ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2402/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 10 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017-2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định
1956/QĐ-TTg , ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định 971/QĐ-TTg ,
ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
1956/QĐ-TTg ;
Căn cứ Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg , ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ
trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT - BCT-BTTTT, ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức
thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ,
ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND
ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số
2265/QĐ-UBND , ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về
việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 1128/QĐ-UBND , ngày 18/7/2012 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số
315/QĐ-UBND , ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về
việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi
lao động và Quyết định số 1186/QĐ-UBND , ngày 15/7/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND ;
Căn cứ Quyết định số
2298/QĐ-UBND, ngày 29/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về
việc quy định thời gian đào tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ
cấp và dưới 03 tháng áp dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào
tạo nghề cho người khuyết tật theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2019
của Thủ tướng Chính phủ;
Xét Tờ trình số 86/TTr-BCĐ,
ngày 06/10/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch của Ban Chỉ
đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020.
(Kèm theo Kế hoạch số 87/KHDN-BCĐ, ngày
06/10/2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện
tốt Kế hoạch trên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
|
UBND
TỈNH VĨNH LONG
BCĐ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1956
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 87/KHDN-BCĐ
|
Vĩnh Long,
ngày 06 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND, ngày 10/10/2016 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Văn bản chính sách về Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
- Quyết định 1956/QĐ-TTg , ngày 27 tháng 11 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
- Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”.
- Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9
năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ
cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
- Thông tư liên tịch số
30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách
nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên
tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày
30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Công văn số 5044/BNN-KTHT ngày 17 tháng 6 năm
2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020.
- Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 26 tháng 5 năm 2010
của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc triển khai, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”.
- Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND , ngày 10 tháng
12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 2265/QĐ-UBND , ngày 22 tháng
10 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm
2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
- Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm
2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục
ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.
- Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm
2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND
ngày 04/2/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt
danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.
- Công văn số 594/UBND-VX ngày 02 tháng 3 năm
2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện các quy định mới
trong quá trình thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”
- Quyết định số 2298/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long ngày 29 tháng 9 năm 2016 về việc quy định thời gian đào
tạo và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng áp dụng
trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nghề cho người khuyết tật
theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng
cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh và của từng địa phương; đào tạo nguồn
nhân lực để phát triển các ngành nghề thế mạnh của từng khu vực, từng mô hình điển
hình và theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương.
- Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết
tật nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình, tạo điều kiện
vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây
dựng cộng đồng và xã hội.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề
nhằm gắn liền việc đào tạo nghề với tạo việc làm, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu
kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Chú trọng, tăng cường thực hiện mở lớp dạy
nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại các xã
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển
nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
- Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 07/4/2009
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành đề án nông nghiệp, nông
dân, nông thôn đến năm 2020.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016
1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Đã tham mưu Tỉnh ủy Vĩnh Long ban hành Chỉ thị
số 22-CT/TU, ngày 26/5/2010 về việc triển khai, thực hiện Quyết định
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”. Đồng thời đã tham mưu Tỉnh ủy đưa nội dung Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn của Tỉnh theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg vào
trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng Bộ lần thứ IX giai đoạn 2011 - 2015.
- Ngoài ra, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố còn thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao
động nông thôn hàng năm cho các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm công
lập trực thuộc và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp
tỉnh, bao gồm 27 thành viên là các cán bộ Lãnh đạo thuộc các sở, ban ngành, hội
và các cơ quan thông tin đại chúng; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo
thực hiện Đề án. Thành lập 08/08 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện; thành
lập 109/109 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện khuyến khích, thu hút được 22/27 cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác tham gia đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ
a) Kết quả hỗ trợ học nghề giai đoạn 2011 - 2015
- Giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức được 2.305
lớp đào tạo nghề cho 68.410 lao động nông thôn, gồm: Đối tượng 1: 14.525 người;
Đối tượng 2: 3.611 người; Đối tượng 3: 50.274 người. Trong đó:
+ Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 57.701 lao
động nông thôn (chiếm 84,35% so với tổng số lao động nông thôn học nghề).
+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho 10.709 lao động
nông thôn (chiếm 15,65% so với tổng số lao động nông thôn học nghề).
- Số lao động nông thôn học xong (tốt nghiệp
khóa đào tạo nghề) là 67.897 người, đạt 99,25% so với tổng số lao động nông
thôn tham gia học nghề.
- Số lao động nông thôn tìm được việc làm phù
hợp sau học nghề là 55.411 người, đạt 81,61% so với tổng số lao động nông thôn
tốt nghiệp khóa học nghề.
- Tổng kinh phí hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và
hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng lao động nông thôn thuộc diện
chính sách ưu tiên của Đề án là 37, 01 tỷ đồng.
b) Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
giai đoạn 06 tháng đầu năm 2016 và ước thực hiện giai đoạn 06 tháng cuối năm
2016
- Giai đoạn 06 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn
toàn tỉnh Vĩnh Long đã triển khai tổ chức được 53 lớp dạy nghề cho 1.412 lao
động nông thôn, đạt 28,24% so với chỉ tiêu
kế hoạch năm (5.000 người), gồm:
Đối tượng 1: 510 người; Đối tượng 2: 145 người; Đối tượng 3: 757 người.
Số lao động nông thôn đã học xong (tốt nghiệp
khóa học nghề) là 899 người (đạt 63,67%), số lao động nông thôn có việc làm phù
hợp với nghề được học là 739 người (đạt 82,2%).
Kinh phí thực hiện: 3.725 triệu
đồng (đạt 35,69%), trong đó: Ngân sách Trung ương: 2.168 triệu đồng (đạt 44,08%), ngân sách địa phương:
1.558 triệu đồng (đạt 28,21%).
- Ước thực hiện giai đoạn 06
tháng cuối năm 2016, tổ chức đào tạo nghề cho 3.588 lao động nông thôn (đạt
100% kế hoạch được duyệt). Trong đó chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, hộ nghèo,
hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và lao động thuộc hộ bị
thu hồi đất canh tác. Đảm bảo nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với giải quyết việc
làm, tạo việc làm tối thiểu cho 80% lao động nông thôn sau đào tạo.
* Đánh giá chung về kết quả
thực hiện Đề án giai đoạn 06 tháng đầu năm 2016
- Thuận lợi
+ Công tác tuyên truyền chính
sách của Đề án, công tác tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
luôn được các cấp Ủy đảng, chính quyền của tỉnh đến các địa phương chú trọng
thực hiện. Vai trò chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp
được phát huy; có sự tham gia tích cực của các Hội, đoàn thể chính trị - xã hội
trong thực hiện vận động lao động nông thôn học nghề và hướng dẫn tự tạo việc
làm, tìm việc làm,… góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho người lao động.
+ Việc điều chỉnh một số chế độ
chính sách đối với người học, đặc biệt là nâng mức hỗ trợ tiền ăn trong thời
gian học nghề đã tạo thuận lợi cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, cận nghèo
có được điều kiện tham gia học nghề. Việc điều chỉnh tăng định mức chi phí đào
tạo nghề, đã tạo thuận lợi về kinh phí tổ chức lớp học, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo.
+ Nhờ sự hỗ trợ chi phí học
nghề và các chính sách của Đề án đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều lao động
nông thôn tham gia học nghề, tìm việc làm phù hợp, tăng thêm thu nhập, cải
thiện đời sống,…
+ Đội ngũ giáo viên và người
dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy
học để bổ sung giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn, tạm thời khắc phục
được khó khăn về thiếu giáo viên cơ hữu.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý ở các
cơ sở đào tạo được củng cố; năng lực kinh nghiệm tổ chức quản lý các hoạt động
dạy nghề ngày càng được nâng lên. Cán bộ quản lý dạy nghề cấp huyện, xã bước
đầu được quan tâm bố trí, tăng cường.
+ Trong quá trình triển khai
thực hiện Đề án, có nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nghề
đã đáp ứng được nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đã có sự phối hợp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với các cơ sở dạy nghề
trong việc biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu
thực tế sản xuất.
+ Công tác kiểm tra, giám sát
đánh giá thực hiện Đề án được chú trọng, quan tâm thực hiện. Tạo điều kiện
thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động cụ thể được thực hiện theo đúng
mục tiêu, chính sách của Đề án.
