Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 688/QĐ-UBND 2021 cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Lai Châu

Số hiệu: 688/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 11/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 688/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 11 tháng 06 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2021; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. T
nh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, c
ác PCT UBND tỉnh;
- Vụ CCHC Bộ Nội vụ (b/c);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (b
/c);
- Bí thư huyện ủy, thành ủy;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Lai Châu;
- Lưu: VT, KSTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 688/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm phát triển kinh tế - xã hội được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”, trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở chủ trương của Đng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy về cải cách hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2016-2020[1] và kế hoạch hàng năm để cụ thể hóa và triển khai thực hiện. Sau 05 năm triển khai thực hiện với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Lai Châu đã có chuyển biến tích cực: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật được các cơ quan nhà nước trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh; công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh bước đầu đã tạo niềm tin cho tổ chức, cá nhân, cải thiện sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; cải cách tổ chức bộ máy tiếp tục được triển khai thực hiện với nhiều nhiệm vụ quan trọng, cơ bản đã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chc có nhiều đổi mới, đã từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, chính quyền số; cơ chế quản lý tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập được đổi mới, giúp cho các cơ quan, đơn vị tự chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả; số doanh nghiệp thành lập mới tăng, do vậy nộp thuế vào ngân sách nhà nước tăng; một số dự án trọng điểm đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư lớn, từ đó khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đã được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã có những chỉ số thành phần nằm trong nhóm đầu của cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn có những tồn tại, hạn chế như: Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; cải cách thủ tục hành chính chưa đủ mạnh; tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị còn cồng kềnh, chưa thật sự tinh gọn; chất lượng, kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính còn chậm và chưa đồng bộ; hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) có tăng nhưng chưa bền vững; Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) còn thấp và ở nhóm cuối của cả nước.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh” và “đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. UBND tỉnh ban hành Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;

Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 12/11/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

III. PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu.

2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Phần 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2.1. Kết quả

Trong những năm qua công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành để hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ công tác cải cách hành chính[2]; đồng thời quan tâm, đề ra các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, triển khai Bộ chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương; tổ chức đối thoại và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu bước đầu đạt được kết quả tích cực, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc giao dịch, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Công tác kiểm tra cải cách hành chính được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực; đổi mới phương thức kiểm tra bằng hình thức thường xuyên và đột xuất; xây dựng Trang thông tin cải cách hành chính để cung cấp thông tin, các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính. Do đó, tiêu chí thành phần về công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính năm 2019 xếp hạng 12/63 tỉnh, thành phố tăng 15 bậc so với năm 2018.

2.2. Tồn ti, hn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hp tổ chức thực hiện các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số ngành, địa phương còn chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao; việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hình thức, thiếu tính sáng tạo; việc khắc phục những hạn chế chưa triệt để; xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính có chuyển biến nhưng chưa bền vững, thiếu ổn định; Chỉ số năng lực cạnh tranh chưa có sự cải thiện thứ hạng, luôn ở trong nhóm thấp của cả nước.

2. Kết quả thực hiện cải cách hành chính

2.1. Về cải cách thể chế

a) Kết quả

Việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp trong tỉnh được thực hiện theo chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước. Công tác xây dựng, ban hành văn bản được các cơ quan chủ động tham mưu, đề xuất ban hành đảm bảo trình tự, thẩm quyền. Các văn bản sau khi ban hành đã được kiểm tra, rà soát kịp thời để xử lý những quy định chồng chéo không phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật của tỉnh đã dần đáp ứng các tiêu chí về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch và yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2020, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong tỉnh đã ban hành 1.423 văn bản quy phạm pháp luật (cấp tỉnh 346 văn bản, cấp huyện 252 văn bản, cấp xã 823 văn bản); số văn bản được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sau rà soát là 216 văn bản. Công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai kịp thời, đồng bộ theo chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Năm 2019 tiêu chí thành phần xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh xếp hạng 13/63 tỉnh, thành phố, tăng 26 bậc so với năm 2018.

b) Tồn tại, hạn chế

Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng văn bản quy phạm pháp luật ban hành tương đối nhiều (1.423 văn bản) nhưng một số văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các quy định được ban hành chất lượng không cao, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật, thiếu tính khả thi và không phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Qua hoạt động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện có 16 văn bản có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền.

2.2. Về cải cách thủ tục hành chính

a) Kết quả

Thủ tục hành chính tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết (năm 2020, trung bình cắt giảm được 32,6 % thời gian giải quyết thủ tục hành chính; thời gian tiết kiệm cao nhất đạt 66,7%; thấp nhất đạt 6,7%). Cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện tại Bộ phận một cửa (trừ những thủ tục hành chính không thực hiện tại Bộ phận một cửa theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ); 100% danh mục thủ tục hành chính của 02 cơ quan ngành dọc là Công an tỉnh[3], Bảo hiểm xã hội tỉnh[4] đã được đưa ra thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh đã chỉ đạo đưa một số thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Công ty Điện lực tỉnh, Công ty Cổ phần nước sạch ra thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; tỷ lệ trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức đúng và trước hạn của các cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 99%. Việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được đẩy mạnh. 100% cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đã được phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

b) Tồn tại, hạn chế

Công tác cải cách thủ tục hành chính mặc dù đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành song những kết quả đạt được chưa cao, tiêu chí thành phần về cải cách thủ tục hành chính hàng năm liên tục giảm, năm 2019 xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố giảm 10 bậc so với năm 2018, nguyên nhân chủ yếu do còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, thời gian giải quyết thủ tục hành chính cắt giảm chưa nhiều (trung bình cả giai đoạn cắt giảm đạt 20%, năm 2020 trung bình cắt giảm đạt 32,6%); việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại một số cơ quan, đơn vị vẫn còn trễ hẹn và trả lại hồ sơ cho công dân nhiều lần, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản và các thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư; một số thủ tục hành chính ở cấp cơ sở trong quá trình giải quyết còn yêu cầu thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định; vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong quá trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp; các dịch vụ công mức độ 3,4 đã được tỉnh đẩy mạnh cung cấp, tuy nhiên tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính có phát sinh trực tuyến ở mức độ 3, 4 thấp (đạt 0,31%).

2.3. Về cải cách tổ chức bộ máy

a) Kết quả

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các cơ quan chuyên môn được rà soát, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong giai đoạn đã sắp xếp giảm 02 đơn vị hành chính cấp xã, 213 bản, tổ dân phố; giảm 229 tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập so với trước khi thực hiện Nghị quyết 18, 19-NQ/TW; sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập đạt 25,92% vượt 15,92% so với mục tiêu Nghị quyết 19-NQ/TW đến năm 2021 (giảm 10% so với 2015) và vượt 5,92% so với mục tiêu đến năm 2025 (giảm 10% so với năm 2021); giảm 242 lãnh đạo, quản lý so với năm 2017, giảm 2.447 người hoạt động không chuyên trách ở bản, tổ dân phố so với đầu nhiệm kỳ. Việc tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị đạt kết quả, đến năm 2021 hoàn thành tinh giản biên chế 10% so với năm 2015 theo yêu cầu của Trung ương.

b) Tồn tại, hạn chế

Một số cơ quan, đơn vị nhiều đầu mối trực thuộc chưa thật sự tinh gọn, một số phòng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, số lượng biên chế ít; việc kiện toàn tổ chức gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn chậm; quy định chức năng, nhiệm vụ của một số sở, ban, ngành và phòng, ban, chuyên môn, đơn vị sự nghiệp chưa kịp thời. Việc phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức; số lượng cấp phó còn vượt so với quy định, chưa đảm bảo tính hợp lý. Do đó, năm 2019 tiêu chí thành phần về tổ chức bộ máy hành chính xếp hạng thấp 42/63 tỉnh, thành phố, giảm 11 bậc so với năm 2018.

