BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1247/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 6
năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn
nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP
ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp,
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài
chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC
ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và
công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản
lý doanh nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai
thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn
nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ
trưởng các Vụ: Quản lý doanh nghiệp, Tài chính, Tổ chức cán bộ; Cục trưởng các
Cục: Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Bộ; Giám đốc Trung
tâm Công nghệ thông tin; Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên
doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu và thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, QLDN (03b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Công
|
QUY CHẾ
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI LÀM ĐẠI DIỆN CHỦ
SỞ HỮU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1247/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 6 năm 2020)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định cụ thể việc giám
sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối
với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông
vận tải làm đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP
ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp,
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài
chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là Nghị định
số 87/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài
chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp,
giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài
chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là Thông
tư số 200/2015/TT-BTC).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn
điều lệ do Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ
Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chương II
GIÁM SÁT TÀI
CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
A. Kế hoạch giám
sát tài chính
Điều 3. Kế hoạch
tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp được thực hiện theo Điều 33 Nghị định số
91/2015/NĐ-CP .
Hàng năm, căn cứ kế hoạch sản xuất
kinh doanh dài hạn, năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo gửi Bộ Giao thông vận tải
trước ngày 31 tháng 5 hàng năm.
Việc phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản
xuất kinh doanh dài hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp
thực hiện theo quy định tại Điều 42, Điều 44 của Luật Quản lý, sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Kế hoạch tài chính
Kế hoạch tài chính dài hạn và hàng
năm của doanh nghiệp được lập theo quy định tại Điều 33 Nghị định
số 91/2015/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 219/2015/TT-BTC
Căn cứ kế hoạch tài chính dài hạn và
kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh
doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo, gửi Bộ Giao
thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp
với Bộ Tài chính rà soát và có ý kiến chính thức bằng văn bản để doanh nghiệp
hoàn chỉnh, phê duyệt kế hoạch tài chính hàng năm. Kế hoạch tài chính hàng năm
của doanh nghiệp được hoàn chỉnh, phê duyệt là kế hoạch chính thức, làm cơ sở để
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính giám sát, đánh giá công tác quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 4. Kế hoạch
giám sát tài chính
Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế,
Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch giám sát tài chính (bao gồm kế hoạch
thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
Kế hoạch giám sát tài chính gửi lấy ý
kiến Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trước ngày 31
tháng 12 của năm trước để hoàn thiện, phê duyệt và công bố trước ngày 31
tháng 01 hàng năm.
B. Giám sát tài
chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Điều 5. Phương thức
giám sát
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện
giám sát tài chính bằng các phương thức giám sát: trực tiếp, gián tiếp, trước,
trong và sau; trong đó tập trung thực hiện giám sát trước và giám sát sau nhằm
phát hiện kịp thời các rủi ro, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp
để có cảnh báo, giải pháp xử lý.
2. Thực hiện kiểm tra, thanh tra định
kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.
Điều 6. Báo cáo
phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu (sau đây gọi
là doanh nghiệp nhà nước) thực hiện lập báo cáo phân tích, đánh giá thực
trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Khoản
2, Điều 5, Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Giao thông vận tải và Bộ
Tài chính trước ngày 31 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước
ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Điều 7. Báo cáo
giám sát tài chính và Báo cáo kết quả giám sát tài chính
1. Báo cáo giám sát tài chính:
Căn cứ Báo cáo đánh giá tình hình tài
chính của các doanh nghiệp nhà nước và các tài liệu khác có liên quan, Bộ Giao
thông vận tải lập Báo cáo giám sát tài chính cho từng doanh nghiệp nhà
nước, bao gồm phần phân tích, đánh giá tình hình tài chính Công ty mẹ và tình
hình tài chính hợp nhất của doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung quy định tại
Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
2. Báo cáo kết quả giám sát tài
chính:
Trên cơ sở Báo cáo giám sát tài chính
của từng doanh nghiệp nhà nước, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp và lập các Báo
cáo kết quả giám sát tài chính theo quy định tại Khoản 4, Điều
4 Thông tư số 200/2015/TT-BGT (Biểu mẫu số 03) gửi Bộ Tài chính trước
ngày 31 tháng 08 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31 tháng
5 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Điều 8. Giám sát
tài chính đối với các công ty con, công ty liên kết
Giám sát tài chính đối với công ty
con, công ty liên kết của doanh nghiệp thực hiện theo Mục 2
Chương III Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số
200/2015/TT-BTC.
1. Đối tượng giám sát:
a. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài
chính đối với các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp.
b. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát gián tiếp đối với công ty con, công ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp
thông qua công ty mẹ.
c. Công ty mẹ lập danh sách các công
ty liên kết quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện giám sát theo các tiêu chí
quy định tại Điều 14, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải danh sách trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
2. Nội dung giám sát:
Nội dung giám sát tài chính đối với
các công ty con, công ty liên kết thực hiện theo quy định tại Điều
15 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số
200/2015/TT-BGT bao gồm:
2.1. Đối với công ty con:
Công ty mẹ thực hiện giám sát công ty
con trên cơ sở các nội dung giám sát quy định tại Điều 9 Nghị định
số 87/2015/NĐ-CP.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ
Tài chính và Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các công ty con của
doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9
Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
2.2. Đối với công ty liên kết:
a. Giám sát tình hình sản xuất kinh
doanh: Biến động về doanh thu, biến động về lợi nhuận so với hai năm gần nhất;
b. Giám sát hiệu quả đầu tư vốn: Thu
hồi vốn, thu hồi lợi nhuận, cổ tức được chia từ vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
c. Giám sát khả năng thanh toán, hệ số
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
d. Giám sát việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư.
2.3. Phương thức giám sát và biểu mẫu
báo cáo:
a. Công ty mẹ thực hiện giám sát tài
chính các công ty con, công ty liên kết bằng các phương thức giám sát: trực tiếp,
gián tiếp, trước, trong và sau, trong đó tập trung và việc giám sát gián tiếp;
Xây dựng các biểu mẫu báo cáo để thực hiện giám sát tài chính các công ty con,
công ty liên kết theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều
này.
b. Trường hợp Công ty mẹ phát hiện
các dấu hiện an toàn về tài chính tại các công ty con, công ty liên kết, phải
thực hiện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24
Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
c. Lập Báo cáo tình hình đầu tư vào
các công ty con, công ty liên kết theo Biểu số 02.B ban hành kèm theo Thông tư
số 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 31
tháng 7 hàng năm đối
với báo cáo 06 tháng và ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo cáo
năm.
d. Công ty mẹ thực hiện trách nhiệm
quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP đối
với giám sát tài chính đối với công ty con, công ty liên kết.
Điều 9. Giám sát
vốn của doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
Giám sát vốn của doanh nghiệp đầu tư
ra nước ngoài thực hiện theo Mục 3 Chương III Nghị định số
87/2015/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 200/2015/TT- BTC.
1. Đối tượng giám sát:
Toàn bộ các dự án đầu tư ra nước
ngoài của doanh nghiệp bao gồm các dự án của công ty mẹ, công ty con và dự án
do công ty mẹ và công ty con góp vốn (thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm
2010).
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp
với Bộ Tài chính giám sát các dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn của doanh nghiệp
nhà nước, công ty con của doanh nghiệp nhà nước thông qua Công ty mẹ.
2. Nội dung giám sát:
Nội dung giám sát vốn của doanh nghiệp
đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định
số 87/2015/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư số 200/2015/TT-BTC
bao gồm:
a. Tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài
và thu hồi vốn về Việt Nam, tiến độ thực hiện dự án tại nước ngoài.
b. Tình hình tài chính và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài.
c. Các rủi ro tại địa bàn đầu tư.
d. Việc ban hành và thực hiện Quy chế
hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp tại nước ngoài.
3. Phương thức giám sát và biếu mẫu
báo cáo:
a. Công ty mẹ thực hiện giám sát các
hoạt động đầu tư ra nước ngoài bằng các phương thức giám sát: trực tiếp, giám
sát, trước, trong và sau, trong đó tập trung vào việc giám sát gián tiếp; Xây dựng
Quy chế hoạt động và quản lý sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp tại nước
ngoài; Xây dựng chỉ tiêu giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu
quả đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài.
b. Lập Báo cáo tình hình đầu tư vốn ra
nước ngoài và thu hồi vốn đầu tư theo Biểu số 04.A và Báo cáo tình hình tài
chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án trên theo Biểu số
04.B Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước
ngày 31 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và ngày 30 tháng 04
năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
c. Công ty mẹ thực hiện các trách nhiệm
quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 87/2015/NĐ-Cp đối
với việc thực hiện giám sát hoạt động đầu tư nước ngoài.
Điều 10. Giám
sát tài chính đặc biệt
Các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an
toàn về tài chính thực hiện các nội dung giám sát đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều
10 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và thực hiện báo cáo theo biểu mẫu như đối với
các doanh nghiệp khác được quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC .
Mục C: Đánh giá hiệu
quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp nhà nước
Điều 11. Giao chỉ
tiêu đánh giá xếp loại doanh nghiệp
1. Căn cứ kế hoạch tài chính hàng năm
của doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng thành viên phê duyệt (sau khi đã được Bộ
Giao thông vận tải và Bộ Tài chính rà soát và có ý kiến bằng văn bản), Bộ Giao
thông vận tải xem xét và giao chỉ tiêu đánh giá để làm căn cứ đánh giá và xếp
loại doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá phải được
quy định và giao cho doanh nghiệp nhà nước trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch
và không được điều chỉnh trong suốt thời kỳ thực hiện (trừ
các trường hợp bất khả kháng lớn).
Điều 12. Báo cáo
đánh giá và xếp loại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào
tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 28 Nghị
định số 87/2015/NĐ-CP tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi báo
cáo đánh giá và xếp loại hàng năm cho các cơ quan theo quy định tại Khoản 2 Điều
này để thẩm định và công bố xếp loại cho doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp nhà nước lập Báo cáo
đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của năm báo cáo theo Biểu số 05.A và
05.B ban hành kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC , gửi Bộ Giao thông vận tải
và Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo.
3. Đối với các báo cáo tài chính đã
được kiểm toán nhưng cơ quan kiểm toán độc lập có ý kiến ngoại trừ một số vấn đề
làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình
cụ thể trong Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của doanh nghiệp gửi
Bộ Giao thông vận tải.
4. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động
và xếp loại doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều
28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và các Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15
Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
Chương III
GIÁM SÁT TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
Điều 13. Nội
dung giám sát
Nội dung giám sát tài chính đối với
doanh nghiệp có vốn nhà nước được hiện theo quy định tại Điều
33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ:
a. Giám sát việc bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn
và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại
doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động
vốn và sử dụng vốn huy động; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ, khả năng
thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
c. Giám sát hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh [Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đại diện chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) ]; việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
d. Giám sát việc thực hiện kế hoạch
thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ
doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ dưới 50% vốn điều lệ:
a. Giám sát việc bảo toàn và phát triển
vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b. Giám sát tình hình huy động vốn và
sử dụng vốn huy động;
c. Giám sát hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh [ Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn đại diện chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) ];
d. Giám sát việc thực hiện kế hoạch
thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ
doanh nghiệp.
Điều 14. Phương thức
và chế độ báo cáo giám sát tài chính:
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện
giám sát tài chính gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo
yêu cầu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ:
Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Người đại
diện phần vốn nhà nước lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số
87/2015/ND-CP; Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và phần
biểu mẫu báo cáo bao gồm mẫu số 02.A, 02.B, 02.C, 02.D,
02.Đ, 04.A, 04.B tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Giao thông vận tải
và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng
và trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo năm.
3. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ dưới 50% vốn điều lệ:
Hàng năm, Người đại diện phần vốn nhà
nước lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP; Điều
9 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và phần biểu mẫu báo cáo gồm mẫu số 02.A,
02.B, 02.C, 02.D, 02.Đ, 04.A, 04.B tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ
Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo.
4. Căn cứ báo cáo giám sát của Người
đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp Báo cáo
kết quả giám sát tài chính và gửi Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm tiếp
theo.
5. Bộ Giao thông vận tải thực hiện
đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước theo Điều
36 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư số
200/2015/TT-BTC.
Chương IV
CÔNG KHAI THÔNG
TIN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Điều 15. Công
khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp thực hiện công khai
thông tin tài chính theo nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định
số 87/2015/NĐ-CP trước ngày 15 tháng 8 đối với báo cáo sáu (06) tháng và
trước ngày 31 tháng 5 của năm tiếp theo đối với báo cáo tài chính năm.
2. Việc công khai thông tin tài chính
định kỳ được thực hiện trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, các Báo
cáo bằng văn bản, trên các ấn phẩm
khác của doanh nghiệp và công khai tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp thực hiện công bố
thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày
18/9/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
4. Doanh nghiệp thực hiện công khai
thông tin tài chính bất thường theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 16. Công
khai thông tin tài chính của các doanh nghiệp có vốn nhà nước
Các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ
Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu thực hiện công khai thông tin tài
chính theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp
Điều 17. Công khai
thông tin của cơ quan đại diện chủ sở hữu về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng
vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Bộ Giao thông vận tải thực hiện công
khai thông tin về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào doanh
nghiệp, theo Điều 42, Điều 43 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và
Biểu số 06.A, Biểu số 06.B, Biểu số 06.C của Thông tư số
200/2015/TT-BTC trước 30 tháng 6 hàng năm.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện tiếp
nhận và đăng tải công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định
số 81/2015/NĐ-CP của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Chương V
GIÁM SÁT ĐẦU TƯ
VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP
Điều 18. Giám
sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu. Phương thức tổ chức giám sát
được quy định tại Điều 7 Nghị định số 87/2015/ND-CP.
Điều 19. Nội
dung giám sát và mẫu biểu báo cáo
1. Nội dung giám sát và mẫu biểu báo
cáo:
Việc giám sát tài chính đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 87/2015/NĐ-CP và Khoản 1 Điều
4 Thông tư số 200/2015/TT-BTC.
2. Chế độ báo cáo:
Doanh nghiệp lập Báo cáo theo các nội
dung tại Khoản 1, Điều 4 và lập các biểu số 01.A, 01.B, 01.C, 01.D Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi Bộ Giao
thông vận tải trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.
Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo
cáo theo quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC và gửi Bộ Tài chính trước
ngày 31 tháng 5 hàng năm.
Chương VI
XEM XÉT, CHẤP
THUẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH, PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ CỦA
DOANH NGHIỆP
Điều 20. Quy
trình thực hiện xem xét, chấp thuận báo cáo tài chính hàng năm đối với Công ty
mẹ của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận
tải làm đại diện chủ sở hữu
1. Thời hạn trình Bộ Giao thông vận tải
chấp thuận báo cáo tài chính:
a) Đối với các doanh nghiệp nhà nước:
Hội đồng thành viên Tổng công ty trình Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và Báo cáo tài chính
hợp nhất (đã được kiểm toán), báo cáo phương án phân phối lợi nhuận, trích lập
và sử dụng các quỹ về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.
b) Đối với các doanh nghiệp có vốn
nhà nước:
Người đại diện quản lý phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm trình Báo cáo
tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ ít nhất 30
ngày trước ngày tiến hành Đại hội cổ đông thường niên nhưng không chậm hơn ngày 30 tháng 4 của năm sau
(trường hợp đặc biệt không chậm hơn ngày 30 tháng 6 của năm sau) để Bộ Giao
thông vận tải xem xét, chấp thuận (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ từ
50% vốn điều lệ trở lên); xem xét, có ý kiến (đối với doanh nghiệp mà nhà nước
nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) và chỉ đạo Người đại diện phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông.
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Giao thông vận tải
chấp thuận Báo cáo tài chính gồm:
2.1. Đối với các doanh nghiệp nhà nước:
a. Văn bản của Hội đồng thành viên Tổng
công ty trình Bộ Giao thông vận tải đề nghị chấp thuận Báo cáo tài chính,
Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng
năm;
b. Báo cáo đánh giá tình hình tài
chính năm theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
c. Báo cáo tài chính năm của Công ty
mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán theo quy định;
d. Báo cáo Phương án phân phối lợi
nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
đ. Báo cáo thẩm định của Kiểm soát
viên về Báo cáo tài chính năm (của Công ty mẹ và báo cáo hợp nhất) và Phương án
phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
e. Văn bản phê duyệt của Hội đồng
thành viên đối với Báo cáo tài chính năm của các công ty con, công ty có vốn đầu
tư của công ty mẹ (Nghị quyết, Quyết định phê duyệt kèm Biên bản thẩm định).
2.2. Đối với doanh nghiệp có vốn nhà
nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu;
a. Văn bản của Người đại diện vốn nhà
nước tại doanh nghiệp báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề nghị xem xét, chấp thuận
(đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên) và xem
xét, có ý kiến (đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ)
về Báo cáo tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các
quỹ, mức cổ tức hàng năm;
b. Báo cáo giám sát tài chính năm
theo quy định tại Điều 16 Quy chế này;
c. Báo cáo tài chính năm của Công ty
mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán theo quy định;
d. Báo cáo Phương án phân phối lợi
nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm;
e. Báo cáo thẩm định của Ban Kiểm
soát về Báo cáo tài chính năm (của Công ty mẹ và báo cáo hợp nhất) và Phương án
phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cô tức hàng năm.
Điều 21. Phê duyệt
báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ
1. Hàng năm, Hội đồng thành viên các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức thẩm định, có ý kiến, phê
duyệt Báo cáo tài chính năm của các công ty con, công ty có vốn đầu tư của Công
ty mẹ. Việc thẩm định Báo cáo tài chính có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
và phải có Biên bản thẩm định kèm theo báo cáo, đánh giá, nhận xét về tình hình
tài chính doanh nghiệp, ý kiến về Báo cáo tài chính năm của Kiểm soát viên, Người
đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty con, công ty có vốn đầu tư của
Công ty mẹ.
- Phê duyệt báo cáo tài chính, phương
án phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
2. Hàng năm, Hội đồng thành viên các
doanh nghiệp nhà nước có ý kiến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch
phát triển doanh nghiệp, phương án phân phối lợi nhuận và các vấn đề khác tại
công ty cổ phần do doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu để Người đại diện phần
vốn tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm chủ sở hữu
1. Nguyên tắc chung:
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc, doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm chủ
sở hữu thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các
quy định liên quan.
2. Vụ Quản lý doanh nghiệp:
a. Là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp
với các dơ vị chức năng thuộc Bộ Giao thông vận tải để tổ chức triển khai, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ, tổ chức thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động
và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
c. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
chức năng có liên quan thuộc Bộ để xây dựng kế hoạch giám sát tài chính hàng
năm theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
d. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ rà soát và có ý kiến chính thức bằng văn bản về kế hoạch tài
chính của doanh nghiệp.
đ. Phối hợp với Trung tâm Công nghệ
thông tin để thực hiện công bố thông tin tài chính theo quy định tại Điều 15, Điều
16, Điều 17 Quy chế này.
e. Định kỳ (06 tháng và hàng năm ) lập
báo cáo kết quả giám sát gửi Bộ Tài chính theo quy định.
g. Chủ trì thực hiện việc xem xét, có
ý kiến đối với việc chấp thuận Báo cáo tài chính, Phương án phân phối lợi nhuận,
trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Quy chế này.
h. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
chức năng của Bộ thực hiện việc giao chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp hàng năm
cho doanh nghiệp, làm căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh
nghiệp theo quy định. Đối với các đơn vị có dấu hiệu mất an toàn về tài chính,
kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thực hiện chế độ giám sát đặc biệt.
3. Thanh tra Bộ:
Phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp
trong việc xây dựng kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp hàng năm và giám
sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
4. Vụ Tổ
chức cán bộ:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ giám sát thực hiện quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền
thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người quản lý doanh nghiệp,
Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định.
5. Trung tâm Công nghệ thông tin:
a. Xây dựng hệ thống thông tin công
khai tài chính doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao
thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
b. Chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý
doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu để
tiếp nhận, thực hiện công khai thông tin tài chính doanh nghiệp theo quy định tại
Điều 15, Điều 16, Điều 17 Quy chế này.
6. Kiểm soát viên tại các doanh
nghiệp nhà nước:
a. Thực hiện các chức, năng, nhiệm vụ
theo quy định và Quy chế làm việc của Kiểm soát viên nhà nước do Bộ Giao thông
vận tải ban hành.
b. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị của
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính, chấp thuận
báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp.
7. Hội đồng thành viên các doanh
nghiệp nhà nước:
a. Căn cứ Quy chế này và các quy định
hiện hành để xây dựng và thực hiện Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động đối với các công ty do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ và các công
ty có vốn đầu tư của Công ty mẹ.
b. Thực hiện giám sát, kiểm tra thường
xuyên việc chấp hành pháp luật, việc quản lý, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn,
thực hiện các kế hoạch đã đề ra, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật của các
đơn vị thành viên.
c. Nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo
các công ty thành viên thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo quy định tại
Quy chế này và Quy chế giám sát tài chính do Công ty mẹ ban hành.
d. Thông tin tài chính công khai theo quy định gửi về Bộ Giao thông vận tải, Trung tâm Công nghệ
thông tin của - Bộ Giao thông vận tải để công bố trên Công thông tin điện tử
theo quy định.
8. Người đại diện phần vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp:
a. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo
cáo theo quy định và Quy chế này.
b. Thực hiện các biện pháp giám sát
chặt chẽ, nghiêm túc nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp; kịp thời phát hiện, báo cáo Bộ Giao thông vận tải nếu phát hiện các vấn
đề có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính và vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.
9. Các cơ quan, đơn vị có liên
quan:
Các cơ quan, đơn vị có liên quan căn
cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ hiện hành của nhà nước phối hợp thực
hiện việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông
tin tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do
Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu theo quy định và theo yêu cầu của
Bộ Giao thông vận tải.
Điều 23. Hiệu lực
thi hành
Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện Quy chế
này, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Giao thông vận tải đế được kịp thời
giải quyết./.