ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 972/QĐ-UBND
|
Bắc Giang, ngày 27
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “GIẢNG DẠY TIẾNG HÀN, TIẾNG
NHẬT, TIẾNG TRUNG QUỐC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ
NHỮNG NĂM TIẾP THEO"
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục
nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số
522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ
thông giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Nghị quyết số
01-NQ/ĐH Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020-2025 ngày 15 tháng 10 năm 2020;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 70/TTr-SGDĐT ngày 22 tháng 9 năm
2022.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng
Trung Quốc tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp
theo”.
Điều 2. Giao
Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND
huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đảm bảo hiệu quả
theo mục tiêu đề ra.
Điều 3. Giám
đốc các Sở, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố; các
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề
nghiệp; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ GD&ĐT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các TC CT-XH tỉnh;
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Báo Bắc Giang, Đài PT&TH tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, KTTH, KTN, TH, TTTT;
+ Lưu: VT, KGVXLS.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
|
ĐỀ
ÁN
GIẢNG DẠY TIẾNG HÀN, TIẾNG NHẬT, TIẾNG TRUNG
QUỐC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ CƠ SỞ GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm
theo Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh)
Phần I
CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN
1. Các văn bản của
Trung ương
Quyết định số
1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020”;
Quyết định số
2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2017-2025”;
Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT); Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ngày 26
tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDTX cấp
trung học phổ thông (THPT).
Thông tư số
05/2020/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục
nghề nghiệp (GDNN) công lập cấp huyện;
Thông tư số
10/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
Quy định quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên
(GDTX);
Thông tư số
14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp;
Thông tư số
15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ Trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng.
2. Các văn bản của
tỉnh
Nghị quyết số
01-NQ/ĐH Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020-2025 ngày 15 tháng 10 năm 2020;
Quyết định số
787/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc
phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu thời
kỳ mới”;
Quyết định số
1599/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê
duyệt Đề án “Phát triển trung tâm GDNN - GDTX gắn với nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác phân luồng học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS), THPT trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025”;
Kế hoạch số 20-KH/TU
ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Tỉnh ủy Bắc Giang về đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới;
Kế hoạch số
105/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện Chương
trình GDPT theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT;
Kế hoạch số
2905/KH-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc triển
khai Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong GDPT giai
đoạn 2019-2025 của Thủ tướng Chính phủ;
Kế hoạch số
148/KH-UBND ngày 28 tháng 2 năm 2022 của UBND tỉnh về thực hiện Quy hoạch tỉnh
Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
1.
Đánh giá thực trạng dạy và học ngoại ngữ tại các trung tâm và cơ sở GDNN trên
địa bàn tỉnh
1.1. Về đội ngũ
Trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang có 08 trung tâm GDNN-GDTX các huyện1, 01 trung tâm GDTX -
Ngoại ngữ, tin học tỉnh (sau đây gọi chung là các trung tâm); 04 cơ sở GDNN2.
Tại các trung tâm: có
11 GV tiếng Anh, chưa có GV tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc.
Tại các cơ sở GDNN:
có 26 GV tiếng Anh, 05 GV tiếng Trung Quốc, 02 GV tiếng Nhật, 03 GV tiếng Hàn;
trong đó 100% GV giảng dạy tiếng Hàn, Trung Quốc tại các đơn vị đều có trình độ
đào tạo đại học.
(Chi
tiết tại Biểu 01)
1.2. Về cơ sở vật
chất
Tại các trung tâm và
cơ sở GDNN: năm học 2021-2022, có 326 phòng học, 03 phòng học ngoại ngữ chuyên
dụng, 123 tivi, 550 bộ máy tính, 34 bộ thiết bị âm thanh, 34 đài cassette.
(Chi
tiết tại Biểu 02)
Cơ sở vật chất, trang
thiết bị của các trung tâm và các cơ sở GDNN hiện nay đủ điều kiện tối thiểu để
tổ chức dạy học theo mô hình đào tạo nghề được cấp phép theo quy định.
1.3. Về chất lượng
giáo dục
Tại các trung tâm:
năm học 2021-2022, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc chưa được triển khai
dạy và học.
Tại cơ sở GDNN: năm
học 2021-2022, có 02 đơn vị triển khai dạy và học tiếng Hàn: trường Cao đẳng
nghề Công nghệ Việt - Hàn và Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp3.
(Số
lượng HS học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc chi tiết tại Biểu số 03)
2.