2.4. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

a) Kết quả

Thực hiện điều chỉnh, bổ sung danh mục vị trí việc làm đối với cơ quan, đơn vị sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị được rà soát, sắp xếp theo vị trí việc làm, tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ lâu dài, trình độ ngày càng được nâng lên. Tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 16.745 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%, viên chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm 54,99%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện nghiêm túc bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật, bảo đảm tính cạnh tranh. Từ năm 2016 đến năm 2020 đã tuyển dụng được 108 công chức và 1.108 viên chức; xét tuyển công chức cấp xã 114 trường hợp; cử đi đào tạo, bồi dưỡng 46.005 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

b) Tồn tại, hạn chế

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nơi còn thấp, nhất là cấp cơ sở (trình độ đạt chuẩn về chuyên môn từ trung cấp trở lên của cán bộ cấp xã đạt 97,7%, Công chức xã đạt 99,6%); ý thức, tinh trần trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; việc quản lý, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức chưa khoa học còn nể nang, một số chưa thực chất; kỷ luật, kỷ cương hành chính có mặt chưa nghiêm dẫn đến còn nhiều cán bộ, công chức, viên chức vi phạm bị kỷ luật (từ năm 2016 - 2020 có 278 cán bộ, công chức viên chức bị xử lý kỷ luật). Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách thu hút hiệu quả đthu hút nguồn nhân lực có trình độ cao đến công tác tại tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn quy hoạch cán bộ với vị trí việc làm; nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết; chưa tập trung cử đi đào tạo các ngành mũi nhọn. Do đó, tiêu chí thành phần về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong những năm qua đang xếp hạng ở nhóm cuối trong cả nước, năm 2019 xếp thứ 56/63 tỉnh, thành phố, giảm 2 bậc so với năm 2018.

2.5. Về cải cách tài chính công

a) Kết quả

Kịp thời triển khai thực hiện các chính sách, chế độ về thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công theo quy định của Trung ương và Bộ Tài chính; quản lý thu, chi ngân sách nhà nước theo đúng Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, gắn với lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, giảm dần chi thường xuyên, bố trí hợp lý nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, đơn vị. Thu ngân sách của tỉnh những năm gần đây đều tăng. Do đó, công tác cải cách tài chính công của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2019 xếp 35/63 tỉnh, thành phố, tăng 28 bậc so với năm 2018.

b) Tồn tại, hạn chế

Số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên chưa nhiều (tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên chỉ chiếm 4,96 %; số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên chiếm 5,41%). Việc thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện còn lúng túng, một số đơn vị triển khai còn mang tính hình thức. Việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước có nơi chưa nghiêm túc. Cơ cấu nguồn thu ngân sách chưa ổn định, thu từ thương mại, dịch vụ tăng chậm.

2.6. Về hiện đại hóa nền hành chính

a) Kết quả

Hạ tầng công nghệ thông tin từng bước được đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, hệ thống quản lý văn bản và điều hành kết nối liên thông tất cả các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội; triển khai ng dụng chữ ký số cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tích hợp trên Hệ thống quản lý văn bản điều hành, Hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thanh toán tài chính của Kho bạc, Bảo hiểm[5]...; xây dựng và đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công - Hệ thống thông tin một cửa điện tử liên thông ba cấp chính quyền thống nhất trên cùng một địa chỉ truy cập, hiện đã cung cấp 2.036 dịch vụ công, trong đó dịch vụ công mức độ 3 là 445, dịch vụ công mức độ 4 là 584 (tổng số TTHC cung cấp mức độ 3,4:1029 thủ tục đạt 55,44%); các dịch vụ công mức độ 3,4 đáp ứng đủ điều kiện được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (hiện tại tỉnh đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia được 672/1.029 TTHC mức độ 3.4 đạt 65,3%[6]); hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đã được triển khai thực hiện tại 180 cơ quan, đơn vị hành chính cấp tỉnh và UBND cấp huyện thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng[7]. Do đó, năm 2019 tiêu chí thành phần về hiện đại hoá nền hành chính có chuyển biến, tăng 4 bậc so với năm 2018 xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố.

b) Tồn tại, hạn chế

Năng lực hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin còn hạn chế dẫn đến nguy cơ mất an toàn thông tin cao (Lai Châu là tỉnh liên tục xếp hạng bị lây nhiễm mã độc nhiều nhất cả nước); cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động công vụ ở cấp xã còn thiếu (tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính mới đạt 70,79%), ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc còn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, thiếu cán bộ về an toàn an ninh thông tin, đa số làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 chưa cao vì khả năng tiếp cận thông tin, trình độ, phương tiện máy móc ứng dụng công nghệ thông tin của người dân, doanh nghiệp, tổ chức còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Mặt khác người dân vẫn còn thói quen giao dịch trực tiếp với cơ quan nhà nước, do đó tỷ lệ hồ sơ phát sinh giải quyết thủ tục hành chính đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn thấp.

2.7. Tác động của công tác cải cách hành chính tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trong giai đoạn 2016-2020 công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ổn định. Việc thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công và tăng cường triển khai bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp đến giao dịch; tỷ lệ trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức đúng và trước hạn đạt trên 99%; Chỉ số đo lường sự hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tăng (năm 2019 đạt 82,96% , năm 2020 đạt 85,02%); tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng vượt so với dự toán trung ương giao; tỷ lệ các doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,9 lần so với năm 2016; số thuế các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 2011-2015; các dự án thu hút đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

3. Môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

3.1. Kết quả

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan tâm điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế hoạt động phát triển[8], như: Tăng cường việc rà soát, đơn giản hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng của tỉnh (lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn); quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; tăng cường đối thoại, gặp mặt giữa tỉnh với doanh nghiệp thông qua chương trình cà phê doanh nhân do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức định kỳ, qua Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp...; thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Trong giai đoạn, đã cấp đăng ký thành lập mới cho 764 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 lên 1.511 doanh nghiệp; số thuế các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng, ước đạt giai đoạn 2016-2020 đạt 4.433 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 2011-2015,

Một số chỉ số thành phần PCI có vị trí xếp hạng cao so với cả nước, kết quả năm 2020 cụ thể như sau:

Về tính minh bạch: Xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố. Tài liệu tiếp cận quy hoạch, pháp lý thuận lợi; tỷ lệ doanh nghiệp nhận được văn bản phản hồi của cơ quan quản lý nhà nước cao chiếm 81%; thời gian nhận văn bản phản hồi trung bình 2 ngày.

Về gia nhập thị trường: Xếp hạng 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp ngày một cải thiện và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Số ngày đăng ký doanh nghiệp, sngày thay đổi đăng ký doanh nghiệp, cán bộ am hiểu chuyên môn trong đăng ký doanh nghiệp đều xếp hạng cao so với cả nước.

Về cạnh tranh bình đẳng: Xếp hạng 28/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các doanh nghiệp đánh giá không có sự ưu ái giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Về tính năng động: Xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các doanh nghiệp phản hồi, đánh giá cao về tính năng động của tỉnh trong việc kịp thời tiếp nhận, phản hồi đối với những phản ánh khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp phản hồi hài lòng với cách giải quyết của cơ quan nhà nước tỉnh, đặc biệt là việc vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân.

Về thiết chế pháp lý và an ninh trật tự: xếp hạng 30/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đa phần các doanh nghiệp phản hồi, đánh giá cao tính sẵn sàng sử dụng Tòa án để giải quyết tranh chấp của tỉnh, việc xét xử các vụ việc kinh tế của Tòa án các cấp trong tỉnh là đúng pháp luật, phán quyết của Tòa án là công bằng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh là tốt.

3.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như chưa có nhiều giải pháp, chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư phù hợp, hiệu quả để thu hút tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư, khai thác tiềm năng, số lượng dự án và số vốn đầu tư vào tỉnh còn thấp. Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế một số lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, du lịch còn chưa nhiều. Phát triển công nghiệp của tỉnh chủ yếu là công nghiệp thủy điện chiếm tỷ trọng lớn, phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến sâu sản phẩm phục vụ thương mại, dịch vụ, sản xuất sản phẩm nông nghiệp địa phương còn chậm.

Một số chỉ số thành phần PCI có vị trí xếp hạng thấp so với cả nước, kết quả năm 2020 cụ thể như sau:

Về tiếp cận đất đai: Xếp hạng 62/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp vẫn còn gặp trở ngại trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai (thời hạn giải quyết hồ sơ về đất đai còn dài, doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ),...; tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp.

Về chi phí thời gian: Xếp hạng 63/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian trong việc giải quyết các công việc; thủ tục giấy tờ còn chồng chéo, nhiều thủ tục; thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa thân thiện khi tiếp xúc; tỷ lệ các nội dung thanh tra, kiểm tra còn nhiều trùng lặp và gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về chi phí không chính thức: Xếp hạng 53/63 tỉnh, thành phố. Doanh nghiệp còn phải mất chi phí không chính thức để giải quyết các công việc như: thủ tục đấu thầu; thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng; thủ tục về đất đai;...

Về đào tạo lao động: Xếp hạng 49/63 tỉnh, thành phố. Giáo dục phổ thông và giáo dục dạy nghề tại tỉnh có chất lượng chưa cao; dịch vụ giới thiệu việc làm của tỉnh còn chưa phát triển; việc đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Xếp hạng 41/63 tỉnh, thành phố. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn chưa phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ rất thấp (0,55%), dẫn đến doanh nghiệp không sử dụng được dịch vụ hỗ trợ để tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại, công nghệ,...

(Chi tiết số liệu tại phụ lục từ 03-11 kèm theo)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Tỉnh ủy và các cấp chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều chỉ thị, chương trình, kế hoạch để tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện và đi vào chiều sâu góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, minh bạch về tài sản trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập được tăng lên. Bộ máy hành chính các cấp đã có những đổi mới theo hướng hiện đại. Nền hành chính từng bước được hiện đại theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và phục vụ Nhân dân. Tính năng động, sẵn sàng của chính quyền tỉnh được cải thiện rõ rệt, đặc biệt trong việc tiếp nhận, phản hồi, xử lý những vướng mắc, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Cải cách thủ tục hành chính từng bước đi vào chiều sâu, tập trung cắt giảm điều kiện kinh doanh, thời gian thành lập doanh nghiệp. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

2. Tồn tại, hn chế

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn những bất cập, hạn chế; một số văn bản quy phạm pháp luật ban hành có nội dung trái pháp luật. Việc tham mưu ban hành cơ chế chính sách, tổ chức triển khai thực hiện trên một số lĩnh vực chưa hiệu quả. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng đều, đặc biệt là cấp cơ sở. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có thời điểm chưa được thực hiện nghiêm. Cơ cấu tổ chức bên trong của một số cơ quan, đơn vị chưa tinh gọn. Cải cách thủ tục hành chính chưa thực sự là động lực mạnh mẽ cho cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính ở những lĩnh vực mà người dân, doanh nghiệp ít cần được giải quyết, tính liên thông trong cải cách thủ tục hành chính chưa cao. Chế độ thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí chưa thực sự hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành trong các cơ quan nhà nước còn hạn chế. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) có chuyển biến nhưng chưa bền vững, thiếu ổn định.

Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện nhưng chưa thông thoáng và hấp dẫn. Chưa có nhiều giải pháp, chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư phù hợp, hiệu quả. Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế một số lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, du lịch có mặt hạn chế. Phát triển công nghiệp của tỉnh chủ yếu là công nghiệp thủy điện chiếm tỷ trọng lớn, phát triển công nghiệp chế biến sâu còn chậm. Các doanh nghiệp vẫn còn gặp trở ngại trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng kinh doanh và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp; tỷ lệ các nội dung thanh tra, kiểm tra trùng lặp còn nhiều; doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí không chính thức để giải quyết các công việc liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng; vai trò của doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ chế, chính sách chưa được đánh giá cao; việc đào tạo nghề chưa đáp ứng được các nhu cầu của thị trường; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn chưa phát triển, dẫn đến doanh nghiệp không sử dụng được dịch vụ hỗ trợ để tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại, công nghệ,... Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở mức thấp, năm 2020 xếp hạng 57/63 tỉnh, thành phố.

3. Nguyên nhân

Là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mật độ dân cư thưa, phát triển không đồng đều, thị trường nhỏ hẹp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, những yếu tố đó ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư vào tỉnh. Liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Tây Bắc còn yếu. Mặt bằng chung về trình độ dân trí trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Khả năng tiếp cận thông tin, trình độ, phương tiện máy móc ứng dụng công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế.

Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn khó khăn, nhiều nhiệm vụ cấp bách phát sinh do đó chưa đủ nguồn lực để giải quyết khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn vốn có của tỉnh nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư. Các cơ chế chính sách một số chưa phù hợp, chồng chéo, mất nhiều thời gian thực hiện đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, đất đai,... ảnh hưởng lớn đến các chỉ số: tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp,...; các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ còn hạn chế.

Một số văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đặc biệt là các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách có nội dung chồng chéo, vướng mắc, chưa rõ ràng gây khó khăn cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong quá trình vận dụng và tổ chức thực hiện; việc ban hành các Thông tư, Nghị định của Trung ương một số trường hợp còn chậm, chưa đồng bộ.

Một số cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu ở một số địa phương, cơ quan thiếu quyết Hệt; thiếu kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương có việc trách nhiệm chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chất lượng một số cán bộ, công chức còn hạn chế, nhất là trong công tác tham mưu, đề xuất giải quyết những công việc phức tạp; vẫn còn biểu hiện gây khó khăn trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp.

Việc xây dựng phương án sắp xếp tinh gọn đầu mối của các cơ quan còn chậm và chưa chủ động; công tác giám sát thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; chưa huy động được Nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia góp ý, giám sát, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.

