ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
38/2007/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Yên, ngày 05 tháng 7 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM CHƯƠNG
TRÌNH PHỔ THÔNG VÀ BỔ TÚC VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND-UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31-01-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về dạy thêm học thêm;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về quản lý dạy thêm học thêm chương trình phổ thông và
bổ túc văn hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38/2001/QĐ-UB ngày 09-01-2001
của UBND tỉnh Vĩnh phúc.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện,
thành thị, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Phi
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ DẠY THÊM HỌC THÊM CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG VÀ BỔ
TÚC VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Dạy thêm học
thêm được đề cập trong Quy định này là hoạt động dạy học ngoài giờ học, thuộc Kế
hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông, do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông.
2. Văn bản
này quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường; dạy thêm học thêm ngoài nhà
trường; trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm của các cấp
chính quyền, ngành giáo dục đào tạo và các ngành hữu quan; áp dụng đối với mọi
tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Nội dung và nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm
1. Nội dung
và phương pháp dạy thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, đồng
thời giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ
thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học, không gây nên tình trạng học quá
nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Hoạt động
dạy thêm học thêm phải được sự quản lý của các cấp quản lý giáo dục và các
ngành chức năng có liên quan và chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép.
3. Dạy thêm
có thu tiền chỉ được tổ chức khi có nhu cầu học thêm chính đáng và tự nguyện của
người học. Nghiêm cấm việc bắt ép học sinh học thêm để thu tiền dưới mọi hình
thức.
Điều 3. Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm
1. Đối với
các lớp dạy học 2 buổi trong 1 ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức
dạy thêm học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ
đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, chỉ bố trí trong các buổi học tại
trường.
2. Không tổ
chức dạy thêm học thêm cho học sinh Tiểu học, trừ các trường hợp sau:
- Nhận quản
lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình (chỉ trong dịp hè và không
quá 2 tháng);
- Phụ đạo cho
những học sinh học lực yếu, kém;
- Bồi dưỡng về
nghệ thuật, thể dục thể thao.
* Các trường
hợp trên chỉ thực hiện khi phụ huynh học sinh có nhu cầu và được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép.
3. Các cơ sở
giáo dục Đại học, Cao đẳng, không tổ chức dạy thêm học thêm theo chương trình
giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở
giáo dục đó.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường
1. Dạy thêm học
thêm trong nhà trường là hoạt động dạy học ngoài giờ học chính khoá do các nhà
trường phổ thông, các cơ sở giáo dục khác (gọi chung là nhà trường) tổ chức thực
hiện.
2. Dạy thêm học
thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm học thêm do tổ chức khác ngoài các
tổ chức nói tại Khoản 1 Điều 4 của quy định này hoặc cá nhân thực hiện.
3. Hoạt động
dạy thêm học thêm bao gồm các hình thức sau:
- Phụ đạo cho
học sinh có học lực yếu, kém.
- Bồi dưỡng học
sinh giỏi.
- Dạy thêm
cho những học sinh có nguyện vọng bổ sung, củng cố và nâng cao kiến thức về môn
học cụ thể như Nghệ thuật, Thể thao, Tin học, Ngoại ngữ….
- Dạy ôn thi
tuyển sinh trung học phổ thông.
- Dạy ôn thi
tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Dạy ôn thi
tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Điều 5. Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy thêm, học thêm
1. Đối với
người dạy thêm phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
- Có phẩm chất
đạo đức tốt, được đồng nghiệp, nhân dân kính trọng, phụ huynh học sinh tín nhiệm.
- Có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ chuẩn trở lên (theo quy định của Bộ GD&ĐT
về chuẩn giáo viên đối với từng cấp học), được cơ quan quản lý chuyên môn đánh
giá tốt.
2. Đối với
nhà trường, tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm:
Có đủ số người
dạy thêm đảm bảo tiêu chuẩn.
3. Cơ sở vật
chất:
- Có phòng học
đảm bảo diện tích (tối thiểu 0,8m2/học sinh); thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông; đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện thời tiết; ở địa điểm thuận lợi
cho đi lại của người học, không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của dân nơi tổ
chức dạy thêm học thêm.
- Phòng học
phải có bảng viết, đủ bàn ghế cho người dạy và người học, đảm bảo ánh sáng theo
quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT
ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Số lượng học
sinh tối đa của các lớp dạy thêm không vượt quá số lượng học sinh của lớp học
thuộc bậc học tương ứng được quy định trong điều lệ trường phổ thông.
5. Thời gian
dạy thêm học thêm:
- Thời gian dạy
thêm tính trên một buổi là 3 tiết học (135 phút).
- Số buổi dạy
thêm cho một môn học của một lớp: không quá 01 buổi/tuần đối với dạy thêm học
thêm trong nhà trường, không quá 02 buổi/ tuần đối với dạy thêm ngoài nhà trường.
- Không dạy
thêm học thêm trong khoảng thời gian từ 11h30/ đến 13h00/ và từ 17h00/ đến
19h00/ hàng ngày.
Điều 6. Thủ tục đăng ký mở lớp dạy thêm.
1. Dạy thêm
trong nhà trường:
Kế hoạch dạy
thêm của nhà trường được xây dựng phải thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung,
chương trình, đối tượng học, số lớp, số lượng học sinh, danh sách người dạy.
Nhà trường lập văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch trước khi
thực hiện.
2. Dạy thêm
ngoài nhà trường:
Tổ chức, cá
nhân mở các lớp dạy thêm phải có hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép,
gồm:
+ Đơn đề nghị
được mở lớp dạy thêm, trong đó cam kết thực hiện đúng các quy định về quản lý dạy
thêm học thêm, có ý kiến đồng ý của chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nơi mở
lớp;
+ Đăng ký địa
điểm, nội dung, chương trình dạy thêm, danh sách người học, thời gian học và mức
thu học phí.
+ Danh sách
người dạy, bản phôtocopy (có công chứng) Bằng tốt nghiệp trường Sư phạm hoặc bằng
tốt nghiệp tương đương và chứng chỉ sư phạm của người dạy.
Điều 7. Thẩm quyền cấp giấy phép dạy thêm
- UBND tỉnh
giao:
Sở Giáo
dục & Đào tạo thực hiện duyệt kế hoạch dạy thêm trong nhà trường, cấp giấy
phép cho tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm học thêm ngoài nhà trường đối với các
trường hợp dạy thêm chương trình trung học phổ thông.
UBND cấp huyện
thực hiện hoặc uỷ quyền cho phòng Giáo dục Đào tạo thực hiện duyệt kế hoạch dạy
thêm trong nhà trường, cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm học
thêm ngoài nhà trường đối với các trường hợp dạy thêm chương trình bậc tiểu học
(nói tại Khoản 2 Điều 3) và trung học cơ sở.
- Chậm nhất
10 ngày sau khi nhận được kế hoạch hoặc hồ sơ đề nghị mở lớp dạy thêm, cấp có
thẩm quyền phải có ý kiến đồng ý hay không đồng ý, phê duyệt kế hoạch dạy thêm
của các nhà trường, cấp giấy phép mở lớp dạy thêm cho tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện.
Điều 8. Mức thu và sử dụng tiền dạy thêm.
1. Đối với dạy
thêm, học thêm trong nhà trường:
a. Khuyến
khích việc dạy thêm không thu tiền nhằm giúp đỡ học sinh nắm vững kiến thức theo
kịp chương trình lớp học; các cơ sở tổ chức dạy thêm quan tâm đến việc miễn, giảm
tiền học thêm đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
b. Căn cứ vào
điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân địa phương, nhà trường thống nhất với hội
cha mẹ học sinh báo cáo, xin ý kiến UBND xã (đối với trường Tiểu học và Trung học
cơ sở do địa phương quản lí) hoặc UBND huyện (đối với trường THPT và THCS trực
thuộc huyện) về mức thu tiền học thêm cụ thể như sau:
* Các lớp học
thêm môn văn hoá:
- Dạy chương
trình Tiểu học (cho các đối tượng thuộc khoản 2 Điều 3 của quy định này): Mức
thu tối đa 3000 đồng/buổi/ 01 HS.