Thực trạng về nhu cầu học tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc trên địa
bàn tỉnh
2.1. Nhu cầu thực
tiễn của xã hội
Bắc Giang là địa bàn
các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đầu tư nhiều, với số vốn đăng
ký lớn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đã giải quyết việc làm
cho hàng nghìn lao động của tỉnh, cùng với đó là rất nhiều lao động của các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đến Bắc Giang làm việc thường xuyên; nhu
cầu lao động là người Bắc Giang đi xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc cũng ngày càng tăng cao.
a. Hợp tác với Hàn
Quốc
Hiện nay, toàn tỉnh
có gần 340 dự án của các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc với số vốn đăng ký đạt gần
1,5 tỷ USD, đứng thứ nhất về số dự án và thứ 2 về số vốn đăng ký trên tổng số
27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Giang.
Về lao động làm việc
trong các dự án của doanh nghiệp Hàn Quốc: tính đến thời điểm hiện tại, có
66.108 người. Trong đó, làm việc trong các khu công nghiệp có 41.772 người; số
lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp 24.336 người.
Về lao động Hàn Quốc
làm việc tại Bắc Giang: tính đến thời điểm hiện tại, có 1.320 người lao động
nước ngoài là người Hàn Quốc. Trong đó, làm việc trong các khu công nghiệp có
1.030 người; tại các huyện, thành phố có 290 người.
Về lao động Việt Nam
là người Bắc Giang đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc: hàng năm có khoảng 200
người.
b. Hợp tác với Nhật
Bản
Đến nay, toàn tỉnh có
28 dự án của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản với số vốn đăng ký đạt gần 300
triệu USD, đứng thứ 4 về số dự án và thứ 6 về số vốn đăng ký trên tổng số 27
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Giang.
Về lao động làm việc
trong các dự án của doanh nghiệp Nhật Bản: tính đến thời điểm hiện tại, có
7.315 người. Trong đó, làm việc trong các khu công nghiệp có 6.925 người; số
lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp 390 người.
Về lao động Nhật Bản
làm việc tại Bắc Giang: tính đến thời điểm hiện tại, có 66 lao động là người
Nhật Bản. Trong đó, làm việc trong các khu công nghiệp có 47 người; tại các
huyện, thành phố có 19 người.
Về lao động Việt Nam
là người Bắc Giang đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản: hàng năm có khoảng 750
người.
c. Hợp tác với Trung
Quốc
Tính đến nay, trên
địa bàn tỉnh có gần 170 dự án của các Nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào Bắc
Giang với số vốn đăng ký đạt gần 3,4 tỷ USD, đứng thứ nhất về số vốn đăng ký và
đứng thứ 2 về số dự án trên tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc
Giang.
Về lao động làm việc
trong các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc: tính đến thời điểm hiện tại, có
81.042 người. Trong đó, làm việc trong các khu công nghiệp có 76.808 người; số
lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI ngoài khu công nghiệp 4.234 người.
Về lao động Trung
Quốc làm việc tại Bắc Giang: tính đến thời điểm hiện tại, lao động nước ngoài
là người Trung Quốc có 5.522 người. Trong đó, làm việc trong các khu công
nghiệp có 4.911 người; tại các huyện, thành phố có 611 người.
Về lao động Việt Nam
là người Bắc Giang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Trung Quốc: hàng năm có
khoảng 600 người.
2.2. Nhu cầu của HS
a. Tiếng Hàn
Sở GD&ĐT đã tổ
chức khảo sát nhu cầu học tiếng Hàn đối với 2 nhóm đối tượng gồm 100% HS lớp 9
và 100% HS lớp 10 đang học tại các trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang năm học 2021-2022, kết quả cụ thể như sau:
- Tổng số HS lớp 9
năm học 2021-2022: 27.423 HS; số HS tham gia khảo sát: 27.137 HS; tỉ lệ HS tham
gia khảo sát đạt 99%.
+ Số HS có nhu cầu
học tiếng Hàn: 5.345 HS, chiếm 19,7%/HS tham gia khảo sát.
+ Số HS có mong muốn
học tiếng Hàn tại các trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:
2.268 HS, chiếm 8,36%/HS tham gia khảo sát.
- Tổng số HS lớp 10
tại các trung tâm và cơ sở GDNN năm học 2021-2022: 4.366 HS; số HS tham gia
khảo sát: 3.511 HS; tỉ lệ HS tham gia khảo sát đạt 80,4%. Số HS có nhu cầu học
tiếng Hàn: 582 HS, chiếm 16,6% số HS tham gia khảo sát.
Kết quả khảo sát cho
thấy học tiếng Hàn là nhu cầu thực sự của HS và người dân Bắc Giang. Việc đưa
tiếng Hàn vào dạy ở các trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là
phù hợp với tâm lí và nguyện vọng của người học.
b. Tiếng Nhật, tiếng
Trung Quốc
Nắm bắt được tình
hình thị trường lao động và nhu cầu học tập ngoại ngữ của HS tại địa phương, từ
năm học 2021-2022 trường THPT Hoàng Hoa Thám, Thân Nhân Trung mở các lớp tiếng
Trung Quốc. Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đã triển khai các lớp tiếng Trung
Quốc ngoại ngữ 1 từ năm học 2022-2023.
Theo kết quả khảo sát
của Sở GD&ĐT về nhu cầu học tiếng Nhật đối với 13.685 HS lớp 9 ngày
08/01/2020: Số HS toàn tỉnh có nhu cầu học tiếng Nhật là 8.208 HS (60% tổng số
HS tham gia khảo sát); số HS của thành phố Bắc Giang có nhu cầu học là 1.165 HS
(60,6% tổng số HS tham gia khảo sát).
Từ nhu cầu học tập
tại các cơ sở giáo dục nêu trên và dự báo về thị trường lao động đã khẳng định
việc xây dựng Đề án giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc tại các
trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh là cần thiết, góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020-2025, tạo cơ sở, nền tảng cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới.
3.
Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
3.1. Ưu điểm
Sự phát triển mạnh mẽ
của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bắc Giang khiến việc học ngoại ngữ ngày
càng nhận được sự quan tâm; nhu cầu học tập ngoại ngữ của HS và người lao động,
trong đó có các ngoại ngữ mới như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc trên
địa bàn tỉnh tương đối lớn.
3.2. Hạn chế và
nguyên nhân
a. Hạn chế
Hiện tại các trung
tâm chưa có giáo viên giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc, đồng
thời tìm kiếm và hợp đồng GV dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc trên
địa bàn gặp khó khăn do thiếu nguồn cung.
Các trung tâm
GDNN-GDTX chưa được trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng.
Các đơn vị triển khai
giảng dạy tiếng Hàn gặp khó khăn trong việc lựa chọn, xây dựng tài liệu dạy
học.
Các trung tâm ngoại
ngữ tư thục được cấp phép giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc còn
ít, tập trung ở một số địa bàn trung tâm hoặc gần các KCN, nên việc liên kết
đào tạo với các nhà trường gặp khó khăn.
Các đơn vị GDNN dạy
tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở việc dạy theo chương
trình quy định của trung cấp nghề nên HS, sinh viên (SV) ra trường gặp khó khăn
trong việc sử dụng ngôn ngữ đã học.
b. Nguyên nhân
SV tốt nghiệp những
ngành học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc có cơ hội việc làm cao, nhiều
lựa chọn ở các lĩnh vực khác nhau, môi trường làm việc năng động, nên lĩnh vực
giáo dục khó thu hút được họ về làm việc.
Động lực học ngoại
ngữ của nhiều HS chủ yếu là học để vượt qua kỳ thi, chưa hướng đến kỹ năng thực
hành ngôn ngữ trong thực tế.
Một số địa bàn trong
tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, còn khó khăn về kinh tế-xã hội, nhận thức tích
cực về tác động của học ngoại ngữ trong xu thế hội nhập của đa số người dân còn
hạn chế.
Bộ GD&ĐT đã ban
hành chương trình GDPT môn tiếng Hàn (Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 2); Chương trình
GDPT môn tiếng Hàn, tiếng Đức-Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm nhưng chưa ban
hành sách giáo khoa cho 2 chương trình học này; chưa ban hành chương trình và
sách giáo khoa tiếng Hàn cho đối tượng học không chuyên tại các cơ sở GDNN.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I.
MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Triển khai dạy học
tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc tại các trung tâm và cơ sở GDNN gắn với
đào tạo nghề từ năm học 2022-2023 và duy trì ở những năm tiếp theo. HS, SV hoàn
thành chương trình ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc có khả
năng giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc trong những tình
huống giao tiếp gần gũi hàng ngày, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập,
đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc
trở thành thế mạnh của một bộ phận thanh niên Bắc Giang, nhằm thu hút nhiều hơn
nữa dự án đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc vào địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đưa một
trong các ngôn ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc vào giảng dạy gắn
với đào tạo nghề và nhu cầu người học tại các trung tâm và cơ sở GDNN theo lộ
trình: năm học 2022-2023 có 04 trung tâm, 02 cơ sở GDNN; năm học 2023-2024 có
06 trung tâm, 03 cơ sở GDNN; năm học 2024-2025 có 08 trung tâm, 04 cơ sở GDNN; những
năm tiếp theo, triển khai dạy ít nhất một trong ba ngôn ngữ trên tại 100% các
trung tâm, và cơ sở GDNN, đồng thời có khoảng 20% trên tổng số HS, SV tại các
trung tâm, cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh được học một trong ba ngôn ngữ tiếng
Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc; HS, SV hoàn thành chương trình tiếng Hàn,
tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc có NLNN tương đương bậc 2 trở lên theo Khung NLNN
6 bậc dùng cho Việt Nam.
(Chi
tiết tại biểu số 04)
Hỗ trợ 08 trung tâm
GDNN-GDTX các huyện trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng, 02
phòng/trung tâm.
II.
MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dạy và học tiếng Hàn,
tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc trên phạm vi toàn tỉnh
Sở GD&ĐT, các
trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về
dạy và học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc đến toàn thể cán bộ, GV,
nhân viên, HS, gia đình HS để nâng cao hiểu biết, tạo dựng niềm tin, có sự đồng
thuận và tích cực ủng hộ tham gia thực hiện Đề án; về nhu cầu của thị trường
lao động, vai trò của người lao động và cơ hội việc làm khi vừa có tay nghề,
vừa có ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc trong các doanh
nghiệp.
Giới thiệu các chương
trình tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc; các hoạt động sử dụng tiếng Hàn,
tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc trên các phương tiện thông tin truyền thông đại
chúng, tạo cơ hội tiếp cận các ngoại ngữ này cho nhiều đối tượng khác nhau.
Tiếp tục phát huy vai
trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức
chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền
nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ HS, SV và các tầng lớp Nhân dân về
vai trò, vị trí của học ngoại ngữ; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng các chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ về dạy và học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định rõ trách nhiệm người
đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Đề án tại địa
bàn quản lý.
2.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung Quốc tại các trung tâm GDNN-GDTX
Các trung tâm
GDNN-GDTX rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ của Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày
31/12/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển trung tâm GDNN - GDTX gắn
với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phân luồng HS tốt nghiệp THCS, THPT
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025” để có kế hoạch thực hiện các
nội dung.
Hỗ trợ 08 trung tâm
GDNN-GDTX các huyện trang bị thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng. Đẩy mạnh
hình thức đào tạo nghề trung cấp tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc gắn
với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vốn để xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng
nhà giáo và cán bộ quản lý, tham gia hoạt động giáo dục tại các trung tâm.
Bồi dưỡng nâng cao
năng lực sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ và các hệ thống
học liệu ngoại ngữ trực tuyến cho đội ngũ GV, giảng viên, cán bộ kỹ thuật.
3.
Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu, học liệu và kiểm tra đánh giá
3.1. Về chương trình,
giáo trình, tài liệu, học liệu
Liên kết với các đơn
vị có đủ điều kiện tổ chức xây dựng tài liệu dạy học, tăng cường kĩ năng giao
tiếp và gắn với đào tạo nghề của đơn vị.
Phối hợp với các cơ
sở có đủ điều kiện theo quy định để tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo
Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo nhu cầu
người học.
3.2. Về triển khai
dạy học
Căn cứ vào nhu cầu
học tập của HS, SV và điều kiện thực tế của đơn vị, các trung tâm liên kết với
các trường cao đẳng, cơ sở GDNN có chức năng tổ chức dạy học tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung Quốc gắn với đào tạo nghề theo các nội dung:
- Đào tạo hệ trung
cấp nghề tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc theo mã ngành, chỉ tiêu được
tổng cục GDNN cấp;
- Bổ sung kiến thức
ngoại ngữ cho HS, SV theo quy định tại chương trình trung cấp nghề, khi đủ điều
kiện có thể thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ khi có nhu cầu;
- Giảng dạy như một
môn học tự chọn trong Chương trình GDTX cấp THPT4.
Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT, đa dạng hóa các hình thức dạy và học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung
Quốc đáp ứng nhu cầu người học.
