Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi Người ký: Hoàng Công Dung, Lại Quang Thực, Phan Thế Ruệ, Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 12/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG MẠI-UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT

Hà Nội , ngày 12 tháng 8 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI - UỶ BAN DÂN TỘC MIỀN NÚI - TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ SỐ 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2002/NĐ-CP NGÀY 3/1/2002 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/1998/NĐ-CP NGÀY 31-3-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về "phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc" và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 3/1/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP .
Liên Bộ Thương mại - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện như sau:

I. VỀ ĐỊA BÀN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

Địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc là địa bàn được Uỷ ban Dân tộc và Miền núi công nhận và phân loại theo ba khu vực theo mức độ phát triển (I, II, III) tại các quyết định: Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997; Quyết định số 26/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998; Quyết định số 21/1998/QĐ-UB ngày 18/3/1998; Quyết định số 21/1998/QĐ-UBDTMN ngày 25/2/1998 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quyết định và hướng dẫn thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi về đơn vị hành chính và địa giới của các xã, huyện, tỉnh thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

II. XÂY DỰNG CHỢ, CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC HOẶC HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CỤM XÃ CỦA TỪNG KHU VỰC

1. Đối với khu vực III: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo Quyết định 35/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ (nay thuộc chương trình 135) thực hiện theo Thông tư liên tịch số 666/2001/ITLT/BKH-UBDTMN-BXD-BTC ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135.

2. Đối với khu vực II: Việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ ở địa bàn không thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét các điều kiện sau đây để quyết định đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương:

- Chợ, cửa hàng phải nằm trong quy hoạch.

- Có yêu cầu bức xúc hình thành chợ để đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, ổn định đời sống, phát triển sản xuất hàng hoá.

3. Đối với khu vực I: việc xây dựng chợ và cửa hàng thương nghiệp thực hiện phương châm "Nhà nước và người kinh doanh cùng làm":

- Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ như san ủi mặt bằng, điện, cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh...

- Người kinh doanh góp vốn để xây dựng các công trình kiến trúc nơi bán hàng: kiốt, quầy bán hàng, đình chợ và được sử dụng diện tích kinh doanh trong chợ theo qui định trong hợp đồng góp vốn giữa người kinh doanh với cơ quan quản lý chợ.

- Huy động từ nguồn vốn tín dụng trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi.

- Khuyến khích các hình thức đầu tư khác theo quy định của luật pháp.

4. Sở Thương mại - Du lịch (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại) căn cứ quy hoạch phát triển chợ và các điều kiện khác, phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng kế hoạch phát triển chợ, cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định.

Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với hoạt động chợ theo Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại. Việc quản lý chợ về mặt hành chính theo quy định về phân cấp quản lý chợ tại mục II Thông tư số 15/TM-CSTNTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.

III. VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đổng bào dân tộc, bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan hành chính sự nghiệp;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Hợp tác xã;

- Các doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

- Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Các đối tượng trên chỉ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này khi:

- Đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

- Đăng ký thuế, kê khai thuế theo đúng luật định.

- Mở sổ kế toán, ghi chép, lưu giữ sổ kế toán, hoá đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại theo đúng quy định của pháp luật.

2. Địa bàn áp dụng.

Địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được áp dụng quy định miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định tại mục I của Thông tư này.

3. Nội dung miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các thương nhân có hoạt động thương mại tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

a. Mức miễn, giảm và thời gian thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

a.1. Đối với thương nhân kinh doanh tại khu vực III thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định 20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và theo mức miễn giảm như đang hưởng.

- Đối với đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: Thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm nữa.

a.2. Đối với thương nhân kinh doanh tại khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc kinh doanh các mặt hàng chính sách xã hội và các mặt hàng nông, lâm sản được trợ cước vận chuyển:

- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định 20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và theo mức miễn giảm như đang hưởng.

- Đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 2 nằm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 5 nằm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm 2 nằm nữa.

a.3. Đối với thương nhân kinh doanh ở khu vực I trực tiếp bán các mặt hàng chính sách xã hội và thương nhân trực tiếp hoạt động kinh doanh ở khu vực I và khu vực II thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc khi bán các hàng hoá khác (ngoài các hàng hoá được nêu ở tiết a.2, thuộc khoản a tiểu mục 3 của mục III thông tư này):

- Đối với đối tượng đang được miễn, giảm thuế lợi tức theo quy định tại Nghị định 20/1998/NĐ-CP: tiếp tục được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn và theo mức miễn giảm như đang hưởng.

- Đối tượng chưa được miễn, giảm thuế: được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo, nếu sử dụng số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm 2 năm nữa.

Để được miễn, giảm thuế theo các tiết a, b, c điểm 3.1 mục 3 phần III của Thông tư này, thương nhân phải hạch toán riêng phần doanh thu và thu nhập chịu thuế của hoạt động thương mại phát sinh trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc làm cơ sở để cơ quan thuế xác định và thực hiện việc miễn, giảm thuế.

b. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xét miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc miễn, giảm thuế cho các thương nhân theo quy định tại Nghị định số 02/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc nộp thuế của thương nhân thực hiện vào thời điểm quyết toán thuế hàng năm.

Hàng quý, thương nhân được tạm thời kê khai và nộp thuế theo mức thuế được miễn, giảm quy định tại Điểm 3, Mục III của Thông tư này. Hết năm, khi quyết toán, cơ quan thuế xét duyệt chính thức trên tờ khai tính thuế và ra thông báo thuế, trong đó ghi rõ số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm. Nếu số thuế thương nhân đã tạm nộp trong năm chưa đủ so với số thuế phải nộp ghi trong thông báo thuế thì thương nhân phải nộp đủ số thuế còn thiếu theo đúng thời hạn ghi trong thông báo; trường hợp số thuế tạm nộp lớn hơn số thuế ghi trong thông báo thì được trừ vào số thuế phải nộp của năm sau.

Cơ quan thuế chỉ được thực hiện việc miễn, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này đối với các thương nhân kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế trực tiếp quản lý tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc nơi phát sinh hoạt động thương mại thuộc diện ưu đãi.

Trong cùng một thời gian, nếu thương nhân vừa được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 02/2002/NĐ-CP , vừa được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc miễn, giảm thuế được thực hiện theo quy định có mức miễn giảm lớn nhất trong các quy định trên.

4. Trách nhiệm của thương nhân và của cơ quan thuế.

a. Thương nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này có trách nhiệm:

- Xuất trình giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế quản lý ở địa bàn.

- Kê khai đầy đủ doanh thu và thu nhập chịu thuế theo định kỳ do cơ quan thuế hướng dẫn.

Thương nhân vi phạm chế độ đăng ký, kê khai thuế; chế độ sổ sách, chứng từ kế toán thì không được miễn, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

b. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm:

- Hướng dẫn kiểm tra các thương nhân trong việc triển khai thực hiện Thông tư này.

- Trong quá trình kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của các thương nhân theo định kỳ, kiểm tra quyết toán thuế, nếu phát hiện thương nhân có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc không thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu đủ số thuế thương nhân phải nộp theo luật định, xem xét mức độ vi phạm và xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

- Cơ quan thuế phải phản ánh đầy đủ, rõ ràng số thuế phải nộp, số thuế được miền, giảm; số thuế còn phải nộp và các chỉ tiêu khác trên các chứng từ thu, tờ khai thuế, sổ bộ thuế và sổ kế toán thuế. Cuối năm, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp đầy đủ tình hình thực hiện việc miễn, giảm thuế theo quy định tại Thông tư này và báo cáo Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

5. Về lãi suất cho vay theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 02/2002/NĐ-CP: thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính.

IV. VỀ BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ CHO CÔNG CHỨC, CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG Ở MIỀN NÚI

Hàng năm, Bộ Thương mại lập kế hoạch và dự toán ngân sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc trong ngân sách đào tạo của Bộ, và thực hiện theo dự toán được giao.

V.TRỢ GIÁ TRỢ CƯỚC ĐỂ BÁN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, MUA MỘT SỐ SẢN PHẨM SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC.

1. Bán mặt hàng chính sách xã hội (mặt hàng thiết yếu được trợ giá, trợ cước vận chuyển) ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

a. Đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước đối với một số mặt hàng bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc:

Các mặt hàng có trợ giá, trợ cước được bán cho mọi đối tượng đang sinh sống tại các địa bàn quy định tại mục I, khoản 1 của Thông tư này, tại các điểm bán theo quy định của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh.

Tất cả các mặt hàng được trợ giá, trợ cước phải được quản lý chặt chẽ, đặc biệt chú ý các mặt hàng: giống cây trồng, giống thuỷ sản, muối iốt. Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định phương thức thực hiện, biện pháp quản lý để bảo đảm hàng hoá đến đúng đối tượng thụ hưởng, đủ số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian địa điểm và giá quy định.

b. Danh mục mặt hàng chính sách xã hội bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quyết định cho từng thời kỳ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi căn cứ yêu cầu và chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo vùng đồng bào dân tộc để quyết định việc điều chỉnh danh mục mặt hàng được trợ giá, trợ cước vận chuyển trong từng thời kỳ cho phù hợp.

c. Cự ly vận chuyển được trợ cước, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước và các khoản mục giá được trợ giá đối với các mặt hàng trợ giá, trợ cước vận chuyển để bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thực hiện theo Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Trong trường hợp cần điều chỉnh các quy định về cự ly vận chuyển được trợ cước, địa điểm giao, nhận hàng có trợ giá, trợ cước và các khoản mục được trợ giá đối với từng mặt hàng, Bộ Thương mại chủ trì việc xác định lại và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

d. Phương pháp xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển:

- Đơn giá trợ cước vận chuyển đưọc tính theo công thức:

Đơn giá trợ cước vận chuyển mặt hàng A = ồ (đơn giá cước vận chuyển mặt hàng A theo cấp loại đường (i) x cự ly loại đường (i)) + chi phí bốc xếp + phí cầu, đường, phà + hao hụt vận chuyển định mức (nếu có).

Trong đó:

+ Đơn giá cước vận chuyển bằng Ô tô: trên các tuyến đường do Trung ương quản lý căn cứ theo đơn giá cước vận tải hàng hoá bằng Ô tô quy định tại Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ; trên các tuyến đường đo địa phương quản lý căn cứ theo quy định của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh.

+ Đơn giá cước vận chuyển bằng phương tiện thô sơ (xe bò, xe ngựa, xe thồ, xe công nông...) được tính tối đa như sau:

. Từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La.

. Từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum.

. Từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lạng Sơn, Đắc Lắc.

. Từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/tấn/km đối với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước.

Trường hợp mức cước vận chuyển bằng các loại phương tiện thô sơ cao hơn mức giá trên, Sở Tài chính - Vật giá báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

+ Đơn giá cước vận chuyển bằng các loại phương tiện khác (đường sắt, đường sông) tính theo giá cước do cơ quan có thẩm quyền quy định. Nếu không có giá cước quy định thì tính theo mức giá cước thực tế hợp lý của từng loại phương tiện.

- Các khoản phí cầu, đường, phà; chi phí bốc xếp, hao hụt trong quá trình vận chuyển (nếu có) được tính vào đơn giá trợ cước vận chuyển. Các khoản phí, chi phí này thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không có quy định thì thực hiện theo thực tế hợp lý tại địa phương ở thời điểm vận chuyển.

- Mức trợ giá giống cây trồng: 1à phần chênh lệch giữa giá vốn với giá bán cho người mua tại các trung tâm cụm xã:

Mức trợ giá giống = Giá vốn - Giá bán cho dân tại trung tâm cụm xã.

Trong đó :

+ Giá vốn: là giá mua giống tại chân hàng và chi phí lưu thông hợp lý trừ cước vận chuyển đã được tính trong đơn giá trợ cước vận chuyển.

+ Giá bán cho dân tại trung tâm cụm xã do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định.

- Múc trợ giá muối iốt bao gồm chi phí tiền công trộn muối iốt và tiền bao PE (trừ giá trị bao PE được viện trợ, nếu có), do Ban Vật giá Chính phủ quy định.

e. Nguyên tắc xác định mức giá hoặc khung giá bán lẻ mặt hàng được trợ giá, trợ cước:

- Đối với mặt hàng Nhà nước đã quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đa thì Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức giá cụ thể trong giới hạn cho phép.

- Đối với mặt hàng Nhà nước không quy định mức giá, khung giá hoặc giá bán lẻ tối đa thì Uỷ ban Nhân dân Tỉnh căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, giá thị trường và sức mua của nhân dân, quy định mức giá bán lẻ thống nhất hoặc quy định khung giá các mặt hàng được trợ giá, trợ cước tại các địa bàn được hưởng chính sách. Mức giá hoặc khung giá phải tương đương với giá bán mặt hàng cùng loại có bán tại các thành phố, thị xã tỉnh lỵ.

- Riêng đối với giống cây trồng, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định giá bán giống cây trồng căn cứ vào tình hình cung cầu hàng hoá, sức mua của đồng bào và xem xét mức giá bán lẻ giống cây trồng của các vùng giáp ranh thuộc các tỉnh khác để quy định giá bán cho phù hợp.

g. Đối với những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III), nếu nhân dân không có khả năng mua hàng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh căn cứ vào kinh phí trợ giá, trợ cước được phân bổ trong năm và nguồn ngân sách của tỉnh, xem xét quyết định việc cấp không thu tiền một hoặc một số mặt hàng (trừ những mặt hàng đã có chính sách cấp không thu tiền theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 và Công văn số 941/CP-KTTH ngày 19/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ), theo nguyên tắc:

- Đối tượng xem xét cấp không thu tiền: Chỉ xét cấp cho hộ thuộc diện hộ đói hoặc hộ quá nghèo trong khu vực III, thực sự không có tiền mua hàng, do Uỷ ban Nhân dân xã bình chọn, đề nghị. Chú ý đến các hộ gia đình chính sách và yêu cầu bảo đảm đoàn kết dân tộc, ổn định đời sống thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Giá vốn thanh toán hàng cấp không thu tiền, không được lớn hơn giá bán lẻ hàng cùng loại được trợ giá, trợ cước trên địa bàn ở cùng thời điểm và do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định.

2. Trợ cước vận chuyển để tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá được sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

a. Đối tượng hưởng chính sách trợ cước tiêu thụ sản phẩm:

Người sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn được bán sản phẩm (trong danh nục được trợ cước tiêu thụ) cho thương nhân (được giao mua sản phẩm có trợ cước) tại các điểm mua theo quy định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

Địa điểm mua sản phẩm, danh mục sản phẩm và giá mua sản phẩm được trợ cước tiêu thụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

Tiền trợ cước vận chuyển được cấp cho những thương nhân trực tiếp mua một số sản phẩm hàng hoá nông lâm sản hoặc sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản (gọi chung là hàng nông, lâm sản) của các tổ chức, cá nhân (gọi chung là người sản xuất) ở các xã đặc biệt khó khăn, căn cứ kết quả đã mua được, theo phương án được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

b. Danh mục sản phẩm hàng hoá được trợ cước vận chuyển để tiêu thụ do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định hàng năm, trong khung giới hạn mặt hàng do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định.

c. Cự ly vận chuyển tối đa được trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm:

- Đối với các tỉnh miền núi được tính từ trung tâm cụm xã khu vực III đến các điểm tiêu thụ là thị xã, thành phố ở vùng đồng bằng gần nhất.

- Đối với các tỉnh có miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc được tính từ trung tâm cụm xã khu vực III đến thị xã tỉnh lỵ.

- Nếu địa điểm tiêu thụ thực tế nằm trong khoảng cự ly trợ cước vận chuyển theo quy định thì mức trợ cước vận chuyển được tính theo cự ly vận chuyển thực tế.

d. Phương pháp xác định mức trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm thực hiện như hướng dẫn đối với trợ cước vận chuyển mặt hàng chính sách bán ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc (Mục V, khoản 1, điểm d) của Thông tư này.

e. Nguyên tắc xác định mức giá mua tối thiểu (giá sàn) sản phẩm được trợ cước vận chuyển:

- Sản phẩm hàng hoá (nông, lâm sản) phải nằm trong danh mục sản phẩm do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định được trợ cước tiêu thụ.

- Giá mua tối thiểu (giá sàn) = giá sản phẩm được tiêu thụ tại thành phố, thị xã tỉnh lỵ trừ (-) chi phí lưu thông hợp lý. Chi phí lưu thông hợp lý không bao gồm chi phí vận chuyển, vì khoản này đã được hỗ trợ.

Sở Tài chính - Vật giá phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm chắc diễn biến giá thị trường có giải pháp để quản lý giá mua sản phẩm được trợ cước vận chuyển, chống ép giá đối với người sản xuất, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định mức giá sàn cho phù hợp với từng loại sản phẩm.

Khi giá sản phẩm được trợ cước vận chuyển trên thị trường xuống thấp hơn mức giá sàn đã quy định, gây bất lợi cho người sản xuất và cho thương nhân được giao nhiệm vụ tổ chức mua, vận chuyển, tiêu thụ, Sở Tài chính - Vật giá cùng các ngành liên quan báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất và đơn vị được giao nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm.

3. Kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách xã hội và trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm:

a. Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ cho các tỉnh miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn, chủ yếu là khu vực II và III. Đối với những vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít khó khăn hơn, Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định việc thực hiện chính sách và sử dụng nguồn ngân sách địa phương.

Việc lập, phân bổ và giao dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước mặt hàng chính sách và trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Kinh phí trợ giá, trợ cước được trích từ nguồn ngân sách Trung ương và cấp cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh theo hình thức "kinh phí uỷ quyền".

b. Tổ chức thực hiện ở địa phương:

Căn cứ kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển được ngân sách Trung ương cấp và nguồn bổ sung từ ngân sách địa phương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch và phân bổ kinh phí cho từng mặt hàng phù hợp với thực tế của tỉnh. Ưu tiên đảm bảo nhu cầu mặt hàng thiết yếu nhất và vùng đặc biệt khó khăn.

4. Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định chọn thương nhân thực hiện việc mua, bán hàng hoá có trợ giá, trợ cuớc, thông qua áp dụng hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thương nhân có đủ điều kiện về mạng lưới, cơ sở vật chất, cán bộ,... và giao nhiệm vụ thực hiện việc bán các mặt hàng có trợ giá, trợ cước, mua sản phẩm được trợ cước tiêu thụ.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước đến từng điểm bán hàng theo đúng các quy định của Nghị định số 02/2002/NĐ-CP và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm cho đồng bào sống ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc diện chính sách theo đúng số lượng, đúng giá cả quy định, chất lượng đảm bảo tại địa điểm quy định, bán được các sản phẩm sản xuất ở vùng khó khăn với giá cả hợp lý. Xử lý nghiêm minh các sai phạm, đặc biệt là các hành vi gian lận trong kê khai thanh toán kinh phí trả giá, trợ cước; chống lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

VI. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO, VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

1. Mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chi phối thị trường về bán các mặt hàng chính sách xã hội, vật tư phục vụ sản xuất và mua một số sản phẩm quan trọng của đồng bào sản xuất ra, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại phải có cửa hàng đến trung tâm cụm xã. Có hình thức thích hợp để sử dụng các hợp tác xã thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp nhà nước khác (xí nghiệp, nông lâm trường...), trường học, trạm xá, đội ngũ giáo viên và những người có tín nhiệm trong các thôn bản làm đại lý hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá. Xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước ở trung ương với địa phương, giữa các doanh nghiệp trên cùng địa bàn, giữa các thành phần kinh tế với nhau theo tinh thần cùng có lợi nhằm tạo ra hệ thống các kênh lưu thông thông suất từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc với các vùng khác.

Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và các ngành hữu quan trong tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới hoạt động thương mại (bao gồm chợ, cửa hàng của doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã thương mại dịch vụ, thương nghiệp ngoài quốc doanh...) và tổ chức thực hiện quy hoạch được phê duyệt. Quy hoạch phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, đưa các hoạt động thương mại gắn với quy hoạch dân cư và vùng sản xuất, từng bước phủ kín các vùng "trắng" về mạng lưới thương mại.

2. Về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong thương mại: thực hiện theo các quy định của luật pháp về doanh nghiệp công ích.

Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét các doanh nghiệp có đủ điều kiện, có nhu cầu chuyển sang hình thức doanh nghiệp công ích lập phương án trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, theo trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp công ích.

3. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

a. Nhu cầu vốn lưu động hợp lý của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được xác định trên cơ sở:

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh.

- Tình hình vốn lưu động (bao gồm cả vốn tự có và vốn vay) của doanh nghiệp trong 2-3 năm gần đây.

- Các điều kiện kinh doanh như đường xá và cự ly vận tải, thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, điều kiện dịch vụ thanh toán và tín dụng của ngân hàng, tập quán và nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, và các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn lưu động.

- Yêu cầu về dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hàng thuộc diện mặt hàng chính sách xã hội.

Doanh nghiệp lập phương án đề nghị bổ sung vốn lưu động báo cáo Sở Thương mại, Chi cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp (đối với các địa phương được thành lập Chi cục) hoặc Sở Tài chính (đối với các địa phương không có tổ chức Chi cục) tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

b. Cấp bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại:

Trình tự lập kế hoạch vốn lưu động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo quy trình và hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước.

Nguồn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước trung ương do ngân sách trung ương đảm bảo.

Nguồn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp theo dự toán ngân sách được giao.

VII. QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

1. Các mặt hàng được trợ giá, trợ cước để bán ở miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được cấp vốn dự trữ gồm:

(1) Muối: gồm có muối thường (để trộn iốt) và muối iốt thành phẩm.

(2) Dầu hoả thắp sáng.

Vốn dự trữ chủ yếu sử dụng cho khu vực III. Tùy theo tình hình cụ thể của từng địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh có thể bổ sung mặt hàng nhất thiết phải có dự trữ ở những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III).

2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách qui định ở điểm 1 được cấp đủ vốn dự trữ từ ngân sách địa phương. Mức vốn được cấp đủ nhu cầu dự trữ lưu thông mặt hàng chính sách, tương đương với nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó của nhân dân thuộc địa bàn phục vụ trong thời gian bình quân từ 2 đến 3 tháng. Tuỳ tình hình của từng khu vực, Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định thời gian dự trữ phù hợp với thực tế địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định cụ thể số lượng hàng hoá và vốn tương ứng dự trữ từng mặt hàng, từng khu vực (I, II, III), thời điểm dự trữ và việc huy động vốn dự trữ mặt hàng chính sách cho nhu cầu kinh doanh ở những thời điểm phù hợp.

4. Doanh nghiệp được cấp vốn có trách nhiệm sử dụng vốn để dự trữ lưu thông mặt hàng chính sách. Tổ chức dự trữ lưu thông phải đạt được yêu cầu đối với từng mặt hàng, ở từng địa bàn và thời điểm. Doanh nghiệp được chủ động tổ chức dự trữ lưu thông phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn khu vực (I, II III) và đặc điểm của hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng.

Vào những thời điểm như mùa mưa lũ, tết, lễ hội và ở những địa bàn giao thông đặc biệt khó khăn, yêu cầu thực tế đòi hỏi lượng hàng hoá dự trữ ở mức cao hơn mức dự trữ bình quân, doanh nghiệp có trách nhiệm huy động các nguồn vốn khác để dự trữ. Ngoài những thời điểm và địa bàn trên đây, doanh nghiệp được tạm thời sử dụng một phần số vốn dự trữ vào kinh doanh mặt hàng khác và phải hoàn trả kịp thời để dự trữ hàng chính sách, đảm bảo cung ứng đủ hàng cho nhu cầu của nhân dân.

5. Vốn dự trữ các mặt hàng chính sách, được quản lý như vốn lưu động và bảo toàn vốn theo quy định về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.

Sáu tháng một lần, doanh nghiệp được cấp vốn dự trữ phải báo cáo với Sở Tài chính, Sở Thương mại về tình hình sử dụng vốn dự trữ mặt hàng chính sách. Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Bộ Tài chính.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban Dân tộc và miền núi chủ trì, phối hợp các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban dân dân các tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước, theo dõi kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển của địa phương, của các Bộ ngành và doanh nghiệp có sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước. Kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc khó khăn, báo cáo đề xuất với Chính phủ các giải pháp cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đúng mục tiêu, có hiệu quả, theo đúng các chế độ quản lý.

2. Bộ Thương mại chủ trì theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với thương nhân; phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi, các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh theo dõi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ cước trợ giá; hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường, phát triển lưu thông hàng hoá trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ và các cơ quan có liên quan phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Bộ Thương mại theo dõi việc thực hiện và giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 20/1998/NĐ-CP và Nghị định 02/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn. Phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan biện pháp giải quyết.

5. Thông tư này thay thế các văn bản sau đây:

- Thông tư liên tịch số 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 31/7/ 1998 của Liên Bộ Thương mại - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP ;

- Thông tư số 112/1998/TT/BTC ngày 4/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đổng bào dân tộc;

- Thông tư số 06/1998/TT/BVGCP ngày 22/8/1998 của Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn nguyên tắc xác định đơn giá trợ giá, trợ cước vận chuyển và xác định mức giá bán lẻ các mặt hàng chính sách được trợ giá, trợ cước tại các tỉnh miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; và có hiệu lực thi hành theo hiệu lực thi hành Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

Hoàng Công Dung

(Đã ký)

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 


Lại Quang Thực

(Đã ký)

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC I

CHÂN HÀNG TÍNH TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH LÊN MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Liên Bộ Thương mại - Uỷ ban dân tộc và miền núi - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư)

Cự ly vận chuyển được trợ cước các mặt hàng chính sách bán tại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc từ điểm khởi đầu là chân hàng quy định trong phụ lục này, đến cuối là trung tâm cụm xã đối với muối iốt, dầu hoả giống cây trồng, giống thủy sản, phân bón; tính từ chân hàng quy định đến trung tâm huyện đối với phát hành sách.

Các địa phương có thể mua hàng ở những nơi khác nếu có cùng chất lượng, giá cả nhưng cự ly trợ cước vận chuyển tối đa chỉ được tính bằng cự ly tính từ chân hàng theo quy định.

Chân hàng (điểm khởi đầu) để tính trợ cước:

+ Đối với các tỉnh miền núi, điểm khởi đầu tính trợ cước vận chuyển các mặt hàng là từ kho giao hàng của doanh nghiệp thuộc trung ương quản lý ở nơi gần nhất.

+ Đối với các tỉnh chỉ có huyện, xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, điểm khởi đầu tính trợ cước vận chuyển là từ trung tâm tỉnh.

1. Muối :

a. Muối iốt:

+ Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Tây tính từ Hà Nội.

+ Thành phố Hải Phòng tính từ Hải Phòng.

+ Tỉnh Quảng Nam tính từ Đà Nẵng.

+ Các tỉnh Phú Yên. Bình Định, Kontum, tính từ Qui Nhơn.

+ Tỉnh Bình Thuận tính từ Phan Thiết.

+ Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Các tỉnh Bình Phước, An Giang tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

b. Muối trắng:.

+ Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang tính từ Hà Nội.

+ Tỉnh Quảng Ninh tính từ Thái Bình.

+ Tỉnh Hà Nam tính từ Nam Định.

+ Tỉnh Thanh Hoá tính từ đồng muối Thanh Hoá.

+ Tỉnh Ninh Bình tính từ Nam Định.

+ Tỉnh Nghệ An tính từ Diễn Châu.

+ Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh tính từ đồng muối Hà Tĩnh. .

+ Tỉnh Đà Nẵng, Gia Lai tính từ đồng muối Bình Định.

+ Tỉnh Quảng Ngãi tính từ Sa Huỳnh.

+ Các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận tính từ đồng muối tỉnh Ninh Thuận.

+ Các tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hoà tính từ đồng muối Khánh Hoà.

+ Tỉnh Đồng Nai tính từ đồng muối Đồng Nai.

2. Dầu hoả thắp sáng: .

+ Tất cả các tỉnh đều tính từ trung tâm tỉnh.

3. Sách (các xuất bản phẩm theo danh mục của Bộ Văn Hoá - Thông Tin)

+ Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn Lai, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ Hà Nội

+ Các tỉnh từ Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước tính từ thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giống cây trồng:

+Đối với giống do tỉnh tự sản xuất tính từ nơi sản xuất hoặc công ty giống cây trồng của tỉnh.

+Đối với giống địa phương tự nhập khẩu tính từ cửa khẩu nhập.

+ Đối với các loại giống cây trồng khác mua của công ty giống cây trồng Trung ương tính từ nơi mua hàng.

5. Phân bón:

a Các loai phân bón nhập khẩu:

+ Các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ tính từ cảng Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì.

+ Các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Bắc Giang, tính từ cảng Hải Phòng, Hà Nội.

+ Tỉnh Quảng Ninh tính từ cảng Hạ Long, cảng Hải Phòng.

+ Các tỉnh Gia Lai, Kontum tính từ cảng Qui Nhơn, cảng Đà Nẵng.

+ Tỉnh Đắc Lắc tính từ cảng Qui Nhơn, cảng Nha Trang, cảng Sài Gòn.

+ Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ cảng Sài Gòn.

b. Supe lân Lâm Thao:

+ Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ kho của Công ty Supe lân Lâm Thao.

+ Tỉnh Đắc Lắc tính từ ga Hoà Huỳnh.

+ Các tính Gia Lai, Kontum tính từ ga Diêu Trì.

+ Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước tính từ ga Sóng Thần, Sài Gòn, Nhà máy supe lân Long Thành.

c. Phân lân nung chảy của công ty Văn Điển, Ninh Bình:

+ Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang tính tư kho Xí nghiệp phân lân nung chảy Ninh Bình hoặc Văn Điển sản xuất.

+ Tỉnh Đắc Lắc tính từ ga Hoà Huỳnh.

+ Các tỉnh Gia Lai, Kontum tính từ ga Diêu Trì.

+ Các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thước tính từ ga Sóng Thần, Sài Gòn.

d. Phân đạm Urê Hà Bắc:

+ Các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang tính từ công ty phân đạm và hoá chất Phía Bắc.

e. Phân NPK nội địa:

+ Các tỉnh được tính trợ cước vận chuyển phân NPK từ nơi sản xuất gần nhất. Chỉ tính trợ cước cho lượng hàng mua của các doanh nghiệp trung ương sản xuất có hàm lượng chất dinh dưỡng bằng hoặc cao hơn 18%, đã đăng ký chất lượng với trung tâm đo lường chất lượng Nhà nước.

g. Phân bón vi sinh:.

+ Các tỉnh được tính trợ cước vận chuyển từ các xí nghiệp sản xuất phân bón vi sinh do Công ty Khuyến nông quản lý ở nơi gần nhất.


PHỤ LỤC II :

TỶ LỆ HAO HỤT ĐƯỢC TÍNH VÀO ĐƠN GIÁ TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLTLBTM-UBDTMN- BTC- BKHĐT ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Liên bộ Thương mại - Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư )

Mặt hàng Tỷ lệ hao hụt

1. Muối iốt 0,5%

2. Muối trắng 1%

3.Dầu hoả thắp sáng + 0,045%/km đường loại 1 và loại 2

+ 0,09%/km đường loại 3 trở đi

4. Sách 0%

5. Giống cây trồng Theo qui định của cơ quan có thẩm quyền

6. Phân bón 0,5%

Riêng phân bón nhập khẩu, phân đạm Hà Bắc áp dụng Quyết định số 75 ngày
5/9/1991 của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước như sau :

+ Vận chuyển bốc xếp hàng bằng đường thuỷ tính 0,4%.

+ Vận chuyển bốc xếp hàng bằng đường bộ :

- Dưới 50 km = 0,25%

- 50 đến 100 km = 0,3%

- Trên 100 km = 0,35%

THE MINISTRY OF TRADE
THE COMMITTEE FOR ETHNIC MINORITIES AND MOUNTAINOUS AREAS
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 07/2002/TTLT-BTM-UBDTMN-BTC-BKHDT

Hanoi, August 12, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 02/2002/ND-CP OF JANUARY 3, 2002 AND DECREE No. 20/1998/ND-CP OF MARCH 31, 1998 ON TRADE DEVELOPMENT IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS, AND AREAS INHABITED BY ETHNIC MINORITY PEOPLE

Pursuant to the Government’s Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998 on trade development in mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people and Decree No. 02/2002/ND-CP of January 3, 2002 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 20/1998/ND-CP,
The Ministry of Trade, the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment hereby jointly guide the implementation thereof as follows:

I. REGARDING MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS, AND AREAS INHABITED BY ETHNIC MINORITY PEOPLE

The mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people are geographical areas recognized and classified by the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions into three regions according to their development levels (I, II and III) in Decision No. 42/UB-QD of May 23, 1997; Decision No. 26/1998/QD-UB of March 18, 1998; Decision No. 21/1998/QD-UB of March 18, 1998; Decision No. 21/1998/QD-UBDTMN of February 25, 1998 of the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions.

The Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions shall decide and guide the implementation in case of changes in administrative units and administrative boundaries of communes, districts and/or provinces in the mountainous, island and ethnic minority areas.

II. BUILDING MARKET PLACES, TRADE SHOPS OF THE STATE OR TRADE AND SERVICE COOPERATIVES IN THE CENTERS OF COMMUNE CLUSTERS OF EACH REGION

1. For region III: The construction of market places, trade shops of the State or trade-service cooperatives in geographical areas under the programs on construction of centers of mountainous or high-land commune clusters under Decision No. 35/TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister (now under Program 135) shall comply with Joint Circular No. 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-BXD-BTC of August 23, 2001 guiding the management of investment in and construction of infrastructure works under Program 135.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Market places and shops must be included in the planning.

- There are burning demands for formation of markets in order to step up goods exchange, stabilize people’s life and develop commodity production.

3. For region I: The construction of market places and trade shops according to the guiding principle that "The State and business people do it jointly":

- The State shall partly provide budget support for investment in the construction of market infrastructure such as ground leveling, electricity supply, water supply and drainage, sanitation system,…

- The business people shall contribute capital to the construction of architectural works at goods-selling places: kiosks, stalls, market houses, and are entitled to use business areas in the markets according to provisions in the capital- contributing contracts between business people and the market-managing agencies.

- Mobilizing capital from medium- or long-term credit loans at preferential interest rates.

- Encouraging other forms of investment as provided for by law.

4. The provincial Trade- Tourism Services (hereinafter called Trade Services for short) shall base themselves on the market development planning and other conditions to coordinate with concerned branches in drawing up plans on development of markets and trade shops of the State or trade-service cooperatives, and submit them to the provincial People’s Committees for decision.

The Trade Services shall perform the function of specialized management of market activities according to the Trade Ministry’s Circular No. 15/TM-CSTTTN of October 16, 1996. The administrative management of markets shall comply with the provisions on decentralization of market management in Section II of Circular No. 15/TM-CSTNTN of October 16, 1996 of the Trade Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Application subjects

Subjects entitled to enterprise income tax exemption or reduction are business people of all economic sectors, who carry out trade activities in mountainous regions, islands, and/or areas inhabited by ethnic minority people, including:

- State enterprises;

- Enterprises of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed force units, administrative and non-business agencies;

- Foreign-invested enterprises operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

- Cooperatives;

- Enterprises operating under the provisions of the Enterprise Law;

- Cooperative teams, households and individuals with business registration and operating under Decree No.02/2000/ND-CP of February 3, 2000 of the Government on business registration.

The above-listed subjects shall enjoy enterprise income tax exemption or reduction under the guidance in this Joint Circular only when:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They register and declare taxes strictly according to law provisions.

- They open accounting books, make book entries and keep the accounting books, invoices, vouchers and papers related to trade activities strictly according to law provisions.

2. Geographical areas of application

The mountainous, island and ethnic minority areas shall enjoy the application of provisions on tax exemption and reduction in Section I of this Joint Circular.

3. Contents of enterprise income tax exemption and reduction

Business people conducting trade activities in mountainous, island and/or ethnic minority areas shall enjoy enterprise income tax exemption and reduction as follows:

a/ The enterprise income tax exemption and reduction levels and durations.

a.1/ For business people doing business in region III of the mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people:

- For subjects enjoying the profit tax exemption or reduction as prescribed in Decree No.20/1998/ND-CP: They shall continue to enjoy the enterprise income tax exemption or reduction for the durations and according to the levels they are enjoying.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a.2/ For business people doing business in region II of the mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people with social policy goods items as well as agricultural and forest products with freight subsidies:

- For subjects enjoying the profit tax exemption or reduction as prescribed in Decree No.20/1998/ND-CP: They shall continue to enjoy enterprise income tax exemption or reduction for the durations and according to the levels they are enjoying.

- For subjects having not yet enjoyed tax exemption and reduction: They shall be exempt from enterprise income tax for the first two years as from the time the taxable income is generated and enjoy the 50% reduction of payable enterprise income tax for five subsequent years; if they employ 20 or more laborers on average in the year, they shall enjoy the 50% reduction of the payable enterprise income tax for two more years.

a.3/ For business people doing business in region I, directly selling social policy goods items and business people directly conducting business activities in regions I and II of the mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people, when selling goods (other than those mentioned in Item a.2, of Clause a, Sub-section 3 of Section III of this Joint Circular):

- For subjects enjoying the profit tax exemption or reduction as prescribed in Decree No.20/1998/ND-CP: They shall continue to enjoy the enterprise income tax exemption or reduction for the durations and at the levels they are enjoying.

- For subjects having not yet enjoyed tax exemption and reduction: They shall be exempt from enterprise income tax for the first two years as from the time the taxable income is generated and enjoy the 50% reduction of the payable enterprise income tax for four subsequent years; if they employ 20 or more laborers on average in the year, they shall enjoy the 50% reduction of the payable enterprise income tax for two more years.

In order to enjoy tax exemption and reduction according to Items a, b and c, Point 3.1, Section 3, Part III of this Joint Circular, the business people must account separately the taxable turnover and income of trade activities, which arise in the mountainous, island, ethnic minority areas for use as bases for the tax offices to determine and effect the tax exemption and reduction.

b/ Competence, order and procedures for consideration of enterprise income tax exemption and reduction

The tax exemption and reduction for business people under the provisions of Decree No.02/2002/ND-CP and the guidance in this Joint Circular shall be effected by the tax offices which directly manage the tax payment by business people at the time of annual tax settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The tax offices may only effect the tax exemption and reduction under the guidance in this Joint Circular to business people who declare and pay enterprise income tax with the direct managing tax offices in the mountainous, island and ethnic minority areas where arise trade activities entitled to preferences.

If the business people simultaneously enjoy the enterprise income tax exemption or reduction according to Clause 1, Article 1 of Decree No.02/2002/ND-CP and the enterprise income tax exemption or reduction according to the Law on Enterprise Income Tax and the Government’s Decree No.30/1998/ND-CP of May 13, 1998 detailing the implementation of the Law on Enterprise Income Tax, the tax exemption and reduction shall comply with the provisions where the highest exemption and/or reduction rates are prescribed.

4. Responsibilities of business people and tax offices

a/ Business people doing business in mountainous regions, islands, and/or areas inhabited by ethnic minority people, who are entitled to the application of this Circular, shall have the responsibility to:

- Produce their founding permits and business registration certificates to the local managing tax offices.

- Fully declare the taxable turnover and income periodically under the guidance of the tax offices.

Those business people who violate the regime of tax registration and declaration; the regime of accounting books and vouchers shall not be entitled to tax exemption and reduction according to the provisions in this Joint Circular and, depending on the seriousness of their violations, be sanctioned according to law provisions.

b/ The tax offices at all levels shall have the responsibility to:

- Guide and inspect business people in the implementation of this Joint Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Reflect fully and clearly the tax amounts to be paid, the tax amounts to be exempt or reduced; the remaining payable tax amounts and other indexes on receipt vouchers, tax declaration forms, tax registers and tax accounting books. At year-end, the Tax Departments of the provinces and centrally-run cities shall fully sum up the situation of tax exemption and reduction according to the provisions in this Joint Circular and report them to the Finance Ministry (the General Tax Department).

5. Regarding the lending interest rates under Clause 2, Article 1 of Decree No.02/2002/ND-CP: To comply with the guidance of the State Bank of Vietnam and the Finance Ministry.

IV. REGARDING THE FOSTERING AND RAISING OF THE PROFESSIONAL QUALIFICATIONS FOR OFFICIALS AND CADRES MANAGING STATE ENTERPRISES OPERATING IN MOUNTAINOUS REGIONS

Annually, the Trade Ministry draws up plans and budget estimates for professional fostering of officials and cadres managing the State enterprises operating in mountainous regions, islands, and/or areas inhabited by ethnic minority people in the training budget of the Ministry, and comply with the assigned budget estimates.

V. PRICE AND FREIGHT SUBSIDY FOR SALE OF SOCIAL POLICY GOODS ITEMS, THE PURCHASE OF A NUMBER OF PRODUCTS MANUFACTURED IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS, AND AREAS INHABITED BY ETHNIC MINORITY PEOPLE

1. Selling social policy goods items (the essential items with price subsidy, freight subsidy) in mountainous regions, islands, and/or areas inhabited by ethnic minority people.

a/ Subjects entitled to enjoy the policy of price subsidy, freight subsidy for a number of goods items sold in mountainous regions, islands, areas inhabited by ethnic minority people:

Goods items with price subsidy, freight subsidy, are sold to all subjects living in the geographical areas prescribed in Section I, Clause 1 of this Circular, at sale spots prescribed by the provincial People’s Committees.

All price-subsidized and/or freight-subsidized goods items must be strictly managed, with special attention being paid to the following goods items: plant varieties, aquatic breeds, iodized salt. The provincial People’s Committees shall stipulate the implementation modes as well as managerial measures in order to ensure that goods are delivered to the right beneficiaries, in adequate quantity, with proper quality, on the right time, at the right places and the prescribed prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The minister-director of the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions shall base him/herself on the requirement and policy of encouraging the socio-economic development in mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people as well as the consultation with the concerned ministries, branches and People’s Committees of the provinces with mountainous regions, islands, and/or areas inhabited by ethnic minority people to decide on the adjustment of the lists of price-subsidized and/or freight-subsidized goods items to suit each period.

c/ The transportation distance for freight subsidy, the places of delivery and reception of price-subsidized and/or freight-subsidized goods items and the price items entitled to price subsidy for goods items with price subsidy and/or freight subsidy for sale in mountainous regions, islands, and areas inhabited by ethnic minority people, shall comply with the appendix to this Circular.

Where it is necessary to adjust the transportation distances for freight subsidy, the places of delivery and reception of price-subsidized and/or freight-subsidized goods and items entitled to price subsidy for each goods item, the Trade Ministry shall assume the prime responsibility for the re-adjustment and the promulgation of legal documents guiding the implementation thereof.

d/ Methods of determining unit prices for price subsidy, freight subsidy:

- The freight subsidy unit price shall be calculated according to the following formula:

The freight subsidy unit: (The price of goods item A =  freight subsidy unit price of goods item A according to road grade (i) x the distance of road grade (i) + loading and unloading expenses + bridge, road and ferry tolls + transport loss norm (if any).

Of which:

+ Car freight unit price: On roads managed by the central government, it is based on the car freight unit prices prescribed in Decision No.89/2000/QD-BVGCP of November 13, 2000 of the Government’s Pricing Committee; on locally-managed roads, it is based on the stipulations of the provincial People’s Committees.

+ Freight unit prices for transportation by rudimentary means (oxen-drawn carts, horse-drawn carts, pack-bicycles, "cong nong" rudimentary motorized vehicles,…) shall be calculated with the maximum levels as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 Between VND 20,000 and 25,000  of Yen Bai, Tuyen Quang, Thanh Hoa, Nghe An,…per ton/km for the provinces Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien- Hue, Quang Nam, Da Nang, Quang Ngai, Gia Lai and Kon Tum.

 Between VND 15,000 and 20,000  of Bac Kan, Thai Nguyen, Quang Ninh, Hoa Binh,..per ton/km for the provinces Lang Son and Dac Lac.

 Between VND 10,000 and 15,000  of Vinh Phuc, Phu Tho, Bac Giang, Ha Tinh, Lam…per ton/km for the provinces Dong, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan, Binh Thuan, Binh Phuoc.

Where the freights for rudimentary transport means are higher than the above levels, the provincial Finance- Pricing Services shall report them to the provincial People Committees for consideration and decision.

+ Price units of freight for other transport means (railways, riverways) shall be calculated according to freight rates prescribed by competent bodies. If the prescribed freight prices are not available, they shall be calculated according to the actual reasonable freight price of each type of transport means.

- Bridge, road and ferry tolls, loading and unloading expenses, loss (if any) in the course of transportation shall be calculated into the freight subsidy unit price. Those charges and expenses shall comply with the stipulations of the competent bodies. Where such stipulations are not available, they shall comply with the actual reasonable levels in the localities at the time of transportation.

- The price subsidy levels for plant varieties shall be the difference between the cost price and the price of their sale to buyers at the commune cluster centers:

The price subsidy level for plant varieties = The cost price - The price of their sale to people at commune cluster centers.

Of which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The prices of varieties sold to people at commune cluster centers, set by the provincial People’s Committees.

- The price subsidy levels for iodized salt shall cover remuneration paid for mixture of iodized salt and PE package cost (except the value of PE packages given as aid, if any), set by the Government’s Pricing Committee.

e/ The principles for determining the retail prices or retail price bracket for goods items entitled to price and/or freight subsidy:

- For goods items with their prices, price brackets or maximum retail prices already set by the State, the provincial People’s Committees shall set the specific prices within the permitted limits.

- For goods items with their prices, price brackets or maximum retail prices not prescribed by the State, the provincial People’s Committees shall base themselves on the goods supply-demand situation, their market prices and the people’s purchasing power to set the uniform retail prices or prescribe the price brackets for price-subsidized and/or freight-subsidized goods items in geographical areas entitled the policy thereon. The price levels or price brackets must be equivalent to the sale prices of the same goods items sold at cities, provincial towns.

- Particularly for plant varieties, the provincial People’s Committees shall set the sale prices of plant varieties, basing themselves on the goods supply - demand situation, the people’s purchasing power and taking into account the retail sale prices of plant varieties in adjacent regions of other provinces in order to set proper sale prices.

f/ For regions meeting with exceptional difficulties (region III), if the people cannot afford to buy goods, the provincial People’s Committee presidents shall base themselves on the price subsidy and freight subsidy funding allocated in the year and the provinces’ budgetary sources, to consider and decide on free-of-charge supply of one or several goods items (except goods items already under the policy of free-of-charge supply according to Decision No. 135/1998/QD-TTg of July 31, 1998, Decision No.168/2001/QD-TTg of October 30, 2001 and Official Dispatch No.941/CP- KTTH of October 19, 2001 of the Prime Minister) according to the principles:

- Subjects considered for free-of- charge supply: Only considering for free-of- charge supply to hungry households or extremely poor households in region III, which actually have no money to buy goods, and shall be selected and proposed by the commune People’s Committees. Paying attention to households enjoying social policies and the need to ensure unity among ethnic groups, stabilize life and boost production.

- The cost prices for settlement of goods on free-of-charge supply must not be higher than the retail sale prices of the same goods types enjoying price subsidy or freight subsidy in the localities at a time and shall be prescribed by the provincial People’s Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Subjects enjoying the policy of freight subsidy for product consumption:

Producers in communes meeting with exceptional difficulties are entitled to sell their products (on the list of those entitled to consumption freight subsidy) to traders (assigned to buy freight-subsidized products) at purchasing spots prescribed by the provincial People’s Committees.

The product-purchasing locations, the product list and the purchase prices of products entitled to consumption freight subsidy shall be decided by the provincial People’s Committees.

The freight subsidy money shall be supplied to traders who directly purchase a number of commodity farm produce and forest products or products processed from farm produce or forest products (referred collectively to as agricultural and forest commodities) of organizations and individuals (referred collectively to as producers) in communes meeting with exceptional difficulties, based on the purchasing results, according to plans approved by the provincial People’s Committees.

b/ The lists of products and commodities entitled to freight subsidy for consumption shall be decided annually by the provincial People’s Committees within the limited goods bracket prescribed by the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions.

c/ The maximum transportation distances entitled to freight subsidy for product consumption:

- For mountainous provinces, it is calculated from the centers of region III commune clusters to consumption spots being provincial capitals and towns in the nearest delta region.

- For provinces in the mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people, it is calculated from the centers of region III commune clusters to the provincial capitals.

- If the consumption locations actually lie within the distances entitled to freight subsidy as prescribed, the freight subsidy levels shall be calculated according to the actual transportation distances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Principles for determining the minimum purchasing price level (floor price) of freight-subsidized products:

- Commodity products (agricultural and forest products) must be on the lists of products entitled to consumption freight subsidy, decided by the provincial People’s Committees.

- The minimum purchase price (the floor price) = The price of products consumed in cities, provincial capitals minus (-) the reasonable circulation expense. The reasonable circulation expense does not cover freight as this amount has been subsidized.

The provincial Finance- Pricing Services must regularly inspect, supervise and firmly grasp the market price development, adopt measures to manage the purchase prices of freight-subsidized products, combat price squeeze against producers, advise the provincial People’s Committees to decide on the floor price suitable to each type of product.

When the market prices of freight-subsidized products drop to the levels lower than their prescribed floor prices, causing disadvantages to producers and traders assigned to buy, transport and consume them, the provincial Finance-Pricing Services shall, together with concerned branches, report such to the provincial People’s Committees, propose measures to remove difficulties for the producers and the units assigned the tasks of consuming the products.

3. Funding for price and freight subsidy for social policy goods items and freight subsidy for product consumption

a) The State budget allocations shall concentrate on provinces in mountainous regions, islands, areas inhabited by ethnic minority people, which meet with numerous difficulties, mainly regions II and III. For mountainous regions, islands and ethnic minority areas meeting with less difficulties, the provincial People’s Committees shall decide on the implementation of policies and the use of local budgets.

The elaboration, allocation and assignment of funding estimates for price subsidy and/or freight subsidy for policy goods items and freight subsidy for product consumption shall comply with the provisions of the State Budget Law and the documents guiding the implementation thereof. The price and freight subsidy funding shall be deducted from the central State budget sources allocated to provincial People’s Committees in form of "authorized funding".

b/ Organization of implementation in localities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The provincial People’s Committees shall decide to select traders for effecting the purchase and sale of price-subsidized and/or freight-subsidized goods through forms of bidding or appointment of traders who satisfy all conditions on networks, material foundations, personnel,… and assign them the task of selling price-subsidized and/or freight-subsidized goods items and buying products entitled to consumption freight subsidy.

5. The provincial People’s Committee presidents shall have to direct the implementation and organize the regular, periodical inspection of the implementation of price and freight subsidy policy to every goods-selling spot strictly according to the provisions of the Government’s Decree No.02/2002/ND-CP and Decree No.20/1998/ND-CP, ensuring that people in mountainous regions, islands and ethnic minority areas can buy policy goods in the prescribed quantity, at the prescribed prices and with the prescribed quality, at prescribed places, and sell products turned out in difficult regions at reasonable prices. They must strictly handle errors, particularly fraudulent acts in declaring and settling price and freight subsidy funding; combat wastefulness and loss of state budget and be answerable to the Prime Minister for the implementation results.

VI. STATE ENTERPRISES CONDUCTING TRADE ACTIVITIES IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS AND/OR ETHNIC MINORITY AREAS

1. To expand the network of State enterprises conducting trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority areas so as to be able to prevail the markets for sale of social policy goods items, supplies in service of production and purchase of a number of key products turned out by local people, giving priority to communes meeting with exceptional difficulties.

State enterprises conducting trade activities must expand their shops to commune cluster centers; work out appropriate forms to use trade-service cooperatives, other State enterprises (factories, forest farms,…), schools, health stations, the contingent of teachers and prestigious persons in hamlets as goods sale and/or purchase agents. To build up links between central State enterprises and local State enterprises, between enterprises in the same localities, between economic sectors in the spirit of mutual benefit, aiming to create a smooth circulation channel between production and consumption, between mountainous, island and ethnic minority regions and other regions.

The provincial Trade Services shall assume prime responsibility and coordinate with the provincial Planning and Investment Services and other concerned branches in the provinces in the elaboration of planning on development of trade operation networks (including market places, shops run by State enterprises, trade-service cooperatives, non-State trade units…) and organize the implementation of the approved planning. The planning must conform to the socio-economic conditions in the localities, associating trade activities to population planning and production zoning, and step by step fully covering the zones without trade networks.

2. Regarding the State enterprises engaged in public-utility trade activities: To comply with the law provisions on public-utility enterprises.

The provincial Trade Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Planning and Investment Services in examining enterprises which satisfy all conditions and wish to shift to form of public-utility enterprises and submit them to the provincial People’s Committees for decision, according to the procedural order for setting up the public-utility enterprises.

3. Working capital of State-run trade enterprises in mountainous regions, islands and ethnic minority people areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The enterprises’ production and business tasks and business results.

- The situation of working capital (including self-procured capital and borrowed capital) of the enterprises in 2-3 latest years.

- The business conditions such as roads and transportation distances, weather and climate affecting the circulation process, the seasonal characters of production and consumption, the conditions on banks’ payment and credit services, people’s production and consumption practices and demands, and other factors affecting the speed of working capital circulation.

- The requirements on reserve of essential goods, particularly social policy goods items.

The enterprises shall work out plans proposing supplement of working capital and report them to the provincial Trade Services, Sub-Departments for Management of State Capital and Assets at enterprises (for localities entitled to set up Sub-Departments) or the provincial Finance Services (for localities where Sub-Departments are not organized) for inclusion into the annual budget estimates, and submit them to the provincial People’s Committees.

b/ Supplementing working capital for State enterprises engaged in trade activities:

The order for elaborating working capital plans of State enterprises engaged in trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority people areas shall comply with the procedures and guidance on implementation of the State Budget Law.

The working capital supplementation sources for centrally-run State enterprises shall be supplied by the central budget.

The working capital supplementation sources for locally-run State enterprises shall be supplied by local budgets. The provincial People’s Committee presidents shall decide on the additional allocation of working capital for enterprises according to the assigned budget estimates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The price-and/or freight- subsidized goods items for sale in mountainous regions, islands and ethnic minority people areas, which are provided with reserve capital, include:

(1) Salt: common salt (for mixture with iodine) and iodized salt.

(2) Lighting oil.

The reserve capital shall be used mainly for region III. Depending on the specific situation of each locality, the provincial People’s Committees may add goods items which must be reserved in areas meeting with exceptional difficulties (region III).

2. The State-run trade enterprises performing the task of supplying policy goods items prescribed at Point 1 shall be adequately provided with reserve capital from the local budgets. The allocated capital amounts shall be enough to satisfy the demand for circulation reserve of policy goods items, equivalent to the consumption demand for such goods items of people in the service areas for 2 to 3 months on average. Depending on the situation of each area, the provincial People’s Committees shall prescribe the reserve duration suitable to the local situation.

3. The provincial People’s Committees shall specify the goods volume and corresponding reserve capital for each goods category, each region (I, II, III), the reserve time point and the mobilization of policy goods reserve capital for business demands at appropriate times.

4. The enterprises which are allocated capital shall have to use the capital for circulation of policy goods items. The organization of circulation reserve must meet the requirements for each goods item, in each locality and at each time. The enterprises may take initiative in organizing the circulation reserve suitable to the specific conditions of each region (I, II, III) and the goods characteristics and consumption demand.

At such time as flood seasons, new year festivals, local festivals and in areas meeting with traffic difficulties, with the practical requirements for goods reserve volume being greater than the average reserve level, the enterprises shall have to mobilize other capital sources for reserve. Beyond the above-mentioned time and areas, the enterprises may temporarily use part of the reserve capital for trading in other goods items but must refund it in time for policy goods reserve, ensuring to adequately supply goods for people.

5. The policy goods reserve capital shall be managed like the working capital and be preserved according to the regulations on financial management and business accounting for State enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VIII. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and provincial People’s Committees in organizing the materialization of the price and freight subsidy policy, monitor the results thereof and report them to the Prime Minister.

It must regularly monitor, guide and organize the inspection and supervision of the realization of the price and freight subsidy policy by localities, ministries, branches and enterprises which use the price and freight subsidy funding; detect and handle in time problems and difficulties and propose to the Government necessary solutions to ensure that the policy is implemented for the right targets, with efficiency and strictly according to the managerial regime.

2. The Trade Ministry shall monitor and report on the results of implementation of the incentive and preferential policies for traders; coordinate with the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions, concerned ministries, branches and provincial People’s Committees in organizing the implementation of the price and freight subsidy policy; guide localities in applying measures to expand markets, develop circulation of goods in the mountainous regions, islands and ethnic minority people areas.

3. The Ministry of Planning and Investment, the Finance Ministry, the Government’s Pricing Committee and relevant agencies shall coordinate with the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions and the Trade Ministry in monitoring the implementation and the settlement of problems in organizing the implementation of the policies prescribed in the Government’s Decree No.20/1998/ND-CP and Decree No.02/2002/ND-CP.

4. The provincial People’s Committees shall have to direct and organize the implementation, monitor and inspect the implementation of the policy in their localities; to detect and handle in time difficulties and problems in the course of organizing the implementation, propose to the Government and concerned ministries and branches the remedies.

5. This Joint Circular replaces the following legal documents:

- Joint Circular No.11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHDT of July 31, 1998 of the Trade Ministry, the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Regions, the Finance Ministry, the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of Decree No.20/1998/ND-CP;

- Circular No.112/1998/TT/BTC of August 4, 1998 of the Finance Ministry guiding the implementation of tax exemption and reduction according the provisions in Article 9 of Decree No.20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the Government on trade development in mountainous regions, islands and ethnic minority people areas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



It takes implementation effect according to the implementation effect of the Government’s Decree No.02/2002/ND-CP of January 3, 2002.

If any problems or difficulties arise in the course of implementation, the ministries, branches, provincial People’s Committees and enterprises are requested to report them in time for study and additional guidance by the said ministries.

 

FOR THE TRADE MINISTER
VICE MINISTER






Phan The Rue

FOR THE MINISTER-CHAIRMAN OF THE COMMITTEE FOR ETHNIC
MINORITIES AND MOUNTAINOUS REGIONS
VICE CHAIRMAN




Hoang Cong Dung

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER





Tran Van Ta

FOR THE MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Lai Quang Thuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 07/2002/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12/08/2002 hướng dẫn Nghị định 02/2002/NĐ-CP và Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc do Bộ Thương mại - Ủy ban Dân tộc và Miền núi - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.005

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.159.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!