ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 36/2011/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày 08
tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG, DÂN LẬP SANG TRƯỜNG MẦM NON
CÔNG LẬP VÀ CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23
tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2006-2015”;
Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng
02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo
dục mầm non công lập;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08
tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về trình tự, thủ
tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở
giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở
giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 18
tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 2 về việc phê
duyệt Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non
công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non
công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (có Đề án kèm theo)
với các nội dung chính như sau:
1. Mục đích chuyển đổi
- Đảm bảo đủ trường công lập đáp ứng yêu cầu
phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 5 tuổi;
- Trong quá trình chuyển đổi, hệ thống trường
phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người học và tranh thủ sự đầu tư của
xã hội cho giáo dục;
- Việc chuyển đổi mô hình trường bán công
sang công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính phải đảm bảo
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một cách toàn diện.
2. Nguyên tắc chuyển đổi
Quá trình chuyển đổi các trường mầm non bán
công sang công lập, hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính
phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà
nước; điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của trường mầm non;
- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà
trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy
định của pháp luật; không làm gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo
điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các
tầng lớp nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện
đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và
những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà
trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
3. Tiêu chí chuyển đổi
a. Chuyển sang
loại hình trường công lập:
Các
trường bán công thuộc địa bàn miền núi, nông thôn, ven biển ... sẽ chuyển sang
loại hình công lập, cụ thể:
-
Các trường thuộc 3 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão;
-
Các trường thuộc xã Phước Mỹ, phường Bùi Thị Xuân, phường Trần Quang Diệu,
phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú của thành phố Quy Nhơn;
-
Các trường thuộc các xã của các huyện còn lại.
b. Chuyển
sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc tự
chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ:
-
Trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính:
Mô
hình này triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất tốt, có
tổ chức bán trú cho học sinh, chỉ có một điểm trường tập trung, dễ thu hút học
sinh theo học. Cụ thể có 13 trường mầm non bán công sau đây sẽ chuyển sang loại
hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ:
+
Trường Mầm non Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn;
+
Trường Mầm non Hương Sen, thành phố Quy Nhơn;
+
Trường Mầm
non Hoa
Sen, thành phố Quy Nhơn;
+
Trường Mầm
non 2/9,
thành phố Quy Nhơn;
+
Trường Mầm
non
Phong Lan, thành phố Quy Nhơn;
+
Trường Mầm
non
huyện Tuy Phước;
+
Trường Mầm
non
huyện An Nhơn;
+
Trường Mầm
non thị
trấn Đập Đá, huyện An Nhơn;
+
Trường Mầm
non
huyện Tây Sơn;
+
Trường Mầm
non
19/5, huyện Phù Cát;
+
Trường Mầm
non
huyện Phù Mỹ;
+
Trường Mầm
non Họa
Mi, huyện Hoài Nhơn;
+
Trường Mầm
non thị
trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn.
-
Trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính:
Mô
hình này triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất chưa
thật tốt, trường có nhiều điểm lẻ, khó thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 25
trường mầm non bán công đóng trên các địa bàn sau đây sẽ chuyển sang loại hình
trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ:
Các
trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và các trường thuộc thị trấn các
huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và Hoài Ân (trừ
các trường bán công đã chuyển sang loại hình công lập và công lập tự chủ hoàn
toàn về tài chính).
4.
Kế hoạch chuyển đổi
a. Đợt 1: Thực hiện
trong năm 2012
-
Chuyển 15 trường đóng trên địa bàn xã có một hoặc nhiều thôn được công nhận là
thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sang loại hình công lập (
Phụ lục A).
-
Chuyển 13 trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và thị trấn của các
huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn, sang loại hình trường
công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục B).
b. Đợt 2: Thực hiện
trong năm 2013
-
Chuyển 41 trường đóng trên địa bàn xã có khó khăn, xã nghèo, xã miền núi thấp,
xã ven biển, phường xã ngoại thành có khó khăn, địa hình chia cắt đi lại khó
khăn, các lớp mẫu giáo cách xa nhau sang loại hình công lập (Phụ lục C).
-
Chuyển 25 trường mầm non, mẫu giáo đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn có
điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sang loại hình trường công lập hoạt động
theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của
Chính phủ (Phụ lục D).
c.
Đợt 3: Thực hiện trong năm 2014
Chuyển
28 trường mầm non, mẫu giáo còn lại đóng trên địa bàn các xã, phường thuộc vùng
đồng bằng, vùng nông thôn, các lớp mẫu giáo rải rác sang loại hình công lập. (Phụ
lục E)
5.
