Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 447/QĐ-UBND 2023 định hướng thu hút đầu tư vào Quảng Trị giai đoạn 2023 2025

Số hiệu: 447/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Võ Văn Hưng
Ngày ban hành: 16/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 447/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 16 tháng 3 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2023-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 157/TTr-SKH ngày 31/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án định hướng thu hút đầu tư vào Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Các sở, ngành, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án này có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng nội dung, đúng tiến độ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- TT/HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu:
VT, TCTM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Hưng

ĐỀ ÁN

ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2023-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

Quảng Trị là tỉnh có vị trí chiến lược, có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - nằm trên các trục giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt và đường biển của quốc gia; điểm đầu trên tuyến đường chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mi-an-ma qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Bên cạnh đó, Quảng Trị có Khu kinh tế Đông Nam, Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo; các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo... đã và đang được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư. Do đó, công tác đầu tư đã đạt được kết quả rõ rệt, thu hút được nhiều dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn, nhà đầu tư mạnh đến nghiên cứu, khảo sát, đề xuất dự án đầu tư và triển khai đầu tư; giải quyết nhiều việc làm mới cho lao động địa phương, tăng thu ngân sách, góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, cũng như chưa phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, số lượng dự án còn ít, chưa thu hút được nhiều dự án có tính tạo động lực, lan tỏa, hàm lượng công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách.

Ngh quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII đã xác định phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2021 - 2025 là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, như: công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản (nhất là công nghiệp chế biến gỗ); công nghiệp silicat; công nghiệp dệt may; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên; Một số ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển, giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh; Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Trị trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao và năm 2030 thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Quảng Trị cn huy động nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phương còn nhiều hạn chế và nguồn vốn trung ương cấp hàng năm không thể hỗ trợ đủ nhu cầu. Thực trạng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua cho thấy, ngoài yếu tố khách quan, về cơ bản Quảng Trị chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện dự án một cách hiệu quả, môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp.

Đề án Định hướng thu hút đầu tư vào Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, có tính đến năm 2030 sẽ đề ra những giải pháp đảm bảo thu hút và quản lý vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển-xã hội 5 năm 2023-2025 của tỉnh Quảng Trị, hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc ln thứ XIII của Đảng và Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII. Định hướng thu hút đầu tư nhằm huy động sức mnh của cả hệ thống chính trị trong việc n lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước khai thác hết các tiềm năng và thế mạnh sẵn có của tỉnh phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển tỉnh nhà, làm cho Quảng Trị xứng đáng là địa ch hấp dẫn, tin cậy, hiệu quả - là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian tới.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 26/11/2015;

- Luật Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

- Văn kiện Đại hội và Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 91/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2022-2025;

- Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chương trình hành động số 21-CTHĐ/TU ngày 13/8/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII;

- Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị về thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

- Kế hoạch hành động số 2142/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2025;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh 5 năm 2022-2025;

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2022-2025 của tỉnh;

- Các chương trình, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII.

- Quy hoạch ngành, lĩnh vực; Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các huyện, thị, thành phố đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt.

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Phân tích, đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế trong thu hút đầu tư, những kết quả đạt được, chỉ rõ nhng tồn tại, hạn chế của môi trường đầu tư, kinh doanh của Quảng Trị và công tác vận động, thu hút đầu tư trong thời gian qua, nguyên nhân của các tồn tại hạn chế để xây dựng mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thích hợp nhằm tạo môi trường đầu tư minh bạch, hấp dẫn, tin cậy để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

2. Tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cách làm trong việc giới thiệu, quảng bá về tiềm năng lợi thế của tỉnh; xây dựng các cơ chế, chính sách; đơn giản hóa các thủ tục hành chính ... để thu hút các nhà đầu tư vào Quảng Trị nhằm huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

3. Làm cơ sở để các ngành, địa phương tổ chức thực hiện việc thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên; lựa chọn các đối tác, công nghệ đầu tư; điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phân bổ lại nguồn lực đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2023-2025, có tính đến năm 2030.

4. Tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện mnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, làm cho Quảng Trị trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Phần II

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2016-2021

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về cải thiện môi trường đầu tư

Trong giai đoạn 2016-2021, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải cách hành chính tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như: Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với các dự án đầu tư thực hiện ngoài Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Chương trình hành động số 3245/CTr-UBND ngày 15/8/2016 thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động số 402/CTHĐ-UBND ngày 7/02/2020 của UBND tỉnh nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 01/6/2020 về thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các dự án đầu tư, nhằm khôi phục phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Đặc biệt, ngày 18/7/2018, HĐND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2021 và UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2353/QĐ-UBND ngày 12/10/2018 tổ chức thực hiện. Đề án góp phần hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tìm kiếm thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Quyết định chủ trương đầu tư. Ở cấp tỉnh và cấp huyện đã tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Hầu hết các nội dung, kiến nghị của các Hiệp hội Doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp đều được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan kịp thời tham mưu giải quyết. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Môi trường đầu tư được cải thiện; chỉ số PCI của tỉnh tuy chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI nhưng đã tăng điểm qua từng năm (từ 57,62 điểm năm 2016 thuộc nhóm tương đối thấp lên 63,33 điểm năm 2021 thuộc nhóm Trung bình); chỉ số PAPI và chỉ số cải cách hành chính luôn thuộc nhóm đầu của cả nước. Huy động các nguồn vốn đầu tư được đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 73.423 tỷ đồng, mặc dù chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI (100.000 tỷ đồng) nhưng đã tăng 1,55 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.

Đến 31/12/2022, toàn tỉnh Quảng Trị có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 3.752 doanh nghiệp; trong đó: Doanh nghiệp siêu nhỏ: 2.256 (chiếm 60,13%), Doanh nghiệp nhỏ: 1.152 (chiếm 30,70%); Doanh nghiệp vừa: 222 (chiếm 5,92%); Doanh nghiệp lớn: 122 (chiếm 3,25%). Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 2.008 (chiếm 53,52%); Công nghiệp, xây dựng: 1.632 (chiếm 43,50%); Nông nghiệp: 112 (chiếm 2,99%).

Tổng sản phẩm tạo ra bình quân hàng năm chiếm trên 70% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn, góp phần cơ bản thu ngân sách nội địa của tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký đa ngành nghề, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: thương mại và dịch vụ, chế biến nông lâm thủy sản. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt 7,16%, tăng 1,25 điểm % so với nhiệm kỳ trước và cao hơn bình quân chung của cả nước (6.8%). Quy mô nền kinh tế gấp 1,41 lần so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 55,4 triệu đồng năm 2020, gấp 1,6 lần năm 2015, bằng 79,1% của cả nước. Trong năm 2021, Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 36.808,5 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 56,8 triệu đồng. Tính theo giá so sánh, GRDP bình quân đầu người năm 2021 ước tính tăng 4,79% so với năm 2020.

2. Kết quả về thu hút đầu tư

2.1 Đánh giá chung:

Để có cái nhìn tổng quát về tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2021, thể hiện qua bảng cơ cấu đầu tư dưới đây:

Biểu 1. Cơ cấu đầu tư tư nhân vào Quảng Trị giai đoạn 2016-2021

STT

Cơ cấu

S dự án

Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng)

Tỷ lệ vốn đầu tư (%)

I

LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

358

211.042

100%

1

Công nghiệp - Xây dựng

202

176.099,19

83,44

2

Nông lâm ngư nghiệp

53

2.367,54

1,12

3

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

97

31.505,96

14,93

4

Y tế - Giáo dục

6

1.069,00

0,51

II

ĐỊA BÀN

358

211.042

100%

1

Ngoài KKT, KCN

286

59.774

28,32%

2

Trong KKT, KCN

72

151.268

71,68%

III

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

358

211.042

100%

1

Trong nước

351

154.394

73,16%

2

Ngoài nước (FDI)

7

56.648

26,84%

Trong giai đoạn 2016-2021, tỉnh Quảng Trị thu hút được 358 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 211.042 tỷ đồng. Trong 358 dự án nói trên có 07 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 56.648 tỷ đồng1. Trong giai đoạn 2016-2021 đã thu hút 72 dự án đầu tư vào các KCN, KKT với tổng vốn đăng ký đầu tư là 151.268 tỷ đồng, chiếm 71,68%. Có thể thấy trong giai đoạn này, số dự án ngoài KCN, KKT vẫn chiếm phần lớn trong tổng số dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh nhưng quy mô, mức vốn đầu tư không lớn do phn lớn là các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Các dự án đầu tư trong KCN, KKT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, có quy mô và tổng vốn đầu tư lớn.

Hình 1: Tình hình cấp phép đầu tư trong và ngoài KKT, KCN giai đoạn 2016-2021

Trong số 358 dự án đầu tư trong nước đã được cấp phép có một số dự án trọng điểm, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội đối với tỉnh Quảng Trị, điển hình như: Nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2; Nhà máy điện gió GELEX 1,2,3; Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1, Nhà máy điện mặt trời Gio Thành 1; Kho xăng dầu Việt Lào.

Huy động các nguồn vốn đầu tư được đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa; chú trọng thực hiện các hình thức đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 5 năm 2016 - 2020 đạt 14.105 tỷ đồng, thu nội địa bình quân hàng năm tăng 13,63%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 5 năm 2016-2020 đạt 73.423 tỷ đồng (mục tiêu là 5 năm 2016-2020 đạt trên 100.000 tỷ đồng). Riêng tổng thu ngân sách nhà nước của các KCN, KKT: Từ 2016 - 2020 là 1.779,8 tỷ đng, thu ngân sách năm 2020 là 315,5 tỷ đồng. Số lao động hàng năm tăng từ 800 - 1000 người; đến cuối năm số lao động là 7.100 người; thu nhập bình quân là 6.200.000 đồng/người/tháng.

Trong năm 2021, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn có bước đột phá mạnh mẽ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến ngày 31/12/2021 là 5.511,452 tỷ đồng, đạt 159,8% dự toán địa phương và 192,6% dự toán Trung ương, bằng 151,3% cùng kỳ năm 2020; Trong đó: Thu nội địa: 4.071,394 tỷ đồng, đạt 137% dự toán địa phương và đạt 171% dự toán Trung ương, bng 129,7% cùng kỳ năm 2020; Thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu: 1.429,299 tỷ đồng; đạt 297,8% dự toán địa phương, đạt 297,8% dự toán Trung ương và bằng 374,6% so với cùng kỳ 2020.

2.2 Tình hình cấp phép đầu tư giai đoạn 2016-2021 theo ngành, lĩnh vực:

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2021 các dự án đầu tư thu hút được chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp - xây dựng, chiếm 83,44%, đứng thứ 2 là ngành thương mại, dịch vụ chiếm 14,93% và ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1,12%, y tế - giáo dục 0,51%.

Hình 2: Tình hình cấp phép đầu tư giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh phân theo lĩnh vực

- Trong đó, các dự án trọng điểm có suất đầu tư lớn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực năng lượng và du lịch. Ni bật như: Dự án Nhà máy điện gió AMACCAO Quảng Trị 1 của Công ty CP Điện gió Khe Sanh (2.000 tỷ); Dự án Nhà máy điện gió Tân Hợp của Công ty CP Điện gió Thành An (1.696 tỷ); Dự án Nhà máy Điện gió Tài Tâm của Công ty TNHH MTV Năng lượng Tài Tâm Quảng Trị (1.800 t); Dự án Nhà máy Điện gió Hoàng Hải của Công ty TNHH MTV Năng lượng Hoàng Hải Quảng Trị (1.700 tỷ); Dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hoá 1 của Công ty CP LIG- Hướng Hóa 1 (2.100 tỷ); Dự án Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2 (1.125 tỷ); Dự án Thủy điện Đakrông 4 (720 tỷ); Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hồ Ái Tử của Công ty CP Đầu tư Sâm Cầm (377 tỷ); Dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Trèo của Công ty CP Pacific Quảng Trị (1.966 tỷ);... Xác định phát triển Khu dịch vụ du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn C là khu du lịch cộng đồng, trong thời gian qua, đã tích cực tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong vùng và quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh đang tranh thủ nguồn vốn từ ADB để đầu tư dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - giai đoạn II với tổng mức đầu tư trên 11 triệu USD.

- Việc phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế đã được chú trọng và đạt nhiều kết quả khả quan. Về dệt may, đã có thêm 09 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn 678 tỷ đồng, trong đó có 05 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư 511 tỷ đồng; 04 dự án đang triển khai xây dựng với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương. Ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh với khoảng 120 doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động, chủ yếu là gỗ MDF, ván ghép thanh, mộc mỹ nghệ, viên nén năng lượng và dăm gỗ. Chế biến thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng với một số cơ sở, nhà máy được đầu tư khá hiện đại tại Cửa Tùng, Cửa Việt. Đặc biệt, đây là thời kỳ phát triển “bùng nổ” của ngành công nghiệp năng lượng với hàng chục dự án được đầu tư xây dựng, đến nay, đã có 19 dự án điện gió với tổng công suất 671,1MW; 03 dự án điện mặt trời với tổng công suất 127MW và 11 dự án thủy điện với tổng công suất 167,5MW đã đưa vào vận hành thương mại. Tổng công suất phát điện trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này là 965,6MW2, đồng thời có thêm nhiều dự án chuẩn bị triển khai hoặc được bổ sung vào quy hoạch, mở ra triển vọng đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của cả nước và khu vực.

- Phát triển các ngành kinh tế biển: Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 20453. Các ngành kinh tế bin được chú trọng phát triển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Xây dựng và kêu gọi đầu tư một số công trình cảng biển4; hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá5.

- Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản có nhiều chuyển biến, các cơ chế, chính sách hỗ trợ được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định. Đội tàu đánh bắt xa bờ phát triển nhanh với 203 chiếc tàu công suất trên 90CV. Hệ thống dịch vụ kho cảng phát triển mạnh6.

- Kết cấu hạ tầng tại các KTT, KCN, CCN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư7. Đối với Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị; Trong giai đoạn 2016-2021 tỉnh đã đầu tư 997,675 tỷ đồng để đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thu hút nhà đầu tư. Đến nay Khu kinh tế Đông Nam có 49 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 143.831 tỷ đồng, diện tích thuê đất 3.094ha, trong đó 14 dự án đã đi vào hoạt động, 35 dự án đang hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai.

3. Kết quả hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư

Với nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và phát triển, cải cách hành chính, XTĐT; với sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan Trung ương, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Quảng Trị đã có cơ hội tiếp nhiều nhà đu tư có tầm chiến lược về phát triển, có năng lực về tài chính đã đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Trị như: Tập đoàn Sembcorp (Singapore); Tổng Công ty Becamex Bình Dương IDC; Tập đoàn Lenzing (Áo), Công ty TNHH C&N Vina (Hàn Quốc), Tập đoàn điện khí Thượng Hải, Tập đoàn Điện khí Hàn Quốc, Công ty TNHH Thái Việt Swine Line, Tập đoàn Subur Tiasa (Malaysia), Đoàn công tác của Giáo sư Tsuboi và Công ty Sumimoto (Nhật Bản); Liên đoàn sản xuất Singapore (SMF); Tập đoàn Gazprom (Liên Bang Nga)... đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Một số dự án động lực đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, BQL Khu Kinh tế tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư8 và đang triển khai thực hiện hứa hẹn nhiều triển vọng về sự đầu tư và phát triển của tỉnh Quảng Trị. Một số doanh nghiệp g trên địa bàn tỉnh như Công ty TNHH gỗ MDF VRG, Công ty TNHH Phương Thảo đã kết nối với Công ty Logistic JGL (Singapore) để triển khai mở rộng sang thị trường Mỹ.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các hoạt động XTĐT năm 2020 và 2021 chủ yếu thực hiện tại chỗ và thông qua các kênh điện tử. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Trị vẫn quan tâm, nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến với nhiều đối tác; Tiến hành hỗ trợ, cung cấp thông tin cho nhiều doanh nghiệp lớn (chủ yếu là doanh nghiệp trong nước) như: Tập đoàn CAMIMEX (lĩnh vực thủy sản); Tập đoàn FLC; Tập Liên doanh Sembcorp (Singapore), Amata (Thái Lan) và Sumitomo (Nhật Bản); Tập đoàn Gazprom (Nga); Tập đoàn T&T; Công ty CP Vinacomex P&G; Tập đoàn AMACCAO ... hứa hẹn nhiều triển vọng về thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là vào Khu Kinh tế Đông Nam.

4. Đánh giá chung về hiệu quả của các dự án đầu tư mang lại

Trong thời gian qua, các dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhiều dự án đi vào hoạt động đã nộp ngân sách, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động địa phương, góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong nhng năm qua, cụ thể như: Một số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả cao như: Nhà máy gỗ MDF (dây chuyn 1 và 2), Nhà máy may xuất khẩu Hòa Thọ, Nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị, Trạm nghiền xi măng Quảng Trị, nhà máy sản xuất phân bón NPK Bình Điền; Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa; Nhà máy sản xuất nước ung tăng lực Super Horse (Thái Lan), Nhà máy sản xuất săm lốp xe máy Camel (Thái Lan),Trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm của Công ty Cổ phần chăn nuôi Việt Nam); Nhà máy dệt may Phong Phú, Nhà máy dệt may Hoà Thọ.

Các dự án đầu tư vào khu vực đô thị đã góp phần chỉnh trang đô thị, hình thành diện mạo mới, hiện đại cho khu vực đô thị, nhất là thành phố Đông Hà. Hệ thống dịch vụ ngân hàng, các trung tâm thương mại dịch vụ tương dần dần được phát triển; Bước đầu hình thành các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng (nhiều bệnh viện tư nhân, cơ sở giáo dục ngoài công lập đã hoạt động)...

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn ti, hn chế

- Mặc dù là địa phương có diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng quỹ đất sạch còn hạn chế, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kêu gọi đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các dự án sử dụng đất nông, lâm nghiệp có diện tích lớn.

- Việc thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, chất lượng, hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao, hầu hết các dự án có vốn đầu tư thấp, quy mô còn nhỏ, thiếu những dự án mang tính động lực, chưa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại.

- Việc xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông về xúc tiến đầu tư giữa địa phương và Trung ương chưa được đồng bộ khiến việc quản lý nhà nước trong công tác xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Tính liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được coi trọng đúng mức. Quy trình, thủ tục trong đầu tư chưa được cập nhật, bổ sung kịp thời. Việc tiếp nhận, thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét, cấp chủ trương đầu tư của một số đơn vị, địa phương đôi lúc, đôi khi còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng đúng tiến độ theo yêu cầu.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức các đoàn nghiên cứu, quảng bá,... giảm mạnh về số lượng, quy mô; Số lượng nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu, khảo sát giảm thiểu.

- Kết nối giao thông chưa thuận tiện, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt về hạ tầng sân bay, cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ hỗ trợ và các chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng được nhà đầu tư khi đăng ký đầu tư vào tỉnh đây là một vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm cũng như đắn đo khi xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư.

- Khả năng thu hút và chất lượng vốn FDI, đầu tư trong nước vẫn còn thấp, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghệ nguồn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có.

- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: tư vấn tiếp cận đất đai, tìm kiếm thông tin thị trường, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến thương mại,...trên địa bàn tỉnh còn thiếu, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Năng lực và quy mô của doanh nghiệp địa phương còn hạn chế, không xây dựng được chương trình liên doanh, liên kết, tạo đối tác tại ch với các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

- Việc xây dựng các thông tin dự án còn đơn giản, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Thông tin dự án và số liệu chi tiết còn ít. Một số thông tin cần thiết đối với nhà đầu tư, nhưng hầu hết các Sở, ban, ngành, địa phương chưa cung cấp được. Thực tế khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả xúc tiến đầu tư. Nhiều dự án chưa có địa điểm rõ ràng, chưa ước tính được tổng mức đầu tư, chưa xác định chắc chắn quy mô diện tích, do nhà đầu tư tự nghiên cứu và đề xuất. Xét về mặt kinh tế, kinh doanh và quản trị rủi ro, thông tin không chuẩn bị chu đáo sẽ không mang tính thuyết phục, khó mời được nhà đầu tư.

- Một số dự án đầu tư đang triển khai thực hiện gặp phải những vướng mắc như: giải phóng mặt bằng, chuyển đổi rừng,..., thủ tục đầu tư mới ban hành còn chưa rõ ràng (Nghị định số 83/2020 về thực hiện Luật lâm nghiệp) khiến công tác hướng dẫn đầu tư còn lúng túng, môi trường đầu tư chưa được cải thiện. Trong thời gian qua, có nhiều dự án chưa thể đáp ứng kịp thời các điều kiện về nội dung, thành phần hồ sơ về trình chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ; Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư và tiến độ triển khai của các dự án, đặc biệt là các dự án điện gió vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch điện lực quốc gia.

- Hoạt động quảng bá xúc tiến đầu tư đã được tổ chức nhưng đa số còn ở quy mô nhỏ, nên chưa có sức lan tỏa cả diện rộng ln chiu sâu đến với các tỉnh, thành trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Hoạt động xúc tiến tại ch, hỗ trợ đồng hành cùng nhà đầu tư trong một số nội dung đặc biệt là công tác kim kê, đền bù giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ giao đất/cho thuê đất, tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư.

2. Nguyên nhân

a) Về khách quan:

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội:

Quảng Trị có vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, thị trường và sức mua nhỏ bé. Bên cnh đó, là một địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề và khắc nghiệt của khí hậu: hạn hán kéo dài vào mùa hè dẫn đến việc không cung cấp đủ điện năng để duy trì sản xuất, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của các dự án đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch,... Đặc biệt, trong quý IV/2020, các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đã xảy ra mưa to, lũ lụt dài ngày trên diện rộng gây ngập lụt nặng nề đã đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác triển khai các hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu tư.

- Tác động của Dịch bệnh COVID-19: Dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, xuất nhập khẩu đều bị đình trệ; Nhiều doanh nghiệp không thể nhập khẩu máy móc, nguyên liệu để sản xuất và hàng sản xuất được không thể xuất khẩu...

- Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đi nhanh, sự chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành,... Năm 2020 có nhiều Luật, Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực, bổ sung và thay đi các quy định hiện có gây lúng túng cho các cơ quan xử lý, đối chiếu và áp dụng cũng như việc thay đổi quy định pháp luật gây điều chỉnh đối với chủ trương thực hiện của một số dự án (ví dụ các dự án có sử dụng đất rừng).

b) Về chủ quan

- Đầu tư cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng KCN, KKT, CCN chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, được bố trí không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng chưa thật sự đảm bảo cho việc thu hút đầu tư cũng như hoạt động của dự án đầu tư: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin,...), hạ tầng xã hội (ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...) chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, việc kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được hiệu quả cao. Tỉnh Quảng Tr chưa có các công trình hạ tầng quan trọng như cảng bin, sân bay, kho ngoại quan,... nhằm phục vụ việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa; Do đó, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh tại tỉnh.

Cơ sở vật chất và hạ tầng nông thôn như: Thủy lợi, chợ, giao thông, nước sạch, trường học, trạm y tế, bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình..., chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, tiếp cận tín dụng:

Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đã được ban hành tại Nghị quyết số 105/2021/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 của Hội đồng nhân dân quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh9; Tuy nhiên, kinh phí hàng năm của tỉnh dành cho công tác ưu đãi, hỗ trợ đầu tư còn hạn hẹp, không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư theo các chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Chính sách ưu đãi chung chưa có sự đặc thù, khác biệt so với các tỉnh thành khác trong khu vực nên chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư.

Thị trường lao động: Vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng lao động có nhiều biến động, trình độ lao động phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là việc thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, lành nghề, lực lượng lao động chất lượng cao, lao động trong các ngành nghề truyền thng...Bên cạnh đó, lao động không có nguyện vọng làm việc lâu dài, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng.

Hầu hết các dự án đầu tư ngoài nguồn vốn chủ sở hữu đều phải huy động vốn vay của các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thủ tục vay vn khó khăn, lãi suất ngân hàng biến động khó lường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ cam kết.

- Công tác quản lý, phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước:

Kế hoạch theo dõi, kiểm tra giám sát tiến độ triển khai, thực hiện dự án của các cấp, các ngành còn lỏng lẻo, chưa nắm bắt được những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai sau dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, làm ảnh hưởng phần nào đến việc giải quyết các thủ tục hỗ trợ nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.

Việc phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đôi khi chưa kịp thời, chưa được chú trọng, phải đợi đôn đốc, nhắc nhở; có tình trạng một số cơ quan không gửi thông tin hoặc thông tin mang tính đối phó, thiếu chiều sâu. Công tác xúc tiến đầu tư có lúc, có nơi còn thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các đơn vị; đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chưa được chuẩn hóa về nghiệp vụ, kỹ năng và trình độ ngoại ng; khả năng phân tích, tiếp cận thị trường còn hạn chế. Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách địa phương, phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư của tỉnh.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Công tác vận động xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Do vậy, cần có sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của lãnh đạo tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, sự tham gia vào cuộc tích cực của các Sở, ban ngành và địa phương có liên quan, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư; Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư, đồng hành cùng nhà đầu tư để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

2. Cải cách hành chính là khâu đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, là con đường duy nhất để tăng cường thu hút đầu tư. Tiếp tục thực hiện tốt công tác nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), thể hiện quyết tâm trong việc tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn, và tạo thêm niềm tin, động lực cho các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến với Quảng Trị.

3. Quảng Trị cần kêu gọi các dự án động lực nhằm tạo ra sức lan tỏa và sự phát triển bứt phá cho tỉnh. Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng kinh tế nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư. Theo đó, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhận bàn giao đất, thuê đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định và đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, tỉnh đã xây dựng và ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư như: Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào trên địa bàn tỉnh (hỗ trợ xây dựng CSHT ngoài hàng rào đối với các dự án ngoài KKT, KCN như: (điện, nước, giao thông), hỗ trợ một phần kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động các doanh nghiệp và nhà đầu tư ...

4. Thường xuyên tổ chức hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp (XTĐT tại chỗ) để kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài và hợp tác với các tổ chức quốc tế để quảng bá, xúc tiến đầu tư không ngừng được cải thiện. Tỉnh đã tổ chức các đoàn đi công tác, kết hợp với hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư tại thị trường Hà Lan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc)... Thông qua các đoàn công tác, đã quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh và học tập, trao đổi kinh nghiệm về mô hình quản lý, cơ chế, chính sách, thiết lập mối quan hệ với các đối tác, nhà đầu tư để thu hút, mời gọi đầu tư vào tỉnh.

Phần III

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2030

I. Dự báo tình hình, bối cảnh trong thời gian tới

1. Nhng thuận li:

Tình hình thế giới: hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, toàn cầu hóa được đẩy mạnh, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Khoa học công nghệ có những tiến bộ, đột phá, trong đó có cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.

Đối với Việt Nam, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo. Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, nhất là với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việc thông qua ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA); Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA); Hiệp định RCEP... mở ra cơ hội lớn cho phát triển sản xuất hướng tới xuất khẩu ở trong nước. Dự báo tăng trưởng kinh tế nước ta tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế sẽ tăng lên. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ có làn sóng dịch chuyn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam sẽ là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư.

Đối với tỉnh Quảng Trị, những kết quả đạt được trong nhng năm qua, sự đổi mới, quyết liệt, sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; truyền thống đại đoàn kết giữa các dân tộc; các tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội là nn tảng thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Tỉnh Quảng Trị sẽ chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết (cơ chế, đất đai, nguyên liệu...) đ sẵn sàng đón các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài mới trong làn sóng dịch chuyn đầu tư.

2. Khó khăn, thách thức

2.1 Tình hình trong nước và quốc tế:

Trên thế giới, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nn kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng; chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, xung đột thương mại gia tăng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực ngày càng quyết liệt. Những vấn đ toàn cầu, như: An ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền bin, đảo diễn ra căng thng, phức tạp, quyết liệt hơn.

Trong nước, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

2.2 Tình hình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Bên cạnh nhng thuận lợi, tỉnh Quảng Trị cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội, đó là:

- Cht lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm; năng suất lao động thấp. Tỉnh chưa hình thành được vùng kinh tế động lực, chưa có nhiều dự án sản xuất kinh doanh quy mô lớn nên chưa tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực cạnh tranh còn hạn chế trên cả 3 cấp độ: Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm.

- Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, mức chênh lệch về thu nhập GDP/người của tỉnh so với trung bình chung cả nước còn cao. Nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong vùng còn lớn.

- Cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn chuyển dịch còn chậm, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán; tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp chưa cao. Việc ứng dụng và triển khai công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Hoạt động kinh tế tập th đã có những bước chuyn biến tích cực; kinh tế tư nhân quy mô còn nhỏ lẻ, thiếu các Doanh nghiệp có tiềm lực làm động lực thúc đẩy phát triển ngành. Nguồn lực thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chưa được triển khai, thực hiện rộng rãi. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững, còn có sự chênh lệch giữa khu vực miền núi và đồng bằng

- Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt thấp so với kế hoạch; một số khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa được các ngành chức năng quan tâm giải quyết kịp thời, đúng mức. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị hạn chế; công nghệ thiết bị nhìn chung còn lạc hậu, chậm đổi mới; thiếu sự liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp. Tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, làng nghề còn chậm.

- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thấp so với nhu cầu chi; nguồn thu nhỏ, thiếu ổn định ảnh hưởng đến quá trình quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các chính sách phát triển của địa phương. Thu hút đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chưa đạt kế hoạch. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương nên thiếu chủ động, chưa đáp ng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Một số vấn đề xã hội đang đặt ra nhiều thách thức. Đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học chưa có việc làm ngày càng tăng; công tác giảm nghèo thiếu bền vững, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, nguy cơ tái nghèo còn cao. Điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có mặt còn hạn chế, đời sống dân cư ở một số vùng nông thôn và miền núi còn khó khăn, chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp nhân dân còn khá lớn. Tai, tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả.

- Ô nhiễm môi mường tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, việc thu gom chất thải rn chưa đạt yêu cầu. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn diễn biến phức tạp. Hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu, cụm công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là về thoát nước và xử lý nước thải. Các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn

Tình hình dự báo trên tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp t tỉnh đến cơ sở phát huy trách nhiệm, năng động, sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025.

3. Những thay đổi về chính sách:

* Những điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020

Từ ngày 1/1/2021, Luật Đầu tư 2020 đã có hiệu lực, chính thức thay thế cho Luật Đầu tư 2012 và các văn bản Luật bổ sung, sửa đổi khác. Theo đó, có những điểm mới chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư như sau:

- Thay đổi về ngành, nghề kinh doanh, đầu tư: Bổ sung một số ngành ngh cấm kinh doanh, đầu tư; Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư; Quy định về ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài.

- Thay đổi về ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư: Bổ sung hình thức, ngành nghề ưu đãi đầu tư

- Thay đổi về hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài: Thay đổi điều kiện thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam của NĐT nước ngoài; Bổ sung quy định, điều kiện NĐT nước ngoài phải thực hiện khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

* Những thay đổi của các Luật, văn bn pháp luật khác: Cùng thời gian này, một số Luật, văn bản hướng dẫn cũng đã có sửa đổi và thay thế có tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình xúc tiến đầu tư của từng địa phương như Luật Doanh nghiệp năm 2020; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020; Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020....

Ngày 18/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2021. Nghị định gồm 06 điều, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản trong các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực đất đai, cụ thể: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có một số điểm mới như sau: (i) Bổ sung các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai; (ii) Bổ sung hướng dẫn giao đất, cho thuê đất đối với thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý theo khoản 11 Điều 1 Nghị định; (iii) Bổ sung hướng dẫn giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tin thuê đất theo khoản 12 Điều 1 Nghị định; (iv) Sửa quy định cấp s đỏ cho người nhận chuyn nhượng quyền sử dụng đất trong dự án phát triển nhà ở; sửa đổi quy định về thủ tục thu hồi sổ đỏ đã cấp không đúng quy định theo khoản 22 và 26 Điều 1 Nghị định; (v) Bổ sung mới quy định về trình tự, thủ tục thu hi đất, giao đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay dân dụng tại khoản 29 Điều 1 Nghị định; (vi) Hướng dẫn hỗ trợ cho thuê đất để tiếp tục sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà người sử dụng đất không được bồi thường về đất tại khoản 2 Điều 2 Nghị định.

Ngày 28/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP , quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP , trong đó có nhiều thay đổi mới ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư/doanh nghiệp như ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất; danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; Nội dung về chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư... và một số nội dung khác.

4. Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thc) đối với tỉnh Quảng Trị

4.1. Điểm mạnh

- Môi trường và cảnh quan còn khá nguyên sơ, quỹ đất phát triển tương đối dồi dào thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế tiềm năng như du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

- Có tiềm năng lớn về khai thác, chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ: diện tích rừng trồng lớn, gỗ của Quảng Trị đã có chng chỉ FSC được thị trường Mỹ, châu Âu chấp nhận. Bờ bin dài 75 km, ngoài khơi có đảo Cồn C với ngư trường rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú; có các cửa biển, cảng cá, cảng hàng hóa có địa thế có khả năng phát triển cảng nước sâu, ngành khai thác khí đốt cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Có tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch mang tính đặc thù riêng của tỉnh như: du lịch quá cảnh mua sắm, nghỉ dưỡng, tắm khoáng nóng; thăm quan văn hóa - lịch sử, hoài niệm chiến trường; du lịch sinh thái bin, rừng... Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử chiến tranh cách mạng như làng hầm địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, hàng rào điện tử McNamara, đường Hồ Chí Minh huyền thoại cùng các danh thắng tự nhiên nổi tiếng như Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bãi tắm Cửa Tùng, bãi tắm Mỹ Thủy, Khu sinh thái Rú Lịnh, trằm Trà Lộc...

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học tốt: Quảng Trị vốn có thành tích cao về chất lượng giáo dục tiểu học và trung học. Chính điều này đã giúp tỉnh có được lực lượng lao động với trình độ giáo dục phổ thông vững vàng. Lượng lao động này cần được tiếp tục đào tạo và tập huấn sau này sao cho phù hợp với nhu cầu từ các cụm ngành của tỉnh. Ngoài ra, chi phí tiền lương lao động của tỉnh không cao so với bình quân cả nước; nền tảng giáo dục tương đối tốt đa phần các lao động đều tốt nghiệp trung học phổ thông.

4.2. Điểm yếu

- Môi trường kinh doanh chưa thực sự được thuận lợi, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu lao động có tay nghề cao và người có tài di cư khỏi tnh. Mặc dù giáo dục phổ thông có chất lượng tốt, nhưng tnh lại thiếu nhân viên kỹ thuật lành nghề, cũng như sinh viên tốt nghiệp đại học.

- Chưa có các quy hoạch mang tính định hướng dài hạn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều hành kinh tế xã hội cũng như sự phối hợp các Sở, Ban, ngành của tỉnh và tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thấp so với nhu cầu chi; nguồn thu nhỏ, thiếu ổn định ảnh hưởng đến quá trình quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các chính sách phát triển của địa phương.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có bước phát triển nhanh nhưng còn nhiều hạn chế; thiếu các kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật lớn như cảng biển, sân bay là những điều kiện quyết định đến thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm, phần lớn các Khu Công nghiệp của tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải chung.

- Quy mô công nghiệp nhỏ, chưa có sản phẩm mũi nhọn đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực. Nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, hiệu quả sử dụng đất canh tác chưa cao, thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Thương mại - dịch vụ chưa tạo chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế; du lịch phát triển chưa mạnh; xuất khẩu còn nhỏ bé và gặp nhiều khó khăn.

- Ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực chưa rộng rãi; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; lực lượng cán bộ vừa thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế.

4.3 Cơ hội

- Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới:

+ Việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP sẽ đem đến cơ hội trong phát triển một số lĩnh vực của Quảng Trị như: Dệt may và nguyên phụ liệu ngành may, xuất khẩu thủy sản, nông sản, hợp tác xuyên biên giới, thu hút FDI, tiếp cận dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ môi trường, xuất khẩu lao động, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...

+ Hình thành cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sẽ mang đến các tiềm năng sau: (i) Các hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ, các hoạt động sản xuất có tính liên kết sẽ được hình thành theo lợi thế của mỗi quốc gia. Quảng Trị cn nhìn rộng ra ở góc độ khu vực. Trong đó nếu chiếm lĩnh được các lợi thế về thu hút các hoạt động sản xuất ở nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị Quảng Trị sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Trọng tâm trước mt là phải thu hút được các hoạt động đầu tư hạ tầng logistic. Đặc biệt quan trọng là sự hình thành cảng biển Mỹ Thủy, đây là yếu tố quyết định đến việc thu hút đầu tư trên địa bàn; (ii) Thuận lợi trong trao đổi nhân lực: Nếu đẩy mạnh đào tạo nhân lực theo tiêu chuẩn chung của Asean, Quảng Trị sẽ có nhiều cơ hội đưa lao động ra các nước trong khu vực. Đây cũng là một chiến lược quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn; (iii) Tham gia liên kết các hoạt động du lịch...

- Tỉnh Quảng Trị đã được bổ sung vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được lựa chọn là Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Như vậy, Quảng Trị nằm trong hai chiến lược phát triển của khu vực: hành lang kinh tế Đông Tây và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, cảng biển lớn của vùng Trung Bộ; tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có Khu kinh tế Thương mi đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế Cửa khẩu La Lay và 4 Khu công nghiệp: Nam Đông Hà, Quán Ngang, Tây Bắc Hồ xá và Khu công nghiệp Quảng Trị đây là lợi thế quan trọng tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư lớn và tiềm năng.

- Cảng hàng không Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch giai đoạn năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 và đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn đến năm 2030 tại Quyết định số 188/QĐ-BGTVT ngày 26/01/2021; cảng hàng không Quảng Trị là một trong những cảng hàng không quan trọng, được đánh giá đứng thứ 24/28 cảng hàng không đã được đưa vào quy hoạch. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đi tác công-tư (PPP) tại Quyết định số 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021.

- Tỉnh Quảng Trị vừa trao quyết định chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn I có công suất 1.500 MW cho t hợp các nhà đầu tư: Tập đoàn T&T Group, Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha, Tổng Công ty điện lực Nam Hàn Quốc và Tổng Công ty khí Hàn Quốc. Đây là dự án hợp tác đầu tư giữa một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với tiềm lực kinh tế vững mnh và ba doanh nghiệp Hàn Quốc uy tín hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại châu Á. Tổng vn đầu tư giai đoạn I dự án lên tới gần 54.000 tỷ đồng. Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung giai đoạn I (1.500 MW) vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh với tiến độ vận hành năm 2026-2027; giai đoạn II của dự án (3.000MW) sẽ được xem xét cụ thể trong Quy hoạch Điện VIII.

- Hàng năm, “Festival vì hòa bình” do tỉnh Quảng Trị tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 7, định kỳ 2 năm/lần với quy mô quốc gia, quốc tế và nằm trong danh mục các sự kiện văn hóa lớn của quốc gia. Sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại. Đây là cơ hội phát triển cho tỉnh về du lịch, đầu tư.

- Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung tuyến đường nối từ Cửa khẩu Quốc tế La Lay đến Cảng Mỹ Thủy vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Trên địa bàn tỉnh đang dần hình thành các trục kết nối như: Kết nối Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị trên hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC); kết nối Cửa khẩu Quốc tế LaLay với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị qua Quốc lộ 15D (PARA-EWEC).

4.4. Thách thức

- Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới và khu vực xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức mới; điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường; qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của Quảng Trị nói riêng.

- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quá trình đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp của Quảng Trị khi phần lớn các doanh nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản trị điều hành hạn chế, năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh thấp.

- Cnh tranh thu hút vốn đầu tư ngày càng gay gắt với các tỉnh trong khu vực. Thách thức này ngày càng lớn hơn do nhng hạn chế yếu kém của tỉnh: (i) cơ sở hạ tầng của tỉnh yếu kém thiếu sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư; (ii) Thiếu lao động có tay nghề cao, tình trạng người có năng lực đi làm việc nơi khác; (iii) Đ phát huy lợi thế vị trí của tỉnh trong hành lang kinh tế Đông Tây, yêu cầu có cảng bin và mạng lưới giao thông được nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển. Vấn đề này đòi hỏi lộ trình và nguồn vốn đầu tư lớn trong khi ngân sách của tỉnh eo hẹp, ngân sách của Trung ương khó khăn, tỷ lệ nợ công đang tiến gần mức giới hạn.

- Tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa ngày càng nhanh gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, môi trường sống.

- Xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội, giữa các vùng ưu tiên phát triển và các vùng còn khó khăn,... khoảng cách và mức hưởng thụ giữa các khu vực, giữa cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Xung đột giữa các loại hình phát triển trên cùng một không gian lãnh thổ như du lịch và công nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch và phát triển nhiệt điện...

Tóm tắt Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức trong thu hút đầu tư của tỉnh Quảng trị

Điểm mạnh

Đim yếu

- Lợi thế về địa lý, nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

- Có tiềm năng lớn về thủy, hải sản, gỗ, du lịch, con người...

- Giáo dục: nền tảng giáo dục lâu đời

- Lao động: chất lượng đào tạo khá vững, lực lượng nhiều, giá nhân công không cao

- Môi trường đầu tư không thực sự thuận lợi.

- Yếu kém của nn kinh tế: tĩnh lũy còn hạn chế, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, quy mô doanh nghiệp nhỏ.

- Ứng dụng khoa học công nghệ kém, thiếu lao động có tay nghề cao.

- Thiếu lao động chất lượng cao, nhân viên kỹ thuật lành nghề

Cơ hội

Thách thức

- Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới.

- Tỉnh tham gia vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Hình thành các cơ sở hạ tầng kết nối các khu vực phát triển của Quảng Trị.

- Có 2 Khu kinh tế; 3 Khu công nghiệp.

- Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trọng điểm chuẩn bị triển khai thực hiện như: dự án Cảng hàng không Quảng Trị đã được TTCP phê duyệt chủ trương đầu tư

- Tình hình kinh tế thế giới, khu vực có nhiều nguy cơ và thách thức mới.

- Biến đi khí hậu diễn biến phức tạp và khó lường.

- Sự cnh tranh của các doanh nghiệp FDI.

- Xung đột giữa các nhóm lợi ích, ưu tiên phát triển.

- Cạnh tranh trong thu hút FDI của các tỉnh khác trong vùng cũng như cả nước

5. D báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển và khả năng huy động vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, có tính đến năm 2030:

5.1 Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2023-2025 và giai đoạn 2025-2030:

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025 đã xác định: để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt 7,5 - 8% và giai đoạn 2025 - 2030 đạt trên 8%, Tỷ trọng tổng vốn đầu tư toàn xã hội/GRDP giai đoạn 2020 - 2025 là 50%; giai đoạn 2025 - 2030 chiếm dưới 45%; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2025 đạt 21.500-22.500 tỷ đồng, thu nội địa tăng bình quân hàng năm là 10 - 12%/năm; giai đoạn 2025 - 2030 đạt 38.300 tỷ đồng, thu nội địa tăng bình quân hàng năm trên 12%/năm. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ tư nhân có vai trò quan trọng.

Trong năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 5.511,452 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa là 4.071,394 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là 1.429,299 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 ước đạt 28.676 tỷ đng10;

5.2 Dự báo nhu cầu huy động vốn đầu tư giai đoạn 2023-2025, có tính đến năm 2030:

- Giai đoạn 2023-2025: thu hút khoảng 110.000 - 130.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 25.000 - 35.000 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2026-2030: thu hút khoảng 162.000 - 216.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 43.200 - 54.000 tỷ đồng.

II. QUAN ĐIỂM:

Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, chọn lọc, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên khuyến khích đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Quan điểm thu hút đầu tư trong thời gian tới như sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

2. Xác định tăng cường thu hút đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt trong bối cảnh đầu tư công ngày càng cắt giảm; là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

3. Cải thiện mnh mẽ môi trường đầu tư vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng, cấp thiết hàng đầu để thu hút đầu tư.

4. Xác định Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng trị là địa bàn trọng tâm thu hút đầu tư. Khu kinh tế Đông Nam phải trở thành vùng kinh tế năng động, hấp dẫn, phát triển nhanh và hiệu quả nhất của tỉnh trong thời gian ngắn tạo sức hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư nhanh, mạnh hơn cho k tiếp theo.

5. Tập trung phát triển công nghệ số nền tảng đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường số, khuyến khích doanh nghiệp công nghệ thông tin thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến; doanh nghiệp được chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ

1. Mục tiêu:

Tăng cường năng lực thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cnh tranh cấp tỉnh. Phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành khá của cả nước; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc top 20 của cả nước, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII. Tập trung thu hút các dự án đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trên 03 trụ cột chính: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ - du lịch.

Thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên: Các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của địa phương, như: công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản (nhất là công nghiệp chế biến gỗ); công nghiệp silicat; công nghiệp dệt may; Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên; Một số ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển, giá trị gia tăng cao, có khả năng cnh tranh; Các dự án đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đy mnh thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh; Lựa chọn thu hút đầu tư nhng dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; Phấn đấu sớm khởi công đưa nhà máy nhiệt điện khí sử dụng khí từ mỏ Báo Vàng vào hoạt động. Tích cực làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành để phát triển các dự án khí - điện tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị và triển khai các bước đầu tư, khai thác. Triển khai xây dựng các dự án năng lượng tái tạo đã được quy hoạch. Xây dựng Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030.

Thu hút đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho tàng, bến bãi, dịch vụ logistic; phấn đấu Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực vào năm 2030. Nghiên cứu phát triển Khu kinh tế - thương mại Lao Bảo gắn với đnh hướng phát triển đô thị, thương mại dịch vụ logistic xuyên biên giới.

Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ số, chuyển đổi số; các dự án đầu tư công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sổ để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; Các dự án về hạ tầng viễn thông, nền tảng công nghệ số.

2. Định hướng thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, có tính đến năm 2030:

2.1. Định hướng đầu tư hạ tầng

- Đầu tư xây dựng và phát triển trục kết nối các trọng điểm kinh tế; hình thành Hành lang đường bộ từ cửa khẩu quốc tế La Lay về Mỹ Thủy kết nối với Lào - Thái Lan;

- Các dự án hạ tầng giao thông (Dự án Quốc lộ 15D, cảng biển Mỹ Thủy; cảng Cửa Việt bờ Nam; Mở rộng Quốc lộ 9 đoạn tránh phía Nam Đông Hà; đường ven biển; cảng hàng không sân bay Quảng Trị; đường Hùng Vương nối dài giai đoạn 3; đường từ sân bay Quảng Trị đến đường trung tâm Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị; nghiên cứu tuyến đường sắt đoạn Đông Hà - Lao Bảo và đoạn từ cảng Mỹ Thủy nối với đường sắt Bắc - Nam; ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam), nghiên cứu đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo theo hình thức PPP.

- Các dự án đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý rác thải, nước thải;

- Các dự án đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị: Phát triển hạ tầng đô thị hiện đại, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng các khu đô thị hiện đại, đô thị ven biển; Dự án phát triển thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh.

- Về hạ tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Nâng cấp các công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động; các công trình đê, kè phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; các khu neo đậu tránh trú bão, dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn; xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ; đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối, chợ nông sản, thủy hải sản ...

- Đầu tư đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu du lịch, điểm du lịch, hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp;

- Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

2.2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

a. Công nghiệp

Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Khuyến khích các dự án công nghiệp mới, công nghệ và thiết bị hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất và xử lý môi trường ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao... Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nâng cao năng lực ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến; tiếp cận và làm chủ công nghệ - kỹ thuật thiết bị hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, nhất là đối với các công trình có trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực xây dựng.

- Công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp có quy mô, công nghệ hiện đại.

- Công nghiệp năng lượng (dự án nhiệt điện, điện tua bin khí hỗn hợp, dự án nhiệt điện khí hóa lỏng LNG, năng lượng tái tạo, khí từ mỏ Kèn Bầu...);

- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

- Công nghiệp silicat, dệt may.

- Công nghiệp phụ trợ: Sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị tự động hóa.

- Công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ thành phẩm và bán thành phẩm.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Công nghiệp chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản tập trung.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Các dự án quy hoạch và phát triển các cơ sở công nghiệp, logistic dọc Quốc lộ 15D, Quốc lộ 49 ni cửa khẩu quốc tế La Lay với cảng biển Mỹ Thủy.

- Thu hút các dự án đầu tư phù hợp vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Quán Ngang, Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá; hỗ trợ nhà đầu tư để sớm triển khai dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú.

b. Nông nghiệp

- Phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ; ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, gạo hữu cơ, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu,...

- Các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phù hợp với chiến lược phát triển ngành, thu hút đầu tư theo ngành hàng, sản phẩm cây, con chủ yếu.

- Các dự án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung quy mô lớn, chất lượng cao, theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, quy mô trang trại, gia trại tập trung gắn với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Ưu tiên các dự án chăn nuôi phát triển theo chuỗi giá trị, dự án ứng dụng công nghệ cao, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải khép kín, thân thiện với môi trường.

- Các dự án bảo vệ và phát triển rừng, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm g rừng trồng, ưu tiên và chuyển mạnh sang trồng rng gỗ lớn theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, gắn doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chui giá trị.

- Các dự án đầu tư phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa và ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Thu hút, đẩy mạnh phát triển các dự án, mô hình du lịch canh nông, du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp.

c. Thương mại, dịch vụ du lịch

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; liên kết, hợp tác tìm kiếm thị trường để tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chủ lực. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối cung cầu, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Phát triển hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn.

- Triển khai đầu tư các tổng kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch. Thu hút đầu tư, phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho tàng, bến bãi, dịch vụ logistic; phát triển dịch vụ vận và kết nối đa phương thức trong vận tải nội địa để phát huy lợi thế là cửa ngõ ra biển trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển Khu đô thị Kinh tế - Thương mại - Dịch vụ - Logistics xuyên biên giới Lao Bảo - Đen-sa-vẳn.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu du lịch, điểm du lịch, hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Phát huy lợi thế các tuyến cao tốc, đường ven bin trong phát triển du lịch, phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; kết nối du lịch tìm hiểu lịch sử - chiến tranh cách mạng của Quảng Trị với du lịch các địa phương trong khu vực. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có; xây dựng và định hình thương hiệu Lễ hội với thông điệp “Hòa Bình” tại Quảng Trị, Khu du lịch cộng đồng Hệ thống giếng cổ Gio An (Gio Linh); du lịch biển Cửa Việt, Cửa Tùng, đảo Cồn C; đồng thời, khảo sát, đánh giá, khai thác thêm các tuyến, điểm du lịch có tiềm năng của tỉnh. Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư các dự án du lịch quy mô lớn. Chú trọng tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

- Tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch thuộc các khu du lịch đã được quy hoạch (Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt; Khu Dịch vụ - Du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Vịnh Mốc; Khu Dịch vụ - Du lịch Vĩnh Thái, ...) và các khu du lịch định hướng phát triển (Khu du lịch sinh thái thác Ba Vòi, huyện Đakrông; Khu Du lịch sinh thái Brai - Tà Puồng; Khu biệt thự kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng tại Khu vực hồ Khe Mây thành phố Đông Hà); Dự án phát triển du lịch cộng đồng tại một số điểm phù hợp.

- Đầu tư các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp (tiêu chuẩn 4 - 5 sao); Khu vui chơi giải trí cao cấp; hệ thống nhà hàng sinh thái, nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Các dự án phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch cộng đồng. Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư các dự án du lịch quy mô lớn.

- Phát triển hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; Ưu tiên các dự án trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô lớn, có thương hiệu; ưu tiên các nhà đầu tư có hệ thống kinh doanh trên cả nước và quốc tế.

d. Y tế, giáo dục

- Thu hút đầu tư bệnh viện chất lượng cao, bệnh viện quốc tế để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và các chuyên gia nước ngoài đến làm việc trên địa bàn. Đầu tư xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Trị.

- Tập trung phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đầu tư bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2023- 2025, định hướng đến năm 2030.

- Đầu tư phát triển các Trường Đại học; Trường tiêu chuẩn quốc tế; Trung tâm đào tạo ngoại ngữ quốc tế có giáo viên nước ngoài giảng dạy.

2.3. Đnh hướng la chn đối tác thu hút

Nhà đầu tư phát triển kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, cụm công nghiệp có khả năng kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp đầu tư những dự án sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, công nghệ hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có số thu ngân sách lớn.

Đi tác có năng lực tài chính lớn, có bề dày kinh nghiệm: Các tập đoàn, tổng công ty; các công ty có hệ thống kinh doanh trên cả nước.

Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ thuộc nhóm G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Canada, Italy), một số nước BRIC (Nga, Trung Quốc, n Độ) và các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Hàn Quốc, Indonesia) và EU.

Đối tác theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore các nước có nền kinh tế phát triển và sở hữu công nghệ cao như G7, G20. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác hướng đến thiết lập quan hệ hợp tác cấp địa phương với các địa phương nước ngoài ở những thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và các nước ASEAN...

2.4. Định hướng về hiệu quả, tác động kinh tế xã hội, môi trường của dự án đầu tư

Việc thu hút các dự án đầu tư phải xem xét đảm bảo các tiêu chí sau:

- Đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước, lợi ích người dân trong khu vực dự án và li ích của nhà đầu tư. Trong đó, lợi ích nhà nước, lợi ích người dân trong khu vực dự án phải được xem trọng và đề cập rõ trong dự án của nhà đầu tư; Tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng thu ngân sách, góp phần phát trin kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế ngành và kinh tế địa phương như: tạo cơ hội liên kết hợp tác phát triển giữa các ngành nghề ở địa phương, tạo cơ hội hợp tác ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế trong khu vực, thúc đẩy ng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng...

- Đảm bảo củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2.5. Định hướng theo địa bàn

- Ưu tiên tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị làm hạt nhân trung tâm phát triển công nghiệp; Tập trung thu hút đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Chú trọng thu hút đầu tư vào khu vực đô thị, các khu vực khác có sẵn hạ tầng như thành phố Đông Hà, các trung tâm đô thị của tỉnh.

- Tập trung thu hút đầu tư vào các khu du lịch, điểm du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh (tuyến du lịch ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng - Vịnh Mốc - Vĩnh Thái, tuyến Miền Tây Quảng Trị và khu điểm danh lam thắng cảnh của Quảng Trị), trong đó đề xuất UBND tỉnh xem xét, kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa tam giác du lịch: Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn C vào danh mục khu du lịch quốc gia từ năm 2023 nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương trong quá trình quy hoạch, kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn.

- Thu hút đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp vào các vùng miền có tiềm năng lớn phát triển lúa hữu cơ, sản phẩm VietGAP, OCOP, cà phê, tiêu,... chăn nuôi ga súc gia cầm tập trung công nghệ cao và nuôi trồng thủy hải sản; Các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gn liền với vùng sản xuất tại các khu vực huyện Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hướng Hóa,...

- Quy hoạch và phát triển các cơ sở công nghiệp, logistic dọc quốc lộ 15D, quốc lộ 49 nối cửa khẩu quốc tế La Lay với cảng biển Mỹ Thủy.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, phát triển Khu công nghiệp Nam Đông Hà theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; tiếp tục thu hút các dự án đầu tư phù hợp vào Khu công nghiệp Quán Ngang;

V. DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2023-2025, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2030.

(Có danh mục kèm theo)

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2023-2025, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2030

Để đảm bảo thu hút và quản lý vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển-xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh Quảng Trị, hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần th XIII của Đảng và Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII; trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị vào cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính

a) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức t lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ công chức, nhất là các cơ quan liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và Chỉ s năng lực cnh tranh cấp tỉnh. Tuyên truyền, vận động tạo đồng thuận cao trong nhân dân và cán bộ; huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư.

b) Tập trung khắc phục có hiệu quả nhng nguyên nhân gây trở ngại, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành (cải cách hành chính, tác phong lề lối làm việc và thái độ của cán bộ công chức đối với nhà đầu tư). Phn đấu trong giai đoạn 2021-2025, Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Trị nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành khá của cả nước; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc top 20 của cả nước.

- Tiếp tục rà soát các thủ tục đầu tư, kiên quyết loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, pháp luật không quy định nhằm đơn giản, gọn nhất các thủ tục đầu tư.

- Củng cố một cửa liên thông, rà soát điều chỉnh quy định nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả thực sự của bộ phận một cửa: Nhà đầu tư chỉ đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một cửa liên thông.

- Xác định rõ đâu là trách nhiệm của nhà đầu tư, đâu là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nhất là người đứng đầu trong giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư.

- Nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện Dự án;

- Khuyến khích, thiết lập đường dây nóng để các doanh nghiệp/nhà đầu tư phản ánh những trường hợp cán bộ, công chức gây nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong quá trình xử lý hồ sơ dự án đầu tư;

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch hành động số 2142/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2025;

c) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nhất là các chỉ số thành phần đạt thấp và giảm điểm, như: Chi phí thời gian, cnh tranh bình đẳng; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, Chi phí không chính thức.

d) Tăng cường chỉ đạo thanh tra công vụ thường xuyên đối với việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư; kiên quyết xử lý, thay thế những cán bộ, công chức trì trệ, gây khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu.

e) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là xây dựng, ứng dụng phần mềm tiếp nhận và trả kết quả liên thông giữa các cơ quan gắn với việc xây dựng Chính quyền điện tử.