- Dạy chương
trình THCS: Mức thu tối đa 4000 đồng/buổi/ 01 HS.
- Dạy chương
trình THPT: Mức thu tối đa 5000 đồng/buổi/ 01 HS.
* Các lớp học
khác (tin học, ngoại ngữ …): không thu quá 5.000đồng/buổi/01 HS. Các lớp tin học
được thu thêm tiền điện và khấu hao máy với mức thu tối đa không quá 2.000 đồng/01máy/01
buổi.
c. Quy định về
chi tiền học phí học thêm:
- Chi ít nhất
70% số tiền thu học thêm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Chi tối đa
đến 10% số tiền thu học thêm cho công tác quản lý được thống nhất công khai,
minh bạch phương án chi trong bộ phận quản lí dạy thêm, học thêm của đơn vị.
- Nộp 1,5% số
tiền thu học thêm về phòng Giáo dục (đối với dạy thêm học thêm chương trình Tiểu
học và THCS), về Sở Giáo dục & Đào tạo (đối với dạy thêm học thêm chương
trình THPT) phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm học
thêm.
- Số tiền còn
lại dành cho tăng cường cơ sở vật chất và góp vào phúc lợi nhà trường.
Mọi khoản thu
và sử dụng tiền dạy thêm phải được ghi chép đầy đủ, minh bạch vào hệ thống chứng
từ, sổ sách theo hướng dẫn cụ thể của liên sở Tài chính - Giáo dục & Đào tạo.
2. Dạy thêm
ngoài nhà trường:
a. Căn cứ vào
điều kiện kinh tế, đời sống nhân dân địa phương và thoả thuận giữa người dạy với
người học (phụ huynh, học sinh xin học thêm) để thống nhất mức thu học thêm.
Người dạy thêm nhận tiền công ít nhất phải bằng 70% số tiền thu học thêm.
b. Nộp 1,5%
tiền thu học phí, sau khi kết thúc chương trình dạy thêm, về phòng giáo dục (đối
với dạy thêm học thêm chương trình bậc Tiểu học và cấp THCS), về Sở Giáo dục
& Đào tạo (đối với dạy thêm chương trình cấp THPT) phục vụ công tác quản
lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố (gọi chung là cấp huyện).
1. Quản lý hoạt
động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện, đồng thời phối hợp với Sở GD&ĐT
kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn nhằm xử lý hoặc kiến nghị
lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
2. Cấp giấy
phép, thu hồi giấy phép dạy thêm học thêm ở bậc tiểu học và cấp THCS trên địa
bàn hoặc ủy quyền cho phòng GD&ĐT.
Điều 10. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã)
Quản lý hoạt
động dạy thêm học thêm trên địa bàn xã đồng thời phối hợp với phòng Giáo dục và
Đào tạo kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn xã nhằm xử lý hoặc
kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Điều 11. Trách nhiệm của sở Giáo dục & Đào tạo, phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện (thị xã , thành phố)
1. Đối với Sở
GD&ĐT:
+ Hướng dẫn
các phòng giáo dục - đào tạo, đơn vị trực thuộc và tổ chức, cá nhân đăng ký mở
lớp dạy thêm trên địa bàn thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức
thanh tra, kiểm tra dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm hiệu lực
của quy định này, phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm hoặc
đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
+ Cấp giấy
phép, thu hồi giấy phép đối với cá nhân, tổ chức dạy thêm chương trình THPT hoặc
tương đương trên địa bàn.