Về nhân sự
a. Các trường
chuyển sang loại hình công lập:
Người
lao động trong biên chế và ngoài biên chế được
giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Nhu cầu biên
chế SNGD bổ sung cho các huyện, thành phố là 1.238 người (99 cán bộ quản lý,
964 giáo viên và 175 nhân viên).
b.
Các
trường chuyển sang loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài
chính: Giữ nguyên hiện trạng như trước khi chuyển đổi.
6.
Về học sinh
Đối
với các trường chuyển sang loại hình công lập hoặc công lập tự chủ về tài
chính: Học sinh được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định
của Điều lệ trường mầm non hiện hành.
7. Về tài chính
a. Đối với
trường công lập:
-
Dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm cho các trường khoảng 45,346 tỷ đồng.
*
Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ như sau: 03 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh
Thạnh, An Lão): ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%; huyện Hoài Ân: ngân sách tỉnh hỗ
trợ 50%; huyện Tây Sơn: ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%; các huyện còn lại và thành
phố Quy Nhơn tự bảo đảm kinh phí.
b. Đối với
trường chuyển sang công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài
chính: Dự kiến hàng năm Nhà nước không phải chi trả 9.221.528.000 đồng (các
trường thuộc diện này phải thực hiện chương trình chất lượng cao và xây dựng
mức thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình cấp thẩm quyền
phê duyệt).
c. Đối với
trường chuyển sang công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính:
Dự kiến trong một năm, ngân sách nhà nước phải chi trả cho các trường này 11.966.832.000
đồng.
8.
Tổ chức thực hiện
Giao
các Sở Giáo dục – Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và
Môi trường, Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền
thông, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phối hợp tổ chức triển
khai thực hiện các nhiệm vụ đã giao trong Đề án.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành có tên tại Điều 1, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Thanh Thắng
|
PHỤ
LỤC A
DANH
SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG TRƯỜNG CÔNG LẬP
( Đợt 1- Thực hiện
năm 2012)
TT
|
Tên trường
|
Loại xã
|
Ghi chú
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Châu, Phù Mỹ
|
4 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Giang, Tây Sơn
|
1 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Phú, Tây Sơn
|
1 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Thuận, Tây Sơn
|
1 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Xuân, Tây Sơn
|
1 đặc biệt khó khăn
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Hảo Tây, Hoài Ân
|
3 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
7
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Hảo Đông
|
Vùng khó khăn
|
|
|
8
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Tường Tây
|
2 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
9
|
Trường Mẫu giáo thị trấn Vĩnh Thạnh
|
2 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
10
|
Trường Mẫu giáo xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạnh
|
2 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
11
|
Trường Mẫu giáo thị trấn Vân Canh
|
6 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
12
|
Trường Mẫu giáo xã Canh Vinh, Vân Canh
|
1 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
13
|
Trường Mẫu giáo xã An Tân, An Lão
|
1 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
14
|
Trường Mẫu giáo xã An Hòa, An Lão
|
3 thôn đặc biệt khó khăn
|
|
|
15
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Lâm, Phù Cát
|
Vùng khó khăn
|
|
|
|
Tổng cộng : 15 trường
|
|
|
|
PHỤ
LỤC B
DANH
SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ HOÀN
TOÀN VỀ TÀI CHÍNH
( Đợt 1- Thực hiện
năm 2012)
TT
|
Tên trường
|
Ghi chú
|
|
|
1
|
Trường Mầm
non Quy Nhơn
|
1 điểm
trường, có bán trú
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo
Hương Sen, Quy Nhơn
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
3
|
Trường Mầm non Hoa
Sen, Quy Nhơn
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
4
|
Trường Mầm
non 2/9, Quy Nhơn
|
1 điểm
trường, có bán trú
|
|
5
|
Trường Mầm
non Phong Lan, Quy Nhơn
|
1 điểm
trường, có bán trú
|
|
6
|
Trường Mầm non
huyện Tuy Phước
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
7
|
Trường Mầm non
huyện An Nhơn
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
8
|
Trường Mầm non Thị
trấn Đập Đá
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
9
|
Trường Mầm non
huyện Tây Sơn
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
10
|
Trường Mầm non 19/5, huyện Phù Cát
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
11
|
Trường Mầm non
huyện Phù Mỹ
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
12
|
Trường Mầm non Họa
Mi, Hoài Nhơn
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
13
|
Trường Mầm non Thị
trấn Tam Quan
|
1 điểm trường, có
bán trú
|
|
Tổng cộng : 13
