BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 903/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 07 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐOẠN VŨNG ÁNG - BÙNG THUỘC
DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC - NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đầu tư công số
39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14, Luật
số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15;
Căn cứ Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2020/QH14;
Căn cứ Nghị quyết số
43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số
44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng
công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số
273/NQ-UBTVQH15 ngày 11/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chủ trương chuyển
mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự
án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 -
2025;
Căn cứ Nghị định số
12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT;
Căn cứ Nghị quyết số
18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 44/2022/QH15
ngày 11/01/2022 của Quốc hội;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: Số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đầu tư công; số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây
dựng; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng
và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Văn bản số 463/TTg-CN
ngày 25/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng;
Căn cứ Kết luận số
41-KL/BCSĐ ngày 13/7/2022 của Ban cán sự đảng Bộ GTVT về việc giao chủ đầu tư
các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc
- Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
1225/QĐ-BTNMT ngày 08/6/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thành phần đoạn Vũng
Áng - Bùng thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc -
Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
800/QĐ-BGTVT ngày 25/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt danh mục
tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng thuộc Dự
xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Văn bản số
23/BC-MTTQ-BTT ngày 20/4/2022 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt
Nam tỉnh Hà Tĩnh về tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án
thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Văn bản số
350/BC-MTTQ-BTT ngày 26/4/2022 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt
Nam tỉnh Quảng Bình về tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình;
Xét Tờ trình số 111/TTr-BQLDA6
ngày 16/6/2022 của Ban QLDA 6 về việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi Dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng thuộc Dự án xây dựng công trình
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Văn bản số
1116/BQLDA6-BĐH VA-B ngày 28/6/2022 về việc giải trình, tiếp thu ý kiến về hồ
sơ BCNCKT của Dự án; Báo cáo thẩm tra của Liên danh Công ty Cổ phần tư vấn xây
dựng A2Z - Viện kinh tế xây dựng -Bộ Xây dựng số 11/A2Z-VKT ngày 14/6/2022 và số
1253/VKT-GXD ngày 14/6/2022; kèm theo hồ sơ dự án do tư vấn thiết kế lập tháng
6/2022;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục QLXD và CL CTGT tại Báo cáo kết quả thẩm định số 242/CQLXD-DAĐT1 ngày
30/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng thuộc
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 -
2025 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự
án: Dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng thuộc Dự án xây dựng công trình
đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
2. Người quyết
định đầu tư: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Chủ đầu tư:
Ban Quản lý dự án 6.
4. Mục tiêu,
quy mô đầu tư xây dựng và giải pháp thiết kế chủ yếu
4.1. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía
Đông; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp
trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm; từng bước hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa cao để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh; góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra.
4.2. Phạm vi dự án
- Điểm đầu: Khoảng km568+200
(tiếp giáp với điểm cuối dự án thành phần đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng), thuộc địa
phận xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
- Điểm cuối: Khoảng
km624+228,79 (tiếp giáp với điểm đầu của Dự án thành phần đoạn Bùng - Vạn Ninh)
thuộc địa phận xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Tổng chiều dài tuyến khoảng
L=55,34 km.
4.3. Quy mô đầu tư xây dựng
4.3.1. Đường cao tốc
a) Cấp đường: Giai đoạn hoàn chỉnh
thiết kế là đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế Vtk =100km/h
(theo Tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc TCVN 5729:2012 ). Giai đoạn phân kỳ các yếu
tố hình học (bình đồ, trắc dọc,...) đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 100, quy
mô 04 làn xe theo TCCS 42:2022/TCĐBVN (đường ô tô cao tốc - thiết kế và tổ chức
giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư xây dựng).
b) Mặt cắt ngang: Giai đoạn
hoàn chỉnh quy mô 06 làn xe, bề rộng nền đường Bnền=32,25m. Giai đoạn
phân kỳ, đầu tư với quy mô 04 làn xe, bề rộng nền đường Bnền=17,0m.
c) Mặt đường: Mặt đường cao tốc
cấp cao A1, mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc≥ 200Mpa; các nhánh nút giao
liên thông: Mặt đường cấp cao A1, mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc ≥
155Mpa.
d) Công trình cầu:
- Công trình cầu thiết kế bằng
bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo các tiêu chuẩn TCVN
11823:2017 “Thiết kế cầu đường bộ”.
- Bề rộng cầu phù hợp bề rộng nền
đường, giai đoạn phân kỳ bề rộng cầu Bcầu=17,5m; tải trọng thiết kế
HL93.
e) Công trình hầm: Đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh 01 ống hầm bên phải (bao gồm hệ thống cơ điện phục vụ khai thác). Ống
hầm bên trái: Đào, thi công hoàn thiện vỏ hầm để bảo vệ kết cấu và làm mặt đường
để tận dụng làm hầm cứu hộ, thoát hiểm; chưa đầu tư hệ thống thoát nước mặt, cơ
điện,... Giai đoạn hoàn chỉnh, đầu tư hoàn thiện ống hầm bên trái đảm bảo quy
mô chung toàn tuyến.
f) Nút giao: Xây dựng các nút
giao liên thông và trực thông (cầu vượt hoặc đường chui) bảo đảm khai thác an
toàn, kết nối giao thông thuận lợi.
g) Tần suất lũ thiết kế: Thiết
kế đảm bảo tần suất P = 1,0% (đồng thời đảm bảo P=5,0% theo giờ đối với công
trình cầu có yêu cầu về thông thuyền).
