Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 148/KH-UBND 2020 phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 2025

Số hiệu: 148/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Nguyễn Đức Chín
Ngày ban hành: 29/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 29 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Công văn số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân khu vực kinh tế tập thể tỉnh nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng trên các lĩnh vực, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: công tác chỉ đạo điều hành, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ; trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý HTX vừa thiếu, vừa yếu; các THT, HTX hoạt động còn đơn điệu, thiếu chiến lược trong sản xuất, kinh doanh, mối liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế; năng lực nội tại của các HTX còn yếu, ... cần phải xây dựng các mục tiêu, định hướng, giải pháp cụ thể để thực hiện nhằm đẩy mạnh sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể trong thời gian tới.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Tình hình chung

1.1. Về tổ hợp tác (THT)

- Ước đến năm 2020 toàn tỉnh có 2.228 THT, tăng 1% so với năm 2016 (trong đó: tổng số THT có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác 2.228 THT, số THT thành lập mới trong giai đoạn 2016-2020 là 605 THT). Tổng số thành viên THT là 46.069 tổ viên, giảm 6% so với năm 2016 (trong đó số tổ viên mới tham gia vào THT 12.705 tổ viên); số lao động làm việc trong khu vực THT là 20.654 người, đạt 41,5% so với năm 2016 (trong đó số lao động mới 2.420 người). Tổng số vốn hoạt động của THT là 17,9 tỷ đồng, giá trị tài sản của THT 18,4 tỷ đồng. Doanh thu bình quân của THT 171 triệu đồng; lãi bình quân một THT là 29 triệu đồng.

- Ước đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 1.671 THT hoạt động hiệu quả; 300 THT phát triển thành HTX (nhiều THT tập hợp lại thành lập HTX).

1.2. Về hợp tác xã (HTX)

- Ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 466 HTX tăng 1,6 lần so với năm 2016 (trong đó: HTX thành lập mới là 232 HTX, có 466 HTX đang hoạt động, 27 HTX giải thể). Tổng số thành viên HTX là 53.111 thành viên, tăng 20% so với năm 2016 (trong đó số thành viên là đại diện hộ gia đình là 53.106), ước thực hiện giai đoạn 2016-2020 số lượng thành viên mới là 10.181 người, tăng 1,3 lần so với giai đoạn 2011-2015; số lao động làm việc trong HTX ước đến năm 2020 là 8.930 người, tăng 4,41 lần năm 2016 (trong đó: số lao động thường xuyên mới 1.671 người).

- Toàn tỉnh có 199 HTX chuyển đổi, 01 HTX chuyển sang loại hình kinh tế khác theo Luật Hợp tác xã năm 2012, một số HTX thành lập trước 01/7/2013 sau khi chuyển đổi thì năng lực điều hành, công tác quản lý chặt chẽ hơn, chất lượng và hoạt động đã có chuyển biến tích cực.

- Ước đến năm 2020, tổng số vốn hoạt động HTX là 268,086 tỷ đồng, tăng 1,96 lần so với năm 2016 (trong đó: tổng số vốn đăng ký mới 161,8 tỷ đồng). Doanh thu bình quân của HTX 1,3 tỷ đồng (trong đó: doanh thu đối với thành viên 1,2 tỷ đồng); lãi bình quân là 427 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân của thành viên, lao động của HTX là 55 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2016.

- Số HTX đang hoạt động hiệu quả là 323 HTX.

- Số lượng cán bộ quản lý HTX là 1.825 người, trong đó: số lượng đạt trình độ sơ, trung cấp 645 người; số lượng cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên 95 người; không có cán bộ trình độ sau đại học; không có cán bộ HTX được hỗ trợ bảo hiểm xã hội.

- Những chuyển biến của HTX về phương thức hoạt động, sản xuất, kinh doanh; vai trò của HTX trong phát triển kinh tế hộ thành viên, kinh tế - xã hội tại địa phương,... Nội dung, phương thức hoạt động của các HTX có bước đổi mới, tổ chức thực hiện theo đúng Luật Hợp tác xã, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân...

1.3. Về liên hiệp HTX: đến thời điểm hiện tại tỉnh Kiên Giang không có liên hiệp HTX.

2. Tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT) theo ngành, lĩnh vực

2.1. Hợp tác xã:

2.1.1. Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản

- Ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 412 HTX nông nghiệp tăng gần 1,7 lần so với năm 2016. Tổng số thành viên HTX là 33.937 thành viên, tăng 0,7 lần so với năm 2016. Số hợp tác xã thành lập mới chủ yếu trong 02 lĩnh vực: hợp tác xã trồng trọt và hợp tác xã nuôi trồng thủy sản. Các lĩnh vực số lượng tăng ít hơn lần lượt là tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi.

- Hoạt động của các HTX nông - lâm - thủy sản đã giải quyết tốt các quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, quản lý nguồn lợi thiên nhiên, tuy doanh thu và lợi nhuận của HTX không cao, nhưng đã giúp thành viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm lượng giống, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động làm tăng năng suất và thực hiện tốt các khâu dịch vụ hỗ trợ như: bơm tát, làm đất, thu hoạch, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm, giúp giảm chi phí, tăng thu nhập cho thành viên. Điển hình như HTX nông nghiệp Tân Hưng, Thạnh Hòa, Kênh 4A đã thực hiện tốt Luật Hợp tác xã năm 2012 và nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai cùng có lợi, xây dựng được chuỗi liên kết sản phẩm, thực hiện tốt việc liên kết tiêu thụ nông sản cho thành viên.

2.1.2. Lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT)

- Ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 16 HTX, với 2.481 thành viên, tăng 03 HTX và 1.541 thành viên so với năm 2016.

- Các HTX giao thông vận tải chấp hành tốt các quy định của pháp luật về giao thông vận tải; các HTX giao thông vận tải đường bộ hoạt động khá hiệu quả, có sự phát triển về số lượng phương tiện, quy mô tổ chức bài bản, khoa học, đã mạnh dạn đầu tư phương tiện, đổi mới chất lượng dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, điển hình như HTX vận tải thủy bộ Rạch Giá, HTX vận tải thủy bộ Tân Tiến và HTX vận tải thủy bộ Kiên Tân.

2.1.3. Lĩnh vực xây dựng

- Năm 2020, toàn tỉnh có 03 HTX xây dựng, với 37 thành viên, không đổi về số lượng HTX, số lượng thành viên không thay đổi so với năm 2016.

- Các HTX xây dựng chấp hành tốt các quy định của pháp luật về xây dựng, an toàn lao động; hoạt động ổn định, ký kết được các hợp đồng xây dựng có giá trị với các Ban quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, đường giao thông nông thôn thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, nhà dân hoặc nhận thi công lại của các nhà thầu khác. Các HTX kinh doanh có lãi, tăng thu nhập cho thành viên, giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn.

2.1.4. Lĩnh vực thương mại dịch vụ

- Năm 2020, toàn tỉnh có 05 HTX, với 50 thành viên, tăng 04 HTX, tăng 27 thành viên so với năm 2016.

- Các HTX đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường, sản phẩm hàng hóa đa dạng; tăng cường liên kết với các HTX và doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, số lượng thành viên tham gia ít, kinh doanh rủi ro, thua lỗ, nợ khó đòi, khả năng mở rộng kinh doanh chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh.

2.1.5. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Năm 2020, toàn tỉnh có 08 HTX, với 170 thành viên, tăng 03 HTX và tăng 38 thành viên so với năm 2016.

- Các HTX đã góp phần tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, duy trì được nghề truyền thống và mở rộng đa dạng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường.

2.1.6. Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Đến tháng 8/2020, toàn tỉnh có 23 tổ chức tín dụng hoạt động theo mô hình kinh tế tập thể (22 Quỹ tín dụng nhân dân và 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã) hoạt động tại 65 xã, phường thuộc 10 huyện, thành phố của tỉnh, với 16.096 thành viên tham gia, tăng 117 thành viên so với đầu năm 2020 và giảm 1.573 thành viên so với năm 2016.

2.2. Tổ hợp tác (THT)

- Ước đến năm 2020 toàn tỉnh có là 2.228 THT, tăng 12 THT và giảm 2.842 tổ viên so với năm 2016. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 1.946 THT, tăng 136 THT; THT phi nông nghiệp 282, tăng 148 THT và tổ viên so với năm 2016.

- Các THT có vai trò quan trọng trong việc liên kết, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các tổ viên, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông nhàn, góp phần giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn phát triển, gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương. Một số địa phương có nhiều THT hoạt động có hiệu quả như: Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Giang Thành... đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu có thể học tập và nhân rộng như: THT bơm tát số 24 xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng; THT lò đất nung thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất; THT đan chiếu xã Thúy Liễu, huyện Gò Quao; THT đan đệm bàng xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành; THT nuôi cá đồng ở các huyện: An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Lương. Tuy nhiên, đa số THT có quy mô nhỏ, vốn ít, tài sản chung không có hoặc có rất nhỏ, các THT nông nghiệp chỉ hoạt động theo thời vụ; phần lớn THT tổ chức còn thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác lỏng lẻo, địa vị pháp lý chưa rõ ràng, không đảm bảo tính ổn định, bền vững; công tác tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức triển khai, thực hiện Nghị định số 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của THT (nay là Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về tổ hợp tác) chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ THT (trừ chính sách đầu tư điện bơm tát đối với THT nông nghiệp).

II. KHUNG KHỔ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KTTT, HTX

1. Khung khổ pháp lý

- Triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012, có hiệu lực từ 01/7/2013 và các văn bản dưới luật bao gồm: Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Quyết định số 2261/2014/QĐ-TT ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 06/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”; Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với HTX nông nghiệp; Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 như: Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ các nội dung của Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định của số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Chính phủ; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 16/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 16/6/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 11/10/2018 của UBND tỉnh về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao sản xuất, tiêu thụ nông sản đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Chỉ thị số 1170/CT-UBND ngày 18/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Chỉ thị số 1557/CT-UBND ngày 13/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai liên kết sản xuất, phát triển HTX kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh về ban hành quy chế phối hợp giữa Liên minh Hợp tác xã tỉnh với các Sở, ban, ngành và địa phương trong công tác quản lý và định hướng phát triển HTX trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 215-KH/TU ngày 03/7/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 17/7/2020 của UBND tỉnh định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết số 337/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09-3-2020 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 215-KH/TU ngày 03-7-2020 của Tỉnh ủy Kiên Giang về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT.

2. Tình hình triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX

2.1. Chính sách hỗ trợ chung đối với các HTX

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX đã được các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi. Hằng năm, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và cấp kinh phí đào tạo và bồi dưỡng.

+ Trong thời gian qua, đã đào tạo 02 lớp trung cấp kế toán HTX, có 50 học viên là con, em thành viên HTX tại 02 huyện Giồng riềng và Tân Hiệp. Mở 236 lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX với 16.458 lượt học viên về kiến thức quản lý HTX và xây dựng chuỗi sản phẩm, kỹ năng soạn thảo hợp đồng kinh tế, xây dựng nhãn hiệu và thiết kế mẫu mã bao bì, kỹ năng tổ chức các dịch vụ trong HTX, bồi dưỡng hội đồng quản trị, kế toán, kiểm soát...

+ Chính sách hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX: Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng xong và gửi Sở Nội vụ để thông qua thành viên UBND tỉnh.

+ Hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp 20 website thương mại điện tử cho 20 tổ chức, cá nhân với tổng kinh phí 400 triệu đồng (ngân sách Trung ương 300 triệu đồng; ngân sách địa phương 100 triệu đồng).

+ Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng, tập huấn về môi trường kinh doanh tiếp cận thị trường theo chuỗi giá trị trong xu thế hội nhập quốc tế cho đối tượng là Hội nông dân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, có trên 270 người tham dự (trong đó có 09 thành viên của 05 HTX lĩnh vực công thương), với tổng kinh phí 100 triệu đồng.

+ Tổ chức 01 lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn là 87 cơ sở, doanh nghiệp và HTX, trong đó: có 78 chủ cơ sở, giám đốc doanh nghiệp và 09 thành viên của 06 HTX lĩnh vực công thương.

- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

+ Bằng nhiều hình thức, đã hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho các THT, HTX. Giai đoạn 2016-2020, triển khai Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đến nay, có 219 HTX nông nghiệp trồng lúa, tổng diện tích 37.273 ha hợp đồng liên kết và tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH Trung An; Công ty Cổ phần VINACAM; Công ty Cổ phần Nông Việt Pháp; Công ty TNHH Gạo Vinh Phát; Công ty TNHH Nông sản Ngôi sao Liên Minh và Công ty TNHH MTV Lương thực Vạn Trường Phát,...

+ Tổ chức cho 55 lượt HTX tham gia 11 lượt hội chợ xúc tiến thương mại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và Hải Dương.

+ Tổ chức cho các HTX trên địa bàn tỉnh tham gia khảo sát học tập kinh nghiệm tại các làng nghề truyền thống tại tỉnh Bạc Liêu, tìm đầu ra và tạo sản phẩm mới với tổng kinh phí thực hiện là 84 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

- Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới:

+ Xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ các tổ chức KTTT ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là giống, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến..., thông qua hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công. Chú trọng xây dựng các quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như VietGap, GlobalGap...

+ Đến nay, đã hỗ trợ máy móc thiết bị cho các HTX tham gia xây dựng mô hình HTX điểm ở các huyện: Hòn Đất, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Châu Thành, Gò Quao với kinh phí 2,5 tỷ đồng từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II hỗ trợ; tổ chức 159 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 11.925 tổ viên và thành viên. Hỗ trợ HTX sản xuất dịch vụ Kinh 10 xây dựng nhãn hiệu tập thể và truy xuất nguồn gốc nông sản đối với khoai mỡ Mộng Linh; hỗ trợ HTX nông nghiệp Tân An nhãn hiệu tập thể và truy xuất nguồn gốc chả lụa Kênh 5B; hỗ trợ HTX dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát nhãn hiệu tập thể và truy xuất nguồn gốc đối với tôm khô Vĩnh Thuận; hỗ trợ HTX sản xuất nông nghiệp - dịch vụ Bình Minh (nhãn hiệu tập thể là “Dưa Hoàng Kim Vĩnh Thuận”); HTX nông dân khoai lang Mỹ Thái (nhãn hiệu tập thể là “Khoai lang Mỹ Thái”) và HTX xoài cát Hòa Lộc Hòn Đất (nhãn hiệu tập thể là “Xoài Hòn Đất”).

- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX:

+ Tỉnh đã triển khai 04 lượt dự án cho 04 HTX vay vốn với số tiền 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia việc làm. Hỗ trợ cho HTX Thạnh Hòa vay tín chấp 500 triệu đồng; tham gia hỗ trợ 04 HTX trong Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP).

+ Giới thiệu 22 HTX làm thủ tục cho 162 thành viên vay trên 16 tỷ đồng từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cũng đã giải ngân 15 dự án cho 11 THT, 04 HTX, có 215 hộ nông dân vay với số tiền 4.400 triệu đồng.

+ Hỗ trợ HTX nông nghiệp Tân Hưng, huyện Châu Thành hỗ trợ 01 chiếc máy cày trị giá 320 triệu đồng, thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị.

+ Thực hiện chế độ thanh toán các khoản phí đối với các HTX thành lập mới theo quy định hiện hành. Từ năm 2011-2020, toàn tỉnh có 354 HTX thành lập mới, tổng kinh phí hỗ trợ là 2.832 triệu đồng.

+ Hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, lũy kế cuối năm 2019 đã giải ngân cho 1.274 hộ vay để mua 1.274 máy móc, thiết bị các loại với số tiền 733,76 tỷ đồng, tuy nhiên, nhiều HTX chưa tiếp cận được do không có tài sản thế chấp.

+ Xây dựng 04 mô hình HTX đa dịch vụ, đa mục tiêu, thành viên đa dạng ở các huyện Tân Hiệp, Hòn Đất, Châu Thành và U Minh Thượng (trong đó: 02 mô hình HTX trồng xoài, 02 mô hình HTX trồng lúa) hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ mô hình máy sấy lúa, máy lọc giống, dàn xới, máy cuốn rơm,... tổng kinh phí 01 tỉ đồng.

- Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội (các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện an sinh xã hội; hỗ trợ kinh tế hộ và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương):

+ Liên minh HTX tỉnh là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh (Quỹ quốc gia giải quyết việc làm), hàng năm đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền vận động các xã xây dựng nông thôn mới thực hiện và tham gia thẩm định tiêu chí 13 theo kế hoạch hàng năm của Ban Chỉ đạo. Đến nay, có 78/117 xã được công nhận xã nông thôn mới và huyện Tân Hiệp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 103/117 xã đạt tiêu chí số 13, đạt tỷ lệ 88%.

+ Hỗ trợ Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP): đã triển khai hỗ trợ 04 HTX nông nghiệp, tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, bình quân 05 tỷ đồng/HTX;

+ Hỗ trợ Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSat): giai đoạn 1 đã hỗ trợ 05 HTX (HTX nông nghiệp Kênh 7A, HTX nông nghiệp Kênh 4A huyện Tân Hiệp; HTX nông nghiệp Thạnh Hòa, HTX nông nghiệp Hòa Thuận huyện Châu Thành; HTX nông nghiệp Thành Đạt huyện Giồng Riềng) với kinh phí hỗ trợ khoảng 34,3 tỷ đồng; giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư hỗ trợ thêm cho 06 HTX.

+ Hỗ trợ xây dựng trụ sở cho 14 HTX tham gia thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kinh phí 07 tỷ đồng, trong đó: vốn đối ứng của HTX 1,4 tỷ đồng; ngân sách Nhà nước hỗ trợ 5,6 tỷ đồng.

- Chính sách thành lập mới HTX:

Nhằm tạo điều kiện và đẩy mạnh việc củng cố, phát triển KTTT, các HTX thành lập mới và chuyển đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 đều được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh. Năm 2019, đã hỗ trợ kinh phí thành lập mới 45 HTX trên các lĩnh vực, bình quân 08 triệu đồng/HTX, hỗ trợ kinh phí thành lập 1.228 tổ hợp tác, bình quân 750.000 đồng/THT.

2.2. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX nông nghiệp

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

UBND chỉ đạo các ngành, địa phương lồng ghép các chính sách đầu tư cho kinh tế tập thể, nhất là các HTX nông nghiệp, đến nay kiên cố hóa (nạo vét) kênh mương được 2.704 km, 609 công trình thủy lợi nội đồng; cải tạo và nâng cấp 1.252 trạm bơm (trong đó: 240 trạm bơm điện được xây dựng mới); xây dựng 415 trạm biến áp phục vụ tưới tiêu cho 52.945 ha đất sản xuất nông nghiệp ở 72 hợp tác xã, 331 tổ hợp tác (số liệu đến tháng 6/2019). Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các HTX nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 và thực hiện theo Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với các HTX nông nghiệp. Đến nay, ngân sách Trung ương (lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới) hỗ trợ HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg là 12.120 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 6.120 triệu đồng; vốn sự nghiệp 6.000 triệu đồng); vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh hỗ trợ 6.206 triệu đồng; một số ít HTX được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ một số dự án, chương trình khác,... Đối với Dự án VnSat tỉnh và địa phương triển khai, thực hiện ở 08 huyện, thành phố gồm: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất, Giang Thành, Gò Quao, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá. Giai đoạn 1 đã triển khai thực hiện ở 05 HTX với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 34,3 tỷ đồng; Dự án VnSat đầu tư giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư thêm cho 06 HTX, với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 50,1 tỷ đồng.

- Chính sách giao đất, cho thuê đất: việc thực hiện chính sách cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất đối với HTX phi nông nghiệp; giao đất không thu tiền và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các HTX nông nghiệp đã được Liên minh HTX phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tập huấn, hướng dẫn các HTX thực hiện. Nhìn chung, việc triển khai các chính sách còn ít, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ.

- Chính sách ưu đãi về tín dụng: hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa có cơ chế, chính sách tín dụng đặc thù riêng cho các HTX. Tuy nhiên, tại các chính sách tín dụng hiện hành như: chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thì đối tượng được áp dụng bao gồm các HTX. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang đã và đang chỉ đạo cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn triển khai, cân đối đủ vốn để cung ứng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng theo quy định. Theo đó, nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành được các TCTD triển khai trực tiếp đến các HTX. Từ năm 2011 đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã giải ngân cho vay trực tiếp các HTX với số tiền là 07 tỷ đồng và cho vay các xã viên để thực hiện dự án của HTX số tiền 313,653 tỷ đồng.

- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh:

+ Hỗ trợ thiệt hại do hạn mặn và ngập úng cho nông dân, HTX sản xuất lúa, rau màu vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2015, vụ mùa và Đông Xuân 2015-2016 với số tiền là 463,58 tỷ đồng cho 47.531 hộ, diện tích 86.233,70 ha.

+ Hỗ trợ đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi: thực hiện theo Quyết định 1632/QĐ-UBND ngày 03/8/2017 của UBND tỉnh về quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tính đến ngày 31/12/2019, tỉnh đã chi hỗ trợ tổng cộng khoảng 112,880 triệu đồng, bao gồm: (1) hỗ trợ trực tiếp cho 3.812 hộ dân có lợn bị tiêu hủy là 86,586 triệu đồng; (2) kinh phí phục vụ phòng chống dịch là 26,294 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm:

+ Thực hiện chủ trương liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (nay là Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp), đã có 19 doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với 358 HTX nông nghiệp (năm 2017: 147 HTX; năm 2018: 211 HTX).

+ Hỗ trợ cho 04 HTX và 02 THT công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất sản phẩm mới, từ ngân sách địa phương; với tổng kinh phí hỗ trợ là 574,4 triệu đồng. Qua đó, đã nâng cao được hiệu quả hoạt động của các HTX, THT, bao gồm:

• Hỗ trợ cho HTX Trúc Xinh tại huyện Tân Hiệp và HTX Hòa Tân tại huyện Châu Thành đầu tư máy vót nan tre.

• Hỗ trợ Hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ Phú Quý tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sản xuất sản phẩm mới.

• Hỗ trợ Hợp tác xã Tân Anh, huyện Phú Quốc xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật “Chế biến thức ăn gia súc dạng viên”.

• Hỗ trợ Tổ hợp tác Nguyễn Minh Thế, huyện U Minh Thượng đầu tư ứng dụng máy móc tiên tiến phục vụ cho sản xuất khô cá sặc rằn.

• Hỗ trợ Tổ hợp tác nghề mộc ấp 5, huyện Gò Quao đầu tư máy móc thiết bị sản xuất chế biến gỗ.

2.3. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác

- Chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX: thực hiện theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp cán bộ HTX tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hỗ trợ theo quy định, cụ thể: nếu đối tượng thuộc hộ nghèo hỗ trợ 30%, cận nghèo hỗ trợ 25%, còn lại hỗ trợ 10% theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm tham gia.

- Chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí: cơ quan thuế đã thực hiện kịp thời và đầy đủ các chính sách thuế đối với HTX như: miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài theo quy định.

- Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX với doanh nghiệp:

+ Trong những năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành phối hợp địa phương thực hiện tốt chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và HTX, nhằm đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh cũng như tư duy về mô hình HTX kiểu mới của người dân; phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm cho các HTX, tạo cầu nối cho các HTX tiếp cận thị trường tham gia các kỳ hội chợ tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của HTX.

+ Triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định 606/QĐ-BCT ngày 21/01/2015 của Bộ Công Thương về việc ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020,... Tỉnh đã hỗ trợ cho 19 doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài tỉnh thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với nông dân với 147 HTX nông nghiệp...

3. Công tác quản lý Nhà nước đối với KTTT, HTX

- Công tác thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX nêu rõ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tại: Quyết định 961-QĐ/TU ngày 15/7/2013; Quyết định 1744-QĐ/TU ngày 11/5/2015; Quyết định số 322-QĐ/TU, ngày 12-7-2016; Quyết định số 1102-QĐ/TU ngày 18/5/2018; Quyết định số 1882-QĐ/TU ngày 18/7/2019 của Tỉnh ủy về kiện toàn Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Quyết định số 141/QĐ-BCĐ ngày 05/8/2019 của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

- Việc thành lập bộ máy quản lý, bố trí cán bộ và thực hiện phân công quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể ở các cấp theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ. Theo đó, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ở cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký HTX trên địa bàn huyện; các phòng chuyên môn khác có trách nhiệm phối hợp và trực tiếp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước đối với KTTT thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Ở cấp xã, bố trí 01 công chức cấp xã kiêm nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý Nhà nước về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, trong đó có lĩnh vực kinh tế tập thể.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật đối với KTTT, HTX: do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.

- Việc thực hiện chế độ báo cáo về HTX, liên hiệp HTX theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của HTX; Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT: thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT .

4. Hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể

Khuyến khích hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập thể, HTX, nhất là trong việc tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào HTX mạnh. Tiếp thu các hỗ trợ phát triển trong việc thành lập và nâng cao năng lực HTX. Thành lập và nâng cao năng lực cơ cấu trợ giúp tổ chức KTTT. Từng bước mở rộng hoạt động và phát huy vai trò HTX trong phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế, trước hết là Liên minh HTX quốc tế (ICA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các nước Đông Nam Á.

5. Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể và Liên minh HTX tỉnh đối với phát triển KTTT, HTX

5.7. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển KTTT như: Chính sách về Quỹ Đầu tư Phát triển Kiên Giang cho HTX vay vốn theo dõi lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tín chấp cho HTX; chính sách về mạng lưới điện, công trình hạ thế hỗ trợ bơm tát cho THT, HTX nông nghiệp; kế hoạch phát triển mạng lưới điện phục vụ bơm tát trong nông nghiệp giai đoạn 2014-2020; kế hoạch chuyển đổi các HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tiêu chí đánh giá, phân loại THT, HTX; thực hiện chủ trương không chi tiền hỗ trợ cho các HTX mới thành lập không thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; chính sách về xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng; quy hoạch phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ...

- Thực hiện tốt việc vận động, hỗ trợ phát triển ngành nghề truyền thống thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, như: hỗ trợ 04 HTX nông nghiệp tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) giai đoạn 1, được tài trợ, đầu tư mỗi HTX gần 05 tỷ đồng; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình liên kết sản phẩm giữa HTX với doanh nghiệp... Việc đầu tư, hỗ trợ cho HTX, THT trong những năm qua đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, thành viên, tổ viên trong hợp tác sản xuất nông nghiệp và góp phần vào xây dựng nông thôn mới.

- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và tổ chức thành viên có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế tập thể thông qua việc xây dựng các mô hình nông thôn mới.

5.2 Vai trò của Liên minh HTX tỉnh

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước như: xúc tiến thương mại; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX; công tác hỗ trợ, tuyên truyền, tư vấn cho THT, HTX; chính sách về đầu tư, tín dụng, ứng dụng khoa học và công nghệ; chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với các Sở, ngành và địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nhất là công tác tư vấn, tuyên truyền thành lập THT và HTX; làm tốt công tác trung gian cầu nối giới thiệu HTX với doanh nghiệp và hỗ trợ xây dựng hợp đồng liên kết; công tác hỗ trợ vốn, tạo việc làm thông qua liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm, bưu điện và công tác thi đua khen thưởng trong các đơn vị thi đua thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ cho thành viên.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KTTT, HTX

1. Thành tựu, vị trí, vai trò của KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội

- Về phát triển kinh tế: khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng trên các lĩnh vực, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Nội dung, phương thức hoạt động của các hợp tác xã có bước đổi mới, tổ chức thực hiện theo đúng Luật Hợp tác xã, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.

- Về chính trị, văn hóa, xã hội:

+ Trong Chương trình xây dựng nông thôn mới có 19 tiêu chí, trong đó có 01 tiêu chí là phải xây dựng HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiêu chí này không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, HTX đã có bước phát triển mới về số lượng, hiệu quả; hoạt động được nâng cao, với đủ các loại hình dịch vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn phát triển. Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản. Trên một số lĩnh vực, HTX đã mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội ở địa phương.

2. Tồn tại, hạn chế

- Một số Sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, công tác chỉ đạo còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu quyết liệt. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ, công tác báo cáo cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện cơ chế chính sách đối với HTX, THT chưa được chú trọng.

- Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể được ban hành nhưng việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thiếu đồng bộ, chưa phát huy hết hiệu quả để hỗ trợ cho các HTX, THT.

- Trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý HTX vừa thiếu, vừa yếu; tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tâm huyết. Thực lực của HTX chưa đủ mạnh để liên doanh, liên kết phát huy được những lợi thế của địa phương.

- Các THT, HTX hoạt động còn đơn điệu, thiếu chiến lược trong sản xuất, kinh doanh, mối liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế; quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn khó khăn, thiếu nguồn vốn, các dịch vụ hỗ trợ chưa đa dạng, phong phú; chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém sức cạnh tranh, chưa phát huy được tiềm năng thị trường sẵn có tại địa phương; đội ngũ cán bộ quản lý hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Năng lực nội tại của các HTX còn yếu, việc tiếp cận các nguồn vốn từ phía ngân hàng còn vướng mắc, trình độ quản lý còn hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thị trường và tiếp cận các công nghệ mới.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung cho các HTX nông nghiệp mà chưa tổ chức cho các HTX phi nông nghiệp; chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho HTX; chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia làm thành viên Liên minh HTX, chưa thành lập được liên hiệp HTX.

3. Nguyên nhân

3.1. Về pháp luật, cơ chế, chính sách

Nhiều chính sách của Nhà nước chưa đến được THT, HTX, mức hỗ trợ cho cán bộ HTX đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chưa đảm bảo nên số lượng tham gia ít.

3.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách

Một số quy định của Luật còn chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc có hướng dẫn nhưng khó triển khai. Các quy định về ưu đãi, hỗ trợ cho các HTX nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống chưa nhiều. Một số địa phương vẫn chưa thấy rõ vai trò của HTX trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện Luật Hợp tác xã còn chưa được thường xuyên và nghiêm túc.

3.3. Về bản thân HTX

- Đội ngũ cán bộ quản lý của THT, HTX còn nhiều hạn chế chưa được đào tạo bài bản, một số thiếu tâm huyết, nguồn cán bộ được đào tạo để bổ sung thay thế rất hạn chế. Trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý HTX vừa thiếu, vừa yếu; tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, tâm huyết. Thực lực của HTX chưa đủ mạnh để liên doanh, liên kết phát huy được những lợi thế của địa phương. Một bộ phận xã viên, người lao động trong khu vực kinh tế tập thể chưa hiểu biết đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tập thể, một số HTX thiếu quyết tâm nỗ lực vươn lên, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại sự bao cấp của nhà nước.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ nên ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế HTX. Hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, chưa có sự liên kết hệ thống với nhau và việc liên kết với các thành phần kinh tế khác còn ít và nội dung còn hạn chế.

3.4. Về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về KTTT, HTX

Trình độ nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu, thiếu về số lượng, chưa được đào tạo bài bản. Do đó, chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật của các HTX.

4. Bài học kinh nghiệm

- Một là, sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của KTTT, HTX thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và đề ra các chủ trương, nghị quyết, chương trình, đề án, cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp.

- Hai là, công tác chỉ đạo, điều hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện phải đồng bộ, thống nhất, sát thực tiễn và phù hợp với thực trạng khu vực KTTT, HTX. Cần có sự phối hợp tốt và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, Liên minh Hợp tác xã tỉnh trong việc phân công chỉ đạo, thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước đối với khu vực KTTT, HTX.

- Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể làm cho mọi người dân và các tầng lớp xã hội hiểu biết đày đủ về tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bản chất, các nguyên tắc và giá trị của HTX.

- Bốn là, đội ngũ quản lý HTX là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Việc hoạch định kế hoạch kinh doanh trước mắt và lâu dài vừa đúng hướng, vừa có tính khả thi, hiệu quả, phần lớn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý HTX.

- Năm là, các loại hình HTX phải chủ động, tích cực, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp với thực tế để triển khai; hợp tác liên kết với các thành phần kinh tế khác để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập trong tình hình mới. Phải chủ động, tập trung vào các hoạt động kinh tế mang lại lợi nhuận cho HTX, có kỹ năng điều hành, quản lý tốt. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là nhân tố có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt HTX có năng lực, trình độ, tâm huyết và gắn bó với sự nghiệp phát triển HTX.

-  Sáu là, công tác sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về các điển hình tiên tiến cần được chú trọng, qua đó rút ra những vấn đề căn bản, có tính chất phổ biến để có định hướng, cơ chế chính sách phù hợp trong từng giai đoạn.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT, HTX GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

1. Tình hình quốc tế

Đối với khu vực và thế giới, đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và dần hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử dụng nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động. Về phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia.

2. Tình hình trong nước

- Tình hình trong nước: nhiều năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là HTX đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Mặc dù đã phát huy những hiệu quả tích cực, tuy nhiên, các HTX vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, đòi hỏi phải có những thay đổi kịp thời để có thể tồn tại trong bối cảnh mới, trong thời đại công nghiệp 4.0 với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Tình hình trong tỉnh: khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã của tỉnh nhất là những năm gần đây có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng trên các lĩnh vực, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài. Nội dung, phương thức hoạt động của các hợp tác xã có bước đổi mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên,... Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều hợp tác xã hiện nay mới chủ yếu tập trung được đầu vào, còn đầu ra gặp nhiều khó khăn; các THT, HTX hoạt động còn đơn điệu, thiếu chiến lược trong sản xuất, kinh doanh, mối liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác còn nhiều hạn chế.

3. Cơ hội và thách thức đối với khu vực KTTT, HTX

3.1. Cơ hội

- Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, mô hình KTTT, HTX luôn đứng trước những cơ hội mới, thị trường được mở rộng và dễ tiếp cận hơn, phát triển thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Các HTX có môi trường, điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, tham gia hội nhập quốc tế, mở ra cho các HTX thị trường và cách thức hoạt động mới, đối tác mới; đặc biệt, khi được hoạt động trong một môi trường cạnh tranh cao hơn, năng động hơn, sẽ tạo cơ hội để các HTX đẩy mạnh cải cách, đổi mới tư duy và vươn lên mạnh mẽ hơn, cạnh tranh không chỉ ở địa phương, trong nước mà cả ở phạm vi thế giới.

- Các HTX có điều kiện được đối xử bình đẳng trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các tranh chấp thương mại quốc tế, được tiếp cận với công nghệ sản xuất - kinh doanh tiên tiến.

3.2. Thách thức

Bên cạnh cơ hội, khu vực KTTT, HTX sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đó là các HTX phải đối mặt với việc dần xóa bỏ hàng rào thuế quan, xóa bỏ sự bảo hộ của Nhà nước sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt đối với các HTX ngay trên thị trường nội địa. Trong điều kiện vốn ít, còn non trẻ về kinh nghiệm quản lý, thương trường; việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh ở thị trường trong nước và nước ngoài còn rất hạn chế, sự liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn lõng lẽo, chưa có sự kết nối lâu dài, điều này làm tăng nguy cơ mất thị trường đối với các HTX. Một điều rất quan trọng mà các HTX phải đối mặt, đó là trong điều kiện các chính sách của Nhà nước còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý còn yếu kém, mỗi HTX phải đối mặt với các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, như bán phá giá, lừa đảo, lạm dụng vị thế độc quyền trong thương mại... đó là những thách thức không hề nhỏ với các HTX trong tình hình mới hết sức gay gắt. HTX cần phải tận dụng tốt cơ hội và vượt qua những thách thức này để phát triển bền vững trong thời gian tới.

4. Dự báo xu hướng phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025

- Việc liên kết, tiêu thụ đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các HTX. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế lớn hơn, cùng ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất, tiêu thụ được xem là khâu hết sức quan trọng trong nỗ lực tạo ra chuỗi giá trị hàng nông sản an toàn và bền vững.

- Trong thời gian tới, tiếp tục hỗ trợ các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Tư vấn, hướng dẫn các HTX đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Đây được xem là khâu rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các HTX có được “giấy thông hành” trong việc tăng cường liên kết các tổ chức, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ. Qua đó, thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản an toàn và bền vững cho các HTX trên địa bàn.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Vai trò của KTTT, mà nòng cốt là HTX trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước

Đổi mới phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX trong các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là khu vực nông nghiệp, nông thôn; phải bám sát quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và quy định của pháp luật; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho nông dân góp phần tích cực việc thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh.

2. Phát triển KTTT có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trật tự xã hội, nhất là ở nông thôn

Phát triển HTX nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của kinh tế hộ trong nền sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện nay và có nhiều mô hình mới, hiệu quả trên các lĩnh vực, cơ bản có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Khuyến khích phát triển KTTT nhanh và bền vững với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; xuất phát từ nhu cầu của người dân, tổ chức tham gia, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương

Tùy theo điều kiện của địa phương, phát triển HTX không chạy theo số lượng, khuyến khích phát triển HTX có quy mô lớn liên ấp, liên xã; khuyến khích xây dựng phát triển HTX đa dịch vụ, đa ngành nghề hướng đến sản xuất sản phẩm theo hướng hữu cơ bền vững.

4. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với phát triển KTTT, HTX; huy động các lực lượng xã hội và nguồn lực trong và ngoài nước tham gia thúc đẩy phát triển KTTT, HTX.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức, loại hình, quy mô và trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực. Tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức, đổi mới nội dung phương thức hoạt động của các HTX, khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao chất lượng hoạt động khu vực KTTT, HTX. Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi. Tập trung phát triển lực lượng sản xuất trong các HTX nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khai thác tốt hơn các tiềm năng lợi thế của địa phương.

- Phát triển kinh tế tập thể để hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động; mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác. Khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2. Các mục tiêu cụ thể

- Tuyên truyền, vận động thành lập mới 105 HTX (80 HTX nông nghiệp) và 560 tổ hợp tác gắn với xây dựng cánh đồng lớn; 01 liên hiệp hợp tác xã; phấn đấu trên 90% hợp tác xã có lãi, trong đó 55% HTX khá giỏi, 40% HTX trung bình, hạn chế thấp nhất hợp tác xã yếu kém.

- Tiếp tục duy trì các mô hình hoạt động có hiệu quả và phấn đấu mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng từ 01 đến 02 mô hình kinh tế tập thể bền vững và làm ăn có hiệu quả.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTT GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Định hướng chung

- Tập trung phát triển KTTT trong các ngành, các lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp; bảo đảm lợi ích của thành viên,...

- Đổi mới, cải tiến kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý và điều hành của cán bộ HTX từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, liên hiệp HTX; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của các HTX để đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường.

2. Định hướng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực chủ yếu

Việc phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực phải phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực và điều kiện thực tế xã hội.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó có định hướng phát triển KTTT, HTX trong xây dựng nông thôn mới; phát triển HTX gắn với chuỗi giá trị; phát triển KTTT, HTX tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn...):

+ Đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền về đường lối, chính sách phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước ở các ngành các cấp, các tầng lớp Nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về bản chất HTX và mô hình HTX kiểu mới; nâng cao chất lượng tin bài, thông tin trên website của tỉnh, cơ quan báo, đài địa phương về phát triển KTTT, HTX. Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyên truyền thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến kinh tế hợp tác cho cán bộ quản lý các huyện, thành phố và cán bộ quản lý THT, HTX, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ phát triển HTX; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương cho phát triển HTX trên địa bàn tỉnh như: hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho các HTX; hỗ trợ HTX tham gia chuỗi giá trị; Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”; Dự án VnSat,...

+ Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với cấp huyện, cấp xã bố trí ít nhất 01 cán bộ làm công tác tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Đối với các HTX trung bình, yếu, kém thì hướng dẫn các HTX nông nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ cung ứng dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa, đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản. Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, sản xuất cho cán bộ quản lý hợp tác xã và thành viên thông qua đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nghề; kết nối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cho các HTX nông nghiệp: công trình thủy lợi, trụ sở làm việc, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp.

+ Đối với các HTX hoạt động khá, tốt thì hướng dẫn và hỗ trợ các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tập trung vào các nội dung như: đa dạng các dịch vụ; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp vay vốn và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.

+ Vận động thành lập các HTX để phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các HTX nông nghiệp mới thành lập cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đa dạng dịch vụ; có quy mô phù hợp với từng loại sản phẩm; huy động nguồn lực HTX, nguồn hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách, nguồn tín dụng, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng cơ sở cho sản xuất và chế biến; tổ chức liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

+ Củng cố chất lượng các THT làm ăn có hiệu quả, diện tích lớn, có khả năng mở rộng thành viên, diện tích nâng lên thành HTX hoặc sáp nhập nhiều THT làm ăn có hiệu quả trên cùng địa bàn thành HTX. Tạo điều kiện để các THT tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để các THT phát huy được vai trò đoàn kết, tổng hợp sức lao động của Nhân dân trong thi đua phát triển sản xuất.

+ Trong giai đoạn này dự kiến phát triển mới khoảng 59 HTX.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ:

+ Tăng cường hỗ trợ phát triển các HTX, THT lĩnh vực Công Thương. Trong đó, thí điểm thực hiện 1-2 mô hình HTX kiểu mới, hiệu quả trong sản xuất, chế biến sản phẩm và liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị; khôi phục và phát triển KTTT trong một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: đan đát, dệt, sản xuất gốm - sứ, đồ thủ công mỹ nghệ,... theo hướng đa dạng hóa, đổi mới mẫu mã, sáng tạo, chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống, thủ công sang ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại.

+ Trong giai đoạn này dự kiến phát triển mới khoảng 09 HTX.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực xây dựng: không tập trung phát triển về số lượng, chủ yếu tập trung phát triển theo chiều sâu, bền vững; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực giao thông vận tải:

+ Hợp tác xã giao thông vận tải phát triển theo đúng bản chất, mô hình HTX phù hợp pháp luật và thực tiễn Việt Nam, thực sự là những đơn vị kinh tế mạnh, ngày càng có tích lũy, không ngừng tăng trưởng, phát triển bền vững, thành viên, người lao động không ngừng tăng thu nhập, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ vận tải, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các thành viên hoạt động kinh doanh vận tải.

+ Phát triển các HTX cung cấp dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu làm kinh tế của thành viên, cộng đồng dân cư hoặc các tổ chức, doanh nghiệp.

+ Chú trọng phát triển các HTX cung cấp dịch vụ vận tải cơ khí, sửa chữa phương tiện vận tải cho thành viên, các HTX kinh doanh bến bãi với các thành viên là các chủ phương tiện sử dụng bến bãi.

+ Áp dụng khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý hoạt động vận tải tới tất cả các HTX giao thông vận tải.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực tín dụng:

+ Tiếp tục áp dụng các giải pháp đảm bảo các QTDND hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Trong đó, nâng cao tính tương trợ, liên kết giữa các thành viên, tập trung vào mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên, phục vụ cộng đồng trên địa bàn. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, bộ máy quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa và hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho thành viên.

+ Thiết lập mối liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân, giữa quỹ tín dụng nhân dân với Ngân hàng Hợp tác xã phù hợp chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Định hướng chiến lược phát triển KTTT, HTX trong lĩnh vực môi trường: trong giai đoạn này dự kiến phát triển mới khoảng 01 HTX.

V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTT, HTX

Tăng cường tuyên truyền vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, các điển hình tiên tiến, mô hình HTX mới đến đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân và người lao động, làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo tham gia xây dựng phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Hoạt động của HTX phải gắn với chủ trương, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở từng địa phương và phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Về hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách

Tiếp tục rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; thực hiện và tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX, phù hợp với bản chất (tránh bao cấp), nhu cầu, trình độ phát triển của tổ chức HTX và phù hợp với khả năng nguồn lực của Nhà nước; tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng thí điểm một số chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực để từ đó nhân rộng...

3. Về nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với HTX gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong phát triển HTX

- Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan có liên quan từ tỉnh đến cơ sở để theo dõi, giám sát, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX. Các cấp, ngành, địa phương hàng năm xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp, từng ngành và địa phương. Tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất theo hướng quy mô gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với sinh kế người dân ở từng vùng, từng điều kiện, từng nguồn lực. Tăng cường tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho cán bộ HTX và cán bộ quản lý Nhà nước làm công tác theo dõi kinh tế tập thể cần được tạo điều kiện đào tạo căn bản, nâng cao năng lực, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã của tỉnh.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn, hội viên tự nguyện tham gia các THT, HTX, liên hiệp HTX. Nâng cao hiệu quả các chương trình phối hợp liên tịch giữa Liên minh Hợp tác xã với Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các Sở, ban, ngành. Tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh.

4. Về nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xây dựng mô hình HTX hiệu quả và tổng kết mô hình

- Tập trung đầu tư vào đổi mới và sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ phù hợp với từng địa phương, tạo ra chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối với đội ngũ lao động nông nghiệp hiện hành để có thể đáp ứng được yêu cầu áp dụng các thành quả của nông nghiệp 4.0 và hoặc chuyển sang làm các ngành nghề khác. Ưu tiên phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX kiểu mới phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ở các nơi có điều kiện nhưng không loại trừ các hình thái sản xuất truyền thống. Tiếp tục hỗ trợ và cung cấp tín dụng cho nông dân, các doanh nghiệp trong phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 ở tất cả các lĩnh vực trong chuỗi nông sản thực phẩm.

- Tập trung đẩy mạnh và phát triển sàn giao dịch điện tử, khuyến khích các HTX tham gia bán hàng online thông qua sàn giao dịch điện tử, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ điện phục vụ bơm, tưới cho các HTX nông nghiệp theo Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 21/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025; chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Giới thiệu và nhân rộng các mô hình HTX điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn các THT, HTX mới thành lập và đang hoạt động chọn lựa mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả, quyền lợi của thành viên gắn liền với quyền lợi của HTX.

5. Về huy động nguồn lực xã hội để phát triển KTTT, HTX

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển HTX; khuyến khích, tạo điều kiện để các HTX và các thành phần kinh tế khác đầu tư vào HTX đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh. Lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết. Hình thành chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu gắn với xây dựng cánh đồng lớn theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Quan tâm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có qui mô lớn của tỉnh.

6. Về phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong phát triển KTTT

Cấp ủy và chính quyền các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện và phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc tuyên truyền, vận động thành viên tham gia HTX, đưa Luật Hợp tác xã năm 2012 vào cuộc sống; động viên, khuyến khích các đoàn viên, hội viên đi đầu tham gia xây dựng các mô hình điểm về KTTT như: HTX, liên hiệp HTX, THT trên các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp; phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tuyên truyền các chính sách, pháp luật về KTTT tới các hội viên; đưa các nội dung này thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của các cấp đoàn, hội...

7. Về tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp trong việc thực hiện Nghị quyết, các quy định của pháp luật, thúc đẩy phát triển KTTT, HTX. Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện và tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể, HTX; vận động thành lập HTX và xây dựng mô hình HTX hoạt động có hiệu quả.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ về tuyên truyền, vận động phát triển HTX; tăng cường tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển HTX; đổi mới, nâng cao năng lực của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, tăng cường các cán bộ có trình độ chuyên sâu về HTX, nắm vững được những nội dung cơ bản về Luật Hợp tác xã, nguyên tắc, tổ chức của HTX, cũng như các kỹ năng hỗ trợ HTX.

8. Về tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể

Khuyến khích hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập thể, nhất là trong việc tiếp thu kinh nghiệm tốt của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào HTX mạnh. Từng bước mở rộng hoạt động và phát huy vai trò HTX trong phát triển quan hệ với các tổ chức quốc tế, trước hết là Liên minh HTX quốc tế (ICA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các nước Đông Nam Á.

9. Về xây dựng chương trình, dự án mang tính đột phá

Xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025; Đề án Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại các địa phương.

10. Thực hiện phân loại và đánh giá hợp tác xã theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

11. Về các giải pháp khác

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm đối với HTX: nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại của kinh tế hợp tác và HTX, trong đó: tập trung vào việc cung cấp thông tin về thị trường và khách hàng, tích cực tham gia diễn đàn trao đổi kinh nghiệm của các HTX trong và ngoài tỉnh, các hoạt động triển lãm, hội chợ; xây dựng và quảng bá thương hiệu cho HTX và liên hiệp HTX; hỗ trợ một số HTX có điều kiện xúc tiến thương mại ra thị trường trên thế giới; tiếp tục hỗ trợ nhãn hiệu thương mại và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho HTX.

Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh;
- Ban Quản lý dự án VnSat Kiên Giang;
- Website Kiên Giang;
- LĐVP, P KT, P.TH;
- Lưu: VT, tmchau.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chín

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện năm

Ước thực hiện giai đoạn 2016- 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ước TH 2020

I

Hợp tác xã

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

261

309

289

347

400

447

466

466

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã đang hoạt động

HTX

261

309

289

347

400

447

466

466

 

Số hợp tác xã ngừng hoạt động

HTX

5

-

-

-

-

-

-

-

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

127

75

44

60

59

49

25

237

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

47

27

16

2

6

2

1

27

3

Tổng số thành viên HTX

Người

63,706

52,891

43,991

47,319

50,200

52,410

53,111

53,111

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

7,615

8,944

2,800

3,028

2,084

1,568

701

10,181

 

Số thành viên là cá nhân

Thành viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên là đại diện hộ gia đình

Thành viên

61,195

52,930

41,191

44,291

48,113

50,839

53,106

53,106

 

Số thành viên là pháp nhân

Thành viên

-

5

-

-

3

3

5

5

4

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Thành viên

1,834

8,947

2,023

2,429

2,800

8,811

9,024

9,024

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

245

1,651

308

420

413

390

191

1,722

 

Số lao động là thành viên HTX

Người

1,834

8,947

......

2,429

2,800

8,811

9,024

9,024

5

Tổng vốn hoạt động của HTX

Tr đồng

118,200

241,298

122,140

110,760

128,687

238,637

268,086

268,086

6

Tổng giá trị tài sản HTX

Tr đồng

118,200

239,198

122,140

110,760

128,687

238,637

268,086

268,086

7

Doanh thu bình quân HTX

Tr đồng/năm

750

972

760

770

780

1,250

1,300

1,300

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr đồng/năm

510

1,056

890

940

1,100

1,150

1,200

1,200

8

Lãi bình quân HTX

Tr đồng/năm

390

410

390

403

410

420

427

427

9

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX

Tr đồng/năm

43

46

38

40

45

52

55

55

10

Tổng số cán bộ quản lý HTX

Người

1,122

1,056

1,156

1,388

1,600

1,750

1,825

1,825

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

380

554

419

503

580

624

645

645

 

Số cán bộ quản lý HTX qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

56

81

62

74

85

92

95

95

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số THT

THT

2,443

2,228

2,216

1,994

2,153

2,148

2,228

2,228

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số THT thành lập mới

THT

602

605

83

107

242

93

80

605

 

Số THT có đăng ký thành lập

THT

2,321

2,148

1,974

1,762

2,153

2,148

2,228

2,228

2

Tổng số thành viên THT

Thành viên

53,294

46,541

48,911

43,868

45,213

44,869

46,069

46,069

3

Tổng số lao động trong THT

người

54,163

20,654

49,724

43,868

45,321

24,400

20,654

20,654

4

Doanh thu bình quân một THT

Tr đồng/ năm

160

166

162

165

167

169

171

171

5

Lãi bình quân một THT

Tr đồng/năm

20

25

21.0

23.0

25.0

27.0

29.0

29.0

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện từng năm

Ước thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số HTX

HTX

261

309

289

347

400

447

466

466

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

HTX

219

255

244

299

352

396

412

412

 

HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

HTX

5

9

5

6

6

8

8

8

 

HTX xây dựng

HTX

5

3

3

3

3

3

3

3

 

HTX tín dụng

HTX

22

22

22

22

22

22

22

22

 

HTX thương mại

HTX

1

6

1

4

4

4

5

5

 

HTX vận tải

HTX

8

13

13

13

13

13

16

16

 

HTX môi trường

HTX

1

1

1

0

0

0

0

0

 

HTX nhà ở

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX khác

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

2

THỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

2,443

2,313

2,216

1,994

2,153

2,148

2,228

2,228

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THT nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

THT

2,279

2,258

2,082

1,887

1,924

1,922

1,946

1,946

 

THT công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

THT

164

55

134

107

229

226

282

282

 

THT xây dựng

THT

 

-

-

-

-

-

-

 

 

THT tín dụng

THT

 

-

-

 

-

-

-

 

 

THT thương mại

THT

 

-

-

-

-

-

-

 

 

THT vận tải

THT

 

-

-

-

-

-

-

 

 

THT khác

THT

 

-

-

-

-

-

-

 

 

PHỤ LỤC 3

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung chính sách

Đơn vị tính

Giai đoạn 2016 - 2019

Ước thực hiện năm 2020

Slượng

Kinh phí (Tr đồng)

Slượng

Kinh phí (Tr đồng)

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NTM

Khác

NTM

Khác

NTM

Khác

NTM

Khác

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chính sách hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

 

3,014

 

 

 

1,038

250

 

 

 

190

1.1

Số người được cử đi đào tạo

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

3,014

 

 

 

1,038

250

 

 

 

190

1.3

Thí điểm số cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX được hỗ trợ thí điểm

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ về XTTM, mở rộng thị trường

HTX

3

 

 

 

200

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về ứng dụng KHKT, công nghệ mới

HTX

1

 

 

 

350

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

HTX

4

 

 

 

300

5

 

320

 

300

 

Số HTX được vay từ các tổ chức tín dụng

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX được vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX

HTX

4

 

 

 

300

5

 

320

 

300

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mới

HTX

212

0

0

0

1,351

25

 

 

 

250

7

Tổ chức lại hoạt động hợp tác xã

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chính sách hỗ trợ đặc thù khác của địa phương (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

HTX

16

5,640

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Chtiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm

Tốc độ tăng/giảm giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Hợp tác xã

 

I

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

476

490

505

520

533

111.97

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã đang hoạt động

HTX

475

489

504

519

530

111.58

 

Số hợp tác xã ngừng hoạt động

HTX

1

-

-

-

2

200.00

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

15

15

15

15

15

100.00

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

-

1

-

-

2

 

 

Số HTX thành lập doanh nghiệp

HTX

-

-

-

-

1

 

3

Tổng số thành viên HTX

Người

53,460

54,007

54,887

55,637

56,162

105.05

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Sthành viên mới

Thành viên

525

675

880

750

525

 

 

Số thành viên là cá nhân

Thành viên

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên là đại diện hộ gia đình

Thành viên

53,436

54,007

54,887

55,637

56,162

105.05

 

Số thành viên là pháp nhân

Thành viên

-

-

-

-

-

 

4

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Thành viên

8,493

8,347

8,619

8,874

9,129

107.49

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

120

120

128

120

120

100.00

 

Số lao động là thành viên HTX

Người

6,678

6,383

6,591

6,786

6,981

104.54

5

Tổng vốn hoạt động của HTX

Tr đồng

239,948

240,698

241,498

242,173

242,938

101.25

6

Tổng giá trị tài sản HTX

Tr đồng

239,948

240,698

241,498

242,173

242,938

101.25

7

Doanh thu bình quân HTX

Tr đồng/năm

1,325

1,350

1,380

1,400

1,420

107.17

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr đồng/năm

1,200

1,230

1,244

1,270

1,295

107.92

8

Lãi bình quân HTX

Tr đồng/năm

435

450

466

490

505

116.09

9

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX

Tr đồng/năm

57

57

58

59

60

105.26

10

Tổng số cán bộ quản lý HTX

Người

2,235

2,310

2,382

2,453

2,523

112.89

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

572

600

619

637

655

114.51

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

71

73

76

79

81

114.08

11

Số cán bộ HTX được đóng BHXH

Người

-

-

-

-

-

 

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số THT

THT

2,208

2,248

2,293

2,323

2,349

106.39

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số THT thành lập mới

THT

50

50

50

50

50

100.00

 

Số THT có đăng ký thành lập

THT

2,208

2,248

2,293

2,323

2,349

106.39

2

Tổng số thành viên THT

Thành viên

33,120

33,720

34,395

34,845

35,235

106.39

3

Tổng số lao động trong THT

Người

13,248

13,473

13,728

13,896

14,106

106.48

3

Doanh thu bình quân một THT

Tr đồng/ năm

200

215

230

240

250

125.00

4

Lãi bình quân một THT

Tr đồng/năm

28.6

30.0

33.0

34.0

35.0

122.38

 

PHỤ LỤC 5

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Ch tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện

Tốc độ tăng/giảm giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số HTX

HTX

476

490

505

520

533

111.97

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

1

HTX nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

HTX

421

436

447

460

471

111.88

2

HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

HTX

10

9

12

12

13

130.00

3

HTX xây dựng

HTX

3

3

3

3

3

100.00

4

HTX tín dụng

HTX

21

21

21

21

21

100.00

5

HTX thương mại

HTX

7

7

8

9

9

128.57

6

HTX vận tải

HTX

14

14

14

15

15

107.14

7

HTX môi trường

HTX

0

0

0

0

1

 

8

HTX nhà ở

HTX

 

 

 

 

 

 

9

HTX khác

HTX

 

 

 

 

 

 

II

THỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

2,208

2,248

2,293

2,323

2,349

106.39

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

1

THT nông-lâm-ngư-diêm nghiệp

THT

1,931

2,004

2,041

2,068

2,093

108.39

2

THT công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

277

244

252

255

256

92.42

3

THT xây dựng

THT

 

 

 

 

 

 

4

THT tín dụng

THT

 

 

 

 

 

 

5

THT thương mại

THT

 

 

 

 

 

 

6

THT vận tải

THT

 

 

 

 

 

 

7

THT Môi trường

 

 

 

 

 

 

 

8

THT Nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

9

THT khác

THT

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 148/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung chính sách

Đơn vị tính

Thực hiện KH 2016-2020

Kế hoạch 2021

Kế hoạch 2022

Kế hoạch 2023

Kế hoạch 2024

Kế hoạch 2025

Mục tiêu Kế hoạch 2021-2025

I

Chính sách hỗ trợ, ưu đãi chung đối với HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp ĐH, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số người được cử đi đào tạo

Người

40

10

10

10

10

10

50

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

800

200

200

200

200

200

1,000

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

1,000

200

200

200

200

200

1,000

1.2

Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

4,392

2,460

700

1,000

1,000

1,200

6,360

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

3,449.94

370

450

800

800

900

3,320

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

2,427.39

250

250

600

600

700

2,400

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

1022.55

120

200

200

200

200

920

1.3

Thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp ĐH, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX

Người

 

10

10

10

10

10

50

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

360

360

360

360

360

1,800

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

360

360

360

360

360

1,800

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

410

420

430

440

450

460

2,200

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

200

250

300

350

400

450

1,750

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

200

250

300

350

400

450

1,750

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

1

10

20

20

20

20

90

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

350

400

800

800

800

800

3,600

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

200

400

400

400

400

1,800

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

200

400

400

400

400

1,800

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

9

 

5

5

5

5

20

 

Tổng số vốn được vay

Tr đồng

920

 

1,000

1,000

1,000

1,000

4,000

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

6

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

237

15

15

15

15

15

75

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

1,601

150

150

150

150

150

750

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

1,601

150

150

150

150

150

750

II

HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

-

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

-

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

16

 

 

 

 

 

-

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

5,640

 

 

 

 

 

-

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

5,640

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

-

2.1

- Số hợp tác xã được giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

-

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

-

2.2

- Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

 

 

 

 

 

 

-

 

Tổng diện tích đất được thuê

m2

 

 

 

 

 

 

-

2.3

Số Hợp tác xã được miễn, giảm tiền thuê đất

HTX

 

 

 

 

 

 

-

 

Tổng số tiền thuê đất được miễn, giảm

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

3

Ưu đãi về tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

-

3.1

Số hợp tác xã được vay tổ chức tín dụng

HTX

 

123

150

175

200

225

873

 

Số tiền được vay tổ chức tín dụng

Tr đồng

 

123,000

150,000

175,000

200,000

225,000

873,000

3.2

Số hợp tác xã được hỗ trợ lãi suất vay

HTX

 

15

15

15

15

15

75

 

Số tiền được hỗ trợ lãi suất

Tr đồng

 

30,000

30,000

30,000

30,000

30,000

150,000

4

Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

 

 

 

 

 

 

 

-

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

-

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

5

Hỗ trợ về chế biến sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

5

7

10

12

15

49

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

5,000

7,000

10,000

12,000

15,000

49,000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách Trung ương

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

Ngân sách địa phương

Tr đồng

 

5,000

7000

10000

12000

15000

49,000

6

Hỗ trợ khác

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 148/KH-UBND ngày 29/09/2020 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.202

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.106.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!