ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
857/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 22 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021, ĐỊNH HƯỚNG GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14;
Căn cứ Quyết định số
03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế
quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
Căn cứ các văn bản của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư: số 4936/BKHĐT-ĐTNN ngày 31/7/2020 hướng dẫn xây dựng chương trình
xúc tiến đầu tư năm 2021; Văn bản số 331/BKHĐT-ĐTNN ngày 20/01/2021 về Chương
trình xúc tiến đầu tư năm 2021 của tỉnh Quảng Ninh;
Theo đề nghị của Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư tại văn bản số 105/BXTĐT-XT6 ngày 10/02/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình
xúc tiến đầu tư năm 2021, định hướng giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ KH&ĐT (báo
cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2 (thi hành);
- TTTT tỉnh (đưa tin);
- Lưu: VT, XD5QD090.16
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tường Văn
|
CHƯƠNG TRÌNH
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2021, ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH QUẢNG
NINH
(Kèm theo Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh)
Căn cứ quyết định số 03/2014/QĐ-TTg
ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý nhà nước
đối với hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT); Thông tư liên tịch số
90/2015/TTLT-BTC-BKHĐT ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động XTĐT; Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định
hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu
tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-TW
ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị
quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển
nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030; Chương trình số 01-Ctr/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh về Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần
thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương
trình hành động số 01/Ctr-UBND ngày 04/01/2021 về Triển khai thực hiện Nghị quyết
01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền
vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến
năm 2030; Thực hiện Văn bản số 4936/BKHĐT-ĐTNN ngày 31/7/2020 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn xây dựng chương trình XTĐT năm 2021 và trên cơ sở ý kiến của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 331/BKHĐT-ĐTNN ngày 20/01/2021 về việc
Chương trình XTĐT năm 2021 của tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
ban hành Chương trình XTĐT tỉnh Quảng Ninh năm 2021, định hướng giai đoạn
2021-2025, cụ thể như sau:
Phần I
THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG XTĐT NĂM 2020
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm 2020 là năm chịu nhiều ảnh hưởng từ
diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tác động của cuộc chiến tranh thương
mại, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và gay gắt
giữa các quốc gia và khu vực, tình hình kinh tế xã hội trong nước bị ảnh hưởng
không nhỏ. Các hoạt động XTĐT tỉnh Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Tuy nhiên, Quảng Ninh đã chủ động linh hoạt trong công tác chỉ đạo điều hành để
triển khai hiệu quả chương trình XTĐT năm 2020 theo Quyết định số 1667/QĐ-UBND
ngày 23/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, đạt một số kết quả nổi bật
sau:
1. Công tác chỉ
đạo điều hành trong hoạt động XTĐT được quan tâm thường xuyên, quyết liệt
Ngay từ đầu năm, tỉnh Quảng Ninh đã
ban hành các Kế hoạch, Văn bản liên quan đến việc công tác XTĐT, hợp tác đầu tư
nước ngoài để làm cơ sở, định hướng cho hoạt động XTĐT: Kế hoạch 377-KH/TU ngày
16/01/2020 về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị
về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp
tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Kế hoạch 59/KH-UBND ngày 24/3/2020 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về Thực hiện Kế hoạch số 377-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế
hoạch 115/KH-UBND ngày 30/6/2020 về Triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW
ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch
COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Quyết định số
1667/QĐ-UBND ngày 21/5/2020 về việc ban hành chương trình XTĐT của tỉnh Quảng
Ninh năm 2020; Văn bản số 4369/UBND-XD5 ngày 30/6/2020 về việc nâng cao hiệu quả
XTĐT, đón bắt xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất toàn cầu để thu hút FDI vào
Quảng Ninh.
Sự quan tâm chỉ đạo điều hành quyết
liệt, thường xuyên của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh trong công tác XTĐT là động
lực thực hiện hiệu quả các hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới do ảnh hưởng của dịch
COVID-19, tạo niềm tin, động lực cho các nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu
đầu tư vào tỉnh.
2. Công tác tổ
chức thực hiện hoạt động XTĐT
2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động
XTĐT tại chỗ, tiếp tục triển khai lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư
Công tác XTĐT tại chỗ được quan tâm
và triển khai tích cực, thực chất, tạo được ấn tượng niềm tin cho nhà đầu tư
doanh nghiệp. Kết quả là:
- Một số chính sách hỗ trợ nhà đầu
tư, doanh nghiệp: Trong năm 2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số
256/2020/NQ-HĐND ngày 14/5/2020 về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh
Quảng Ninh năm 2020 và thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung về một số giải
pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020 vào ngày 08/9/2020; UBND
tỉnh ban hành văn bản số 2006/UBND-TM3 ngày 30/3/2020 v/v triển khai thực hiện
Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải
pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng
phó với dịch COVID-19.
- UBND tỉnh và các sở, ngành, địa
phương đã vào cuộc quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong
thời kỳ chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 qua các buổi làm việc, nghe báo cáo
tình hình triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại
các địa phương Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn, Móng Cái, Cẩm Phả... của Thường trực
Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ và chỉ đạo kịp thời những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án; Hội nghị tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành trong tỉnh và trên 400 doanh
nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có hoạt động nghiên cứu, triển khai sản
xuất, kinh doanh tại tỉnh; Buổi làm việc với Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Thành
Công về tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh; làm việc với doanh
nghiệp ngành than, điện, xi măng để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc,
thúc đẩy tăng sản lượng khai thác, tiêu thụ; tiếp nhận, chỉ đạo các ngành, địa
phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Tổ chức
làm việc với Hiệp hội du lịch Quảng Ninh và đại diện một số doanh nghiệp du lịch
trên địa bàn về các giải pháp phát triển du lịch và công tác phòng chống dịch bệnh
COVID-19; thực hiện các giải pháp đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hoạt động
xuất nhập khẩu; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, người dân vay vốn bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tham mưu kết nối, tổ chức thực
hiện các hội thảo triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa lợi ích do
Hiệp định EVFTA cũng như các Hiệp định quốc tế khác mang lại.
