BỘ TÀI CHÍNH
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số: 42/2008/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ GIÁM SÁT ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KINH DOANH THUA LỖ, HOẠT ĐỘNG KHÔNG CÓ HIỆU QUẢ BAN
HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 169/2007/QĐ-TTG NGÀY 8/11/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
Thực hiện Quyết định
số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không
có hiệu quả, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát đối với doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả như sau:
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1.1) Thông tư này
áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước
kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả ban hành kèm theo Quyết định số
169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ bị (sau đây gọi tắt
là Quy chế giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ) rơi vào một
trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh thua
lỗ 2 năm liên tiếp tính đến trước năm thực hiện việc giám sát;
b) Trước năm thực
hiện giám sát, kinh doanh thua lỗ và mất từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên;
c) Kinh doanh giữa
2 năm lỗ có một năm lãi, trong đó trước năm thực hiện việc giám sát doanh nghiệp
kinh doanh thua lỗ;
d) Có hệ số khả
năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5.
1.2) Các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng
khoán không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này.
2. Chỉ tiêu báo cáo giám sát
Bao gồm các chỉ tiêu
quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế giám sát đối với doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, cụ thể như sau:
2.1) Sản lượng,
giá trị sản lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ chủ yếu sản xuất, tiêu thụ, tồn
kho:
Căn cứ báo cáo thống
kê quý, năm của doanh nghiệp để lập báo cáo.
Sản lượng sản phẩm,
hàng hoá dịch vụ: doanh nghiệp chỉ báo cáo những sản phẩm, hàng hoá chủ yếu thuộc
ngành nghề kinh doanh chính và được tính theo hiện vật là tấn, KWh, .........
Giá trị sản lượng
sản phẩm, hàng hoá dịch vụ: tính cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.2) Doanh thu hoạt
động kinh doanh, thu nhập khác:
Chỉ tiêu doanh thu
và thu nhập khác được xác định tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số
B02-DN ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp) bao gồm Doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) + Doanh thu hoạt động tài
chính (Mã số 21) + Thu nhập khác (Mã số 31).
2.3) Chi phí hoạt
động kinh doanh, hoạt động khác, chi phí tiền lương, khấu hao tài sản cố định,
chi phí trả lãi vay, chi quản lý doanh nghiệp:
Là toàn bộ chi phí
thực tế phát sinh trong kỳ báo cáo theo quy định của pháp luật, trong chi tiết
các chi phí về tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay, chi
phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
2.4) Lợi nhuận thực
hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước:
a) Lợi nhuận thực
hiện: bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác được
xác định tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mã số 50 (Mẫu số B02-DN ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính).
b) Vốn nhà nước tại
doanh nghiệp được xác định tại Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN ban hành
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (mã số
417), Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mã số 421).
c) Tỷ suất lợi nhuận
thực hiện trên vốn nhà nước được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận thực hiện so với
vốn Nhà nước bình quân trong năm của doanh nghiệp, trong đó: vốn nhà nước bình
quân trong năm của doanh nghiệp được xác định bằng tổng số dư vốn nhà nước cuối
mỗi quý chia cho 4 quý.
2.5) Hiệu quả sử dụng
vốn và tài sản
a) Hiệu quả sử dụng
vốn: đánh giá thông qua chỉ tiêu xác định mức độ bảo toàn vốn nhà nước tại
doanh nghiệp, cụ thể:
- Mức độ bảo toàn
vốn được xác định theo hệ số H :
H
|
=
|
Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
|
Vốn nhà nước
|
Trong đó:
+ Giá trị tổng tài
sản: mã số 270 trên Bảng cân đối kế toán.
+ Nợ phải trả: mã
số 300 trên Bảng cân đối kế toán.
+ Vốn Nhà nước: được
xác định tại Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01- DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) bao gồm: vốn chủ đầu tư của sở hữu
(mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (mã số 417), nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
(mã số 421).
Nếu hệ số H>1
đã phát triển được vốn; H = 1 bảo toàn được vốn và nếu H< 1chưa bảo toàn được
vốn ( sử dụng vốn không hiệu quả).
b) Hiệu quả sử dụng
tài sản: được đánh giá theo các chỉ tiêu sau
- Tỷ lệ sử dụng
công suất thực tế so với công suất thiết kế của tài sản.
- Tổng giá trị tài
sản, vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý, trong đó:
+ Tài sản cố định;
+ Vật tư, hàng
hoá.
- Tỷ lệ giá trị
tài sản, vật tư ứ đọng, kém, mất phẩm chất, không cần dùng, chờ thanh lý so với
giá trị tổng tài sản doanh nghiệp quản lý, sử dụng.
- Tổng giá trị đầu
tư xây dựng cơ bản trong kỳ.
- Giá trị tài sản
cố định mới tăng thêm trong kỳ.
- Tỷ lệ giá trị
tài sản cố định tăng trong kỳ so với giá trị đầu tư cơ bản trong kỳ.
- Hệ số sinh lời của
tài sản:
H
|
=
|
Tổng lợi nhuận trước thuế
|
Giá trị tổng tài sản
|
Trong đó:
+ Tổng lợi nhuận
trước thuế: mã số 50 trên báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Giá trị tổng tài
sản: mã số 270 trên bảng cân đối kế toán.
2.6) Nợ và khả
năng thanh toán nợ
a) Nợ phải trả:
- Tổng số tiền vay
phải trả thời điểm báo cáo.
Trong đó:
+ Vay Ngân hàng và
các tổ chức tín dụng trong nước;
+ Vay nước ngoài;
+ Vay khác.
- Việc sử dụng tiền
vay:
+ Vào hoạt động
kinh doanh;
+ Đầu tư xây dựng
cơ bản;
+ Đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp, trong đó mua cổ phần, trái phiếu.
- Tổng số nợ đã trả
trong kỳ, trong đó:
+ Trả Ngân hàng và
các tổ chức tín dụng trong nước ;
+ Trả nước ngoài;
+ Trả nợ vay khác.
- Tổng số nợ còn
phải trả đến cuối kỳ báo cáo:
Trong đó:
+ Nợ dài hạn;
+ Nợ ngắn hạn;
+ Nợ dài hạn chưa
thanh toán được.
b) Khả năng thanh
toán nợ của doanh nghiệp
- Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời (Hht):
Hht
|
=
|
Tài sản ngắn hạn ( MS 100 BCĐKT)
|
Nợ ngắn hạn (MS 310 BCĐKT)
|
Tài sản ngắn hạn gồm
tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản
phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác trừ (-) các khoản nợ phải thu hồi,
giá trị tài sản ứ đọng, kém mất phẩm chất.
Nếu Hht < 1,
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời; Hht < 0,5,
doanh nghiệp rơi vào diện phải thực hiện giám sát.
- Hệ số khả năng
thanh toán nhanh (Hn):
Hn
|
=
|
Tiền, các khoản tương đương tiền
(MS110BCĐKT) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn(MS120BCKĐT)
|
Nợ ngắn hạn (MS 310 BCĐKT)
|
Nếu Hn < 1,
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nhanh.
2.7) Công tác quản
lý, điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc:
a) Những quyết định
của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (giám đốc) trong kỳ về:
- Hoạt động kinh
doanh;
- Đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp;
- Vay, trả nợ;
- Những hợp đồng lớn
đã ký trong kỳ.
b) Chấp hành pháp
luật: đánh giá thực hiện công tác lập và nộp báo cáo với cơ quan thẩm quyền
theo quy định về:
- Quyết toán tài
chính, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2007/TT- BTC ngày 31/12/2007
của Bộ Tài chính;
- Báo cáo giám sát
và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, thực hiện theo Thông
tư số 115/2007/TT-BTC ngày 25/09/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định số
224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Báo cáo giám sát
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, thực hiện theo Quy chế giám sát
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả ban hành kèm theo Quyết định số
169/2007/QĐ-TTg ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của
Bộ Tài chính .
2.8) Số liệu lập
báo cáo theo các chỉ tiêu
Đối với các doanh
nghiệp mà báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc do cơ quan nhà nước thực hiện
kiểm tra, thanh tra thì báo cáo giám sát được lấy theo số liệu đã kiểm toán hoặc
kiểm tra, thanh tra. Trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc kiểm
tra, thanh tra thì báo cáo giám sát được lấy theo số liệu báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về sự chính
xác, trung thực của số liệu báo cáo.
3. Phương thức giám sát
3.1) Đối với doanh
nghiệp:
a) Hàng quý, năm lập
báo cáo giám sát theo các chỉ tiêu quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này.
Trong báo cáo giám sát, ngoài số liệu, cần tập trung phân tích, đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp về các vấn đề sau:
- Tình hình sản xuất,
tiêu thụ tồn kho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Nguyên nhân tăng, giảm hàng hoá
tiêu thụ;
- Tình hình và hiệu
quả các khoản đầu tư xây dựng và đầu tư ra ngoài doanh nghiệp;
- Công tác quản lý
chi phí sản xuất kinh doanh, trong đó phân tích kỹ về việc thực hiện các định mức
kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, chi phí quản lý doanh nghiệp, các chi phí
giao dịch;
- Việc vay và trả
nợ, công tác thu hồi nợ.
b) Báo cáo của
doanh nghiệp thành viên Tổng công ty nhà nước gửi cho Tổng công ty.
c) Báo cáo của
công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ, Tổng công ty gửi cho đại diện chủ sở hữu
hoặc Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan tài chính cùng cấp.
d) Thời gian gửi
báo cáo:
- Đối với doanh
nghiệp thành viên Tổng công ty, công ty con, công ty độc lập: báo cáo chậm nhất
là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 40 ngày sau khi kết thúc năm .
- Đối với Tổng
công ty, Công ty mẹ: báo cáo quý chậm nhất 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý, 60
ngày sau khi kết thúc năm.
đ) Doanh nghiệp nhà
nước kinh doanh thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả thực hiện giám sát theo
quy định tại Thông tư này, đồng thời thực hiện giám sát theo quy định tại Thông
tư số 115/2007/TT/BTC ngày 25/09/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ban
hành kèm theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/01/2006 của Thủ tướng Chính
phủ.
3.2) Đối với đại
diện chủ sở hữu:
a) Thông qua báo
cáo giám sát của doanh nghiệp chủ trì và phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp
tiến hành đánh giá, phân tích nguyên nhân về:
- Sản xuất, tiêu
thụ, tồn kho hàng hoá tăng, giảm so với năm trước;
- Thực hiện các định
mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động trong sản xuất kinh doanh;
- Vay vốn, sử dụng
vốn vay và khả năng trả nợ vay đến hạn;
- Công tác quản lý
và điều hành doanh nghiệp của Hội đồng quản trị (nếu doanh nghiệp có HĐQT), Tổng
giám đốc (giám đốc) doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá, phân tích, khuyến nghị
giải pháp khắc phục.
b) Chủ trì và phối
hợp cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra doanh nghiệp xác định:
- Tính trung thực,
chính xác về số liệu báo cáo giám sát quý, năm của doanh nghiệp;
- Thực hiện các
khuyến nghị của chủ sở hữu về khắc phục lỗ đối với doanh nghiệp khi thực hiện
giám sát;
- Kiến nghị giải
pháp khắc phục sau khi kiểm tra doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải
đưa vào danh sách giám sát, doanh nghiệp được đưa ra khỏi danh sách giám sát.
c) Căn cứ báo cáo
tài chính, báo cáo giám sát của doanh nghiệp và kết quả giám sát, đánh giá của mình,
trước ngày 30/03 hàng năm xác định danh sách các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ,
hoạt động không có hiệu quả phải đưa vào danh sách giám sát, doanh nghiệp được
đưa ra khỏi danh sách giám sát công khai bằng văn bản gửi cơ quan tài chính
cùng cấp và doanh nghiệp.
3.3) Đối với cơ
quan tài chính:
Phối hợp với đại
diện chủ sở hữu cùng cấp đánh giá, phân tích báo cáo giám sát quý, năm của
doanh nghiệp; tham gia kiểm tra doanh nghiệp và giám sát danh sách doanh nghiệp
kinh doanh kém hiệu quả phải đưa vào danh sách giám sát, doanh nghiệp được đưa
ra khỏi danh sách giám sát để đại diện chủ sở hữu thông báo theo quy định của
Thông tư này.
4. Xử lý vi phạm
Việc xử lý đối với
doanh nghiệp và đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp: thực hiện theo Điều 6 về xử lý những doanh nghiệp thuộc diện giám sát theo Quy chế
giám sát ban hành kèm theo Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
5. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, các quy định trước đây trái với
Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc,
đề nghị các cấp, các đơn vị phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ,cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc CP;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Sở T/C, C/thuế, các tỉnh TP trực thuộc TW;
- Các tập đoàn kinh tế, các Tcty nhà nước;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Cục TCDN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
PHỤ LỤC
Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2008/
TT- BTC ngày 22 / 05 / 2008 của Bộ Tài chính
Tên doanh nghiệp:
....................................................................................................................................
Báo cáo giám sát
theo Quyết định số 169/2007/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
I. PHẦN SỐ LIỆU:
STT
|
Chỉ tiêu
|
ĐV tính
|
Thực hiện năm trước
|
Năm báo cáo
|
So sánh ( % )
|
Kế hoạch
|
Thực hiện
|
Với năm trước
|
Với kế hoạch
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7=6/4
|
8=6/5
|
1
|
Sản lượng sản phẩm chủ yếu
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1) Sản lượng sản xuất
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2) Sản lượng tiêu thụ
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3) Sản lượng tồn kho
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Giá trị SL sản phẩm
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
2.1) Sản xuất
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
2.2) Tiêu thụ
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
2.3) Tồn kho
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
3
|
Doanh thu KD và DT khác
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
3.1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
3.2) Doanh thu hoạt động tài chính
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
3.3) Doanh thu khác
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
4
|
Chi phí hoạt động KD
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1) Chi phí về lương
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2) Chi phí khấu hao TSCĐ
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3) Lãi vay
|
|
|
|
|
|
|
|
4.4) Chi phí quản lý DN
|
|
|
|
|
|
|
|
4.5) Chi phí hoạt động khác
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực hiện
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1) Lãi (+), Lỗ (-)
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
5.2) Vốn nhà nước
|
Tr đ
|
|
|
|
|
|
|
5.3) T/suất L/nhuận trên vốn NN
|
%
|
|
|
|
|
|
6
|
Hiệu quả sử dụng vốn và TS
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1) Tỷ lệ huy động công suất tài sản trong kỳ
|
%
|
|
|
|
|
|
|
6.2) Tài sản, vật tư ứ đọng kém mất phẩm chất cuối kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
|
6.3) Giá trị ĐT XDCB trong kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
|
6.4) Giá trị tài sản tăng thêm trong kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
7
|
Nợ và khả năng thanh toán:
|
|
|
|
|
|
|
|
7.1) Nợ phải trả
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Tổng số nợ vay trong kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
|
b) Tổng số nợ đã trả trong kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
|
c) Tổng số nợ phải trả cuối kỳ
|
Tr. đ
|
|
|
|
|
|
|
7.2) Khả năng thanh toán
|
|
|
|
|
|
|
|
a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
|
lần
|
|
|
|
|
|
|
b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh
|
lần
|
|
|
|
|
|
II. ĐÁNH GIÁ, PHÂN
TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖ (THEO HƯỚNG DẪN TẠI ĐIỂM
A MỤC 3 CỦA THÔNG TƯ)
Người lập biểu
|
Ngày .... tháng... năm 200...
Đại diện doanh nghiệp
|