ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
493/KH-UBND
|
Bình
Thuận, ngày 23 tháng 02 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH “GIA ĐÌNH HIẾU HỌC”, “DÒNG
HỌ HIẾU HỌC”, “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” VÀ “ĐƠN VỊ HỌC TẬP” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-KHVN
ngày 01/12/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam ban hành
“Bộ tiêu chí và Hướng dẫn tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu “Gia đình học
tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc
xã quản lý giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 1534/KH-UBND ngày 08/5/2014 của
UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và kết quả làm thí điểm ở các địa phương
năm 2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trên địa
bàn toàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nhân
rộng và đẩy mạnh việc thực hiện các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 theo
Kế hoạch số 1534/KH-UBND ngày 08/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi
toàn tỉnh nhằm đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng
đồng và đơn vị (thuộc xã quản lý).
2. Gắn phong trào học tập suốt
đời trong “gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị” với cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào xây dựng nông thôn
mới và đô thị văn minh.
3. Việc tổ chức đăng ký, đánh
giá, công nhận các danh hiệu học tập phải đảm bảo đúng quy trình, công khai,
dân chủ, thực chất, có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội
học tập từ cơ sở.
II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Triển
khai nhân rộng các mô hình học tập suốt đời theo kế hoạch 1534/KH-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.
a) Tập huấn quán triệt Đề án ban hành kèm
theo Quyết định số 89/QĐ- TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 281/QĐ- TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ tiêu chí mới về
tổ chức đánh giá, công nhận “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng
học tập” và “Đơn vị học tập”; Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT và triển khai nhân rộng
các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 theo các nội dung tại Kế hoạch này;
các văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học
tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch
triển khai thực hiện việc nhân rộng các mô hình học tập theo Bộ Tiêu chí mới về
các mô hình học tập của UBND tỉnh phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị xã,
phường, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020.
c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám
sát, kịp thời biểu dương, khen thưởng các điển hình cá nhân, tập thể, gia đình
có thành tích tiêu biểu, xuất sắc để động viên, khuyến khích, nhân rộng phong
trào thi đua xây dựng xã hội học tập.
d) Tổ chức biên soạn, in ấn tài liệu tập
huấn, hướng dẫn tuyên truyền nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
và phát động rộng rãi phong trào thi đua thực hiện các mô hình học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng; kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm.
a) Hàng năm, Hội Khuyến học các cấp
tổ chức đăng ký, đánh giá, xếp loại, công nhận các danh hiệu “Gia đình hiếu học”,
“Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng học tập” thôn, bản, khu phố (hoặc tương đương)
và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý, đề nghị cấp có thẩm quyền xét
công nhận. Nếu đủ điều kiện, Hội Khuyến học các cấp đề nghị Ban Chỉ đạo xây dựng
xã hội học tập kiểm tra, đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã theo Quy
trình tại Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Riêng năm 2016, tổ chức hội nghị sơ kết một năm nhân rộng các mô hình học tập ở
một số huyện và cơ sở để rút kinh nghiệm.
b) Tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển
khai nhân rộng các mô hình học tập. Tiến hành rà soát, xem xét, cấp giấy công
nhận “Gia đình hiếu học tiêu biểu”, “Dòng họ hiếu học tiêu biểu”, “Cộng đồng học
tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” để biểu dương, khen thưởng tại Hội
nghị tổng kết 05 năm triển khai nhân rộng các mô hình học tập ở các cấp.
c) Xây dựng hệ thống sổ sách, thống kê,
ghi chép, cập nhật, theo dõi, quản lý danh sách các hộ gia đình, dòng họ, cộng
đồng và đơn vị đã tham gia đăng ký thực hiện và đạt được các danh hiệu hàng
năm, 3 năm, 5 năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, báo cáo định
kỳ.
3. Về kinh phí thực hiện kế
hoạch triển khai nhân rộng các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020:
Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ được
giao, hàng năm Hội Khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí đề nghị cơ quan tài
chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện. Dự
toán kinh phí bao gồm biên soạn, in ấn tài liệu, hướng dẫn tuyên truyền, giấy
đăng ký, công nhận các danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập,
tổ chức tập huấn, triển khai, kiểm tra, hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm,
khen thưởng các điển hình, mô hình học tập, nhằm biểu dương, nhân rộng phong
trào học tập trong nhân dân.
III. THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Năm
2016, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo
xây dựng xã hội học tập tỉnh:
- Biên soạn,
in ấn tài liệu, hướng dẫn tuyên truyền các mô hình học tập trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng và đơn vị.
- Tổ chức tập
huấn quán triệt Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013
của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng
Chính phủ, Kế hoạch số 1534/KH-UBND ngày 08/5/2014 của UBND tỉnh và Kế hoạch
triển khai nhân rộng các mô hình học tập; Bộ Tiêu chí và các quy trình tổ chức
thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá, công nhận “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”,
“Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” và các văn bản hướng dẫn của Trung ương
Hội Khuyến học Việt Nam.
2. Hàng năm, tổ chức hướng dẫn
việc đăng ký, đánh giá, xếp loại, công nhận các danh hiệu học tập và tổ chức kiểm
tra quá trình tổ chức thực hiện.
- Tiến hành triển khai nhân rộng các
mô hình học tập ở các cấp để rút kinh nghiệm. Năm 2018 xây dựng đề cương, tổ chức
tạo đàm ở một số địa phương, một số vùng có đặc điểm tình hình khác nhau (miền
núi, đồng bằng và đô thị) để xác định sự phù hợp của các nội dung, quy trình đã
hướng dẫn và tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch nhân rộng các mô
hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học
tập” ở các cấp.
- Năm 2019, tổ chức kiểm tra, đánh
giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư số 44/TT-BGDĐT ngày
12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Năm 2020, tổ chức hội nghị biểu
dương điển hình “Gia đình hiếu học tiêu biểu”, “Dòng họ hiếu học tiêu biểu”, “Cộng
đồng học tập tiêu biểu” và “Đơn vị học tập tiêu biểu” các cấp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học
tập các cấp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tập huấn quán triệt sâu kỹ
trong các ngành, các cấp, các tổ chức có liên quan những nội dung tài liệu của
Trung ương, của tỉnh và địa phương về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng”. Trong đó, cần nắm chắc các nội dung của Bộ
Tiêu chí và quy trình thực hiện Bộ Tiêu chí đăng ký, đánh giá, công nhận danh
hiệu “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học
tập”. Qua đó, tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện,
nhất là ở cấp cơ sở và thôn, khu phố.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh
có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày
12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập”
cấp xã.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố; các sở, ban, ngành trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và phát
động phong trào thi đua nhân rộng các mô hình học tập và triển khai thực hiện
phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương mình. Hằng năm, có tổ chức sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể, gia
đình có thành tích xuất sắc, nhằm kịp thời khuyến khích, nhân rộng phong trào
xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng học tập và Đơn vị học tập
Kịp thời bố trí kinh phí hàng năm để thực
hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
4. Sở
Tài chính bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm cho các đơn vị có liên quan để
đảm bảo thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này.
5. Sở Nội vụ rà soát, tham mưu UBND
tỉnh chỉ đạo củng cố tổ chức và nâng chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng
xã hội học tập các cấp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai nhân rộng
các mô hình học tập suốt đời giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc
kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Hội Khuyến học tỉnh tổng hợp) xem xét, chỉ
đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (TT BCĐ xây dựng
XHHT);
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Đoàn thể tỉnh;
- Hội Khuyến học tỉnh, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu giáo chức;
- Trường Cao đẳng cộng đồng;
- Lưu VT, VXDL. Hương
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tâm
|