ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4576/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
31 tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chúc chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ
tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 3973/QĐ-UBND ngày 29 tháng
11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa
thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Định
giai đoạn 2022 - 2025;
Thực hiện Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22
tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc công bố,
rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Tờ trình số 143/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 02 thủ tục hành chính nội bộ
của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực Kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- TT TH-CB, P.HC-TC, TTPVHCC;
- Lưu: VT, K6, K14, KSTT(C).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành theo Quyết định số: 4576/QĐ-UBND ngày 31/12/2024 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ CỦA
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Cơ quan thực
hiện
|
A
|
LĨNH VỰC
|
|
1.
|
Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp khi
chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
|
UBND tỉnh/ Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
tỉnh
|
2.
|
Phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước
đầu tư 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
|
UBND tỉnh/ Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
tỉnh
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
A. LĨNH VỰC CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Thủ tục: Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh
nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp
nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
a. Trình tự thực hiện: (Điều 23 Nghị định 126/2017/NĐ-CP)
- Căn cứ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp do tổ chức tư vấn định giá xây
dựng, Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh (Sở Tài chính)
tham mưu Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh thẩm tra về trình tự, thủ
tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp,
trình cơ quan đại diện chủ sở hữu (Ủy ban nhân dân tỉnh) quyết định.
- Thời gian thực hiện xử lý tài chính và tổ chức tư vấn định giá xác định
giá trị doanh nghiệp (từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm
công bố giá trị doanh nghiệp) phải đảm bảo không quá 12 tháng; đối với các
doanh nghiệp phải thực hiện Kiểm toán nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều
26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thời gian không quá 15 tháng.
- Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị doanh nghiệp cổ
phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp để tổ chức xử lý tài chính và xác định giá trị doanh
nghiệp theo quy định; đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và bồi
thường vật chất các chi phí phát sinh do các tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.
d) Thời hạn giải
quyết:
- Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh (Sở Tài chính)
tham mưu cơ quan đại diện chủ sở hữu (Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét, quyết định
và công bố giá trị doanh nghiệp trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ
khi tiếp nhận đủ hồ sơ (bao gồm cả Kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với các
doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 126/2017/NĐ-CP).
- Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có
quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách
nhiệm bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá
trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 và khoản 3 Điều 15
Nghị định 126/2017/NĐ-CP cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam; đối với các tài sản
khác, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện theo dõi, quản lý, hạch toán
theo giá trị sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: DNNN
được cổ phần hoá
e) Cơ quan giải quyết
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố
giá trị doanh nghiệp
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo các điều kiện
sau:
- Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh
nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ
quyết định trong từng thời kỳ;
- Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy
định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp
bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông
nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất
nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn
bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
l) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển đơn vị
nhà nước và Công ty TNHH một thành viên do đơn vị nhà nước đầu tư 100% vốn điều
lệ thành Công ty cổ phần;
- Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công
ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;
- Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn
bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của doanh nghiệp
nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước
đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 46/2021/TT-BTC ngày 23/6/2021 của Bộ Tài chính: Hướng dẫn một
số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển
doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh
nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
2. Tên thủ tục: Phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100%
vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Ban chỉ đạo cổ phần hoá DNNN (gọi tắt là Ban chỉ đạo) Chuẩn bị các hồ sơ,
tài liệu (trong đó có phương án sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt); Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức
xác định giá trị doanh nghiệp.
- Ban chỉ đạo báo cáo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh trình UBND
tỉnh quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
- Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình
thực tế của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với
doanh nghiệp, tổ chức tư vấn xây dựng Phương án cổ phần hóa doanh nghiệp
- Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ
chức tư vấn tổ chức công khai Phương án cổ phần hóa và gửi tới từng bộ phận
trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động (bất
thường).
- Sau Hội nghị người lao động, Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ
chức tư vấn hoàn thiện Phương án cổ phần hóa để trình cơ quan đại diện chủ sở
hữu phê duyệt.
- Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh thẩm định phương án cổ phần
hóa, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án cổ phần hóa phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp có giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các
khoản phải trả quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP , cơ quan
đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Ban Chỉ đạo và doanh nghiệp phối hợp với Công ty
Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ
cấu doanh nghiệp. Căn cứ tính hiệu quả và khả thi của phương án tái cơ cấu
doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án tái cơ
cấu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo quy định.
b) Cách thức thực hiện: không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: DNNN
được cổ phần hoá
e) Cơ quan giải quyết
thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: cơ quan đại diện chủ sở hữu (UBND tỉnh)
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Đổi mới và Phát triển
doanh nghiệp tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
phương án cổ phần hóa
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính:
Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo các điều kiện
sau:
- Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh
nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ
quyết định trong từng thời kỳ;
- Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy
định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp
bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông
nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất
nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn
bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
l) Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính:
- Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển đơn vị
nhà nước và Công ty TNHH một thành viên do đơn vị nhà nước đầu tư 100% vốn điều
lệ thành Công ty cổ phần;
- Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công
ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ;
- Thông tư số 32/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
Hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của
doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh
nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Thông tư số 46/2021/TT-BTC ngày 23/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng
dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi
chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần;