Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1609/QĐ-TTg 2022 Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục vùng khó khăn

Số hiệu: 1609/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 26/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số

Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1609/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Theo đó, để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, Chương trình đề ra nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về:

+ Công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ;

+ Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp;

+ Thăm quan chia sẻ học tập mô hình điểm.

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.

- Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm.

Quyết định 1609/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1609/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1983/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền (sau đây gọi chung là vùng khó khăn) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với trẻ em:

- Đến năm 2025: có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Đến năm 2030: có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

b) Đối với giáo viên:

- Đến năm 2025: bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Đến năm 2030: bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

c) Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

Đến năm 2030: phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

a) Rà soát, nghiên cứu bổ sung, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, bao gồm một số chính sách: hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;

b) Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển;

c) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hoàn thiện các chính sách đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển và tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ giáo viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn;

d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp: ưu tiên đầu tư kinh phí để xóa phòng học nhờ, phòng học tạm; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm đồ dùng học tập đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

2. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ

a) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về: công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp; thăm quan chia sẻ học tập mô hình điểm;

b) Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

c) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em;

d) Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm;

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

a) Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn;

b) Chú trọng bổ sung đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp, xây dựng mô hình môi trường giáo dục đậm đà văn hóa, bản sắc dân tộc, phát huy ưu thế của vùng miền, có cảnh quan môi trường phù hợp nhất với trẻ và văn hóa riêng của cơ sở; tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi tập huấn, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non vùng khó khăn;

4. Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em

a) Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ;

b) Chú trọng khai thác yếu tố văn hóa bản địa trong tổ chức, thực hiện chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số;

c) Tổ chức biên soạn, tập huấn và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn; đẩy mạnh tập huấn việc thực hiện chương trình và phương pháp giáo dục phù hợp đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

d) Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.

5. Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

a) Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng

- Hình thành cơ chế, khuyến khích tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non. Vận động sự tham gia của toàn dân và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy sáng kiến của cộng đồng phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia dạy tiếng Việt cho cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em là người dân tộc thiểu số; động viên, khuyến khích cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ và các hoạt động thiết thực khác cho trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành

- Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; các ban ngành có liên quan, đặc biệt là vai trò của các ban dân tộc, các tổ chức Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở gia đình và cộng đồng;

- Lồng ghép triển khai các nhiệm vụ giải pháp của Chương trình này với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025.

c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

b) Hình thành chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

c) Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Biên soạn tài liệu truyền thông, tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm vùng miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

d) Phối hợp chặt chẽ với các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non và học 2 buổi/ngày.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

a) Nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành;

b) Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công;

c) Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình;

c) Tổ chức biên soạn tài liệu nguồn phù hợp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số;

d) Xây dựng Kế hoạch, chương trình triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số;

đ) Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; xây dựng phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

e) Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Ủy ban Dân tộc

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình;

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành ở trung ương và các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

c) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình;

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Chương trình; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đối với giáo viên và trẻ em mầm non vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chương trình.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Chương trình;

b) Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung để thực hiện Chương trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.

6. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình theo phân cấp Ngân sách Nhà nước hiện hành.

7. Bộ Nội vụ

a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn;

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha, mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

9. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

10. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Bố trí kinh phí, trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả của Chương trình tại địa phương;

c) Ban hành các cơ chế chính sách cần thiết của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương;

d) Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác;

đ) Triển khai chương trình xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung số phòng học còn thiếu cho vùng khó khăn theo Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật;

e) Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn;

g) Chỉ đạo, tổ chức, chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, nhân viên cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Chương trình;

h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn.

11. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Khuyến học Việt Nam và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Quốc gia về Trẻ em;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (2b).Sơn.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vũ Đức Đam

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 1609/QD-TTg

Hanoi, December 26, 2022

 

DECISION

APPROVING PROGRAM FOR “ASSISTANCE IN DEVELOPING PRESCHOOL EDUCATION IN DISADVANTAGED AREAS FOR THE 2022-2030 PERIOD”

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of the Law on the Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Children Law dated April 05, 2016;

Pursuant to the Government’s Decree No. 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 on elaboration of the Law on Education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 56/2017/ND-CP dated May 09, 2017 on elaboration of the Children Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decision No. 1983/QD-TTg dated November 24, 2021 of the Prime Minister on promulgation of Plan to implement Conclusion No. 92-KL/TW dated November 5, 2020 of the Politburo on continuation in implementation of Resolution of the 11th Central Committee's 5th Plenum on some issues about social policies for the 2012 – 2020 period.

At the request of the Minister of Education and Training;

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Program for “Assistance in developing preschool education in disadvantaged areas for the 2022-2030 period” (hereinafter referred to as “the Program”) is approved with the following contents:

I. SCOPE AND REGULATED ENTITIES

Children, managers, teachers, staff and preschool education institutions in poor districts, extremely disadvantaged and disadvantaged hamlets and communes in coastal sand dunes, coastal areas and islands, extremely disadvantaged and disadvantaged hamlets and communes in ethnic minority areas and mountainous regions, hamlets and communes in disadvantaged areas according to regulations issued by the Prime Minister, the Committee for Ethnic Minority Affairs, competent authorities (hereinafter referred to as “disadvantaged areas”), and relevant organizations and individuals.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

Assist in the development of preschool education in disadvantaged areas.  Give children additional opportunities for accessing quality preschool education on the basis of efforts to fulfill conditions regarding teachers and school and classroom facilities.  Ensure fairness in access to education, thereby contributing to narrowing the development gap among areas and regions; contribute to poverty eradication, economic and social development; sustainably preserve and promote cultural values of and areas and regions where many ethnic minority compatriots are residing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regarding children:

- By 2025: at least 20% of children from 18 to 36 months of age and 90% of children from 3 to 5 years of age in disadvantaged areas will attend preschool education institutions, of which 30% of children in preschool education institutions shall receive extra training in Vietnamese language on the basis of their first language in conformity with their age; at least 50% of provinces where there are many ethnic minority children will have models for extra training in Vietnamese language on the basis of their first language;

- By 2030: at least 25% of children from 18 to 36 months of age and 95% of children from 3 to 5 years of age in disadvantaged areas will attend preschool education institutions, of which 60% of children in preschool education institutions shall receive extra training in Vietnamese language on the basis of their first language in conformity with their age; at least 80% of provinces where there are many ethnic minority children will have models for extra training in Vietnamese language on the basis of their first language;

- Every year, all children of preschool education institutions in disadvantaged areas are nurtured, cared for and educated according to preschool education programs suitable for conditions of areas and regions and ethnic groups and unique characteristics of children.

b) Regarding teachers:

- By 2025: 30% of teachers will undergo refresher training to be able to use the first language of children;

- By 2030: 60% of teachers will undergo refresher training to be able to use the first language of children; achieve the minimum ratio of teacher to classroom according to regulations.

c) Regarding preschool education institutions:

By 2030: Eliminate 100% of borrowed and temporary classrooms; build new schools according to the estimated planning for network of preschools in local areas; provide additional outdoor and indoor toys and for new schools and classrooms as a result of scale increase.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Completion of mechanisms and polices on development of preschool education in disadvantaged areas

a) Review, conduct additional studies, and propose the development of support policies applicable to children and preschool education institutions in disadvantaged areas, especially children from 18 to 36 months of age, including policies on lunch support, tuition fee exemption and reduction, and learning cost financing;

b) Achieve the minimum ratio of teacher to classroom in disadvantaged areas according to regulations with priority given to teachers who teach in individual groups and classrooms in ethnic minority and mountainous areas, riverine areas, border areas, islands, coastal sand dunes and coastal areas;

c) Review, study and propose development and supplementation of support policies for teachers in disadvantaged areas, especially those directly teaching ethnic minority children; improve policies on training under contracts between companies and training institutions, recruitment, selection, and employment of local teachers who teach ethnic minority children; fully and promptly provide mechanisms to attract and encourage teachers to work for a long term in disadvantaged areas;

d) Conduct study and propose mechanisms and policies on investment in facilities in schools: prioritize investment funds to eliminate borrowed and temporary classrooms; construct official residences for teachers; purchase studying equipment to meet the needs of preschool education development in disadvantaged areas.

2. Increase in capacity of teachers and managers in preschool education institutions in disadvantaged areas and provision of refresher training for language assistants

a) Organize refresher training to increase capacity of managers and teachers for management, implementation of preschool education programs in conformity with characteristics of children in disadvantaged areas, bilingual education methods and skills, and extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of ethnic minority children, especially focus on children from 18 to 36 months of age and new children from 3 to 5 years of age; visit and share learning experiences at exemplary schools;

b) Give minority language training courses to teachers who teach ethnic minority children;

c) Provide refresher training and training for language assistants and bilingual educators on the basis of the first language of children;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Stimulation of investment in facilities

a) Make plans and roadmap and adopt solutions for construction of official residences for teachers, eliminate borrowed and temporary classrooms, provide additional classrooms in case of inadequate classrooms, purchase additional learning equipment in disadvantaged areas to fulfill children’s demands for attendance in  schools and classrooms, focus on children from 18 to 36 months of age and from 3 to 5 years of age; give additional learning materials which serve extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of children and improvement of the quality of preschool education in disadvantaged areas.

b) Focus on additional provision of toys and education equipment used inside and outside classrooms, construct a model of an education environment with distinctive culture and regional characteristics, create an environment landscape most suitable for children and unique culture of each education institution; establish and expand exemplary schools to use them as locations for training, sharing and exchange of professional experience in preschool education in disadvantaged areas;

4. Execution of preschool education programs suitable for disadvantaged areas, characteristics of reception and culture and the first language of children

a) Execute preschool education programs suitable for conditions of areas and regions, characteristics of ethnic minority children.  Review and complete programs and reform preschool education contents and methods in order to make them suitable for disadvantaged areas, characteristics of reception and culture and the first language of children;

b) Focus on development of indigenous culture in organization and execution of preschool education programs for children in disadvantaged areas and ethnic minority children.

c) Organize compilation and sharing of, and training in child-friendly education materials suitable for children at preschool education institutions in disadvantaged areas; promote training in execution of education programs and methods suitable for teachers directly teaching ethnic minority children;

d) Give extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of children; build and maintain Vietnamese language environment on the basis of the first language in preschool education institutions in which ethnic minority children are learning; pay attention to children from 18 to 36 months of age and from 3 to 5 years of age who are unable to speak Vietnamese.

5. Mobilization of resources for development of preschool education in disadvantaged areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Establish policies to encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest in construction of preschools. Encourage the participation of all people and social organizations and socio-professional organizations; and initiatives set up by the public for development of preschool education in disadvantaged areas;

- Stimulate border guard officers and soldiers to participate in teaching Vietnamese language to their parents and caregivers of ethnic minority children; encourage retired officers and members of organizations and associations, especially the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Women's Union and the Vietnam Study Encouragement Association to participate in assistance in providing extra training in Vietnamese language for their parents and other practical activities for ethnic minority children;

- Encourage domestic and foreign enterprises, organizations and individuals to contribute funds, books, documents, education materials, teaching aids and toys to assistance in developing preschool education in disadvantaged areas.

b) Interdisciplinary cooperation promotion

- Promote cooperation, utilization of the strength and enhancement of roles of the entire political system; relevant agencies, especially those of ethnic councils, organizations of Women's Union, and Youth Union in assistance in developing preschool education in disadvantaged areas; improve the quality of care, nurture and education of children in families and communities;

- Integrate and carry out tasks and solutions of this Program and the Project on mobilization of social resources for supporting children in extremely disadvantaged communes in ethnic minority and mountainous areas for the 2019-2025 period.

c) International cooperation promotion

Mobilize financial and technical support from international organizations; make cooperation in and selectively adopt advanced methods for enhancing quality of preschool education, providing extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of ethnic minority children and developing preschool education in disadvantaged areas.

6. Dissemination and increase in awareness of the Program

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Establish websites and sections on mass media to raise awareness among government authorities at all levels, the public, young parents, domestic and foreign organizations and individuals of investment on and focus on the development of preschool education in disadvantaged area;

c) Disseminate information and give assistance to parents and caregivers of children in caring, nurturing, educating and providing extra training in Vietnamese language on the basis of the first language.  Compile documents on communication and training in preschool education in conformity with characteristics of areas and regions, and extra training in Vietnamese language on the basis of the first language intended for ethnic minority children's parents and ethnic minority community;

d) Closely cooperate with village chiefs and prestigious persons in the community to encourage ethnic minority families to enable their children to attend preschools and two sessions per day.

IV. FUNDING

1. Funding sources

a) Funding for education and training which is part of the funding for the programs and projects (the National Target Program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas for the period 2021 – 2030; the National Target Program on New Rural Development for the period 2021 – 2025; and the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the period 2021 – 2025) provided by competent authorities and included in annual plans of ministries, central and local authorities according to management delegation;

b) Medium-term public investment capital which has been provided for the 2021-2025 period and medium-term public investment capital for the 2026-2030 period in conformity with balance capacity of state budget according to regulations of the law on public investment;

c) Private capital for education and other legal funding sources.

2. The formulation and implementation of financial plans for the tasks of the Program shall comply with regulations of the Law on State Budget, the Law on Public Investment and applicable regulations on mid-term public investment plans and mid-term financial plans of the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministry of Education and Training

a) Preside over and cooperate with relevant ministries and authorities and People's Committees of provinces and central- affiliated cities in performance of the Program's tasks;

b) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, Committee for Ethnic Minority Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development in providing guidance on use of and prioritizing capital of National Target Programs for implementation of the Program;

c) Organize compilation of appropriate materials, refresher training and training in increase capacity of managements and teachers who nurture, care and educate ethnic minority children for management, development and reform of contents and methods for implementation of the preschool education program in conformity with characteristics of children in disadvantaged areas; methods and skills in bilingual education and extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of children suitable for ethnic minority children;

d) Develop plans and programs to provide refresher training in minority language for teachers nurturing, caring for and educating ethnic minority children.

dd) Assist in building and providing a pilot model of extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of ethnic minority children; developing software which gives extra training in Vietnamese language on the basis of the first language of children;

e) Preside over inspection, assessment and consolidation of results of implementation of the Program, organization of preliminary and final reviews and submission of annual reports to the Prime Minister.

2. Committee for Ethnic Minority Affairs

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in studying and proposing concretization of tasks included in the National Target Program for socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas for the period 2021 - 2030 by way of performance of tasks and solutions in order to achieve objectives of the Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Cooperate with the Ministry of Education and Training, relevant ministries and central authorities in inspecting organization and implementation of the Program.

3. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

a) Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in studying and proposing concretization of tasks included in the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the period 2021 - 2025 by way of performance of tasks and solutions in order to achieve objectives of the Program;

b) Cooperate with the Ministry of Education and Training, ministries and central and local authorities to promote social propaganda and mobilization activities and increase capacity so as to implement the Program; ensure that children’s rights are protected and exercised in disadvantaged areas within their management scope;

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in directing and supervising the implementation of relevant policies applicable to teachers and children from 18 months to 05 years of age in disadvantaged areas within their management scope.

4. Ministry of Agriculture and Rural Development

Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training in studying and proposing concretization of tasks included in the National Target Program on New Rural Development for the period 2021 - 2025 by way of performance of tasks and solutions in order to achieve objectives of the Program;

5. Ministry of Planning and Investment of Vietnam

a) Preside over review and submission of the mid-term public investment plan for the 2026-2030 period to the Government and the Prime Minister, and on an annual basis, carry out tasks and projects approved by competent authorities according to regulations of laws on public investment and state budget for implementation of the Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Ministry of Finance

Preside over and cooperate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and central authorities in recommending the allocation of funding for the implementation of activities under the Program to competent authorities on the basis of its delegated state budget.

7. Ministry of Home Affairs

a) Cooperate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and central authorities to conduct study and propose amendments to policies applicable to teachers, managers and staff in preschool education institutions in disadvantaged areas;

b) Cooperate with relevant units in strengthening inspection and supervision of recruitment, contracts, employment of, provision of benefits and rewards for preschool education teachers and managers in disadvantaged areas.

8. Ministry of Information and Communications

Preside over dissemination of information and propaganda about purposes, significance and necessity of the Program to heighten awareness of and responsibilities of Communist Party committees, local authorities, parents, teachers, managers and the community for investment in and focus on the development of preschool education in disadvantaged areas.

9. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and relevant agencies, within their functions and tasks, shall organize the implementation of the Program.

10. People's Committees of provinces and central- affiliated cities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Give funding and directly implement the Program in their provinces and ensure efficiency in the implementation

c) Issue necessary policies and mechanisms necessary for their provinces/cities, attract private capital and mobilize other legal funding sources to gradually provide all facilities, equipment, toys and education materials for preschool education institutions, especially individual groups and classrooms, thereby improving education quality in their provinces/cities;

d) Assist teachers who teach ethnic minority children in learning minority language in provinces/cities where they are working;

dd) Carry out programs for construction of official residences provided for teachers, eliminate borrowed and temporary classrooms and provide additional classrooms in case of inadequate classrooms for disadvantaged areas according to the Law on Public Investment and other regulations of law;

e) Give priority and focus on investment in facilities and teaching equipment in conformity with the actual status of preschools in disadvantaged areas;

g) Organize recruitment, training, designation in order to increase the quantity of preschool teachers, managers and staff in disadvantaged areas within their provinces/cities to fulfill objectives of the Program;

h) Conduct inspection and supervision of assessment and consolidation of results of the implementation of the Program within their provinces/cities.

11. The Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Central Committee of the Vietnam Women's Union, the Vietnam Farmers' Association, and member organizations of the Fatherland Front, the Vietnam Study Encouragement Association and social organizations, within the scope of their functions and tasks, are required to participate in organization of the implementation of the Program; promote propaganda and education activities in order to raise awareness of investment, focus on and assistance in development of preschool education in disadvantaged areas.

Article 2. This Decision comes into force as of its date of signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.623

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.241.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!