trường
|
|
|
Phụ
lục C
DANH
SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP
( Đợt 2 - Thực hiện
năm 2013)
TT
|
Tên trường
|
Ghi chú
|
|
|
|
Huyện Tuy Phước (
05 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Thành
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Phước An
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Hiệp
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Quang
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Hưng
|
|
|
|
Huyện Phù Mỹ ( 06
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hòa
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Trinh
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Tài
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh Tây
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Phong
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Lộc
|
|
|
|
Huyện Hoài Nhơn (
08 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu Bắc
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Hảo
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Phú
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Nam
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh
|
|
|
7
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh Tây
|
|
|
8
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Mỹ
|
|
|
|
Huyện An Nhơn ( 03
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Mỹ
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Tân
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hạnh
|
|
|
|
Huyện Tây Sơn ( 07
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Bình Tường
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Bình Nghi
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Bình Hòa
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Bình
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Tây An
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Tây Vinh
|
|
|
7
|
Trường Mẫu giáo xã Bình Thuận
|
|
|
|
Huyện Hoài Ân ( 05
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Mỹ
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Tín
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Thạnh
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Phong
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Ân Đức
|
|
|
|
Huyện Phù Cát ( 06
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Tài
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Hiệp
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Tường
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Nhơn
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Hưng
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Thắng
|
|
|
|
Thành phố Quy Nhơn
( 01 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Mỹ
|
|
|
|
Tổng cộng : 41
trường
|
|
|
PHỤ
LỤC D
DANH
SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ MỘT PHẦN
VỀ TÀI CHÍNH
( Đợt 2- Thực hiện
năm 2013)
TT
|
Tên trường
|
Ghi chú
|
|
|
|
Huyện Hoài Nhơn (
02 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Tam Quan
|
9 điểm trường
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Bồng Sơn
|
11 điểm trường
|
|
|
Thành phố Quy Nhơn
( 14 trường )
|
|
|
1
|
Trường
Mầm non Hoa Mai, Quy Nhơn
|
3 điểm trường
|
|
2
|
Trường
Mầm non 8/3, Quy Nhơn
|
2 điểm trường
|
|
3
|
Trường Mầm non Hoa Hồng, Quy
Nhơn
|
2 điểm trường
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo phường Lê Lợi
|
3 điểm trường
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo phường Trần Phú
|
5 điểm trường
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo phường Lê Hồng Phong
|
3 điểm trường
|
|
7
|
Trường Mẫu giáo phường Trần Hưng Đạo
|
2 điểm trường
|
|
8
|
Trường Mẫu giáo phường Hải Cảng
|
10 điểm trường
|
|
9
|
Trường Mẫu giáo phường Ngô Mây
|
7 điểm trường
|
|
10
|
Trường Mẫu giáo phường Quang Trung
|
6 điểm trường
|
|
11
|
Trường Mẫu giáo phường Nguyễn Văn Cừ
|
7 điểm trường
|
|
12
|
Trường Mẫu giáo phường Ghềnh Ráng
|
7 điểm trường
|
|
13
|
Trường Mẫu giáo phường Thị Nại
|
3 điểm trường
|
|
14
|
Trường Mẫu giáo phường Đống Đa
|
9 điểm trường
|
|
|
Huyện Phù Cát ( 01
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Ngô Mây
|
9 điểm trường
|
|
|
Huyện Tuy Phước (
02 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Diêu Trì
|
6 điểm trường
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Tuy Phước
|
11 điểm trường
|
|
|
Huyện An Nhơn ( 02
trường )
|
|
|
1
|
Trường MN Thị trấn Bình Định
|
3 điểm trường
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Đập Đá
|
9 điểm trường
|
|
|
Huyện Phù Mỹ ( 02
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mầm non Thị trấn Phù Mỹ
|
10 điểm trường
|
|
2
|
Trường Mầm non Thị trấn Bình Dương
|
3 điểm trường
|
|
|
Huyện Hoài Ân ( 01
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo Thị trấn Tăng Bạt Hổ
|
3 điểm trường
|
|
|
Huyện Tây Sơn ( 01
trường )
|
|
|
1
|
Trường MN Thị trấn Phú Phong
|
7 điểm trường
|
|
|
Tổng cộng : 25 trường
|
|
|
PHỤ
LỤC E
DANH
SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP
( Đợt 3 - Thực hiện
năm 2014)
TT
|
Tên trường
|
Ghi chú
|
|
|
|
Huyện Tuy Phước (
02 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Lộc
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Phước Nghĩa
|
|
|
|
Huyện Phù Mỹ ( 03
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hiệp
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Mỹ Quang
|
|
|
|
Huyện
Hoài Nhơn ( 05 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Tân
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Xuân
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Đức
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Bắc
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Hoài Hương
|
|
|
|
Huyện An Nhơn ( 10
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thành
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Lộc
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hòa
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hưng
|
|
|
5
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn An
|
|
|
6
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Phúc
|
|
|
7
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Khánh
|
|
|
8
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hậu
|
|
|
9
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thọ
|
|
|
10
|
Trường Mẫu giáo xã Nhơn Phong
|
|
|
|
Huyện Tây Sơn ( 01
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Bình Thành
|
|
|
|
Huyện Phù Cát ( 03
trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Hanh
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Trinh
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo xã Cát Tân
|
|
|
|
Thành phố Quy Nhơn
( 04 trường )
|
|
|
1
|
Trường Mẫu giáo phường Nhơn Phú
|
|
|
2
|
Trường Mẫu giáo phường Nhơn Bình
|
|
|
3
|
Trường Mẫu giáo phường Bùi Thị Xuân
|
|
|
4
|
Trường Mẫu giáo phường Trần Quang Diệu
|
|
|
|
Tổng cộng : 28 trường
|
|
|
ĐỀ
ÁN
CHUYỂN
ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG, DÂN LẬP SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP VÀ CÔNG
LẬP HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh)
Phần thứ nhất
CĂN
CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội
thông qua ngày 14/6/2005;
- Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục;
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công lập;
- Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày
23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non
giai đoạn 2006-2015”;
- Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày
09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số
71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ
Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm
non công lập;
- Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày
08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về trình tự, thủ tục
chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo
dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo
dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo
dục mầm non, phổ thông công lập;
- Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT
ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Điều lệ
trường mầm non.
2. Thực trạng giáo dục mầm non tỉnh Bình Định
a. Về quy mô trường, lớp và học sinh
- Quy mô trường, lớp:
Loại hình
|
Số liệu
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Tỷ lệ
|
Công lập
|
51
|
27,0%
|
|
Bán công
|
122
|
64,6%
|
|
Dân lập
|
1
|
0,5%
|
|
Tư thục
|
15
|
7,9%
|
|
Tổng cộng
|
189
|
|
|
- Số học sinh đến trường:
Loại hình
|
Số học sinh trong
độ tuổi 0 – 5 tuổi
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
Tỷ lệ
|
Công lập
|
11.083
|
20,17%
|
|
Bán công
|
34.984
|
63,66%
|
|
Dân lập
|
34
|
0,06%
|
|
Tư thục
|
8.852
|
16,11%
|
|
Tổng cộng
|
54.953
|
|
|
- Học sinh độ tuổi 0 - 2 tuổi đến nhà trẻ : 5.050/47.014
em, tỷ lệ 10,74%.
- Học sinh độ tuổi 3 - 4 tuổi đến mẫu giáo :
26.519/47.273 em, tỷ lệ 56,10%.
- Học sinh mẫu giáo 5 tuổi : 23.384/24.405
em, tỷ lệ 95,82%.
- Học sinh 5 tuổi học 2 buổi/ngày : 9.061/23.384
em, tỷ lệ 38,75%.
(Xem chi tiết tại phụ
lục 1)
b. Về cơ sở vật chất
- Số phòng học: Toàn tỉnh có 1.767 phòng học
Trong đó:
+ Phòng học xây kiên cố, đúng mẫu : 632
phòng, tỷ lệ 35,77%
+ Phòng học bán kiên cố : 999 phòng, tỷ lệ
56,54%
+ Phòng học tạm, học nhờ, học mượn và thiếu:
136 phòng, tỷ lệ 7,69%
- Số trường có đủ nước sạch cho học sinh :
128/189 trường, tỷ lệ 67,72%
- Số lớp, nhóm có công trình vệ sinh đạt yêu
cầu: 977/1.873, tỷ lệ 52,16%
- Tổng số trường MN đạt chuẩn quốc gia :
15/189 trường, tỷ lệ 7,94%.
(Xem chi tiết tại phụ
lục 2)
c. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non
Chức
danh
|
Công
lập
|
Bán
công
|
Dân
lập
|
Tư
thục
|
Tổng
cộng
|
Tỷ lệ
BC, DL trong tổng số
|
1.
Tổng số CBQL
|
69
|
191
|
1
|
41
|
302
|
63,58%
|
- Biên chế
|
59
|
130
|
0
|
0
|
189
|
68,78%
|
- Hợp đồng
|
10
|
61
|
1
|
41
|
113
|
54,87%
|
2.
Tổng số giáo viên
|
462
|
1403
|
3
|
306
|
2.174
|
64,67%
|
- Biên chế
|
270
|
158
|
0
|
0
|
428
|
36,92%
|
- Hợp đồng
|
192
|
1245
|
3
|
306
|
1746
|
71,48%
|
3.
Tổng số nhân viên
|
83
|
248
|
1
|
69
|
401
|
62,09%
|
- Biên chế
|
30
|
38
|
0
|
0
|
68
|
55,88%
|
- Hợp đồng
|
53
|
210
|
1
|
69
|
333
|
63,36%
|
- Đội ngũ CBQL, giáo viên có trình độ đạt
chuẩn và trên chuẩn cao, cụ thể:
+ CBQL đạt chuẩn: 294 người, tỷ lệ 97,35%;
trong đó trình độ trên chuẩn có 170 người, tỷ lệ 56,29%.
+ Giáo viên đạt chuẩn: 2.098 người, tỷ lệ
96,5%; trong đó trình độ trên chuẩn có 663 người, tỷ lệ 30,5%.
- Định mức giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo còn
thấp so với định mức quy định. Giáo viên nhà trẻ mới đạt 18,4 học sinh/cô, giáo
viên mẫu giáo đạt 1,1 giáo viên/lớp (trong khi yêu cầu nhà trẻ là 12 học
sinh/cô, mẫu giáo là 1,5 giáo viên/lớp).
(Xem chi tiết tại phụ
lục 3)
d. Chất lượng chăm sóc và giáo dục
Chất
lượng giáo dục mầm non tiếp tục được giữ vững và có tiến bộ thông qua việc thực
hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội
dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề, tăng cường các hoạt động cho học sinh. Nổi
bật là tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các chuyên đề hoạt động làm quen
với văn học, chữ viết, tạo hình, lễ giáo, âm nhạc, giáo dục an toàn giao thông;
mở rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. Đặc biệt,
ngành Giáo dục – Đào tạo đã tăng cường phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy
cho các bậc cha mẹ và cộng đồng thông qua chiến dịch truyền thông trong khuôn
khổ dự án Chăm sóc Giáo dục mầm non. Công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – bảo vệ
sức khỏe học sinh được duy trì tốt với nội dung trọng tâm là nâng cao chất
lượng bữa ăn, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tiêm chủng mở rộng,
khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho các cháu. Tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng
ngày càng giảm (ở nhà trẻ còn 2,5% và ở mẫu giáo còn 9,6%); 100% các trường mầm
non, mẫu giáo đảm bảo an toàn cho học sinh.
Phần thứ hai
MỤC
ĐÍCH, ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC, LỘ TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI
1. Mục đích chuyển đổi
Đảm bảo đủ trường công lập đáp ứng yêu cầu
phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 5 tuổi;
Trong quá trình chuyển đổi, hệ
thống trường mầm non phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người học và
tranh thủ được sự đầu tư của xã hội cho giáo dục.
Việc chuyển đổi mô hình trường
bán công sang công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính
phải đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một
cách toàn diện.
2. Định hướng các mô hình chuyển đổi
Theo Luật Giáo dục năm 2005, kể từ năm 2006,
giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo 3 loại
hình: công lập, dân lập và tư thục. Vì vậy, loại hình trường bán công buộc phải
chuyển đổi sang loại hình công lập, dân lập hoặc tư thục. Việc chuyển đổi loại hình trường được thực hiện theo Thông
tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ thực trạng về trường, lớp của tỉnh,
hiện tại tỉnh ta có
189 trường mầm non, trong đó loại hình công lập có 51 trường, bán công có 65 trường,
dân lập có 58 trường và tư thục có 15 trường. Trong số 58 trường mầm non dân
lập thì thực chất 57 trường hoạt động như các trường bán công hiện hành, chỉ có
1 trường hoạt động đúng theo quy định loại hình dân lập (đó là trường mẫu giáo
thuộc Trung đoàn 940 của huyện Phù Cát). Vì vậy, các trường bán công được đề
cập trong Đề án này là các trường bán công hiện hành và các trường dân lập hoạt
động như bán công, tổng cộng có 122 trường (bao gồm 65 trường bán công hiện
hành và 57 trường dân lập hoạt động như bán công).
Như vậy, định hướng chuyển đổi đối với các
trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:
Loại hình
|
Số trường
|
Định hướng
chuyển đổi
|
Công lập
|
51
|
Giữ nguyên
|
Bán công
|
122
|
Chuyển qua
công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính
|
Dân lập
|
1
|
Giữ nguyên
|
Tư thục
|
15
|
Giữ nguyên
|
Tổng cộng
|
189
|
|
3. Các tiêu chí chuyển đổi
a. Chuyển sang loại hình trường công lập
Các trường bán công thuộc địa bàn miền núi,
nông thôn, ven biển ... sẽ chuyển qua loại hình công lập. Ở những nơi này đời sống của nhân dân còn thấp, đòi hỏi nhà
nước phải đầu tư nhiều hơn về con người, về kinh phí, về cơ sở vật chất phục vụ
cho việc dạy và học, tạo điều kiện cho con em nhân dân được học tập bình đẳng
như những vùng thuận lợi. Cụ thể có 84 trường mầm non bán công đóng trên
các địa bàn sau đây sẽ chuyển sang loại hình công lập:
- Các trường thuộc 3 huyện miền núi: Vân
Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão;
- Các trường thuộc xã Phước Mỹ, phường Bùi
Thị Xuân, phường Trần Quang Diệu, phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú của thành
phố Quy Nhơn;
- Các trường thuộc các xã của các huyện còn
lại.
b. Chuyển sang loại hình trường công lập hoạt
động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ một phần về tài chính theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
b.1. Chuyển sang loại hình
trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn
toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
Mô hình chuyển đổi này sẽ triển
khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường
đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất tốt, có tổ chức bán trú
cho học sinh, chỉ có 1 điểm trường tập trung, dễ thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 13
trường mầm non bán công sau đây sẽ chuyển sang loại hình trường công lập hoạt
động theo cơ chế
tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ;
+ Trường MN Quy Nhơn
+ Trường MG Hương Sen, Quy Nhơn
+ Trường MN Hoa Sen, Quy Nhơn
+ Trường MN 2/9, Quy Nhơn
+ Trường MN Phong Lan, Quy Nhơn
+ Trường MN huyện Tuy Phước
+ Trường MN huyện An Nhơn
+ Trường MN Thị trấn Đập Đá
+ Trường MN huyện Tây Sơn
+ Trường MN 19/5, Phù Cát
+ Trường MN huyện Phù Mỹ
+ Trường MN Họa Mi, Hoài Nhơn
+ Trường MN Thị trấn Tam Quan
b.2. Chuyển sang loại hình
trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về
tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
Mô hình chuyển đổi này sẽ triển khai thực
hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường đóng trên
địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất chưa thật tốt, trường có nhiều điểm
lẻ, khó thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 25 trường mầm non bán công sẽ
chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về
tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; đó là
các trường đóng trên các địa bàn sau đây:
Các trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và
các trường thuộc thị trấn các huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù
Mỹ, Hoài Nhơn và Hoài Ân (trừ các trường bán công đã chuyển sang loại hình công
lập và công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính).
4. Nguyên tắc chuyển đổi
Quá trình chuyển đổi các trường mầm non bán công sang
công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính phải bảo đảm
các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước; điều
lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của trường mầm non;
- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của
nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy
định của pháp luật; không làm gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo
điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các
tầng lớp nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện
đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và
những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà
trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
5. Kế hoạch chuyển đổi
a. Đợt 1
- Chuyển 15 trường đóng trên địa bàn xã có một hoặc nhiều
thôn được công nhận là thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
theo Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc sang loại
hình công lập.
(Danh sách cụ thể các
trường xem tại phụ lục 4)
- Chuyển 13 trường thuộc các phường của thành phố Quy
Nhơn và thị trấn của các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát và
Hoài Nhơn, sang
loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về
tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
(Danh sách cụ thể các
trường xem tại phụ lục 5)
b. Đợt 2:
- Chuyển 41 trường đóng trên địa bàn xã có khó khăn, xã
nghèo, xã miền núi thấp, xã ven biển, phường xã ngoại thành có khó khăn, địa
hình chia cắt đi lại khó khăn, các lớp mẫu giáo cách xa nhau (mỗi thôn/lớp)
sang loại hình công lập.
(Danh sách cụ thể các
trường xem tại phụ lục 6)
- Chuyển 25 trường đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn
có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sang loại hình trường công lập hoạt
động theo cơ chế
tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ.
(Danh sách cụ thể các
trường xem tại phụ lục 7)
c. Đợt 3:
Chuyển 28 trường còn lại đóng trên địa bàn các xã, phường
thuộc vùng đồng bằng, vùng nông thôn, các lớp mẫu giáo rải rác (mỗi thôn/lớp)
sang loại hình công lập.
(Danh sách cụ thể các
trường xem tại phụ lục 8)
* Như vậy, sau khi chuyển đổi, hệ thống các trường mầm
non của tỉnh chỉ còn ba loại hình công lập, dân lập và tư thục với quy mô như
sau:
- Loại hình công lập: 173 trường, tỷ lệ 91,53%; trong đó:
+ Công lập : 135 trường, tỷ lệ 71,43%;
+ Công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính: 13 trường, tỷ
lệ 6,88%;
+ Công lập tự chủ một phần về tài chính : 25 trường, tỷ
lệ 13,23%;
- Loại hình dân lập: 1 trường, tỷ lệ 0,53%;
- Loại hình tư thục: 15 trường, tỷ lệ 7,94%.
6. Lộ trình chuyển đổi
a. Năm 2011
- Xây dựng đề án chuyển đổi trình HĐND tỉnh phê duyệt;
- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện
Đề án.
b. Năm 2012
Thực hiện việc chuyển đổi đợt 1.
c. Năm 2013
Thực hiện việc chuyển đổi đợt 2.
d. Năm 2014
Thực hiện việc chuyển đổi đợt 3.
7. Các giải pháp thực hiện chuyển đổi
a. Về tuyên truyền vận động
Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với Ủy
ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, mục đích, ý nghĩa và tầm
quan trọng của giáo dục mầm non nói chung, của việc chuyển đổi các trường mầm
non bán công sang công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính nói riêng.
b. Về tổ chức
Sau khi chuyển đổi, trường phải thực hiện đúng quy
định về điều lệ, về quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non hiện hành;
c. Về nhân sự
c.1. Đối với các trường chuyển sang loại hình
công lập
- Người lao động trong biên chế nhà nước được giữ nguyên biên chế và được hưởng mọi quyền
lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Người lao động ngoài biên chế nhà nước được
sắp xếp, giải quyết theo các hướng:
+ Trường hợp người lao động đã hợp đồng lao
động tại trường từ 2 năm trở lên có đóng BHXH trước khi chuyển đổi nếu đủ điều
kiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ ưu tiên sắp xếp ngay vào biên chế nhà nước
theo chỉ tiêu biên chế được giao; được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách
theo quy định hiện hành của Nhà nước;
+ Các trường hợp khác: tiếp tục ký hợp đồng
lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động; người
lao động được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định hiện hành của Nhà
nước.
Nhu cầu biên chế SNGD bổ sung cho các huyện,
thành phố:
Đợt
|
Tổng số
trường
|
Cán bộ quản
lý
|
Giáo viên
|
Nhân viên
|
Ghi chú
|
Nhu cầu
|
Hiện có
|
Cần bổ sung
|
Nhu cầu
|
Hiện có
|
Cần bổ sung
|
Nhu cầu
|
Hiện có
|
Cần bổ sung
|
1
|
15
|
32
|
16
|
16
|
142
|
1
|
141
|
30
|
0
|
30
|
|
2
|
41
|
82
|
28
|
54
|
435
|
2
|
433
|
82
|
0
|
82
|
|
3
|
28
|
57
|
28
|
29
|
399
|
9
|
390
|
63
|
0
|
63
|
|
Cộng
|
84
|
171
|
72
|
99
|
976
|
12
|
964
|
175
|
0
|
175
|
|
c.2. Đối với các trường
chuyển sang loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính theo
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ
Giữ nguyên hiện trạng như trước khi chuyển
đổi.
d. Về học sinh
Học sinh được hưởng các quyền lợi và thực
hiện nghĩa vụ theo quy định của điều lệ trường mầm non công lập hiện hành.
e. Về tài sản, tài chính
e.1. Đối với các trường chuyển sang loại hình
công lập
Vì cơ sở vật chất của các trường mầm non bán
công trên địa bàn tỉnh đều do nhà nước đầu tư xây dựng nên sau khi tiến hành
kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính thì nhà trường tiếp nhận
và tiếp tục sử dụng đồng thời có kế hoạch bổ sung, nâng cấp để đảm bảo tổ chức
dạy và học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhu cầu kinh phí cần bổ sung:
Hàng năm, ngân sách nhà nước phải bổ sung cho
các trường để đảm bảo chi thường xuyên (tính theo giá tại thời điểm 2011):
Đơn vị tính: đồng
Đợt
|
Tổng số
trường
|
Tổng nhu
cầu kinh phí
|
Kinh phí
ngân sách hiện đã chi
|
Kinh phí
chênh lệch cần bổ sung sau khi chuyển đổi
|
Tổng cộng
|
Chi con
người (lương, phụ cấp ...)
|
Chi hoạt
động thường xuyên
|
1
|
15
|
6.934.478.000
|
5.547.582.000
|
1.386.896.000
|
2.891.662.000
|
4.042.816.000
|
2
|
41
|
20.575.555.000
|
16.460.444.000
|
4.115.111.000
|
4.801.512.000
|
15.774.043.000
|
3
|
28
|
17.836.119.000
|
14.268.895.200
|
3.567.223.800
|
3.998.308.000
|
13.837.811.000
|
Cộng
|
84
|
45.346.152.000
|
36.276.921.200
|
9.069.230.800
|
11.691.482.000
|
33.654.670.000
|
(Xem chi tiết tại phụ
lục 9, 10, 11)
- Cơ chế nguồn ngân sách:
Kinh phí hoạt động cho các trường mầm non,
mẫu giáo thực hiện chuyển sang loại hình công lập được ngân sách tỉnh hỗ trợ
theo tỷ lệ như sau:
+ Đối với 03 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh
Thạnh, An Lão): ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%;
+ Đối với huyện Hoài Ân: ngân sách tỉnh hỗ
trợ 50%;
+ Đối với huyện Tây Sơn: ngân sách tỉnh hỗ
trợ 30%;
+ Các huyện còn lại và thành phố Quy Nhơn: tự
bảo đảm kinh phí.
- Nhu cầu cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất các trường mầm non, mẫu giáo
bán công được chuyển đổi nguyên trạng sang công lập để trường hoạt động bình
thường;
Tùy theo quy hoạch phát triển mạng lưới
trường lớp hàng năm, có kế hoạch đầu tư dần (xây dựng mới, bổ sung, cải tạo cơ
sở vật chất...), đảm bảo thực hiện nâng cao chất lượng GDMN.
e.2. Đối với các trường chuyển sang loại hình
công lập tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ
Cơ sở vật chất của các trường được thực hiện
như trường hợp chuyển sang loại hình công lập, cụ thể là: Sau khi tiến hành
kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính thì nhà trường tiếp nhận
và tiếp tục sử dụng đồng thời có kế hoạch bổ sung, nâng cấp để đảm bảo tổ chức
dạy và học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Về kinh phí:
- Đối với các trường chuyển sang công lập tự
chủ hoàn toàn về tài chính: Trong 01 năm, dự kiến Nhà nước không phải chi trả
một khoản kinh phí là 9.221.528.000 đ, trong đó:
+ Kinh phí chi cho con người: 7.377.223.000 đ
+ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên:
1.844.306.000 đ
(Xem chi tiết tại phụ
lục 12)
- Đối với các trường chuyển sang công lập tự
chủ một phần về tài chính: Hàng năm, nhu cầu kinh phí hoạt động là 14.275.917.000
đ, trong đó:
+ Kinh phí chi cho con người: 11.420.734.000
đ
+ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên:
2.855.183.000 đ
Tuy nhiên, theo mức thu học phí công lập thì
hàng năm kinh phí thu được từ nguồn học phí là 2.309.085.000 đ. Vì vậy; trong 1
năm, Nhà nước phải chi trả một khoản kinh phí cho các trường này là:
11.966.832.000 đ,
(Xem chi tiết tại phụ
lục 13)
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục - Đào tạo
- Sau khi Đề án được Hội đồng nhân dân tỉnh
phê duyệt, Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, UBND các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi các trường mầm non bán công trên
địa bàn tỉnh sang loại hình công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính. Chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ
thực hiện Đề án; đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc gửi Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh để có chính sách đầu tư cơ
sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong hệ thống Giáo dục mầm
non.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí hoạt
động thường xuyên cho các trường đã được chuyển đổi.
4. Sở Tài nguyên - Môi trường
Phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo, UBND
các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đất đai cho
phát triển ngành học mầm non theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo
chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh hướng dẫn các đơn vị Giáo dục mầm non, các
bậc cha mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đối với trẻ mầm non tại cơ
sở giáo dục và tại gia đình;
Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo kiểm tra,
giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non 5
tuổi theo mục tiêu phổ cập.
6. Sở Nội vụ
Tham mưu, chỉ đạo thực hiện chính sách đối
với giáo viên mầm non, bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên cho các cơ sở giáo
dục mầm non.
7. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, với các
cơ quan có liên quan tăng cường công tác truyền thông vận động xã hội để thực
hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phát triển giáo dục mầm non,
bảo vệ quyền lợi trẻ em;
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo
chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên mầm non.
8. Sở Xây dựng
Phối hợp với các Sở ban ngành tham gia thẩm
định và thực hiện việc quy hoạch đất đai xây dựng trường học.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo
dục - Đào tạo chủ trì công tác thông tin, tuyên truyền trên các kênh thông tin
đại chúng về chủ trương chính sách chuyển đổi loại hình trường mầm non và công
tác phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra,
tổng hợp và xây dựng kế hoạch chuyển đổi phù hợp với thực tế và quy định của
pháp luật hiện hành.
- Thực hiện tốt việc quy hoạch quỹ đất cho
phát triển giáo dục mầm non.