Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 242/2009/TT-BTC hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

Số hiệu: 242/2009/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 30/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 242/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 09/2009/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

Đối tượng và phạm vi áp dụng theo quy định tại Điều 1 Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Quy chế tài chính), bao gồm cả Công ty mẹ 100% vốn nhà nước trong tổ hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Trong đó:

1. Công ty được giao nhiệm vụ thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch (gọi tắt là công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích), công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng ngoài việc thực hiện những quy định của Thông tư này còn phải thực hiện các quy định của Nhà nước cho riêng từng loại hình công ty.

2. Đối với công ty có đặc thù về quản lý tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và kinh doanh vốn, xổ số …) thì ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với từng lĩnh vực đặc thù đó.

Chương 2.

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY NHÀ NƯỚC

MỤC I. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

Điều 2. Vốn điều lệ.

1. Công ty nhà nước được đại diện chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2. Nguyên tắc đảm bảo vốn điều lệ:

a) Trong thời gian tối đa là 3 năm kể từ ngày vốn điều lệ của công ty được phê duyệt, đại diện chủ sở hữu và công ty nhà nước phải có kế hoạch chủ động bổ sung vốn điều lệ từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguồn thu từ sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp hoặc phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện việc điều động vốn từ công ty thừa vốn sang công ty thiếu vốn. Sau thời hạn trên nếu không bổ sung đủ vốn điều lệ thì phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ nhưng không thấp hơn vốn pháp định. Trường hợp không điều chỉnh giảm vốn điều lệ thì đại diện chủ sở hữu quyết định việc chuyển đổi sắp xếp hoặc cổ phần hóa theo chế độ quy định.

b) Căn cứ vào khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước chỉ đảm bảo vốn điều lệ cho những công ty nhà nước được thành lập mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật; Các công ty nhà nước được thiết kế, đầu tư thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch hoặc đấu thầu để thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích (hoạt động không vì mục đích lợi nhuận); Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phương pháp xác định vốn điều lệ

a) Công ty mới thành lập

Vốn điều lệ được xác định trong phương án thành lập công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế.

b) Công ty đang hoạt động nhưng chưa xác định vốn điều lệ

Công ty lập hồ sơ xác định vốn điều lệ theo quy định tại Khoản 4 Điều này gửi đại diện chủ sở hữu xem xét phê duyệt.

Việc xác định và phê duyệt vốn điều lệ được hoàn thành trước 30 tháng 6 năm 2010.

Công ty căn cứ nhu cầu vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quy mô, chiến lược phát triển ngành nghề kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng phương án vốn điều lệ trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo công thức:

Vđl = 30% (Tsxkd – Vđt + Vkh­) + Vcp

Trong đó:

- Vđl: là vốn điều lệ của công ty.

- Tsxkd: là tổng giá trị tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh ghi trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm xác định vốn điều lệ đã được kiểm toán bởi cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm toán (không bao gồm giá trị tài sản phúc lợi công cộng và giá trị tài sản bị chiếm dụng).

- Vđt: là giá trị các khoản đầu tư tài chính của công ty được ghi trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm xác định vốn điều lệ đã được kiểm toán bởi cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm toán.

- Vkh­: là nhu cầu vốn đảm bảo cho các dự án đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính của công ty trong năm kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.

- Vcp: là giá trị vốn đã đầu tư của công ty ở các doanh nghiệp khác theo đúng phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả vốn đầu tư tại công ty con do công ty sở hữu 100% vốn điều lệ), không bao gồm các khoản đầu tư vượt mức quy định vào các doanh nghiệp có quy định hạn chế mức đầu tư tại Điều 12 của Quy chế tài chính.

4. Trình tự, thủ tục xác định và điều chỉnh vốn điều lệ.

a) Đối với các công ty thực hiện xác định vốn điều lệ lần đầu hoặc có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì căn cứ quy mô tình hình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do đại diện chủ sở hữu giao, công ty lập hồ sơ báo cáo đại diện chủ sở hữu về mức vốn điều lệ mới.

Hồ sơ gồm:

- Phương án xác định vốn điều lệ hoặc phương án điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

Trong đó giải trình:

+ Căn cứ xác định mức vốn điều lệ.

+ Nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ bao gồm: Lợi nhuận được chia theo nguồn vốn nhà nước; Quỹ đầu tư phát triển; Tiền thu từ việc bán bớt phần vốn nhà nước còn lại tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 Quy chế tài chính; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty; Điều động từ các công ty thừa vốn; Các nguồn khác (nếu có).

+ Phương án hoàn trả vốn nhà nước trong trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ hoặc vốn điều lệ thấp hơn vốn nhà nước hiện có.

- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của công ty đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất thời điểm điều chỉnh vốn điều lệ.

- Báo cáo về trích lập và sử dụng các quỹ của năm tài chính trước đó của công ty nhà nước (theo mẫu biểu phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).

- Nhu cầu vốn đảm bảo cho các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty trong năm kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó dự án có liên quan đến đầu tư xây dựng thuộc ngành nghề chính được giao theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng (trường hợp điều chỉnh tăng vốn điều lệ).

- Các quyết định liên quan đến việc thu hẹp nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ).

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thẩm định và có văn bản gửi Bộ Tài chính để tham gia ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản thỏa thuận về mức vốn điều lệ và nguồn bổ sung vốn điều lệ để đại diện chủ sở hữu ra quyết định phê duyệt vốn điều lệ cho công ty. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì trong phạm vi 03 ngày làm việc (kể từ khi nhận hồ sơ) Bộ Tài chính có văn bản để đại diện chủ sở hữu biết và bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

c) Trường hợp sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ cho công ty, đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính thẩm định, hoàn tất hồ sơ để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d) Trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách để cấp vốn điều lệ, đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Chính phủ, Quốc hội (trường hợp chưa ghi kế hoạch ngân sách) xem xét quyết định. Sau khi được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, đại diện chủ sở hữu ra quyết định phê duyệt phương án vốn điều lệ để công ty thực hiện.

đ) Căn cứ quyết định phê duyệt vốn điều lệ của cấp có thẩm quyền trong phạm vi 10 ngày làm việc công ty thực hiện việc đăng ký lại giấy phép kinh doanh và công khai vốn điều lệ mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Điều hòa vốn:

Căn cứ vào mức vốn điều lệ được duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này và nguồn vốn thực có tại công ty, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị các công ty được Chính phủ phân công thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định kế hoạch điều hòa vốn tại các công ty có số vốn nhà nước cao hơn mức vốn điều lệ được duyệt.

Trường hợp công ty có số vốn nhà nước cao hơn so với vốn điều lệ được duyệt thì phần chênh lệch được xử lý như sau:

- Đối với các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước, tổng công ty do các công ty tự đầu tư góp vốn thành lập điều về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại văn phòng tổng công ty (hoặc công ty mẹ); đối với công ty con trong mô hình công ty mẹ - công ty con thì điều chuyển về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ.

- Đối với tổng công ty nhà nước hoặc công ty mẹ và công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ, địa phương điều về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để quản lý và sử dụng theo quy định.

Riêng trường hợp vốn nhà nước cao hơn vốn điều lệ nhưng công ty đã sử dụng đầu tư vào tài sản cố định của công ty thì công ty phải có kế hoạch hoàn vốn cho nhà nước trong thời hạn tối đa 03 năm; không quá 05 năm đối với công ty thuộc ngành trồng trọt cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su … kể từ ngày có quyết định điều động vốn của cấp có thẩm quyền. Công ty phải gửi cho đại diện chủ sở hữu kế hoạch hoàn vốn và báo cáo thực hiện hoàn vốn cho nhà nước để chủ sở hữu giám sát. Mức hoàn vốn cụ thể hàng quý được căn cứ vào khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, số dư vốn bằng tiền tại thời điểm kết thúc quý báo cáo.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định điều động vốn của cấp có thẩm quyền; công ty nhà nước bị điều hòa vốn có trách nhiệm hoàn tất việc chuyển vốn về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Sau thời hạn trên, công ty phải chịu thêm lãi suất quá hạn bằng tỷ lệ lãi suất quá hạn của ngân hàng nơi công ty mở tài khoản giao dịch tính trên số tiền và số ngày chậm trả.

Điều 3. Huy động vốn

1. Việc huy động vốn của công ty thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế tài chính. Trong đó:

a) Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, kế hoạch được giao công ty xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho đầu tư phát triển của năm kế hoạch để lập phương án huy động và sử dụng vốn. Trường hợp phương án huy động vốn của công ty làm cho hệ số nợ phải trên vốn điều lệ vượt quá 3 lần (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc vượt quá vốn điều lệ (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) công ty phải báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định. Sau khi quyết định, đại diện chủ sở hữu thông báo bằng văn bản cho cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và giám sát.

b) Công ty có trách nhiệm sử dụng vốn huy động đúng mục đích, có hiệu quả. Trường hợp sử dụng không đúng mục đích gây thất thoát vốn thì người quyết định phê duyệt phương án huy động vốn và người có liên quan sử dụng vốn huy động phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

c) Công ty liên tục 02 năm liền có hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ cuối năm tài chính vượt quá 3 lần nhưng không có kế hoạch huy động vốn vượt mức quy định được đại diện chủ sở hữu phê duyệt thì phải có kế hoạch cơ cấu lại nguồn vốn (bao gồm: điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính; đa dạng hóa sở hữu các đơn vị thành viên, đơn vị phụ thuộc công ty; tổ chức sắp xếp lại công ty – bộ phận công ty; thu hồi vốn đầu tư vào các lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính hoặc kém hiệu quả) để báo cáo đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định.

2. Hình thức huy động vốn

a) Phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Huy động từ hoạt động liên doanh, liên kết.

c) Vay trực tiếp của cá nhân, tổ chức kinh tế: Trường hợp này, Công ty phải ký hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật; Mức lãi suất vay vốn tối đa không vượt quá mức lãi suất cho vay cùng thời hạn của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản giao dịch tại thời điểm vay vốn; Trường hợp công ty mở tài khoản giao dịch ở nhiều ngân hàng thì mức lãi suất huy động vốn trực tiếp tối đa không được vượt quá lãi suất cho vay cao nhất cùng thời hạn của ngân hàng thương mại mà công ty mở tài khoản giao dịch.

Công ty nhà nước phải đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, trả lãi vay đầy đủ theo cam kết, hợp đồng vay nợ đã ký kết và chịu trách nhiệm về khoản nợ vay.

3. Công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp các doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ có nhu cầu bảo lãnh thì công ty mẹ được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc:

- Các bên góp vốn cam kết cùng thực hiện bảo lãnh;

- Tỷ lệ (%) bảo lãnh của từng khoản vay không vượt quá tỷ lệ (%) góp vốn của công ty mẹ trong doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn và tổng các khoản bảo lãnh vay vốn không vượt quá số vốn góp của công ty mẹ trong doanh nghiệp đó.

Điều 4. Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty

Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước tại công ty, công ty phải báo cáo đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.

1. Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước đầu tư theo quy định tại Điều 11 Quy chế tài chính và thường xuyên thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn nhà nước. Cụ thể:

Mức độ hoàn vốn được xác định theo hệ số H:

H =

Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Vốn Nhà nước

Trong đó:

- Giá trị tổng tài sản: Mã số 270 trên bảng cân đối kế toán.

- Nợ phải trả: Mã số 300 trên bảng cân đối kế toán.

- Vốn Nhà nước: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (MS 411 bảng cân đối kế toán); quỹ đầu tư phát triển (MS 417 bảng cân đối kế toán), nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (MS 421 bảng cân đối kế toán).

Nếu hệ số H > 1 đã phát triển được vốn; H = 1 bảo toàn được vốn và nếu H < 1 chưa bảo toàn được vốn.

Đối với trường hợp công ty chưa bảo toàn được vốn nhà nước Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty (công ty không có Hội đồng quản trị) phải có báo cáo gửi đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư 42/2008/TT-BTC ngày 22/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả ban hành kèm theo Quyết định 169/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 32, Điều 34 của Quy chế tài chính.

2. Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thực hiện theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính.

3. Việc chuyển lỗ thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 5. Đầu tư vốn ra ngoài công ty nhà nước

Công ty thực hiện theo Điều 12 của Quy chế tài chính. Trong đó:

1. Ngoài các trường hợp không được tham gia góp vốn theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Quy chế tài chính, Công ty nhà nước còn phải thực hiện hạn chế các hình thức đầu tư như sau:

- Công ty con không được đầu tư góp vốn vào công ty mẹ.

- Công ty con, doanh nghiệp phụ thuộc công ty mẹ không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn vị trong cùng tập đoàn, tổng công ty hoặc tổ hợp mẹ - con.

2. Hàng năm, căn cứ báo cáo tình hình, hiệu quả đầu tư tài chính của công ty nhà nước, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân các Tỉnh, thành phố thuộc Trung ương kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước theo quy định tại Quy chế tài chính; Trường hợp công ty nhà nước có hoạt động đầu tư ra bên ngoài vượt quá quy định hoặc không đúng đối tượng nhưng không thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư như quy định tại Khoản 3, Khoản 6 Điều 12 Quy chế tài chính thì Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định điều chuyển quyền đại diện phần vốn đầu tư vượt mức quy định hoặc không đúng đối tượng về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo nguyên tắc tăng giảm vốn giữa các bên.

Công ty bị điều chuyển vốn có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và tổ chức kinh tế có vốn góp của công ty hoàn thành các thủ tục cần thiết để thực hiện việc điều chuyển quyền đại diện vốn góp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Quản lý và sử dụng tài sản

Công ty thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Mục 2, Chương II Quy chế tài chính. Trong đó:

1. Việc trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính.

2. Về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Công ty được quyền chủ động và có trách nhiệm thanh lý các tài sản không cần dùng, tài sản bị hư hỏng không có khả năng phục hồi, lạc hậu về kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả; nhượng bán tài sản trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn phù hợp với quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 16 của Quy chế tài chính, Trong đó:

a) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của công ty không có khả năng thu hồi đủ vốn thì công ty phải báo cáo đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.

b) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, công ty không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới công ty không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo đại diện chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản của một số ngành đặc thù (sản xuất thuốc lá, tàu biển, hàng không …) thì ngoài việc chấp hành quy định của Quy chế tài chính và Thông tư này còn phải thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

3. Nhượng bán các khoản đầu tư tài chính:

Về phương thức bán và thẩm quyền quyết định việc nhượng bán các khoản đầu tư tài chính thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Quy chế tài chính. Trong đó:

a) Về phương thức bán:

Tùy theo hình thức góp vốn công ty được thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp của công ty và các cam kết tại các hợp đồng liên doanh, liên kết của các bên.

- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM thì công ty được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận hoặc chào bán cạnh tranh nhưng không được thấp hơn giá trị trường tại thời điểm bán.

- Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần chưa niêm yết thì công ty chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không thấp hơn giá thị trường. Trong đó:

+ Trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng thì công ty phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng công ty có thể thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại công ty, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán.

+ Việc bán thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá thị trường tại thời điểm bán; Trong trường hợp này, giá thị trường tại thời điểm bán cần căn cứ vào báo giá của ít nhất 03 công ty chứng khoán có thực hiện giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp có vốn góp của công ty, trường hợp không có giao dịch thì giá bán không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị có vốn góp của công ty.

b) Tiền thu từ bán bớt, bán toàn bộ phần vốn nhà nước còn lại tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc công ty nhà nước (theo quyết định sắp xếp, chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu), kể cả tiền đặt cọc không phải trả lại cho nhà đầu tư sau khi trừ giá trị vốn nhà nước đầu tư ghi trên sổ kế toán, chi phí bảo lãnh phát hành, chi phí bán, chi phí về thuế phát sinh (nếu có) được ghi tăng vốn nhà nước tại các công ty nhà nước là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước góp tại các doanh nghiệp này. Trường hợp vốn nhà nước sau khi bổ sung vượt quá vốn điều lệ thì phần chênh lệch được xử lý như quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư này.

Điều 7. Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả

Công ty có trách nhiệm quản lý công nợ theo quy định tại Điều 10, Điều 18 của Quy chế tài chính. Trong đó:

- Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật, gồm cả nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn. Việc bán nợ chỉ được thực hiện đối với các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới công ty bị thua lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán dẫn đến tình trạng công ty phải giải thể, phá sản thì Hội đồng quản trị, Giám đốc công ty (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty.

- Việc đánh giá lại các khoản nợ có nguồn gốc ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2009 và Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính.

MỤC II. QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Điều 8. Quản lý doanh thu

Doanh thu của công ty thực hiện theo Điều 22 Quy chế tài chính.

Điều kiện và thời điểm xác định doanh thu.

1. Điều kiện.

- Doanh thu phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành.

- Doanh thu phải hạch toán bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Thời điểm xác định doanh thu

- Là thời điểm công ty đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm; hoàn thành việc cung cấp dịch vụ cho người mua; hoàn thành hợp đồng hoặc xuất hóa đơn bán hàng.

- Đối với hàng hóa sản phẩm bán thông qua đại lý, doanh thu được xác định khi hàng hóa gửi đại lý đã được bán.

- Đối với các hoạt động tài chính thì thời điểm xác định doanh thu theo quy định sau:

+ Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, tiền bản quyền … xác định theo thời gian của hợp đồng cho vay, cho thuê, bán hàng hoặc kỳ hạn nhận lãi.

+ Cổ tức, lợi nhuận được chia xác định khi có nghị quyết hoặc quyết định chia của cấp có thẩm quyền.

+ Lãi chuyển nhượng vốn (trừ trường hợp chuyển nhượng vốn quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 16 của Quy chế tài chính), lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh xác định khi các giao dịch hoặc nghiệp vụ hoàn thành.

Điều 9. Quản lý chi phí

Việc quản lý chi phí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Quy chế tài chính, trong đó:

Đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền, ngoài báo cáo tài chính được lập và gửi theo quy định hiện hành, cuối năm tài chính công ty phải lập Báo cáo tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này gửi đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính (Sở Tài chính đối với doanh nghiệp do địa phương quản lý; Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp do Trung ương quản lý).

Điều 10. Giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụ tiêu thụ

1. Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ theo quy định tại Điều 25 Quy chế tài chính.

2. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụ theo quy định sau:

a) Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ gồm:

- Chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

- Các khoản phải trả người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn giữa ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.

- Chi phí sản xuất chung: chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh như: tiền lương, phụ cấp, ăn giữa ca, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

b) Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm:

- Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ quy định tại Tiết a Khoản 2 Điều này.

- Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản …, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí quản lý công ty: Các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của công ty.

Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh.

Đối với sản phẩm có thời gian sản xuất trên một năm thì chi phí quản lý công ty phát sinh trong năm được phân bổ cho sản phẩm dở dang.

3. Hạch toán chi phí đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Điều 11. Phân phối lợi nhuận

1. Công ty thực hiện theo Điều 27 Quy chế tài chính và hướng dẫn tại Thông tư số 155/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài chính.

2. Việc bổ sung vốn điều lệ của công ty từ lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư này.

MỤC III. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 12. Kế hoạch tài chính

Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 29 Quy chế tài chính

1. Hàng năm, đại diện chủ sở hữu phải giao kế hoạch chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm tiếp theo cho công ty; Đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ giám sát, đánh giá kết quả quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Hàng năm, căn cứ kế hoạch chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước do đại diện chủ sở hữu giao, công ty thực hiện việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của năm báo cáo và lập kế hoạch tài chính cho năm kế tiếp (theo mẫu phụ lục số 3 kèm theo thông tư này) gửi đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ chuyên ngành là đại diện chủ sở hữu; Sở Tài chính đối với các công ty do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu) trước ngày 31 tháng 7.

Điều 13. Báo cáo tài chính và báo cáo khác

1. Công ty thực hiện theo các quy định tại Điều 30 Quy chế tài chính và các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm toán, kế toán, thực hiện công khai tài chính. Riêng báo cáo tài chính năm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được bổ sung mẫu Biểu 2b-DN “Các khoản thanh toán với ngân sách” theo phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này.

2. Ngoài ra, công ty có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo cho đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với công ty do Thủ tướng Chính phủ, Bộ chuyên ngành là đại diện chủ sở hữu; Sở Tài chính đối với các công ty do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố là đại diện chủ sở hữu) như sau:

a) Lập và gửi Báo cáo giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty theo quy định tại Thông tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với công ty có kết quả sản xuất kinh doanh lỗ phải lập và gửi báo cáo giám sát theo Thông tư số 42/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2008 của Bộ Tài chính.

b) Hàng năm, cùng với báo cáo tài chính công ty còn phải lập và gửi các báo cáo: Báo cáo tình hình đầu tư tài chính (phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này); Báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn (phụ lục số 6 kèm theo Thông tư này); Báo cáo tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).

Chương 3.

QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC

Điều 14. Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác

Việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy chế tài chính.

Điều 15. Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi của người đại diện

1. Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi của người đại diện thực hiện theo Điều 46 Quy chế tài chính và quy định của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường hợp người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác được doanh nghiệp khác trả thù lao có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp mà người đại diện được giao làm đại diện phần vốn nhà nước để doanh nghiệp đó chuyển trực tiếp các khoản thù lao cho đại diện chủ sở hữu quản lý và chi trả theo quy định. Trong đó:

- Trường hợp đại diện chủ sở hữu là công ty nhà nước:

+ Toàn bộ khoản thu từ tiền thù lao do doanh nghiệp có người đại diện kiêm nhiệm nộp về được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.

+ Toàn bộ số chi trả phụ cấp người đại diện được hạch toán vào chi phí khác của công ty.

- Trường hợp đại diện chủ sở hữu là các cơ quan quản lý nhà nước thì khoản thu về thù lao của người đại diện được theo dõi riêng để thực hiện chi trả phụ cấp người đại diện theo chế độ quy định.

3. Hàng năm, căn cứ vào kết quả phân loại đánh giá hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp khác và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện, đại diện chủ sở hữu quyết định mức chi trả phụ cấp người đại diện cho các cá nhân được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác theo quy định.

4. Quyền lợi khác của người đại diện: thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Quy chế tài chính. Trong đó:

Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ phần (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.

Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện tại nhiều đơn vị thì hàng năm người đại diện được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 1 đơn vị.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước quyết định bằng văn bản về số lượng cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi mà người đại diện được quyền mua. Trường hợp số lượng cổ phần người đại diện được mua theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thấp hơn số lượng cổ phần người đại diện được quyền mua theo quyết định của công ty cổ phần thì phần chênh lệch thuộc quyền mua của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Theo đó, người đại diện phải có văn bản báo cáo công ty cổ phần đồng thời thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Các chi phí có liên quan đến việc chuyển nhượng (nếu có) sẽ do đại diện chủ sở hữu vốn chi trả tương ứng với số cổ phần người đại diện chuyển quyền mua cho đại diện chủ sở hữu. Trường hợp đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước không có nhu cầu mua số cổ phần nói trên thì được quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phần theo quy định hiện hành.

5. Chế độ báo cáo của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác như sau:

Người đại diện có trách nhiệm:

a) Trên cơ sở báo cáo tài chính và các báo cáo khác của doanh nghiệp, định kỳ hàng quý và cuối năm, tổng hợp chỉ tiêu tài chính theo phụ lục số 7 kèm theo Thông tư này; phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán, phân chia lợi tức và các quyền lợi khác, kiến nghị biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Báo cáo gửi đại diện chủ sở hữu vốn chậm nhất là 15 ngày sau khi doanh nghiệp khác gửi báo cáo tài chính (quý, năm) theo quy định hiện hành.

b) Ngoài các báo cáo theo định kỳ nêu trên, người đại diện phải báo cáo cho đại diện chủ sở hữu vốn về tình hình doanh nghiệp trong các trường hợp có những vấn đề lớn phát sinh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khác hoặc các vấn đề cần có ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu hoặc khi đại diện chủ sở hữu yêu cầu.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng để xử lý các phát sinh kể từ năm tài chính 2009.

2. Bãi bỏ Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; Thông tư số 87/2006/TT-BTC ngày 27/9/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; Các nội dung hướng dẫn về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước;
- Tổng công ty nhà nước;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TỔNG HỢP TRÍCH QUỸ NĂM….

Tên công ty:……………..........................

Đơn vị tính: đồng

STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Năm trước

Năm sau

I

Các chỉ tiêu

1

Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN

2

Vốn Nhà nước bình quân

3

Vốn huy động bình quân

4

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn NN

+ Năm trước (%)

+ Năm nay (%)

5

Số phải nộp ngân sách phát sinh

+ Năm trước

+ Năm nay

6

Quỹ lương thực hiện năm…

7

Tổng số lao động bình quân năm…

II

Phân phối lợi nhuận theo Điều 27 Nghị định 09/2009/NĐ-CP và Thông tư số 155/2009/TT-BTC ngày 31/7/2009 của Bộ Tài chính

1

Thuế TNDN

2

Trích quỹ Dự phòng tài chính

3

Lợi nhuận được chia theo vốn NN

4

Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động

Trong đó:

4.1

- Quỹ đầu tư phát triển

4.2

- Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành

4.3

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

III

Bổ sung phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi (đối với công ty đặc thù)

Trong đó:

1

+ Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển

2

+ Bổ sung từ Lợi nhuận chia theo vốn NN

IV

Tổng số quỹ khen thưởng, phúc lợi trích trong năm

V

Lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước sau khi điều chỉnh trích quỹ khen thưởng phúc lợi (V = II – III.2)

VI

Quỹ đầu tư phát triển sau khi điều chỉnh trích quỹ khen thưởng phúc lợi (VI = II.4.1 – III.1)

VII

Vốn nhà nước tăng trong năm …. (VII = V + VI)

VIII

Vốn điều lệ


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

(áp dụng đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Yếu tố chi phí

Thực hiện năm trước

Thực hiện năm báo cáo

So sánh %

Kế hoạch

Thực hiện

So với năm trước

So với kế hoạch

1

2

3

4=3/1

5=3/2

I

Tổng doanh thu

II

Tổng chi phí

Trong đó:

1

Nguyên vật liệu chủ yếu

-

-

2

Tổng quỹ tiền lương

- Thu nhập bq người/tháng

3

Khấu hao tài sản cố định

4

Chi phí quản lý DN

Trong đó: chi tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, chi hội nghị và các khoản chi khác

5

Chi phí bán hàng

Trong đó: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, chi hoa hồng môi giới

III

Lợi nhuận trước thuế

Nguyên nhân tăng hoặc giảm các yếu tố chi phí,

Các biện pháp làm giảm chi phí.


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 3

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM……

Công ty ……………….

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm báo cáo

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Ước thực hiện

1

Tổng vốn nhà nước tại DN

a

Vốn điều lệ

b

Vốn nhà nước hiện có (MS 410 bảng CĐKT)

2

Hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ

3

Tổng doanh thu và thu nhập

4

Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp

5

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn nhà nước

6

Tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN

1. Thuế:

…..

2. Các khoản phải nộp khác

7

Tổng mức vốn huy động

- Dự án ….

- Dự án ….

……….

8

Nguồn vốn sử dụng

- Quỹ ………

- Vay Ngân hàng

- Vay cá nhân

- Phát hành trái phiếu

- …..

9

Tổng số lao động

10

Tổng quỹ lương

11

Thu nhập bình quân người lao động/năm


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Đại diện công ty
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

Mẫu số 2B-DN

Đơn vị chủ quản:

Công ty ………..

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM….

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH

Đơn vị tính: đồng

Số TT

CHỈ TIÊU

Mã số

Số còn phải nộp năm trước chuyển qua

Số phát sinh phải nộp trong năm

Số đã nộp trong năm

Số còn phải nộp chuyển qua năm sau

A

B

C

1

2

3

4=(1+2-3)

I

Thuế

10

1

Thuế GTGT hàng bán nội địa

11

2

Thuế GTGT hàng nhập khẩu

12

3

Thuế Tiêu thụ đặc biệt

13

4

Thuế Xuất, nhập khẩu

14

5

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

15

6

Thuế Tài nguyên

16

7

Thuế Nhà đất

17

8

Tiền thuê đất

18

9

Các khoản thuế khác

19

Thuế môn bài

Thuế thu nhập cá nhân

Các loại thuế khác

II

Các khoản phải nộp khác

30

1

Các khoản phụ thu

31

2

Các khoản phí, lệ phí

32

3

Các khoản khác

33

Thu điều tiết

Các khoản nộp phạt

Nộp khác

TỔNG CỘNG (40=10+30)

40


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 5

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO CHI TIẾT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
NĂM …….

Công ty: ……..

TT

Nội dung

Số đầu năm

Số cuối kỳ

Hiệu quả đầu tư trong năm

Tổng giá trị đầu tư theo mệnh giá

Tổng giá trị đầu tư thực tế

Tỷ lệ vốn góp/tổng vốn điều lệ công ty con, cty liên kết (%)

Tổng giá trị đầu tư theo mệnh giá

Tổng giá trị đầu tư thực tế

Tỷ lệ vốn góp/vốn điều lệ công ty con, cty liên kết (%)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty con, công ty liên kết (%)

Cổ tức hoặc Lợi nhuận được chia

1

Đầu tư vào công ty con

Trong đó:

- Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư

Tên công ty……

- Công ty bảo hiểm, cty tài chính

Tên công ty …..

- Ngân hàng TMCP

Tên ngân hàng ….

- Công ty bất động sản

Tên công ty …..

- Cty ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mẹ

Tên công ty …..

2

Đầu tư vào công ty liên kết

Trong đó:

- Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư

Tên công ty……

- Công ty bảo hiểm, cty tài chính

Tên công ty …..

- Ngân hàng TMCP

Tên ngân hàng ….

- Công ty bất động sản

Tên công ty …..

- Cty ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mẹ

Tên công ty ……

3

Đầu tư vào công ty liên doanh

Tên công ty …..

4

Đầu tư dài hạn khác

Trong đó:

- Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư

Tên công ty……

- Công ty bảo hiểm, cty tài chính

Tên công ty …..

- Ngân hàng

Tên ngân hàng ….

- Công ty bất động sản

Tên công ty …..

- Cty ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mẹ

Tên công ty ……

Tổng cộng

Ghi chú:

+ Công ty con là công ty có vốn của công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối khác theo thỏa thuận ghi tại điều lệ của công ty con.

+ Công ty liên kết: là công ty có vốn của công ty mẹ - Tập đoàn, Tổng công ty chiếm từ 20% - 50% vốn điều lệ.

+ Công ty liên doanh là công ty có quyền đồng sở hữu vốn của công ty mẹ - tập đoàn, Tổng công ty.

+ Đầu tư dài hạn khác là các khoản đầu tư mà công ty mẹ chiếm dưới 20% vốn điều lệ.


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 6

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG
NĂM ………

Công ty ………...............

Đơn vị: đồng

I. Tình hình vay, huy động vốn:

Nội dung

Tên tổ chức cho vay

Tên các cá nhân cho vay

Số tiền vay, huy động

Lãi suất phải trả

Ghi chú

1

Phát hành trái phiếu

………

2

Vay dài hạn

………

3

Vay ngắn hạn

………

4

Huy động khác

………

II. Tình hình sử dụng vốn vay, huy động

Nội dung sử dụng

Số tiền

Ghi chú

1

Chi đầu tư XDCB

- Dự án …….

2

Chi hoạt động SXKD

3

Chi mục đích khác

III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động:

(Cần đánh giá theo chi tiết các danh mục phù hợp vói mục đích khi huy động vốn).


Người lập biểu

….., ngày…..tháng……năm ……
Kế toán trưởng Giám đốc

PHỤ LỤC 7

(Kèm theo Thông tư số 242/2009/TT-BTC ngày 30/12/2009 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH QUÝ … NĂM 200….

(áp dụng cho người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác)

1. Tên doanh nghiệp:

2. Giấy đăng ký kinh doanh số ngày tháng năm

3. Ngành nghề kinh doanh:

4. Địa chỉ, điện thoại, FAX:

5. Vốn điều lệ:

Trong đó: Vốn Nhà nước:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Mã số

Số đầu năm

Số cuối kỳ

I. Tài sản ngắn hạn

100-BCĐKT

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

110-BCĐKT

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120-BCĐKT

3. Các khoản phải thu

130-BCĐKT

Trong đó: Nợ phải thu khó đòi

4. Hàng tồn kho

140-BCĐKT

5. Tài sản ngắn hạn khác

150-BCĐKT

II. Tài sản dài hạn

200-BCĐKT

1. Các khoản phải thu dài hạn

210-BCĐKT

2. Tài sản cố định

220-BCĐKT

- Tài sản cố định hữu hình

221-BCĐKT

- Tài sản cố định thuê tài chính

224-BCĐKT

- Tài sản cố định vô hình

227-BCĐKT

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230-BCĐKT

3. Bất động sản đầu tư

240-BCĐKT

4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

250-BCĐKT

5. Tài sản dài hạn khác

260-BCĐKT

III. Nợ phải trả

300-BCĐKT

1. Nợ ngắn hạn

310-BCĐKT

Trong đó: Nợ quá hạn

2. Nợ dài hạn

320-BCĐKT

IV. Nguồn vốn chủ sở hữu

400-BCĐKT

1. Vốn của chủ sở hữu

410-BCĐKT

Trong đó: vốn đầu tư của chủ sở hữu

411-BCĐKT

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác

420-BCĐKT

Trong đó: Quỹ khen thưởng, phúc lợi

421-BCĐKT

V. Kết quả kinh doanh

1. Tổng doanh thu

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10-BCKQKD

- Doanh thu hoạt động tài chính

21-BCKQKD

- Thu nhập khác

31-BCKQKD

2. Tổng chi phí

3. Tổng lợi nhuận trước thuế

50-BCKQKD

4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN

60-BCKQKD

VI. Các chỉ tiêu khác

1. Tổng số phát sinh phải nộp NS

Trong đó: các loại thuế

2. Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (%)

3. Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (%)

4. Tổng quỹ lương

5. Số lao động b/q (người)

6. Tiền lương bình quân người/năm

7. Thu nhập bình quân người/năm

Phần phân tích đánh giá và kiến nghị:

- _________________________________

- _________________________________

- _________________________________

Người đại diện ký, ghi rõ họ tên
(áp dụng cho người đại diện báo cáo)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 242/2009/TT-BTC

Hanoi, December 30, 2009

 

CIRCULAR

ON GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE REGULATION ON FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE-OWNED COMPANIES AND MANAGEMENT OF THE STATE CAPITAL INVESTED IN OTHER ENTEPRISES THAT PROMULGAGED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 09/2009/ND-CP, OF FEBRUARY 05, 2009

Pursuant to the Government’s Decree No. 09/2009/ND-CP of February 05, 2009 promulgating the Regulation on financial management of State-owned companies and management of the state capital invested in other enterprises;

Pursuant to the Government’s Decree No.118/2008/ND-CP of November 27, 2011 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Ministry of Finance hereby guides the implementation of a number of articles of the Regulation on financial management of State-owned companies and management of state capital invested in other enterprises promulgated with the Government’s Decree No. 09/2009/ND-CP of February 05, 2009 as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Of which:

1. Companies that are assigned to regularly and stably provide public-utility products and services ordered and scheduled by the State (hereinafter referred to as public-utility service and goods companies), State-owned companies that specially and directly serve public security and national defense apart from implementing this Circular, must comply with the State’s regulations particularly applicable to each type of company.

2. For companies subject to special financial management (banks, insurance companies, capital investment and trading companies, lottery companies…), apart from complying with provisions of this Circular, they shall also observe the governing provisions of law applicable to their specific sectors.

Chapter 2.

FINANCIAL MANAGEMENT OF STATE-OWNED COMPANIES

SECTION I. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS AT STATE-OWNED COMPANIES

Article 2. Charter capital.

1. State-owned companies’s charter capital shall be approved by their owner’s representatives after reaching agreement in writing with the Ministry of Finance.

2. Principle for ensuring the charter capital:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Based on the state budget’s capacity, the State shall only ensure the charter capital for State-owned companies newly established under decisions of competent authorities and under provisions of law; State-owned companies shall be designed, invested for establishment and applied for business registration to perform the key, regular and stable target of providing public-utility services and goods ordered, scheduled or bidded by the Government for realization of public-utility service and goods volume (non-profit activities); Other cases shall be decided by the Prime Minister.

3. Methods of determining the charter capital

a) Newly-established companies

The charter capital defined in the plan for the company’s establishment shall be approved by the competent authorities; the charter capital rate shall be determined at 30% of total investment capital to ensure normal operation under its designed scale and capacity.

b) Operating companies whose charter capital hasn’t been determined

The company shall make the dossier determining its charter capital in accordance with Clause 4 of this Article to send it to the owner’s representative for approval.

The determination and approval of the charter capital shall be completed before June 30, 2010.

The company shall base on its capital demand for business and production tasks, scale and the development strategy for its main business line approved by the competent authorities to build up and submit its charter capital plan to the owner’s representative for approval under the following fomular:

Vdl = 30% (Tsxkd – Vdt + Vkh­) + Vcp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Vdl: means the company’s charter capital.

- Tsxkd: means the total asset value used for business and production specified in the financial statement of the preceding year of the year in which the charter capital was determined and audited by the audit companies, organizations (excluding the value of public welfare assets and appropriated assets).

- Vdt: means the value of financial investment amounts of the company specified in the financial statements of the preceding year of the year of the charter capital determination which have been audited by audit companies, organizations.

- Vkh­: means the capital demand for investment projects in the main business line of the company in the year of planning approved by the competent authorities under provisions of law on investment and construction.

- Vcp: means the value of capital invested in other enterpises in accordance with the plans approved by the competent authorities (including capital invested in subsidiaries of which 100% charter capital owned by the company), excluding the investment exceeding the permitted limit in other enterprises subject to investment limitation prescribed in Article 12 of the Financial Regulation.

4. The order of and procedure for determining and adjusting the charter capital.

a) For companies determining their charter capital for the first time or having demand for increasing or reducing their charter capital, based on business scale, business situation reality and function assigned by the owner’s representative, the company shall send the report on the new charter capital and to the owner’s representative.

The dossier includes:

- Plan for determining charter capital or plan for increasing the charter capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The bases for determining the charter capital.

+ The capital source for supplementing the charter capital include: Profit distributed from the state capital; development investment funds; revenues from the sale of the remaining state capital portions in joint stock companies transformed from the State-owned companies in accordance with Point c Clause 4 Article 16 of the Financial Regulation, the assistance fund for enterprise reorganization at state corporations; the amount raised from the companies with redundant capital; other sources (if any).

+ The plans for return of State capital in case of reducing the charter capital or when the charter capital is less than the existing State capital.

- The audited financial statement of the previous year of the company and the financial report of the quarter closest to the time of charter capital adjustment.

- The report on deductions for and use of funds for the previous financial year of the State-owned company (under the form in Annex 1 enclosed with this Circular).

- The demand for capital ensuring projects of the main business line of the company in the year of plan approved by the competent authorities. Of which construction related projects within the main business line of the company which have been assigned under provisions of law on investment and construction (in case of charter capital increase).

- The decisions related to narrowing of business tasks (in case of charter capital decrease).

b) After the receipt of complete dossiers, the owner’s representative is responsible for appraising and sending the written request to the Ministry of Finance for consultation. Within a period of 10 working days, as from the date of receiving complete dossiers, the Ministry of Finance shall send a written agreement on charter capital and the additional source for the charter capital in order for the owner’s representative to issue the decision on approving the charter capital of the company. In case the dossier fails to satisfy requirements as prescribed, within 03 working days (after receiving the dossier), the Ministry of Finance shall notify the owner’s representative in writing of the necessary supplements to complete it.

c) In cases the Support fund for enterprise organization is used to supplement the charter capital of the company, the owner’s representative and the Ministry of Finance shall make appraisal and complete and submit the dossier to the Prime Minister for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Basing on the decision on approving the company’s charter capital, within 10 days, the company shall re-register its business license and notify its new charter capital in accordance with governing provisions of law.

5. Capital regulation:

Basing on the charter capital approved in accordance with Point b Clause 3 of this Article and the company’s equity, the Ministry of Finance shall coordinate with Ministries, People’s Committees of provinces and cities, the Board of Directors of the companies assigned by the State to exercise its right to represent the owner to report to the Prime Minister for consideration of and decision on the plan of capital regulation in companies with the state capital higher than the approved charter capital.

In case the company has the state capital higher than the approved charter capital, such difference shall be handled as follows:

- For independent cost-accounting member companies of state corporations, state corporations invested and established by their own member companies, the difference shall be transferred to the support fund for enterprise reorganization at the head office of the general company (or the parent company); for subsidiaries in the parent company –subsidiary model, the difference shall be transferred to the support fund for enterprise organization in the parent company.

- For state corporations or parent companies and independent State-owned companies directly managed by ministries, localities, the difference shall be transferred to the central support fund for enterprise re-organization in the State Capital Investment Corporation (SCIC) for management and use as regulated.

Particularly for the case where state capital higher than the charter capital invested in the company’s fixed asset, the company shall set up the plan for returning the state capital within 3 years; or not later than 5 years regarding companies in cultivation of perennial industrial trees such as: coffee trees, rubber trees … as from the date of decision on capital mobilization by the competent authorities. The company must send the owners' representative the plan on capital return and the report on returning capital to the state for supervision. The quarterly specific rate of capital return shall be based on the capacity to pay due debts, monetary capital balance at the end of the report period.

Within the period of 30 working days as from the date of approval of capital mobilization by the competent authorities, the State-owned company subject to capital regulation must complete the transfer of capital to the support fund for enterprise organization. After that time limit,, the company must incur an interest rate for overdue payment equal to the interest rate for overdue payment announced by the bank where the company opens its account calculated over the amount and number of dates of delayed payment.

Article 3. Capital raising

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Basing on the business task and assigned plan, the company shall determine its capital demand for business activities, development investment of the year of plan to set up its project on capital raising and use. In case the company’s project of capital mobilization makes the coefficient of the debt payable 3 times over the charter capital (for companies with the Board of Directors) or payable debts exceeding the charter capital (for companies without the Board of Directors), the company shall report to the owner’s representative for consideration and decision. The owner’s representative shall inform its decision in writing to the financial agency at the same level for monitoring and supervision.

b) The company shall utilize its raised capital in a right and effective manner. In case where false use of capital results in capital loss, the person who decides on approval of capital raising and the related persons using the raised capital shall make compensation as prescribed by law.

c) The company that has the coefficient of the debt payable 3 times over the charter capital at the end of the fiscal year for 02 successive years and fail to set up the plan for mobilization of capital exceeding the level approved by the owner’s representative, shall make a plan on restructure of capital (including: regulating capital; transfering financial investments; diversifying ownership in subsidiary and affiliated units: reorganizing the whole company – company divisions; withdrawing capital invested outside the main business line or invested inefficiently) to report it to the owner’s representative for consideration and decision.

2. Forms of capital raising

a) Issuing bonds under provisions of law.

b) Raising capital from joint venture and partnership activities.

c) Borrowing directly from individuals and economic organizations: In this case, the Company shall sign a Loan Agreement with the lenders being individuals and economic entities under provisions of law; the interest rate for capital loan must not exceed the loan interest rate announced by the commercial bank where the company opens its transaction account at the loan time; In case the company opens its transaction accounts in many banks, the interest rate for directly raised capital loan must not exceed the highest loan interest rate for the same term announced by a commercial bank where the company open its transaction account.

The State-owned company shall ensure the effectiveness of capital loan use, full payment of loan interest as committed and in accordance with the signed Loan Agreement and take responsibility for this loan.

3. The parent company is entitled to exercise its guarantee right over its 100% owned subsidiaries who wish to borrow capital from the bank and credit institutions under provisions of law. In case where subsidiaries with capital contributed by the parent company wish to be guaranteed by the parent company, the parent company shall be entitled to make the guarantee as prescribed and the following principles must be ensured:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The guaranteed percentage (%) of each loan shall not exceed the percentage (%) of capital contributed by the parent company into the guaranteed subsidiary and the total guaranteed amount of loan must not exceed the total capital contributed by the parent company into the guaranteed subsidiary.

Article 4. Preservation of state capital in State-owned companies

The company must report the increase and decrease of its state capital to the owner’s representation and the Ministry of Finance for monitoring and supervision.

1. The company is responsible for preserving its state capital as prescribed in Article 11 of the Financial Regulation and regularly conducting its assessment of capital use effectiveness according to the target of preservation of State-owned companies. In particular:

The level of capital return is defined as the coefficient H:

H =

Value of total assets – payable debts

State capital

Of which:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Payable debts: Code 300 in the balance sheet.

- State capital: the owner’s equity (Code 411 in the balance sheet); development investment fund (Code 417 in the balance sheet), capital source for fundamental construction (Code 421 in the balance sheet).

If the coefficient H > 1, the capital development has been achieved; H = 1 the capital has been preserved and if H < 1 the capital has not been preserved.

In cases the company has not preserved the state capital, the Board of Directors, the company’s Director (for companies without the Board of Directors) shall report this situation to the owner’s representative and the Ministry of Finance as prescribed in the Ministry of Finance’s Circular No. 42/2008/TT-BTC of May 22, 2008 on guiding a number of articles of the Regulation on the supervision of State-owned companies that suffer losses, operate inefficiently promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.169/2007/QD-TTg of November 8, 2007 and shall take responsibility in accordance with Articles 32 and 34 of the Financial Regulation.

2. The deduction for and use of inventory price decrease provision, bad debt provision, financial investment loss provision, bad debt and warranty for products, goods and installation works at the companies must comply with the Ministry of Finance’s Circular No.228/2009/TT-BTC of December 7, 2009.

3. The loss transfer shall be made in accordance with governing provisions of the Law on corporate income tax.

Article 5. Investment outside State-owned companies

The company must comply with Article 12 of the Financial Regulation. Of which:

1. Other than cases where the capital contribution may not be allowed as prescribed in Clause 5 Article 12 of the Financial Regulation, the State-owned company shall be limited in the following forms of investment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Subsidiaries, affiliated enterprises of the parent company must not contribute capital to the equitized units who are under the same group, corporation or in the same complex of the parent company –subsidiaries.

2. Each year, basing on the report on financial investment situation and effectiveness by the State-owned company, the Ministry of Finance shall coordinate with other ministries, People’s Committees of provinces and centrally-run cities in examining and supervising the management and use of state capital invested in State-owned companies in accordance with the Regulation; In case State-owned companies that make outside investments exceeding the stipulated limit or not for the right subject and fail to adjust its investment structure as prescribed by Clauses 3 and 6 of the Financial Regulation, the Ministry of Finance shall report such situation to the Prime Minister for consideration of and decision on transfer of right of representing the capital portion invested exceeding the stipulated limit or not in the right subject to the SCIC on the principle of capital reduction and increase among relevant parties.

The company subject to capital transfer shall coordinate with SCIC and economic organizations with capital contributed by the company in completing necessary procedures for transfer of right of representing the invested capital in accordance with the Prime Minister’s decision within 30 working days as from the date of the Prime Minister’s decision.

Article 6. Management and use of assets

The company shall invest in fixed assets, manage and use assets as stipulated in Section 2, Chapter II of the Financial Regulation, particularly:

1. The deduction for depreciation of fixed assets shall be made in accordance with the Ministry of Finance’s Circular No. 203/2009/TT-BTC of October 20, 2009.

2. Regarding liquidation and sale of fixed assets.

The company is entitled and responsible for liquidation of redundant assets, damaged assets that can not be recovered, technologically backward assets that are unnecessary or inefficient; sale of assets in the principles of openess and transparency, preserving capital in accordance with Clauses 2 and 3 Article 16 of the Financial Regulation, particularly:

a) In case the plan for sale of fixed assets fails to sufficiently recover the capital, the company shall report such situation to the owner’s representative and the financial agency at the same level prior to the sale of fixed assets for supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The sale of fixed assets in some specialized sectors (production of tobacco, marine ships, aviation …), apart from complying with the Financial Regulation and this Circular, must be done under provisions of laws on relevant specialized sectors.

3. Sale of financial investment amounts:

Regarding the method of sale and the competence to decide on the sale of financial investment shall be implemented as prescribed in Clause 4 Article 16 of the Financial Regulation. Of which:

a) The method of sale:

Depending on the form of capital contribution, the company is entitled to transfer the financial investments in accordance with provisions of law, the charter of the enterprises invested by the company’s capital and its commitments in joint venture and partnership agreements among relevant parties.

- For the transfer of financial investment amounts at the listed companies in the securities market or companies registering transaction in UPCOM, the company shall conduct the activity in the form of order matching, auction, agreement or offer for competitive sale provided that the price must not be less than the market price at the time of sale.

- For the transfer of financial investments in joint-stock companies that have not been listed, the companies shall choose the method of auction or direct agreement to transfer in the principle of openness and transparency, capital preservation and the price not must not be lower than the market price, particularly:

+ For the transfer of financial investment amounts nominally valued at above 10 billion dong, the company must put them up for auction via the Stock Exchange. The transfer of financial investment amounts nominally valued at below 10 billion dong the company may assign an intermediary financial institutions (securities trading companies) to conduct auction or may organize an auction at its location or conduct auction through the Stock Exchange.

+ The sale agreement can only be implemented if there is only one person who register for purchase after the auction, provided that the sale price is close to the market price at the time of sale; In this case, the market price at the time of sale shall be based on the quotation of at least 3 securities trading companies who perform securities trading for enterprises with capital contributed by the company, in case no transaction has been conducted, the sale price must not be lower than that in the accounting book of the enterprise with capital contributed by the company.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Management of debts payable and debts receivable

The company is responsible for managing the debts in accordance with Articles 10 and 18 of the Financial Regulation. Of which:

- The company is entitled to sell the receivable debts under provisions of law, including the undue debts, bad debts and irrecoverable debts. Debts can only be sold through debt trading economic organizations but not directly to debtors. The sale price shall be agreed by relevant parties who shall take responsibility for their decision on sale of receivable debts. In case where the debt sale leads the company to suffer business loss, capital loss or insolvency which results in the dissolution and bankruptcy, the Board of Directors or directors (for companies without the Board of Directors) and persons who are directly involved in arising bad debts shall make compensation according to law and the relevant company’s charter.

- The reassessment of debts deriving from foreign currencies and the handling of exchange rate difference must comply with the Ministry of Finance’s Circular No.177/2009/TT-BTC of September 10, 2009 and the Ministry of Finance’s Circular No. 201/2009/TT-BTC of October 15, 2009.

SECTION II. MANAGEMENT OF TURNOVER, COST AND BUSINESS OPERATION RESULTS

Article 8. Management of turnover

Management of the company’s turnover will be carried out in accordance with Article 22 of the Financial Regulation.

Conditions and time for turnover determination

1. Conditions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Turnover must be accounted in Vietnamese dong, in case where it is collected in foreign currencies; the turnover shall be converted into Vietnamese dong as prescribed by law.

2. Time for turnover determination

- Means the time when the company has transferred its ownership of goods and products; completed the provision of service for the buyer; completed the contract or issued the sales invoice.

- For goods and products sold through agents, turnover shall be determined when the goods consigned to the agent have been sold.

- For financial activities, the time for turnover shall be determined as follows:

+ Loan interests, deposit interests, interests earned from bond and promissory bill investment, interests on deferred payment, royalty … shall be determined according to the term of the loan contract, the leasing contract, the sales contract or the interest term.

+ Distributed dividends, profits are determined under a resolution or decision of the competent authorities.

+ Profits from the transfer of capital (except the capital transfer stipulated in Point c Clause 4 Article 16 of the Financial Regulation), profits from sale of foreign currency, foreign exchange differences earned in the relevant term of the business activities shall be determined upon the completion of these transactions or professional businesses.

Article 9. Management of expenditure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Companies conducting monopolistic business, in addition to the financial reports made and submitted under current regulations, shall make the Report on their production and business expenses under the form provided in Annex 2 enclosed with this Circular to submit this paper to the owner’s representative and financial agencies (Services of Finance for companies managed by the local authority; the Ministry of Finance for centrally-run enterprises).

Article 10. Product costs and service expenses

1. Total costs of all products and services consumed in the relevant period as stipulated in Article 25 of the Financial Regulation.

2. Principles and methods of determining product costs and service expenses shall be subject to the following stipulations:

a) Product and service cost include:

- Expense on material, raw material, material, fuel and power directly used for production of goods and services.