2.2. Triển khai các hoạt động XTĐT
trong và ngoài nước
Quảng Ninh luôn bám sát Nghị quyết
58/NQ-CP ngày 27/4/2020 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày
20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác
đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Kế hoạch số 377-KH/TU ngày 16/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện
Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị, Chương trình XTĐT năm 2020
(được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 21/5/2020) trong
đó xác định rõ các thị trường trọng điểm cần XTĐT đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Mỹ, Châu Âu, UAE... để tiến hành các cuộc XTĐT, cụ thể:
2.2.1. Công tác XTĐT trong nước được
tiếp tục triển khai linh hoạt và hiệu quả
- Về tổ chức đón tiếp, hỗ trợ nhà đầu
tư đến nghiên cứu đầu tư tại tỉnh và phối hợp tham gia các hoạt động XTĐT do
các Bộ, ngành Trung ương tổ chức: Năm 2020, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của
tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, số lượt đoàn đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh chỉ bằng 30%
cùng kỳ. Thay vào đó, tỉnh tập trung các hoạt động XTĐT tại chỗ và việc tổ chức
các hội nghị, hội thảo trực tuyến, cụ thể:
+ Đổi mới cách thức XTĐT FDI tại
điểm đến (Quảng Ninh) thay vì không tổ chức các đoàn ra nước ngoài: UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Đầu tư Nước
ngoài, Đại sứ quán Hàn Quốc, KCCI, KOCHARM... tổ chức Hội nghị XTĐT chuyên sâu
kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc nghiên cứu đầu tư vào KCN, KKT “Quảng Ninh
2020 - Điểm đến đầu tư” vào ngày 28/8/2020 tại TP. Hạ Long với sự tham gia của
đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế Hàn Quốc như Ủy ban
giám sát kinh tế Hàn Quốc FSS, KF, KOTRA... và gần 50 CEO tập đoàn lớn Hàn Quốc
đang đầu tư tại Việt Nam như SK Vietnam, Hyundai Motor, LG International,
Lotte. Hội nghị XTĐT các doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm đổi mới cách thức XTĐT, ưu
tiên XTĐT tại chỗ và tập trung vào các nhà đầu tư Hàn Quốc, tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong tỉnh và các nhà đầu tư,
doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư thành công tại Việt Nam giao lưu, trao đổi và
thiết lập mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết trong hợp tác đầu tư, hình
thành chuỗi giá trị sản xuất gia tăng.
Để nâng cao hiệu quả XTĐT, Quảng Ninh
tiếp tục bám sát KCCI và có buổi làm việc, kết nối mời một số doanh nghiệp Hàn
Quốc đến khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức
Hội nghị XTĐT, thúc đẩy xuất khẩu vào ngày 13/11/2020 tại Quảng Ninh thu hút được
sự tham gia của 29 cơ quan ngoại giao và tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài
tại Việt Nam.
+ Triển khai hoạt động XTĐT trực
tuyến với Nhật Bản: Quảng Ninh đã phối hợp với Cục Xúc
tiến thương mại, Bộ Công Thương, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và
Tổ chức Xúc tiến Thương mại JETRO tại Hà Nội để tham gia Chương trình Hội thảo
trực tuyến “Kết nối Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản” vào ngày 9/9/2020 nhằm tạo cơ hội
quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh, nhất là trong đón làn sóng các
doanh nghiệp Nhật Bản. Hội thảo có sự tham gia duy nhất của ba địa phương trên
toàn quốc được lựa chọn là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Nghệ An cùng với gần 300
doanh nghiệp Nhật Bản.
- Hoạt động XTĐT của tỉnh tiếp tục được
đổi mới về nội dung, hình thức và tăng cường theo hướng chủ động (chủ động
trong việc lựa chọn Nhà đầu tư cũng như lĩnh vực mời gọi đầu tư), chú trọng
XTĐT tại chỗ. Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
đã quyết định tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh hoặc
mời gọi các vendor vào đầu tư tại các KCN, KKT của tỉnh, như: Tập đoàn Texhong
(Hong Kong)[1];
Tập đoàn Vỹ Trọng (Đài Loan)[2];
Tập đoàn Thành Công[3];
Tập đoàn Vingroup[4];
Các dự án phụ trợ cho các nhà máy của Tập đoàn Foxconn, Tập đoàn TCL tại KCN
Đông Mai[5]
v.v... Qua đó, góp phần hình thành chuỗi các dự án sản xuất công nghiệp dệt may
tại KCN Texhong Hải Hà và KCN Việt Hưng; chuỗi các dự án sản xuất, lắp ráp thiết
bị điện tử, thiết bị phụ tùng ô tô tại KCN Đông Mai, KCN Việt Hưng, KKTCK Móng
Cái.
- Hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các
công ty kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình XTĐT
chuyên sâu vào các KCN như Hội thảo XTĐT khu công nghiệp ven biển của Công ty Cổ
phần Deep C Nga
- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất kiện
toàn Bộ phận Thường trực Japan Desk Quảng Ninh trực thuộc Japan Desk Quảng
Ninh; Ban hành Quy chế hoạt động và Chương trình công tác năm 2020 của Bộ phận
thường trực Japan Desk.
- Tổ chức khóa học tập huấn nâng cao
kỹ năng XTĐT cho các cán bộ thuộc sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh vào
ngày 16/12/2020 với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước như Ông
Michael DC Choi - Phó Tổng Giám đốc Văn phòng KOTRA Hà Nội, Trưởng Ban KOREA
DESK, Ông Nguyễn Đức Anh - Phó trưởng Phòng Đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước
ngoài.
2.2.2. Chủ động khai thác hiệu quả
và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đầu mối XTĐT tại các thị trường nước
ngoài
- Thường xuyên chủ động kết nối, làm
việc, liên lạc với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước có
liên quan đến công tác XTĐT như JETRO, KORCHAM, KCCI, EUROCHAM Vietnam, Cục Đầu
tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm XTĐT phát triển công thương
(Investprocen) - Bộ Công Thương, Tổ hợp KCN Deep C... để nắm bắt tình hình xu
hướng đầu tư sau COVID-19, đồng thời trao đổi và cung cấp các tài liệu liên
quan để xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh.
- Tham gia các hội nghị, hội thảo
liên quan đến XTĐT để tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới XTĐT: Hội nghị Gặp
gỡ Hàn Quốc Meet Korea 2020 nhằm quảng bá, XTĐT vào tỉnh; Hội nghị Hội nghị Hà
Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển ngày 27/6/2020 tại Hà Nội - là cơ hội để
giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm XTĐT với các tỉnh, thành trong cả nước; Tọa đàm với
các Đại sứ, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020 - 2023 do Bộ
Ngoại giao chủ trì, gặp gỡ một số địa phương miền Bắc Việt Nam; Tọa đàm XTĐT trực
tuyến Việt Nam - Cộng hòa Pháp với chủ đề “Thúc đẩy thu hút đầu tư của Pháp vào
Việt Nam thời kỳ hậu COVID-19” vào ngày 28/9/20 tại đầu cầu Trung tâm điều hành
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội để tiếp thu, cập nhật những định hướng kinh tế
lớn của Việt Nam, môi trường đầu tư và chính sách thu hút làn sóng đầu tư mới tại
Việt Nam, các cơ chế tạo thuận lợi đầu tư cho Việt Nam trên cơ sở Hiệp định
EVFTA, EVIPA...; Tọa đàm “Gặp gỡ Ấn Độ” do Cục Ngoại vụ và Đại sứ quán Ấn Độ đồng
tổ chức, tọa đàm “Gặp gỡ châu
Phi”, “Gặp gỡ Anh Quốc” do Cục Ngoại vụ phối hợp với các đại sứ quán tổ chức; Tọa
đàm với các doanh nghiệp tỉnh
Saitama, Nhật Bản khu vực phía Bắc lần thứ 8 (ngày 05/11/2020)…
2.3. Xây dựng ấn phẩm, tài liệu
XTĐT
Vói mục đích mang đến nhà đầu tư,
doanh nghiệp thông tin cập nhật và sự chuyển động trong phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, các dự án trên địa bàn tỉnh và phục vụ các chương trình XTĐT trong và
ngoài nước, tài liệu XTĐT được trình bày bằng các hình thức đa dạng và theo bộ
nhận diện thương hiệu chung:
- Tài liệu truyền thống: Bộ ấn phẩm
XTĐT mới của tỉnh (bao gồm Quyển Cẩm nang đầu tư, Danh mục dự án kêu gọi thu
hút đầu tư, Tờ kẹp file thông tin, Tờ rơi giới thiệu thông tin về tỉnh, Quyển
thông tin 13 địa phương, Bản tin XTĐT hàng quý) và Bộ ấn phẩm quảng bá về các
KCN, KKT theo bộ nhận diện thương hiệu chung bằng các ngôn ngữ (Việt, Anh,
Trung, Nhật, Hàn) với hình thức thiết kế hiện đại, ngắn gọn, thông tin các dự án đầy đủ, cập nhật, đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Video Clip XTĐT được xây dựng mới
trong năm 2020 với nội dung cập nhật các chuyển động, kết quả kinh tế xã hội của
tỉnh.
- Tài liệu phiên bản điện tử, bao gồm:
Cổng thông tin XTĐT chung của tỉnh luôn được cập nhật các thông tin mới nhất về
tình hình kinh tế chính trị đầu tư, trong đó hoàn thiện chuyên mục Japan Desk;
Các ấn phẩm tài liệu dưới dạng điện tử với đầy đủ thông tin được gửi đến thường
xuyên tới các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu đầu tư vào Quảng
Ninh.
II. MỘT SỐ THUẬN LỢI,
KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI XTĐT
1. Thuận lợi
- Sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại Giao và các tổ chức quốc tế, sự chỉ đạo, điều hành
quyết liệt, thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh đã tạo niềm tin, cảm
xúc cho các nhà đầu tư khi được tiếp xúc và làm việc với các lãnh đạo tỉnh.
- Xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu
tư FDI sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc Việt Nam tham gia
CPTPP và EVFTA. Trong năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đón những
chuyên gia sang Việt Nam làm việc cũng là một cơ hội để Quảng Ninh giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh,
tạo ấn tượng tốt đẹp đối với các chuyên gia của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn
quốc tế.
- Môi trường đầu tư kinh doanh được cải
thiện và khẳng định thương hiệu và vị thế trên toàn quốc. XTĐT tại chỗ được chủ
động và tích cực triển khai với nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Các hoạt động
XTĐT trong và ngoài nước được linh hoạt diễn ra sôi nổi thể hiện tính chuyên
nghiệp, thiết thực, hiệu quả dần được khẳng định.
- Kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm
cơ bản hoàn thành, sức hút mới của hai khu kinh tế (Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên[6]).
2. Hạn chế và một
số thách thức
- Về quy hoạch: Hiện nay, quỹ đất của
Quảng Ninh tại các khu vực đô thị trung tâm và các thành phố lớn có giá trị
thương mại còn lại không nhiều. Một số địa phương thuộc tỉnh đang điều chỉnh lại
quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh
đang thực hiện công tác rà soát, lập và trình duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tại Quyết
định số 479/QĐ-TTg ngày 07/4/2020. Do vậy có độ trễ trong việc xây dựng danh mục
dự án kêu gọi đầu tư và hoạt động đầu tư.
- Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề cao; sử dụng ngoại ngữ thành
thạo để đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ thông
tin, công nghệ cao; chưa có chính sách nổi trội để thu hút nguồn lao động chất
lượng cao làm việc trong các doanh nghiệp, dự án đầu tư lớn đang trở thành
thách thức trong xúc tiến, thu hút đầu tư vào tỉnh.
- Về đầu tư cho phát triển hạ tầng
KCN, KKT còn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế của nhà đầu tư: Hạ tầng kỹ thuật
ngoài hàng rào KCN và việc kết nối từ hạ tầng kỹ thuật động lực đến các KCN,
KKT chậm được đầu tư (KCN Hải Hà, Đầm Nhà Mạc, Đông Mai, Cái Lân, Việt Hưng...)
làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư vào các KCN, KKT.
- Về chính sách thu hút, khuyến khích
đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư vào các
KCN, KKT của tỉnh theo quy định chung của Chính phủ chưa có chính sách ưu đãi
vượt trội, đặc thù trong khi áp lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư ngày càng
cao... Giá thuê đất trong KCN tăng ảnh hưởng tính cạnh tranh.
- Tính liên kết vùng giữa các địa
phương còn chưa được khai thác hiệu quả, hiện nay các địa phương đang dừng lại ở
việc XTĐT riêng của địa phương.
3. Nguyên nhân
của hạn chế, bất cập
- Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19
tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, công
tác giãn cách xã hội nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh tại nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam đã hạn chế rất lớn tới công tác XTĐT.
- Chưa dành nguồn kinh phí cấp cho
xây dựng, lập danh sách cho các dự án động lực kêu gọi XTĐT, lập báo cáo nghiên
cứu khả thi dự án; Giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch vẫn còn chậm ở một số
nơi.
- Hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật
đô thị và các Khu công nghiệp mặc dù được đầu tư nhưng chỉ tập trung tại các đô
thị trung tâm, thiếu sự đồng bộ, sự liên kết đối với các địa phương còn khó
khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do đó, các địa phương có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn như Ba Chẽ, Bình Liêu vẫn còn gặp rất khó
khăn trong công tác XTĐT, nhất là thu hút đầu tư FDI.
- XTĐT tại chỗ
còn chưa đạt được hiệu quả cao do việc xử lý khó khăn, vướng
mắc đối với các dự án đầu tư hoặc
thu hồi dự án do chậm tiến độ thường liên quan đến nhiều cơ quan, dẫn đến kéo
dài, khó giải quyết dứt điểm
- Cán bộ làm công tác XTĐT tại các sở,
ban, ngành và địa phương phần lớn là kiêm nhiệm, chưa dồn hết tâm huyết cho
công tác XTĐT, chưa chủ động trong công tác XTĐT; thiếu kiến thức về chuyên môn
như kiến thức quy hoạch còn hạn chế, thiếu kỹ năng phân tích thị trường để hỗ
trợ, hướng dẫn nhà đầu tư nhận định lợi thế cạnh tranh của địa phương hoặc của
lĩnh vực đầu tư. Nhận thức của các Sở, ngành, địa phương đã có sự thay đổi
nhưng chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, chưa chủ động tìm kiếm đối tác, nhà đầu
tư. Phương pháp xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư còn ở mức nhỏ lẻ, thiếu
tính khoa học và thiếu tầm nhìn mang tính liên kết vùng.
III. KẾT QUẢ THU
HÚT ĐẦU TƯ[7]: Tính đến hết tháng
12/2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 85.369 tỷ đồng, tăng
11,3% cùng kỳ, trong đó: Vốn nhà nước 31.167 nghìn tỷ đồng, chiếm 36.5%; vốn
ngoài nhà nước 45.144 tỷ đồng, chiếm 52,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) 9058 tỷ đồng, chiếm 10,6%. Cấp mới và điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư cho 45 dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, với tổng mức đầu tư
đăng ký đạt 24.109 tỷ đồng, tăng 55,5% cùng kỳ.
Phần II
NỘI DUNG CHƯƠNG
TRÌNH XTĐT TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2021, ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH
HƯỚNG, MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ
đạo:
- Thu hút đầu tư phải gắn liền với hiệu
quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phù hợp định hướng
phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh thực hiện ba khâu đột phá chiến lược: (1) Một là, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số;
(2) Hai là, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng
chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể; (3) Ba là, xây dựng
nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu
nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh bám sát theo đúng nội dung được đặt ra
trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ
2020-2025.
- XTĐT có chọn lọc, ưu tiên phát triển
từ “nâu” sang “xanh”, theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột (thiên nhiên, con
người, văn hóa), kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư,chú trọng thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch đẳng cấp,
chất lượng quốc tế, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp xanh, công nghiệp sạch,
công nghệ thông minh, thân thiện môi trường, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch
vụ logistics; Phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp
giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ
cao.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; giữ vững vị trí nhóm
đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI; Tăng cường các hoạt động XTĐT
tại chỗ, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh; Tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng; Không phân
biệt đối xử trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Thu hút các nhà đầu tư từ thị trường
truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Mỹ; đồng thời
mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư từ các nước đối tác là thành viên của hiệp định
CPTPP, EVFTA. Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có
tiềm lực kinh tế; hạn chế các dự án đầu tư quy mô nhỏ lẻ, sử dụng diện tích đất
lớn và gây ô nhiễm môi trường. Quan tâm thu hút các nhà đầu tư lớn đã khẳng định
thương hiệu, các dự án sản xuất, kinh doanh có quy mô lớn, các dự án phát triển
hạ tầng, đô thị, công nghiệp chế biến, chế tạo, logistics, làm hạt nhân lan tỏa để đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng danh mục, chương trình
XTĐT cần dựa trên quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh và của từng địa phương, từng ngành đặc thù và lợi
thế tiềm năng của từng địa phương, tạo sự kết nối trong thu hút đầu tư.
- Tổ chức các hoạt động XTĐT cần đi
vào thực chất, tránh hình thức, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, cần thực
hiện công tác rà soát, đánh giá định kỳ về hoạt động XTĐT. Ưu tiên thực hiện
các hoạt động XTĐT liên vùng, lồng ghép với các hoạt động xúc tiến thương mại
và xúc tiến du lịch.
- Tập trung hỗ trợ các khu kinh tế,
khu, cụm công nghiệp trên địa bàn hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết
nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực... để sẵn sàng kêu gọi đầu tư. Phối hợp
với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để xây dựng chương trình, kêu gọi
thu hút đầu tư vào tỉnh theo đúng quan điểm, định hướng chung của tỉnh.
2. Định hướng
thu hút đầu tư
Trong năm 2021 và các năm tiếp theo,
kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hậu quả của đại dịch
COVID-19. Hiệu quả thu hút dòng vốn FDI cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để thu hút dòng vốn
FDI dịch chuyển sau COVID-19 cần tập trung: (1) Đổi mới XTĐT theo
hướng kết hợp chặt chẽ, huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, chủ đầu tư hạ
tầng KCN trong tỉnh; (2) Tận dụng cơ hội từ tác động thuận chiều
do các công ty, tập đoàn quốc tế chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước
Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và hạn chế tác động ngược chiều đối với FDI từ
các nước do kinh tế thế giới suy
giảm bởi dịch COVID-19; (3) Tập trung xúc tiến và thu hút đầu tư
đa dạng các dự án FDI từ công nghiệp chế biến, chế tạo tới các ngành dịch vụ; (4)
Chuyển đổi phương thức tiến hành các hoạt động XTĐT từ bị động sang chủ động,
áp dụng kinh tế số trong công tác XTĐT, chuyển nhanh và chú trọng các hoạt động
XTĐT trực tuyến; có kế hoạch và
phương án sẵn sàng thực hiện các hoạt động XTĐT khi tình hình dịch COVID-19 đi
vào ổn định; (5) Chọn lọc các hoạt động XTĐT thiết thực, hiệu quả
đối với các nhà đầu tư và có tính khả thi cao nhất; (6) Bám sát
Nghị quyết số 15-NQ-/TU ngày 23/4/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030, Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển
nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
Cụ thể như sau:
- Địa bàn tập trung thu hút đầu
tư: Theo định hướng không gian phát triển tại quy hoạch
vùng tỉnh Quảng Ninh: phát triển theo hướng Một tâm, Hai tuyến, Đa chiều,
Hai mũi đột phá. Tập trung vào các địa bàn Thành phố Hạ Long, Đông Triều,
Quảng Yên, Móng Cái, tập trung thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án tại các
KKT ven biển Quảng Yên, KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, các địa phương Hải
Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ...
- Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư:
Tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo,
logistics. Cụ thể:
+ Về lĩnh vực cảng biển, logistics,
kinh tế biển: Bám sát Nghị quyết 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh về phát triển
cảng biển và dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030. Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ
tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển trọng tâm là: Cảng Hòn Nét - Con Ong, Nam
Tiền Phong, Hải Hà, Vạn Ninh...; Quy hoạch xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục.
Chú trọng phát triển cảng biển, cảng thủy nội địa, khu dịch vụ hậu cần sau cảng
và logistics chất lượng cao, hoàn thành xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá tại
Cô Tô, phát triển các dịch vụ giá trị tăng cao tại khu vực Cảng khách quốc tế
Hòn Gai, Tuần Châu. Thúc đẩy liên kết vùng, xây dựng Quảng Ninh - Hải Phòng trở
thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ, động lực phát triển của Vùng và cả nước.
+ Về lĩnh vực công nghiệp: Tăng cường
giải pháp XTĐT, ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghệ xanh như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp ICT, kỹ thuật số, ô
tô, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới; công nghiệp dược phẩm,
công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp môi trường, công nghiệp thời trang;
công nghiệp phụ trợ, phục vụ công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo... Ưu tiên
thu hút lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường, khu vực công
nghiệp thông minh có giá trị gia tăng lớn. Trọng tâm là phát triển nhanh, bền vững
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu
kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế Quảng Yên, Khu công nghiệp dịch vụ - cảng biển Hải
Hà, các Khu công nghiệp: Đông Mai, Hải Yên, Sông Khoai, Việt Hưng; quy hoạch và
cơ cấu lại ngành nghề Khu công nghiệp Cái Lân trở thành khu công nghiệp thông
minh, công nghệ cao; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khác tại địa
bàn các khu kinh tế, khu vực có lợi
thế cạnh tranh cao để thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp
gắn với chuỗi cung, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và quốc tế.
+ Về lĩnh vực du lịch, dịch vụ: Tập trung ưu tiên đẩy mạnh thu hút đầu
tư các dự án khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt của tài nguyên du lịch
gắn với phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải
trí, dịch vụ du lịch cao cấp tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng công nghiệp
sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao để phát triển du lịch, dịch vụ
nhanh, bền vững; các dự án khai thác toàn diện cả thị trường nội địa và quốc tế,
bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, chất lượng và hiệu quả vươn tầm
đẳng cấp quốc tế, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao, với mục
tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc
tế phát triển theo chiều sâu có trọng tâm, trọng điểm; trung tâm kinh tế biển,
cửa ngõ giao thương quốc tế. Ưu tiên thu hút dự án vào các trung tâm du lịch trọng
điểm tại Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí, Cô Tô để trở thành động
lực phát triển dịch vụ của Tỉnh và của Vùng.
+ Về lĩnh vực nông nghiệp: Thu hút đầu
tư theo hướng phát triển nền nông nghiệp thông minh, hữu cơ, hội nhập quốc tế,
thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh và hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ, công nghiệp với
nông nghiệp và lợi thế của thị trường để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế nông thôn và tái cơ cấu nông nghiệp. Phát triển và nâng cao giá trị
kinh tế của các sản phẩm OCOP theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập
trung, quy mô lớn, thu hút đầu tư các dự án phát triển sản xuất và chế biến sản
phẩm nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng
dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp và chăn nuôi; sản
xuất đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm.
+ Về giáo dục đào tạo, y tế: Ưu tiên
thu hút các dự án giáo dục đào tạo quốc tế, khép kín, tạo thành thành phố giáo
dục đẳng cấp quốc tế; kêu gọi đầu
tư nước ngoài xây dựng trường đại học quốc tế tại khu kinh tế Vân Đồn và Móng
Cái để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển các
ngành, lĩnh vực thế mạnh của địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu cho các khu vực
lân cận. Ưu tiên thu hút đầu tư hoàn thành xây dựng Trường Đại học Hạ Long theo
mô hình đô thị đại học và các trường nghề chất lượng cao, các dự án bệnh viện
quốc tế tại Khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái, các dự án về sản xuất trang thiết
bị y tế đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhà máy sản xuất dược phẩm để tận dụng
thế mạnh về nguồn dược liệu của Quảng Ninh; phát triển hợp lý hệ thống giáo dục,
y tế thông minh.
3. Mục tiêu thu
hút vốn đầu tư
Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025
đã xác định mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Quảng Ninh bình
quân đạt 10%/năm; Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh bình quân tăng
trên 10%/năm.
Nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế -
xã hội trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn
đầu tư ở trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh cùng với sự hỗ trợ từ
Trung ương và địa phương để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, các dự án trọng điểm. Phấn đấu trong năm 2021, thu hút vốn đầu tư ngoài
ngân sách tăng trên 10% so với năm 2020.
II. CHƯƠNG TRÌNH
XTĐT 2021
1. Nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng đối tác đầu tư
- Bám sát chỉ đạo của Trung ương và
tình hình diễn biến của dịch COVID-19 để nghiên cứu về tình hình dịch chuyển
dòng vốn đầu tư FDI, từ đó đánh giá xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI thời
kỳ hậu COVID-19 và xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung
và Quảng Ninh do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, đề ra các giải pháp chủ
động và đổi mới thu hút dòng vốn đầu tư FDI phù hợp với tình hình và định hướng
kêu gọi đầu tư của tỉnh, của từng địa phương.
- Ưu tiên nghiên cứu và định hướng
XTĐT vào các thị trường truyền thống có nhu cầu đầu tư phù hợp với tiềm năng,
thế mạnh của địa phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,
Mỹ, các nước đối tác là thành viên
của hiệp định CPTPP, EVFTA.
2. Xây dựng cơ
sở dữ liệu phục vụ hoạt động XTĐT
- Lập cơ sở dữ liệu chung phục vụ
công tác XTĐT của tỉnh, gồm: Dữ liệu về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, dữ liệu
các tỉnh thành lân cận; Tình hình, quỹ đất các Khu công nghiệp; Các Quy hoạch
chung, Quy hoạch phân khu của các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; Dữ liệu theo
dõi dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Dữ liệu về định hướng, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư, quy hoạch, hiện trạng sử dụng
đất, khái toán GPMB; Dữ liệu về nguồn lao động, hạ tầng kỹ thuật (giao thông,
năng lượng, điện, cấp nước, xử lý
môi trường, hệ thống cảng, chi phí liên quan đến cảng, kho bãi thường xuyên được cập nhật trên hệ thống phần mềm dữ liệu
XTĐT chung nhằm phục vụ cán bộ tra cứu thông tin khi cần thiết.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư tổng hợp chung.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương thuộc tỉnh.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh
nghiệp của tỉnh, tổng hợp, đánh giá tình hình nguồn FDI đầu tư vào Quảng Ninh để
có các giải pháp cụ thể, kịp thời, hữu hiệu trong thu hút đầu tư và khắc phục
những dự án đầu tư chất lượng hạn chế; Dữ liệu theo dõi dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh; Dữ liệu về định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngành,
lĩnh vực thu hút đầu tư.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương thuộc tỉnh.
3. Xây dựng danh
mục dự án thu hút đầu tư
- Căn cứ định hướng phát triển và thu
hút đầu tư, các quy hoạch chung của Tỉnh, kết quả thực hiện thu hút các dự án
thuộc danh mục kêu gọi đầu tư của cả thời kỳ 2016 - 2020 để nghiên cứu xây dựng
danh mục dự án đầu tư theo giai đoạn năm 2021 - 2025 với thông tin cụ thể, chi
tiết cho mỗi dự án bao gồm vị trí, kết nối giao thông, mục tiêu, quy mô dự kiến, thông số kỹ thuật, các hình
ảnh cụ thể hiện trạng dự án, nghiên cứu tổng hợp chính sách ưu đãi cụ thể đối với nhóm dự án theo chuyên đề, đảm bảo
các dự án tập trung, trọng điểm không dàn trải... xây dựng danh mục dự án thu
hút đầu tư của tỉnh gồm những dự án trọng tâm, trọng điểm, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2021 - 2025.
+ Đơn vị chủ trì thực hiện: Ban Xúc
tiến và Hỗ trợ đầu tư.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương trong tỉnh.
- Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình hành
động số 01/Ctr-UBND ngày 04/01/2021 về triển khai thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU
ngày 16/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm
2030, tổ chức họp và làm việc cụ thể với các địa phương, các sở, ngành liên quan và các công ty kinh doanh hạ
tầng KCN, xây dựng rà soát, đánh giá hiện trạng các KKT, KCN, CCN trên địa bàn
tỉnh, tham mưu đề xuất danh mục dự án ưu tiên kêu gọi XTĐT lĩnh vực công nghiệp,
trong đó tập trung tại các KCN, KKT, CCN với các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử,
viễn thông, sản phẩm số; công nghiệp ô tô; công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa
dược và dược phẩm; công nghiệp năng lượng sạch; công nghiệp môi trường; công
nghiệp thời trang; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ phục vụ công nghiệp chế biến, chế
tạo.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu
kinh tế Quảng Ninh.
+ Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu
kinh tế Vân Đồn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư.
4. Xây dựng các ấn
phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động XTĐT
- Nghiên cứu đổi mới, cập nhật Bộ tài
liệu XTĐT, xây dựng ấn phẩm XTĐT vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với
nội dung thông tin đầy đủ đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, phản ánh đầy đủ những ưu
tiên, khuyến khích thu hút đầu tư của giai đoạn 2021-2025 bằng các ngôn ngữ
thông dụng (Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn) phục vụ
các nhà đầu tư đến từ thị trường trọng điểm và truyền thống.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư.
+ Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương,
Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, các sở,
ban, ngành, địa phương và chủ đầu tư hạ tầng các KCN trong tỉnh.
- Nghiên cứu sử dụng các ấn phẩm điện
tử để tiết kiệm kinh phí như sách điện tử, thông tin đăng tải trên cổng thông
tin điện tử, cập nhật bổ sung các ấn phẩm, tài liệu XTĐT được mã hóa dưới hình
thức QR code để các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế dễ dàng truy cập và tải về
tham khảo.
- Xây dựng tài liệu XTĐT của từng địa
phương theo lĩnh vực, ngành nghề đặc thù thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức đa
dạng.
+ Đơn vị chủ trì: Các địa phương trực
thuộc tỉnh.
- Xây dựng tài liệu chuyên sâu về khu
công nghiệp, khu kinh tế (ưu tiên
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo) và các danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu
tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu
kinh tế Quảng Ninh
+ Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu
kinh tế Vân Đồn.
5. Tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư
- Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của
dịch COVID-19, nâng cao hiệu quả tuyên truyền XTĐT thông qua ứng dụng mạnh mẽ 4.0, tập trung ưu tiên các dự án,
chuyên đề, lĩnh vực, đối tác cụ thể (trong năm 2021, ưu tiên lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo). Tổ chức các hoạt động giới thiệu quảng bá hình ảnh
và tiềm năng thế mạnh của Quảng Ninh bằng hình thức trực tuyến.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, các cơ quan XTĐT trên
toàn quốc trong các hoạt động XTĐT, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đại
sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam như JETRO, JCCI, KCCI,
KOTRA, KORCHAM, AMCHAM, EUROCHAM, chủ đầu tư hạ tầng các KCN trong tỉnh (Công
ty CP kinh doanh bất động sản Viglacera, Công ty CP phát triển KCN Việt Hưng,
Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long, Công ty CP Deep C Nga, Công ty TNHH KHKT Texhong
Ngân Hà)... để trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ cơ sở dữ liệu, cung cấp
thông tin về các tập đoàn, công ty lớn tại địa bàn để địa phương nghiên cứu, tiếp
cận; cung cấp thông tin về các tổ chức XTĐT, cơ quan phụ trách về đầu tư nước
ngoài của nước sở tại, hỗ trợ đặt tài liệu quảng bá, đặt đường link website giới
thiệu XTĐT của tỉnh và giới thiệu quảng bá hình ảnh Quảng Ninh tới các nhà đầu
tư, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, mở rộng đầu tư vào Việt Nam nói chung và
Quảng Ninh nói riêng...
- Ưu tiên XTĐT liên vùng, liên ngành,
chủ động phối hợp tham gia tổ chức các chương trình XTĐT, lồng ghép hiệu quả
các hoạt động XTĐT với du lịch, thương mại để gia tăng hiệu quả và tiết giảm
chi phí.
- Phát huy hiệu quả với các cơ quan
truyền thông để tiếp tục quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh với
nhiều cách thức đổi mới, phong phú.
6. Đào tạo, tập
huấn, tăng cường năng lực về công tác XTĐT
- Đa dạng hình thức đào tạo, tập huấn
như tổ chức các khóa học, tọa đàm, các buổi giao lưu chia sẻ... mời chuyên gia
quốc tế về tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ XTĐT, cập nhật xu
thế và các thức đầu tư mới cho đội ngũ cán bộ XTĐT các ngành và địa phương.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương thuộc tỉnh.
- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo
do Bộ, ngành Trung ương tổ chức; nghiên cứu tổ chức các chuyến đi học hỏi kinh
nghiệm XTĐT tại các địa phương trên toàn quốc.
7. Nâng cao hiệu
quả XTĐT tại chỗ
Bám sát chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
tại Kế hoạch của UBND tỉnh v/v triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ
về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương
(DDCI) năm 2020, trong đó ưu tiên tập trung triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ đầu tư thông qua việc nắm bắt và giải quyết
khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện đang đầu tư trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19. Cụ thể:
- Thành lập các tổ công tác liên
ngành đối với các dự án trọng điểm, hỗ trợ nhà đầu tư,
doanh nghiệp giải quyết vướng mắc khó khăn trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu
đầu tư dự án tại Quảng Ninh. Trước mắt khẩn trương nghiên cứu triển khai các giải
pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư vào tỉnh như các dự án đang
nghiên cứu đầu tư vào tỉnh như của Tập đoàn TH True Milk, Fox Conn, Vỹ Trọng,
Công ty TNHH Texhong Ngân Long... (nhất là các dự án bị ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19). Đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Trung ương, đồng hành cùng
nhà đầu tư để bám sát Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương để đẩy nhanh việc thẩm
định, phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; đẩy
nhanh việc thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án lớn,
quan trọng. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ lập các Quy hoạch chung, Quy hoạch phân
khu của các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của
Bộ phận Japan Desk và nghiên cứu thành lập Bộ phận Korea Desk cấp tỉnh.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương thuộc tỉnh.
- Triển khai hiệu quả tổ công tác
XTĐT, công khai cán bộ đầu mối hỗ trợ XTĐT và doanh nghiệp của cơ quan/địa
phương trên cổng thông tin điện tử của cơ quan/địa
phương. Các đầu mối phải có trách nhiệm duy trì liên lạc, phối hợp, hỗ trợ các
nhà đầu tư chiến lược đã, đang
trong quá trình nghiên cứu các dự án đầu tư như Tập đoàn Sun Group, Vin Group,
FLC, Fox Conn, TH...
- Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu
quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu EVFTA, tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm
năng, thị trường, đối tác và cơ hội
đầu tư và sau khi triển khai dự án.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính về đầu tư, nâng cao tính minh bạch để có thể rút
ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư; đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu
tư công để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh
an toàn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp; tăng cường các giải pháp linh hoạt để
hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng
nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu... và các công ty liên doanh với các
quốc gia trong vùng dịch. Tiếp tục thực hiện tổng thời gian thực hiện Cấp phép
xây dựng và các thủ tục liên quan theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới là
không quá 50 ngày.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả mô hình Cafe doanh nhân... nhằm nhanh chóng nắm bắt
khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp; có cơ chế theo dõi, đôn đốc
phải giải quyết dứt điểm, hạn chế tình trạng kéo dài để doanh nghiệp, nhà đầu
tư yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh... Tham mưu triển khai công tác tiếp xúc,
gặp gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp của Tỉnh Quảng Ninh định kỳ nhằm nắm bắt, tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kịp thời trong quá trình triển khai dự án
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Nghiên cứu tham mưu xây dựng thị
trường lao động phong phú đa ngành đa lĩnh vực, nhất
là lao động chất lượng cao để tham mưu triển khai chương trình đào tạo cụ thể
giai đoạn 2021-2025; đề xuất cụ thể dự án XTĐT vào đào tạo nghề đưa vào danh mục
kêu gọi XTĐT của tỉnh (gửi IPA tổng hợp).
+ Đơn vị chủ trì: Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội.
- Tập trung hỗ trợ để các khu kinh
tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn hoàn thiện cơ sở
hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực... để sẵn
sàng kêu gọi đầu tư. Hướng dẫn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) thực
hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân ngành than; khuyến khích, tạo điều kiện
cho các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở công nhân các KCN, khu chế xuất, khu
công nghệ cao.
+ Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu
kinh tế, Sở Xây dựng.
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành
và địa phương trong tỉnh.
8.1. Tổ chức
các hội nghị/XTĐT theo chuyên đề, phối hợp chặt chẽ với các công ty kinh doanh
hạ tầng KCN để thúc đẩy, XTĐT vào lĩnh vực chế biến, chế tạo (bằng hình thức trực
tuyến hoặc trực tiếp, tùy theo diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19)
(1) Tổ chức
hội nghị XTĐT Nhật Bản chuyên sâu vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo trong Quý
III/2021 (theo hình thức trực tuyến)
+ Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Quảng
Ninh.
+ Đơn vị phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, JETRO Hà Nội, Công ty CP đô thị Amata Hạ Long
+ Đơn vị tổ chức: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư phối hợp cùng Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu
kinh tế Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn; Chủ đầu tư hạ tầng các KCN
trong tỉnh.
(2) Tổ chức
Hội nghị XTĐT tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến trong Quý II/2021
+ Đơn vị chủ trì tổ chức: Công ty CP
Deep C Nga.
+ Đơn vị phối hợp: Ban Xúc tiến và Hỗ
trợ đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các sở, ngành, địa phương.
(3) Chủ động
liên hệ, bám sát chủ trương, kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các
chương trình tổ chức đoàn đi XTĐT tại nước ngoài, đồng thời đăng ký các phiên
giao lưu, giới thiệu, business matching của tỉnh Quảng Ninh (nếu có), ưu tiên
các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
8.2. Thực hiện
các hoạt động hợp tác XTĐT
(1) Tổ chức các buổi làm việc trực
tuyến theo chuyên đề với Đại sứ quán, Lãnh sự quán, các cơ quan đại diện ngoại
giao, các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoại tại các địa bàn trọng điểm
theo định hướng thu hút đầu tư của tỉnh (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc)
để tranh thủ sự ủng hộ, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong Quý II và Quý
IV/2021. Chủ trì tham mưu tổ chức đoàn XTĐT của tỉnh ra nước ngoài trong năm
2021 đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với nhu cầu, tình hình
thực tiễn, nhất là diễn biến tình
hình dịch COVID-19.
+ Đơn vị chủ trì tổ chức: Sở Ngoại vụ,
Sở Công Thương
+ Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý Khu
kinh tế Quảng Ninh, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư và chủ đầu tư hạ tầng các KCN.
(2) Chủ trì phối hợp các công ty kinh
doanh hạ tầng KCN tham mưu các chương trình/hoạt động XTĐT chuyên sâu vào KCN,
KKT
+ Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu
kinh tế Quảng Ninhl
+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban,
ngành, địa phương và chủ đầu tư hạ tầng các KCN trong tỉnh.
(3) Tổ chức buổi làm việc với các tổ
chức, hiệp hội có vai trò kết nối, XTĐT trong nước để tranh thủ sự ủng hộ của
các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức quốc tế như: Đại sứ quán Việt Nam, thương vụ
tại các nước; JETRO Nhật Bản, JICA, KCCI, KORCHAM, KOTRA, EuroCham... và các cơ quan báo chí, truyền thông
trong và ngoài nước, nhất là các báo nước ngoài về đầu tư nhằm đẩy mạnh hợp
tác, tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh tỉnh Quảng Ninh đến cộng
đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước.
8.3. Các hoạt
động khác
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan xúc tiến địa phương trong vùng, trong toàn quốc để tạo hiệu quả XTĐT liên
vùng.
- Triển khai hiệu quả Biên bản ghi nhớ
hợp tác về XTĐT với Phòng Thương mại
và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI).
- Phối hợp với các tổ chức, hiệp hội
doanh nghiệp, ngành nghề của địa phương (như Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng
Ninh, Hội doanh nhân trẻ Quảng Ninh, Câu lạc bộ khởi nghiệp Quảng Ninh...) và
toàn quốc để tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận, xây dựng kênh thông tin hiệu
quả về môi trường đầu tư địa phương.
III. GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN
- Bám sát sự chỉ đạo thường xuyên và
kịp thời của các cơ quan Trung ương và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
trong việc triển khai các nội dung chương trình XTĐT năm 2021.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao
và các tổ chức quốc tế, linh hoạt và sáng tạo trong công tác XTĐT, tận dụng các
lợi thế của hình thức XTĐT trực
tuyến, phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh để cùng xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Ưu tiên dành nguồn lực xây dựng và
triển khai chương trình XTĐT theo trọng tâm, trọng điểm phù hợp với định hướng
XTĐT của tỉnh; Tập trung xây dựng danh mục dự án kêu gọi XTĐT: đảm bảo có đủ nội
dung, thông tin cần thiết, nhất là về quỹ đất đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ công tác XTĐT; Đẩy mạnh công tác quản lý, hỗ trợ sau cấp phép cho
các nhà đầu tư, công tác, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, chất lượng đội
ngũ cán bộ làm công tác XTĐT ở các sở, ban, ngành và địa phương; tạo kênh phối
hợp liên kết giữa các bộ phận XTĐT nhằm chia sẻ, hỗ trợ phối hợp trong thực hiện
XTĐT.
- Tăng cường các hoạt động XTĐT tại
chỗ, nâng cao hiệu quả của Bộ phận Japan Desk, tranh thủ mối quan hệ với các tổ
chức quốc tế Hàn Quốc như KCCI, KOTRA, KORCHAM... nghiên cứu thành lập Bộ phận
Korea Desk.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện
hạ tầng các KCN: Việt Hưng, KCN Đông Mai mở rộng, Sông Khoai, Texhong Hải Hà giai
đoạn 1, Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Bạch Đằng, tạo quỹ đất sạch và hạ tầng xã hội đồng bộ để sẵn
sàng đón làn sóng dịch chuyển dòng
vốn đầu tư FDI do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Phần III
TỔ CHỨC, THỰC HIỆN
1. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
địa phương, chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp thuộc tỉnh:
- Bám sát chức năng nhiệm vụ được
giao, triển khai các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng chương trình XTĐT của từng cơ
quan, nâng cao tính chủ động trong công tác XTĐT, tăng cường đôn đốc kiểm tra
giám sát việc triển khai các nhiệm vụ được giao trong nội dung Chương trình
XTĐT 2021, định hướng giai đoạn 2021-2025.
- Triển khai hiệu quả các tổ công tác
XTĐT, công khai cán bộ đầu mối hỗ trợ XTĐT và doanh nghiệp của cơ quan/địa
phương trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan/địa phương, yêu cầu gửi danh
sách về Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để tổng hợp.
- Phối hợp cung cấp thông tin phục vụ
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động XTĐT của toàn tỉnh gửi cho
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tổng hợp.
- Ưu tiên dành nguồn lực nghiên cứu,
đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư đảm bảo thông tin theo hướng dẫn của IPA,
báo cáo UBND tỉnh ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư 2021-2015 của tỉnh; phối
hợp chặt chẽ với IPA trong trao đổi cung cấp thông tin; khảo sát thực địa, và
tiếp đón các nhà đầu tư.
- Tăng cường phối hợp giữa các sở,
ngành, địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác XTĐT, triển khai hiệu
quả XTĐT tại chỗ thông qua bám sát, đôn đốc, hỗ trợ hiệu quả các dự án đầu tư,
chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng đơn vị, sở, ban, ngành trong việc
trao đổi diễn biến, phức tạp đối với hoạt động thu hút và quản lý đầu tư nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư; phối hợp rà soát phát hiện các vấn
đề bất cập trong việc tham mưu, đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật
liên quan đến quản lý xúc tiến thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả các kênh tiếp
nhận thông tin nhà đầu tư như cổng hỗ trợ doanh nghiệp, cafe doanh nhân...;
phân công đầu mối theo dõi, tổng hợp và gửi thông tin thường xuyên về IPA để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh tiến độ và kết quả giải quyết hỗ trợ.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình
triển khai, thực hiện, gửi về Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tổng hợp.
2. Giao Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu
tư:
- Là đầu mối phối hợp cùng các Sở,
ngành, địa phương triển khai toàn diện các nội dung Chương trình XTĐT đảm bảo
tiến độ và chất lượng tham mưu.
- Là đầu mối tiếp nhận kiến nghị, phản
ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình tổ chức thực
hiện Chương trình này; căn cứ nhu cầu, tình hình thực tiễn tham mưu, đề xuất
UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình XTĐT năm 2021 đảm bảo mục tiêu, yêu cầu
đặt ra và theo đúng quy định hiện hành.
- Định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo
tình hình triển khai, thực hiện và đề xuất điều chỉnh nội dung Chương trình phù
hợp với tình hình thực tiễn.
3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện
hoạt động XTĐT; hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh, quyết toán
theo quy định.
Phần IV
PHỤ LỤC KÈM THEO
CHƯƠNG TRÌNH XTĐT
I. Phụ lục 1: Tổng hợp đề xuất các hoạt động XTĐT năm 2021.
II. Phụ lục 2: Danh mục đề xuất các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Quảng Ninh năm 2021
và giai đoạn 2021-2025.
III. Phụ lục 3: Biểu báo cáo Tình hình thực hiện các cam kết, thỏa thuận đầu tư; các dự
án được cấp chủ trương trong năm 2020.
IV. Phụ lục 4: Danh mục cơ chế chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường
đầu tư của tỉnh Quảng Ninh./.
[1] Đã đăng ký đầu tư thêm 02 dự
án mới và điều chỉnh tăng vốn 01 dự án tại KCN Texhong Hải Hà (với tổng vốn đầu
tư tăng thêm đạt gần 250 triệu USD);
[2] Đăng ký đầu tư thêm 01 dự án sản
xuất linh kiện điện tử tại KCN Việt Hưng và 01 dự án dệt may tại KCN Hải Yên (Tổng
vốn đầu tư trên 80 triệu USD);
[3] Đăng ký đầu tư 02 dự án đầu tư
thuộc Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô tại KCN Việt Hưng với tổng vốn đầu tư hơn
5.300 tỷ đồng;
[4] Đăng ký đầu tư 01 dự án tổ hợp
công nghiệp tại KKTCK Móng Cái với tổng vốn đầu tư 3.445 tỷ đồng;
[5] Với tổng vốn đầu tư khoảng 70
triệu USD;
[7] Theo Báo cáo số 21-BC/TU
ngày 02/12/2020 của Tỉnh ủy Quảng Ninh; Báo cáo số 241/BC-UBND ngày 26/11/2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh;