ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
835/KH-GDĐT-CTTT
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2020 NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày
25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến,
giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;
Căn cứ Kế hoạch số 115/KH-BGDĐT ngày
27 tháng 02 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2020 của ngành giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 3195/QĐ-BTP ngày
30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp
luật năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày
18 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật
giai đoạn năm 2018 - 2021; Kế hoạch số 7612/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân Thành phố về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở
cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn
Thành phố năm 2020;
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ được giao về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), giáo dục
tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên Thành phố.
- Tăng cường và phát huy vai trò của
chính quyền và các đơn vị cơ sở trong PBGDPL; gắn việc tuyên truyền, giáo dục nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của
giáo viên và học sinh với tuyên truyền, giáo dục đạo đức, phẩm chất công dân;
nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong xã hội.
- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các
mô hình, nội dung, hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong PBGDPL, đảm bảo quyền và các điều kiện tiếp cận rộng rãi thông tin (trong
đó có thông tin pháp luật) và bảo vệ các quyền tự do cơ bản, phù hợp với luật
pháp Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Từng bước xã hội hóa công tác
PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
xã hội tham gia công tác PBGDPL.
2. Yêu cầu
- Quán triệt, thực hiện đầy đủ quan
điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở; công tác
PBGDPL giữ vai trò trung tâm, hướng đến mục tiêu đảm bảo các điều kiện tiếp cận
pháp luật cho cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành, hỗ
trợ cho hoạt động tự quản, tự giải quyết các vấn đề trong nội bộ bằng pháp luật.
- Hướng về cơ sở, phát huy vai trò của
chính quyền và đơn vị cơ sở; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn
vị trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện đầy
đủ các nhiệm vụ PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (chú trọng
việc phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị, bộ phận trực
thuộc).
- Tăng cường hoạt động chỉ đạo, điều
hành, kiểm tra, đánh giá, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải
ở cơ sở.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Triển
khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL theo văn bản chỉ đạo của
Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành
phố; công tác PBGDPL phải thực hiện thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đất nước, thành phố và của ngành giáo dục và đào tạo.
2. Nội
dung PBGDPL bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2020, quy định
pháp luật về giáo dục, văn bản chỉ đạo của ngành, quy định pháp luật mới ban
hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; quán triệt thực hiện
nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục.
3. Phát
huy vai trò của chính quyền và các đơn vị cơ sở trong PBGDPL, đề cao trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đảm bảo
kinh phí triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ PBGDPL theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao; giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp
hành pháp luật, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống
và làm việc theo pháp luật; tăng cường và phát huy vai trò của nhà trường, gia
đình, người học; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên Thành
phố.
4. Đổi mới,
đa dạng hóa các mô hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp
với từng nhóm đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học) ở mỗi
cấp học theo phương châm sát nhu cầu, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện,
có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả; khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao.
5. Đẩy mạnh
xã hội hóa công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, huy động, khai thác, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL; tập trung xây dựng, bồi
dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình
trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
6. Thực
hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội
ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, báo cáo viên, người phụ trách công tác
PBGDPL.
7. Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức PBGDPL mới trong công tác
PBGDPL.
8. Tuyên
truyền, phổ biến thực hiện các quy định của Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống tham nhũng.
9. Triển
khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; cập nhật, rà
soát, bổ sung, triển khai, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quy định mới;
nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật; tủ sách pháp luật điện tử trong các nhà
trường.
10. Tổ chức
thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 09/11”;
hàng tháng tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” tại đơn vị bằng các hình thức phù
hợp, biện pháp cụ thể, thiết thực tại đơn vị theo quy định, hướng dẫn của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo.
III. NỘI DUNG
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Nội
dung cơ bản gồm: Các quy định của pháp luật về dân sự; hình sự; hành chính; hôn
nhân và gia đình; bình đẳng giới; đất đai; xây dựng; bảo vệ môi trường; bảo vệ
tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước, xử lý vi phạm hành chính; lao động; giáo dục; y tế; quốc
phòng; an ninh; bảo đảm trật tự, giao thông; phòng, chống tác hại của rượu,
bia; bảo hiểm xã hội; quy chế dân chủ ở cơ sở; khiếu nại; tố cáo; các quy định
pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; minh
bạch tài sản (kê khai tài sản); phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ
nạn xã hội; công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học; phòng, chống mua
bán người; phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo hành trẻ em;
quy định bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống mại dâm, ma túy; phòng, chống
HIV/AIDS; luật trẻ em; thừa phát lại; trọng tài thương mại; phòng cháy, chữa
cháy; biển, đảo, biên giới; nâng cao tuân thủ quy định về việc đội mũ bảo hiểm
cho học sinh, sinh viên, giáo viên; nghĩa vụ quân sự; quản lý vật liệu nổ, công
cụ hỗ trợ; cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo;
quán triệt và thực hiện nghiêm việc không uống rượu, bia quá nồng độ cồn cho
phép khi tham gia giao thông; ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật;
lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện
pháp luật.
2. Nội
dung mở rộng gồm: Các chủ trương, quan điểm, chính sách mới trong các dự thảo
luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến hoặc thông qua; các quy định pháp luật
mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận, các quy định pháp luật
mới thuộc các lĩnh vực trọng tâm, quan trọng trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố như: quy hoạch, đất đai, xây dựng,
nhà ở; lao động, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; thuế; khiếu
nại; tố cáo; hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; luật trẻ em; phòng cháy, chữa
cháy; thừa phát lại; trọng tài thương mại; an toàn vệ sinh thực phẩm; trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước; xử lý vi phạm hành chính; hình sự; quy chế dân chủ ở
cơ sở; các quy định quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ... các
quy định, chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc
tế và các nội dung phát sinh đột xuất từ tình hình thực tế (nếu có) liên quan đến
người dân, doanh nghiệp.
3. Chi tiết tuyên truyền, phổ biến
hàng tháng được đính kèm Phụ lục
IV. CÁC BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN
1. Biên
soạn tài liệu, nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn pháp luật, giáo dục công dân theo hướng
tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi người học.
2. Lồng
ghép chương trình, tích hợp nội dung, kết hợp giảng dạy pháp luật vào chính
khóa với thời lượng phù hợp; khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội, lồng
ghép giáo dục pháp luật vào giáo án, sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt,
hiệu quả cho học sinh thông qua bài giảng một cách hợp lý.
3. Lựa chọn
đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật vào các hoạt động ngoại khóa phù
hợp với đặc thù của từng cấp học với một số hình thức như: báo cáo chuyên đề, tổ
chức thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép nội dung trong các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm, xây dựng chuyên mục giáo dục pháp luật
trên trang thông tin điện tử của trường.
4. Đổi mới
phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, xây dựng bài
giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng
dạy, ưu tiên giáo dục kỹ năng thực hành, xã hội để phát huy tính chủ động, sáng
tạo cho người học. Tư vấn, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ PBGDPL trong nhà
trường và các cơ sở giáo dục, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá nội dung giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực
người học.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh
phí phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngân sách phải được quản lý, sử dụng bảo đảm
hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách.
2. Từ các
nguồn vận động tài trợ, xã hội hóa hợp pháp.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phòng Chính trị,
tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối trong công tác PBGDPL ngành giáo dục
và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh:
- Xây dựng, phổ biến, triển khai Kế
hoạch công tác PBGDPL năm 2020 trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Chỉ đạo, thực hiện tuyên truyền, phổ
biến kịp thời, thường xuyên các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các luật, văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, văn bản quy định
pháp luật mới, văn bản chỉ đạo do Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Thành
phố qua các hình thức truyền thông, sinh hoạt, hội họp, hội thi, chương trình,
chuyên mục PBGDPL phong phú, hiệu quả, đúng quy định.
- Thực hiện báo cáo định kỳ công tác
PBGDPL về Sở Tư pháp, UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT (Vụ Pháp chế).
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục
công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác PBGDPL theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với phòng, ban cơ
quan Sở và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch; kiểm
tra, giám sát công tác PBGDPL các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố trong
kiểm tra công tác chính trị tư tưởng.
2. Phòng, ban cơ
quan Sở Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai thực hiện đúng quy định
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các luật, văn bản
quy phạm pháp luật về giáo dục, văn bản quy định pháp luật mới, văn bản chỉ đạo
do Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
Thành, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Kiểm tra, báo cáo thực hiện Kế hoạch
các đơn vị trong phạm vi phụ trách.
3. Phòng Giáo dục
và Đào tạo Quận-Huyện; Trường THPT, trung cấp, cao đẳng; Trung tâm giáo dục thường
xuyên; Trung tâm GDNN-GDTX; Đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các nội
dung của Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm;
lồng ghép thực hiện Kế hoạch vào các chương trình, đề án, kế hoạch tại đơn vị.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 5 và 15
tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Phòng Chính trị, tư tưởng Sở
Giáo dục và Đào tạo.
- Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh
xã hội hoá phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi; phân công, giao trách nhiệm cụ
thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để thực hiện có hiệu quả các nội dung
của Kế hoạch.
- Phối hợp, tổ chức tuyên truyền, phổ
biến pháp luật với các hình thức truyền thông, sinh hoạt, hội họp, hội thi,
chương trình, chuyên mục PBGDPL phong phú, hiệu quả, đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2020 Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Sở
Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị quan tâm và triển khai thực hiện
nghiêm túc đầy đủ các nội dung trên. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc khó
khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên hệ Phòng Chính trị, tư tưởng Sở Giáo dục
và Đào tạo (Bà Lương Cao Thúy Uyên, email: lctuyen.sgddt@tphcm.gov.vn, điện thoại:
098 9950769)./.
Nơi nhận:
- Bộ GĐ&ĐT (Vụ Pháp
chế);
- Bộ Tư pháp (Vụ PBGDPL);
- Văn phòng UBNDTP;
- Thanh tra Thành phố;
- Sở Tư pháp (Phòng PBGDPL);
- Ban Giám đốc Sở GD&ĐT;
- Phòng, ban cơ quan Sở GD&ĐT;
- Phòng GD&ĐT Quận-Huyện;
- Trường THPT, trung cấp, cao đẳng;
- Trung tâm GDTX; Trung tâm GDNN-GDTX;
- Đơn vị trực thuộc Sở;
- Lưu: VP, CTTT.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Hoài Nam
|