- Những khó khăn, vướng mắc
+ Hệ thống Ban Chỉ đạo Đề án
các cấp hoạt động chưa có hiệu quả cao, việc tổ chức thực hiện, giám sát công
tác đào tạo nghề còn hạn chế; đa số cán bộ là cán bộ kiêm nhiệm, chưa am hiểu
nhiều về các chính sách, quy định dạy nghề cũng như chính sách của Đề án. Chưa
thực hiện tốt việc lồng ghép các hoạt động của Đề án vào các đề án, dự án, các
nhiệm vụ công tác khác.
+ Nhận thức về học nghề, việc
làm của một phận lao động vẫn còn hạn chế. Lực lượng lao động của địa phương đa
số là lao động lớn tuổi, nên việc tổ chức đào tạo các ngành nghề mũi nhọn theo
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Một số ngành nghề phù
hợp với lao động lớn tuổi tại địa phương, thu hút được nhiều lao động tham gia
học nghề nhưng tính bền vững của việc làm chưa cao, sản phẩm không ổn định và
thu nhập còn thấp,....
+ Việc thực hiện sáp nhập Trung
tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên công lập huyện, thị xã, thành
phố gặp hạn chế về thời gian thực hiện sáp nhập, thời gian thực hiện các thủ
tục cần thiết về nhân sự, về xây dựng quy chế, đăng ký hoạt động giáo dục nghề
nghiệp,… làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
+ Việc thực hiện điều chỉnh một
số các quy định, chính sách của Đề án, đồng thời với quy định mới trong quản
lý, cấp phát và giao chỉ tiêu, kế hoạch kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước,…
dẫn đến việc phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch kinh phí thực hiện Đề án chậm, gây
khó khăn cho công tác tổ chức mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, ảnh
hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện kế hoạch năm.
+ Đối với việc tổ chức lớp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn phải đảm bảo tối thiểu 02 giáo viên hoặc người
dạy nghề tham gia giảng dạy, gây nhiều khó khăn cho các cơ sở đào tạo, đặc biệt
là trong tình trạng đang thiếu hụt giáo viên cơ hữu như hiện nay.
+ Do đặc thù ngành nghề tổ chức
đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao
động qua đào tạo của doanh nghiệp với các ngành nghề giản đơn, ít đòi hỏi nhiều
về trang thiết bị thực hành nghề. Do đó, một số trung tâm công lập huyện chưa
khai thác sử dụng có hiệu quả trang thiết bị được đầu tư. Mặt khác, một số cơ
sở đào tạo khác có nhu cầu sử dụng thiết bị để tổ chức đào tạo nghề lại không
có thiết bị để tổ chức lớp dạy nghề.
c) Những vấn đề còn bất cập,
cần giải quyết trong thời gian tới
- Cần tiếp tục tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đề án đến các cấp, các ngành và đông
đảo quần chúng nhân dân và người lao động. Tăng cường công tác phối hợp thực
hiện và thực hiện lồng ghép các hoạt động của Đề án vào các chương trình, dự
án, đề án khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.
- Tập trung đào tạo nghề và
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại các xã nông thôn mới nhằm đạt
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Tập trung thực hiện nâng cao
chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông
thôn. Trong đó chú trọng thực hiện tổ chức đào tạo các ngành nghề theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, các ngành nghề có hiệu quả
cao về giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người lao động, các ngành nghề có
thu nhập cao; khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
- Cần nâng cao hơn nữa về năng
lực quản lý, điều hành và triển khai các hoạt động đề án của đội ngũ cán bộ
quản lý tại các địa phương. Tăng cường công tác phối hợp trong tổ chức lớp đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
d) Bài học kinh nghiệm
- Về xây dựng kế hoạch đào tạo
nghề và giao chỉ tiêu, kinh phí thực hiện Đề án
+ Đối với các Sở ban ngành
tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần phối hợp tổ chức khảo
sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, tổng hợp và sớm xây dựng kế hoạch
đào tạo nghề hàng năm và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó,
làm căn cứ giao dự toán kinh phí thực hiện Đề án (gồm kinh phí từ Chương trình
mục tiêu Quốc gia và nguồn ngân sách tỉnh) khi có thông báo kinh phí giao thực
hiện.
+ Cần có sự thống nhất, phối
hợp giữa các Sở ban ngành tỉnh trong việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
tỉnh đơn giản hóa quy trình giao dự toán ngân sách thực hiện Đề án, đảm bảo đáp
ứng nhu cầu sử dụng kinh phí để tổ chức lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Về tuyên truyền, vận động lao
động nông thôn học nghề
Các cơ sở đào tạo cần tích cực
hơn, sớm triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động lao động nông
thôn học nghề ngay từ đầu năm kế hoạch để tránh tình trạng bị động về thời gian
thực hiện phân bổ kinh phí.
- Về nâng cao hiệu quả khai
thác sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo nghề đã được đầu tư theo chính
sách của Đề án
+ Đối với các Trung tâm Giáo
dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện
rà soát, bảo quản tốt các trang thiết bị đào tạo đã được đầu tư. Tích cực tổ
chức các khóa đào tạo nghề đối với các ngành nghề đã đầu tư thiết bị.
+ Thực hiện tốt việc điều
chuyển thiết bị cho các cơ sở đào tạo có nhu cầu sử dụng để tổ chức lớp học
nghề cho lao động nông thôn.
+ Thực hiện tốt việc phối hợp
tổ chức đào tạo nghề trong doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng đào tạo và thiết
bị thực hành theo đúng yêu cầu sử dụng trang thiết bị thực tế trong sản xuất.
- Về đảm bảo giáo viên giảng
dạy cho lớp học nghề
+ Tăng cường khuyến khích, thực
hiện tốt công tác mời gọi những người thợ lành nghề, kỹ thuật viên tại các
doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân,… hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng dạy học để có nghiệp vụ trong giảng dạy để tham gia công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
+ Thực hiện tốt việc liên kết
giữa các trường, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để thỉnh giảng giáo viên
đảm bảo cho lớp học nghề.
III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
1. Mục tiêu
- Đến năm 2020 cơ bản lao động
nông thôn làm các ngành nghề chính và dịch vụ nông thôn được đào tạo nghề, cụ
thể:
Tổng số lao động nông thôn được
hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án giai đoạn 2017 - 2020: 25.000 người,
trong đó: đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để phục vụ các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung là 6.625 người (chiếm tỷ lệ 26,5%); đào tạo nghề
phi nông nghiệp cho lao động nông thôn để làm dịch vụ nông nghiệp, cung ứng lao
động cho thị trường lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế là 18.375
người (chiếm tỷ lệ 73,5%).
Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho
các đối tượng chính sách, dự kiến các đối tượng học nghề gồm: Đối tượng 1:
7.705 người; Đối tượng 2: 1.721 người và Đối tượng 3: 15.574 người.
- Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đào tạo nghề đáp ứng
các yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và
của từng địa phương.
- Nâng cao chất lượng đào tạo
nghề gắn với việc làm tại chỗ, đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động qua đào
tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đảm bảo, sau khi học xong có từ
80% lao động nông thôn có việc làm ổn định và tăng thu nhập.
2. Kế hoạch đào tạo nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020
- Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao
động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 là 25.000 người, trong đó:
+ Dự kiến đào tạo nghề trình độ
sơ cấp cho 4.664 người; đào tạo dưới 3 tháng cho 20.336 người.
+ Đào tạo nghề cho 12.718 đối
tượng lao động nông thôn làm kỹ thuật nông nghiệp cần có chứng chỉ nghề và đào
tạo cho 12.282 đối tượng nông dân làm nghề yêu cầu có trình độ kỹ thuật hoặc có
nhu cầu chuyển đổi nghề.
- Kinh phí đề xuất thực hiện
các hoạt động của Đề án giai đoạn 2017 - 2020: 123,045 tỷ đồng, trong đó: kinh
phí đề nghị từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là 57,05
tỷ đồng; kinh phí đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương là 65,995 tỷ đồng.
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn theo hướng chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật canh tác
mới, sử dụng cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, cải tạo mô hình kinh tế hộ gia
đình nông thôn để tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho
người dân nông thôn. Góp phần thực hiện Kế hoạch số 928/KH-UBND, ngày 16/4/2014
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát
triển bền vững” giai đoạn 2014 - 2020.
- Đào tạo nghề nông nghiệp và
phi nông nghiệp cho lực lượng công nhân nghề gốm bị thiếu việc làm do các lò
gốm trên địa bàn tỉnh bị giải thể theo Đề án Tổ chức lại ngành sản xuất gạch,
gốm tỉnh Vĩnh Long theo Quyết định số 1831/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án “Tổ chức lại ngành sản
xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long”.
- Đào tạo nghề phi nông nghiệp
để cung ứng lao động qua đào tạo cho các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã,… sử
dụng lao động có trình độ tay nghề đạt chuẩn theo quy định tại khoản 8 Điều 52
Luật Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề phục vụ hợp tác lao động quốc tế.
- Danh mục ngành nghề đào tạo
gồm 40 nghề thuộc 12 nhóm lĩnh vực ngành nghề cho lao động nông thôn, gồm:
+ Đào tạo 15 ngành nghề thuộc
04 nhóm nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn làm nông nghiệp;
+ Đào tạo 35 ngành nghề thuộc
08 nhóm nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn làm dịch vụ nông nghiệp
hoặc có nhu cầu chuyển đổi nghề.
- Kế hoạch xây dựng mô hình
điển hình trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai
đoạn 2017 - 2020 là 09 mô hình, gồm:
+ Mô hình nông nghiệp (05 mô
hình):
Mô hình trồng lúa thuần chủng
chất lượng cao theo kỹ thuật canh tác mới;
Mô hình chăn nuôi gia súc gia
cầm;
Mô hình canh tác đa canh tổng
hợp (VAC, VACR,...);
Mô hình trồng cây ăn quả đặc
sản;
Mô hình nuôi trồng thủy sản
nước ngọt.
+ Mô hình phi nông nghiệp (04
mô hình):
Mô hình đào tạo nghề Tiểu thủ
công mỹ nghệ tại các làng nghề;
Mô hình đào tạo nghề trong
doanh nghiệp (nghề may công nghiệp);
Mô hình đào tạo nghề dịch vụ
nông nghiệp - nông thôn;
Mô hình đào tạo nghề gắn với
hợp tác lao động quốc tế.
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát,
đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo Quyết
định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về việc ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo điều hành
Nâng cao năng lực quản lý, điều
hành và triển khai các hoạt động đề án của cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện
Đề án cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, các cán bộ hội, đoàn thể được giao nhiệm
vụ quản lý dạy nghề tại các địa phương. Tăng cường công tác phối hợp trong tổ
chức lớp dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Tăng cường công tác hướng
dẫn, chỉ đạo điều hành và kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện.
2. Công tác tuyên truyền tư
vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận
động, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp về học nghề và việc làm bằng nhiều
hình thức khác nhau, chú trọng vào đối tượng học sinh phổ thông cấp 2, 3, học
sinh nghỉ học, bỏ học,... lao động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, lao
động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,... tham gia học nghề để có được việc làm phù
hợp với năng lực bản thân và điều kiện gia đình. Góp phần làm thay đổi nhận
thức của toàn xã hội về học nghề và cơ hội việc làm; làm hạn chế việc lãng phí
thời gian và kinh phí học tập của nhân dân, hạn chế tình trạng thất nghiệp,...
- Thiết lập hệ thống thông tin
cung - cầu, dự báo thị trường lao động. Từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu,
ngành nghề và trình độ đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp.
3. Cách thức tổ chức đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
- Tăng cường thực hiện đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hình thức đào tạo nghề lưu động
tại các vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tổ chức đào tạo
nghề theo quy trình, đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, theo mùa
vụ,… tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trải nghiệm quá trình thực tế
trong thời gian học nghề.
- Việc đào tạo nghề phi nông
nghiệp cho lao động nông thôn phải phối hợp tốt với các doanh nghiệp, thực hiện
đào tạo nghề trong doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện cho lao động nông thôn được
thực hành trực tiếp trong quy trình sản xuất thực tế.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo
nghề trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
hợp tác xã,… tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Khuyến khích đội ngũ
kỹ sư nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; khuyến khích công nhân lành nghề, kỹ
thuật viên tại các doanh nghiệp, nghệ nhân, tiến sỹ khoa học, chủ các doanh
nghiệp,… tham gia đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
4. Thực hiện lồng ghép các mô
hình khuyến nông, khuyến công với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Xác định rõ đối tượng đào tạo,
ưu tiên tổ chức đào tạo cho các đối tượng ưu tiên học nghề theo chính sách của
Đề án để thực hiện tốt việc lồng ghép giữa hỗ trợ học nghề và việc hỗ trợ phát
triển sản xuất theo các chương trình khuyến nông, khuyến công. Tạo điều kiện
cho lao động nông thôn tham gia sản xuất ở các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản
phẩm với doanh nghiệp. Đào tạo nghề phục vụ phát triển nông nghiệp gắn với tái
cơ cấu ngành nông nghiệp, phụ vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương.
- Tổ chức đào tạo nghề tại nơi sản
xuất theo các mô hình thí điểm có hiệu quả, gắn đào tạo với các mô hình khuyến
nông, khuyến công, liên kết sản xuất, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa
bàn các xã để tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
5. Kiểm tra, giám sát
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Định kỳ tổ chức tổng kết, đánh
giá kết quả thực hiện và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
6. Đánh giá hiệu quả học nghề
- Thực hiện tốt công tác khảo sát,
phúc tra quá trình giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn sau
học nghề.
- Đối với Ban chỉ đạo thực hiện Đề
án cấp xã, phường, thị trấn cần thực hiện tốt công tác rà soát, thống kê hiện
trạng việc làm và mức thu nhập của các đối tượng lao động nông thôn qua đào tạo
nghề.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch
đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 đạt hiệu quả cao, các
Sở, ban ngành là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, cấp huyện và
cấp xã tổ chức quán triệt Kế hoạch này và tổ chức thực hiện lồng ghép vào các
hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi ngành phụ trách. Trong đó:
1. Trách nhiệm của Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956)
Là đơn vị chủ trì, phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 huyện,
thị, thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt
động cụ thể của Kế hoạch dạy nghề:
- Quản lý kinh phí, phối hợp triển
khai các hoạt động cụ thể như: tổ chức truyền thông, tuyên truyền Đề án; hướng
dẫn và triển khai các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề phi nông nghiệp cho lao
động nông thôn; xây dựng Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề; tổng hợp
nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề
cho lao động nông thôn phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và một số các hoạt
động khác theo kế hoạch.
- Phối kết hợp tổ chức kiểm tra,
giám sát quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, phối hợp kiểm
tra, giám sát việc mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc giải
quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Định kỳ phối hợp với Sở Nông
nghiệp, Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào
tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và báo cáo kết quả thực
hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
2. Trách nhiệm của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành và ban chỉ đạo thực hiện Đề án các huyện, thị, thành phố triển khai các
hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cụ thể:
- Quản lý kinh phí, phối hợp triển
khai xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề nông nghiệp; triển
khai các hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám
sát quá trình thực hiện mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc
hướng dẫn tạo việc làm, xây dựng kinh tế hộ gia đình nông thôn cho lao động qua
đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Định kỳ tổng hợp kết quả thực
hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
xây dựng báo cáo chung về kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo các
nội dung thực hiện.
3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo
thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thành phố (Thường trực là Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố)
- Quán triệt kế hoạch dạy nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 đến các ban, ngành, đoàn thể và Ban
chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp triển khai các hoạt
động cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Quản lý kinh phí và triển khai
các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch.
- Tăng cường chỉ đạo, điều hành và
phối kết hợp kiểm tra giám sát việc mở các lớp dạy nghề và giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề tổ chức trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức phân tích, đánh giá hiệu
quả của các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả dạy nghề theo chính sách Đề án.
- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân
huyện, thị, thành phố, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh tình hình triển
khai thực hiện Đề án trên địa bàn phụ trách.
4. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo
thực hiện Đề án xã, phường, thị trấn
- Quán triệt kế hoạch dạy nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 đến từng đoàn thể, địa phương; đảm bảo
việc đào tạo các ngành nghề cho lao động nông thôn được gắn liền với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn
mới của từng địa phương.
- Phổ biến chính sách dạy nghề cho
lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa
chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp;
- Thống kê số lao động nông thôn
có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động
qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp;
đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn.
- Xác nhận vào đơn đăng ký học
nghề của lao động nông thôn trong xã về đối tượng theo quy định và các điều
kiện để làm việc theo nghề đăng ký học; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng
cán bộ phụ trách trong công tác phối hợp vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức
lớp học và hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
sau học nghề.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc
dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã; Lập danh sách theo dõi, thống
kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát
nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ
sau khi học nghề trên địa bàn xã;
- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp xã và Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, cấp tỉnh tình hình triển khai
thực hiện Đề án trên địa bàn.
5. Trách nhiệm của các cơ sở
dạy nghề cho lao động nông thôn
- Các cơ sở dạy nghề có
trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt và theo các quy định hiện hành về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn
thể tại địa phương, các doanh nghiệp thực hiện vận động, chiêu sinh học nghề,
tổ chức dạy nghề theo chương trình, giáo trình đã đăng ký, đảm bảo dạy đúng nội
dung, đủ thời lượng chương trình quy định; tổ chức thực hành nghề gắn liền với
các điều kiện lao động sản xuất thực tế của ngành nghề. Tổ chức thi kiểm tra,
công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng chứng chỉ nghề theo quy định.
- Phối hợp Ban chỉ đạo thực hiện
Đề án cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã,... tổ chức hướng dẫn
tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động nông thôn sau
học nghề. Đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm từ 70 - 80% trở lên.
- Chịu trách nhiệm về các nội dung
chi kinh phí tổ chức lớp học nghề, cấp tiền ăn, tiền đi lại cho học viên thuộc
các đối tượng quy định theo chính sách Đề án của tỉnh và quyết toán kinh phí
các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các nội dung thực hiện.
6. Trách nhiệm của các doanh
nghiệp, hợp tác xã phối hợp đào tạo nghề
- Tổ chức rà soát nhu cầu sử dụng
lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề, phối kết hợp với Ban chỉ đạo thực
hiện Đề án cấp xã, phường, thị trấn và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông
thôn tổ chức tuyên truyền, vận động lao động nông thôn học nghề. Trong quá
trình thực hiện cần thông tin cụ thể đến người học về các chính sách học nghề,
cơ hội và hình thức việc làm, mức thu nhập bình quân và các chế độ chính sách
khác,…
- Tham gia cùng với các cơ sở đào
tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện biên soạn, chỉnh sửa chương trình,
giáo trình dạy nghề theo yêu cầu thực tế công việc cần đào tạo tay nghề cho
người lao động để có thể tham gia tốt vào quá trình lao động sản xuất tại đơn
vị.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về một
số điều kiện mở lớp dạy nghề như: cung cấp thiết bị thực hành nghề, vật tư thực
hành, bố trí kỹ thuật viên tham gia giảng dạy, kềm cặp nghề. Đối với trường hợp
đào tạo nghề trong điều kiện sản xuất thực tế, các doanh nghiệp chịu trách
nhiệm chính trong việc bố trí phòng học lý thuyết, xưởng sản xuất và thiết bị
thực hành nghề; ngoài chế độ chính sách cho người học theo quy định của Đề án
1956, các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định về tiền lương, tiền công và
các chế độ chính sách khác cho người học nghề trong thời gian tham dự khóa đào
tạo nghề.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng lao
động sau khi kết thúc khóa học nghề vào làm việc tại đơn vị theo quy định hiện
hành về pháp luật lao động; chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm cho người lao
động sau học nghề, đảm bảo công việc làm cho người lao động tại địa phương. Đảm
bảo giải quyết việc làm, tạo việc làm theo các hình thức khác nhau từ 70 - 80%
lao động qua học nghề nông thôn trở lên.
Trên đây là kế hoạch dạy nghề cho
lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong thực tế triển
khai thực hiện sẽ có các điều chỉnh cụ thể cho phù hợp với đặc điểm tình hình,
yêu cầu nhiệm vụ thực hiện Đề án hàng năm. Đề nghị các Sở ban ngành có liên
quan, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, cấp xã tích cực triển khai thực
hiện kế hoạch đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra./.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trần Văn Khái
|