whole school year is assessed at Good, their academic outcomes for the whole school year are assessed at Good and have at least 05 subjects with average test scores of 9.0 or higher.

- Commendation with the title of "Good Student" for students whose conduct for the whole school year is assessed at Good and their academic outcomes for the whole school year are assessed at Good.

b) Commendation to students with extraordinary achievements in conduct and learning during the school year.

2. Students with special achievements are considered by the center and recommended to their superiors for rewards.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Direct the evaluation of students under their management.

2. Direct and guide educational institutions to use the Student monitoring and evaluation book (by class), Student monitoring and evaluation book (of teachers), and Student transcripts according to the prescribed form in the Appendix attached to this Circular. In case of using electronic records, the Department of Education and Training shall guide the implementation according to a roadmap suitable to the local government, the center, teachers' ability to perform and ensure the legitimacy of the electronic records.

3. Direct and guide the Department of Education and Training to grant lower secondary diplomas to students who complete the lower secondary education program when they fully meet the conditions as prescribed by the Minister of Education and Training.

4. To be responsible for inspecting and solving problems during the implementation of this Circular in their localities.

5. Report the evaluation results of the student to the Ministry of Education and Training according to the regulations.

Article 16. Responsibilities of the director of a continuing education institution

1. Manage and guide teachers, staff and students to implement and disseminate to students' parents or students' workplaces about the provisions of this Circular.

2. Evaluate students according to this Circular at the continuing education institution; direct, inspect and supervise the regular and periodical evaluation of teachers; monthly record comments and sign for certification in the Student monitoring and evaluation book (by class).

3. Check and evaluate the recording of results in the Student monitoring and evaluation book (by class), Student monitoring and evaluation book (of the teacher), Student transcripts of the subject teacher, class head-teacher; approve the correction of grades, correction of the evaluation of the subject teacher when certified by the class head-teacher.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Review the list of students who: are promoted to next class, have their subjects and conduct re-evaluated during summer vacation, are subject to grade repetition, and are rewarded. Approve the student evaluation results in the Student monitoring and evaluation book (by class) and the Student transcripts after all subject teachers and class head-teachers have recorded sufficient contents.

6. Explain, resolve questions and recommendations on student evaluation within the scope and authority of the Director. Recommend the competent authorities to make decisions against violations committed by agencies, organizations and individuals; decisions on commendation according to its competence, propose competent authorities to reward agencies, organizations and individuals with achievements in the implementation of this Circular.

Article 17. Responsibilities of subject teachers

1. Conduct regular evaluation; participate in periodic evaluations as assigned by the Director; directly record or enter grades and evaluation levels into the Student monitoring and evaluation book (by class), the Student monitoring and evaluation book (of teachers).

2. Calculate the average score of the subject (for subjects that combine evaluation by comments and evaluation by scores); combine evaluation levels (for subjects assessed by comments) by semester, whole school year; directly record or enter grades and evaluation levels into the Student monitoring and evaluation book (by class), Student monitoring and evaluation book (of the teacher), and Student transcripts.

3. Provide information and comments on conduct and academic outcomes of students specified in Articles 8 and 9 of this Circular to class head-teachers.

Article 18. Responsibilities of class head-teachers

1. Help the Director manage the evaluation of students in the class according to this Circular.

2. Confirm the correction of grades, correction of evaluation by subject teachers; combine the conduct and academic outcomes of students in each semester, the whole school year in the Student monitoring and evaluation book (by class), and the Student transcripts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Record or enter each student's evaluation results in the Student monitoring and evaluation book (by class), Student transcripts:

a) Comments on the conduct and academic outcomes of the student; evaluation level of conduct and academic outcomes of student.

b) Record the following results: grade promotion or grade repetition; recognition for completing the lower secondary education program, the upper secondary education program or non-recognition for completing the lower secondary education program, the upper secondary education program; reward.

5. Guide students to self-assess in the process of conduct regulation and learning. Coordinate with subject teachers, Ho Chi Minh Young Pioneers Team, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Board of Representatives of students' parents and relevant agencies, organizations and individuals to educate students and receive feedback on the conduct regulation and learning process of students.

6. Give private notification to the student's parents or workplace of the student's conduct and academic outcomes.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 19. Entry in force

1. This Circular comes into force as of February 14, 2022 and follows the following roadmap:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- From the school year 2022 - 2023 for grade 7 and grade 10.

- From the school year 2023 - 2024 for grade 8 and grade 11.

- From the school year 2024 - 2025 for grade 9 and grade 12.

2. This Circular replaces the Decision No. 02/2007/QD-BGDDT dated January 23, 2007 of the Minister of Education and Training promulgating the Regulation on evaluation and classification of students of the Continuing Education Program of lower secondary and upper secondary levels; Circular No. 26/2014/TT-BGDDT dated August 11, 2014 of the Minister of Education and Training on amendments to the Regulation on evaluation and classification of students of the Continuing Education Program of lower secondary and upper secondary education levels promulgated together with Decision No. 02/2007/QD-BGDDT dated January 23, 2007 of the Minister of Education and Training; and Circular No. 21/2021/TT-BGDDT dated July 1, 2021 of the Minister of Education and Training on amendments to the Regulation on evaluation and classification of students of the Continuing Education Program of the lower secondary and upper secondary levels promulgated together with the Decision No. 02/2007/QD-BGDDT dated January 23, 2007 of the Minister of Education and Training as amended by the Circular No. 26/2014/TT-BGDDT dated August 11, 2014 of the Minister of Education and Training according to the roadmap specified in Clause 1 of this Article.

For grade 6 students being enrolled in the school year 2021 - 2022 before the effective date of this Circular, the evaluation will continue according to current regulations.

Article 20. Chief of the Ministry’s Office, the Director of the Continuing Education Department, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, Director of the Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province, relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 quy định về đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.557

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.206.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!