Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTC 2021 Nghị định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

Số hiệu: 03/VBHN-BTC Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 10/05/2021 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.[1]

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu

2.[2] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này.

2. “Thời điểm quyết định cổ phần hóa” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

3. “Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa” do cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất sau thời điểm quyết định cổ phần hóa.

4. “Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

5. “Thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần” là ngày doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần lần đầu.

6. “Bán đấu giá cổ phần” là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá.

7. “Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần” là các Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

8. “Giá khởi điểm” là mức giá ban đầu của một cổ phần được chào bán ra bên ngoài do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định nhưng không thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng Việt Nam). Việc xác định giá khởi điểm được thực hiện thông qua tổ chức tư vấn đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được xác định lại do cơ quan có thẩm quyền công bố và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.

9. “Chi phí cổ phần hóa” là các khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp từ thời điểm quyết định cổ phần hóa đến thời điểm bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần.

10. “Cơ quan đại diện Chủ sở hữu” là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Điều 4. Điều kiện cổ phần hóa

1.[3] Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;

b) Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;

c) Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

2.[4] Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

Điều 5. Hình thức cổ phần hóa

1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần

1. Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.

[5] Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá mua cổ phần, phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Nhà đầu tư chiến lược:

a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:

- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

- Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;

- Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.

b) Việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c)[6] Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa xem xét, quyết định việc bán hoặc không bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược. Trường hợp tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và tỷ lệ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược trong phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp.

Trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo các bước công việc cụ thể quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, đảm bảo việc lựa chọn và tổ chức đăng ký mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện trước thời điểm công bố thông tin bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).

d) Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn đăng ký mua cổ phần và khối lượng đăng ký mua nhỏ hơn hoặc bằng số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với giá bán không thấp hơn giá đấu thành công bình quân theo kết quả của cuộc đấu giá công khai ra công chúng; trường hợp bán cổ phần cho các nhà đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều 37[7] Nghị định này thì giá thỏa thuận bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư mua cổ phần.

Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt với số cổ phần đăng ký mua của nhà đầu tư chiến lược), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa chuyển số cổ phần này sang thành số cổ phần thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng.

đ) Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn thực hiện đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua lớn hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức thực hiện đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau trên Sở giao dịch chứng khoán.

Việc tổ chức bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược được thực hiện sau khi bán đấu giá công khai ra công chúng với giá khởi điểm là giá đấu thành công bình quân theo kết quả của cuộc đấu giá công khai ra công chúng (trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều 37[8] Nghị định này thì giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược là giá đã thỏa thuận bán cho nhà đầu tư mua cổ phần) và đảm bảo nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư có giá đặt mua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần bán ra.

e) Trường hợp có từ 02 nhà đầu tư chiến lược đáp ứng tiêu chí lựa chọn thực hiện đăng ký mua cổ phần và tổng số cổ phần các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, Ban Chỉ đạo tiến hành thỏa thuận về số cổ phần bán ra và giá bán cổ phần cho từng nhà đầu tư chiến lược báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Số lượng cổ phần bán cho từng nhà đầu tư chiến lược theo đúng khối lượng cổ phần đã đăng ký đặt mua của từng nhà đầu tư chiến lược với giá bán không thấp hơn giá đấu thành công bình quân theo kết quả của cuộc đấu giá công khai ra công chúng (trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều 37[9] Nghị định này thì giá thỏa thuận để bán cho nhà đầu tư chiến lược không thấp hơn giá đã thỏa thuận bán cho nhà đầu tư mua cổ phần).

Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa chuyển số cổ phần này sang thành số cổ phần thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng.

g) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm chuyển nhượng cổ phần theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành;

h) Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc, ký quỹ bằng tiền hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt.

Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược không được nhận lại tiền đặt cọc hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp ký quỹ, bảo lãnh.

i) Việc tổ chức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược phải hoàn thành trước thời điểm Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần đăng ký mua của các nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt), Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu.

4. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:

a) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);

b) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);

c) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;

d) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;

đ) Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này.

Điều 7. Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu

1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.

2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:

a) Đấu giá công khai;

b) Bảo lãnh phát hành;

c) Thỏa thuận trực tiếp;

d) Phương thức dựng sổ (Booking building).

Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.

3. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định phương thức bán cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều này cho phù hợp.

Điều 8. Chi phí thực hiện cổ phần hóa

1. Chi phí cổ phần hóa do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán và quyết toán. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp cổ phần hóa quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Các khoản chi phí cổ phần hóa phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Chi phí cổ phần hóa bao gồm:

a) Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp:

- Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;

- Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;

- Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ;

- Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa;

- Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp;

- Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần;

- Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần;

- Chi phí tổ chức họp Đại hội cổ đông lần đầu.

b) Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;

c) Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:

- Mức thù lao hàng tháng cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc tối đa không quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.

- Thời gian thanh toán thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc theo thực tế nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.

d) Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

3. Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không xác định là chi phí cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo quy định.

4. Chi phí cổ phần hóa được lấy từ nguồn tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

5.[10] Trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện lại việc xác định giá trị doanh nghiệp, tạm dừng chưa thực hiện cổ phần hóa hoặc dừng không thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí cổ phần hóa (đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ) hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 9. Cổ phần, cổ phiếu

1. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá 01 cổ phần là mười nghìn đồng Việt Nam (10.000 đồng).

2. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông tại công ty đó. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 120 của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Điều 10. Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.

Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

3. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa.

4. Tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau:

a) Đối với doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:

- Đối với tài sản thừa:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng).

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được xử lý như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần (nếu Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua).

b) Đối với doanh nghiệp không còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:

- Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

Điều 11. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công bố công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ, đồng thời gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để theo dõi: lộ trình và tiến độ triển khai cổ phần hóa, các thông tin về doanh nghiệp (trong đó có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt, các diện tích đất đang có tranh chấp cần tiếp tục giải quyết - nếu có), các vấn đề về xử lý tài chính trong quá trình cổ phần hóa, phương pháp định giá và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, tình hình và kết quả triển khai phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, phương án sắp xếp và mua cổ phần của người lao động, dự thảo điều lệ của doanh nghiệp theo đúng quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014.

2.[11] Khi lập hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời phải lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thực hiện sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển đổi thành công ty cổ phần và đáp ứng các điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật chứng khoán.

3. Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

4.[12] (được bãi bỏ)

5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ phần lần đầu.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định khối lượng cổ phần đặt mua tối thiểu đối với số cổ phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Điều 12. Tư vấn cổ phần hóa

1.[13] Doanh nghiệp cổ phần hóa được thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm, xây dựng phương án cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn, trong đó có thể phân cấp, ủy quyền cho Ban Chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu trong việc thuê tổ chức tư vấn (ngoại trừ trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu).

2. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thuê các tổ chức tư vấn đủ tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ thực hiện tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp.

3.[14] Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này để xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc:

a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 500 triệu đồng, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp;

b) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị trên 500 triệu đồng đến 03 tỷ đồng, sau khi hết thời hạn đấu thầu rộng rãi theo quy định và chỉ có 01 tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn hình thức chỉ định thầu lựa chọn tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp;

c) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để xác định giá trị doanh nghiệp, bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về giá, thẩm định giá, hoàn thành theo đúng thời hạn, đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp cho tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp sử dụng trong quá trình định giá.

5. Các tổ chức tư vấn trong nước cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a)[15] Các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá;

b) Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm (60 tháng hoạt động liên tục tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp) về một trong các lĩnh vực: thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

[16] (được bãi bỏ)

c) Không nằm trong diện giải thể, phá sản, tổ chức lại hoặc kiểm soát đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d)[17] (được bãi bỏ)

đ) Đáp ứng các tiêu chí về số lượng, chất lượng của đội ngũ nhân viên làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề mà tổ chức đang hoạt động;

e) Không vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh từ hình thức bị xử lý phạt vi phạm hành chính trở lên trong 05 năm liền trước năm đăng ký thực hiện;

g) Có quy trình nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và các tiêu chuẩn thẩm định giá.

6. Các tổ chức tư vấn nước ngoài được cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Là tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo pháp luật tại nước đặt trụ sở chính;

b) Có uy tín, năng lực, thương hiệu và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm (60 tháng hoạt động liên tục tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp) về một trong các lĩnh vực: Thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp;

c)[18] (được bãi bỏ)

7. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp và thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng;

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp;

c) Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn định giá hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

d) Giải trình hoặc cung cấp các thông tin, số liệu liên quan đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp khi có khiếu nại hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan;

đ) Bảo mật thông tin về khách hàng; lưu trữ hồ sơ, tài liệu về doanh nghiệp đã thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp;

e) Không được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn định giá trong các trường hợp sau:

- Người quản lý doanh nghiệp (theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán), thẩm định viên về giá của tổ chức tư vấn định giá là người có liên quan (theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014) với doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Là tổ chức đang hoặc đã cung cấp dịch vụ kiểm toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính trong 02 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp cổ phần hóa.

Chương II

XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI CỔ PHẦN HÓA

Điều 13. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính

1.[19] (được bãi bỏ)

2. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

[20] Đối với một số tài sản chuyên ngành của các doanh nghiệp cổ phần hóa mà việc tiếp cận tài sản để kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản không đảm bảo tính khả thi, hiệu quả thì doanh nghiệp lập phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản này để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về phương án kiểm kê và đánh giá hiện trạng thực tế của tài sản. Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, kỹ thuật, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phương án kiểm kê phù hợp và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

3. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty con phải trùng với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty mẹ.

4. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có công văn đề nghị cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện kiểm tra, xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải tiến hành kiểm tra, quyết toán. Nếu quá thời hạn này, cơ quan thuế chưa tiến hành kiểm tra, quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ vào số liệu đã kê khai để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định.

5. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.

Trường hợp đã báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết thì doanh nghiệp phải ghi rõ những tồn tại này trong Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa để có căn cứ tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Điều 14. Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi

1. Đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóa thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Đối với các tài sản khác đã được hình thành từ tiền vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được giao làm chủ đầu tư nhưng không được giao quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

2. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm chủ động xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh lý, nhượng bán tài sản.

Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp các tài sản chưa xử lý, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. Giá trị còn lại theo sổ sách của các tài sản này phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

3. Các tài sản không được phép loại trừ bao gồm:

a) Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc (bao gồm cả các công trình ngầm, đường xá, tường rào, sân bãi) mà doanh nghiệp có sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp; các tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới đầu tư đưa vào sử dụng trong thời hạn 05 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 50% nguyên giá của tài sản trở lên. Doanh nghiệp phải tiếp tục quản lý, theo dõi và xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật hiện hành đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần;

b) Đối với tài sản thuộc diện phải hủy bỏ là hóa chất, chất gây nguy hại, thuốc trừ sâu đã quá hạn... doanh nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý, hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý môi trường trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu.

Sau khi xác định nguyên nhân, trách nhiệm, bồi hoàn theo quy định của pháp luật hiện hành, phần tổn thất doanh nghiệp được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định.

c) Đối với các tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án, công trình bị đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng các khoản chi phí của các dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa hình thành hiện vật, không có giá trị thu hồi như: chi phí lập phương án tiền khả thi, chi phí khảo sát, thiết kế công trình thì doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật hiện hành, phần tổn thất được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định;

d) Các tài sản đảm bảo đã được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng;

đ) Đối với tài sản của các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, trong thời gian phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu lại doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa không được tổ chức thanh lý, nhượng bán các tài sản nằm trong danh mục đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định.

4.[21] Đối với công trình phúc lợi là nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan khác. Trường hợp tổ chức công đoàn và tập thể người lao động trong công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng các tài sản này, căn cứ ý kiến của tập thể người lao động và tổ chức công đoàn để ủy quyền cho doanh nghiệp tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định của pháp luật có liên quan và pháp luật về đất đai hiện hành. Nguồn thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản sau khi trừ các chi phí có liên quan và nghĩa vụ thuế (nếu có) hoàn trả cho Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.

5. Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cổ phần hóa nếu có đầy đủ hồ sơ chứng từ sẽ được đánh giá lại và tính vào giá trị doanh nghiệp để công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.

6. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả) được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

7. Không tách, điều chuyển các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty khi các Tập đoàn, Tổng công ty này thực hiện cổ phần hóa. Các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh thực hiện cổ phần hóa cùng Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước.

8. Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có đơn vị sự nghiệp có thu (ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh) thì xử lý như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa, phải tổ chức định giá tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần;

b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chưa chuyển giao, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện quản lý cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 15. Các khoản nợ phải thu

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn; đối với các tổ chức tín dụng phải đối chiếu, xác nhận cả các khoản nợ phải thu ngoại bảng), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

[22] Đối với các khoản phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau (trong nước và ngoài nước) phát sinh thường xuyên với số lượng lớn khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa mà việc đối chiếu, xác nhận công nợ với từng khách hàng làm phát sinh khối lượng công việc, thời gian và chi phí lớn, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc đối chiếu, xác nhận cho phù hợp thực tế (căn cứ vào hồ sơ sổ sách kế toán và hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa).

Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:

a) Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng;

b) Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.

2.[23] Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan trong việc hoàn thành đối chiếu công nợ đến trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu (trừ những khoản công nợ doanh nghiệp đã thu hồi được kèm theo hồ sơ, chứng từ hợp lệ để chứng minh) và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xác định trong giá trị doanh nghiệp theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp cũng như phương án cổ phần hóa nội dung này làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.

Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần, các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được thì Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm chỉ đạo rà soát, xác định phân loại thành các khoản không có khả năng thu hồi và các khoản nợ phải thu còn lại để xử lý như sau:

- Đối với các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được và được xác định là khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo đúng quy định thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể, dự phòng các khoản phải thu khó đòi - nếu có) hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp cổ phần hóa và thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Đối với các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được còn lại thì thực hiện bàn giao sang công ty cổ phần để tiếp tục theo dõi, thu hồi theo quy định.

3. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.

[24] Đối với các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực viễn thông (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp), doanh nghiệp giữ lại để tiếp tục theo dõi, quản lý và thu hồi nợ. Số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ này, các ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp viễn thông sau cổ phần hóa được giữ lại một tỷ lệ theo quy định của Bộ Tài chính áp dụng đối với Công ty Mua bán nợ Việt Nam để bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan đến việc thu hồi nợ, phần còn lại thực hiện nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

4. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ (như tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải trả, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền thuê đất của khu công nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời gian thuê) đã được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để hạch toán giảm chi phí (tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện) và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Điều 16. Các khoản nợ phải trả

1.[25] Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn một số khoản nợ phải trả có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa đối chiếu, xác nhận được thì Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan trong việc hoàn thành đối chiếu công nợ đến trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu (trừ những khoản nợ doanh nghiệp cổ phần hóa đã trả cho tổ chức, cá nhân kèm theo hồ sơ, chứng từ hợp lệ để chứng minh) và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xác định trong giá trị doanh nghiệp theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp cũng như phương án cổ phần hóa nội dung này làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.

Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ này đã làm đủ thủ tục đề nghị chủ nợ đối chiếu nợ nhưng chủ nợ không xác nhận thì được hạch toán ghi tăng vốn nhà nước giá trị nợ phải trả nhưng không có chủ nợ xác nhận. Công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi có yêu cầu của chủ nợ và hạch toán khoản chi trả nợ vào chi phí của doanh nghiệp trong kỳ.

Đối với các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc thực hiện kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) căn cứ vào chi tiết từng khoản nợ trên sổ kế toán; đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của các khách hàng là pháp nhân; khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, giấy tờ có giá phải đối chiếu với hồ sơ sổ sách kế toán lưu tại ngân hàng và thực hiện đối chiếu với các khách hàng. Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ này đã làm đủ thủ tục đối chiếu nợ nhưng không đối chiếu, xác nhận được với khách hàng thì ngân hàng thương mại cổ phần có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi, quản lý và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi có yêu cầu của chủ nợ hợp pháp theo quy định pháp luật.

Đối với các khoản ký cược, ký quỹ, trả trước của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật mà việc đối chiếu, xác nhận công nợ với từng khách hàng làm phát sinh khối lượng công việc, thời gian và chi phí lớn, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp báo cáo và quyết định việc đối chiếu, xác nhận cho phù hợp thực tế và quy định của pháp luật (căn cứ vào hồ sơ sổ sách kế toán, hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, dịch vụ trung gian thanh toán và hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa).

2. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các chủ nợ để xử lý trong đó có việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần.

Việc chuyển nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần phải được quy định trong phương án cổ phần hóa, công khai trong bản cáo bạch bán cổ phần lần đầu và được thực hiện thông qua kết quả đấu giá thành công của chủ nợ. Theo đó chủ nợ tham gia mua cổ phần tại cuộc bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng và quy đổi số lượng cổ phần tương ứng với số nợ theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ.

3. Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước:

a) Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi;

b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ.

4. Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ vay quá hạn của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.

Điều 17. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi

1. Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Đối với khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại số dư đã trích lập tương ứng với nghĩa vụ bảo hành theo hợp đồng còn hiệu lực.

3.[26] (được bãi bỏ)

4. Quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng, dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được để lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng phải tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

5. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

6. Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này.

Điều 18. Vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác

1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa kế thừa vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vốn này được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này.

2. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xử lý như sau:

a) Thống nhất với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước khác làm đối tác;

b) Bán lại phần vốn góp cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn không thể bán hoặc chuyển giao được khoản đầu tư cho đối tác khác thì phải kế thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà trong Hợp đồng hoặc Giấy phép đầu tư góp vốn có điều khoản cam kết khi kết thúc thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải chuyển giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam mà doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa phải được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này. Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết thúc thời hạn hoạt động trong Hợp đồng hoặc Giấy phép đầu tư, công ty cổ phần phải chuyển giao tài sản không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải công bố công khai cho các nhà đầu tư biết và quy định rõ trong biên bản bàn giao và điều lệ công ty cổ phần nội dung này.

Điều 19. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên

1. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, phần còn lại chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp theo số tháng công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc chi số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng cho người lao động được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

2. Số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, phần còn lại chia cho người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên đang làm việc ở doanh nghiệp theo số tháng công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc chi số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi cho người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

3. Số dư bằng tiền của Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được tiếp tục để lại sử dụng theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và được xử lý theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định này.

4. Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, việc xử lý số dư các Quỹ quy định tại khoản 1, khoản 2, và khoản 3 Điều này được thực hiện trên nguyên tắc người lao động, người quản lý thuộc doanh nghiệp nào (công ty mẹ hoặc doanh nghiệp cấp II) sẽ được hưởng trên nguồn tương ứng của doanh nghiệp đó.

Điều 20. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

1. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) được xác định là vốn nhà nước và phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

2. Số dư Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được để lại cho doanh nghiệp, công ty cổ phần mới kế thừa và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ theo đúng chế độ quy định.

Điều 21. Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện các quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

2. Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa lập báo cáo tài chính theo chế độ tài chính quy định đối với doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở để thực hiện chuyển giao từ doanh nghiệp cổ phần hóa cho công ty cổ phần, trong đó:

a) Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng (đối với các hợp đồng đã ký, thời gian bảo hành còn hiệu lực) doanh nghiệp cổ phần hóa được trích theo hợp đồng đã ký và được giữ lại để thực hiện bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng theo hợp đồng.

Doanh nghiệp cổ phần hóa phải lập bảng kê chi tiết đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình kèm theo hồ sơ cổ phần hóa. Hết thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng nếu khoản trích lập dự phòng này không chi hết, còn số dư thì công ty cổ phần có trách nhiệm phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng.

Trường hợp công ty cổ phần không thực hiện nộp đầy đủ và kịp thời thì phải chịu thêm tiền lãi theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

b) Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa đánh giá lại theo quy định và không thực hiện kết chuyển vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm này thực hiện chuyển giao cho công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) theo dõi và xử lý theo quy định.

c) Đối với khoản lợi nhuận sau thuế, cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư tài chính (đã có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn) phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa thu được tiền, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi tăng nợ phải thu.

d)[27] (được bãi bỏ)

đ) Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ để trích lập các quỹ của doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trích lập Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tại thời điểm này theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào kết quả xếp loại doanh nghiệp của năm trước gần nhất với thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

- Căn cứ nguồn lợi nhuận theo chế độ quy định được sử dụng để trích lập, phân phối các quỹ của doanh nghiệp.

- Mức trích các quỹ bằng mức trích theo chế độ phân phối lợi nhuận quy định đối với doanh nghiệp nhà nước chia 12, nhân với số tháng tính từ đầu năm đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

e) Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện quản lý và chi theo đúng quy định. Trường hợp sau khi xử lý vẫn còn số dư thì doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

3. Trong thời gian 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành các công việc sau:

a) Lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu;

b) Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế;

d) Sau khi hoàn thành các quy định tại điểm a, b và c khoản này, doanh nghiệp cổ phần hóa đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa theo quy định.

4. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định số phải nộp bổ sung theo quy định về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (nếu có).

5. Căn cứ quyết định phê duyệt của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập lại báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu làm căn cứ bàn giao sang công ty cổ phần.

Việc lập lại báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần dựa trên cơ sở thực hiện điều chỉnh theo các nội dung xử lý tài chính quy định tại Nghị định này, quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần (không điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại).

6. Khoản lợi nhuận sau thuế phát sinh từ giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải sử dụng để bù đắp phần vốn nhà nước đã điều chỉnh do lỗ trong sản xuất kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có), phần còn lại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện phân phối và trích lập các quỹ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Khoản lợi nhuận trích lập vào Quỹ đầu tư phát triển theo quy định và khoản chênh lệch vốn nhà nước tăng từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi trừ các khoản chi theo quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

7. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau:

a) Nếu do nguyên nhân khách quan (do thiên tai; địch họa; do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác), doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa này để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có).

Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp giá trị vốn nhà nước bị giảm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh giảm vốn nhà nước góp trong công ty cổ phần, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần cho phù hợp với thực tế.

b) Nếu do nguyên nhân chủ quan được xử lý như sau:

- Nếu lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan: doanh nghiệp, tổ chức tư vấn, cơ quan kiểm toán, kiểm toán nhà nước và cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý bồi thường vật chất.

- Nếu lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh; quản lý gây thất thoát vốn và tài sản thì những người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành.

- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại điểm a khoản này.

8. Đối với các tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyết định bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản và bàn giao các tài sản này cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

Chương III

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

Mục 1. TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Điều 22. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

1.[28] Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tài sản và tối thiểu một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.

2. Giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản quy định tại Mục 2 Chương này.

Điều 23. Công bố giá trị doanh nghiệp

1. Căn cứ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp do tổ chức tư vấn định giá xây dựng, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thẩm tra về trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.

Thời gian thực hiện xử lý tài chính và tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp (từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) phải đảm bảo không quá 12 tháng; đối với các doanh nghiệp phải thực hiện Kiểm toán nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này thời gian không quá 15 tháng.

Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tổ chức xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định; đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và bồi thường vật chất các chi phí phát sinh do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ (bao gồm cả Kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này).

3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam; đối với các tài sản khác, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện theo dõi, quản lý, hạch toán theo giá trị sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Điều 24. Sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

Kết quả công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu là một căn cứ quan trọng để xác định giá khởi điểm thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp

1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã công bố trong trường hợp sau đây:

a) Có những nguyên nhân khách quan (thiên tai, địch họa, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của doanh nghiệp;

b) Phát hiện những sai lệch trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Việc điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã công bố quy định tại khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa thực hiện bán đấu giá công khai ra công chúng (IPO).

3.[29] Sau 09 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán đấu giá công khai ra công chúng (IPO) thì phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp, ngoại trừ các trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng phải đảm bảo thời điểm IPO của doanh nghiệp không vượt quá 12 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.

Điều 26. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

1. Đối tượng, phạm vi thực hiện kiểm toán:

Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với các doanh nghiệp sau:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế và Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước);

b) Các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên;

c) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này (doanh nghiệp cấp II) có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.

d) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

2. Đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi danh sách thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán nhà nước để cơ quan Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thực hiện kiểm toán của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán nhà nước để cơ quan Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

3. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan liên quan:

a) Sau khi có kết quả tư vấn định giá, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa;

b) Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa. Thời gian hoàn thành, công bố kết quả kiểm toán không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành kiểm toán. Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật;

c) Doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm giải trình, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý các vấn đề tài chính trước khi định giá theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

4. Xử lý kết quả kiểm toán:

Căn cứ kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và triển khai các bước tiếp theo của quá trình cổ phần hóa theo quy định.

Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu không thống nhất với kết quả Kiểm toán nhà nước công bố thì tổ chức trao đổi lại để thống nhất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền.

Mục 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN

Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản

1.[30] Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp sau khi đánh giá lại có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Giá trị thực tế vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp cổ phần hóa trong quyết định công bố giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

2.[31] Khi cổ phần hóa công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con thì giá trị vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế vốn của chủ sở hữu tại công ty mẹ.

3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ và các loại tài sản khác nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.

4. Đối với tài sản vô hình (trừ giá trị quyền sử dụng đất) doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tiếp tục sử dụng phải xác định lại giá trị tài sản vô hình để tính vào giá trị doanh nghiệp. Việc xác định lại giá trị tài sản vô hình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thẩm định giá do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định.

5.[32] Đối với giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các công ty cổ phần mà doanh nghiệp cổ phần hóa nhận được cổ phiếu không phải trả tiền tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phải xác định lại giá trị vốn đầu tư theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này với số lượng cổ phiếu là toàn bộ cổ phiếu mà doanh nghiệp cổ phần hóa đang sở hữu (bao gồm cả số cổ phiếu đã nhận được, đang quản lý, theo dõi trên thuyết minh báo cáo tài chính) và số lượng cổ phiếu sẽ nhận được sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

6. Đối với tài sản hình thành theo hợp đồng BOT xác định theo giá trị sổ sách, đồng thời thực hiện công bố công khai cho các nhà đầu tư biết sau khi kết thúc hợp đồng các tài sản này sẽ bàn giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Đối với tài sản là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp (không bao gồm quyền sử dụng đất thuê) mà doanh nghiệp đã đầu tư và đã ký hợp đồng cho thuê lại, đã xác định đơn giá thuê trong hợp đồng và thu tiền ngay một lần cho toàn bộ thời gian của dự án, khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, doanh nghiệp không phải đánh giá lại giá trị tài sản này. Công ty cổ phần thực hiện trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai. Đối với tài sản là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp còn lại chưa cho thuê phải tiến hành đánh giá lại theo quy định.

8. Đối với các tài sản doanh nghiệp đã thực hiện thanh lý, nhượng bán từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm tổ chức tư vấn tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (không còn hiện vật tại thời điểm tổ chức tư vấn thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp), doanh nghiệp hạch toán theo đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu chi khi thanh lý, nhượng bán, khi tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp sẽ căn cứ theo giá trị thực tế thu hồi tài sản khi thanh lý, nhượng bán nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách kế toán.

Điều 28. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

1. Giá trị những tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 14 Nghị định này.

2. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

3. Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

4. Các tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh); tài sản hoạt động sự nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa và được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chuyển giao cho các cơ quan liên quan để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

5. Người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét quyết định việc không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đối với các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp

1. Số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2. Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3. Giá thị trường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

4.[33] Giá trị quyền sử dụng đất được giao và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất

1. Đối với những diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê theo phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:

a) Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể tại vị trí doanh nghiệp có diện tích đất được giao do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyết định theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai;

b) Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại quy định tại điểm a khoản này với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán (nếu có) được hạch toán phải nộp ngân sách nhà nước.

Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất xác định lại theo giá đất quy định tại điểm a khoản này thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo giá trị doanh nghiệp đang hạch toán trên sổ sách kế toán.

c) Trường hợp diện tích đất doanh nghiệp được giao bao gồm cả diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích, phúc lợi công cộng (như công viên cây xanh, môi trường đô thị, bến bãi xe khách, đất làm công trình thủy lợi...) không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được loại trừ những diện tích này khi xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với diện tích đất sử dụng cho các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật về đất đai cũng được xem xét, loại trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý, sử dụng diện tích đất này theo đúng mục đích sử dụng đất đã được xác định và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đối với điện tích đất còn lại (sau khi loại trừ diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều này) theo phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 30a Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai và trả tiền thuê đất hàng năm.

Công ty cổ phần thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai và không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.[34]

Đối với diện tích đất đã được Nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và diện tích đất do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất thuê đã trả tiền thuê một lần cho Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần được tiếp tục thuê đất trong thời hạn thuê đất còn lại. Số tiền doanh nghiệp đã nộp hoặc đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là khoản đã trả trước và được trừ vào tiền thuê đất mà công ty cổ phần phải trả hàng năm theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Đối với diện tích đất đã được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất và diện tích đất do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà nay thuộc trường hợp thuê đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì phải chuyển sang thuê đất. Số tiền doanh nghiệp đã nộp khi Nhà nước giao đất hoặc đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là khoản đã trả trước và được trừ vào tiền thuê đất mà công ty cổ phần phải trả hàng năm theo giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

3. Đối với những diện tích đất mà doanh nghiệp an ninh, quốc phòng thực hiện cổ phần hóa đang sử dụng nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang sử dụng) xem xét, quyết định cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Đất đai năm 2013.

4.[35] Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, công ty cổ phần có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài chính, các thủ tục để được giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

5. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích, đúng phương án sử dụng của toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai.

6.[36] (được bãi bỏ)

Điều 30a. Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa[37]

1. Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa là tập hợp các đề xuất về hình thức sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt và công bố của các diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này xem xét, phê duyệt.

2. Căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp khi cổ phần hóa và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa bao gồm toàn bộ diện tích đất của doanh nghiệp cổ phần hóa và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả phần diện tích đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và diện tích đất không thuộc phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ - nếu có).

3. Doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này) có văn bản gửi lấy ý kiến của các địa phương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

4. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) chịu trách nhiệm có ý kiến về diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa và giá đất cụ thể đối với diện tích đất giao theo quy định của pháp luật về đất đai để làm cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định; đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm có ý kiến chính thức về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa dẫn tới phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; việc chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được xem xét là một căn cứ để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

Căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp theo phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) có ý kiến về các diện tích đất trên địa bàn mà doanh nghiệp tiếp tục sử dụng khi cổ phần hóa. Ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đang quản lý, sử dụng) gồm các nội dung sau:

- Thống nhất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các diện tích đất không có thay đổi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP .

- Có ý kiến về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có), hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất của các diện tích đất có thay đổi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được phê duyệt; các diện tích đất doanh nghiệp được giao, nhận chuyển nhượng và thuê đất theo quy định của pháp luật phát sinh từ sau thời điểm phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được phê duyệt đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các diện tích đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và diện tích đất không thuộc phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ (nếu có).

Trường hợp đề xuất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có) hoặc khác với mục đích sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối với các diện tích đất này cho phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh lại phương án sử dụng đất đối với các diện tích đất này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện trả lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai để sử dụng vào mục đích khác. Giá trị còn lại của tài sản trên diện tích đất phải trả lại cho Nhà nước (nếu có) doanh nghiệp cổ phần hóa bàn giao cho địa phương tiếp nhận, quản lý; đồng thời hạch toán giảm tài sản, giảm vốn chủ sở hữu theo giá trị còn lại của tài sản đang ghi nhận trên sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Giá đất cụ thể tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai đối với những diện tích đất được giao theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

5. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các địa phương về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa của doanh nghiệp và phải đảm bảo phương án được phê duyệt trước thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. Riêng doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này chịu trách nhiệm chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa của doanh nghiệp dẫn tới phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này; việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa được xem xét là một căn cứ để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức và người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Các diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa được giao, nhận chuyển nhượng, thuê đất theo quy định của pháp luật phát sinh từ sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký kinh doanh lần đầu chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; đồng thời hoàn tất các thủ tục để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.

Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau:

a) Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 05 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp.

[38] (được bãi bỏ)

b) Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:

Giá trị tiềm năng phát triển

=

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

-

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

- Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x 100%

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 05 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 05. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 02.

Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác

1. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa góp 100% vốn được xác định như sau:

a) Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp cấp II phải tiến hành xác định lại giá trị theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;

b) Trường hợp doanh nghiệp cấp II có vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) thì việc xác định giá trị phần vốn góp của doanh nghiệp cấp II tại các doanh nghiệp cấp III thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này;

c) Trường hợp doanh nghiệp cấp II được thành lập và hoạt động tại nước ngoài, việc xác định phần vốn góp tại các doanh nghiệp này thực hiện như đối với khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

Việc chuyển đổi giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp cấp II và doanh nghiệp cấp III đang hoạt động tại nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa thường xuyên có giao dịch tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được xác định theo giá tham chiếu của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không có giao dịch thì xác định theo giá tham chiếu phiên giao dịch trước liền kề gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không có giao dịch thì xác định theo giá giao dịch bình quân trên hệ thống của ngày trước liền kề gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.

Trường hợp giá trên thị trường chứng khoán hoặc giá trên thị trường UPCOM thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng) nhưng công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa hoạt động kinh doanh có lãi thì giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần này được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.

3. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác (ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn thực góp nhân (x) với giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác:

a) Tỷ lệ vốn thực góp của doanh nghiệp cổ phần hóa là tỷ lệ % của vốn thực tế đã góp của doanh nghiệp cổ phần hóa so với tổng số vốn thực góp (vốn góp của các chủ sở hữu) của doanh nghiệp khác;

b) Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác xác định theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán cùng với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Trường hợp chưa kiểm toán thì căn cứ vào giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính chưa được kiểm toán cùng thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Trường hợp đơn vị có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì căn cứ theo báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tính toán;

[39] Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác thực hiện rà soát và có ý kiến về những biến động trong kỳ mà doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xác định giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác.

c) Trường hợp giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp cổ phần hóa thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại nhưng không thấp hơn không (0) đồng;

d) Việc chuyển đổi giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên đang hoạt động tại nước ngoài được thực hiện theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa thường xuyên có giao dịch tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Chương IV

BÁN CỔ PHẦN LẦN ĐẦU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ CỔ PHẦN HÓA

Điều 33. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu

1. Căn cứ giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp cổ phần hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quy mô vốn điều lệ theo nguyên tắc sau:

a) Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.

2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:

a) Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.

Đối với các doanh nghiệp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành, tập đoàn kinh tế (như: Quản lý, khai thác cảng biển; trường hợp Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ và các trường hợp đặc thù khác) cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể số cổ phần Nhà nước tiếp tục nắm giữ và số cổ phần ưu đãi biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 113 và Điều 116 Luật doanh nghiệp.

b) Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Giá bán cổ phần cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).

c) Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Nghị định này;

d) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này;

đ) Cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng tối thiểu bằng 20% vốn điều lệ.

3. Trường hợp số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (tính theo mức ưu đãi tối đa) lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại (sau khi đã trừ đi số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức Công đoàn theo quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này) và doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh giảm số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ để tăng số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.

Điều 34. Phương thức đấu giá công khai

1. Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài.

2. Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

3.[40] Trước khi bán cổ phần lần đầu tối thiểu 01 tháng, Ban Chỉ đạo phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán hoặc tổ chức đấu giá thực hiện công bố thông tin tại doanh nghiệp, tại nơi bán đấu giá, trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

4. Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.

Điều 35. Phương thức bảo lãnh phát hành

1. Phương thức bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành cổ phần với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra bên ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam.

Trường hợp không bán hết cổ phần, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.

2. Nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Điều 36. Phương thức thỏa thuận trực tiếp

1. Phương thức thỏa thuận trực tiếp là phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo ủy quyền với từng nhà đầu tư.

2. Giá bán theo phương thức thỏa thuận theo quy định tại điểm d, điểm e khoản 3 Điều 6khoản 2, khoản 4 Điều 37[41] Nghị định này.

Điều 37. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết và điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần [42]

1. Căn cứ phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ban Chỉ đạo thực hiện bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp trước khi bán đấu giá công khai ra công chúng. Số lượng cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn từ chối mua theo phương án cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ sung vào số lượng cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng.

2. Căn cứ kết quả thực tế bán cổ phần, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu hoặc bán toàn bộ vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thì số cổ phần đã bán được xác định là số cổ phần phát hành thêm theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, phần còn lại xác định là số cổ phần bán bớt vốn nhà nước; số cổ phần bán ưu đãi cho đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 42 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP được xác định là số cổ phần bán phần vốn nhà nước.

3. Trường hợp không có nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần, căn cứ kết quả bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần và điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, Ban Chỉ đạo thực hiện thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phần với giá bán không thấp hơn giá khởi điểm với khối lượng đã đăng ký mua hợp lệ. Nếu nhà đầu tư không mua, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp sau khi bán đấu giá công khai tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai đều từ chối mua, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trường hợp đã bán được một phần số cổ phần chào bán trong cuộc đấu giá công khai, số lượng cổ phần còn lại chưa bán được trong cuộc đấu giá công khai (bao gồm cả số lượng cổ phần các nhà đầu tư đã trúng giá nhưng từ chối mua) được thực hiện theo trình tự sau:

a) Ban Chỉ đạo tiếp tục thông báo đến các nhà đầu tư đã tham gia đấu giá hợp lệ (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá toàn bộ khối lượng đã đăng ký đặt mua trong cuộc đấu giá công khai) để bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư này theo đúng khối lượng đã đăng ký nhưng chưa được mua và mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống mức thấp của cuộc đấu giá đã công bố trở xuống cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.

b) Nếu không bán hết cổ phần cho các nhà đầu tư sau khi đã thỏa thuận theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này, Ban Chỉ đạo tiếp tục thông báo đến các nhà đầu tư đã trúng đấu giá toàn bộ khối lượng đã đăng ký đặt mua trong cuộc đấu giá công khai (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá nhưng từ chối mua) để thỏa thuận bán cho các nhà đầu tư này với giá bán là mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá của từng nhà đầu tư theo nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống mức thấp của cuộc đấu giá đã công bố trở xuống cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.

c) Trường hợp số lượng cổ phiếu không bán hết theo quy định tại điểm a và b khoản này, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 38. Thời hạn hoàn thành việc bán cổ phần

Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp phải hoàn thành việc bán cổ phần (kể cả bán cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận trực tiếp).

Điều 39. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa

1. Xác định số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu

a)[43] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá công khai, tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm chuyển tiền thu từ bán cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp cổ phần hóa để chi hỗ trợ xử lý lao động dôi dư, thanh toán chi phí cổ phần hóa theo dự toán chi phí đã xác định trong phương án cổ phần hóa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, để lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá vốn (giá trị sổ sách của số cổ phần bán ra tương ứng với vốn đầu tư của doanh nghiệp cấp I tại doanh nghiệp cấp II khi cổ phần hóa doanh nghiệp cấp II); phần còn lại nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

b)[44] Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của tổ chức công đoàn và người lao động, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chuyển tiền thu từ bán cổ phần cho tổ chức công đoàn và người lao động về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp hoàn tất xong việc bán số cổ phần theo quy định tại khoản 4 Điều 37[45]. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ việc bán cổ phần này nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp hoàn tất việc bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận cho các nhà đầu tư chiến lược theo quy định tại Nghị định này. Số tiền thu được từ bán cổ phần này, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền;

đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp cùng tổ chức bán đấu giá hoàn tất việc bán đấu giá cho các nhà đầu tư chiến lược. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền, Ban Chỉ đạo chuyển tiền thu từ việc bán cổ phần này nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

e) Trường hợp tổng số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này thấp hơn dự toán chi phí xử lý lao động dôi dư và dự toán chi phí cổ phần hóa theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại toàn bộ khoản tiền thu này để thực hiện chi trả các khoản chi theo dự toán đã được duyệt và thực hiện quyết toán chính thức tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

2. Xác định số tiền thu từ cổ phần tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần

a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hướng dẫn xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định khoản phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Trong đó các khoản được để lại doanh nghiệp gồm:

- Giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá.

- Phần thặng dư vốn của số cổ phần phát hành thêm được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư (nếu thiếu thì được xử lý theo quy định tại điểm d khoản này); số tiền còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, trong đó:

Phần thặng dư của số cổ phần phát hành thêm

=

Số lượng cổ phần phát hành thêm

x

Giá trúng đấu giá

-

Giá khởi điểm

b) Trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiếp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp xác định tại điểm a khoản 2 Điều này (nếu có) về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp;

c) Trường hợp số tiền phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quyết toán của cơ quan đại diện chủ sở hữu thấp hơn số doanh nghiệp tự xác định và đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp có công văn báo cáo Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả số tiền nộp thừa. Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp và các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính quyết định xuất Quỹ hoàn trả số tiền doanh nghiệp đã nộp thừa trong thời hạn 10 ngày làm việc;

d) Trường hợp số tiền thực thu từ bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn, nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác theo kết quả IPO không đảm bảo đủ bù đắp được các chi phí liên quan (gồm chi phí cổ phần hóa, chi phí hỗ trợ lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động) theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh giảm vốn nhà nước góp trong công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần còn vốn nhà nước), vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần cho phù hợp với thực tế. Trường hợp sau khi điều chỉnh không còn vốn nhà nước thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hoàn trả doanh nghiệp phần còn thiếu theo quy định tại điểm c khoản này.

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tổ chức thực hiện bán đấu giá và doanh nghiệp chưa nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thì tổ chức thực hiện bán đấu giá và doanh nghiệp cổ phần hóa phải chịu thêm tiền lãi cho số tiền và thời gian chậm nộp theo cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Khoản phạt chậm nộp này không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và dùng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo cơ chế được Thủ tướng Chính phủ quy định.

5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chỉ đạo và doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo đầy đủ, kịp thời việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ cổ phần hóa gửi về Bộ Tài chính.

Điều 40. Điều lệ công ty cổ phần

1. Điều lệ công ty cổ phần do Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn cổ phần hóa dự thảo và được công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần không được trái với quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan.

2. Điều lệ của công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.

Điều 41. Đại hội đồng cổ đông và đăng ký doanh nghiệp lần đầu

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm: quyết định chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có) và Điều lệ công ty cổ phần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.

Chương V

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CỔ PHẦN HÓA

Điều 42. Chính sách bán cổ phần cho người lao động

1. Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động

a) Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cấp II (chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

b) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần);

c) Đối với người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (mỗi hộ gia đình nhận khoán cử một người lao động đại diện) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty nông, lâm nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế đã nhận khoán với công ty với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần);

d) Khoản chênh lệch giữa giá bán cho người lao động so với mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều này được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần;

đ) Số cổ phần bán với giá ưu đãi theo quy định tại khoản này, người lao động phải nắm giữ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi.

e)[46] Tổng giá trị của số cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động tính theo mệnh giá tối đa không vượt quá giá trị phần vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:

a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.

Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa;

b) Giá bán cổ phần cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản này là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa;

c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần theo một mức xác định tại điểm a khoản này;

d) Số cổ phiếu người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.

Trường hợp công ty cổ phần thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật lao động trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa.

đ)[47] Số cổ phần người lao động được mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định theo thời gian cam kết tiếp tục làm việc tối đa đến đủ tuổi nghỉ hưu đối với lao động trong điều kiện lao động bình thường theo quy định tại Bộ luật Lao động hiện hành.

3. Người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu chuyển thành công ty cổ phần thông qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này được áp dụng các chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như các nhà đầu tư khác.

Điều 43. Chính sách đối với người lao động dôi dư

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác mà không bố trí được việc làm tại công ty cổ phần theo phương án sử dụng lao động sẽ được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.

2. Người quản lý doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định bố trí công việc. Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì được hưởng chính sách như chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

3. Người quản lý doanh nghiệp cấp II quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước xem xét, quyết định bố trí công việc. Trường hợp đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật về lao động.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 44. Việc chuyển đổi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần

1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 2, căn cứ vào Nghị định này để chuyển doanh nghiệp cấp II sang công ty cổ phần.

2. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý, ngoại trừ các trường hợp tài sản không được phép loại trừ như quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này, doanh nghiệp cấp II hạch toán giá trị còn lại theo sổ sách của các tài sản này vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao các tài sản này cho Công ty mẹ để tiếp tục quản lý và thực hiện thanh lý, nhượng bán theo quy định. Khoản tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản, Công ty mẹ hạch toán vào kết quả kinh doanh.

3. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với doanh nghiệp cấp II có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.

4. Tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cấp II theo quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi trừ giá vốn (giá trị theo sổ sách) của số cổ phần bán ra, chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động, nghĩa vụ thuế (nếu có) theo quy định, số tiền còn lại nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp II không đủ để chi các khoản chi theo quy định khi cổ phần hóa các doanh nghiệp này (chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động) thì công ty mẹ có trách nhiệm chi bù đắp phần còn thiếu và được tính vào chi phí hoạt động tài chính của công ty mẹ.

Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cổ phần hóa

1. Thủ tướng Chính phủ:

a) Phê duyệt danh mục các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này chuyển thành công ty cổ phần;

b) Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 1.800 tỷ đồng trở lên và các doanh nghiệp cấp II có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1.800 tỷ đồng trở lên;

c) Quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước sau cổ phần hóa tại các đơn vị nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoại trừ các doanh nghiệp cấp II;

d) Xem xét, quyết định xử lý các vấn đề đặc thù, các nội dung phát sinh trong quá trình cổ phần hóa tại từng doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể trong Nghị định này trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.

Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này;

c) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, công bố giá trị doanh nghiệp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần; công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan;

đ) Quyết định phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sau khi có thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp về phương án mua bán nợ tái cơ cấu lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

Thời gian hoàn thành việc phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không vượt quá 03 tháng kể từ ngày quyết định công bố giá trị doanh nghiệp;

e) Quyết định điều chỉnh vốn nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định; quyết định bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam đối với tài sản thừa (nếu có) quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này;

g) Quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư đối với doanh nghiệp cổ phần hóa;

h) Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (bao gồm cả các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này);

i) Giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo tại các doanh nghiệp cổ phần hóa theo thẩm quyền đúng quy định của pháp luật hiện hành;

k) Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đăng ký, lưu ký cổ phần trúng đấu giá tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán theo quy định;

l) Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa lập hồ sơ và thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định;

m) Quyết định phê duyệt tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đối với các doanh nghiệp có bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, bao gồm cả các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp II theo danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp II, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, xử lý các tồn tại về tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án cổ phần hóa, phê duyệt phương án sử dụng lao động, quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp cấp II theo quy định tại Nghị định này, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này;

đ) Quyết định phê duyệt tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của các doanh nghiệp cấp II có bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, ngoại trừ các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Quyền hạn, trách nhiệm và thành phần Ban Chỉ đạo:

a) Ban Chỉ đạo có quyền hạn, trách nhiệm sau:

- Giúp cơ quan quyết định cổ phần hóa chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

- Được sử dụng con dấu của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp.

- Chỉ đạo doanh nghiệp căn cứ kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt:

+ Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa thì Ban lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.

- Chỉ đạo xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

- Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu.

- Chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần.

- Chỉ đạo xây dựng phương án sử dụng lao động trình cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc Hội đồng thành viên/Chủ tịch doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp cấp II, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) phê duyệt.

- [48] Rà soát và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.

- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức đấu giá bán cổ phần theo quy định.

- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa xác định số tiền thu về cổ phần hóa phù hợp với hình thức cổ phần hóa công ty, lập báo cáo quyết toán (quyết toán tài chính thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn) báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổng hợp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu kết quả bán cổ phần.

- Tổng hợp và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa, quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

- [49] Phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

- Xem xét và đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố công khai kịp thời, đầy đủ quá trình cổ phần hóa trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để theo dõi.

b)[50] Thành phần Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con quyết định.

Đối với các đơn vị nêu tại điểm b khoản 1 Điều này thì thành viên Ban Chỉ đạo có đại diện của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính (nếu cần thiết).

5. Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo:

a) Tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện chính sách cổ phần hóa của Nhà nước;

b) Tham gia giám sát quá trình cổ phần hóa;

c) Cử người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty cổ phần theo quy định của pháp luật;

d) Sử dụng nguồn quỹ của công đoàn theo quy định của pháp luật mua cổ phần tại doanh nghiệp, tham gia quản lý doanh nghiệp với tư cách cổ đông và tổ chức thực hiện bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Chế độ báo cáo

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên/Chủ tịch các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính các nội dung có liên quan trong quá trình cổ phần hóa như: kết quả xử lý các tồn tại về tài chính, kết quả định giá, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, kết quả bán cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần, các hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hóa. Đồng thời, chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

Điều 47. Trình tự cổ phần hóa[51]

Việc tiến hành cổ phần hóa thực hiện theo trình tự các bước công việc cụ thể quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Điều khoản chuyển tiếp

1.[52] Các doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 nhưng chưa được phê duyệt phương án cổ phần hóa thì thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách kế toán theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được công bố (ngoại trừ một số trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định không thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách kế toán theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã công bố) và xây dựng trình cấp có thẩm quyền phương án cổ phần hóa, triển khai phương án cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này phải thực hiện Kiểm toán nhà nước và điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp đã công bố nếu có chênh lệch.

2. Các doanh nghiệp đã có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của cấp có thẩm quyền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án được duyệt. Việc xử lý các vấn đề về tài chính và quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3.[53] Các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước ngày Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ có hiệu lực thi hành có giá trị lợi thế vị trí địa lý đất thuê đã tính vào giá trị doanh nghiệp và hạch toán tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh và chưa thực hiện khấu trừ hết vào tiền thuê đất, công ty cổ phần thực hiện phân bổ giá trị lợi thế vị trí địa lý đất thuê còn lại vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Mức phân bổ hàng năm không dẫn tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bị lỗ. Sau thời hạn 03 năm, công ty cổ phần tiếp tục phân bổ vào chi phí phần giá trị còn lại (nếu có) và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty cổ phần có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

4. Các doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án được duyệt. Số cổ phần còn lại (chênh lệch giữa số cổ phần thực tế bán cho nhà đầu tư chiến lược với tổng số cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án cổ phần hóa được duyệt), cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần.

5.[54] Các doanh nghiệp cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trước ngày Nghị định số 126/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2018) không áp dụng các quy định của Nghị định này.

Đối với các doanh nghiệp này, trước ngày 30 tháng 6 năm 2021, căn cứ quy định của pháp luật ở thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các vấn đề về tài chính để quyết định phê duyệt báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và chỉ đạo tổ chức bàn giao cho công ty cổ phần.

Sau thời hạn trên, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc chưa hoàn thành việc quyết toán, bàn giao sang công ty cổ phần, việc chậm hoàn thành việc quyết toán, bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa được xem xét là một căn cứ để đánh giá và phân loại cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

6. Các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 01/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai thì phải hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất trước thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất đề nghị được giao hoặc thuê) chỉ đạo doanh nghiệp và các cơ quan chức năng xem xét, có ý kiến để phê duyệt phương án sử dụng đất cho các doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.

7. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con còn dư tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2017 (bao gồm cả các khoản phải thu và số dư bằng tiền) được nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Đối với các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vốn điều lệ từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được để lại bổ sung vốn điều lệ theo phương án đã duyệt.

8.[55] Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2018 đã tính toán, xác định giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị doanh nghiệp thì công ty cổ phần tiếp tục phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

9.[56] Tại thời điểm Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của quá trình cổ phần hóa và phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đã được phê duyệt.

10.[57] Đối với số cổ phần đã bán cho tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa trước thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2018, tổ chức công đoàn của doanh nghiệp cổ phần nắm giữ và không chuyển nhượng cổ phần trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Điều 49. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Các quy định trước đây về cổ phần hóa trái với Nghị định này không còn hiệu lực thi hành.

2.[58] Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập và tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được áp dụng các nội dung quy định tại Nghị định này để thực hiện chuyển đổi sang công ty cổ phần.

Điều 50. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện

1. Các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Kiểm toán nhà nước và cơ quan liên quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Huỳnh Quang Hải

PHỤ LỤC I

TRÌNH TỰ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC TẠI DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA
(Kèm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ)

Trình tự lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm các bước sau:

Bước 1. Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp và tổ chức tư vấn (nếu có) xây dựng tiêu chí lựa chọn, tỷ lệ cổ phần chào bán và mục tiêu chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để đưa vào phương án cổ phần hóa.

Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa nằm trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì cần xem xét tới điều kiện lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh chính khi xây dựng tiêu chí lựa chọn.

Bước 2. Ban Chỉ đạo thẩm định phương bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa (trong đó nêu rõ tiêu chí lựa chọn, tỷ lệ bán và giá bán cho nhà đầu tư chiến lược).

Bước 3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) các nội dung liên quan đến việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa, bao gồm:

- Thông tin giới thiệu về doanh nghiệp;

- Mục đích lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

- Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

- Tỷ lệ chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược;

- Các quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 6 Nghị định này);

- Hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược;

- Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày đăng thông báo, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện rà soát hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược và tổng hợp danh sách các nhà đầu tư chiến lược đủ điều kiện tham gia mua cổ phần trình Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quyết định phê duyệt. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thông báo để các nhà đầu tư chiến lược có kế hoạch tìm hiểu, tham vấn các nội dung liên quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,…. của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Việc lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược đủ điều kiện tham gia mua cổ phần phải được thực hiện trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần công khai ra công chúng.

Bước 5. Trên cơ sở danh sách các nhà đầu tư chiến lược đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, Ban Chỉ đạo xây dựng phương án bán và tổ chức bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

Bước 6. Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp cổ phần hóa tổng hợp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ký hợp đồng cam kết chính thức với các nhà đầu tư chiến lược trúng đấu giá và chuyển tiền thu từ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Điều 39 Nghị định này./.

PHỤ LỤC I[59]

QUY TRÌNH CHUYỂN DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
(Kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)

Quy trình chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần bao gồm các bước công việc sau:

Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hóa

1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.

a) Căn cứ vào kế hoạch cổ phần hóa trong Danh mục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp và quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kèm theo kế hoạch, lộ trình triển khai công tác cổ phần hóa.

b) Trưởng Ban Chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc cổ phần hóa trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo.

c) Sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn (nếu có) xem xét, quyết định việc triển khai các thủ tục tiếp xúc, trao đổi thông tin với các nhà đầu tư về nội dung liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, nhu cầu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp... để các nhà đầu tư tìm hiểu thông tin phục vụ cho quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm:

- Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

- Các Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định.

- Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý.

- Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hóa.

3. Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định.

4. Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn tiến hành:

a) Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

b) Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi phương án cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để xin ý kiến về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa và giá đất cụ thể làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp.

c) Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp và tổ chức tư vấn tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp tổ chức tư vấn có chức năng định giá thì có thể thuê trọn gói về lập phương án cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức bán cổ phần.

5. Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo rà soát kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi thực hiện kiểm toán quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giá trị doanh nghiệp gửi văn bản và hồ sơ đề nghị cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp phải ghi rõ các khoản công nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp để bàn giao sang Công ty Mua bán nợ Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ và khoản 9 Điều 1 nghị định này.

6. Hoàn tất Phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp, tổ chức tư vấn xây dựng Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Phương án cổ phần hóa phải bao gồm các nội dung cơ bản như:

- Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

- Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

- Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định.

- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.

- Phương án sắp xếp lại lao động đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo.

- Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động (bất thường).

Sau Hội nghị người lao động, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn hoàn thiện Phương án cổ phần hóa để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

c) Ban Chỉ đạo rà soát phương án cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án cổ phần hóa phê duyệt.

Đối với các doanh nghiệp có giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Ban Chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ đảm bảo tính khả thi và hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Căn cứ tính hiệu quả và khả thi của phương án mua bán nợ, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa

1. Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian tổ chức bán cổ phần theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt và quy định tại Nghị định này.

2. Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt.

3. Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hóa về Quỹ theo quy định.

Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hóa được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa.

4. Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong công ty cổ phần và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần

1. Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

a) Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc, người đại diện phần vốn nhà nước (nếu có) và doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần.

b) Căn cứ vào kết quả Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

2. Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

a) Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

b) Căn cứ kết quả xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

c) Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hóa, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp./.



[1] Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 140/2020/NĐ-CP) có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.”

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[5] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[6] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[7] Khoản 2 Điều 37 được chuyển thành khoản 4 Điều 37 được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[8] Khoản 2 Điều 37 được chuyển thành khoản 4 Điều 37 được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[9] Khoản 2 Điều 37 được chuyển thành khoản 4 Điều 37 được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[10] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[12] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[14] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[15] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[16] Nội dung này được bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[17] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[18] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[19] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[20] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[22] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[23] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[24] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[25] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[26] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[27] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[28] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[29] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[30] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[31] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[32] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 13 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[33] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[34] Khổ này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 16 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[35] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 16 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[36] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[37] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[38] Nội dung này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[39] Nội dung này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[40] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[41] Khoản 2, Khoản 4 Điều 37 được chuyển thành khoản 4, khoản 6 Điều 37 được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[42] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[43] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[44] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[45] Khoản 4 Điều 37 được chuyển thành khoản 6 Điều 37 được sửa đổi theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[46] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 21 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[47] Điểm này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 21 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[48] Gạch đầu dòng này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 22 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[49] Gạch đầu dòng này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 22 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[50] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 22 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[51] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[52] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[53] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[54] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[55] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[56] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[57] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 24 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[58] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

[59] Phụ lục này thay thế cho Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2020.

THE MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 03/VBHN-BTC

Hanoi, May 10, 2021

 

DECREE

CONVERSION OF STATE-OWNED ENTERPRISES AND WHOLLY STATE-OWNED SINGLE-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES INTO JOINT-STOCK COMPANIES

The Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion of state-owned enterprises and wholly state-owned single-member limited liability companies into joint-stock companies, coming into force from January 01, 2018, is amended by:

The Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020, providing amendments to the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on conversion of state-owned enterprises and wholly state-owned single-member limited liability companies into joint-stock companies, the Government’s Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 on state capital investment in enterprises, use and management of capital and assets in enterprises, and the Government’s Decree No. 32/2018/ND-CP dated March 08, 2018 providing amendments to Decree No. 91/2015/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

Pursuant to the Law on Organization of Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006; the Law on Amendments to the Law on Securities dated November 24, 2010;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Minister of Finance of Vietnam;

The Government promulgates a Decree prescribing the conversion of state-owned enterprises and wholly state-owned single-member limited liability companies into joint-stock companies. [1]

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree deals with the conversion of state-owned enterprises and wholly state-owned single-member limited liability companies into joint-stock companies.

Article 2. Regulated entities

1. Owner’s representative agencies.

2. [2] Wholly state-owned enterprises include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Wholly state-owned independent single-member LLCs.

3. Single-member LLCs 100% of charter capital of which is invested by state-owned enterprises (hereinafter referred to as “rank-II enterprises”).

4. Other authorities, organizations and individuals involved in the conversion of state-owned enterprises into joint-stock companies (JSCs).

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:

1. “equitized enterprise” means an enterprise that is mentioned in Clause 2 or Clause 3 Article 2 of this Decree and converted into a JSC in accordance with the provisions of this Decree.

2. “date of equitization decision” means the date on which owner’s representative agency issues the enterprise equitization decision.

3. “date of enterprise valuation” means the date which is selected by the owner’s representative agency and suitable for the valuation method. Where the asset-based method is adopted, the date of enterprise valuation shall be the closing date of the accounting book to make the latest quarterly or annual financial statements after the date of equitization decision.

4. “disclosure date of enterprise value” means the date on which the owner’s representative agency issues a decision to disclose the value of the equitized enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. “auction of shares” means the public offering of shares of the equitized enterprise to those that enter competitive bids.

7. “auction organization” means a Stock Exchange (SE), securities company, property auction service center or enterprise, as prescribed in the Law on property auction, that is selected according to the decision of the owner’s representative agency.

8. “starting price” means the initial price of a share sold on the market which is determined by the owner’s representative agency but not lower than its face value (VND 10.000). The starting price shall be determined by a consulting firm to ensure due consideration of the actual value of state capital in the enterprise which has been recalculated and published by a competent authority while taking into account the enterprise’s growth potential.

9. “equitization costs” means all costs directly incurred from the enterprise equitization from the date of equitization decision to the date of transfer between the equitized enterprise and the JSC.

10. “owner’s representative agency” means a ministry, ministerial or governmental agency, People’s Committee of a province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “provincial People’s Committee”) or an organization established under regulations of law that is assigned by the Government to perform rights and responsibilities of a representative of owner of state capital in the equitized enterprise.

Article 4. Equitization requirements

1. [3] An enterprise prescribed in Clause 2 or Clause 3 Article 2 of this Decree may undergo the process of equitization when meeting the following requirements:

a) It is not an enterprise 100% of charter capital of which has to be held by the State. The list of enterprises 100% of charter capital of which has to be held by the State shall be announced by the Prime Minister in each period;

b) The enterprise's actual value upon completion of financial settlement and enterprise revaluation as prescribed in Chapter II and Chapter III of this Decree is equal or greater than total payables;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In addition to the house and land rearrangement/treatment plan regarding the non-agricultural land area approved by a competent authority as prescribed in the law on management and use of public property, a wholly state-owned agriculture or forestry company shall be required to have the land use plan regarding the agricultural land area approved by a competent authority in accordance with the Government’s Decree No. 118/2014/ND-CP dated December 17, 2014 and its amending and/or superseding documents.

2. [4] Upon completion of financial settlement and enterprise revaluation as prescribed in Chapter II and Chapter III of this Decree, if an enterprise’s actual value is lower than its total payables, the owner’s representative agency shall direct the enterprise to cooperate with Vietnam Debt and Asset Trading Corporation (DATC) and its creditors in formulating a feasible and efficient debt trading plan to serve the enterprise restructuring or adopt another conversion form as prescribed by law.

3. The State shall not provide additional funding for equitization, even for enterprises over 50% of shares of which has to be held by the State after equitization according to the Prime Minister’s regulations.

Article 5. Forms of equitization

1. Issuing additional shares in order to increase charter capital while keeping current state capital unchanged.

2. Selling part of current state capital or both selling part of state capital and issuing additional shares to increase charter capital.

3. Selling the entire state capital in the enterprise or both selling the entire state capital and issuing additional shares to increase charter capital.

Article 6. Eligible buyers and conditions for purchasing shares

1. Domestic investors are entitled to purchase an unlimited quantity of shares of an equitized enterprise, except the cases prescribed in Clause 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Foreign investors that wish to purchase shares shall be required to open accounts at credit institutions in accordance with regulations of law of Vietnam on foreign exchange.

[5] Foreign investors are entitled to provide deposits in foreign currencies through bank transfer for purchase of shares or stakes of wholly state-owned enterprises in accordance with the Vietnam’s law on foreign exchange and guidelines given by the State Bank of Vietnam (SBV).

3. Strategic investors:

a) A strategic investor may be a domestic or foreign investor that:

- has the status of a legal entity as prescribed in laws;

- has adequate financial capacity and a profitable business in the past 02 years before the date of subscribing for shares without accumulated loss; and

- has a written commitment made by a competent person when registering to become a strategic investor of the equitized enterprise that:

+ The primary business line(s) and brand(s) of the equitized enterprise will be maintained for at least 03 years from the date of officially becoming the strategic investor.

The owner’s representative agency of an enterprise included in the list of national brands shall request the Prime Minister to determine the specific period of time that the strategic investor has to make the commitment to continue maintaining the primary business line(s) and brand(s) of the equitized enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ There is a plan for assisting the enterprise after equitization in new technology transfer, personnel training, financial capacity enhancement, enterprise management, material supply, and market development.

+ Compensation shall be paid for damage caused by the breach of commitment, and in such case total amount of shares purchased by the strategic investor is at the State’s disposal.

b) The initial offering of shares to strategic investors is only available to the enterprises included in the list of enterprises over 50% of shares of which has to be held by the State under the Prime Minister’s decision;

c) [6] Based on the scale of charter capital, the nature of business lines and enterprise development requirements, the Equitization Steering Board (hereinafter referred to as the “Steering Board”) shall request the authority competent to approve the equitization plan to decide whether or not strategic investors are allowed to buy shares from the initial offering. If strategic investors are allowed to buy shares from the initial offering, the authority competent to approve the equitization plan shall specify the criteria for selection of strategic investors and percentage of shares to be sold to strategic investors in the equitization plan.

Procedures for selecting strategic investors of an equitized enterprise are provided in the Appendix I enclosed herewith, ensuring that the selection of strategic investors and share subscription must be completed before the disclosure date of information on the initial public offering (IPO).

d) If there is only one strategic investor eligible to subscribe for shares and the number of subscribed shares is smaller than or equal to the number of shares to be offered to strategic investors specified in the approved equitization plan, the Steering Board shall request the owner’s representative agency to make the decision on offering of shares for the strategic investor through direct negotiation provided that the selling price shall not be lower than the average successful bid according to public auction results; in case shares are offered to other investors as prescribed in Clause 2 Article 37[7] of this Decree, the selling price agreed upon with the strategic investor shall not be lower than that agreed upon with the investor subscribing for shares.

The Steering Board shall request the owner’s representative agency to make a decision on modification of the equitization plan to sell the remaining shares (i.e. the difference between the number of shares to be offered to strategic investors specified in the approved equitization plan and the number of shares subscribed by the strategic investor) at public auction.

dd) If there are at least two strategic investors eligible to subscribe for shares and the total number of shares subscribed by strategic investors is greater than the number of shares to be offered to strategic investors specified in the approved equitization plan, the Steering Board shall request the owner’s representative agency to consider holding an auction for strategic investors at a SE.

The auction between strategic investors shall be conducted after the public auction is held with the starting price equal to the average successful bid of the public auction (in case shares are offered to other investors as prescribed in Clause 2 Article 37[8] of this Decree, the starting price shall be the selling price agreed upon with the investor subscribing for shares). Shares will be sold to investors in descending order of their bids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The steering authority shall request the representative authority to make a decision on revising the equitization plan to sell the remaining shares (difference between the number of shares offered to strategic investors according to the approved equitization plan and the number of shares subscribed by the strategic investor) at public auction.

g) The strategic investor that fails to comply with the commitment or violates regulations on transfer of shares shall pay compensation for any damage in accordance with the commitment and regulations of law in force;

h) The strategic investor has to pay a deposit or obtain a guarantee from a credit institution or foreign bank branch that equals (=) 20% of value of the shares subscribed at the starting price that has been approved by a competent authority and specified in the equitization plan.

The strategic investor abandoning the right to purchase shares will lose the paid deposit (or incur a fine equal to the deposit in case of guarantee).

i) Offering of shares to strategic investors shall be done before the first General Meeting of Shareholders (GMS) is held to convert the enterprise into the JSC.

The Steering Board shall request the owner’s representative agency to make a decision to record the remaining shares (difference between the number of shares actually offered to strategic investors and the number of shares subscribed by strategic investors as specified in the approved equitization plan) as a decrease in the charter capital before the first GMS is held.

4. The following entities that are ineligible to purchase initially issued shares of the equitized enterprise:

a) Members of the Steering Board and Assisting Team (unless they are representatives of the enterprise);

b) Financial intermediaries and employees or managers thereof engaging in provision of equitization consulting services or financial statement audit, and the audit firm in charge of enterprise valuation (except underwriters that purchase unsold shares as prescribed in the underwriting agreements);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Auction organizations and employees and managers thereof;

dd) The related persons as prescribed in Clause 17 Article 4 of the 2014 Law on Enterprises, of the entities mentioned in Points a, b and d of this Clause.

Article 7. Payment currency and initial offering methods

1. Domestic and foreign investors shall purchase shares of the enterprise in VND.

2. The initial offering of shares shall be carried out adopting the the following methods:

a) Public auction;

b) Underwriting;

c) Direct negotiation;

d) Booking building.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Depending on the eligibility to buy shares from the initial offering, the owner’s representative agency shall determine the offering method mentioned in Clause 2 this Article.

Article 8. Equitization costs

1. The owner’s representative agency shall consider approving the estimate and statement of equitization costs. The General Director (or Director) of the equitized enterprise shall decide specific expenses according to the contents approved by the owner’s representative agency and take legal responsibility for such decision. Equitization costs must be proved by reasonable and valid documents, and ensure the cost-effectiveness as prescribed by law.

2. Equitization costs consist of:

a) Direct costs of the enterprise:

- Cost of providing professional training in enterprise equitization;

- Cost of stocktaking and valuation of assets;

- Cost of preparing the equitization plan and the enterprise’s Charter;

- Cost of organizing the employees’ meeting to implement equitization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cost of financial statement audit services on the official date of equitization;

- Cost of share offering;

- Cost of holding the first GMS.

b) Costs of hiring audit organization and consulting firms (that provide consultancy on enterprise valuation, determination of the starting price, development of the equitization plan and share offering) that are decided by the owner’s representative agency or the Steering Board (if authorized). The payments shall be made to consulting firms under terms and conditions of the signed consulting service contracts;

c) Remunerations of the Steering Board and the Assisting Team:

- The monthly remuneration paid to each member of the Steering Board or the Assisting Team shall not exceed twice as much as the statutory pay rate of officials, public employees and armed forces announced by the Government in each period.

- Remuneration shall be paid to each member of the Steering Board or the Assisting Team for a maximum period of 24 months from the day on which the Steering Board or the Assisting Team is established.

d) Other costs related to the enterprise equitization.

3. The equitization costs shall exclude the cost of financial statement audit services on the date of enterprise valuation which shall be recorded by the equitized enterprise as its business expenses in the period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. [10] If an enterprise must undergo the enterprise revaluation, or the equitization is suspended or terminated under a decision of the Prime Minister of Vietnam, the owner’s representative agency shall consider paying equitization costs (which must be proved by reasonable and valid documents) which shall be recorded as the enterprise’s expenses and not be deducted when determining its taxable incomes.

Article 9. Shares and share certificates

1. Charter capital shall be divided into equal parts called shares. The face value of a share shall be VND ten thousand (VND 10.000).

2. Share certificate is a certificate issued by the JSC, accounting entry or electronic data to certify that one or some shares is/are under ownership of a company's shareholder. A share certificate must have the primary contents prescribed in Clause 1 Article 120 of the 2014 Law on Enterprises.

Article 10. Rules for inheritance of rights and obligations of JSCs converted from state-owned enterprises

1. The equitized enterprise shall arrange and use the employees existing at the date of equitization decision and pay sufficient benefits for employees who resign or are made redundant.

The JSC shall take all responsibilities towards employees handed over from the equitized enterprise; have the right to recruit and arrange the workforce, and cooperate with relevant authorities in paying sufficient benefits to employees.

2. The equitized enterprise shall cooperate with relevant authorities in inspecting and settling financial issues in order to determine the state capital value on the official date of equitization.

3. The JSC are entitled to use all of received assets and sources of capital to serve its business; inherit all legitimate rights and benefits, take responsibility for debts, including tax debts, labor contracts and other obligations of the equitized enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case the enterprise still has state capital after the equitization:

- Surplus assets:

If the final statement of the enterprise is not available on the official date of equitization, the surplus assets shall be recorded as an increase in state capital in the JSC (if the JSC wishes to use such assets with the approval given in the GMS’s resolution) or shall be transferred to the DATC (if the JSC does not wish to use such assets).

If the final statement of the enterprise is available on the official date of equitization, the surplus assets shall be transferred to the DATC.

- Deficit assets after being offset against by compensation paid by relevant entities (if any):

If the final statement of the enterprise is not available on the official date of equitization, the assets shall be recorded as its business expenses for the period from the date of enterprise valuation to official date of equitization.

If the final statement of the enterprise is available on the official date of equitization, the deficit assets shall be recorded as decrease in state capital in the JSC (if approved in the GMS’s resolution) or recorded as business expenses of the JSC (if the GMS’s approval resolution is not available).

b) In case the enterprise no longer has state capital after the equitization:

- Surplus assets: The surplus assets shall be transferred to the DATC.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Information disclosure and transparency and listing on securities market

1. The equitized enterprise shall disclose the following information on the Government’s web portal, and send it to the Ministry of Finance of Vietnam and the Steering Board for Enterprise Innovation and Development, including: the roadmap and progress of equitization, information about the enterprise (including the approved plan for land use, unsettled land disputes (if any)), settlement of financial issues arising during the equitization, enterprise valuation method and enterprise value, equitization plan, implementation and results thereof, land management and use, plan for arrangement and purchasing of shares by employees, and the enterprise's draft charter as prescribed in the 2014 Law on Enterprises.

2. [11] When preparing documents for the IPO, the equitized enterprise shall also prepare documents for depositing and trading of shares on the securities market. Listing at an SE shall be carried out after the equitized enterprise has been converted into a JSC and met all listing conditions in accordance with regulations of the Law on Securities.

3. Within 90 days from the end of the IPO, the equitized enterprise shall complete procedures for registration of depositing of share certificates with the Vietnam Securities Depository and trading on UPCOM system.

4. [12] (abrogated)

5. The owner’s representative agency shall specify regulations on equitization and listing on securities market in the equitization plan in order to ensure that they are made available to investors before the initial offering.

Where the equitized enterprise is listed on the SE, the owner’s representative agency shall decide the minimum number of subscribed shares over the number of IPO shares so that the enterprise meets all requirements for listing shares after the equitization. The minimum number of subscribed IPO shares shall abide by the principle of equality for all types of ownership.

Article 12. Equitization consulting

1. [13] The equitized enterprise is entitled to hire a consulting firm to determine the enterprise value and the starting price, and develop the equitization plan and initial offering plan. The owner’s representative agency shall assume responsibility to decide the selection of consulting firm, and may authorize the Steering Board to perform all or some responsibilities of the investor/procuring entity in accordance with regulations of the Law on bidding during the process of hiring the consulting firm (except the responsibility to approve the contractor selection results).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. [14] The owner’s representative agency shall decide to select the consulting firm that meets the standards laid down in Clause 5 and Clause 6 of this Article to determine the enterprise value according to the following rules:

a) If the consulting contract package is worth less than VND 500 million, the consulting firm shall be selected by direct contracting;

b) If the consulting contract package is worth more than VND 500 million to VND 03 billion, and upon the end of the prescribed time limit for competitive bidding, there is only a bidder, the consulting firm shall be selected by direct contracting;

c) With regard a consulting contract package other than the one prescribed in Point a or Point b of this Clause, the consulting firm shall be selected in accordance with regulations of the Law on Bidding.

4. The consulting firm is entitled to adopt appropriate valuation methods to determine the enterprise value provided that the rules laid down in this Decree, regulations of laws on land, pricing, and valuation are strictly followed and valuation tasks will be completed on schedule according to commitments stated in the signed contract. The equitized enterprise shall provide adequate and true information about the enterprise for the consulting firm to serve its performance of valuation tasks.

5. A domestic consulting firm is required to meet the following standards:

a) [15] It is an audit organization, securities company or valuation enterprise that is duly established and operating in Vietnam in accordance with regulations of law and holds a valid certificate of eligibility to provide valuation services issued by the Ministry of Finance of Vietnam in accordance with regulations of laws on pricing and valuation;

b) It has at least 05-year experience (including 60 consecutive months of operation by the time of submission of an application for provision of consulting services) in valuation, auditing, accounting, financial consulting or enterprise ownership conversion consulting.

[16] (abrogated)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) [17] (abrogated)

dd) It meets criteria for the number and qualifications of its personnel;

e) It does not incur any administrative penalties or more serious penalties for violations against regulations of laws regarding its business lines within 05 consecutive years before the year of application;

g) It has (official) enterprise valuation process in accordance with regulations of law on conversion from state-owned enterprises into JSCs and valuation standards.

6. A foreign consulting firm is required to meet the following standards:

a) It is operating in the field of valuation, auditing, accounting, financial consulting or enterprise ownership conversion consulting in accordance with regulations of law of the country where it is headquartered;

b) It has prestige, capacity, brand and at least 05-year experience (including 60 consecutive months of operation by the time of submission of an application for provision of consulting services) in valuation, auditing, accounting, financial consulting or enterprise ownership conversion consulting;

c) [18] (abrogated)

7. Responsibilities of the consulting firm:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Take legal responsibility for its provided valuation results;

c) Pay compensation for damage caused by its commission of violations against regulations of law during its provision of valuation consulting services, or face penalties in accordance with regulations of law;

d) Explain or provide information and/or data related to its provided valuation results if required or at the written request of the owner’s representative agency, the State Audit Office of Vietnam, the Ministry of Finance of Vietnam or relevant competent authorities;

dd) Protect the confidentiality of information on the enterprise; retain documents on the enterprise when its value has been determined;

e) A consulting firm is not allowed to provide consulting services if:

- Its executive officer (as defined in Clause 18 Article 4 of the 2014 Law on Enterprises), chief accountant (or person in charge of accounting tasks) or valuer is a related person (as defined in Clause 17 Article 4 of the 2014 Law on Enterprises) of the equitized enterprise.

- It is providing or has provided auditing, accounting or financial statement-related services for 02 years before the date of enterprise valuation.

Chapter II

SETTLEMENT OF FINANCIAL ISSUES UPON EQUITIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. [19] (abrogated)

2. Upon receipt of the equitization decision from a competent authority, the enterprise shall carry out stocktaking and classification of its assets, sources of capital and funds, and verify debts on the date of enterprise valuation.

[20] With regard to certain specialized assets of which the feasibility and efficiency of stocktaking and assessment of actual conditions cannot be ensured, the enterprise shall formulate and submit the plan for stocktaking and assessment of actual conditions of such assets to the owner’s representative agency for getting opinions from relevant specialized authorities. Within 20 working days from the receipt of the request from the owner’s representative agency, relevant specialized authorities shall provide their opinions in writing about the plan for stocktaking and assessment of actual conditions of such assets. Based on the opinions given by relevant specialized authorities, the owner’s representative agency shall decide to approve an appropriate stocktaking plan and assume responsibility for stocktaking results.

3. The equitized enterprise shall take charge of annual financial statement audit in accordance with the State's regulations. If the date of enterprise valuation is not the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall make the financial statements as at the date of enterprise valuation.

When the parent company is equitized, all subsidiaries 100% of charter capital of which is held by this parent company shall have to undergo enterprise valuation in accordance with this Decree. Valuation of the subsidiaries shall be carried out on the same date with the parent company.

4. If the date of enterprise valuation is also the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall request its supervisory tax authority to finalize the amounts payable to state budget before the valuation is carried out.

If the date of enterprise valuation is not the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall request its supervisory tax authority in writing to inspect and determine amounts payable to state budget before the valuation is carried out.

Within 30 days from the receipt of the written request from the enterprise, the tax authority shall carry out tax inspection and finalization. If the tax authority fails to carry out tax inspection and finalization within this time limit, the enterprise valuation shall be carried out based on figures declared by the equitized enterprise.

5. Based on the results of stocktaking, financial statement audit and finalization of amounts payable to state budget, the equitized enterprise shall cooperate with relevant authorities in settling financial issues within its competence and in accordance with regulations of law before carrying out the enterprise valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Any issues yet to be settled although they have been reported to competent authorities must be specified in the enterprise valuation report to serve continued settlement within the period from the date of enterprise valuation to the official date of equitization.

Article 14. Disposal of assets leased, borrowed or received under joint-venture or cooperation agreements, redundant assets and assets purchased with reward or welfare funds

1. Any assets that is leased, borrowed, or received under a joint-venture or cooperation agreement and other assets that are not under ownership of the enterprise shall be excluded from the enterprise value.

In case the equitized enterprise is assigned to act as the investor but is not assigned to manage, use and operate infrastructure facilities of assets which are established with the state budget-derived investment assistance funding, these assets shall be also excluded from the enterprise value. The equitized enterprise shall submit report on these assets to competent authorities for issuing disposal decisions in accordance with regulations of law on management of state property.

2. The equitized enterprise shall proactively dispose of assets which are redundant or pending liquidation in conformity with prevailing regulations of law on liquidation and transfer of assets.

Notwithstanding the provisions of Clause 3 of this Article, the equitized enterprise shall transfer assets which are yet to be disposed of by the date of enterprise valuation to the DATC. The remaining values as recorded in account books of such assets shall be recorded as the enterprise’s business expenses in the period.

3. The following assets shall not be excluded from the enterprise value:

a) Housing or structures (including underground construction works, roads, walls or yards) either directly or indirectly used by the enterprise, machines, equipment or vehicles which have been put into use for 05 years or whose residual value is accounted for 50%, or more, of its costs; the enterprise shall continue managing, monitoring and disposing of such assets by the official date of equitization in accordance with regulations of law;

b) Assets subject to compulsory destruction such as chemicals, hazardous substances, or expired pesticides, etc.; the enterprise shall cooperate with relevant competent authorities in disposing or or destructing these assets in accordance with regulations of law on environmental protection before the equitized enterprise is issued with the initial certificate of registration of joint-stock company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Assets that are in-progress construction costs of projects or construction works delayed under decision of competent authorities; the equitized enterprise shall inherit, monitor and settle such assets in accordance with regulations of law. The enterprise shall determine the entities liable for the unrecoverable costs of projects which are not yet approved by competent authorities and generate no tangible items (such as costs of prefeasibility study, construction surveys, and designs); the loss shall be offset against the enterprise’s income as prescribed;

d) Assets that has been provided by the enterprise as collateral for loans at credit institutions;

dd) With regard to assets of the enterprises mentioned in Clause 2 Article 4 of this Decree, during the cooperation with the DATC and creditors in developing and submitting the debt trading plan to the owner’s representative agency for approval, the equitized enterprise shall not carry out liquidation or transfer of the assets on the list announced by the owner’s representative agency.

4. [21] Welfare construction works, including nurseries, kindergartens, health facilities and other welfare facilities invested with funding from the enterprise’s reward fund and/or welfare fund, shall be managed and used by the trade union of the joint-stock company to serve its employees in accordance with regulations of the Law on land and other relevant laws. If the trade union and employees of the joint-stock company have no demand for these assets, with authorization of the trade union and employees, the enterprise shall carry out liquidation and transfer of such assets in accordance with regulations of relevant laws and the Law on land. Proceeds from liquidation or transfer of assets, after deducting relevant expenses and paying taxes (if any), shall be paid to the enterprise’s reward fund and/or welfare fund.

If the enterprise no longer uses the employee houses constructed with funding from its welfare fund, including those constructed with funding from state budget, such houses shall be transferred to local house and land authority.

5. The assets used to serve the enterprise’s business purchased with the reward and/or welfare fund shall undergo revaluation and have their value included in the enterprise value to serve the JSC’s business if they are proved by adequate and valid documents.

6. Stocktaking, assessment and classification of assets that are capital in cash, finance lease assets and debts receivable or payable of a state-owned commercial bank shall comply with specific guidelines given by the Ministry of Finance of Vietnam.

7. Vocational education and training institutions, and health facilities affiliated to economic groups or corporations shall not be divided or transferred when such groups or corporations are equitized. Vocational education and training institutions, and health facilities shall undergo equitization together with the parent companies of such economic groups or corporations.

8. In case of equitization of a parent company having public service providers that generate revenues (except vocational education and training institutions, and health facilities):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If the equitized enterprise does not inherit the assets, the Steering Board shall request the owner’s representative agency to consider making a decision or request the Prime Minister of Vietnam to decide to transfer such assets to relevant ministries or provincial People’s Committees. While assets are yet to be transferred, the equitized enterprise shall continue managing them pending a competent authority’s decision.

Article 15. Receivables

1. Each equitized enterprise shall verify all receivables (including due and undue debts; a credit institution shall be also required to verify off-balance-sheet receivables (if any)), and collect due debts before the valuation of the equitized enterprise.

[22] With regard to receivables from users of postpaid television, telecommunication and information technology services (rendered domestically or abroad) that arise regularly in a large quantity and generate considerable work volume, time and expenses for verification of debts with every user, the owner’s representative agency shall make decision on such debt verification according to actual conditions (based on accounting books and records, and the information technology system employed to manage clients of the equitized enterprise).

If legal documents proving the debtor or irrevocability of a debt are not adequately available, the debt shall not be excluded from the enterprise value but be settled as follows:

a) The responsibility to make compensation for the debt of unidentified debtor shall be determined, and the remaining loss shall be settled in accordance with State regulations on settlement of outstanding debts;

b) Documents shall be completed to serve the continued monitoring of the debt which has not yet been proven to be irrecoverable.

2. [23] If there are some receivables which have been proved by adequate documents but not yet verified by the date of enterprise valuation, the President or Board of Members of the equitized enterprise shall give explanations about such debts and determine the responsibility of entities for verification of such debts before the equitized enterprise is issued with the initial certificate of registration of joint stock company (except collected debts proved by valid documents), and submit a report to the owner’s representative agency for including the value of such debts in the enterprise value according to their book values. The value of such debts shall be also specified in the decision on approval for the enterprise value and the equitization plan which are used as the basis for offering of shares at auction.

After the equitized enterprise has been issued with the initial certificate of registration of joint stock company, if debt verification procedures have been completed but such debts have been not yet verified when preparing financial statements to serve the transfer into the joint-stock company, the President or Board of Members of the equitized enterprise shall direct review and classification of such debts as bad debts and remaining receivables as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Other debts which have been not yet verified although verification procedures have been completed shall be transferred to the joint-stock company for monitoring and collection as prescribed.

3. The equitized enterprise shall transfer all the debts which are not included in the value of the equitized enterprise (including bad debts which have been settled by provisions for bad debts in the last 05 years before the date of enterprise valuation), accompanied with all relevant documents, to DATC for settling in accordance with regulations of law.

[24] Debts which are not included in the value of the equitized enterprise that is a wholly state-owned commercial bank or a wholly state-owned telecommunication enterprise (including bad debts which have been settled by provisions for bad debts in the last 05 years before the date of enterprise valuation) shall be monitored, managed and collected by the enterprise. When such debts are collected, the joint stock commercial bank or the equitized telecommunication enterprise is entitled to retain a portion of collected amounts according to the Ministry of Finance’s regulations applicable to DATC to cover expenses incurred from the collection of debts, and transfer the remaining amounts to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

4. With regard to prepayments to suppliers of goods and services (such as house rents, land rents, purchase amounts, salary and wage, amounts paid for long-term insurance policies, industrial park land rent which is paid in lump-sum for the entire lease period) which have been recorded as its business expenses, the enterprise shall, based on the signed contracts and volume of goods/services supplied, record a decrease in its expenses (equivalent to the value of the volume of goods/services which are yet to be supplied or the remaining lease period) and an increase in its prepaid expenses when carrying out valuation of the equitized enterprise.

Article 16. Payables

1. [25] The equitized enterprise shall check and verify all payables before the enterprise valuation is carried out.

If some payables are proved by adequate documents but not yet verified by the date of enterprise valuation, the President or Board of Members of the equitized enterprise shall give explanations about such debts and determine responsibility of entities for verification of such debts before the equitized enterprise is issued with the initial certificate of registration of joint stock company (except debts paid to entities as proved by valid documents) and submit a report to the owner’s representative agency for including such debts in the enterprise value according to their book values. The value of such debts shall be also specified in the decision on approval for the enterprise value and the equitization plan which are used as the basis for offering of shares at auction.

After the equitized enterprise has been issued with the initial certificate of registration of joint stock company, if debt verification procedures have been completed but creditors fail to give confirmation when preparing financial statements to serve the transfer from a wholly state-owned enterprise to a joint-stock company, such debts payable shall be recorded as an increase in state capital. The joint-stock company (converted from a wholly state-owned enterprise) shall retain documents on such debts, inherit, monitor and pay such debts at the request of creditors, and record the paid debts as the enterprise’s expenses in the period.

Deposits and financial instruments (including certificates of deposit, treasury bills, promissory notes and bonds) of a wholly state-owned commercial bank shall be checked and verified according to accounting books. Deposit balances of clients that are juridical persons and saving deposits, individual deposits and financial instruments must be compared with accounting books kept by the bank and verified with clients. After the equitized enterprise has been issued with the initial certificate of registration of joint stock company, when preparing financial statements to serve the transfer from a wholly state-owned enterprise to a joint-stock company, if such debts are not yet verified and confirmed by clients although verification procedures have been completed, the joint stock commercial bank shall inherit, monitor, manage and pay debts at the request of legal creditors in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The equitized enterprise shall mobilize sources of legal capital to pay due debts that must be paid before the date of enterprise valuation, or reach a written agreement with the relevant creditor, in which the conversion from payables into shares must be specified.

The conversion of debts payable on the date of enterprise valuation into shares must be specified in the equitization plan and the prospectus of initial offering, and carried out through the successful bid of the creditor. Accordingly, the creditor shall purchase shares at the IPO and convert the debts into the equivalent quantity of shares based on the successful bid of the creditor.

3. Tax debts and other amounts payable to state budget:

a) The equitized enterprise shall pay taxes and other debts to the state budget before conversion;

b) If the equitized enterprise fails to pay taxes and other amounts payable to state budget as prescribed, the JSC shall inherit all of such debts.

4. During the equitization, if the enterprise is unable to pay overdue loan debts to credit institutions (including the Vietnam Development Bank) due to its business losses, such debts shall be settled in accordance with the State regulations on settlement of outstanding debts.

Article 17. Provisions, losses and profits

1. Unused provisions for devaluation of inventories, financial investments or bad debts (if any) as at the date of enterprise valuation may be used for offsetting losses. The remaining amounts shall be reversed and recorded as the equitized enterprise’s income.

2. The equitized enterprise is entitled to the balance of provisions for warranty of goods or construction works as at the date of enterprise valuation corresponding to the warranty obligations stated in effective contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The amounts of provisions for risks of the bank or provisions for insurance operations that remain after they are used for offsetting losses may be kept by the equitized enterprise but shall be included in the state capital at the equitized enterprise.

5. The amounts of profits that remain after they are used for offsetting the losses incurred in previous years (if any) in accordance with regulations of the Law on Corporate Income Tax, making contributions to the Fund for Science and Technology Development as prescribed by law, and paying corporate income tax shall be distributed in accordance with regulations of law applicable to state-owned enterprises in force at the date of enterprise valuation.

6. After losses have been offset against according to these provisions, the equitized enterprise shall cooperate with relevant authorities in settling outstanding debts owned to credit institutions (including Vietnam Development Bank) as at the date of enterprise valuation in accordance with regulations of law and the provisions of Clause 4 Article 16 of this Decree.

Article 18. Capital of equitized enterprises invested in other enterprises

1. If the equitized enterprise inherits the stakes in other enterprises, the stakes shall be determined according to the rules stated in Article 32 of this Decree.

2. If the equitized enterprise does not inherit the stakes in other enterprises, the owner’s representative agency shall:

a) reach an agreement with capital contributors to transfer the stakes to another state-owned enterprise;

b) sell the stakes to another partner or investor as prescribed by law;

c) The equitized enterprise failing to sell or transfer the stakes to another partner or investor by the date of enterprise valuation shall inherit such stakes in accordance with the provisions of Clause 1 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Unused reward or welfare fund and reward fund for enterprise’s managers and controllers

1. The unused reward fund on the date of enterprise valuation shall be used to offset extra payments for employees (if any), and payments made to employees in accordance with regulations applicable to the state-owned enterprise, and the remaining amount shall be distributed to employees of the enterprise based on the number of their working months at the equitized enterprise. The distribution of unused reward fund to employees shall be completed before the date of equitization.

2. The unused welfare fund on the date of enterprise valuation shall be used to offset extra payments for employees (if any), and payments made to employees in accordance with regulations applicable to the equitized enterprise, and the remaining amount shall be distributed to employees, managers and controllers of the enterprise based on the number of their working months at the equitized enterprise. The distribution of the unused welfare fund to employees, managers and controllers of the enterprise shall be completed before the date of equitization.

3. The unused reward fund for the enterprise’s managers and controllers on the date of enterprise valuation shall be used in accordance with regulations applicable to the state-owned enterprise and settled according to the provisions of Point e Clause 2 Article 21 of this Decree.

4. When a parent company is equitized, the unused funds mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 this Article shall be settled following the rule that the fund of the enterprise (parent company or rank-II enterprise) shall be distributed to employees and managers thereof.

Article 20. Unused enterprise arrangement fund and Fund for Science and Technology Development

1. The unused enterprise arrangement fund of the equitized enterprise (if any) shall be considered the state capital and transferred to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

2. The unused fund for science and technology development shall be inherited, managed or used by the enterprise or the JSC.

Article 21. Settlement of financial issues on the official date of equitization

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. From the day on which the equitized enterprise is issued with the initial certificate of registration of joint-stock company, the equitized enterprise shall make financial statements according to financial policies for state-owned enterprises as the basis for equitization, in which:

a) The unused provisions for devaluation of inventories, financial investments or bad debts (if any) may be used may be used for offsetting losses. The remaining amounts shall be reversed and recorded as the equitized enterprise’s income.

The remainder of the provisions for warranty of goods or construction works (if the concluded contract or warranty period is effective) of the equitized enterprise shall be deducted according to the concluded contract and retained to provide warranty for goods or construction works under terms and conditions of the concluded contract.

The equitized enterprise shall accompany the equitization dossier with detailed statement of each type of goods or construction works. The unused provisions for warranty of goods or construction works shall be paid to the Enterprise Arrangement and Development Fund within 30 days after the warranty period expires.

If the JSC fails to pay these amounts in full and on schedule as prescribed, it shall also incur interests in accordance with regulations on management and use of the the Enterprise Arrangement and Development Fund.

b) The exchange rate difference earned from revaluation of currency items converted from a foreign currency on the official date of equitization shall be revalued in accordance with regulations and shall not be recorded as its income. The exchange rate difference accrued on such date shall be transferred to the JSC (after completing conversion of the state-owned enterprise) for monitoring.

c) The equitized enterprise shall record the after-tax profits and/or dividends received from financial investments (according to the resolutions of GMSs or Boards of members of the capital receiving organizations) that arise from the date of enterprise valuation to the official date of equitization but are not yet realized as increases in its financial income and in receivables.

d) [27] (abrogated)

dd) Distribution of profits and making of contributions to funds shall comply with prevailing regulations applicable to state-owned enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Contributions shall be made according to ranking of the enterprise in the year preceding the official date of equitization.

- Contributions shall be made according to profits which are used for making contributions to such funds as prescribed.

- The contribution to funds is equal to that made according to regulations on profit distribution applicable to state-owned enterprises divided by 12 and multiplied by the number of months from the beginning of the year until the official date of equitization.

e) The equitized enterprise shall manage and use the reward fund for enterprise’s managers and controllers on the official date of equitization. If there is still unused fund after being settled, the equitized enterprise shall request the owner’s representative agency to consider deciding to transfer it to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

3. Within 90 days from the issue date of the initial certificate of registration of joint-stock company, the equitized enterprise shall:

a) make the financial statements as at the date of initial registration of joint-stock company;

b) carry out the financial statement audit;

c) carry out finalization of taxes and other amounts payable to state budget with tax authorities;

d) after fulfilling the tasks mentioned in Points a, b and c of this Clause, request the owner’s representative agency to consider giving approval of the state capital value on the official date of equitization and statements of proceeds from equitization, payment of benefits paid to redundant employees and equitization costs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Based on the approval decision issued by the owner’s representative agency, the equitized enterprise shall remake the financial statements as at the issue date of the initial certificate of registration of joint-stock company for using as the basis for transfer to the JSC.

The financial statements shall be remade according to modified contents about the settlement of financial issues prescribed herein, statements of proceeds from equitization, equitization costs and payment of benefits paid to redundant employees, and the decision to disclose the actual state capital value on the official date of equitization (without modifying according revaluation results).

6. The after-tax profits arising from the date of enterprise valuation to the date of initial registration of joint-stock company shall be used for offsetting the amount of state capital adjusted due to business losses (if any); any remaining amounts shall be distributed and contributed to the funds prescribed in Point dd Clause 2 of this Article.

After deducting relevant expenses as prescribed, the profit amount paid to the development investment fund and the increase in state capital arising from the date of enterprise valuation to the official date of equitization shall be paid to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

7. The equitized enterprise shall report the decrease in state capital to the owner’s representative agency that shall then cooperate with relevant authorities in inspecting, identifying the reasons thereof and determining responsibility of relevant entities, and taking the following actions:

a) In case of objective reasons (such as acts of God, enemy-inflicted destruction; changes in polices made by the State or changes in international market and other force majeure events), the equitized enterprise shall request the owner’s representative agency to consider deciding to use the proceeds from offering of shares of the equitized enterprise for offsetting losses after deducting compensation from insurer (if any).

If the proceeds from offering of shares are not enough to offset the decrease in the state capital, the owner’s representative agency shall, with the approval of the GMS, consider issuing decision to decrease the state capital in the JSC, the charter capital and charter capital structure accordingly.

b) In case of subjective reasons:

- If any losses are incurred due to failure to settle financial issues in accordance with State regulations, the responsibility to make compensation of relevant entities, including the enterprise, consulting firm, audit organization, State Audit Office of Vietnam and the authority issuing the equitization decision shall be identified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If an entity is unable to make compensation according to a competent authority's decision due to force majeure events, remaining losses shall be settled in accordance with the provisions of Point a of this Clause.

8. With regard to the assets prescribed in Clause 4 Article 10 of this Decree, the equitized enterprise shall manage and transfer them to the DATC within 15 working days from the day on which the owner’s representative agency issues a decision to transfer these assets to the DATC.

Chapter III

VALUATION OF THE EQUITIZED ENTERPRISE

Section 1. ENTERPRISE VALUATION ORGANIZATION

Article 22. Valuation methods

1. [28] The consulting firm providing enterprise valuation service shall select the asset-based method and at least another valuation method to determine the enterprise value in accordance with regulations of law on pricing and valuation for submission to the owner’s representative agency for consideration.

2. The enterprise value and the state capital value of the enterprise determined and disclosed shall not be lower than those determined adopting the asset-based method prescribed in Section 2 of this Chapter.

Article 23. Disclosure of enterprise value

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The period for settlement of financial issues and provision of enterprise valuation consulting service (from the date of enterprise valuation to the disclosure date of enterprise value) shall not exceed 12 months (or 15 months if the enterprise has to undergo state audit according to Clause 1 Article 26 of this Decree).

If the value of the equitized enterprise is yet to be disclosed after the aforesaid period, the owner’s representative agency shall decide to change the date of enterprise valuation to serve settlement of financial issues and enterprise valuation in accordance with regulations; and determine the responsibility to pay the costs incurred due to delayed disclosure of the enterprise value.

2. The owner’s representative agency shall consider deciding and disclosing the enterprise value within 15 working days from the day on which all documents are received (including the conclusion given by the State Audit Office of Vietnam regarding the enterprises mentioned in Clause 1 Article 26 of this Decree).

3. Within 15 working days from the day on which the owner’s representative agency gives a decision to disclose the enterprise value, the equitized enterprise shall manage and transfer debts and assets excluded from the enterprise value as prescribed in Clause 2 Article 14, Clause 2 and Clause 3 Article 15 of this Decree to the DATC; continue monitoring, managing and recording other assets according to their book values on the date of enterprise valuation.

Article 24. Use of enterprise valuation results

The enterprise valuation results disclosed by the owner’s representative agency shall be considered an important basis for determining the starting price for the initial offering of shares of the equitized enterprise.

Article 25. Modification of enterprise value

1. The owner’s representative agency shall consider modifying the disclosed enterprise value if:

a) There are force majeure events (acts of God, enemy-inflicted destruction, changes in polices made by the State or other force majeure events) that affect the values of the enterprise’s assets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Modification of the disclosed enterprise value prescribed in Clause 1 of this Article shall only apply to the equitized enterprise that has not yet conducted the IPO.

3. [29] After 09 months from the disclosure date of enterprise value, if the enterprise fails to conduct the IPO, the enterprise revaluation shall be required, unless otherwise decided by the Prime Minister at the request of the owner’s representative agency provided that the IPO must be conducted within 12 months from the disclosure date of enterprise value.

Article 26. State audit of equitized enterprises

1. Regulated entities and scope of audit:

Based on the enterprise valuation results provided by the consulting firm and opinions given by the owner’s representative agency, the State Audit Office of Vietnam shall audit the enterprise valuation results and settlement of financial issues of the following enterprises:

a) Wholly state-owned single-member LLCs which are parent companies of state economic groups or corporations (including state-owned commercial banks);

b) State-owned enterprises (including parent companies in groups of parent company – subsidiary companies and wholly state-owned single-member LLCs) that have state capital of at least VND 1.800 billion as recorded in accounting books on the date of enterprise valuation;

c) Single-member LLCs prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree (rank-II enterprises) that have the owner's equity of at least VND 1.800 billion as recorded in accounting books on the date of enterprise valuation.

d) Other single-member LLCs that are subject to state audit at the request of the Prime Minister or the owner’s representative agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 05 working days from the receipt of the Prime Minister’s request for audit of the enterprises mentioned in Point d Clause 1 of this Article, the owner’s representative agency shall give a notice of the schedule (road map) for equitization of these enterprises to the State Audit Office of Vietnam that shall then work out the program or plan for audit of enterprise valuation results and settlement of financial issues of these enterprises.

3. Responsibilities of the State Audit Office of Vietnam and relevant authorities:

a) After obtaining the enterprise valuation results, the owner’s representative agency shall send a written request, accompanied with relevant documents, to the State Audit Office of Vietnam for audit of enterprise valuation results and settlement of financial issues before officially disclosing the enterprise value;

b) Within 10 working days from the receipt of the request from the owner’s representative agency, the State Audit Office of Vietnam shall conduct the audit of enterprise valuation results and settlement of financial issues of the equitized enterprise. The audit results must be given within 60 days from the day on which the audit is conducted. The State Audit Office of Vietnam shall assume responsibility for their audit results in accordance with regulations of law;

c) The equitized enterprise and consulting firm shall provide explanations and adequate documents concerning the enterprise valuation and settlement of financial issues at the request of the State Audit Office of Vietnam.

4. Handling of audit results:

Based on audit results produced by the State Audit Office of Vietnam, the owner’s representative agency shall consider issuing a decision to disclose the enterprise value and take the next step of the equitization process.

If the owner’s representative agency does not concur with the audit results given by the State Audit Office of Vietnam, it shall reach an agreement on the audit results with the State Audit Office of Vietnam or request the Prime Minister to consider and make final decision.

Section 2. ASSET-BASED VALUATION METHOD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. [30] The total actual value of the equitized enterprise shall be the value of all of its assets on the date of enterprise valuation after the revaluation is made with due account taken of the enterprise’s profitability.

The actual value of the owner’s equity at the equitized enterprise specified in the decision to disclose the enterprise value is total actual value of the equitized enterprise after deducting debts payable and unused funding for non-profit activities (if any).

2. [31] When a parent company undergoes the equitization, the owner’s equity at the equitized enterprise shall be total actual value of the owner’s equity at that parent company.

3. When valuing a financial institution or credit institution adopting the asset-based method, financial statement audit results may be used for determining the value of cash assets, debts and other assets provided that the stocktaking and valuation of fixed assets, investments in other enterprises and land-use rights must be carried out in accordance with the State regulations.

4. Intangible assets (excluding land-use rights) must be revalued and included in the enterprise value if the equitized enterprise wishes to continue using them. Revaluation of these intangible assets shall be conducted by qualified valuation organization in accordance with regulations of law on valuation.

5. [32] The value of the equitized enterprise’s investments in joint-stock companies from which it receives share certificates without making any payments must be re-determined according to Article 32 of this Decree in respect of total share certificates owned by the equitized enterprise (including share certificates received, managed and monitored on notes to financial statements) and the quantity of share certificates to be received after the enterprise valuation according to resolutions issued by GMSs by the time of enterprise valuation.

6. The value of assets created under a build-operate-transfer (BOT) contract shall be determined according to their book values and investors should be informed that these assets will be transferred to competent authorities upon expiry of this contract.

7. With regard to assets that are infrastructure facilities of an industrial park (excluding rented land-use rights) that an enterprise has invested in and has entered into a lease agreement, in which the rent unit price is specified, and collected the lump-sum rent for the entire lease period, the revaluation of these assets upon the enterprise valuation shall not be required. The JSC shall pay the land rent in accordance with regulations of the Law on land. Assets that are the remaining part of infrastructure facilities of the industrial park shall be revalued as prescribed.

8. If assets have been liquidated or sold within the period from the date of enterprise valuation to the day on which the valuation is really carried out by the consulting firm (i.e. they no longer exist when the valuation is carried out), the enterprise shall record such assets in accordance with regulations on financial management regarding proceeds and costs of liquidation or selling of assets. When carrying out the valuation, the consulting firm shall base on actually received proceeds when liquidating or selling these assets provided they shall not be lower than their book values.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Values of the assets mentioned in Clauses 1, 2 and 4 Article 14 of this Decree.

2. Irrecoverable debts.

3. Investments in other enterprises as prescribed in Point a and Point b Clause 2 Article 18 of this Decree.

4. Assets of public service providers that generate revenues in case of equitization of a parent company (except vocational education and training institutions, and health facilities), and assets serving non-business activities which shall not be inherited by the equitized enterprise and shall be transferred to relevant authorities by the owner’s representative agency for liquidation.

5. The person having the power to decide the enterprise value shall decide whether to add the amounts mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article to the enterprise value and take legal responsibility for such decision.

Article 29. Grounds for determining an enterprise’s actual value

1. Figures stated in accounting books of the enterprise on the date of enterprise valuation.

2. Documents on stocktaking, classification and quality assessment of the enterprise’s assets on the date of enterprise valuation.

3. Market prices of assets on the date of enterprise valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 30. Value of land-use rights

1. The value of land-use rights over the land area allocated to use for the purposes of building houses for sale and building infrastructure facilities for transfer or for lease according to the equitized enterprise’s land use plan approved by a competent authority shall be revalued and added to the enterprise value. To be specific:

a) The land price used for determining the value of land-use rights shall be the specific land price for the region where the enterprise’s land area is located as announced by the People’s Committee of the province or central-affiliated city where the enterprise’s land area is located according to Clause 3 and Point d Clause 4 Article 114 of the Law on land;

b) The positive difference between the value of land use rights after revaluation as prescribed in Point a of this Clause and that specified in accounting books (if any) shall be paid to state budget.

If the value of land use rights which is determined according to the land price prescribed in Point a of this Clause is lower than that specified in accounting books, the latter shall be taken into account upon the enterprise valuation.

c) If the enterprise has not to pay land levy, as prescribed by the Law on land, for its allocated land areas, including those used for producing and supplying public or welfare services/goods such as green parks, urban environment works, coach stations or irrigation works, etc., these land areas shall be excluded when determining the value of land-use rights upon enterprise valuation. Land areas used for public works that have safety corridors as prescribed in the Law on land shall be also excluded from the enterprise value according to a competent authority’s decision. The equitized enterprise shall manage and use these land areas for defined purposes in conformity with regulations of the Law on land.

2. With regard to the remaining land area (after deducting the land areas prescribed in Clause 1 of this Article) as defined in the land use plan upon equitization approved by a competent authority as prescribed in Article 30a of this Decree, the enterprise shall enter into a fixed-term land lease in accordance with regulations of the Law on land and pay annual land rents.

The land rents shall be paid in accordance with regulations of the Law on land and shall not be included in the value of the equitized enterprise. [34]

The JSC shall continue using the land areas directly leased by the State or sub-leased by other lessees with lump-sum payment of land rents made to State for the remaining lease period. The payment that the enterprise has made to the State or to receive transfer of land use rights but has not yet been recorded in the enterprise’s income by the date of enterprise valuation shall be recorded as the prepaid expenses and deducted from the annual land rents paid by the JSC according to the specific land price announced by the relevant provincial People’s Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case the land area is used by a national defense and security enterprise that is undergoing equitization and included in the planning for land areas used for national defense and security purposes but is not yet used for such purposes, the Ministry of National Defense of Vietnam/the Ministry of Public Security of Vietnam shall cooperate with the People’s Committee of province or central-affiliated city where the land area is located in deciding whether to permit the enterprise to use this land area until a land appropriation decision is issued by a competent authority in accordance with Clause 3 Article 148 of the 2013 Law on land.

4. [35] After obtaining the initial certificate of registration of joint-stock company, the JSC shall perform financial obligations, complete procedures for land allocation, land lease and issuance of certificate of land use rights and ownership of house and other property on land in accordance with regulations of the Law on land.

5. The JSC converted from the enterprise mentioned in Clause 2 or Clause 3 Article 2 of this Decree shall manage and use that enterprise’s land areas for proper purposes in conformity with the land use plan approved by a competent authority in accordance with regulations of the Law on land.

6. [36] (abrogated)

Article 30a. Land use plan upon equitization[37]

1. The land use plan upon equitization is the collection of proposals on land use form in conformity with local land use planning/plan and construction planning (if any) which have been approved and published with respect to land areas managed and used by the equitized enterprise and single-member LLCs 100% of charter capital of which is held by the equitized enterprise by the date of the enterprise valuation. The land use plan shall be submitted to competent authorities prescribed in Clause 5 of this Article for consideration.

2. Based on the house and land rearrangement/treatment plan formulated according to the law on management and use of public property, the land use plan formulated according to Decree No. 118/2014/ND-CP and approved by competent authorities, the demands for land of the enterprise upon equitization and the date of enterprise valuation, the Steering Board shall direct the enterprise to formulate the land use plan upon equitization which covers entire land areas managed and used by the equitized enterprise and single-member LLCs 100% of charter capital of which is held by the equitized enterprise by the date of the enterprise valuation (including land areas which are subject to neither the house and land rearrangement/treatment prescribed in the law on management and use of public property nor the land use plan prescribed in Decree No. 118/2014/ND-CP, if any).

3. The equitized enterprise shall request the owner’s representative agency (the equitized enterprise that is an enterprise prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree shall request the Board of Members or President of the wholly state-owned enterprise prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree) to send written request to local governments (at the places where land areas managed and used by the enterprise are located) to get their opinions about the land use plan upon equitization.

4. Within 03 months from the receipt of the request from the owner’s representative agency as prescribed in Clause 3 of this Article, People’s Committees of provinces or central-affiliated cities (where land areas managed and used by the enterprise are located) shall give their written opinions about the land use plan upon equitization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on the equitized enterprise’s house and land rearrangement/treatment plan formulated according to the law on management and use of public property, the land use plan formulated according to Decree No. 118/2014/ND-CP and approved by competent authorities, demands for land under the land use plan upon equitization, local land use planning/plan and construction planning (if any), People’s Committees of provinces or central-affiliated cities (where land areas managed and used by the enterprise are located) shall give their opinions about local land areas to be used by the enterprise after the equitization. People’s Committees of provinces or central-affiliated cities (where land areas managed and used by the enterprise are located) shall give their opinions about the following:

- The consent to the land use plan upon equitization with respect to land areas to which there are no changes compared to the house and land rearrangement/treatment plan approved by a competent authority according to the law on management and use of public property and the land use plan formulated according to Decree No. 118/2014/ND-CP.

- Opinions about the compliance with local land use planning/plan and construction planning (if any), land use forms and purposes of land areas to which there are no changes compared to the house and land rearrangement/treatment plan and the land use plan formulated according to Decree No. 118/2014/ND-CP, land areas allocated or transferred to or leased by the enterprise after the house and land rearrangement/treatment plan and the land use plan formulated according to Decree No. 118/2014/ND-CP have been approved until the date of enterprise valuation, and those which are subject to neither the house and land rearrangement/treatment prescribed in the law on management and use of public property nor the land use plan prescribed in Decree No. 118/2014/ND-CP, if any.

If the land use plan upon equitization is not yet conformable with local land use planning/plan and construction planning (if any) or the land use purposes defined in the approved house and land rearrangement/treatment plan formulated according to the law on management and use of public property or the approved land use plan formulated according to the Decree No. 118/2014/ND-CP, the enterprise shall make adjustments to the land use plan. If the enterprise fails to make adjustments to the land use plan, the owner’s representative agency shall request the enterprise to return such land areas to the Government in accordance with regulations of the Law on land to serve other purposes. The assets on the land areas to be returned to the Government (if any) shall be transferred to local governments for management. The residual values of such assets as recorded on accounting books at the date of enterprise valuation shall be recorded as decrease in assets and decrease in the owner’s equity.

- Specific prices of allocated land areas, as prescribed in Clause 1 Article 30 of this Decree, at the date of enterprise valuation as prescribed in Clause 3 and Point d Clause 4 Article 114 of the Law on land.

5. Within 01 month from the receipt of adequate opinions from local governments about the land use plan upon equitization as prescribed in Clause 4 of this Article, the owner’s representative agency shall issue a decision to approve the land use plan upon equitization and ensure that that decision must be issued before the decision to disclose the enterprise value is made. With regard to the enterprises prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree, the Boards of Members or Presidents of wholly state-owned enterprises prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree shall issue decisions to approve their land use plans upon equitization.

Owner’s representative agencies or Boards of Members or Presidents of wholly state-owned enterprises prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree shall assume responsibility to take actions against relevant entities for their failure to complete the approval for land use plans upon equitization by the prescribed deadline resulting in the enterprise revaluation as prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree. Such violations shall be considered as a basis for performance assessment and ranking of officials and enterprise managers in accordance with regulations of law.

6. With regard to land areas allocated or transferred to or leased by the equitized enterprise after the enterprise valuation and by the time of initial registration of the joint-stock company, the equitized enterprise shall rearrange or settle such land areas in accordance with regulations of law on management and use of public property, complete procedures for land allocation or lease by the Government and fulfill financial obligations in accordance with regulations of Law on land and relevant laws.

7. The Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam shall provide guidelines on contents of the land use plan upon equitization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The goodwill of an equitized enterprise includes the brand value and development potential value.

2. The goodwill of the equitized enterprise shall be determined as follows:

a) The brand value shall be determined on the basis of actual expenses for creating and protecting the brand and trade names in the operation of the enterprise over 5 years before the date of enterprise valuation, including costs of establishing the enterprise, employee training, advertising, domestic and foreign dissemination of information for product or company introduction; or developing the enterprise’s website.

[38] (abrogated)

b) The development potential value added to the value of the equitized enterprise means the development potential of the enterprise assessed on the basis of the enterprise’s profitability in the future when comparing the rate of return of the enterprise with the interest rate of the government bonds as follows:

Development potential value

=

State capital value stated in accounting books on the date of enterprise valuation

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



-

Interest rate of the successful bid of government bonds for 5 years quoted by the Ministry of Finance of Vietnam on the last date before the date of enterprise valuation

To be specific:

- The state capital value stated in accounting books on the date of enterprise valuation shall be the total actual value after deducting debts payable and unused funding for non-profit activities (if any) and excluding the exchange rate difference earned from revaluation of currency items converted from a foreign currency mentioned in Clause 3 Article 17 of this Decree.

- The state capital shall be determined according to the paid-in capital – account No. 411, development investment fund – account No. 414 and funding for capital construction expenditures – account No. 441 stated in the Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 by the Ministry of Finance of Vietnam. The state capital of the equitized enterprise that is a credit institution shall be determined according to the SBV’s guidelines.

- The rate of return after tax shall be determined as follows:

Rate of return after tax over state capital for 5 years on average before the date of enterprise valuation

=

Rate of return after tax for 5 years on average preceding the date of enterprise valuation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



State capital stated in accounting books for 5 years on average preceding the date of enterprise valuation

The state capital stated in accounting books for 5 years on average shall be determined according to the total annual state capital on average divided by (:) 5. The annual state capital on average shall be determined according to the state capital at the beginning of year plus the state capital at the end of year divided by (:) 2.

Article 32. Determination of the equitized enterprise’s stakes in other enterprises

1. The stake that the equitized enterprise invests in a single-member LLC 100% of capital of which is contributed by the equitized enterprise shall be determined as follows:

a) The stake that the equitized enterprise invests in a rank-II enterprise shall be have its value recalculated according to provisions of Chapter II and Chapter III of this Decree;

b) Where the rank-II enterprise has a stake in another single-member LLC (hereinafter referred to as “rank-III enterprise”), the stake of the rank-II enterprise in the rank-III enterprise shall be determined according to provisions of Points a, b and c Clause 3 this Article;

c) Where the rank-II enterprise is established and operating in a foreign country, the stake in this enterprise shall determined in accordance with in Points a, b and c Clause 3 this Article.

The value of the equitized enterprise’s stakes in oversea rank-II and rank-III enterprises shall be converted at the foreign exchange buying rate quoted by the commercial bank where the equitized enterprise regularly makes transactions on the date of enterprise valuation.

2. The stake that the equitized enterprise invested in the JSC listed on the securities market shall be determined according to the reference price of the share certificates traded on the securities market on the date of enterprise valuation. If there is no transaction made on the date of enterprise valuation, the stake shall be determined according to the reference price of the transaction preceding the date of enterprise valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the price on the securities market or on the UPCOM is lower than the face value (i.e. VND 10.000) but the JSC having stake invested by the equitized enterprise that operates profitably, the stake of the equitized enterprise invested in the JSC shall be determine according to provisions of Points a and b Clause 3 this Article.

3. The stake of the equitized enterprise in another enterprise (except the enterprises stated in Clause 1 and Clause 2 of this Article) shall be determined on the basis of the rate of actual stake multiplied (x) by the owner's equity value of that enterprise as follows:

a) The rate of actual stake of the equitized enterprise shall be the rate (%) of the capital amount actually contributed by the equitized enterprise over the total paid-in capital (the owner’s equity) of the invested enterprise;

b) The owner's equity value of the invested enterprise shall be determined according to financial statements audited on the same date with the enterprise valuation. If such financial statements have not been audited, the owner’s equity value shall be determined according to unaudited financial statements on the date of enterprise valuation. If the invested enterprise fails to make the financial statement on the same date with the enterprise valuation, the financial statement made on the day preceding the date of enterprise valuation shall be employed;

[39] The representative of the equitized enterprise’s stake in the invested enterprise shall review and give opinions about changes in the period for which the invested enterprise’s financial statements are not prepared at the same date with the enterprise valuation, and submit for reports on such changes to the owner’s representative agency for considering and making decision on the equitized enterprise’s stake.

c) If the actual value of the equitized enterprise’s stake in an enterprise is lower than that stated in the equitized enterprise’s accounting books after revaluation or recalculation, it shall be determined according to the actual value recalculated provided that it is not a negative number;

d) The equitized enterprise’s stake in the JSC or a multi-member LLC operating in a foreign country shall be calculated according to the foreign exchange buying rate of the commercial bank where the equitized enterprise regularly makes transactions on the date of enterprise valuation.

Chapter IV

INITIAL OFFERING, MANAGEMENT AND USE OF PROCEEDS EARNED FROM EQUITIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. According to the state capital value stated in accounting books of the equitized enterprise and business plans for the following years after it is converted into the JSC, the owner’s representative agency shall decide the scale of the charter capital as follows:

a) If the state capital value stated in accounting books of the enterprise is higher than the charter capital used for the enterprise operation, the owner’s representative agency shall determine the charter capital suitable for its actual needs. The difference between the state capital value stated in accounting books of the enterprise and the determined charter capital shall be transferred to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

b) In case of issuance of additional shares, the charter capital shall be determined according to the state capital value stated in accounting books and the value of additionally issued shares calculated at the bar value of share certificates.

2. Based on the determined charter capital, the owner’s representative agency shall decide the structure of initial share capital, including:

a) Shares held by the State as per classification criteria for state-owned enterprises announced by the Prime Minister in each period.

In case of special enterprises playing an important part in local economic development and serving sectoral development strategies or state-owned economic groups, such as seaport management and operation or the cases where the State holds 36% of the charter capital and other specific cases, the owner’s representative agency shall request the Prime Minister to make a specific decision on the number of shares to be held by the State and the number of supervoting shares in accordance with provisions of Clause 3 Article 113 and Article 116 of the Law on Enterprises.

b) Shares sold to the labor union of the equitized enterprise.

The labor union of the equitized enterprise is entitled to use its budget (according to Article 26 of the 2012 Law on Labor Union; not mobilizing or applying for loan) to purchase shares provided that they shall not exceed 3% of the charter capital. The purchased shares shall be held by the labor union and shall not be transferred within 03 years from the date of equitization.

The selling price of shares to the labor union of the equitized enterprise shall be the face value (VND 10.000 per share).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Shares sold to strategic investors (if any) as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Decree;

dd) Shares sold at public auctions accounting for at least 20% of the charter capital.

3. If the number of discounted shares offered to the enterprise’s employees (according to the maximum discount rate) is greater than the number of remaining shares to be offered (after deducted from the number of shares held by the State and the number of shares sold to investors and labor unions as prescribed in Points a, b, d and dd Clause 2 this Article) and the enterprise does not have control shares held by the State, the owner’s representative agency shall consider reducing the number of shares held by the State to increase the number of discounted shares sold to employees.

Article 34. Public auctions

1. A public auction is available to all investors whether they are organizations or individuals, domestic or foreign investors.

2. The public auction shall be held at the SE. If the face value of shares offered (by the equitized enterprise) is under VND 10 billion, the owner’s representative agency may consider conducting the auction at a securities company, property auction service center or enterprise, as prescribed in the Law on property auction.

3. [40] At least 01 month before the initial offering, the Steering Board shall cooperate with the SE or the auction organization to disclose information at the enterprise, the auction place and on the mass media and the Government’s web portal.

4. The selling price shall be the successful bid offered by each investor. The investor shall be entitled to purchase shares at his/her successful bid, provided it is not lower than the starting price.

Article 35. Underwriting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Underwriting for issuance of bonds to foreign investors shall ensure the compliance with regulations of law on the rights to purchase or contribute capital of foreign investors in Vietnamese enterprises.

If the shares are not completely sold, the underwriter shall purchase the remaining shares at the agreed price under the underwriting agreement provided that it shall not be lower than the starting price.

2. The underwriter shall perform rights and obligations defined in the Law on securities and securities market and the underwriting agreement concluded between the underwriter and the authorized representative of the equitized enterprise.

Article 36. Direct negotiation

1. Direct negotiation means an offering method whereby shares will be sold to investors according to the results of negotiation between the Steering Board (or its authorized organization) and each investor.

2. The selling price shall be agreed upon according to provisions of Points d and e Clause 3 Article 6 and Clauses 2, 4 Article 37[41] of this Decree.

Article 37. Settlement of unsold shares and adjustment of charter capital and charter capital structure according to share offering results [42]

1. Based on the equitization plan approved by a competent authority, the Steering Board shall sell shares to employees and the trade union at the enterprise before the public offering. The Steering Board shall report the number of shares which the employees and trade union refuse to buy according to the equitization plan to the owner’s representative agency for offering to the public through auction.

2. Based on the actual share offering results, the Steering Board shall request the owner’s representative agency to issue a decision to adjust the charter capital and charter capital structure defined in the approved equitization plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If there are no investors subscribing to shares, based on the result of offering of shares to employees and the trade union at the enterprise, the enterprise shall follow procedures for conversion into a JSC and adjusting its charter capital and charter capital structure according to Clause 2 of this Article.

4. If there is only one investor subscribing to shares, the Steering Board shall conduct negotiation to offer shares to that investor according to the number of shares subscribed by the investor, provided that the agreed-upon selling price shall not be lower than the starting price. If the investor refuses to buy shares, the equitized enterprise shall comply with the provisions in Clause 3 of this Article.

5. After the public auction, if all successful bidders refuse to buy shares, the equitized enterprise shall comply with the provisions in Clause 3 of this Article.

6. After the public auction, the unsold shares (including the number of shares refused by successful bidders) shall be dealt with as follows:

a) The Steering Board shall notify and conduct negotiation to offer shares to the investors that have lawfully participated in the auction (except bidders that are successful at the auction for their entire subscribed number of shares) according to their subscribed number of shares and their bids which are considered in descending order.

b) If shares still remain unsold after they are sold according to Point a Clause 6 of this Article, the Steering Board shall continue notifying and conduct negotiation to offer shares to the investors that are successful at the auction for their entire registered quantity of shares (except successful bidders that have refused to buy shares) according to their bids which are considered in descending order.

c) The equitized enterprise shall deal with the unsold share certificates mentioned in Points a and b of this Clause in accordance with Clause 3 this Article.

Article 38. Time limit for completing share offering

Shares shall be sold within 04 months from the day on which the equitization plan is approved (by both underwriting and direct negotiation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Determination of the proceeds earned from the initial offering

a) [43] Within 05 working days from the prescribed deadline for payment by investors participating in the public auction, the auction organization shall transfer the entire proceeds from the IPO to the equitized enterprise in order to make payments to redundant employees, cover equitization costs as estimated in the approved equitization plan, and retain an amount equal to the value of additionally issued shares calculated according to the face value and primary price (the book value of shares offered corresponding to the rank-I enterprise’s stake in a rank-II enterprise when it is equitized into a rank-II enterprise). The remaining amounts shall be paid to the Enterprise Arrangement and Development Fund;

b) [44] Within 05 working days from the prescribed deadline for payment by the trade union and employees, the Steering Board shall transfer the entire proceeds from the offering of shares to the trade union and employees to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

c) Within 20 days from the deadline for payment by the bidders, the Steering Board shall direct the enterprise to complete the offering of shares in accordance with the provisions of Clause 4 Article 37[45]. Within 05 days from the deadline for payment, the Steering Board shall direct the enterprise to transfer the proceeds earned from such offering of shares to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

d) Within 30 days from the deadline for payment by the bidders, the Steering Board shall direct the enterprise to complete the offering of shares by conducting negotiation with the strategic investors as prescribed in this Decree. The Steering Board shall transfer the proceeds earned from such offering of shares to the Enterprise Arrangement and Development Fund within 05 days from the deadline for payment.

dd) Within 30 days from the deadline for payment by the bidders, the Steering Board shall direct the enterprise to cooperate with the auction organization completing the auction for the strategic investors. The Steering Board shall transfer the proceeds earned from such offering of shares to the Enterprise Arrangement and Development Fund within 05 days from the deadline for payment;

e) Where the total proceeds earned from the initial offering mentioned in Points a, b, c, d or dd Clause 1 of this Article are lower than the estimated funding for paying benefits to redundant employees and estimated equitization costs stated in the approved equitization plan, the equitized enterprise shall retain all of such proceeds to cover expenses under the approved estimate and make official statements from the day on which the enterprise obtains the initial certificate of registration of joint-stock company.

2. Determination of proceeds earned from offering of shares on the official date of equitization

a) Within 90 days from the issue date of the initial certificate of registration of joint-stock company, the enterprise shall determine the amounts payable to the Enterprise Arrangement and Development Fund according to the financial statements on such date to operate in the form of the JSC and guidelines for settlement of financial issues on the official date of equitization stated in Article 21 of this Decree. The amounts retained at the enterprise include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The capital surplus from the issuance of additional shares shall be used to pay equitization costs and benefits to redundant employees (which shall be also settled according to the provisions of Point d this Clause if such capital surplus is not enough to make such payments); the remaining amount (if any) shall be retained by the JSC at the rate equivalent to the number of additionally issued shares in the charter capital structure, where:

Capital surplus from issuance of additional shares

=

Number of additional shares

x

Successful bid

-

Starting price

b) Within 05 working days from the day on which the owner’s representative agency issues a decision on the contents stated in Clause 4 Article 21 of this Decree, the enterprise shall transfer the increase in the amounts payable that are determined under Point a Clause 2 this Article (if any) to the Enterprise Arrangement and Development Fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) According to the IPO results, if the proceeds actually earned from offering of discounted shares to employees, labor union, strategic investors and other investors are not enough to cover relevant expenses (including equitization costs, benefits paid to redundant employees, and preferential treatments for employees) according to the final statements approved by a competent authority, the owner’s representative agency shall consider reducing the state capital contributed in the JSC (if the JSC still has the state capital), charter capital and charter capital structure of the JSC to meet its actual needs through the GMS. If there is no state capital after the adjustment, the enterprise shall request the owner’s representative agency to send an official dispatch to request the Ministry of Finance of Vietnam to extract money from the Enterprise Arrangement and Development Fund to make refund to the enterprise as prescribed in Point c this Clause.

3. After the time limits mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, if the auctioneer organization and enterprise fail to transfer money to the Enterprise Arrangement and Development Fund, they shall pay the interests on late payment according to regulations on management and use of the Enterprise Arrangement and Development Fund. Such interests shall not be considered as reasonable expenses when calculating corporate income tax and shall be covered with profits after tax after deducting compensations paid by the Board of Members, Board of Directors and relevant groups and individuals involved in such late payment (if any).

4. The Prime Minister of Vietnam shall promulgate the regulations on management and use of the Enterprise Arrangement and Development Fund. The Ministry of Finance of Vietnam shall organize the management of the Enterprise Arrangement and Development Fund in accordance with the regulations promulgated by the Prime Minister.

5. The owner’s representative agency shall direct the Steering Board and the equitized enterprise to submit adequate and timely reports on management and use of proceeds earned from the equitization to the Ministry of Finance of Vietnam.

Article 40. Charter of the JSC

1. The Steering Board shall direct the enterprise to cooperate with the consulting firm in drawing up the charter of JSC which must be disclosed to investors before offering shares. The draft charter of the JSC shall not be contrary to the provisions of the Law on Enterprises and regulations of relevant laws.

2. The charter of the JSC shall be considered to be ratified by the first GMS if it is approved by at least 65% of the total votes of attending investors that have contributed capital to the JSC by buying shares.

Article 41. First General meeting of shareholders and enterprise registration

1. Within 30 working days from the completion of the offering of shares, the equitized enterprise shall hold the first GMS to convert the enterprise into the JSC, and follow procedures for enterprise registration in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter V

POLICIES FOR EMPLOYEES UPON EQUITIZATION

Article 42. Offering of shares to employees

1. Discounted shares

a) People eligible to buy discounted shares include:

- Employees working under employment contracts and managers of the equitized enterprise on the date of enterprise valuation.

- Employees who are still working at the equitized enterprise on the date of enterprise valuation, are appointed to act as the representatives of the equitized enterprise’s stakes in other enterprises and have not yet purchased preference shares in these enterprises.

- Employees working under employment contracts and managers of a rank-II enterprise that have not yet purchased preference shares from other enterprises on the date of enterprise valuation in case of equitization of an enterprise defined in Point a Clause 2 Article 2 of this Decree.

b) Each individual mentioned in Point a Clause 1 of this Article is entitled to purchase up to 100 shares for each year of working in the state sector with the selling price equal to 60% of the face value of shares (VND 10.000/share);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The difference between the selling price of shares sold to employees and the face value of shares stated in Clause 1 of this Article shall be deducted from the state capital value when making statements on the official date of equitization;

dd) The employee is not allowed to transfer the number of shares that he/she has purchased at a discount as prescribed in this Clause within 03 years from the date of payment of purchase prices.

e) [46] Total value of shares sold at a discount to employees calculated at the face value of shares shall not exceed the owner’s equity on accounting books at the date of enterprise valuation.

2. From the date of enterprise valuation, an employee working under employment contract or a manager of the equitized enterprise who has committed to work for the enterprise for a minimum period of at least 03 years (from the issue date of initial certificate of registration of joint-stock company) is entitled to purchase additional shares according to the following provisions:

a) He/she may purchase up to 200 shares for each of the next working years as committed provided that total shares purchased shall not exceed 2.000 shares.

Especially, an employee who is a qualified expert with a high level of professional knowledge is entitled to purchase up to 500 shares for each of the next working years as committed provided that total shares purchased shall not exceed 5.000 shares. The equitized enterprise, depending on characteristics of its business lines, shall develop and decide criteria for determining qualified experts with a high level of professional knowledge that must be unanimously agreed upon by the employees’ meeting before carrying out equitization;

b) The selling price of shares additionally sold to employees as prescribed in Point a of this Clause shall be the starting price specified in the equitization plan approved by the owner’s representative agency;

c) Each employee shall only be entitled to purchase additional shares according to the specific number of shares prescribed in Point a this Clause;

d) The share certificates additionally purchased by an employee as prescribed in Point a Clause 2 of this Article shall be converted into ordinary shares after the committed working period expires.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The employee that terminates the employment contract before the expiration of the committed working period shall resell the entire number of his/her additionally purchased shares to the JSC at the price which is determined based on the market price but shall not be lower than the buying price at which he/she purchased such additional shares.

dd)[47] The number of shares to be additionally purchased by an employee as prescribed in Point a Clause 2 of this Article shall be determined according to his/her maximum working period as committed by his/her retirement age in normal working conditions laid down in the Labor Code.

3. Employees working at an enterprise that undergoes restructuring to be converted into the JSC through the DATC as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree shall be eligible to the policies mentioned in Clause 1 and Clause 2 this Article according to specific conditions of that enterprise and the equitization plan approved by a competent authority.

4. The employees wishing to purchase shares in addition to the shares additionally purchased as prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall subscribe to the public auction of shares as other investors.

Article 43. Benefits for redundant employees

1. If employees working under the unemployment contracts or employees working at the equitized enterprise on the date of enterprise valuation and acting as the representatives of the equitized enterprise’s stakes in other enterprises are not assigned works at the JSC under the labour utilization plan, they shall enjoy the same benefits as redundant employees as prescribed in laws.

2. The owner’s representative agency shall consider assigning works to the enterprise managers. If all attempts to arrange works of the owner’s representative agency are failed, these managers shall be provided with the same downsizing benefits as officials as prescribed in laws.

3. The assignment of works to managers of a rank-II enterprise as prescribed in Clause 2 Article 2 of this Decree shall be taken charge by the Board of Members or President of the enterprise. If all attempts to assign works are failed, these managers shall be provided with benefits as prescribed in the Labour Code.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 44. Conversion of wholly state-owned single-member LLCs into JSCs

1. The Boards of Members or Presidents of the state-owned enterprises mentioned in Clause 2 Article 2 shall carry out the conversion of such rank-II enterprises into JSCs in accordance with provisions of this Decree.

2. By the date of enterprise valuation, the redundant assets pending liquidation of a rank-II enterprise, except the assets prescribed in Clause 3 Article 14 of this Decree shall be recorded as the enterprise’s business expenses according to their book values, and transferred to the parent company for managing and conducting liquidation or transfer as prescribed. The proceeds earned from the liquidation or transfer of assets shall be recorded as business income of the parent company.

3. Based on the valuation results given by the employed consulting firm and opinions given by the owner’s representative agency, the State Audit Office of Vietnam shall audit the enterprise valuation results and settlement of financial issues before valuation of rank-II enterprises that have the owner's equity of at least VND 1.800 billion as recorded in accounting books on the date of enterprise valuation.

4. The proceeds earned from offering of shares of a rank-II enterprise specified in the final statements approved by a competent authority that remain after deducting the primary price (book values) of shares offered, equitization costs, expenses incurred from provision of benefits to redundant benefits, incentives for employees or tax obligations (if any) shall be transferred to the Enterprise Arrangement and Development Fund within 5 working days from the day on which a competent authority’s decision is issued.

If the proceeds earned from equitization of the rank-II enterprise are not enough to pay expenses arising upon equitization of this enterprise (including equitization costs, expenses incurred from provision of benefits to redundant benefits, incentives for employees), the parent company shall provide funding for covering the deficit and record provided funding as its financial expenses.

Article 45. Rights and responsibilities when carrying out equitization

1. The Prime Minister shall:

a) Consider giving approval for the list of enterprises mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 2 of this Decree for being converted into JSCs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Appoint owner’s representative agencies of state capital after equitization carried out in the organizations specified in Point b Clause 1 this Article, except rank-II enterprises;

d) Consider and settle particular problems or contents arising in the course of equitization of each enterprise that are not prescribed in this Decree at the request of the owner’s representative agency.

2. Based on the list of enterprises subject to compulsory equitization approved by the Prime Minister, each owner’s representative agency shall:

a) Establish the Steering Board to assist the owner’s representative agency in carrying out the equitization according to the provisions of this Decree.

Establish the Steering Board to assist the Prime Minister in carrying out the equitization of the entities mentioned in Point b Clause 1 of this Article;

b) Provide guidelines and conduct inspection of the equitization of the entities under its management in accordance with the provisions of this Decree;

c) Issue decisions to appoint consulting firms, appoint auction organizations, disclose the enterprise values, and request the Prime Minister to consider giving approval for the equitization plans of the entities mentioned in Point b Clause 1 of this Article;

d) Issue decisions to appoint consulting firms and auction organizations; decisions to disclose the enterprise values, and decisions on approval of equitization plans for enterprises under its management, accompanied with draft charters of JSCs developed in accordance with provisions of the Law on Enterprises and relevant laws;

dd) Issue decisions on approval of debt trading plans to serve enterprise restructuring and equitization plans for enterprises sustaining losses after reaching agreements with the DATC and creditors on debt trading plans as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Issue decisions on adjustment of the state capital in JSCs; decisions to transfer redundant assets (if any) to the DATC according to the provisions of Clause 4 Article 10 of this Decree;

g) Issue decisions on approval of labor utilization plans and provision of benefits to redundant employees of the equitized enterprise;

h) Within the time limit prescribed in Clause 4 Article 21 of this Decree, the owner’s representative agency shall cooperate with relevant authorities in approving financial statements, statements of equitization costs, expenses incurred from provision of benefits to redundant employees, and statements of proceeds earned from equitization, and issuing decisions to disclose the actual state capital value at the issue date of initial certificate of registration of joint-stock company (including the entities prescribed in Point b Clause 1 of this Article);

i) Settle complaints and denunciations concerning the equitized enterprise within their competence in accordance with regulations of law;

k) Direct equitized enterprises to follow procedures for depositing or registration of shares at Vietnam Securities Depository and registration of trading on SEs as prescribed;

l) Direct equitized enterprises to prepare documents and transfer rights to represent state capital in JSCs (after converted from state-owned enterprises) to the State Capital and Investment Corporation as prescribed;

m) Make decisions on approval for criteria and selection of strategic investors of enterprises that offer shares to strategic investors, including enterprises prescribed in Point b Clause 1 of this Article.

3. The Board of Members or President of a state-owned enterprise mentioned in Clause 2 Article 2 of this Decree shall:

a) Organize the implementation of the plan for equitization of rank-II enterprises included in the list of enterprises subject to compulsory equitization approved by the Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Issue decisions to appoint consulting firms, appoint auction organizations, settle financial issues, disclose the enterprise value, approve equitization plans, labor utilization plans, financial statements, statements of equitization costs, expenses incurred from provision of benefits to redundant employees, and statements of proceeds earned from equitization, and disclose the actual state capital value at the issue date of initial certificate of registration of joint-stock company in respect of rank-II enterprises prescribed in this Decree, except the entities prescribed in Point b Clause 1 of this Article;

d) Provide guidelines and conduct inspection of the equitization of the entities under its management in accordance with the provisions of this Decree;

dd) Make decisions on approval for criteria and selection of strategic investors of rank-II enterprises that offer shares to strategic investors, except enterprises prescribed in Point b Clause 1 of this Article.

4. Rights, responsibilities and composition of Steering Boards:

a) A Steering Board shall have the following rights and responsibilities:

- Assist the authority issuing the equitization decision in directing and carrying out equitization for one or some enterprises as prescribed in this Decree.

- Use the seal of the owner’s representative agency when performing tasks.

- Establish the Assisting Team to carry out equitization tasks.

- Based on the approved equitization plan, direct the enterprise to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ prepare and submit the equitization schedule (including time limit for each task) to the owner’s representative agency for approval. In case of failure to comply with the equitization schedule, the Steering Board shall be considered to not fulfill its tasks.

- direct to settle financial or personnel issues, and organize the enterprise valuation according to the provisions of this Decree.

- request the owner’s representative agency to decide methods of initial offering.

- direct to develop the equitization plan and the first draft charter of the JSC.

- direct to develop and submit the labor utilization plan to the owner’s representative agency (for a state-owned enterprise) or the Board of Members/President of the state-owned enterprise (for a rank-II enterprise, except the entities mentioned in Point b Clause 1 this Article) for approval.

- [48] review and submit reports to the owner’s representative agency for issuing decisions to appoint consulting firm, auction organization, disclose the enterprise value and approve the equitization plan.

- direct the equitized enterprise to cooperate with auction organizations as prescribed.

- direct the equitized enterprise to determine the proceeds earned from equitization in accordance with the form of equitization, make statements (financial statements on the official date of equitization, statements of equitization costs, expenses incurred from provision of benefits to redundant employees, incentives for employees and the labor union) in order to obtain approval from competent authorities.

- submit consolidated report on results of offering shares to the owner’s representative agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- [49] cooperate with relevant authorities to review and submit reports to the owner’s representative agency to issue decision to approve financial statements at the official date of equitization; statements of equitization costs; statements of expenses incurred from provision of benefits to redundant employees; statements of proceeds from the equitization and decision to disclose the actual state capital value at the issue date of the initial certificate of registration of joint-stock company.

- consider and request the owner’s representative agency to appoint a representative of state capital at the equitized enterprise.

- direct the equitized enterprise to promptly and fully publish the equitization process on the Government’s web portal and send it to the Ministry of Finance of Vietnam and the the Steering Board for Enterprise Innovation and Development.

b) [50] Composition of a Steering Board shall be decided by Minister, head of ministerial agency or governmental agency, Chairperson of provincial People’s Committee or Board of members of parent company.

Members of the Steering Board of an entity mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall include representatives of the Steering Board for Enterprise Innovation and Development and the Ministry of Finance of Vietnam (if necessary).

5. The labor union of the equitized enterprise shall cooperate with the Steering Board in:

a) Disseminating and mobilizing officials and employees of the equitized enterprise to follow equitization policies of the State;

b) Supervising the equitization process;

c) Appointing a representative of the labor union’s capital to self-nominate to the Board of Directors or Board of Controller of the JSC in accordance with regulations of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 46. Reporting

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of provincial People’s Committees, Boards of Members/Presidents of parent companies shall promptly submit reports to the Steering Board for Enterprise Innovation and Development and the Ministry of Finance of Vietnam on relevant contents in the course of equitization, including: settlement of financial issues, enterprise valuation results, decision to disclose the enterprise value and adjustment thereof, equitization plan, share offering results, statements on equitization costs, statements serving conversion into JSCs, and violations committed by consulting firms in the equitization process (if any), and direct equitized enterprises to promptly and fully publish the contents prescribed in Clause 1 Article 11 of this Decree.

Article 47. Equitization order [51]

The equitization shall be carried out according to the order of work steps in Appendix I enclosed with the Government's Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020.

Chapter VII

IMPLEMENTATION

Article 48. Transition

1. [52] Enterprises whose value has been disclosed before January 01, 2018 but that do not yet obtain approved equitization plans shall adjust book values according to their disclosed values (unless such adjustment is not allowed according to a decision issued by a competent authority), formulate and submit their equitization plans to competent authorities in accordance with the provisions of this Decree. The enterprise mentioned in Clause 1 Article 26 of this Decree shall carry out state audit and re-adjust the published enterprise value if there is any difference arising.

2. The enterprise whose decision on approval of equitization plan has been approved by a competent authority before the effective date of this Decree shall continue to implement such plan. Settlement of financial issues and statement of proceeds earned from equitization on the issue date of initial certificate of registration of joint-stock company shall comply with provisions of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The enterprise whose plan for offering of shares to strategic investors has been approved by a competent authority before the effective date of this Decree shall continue to implement such plan. With regard to unsold shares (difference between the number of shares actually offered to strategic investors and the total number of shares expected to offer thereto under the approved equitization plan), the owner’s representative agency shall issue a decision to adjust the charter capital and charter capital structure before the first GMS is held to continue transferring capital in accordance with regulations of law on transfer of state capital in JSCs.

5. [54] The equitized enterprises that have been operating in the form of joint-stock companies before the effective date of Decree No. 126/2017/ND-CP (i.e. January 01, 2018) are not subject to the provisions of this Decree.

Before June 30, 2021, pursuant to regulations of law in force at the issue date of initial certificate of registration of joint-stock company, owner’s representative agencies shall take charge and cooperate with relevant agencies to settle financial issues to serve the issuance of decisions to approve financial statements of these enterprises when they officially operate as JSCs, statements of equitization costs, statements of expenses incurred from provision of benefits to redundant employees, statements of proceeds earned from equitization, and decisions to disclose actual values of state capital at the time they are issued with initial certificates of registration of joint-stock company, and direct the transfer of such amounts to JSCs.

Over the abovementioned deadline, owner’s representative agencies shall assume responsibility before the Government for their failure to complete statements and transfer to JSCs; such violation shall be taken into account when carrying out performance assessment and ranking of officials in accordance with regulations of the Law on Officials.

6. The enterprises mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article whose land use plans have not been approved by competent authorities according to the Government’s Decree No. 01/2007/ND-CP dated January 06, 2017 shall be required to obtain approval for their land use plans before the day on which the JSC obtains the initial certificate of registration of joint-stock company.

The owner’s representative agency shall cooperate with the provincial People’s Committee (of province or city where the enterprise’s land area is located) in directing the enterprise and relevant competent authorities to consider approving the land use plan as prescribed.

7. The unused amounts of enterprise arrangement funds of parent companies as at December 31, 2017 (including receivables and unused amounts in cash) shall be transferred to the Enterprise Arrangement and Development Fund. The parent company whose additional charter capital has been provided by the enterprise arrangement fund with approval given by a competent authority before the effective date of this Decree shall be entitled to add the charter capital in accordance with the approved plan.

8. [55] With regard to an enterprise which has been equitized before January 01, 2018 and has calculated and included the value of goodwill in the enterprise value, the JSC shall continue allocating the value of goodwill to its expenses when calculating corporate income tax within a maximum period of 03 years from the effective date of the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020.

9. [56] When the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020 comes into force, enterprises that have land use plans upon equitization approved by competent authorities shall continue implementing equitization procedures and approved land use plans upon equitization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 49. Implementation

1. This Decree comes into force from January 01, 2018 and replaces the Government’s Decree No. 59/2011/ND-CP dated July 18, 2011, the Government’s Decree No. 189/2013/ND-CP dated November 20, 2013 and the Government’s Decree No. 116/2015/ND-CP dated November 11, 2015. Any regulations on equitization that are contrary to the provisions of this Decree shall cease to have effect.

2. [58] Single-member LLCs 100% of charter capital of which is held by political organizations, socio-economic organizations, socio-political organizations or public service providers and which have been duly established and operating in accordance with the Law on Enterprises may be converted into JSCs in accordance with the provisions of this Decree.

Article 50. Implementation responsibility and organization

1. The Ministry of Finance of Vietnam, the Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs of Vietnam, the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment of Vietnam, the State Bank of Vietnam, Vietnam Social Security, the State Audit Office of Vietnam and relevant authorities shall provide guidelines on implementation of this Decree within their competence.

2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of provincial People’s Committees, Boards of Members of economic groups or corporations established according to the Prime Minister’s decision are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

CERTIFIED BY

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX I

PROCEDURES FOR SELECTION OF STRATEGIC INVESTORS OF AN EQUITIZED ENTERPRISE
(Enclosed with the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017)

Procedures for selection of strategic investors of an equitized enterprise include the following steps:

Step 1. Based on the scale of charter capital, nature of business lines and enterprise development needs, the Steering Board shall direct the Assisting Team to cooperate with the enterprise and consulting firm (if any) in developing selection criteria, percentage of shares offered and objectives of offering of shares to strategic investors which shall be then included in the equitization plan.

If the equitized enterprise is engaging in conditional business lines according to regulations of law on investment, selection of strategic investors that engage in the same business lines with the enterprise should be taken into account when developing such selection criteria.

Step 2. The Steering Board shall appraise the plan for offering of shares to strategic investors, and submit it to the owner’s representative agency to give approval under the equitization plan (specifying selection criteria, percentage and selling price of shares offered to strategic investors).

Step 3. Within 05 working days from the day on which the owner’s representative agency gives approval for the equitization plan, the equitized enterprise shall publish on the mass media (both in English and Vietnamese) the following contents related to the offering of shares to strategic investors of the equitized enterprise, including:

- Particulars of the enterprise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Criteria for selecting strategic investors;

- Percentage of shares offered to strategic investors;

- Rights and obligations of a strategic investor of the equitized enterprise (as prescribed in Article 6 of this Decree);

- Application for the strategic investor status;

- Application submission deadline and location.

Step 4. Within 20 days from the day on which the information is published, the equitized enterprise shall examine received applications for the strategic investor status, and compile and send the list of strategic investors eligible to purchase shares to the Steering Board for requesting the owner’s representative agency to issue approval decision. The equitized enterprise shall inform strategic investors so that they make plans for learning about contents related to business operations, and financial status, etc. of the equitized enterprise.

Selection of strategic investors eligible to purchase shares shall be completed before the public auction is held.

Step 5. Based on the list of strategic investors approved by the owner’s representative agency, the Steering Board shall develop the plan for offering of shares to strategic investors and organize the implementation thereof in accordance with the provisions of Clause 3 Article 6 of this Decree.

Step 6. Based on results of offering of shares to strategic investors, the equitized enterprise shall submit consolidated reports to the owner’s representative agency to consider concluding official agreements with strategic investors that have won the bid and transfer proceeds earned from offering of shares to strategic investors to the Enterprise Arrangement and Development Fund as prescribed in Article 39 of this Decree./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX I[59]

PROCEDURES FOR CONVERSION OF A WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISE INTO A JOINT-STOCK COMPANY
(Enclosed with the Government’s Decree No. 140/2020/ND-CP dated November 30, 2020)

Procedures for conversion of a wholly state-owned enterprise into a joint-stock company include the following steps:

Step 1. Developing the equitization plan

1. Establishment of the Steering Board and Assisting Team.

a) Based on the equitization plan on the list of state-owned enterprises subject to re-arrangement approved by the Prime Minister, the owner’s representative agency issues an equitization decision and decision to establish the Steering Board, enclosed with the plan/roadmap for equitization.

b) The head of the Steering Board shall select and make a decision on establishment of the Assisting Team within 05 working days from the day on which the decision on establishment of the Steering Board is given.

c) After the owner’s representative agency issues an equitization decision, the Steering Board and the Assisting Team shall cooperate with the equitized enterprise and consulting firm (if any) to decide to follow procedures for contacting and exchanging information with investors about the enterprise’s business and financial status and demands for selection of strategic investors, etc. which are used to serve their decisions to make investments in the enterprise.

2. Preparation of documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Legal documents on establishment of the enterprise.

- Legal documents on assets, sources of capital and debts of the enterprise.

- Financial statements and tax finalizations of the enterprise on the date of enterprise valuation.

- Estimate of equitization costs.

- The land use plan upon equitization at the date of enterprise valuation.

- List of employees and labor utilization plan.

- Selected methods, forms and date of enterprise valuation satisfying requirements for the enterprise and relevant guiding documents on equitization.

3. The Steering Board shall direct the Assisting Team to cooperate with the enterprise in preparing and submitting relevant documents to the owner’s representative agency for approval of estimate of equitization costs and decision on appointment of consulting firm.

4. Stocktaking, settlement of financial issues and enterprise valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Carrying out stocktaking, classifying assets and making financial statements or tax finalizations, and cooperating with relevant authorities in settlement of financial issues by the date of enterprise valuation.

b) Formulating the land use plan upon equitization and requesting the owner’s representative agency to send that plan and all relevant documents to the Provincial People's Committee for getting its opinions about the land use plan upon equitization and specific land price as the basis for enterprise valuation.

c) conducting the enterprise valuation.

The Steering Board shall direct the Assisting Team to cooperate with the enterprise and consulting firm in conducting the enterprise valuation as prescribed. A consulting firm may be hired to provide all services, including formulation of the equitization plan, determination of the enterprise value and offering of shares.

5. Issuance of decision and disclosure of the enterprise value.

The Steering Board shall review the results of asset stocktaking and classification, and enterprise valuation, and submit a report on review results to the owner’s representative agency for issuing a decision to disclose the enterprise value.

With regard to enterprises subject to the audit prescribed in Clause 1 Article 26 of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017, the Steering Board shall request the owner’s representative agency deciding the enterprise value to send a written request and relevant documents to the State Audit Office of Vietnam for audit of valuation results and settlement of financial issues before the official disclosure of the equitized enterprise’s value.

The decision to disclose the enterprise value must specify debts and assets which have been excluded from the enterprise valuation and shall be transferred to the DATC according to Clause 2 Article 14, Clause 2 and Clause 3 Article 15 of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017 and Clause 9 Article 1 of this Decree.

6. Completion and submission of the equitization plan to a competent authority for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Actual situation of the enterprise on the date of enterprise valuation.

The enterprise valuation results and issues need to be settled.

- Form of equitization and charter capital necessary to serve business operations of the JSC.

- Structure of charter capital, starting price and share offering methods.

- Draft charter on organization and operation of the JSC formulated according to regulations of the Law on Enterprises and other legislative documents in force.

- Plan for rearrangement of employees approved by the owner’s representative agency.

- The business plan for the next 3 – 5 years.

- The land use plan upon equitization which has been approved by a competent authority.

b) The Steering Board shall direct the Assisting Team and the enterprise to cooperate with the consulting firm in publishing and sending the equitization plan to each division of the enterprise for reference before an (extraordinary) employees’ meeting is held.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The Steering Board shall review the equitization plan and submit a report on review results to the owner’s representative agency for giving approval of the equitization plan.

If the actual value of an enterprise is lower than its amounts payable prescribed in Clause 2 Article 4 of the Government’s Decree No. 126/2017/ND-CP dated November 16, 2017, as amended in Clause 2 Article 1 of this Decree, the owner’s representative agency shall direct the Steering Board and the enterprise to cooperate with the DATC and the enterprise’s creditors in formulating a feasible and efficient debt trading plan to serve the enterprise restructuring. Based on the efficiency and feasibility of the debt trading plan, the owner’s representative agency shall issue a decision on approval of the debt trading plan for enterprise restructuring or decide to adopt another conversion form as prescribed by law.

Step 2. Implementation of equitization plan

1. The Steering Board shall direct the enterprise to cooperate with intermediate consulting firms in organizing offering of shares according to the approved equitization plan approved and provisions of this Decree.

2. The Steering Board shall direct the enterprise to sell discounted shares to its employees and the labor union (if any) according to the approved plan.

3. Based on results of offering of shares to the entities specified in the equitization plan, the Steering Board shall direct the enterprise to transfer the proceeds earned from equitization to the Fund as prescribed.

If shares are not yet sold up to the entities specified in the approved equitization plan, the Steering Board shall report it to the owner’s representative agency for adjusting the scale and structure of shares of the equitized enterprise.

4. The Steering Board shall request the owner’s representative agency to appoint a representative of the capital of the equitized enterprise having state capital to continue engaging in the JSC and take responsibility to perform rights and obligations of the representative of state capital’s owner as prescribed in laws.

Step 3. Completing equitization process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Steering Board shall direct the Assisting Team, the representative of state capital (if any) and the enterprise to hold the first GMS for ratifying the charter on organization and operation and business plan, voting for members of the Board of Directors, Board of Controllers and executive structure of the JSC.

b) The Board of Directors of the JSC shall apply for enterprise registration in accordance with results of the first GMS.

2. Making statements and transfer between the enterprise and the JSC.

a) Within 90 days from the issue date of the initial certificate of registration of joint-stock company, the Steering Board shall direct the Assisting Team and the enterprise to prepare financial statements as at the day on which the JSC obtains the initial certificate of registration of joint-stock company, make tax statements, audit financial statements, make statements on equitization costs, and submit reports on such contents to the owner’s representative agency.

b) Based on the state capital value determined on the date of enterprise registration by the owner’s representative agency, the Steering Board shall direct the Assisting Team and the enterprise to carry out transfer between the enterprise and the JSC.

c) Information about the JSC shall be launched and published on mass media as prescribed.

The authority issuing the equitization decision, Steering Board, Assisting Team and the enterprise may perform multiple steps at the same time in order to accelerate the progress of enterprise equitization./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 “The Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

The Law on management and use of state capital invested in manufacturing and business operations of enterprises dated November 26, 2014;

The Law on Enterprises dated November 26, 2014;

The Law on Investment dated November 26, 2014;

The Law on Public Investment dated June 13, 2019;

The Law on Securities dated June 29, 2006; the Law on Amendments to the Law on Securities dated November 24, 2010;

The Law on Land dated November 29, 2013;

And at the request of the Minister of Finance of Vietnam;”

[2] This Clause is amended according to Clause 1 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[4] This Clause is amended according to Point b Clause 2 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[5] This content is amended according to Point a Clause 3 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[6] This Point is amended according to Point b Clause 3 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[7] Clause 2 Article 37 is changed into Clause 4 Article 37 and is amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[8] Clause 2 Article 37 is changed into Clause 4 Article 37 and is amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[9] Clause 2 Article 37 is changed into Clause 4 Article 37 and is amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[10] This Clause is added according to Clause 4 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[11] This Clause is amended according to Clause 5 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[12] This Clause is abrogated according to Clause 1 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[14] This Clause is amended according to Point b Clause 6 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[15] This Point is amended according to Point c Clause 6 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[16] This content is abrogated according to Point a Clause 2 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[17] This Point is abrogated according to Point b Clause 2 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[18] This Point is abrogated according to Point c Clause 2 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[19] This Clause is abrogated according to Clause 3 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[20] This content is added according to Clause 7 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[21] This Clause is amended according to Clause 8 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[22] This content is added according to Point a Clause 9 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[24] This content is added according to Point c Clause 9 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[25] This Clause is amended according to Clause 10 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[26] This Clause is abrogated according to Clause 4 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[27] This Point is abrogated according to Clause 5 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[28] This Clause is amended according to Clause 11 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[29] This Clause is amended according to Clause 12 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[30] This Clause is amended according to Point a Clause 13 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[31] This Clause is amended according to Point b Clause 13 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[32] This Clause is amended according to Point c Clause 13 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[34] This paragraph is amended according to Point a Clause 16 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[35] This Clause is amended according to Point b Clause 16 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[36] This Clause is abrogated according to Clause 6 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[37] This Article is added according to Clause 15 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[38] This content is abrogated according to Clause 7 Article 3 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[39] This content is added according to Clause 17 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[40] This Clause is amended according to Clause 18 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[41] Clause 2 and Clause 4 Article 37 are changed into Clause 4 and Clause 6 Article 37 and are amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[42] This Article is amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[44] This Point is amended according to Clause 20 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[45] Clause 4 Article 37 is changed into Clause 6 Article 37 and is amended according to Clause 19 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[46] This Point is added according to Point a Clause 21 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[47] This Point is added according to Point b Clause 21 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[48] This en dash is amended according to Point a Clause 22 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[49] This en dash is amended according to Point a Clause 22 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[50] This Point is amended according to Point b Clause 22 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[51] This Article is amended according to Clause 23 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[52] This Clause is amended according to Point a Clause 24 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[54] This Clause is amended according to Point c Clause 24 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[55] This Clause is added according to Point d Clause 24 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[56] This Clause is added according to Point dd Clause 24 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[57] This Clause is added according to Point e Clause 24 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[58] This Clause is amended according to Clause 25 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

[59] This Appendix replaces Appendix II enclosed with the Decree No. 126/2017/ND-CP as prescribed in Clause 26 Article 1 of the Decree No. 140/2020/ND-CP, coming into force from November 30, 2020.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTC ngày 10/05/2021 hợp nhất Nghị định về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.347

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.36.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!