Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT Chương trình giáo dục quốc phòng an ninh trong trường trung cấp cao đẳng

Số hiệu: 03/2017/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 13/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng ở các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục ban hành ngày 13/01/2017.

 

1. Mục tiêu và yêu cầu đối với Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học

 
Thông tư số 03/2017 quy định giáo dục quốc phòng trong trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại học là môn chính khóa nhằm cho học sinh nắm được nền quốc phòng toàn dân, nghệ thuật quân sự, có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự; giúp sinh viên nắm được chính sách của nhà nước về quốc phòng và an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự.
 
Thông tư 03/BGD cũng yêu cầu học sinh sau khi học xong phải hiểu được âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; các kỹ năng quân sự. Sinh viên có hiểu biết cơ bản về quốc phòng và an ninh trong tình hình mới, biết sử dụng súng ngắn và một số loại vũ khí bộ binh thường dùng.
 

2. Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và đại học

 
- Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm, theo Thông tư số 03 gồm 4 học phần với 120 tiết. Học phần I về Bổ sung kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh THPT, Học phần II về Kiến thức quốc phòng và an ninh, Học phần III về Kỹ năng quân sự, Học phần IV về Chuyên ngành Khoa học xã hội nhân văn
 
- Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các đại học, học viện gồm 4 học phần với 165 tiết. Theo đó, Thông tư 03 quy định Học phần I về Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng, Học phần II về Công tác quốc phòng và an ninh, Học phần III về Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn, Học phần IV về Hiểu biết chung về quân, binh chủng.
 

3. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng trong các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm và đại học

 
Đối với Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm thì Thông tư số 03 năm 2017 quy định hoc sinh trung cấp có đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở học 4 học phần, còn học sinh trung cấp có đầu vào tốt nghiệp trung học phổ thông học 3 học phần.
 
Khi dạy thực hành, các trường chưa có điều kiện tổ chức học thực hành phải liên kết với các đơn vị quân đội hoặc công an.
 
Cũng theo Thông tư số 03/BGD, Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học dùng cho sinh viên hệ chính quy và không chính quy không chuyên ngành giáo dục quốc phòng và các cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo với nước ngoài.
 
 
Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 01/3/2017 và thay thế Quyết định 80/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư 31/2012/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2017/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2017

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;

Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ngày 14 tháng 12 năm 2016;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017 và thay thế Quyết định số 80/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh;

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng, giám đốc các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Ban tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng quốc gia GD& PTNL;
- Hội đồng GDQPAN Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu VT, Vụ GDQP, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU

1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên trong các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và trường đại học, học viện, đại học quốc gia, đại học vùng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học) là môn học chính khóa.

2. Học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

3. Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.

II. YÊU CẦU

1. Học sinh trung cấp sư phạm sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh hiểu được những nội dung chính về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam; những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trong nhà trường; thành thạo đội ngũ tiểu đội; biết đội ngũ trung đội; các kỹ năng quân sự và kiến thức chuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị của quân đội và công an trên cơ sở đó thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi có yêu cầu.

2. Sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật quân sự cấp trung đội, biết sử dụng súng ngắn và một số loại vũ khí bộ binh thường dùng.

III. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM

Căn cứ mục tiêu đào tạo và tính chất đặc thù của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm gồm 4 học phần với tổng thời lượng 120 tiết.

1. Học phần I: Bổ sung kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh trung học phổ thông (áp dụng đối với học sinh có đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở)

STT

Tên bài

Thời gian

Tng stiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Đội ngũ từng người không có súng

6

1

5

2

Giáo dục quốc phòng và an ninh Việt Nam

2

2

3

Giới thiệu một số Luật về quốc phòng và an ninh

2

2

4

Kiến thức cơ bản về Phòng không nhân dân

2

2

5

Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

4

2

2

6

Kỹ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK

5

1

4

7

Kỹ thuật sử dụng lựu đạn

4

1

3

8.

Lợi dụng địa hình địa vật

2

2

9

Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

6

6

10

Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

4

4

11

Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh

2

2

12

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975

2

2

13

Giữ gìn an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội

4

4

Cộng

45

17

28

2. Học phần II: Kiến thức quốc phòng và an ninh

STT

Tên bài

Thời gian

Tng stiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

4

4

2

Vũ khí công nghệ cao và cách phòng chống

4

4

3

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

4

4

4

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013

2

2

5

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay

4

4

6

Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội

4

4

7

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

4

4

8

Chính sách tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

2

2

9

Một số vấn đề về an ninh phi truyền thống

2

2

Cộng

30

30

3. Học phần III: Kỹ năng quân sự

STT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Đội ngũ đơn vị (đội hình tiểu đội và giới thiệu đội hình trung đội)

6

1

5

2

Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

14

1

13

3

Tiểu đội bộ binh trong chiến đấu tiến công

6

6

4

Tiểu đội bộ binh trong chiến đấu phòng ngự

4

4

Cộng

30

2

28

4. Học phần IV: Chuyên ngành Khoa học xã hội nhân văn

STT

Tên bài

Thời gian

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Giới thiệu nội dung cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

4

4

2

Giới thiệu chung về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

2

2

3

Giới thiệu chung về công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

4

Tham quan các học viện, nhà trường, đơn vị, viết thu hoạch

7

1

6

Cộng

15

9

6

IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Cơ sở giáo dục đại học bao gồm: Đại học vùng, đại học quốc gia, trường đại học, học viện. Căn cứ mục tiêu đào tạo và tính chất đặc thù của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.

1. Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

STT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học

2

2

2

Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

6

6

3

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4

4

Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4

4

5

Xây dựng lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam

4

4

6

Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại

4

4

7

Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam

6

6

Cộng

30

30

2. Học phần II: Công tác quốc phòng và an ninh

STT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

4

4

2

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng

6

6

3

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới

4

4

4

Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

4

4

5

Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

4

4

6

Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

2

2

7

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

2

2

8

An ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

4

4

Cộng

30

30

3. Học phần III: Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử dụng lựu đạn

STT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Đội ngũ đơn vị (trung đội)

6

6

2

Sử dụng bản đồ địa hình quân sự

8

4

4

3

Phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao

8

6

2

4

Ba môn quân sự phối hợp

6

2

4

5

Trung đội bộ binh tiến công

14

2

12

6

Trung đội bộ binh phòng ngự

12

2

10

7

Kỹ thuật bắn súng ngắn

21

2

19

8

Thực hành sử dụng một số loại lựu đạn Việt Nam

10

2

8

Cộng

85

20

65

4. Học phần IV: Hiểu biết chung về quân, binh chủng

STT

Nội dung

Thời gian (tiết)

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân, binh chủng (theo 4 nhóm ngành)

6

6

2

Lịch sử, truyền thống quân, binh chủng (theo 4 nhóm ngành)

4

4

3

Tham quan các học viện, nhà trường, đơn vị, bảo tàng...

8

8

4

Thu hoạch

2

2

Cộng

20

10

10

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm

a) Học sinh trung cấp sư phạm có đầu vào tốt nghiệp trung học cơ sở học 4 học phần: I, II, III, IV; học sinh trung cấp sư phạm có đầu vào tốt nghiệp trung học phổng thông học 3 học phần: II, III và IV;

b) Tài liệu giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giáo viên quốc phòng và an ninh được tập huấn về nội dung chương trình, thiết kế bài giảng, phương pháp giảng dạy;

c) Thiết bị dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Thông tư số 05/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung mục I.6, II.6, III.6 của Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Khi giảng dạy thực hành các kỹ năng quân sự, với các trường chưa có điều kiện tổ chức học thực hành, phải liên kết với các đơn vị quân đội hoặc công an. Trong khóa học giáo dục quốc phòng và an ninh các trường tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng lịch sử; các đơn vị quân đội hoặc công an theo điều kiện cụ thể;

e) Đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.

2. Đối với Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học

a) Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học dùng cho sinh viên không chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học hệ chính quy và không chính quy; các cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo với nước ngoài;

b) Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học đặc thù thời gian thực hiện chương trình được quy đổi từ hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ sang hình thức đào tạo theo học chế niên chế căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổng thời lượng của 4 học phần trong chương trình là 165 tiết, không bao gồm thời gian ôn thi, kiểm tra;

c) Học phần IV ngoài chương trình quân sự chung quy định sinh viên thuộc các nhóm ngành đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học như sau:

- Sinh viên thuộc nhóm ngành xã hội nhân văn học nội dung công tác đảng, công tác chính trị của quân đội và công an;

- Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học kỹ thuật học nội dung về quân, binh chủng tương ứng;

- Sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, y, dược học nội dung hậu cần quân đội và công an;

- Sinh viên thuộc nhóm ngành thể chất học nội dung binh chủng hợp thành, trinh sát, đặc nhiệm quân đội và công an.

Căn cứ vào các ngành đào tạo, hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở đào tạo thống nhất với các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, các đơn vị liên kết phân nhóm ngành học phù hợp với các nội dung học phần IV.

d) Đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường trung cấp sư phạm và cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.803

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.54.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!