3.3. Về kiểm tra,
đánh giá
Các đơn vị liên kết
là các trường cao đẳng, cơ sở GDNN giảng dạy chương trình tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung Quốc chủ động xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi thi,
đề thi đánh giá năng lực tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc; ngân hàng dữ
liệu về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ phù hợp với chương trình đào
tạo; hướng dẫn sử dụng ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra đánh giá thường
xuyên và định kỳ trong dạy và học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc.
Nâng cao hiệu quả các
hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo chất lượng dạy và học tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung Quốc theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
Phối hợp với các đơn
vị có chức năng, tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung
Quốc cho người học có nhu cầu.
4. Xây dựng môi
trường dạy và học ngoại ngữ, kiểm tra giám sát và các hoạt động khác
4.1. Xây dựng môi
trường học và sử dụng ngoại ngữ
Phát triển và nhân
rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ; tổ chức các
hoạt động ngoại khóa, giao lưu trong nước và quốc tế, hình thành môi trường học
và thực hành, sử dụng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc sâu rộng trong
cộng đồng.
Tăng cường các hoạt
động xây dựng môi trường ngoại ngữ, câu lạc bộ nói tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng
Trung Quốc trong các cơ sở giáo dục, có các hình thức trang trí lớp học, trường
học tạo môi trường ngoại ngữ phù hợp.
Tổ chức các chương
trình giao lưu nói tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, thi hùng biện, thi
lồng tiếng, thi nói; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đi thực tế có
sử dụng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ.
4.2. Tăng cường hợp
tác, liên kết
Tăng cường các hoạt
động hợp tác, liên kết trong dạy và học tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc
với các đơn vị chức năng, tổ chức trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết
và thu hút tình nguyện viên của các tổ chức trong nước và quốc tế đến giao lưu
và dạy học.
5. Đẩy mạnh xã hội
hóa trong dạy và học ngoại ngữ
Khuyến khích các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp
các dịch vụ dạy học5; Khuyến khích các nhà trường liên kết
với các trung tâm ngoại ngữ, các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện theo quy định
để tổ chức giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc; tăng cường GV
nước ngoài đến giảng dạy, giao lưu nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho GV, HS,
SV.
Đẩy mạnh liên kết đào
tạo nghề trung cấp tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc với doanh nghiệp
như: xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo, thực hành, thực tập; trải
nghiệm thực tế sản xuất; tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ mới.
Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tổ chức đào tạo hoặc đặt hàng với
trung tâm, cơ sở GDNN để đào tạo các ngoại ngữ phù hợp, chất lượng và được
tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nhu cầu kinh phí
Nhu cầu kinh phí thực
hiện Đề án hỗ trợ 8 trung tâm GDNN-GDTX thiết bị dạy học ngoại ngữ 1.600 triệu
đồng.
2. Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí sự
nghiệp 1.600 triệu đồng, hỗ trợ mua sắm thiết bị.
Nguồn xã hội hóa thực
hiện chi phí dạy và học ngoại ngữ tại các trung tâm GDNN-GDTX.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào
tạo
Là cơ quan chủ trì
triển khai thực hiện Đề án, giúp UBND tỉnh chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám
sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án.
Chủ trì, phối hợp với
các ngành, UBND huyện, thành phố giải quyết các vấn đề liên quan đến Đề án;
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn
hỗ trợ thực hiện Đề án; tổ chức hướng dẫn các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn chương trình đào tạo tiếng Hàn, tiếng
Nhật, tiếng Trung Quốc theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo phù hợp nhu cầu
của HS, phát triển kĩ năng giao tiếp và năng lực làm việc sử dụng ngoại ngữ.
Hằng năm, chủ động
hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện Đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án
theo quy định.
Đến năm 2025, tổ chức
sơ kết thực hiện Đề án; đến năm 2030, đánh giá hiệu quả của việc thực hiện Đề
án
2. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với
Sở GD&ĐT, các sở, ngành có liên quan thông tin, tuyên truyền đến các địa
phương, đơn vị về nhu cầu lao động và việc làm của các doanh nghiệp Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xem xét, cấp giấy
phép lao động cho người nước ngoài đến giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng
Trung Quốc tại các trung tâm và cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống
dữ liệu về thông tin thị trường lao động, lao động qua đào tạo gắn với phân
tích, dự báo và cung ứng dịch vụ thông tin thị trường lao động tỉnh Bắc Giang.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt, bố trí ngân sách của
địa phương, nguồn vốn của Trung ương hằng năm và các nguồn vốn khác để thực
hiện có hiệu quả các nội dung Đề án; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các nguồn
vốn theo đúng quy định; phê duyệt và thẩm định quyết toán các dự án đầu tư xây
dựng; thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành có liên quan tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đối
ngoại của tỉnh; phối hợp với Sở GD&ĐT vận động các dự án, chương trình hợp
tác quốc tế về phát triển giáo dục, giảng dạy ngoại ngữ; hướng dẫn các địa
phương, đơn vị hợp tác với các tổ chức quốc tế, mời các giảng viên, chuyên gia
và người nước ngoài đến giảng dạy, giao lưu ngoại ngữ tại các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng dạy học và tạo môi trường sử dụng,
thực hành ngoại ngữ tích cực, chủ động.
