BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2013/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 01 năm 2013
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 14/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 29/3/2011 QUY
ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ
SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ THAY THẾ MỘT SỐ BIỂU MẪU ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO
THÔNG TƯ SỐ 53/2011/TT-BNNPTNT NGÀY 02/8/2011 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 14/2011/TT-BNNPTNT
NGÀY 29/3/2011
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số
75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3
Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm
2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
năm 2006 và Nghị định của Chính phủ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất
lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản
xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế
một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày
02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở
sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (sau đây
gọi là Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT) như sau:
1. Sửa đổi điểm b, điểm c khoản
4 Điều 13 như sau:
"b) Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột
xuất
- Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho
cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới;
- Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cơ
sở chưa đủ điều kiện và yêu cầu khắc phục cụ thể đối với cơ sở không
đạt (loại C) đối với nhóm ngành hàng được kiểm tra. Tùy theo mức độ sai lỗi
của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt
hành chính theo quy định, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức
kiểm tra lại. Nếu cơ sở không khắc phục, Cơ quan kiểm tra thu hồi Giấy chứng
nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã cấp cho cơ sở và thông báo cơ quan có
thẩm quyền đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.
c) Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản xếp
loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 13a Thông tư này”.
2. Bổ sung Điều 13a
như sau:
“Điều 13a. Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi,
cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất
kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP)
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP:
Cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá
phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo Điều 5
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong
thời gian 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Mẫu Giấy chứng nhận ATTP quy định tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo
mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc
quyết định thành lập;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 ban hành
kèm theo Thông tư này;
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng,
an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất,
kinh doanh.
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ
sức khoẻ;
e) Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp
cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp
Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy
định tại khoản 1 Điều 13a của Thông tư này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong
các hình thức sau: trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ
sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông
báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực
hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện,
hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được
kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường
hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
5. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị
thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp sau:
- Cơ sở có kết quả kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất bị xuống loại C nhưng sau 06 (sáu) tháng không có biện pháp khắc phục để đạt
loại A hoặc B;
- Cơ sở không hoạt động sản xuất kinh doanh
đối với nhóm ngành hàng thực phẩm đã đăng ký;
- Cơ sở có quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về việc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ;
- Cơ sở bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận
ATTP theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm.
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
6. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ
sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh
doanh.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này
tương tự như cấp Giấy
chứng nhận ATTP quy
định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13a Thông tư này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu
lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin
trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
ATTP theo Phụ lục 2 gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ
khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận ATTP
thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời
hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết
hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại,
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
7. Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trước ngày Thông tư này có hiệu
lực thì tiếp tục có giá trị đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đó.
8. Trong trường hợp có các quy định riêng về
trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở thực
phẩm nông lâm thủy sản có tính đặc thù thì áp dụng theo các quy định riêng đó.”
Điều 2. Sửa
đổi, bổ sung và thay thế một số biểu mẫu (được ban hành kèm theo Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT) kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện bảo
đảm chất lượng, an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp
và sản phẩm nông lâm thủy sản theo từng nhóm ngành hàng quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng
02 năm 2013
2. Việc cấp, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả;
sản xuất, chế biến chè: thực hiện theo quy định tại Thông tư số
59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
3. Việc cấp, thu hồi,
cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh
doanh thủy sản: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày
03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm
tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Công Thương;
-UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN&PTNT;
- Sở NN&PTNT, Cơ quan QLCL NLTS các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Chính phủ; Công báo Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, QLCL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuân Thu
|