Hệ thống tiêu chí đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính được sửa đổi, bổ sung hằng năm. Mặt khác, một số đối tượng xin ý kiến qua điều tra xã hội học chưa nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các câu hỏi điều tra, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về công tác cải cách hành chính của tỉnh, nên phản ánh mang tính cảm quan, chưa đánh giá thực chất kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại tỉnh.

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thực hiện hoàn toàn qua điều tra xã hội học với đối tượng là những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động tại địa phương. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong những năm gần đây nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế, tình trạng doanh nghiệp thiếu việc làm do đó sự chưa hài lòng của doanh nghiệp đối với việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh là khó tránh khỏi. Mặt khác việc điều tra đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ mang tính đại diện, nên chưa phản ánh hết được nhũng nỗ lực của tỉnh.

Phần th 3

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền hành chính phục vụ, dân chủ, hiện đại, kỷ cương, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm tận tụy phục vụ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, nâng cao sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Tạo lập, hình thành môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi,... nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao thứ hạng, chất lượng chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

2. Mục tiêu cthể

a) Giai đoạn 2021-2025

- Cắt giảm ít nhất 30% tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các thủ tục hành chính rà soát hằng năm; 80% thủ tục hành chính đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 100% các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bố trí số lượng cấp phó đúng quy định. 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định.

- Đạt 17% đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên.

- 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (Cổng dịch vụ công trực tuyến; Cổng thông tin điện tử tỉnh; cơ sở dữ liệu về hộ tịch, tư pháp; cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm xã hội; cơ sở dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp...); 90% hồ sơ công việc tại tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); 80% chế độ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và tích hợp, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Cải thiện và phấn đấu chỉ số PAR INDEX, PCI tăng thứ hạng. Đến năm 2025, Chỉ số PAR INDEX nằm trong nhóm 45-50, chỉ số PCI nằm trong nhóm 50- 55 của cả nước.

b) Định hướng đến năm 2030

- 100% thủ tục hành chính đáp ứng được yêu cầu, điều kiện triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4.

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 100% hồ sơ công việc tại tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Phấn đấu Chỉ số PAR INDEX nằm trong nhóm 32-40; Chỉ số PCI nằm trong nhóm 40-45 của cả nước.

(Có Phụ lục mục tiêu phn đấu trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 kèm theo)

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; quản lý, điều hành của chính quyền; giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nội dung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, quan trọng phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

Phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, đánh giá sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với việc giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hằng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và làm tiêu chí để bình xét thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức, viên chức và người dân nhận thức đúng, đồng thuận, chấp hành các chủ trương, chính sách, nội dung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của Đảng, Nhà nước. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tổ chức thực hiện.

3. Về cải cách thể chế

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính hp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện khai thông nguồn lực, thu hút các nhà đầu tư, ưu tiên nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện hoặc ban hành mới một số chính sách, tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư vào thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, nhất là ở các lĩnh vực: về tổ chức bộ máy; về cán bộ, công chức, viên chức; về phân cấp, ủy quyền; về quản lý đất đai, môi trường; về quy hoạch, xây dựng; về tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản; về xã hội hóa và quản lý cung ứng dịch vụ công... để kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật.

4. Về cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, định hướng về cải cách thủ tục hành chính của trung ương, của tỉnh; rà soát, sửa đổi thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lựa chọn những vấn đề, thủ tục hành chính cần cắt giảm về quy trình và thời gian, tập trung rà soát, tối ưu hoá quy trình thủ tục hành chính liên ngành, đặc biệt là các thủ tục liên quan tới dự án đầu tư có sử dụng đất, liên quan tới xây dựng, môi trường.

Kiểm soát chặt chẽ thủ tục hành chính khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới và các quy định thủ tục hành chính không thật sự cần thiết, gây cản trở cho thu hút đầu tư, gây tốn kém chi phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân.

Tăng cường trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong giải quyết các thủ tục đầu tư, kinh doanh đảm bảo công khai, minh bạch, thuận tiện, thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, tập trung giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; trao đổi văn bản trên môi trường mạng; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

Triển khai đồng bộ hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Công khai, minh bạch thủ tục hành chính theo quy định tại Bộ phận một cửa, tại Trụ sở cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, trên Cổng dịch vụ công trực tuyến-Hệ thống một cửa điện tử và Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định thủ tục hành chính.

5. Về cải cách tổ chức bộ máy

Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng tiêu chí theo quy định nhằm tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối trực thuộc, giảm trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Chủ động, kịp thời điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ một số cơ quan, đơn vị cho phù hợp theo hướng dẫn của Trung ương, sắp xếp, bố trí số lượng cấp phó của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đảm bảo đúng quy định.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp quản lý giữa tỉnh và địa phương; theo dõi, kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ đã phân cấp.

Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

6. Về cải cách chế độ công vụ

Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, viên chức phù hợp với cơ cấu và vị trí việc làm; thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh; triển khai thực hiện các quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; chuyn đi vị trí công tác theo quy định của Chính phủ.

Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ chế cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với điều kiện của tỉnh và yêu cầu hội nhập quốc tế; có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học tập, không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, đạo đức công vụ.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo kết quả công việc, gắn đánh giá với việc bình xét các phong trào thi đua và hình thức khen thưởng.

7. Về cải cách tài chính công

Nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí đối với các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; phân loại và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện. Thực hiện nghiêm túc quy trình công khai ngân sách.

8. Về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử, tập trung vào một số nội dung như: Kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống dịch vụ công - Hệ thống một cửa điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp (phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021-2025); triển khai kết nối Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đến các hệ thống mạng của các cơ quan trong tỉnh.

Xây dựng phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn chặt với cải cách hành chính. Thường xuyên nâng cấp, hoàn thiện chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã theo đúng quy định; triển khai thuê dịch vụ Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tập trung toàn tỉnh; triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và thiết bị di động để thuận tiện cho cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh các hệ thống thông tin, phần mềm trên địa bàn tỉnh; thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.

Xây dựng Cổng dữ liệu của tỉnh, tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn). Phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh (LGSP), kết nối liên thông với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để khai thác, sử dụng.

Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ bảo đảm tích hợp, chia sẻ dữ liệu số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo thời gian thực hiện.

Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.

Thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; lựa chọn đô thị điển hình của tỉnh để triển khai thử nghiệm, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử, từ đó phổ biến, nhân rộng.

9. Về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Thực hiện có hiệu quả chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, đa dạng các hình thức thu hút đầu tư, tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tăng cường công tác đấu thầu, đẩy mạnh thực hiện đấu thầu qua mạng; kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm, chậm tiến độ.

Rà soát, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Giao cho từng đơn vị chủ trì theo dõi và có biện pháp nâng cao chỉ số PCI.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết với nhân dân trong phát triển vùng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quan tâm xây dựng hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Thúc đẩy các dịch vụ tư vấn pháp luật để phục vụ có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức và người dân. Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh; khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội doanh nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành; công tác đối thoại với các doanh nghiệp, để nắm tình hình, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Phối hợp, liên kết chặt chẽ với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tham vấn kinh nghiệm về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

10. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, cụ thể, ràng về nội dung, đối tượng. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức tại công sở các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, quá trình thực hiện phải thường xuyên rà soát các cuộc kiểm tra chuyên ngành, giảm thiểu gánh nặng thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và các nguồn khác theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao trong Đề án và Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của tỉnh, có trách nhiệm lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Nhu cầu vốn thực hiện của một số nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm tại Đề án là 112.070 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn sự nghiệp: 17.170 triệu đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: 94.900 triệu đồng.

(Chi tiết tại phụ lục 02 kèm theo)

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các nội dung Đề án về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo chức năng, nhiệm vụ, để tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh nhằm đạt được các mục tiêu tại Đề án.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã đề ra. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án gửi về Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.

2. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì tham mưu nội dung cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triển khai, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đảm bảo đúng tiến độ và thời hạn thực hiện.

Chủ trì, phi hp Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, tập trung giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; trao đổi văn bản trên môi trường mạng; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Nâng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại các cấp chính quyền theo đúng mục tiêu của Đề án.

3. Sở Nội v

Cơ quan thường trực về công tác cải cách hành chính của tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung Đề án. Định kỳ sơ kết, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Chủ trì, tham mưu các nội dung về cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ tại Đề án.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu nội dung nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tham mưu UBND tỉnh kế hoạch hằng năm về cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.

Hằng năm, tham mưu tổ chức phân tích đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI).

5. Sở Tư pháp

Chủ trì, tham mưu các nội dung về cải cách thể chế; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Đề án.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, tham mưu nội dung cải cách tài chính công.

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách đảm bảo kinh phí cho các hoạt động cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, tham mưu nội dung xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số.

Chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh tuyên truyền và đề xuất các giải pháp khuyến khích, tăng tỷ lệ người dân, tổ chức sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.

Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với những thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu, điều kiện. Hướng dẫn việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và các sở, ban, ngành đảm bảo đầy đủ thông tin theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử và Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

8. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Lai Châu

Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gkhó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng khác,...

9. Cục thuế tỉnh

Đẩy mạnh áp dụng kê khai thuế điện tử trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nộp thuế; rà soát quy trình, hồ sơ, thủ tục nộp thuế, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục khai thuế, nộp thuế và thời gian thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

10. Kho bạc Nhà nước Lai Châu

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tăng cường công tác thanh toán qua môi trường mạng.

11. Cục Quản lý thị trường

Đảm bảo hoạt động kiểm soát thị trường, không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hộ kinh doanh,... kế hoạch và kết quả thanh tra, kiểm tra phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

12. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thủ tục đối với người lao động trong các doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung, thực hiện mục tiêu giảm được chi phí, công sức và tiếp tục rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục.

13. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính, giảm tối đa thời gian làm thủ tục và cung cấp thông tin kịp thời cho các tổ chức cá nhân khi hoạt động và qua lại cửa khẩu.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại, biên mậu trên địa bàn, tháo gỡ các khó khăn cho Doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

14. Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm soát nhân dân tỉnh

Có kế hoạch nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh giải quyết cơ bản các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp.

15. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng doanh nghiệp, qua đó cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời làm đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để doanh nghiệp tiếp cận thông tin một cách kịp thời. Tích cực mở rộng thành viên hiệp hội.

Phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI).

Chủ động tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách của tỉnh trong lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tương tác với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phổ thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.

16. Công ty Điện lực tỉnh

Đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả, cung cấp điện đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn, tiếp tục đầu tư hạ tầng lưới điện đảm bảo mục tiêu tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới theo kế hoạch đề ra.

Phối hợp với Sở Công thương, các chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động,...

17. Công ty Cổ phần nước sạch tỉnh

Cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ, phối hợp với các chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động,...

19. UBND các huyện, thành phố

Tập trung chỉ đạo quyết liệt để nâng cao điểm số và thứ hạng các chỉ số PCI của tỉnh. Tổ chức gặp mặt doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn.

20. Đề nghị các cấp ủy đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Thực hiện tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Đề án; phát huy vai trò tham gia giám sát và phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các mục tiêu của Đề án./.

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CCHC NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

STT

Các mc tiêu/chỉ tiêu cải cách

Kết quả đạt được giai đoạn 2016- 2020

Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025

Chỉ tiêu định hướng đến năm 2030

Ghi chú

I

CHỈ TIÊU CÁC CHSỐ CỦA TỈNH

 

 

 

 

1

Chỉ số PAR INDEX

Năm 2019 xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố

Trong nhóm 45 - 50 tỉnh, thành phố

Trong nhóm 32 - 40 tỉnh, thành phố

 

2

Chỉ số PCI

Năm 2020 xếp hạng 57/63 tỉnh, thành phố

Trong nhóm 45 - 55 tỉnh, thành phố

Trong nhóm 40 - 45 tỉnh, thành phố

 

II

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG THỰC HIỆN NHIỆM V CCHC

 

1

Cắt giảm tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính của các thủ tc hành chính rà soát hằng năm

Trung bình giai đoạn 2016-2020 cắt giảm được 20% (năm 2020 thực hiện cắt giảm TTHC qua rà soát trung bình đạt 32,6%)

Ít nhất 30%

Duy trì trên 30%

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương

2

Tỷ lệ thủ tục hành chính đáp ứng được yêu cầu, điều kiện triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

Hiện nay, tỉnh đã cung cấp được 1.030 TCHG mức độ 3,4 trên tổng số 1.877 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh (không tỉnh 162 TTHC đặc thù không thực hiện dịch vụ công mức độ 3,4) đạt 54,87%

80%

100%

Mục tiêu thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

3

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyển mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cấp khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động

0%

80%

100%

4

Tỷ lệ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bố trí số lượng cấp phó đúng quy định.

98,70%

100%

100%

Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

5

Tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã đạt chun về trình độ chuyên môn theo quy định

Cán bộ đạt 97,7% và Công chức đạt 99,6%

100%

100%

Căn cứ theo tiêu chuẩn của cán bộ, công quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và theo tiêu chí chấm điểm cải cách hành chính hàng năm của Bộ Nội vụ

6

Tỷ lệ % đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tự đảm bảo chi thường xuyên

10,37%

17%

Duy trì 17%

Theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương tại NQ số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thng tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ đơn vị sự nghiệp công lập và mục tiêu cải cách hành chính lĩnh vực tài chính công của Trung ương.

7

Tỷ lệ % các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tích hợp, chia sẻ dữ liệu

0%

60%

100%

Mục tiêu thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

8

Tỷ lệ % hồ sơ công việc tại tỉnh, tỷ lệ % hồ sơ công việc tại cấp huyện và tỷ lệ % hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật)

35 % hồ sơ công việc tại tỉnh; 27% hồ sơ công việc tại cấp huyện; 0% hồ sơ công việc tại cấp xã.

90% hồ sơ công việc tại tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã.

100% hồ sơ công việc tại tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã.

9

Tỷ lệ % chế độ báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và tích hợp, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

0%

80%

100%

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025

STT

NỘI DUNG

DKIN KINH PHÍ (Triệu đồng)

GHI CHÚ

 

TNG CỘNG

112.070

 

I

VỐN SỰ NGHIỆP

17.170

 

1

Lựa chọn một đơn vị cấp xã để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng scơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân

70

- Chính quyền số: Hỗ trợ Tạo lập kênh giao tiếp không giới hạn (tin nhắn sms, kênh zalo 1 chiều....); Thiết lập hệ thống truyền thanh sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo để phát chương từ text sang giọng nói; Đầu tư hệ thống máy tính kết nối mạng internet phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của UBND cấp xã; Xây dựng điểm truy cập internet công cộng, hướng dẫn người dân tìm kiếm thông tin của tỉnh các kênh thông tin chính thống của tỉnh.

- Xã hội số: Triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa; Triển khai hệ thống hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến+ tạo lập hệ thống hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho người dân qua nền tảng vov 24; Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ tại Trạm y tế; Hỗ trợ phòng học tin học cho Trường phổ thông dân tộc bán trú, Trường tiểu học để học sinh tiếp cận với môn tin học; Hỗ trợ mạng internet tại các Trường học, trụ sở UBND xã, trạm y tế xã; Hỗ trợ máy chiếu giảng dạy tại Trường học; Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thầy soạn giáo án điện tử và giảng dạy bộ môn tin học.

- Kinh tế số: Xác định tiêu chuẩn đặc điểm của sản phẩm khi đưa lên sàn thương mại điện tử; Xác định các giấy phép cần có của sản phẩm (chng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận ocop, chứng nhận bài thuốc...); Hỗ trợ xin đầy đủ các giấy phép, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; Hỗ trợ người dân đưa sản phẩm lên sn thương mại điện tử (Hợp đồng ký kết với sàn TMĐT, hình ảnh đưa lên sàn, các bước thực hiện trên sàn....); Tuyên truyền nhận thức cho người dân về tính an toàn, lợi ích khi giao dịch qua các sàn thương mại điện tử; Đào tạo sử dụng nền tảng mạng xã hội và các thức thanh toán điện tử; Kết nối đơn vị Logistics vận chuyn hàng hóa; Quảng bá giới thiệu trên báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, sàn giao dịch

2

Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ bảo đảm tích hợp, chia sẻ dữ liệu số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo thời gian thực.

9.600

- Thuê Hệ thống Thông tin báo cáo và chỉ đạo điều hành

- Kết nối với Hệ thống báo cáo của Chính phủ

3

Duy trì, nâng cấp Cổng Dịch vụ công và Hệ thống Thông tin một cửa điện tử tỉnh, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; đưa toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, mức độ 4. Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ

7.500

- Thuê hệ thống Cổng dịch vụ công tích hợp Một cửa điện tử

- Kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia

II

VN ĐẦU TƯ

94.900

 

1

Xây dựng trung tâm lưu trữ điện tử và giám sát an ninh mạng tỉnh Lai Châu.

30.000

Đu tư mới trung tâm lưu trữ điện tử và giám sát an ninh mạng tỉnh. Giám sát, thu thập, xử lý thông tin an ninh mạng trên phạm vi toàn tỉnh.

- Giám sát ATTT.

- Tng hp hỗ trợ quy hoạch hệ thống an ninh mạng.

2

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh

20.000

Đầu tư mới trung tâm giám sát, điều hành thông minh Giám sát, thu thập, xử lý thông tin từ các hệ thống chuyên ngành, phân tích, hin thdữ liệu, trực quan hỗ trợ các quá trình ra quyết định về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và an ninh mạng.

- Giám sát giải pháp camera đô thị.

- Giám sát dịch vụ hành chính công.

- Tổng hợp hỗ trợ quy hoạch chính quyền và đô thị thông minh.

3

Xây dựng, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP)

14.900

Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh.

Kết nối, liên thông, tích hợp các hệ thống thông tin của các đơn vị trong tỉnh với nhau và với các hệ thống thông tin, CSDL Quốc gia của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và với các địa phương khác.

- Kết nối với NGSP.

- Kết ni với Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Kết ni các Cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu của tỉnh.

4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng tỉnh giai đoạn 2021-2025

30.000

Hệ thống mạng nội bộ - Mạng thông tin diện rộng của Đảng; Hệ thống kết nối internet; Hệ thống thông tin phần mềm ứng dụng Tăng cường trao đi, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin trên mạng máy tính thuận tiện, sử dụng hiệu quả hệ thng hội nghị truyền hình trực tuyến và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Bảo đảm các điều kiện để trao đổi thông tin giữa các cơ quan đảng và chính quyền

 

PHỤ LỤC 03

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016-2020

TT

Chỉ số thành phần PCI

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

Điểm số, tỷ l %

Xếp hạng

Điểm số, tỷ lệ %

Xếp hạng

Điểm số, tỷ lệ %

Xếp hạng

Điểm s, tỷ lệ %

Xếp hạng

Điểm s, tỷ lệ %

Xếp  hạng

CHỈ S PCI

53,46

62

58,82

60

58,33

62

59,95

63

61,98

57

 

1

Gia nhập thị trường

8,84

10

8,04

20

8,01

8

7,72

18

7,82

31

 

2

Tiếp cận đất đai

5,22

54

5,82

51

6,26

43

6,32

52

5,78

62

 

3

Tính minh bạch

6,13

38

6,16

45

5,93

48

6,53

48

6,50

4

 

4

Chi phí thời gian

6,56

33

5,71

54

5,73

59

5,66

61

6,04

63

 

5

Chi phí không chính thức

4,54

57

4,12

61

4,71

60

4,77

62

5,98

53

 

6

Cạnh tranh bình đẳng

4,83

40

6,26

6

5,73

27

6,92

16

6,67

28

 

7

Tính năng động

4,77

36

5,15

47

6,21

14

6,79

16

6,56

22

 

8

Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp

4,55

60

6,28

44

5,58

60

5,09

62

5,64

41

 

9

Đào tạo lao động

4,78

60

5,46

55

5,58

54

5,88

57

5,94

49

 

10

Thiết chế pháp lý và ANTT

5,76

19

6,82

6

6,93

5

6,98

19

6,84

30

 

 

PHỤ LỤC 04

KẾT QUẢ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX) TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2016-2019

STT

Lĩnh vực/Tiêu chí/ Tiêu chí thành phần

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Điểm số

Xếp hạng so với 63 tỉnh, thành phố

Điểm số

Xếp hạng so với 63 tỉnh, thành phố

Điểm số

Xếp hạng so với 63 tỉnh, thành phố

Điểm số

Xếp hạng so với 63 tỉnh, thành phố

1

Công tác chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính.

6,5

31

6,95

46

7,00

27

8,00

12

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh.

7,00

21

8,44

34

8,42

39

9,01

13

3

Cải cách thủ tục hành chính

5,50

60

12,25

35

10,95

41

12,22

51

4

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.

6,50

Nằm trong tốp 38 tỉnh đạt điểm tối đa

7,75

52

8,90

31

8,71

42

5

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

4,50

58

9,04

55

9.18

54

10,23

56

6

Cải cách tài chính công.

4,00

Nằm trong tốp 5 tình đạt điểm tối đa

6,16

18

6,50

63

9,30

35

7

Hiện đại hóa hành chính.

0,50

63

7,55

54

8,70

47

10,06

43

8

Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

29,66

18

13,81

55

12,58

45

11,98

45

 

Tổng cộng

67,41

53

71,94

57

72,23

58

79,51

51

 

PHỤ LỤC 05

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU TẠI LĨNH VỰC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH

STT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Số lượng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra CCHC

26[9]

21[10]

14[11]

12[12]

11[13]

2

Tuyên truyền CCHC

 

 

 

 

 

-

Tổ chức cuộc thi tìm hiu CCHC (Có tổ chức = 1; Không tổ chức = 0)

 

1

1[14]

1

0[15]

-

Số lượng bản tin chuyên đề CCHC trên đài PT-TH tỉnh

241[16]

113[17]

168[18]

150[19]

132[20]

-

Slớp tập huấn chuyên đề CCHC

5

4[21]

 

14

4

-

Xây dựng chuyên mục CCHC trên Cổng TTĐT của tỉnh (Có xây dựng = 1; Không xây dựng = 0)

 

 

1

1

1

3

Số lượng mô hình, sáng kiến CCHC được triển khai áp dụng

 

 

 

3[22]

3[23]

4

Xây dựng, áp dụng bộ tiêu chí đánh giá CCHC các cơ quan, đơn vị

 

 

 

 

 

 

Bộ tiêu chí đánh giá sở, ngành

1

1

1

1

1

 

Bộ tiêu chí đánh giá UBND cấp huyện

1

1

1

1

1

 

Bộ tiêu chí đánh giá UBND cấp xã

1

1

1

1

1

 

Bộ tiêu chí đánh giá cơ quan ngành dọc tại địa phương

0

0

0

0

0

5

Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức

 

 

 

 

 

-

Số lượng dịch vụ đã khảo sát

 

 

 

19

19

-

Số lượng mẫu đã khảo sát

 

 

 

610

620

-

Mức độ hài lòng chung

 

 

 

82,96%

85,02%

 

PHỤ LỤC 06

THỐNG KÊ CÁC NHIỆM VỤ TẠI LĨNH VỰC CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA TỈNH

STT

Nhiệm vụ/tiêu chí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) chủ trì soạn thảo đã được ban hành

626

430

229

74

64

Chia theo tên loại VBQPPL

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh

30

20

9

23

6

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

52

77

42

44

43

Nghị quyết của Hội đồng nhân cấp huyện

45

21

10

1

1

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

84

48

28

3

11

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã

270

192

82

0

2

Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

145

72

58

3

1

2

SVBQPPL được đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới sau rà soát

57

51

33

45

57

3

Số VBQPPL đã được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sau rà soát

57

51

33

45

30

4

Số VBQPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền

129

69

38

14

11

5

Số VBQPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền

3

7

3

1

2

6

Số VBQPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền đã được xử lý

3

7

3

1

1

7

Văn bản không phải là VBQPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 07

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU TẠI LĨNH VỰC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH

STT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1.

Tổng số TTHC của tỉnh

1.543

1.765

1.879

2.061

2.036

-

Số lượng TTHC cấp tỉnh

1.218

1.415

1.522

1.575

1.666

-

Số lượng TTHC cấp huyện

218

232

247

365

251

-

Số lượng TTHC cấp xã

107

118

110

121

119

-

Số TTHC do tỉnh ban hành (được giao trong Luật)

-

-

-

1

-

2.

Số TTHC được đơn giản hóa sau rà soát (theo thẩm quyền của tỉnh, như: giảm thời gian giải quyết; tỷ lệ chi phí tuân thủ TTHC/lĩnh vực trọng tâm; các thức thực hiện; cung cấp DVC trực tuyến...)

33.33%

(01 TT)

14%

(01 TT)

64 DVC mức độ 3 và 74 DVC mức độ 4

34,64%

(105 TT)

32,6%

(21 TT)

3.

Số lượng thủ tục hành chính được công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng/ Trang Thông tin điện tử

100%

100%

100%

100%

100%

4.

Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

 

 

 

 

 

-

Số lượng TTHC thực hiện được giải quyết tại Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp sở, ngành

982

1.123

1.151

1.364

1.395

-

Số lượng TTHC thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa cấp huyện

215

261

299

343

222

-

Số lượng TTHC thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa cấp xã

117

135

117

117

115

-

Số lượng TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông cùng cấp

 

 

 

86

86

-

Số lượng TTHC hoặc nhóm TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền

-

-

-

35

35

-

Số TTHC đã thực hiện 4 tại chỗ (cấp tỉnh)

-

-

-

285

285

5.

Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ hồ sơ TTHC cấp tỉnh giải quyết đúng hẹn (đã tiếp nhận/đã trả đúng hẹn)

99.96%

99.91%

99.69%

99.86%

98.88%

-

Tỷ lệ hồ sơ TTHC cấp huyện giải quyết đúng hẹn (đã tiếp nhận/đã trả đúng hẹn)

99.11%

99.54%

99.87%

99.83%

99.42%

-

Tỷ lệ hồ sơ TTHC cấp xã giải quyết đúng hẹn (đã tiếp nhận/đã trả đúng hẹn)

99.89%

99.97%

99.98%

99.97%

100%

6.

Tiếp nhận và xử lý PAKN về TTHC

 

 

 

 

 

-

Số lượng PAKN đã tiếp nhận trong năm

1

0

1

2

2

-

Số lượng PAKN đã giải quyết trong năm

1

0

1

2

2

-

Số lượng PAKN được xử lý và đã công khai kết qutrả lời trên Cổng TTĐT

1

0

1

2

2

 

PHỤ LỤC 08

THỐNG KÊ VÀ SO SÁNH SỐ LƯỢNG TỔ CHỨC THUỘC TỈNH

I. Slượng, cu tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân cp tỉnh

Giai đoạn

Số cơ quan chuyên môn, Cơ quan khác thuộc UBND cấp tỉnh (gọi chung là Sở)

Số Chi cục, ban thuộc Sở

Số phòng, văn phòng, thanh tra thuộc Sở

Sđơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp tỉnh, thuộc Sở và thuộc Chi cục

Ghi chú

Giai đoạn 2001-2010

23

13

128

135

 

Giai đoạn 2011-2020

22

13

102

79

 

II. Slượng, cơ cu tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân cp huyện

Giai đoạn

Số UBND cấp huyện

Số phòng chuyên môn thuc UBND cấp huyện

Số văn phòng, thanh tra thuộc UBND cấp huyện

Số đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện

Ghi chú

Giai đoạn 2001-2010

7

76

14

417

 

Giai đoạn 2011-2020

8

86

16

364

 

III. Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập phân theo các lĩnh vực

Giai đoạn

Sự nghiệp GD-ĐT

Sự nghiệp y tế

Sự nghiệp VH/TDTT

Sự nghiệp khác

Thuộc UBND cấp tỉnh

Thuộc CQ chuyên môn cấp tỉnh

Thuộc UBND cấp huyện

Thuộc UBND cấp tỉnh

Thuộc CQ chuyên môn cấp tỉnh

Thuộc UBND cấp huyện

Thuộc UBND cấp tỉnh

Thuộc CQ chuyên môn cấp tỉnh

Thuộc UBND cấp huyện

Thuộc UBND cấp tỉnh

Thuộc CQ chuyên môn cấp tỉnh

Thuộc UBND cấp huyện

Giai đoạn 2001-2010 (Tính đến 12/2010)

0

25

372

0

28

0

0

7

0

6

69

45

Giai đoạn 2011-2020 (Tính đến 12/2019)

0

23

316

0

14

0

0

4

0

6

32

48

 

PHỤ LỤC 09

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU TẠI LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH

STT

Ch tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020 (Tính đến 15/12)

1.

Tổng số biên chế cán bộ, công chức

 

 

 

 

 

-

Tổng số được giao

2.062

2.026

1.980

1.900

1.868

-

Tổng số có mặt

1.816

1.756

1.726

1.636

1.600

2.

Tổng số biên chế viên chức

 

 

 

 

 

-

Tổng số được giao

17.528

17.296

16.753

16.439

16.125

-

Tổng số có mặt

16.545

15.628

15.720

15.500

15.145

3.

Số công chức được tuyển dụng theo hình thức thi cạnh tranh

12

0

14

0

22

4.

Số công chức được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển cạnh tranh

0

0

0

0

0

5.

Số lượng cán bộ, công chức được tinh giản biên chế

95

86

117

113

129

6.

Số lượng công chức được bi dưỡng, tập huấn hàng năm

3.418

3.727

3.981

4.137

5.527

7.

Số lượng viên chức được bồi dưỡng, tập huấn hàng năm

5.945

5.135

6.237

6.169

1.729

8.

Slượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng

91

141

115

115

111

 

PHỤ LỤC 10

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU LĨNH VỰC CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG CỦA TỈNH

STT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số đơn v snghiệp thực hiện chế tự chủ

582

581

482

456

443

1

Số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ

7

7

7

7

6

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

0

0

 

 

 

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

4

4

4

4

3

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

1

2

2

2

2

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

2

1

1

1

1

2

Số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh thực hiện cơ chế tự chủ

114

115

83

74

72

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

0

0

0

 

 

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

3

4

5

4

4

 

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

20

20

21

18

18

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

91

91

57

52

50

3

Số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện thực hiện cơ chế tự chủ

458

456

391

374

364

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

0

0

0

 

 

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên

17

17

16

17

15

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

6

6

7

6

4

-

Số lượng đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

435

433

368

351

345

4

Số tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP

3

3

1

1

1

 

PHỤ LỤC 11

THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU TẠI LĨNH VỰC HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH

STT

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

 

0%

0%

0%

100%

100%

1.

Số đơn vị kết nối Trục liên thông VBQG

0

0

0

59

59

2.

Số lượng văn bản nhận trên Trục liên thông VBQG

0

0

0

1.316.627

398.772

3.

Số lượng văn bản gửi trên Trục liên thông VBQG

0

0

0

179.958

6743

4.

Số lượng chữ ký số

22

22

358

1753

230

5.

Tỷ lệ công chức có hộp thư điện tử

5%

5%

5%

100%

100%

6.

Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản

12

12

12

59

59

7.

Số cơ chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc

30

30

30

30

30

8.

Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện có Cổng/Trang Thông tin điện tử

30

30

30

30

30

9.

Số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4

0

460

77

85

998

10.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ

Chưa xác định

(phát sinh 4/460 dịch vụ công mức độ 3,4 đạt 0,87%)

(phát sinh 4/77 dịch vụ công mức độ 3,4 đạt 5,2%)

(phát sinh 47/85 dịch vụ công mức 3,4 đạt 55,29%)

(phát sinh 83/998 dịch vụ công mức 3,4 đạt 0,31%)

11.

Sđơn vị xây dựng, sử dụng phần mềm một cửa điện tử

8

8

8

136

138

12.

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua hệ thống một cửa điện tử

6,02%

6,02%

6,02%

100%

100%

13.

Số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện có bản Công bố ISO

28/28

28/28

28/28

28/28

28/28

 



[1] Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chyếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

[2] (1)Chthị số 16/CT-UBND ngày 30/12/2014 về tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu; (2) Chthị số 03/CT-UBND ngày 27/02/2017 về tăng cường kỳ luật, kỷ cương trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. (3) Chthị số 11/CT-UBND ngày 11/11/2015 về việc tăng cường các giải pháp nâng cao Chsố cải cách hành chính tỉnh Lai Châu . (4) Chthị số 13/CT-UBND ngày 21/8/2019 về việc cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chsố hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) của tỉnh Lai Châu. (5) Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 ban hành mức chi hỗ trợ cho cán bộ làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính. (6) Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 ban hành mức chi phục vụ công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

[3] 19/19TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 1291/QĐ-TTg

[4] 12/12 TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 1291/QĐ-TTg

[5] Đến nay có khong 1900 cá nhân, tổ chức được cấp chữ ký số.

[6] Đến thời điểm 24/3/2020, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh là: 1856 (không bao gồm 162 thủ tục hành chính đặc thù của Thanh Tra 9 TTHC, Ban dân tộc 02 TTHC, Công an tỉnh 151 TTHC) trong đó đã cung cấp 445 thủ tục mức dộ 3: đạt 23,7%; 584 thủ tục cung cấp mức độ 4 đạt 31,1%; tổng số TTHC cung cấp mức độ 3,4:1029 thủ tục đạt 55,44%). Trong tổng số số 1029 thủ tục cung cấp mức độ 3,4, tỉnh đã tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc được 672/1029 TTHC đạt 65,3%.

[7] 180 đơn vị, bao gồm: Đơn vị cấp tỉnh: 41 đơn vị (25 sở, ngành; 9 chi cục, 7 trung tâm thuộc sở); Đơn vị cấp huyện: 33 đơn vị (8 huyện và thành phố, 25 phòng thuộc chuyên môn thuộc huyện và thành phố); 106 đơn vị cấp xa (xã, phường, thị trấn)

[8] Tỉnh Ủy ban hành Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 12/11/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong thực hiện các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện: chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020; kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm;....

[9] 26 đơn vị được kiểm tra gồm: 05 đơn vị cấp tỉnh, 05 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã.

[10] 21 đơn vị được kiểm tra gồm: 07 sở, ngành, 03 đơn vị cấp huyện và 11 đơn cị cấp xã

[11] 14 đơn vị được kiểm tra gồm: 06 đơn vị cấp sở, 03 đơn vị cấp huyện và 05 đơn vị cấp xã

[12] 12 đơn vị được kiểm tra gồm: 06 đơn vị cấp sở, 03 đơn vị cấp huyện và 03 đơn vị cấp xã.

[13] 07 sở, ngành, 02 đơn vị cấp huyện, 02 đơn vị cấp xã

[14] Lồng ghép thi cải cách hành chính trong Hội thi dân vận khéo khối chính quyền tnh lai châu lần thứ 1

[15] Lồng ghép thi cải cách hành chính trong Hội thi dân vận khéo khối chính quyền tỉnh lai châu lần thứ 2 nhưng do dịch covid-19 nên đã phải dừng không tổ chức.

[16] Trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh với 52 chuyên mục gồm 93 phóng sự, 148 tin.

[17] Trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh với 68 phóng sự, 45 tin.

[18] Trên sóng phát thanh truyền hình với 96 phóng sự, 72 tin.

[19] Trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh với 90 phóng sự, 60 tin

[20] 65 phóng sự, 67 tin.

[21] 03 lớp do Sở Nội vụ và 01 lớp do thành phố Lai Châu mở

[22] Sáng kiến áp dụng tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện Tam Đường và tại tinh (sáng kiến áp dụng zalo trong giải quyết công việc).

[23] Mô hình cà phê doanh nhân; Phòng họp không giấy; ứng dụng zalo trong điều hành giải quyết công việc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 688/QĐ-UBND ngày 11/06/2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Lai Châu ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.259

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.59.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!