5. Sở Thông tin và
Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan
thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa
của Đề án; nâng cao nhận thức toàn xã hội trong việc trang bị ngoại ngữ cho
người lao động nhằm tiếp cận với cơ hội học tập và việc làm phù hợp.
Phối hợp với Sở
GD&ĐT, Sở Lao động - Thương bình và Xã hội xây dựng các nội dung, đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho HS, SV.
6. Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Hằng năm, phối hợp
các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình truyền thông, hoạt động tuyên
truyền, đẩy mạnh phong trào dạy và học ngoại ngữ cho GV và HS.
Phối hợp với Sở
GD&ĐT, các cơ sở GDNN triển khai các sân chơi, giao lưu các câu lạc bộ sử
dụng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc cho HS, SV.
7. UBND huyện, thành
phố
Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về cơ hội
học tập và việc làm; nâng cao nhận thức cho người dân về việc trang bị ngoại
ngữ để hội nhập văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án phù hợp, đưa công tác phân luồng, hướng nghiệp cho
HS tốt nghiệp THCS, THPT đi học tại các trung tâm, cơ sở GDNN là một chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động và bố trí các nguồn lực,
đẩy mạnh xã hội hóa thực hiện nhiệm vụ GDNN trên địa bàn.
Đề nghị các tổ chức
chính trị - xã hội, các đoàn thể ở địa phương tham gia vào quá trình đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Chủ động, tích cực trong việc
phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm, cơ sở GDNN đến tuyển sinh,
đào tạo nghề trên địa bàn và ủng hộ tích cực cho các doanh nghiệp kết nối với
các trung tâm trong tuyển dụng, sử dụng HS, SV tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
đáp ứng thị trường lao động.
8. Các trung tâm, cơ
sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh thông qua nhiều kênh thông tin. Xây dựng kế
hoạch tuyển sinh hàng năm, trong đó xác định rõ số lượng lớp học, số lượng HS,
SV học ngoại ngữ là tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc theo định hướng
nghề nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu hàng năm, các đơn vị hợp đồng GV hoặc liên kết
với các đơn vị có chức năng để giảng dạy tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung
Quốc từ năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo.
Củng cố cơ sở vật
chất, tham mưu, đề xuất bổ sung trang thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, ứng dụng CNTT trong nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Lựa chọn chương trình
đào tạo tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc phù hợp nhu cầu của HS, SV,
phát triển kĩ năng giao tiếp và năng lực làm việc sử dụng ngoại ngữ. Khuyến
khích HS, SV học nghề hệ trung cấp, cao đẳng lựa chọn một trong 3 ngoại ngữ
tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc hoặc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ đáp
ứng vị trí việc làm.
Phối hợp với các đơn
vị có chức năng, tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Nhật, Hàn, Trung
Quốc trên nền chương trình của Bộ GD&ĐT quy định đảm bảo tương đương bậc 2
theo khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam để giảng dạy.
Các trung tâm, cơ sở
GDNN trong chương trình đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng bổ sung thêm môn học
tự chọn là một trong ba ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc và
khuyến khích HS, SV lựa chọn học một trong ba ngoại ngữ trên. Đẩy mạnh hợp tác
với các doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai việc dạy và học ngoại ngữ gắn
với đào tạo nghề, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
9. Nhiệm vụ chung
Căn cứ quy định của
pháp luật và nội dung của Đề án này, các đơn vị, địa phương được giao chủ trì
thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm:
- Chủ động xây dựng
kế hoạch hoặc đề án cụ thể để triển khai thực hiện Đề án, báo cáo UBND tỉnh
(qua Sở GD&ĐT) trước ngày 31/12/2022 để theo dõi, đôn đốc.
- Hằng năm (trước
ngày 15/6), đánh giá, gửi báo cáo kết quả thực hiện Đề án này đến Sở GD&ĐT
(cơ quan thường trực) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.