+ Thông báo
công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp
nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm để quản lý.
+ Phối hợp với
các cơ quan đài, báo, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động và thông tin đầy
đủ để mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết đầy đủ về quy định dạy thêm, học thêm.
2. Đối với
phòng Giáo dục Đào tạo huyện (thị xã, thành phố):
+ Hướng dẫn
các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm trên địa
bàn thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra dạy
thêm học thêm trên địa bàn huyện (thị xã, thành phố) nhằm bảo đảm hiệu lực của
quy định này, phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
+ Nếu được
UBND huyện (thị xã, thành phố) uỷ quyền, thực hiện cấp giấy phép, thu hồi giấy
phép đối với cá nhân, tổ chức dạy thêm trên địa bàn.
+ Thông báo
công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp
nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm để quản lý.
+ Làm tốt việc
tuyên truyền vận động và thông tin đầy đủ để mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết đầy
đủ về quy định dạy thêm, học thêm.
Điều 12. Trách nhiệm của các ngành:
1. Các ngành
hữu quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với ngành
giáo dục tham gia tích cực vào việc thực hiện quản lý dạy thêm học thêm trên địa
bàn, kiểm tra xử lý các lớp dạy thêm trái quy định này.
2. Các
cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp các ngành liên quan có biện pháp tích cực
ngăn chặn việc dạy thêm học thêm tràn lan và các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
3. Báo Vĩnh
Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc chủ động tham gia tuyên truyền góp
phần uốn nắn, điều chỉnh việc thực hiện dạy thêm học thêm.
Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường và người đứng
đầu cơ sở giáo dục khác tổ chức dạy thêm học thêm trong nhà trường:
1. Phổ biến đến
toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh nội dung bản quy định
này; xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm trong nhà trường (nếu học sinh có nhu
cầu và đúng với đối tượng đã quy định) bảo đảm dân chủ, công khai, hợp lí; thống
nhất với hội cha mẹ học sinh báo cáo, xin ý kiến UBND xã (đối với trường Tiểu học
và Trung học cơ sở do địa phương quản lí) hoặc UBND huyện (đối với trường THPT
và trường THCS trực thuộc huyện) về mức thu tiền học thêm theo qui định tại điều
8, chương 2; thực hiện đúng các hướng dẫn qui định về thu chi tài chính.
2. Quản lí kế
hoạch, chương trình dạy thêm của giáo viên; kiểm tra hoạt động dạy thêm học
thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do
trường mình quản lý; đảm bảo không cắt xén chương trình nội dung dạy học chính
khoá đã được quy định để dành cho dạy thêm, học thêm.
3. Kịp thời xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định
về dạy thêm học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm, học thêm
theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
4. Người đứng
đầu các đơn vị Giáo dục và Đào tạo không thuộc quyền quản lý trực tiếp của
ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm thực hiện quy định về dạy thêm, học
thêm của đơn vị mình; phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa
phương, hướng dẫn và quản lý giảng viên, giáo viên có dạy thêm của đơn vị thực
hiện theo quy định chung.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm
ngoài nhà trường:
1. Tổ chức,
cá nhân chỉ được mở lớp dạy thêm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ
và cấp phép dạy thêm. Chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về dạy thêm,
học thêm.
2. Quản lý
người học và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy
thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học
biết trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm và
phải hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm
không thực hiện.
Điều 15. Công tác thanh tra, kiểm tra
Hoạt động
dạy thêm học thêm trong nhà trường và dạy thêm học thêm ngoài nhà trường chịu sự
thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục và của chính quyền các cấp.
Điều 16. Khen thưởng
Tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt quy định về dạy thêm học thêm và được các cơ quan quản lý
giáo dục đánh giá có nhiều đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục thì được khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Xử lý vi phạm.
1. Tổ chức,
cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm
sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Cán bộ,
công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm
thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày
17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
3. Cơ sở giáo
dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học
thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định dẫn tới
vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng,
bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.