- Amounts payable to labors involving in direct production such as: salary, wage and other allowances of salary nature; expense for mid-shift meals, expense for social insurance, health insurance and expense for trade union.

- General operation cost: general cost arising from workshop, business units such as: salary, wage, , expenses for mid-shift meals, cost for material, tool and equipment, expense on depreciation of fixed assets, expense on external services and other monetary expenses.

b) Total cost of consumed products and services includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sales expenses including expenses arising during the sale of products, goods and services such as: salary, allowances payable to sales staff, agent commission, brokerage, marketing, packaging, preservation, transportation…, expenses on depreciation of fixed assets, expense on material, packages, tool, instrument, expense on external services and other monetary expenses.

- The company management expense: Expense for business management, administrative management and other general expenses related to the company’s operations.

Total sales expenses and company management expenses shall be carried forward to products and services consumed in that year to determine the business result.

For products produced in more than one year, the management expense arising in a year shall be allocated to the cost of semi-products.

3. The cost accounting of goods and services subject to value added taxes shall be made under current provisions of tax law.

Article 11. Profit distribution

1. The company shall comply with Article 27 of the Financial Regulation and guidances of the Ministry of Finance’s Circular No. 155/2009/TT-BTC of July 31, 2009.

2. The supplementation of charter capital by profits distributed in proportion to the state capital shall be made in accordance with Clause 4 Article 2 of this Circular.

SECTION III. FINANCIAL PLANS, REGIMES OF ACCOUNTING, STATISTIC AND AUDITING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Companies shall apply Article 29 of the Financial Regulation.

1. Every year, the company shall be assigned a target plan on profit rate by state capital in the following year by the owner’s representative who at the same time sends such plan to the financial agency at the same body as a basis for supervision and assessment of business administration and management results.

2. Every year, basing on the target plan on profit rate by state capital assigned by the owner’s representative, the company shall assess the business situation of the report year and make the financial plan for the following year (under the form in Annex 3 enclosed with this Circular) to submit it to the owner’s representative and the financial agency (the Ministry of Finance for companies represented by the Prime Minister, Ministries of specific sectors being representatives of the owners; the Service of Finance for companies represented by People’s Committees of provinces and cities) before July 31st.

Article 13. Financial reports and other reports

1. The company shall comply with Article 30 of the Financial Regulation and other governing provisions of law on accounting and auditing, financial disclosure. The financial reports made under provisions of the Ministry of Finance’s Decision No.15/2006/QD-BTC of March 30, 2006 shall be added by the Form 2b-DN “Payments to the budget” as provided in Annex 4 enclosed with this Circular.

2. In addition, the company must elaborate and send reports to its owner’s representative and the financial agency (the Ministry of Finance for companies represented by the Prime Minister, Ministries of specific sectors on behalf of their owner; Service of Finance for companies represented by People’s Committees of provinces and cities) as follows:

a) Elaborate and send the Report on supervision and assessment of operation effectiveness in accordance with the Ministry of Finance’s Circular No.115/2007/TT-BTC of September 25, 2007 guiding some contents on supervising and assessing the business efficiency of the State-owned companies under the Prime Minister’s Decision No.224/2006/QD-TTg of October 06, 2006. Companies suffering losses must make and send the supervision report according to the Ministry of Finance’s Circular No. 42/2008/TT-BTC of May 22, 2005.

b) Every year, together with the financial report, the company shall make and send other reports: Report on financial investment (Annex 5 enclosed with this Circular); Report on raising and using capital (Annex 6 enclosed with this Circular); Report on distribution of profit after corporate income tax (Annex 1 enclosed with this Circular).

Chapter 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Management of state capital invested into other enterprises

The management of State capital invested in other enterprises must comply with stipulations of Chapter IV of the Financial Regulation.

Article 15. Salary, allowance, bonus and interests of the representative

1. Salary, allowance, bonus and interersts of the representative must comply with Article 46 of the Financial Regulation and regulations of the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs.

2. In case the representative being a part-time member not participating in the specialized management board of other enterprises receiving remunerations from other enterprises is responsible to notify the enterprise of which he or she is assigned to represent the State capital in order for the enterprise to directly transfer the remuneration to the owner’s representative for management and payment as prescribed. In particular:

- The owner’s representative being the State-owned company:

+ All revenues from the remuneration paid by other enterprises of which the representative being a part-time member shall be accounted into other income of the company.

+ All allowance payable to the representative shall be accounted into other expense of the company.

- In case the owner’s representative is state management agencies, remuneration of the representative shall be separately monitored to settle the allowance paid to the representative under the regulated regime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Other interests of the owner’s representative: shall be exercised as prescribed in Clause 3 Article 46 of the Financial Regulation. Of which:

Representatives of the State capital portion in other enterprises obtaining the call option of additionally issued shares or convertible bonds under decisions of joint-stock companies except for the case of purchasing under the rights of existing shareholders), must report in writing to the state capital owners’ representatives.

In case a representative is appointed to represent many units, he/she shall be given priority for the call option at a certain unit.

Within 05 working days as from receiving the report, the owner’s representative of the State capital shall make written decisions on the quantity of additionally issued shares and convertible bonds that representatives may purchase. In case the quantity of shares that the representative may purchase under decision of the state capital owner’s representative is smaller than the number of shares that the representative may purchase under decision of the joint stock company, the state capital owner’s representative is entitled to buy the remaining shares. Accordingly, the representative shall submit a report in writing to the joint stock company and concurrently transfer the call option to the state capital owner’s representative. Expenses relating to the transfer (if any) shall be born by the state capital owner’s representative in proportion to the number of shares transferred from the representative to the owner’s representative. In case the state capital representative does not demand to purchase the above number of shares, such representative is entitled to transfer the right to shares purchase under governing provisions of law.

5. Reporting regime for the capital state representative in other enterprises shall be done as follows:

The representative shall:

a) Basing on financial reports and other reports of the enterprise, quarterly and in the end of each year, sum up financial targets in the form in Annex 7 enclosed with this Circular, analyze and assesses the business result, management and use of capital in the enterprise, solvency, distribution of dividends and other rights, proposals and measures to surmount difficulties to enhance the effectiveness of use of state capital invested in other enterprises.

The report must be submitted to the owner’s representative within 15 days after other enterprises send their financial reports (quarterly, yearly) under current regulations.

b) In addition to above periodical reports, the representative shall report to the state capital owner’s representative on the enterprise’s situation in case major issues arising affect the business result of other enterprises or if there is any issue needs to be consulted with the owner’s representative or upon the request of the owner’s representative.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 16. Effect

1. This Circular takes effects 45 days as from the date of signing and shall be applied to the settlement of issues arising from the fiscal year of 2009.

2. This Circular annuls the Ministry of Finance’s Circular No. 33/2005/TT-BTC of April 29, 2005 guiding a number of the regulation on financial management of State-owned companies and management of state capital invested into other enterprises, the Ministry of Finance’s Circular No. 87/2006/TT-BTC of September 27, 2006 amending and supplementing the Ministry of Finance’s Circular No.33/2005/TT-BTC of April 29, 2005 guiding a number of the regulation on financial management of State-owned companies and management of state capital invested into other enterprises; other prior guidance’s on financial management of State-owned companies issued by the Ministry of Finance and other branches which are not conformable to guidance’s under this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Van Hieu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 242/2009/TT-BTC of December 30, 2009, on guiding the implementation of a number of articles of the Regulation on financial management of state-owned companies and management of the state capital invested in other enterprises that promulgated together with the Government’s Decree No. 09/2009/ND-CP, of February 05, 2009

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.884

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.251
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!