BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 976/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC ĐIỀU TRA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2022
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật thống kê ngày
23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thống kê;
Căn cứ Nghị định 95/2017/NĐ-CP
ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP
ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của
hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 293/2020/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu tổng hợp
báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định
các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống
kê quốc gia;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Tiến hành Điều tra Đổi
mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 theo Phương án được ban hành kèm theo Quyết
định này.
Điều 2.
Giao Cục Thông tin khoa
học và công nghệ quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức
thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 theo đúng kế hoạch,
nội dung và phương án được phê duyệt. Kinh phí thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo
trong doanh nghiệp năm 2022 được lấy từ kinh phí thực hiện nhiệm vụ thống kê khoa
học và công nghệ năm 2022 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Thông tin
khoa học và công nghệ quốc gia.
Điều 3.
Quyết định có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng
cục Thống kê;
- Bộ
KH&CN: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Lưu:
VT, TTKHCN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Xuân Định
|
PHƯƠNG
ÁN
ĐIỀU
TRA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 976/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng
06
năm 2022
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
về việc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp năm 2022)
1. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU ĐIỀU TRA
1.1. Mục đích điều tra
Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
năm 2022 (theo phương pháp luận của OECD -
Oslo Manual 2018) thu thập
thông tin thống kê phục vụ tổng hợp, biên soạn chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống
chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ nhằm mục đích đánh giá, xây dựng chiến
lược, chính sách, kế hoạch khoa học và công nghệ, so sánh quốc tế các chỉ tiêu thống
kê về đổi mới sáng tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu về đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
1.2. Yêu cầu điều tra
Cuộc điều tra hiện theo đúng quy định của
Phương án điều tra, bảo đảm thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác kịp thời, không
trùng lặp, bỏ sót thông tin quy định trong Phương án điều tra và các thông tin thu
thập được bảo mật theo quy định của Luật Thống kê.
2. ĐỐI TƯỢNG,
ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
2.1. Đối tượng và đơn vị điều tra
Đối tượng và đơn vị điều tra: bao gồm các
doanh nghiệp hạch toán độc lập được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp,
có hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 01/01/2021 trong các ngành: nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo.
2.2. Phạm vi điều tra
Cuộc điều tra thu thập thông tin của 2.000
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trở lên trên phạm vi toàn quốc, hoạt động trong các
ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo (trong
Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày
06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ theo quy
định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp
có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người...
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực công nghiệp
có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người.
Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp
có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không trên 200 người và tổng
doanh thu của năm trên 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng”.
3. THỜI ĐIỂM,
THỜI KỲ VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA
3.1. Thời điểm, thời kỳ điều tra
a) Thời điểm bắt đầu điều tra là ngày 01/7/2022.
Những chỉ tiêu thu thập theo thời điểm được lấy thông tin theo số thực tế có đến
31/12/2021.
b) Thời kỳ điều tra: những chỉ tiêu thu
thập theo thời kỳ được lấy thông tin trong vòng 1 năm, từ ngày 01/01/2021 đến hết
ngày 31/12/2021.
3.2. Thời gian điều tra
Thời gian thu thập thông tin là 62 ngày
kể từ ngày 01/7/2022.
4. NỘI DUNG ĐIỀU
TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA
4.1. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra tập trung phục vụ các
chỉ tiêu được quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công
nghệ và phân công thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về khoa học
và công nghệ:
- Chỉ tiêu 0601: tỷ lệ doanh nghiệp thực
hiện đổi mới sáng tạo;
- Chỉ tiêu 0602: chi cho đổi mới sáng tạo
trong doanh nghiệp;
- Chỉ tiêu 0604: số doanh nghiệp có Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ;
- Chỉ tiêu 0605:
số doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
a. Nhóm thông tin nhận
dạng đơn vị điều tra
-
Tên doanh nghiệp;
- Mã số thuế của doanh nghiệp;
- Năm thành lập;
- Địa chỉ doanh nghiệp;
- Cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp;
- Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Những thông tin khác.
b. Nhóm thông tin về nguồn
nhân lực (lao động) của doanh nghiệp
-
Số lao động;
- Lao động phân theo trình độ học vấn.
c. Nhóm thông tin về sản
xuất kinh doanh
-
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
- Doanh thu các sản phẩm xuất khẩu;
- Tổng giá trị máy móc, thiết bị;
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển.
d. Nhóm thông tin về đổi
mới sáng tạo trong doanh nghiệp
- Hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp;
- Tình hình thực hiện các hoạt động đổi
mới sáng tạo;
- Các yếu tố tác động tích cực đến hoạt
động đổi mới sáng tạo;
- Nhà nước hỗ trợ đổi mới sáng tạo;
- Vốn cho đổi mới sáng tạo;
- Hợp tác đổi mới sáng tạo;
- Nguồn thông tin cho đổi mới sáng tạo;
- Thực hiện quyền sở hữu công nghiệp;
- Các yếu tố cản trở đổi mới sáng tạo.
4.2. Phiếu điều tra
Cuộc điều tra sử dụng 01 loại phiếu điều
tra “Phiếu ĐTĐMST-DN: phiếu thu thập thông tin đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
năm 2022”.
5. PHÂN LOẠI, DANH MỤC
ÁP DỤNG CHO CUỘC ĐIỀU TRA
Cuộc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh
nghiệp ở Việt Nam sử dụng các bảng danh mục sau:
a) Phân ngành kinh tế theo Bảng Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018
của Thủ tướng Chính phủ;
b) Phân loại sản phẩm công nghiệp theo
Danh mục sản phẩm công nghiệp được phát triển trên cơ sở Hệ thống ngành sản phẩm
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng
Chính phủ;
c) Bảng phân loại Lĩnh vực nghiên cứu khoa
học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
d) Danh mục các đơn vị hành chính Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính
phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra”.
6. LOẠI ĐIỀU TRA,
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
6.1. Loại điều tra
Là cuộc điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp
thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế
tạo có quy mô vừa và nhỏ trở lên trên phạm vi cả nước (không điều tra các doanh
nghiệp siêu nhỏ).
Bước 1: Lập danh sách
đơn vị điều tra
Danh sách các đơn vị điều tra được lập
từ cuộc Điều tra đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2019, Cơ sở dữ liệu quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.
Bước 2: Chọn đơn vị điều
tra
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp
ngẫu nhiên rải đều theo quy mô lao động, đại diện cho toàn quốc và ngành kinh tế
cấp 2 thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến,
chế tạo.
Dàn chọn mẫu là danh sách các doanh nghiệp
thực tế đang hoạt động có đến thời điểm 31/12/2021 thuộc các loại hình doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế
biến, chế tạo.
Tổng số doanh nghiệp chọn mẫu là 2.000
doanh nghiệp.
Bước 3: Phân bổ mẫu và
tiến hành chọn mẫu:
(i) Phân bổ mẫu:
Căn cứ tổng số doanh nghiệp lớn, vừa và
nhỏ luôn có (gọi là N) và số doanh nghiệp của từng ngành cấp 2 thứ i (gọi là Ni),
tiến hành phân bổ mẫu (gọi là n) cho từng ngành thứ i theo cách phân bổ mẫu tỷ lệ
với căn bậc hai quy mô tổng thể qua công thức:
Trong đó N = ΣNi
và n =
Σni
(ii) Tiến hành chọn mẫu:
- Mỗi ngành cấp 2 lập một danh sách các
doanh nghiệp theo thứ tự độ dốc giảm dần về lao động.