4.3.2. Đường gom, đường ngang,
đường hoàn trả, tuyến kết nối:
- Cấp đường: Cơ bản phù hợp với
đường hiện hữu, có xem xét để phù hợp với quy hoạch của địa phương được cấp có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có), tối thiểu là đường giao thông nông thôn loại B
(TCVN 10380:2014).
- Tần suất thiết kế: Theo quy định
của cấp đường hoặc phù hợp với hiện trạng khai thác.
- Mặt đường: Bê tông nhựa, láng
nhựa hoặc bê tông xi măng phù hợp với kết cấu mặt đường hiện trạng và điều kiện
khai thác.
4.3.3. Công trình phục vụ khai
thác: Đầu tư xây dựng một số hạng mục hạ tầng của hệ thống giao thông thông
minh.
4.4. Giải pháp thiết kế chủ yếu
4.4.1. Hướng tuyến, bình đồ
- Hướng tuyến đường cao tốc:
+ Từ điểm đầu khoảng Km568+200
(giao QL12C/khoảng Km23), thuộc địa phận xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh,
khớp nối với dự án đoạn Hàm Nghi
- Vũng Áng, tuyến đi phía Đông
Bắc nhà máy xử lý rác Phú Hà, vượt qua đường tỉnh ĐT555 bằng cầu vượt trực
thông đến khoảng Km572+00 tuyến đi về phía thượng lưu hồ Kim Sơn.
+ Từ Km572+00 tuyến bám theo
phía Đông Hồ Kim Sơn, đến Km576+00 tuyến đi giữa khu vực rừng trồng thuộc địa
phận xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh và vượt qua núi Đông Nang bằng hầm Đèo Bụt khoảng
từ Km577+714,80 - Km578+574,80 sau đó tuyến nhập vào đường tránh đèo Con khoảng
Km580+500, hết địa phận huyện Kỳ Anh (ranh giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng
Bình).
+ Từ ranh giới tỉnh Hà Tĩnh và
tỉnh Quảng Bình (Km581+100), tuyến tiếp tục đi trùng hướng tuyến tránh đèo Con.
Đến Km597+350 tuyến vượt đường Tiến - Châu - Văn Hóa, tách khỏi tuyến tránh đèo
Con. Tuyến đi mới qua khu vực đồi và cánh đồng, tuyến vượt QL12A tại khoảng
Km605+780 sau đó vượt sông Gianh sang địa phận thị xã Ba Đồn.
+ Sau khi tuyến vượt sông Gianh
sang địa phận thị xã Ba Đồn, tuyến đi kẹp giữa cổng làng Tân Tiến, xã Quảng Tân
và miếu Thành Hoàng, xã Quảng Lộc, sau đó vượt đường sắt và sông Rào Nan. Tiếp
tục tuyến vượt qua khu vực đồi, cánh đồng; sau đó đi song song đường điện
500kV, vượt sông Son, vượt ĐT.2B tại khoảng Km622+845, vượt đường Hồ Chí Minh tại
khoảng Km623+850 sau đó đi thẳng, khớp nối với điểm đầu dự án Bùng - Vạn Ninh
khoảng Km624+228,79 (lý trình Km625+00 dự án Bùng - Vạn Ninh).
- Bình đồ tuyến thiết kế đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật của cấp đường, phù hợp với các quy hoạch có liên quan, các
điểm khống chế, giảm thiểu tối đa khối lượng giải phóng mặt bằng, cơ bản tránh
các khu đông dân cư, rừng, đất quốc phòng, khu du lịch và di tích lịch sử văn
hóa, đền chùa, miếu mạo, nghĩa trang,… đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, hài hòa với
cảnh quan trong khu vực.
4.4.2. Trắc dọc: Thiết kế đảm bảo
tiêu chuẩn kỹ thuật của đường ô tô cao tốc, có xét đến giải pháp đầu tư giai đoạn
hoàn chỉnh, các điểm khống chế, đảm bảo tần suất thiết kế, thoát lũ, tĩnh không
yêu cầu tại các vị trí giao cắt với quốc lộ, tỉnh lộ, đường địa phương, tĩnh
không đường sắt và tĩnh không thông thuyền, đảm bảo êm thuận trong quá trình vận
hành, giảm thiểu khối lượng đào, đắp, đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, ổn định
công trình lâu dài.
4.4.3. Mặt cắt ngang
a) Đường cao tốc
- Mặt cắt ngang giai đoạn phân
kỳ đầu tư cơ bản bố trí lệch về phía bên phải mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh;
đảm bảo tối ưu, hiệu quả, kinh tế - kỹ thuật, thuận lợi khi mở rộng giai đoạn
hoàn chỉnh (Bnền = 32,25m, bao gồm 06 làn xe cơ giới Bmặt
= 6x3,75m; dải phân cách giữa Bpc=0,75m; dải an toàn Batt
= 2x0,75; dải dừng xe khẩn cấp 2x3,0m; Blề = 2x0,75m).
- Quy mô giai đoạn phân kỳ: Bề
rộng nền đường Bnền = 17,0m, trong đó:
+ Bề rộng mặt đường xe chạy: Bmặt
= 4x3,5 = 14,0m.
+ Dải phân cách giữa: Bpc
= 0,5m.
+ Bề rộng dải an toàn trong: Batt
= 2x0,5m=1,0m.
+ Bề rộng dải an toàn ngoài: Batn
= 2x0,25m=0,5m.
+ Bề rộng lề đất: Blề
= 2x0,5m = 1,0m.
- Đối với một số đoạn đào sâu,
đắp cao căn cứ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, trong bước tiếp
theo để nghiên cứu, phân tích, so sánh, lựa chọn phương án đào, đắp nền đường
theo giai đoạn hoàn chỉnh Bnền=32,25m, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật,
thuận lợi trong thi công và khai thác.
- Đoạn dừng xe khẩn cấp: Bố trí
không liên tục, với khoảng cách (4,0-:-5,0)km/vị trí theo TCCS 42:2022/TCĐBVN.
b) Đường gom, đường ngang, đường
hoàn trả: Được thiết kế đảm bảo tối thiểu theo tiêu chuẩn đường giao thông nông
thôn loại B có Bnền = 5,0m; Bmặt = 3,5m.
4.4.4. Nền đường
a) Đường cao tốc
- Nền đường đắp thông thường: Đảm
bảo yêu cầu về độ chặt và khả năng chịu tải của đất nền theo tiêu chuẩn áp dụng
cho đường ô tô cao tốc; trước khi đắp nền đường thực hiện đào bỏ lớp đất không
thích hợp và đánh cấp (nếu có). Độ dốc mái taluy bên phải (bên hoàn thiện) áp dụng
là 1/2; độ dốc mái taluy bên trái (bên phân kỳ) áp dụng là 1/1,5.
- Nền đường đào: Độ dốc mái
taluy nền đào áp dụng phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, tuân
thủ quy trình thiết kế.
- Xử lý nền đất yếu: Áp dụng
các giải pháp xử lý bằng bấc thấm, giếng cát, đào thay đất hoặc sử dụng các giải
pháp thoát nước thẳng đứng và các giải pháp khác đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn
định công trình.
Trong bước thiết kế tiếp theo
căn cứ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn,... để nghiên cứu, tính
toán, lựa chọn giải pháp thiết kế ổn định mái taluy cho phù hợp; khoanh vùng,
xác định phạm vi đất yếu, so sánh ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp xử lý đất
yếu, có xét đến điều kiện thi công, để lựa chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp,
đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.
b) Đường gom, đường ngang, đường
hoàn trả: Theo yêu cầu kỹ thuật của cấp đường tương ứng.
4.4.5. Mặt đường
- Đường cao tốc: Mặt đường cấp
cao A1, lớp mặt trên bằng hỗn hợp bê tông nhựa cải thiện, lớp mặt chịu lực bằng
bê tông nhựa chặt trên các lớp móng, đảm bảo mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc≥200Mpa;
các nhánh nút giao liên thông: Mặt đường cấp cao A1, lớp mặt bê tông nhựa chặt
rải nóng trên các lớp móng, đảm bảo mô đun đàn hồi yêu cầu Eyc≥155Mpa.
- Đường ngang, đường gom, đường
hoàn trả: Mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa hoặc bê tông xi măng.
4.4.6. Thiết kế giao cắt
a) Giao cắt liên thông: Giai đoạn
1 thiết kế 02 nút giao liên thông, gồm: Nút giao với đường Tiến - Châu - Văn
Hóa (khoảng km597+900) và nút giao với QL.12A (khoảng km624+224); Nút giao Quảng
Hợp (khoảng km584+90) kết nối với ĐT.558B đầu tư trong giai đoạn hoàn chỉnh.
Hình thức nút giao: Trumpet; tuyến nhánh kết nối đường ngang đảm bảo mỗi chiều
01 làn xe.
b) Giao cắt trực thông
- Xây dựng 05 cầu đường ngang
vượt đường cao tốc; cầu vượt thiết kế đảm bảo phù hợp với giai đoạn mở rộng đường
cao tốc theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.
- Hầm chui dân sinh: Số lượng,
vị trí và khẩu độ hầm chui dân sinh trên cơ sở tiêu chuẩn thiết kế theo quy mô
đường chui, có xét đến quy hoạch của địa phương, đã thỏa thuận thống nhất với địa
phương, phù hợp với nhu cầu và hiện trạng kết nối hệ thống giao thông trong khu
vực. Dự kiến bố trí khoảng 38 hầm chui trên tuyến chính, khẩu độ hầm chui BxH từ
(4,0x3,0)m đến (9,0x4,5)m; số lượng, vị trí, khẩu độ hầm chui dân sinh sẽ được
tiếp tục nghiên cứu trong bước thiết kế tiếp theo, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật.
Kết cấu hầm chui bằng bê tông cốt thép, kết cấu móng hầm chui trong bước tiếp
theo sau khi khảo sát đầy đủ số liệu địa hình, địa chất, thủy văn, tư vấn thiết
kế nghiên cứu, tính toán, so sánh ưu điểm, nhược điểm để lựa chọn giải pháp thiết
kế kết cấu móng hầm chui cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công
trình lâu dài.
4.4.7. Công trình cầu: Xây dựng
33 cầu, trong đó: 28 cầu trên đường cao tốc, 05 cầu đường ngang vượt đường cao
tốc:
a) Mặt cắt ngang cầu
- Cầu trên đường cao tốc: Bề rộng
cầu Bcầu=17,5m.
- Cầu vượt trực thông: Bề rộng
cầu phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, quy mô đường ngang, có xét đến quy hoạch của
địa phương.
b) Kết cấu phần trên: Kết cấu dầm
bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực (dầm bản, dầm Super-T, dầm “I”
và các loại dầm khác). Cầu Sông Gianh và cầu Sông Son kết cấu nhịp chính là dầm
hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng.
c) Kết cấu phần dưới: Mố, trụ bằng
BTCT, móng cọc BTCT hoặc móng trên nền thiên nhiên (chiều dài cọc, số lượng cọc,
cao độ đáy bệ là dự kiến, trong bước tiếp theo căn cứ vào số liệu khảo sát địa
hình, địa chất, thủy văn, kết quả tính toán kết cấu để lựa chọn giải pháp thiết
kế móng mố, trụ cầu cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình
lâu dài).
(Chi
tiết công trình cầu có Phụ lục kèm theo).
4.4.8. Công trình hầm: Qua núi
Đông Nang, bố trí 01 hầm (hầm Đèo Bụt) với chiều dài khoảng L=860,0m (nhánh phải)
và L=914,0m (nhánh trái):
- Vị trí cửa hầm: Phía Bắc dự
kiến khoảng km577+714,80 (hầm nhánh phải), khoảng km577+660,06 (hầm nhánh
trái); phía Nam dự kiến khoảng km578+574,80 (hầm nhánh phải) và km578+574,06 (hầm
nhánh trái). Trong bước tiếp theo căn cứ số liệu khảo sát địa hình, địa chất,
thủy văn, tư vấn thiết kế nghiên cứu, phân tích, tính toán, so sánh ưu điểm,
nhược điểm để lựa chọn vị trí cửa hầm cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn
định công trình lâu dài, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Mặt cắt ngang gồm 02 hầm đơn
(giai đoạn phân kỳ đầu tư chỉ lưu thông hầm bên phải gồm 02 làn xe cơ giới ngược
chiều, giai đoạn hoàn chỉnh mỗi hầm lưu thông một chiều, đảm bảo 06 làn xe cơ
giới), tim hầm cách nhau khoảng 45,0m. Mặt cắt ngang mỗi hầm có chiều rộng Bhầm
=14,05m, bao gồm 03 làn xe cơ giới Bcg=3x3,75m=11,25m, dải an toàn Bat
=2x0,75m=1,5m, đường bảo dưỡng hầm Bbd=1,0m, gờ chắn bánh Bcb
=0,3m. Riêng vị trí bố trí đoạn dừng xe khẩn cấp mở rộng Bkc=2,5m, bề
rộng hầm B=16,55m (tính cho một bên hầm). Tĩnh không hầm đoạn thông thường BxH=
(13,05x5,0)m.
- Kết cấu chính trong hầm: Bao
gồm kết cấu chống đỡ bảo đảm ổn định hầm; vỏ hầm bằng bê tông, bê tông cốt
thép. Mặt đường bê tông xi măng trên lớp móng cấp phối đá dăm.
- Hệ thống thoát nước: Bao gồm
hệ thống thoát nước ngầm, hệ thống thoát nước mặt.
- Thiết bị phục vụ vận hành
khai thác hầm: Gồm hệ thống thiết bị phục vụ khai thác cho một ống hầm bên phải.
Ống hầm bên trái chỉ bố trí hệ thống đảm bảo an toàn trong trường hợp cứu hộ khẩn
cấp.
- Công trình phục vụ khai thác:
Nhà điều hành, trạm điện, trạm bơm,… được bố trí chủ yếu khu vực cửa hầm phía
Nam.
4.4.9. Hệ thống thoát nước
- Hệ thống thoát nước ngang:
Xây dựng hệ thống cống thoát nước ngang đảm bảo đủ khẩu độ thoát nước và phục vụ
thủy lợi. Chiều dài cống thoát nước phù hợp với quy mô nền đường giai đoạn phân
kỳ.
- Thoát nước mặt: Xây dựng hoàn
chỉnh hệ thống rãnh dọc, rãnh đỉnh, rãnh cơ và bậc nước đảm bảo thoát nước nền,
mặt đường.
- Hoàn trả kênh, mương đối với các
đoạn tuyến đi trùng với hệ thống kênh, mương hiện hữu, đảm bảo phù hợp với quy
mô mương hiện trạng, quy hoạch thủy lợi của địa phương.
4.4.10. Đường gom, đường ngang,
hoàn trả đường dân sinh: Xây dựng hệ thống đường gom, đường hoàn trả dọc hai
bên tuyến (không liên tục); kết cấu mặt đường láng nhựa, bê tông xi măng phù hợp
với hiện trạng. Chiều dài, phạm vi, kết cấu mặt đường sẽ được tiếp tục xác định
trong bước thiết kế tiếp theo.
4.4.11. Công trình phục vụ vận
hành, khai thác
a) Hệ thống giao thông thông
minh (ITS), thu phí: Xây dựng hạ tầng của hệ thống giao thông thông minh (bể
cáp, ống bảo vệ cáp, hệ thống móng cột biển báo giao thông điện tử,...) trên
tuyến, công trình hầm.
b) Trạm dừng nghỉ
- Dự án không đầu tư xây dựng
trạm dừng nghỉ, chỉ hoạch định vị trí, quy mô để thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng.
- Vị trí trạm dừng nghỉ khoảng
km594+400 (bố trí hai bên đường cao tốc), vị trí được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình thống nhất tại Văn bản số 649/UBND- XDCB ngày 20/4/2022.
- Quy mô trạm thông thường, loại
1 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2012/TT- BGTVT ngày 15/11/2012 của Bộ GTVT.
4.4.12. Các công trình khác
- Hệ thống an toàn giao thông:
Xây dựng cơ bản hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT; dải phân cách giữa bằng bê
tông cốt thép.
- Công trình phòng hộ: Đối với
đoạn thông thường trồng cỏ ổn định mái ta luy; đối với các đoạn nền đào sâu, đắp
cao, đắp cạnh sông, suối mái ta luy được gia cố bằng khung bê tông, đá hộc xây,
tấm ốp lỗ trồng cỏ,... bảo đảm kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình. Trong bước
tiếp theo yêu cầu Ban QLDA 6, tư vấn thiết kế căn cứ số liệu khảo sát địa hình,
địa chất, thủy văn để nghiên cứu, tính toán, so sánh, lựa chọn giải pháp gia cố
mái ta luy cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.
- Hàng rào: Bố trí hàng rào bảo
vệ dọc hai bên tuyến.
- Tường chắn: Bố trí tường chắn
bê tông cốt thép tại các vị trí hạn chế về mặt bằng hoặc địa hình, địa chất, thủy
văn khó khăn, trong bước tiếp theo tư vấn thiết nghiên cứu, tính toán, lựa chọn
giải pháp phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật.
- Điện chiếu sáng: Bố trí tại
các nút giao liên thông, hầm và các công trình cầu chiều dài lớn có yêu cầu thiết
kế cảnh quan.
5. Tổ chức tư
vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên danh Công ty Cổ phần tư
vấn thiết kế đường bộ và Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm.
6. Địa điểm
xây dựng và diện tích sử dụng đất
6.1. Địa điểm xây dựng: Huyện Kỳ
Anh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; huyện Quảng Trạch, huyện Bố Trạch và thị xã
Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
6.2. Diện tích sử dụng đất: Tổng
diện tích thu hồi đất khoảng 508,0ha; trong đó:
- Đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh: Khoảng
113,0ha.
- Đoạn qua tỉnh Quảng Bình: Khoảng
395,0ha.
7. Nhóm dự án;
loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng công trình chính theo thiết kế
- Nhóm dự án: Dự án quan trọng
quốc gia.
- Loại và cấp công trình chính:
Công trình giao thông đường bộ; công trình đường ô tô cao tốc cấp I.
- Thời hạn sử dụng công trình
chính theo thiết kế: Thời hạn sử dụng theo tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng.
8. Số bước thiết
kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn
- Thiết kế 03 bước: Thiết kế cơ
sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
- Danh mục tiêu chuẩn: Theo Quyết
định số 800/QĐ-BGTVT ngày 25/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt
danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng.
9. Tổng mức đầu
tư, giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư: 12.548 tỷ đồng
(Mười hai nghìn, năm trăm bốn mươi tám tỷ đồng).
Trong đó:
- Chi phí bồi thường hỗ trợ
và tái định cư:
|
1.079,79
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí xây dựng:
|
9.703,21
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí thiết bị:
|
37,17
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí quản lý dự án:
|
47,53
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
|
337,98
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí khác:
|
309,24
|
tỷ đồng;
|
- Chi phí dự phòng:
|
1.033,08
|
tỷ đồng.
|
10. Tiến độ
thực hiện dự án: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn
thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
11. Nguồn vốn
đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án.
- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước
theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội.
- Dự kiến phân bổ vốn theo tiến
độ dự án và Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội:
+ Giai đoạn 2021 - 2025: Bố trí
khoảng 10.528 tỷ đồng; trong đó năm 2022 dự kiến bố trí khoảng 1.723 tỷ đồng; năm
2023 dự kiến khoảng 1.987 tỷ đồng; năm 2024 dự kiến khoảng 3.187 tỷ đồng; năm
2025 dự kiến khoảng 3.630 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026 - 2030 bố trí
khoảng 2.020 tỷ đồng; trong đó năm 2026 dự kiến khoảng 1.212 tỷ đồng; năm 2027
dự kiến khoảng 808 tỷ đồng.
12. Hình thức
tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng: Áp dụng hình thức Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.
13. Phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Thực hiện theo Nghị quyết số
44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng
công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Khung
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại văn bản số 463/TTg-CN ngày 25/5/2022, nội dung chủ yếu như sau:
a) Phạm vi giải phóng mặt bằng
(GPMB)
GPMB theo quy mô giai đoạn hoàn
chỉnh (06 làn xe) theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, phạm vi thực hiện theo quy định tại các Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của
Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Chi phí bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư (đã bao gồm dự phòng phí): Khoảng 1.079.792 triệu đồng, trong đó:
- Đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh: Khoảng
237.020 triệu đồng.
- Đoạn qua tỉnh Quảng Bình: Khoảng
842.772 triệu đồng.
c) Phương án tổ chức thực hiện:
Tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng, do Ủy ban
nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 29 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ.
14. Các nội
dung khác
Ban Quản lý dự án 6 chịu trách
nhiệm:
- Thực hiện các nội dung nêu tại
Báo cáo thẩm định số 242/CQLXD-DAĐT1 ngày 30/6/2022 của Cục Quản lý xây dựng và
Chất lượng công trình giao thông.
- Chỉ đạo tư vấn thiết kế hoàn
chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, giao nộp hồ sơ và tài liệu cần thiết
theo quy định cho các cơ quan có liên quan và lưu trữ tuân thủ quy định hiện
hành.
- Lập kế hoạch, tiến độ tổng thể,
chi tiết để triển khai Dự án, tuân thủ quy định, phù hợp với tiến độ triển khai
hoàn thành dự án theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội
và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022 của Chính phủ, kế hoạch vốn được cấp
có thẩm quyền chấp thuận.
- Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu
tư tiểu dự án giải phóng mặt bằng và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, rà
soát, đảm bảo khối lượng giải phóng mặt bằng phù hợp với hồ sơ thiết kế được
phê duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, tuân thủ quy định.
- Chỉ đạo tư vấn thiết kế thực
hiện đầy đủ công tác khảo sát (địa hình, địa chất, thủy văn, mỏ vật liệu, bãi đổ
thải, cấp đường và cự ly vận chuyển,...) khi triển khai các bước tiếp theo tuân
thủ quy định. Chỉ đạo tư vấn thiết kế căn cứ số liệu khảo sát, tiêu chuẩn áp dụng
cho dự án, tính chất kỹ thuật của công trình để tiếp tục rà soát, nghiên cứu kỹ
lưỡng, phân tích, so sánh lựa chọn giải pháp thiết kế cho phù hợp, đảm bảo kinh
tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ
sung tiêu chuẩn (nếu có) vào danh mục tiêu chuẩn áp dụng cho dự án theo quy định
làm cơ sở thiết kế, thi công, nghiệm thu các hạng mục công trình,...
- Làm việc với địa phương, xác
định cụ thể, chuẩn xác nguồn cung cấp vật liệu, vị trí bãi đổ thải, cập nhật,
điều chỉnh, bổ sung vào hồ sơ khảo sát vật liệu, bãi đổ thải đã được UBND các tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình chấp thuận, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo, đảm bảo
kinh tế - kỹ thuật.
- Thực hiện bảo vệ môi trường
theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1225/QĐ-BTNMT ngày 08/6/2022 và các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nội dung liên
quan tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
Ban Quản lý dự án 6 thực hiện
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, lựa chọn nhà thầu để triển
khai thực hiện dự án tuân thủ quy định; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp
luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong quá trình quản lý, thực hiện dự
án, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng,
pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trên cơ sở hồ sơ Báo cáo nghiên
cứu khả thi được duyệt, Ban Quản lý dự án 6 khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên
quan rà soát, cập nhật hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng theo quy định
tại điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/02/2022
của Chính phủ và hoàn thiện các thủ tục liên quan, bàn giao cho các chủ đầu tư
tiểu dự án thành phần giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện Dự án đảm bảo
tiến độ yêu cầu.
Điều 3.
1. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Vụ trưởng các vụ: Kế hoạch -
Đầu tư, Đối tác công - tư, Kết cấu hạ tầng giao thông, Khoa học - Công nghệ,
Môi trường, Tài chính; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng Cục
Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Giám đốc Ban Quản lý dự
án 6 và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Kho bạc Nhà nước trung ương;
- UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình;
- Các đơn vị có liên quan (Ban QLDA 6 sao gửi);
- Lưu: VT, CQLXD (03)Trung.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU THUỘC DỰ ÁN THÀNH PHẦN
ĐOẠN VŨNG ÁNG - BÙNG
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BGTVT
ngày / /2022 của Bộ
GTVT)
TT
|
Tên cầu
|
Lý trình
|
Bề rộng (m)
|
Sơ đồ nhịp (m)
|
Kết cấu nhịp
|
Ghi chú
|
I
|
Cầu trên đường cao tốc (28
cầu)
|
1
|
Cầu số 1
|
Km570+751,3
|
17,5
|
21 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
2
|
Cầu số 2
|
Km574+975,0
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
3
|
Cầu số 3
|
Km575+517,0
|
17,5
|
14 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
4
|
Cầu số 4
|
Km576+88,5
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
5
|
Cầu số 5
|
Km577+372,0
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
6
|
Cầu số 6
|
Km579+158,0
|
17,5
|
3x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
7
|
Cầu Bưởi
|
Km583+590,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x21,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Mở rộng cầu cũ trên tuyến tránh Đèo Con
|
8
|
Cầu Khe Lau
|
Km584+733,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
9
|
Cầu Khe Cái
|
Km596+10,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
10
|
Cầu Tiến Châu-Văn Hóa
|
Km597+336,0
|
17,5
|
4x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Cầu trong phạm vi nút giao liên thông
|
11
|
Cầu Khe Sét
|
Km599+710,0
|
17,5
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
12
|
Cầu Quảng Phương
|
Km604+233,5
|
17,5
|
2x21,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
13
|
Cầu vượt QL12A
|
Km605+778,9
|
17,5
|
1x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Cầu trong phạm vi nút giao liên thông
|
14
|
Cầu Sông Gianh
|
Km607+301,2
|
17,5
|
09 nhịp super-T+(55+90+55)+38 nhịp super-T+42 nhịp dầm bản
|
Dầm BTCT DƯL, đúc hẫng cân bằng, dầm bản BTCT
|
|
15
|
Cầu Quảng Lộc
|
Km608+995,0
|
17,5
|
6x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
16
|
Cầu Quảng Hòa 1
|
Km609+500,0
|
17,5
|
8,0+10,0+8,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
17
|
Cầu Quảng Hòa 2
|
Km609+905,0
|
17,5
|
8,0+10,0+8,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
18
|
Cầu Quảng Sơn 1
|
Km610+435,6
|
17,5
|
16x10,0+4,4+2x24,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
19
|
Cầu Quảng Sơn 2
|
Km610+860,9
|
17,5
|
2x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
20
|
Cầu Quảng Sơn 3
|
Km611+280,7
|
17,5
|
14 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
21
|
Cầu Quảng Sơn 4
|
Km611+753,8
|
17,5
|
6x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
22
|
Cầu cạn 11
|
Km614+133,1
|
17,5
|
5 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
23
|
Cầu cạn 12
|
Km614+753,5
|
17,5
|
7 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
24
|
Cầu Liên Trạch
|
Km617+74,0
|
17,5
|
2x24,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
25
|
Cầu Sông Son
|
Km619+909,1
|
17,5
|
(55+90+55)+11 nhịp dầm super-T
|
Đúc hẫng cân bằng, dầm BTCT DƯL
|
|
26
|
Cầu Sông Đào
|
Km620+842,8
|
17,5
|
14x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
27
|
Cầu Cự Nẫm
|
Km621+684,8
|
17,5
|
24x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
28
|
Cầu vượt đường HCM
|
Km623+852,0
|
17,5
|
1x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
II
|
Cầu đường ngang vượt đường
cao tốc (05 cầu)
|
1
|
Cầu vượt ngang số 1
|
Km582+996,0
|
9,0
|
4 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
2
|
Cầu vượt ngang số 2
|
Km585+23,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
3
|
Cầu vượt ngang số 3
|
Km589+627,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
4
|
Cầu vượt ngang số 4
|
Km596+520,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCTDƯL
|
|
5
|
Cầu vượt ngang số 5
|
Km603+060,0
|
7,5
|
15,0 + 1x38,2 + 15,0
|
Super-T, Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
Ghi chú:
- Chiều dài nhịp dầm Super-T
thông thường L = 38,20m; trong bước tiếp theo căn cứ điều kiện địa hình, địa chất,
thủy văn, các vị trí đường chui, đường sắt,...chủ đầu tư, tư vấn thiết kế
nghiên cứu tính toán lựa chọn vị trí mố, trụ cầu, sơ đồ cầu, chiều dài nhịp cho
phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.
- Kết cấu móng mố, trụ, chiều
dài cọc, số lượng cọc, đường kính cọc, cao độ móng trên nền thiên nhiên,... chỉ
là dự kiến, trong bước tiếp theo căn cứ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy
văn bổ sung theo quy trình khảo sát, thiết kế; chủ đầu tư, tư vấn thiết kế
nghiên cứu, tính toán so sánh ưu điểm, nhược điểm để lựa chọn giải pháp thiết kế
cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU THUỘC DỰ ÁN THÀNH PHẦN
ĐOẠN VŨNG ÁNG - BÙNG
(Kèm theo Quyết định số 903/QĐ-BGTVT ngày 13/07/2022 của Bộ GTVT)
TT
|
Tên cầu
|
Lý trình
|
Bề rộng (m)
|
Sơ đồ nhịp (m)
|
Kết cấu nhịp
|
Ghi chú
|
I
|
Cầu trên đường cao tốc (28
cầu)
|
1
|
Cầu số 1
|
Km570+751,3
|
17,5
|
21 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
2
|
Cầu số 2
|
Km574+975,0
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
3
|
Cầu số 3
|
Km575+517,0
|
17,5
|
14 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
4
|
Cầu số 4
|
Km576+88,5
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
5
|
Cầu số 5
|
Km577+372,0
|
17,5
|
09 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
6
|
Cầu số 6
|
Km579+158,0
|
17,5
|
3x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
7
|
Cầu Bưởi
|
Km583+590,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x21,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Mở rộng cầu cũ trên tuyến tránh Đèo Con
|
8
|
Cầu Khe Lau
|
Km584+733,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
9
|
Cầu Khe Cái
|
Km596+10,0
|
17,5
Bcầu cũ=7,5m
Bmở rộng=10,0m
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
10
|
Cầu Tiến Châu-Văn Hóa
|
Km597+336,0
|
17,5
|
4x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Cầu trong phạm vi nút giao liên thông
|
11
|
Cầu Khe Sét
|
Km599+710,0
|
17,5
|
2x33,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
12
|
Cầu Quảng Phương
|
Km604+233,5
|
17,5
|
2x21,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
13
|
Cầu vượt QL12A
|
Km605+778,9
|
17,5
|
1x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
Cầu trong phạm vi nút giao liên thông
|
14
|
Cầu Sông Gianh
|
Km607+301,2
|
17,5
|
09 nhịp super-T+(55+90+55)+38 nhịp super-T+42 nhịp dầm bản
|
Dầm BTCT DƯL, đúc hẫng cân bằng, dầm bản BTCT
|
|
15
|
Cầu Quảng Lộc
|
Km608+995,0
|
17,5
|
6x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
16
|
Cầu Quảng Hòa 1
|
Km609+500,0
|
17,5
|
8,0+10,0+8,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
17
|
Cầu Quảng Hòa 2
|
Km609+905,0
|
17,5
|
8,0+10,0+8,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
18
|
Cầu Quảng Sơn 1
|
Km610+435,6
|
17,5
|
16x10,0+4,4+2x24,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
19
|
Cầu Quảng Sơn 2
|
Km610+860,9
|
17,5
|
2x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
20
|
Cầu Quảng Sơn 3
|
Km611+280,7
|
17,5
|
14 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
21
|
Cầu Quảng Sơn 4
|
Km611+753,8
|
17,5
|
6x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
22
|
Cầu cạn 11
|
Km614+133,1
|
17,5
|
5 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
23
|
Cầu cạn 12
|
Km614+753,5
|
17,5
|
7 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
24
|
Cầu Liên Trạch
|
Km617+74,0
|
17,5
|
2x24,0
|
Dầm “I”, BTCT DƯL
|
|
25
|
Cầu Sông Son
|
Km619+909,1
|
17,5
|
(55+90+55)+11 nhịp dầm super-T
|
Đúc hẫng cân bằng, dầm BTCT DƯL
|
|
26
|
Cầu Sông Đào
|
Km620+842,8
|
17,5
|
14x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
27
|
Cầu Cự Nẫm
|
Km621+684,8
|
17,5
|
24x10,0
|
Dầm bản, BTCT
|
|
28
|
Cầu vượt đường HCM
|
Km623+852,0
|
17,5
|
1x24,0
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
II
|
Cầu đường ngang vượt đường
cao tốc (05 cầu)
|
1
|
Cầu vượt ngang số 1
|
Km582+996,0
|
9,0
|
4 nhịp dầm Super-T
|
Dầm BTCT DƯL
|
|
2
|
Cầu vượt ngang số 2
|
Km585+23,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
3
|
Cầu vượt ngang số 3
|
Km589+627,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
4
|
Cầu vượt ngang số 4
|
Km596+520,0
|
7,5
|
Dầm khung K
|
Dầm bản, BTCTDƯL
|
|
5
|
Cầu vượt ngang số 5
|
Km603+060,0
|
7,5
|
15,0 + 1x38,2 + 15,0
|
Super-T, Dầm bản, BTCT DƯL
|
|
Ghi chú:
- Chiều dài nhịp dầm Super-T
thông thường L = 38,20m; trong bước tiếp theo căn cứ điều kiện địa hình, địa chất,
thủy văn, các vị trí đường chui, đường sắt,...chủ đầu tư, tư vấn thiết kế
nghiên cứu tính toán lựa chọn vị trí mố, trụ cầu, sơ đồ cầu, chiều dài nhịp cho
phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.
- Kết cấu móng mố, trụ, chiều
dài cọc, số lượng cọc, đường kính cọc, cao độ móng trên nền thiên nhiên,... chỉ
là dự kiến, trong bước tiếp theo căn cứ số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy
văn bổ sung theo quy trình khảo sát, thiết kế; chủ đầu tư, tư vấn thiết kế
nghiên cứu, tính toán so sánh ưu điểm, nhược điểm để lựa chọn giải pháp thiết kế
cho phù hợp, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, ổn định công trình lâu dài.