BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
6298/KH-BNN-KTHT
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 08 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP NĂM 2015
Thực hiện công văn số 4036/BKHĐT-HTX
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể
năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể
trong nông nghiệp năm 2015 như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NÔNG NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ DỰ KIẾN NĂM 2015
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Về hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã, tổ hợp tác
- Về hợp tác xã: đến hết tháng 6 đầu
năm 2014, trong ngành nông nghiệp có
10406 HTX, trong đó HTX nông nghiệp 9777; 53 HTX lâm nghiệp, 524 HTX thủy sản (33 HTX khai thác, 491 HTX nuôi trồng);
52 HTX diêm nghiệp. Số HTX thành lập mới 400 HTX và 40 HTX giải thể.
Doanh thu trung bình của hợp tác xã đạt
1.094 triệu đồng/năm, số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có lãi chiếm
49.8%, lãi bình quân 133 triệu đồng/ HTX; số HTX hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ bị lỗ chiếm tỷ lệ 9,5%.
- Về tổ hợp tác: Đến hết tháng 6 đầu
năm 2014, cả nước có 130.000 tổ hợp tác (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối...) trong đó có
3.600 tổ, đội thủy sản đánh bắt xa bờ, 8.341 tổ thủy lợi, trên 100.000 tổ hợp tác sản xuất, dịch vụ ngành nghề khác.
II. ĐÁNH GIÁ THEO
LĨNH VỰC
1. Về tổ hợp tác
THT đã phát triển nhiều và rộng khắp
trên cả nước, tỏ ra rất phù hợp với khu vực
trình độ sản xuất chưa cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa phát triển.
- Trong lĩnh vực thủy lợi: Cả nước hiện có 8.341 tổ hợp tác dùng nước làm dịch vụ tưới, tiêu phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Các tổ hợp tác dùng nước chủ yếu phát triển ở các tỉnh
miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Lĩnh vực thủy sản: Tổ hợp tác phát triển cả trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Tổ
hợp tác chủ yếu thực hiện việc cùng học tập, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, hợp tác làm đê bao, tổ chức cấp/thoát nước tập thể, hỗ trợ nhau trong hoạt động
sản xuất, cùng nhau phòng tránh thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản
nuôi, hỗ trợ nhau để chọn lựa giống/thức ăn/vật tư chất lượng.
Trong hoạt động khai thác hải sản
trên biển cùng nghề, cùng ngư trường và cùng trên một địa phương (các thành
viên chủ yếu là người cùng xã, anh em dòng họ hoặc bạn bè cùng đánh bắt thủy sản
lâu dài...). Nội dung hoạt động chủ yếu là chia sẻ thông tin ngư trường, thời
tiết, kinh nghiệm khai thác; Tổ chức bảo vệ lẫn nhau, hỗ trợ xử lý rủi ro trong
hoạt động khai thác trên biển; Tổ chức dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm;
Tương trợ, giúp đỡ gia đình tổ viên khắc phục khó khăn phát sinh trong hoạt động
khai thác, ổn định, phát triển sản xuất.
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp: mô hình
tổ hợp tác cũng khá phát triển, được thành lập do những cá nhân, hộ gia đình có
đất lâm nghiệp tự liên kết với nhau để trồng và bảo vệ rừng; hoặc các hộ có
cùng hoạt động góp vốn để thu mua và chế biến lâm sản. Lợi ích của các thành
viên tham gia tổ hợp tác thể hiện thông qua các hoạt động cùng đóng góp tiền để
mua giống cây trồng, vật liệu đầu vào khi trồng rừng, khai thác và lưu thông
lâm sản nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuê máy móc phục vụ sản xuất, nhân
công bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại và cháy rừng. Theo báo cáo của Tổng
cục Lâm nghiệp, hầu hết các THT trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay đều có quy
mô sản xuất, kinh doanh rất nhỏ, ít vốn (dưới 1 tỷ đồng), trình độ quản lý thấp,
hoạt động theo thời vụ, địa bàn hoạt động hẹp và thị trường tiêu thụ không ổn định.
Hầu hết các THT chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Ngoài ra, trong lĩnh vực lâm nghiệp
còn hình thành các tổ tự nguyện về lâm nghiệp cộng đồng: Đây là các THT được
thành lập dựa trên sự hỗ trợ của các dự án hỗ trợ giao đất lâm nghiệp cho cộng
đồng dưới sự phối hợp của chính quyền địa phương (Dự án FLICH) tại một số tỉnh
trên cả nước đã thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý. Hầu hết các
hoạt động của THT này là quản lý bảo vệ rừng và trồng mới rừng theo kế hoạch hỗ
trợ của dự án và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Các thành viên trong
THT là đại diện hộ dân sinh sống trong cộng đồng, giá trị hưởng lợi trực tiếp của
các thành viên là nguồn gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên mức độ hưởng lợi
của người dân còn ít do hầu hết diện tích rừng cộng đồng được giao là rừng tự
nhiên, nghèo kiệt hoặc diện tích rừng trồng còn non chưa đến tuổi khai thác.
2. Về Hợp tác xã
a) Hợp tác xã nông nghiệp (bao gồm trồng
trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp tổng hợp...)
- Về hoạt động kinh doanh
Hầu hết các HTX trong nông nghiệp là
hoạt động dịch vụ.
Trong đó: 97% số HTX làm dịch vụ chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật; dịch vụ thủy lợi
80%; dịch vụ giống cây trồng 53%; dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón 30%; dịch vụ
thú y 21%; dịch vụ làm đất 20%; dịch vụ điện 11%; số HTX thực hiện tiêu thụ sản
phẩm mới chiếm 9% ; chế biến sản phẩm 0,6%; cung cấp vốn cho xã viên (TDNB)
11%; phát triển ngành nghề nông thôn 3,6
Chỉ có 2,3% số HTX có sản xuất gắn với
dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm đây đa số là các HTX chuyên ngành: Sản xuất rau,
hoa, chăn nuôi lợn, bò sữa …
- Về vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh của HTX rất nhỏ
bé và chủ yếu là vốn tự có. Theo kết quả điều tra 850 HTX nông nghiệp năm 2013
bình quân vốn của HTX nông nghiệp là 951 triệu/HTX trong đó vốn lưu động là
30%... Trong cơ cấu vốn thì vốn tự có là
85%. Nhiều HTX quy mô thôn, bản hoặc 10-20 xã viên, vốn hoạt động của HTX chỉ
có từ vài chục triệu đến 300-400 triệu đồng; không ít HTX không còn vốn để hoạt
động.
- Về kết quả sản xuất kinh doanh
Theo kết quả điều tra 850 HTX nông
nghiệp năm 2013 kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp như sau:
+ Doanh thu bình
quân: 1.652.000.000 đồng/HTX
+ Lợi nhuận sau thuế: 101.000.000 đồng/HTX
b) Hợp tác xã lâm nghiệp
Theo kết quả điều tra, khảo sát tình
hình kinh tế hợp tác do Tổng cục Lâm nghiệp
triển khai năm 2012: hầu hết các tỉnh phía Nam không tồn tại HTX lâm nghiệp;
các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích rừng nhỏ hoặc rừng chủ yếu sử dụng
cho mục đích đặc dụng và phòng hộ nên diện tích đất lâm nghiệp và các hoạt động
lâm nghiệp chủ yếu do các tổ chức, đơn vị của nhà nước quản lý; các tỉnh có hợp
tác xã lâm nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ như
(Lai Châu 15 HTX, Cao Bằng, 7 HTX, Hà Giang 9 HTX, Thanh Hóa 23 HTX, Yên Bái 32
HTX, Cà Mau 8 HTX. Hầu hết là các HTX nông - lâm nghiệp tổng hợp có các hoạt động
chủ yếu là sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp, thu mua và chế biến
lâm sản.
c) Hợp tác xã trong lĩnh vực thủy sản
Theo báo cáo của 26 tỉnh/thành, đến hết
tháng 6/2014 có tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là
286, trong đó số HTX hoạt động chuyên nuôi trông thủy sản là 90; HTX hoạt động
không hiệu quả đang chờ làm thủ tục giải thể là 29 HTX; số HTX hoạt động trong
lĩnh vực khai thác thủy sản là 2 HTX, 20 tầu. Tổng số thành viên HTX hoạt động
trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là 30.367 người, số thành viên của HTX khai
thác thủy sản là 94 thành viên.
Các HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản rất đa dạng, phong phú nên quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên ở mỗi
HTX là khác nhau, cụ thể:
- Đối với HTX hoạt động nuôi thủy sản:
Các xã viên của hợp tác xã là các cá nhân, hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy
sản trong cùng một vùng nuôi. Họ cùng nhau góp vốn, góp tài sản hình thành nên
hợp tác xã. Từ đó thống nhất việc quản lý nguồn nước cấp, nước thải cũng như quản
lý con giống, dịch bệnh, môi trường nuôi; tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thậm chí HTX đứng ra bảo lãnh hỗ trợ xã
viên vốn để sản xuất; nếu xã viên có góp vốn thì cuối năm tổng kết, phần lợi
nhuận sẽ được chia cho các xã viên theo tỷ lệ vốn góp.
- Đối với HTX hoạt động tổng hợp bao gồm cung ứng con giống; cung ứng
các vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản; dịch vụ thủy lợi nội đồng; quản lý giống
nhất là giống tôm di nhập về địa bàn vùng nuôi; công tác tập huấn kỹ thuật cho
xã viên: xã viên được hưởng lợi các chính sách của nhà nước thông qua HTX như
thủy lệ phí, chuyển giao khoa học kỹ thuật,...
- Đối với HTX nuôi ngao/nghêu: xã
viên được hưởng lợi từ việc nhà nước giao, cho HTX thuê diện tích để nuôi
ngao/nghêu; xã viên chỉ đóng một khoản kinh phí nhỏ ban đầu để mua giống sản xuất,
sau khi hạch toán chi phí sản xuất, phần lợi nhuận sẽ được chia cho các xã
viên.
d) Hợp tác xã trong lĩnh vực diêm
nghiệp
Hiện có 61 Hợp tác xã diêm nghiệp với
17.958 hộ và 33.121 xã viên, tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Nam Định: 14 HTX;
Nghệ An: 15 HTX; Hải Phòng: 6 HTX; Thanh Hóa: 6 HTX), miền Trung và miền Nam chỉ
có 15 HTX, nhiều địa phương không có HTX diêm nghiệp.
Hoạt động của các hợp tác xã diêm
nghiệp chủ yếu tổ chức chỉ đạo xã viên nạo vét hệ thống kênh mương, chỉnh trang
ruộng muối (tu sửa thiết bị ô nề, thống, chạt…); cung ứng vật tư (vôi, nứa,
cát...); dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (chuyển vị trí chạt
lọc ra giữa ruộng, trải bạt ô kết tinh);
một số HTX đã thực hiện được việc tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng với công
ty kinh doanh muối để tiêu thụ muối cho diêm dân. Doanh thu hàng năm khoảng 40
- 50 triệu đồng nên hầu như không chia lãi cho xã viên.
III. HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế
Các HTX chủ yếu làm dịch vụ nông nghiệp
tổng hợp, chưa có nhiều các HTX chuyên
ngành. Nhìn chung các tổ hợp tác và hợp tác
xã đều hoạt động chưa hiệu quả và thiếu bền vững, đa số HTX hoạt động cầm chừng
do thiếu vốn, thiếu tài sản và do cung cách quản lý yếu kém. Tỷ lệ các HTX xếp
loại khá chỉ chiếm từ 10% - 20%, còn lại là các HTX trung bình và yếu. Các tổ hợp
tác thành lập chủ yếu để giúp nhau kỹ thuật và cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra
cho sản xuất, nhưng quy mô trung bình của tổ hợp
tác rất nhỏ, phổ biến chỉ từ 10 đến 30 hộ/tổ. Mỗi năm có đến
11.000-12.000 tổ hợp tác được thành lập mới nhưng cũng có đến 7.000-8.000 tổ giải
thể hoặc tạm ngừng hoạt động.
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan, song tổng quan là:
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và người dân về vai trò và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa chưa sâu sắc. Lối tư duy về mô hình HTX cũ còn nặng nề,
chưa xem tổ hợp tác, HTX như đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ nông dân và là đối tác
hợp tác hiệu quả của doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế hợp tác chưa thực sự đủ mạnh và còn nhiều bất cập, chưa tạo cơ chế thúc
đẩy các hợp tác xã phát triển. Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về HTX
trong nông nghiệp yếu, chồng chéo và chưa rõ ràng, chưa được quan tâm chỉ đạo
thường xuyên của các ngành, các cấp.
- Trình độ và năng lực quản lý của
cán bộ tổ hợp tác, HTX còn rất hạn chế, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu
động lực để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong HTX và tổ hợp
tác để liên kết sản xuất mở rộng quy mô, phát triển bền vững.
IV. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Tình hình triển khai Luật và các hoạt động khác
- Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban
hành chính sách gắn kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp và tác nhân kinh tế
khác trong phát triển các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản (Quyết
định 62/2013/QĐ-TTg) trong đó quy định một số chính sách hỗ trợ hợp tác xã tham
gia thực hiện liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
ban hành Thông tư 15/2014/TT-BNN-KTHT để hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
- Nhằm đổi mới toàn diện cả về nội
dung và hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất
nông nghiệp, phát triển đa dạng các hình
thức tổ chức hợp tác của nông dân, phù hợp
từng vùng, từng lĩnh vực gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, ngày 10/4/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số
710/QĐ-BNN-KTHT phê duyệt Kế hoạch Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức
kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội
nghị triển khai Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT cho đại diện các Sở Nông nghiệp
và PTNT, Chi cục PTNT các tỉnh, thành phố trên cả nước.
- Trong 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã tổ chức 02 hội thảo chuyên đề về
Luật Hợp tác xã năm 2012 và công tác hướng dẫn chuyển đổi hợp tác theo Luật;
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý HTX, THT
Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được phân bổ kinh phí 2 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp
tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
phê duyệt kế hoạch triển khai gồm: xây dựng 02 Sổ tay xã viên và Sổ tay hướng dẫn
tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ; tổ chức 3 lớp tập huấn cán bộ quản lý nhà nước
tại Chi cục PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về định hướng, kinh nghiệm
thực hiện công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp; chuyển giao các
tài liệu, theo dõi, hướng dẫn hỗ trợ các địa phương tổ chức các lớp tập huấn sử
dụng 02 bộ tài liệu biên soạn năm 2013 và 02 sổ tay.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2015
I. MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2015
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
- Luật Hợp tác xã năm 2012 đã được
ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp
tác xã mới, đồng thời định hướng phát triển cho các hợp tác xã hiện đang hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã.
- Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cho
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua Chương trình mục tiêu quốc
gia về Xây dựng nông thôn mới; Đề án Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện và có cơ hội để tăng thêm nguồn lực
cho thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể.
b) Khó khăn
- Nhiều địa phương, lực lượng cán bộ
quản lý nhà nước chuyên ngành về kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn thiếu, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Kinh phí hoạt động từ ngân sách cho khu vực
kinh tế tập thể thấp, nhiều Chi cục không được bố trí ngân sách nghiệp vụ phải
trích từ kinh phí chi thường xuyên nên đã làm hạn chế trong công tác chỉ đạo.
- Những tồn tại, hạn chế của khu vực
kinh tế tập thể trong nông nghiệp còn nhiều và chưa được khắc phục căn bản.
2. Một số mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng các tổ hợp tác, hợp tác xã và các mô hình liên kết đang
hoạt động từ thực tiễn ở các địa phương để đúc kết kinh nghiệm xây dựng mô hình
phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất, trên cơ sở đó tham mưu đề xuất
các cơ chế, chính sách để nhân rộng và phát triển.
- Rà soát, hướng dẫn và tổ chức đăng
ký lại cho tất cả các hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển
sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng
lực quản lý của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp từ
Trung ương đến cơ sở. Tổ chức đào tạo tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương và cán bộ, thành viên
các hình thức tổ chức đại diện cho nông dân.
- Xây dựng được một số mô hình kinh tế
hợp tác phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển ở mỗi địa phương và trên các lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp.
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ chế,
chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
II. CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
Một số giải pháp thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp năm 2015 như sau:
1. Chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp
tác
- Triển khai hướng dẫn các HTX, tổ hợp
tác chuyển đổi đăng ký theo Luật Hợp tác xã 2012. Toàn ngành sẽ phải tổ chức
đăng ký lại và tổ chức hoạt động cho khoảng 9.000 HTX nông nghiệp theo Nghị định
193/2013/NĐ-CP và Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT .
- Triển khai thực hiện Quyết định số
710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế
hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
- Triển khai các hoạt động liên quan
đến tổ chức sản xuất theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có nhiều
hoạt động liên quan đến củng cố, phát triển các HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp.
Vì vậy, các hoạt động nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác cần triển khai trong năm 2015 sẽ tăng lên
nhiều so với năm 2014.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tiếp tục bố trí kinh phí cho Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác với kinh phí là 4 tỷ đồng với nội dung sau:
- Xây dựng tài liệu quản lý giúp nâng
cao năng lực cho cán bộ và thành viên về hợp tác xã và tổ hợp tác: 500 triệu đồng.
- Hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng
cao năng lực tổ chức, quản lý HTX, tổ hợp tác (6 hội thảo): 700 triệu đồng.
- Tập huấn tiểu giáo viên các tỉnh về
HTX và tổ hợp tác (6 lớp): 800 triệu đồng.
- Xây dựng sổ tay quản lý giúp nâng
cao năng lực tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của HTX và tổ hợp tác (4 sổ
tay); Kinh phí: 2 tỷ đồng.
2. Tuyên truyền, tập huấn Luật Hợp
tác xã năm 2012 và các văn bản liên quan.
- Tổ chức các Hội nghị triển khai Luật
Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản
hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương và kế hoạch đổi mới, phát triển
các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của
ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin
đại chúng Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận
thức và phát động phong trào ở nông thôn.
3. Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng
các mô hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác
xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tổ chức rà soát, hướng dẫn, tập huấn
quy trình đăng ký lại cho các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm
2012.
- Hỗ trợ các hợp tác xã sau khi đăng
ký chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phát triển về quy mô và hình thức tổ
chức hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ sản
xuất cho kinh tế hộ có điều kiện tham gia vào các mô hình sản xuất liên kết và
hợp tác xã.
4. Xây dựng và phát triển các mô
hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp
đồng kinh tế
- Xây dựng các mô hình liên kết bền vững
trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các
thành viên tham gia trong mô hình liên kết theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày
25/10/2013. Chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia vào mô hình liên kết đa dạng, đảm
bảo chuỗi giá trị hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xây dựng mô hình HTX điểm về lúa gạo và cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
theo chỉ đạo của Chính phủ.
- Xây dựng mô hình thí điểm các dạng
mô hình HTX nông nghiệp gắn với một số ngành hàng chủ lực: chè, cà phê, thủy sản,
trái cây... nhằm mục tiêu tổ chức lại sản xuất tại các vùng sản xuất hàng hóa lớn
phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
trên cơ sở đó để tuyên truyền phổ biến và nhân rộng nhiều loại hình hợp tác xã
kiểu mới trên toàn quốc.
Hỗ trợ các địa phương về xây dựng mô
hình HTX điểm
5. Dự kiến kinh phí các hoạt động
như sau:
Nội dung
|
Số tiền (tr.đ)
|
1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp
tác xã, tổ hợp tác
|
34.000
|
1.1 Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
4.000
|
a) Xây dựng tài liệu quản lý giúp nâng cao năng lực
cho cán bộ và thành viên về hợp tác xã
và tổ hợp tác
|
500
|
b) Hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực
tổ chức, quản lý HTX, tổ hợp tác (6 hội thảo):
|
700
|
c) Tập huấn tiểu giáo viên về kinh tế tập thể
trong nông nghiệp ở các tỉnh
|
800
|
d) Xây dựng sổ tay quản lý, giúp nâng cao năng lực
tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của HTX và tổ hợp tác (4 sổ tay)
|
2.000
|
1.2 Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (hỗ trợ
kinh phí trung ương cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách địa phương)
|
30.000
|
2. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thi
hành Luật Hợp tác xã 2012
|
15.000
|
2.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
1.000
|
2.2. Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (hỗ trợ kinh phí trung ương cho các tỉnh
chưa tự cân đối được ngân sách địa phương)
|
14.000
|
3. Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô
hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp
|
31.000
|
3.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
1.000
|
3.2. Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (hỗ
trợ kinh phí trung ương cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách địa
phương)
|
30.000
|
4. Xây dựng mô hình HTX nông nghiệp
|
48.000
|
4.1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng
mô hình HTX vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Chính phủ theo kế
hoạch phân bổ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
4.000
|
4.2. Xây dựng một số mô hình HTX tại các vùng sản
xuất hàng hóa lớn gắn với liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản
|
44.000
|
a) Bộ Nông nghiệp và PTNT (7 mô hình HTX)
|
14.000
|
b) Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh (hỗ trợ
kinh phí trung ương cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách địa phương)
|
30.000
|
Tổng cộng (1+2+3+4)
|
128.000
|
Trong đó: - Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
24.000
|
- Hỗ trợ các tỉnh
|
104.000
|
(Một trăm hai
mươi tám tỷ đồng chẵn)
|
Trên đây là kế hoạch phát triển kinh
tế tập thể trong nông nghiệp năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo để Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Thanh Nam (để b/c);
- Lưu: VT, KTHT.
|
TUQ. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ma Quang Trung
|
Biểu 1: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm
2014 và kế hoạch năm 2015
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện năm
2013
|
Năm 2013
|
Kế hoạch năm
2015
|
Kế hoạch năm
2014
|
Ước TH cả năm
|
I
|
Hợp tác xã
|
|
|
|
|
|
1
|
Tỷ trọng đóng góp vào GDP
|
%
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số hợp tác xã
|
HTX
|
10.046
|
|
10.406
|
10.406
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã thành lập mới
|
HTX
|
|
|
450
|
450
|
|
Số hợp tác xã giải thể
|
HTX
|
|
|
90
|
90
|
3
|
Tổng số liên hiệp hợp
tác xã
|
LH HTX
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX thành lập mới
|
LH HTX
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX giải thể
|
LH HTX
|
|
|
|
|
4
|
Tổng số thành viên
|
người
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới
|
người
|
|
|
|
|
5
|
Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã
|
người
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số lao động thường xuyên mới
|
người
|
|
|
|
|
|
Số lao động là thành viên hợp tác xã
|
người
|
|
|
|
|
6
|
Doanh thu bình quân một hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu của HTX với thành viên
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
7
|
Lợi nhuận bình quân một hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
8
|
Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên
trong hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
9
|
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã
|
người
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ
sơ, trung cấp
|
người
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ
cao đẳng, đại học trở lên
|
người
|
|
|
|
|
II
|
Tổ hợp tác
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng số tổ hợp tác
|
THT
|
|
|
|
130.000
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số tổ hợp tác thành lập mới
|
THT
|
|
|
|
|
|
Số THT có đăng ký hoạt động với chính quyền
xã/phường/thị trấn
|
THT
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số thành viên tổ hợp tác
|
thành viên
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới thu hút
|
thành viên
|
|
|
|
|
3
|
Doanh thu bình quân một tổ hợp tác
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
4
|
Lợi nhuận bình quân một tổ hợp tác
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
Biểu 2: Số lượng HTX phân loại theo ngành nghề đối với hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác năm
2014 và kế hoạch năm 2015
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện năm
2013
|
Năm 2013
|
Kế hoạch năm 2015
|
Kế hoạch năm
2014
|
Ước TH cả năm
|
1
|
HỢP TÁC XÃ
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hợp
tác xã
|
|
10.046
|
|
10.406
|
10.406
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
HTX
|
10.046
|
|
10.406
|
10.406
|
|
Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã xây dựng
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã tín dụng
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã thương mại
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã vận tải
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã khác
|
HTX
|
|
|
|
|
2
|
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số LH hợp tác xã
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã xây dựng
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã tín dụng
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã thương mại
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã vận tải
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã khác
|
LHHTX
|
|
|
|
|
3
|
TỔ HỢP TÁC
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tổ hợp tác
|
THT
|
|
|
|
130.000
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
THT
|
|
|
|
130.000
|
|
Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác xây dựng
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác tín dụng
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác thương mại
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác
vận tải
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác khác
|
THT
|
|
|
|
|