- Chia số doanh nghiệp mỗi ngành Ni
cho ni tổ (ni mẫu) sẽ được Ki đơn vị
trong một tổ ()
- Chọn mẫu ngẫu nhiên một doanh nghiệp
ở tổ thứ nhất, được doanh nghiệp thứ j, sau đó tiếp tục chọn ở tổ thứ 2, thứ 3,
... để được các doanh nghiệp thứ j+k, j + 2k...
và cứ như vậy chọn sẽ chọn được đến doanh nghiệp ở tổ cuối cùng và
sẽ được ni doanh nghiệp cần chọn. Khi chọn mẫu gặp vào đơn vị bị mất
thì tiến hành chọn đơn vị thay thế theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp liền kề doanh
nghiệp bị mất (cùng ngành cấp 2) và có quy mô lao động tương đương.
- Sau khi chọn xong, mỗi ngành lập một
danh sách mới (danh sách các doanh nghiệp được chọn vào mẫu) có số lao động, địa
chỉ liên lạc và số điện thoại kèm theo để phục vụ cho yêu cầu điều tra.
6.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin theo hai phương pháp:
gián tiếp và trực tiếp để thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra.
Phương pháp trực tiếp: điều tra viên trực
tiếp đến các đơn vị điều tra gặp cán bộ được phân công của các các đơn vị giới thiệu
mục đích, ý nghĩa, nội dung và cùng với cán bộ của đơn vị thu thập, tính toán số
liệu để ghi vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng với đa số đơn vị điều
tra.
Phương pháp gián tiếp: tổ chức hội nghị
tập huấn giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung cách ghi phiếu và yêu cầu đơn vị
điều tra gửi phiếu điều tra về cơ quan điều tra theo đúng nội dung và thời gian
quy định của Phương án điều tra. Phương pháp này áp dụng khi điều tra viên khó tiếp
cận với đơn vị điều tra.
Điều tra viên được tuyển chọn là cán bộ
điều tra có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra thống kê.
7. PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ THÔNG TIN, TỔNG HỢP VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA
7.1. Phương pháp xử lý thông tin
Mã số của các đơn vị được ghi thủ công
theo khu vực thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo.
Phương pháp nhập tin:
cuộc điều tra được xử lý tổng hợp tập trung bằng
máy tính, nhập tin bằng bàn phím trên phần mềm do Cục Thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia phát triển.
Quy trình và cách thức
tổng hợp dữ liệu:
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia tổ chức, chỉ đạo, triển khai điều tra và xử lý toàn bộ số liệu điều tra đổi
mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022. Dữ liệu sẽ được tổng hợp tự động theo
các biểu đầu ra bằng phần mềm.
7.2. Biểu đầu ra
Các biểu tổng hợp kết quả điều tra được
thể hiện trong phần phụ lục.
8. KẾ HOẠCH TIẾN
HÀNH
8.1. Thời gian thực hiện các công việc chuẩn bị
tiến hành điều tra
Tháng 2-4/2022:
xây dựng phương án, mẫu phiếu điều tra.
Tháng 4-5/2022:
gửi thẩm định đến Tổng cục Thống kê.
Tháng 5-6/2022:
tiếp thu, hoàn thiện phương án và trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định phê duyệt Phương
án điều tra.
Tháng 6/2022:
lập danh sách đơn vị điều tra.
Tháng 7-8/2022:
điều tra, thu thập thông tin.
Tháng 9-11/2022:
Nhập tin phiếu điều tra; xử lý, tổng hợp kết quả điều tra, biên soạn kết quả điều
tra; viết báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả điều tra.
8.2. Hoạt động tuyên truyền
a) Hoạt động tuyên truyền cần tập trung
làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung chính và kế hoạch thực hiện Điều tra
Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 đến các cấp, các ngành và cộng đồng
khoa học. Huy động tối đa các hình thức tuyên truyền như: các phương tiện thông
tin đại chúng (báo viết, báo điện tử, bản tin, website) thực
hiện tuyên truyền sâu rộng để các đơn vị thuộc đối tượng điều tra tích cực hưởng
ứng cuộc Điều tra.
b) Cục Thông tin khoa học và công nghệ
quốc gia chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết (làm website
về các nội dung cơ bản cuộc Điều tra, trong đó
có mục hỏi/đáp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thực hiện thu thập thông
tin, cách trả lời phiếu điều tra) cung cấp cho Tổ công tác để tuyên truyền, phổ
biến về cuộc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022.
8.3. Triển khai thu thập số liệu
Thu thập số liệu được bắt đầu từ ngày 01/7/2022.
Cần thông báo trước cho các đơn vị được
điều tra và các đối tượng điều tra viên cần gặp về ngày, giờ điều tra viên đến điều
tra.
Trong quá trình thu thập thông tin, nếu
chưa rõ, điều tra viên cần gợi ý để đơn vị kiểm tra và cung cấp hoặc giải thích
để hoàn thiện phiếu điều tra. Điều tra viên chỉ ghi vào phiếu những thông tin trung
thực và đã được kiểm tra. Điều tra viên tuyệt đối không được tự ý ghi chép vào phiếu
những thông tin giả tạo, sai sự thật dưới mọi hình thức.
8.4. Xử lý tổng hợp và công bố kết quả điều tra
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia tổ chức, chỉ đạo và triển khai công tác xử lý toàn bộ số liệu Điều tra Đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp. Dữ liệu sẽ được xử lý và tổng hợp theo các biểu đầu
ra bằng phần mềm.
Mọi thông tin về kết quả Điều tra do Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của pháp luật.
Kết quả chính thức công bố vào cuối năm
2022.
9. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ
THỰC HIỆN
9.1 Thành lập Tổ công tác triển khai Điều tra
Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành
lập Tổ công tác triển khai Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022.
Tổ công tác do một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là Tổ trưởng, Cục trưởng
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia làm Phó tổ trưởng thường trực, các
thành viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoa học Xã
hội, Nhân văn và Tự nhiên, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật,
Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Công
nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng cục
Thống kê).
Tổ công tác có trách nhiệm giúp Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng phương án, chỉ đạo triển khai thực hiện Cuộc điều
tra.
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thực hiện Điều
tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 theo đúng kế hoạch, nội dung và
phương án quy định. Địa chỉ liên lạc:
Cục
Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
24
Lý Thường Kiệt, Hà nội
Tel:
024-38256143, Fax: 024-39349127
Email:
[email protected]
9.2. Công tác giám sát, kiểm tra
Nhằm bảo đảm chất lượng của Cuộc điều tra,
Tổ công tác có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát,
kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng kê, tập
huấn đến thu thập, tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa bàn.
Nội dung giám sát, kiểm tra gồm: giám sát,
kiểm tra việc lập bảng kê các đơn vị điều tra, tham gia các lớp tập huấn, số lượng
và chất lượng phiếu, cách hỏi và ghi phiếu của từng điều tra viên, tính logic
giữa các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa
các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã, các thủ tục hành chính, kiểm tra
thực địa tại địa bàn...
Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra:
kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới, kiểm tra thường
xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra
trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Tổ công tác kiểm tra điển hình việc
tổ chức và thực hiện điều tra tại các ngành, địa phương để phát hiện và giải quyết
tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.
Nhằm bảo đảm chất lượng của thông tin thu
thập tại địa bàn trước khi nghiệm thu, bàn giao, điều tra viên phải đặc biệt lưu
ý đến trách nhiệm kiểm tra tất cả các phiếu điều tra cả về nội dung, phương pháp
tính, tính logic, kiểm tra số học,
các quy định hành chính bắt buộc (chữ ký, dấu).
Tổ công tác giao Cục Thông tin khoa học
và công nghệ quốc gia thực hiện phúc tra theo đúng quy trình phúc tra nhằm phát
hiện những sai sót trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá chất lượng điều
tra và công bố độ tin cậy số liệu cho người sử dụng thông tin.
9.3. Tổ chức nghiệm thu phiếu
Tổ công tác trực tiếp nghiệm thu phiếu
điều tra và dữ liệu nhập từ phiếu điều tra, dữ liệu các bảng tổng hợp. Thời gian
nghiệm thu từ ngày 15 đến 31/8/2022.
Nội dung nghiệm thu bao gồm: số lượng phiếu
đã điều tra theo từng loại phiếu, chất lượng số liệu và chất lượng phiếu; dữ liệu
nhập vào máy tính theo số phiếu đã được xử lý; dữ liệu về các bảng tổng hợp. Các
thành phần tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về
kết quả đã nghiệm thu.
10. KINH PHÍ
Kinh phí triển khai Điều tra Đổi mới sáng
tạo trong doanh nghiệp năm 2022 từ nguồn ngân sách Nhà nước của Bộ Khoa học và Công
nghệ giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Chế độ chi triển khai Điều tra Đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022 được thực hiện theo Thông tư 109/2016/TT-BTC
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống
kê quốc gia.
Tổ công tác triển khai Điều tra Đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2022, Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công
nghệ quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm quản lý và sử
dụng nguồn kinh phí được cấp theo chế độ tài chính hiện hành, bảo đảm điều kiện
để thực hiện tốt cuộc điều tra./.
HƯỚNG
DẪN ĐIỀN PHIẾU
ĐIỀU TRA ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2022
PHẦN I: NHIỆM
VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN
NHIỆM
VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN
(Áp
dụng đối với điều tra viên về điều tra đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp năm 2022)
Điều tra viên (viết tắt là ĐTV) là người
thu thập thông tin ban đầu. Thông tin ban đầu được thu thập một cách đầy đủ, phản
ánh đúng thực tế khách quan là yếu tố quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu
thống kê tổng hợp và đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của cuộc điều tra.
Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ĐTV còn góp phần giảm chi phí cho các công việc
tiếp theo của quá trình điều tra, chẳng hạn như: giảm chi phí xác minh lại thông
tin, làm sạch dữ liệu, tiết kiệm thời gian xử lý... Vì vậy, mỗi ĐTV cần quán triệt
nhiệm vụ và công việc được giao dưới đây.
1. Nhiệm vụ chung
- Nhận phiếu điều tra và danh sách đơn
vị điều tra trên địa bàn, liên hệ hoặc trực tiếp đến các đơn vị điều tra được phân
công để thu thập thông tin trong phiếu điều tra theo đúng hướng dẫn.
- ĐTV phải đọc kỹ Phương án điều tra và
các văn bản hướng dẫn có liên quan, trao đổi để làm rõ những vấn đề chưa thống nhất
trước khi đến cơ sở (doanh nghiệp).
- Trong quá trình thu thập thông tin, ĐTV
cần gợi ý để người trả lời cung cấp thông tin một cách chính xác và ghi rõ ràng
vào phiếu điều tra. Nếu nhận thấy thông tin được cung cấp chưa rõ, khó điền chính
xác vào phiếu điều tra, cần phải trao đổi lại. Chỉ ghi vào phiếu những thông tin
trung thực, đã được kiểm tra, không tự ý điền thông tin vào phiếu điều tra.
- Tổng hợp danh sách đơn vị điều tra trên
địa bàn được phân công, kiểm tra và hoàn thiện phiếu điều tra, giao nộp phiếu điều
tra hoàn chỉnh cho người có trách nhiệm hoặc cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Nhiệm vụ cụ
thể
Nhiệm vụ cụ thể của ĐTV được thể hiện trong
ba giai đoạn của quá trình thu thập thông tin: chuẩn bị điều tra - Thực hiện điều
tra tại địa bàn - Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao phiếu điều tra.
2.1. Giai đoạn
chuẩn bị điều tra
Trong thời gian chuẩn bị điều tra, ĐTV
cần thực hiện các yêu cầu sau đây:
-
Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ban chỉ đạo điều tra (BCĐĐT) tổ chức.
Tham dự tập huấn, ĐTV được trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu liên quan đến nhận
dạng đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, được chia sẻ kinh nghiệm thực tế và
được thực hành với các trường hợp đặc thù. Tại các lớp tập huấn, ĐVT còn được thảo
luận, giải đáp thắc mắc, hoặc được làm rõ thêm những nội dung còn vướng mắc.
-
Nghiên cứu kỹ cuốn “Sổ tay điều tra viên đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại
Việt Nam năm 2022” để nắm vững nghiệp vụ điều tra trước khi đến cơ sở thu thập thông
tin giúp ĐTV tự tin khi tiếp xúc với cơ sở. Chẳng hạn, nắm vững mục đích điều tra
khi tiếp xúc với chủ cơ sở, ĐTV sẽ giải thích rõ ràng, mạch lạc mục đích điều tra
đổi mới sáng tạo với chủ cơ sở, và khi đó họ sẽ hiểu và sẵn sàng hợp tác với ĐTV
trong quá trình phỏng vấn. Hoặc, khi ĐTV hiểu rõ toàn bộ nội dung trong phiếu điều
tra, chuẩn bị sẵn những tình huống có thể xảy ra trong thực tế trước khi tiếp cận
với cơ sở, doanh nghiệp, thì khi phỏng vấn ĐTV sẽ không bị lúng túng, có cách xử
phù hợp với từng trường hợp và như vậy sẽ tạo được niềm tin với người trả lời, kết
quả thu thập thông tin của ĐTV sẽ được thuận lợi hơn. Lưu ý: Nội dung “Đổi mới sáng
tạo” (chủ đề chính trong cuộc điều tra này) là khái niệm rất khó và trừu tượng;
vì vậy đòi hỏi ĐTV phải đọc thật kỹ giải thích, rồi liên hệ với thực tế để vận dụng
cho phù hợp theo từng câu hỏi khi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin.
-
Chủ động tiếp cận, trao đổi công việc với người phụ trách địa bàn để nắm bắt các
thông tin cần thiết như: số điện thoại liên hệ, địa điểm cần gặp, tiếp nhận kế hoạch
chi tiết, các tài liệu, dụng cụ phục vụ điều tra, thời gian điều tra và giao nhận
tài liệu và một số thông tin khác.
-
Nghiên cứu kỹ danh sách đơn vị điều tra, khảo sát địa bàn điều tra được phân công,
lập lịch trình chi tiết cho từng ngày đến các doanh nghiệp để thu thập thông tin
và gửi lịch trình điều tra cho những người phụ trách liên quan.
-
Nhận phiếu, tài liệu điều tra, các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho điều tra
viên (phiếu điều tra, giải thích phiếu điều tra, sổ liệt kê danh sách đơn vị điều
tra, sổ tay điều tra viên, sổ ghi chép, bút bi...).
2.2. Giai đoạn
thực hiện điều tra tại địa bàn
-
Đến đơn vị điều tra, yêu cầu của ĐTV đối với quy định thực hiện điều tra tại địa
bàn là phải mang theo: lịch trình điều tra, danh sách các đơn vị điều tra được phân
công, phiếu điều tra và các tài liệu cần thiết phục vụ điều tra.
-
Khi tiếp xúc với doanh nghiệp, ĐTV cần làm đủ các thủ tục giao tiếp ban đầu và đề
đạt nguyện vọng cần gặp chủ (đại diện) doanh nghiệp. Khi tiếp xúc với chủ doanh
nghiệp, cũng cần có thái độ nhã nhặn, chào hỏi, giới thiệu và nói rõ nhiệm vụ của
điều tra viên. Trước khi phỏng vấn thu thập thông tin, cần giải thích ngắn gọn,
rõ ràng mục đích của cuộc điều tra để nhận được sự hợp tác của người trả lời. Sau
những nội dung thông tin chung về doanh nghiệp, nếu người trả lời nói không rõ những
thông tin về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thì ĐTV đề nghị được gặp những đối
tượng khác nắm được tình hình hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp để phỏng
vấn tiếp.
-
Cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp với từng mục trong phiếu điều tra. Nếu có
mục nào thấy khó đối với người trả lời, cần khéo léo gợi ý hoặc chuyển đến hỏi mục
tiếp theo, sau khi hỏi hết các mục tiếp theo, quay lại hỏi các mục đã bỏ qua. Khi
đó, người trả lời có thể hiểu hơn về những nội dung ĐTV cần phỏng vấn và có thể
trả lời những mục trước một cách dễ dàng hơn.
-
Cần kiểm tra kỹ nội dung của phiếu điều tra xem có thông tin nào chưa được điền
hoặc thông tin chưa hợp lý thì cần hỏi thêm để bổ sung hoặc chỉnh sửa cho hợp lý.
Trước khi rời doanh nghiệp, cần cám ơn sự hợp tác của họ.
-
Sau mỗi ngày kết thúc điều tra, ĐTV cần kiểm tra lại toàn bộ các phiếu đã thực hiện
trong ngày để tiếp tục hoàn thiện phiếu. Nếu phát hiện phiếu điều tra của đơn vị
nào đó chưa hoàn chỉnh, thiếu logic (sót
thông tin chưa điền, thông tin chưa hợp lý...), thì ĐTV có thể liên hệ lại với đơn
vị đó (bằng điện thoại hoặc trực tiếp) để hỏi lại và hoàn thiện phiếu. ĐTV sắp xếp
các phiếu đã hoàn chỉnh theo một trật tự nhất định (nên sắp xếp theo số thứ tự tăng
dần của ô mã phiếu (ghi ở đầu phiếu) để tiện kiểm, bảo quản, lưu giữ và bàn giao
phiếu với tổ trưởng theo quy định. Chú ý: phiếu điều tra của các doanh nghiệp thuộc
danh sách điều tra toàn bộ sẽ để với nhau, và phiếu điều tra của doanh nghiệp thuộc
danh sách điều tra chọn mẫu để với nhau. Khi điều tra nếu gặp trường hợp doanh nghiệp
thuộc danh sách điều tra toàn bộ nhưng khi điều tra có số lao động nhỏ hơn 200 người
thì vẫn để ở danh sách các đơn vị điều tra toàn bộ, hoặc gặp doanh nghiệp thuộc
danh sách doanh nghiệp điều tra chọn mẫu nhưng có số lao động lớn hơn 200 người
thì vẫn để ở danh sách các đơn vị chọn mẫu.
-
Trong quá trình thu thập thông tin tại cơ sở, nếu có điều gì còn băn khoăn, vướng
mắc cần ghi chép lại để tìm hiểu thêm và báo cáo tổ trưởng biết để xử lý.
-
Tuyệt đối không được cung cấp bất cứ thông tin nào trong phiếu điều tra với các
đối tượng không có liên quan.
-
Trường hợp không tìm thấy đơn vị điều tra theo danh sách, thì phải hỏi kỹ để biết
thông tin và ghi rõ lý do không tìm thấy cơ sở theo danh sách, đồng thời báo về
cơ quan chỉ đạo tổ chức điều tra để lựa chọn hoặc hướng dẫn lựa chọn đơn vị thay
thế.
2.3. Giai đoạn
kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao
-
Việc kiểm tra phiếu được ĐTV thực hiện hàng ngày. Phiếu đã hoàn chỉnh được sắp xếp
trật tự và bảo quản cẩn thận để bàn giao cho người có thẩm quyền.
-
Tuyệt đối giữ bí mật những thông tin ghi trong phiếu điều tra; không cho bất cứ
ai mượn, sao chép phiếu điều tra (trừ người phụ trách trực tiếp). Nếu để lộ bí mật
những thông tin ghi trong phiếu, ĐTV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp
luật (Khoản e, Điều 10, Luật Thống kê năm 2015 có quy định nghiêm cấm hành vi...
tiết lộ dữ liệu thông tin thống kê chưa được công bố; sử dụng dữ liệu thông tin
của các tổ chức, cá nhân ngoài mục đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của tổ
chức, cá nhân đó).
-
Giao nộp phiếu điều tra cho người có thẩm quyền: ĐTV phải nộp phiếu điều tra đã
điền đầy đủ, chính xác thông tin cho tổ trưởng theo kế hoạch. Điền đầy đủ thông
tin vào “Phiếu giao nhận số lượng và kết quả nghiệm thu chất lượng phiếu điều tra
giữa điều tra viên và người có trách nhiệm tiếp nhận”. ĐTV phải ký và yêu cầu người
nhận ký xác nhận vào phiếu giao nhận.
PHẦN II: GIẢI
THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA
THÔNG
TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
Mã số phiếu (in
ở đầu phiếu góc bên phải)
Mã số phiếu gồm 09 ký tự bao gồm cả chữ
và số, được sắp xếp theo quy tắc sau:
-
2 ký tự số đầu tiên: mã tỉnh (được quy định tại Đơn vị hành chính của Tổng cục Thống
kê - http://www.gso.gov.vn/dmhc2015/ )
-
1 ký tự chữ tiếp theo: cỡ doanh nghiệp (L hoặc V hoặc N), tương ứng:
+ L: doanh nghiệp lớn
+ V: doanh nghiệp vừa
+ N: doanh nghiệp nhỏ
-
2 ký tự số tiếp theo: mã ngành cấp 2
-
4 ký tự số tiếp theo: số thứ tự phiếu của tỉnh/thành phố.
Phần I: Thông
tin chung về doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp:
ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in
hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Mã số thuế:
ghi mã số thuế do cơ quan Thuế/cơ quan Quản lý
đăng ký kinh doanh cấp.
3. Năm thành lập:
ghi năm thành lập của doanh nghiệp theo quyết
định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Địa chỉ doanh
nghiệp: ghi
tỉnh/TP trực thuộc trung ương mà trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp đóng tại.
Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin, để có thể ghi mã đúng. Các ô mã trong
mục địa chỉ do ĐTV ghi.
5. Cơ cấu vốn
điều lệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp ghi rõ phần trăm (%) vốn theo
vốn Nhà nước, vốn tư nhân trong nước và vốn nước ngoài. Tổng cơ cấu vốn (vốn Nhà
nước, vốn tư nhân trong nước, vốn nước ngoài) là 100%.
6. Ngành thực
tế hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021
Ghi rõ 01 ngành tạo ra doanh thu lớn nhất
hoặc sử dụng nhiều lao động nhất. ĐTV điền mã ngành tương ứng.
7. Lao động năm
2021
Ghi tổng số lao động mà doanh nghiệp trực
tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; bao gồm lao động được trả công, trả lương và
lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân).
Tại thời điểm 31/12/2021: ghi tổng số lao
động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 31/12/2021. Trong đó
ghi riêng số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
8. Doanh thu thuần
của doanh nghiệp năm 2021
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán
hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng
bán bị trả lại.
Trong đó, ghi tỷ lệ phần trăm của doanh
thu thuần từ xuất khẩu sản phẩm trong tổng doanh thu thuần.
9. Giá trị còn
lại của máy móc, thiết bị của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2021
Máy móc thiết bị là những tài sản cố định
hữu hình (có giá trị từ 30 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên)
ngoài bất động sản, phục vụ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Đây là tổng giá trị
máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thí nghiệm...
bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ
và những máy móc đơn lẻ, tại thời điểm 31/12/2021 (giá hiện hành: giá trị còn lại
của tài sản).
10. Doanh nghiệp
có quỹ phát triển khoa học và công nghệ không?
Quỹ phát triển KH&CN là quỹ đầu tư
cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, được thành lập theo Điều 9
Nghị định 95/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan:
- Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích
từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa
học và công nghệ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền
trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để
lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
11. Doanh nghiệp
có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không?
Bộ phận chuyên trách về NC&PT là một
phòng, ban, một trung tâm hoặc đơn thuần là một tổ, một bộ phận... có chức năng
chuyên về hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển sản phẩm mới, quy trình công
nghệ mới hoặc nghiên cứu cải tiến về kỹ thuật những sản phẩm, quy trình công nghệ
đang có.
THÔNG
TIN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH
NGHIỆP NĂM 2021
Mục II: Các đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp
Một đổi mới sáng tạo (ĐMST)
là một sản phẩm hay một quy trình sản xuất kinh doanh (SXKD) mới hoặc được cải
tiến (hoặc kết hợp cả hai) mà khác một cách đáng kể so với sản phẩm hay quy trình
SXKD trước đó của doanh nghiệp (DN) và sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường hay
quy trình SXKD đó đã được DN đưa vào sử dụng.
Bản chất chung của một ĐMST là công việc
đó phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng, tức là sản phẩm được bán
ra thị trường, quy trình được đưa vào sử dụng mang lại giá trị gia tăng cho doanh
nghiệp. Có hai loại ĐMST chính là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất
kinh doanh (không chỉ đổi mới quy trình công nghệ).
2.1. Đổi mới sản
phẩm
Đổi mới sản phẩm
(ĐMSP): Một đổi mới sản phẩm là một hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến
làm cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó khác một cách đáng kể so với hàng hóa hay dịch
vụ của DN có trước đó và hàng hóa hoặc dịch vụ đó đã được đưa ra thị trường.
Kết quả của hoạt động này bao gồm sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến về kỹ
thuật như sau:
- Sản phẩm mới
là sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) khác về đặc tính kỹ thuật hay tính năng sử dụng
so với những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trước đó. Sự đổi mới sản phẩm như
thế này có thể xuất phát từ việc áp dụng công nghệ mới, việc đưa ra ứng dụng mới
từ kết hợp các công nghệ đang có, hoặc từ việc áp dụng tri thức mới. Ví dụ về những
sản phẩm mới có áp dụng những công nghệ mới là tivi màn hình cong đầu tiên; Smartphone
có camera để
chụp ảnh selfi, là những sản phẩm
mới kết hợp được các công nghệ sẵn có.
Việc phát triển một tiện ích mới cho một
sản phẩm chỉ với những thay đổi nhỏ về đặc tính kỹ thuật của nó chính là đổi mới
sản phẩm. Ví dụ như việc giới thiệu một loại bột giặt mới có sử dụng hợp chất hóa
học sẵn có mà trước đây được sử dụng như một chất trung gian cho quá trình sơn phủ.
- Sản phẩm được cải tiến
về kỹ thuật là sản phẩm cũ được bổ sung hoặc nâng cao tính năng. Một sản phẩm đơn
giản có thể được cải tiến (để có tính năng tốt hơn hoặc giá thành thấp hơn) bằng
cách áp dụng nguyên liệu, thành phần mang lại tính năng cao hơn; hoặc một sản phẩm
phức hợp (bao gồm một số bộ phận tích hợp lại) có thể được cải tiến bằng cách thay
đổi một vài bộ phận tích hợp.
Việc đưa ra hệ thống chống bó phanh (ABS)
và hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hay những cải tiến của những hệ thống phụ khác
trong xe ô tô là một ví dụ về việc đổi mới sản phẩm bao hàm những thay đổi từng
phần hoặc bổ sung thêm một trong số các hệ thống kỹ thuật phụ tích hợp. Việc sử
dụng sợi vải thông thoáng trong sản xuất quần áo là một ví dụ về đổi mới sản phẩm
liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu mới giúp cải thiện hiệu suất sản phẩm.
ĐMSP bao hàm hai loại sản phẩm cơ bản là
hàng hóa và dịch vụ:
Hàng hóa bao gồm các vật hữu hình và một
số sản phẩm chứa đựng thông tin1 có thể mà thông qua đó quyền sở hữu
được thiết lập và quyền sở hữu đó được chuyển giao thông qua giao dịch thị trường.
Dịch vụ là các hoạt động vô hình được sản
xuất và tiêu thụ đồng thời và nó thay đổi các điều kiện của người dùng (ví dụ: điều
kiện thể chất, tâm lý...). Sự tham gia của người dùng thông qua thời gian, sự sẵn
sàng, sự chú ý, sự trao đổi thông tin hoặc nỗ lực của họ thường là điều kiện cần
thiết đưa đến sự cùng phối hợp sản xuất ra các dịch vụ của người dùng và doanh nghiệp.
Do đó, các đặc tính hoặc ấn tượng của một dịch vụ có thể phụ thuộc vào sự tương
tác, phối hợp của người dùng. Dịch vụ cũng có thể bao gồm một số sản phẩm chứa đựng
thông tin2.
Sản phẩm được đổi mới là sản phẩm trước
tiên phải mới đối với doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải mới đối với thị
trường của doanh nghiệp. Cũng không phân biệt là việc đổi mới sáng tạo đó là do
doanh nghiệp thực hiện đầu tiên hay được thực hiện bởi doanh nghiệp khác.
------------------------
1
Ví dụ như: bản nhạc, bộ phim, sách điện tử,...được chứa trong đĩa CD,
USB,... và CD,
USB là những hàng hóa. Người tiêu dùng, sau
khi mua, có thể chia sẻ hoặc bán lại cho người khác.
2
Ví dụ như: : bản nhạc, bộ phim, sách điện tử,... được lưu giữ trên Đám mây điện
toán và người tiêu dùng phải trả phí (dịch vụ, bản quyền,...) khi muốn truy cập
đến các bản nhạc, bộ phim, cuốn sách để sử dụng và phải tuân thủ các quy định
về bản quyền như: không được sao chép, chia sẻ cho người khác.
12. Trong năm
2021, doanh nghiệp có đưa ra thị trường các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải
tiến không?
Tích "√" vào ô phù hợp. Nếu câu
trả lời là có thì tiếp tục trả lời từ câu hỏi 13 trở đi. Nếu câu trả lời là Không
thì bỏ qua câu 13, 14, 15 và tiếp tục trả lời Mục 2.2 từ câu 16 trở đi.
13. Số loại sản
phẩm mới, sản phẩm cải tiến theo phương thức thực hiện
Ghi tổng số loại sản phẩm mới được đưa
ra thị trường và tổng số loại sản phẩm cải tiến được đưa ra thị trường. Sau đó ghi
số loại sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến theo từng phương thức thực hiện bao gồm:
1. Doanh nghiệp tự thực hiện;
2. Doanh nghiệp hợp tác với tổ chức khác
để thực hiện;
3. Do tổ chức khác thực hiện.
14. Mức độ “mới”
của các sản phẩm mới và sản phẩm được cải tiến (được liệt kê trong câu hỏi 13)
Trong các sản phẩm mới và sản phẩm được
cải tiến được liệt kê trong câu 13, hãy cho biết mức độ ‘mới” của các sản phẩm đó
và số lượng loại sản phẩm theo từng mức độ mới bao gồm:
1. Mới với thị trường
của doanh nghiệp: DN giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến ra
thị trường của DN trước cả đối thủ cạnh tranh (sản phẩm này có thể đã có ở thị trường
khác);
2. Mới chỉ với doanh nghiệp: DN giới thiệu
một sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến ra thị trường mà sản phẩm này đã được
đối thủ cạnh tranh giới thiệu tại thị trường của DN.
15. Tỷ trọng doanh
thu từng loại sản phẩm của doanh nghiệp năm 2021:
Trong tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ
năm 2021, ước tính tỷ lệ (%) doanh thu của:
- Sản phẩm mới: lấy doanh thu năm 2021
của các sản phẩm loại này chia cho tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ năm 2021 của
doanh nghiệp để có tỷ trọng (%);
- Sản phẩm được cải tiến về kỹ thuật: lấy
doanh thu năm 2021 của các sản phẩm loại này chia cho tổng doanh thu hàng hóa và
dịch vụ năm 2021 của doanh nghiệp để có tỷ trọng (%);
- Sản phẩm còn lại khác: lấy tổng doanh
thu của các sản phẩm khác còn lại (sản phẩm cũ, kể cả các sản phẩm được mua từ doanh
nghiệp khác để bán lại) chia cho tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ năm 2021 của
doanh nghiệp để có tỷ trọng (%).
Tổng tỷ trọng các sản phẩm này là 100%.
Mục 2.2. Đổi mới
quy trình sản xuất kinh doanh
Đổi mới quy trình SXKD
(ĐMQT): Một đổi mới quy trình
SXKD là một quy trình SXKD mới hoặc được cải tiến về một hoặc nhiều chức năng SXKD
làm cho quy trình khác một cách đáng kể so với quy trình SXKD trước đó của DN và
quy trình đó đã được DN đưa vào sử dụng.
Quy trình SXKD là quy trình liên quan đến
6 chức năng cơ bản của DN, cụ thể: (i) Sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ; (ii) Phân
phối và lưu thông; (iii) Bán hàng và tiếp thị; (iv) Hệ thống thông tin và công nghệ
truyền thông; (v) Điều hành và quản lý; (vi) Phát triển sản phẩm và quy trình SXKD.
Các loại ĐMQT:
1. Quy trình sản xuất hàng hóa và dịch
vụ: là các hoạt động biến chuyển “đầu vào” thành hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm
cả hoạt động kỹ thuật và thử nghiệm kỹ thuật, phân tích và chứng nhận để phục vụ
cho sản phẩm.
2. Phân phối và lưu thông: chức năng này
bao gồm:
a. Vận chuyển và phân phối sản phẩm
b. Kho bãi
c. Quản lý đơn hàng
3. Bán hàng và tiếp thị: chức năng này
bao gồm:
a. Các phương pháp tiếp thị bao gồm quảng
cáo (về sản phẩm, trưng diện sản phẩm, đóng gói sản phẩm), tiếp thị từ xa, triển
lãm và hội chợ, nghiên cứu thị trường và các hoạt động khác để phát triển thị trường
mới.
b. Phương pháp và chiến lược định giá
c. Hoạt động bán hàng và hậu mãi, bao gồm
cả các hoạt động hỗ trợ khách hàng và quan hệ khách hàng
4. Hệ thống thông tin và công nghệ truyền
thông: là hoạt động duy trì và bảo đảm hệ thống thông tin và truyền thông, bao gồm:
a. Phần cứng và phần mềm
b. Xử lý dữ liệu và cơ sở dữ liệu
c. Bảo hành và sửa chữa
d. Dịch vụ web
và các hoạt động thông tin liên quan đến máy tính
Các chức năng này có thể được cung cấp
bởi các bộ phận khác nhau.
5. Điều hành và quản lý: chức năng này
bao gồm:
a. Quản lý kinh doanh chung và kinh doanh
chiến lược, bao gồm cả việc triển khai trách nhiệm công việc
b. Quản trị doanh nghiệp (pháp lý, kế hoạch
và quan hệ công chúng)
c. Kế toán, kiểm toán, thanh toán và các
hoạt động tài chính hoặc bảo hiểm khác
d. Quản lý nhân sự (đào tạo và bồi dưỡng,
tuyển dụng nhân viên, tổ chức nơi làm việc, cung cấp nhân sự tạm thời, quản lý tiền
lương, hỗ trợ y tế)
e. Mua sắm
f. Quản lý các mối quan hệ bên ngoài với
các nhà cung cấp, đối tác,...
6. Phát triển sản phẩm và quy trình SXKD:
các hoạt động để nhận dạng, xác định, phát triển hoặc điều chỉnh các sản phẩm hoặc
quy trình SXKD của một DN. Chức năng này có thể được thực hiện một cách có hệ thống
hoặc thông qua một nhiệm vụ riêng, và được thực hiện trong DN hoặc thu được từ các
nguồn bên ngoài. Chịu trách nhiệm về các hoạt động này có thể do một bộ phận riêng
biệt hoặc do các bộ phận có các chức năng khác phụ trách, ví dụ: bộ phận sản xuất
hàng hóa hoặc dịch vụ.
16. Trong năm
2021, doanh nghiệp có đưa vào áp dụng quy trình SXKD mới hoặc quy trình được cải
tiến không?
Tích "√”
vào ô phù hợp. Nếu câu trả lời là Có tiếp tục trả lời các câu 17, 18, nếu Không
chuyển tới câu 19.
17. Phương thức
thực hiện đối với từng loại quy trình?
Ghi số quy trình mới hoặc được cải tiến
vào phương thức thực hiện tương ứng.
Quy trình SXKD mới hoặc quy trình SXKD
được cải tiến bao gồm:
• Phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm
của DN;
• Phương pháp logistic,
vận chuyển hoặc phân phối nguyên vật liệu đầu
vào, thành phẩm của DN;
• Tiếp thị và bán
hàng;
• Hệ thống thông tin và truyền thông;
• Quản lý và hành chính;
• Phát triển sản phẩm và quy trình SXKD.
Phương thức thực hiện bao gồm:
• DN tự thực hiện;
• DN hợp tác với tổ chức khác để thực hiện;
• Do tổ chức khác thực hiện.
18. Phương thức
đổi mới quy trình SXKD:
Đánh dấu "√” vào tối đa 03 phương
thức chủ yếu nhất đã thực hiện trong các phương thức dưới đây:
1. Đầu tư máy móc, thiết bị, hàng hóa đã
gắn liền công nghệ mới;
2. Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết
bị hiện tại;
3. Thuê công nghệ, thiết bị do các công
ty khác cung cấp;
4. Thông qua ký hợp đồng lao động mới với
người có kỹ năng và kinh nghiệm;
5. Nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ
chức KH&CN công lập (viện nghiên cứu, đại học,.);
Nếu Có áp dụng vui lòng cho biết
giá trị chuyển giao, đơn vị tính: triệu đồng;
6. Nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ
chức KH&CN khác;
7. Khác (Ghi cụ thể phương thức đổi mới
khác).
Mục III: Tình hình thực
hiện các hoạt động ĐMST
Hoạt động đổi mới sáng tạo là các hoạt
động khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý, tài chính, thương mại... để thực hiện/hoàn
thành đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và quản lý hoặc đổi mới
tiếp thị. Doanh nghiệp có hoạt động ĐMST là DN thực hiện các hoạt động ĐMST, trong
giai đoạn quan sát, kể cả các hoạt động đang triển khai (chưa hoàn thành) hay hoạt
động bị dừng giữa chừng.
19. Trong năm
2021, doanh nghiệp có tiến hành các hoạt động nào sau đây phục vụ đổi mới sáng tạo?
Câu 19 nhằm ghi nhận những hoạt động ĐMST
mà doanh nghiệp đã thực hiện trong năm 2021.
Mỗi hoạt động tích "√”
vào ô phù hợp
Nếu doanh nghiệp CÓ tiến hành các hoạt
động đổi mới sáng tạo, đề nghị ước tính số tiền doanh nghiệp dành ra để thực hiện
hoạt động đó (chi phí cho hoạt động đổi mới sáng tạo) trong năm 2021.
Cụ thể các hoạt động ĐMST như sau:
1. Hoạt động NC&PT thực hiện trong
nội bộ doanh nghiệp: hoạt động này bao gồm tất cả các hoạt động NC&PT sản phẩm,
công nghệ, thiết bị... được các doanh nghiệp tiến hành, bao gồm cả nghiên cứu cơ
bản để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, thay thế nguyên liệu mới,
sản phẩm mới. (kể cả chi phí thử nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng) và toàn bộ chi
phí cho đầu tư ứng dụng để đổi mới công nghệ cũ, bao gồm chi phí thiết bị, chi phí
XDCB cho hoạt động NC&PT, chi phí chạy thử....;
2. Hoạt động kỹ thuật, thiết kế và các
hoạt động sáng tạo khác: hầu hết các công việc thiết kế và công việc sáng tạo khác
là các hoạt động đổi mới, ngoại trừ các công việc thiết kế nhỏ mà những thay đổi
do thiết kế nhỏ mang lại không đáp ứng các yêu cầu của một đổi mới sáng tạo, chẳng
hạn như sản xuất một sản phẩm hiện tại trong một màu sắc mới. Nhiều công việc kỹ
thuật không phải là hoạt động đổi mới, chẳng hạn như thực hiện thủ tục sản xuất
và kiểm soát chất lượng hàng ngày đối với các quy trình hiện có. Các công việc kỹ
thuật để thực hiện giải mã công nghệ, hoặc để thay đổi hoặc giới thiệu quy trình
sản xuất, dịch vụ hoặc phương thức giao hàng mới, có thể là hoặc không là một hoạt
động ĐMST, tùy thuộc vào việc các hoạt động này được tiến hành để đổi mới hoặc vì
mục đích khác;
3. Hoạt động tiếp thị và giá trị thương
hiệu: hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm hiện tại chỉ là hoạt động đổi mới nếu
thực tế tiếp thị đang là một đổi mới sáng tạo. Đối với nhiều doanh nghiệp, chỉ một
phần nhỏ chi tiêu tiếp thị có thể liên quan đến các đổi mới sản phẩm được đưa ra
thị trường trong giai đoạn quan sát. Các hoạt động đổi mới liên quan bao gồm: nghiên
cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, ra mắt quảng cáo và triển khai cơ chế
giá và phương pháp trình diễn sản phẩm đối với sản phẩm đổi mới. Trong một số trường
hợp, những lợi thế của đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh cũng có thể được đưa
lên tiếp thị, ví dụ nếu đổi mới quy trình kinh doanh có lợi ích về môi trường hoặc
cải thiện chất lượng sản phẩm;
4. Mua tri thức từ bên ngoài: là doanh
nghiệp mua quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, giấy phép
nhượng quyền, bí quyết sản xuất và các dạng thông tin/tri thức khác từ bên ngoài
doanh nghiệp để phát triển sản phẩm và quy trình công nghệ mới hoặc để cải tiến
sản phẩm và quy trình công nghệ cũ;
5. Đào tạo, tập huấn về hoạt động đổi mới
sáng tạo: là doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập huấn trong hoặc ngoài doanh nghiệp
cho nhân lực của doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động
hay tuyển dụng thêm lao động mới có kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ ĐMST;
6. Hoạt động về cơ sở dữ liệu và phát triển
phần mềm: phát triển phần mềm là một hoạt động đổi mới sáng tạo khi hoạt động đó
nhằm triển khai các quy trình SXKD hoặc sản phẩm mới hoặc được cải tiến, như trò
chơi máy tính, hệ thống hậu cần hoặc phần mềm để tích hợp các quy trình sản xuất
kinh doanh. Hoạt động về cơ sở dữ liệu là một hoạt động đổi mới sáng tạo khi hoạt
động đó được dùng cho ĐMST, chẳng hạn như phân tích dữ liệu về các tính chất của
vật liệu hoặc sở thích của khách hàng;
7. Mua sắm, thuê công nghệ, máy móc, thiết
bị và phần mềm cho ĐMST;
8. Hoạt động quản lý ĐMST: quản lý đổi
mới bao gồm tất cả các hoạt động có hệ thống để lập kế hoạch, điều hành và kiểm
soát các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ đổi mới sáng tạo. Điều này bao
gồm cách phân bổ nguồn lực cho đổi mới sáng tạo, thực hành trách nhiệm và quyền
ra quyết định trong nhân viên, quản lý sự cộng tác với các đối tác bên ngoài, tích
hợp các yếu tố đầu vào từ bên ngoài vào các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp và vào các hoạt động giám sát kết quả đổi mới sáng tạo và hỗ trợ học hỏi
kinh nghiệm. Quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm các hoạt động xây dựng chính sách,
chiến lược, mục tiêu, quy trình, cấu trúc, vai trò và trách nhiệm để triển khai
ĐMST trong doanh nghiệp, cũng như các phương thức để xem xét và đánh giá các hoạt
động đó. Thông tin về quản lý đổi mới sáng tạo có liên quan đến nghiên cứu về hiệu
quả chi tiêu cho các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra doanh số hoặc kết quả
khác của đổi mới sáng tạo.
20. Tình trạng
hoạt động ĐMST của
doanh nghiệp trong năm 2021?
Tích "√”
vào ô phù hợp của mỗi dòng.
Tình trạng của các hoạt động ĐMST bao gồm:
1. Các hoạt động ĐMST bị dừng trong năm
2021?
2. Các hoạt động ĐMST vẫn đang được thực
hiện tại thời điểm 31/12/2021?
3. Các hoạt động ĐMST đã được hoàn thành
trước 31/12/2021?
21. Nếu cả 03
câu 12, 16, và 20 đều trả lời là “Không” thì bỏ qua mục IV-VIII và tiếp tục trả
lời các câu hỏi ở mục IX và X, còn lại đi đến mục IV.
Mục IV: Các yếu tố tác
động đến hoạt động đổi mới sáng tạo
* Các yếu tố tích cực
22. Đánh giá lợi
ích các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp mang lại trong năm 2021? Với
mức cho điểm từ 1 đến 5
Khoanh tròn vào lựa chọn phù hợp theo 5
mức độ: 1 (Rất kém) , 2 (Kém), 3 (Trung bình), 4 (Khá), 5 (Tốt) đối với mỗi lợi
ích liệt kê dưới đây:
- Phát triển nhanh sản phẩm mới để đưa
ra thị trường;
- Làm cho khoản đầu tư NC&PT mang lại
hiệu quả thiết thực;
- Tiếp cận nhanh công nghệ tiên tiến;
- Đưa nhanh công nghệ tiên tiến ra thị
trường.
23. Đánh giá mức
độ quan trọng của các mục tiêu dưới đây đặt ra đối với hoạt động đổi mới sáng tạo
của doanh nghiệp trong năm 2021?
Ứng với mỗi mục tiêu chỉ
tích "√”
vào 01 đáp án trả lời phù hợp
Nếu doanh nghiệp tiến hành nhiều hoạt động
đổi mới sáng tạo trong năm 2021, đề nghị cho đánh giá một cách tổng hợp các mục
tiêu đặt ra đối với các hoạt động ĐMST.
* Các yếu tố cản trở
24. Những yếu
tố nào đã cản trở doanh nghiệp tiến hành đổi mới sáng tạo? Đánh giá theo mức độ
ảnh hưởng của những yếu tố đó.
Ứng với mỗi mục tiêu chỉ
tích "√”
vào 01 đáp án trả lời phù hợp
Những yếu tố nào đã cản trở doanh nghiệp
tiến hành đổi mới sáng tạo, đề nghị cho đánh giá một cách tổng hợp mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố cản trở đó.
Mục V: Nhà nước hỗ trợ
ĐMST
25. Trong hoạt
động đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ nào
của Nhà nước?
Đánh dấu "√”
và cột “Có” hoặc “Không” tương ứng với các hình thức hỗ trợ, cụ thể:
1. Các chính sách hỗ trợ ĐMST (Giảm thuế,
trích lập quỹ PT KH&CN, hỗ
trợ tài chính thông qua giảm lãi suất tiền vay, giảm thuế..
2. Tín dụng (Các hỗ trợ, tài trợ liên quan
đến khoản vay.);
3. Tư vấn kỹ thuật (từ các chuyên gia,
các nhà khoa học từ các tổ chức công lập; từ các tổ chức nghiên cứu, các trường
đại học công lập.);
4. Thực hiện các dự án (Nhiệm vụ, Chương
trình KH&CN; Chương trình IPP.);
5. Hình thức hỗ trợ khác (ghi rõ):.
Nếu chọn “Không” tiếp tục tích "√”
vào 1 trong các ô a, b, c, d, e tương ứng với các lý do sau:
a. Chưa biết về các hình thức hỗ trợ này
từ Nhà nước
b. Các hình thức hỗ trợ không có liên quan
đến các nhu cầu của doanh nghiệp
c. Doanh nghiệp không biết đầu mối để kết
nối với các hình thức hỗ trợ
d. Quy trình xét duyệt hỗ trợ rất phức
tạp
e. Doanh nghiệp không đủ năng lực kỹ thuật
để có thể xin hỗ trợ.
Mục VI: Vốn cho ĐMST
26. Vốn đầu tư
cho hoạt động ĐMST được huy động từ đâu trong năm 2021
Tích "√”
vào tất cả các đáp án trả lời phù hợp.
Mục VII: Hợp tác ĐMST
27. Trong năm
2021, doanh nghiệp có hợp tác với tổ chức khác để thực hiện hoạt động đổi mới sáng
tạo không?
Hợp tác về đổi mới sáng tạo là hoạt động
tham gia cùng các doanh nghiệp hoặc các tổ chức không kinh doanh khác trong các
hoạt động đổi mới sáng tạo. Trong sự hợp tác này cả hai bên đều chưa tính cụ thể
đến lợi ích thương mại. Đánh dấu "√”
vào ô “Có” hoặc “Không” phù hợp.
28. Đánh giá mức
độ quan trọng của từng nhóm đối tác dưới đây trong các hoạt động đổi mới sáng tạo
của doanh nghiệp trong năm 2021?
Mỗi dòng tích tích "√”
vào 01 đáp án trả lời phù hợp.
Các đối tác đó là:
- Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu
thô, đầu vào trung gian, hoặc phần mềm;
- Khách hàng;
- Đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp
khác cùng ngành;
- Các trường đại học, cao đẳng;
- Các viện nghiên cứu công lập;
- Nhà tư vấn, phòng thí nghiệm, hoặc tổ
chức NC&PT ngoài nhà nước.
Mục VIII: Nguồn thông
tin cho ĐMST
29. Trong năm
2021, hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp xuất phát từ nguồn thông tin nào
sau đây (đánh giá theo mức quan trọng của nguồn thông tin)?
(Ứng với mỗi Nguồn thông
tin chỉ tích "√”
vào 01 đáp án trả lời phù hợp):
-
Nguồn thông tin “Nội bộ”: là những thông tin từ trong doanh nghiệp hoặc từ tập đoàn/tổng
công ty.
- Nguồn thông tin “Thị trường”: là những
thông tin từ nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu thô, đầu vào trung gian; từ
khách hàng; từ đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành; hoặc từ các
nhà tư vấn, phòng Lab thương mại, hoặc tổ chức NC&PT ngoài nhà nước
- Nguồn thông tin “Tổ chức”: là những thông
tin từ các cơ sở giáo dục đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu công lập
- Nguồn thông tin “Khác”: là những thông
tin từ Techmart, hội
nghị, hội chợ, triển lãm...; khai thác từ các tạp chí khoa học và các xuất bản thương
mại/kỹ thuật; từ các hội chuyên ngành.
Mục IX: Thực hiện quyền
sở hữu công nghiệp
30. Đơn đăng ký
và văn bằng được cấp theo đối tượng sở hữu công nghiệp trong năm 2021
Ghi số lượng đơn đăng ký và văn bằng được
cấp vào ô tương ứng đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản
quyền đã đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp.