BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5044/BNN-KTHT
Vv xây dựng
kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 06
năm 2016
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao về đào tạo nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu lao động giai đoạn
2016-2020 theo “Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo
các cơ quan chức năng của địa phương triển khai đánh giá công tác đào tạo nghề
nông nghiệp thời gian qua và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn
2017 - 2020 như sau:
1. Tổ chức đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016;
2. Rà soát, cập nhật, xác định nhu cầu, phê duyệt điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung
hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 -
2020;
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề
nông nghiệp cho giai đoạn 2017 - 2020 và hàng năm (theo
đề cương gửi kèm) đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kết hợp nhu cầu đăng ký của người
dân và nhu cầu lao động nằm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự
án phát triển sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo
nghề nông nghiệp phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc làm cho lao động
sau đào tạo.
- Cân đối, bố trí đủ kinh phí thực hiện
đào tạo nghề nông nghiệp từ nguồn kinh phí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng Nông thôn mới, ngân sách địa phương và các nguồn khác.
Báo cáo gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thông qua Cục Kinh tế hợp
tác và Phát triển nông thôn, địa chỉ số 2 Ngọc Hà, Ba Đình,
Hà Nội trước ngày 30/7/2016 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Mẫu biểu trong thư điện tử: [email protected]
Pasword:
quyetdinh971.
(Thông tin chi tiết đề nghị liên hệ đ/c Trần Thị Loan, số
điện thoại (04) 38437519; 0913136268, đồng thời gửi qua địa
chỉ Email: Loanloc [email protected]).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Lưu: VT, KTHT (135b)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|
ĐỀ CƯƠNG
XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN
2017-2020
(Kèm theo Công văn số 5044/BNN-KTHT, ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Các văn bản chính sách về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
- Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày
01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020”.
- Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày
28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ
sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
- Các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực
hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa
phương đã được điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn.
3. Quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa
phương.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2016
1. Công tác chỉ đạo điều hành của địa phương về đào tạo nghề
nông nghiệp (Phụ lục 1).
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu,
nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp
a) Thống kê kết quả hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn
2011 - 2015 về chỉ tiêu số lượng người học, đối tượng, hiệu quả, kinh phí (Phụ
lục 2).
b) Kết
quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2016
và ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2016 (Phụ lục 3).
+ Chỉ tiêu kế hoạch
+ Kết
quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch: số người, số lớp,
đối tượng, loại hình đào tạo, số
người đã học xong, có việc làm, kinh phí.
+ Đánh giá chung: khó khăn, thuận lợi
(nhấn mạnh đến những khó khăn trong công tác chỉ
đạo, bố trí kinh phí, tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan có
liên quan ở địa phương).
- Ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2016
c) Đánh giá kết quả đạt được, ưu điểm,
nhược điểm, những vấn đề bất cập cần giải quyết trong thời gian tới.
d) Những bài học kinh nghiệm rút ra từ
đào tạo nghề nông nghiệp ở địa phương.
III. KẾ HOẠCH ĐÀO
TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017-2020
1. Xác định mục tiêu
- Đến năm 2020
cơ bản lao động nông nghiệp làm ở các ngành chính và dịch vụ nông thôn được đào
tạo nghề (cụ thể số người đào tạo hàng năm, các đối tượng,
cả giai đoạn).
- Đáp ứng nhu cầu lao động cho các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới.
- Đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu
quả, sau khi học xong ít nhất có 80% lao động có việc làm ổn định và tăng thu
nhập.
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020
- Xây
dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho từng năm và cho cả
giai đoạn 2017-2020: đảm bảo kết hợp nhu cầu đăng ký của người dân và nhu cầu
lao động năm trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản
xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở địa phương (Phụ lục 4, 5).
- Xây dựng kinh phí cho công tác đào
tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2017-2020 (Phụ lục 6).
+ Chỉ tiêu, nhiệm vụ.
+ Kinh phí (Ngân
sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác)
- Thống kê và xây dựng nhu cầu về nguồn
lực, cơ sở vật chất, giáo viên phục vụ cho công tác đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Kế
hoạch lồng ghép các dự án, mô hình khuyến nông với công tác đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn
- Rà soát bổ sung và ban hành danh mục
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
+ Số chương
trình/tài liệu bổ sung, biên soạn lại.
+ Số chương
trình xây dựng mới
- Kế hoạch xây dựng các mô hình điểm
theo Quyết định 971/QĐ-TTg về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để
nhân rộng trong thực tiễn (Phụ lục 7).
- Kế
hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các bộ làm công tác đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp (Phụ lục 8).
- Kế
hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Công tác chỉ đạo điều hành của địa
phương.
- Tăng cường và làm rõ trách nhiệm quản
lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện các khâu của quá trình tổ chức
đào tạo nghề nông nghiệp.
2. Công tác
tuyên truyền, tư vấn học nghề nông nghiệp và việc làm sau học nghề.
3. Tổ chức đào tạo nông nghiệp như thế
nào? Cơ sở đào tạo? hình thức đào tạo, địa bàn đào tạo, giáo viên .....
4. Giải pháp về lồng ghép các mô hình
khuyến nông với đào tạo nghề nông nghiệp.
5. Giải pháp về công tác kiểm tra,
giám sát đào tạo nghề nông nghiệp.
6. Giải pháp về đánh giá hiệu quả học
nghề nông nghiệp ......
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các Ủy ban
nhân dân cấp huyện và các đơn vị đào tạo tổ chức thực
hiện.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và cả giai đoạn 2017-2020 trình UBND cấp
tỉnh và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Xây dựng dự toán kinh phí bố trí
cho nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và cả
giai đoạn 2017-2020 trình UBND cấp tỉnh
và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Củng cố nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn ở các cấp.
- Xây dựng định
mức và danh mục đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình UBND cấp tỉnh ban hành.
- Tổ
chức kiểm tra, giám sát, đánh giá
kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
2. Sở
Tài chính
Thẩm định và bố trí
đủ kinh phí cho hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng và trình UBND cấp
tỉnh phê duyệt chi tiêu và kinh phí cho nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng kế hoạch đào tạo
nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh định mức và
danh mục đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình UBND cấp tỉnh ban hành.
5. UBND cấp huyện
- Giao Phòng Nông nghiệp và PTNT cấp
huyện là cơ quan thường trực, phối hợp với các cơ sở đào tạo
nghề tham mưu cho UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức
triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tiễn,
theo nhu cầu học nghề của người dân, ưu tiên lao động nằm trong vùng sản xuất
hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất của địa
phương.
- Tổng hợp nhu cầu và kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và
PTNT tổng hợp./.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU
HÀNH CỦA TỈNH THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LĐNT GIAI ĐOẠN 2011-2016
(Kèm theo Công văn số 5044/BNN-KTHT ngày 17
tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên
văn bản
|
Số,
ký hiệu
|
Trích
yếu
|
Cơ
quan ban hành
|
Ngày
ban hành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|