Công khai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương; phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ;

f) Các cấp chính quyền thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, đối thoại bình đẳng, phản ánh trung thực các vấn đề phát sinh, cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ hội để Quảng Trị khai thác hết tiềm năng, thế mạnh, là điểm đến hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp tỉnh với những đi tác tiềm năng, tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế lớn để xúc tiến các chương trình hợp tác bao gồm trao đi kỹ thuật, công nghệ; quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại và dịch vụ; thúc đẩy hợp tác phát triển nhằm thực hiện mục tiêu Quảng Tr trở thành tỉnh có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao vào năm 2025 và thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước vào năm 2030.

2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, cơ chế, chính sách

a) Tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành phê duyệt Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050 đảm bảo đáp ng mục tiêu dự án và tm nhìn dài hạn làm căn cứ xây dựng và triển khai vận động, thu hút đầu tư.

- Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng,... tổ chức công bố công khai, đầy đủ thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử, tích cực hướng dẫn các nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Sớm hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch Khu Kinh tế Đông Nam; Quy hoạch thành lập mới các khu, cụm công nghiệp.

b) Về xây dựng danh mục dự án có sử dụng đất: Hàng năm, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho chính quyền các địa phương, các cấp, các ngành xây dựng danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở để kêu gọi đầu tư và cơ sở lựa chọn cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Đy nhanh tiến độ cấp giy chứng nhận quyn sử dụng đất, quyn sở hu nhà ở và tài sản khác gắn lin với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm thiu chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, xem đây là biện pháp quan trọng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

c) Về các chính sách liên quan đến ưu đãi, đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp:

- Nghiên cứu, đề xuất kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt nhằm thu hút một số nhà đầu tư chiến lược, khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có số thu ngân sách lớn và có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Rà soát, hệ thống hóa các cơ chế, chính sách trong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành để kịp thời tham mưu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư.

- Nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao... phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.

d) Xây dựng và ban hành quy định hướng dẫn đầu tư (sơ đồ hóa quy trình thủ tục, thành phần hồ sơ, quy định rõ thời hạn giải quyết, cơ quan thực hiện,... các thủ tục từ đăng ký kinh doanh, chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục đất đai, môi trường, xây dựng,...); Cm nang thông tin đầu tư (tổng hợp các cơ chế chính sách trong đầu tư, ưu đãi đầu tư, danh mục dự án đầu tư,...).

3. Nhóm giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư

a) Thực hiện các nhiệm vụ, nội dung quản lý nhà nước về các hoạt động xúc tiến đầu tư theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư; Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

b, Các dự án đã được phê duyệt/chấp thuận chủ trương đầu tư:

- Tập trung quyết liệt hỗ trợ triển khai thực hiện và xử lý vướng mắc các dự án trọng điểm giai đoạn 2016-2020 chuyển sang như: Dự án cảng biển Mỹ Thủy (MTIP), dự án nhiệt điện khí 340MW (Gazprom); đồng thời tích cực đốc thúc triển khai các dự án động lực mới: Cảng hàng không Quảng Trị, dự án điện khí LNG Hải Lăng, các đề xuất dự án của Tập đoàn BBG về tiềm năng kết nối mỏ Kèn Bầu (lô 114)....trong giai đoạn 2023-2025 trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo các dự án động lực của tỉnh.

- Tăng cường hỗ trợ các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để các dự án triển khai thuận lợi, có hiệu quả. Xây dựng các kênh đối thoại với các nhà đầu tư để giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Xác định xúc tiến đầu tư tại ch là nhiệm vụ quan trọng và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại tỉnh đ giới thiệu về môi trường đầu tư tại Quảng Trị cho các nhà đầu tư khác. Thường xuyên gặp gỡ, trao đi với doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua các kênh trực tiếp (hội nghị, hội thảo, các chương trình tọa đàm, trao đi trực tiếp), hoặc gián tiếp (email, hotline, webinar). Xây dựng các tài liệu xúc tiến đầu tư đảm bảo về nội dung, hình thức để quảng bá thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh nhằm thu hút đầu tư.

c) Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước:

- Tích cực theo dõi, hỗ trợ các đối tác, dự án trọng điểm của các nhà đầu tư lớn, có tính khả thi cao, như: Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Sam Holdings, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Tập đoàn Scavi, Liên doanh VSIP-Amata-Sumitomo, Công ty cổ phần Trung Khởi ... hỗ trợ tối đa, giải quyết nhanh các thủ tục liên quan, vướng mắc khó khăn khi nhà đầu tư có quyết định đầu tư.

- Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng đầu tư của tỉnh như các quốc gia thành viên EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,.. .gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ, ngành trung ương; Liên kết xúc tiến đầu tư với các địa phương trong khu vực và các tỉnh, thành phố lớn.

- Tập trung huy động, khai thác tốt các nguồn lực về tài chính. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, nghiên cứu, lựa chọn các đối tác và địa bàn tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Trị. Chủ động bám sát Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan TW để phối hợp thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh.

- Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế trong thu hút đầu tư, đồng thời đòi hỏi các cấp, ngành, doanh nghiệp, địa phương phải thống nhất về mặt nhận thức cũng như nhất quán về mặt triển khai, thực hiện để có thể phi hợp chặt chẽ.

d) Tiếp tục củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương có chọn lựa theo hướng đi vào chiều sâu, bền vững và hiệu quả

- Đổi mới hình thức triển khai ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, thương mại trong tình hình mới.

- Kịp thời nắm bắt những xu hướng mới, thúc đẩy tăng trưởng xanh, sạch, chuyển đổi số, củng cố nền tảng hợp tác kinh tế phục vụ cho phục hồi phát triển trong dài hạn.

- Tích cực vận động nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO).

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các cơ quan trung ương, mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong công tác ngoại giao kinh tế.

4. Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

a, Gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư công với đầu tư ngoài ngân sách với phương châm “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”. Tập trung xây dựng các hạ tầng quan trọng phục vụ thu hút đầu tư, nhất là hạ tầng về giao thông, hạ tầng các đô thị động lực, hạ tầng công nghệ thông tin như: Tuyến giao thông ven biển, đường nối thành phố Đông Hà với Khu Kinh tế Đông Nam, mở rộng tuyến Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi Lao Bảo và thị trấn Cửa Việt,...; nâng cấp, sửa chữa các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị và trục phát triển đô thị. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống bến xe, điểm dng, bến cảng và bến thủy nội địa. Xây dựng cơ bản hạ tầng khu đô thị trung tâm, hạ tầng đô thị, khu đô thị mới, khu nhà ở đồng bộ, hiện đại; gắn kết phát triển đô thị với phát triển nông thôn. Nâng cấp, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (mạng, trung tâm dữ liệu, dịch vụ dữ liệu dùng chung,...) hạ tầng ứng dụng và cơ sở dữ liệu.

b, Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

- Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung thu hút đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng trong Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hải Lăng, Triệu Phong và thành phố Đông Hà. Chủ động tạo quỹ đất sạch hợp lý sẵn sàng đón các nhà đầu tư, không để tình trạng giải phóng mặt bằng quá lâu làm ảnh hưng đến tiến độ của nhà đầu tư hoặc để nhà đầu tư tự xoay sở về giải phóng mặt bằng.

- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong xây dựng cơ sở hạ tầng; chú trọng xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp với các ngành, nghề công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách và giải quyết việc làm.

5. Nhóm giải pháp về hỗ trợ nhà đầu tư

a) Công tác giải phóng mặt bằng

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tạo điều kiện để triển khai các dự án đầu tư. UBND tỉnh giao cho các cơ quan có thẩm quyền chủ động tổ chức GPMB tạo qu đất sạch để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 111/2021/NQ-HĐND ngày 30/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn.

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân tại địa phương nghiêm chỉnh chấp hành quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chỉ đạo xóa bỏ những vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác bi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; hỗ trợ nhà đầu tư có được mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi. Tập trung giải phóng mặt bằng các dự án lớn, dự án động lực,...tạo làn sóng lan tỏa để thu hút đầu tư.

b) Hỗ trợ cung ứng, đào tạo lao động

- Nâng cấp Trường cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị, mở rộng đào tạo ngành nghề đạt chuẩn Quốc gia, nhằm đáp ứng đủ lao động đã được đào tạo kỹ thuật cho nhà đầu tư hoặc tổ chức liên kết với các doanh nghiệp đào tạo có tiềm lực đ tăng cường năng lực đáp ứng đu vào và cung ứng đầu ra cho học viên.

- Tăng cường công tác dự báo nhu cầu ngành, nghề, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề đào tạo chất lượng cao trong giáo dục nghề nghiệp, các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, các ngành nghề mới; thường xuyên cập nhật nội dung đào tạo giáo dục nghề nghiệp (GDNN) các cấp trình độ; bổ sung, chỉnh sửa và xây dựng chuẩn kiến thức, năng lực thực hiện cho các ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp. Ban hành và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy công tác đào tạo nghề: Chính sách khuyến khích sự tham gia, đầu tư của doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia, đầu tư của doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN, nhất là đào tạo nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động, chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN nói chung, cơ sở GDNN đào tạo nhân lực chất lượng cao nói riêng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo yêu cầu phát triển về quy mô, chất lượng; chú trọng việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo; tập trung ưu tiên đầu tư nguồn lực xây dựng Trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị đạt chuẩn trường đào tạo chất lượng cao và trở thành cơ sở chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện liên kết, hợp tác đào tạo nghề giữa nhà đầu tư với các trường, trung tâm dạy nghề.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công giữa các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư.

d) Tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các thủ tục hành chính về chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính khác liên quan đến việc triển khai thực hiện đầu tư.

6. Nhóm giải pháp tăng khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh:

a) Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch phân khu đô thị và các quy hoạch ngành, nh vực đảm bảo chất lượng và công bố công khai, đầy đủ thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử, tích cực hướng dẫn các nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có kế hoạch tiếp cận việc sử dụng đất.

b) Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được phê duyệt để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoạt động sản xuất, kinh doanh.

c) Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm thiu chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, coi đây là biện pháp quan trọng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp;

d) Hỗ trợ doanh nghiệp/nhà đầu tư khảo sát kỹ hiện trạng khu vực nghiên cứu, tránh chồng lấn về đất đai với các dự án đang triển khai hoặc đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư nhằm đảm bảo tính khả thi, chặt chẽ và tuân thủ các quy định hiện hành.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, nhất là tình trạng chiếm dụng, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra sử dụng đất của các tổ chức và kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất, nhưng chậm triển khai hoặc vi phạm Luật Đất đai.

- Tiến hành rà soát các quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dự án thực hiện theo Luật Đầu tư nhưng không thuộc diện phải cấp quyết định chủ trương đầu tư/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để có phương án quản lý hiệu quả các dự án đầu tư trên địa bàn.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường,...tăng cường các biện pháp giám sát kiểm tra về công nghệ, máy móc thiết bị của các dự án. Kiên quyết xử lý những dự án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

c) Đảm bảo an ninh trật tự cho các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.

- Thường xuyên theo dõi, giám sát để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra đình công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- Xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi xúi giục, kích động, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Can thiệp kịp thời, có hiệu quả để dự án hoạt động bình thường, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.

d) Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, hạn chế tình trạng dự án triển khai chậm tiến độ hoặc không triển khai.

đ) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư. Đốc thúc nhà đầu thực hiện xây dựng dự án đúng tiến độ, đúng mục tiêu và nội dung dự án đã được cấp phép, đảm bảo công tác báo cáo dự án đúng theo quy định của pháp luật về đu tư.

e) Tăng cường công tác truyền thông đúng về đầu tư, hạn chế đưa những thông tin, tin tức chưa được kim chứng, một chiều về tình hình đầu tư, gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư, doanh nghiệp khi nghiên cứu, đầu tư kinh doanh tại Quảng Trị.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Phân công nhiệm vụ:

Các sở, ban ngành và địa phương liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu hút đầu tư, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản để thực hiện nội dung đề án theo quy định, cụ thể:

1. S Kế hoạch và Đầu tư

a) Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư; thường xuyên theo dõi, nắm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án theo quy định; kịp thời tham mưu các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện; theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã và cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án.

b) Rà soát các thủ tục hành chính, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định do cắt giảm thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục đầu tư.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thường xuyên rà soát, kiểm tra và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án không triển khai hoặc triển khai quá chậm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và giảm hiệu quả sử dụng đất.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hệ thống hóa các cơ chế, chính sách về đầu tư trong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời tham mưu ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế theo quy định.

đ) Xây dựng và triển khai thực hiện Hệ thống phần mềm quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án này, định kỳ tng hp báo cáo từ các sở, ban, ngành liên quan, báo cáo kết quả UBND tỉnh.

2. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh

a) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b) Rà soát các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý, tham mưu các Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định do cắt giảm thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.

c) Chịu trách nhiệm trong công tác xúc tiến, vận động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Chủ động triển khai các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư do mình phụ trách; đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư chung;

d) Rà soát, kiểm tra và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với dự án vi phạm các quy định pháp luật về đầu tư, đặc biệt là các dự án không triển khai hoặc triển khai quá chậm so với tiến độ tại quyết định chủ trương đầu tư và giảm hiệu quả sử dụng đất.

3. Sở Ngoại vụ:

a) Tham mưu UBND tỉnh trong công tác ngoại giao kinh tế, xây dựng và triển khai các chương trình hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của địa phương.

b) Là cơ quan đầu mối của UBND tỉnh với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp địa phương ở nước ngoài.

c) Là cơ quan thường trc Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh, tham mưu Ban Chỉ đạo giúp UBND tỉnh đề ra các chính sách, chiến lược về hội nhập quốc tế của địa phương và các chương trình hành động, kế hoạch hội nhập quốc tế phù hợp trong từng giai đoạn.

d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư chung và các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư thuộc lĩnh vực phụ trách.

4. Sở Xây dựng:

a) Nghiên cứu, phối hợp các đơn vị tham mưu UBND tỉnh tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng; chương trình phát triển đô thị, hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; chương trình, kế hoạch, dự án phát triển hạ tầng đô thị, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng và các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án khác, làm cơ sở kêu gọi, xúc tiến đầu tư.

b) Phối hợp các đơn vị, địa phương lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng.

c) Tham gia ý kiến trong quá trình cấp chủ trương đầu tư các dự án có cấu phần xây dựng; tổ chức thẩm định, cấp giấy phép xây dựng các dự án đầu tư theo thẩm quyền. Tăng cường rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, rút ngắn hoặc đề xuất rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ các dự án của các nhà đầu tư.

d) Phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện các dự án đảm bảo phù hợp với phê duyệt chủ trương, dự án đầu tư, phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy định về quản lý trật tự xây dựng; tham mưu UBND tỉnh chấm dứt, hủy bỏ quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư không triển khai hoặc chậm triển khai, không tính khả thi làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, giảm hiệu quả sử dụng đất, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng dân cư, các tổ chức và Nhà nước.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất của tỉnh theo hướng sử dụng hiệu quả nguồn đất đai; đảm bảo liên kết với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, ưu tiên đất để thực hiện các dự án đã có trong quy hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng; rà soát quy định bồi thường giải phóng mặt bằng.

b) Rà soát các thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của đơn vị như hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đánh giá tác động môi trường của dự án.

c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý đối với các dự án vi phạm quy định của pháp luật về đất đai và môi trường.

d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn;

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Tiến hành đánh giá trình độ công nghệ đã được sử dụng tại các dự án đang triển khai, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường lớn.

b) Tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, để từ đó tham mưu đề xuất các công nghệ tiên tiến, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

c) Nghiên cứu, đề xuất quy định hỗ trợ đầu tư về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ thành lập và đầu tư các trung tâm nghiên cu và phát triển (R&D) đối với các dự án đầu tư trong nước.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện để kịp thời giải quyết/tham mưu giải quyết các mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, quan tâm đến chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

b) Rà soát, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi bổ sung quy định về việc hỗ trợ đào tạo nghề trong các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động; bổ sung quy định về hỗ trợ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động.

8. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc thu hút đầu tư.

b) Rà soát quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, chịu trách nhiệm xúc tiến, quản lý, theo dõi các dự án trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào điều hành công vụ; đặc biệt xây dựng, ứng dụng phần mềm tiếp nhận và trả kết quả liên thông giữa các cơ quan gắn với việc xây dựng Chính quyền điện tử.

d) Duy trì, vận hành và quản lý có hiệu quả Cổng thông tin điện tử của tỉnh, hỗ trợ các cơ quan trong việc tuyên truyền, quảng bá; thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm soát việc đăng tải, cập nhật thông tin, dữ liệu, nhất là các dữ liệu về quy trình, thủ tục hành chính tại các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương.

e) Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi s tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số góp phần phục vụ người dân/doanh nghiệp, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.

9. Công an tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở,ngành và địa phương liên quan nhằm bảo đảm an ninh, trật tự cho hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư:

b) Xem xét, xử lý nghiêm đối với các trường hp có hành động kích động, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư;

c) Có các biện pháp can thiệp kịp thời, có hiệu quả để tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

10. Sở Tài chính:

a) Hàng năm, căn cứ khả năng ngân sách, trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thuộc lĩnh vực chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định hiện hành.

11. Thanh tra tỉnh:

Phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm tránh sự chng chéo trong thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

12. Sở Ni v:

Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính và đạo đức công vụ; Xây dựng kế hoạch kiểm tra công vụ tại các sở, ban, ngành và địa phương để kịp thời chấn chỉnh hoạt động công vụ tại các cơ quan, đơn vị; kiểm tra giám sát việc thực hiện công vụ, thực hiện các quy định của nhà nước trong quy trình xử lý và thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư/các doanh nghiệp

13. Sở Tư pháp:

a) Nâng cao chất lượng kiểm tra, thẩm tra, thẩm định việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành hp Hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

b) Kịp thời đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (vbpl.vn) để người dân, doanh nghiệp/nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng và sớm nhất.

14. Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương trên địa bàn tỉnh:

a) Chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, địa phương và xây dựng danh mục dự án vận động, xúc tiến đầu tư thuộc ngành, địa phương phụ trách;

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư chung và các hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư thuộc ngành/lĩnh vực phụ trách.

15. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu các hoạt động thu hút đầu tư từ nghiên cứu, khảo sát vị trí đầu tư, hỗ trợ trước, trong và sau khi dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư.

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng Kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giai đoạn 2023-2025

c) Tham mưu tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư của tỉnh; Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với doanh nghiệp thông qua Chương trình Cà phê Doanh nhân đnh kỳ 1-3 tháng/lần (tùy điều kiện thực tế) để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ hàng hóa cho doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;

c) Tham mưu xây dựng Quy chế phối hợp trong thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

16. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính ở cơ quan, đơn vị mình; Chỉ đạo các cơ quan/đơn vị liên quan, phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bng các dự án. Chịu trách nhiệm trưc Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ các công việc liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn theo đúng thẩm quyền.

- Có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân tại địa phương nghiêm chỉnh chấp hành quy định về bồi thường, GPMB;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp, thống kê tình hình thu hồi đất, s lao động dôi dư, đề xuất cơ chế hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất.

- Tăng cường công tác thông tin, quản lý dữ liệu đầu tư và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về xúc tiến đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn;

17. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị, Báo Quảng Trị

Tăng cường công tác tuyên truyền về môi trường đầu tư của tỉnh. Chủ động xây dựng kịch bản tuyên truyền hàng quý, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và các sở, ngành liên quan về nội dung, hình thức cũng như cách thức thực hiện.

II. Kinh phí: Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2023-2025 được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương là 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỷ đồng) thông qua kinh phí xúc tiến đầu tư hàng năm và các hoạt động đột xuất bố trí cho các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, một số hoạt động xúc tiến đầu tư có quy mô lớn cấp quốc gia như tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, các hoạt động bổ sung... sẽ được UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí từ các nguồn: ngân sách địa phương; nguồn vận động tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác.


DANH MỤC

DỰ ÁN ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2023-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị)

STT

Tên dự án

Quy mô đầu tư dự kiến

Vốn đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

Địa điểm

I

CÔNG NGHIỆP ĐIỆN - NĂNG LƯỢNG

1

Nhà máy điện khí LNG Hải Lăng - GĐ2, Quảng Trị

Liên doanh, IPP

Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị

2

Nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị năng lượng mới và năng lượng tái tạo

10.000 đến 100.000 tấn sp/năm

115-920

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá; KKT TM ĐB Lao Bảo

3

Các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn

4.244 MW

97.359

100% vốn nhà đầu tư

Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng...

4

Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

Tùy thuộc vào khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường

20.000

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá; KKT TM ĐB Lao Bảo; KKT Đông Nam Quảng Trị

II

SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN NÔNG NGHIỆP

1

Nhà máy sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm

10.000 tn sản phẩm/năm

115-345

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang, KCN Nam Đông Hà, KCN Tây Bắc Hồ Xá

2

Nhà máy chế biến thực phẩm nông sản

10.000 tấn sản phẩm/năm

115-230

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang, KCN Nam Đông Hà, KCN Tây Bắc Hồ Xá, KKT TM ĐB Lao Bảo

3

Nhà máy chế biến thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu

50.000 tấn sn phẩm các loại/năm

115-345

100% vốn nhà đầu tư

Các Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4

Nhà máy chế biến dầu ăn các loại

50.000 lít sn phẩm /năm

115-230

100% vốn nhà đầu tư

KKT TM ĐB Lao Bảo, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

5

Dự án nuôi tôm công nghệ cao

150 ha

418,60

100% vốn nhà đầu tư

Xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

6

Các nhà máy chế biến dược liệu (Quế, và các sp chủ lực ở địa phương)

50ha

200

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

7

Các dự án phát triển chế biến nông nghiệp/ nuôi trồng thủy sản/ Chăn nuôi

Cây/con

100

100% vốn nhà đầu tư

Các xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

8

Nhà máy chế biến thủy sản công nghệ cao và xuất khẩu

50.000 tấn sản phẩm các loại/năm

115-345

100% vốn nhà đầu tư

KKT Đông Nam Quảng Trị

9

Nhà máy sản xuất sản phẩm nước uống dinh dưỡng từ gạo

10 triệu lít/năm

75,9

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Hải Lăng

10

Nhà máy sản xuất bột dinh dưỡng từ ngô, lạc

10.000 tấn/năm

34,5

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Hải Lăng

11

Nhà máy trích ly dầu cám

5.000 tấn/năm

69

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Hải Lăng

12

Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su

5.000 tấn sản phẩm/năm

230 - 460

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá; các KKT trên địa bàn tỉnh

13

Kho lạnh lưu trữ, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sau thu hoạch

50.000 tấn sản phẩm/năm

115 - 230

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang; Tây Bắc Hồ Xá; Các KKT trên địa bàn tỉnh

14

Trang trại trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Đầu tư xây dựng cụm phức hợp nông nghiệp CNC theo mô hình khép kín gắn với sản xuất và chế biến cung cấp nội tiêu và xuất khẩu

115 - 230

100% vốn nhà đầu tư

Các KKT trên địa bàn tỉnh

III

SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÔNG NGHIỆP

1

Nhà máy sản xuất vật liệu trang trí nội, ngoại thất các loại

Tùy thuộc vào khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường

115 - 230

100% vốn nhà đầu

KCN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá; KK.T TM ĐB Lao Bảo, K.K.T Đông Nam

2

Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp, sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ

20.000 đến 50.000 m3/năm

1.150-2.300

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá; KK.T TM ĐB Lao Bảo, K.K.T Đông Nam

3

Nhà máy sản xuất thủy tinh pha lê và các sản phẩm từ silicat

20.000 tấn sản phẩm/năm

115 - 345

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá K.K.T Đông Nam

4

Nhà máy sản xuất nhựa kỹ thuật

10.000 tấn sản phẩm/năm

115 - 345

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá K.K.T Đông Nam

5

Nhà máy sản xuất bông, tơ, sợi các loại

10.000 tấn sản phẩm/năm

115 - 230

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá K.K.T Đông Nam; KK.T TM ĐB Lao Bảo

6

Nhà máy sản xuất cơ khí chính xác

3.000 tấn sản phẩm/năm

230 - 345

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá K.K.T Đông Nam; KK.T TM ĐB Lao Bảo; KCN Quán Ngang

7

Nhà máy sản xuất lp ráp các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh

10.000 sản phẩm/năm

115 - 345

100% vốn nhà đầu tư

KK.T TM ĐB Lao Bảo; Các Khu công nghiệp trên địa bàn

8

Nhà máy sản xuất phụ liệu, phụ kiện cho ngành dệt may, giày da

5.000 tấn sản phẩm/năm

115 - 230

100% vốn nhà đầu tư

Các Khu kinh tế; Các Khu công nghiệp trên địa bàn

9

Nhà máy chế tạo, lắp ráp thiết bị, động cơ ôtô, xe máy, máy nông nghiệp; chế tạo, lắp ráp các sn phẩm công nghiệp phụ trợ

Thiết bị, động cơ ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ: 200.000 sản phẩm/năm

115-1.150

100% vn nhà đầu tư

KK.T TM ĐB Lao Bảo; Các Khu công nghiệp trên địa bàn

10

Nhà máy sản xuất sản phẩm từ thạch cao

10.000 m2 sản phẩm/năm

115 - 230

100% vốn nhà đầu tư

KCN Tây Bắc Hồ Xá; KK.T TM ĐB Lao Bảo; KCN Quán Ngang

11

Nhà máy gia công may, giày da xuất khẩu

Sử dụng 5.000 đến 10.000 nhân công

230 - 460

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang; Tây Bắc Hồ Xá; Các KKT trên địa bàn tỉnh

12

Nhà máy gia công lắp đặt các dạng nhà tiền chế, nhà xưởng công nghiệp

1.000 tấn/năm

23

100% vốn nhà đầu tư

Cụm công nghiệp Diên Sanh

13

Xây dựng nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử, viễn thông kỹ thuật số

1.000 sản phẩm/năm

115

100% vốn nhà đầu tư

KCN Quán Ngang; KKT Đông Nam Quảng Trị

14

Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát các loại

50 triệu lít sản phẩm các loại/năm

460-920

100% vốn nhà đầu tư

K.KT Đông Nam; K.CN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá, KCN Nam Đông Hà; KKT TM ĐB Lao Bảo;

IV

CƠ SỞ HẠ TẦNG

1

Hệ thống xử lý nước thải

Tùy thuộc vào lượng nước thải của từng khu

115 - 460

100% vốn nhà đầu tư hoặc PPP

KCN Quán Ngang; KKT Đông Nam Quảng Trị; KCN Tây Bắc H

2

Xây dựng cơ sở hạ tầng Cửa khẩu La Lay

Đầu tư, kinh doanh CSHT Cửa khẩu quốc tế La Lay theo quy hoạch đã được TTCP phê duyệt. Diện tích 10 - 20 ha

46 - 115

100% vốn nhà đầu tư hoặc PPP

Cửa khẩu La Lay (xã A Ngo, huyện Đakrông)

3

Dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo

Đầu tư, kinh doanh CSHT Khu KT-TM cửa khẩu theo quy hoạch đã được TTCP phê duyệt. Diện tích 365 ha

2.300-2.760

100% vốn nhà đầu tư

KKT TM ĐB Lao Bảo

4

Xây dựng kho ngoại quan, trung tâm Logistic

Diện tích trên 10ha

115 - 345

100% vốn nhà đầu tư

KKT Đông Nam Quảng Trị, KKT TM ĐB Lao Bảo, Cửa khẩu quốc tế La Lay.

5

Cng cạn ICD tại khu vực điểm giao cắt giữa QL 15D với đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan

10 ha - 30ha

151,8

PPP

Huyện Hải Lăng

6

Quốc lộ 15D

- Đoạn từ đường QL.1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8,0Km; quy mô đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12,0m, mặt đường rộng 11,0m; TMĐT: 300 tỷ đồng.

- Đoạn từ cao tốc Cam Lộ-La Sơn đến đường HCM nhánh tây, dài 34km; quy mô đường cấp IV miền núi, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, TMĐT: 1.800 tỷ đng.

- Đoạn từ đường HCM nhánh Tây đến cửa khẩu La Lay, dài 12,0km, quy mô đường cấp III miền núi, nền đường rộng 9,0m, mặt đường rộng 8,0m; TMĐT: 600 tỷ đồng.

2.700

PPP

Các huyện: Hải Lăng, Đakrông, tỉnh Quảng Trị

7

Khu đô thị hai bên đường Thuận Châu

Xây dựng khu đô thị mới, hình thành quỹ nhà ở đô thị hiện đại về quy hoạch kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Diện tích: 16ha

138,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường Đông Lương

8

Cơ sở hạ tầng khu dân cư 2 bên đường Cồn Cỏ giai đoạn 3, phường 2, TP Đông Hà

Hình thành nên khu dân cư đô thị dịch vụ, thương mại, dân cư liên vùng. Diện tích: 7,5ha

46

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 2, Phường Đông Lễ, Tp Đông Hà

9

Khu đô thị phía Đông Thành phố Đông hà

Xây dựng khu đô thị mới, hình thành quỹ nhà ở đô thị hiện đại về quy hoạch kiến trúc và cơ sở hạ tng. Diện tích: 110ha

890,1

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 2, Phường Đông Lễ, Tp Đông Hà

10

Cơ sở hạ tầng khu dân cư Cồn Môn, phường Đông thanh, thành phố Đông Hà

Xây dựng khu đô thị mới, hình thành quỹ nhà ở đô thị hiện đại về quy hoạch kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Diện tích: 5ha

25,3

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường Đông Thanh, TP Đông Hà

11

Khu đô thị hai bên đường nối Phường 2, Đông Lương, Đông Lễ, Thành phố Đông Hà

Xây dựng khu đô thị mới, hình thành quỹ nhà ở đô thị hiện đại về quy hoạch kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Diện tích: 25ha

124,2

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 2, Phường Đông Lễ, Tp Đông Hà

12

Khu biệt thự quanh hồ Km6

Hình thành khu đô thị sinh thái chất lượng cao, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng XH đồng bộ. Diện tích 5ha

25,3

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 4, Thành phố Đông Hà

13

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Khe Mây

Đầu tư đô thị dịch vụ, thương mại, hình thành quỹ nhà ở đô thị hiện đại về quy hoạch kiến trúc cũng như về CSHT. Diện tích 7ha

46

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 3, Thành phố Đông Hà

14

Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đông Hà

Xử lý chất thải sinh hoạt, nước thi sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn và nước thải. Diện tích 10ha

126,5

100% vốn nhà đầu tư

Phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà

15

Nhà máy xử lý, tái chế rác thải công nghệ cao

1.00 tấn rác sinh hoạt/ngày đêm

690-805

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Hướng Hóa

16

Nhà máy xử lý chất thải rắn CN và nguy hại

Công suất 20.000 tấn CTR công nghiệp và 2.000 tấn CTNH

115

100% vốn nhà đầu tư

Huyện Hải Lăng, Triệu Phong

17

Hệ thống cấp nước sạch liên xã vùng Tây Gio Linh

Nước sinh hoạt cho hơn 5.301

184,00

FDI

Các xã: Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Trung Sơn, Trung Hải huyện Gio Linh

18

Hệ thống cấp nước sạch liên xã vùng Đông Triệu Phong

Nước sinh hoạt cho 11.000

230,00

FDI

Các xã: Triệu Ái, Triệu Long, Triệu Giang, Triệu Hòa, Triệu Đại, Triệu Phước, Triệu An, Triệu Vân, huyện Triệu Phong

19

Hệ thống cấp nước sạch đô thị và công nghiệp, nguồn nước hồ đập Trấm, Nam Thạch Hãn

CS giai đoạn 2021-2025 là 20.000-90.000m3/ngày đêm

200-800 tỉ

Vốn nhà đầu tư

TX Quảng Trị và huyện Triệu Phong, huyện Hải Lăng, TP Đông Hà

20

Cao tốc Cam Lộ -Lao Bảo

55,8km

7.938

PPP

Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hóa

21

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn từ Vạn Ninh (Quảng Bình) đến Cam Lộ (Quảng Trị)

68km

9.564

PPP

Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh

22

Bến xe kết hợp dịch vụ tổng hợp khu vực Cửa Việt

Diện tích 1,15ha

50

Đối tác công tư PPP

Huyện Gio Linh, tnh Quảng Trị

V

DỊCH VỤ - GIÁO DỤC - Y TẾ VÀ DU LỊCH

1

Sân golf

Diện tích 10 - 50ha

115 - 690

100% vốn nhà đầu tư

KKT Đông Nam QT

2

Khu dịch vụ - du lịch Làng Vây

Diện tích 10 - 20 ha

230-460

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

KKT TM ĐB Lao Bảo

3

Cơ sở giáo dục, đào tạo nghề tổng hợp

Đào tạo nghề cho 20.000 lao động

115-460

100% vốn nhà đầu tư

KKT TM ĐB Lao Bảo, KKT Đông Nam

4

Khách sạn, du lịch, dịch vụ, khu nghỉ dưỡng

Tùy theo nhu cầu NĐT

115 - 690

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Khu Dịch vụ Du lịch thuộc KKT Đông Nam Quảng Trị

5

Đầu tư CSHT Đầm sinh thái An Trung

Diện tích 21,5ha

69

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

TT Cửa Việt, huyện Gio Linh

6

Công viên Hồ Trung Chỉ

Diện tích 55ha

128,8

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường Đông Lương, TP Đông Hà

7

Công viên Hồ Khe Mây

Diện tích 65ha

149,5

Đu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 3, TP Đông Hà

8

Khu du lịch sinh thái Hồ Km6

Diện tích 15ha

69

Đu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 4, TP Đông Hà

9

Khu hội chợ triển lãm thành phố

Diện tích 7ha

29,9

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường Đông Thanh, TP Đông Hà

10

Dự án Chợ và Khu ph chợ Phường 5

3ha

246,33

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Phường 5, Tp Đông Hà

11

Khu dịch vụ - du lịch Vĩnh Thái

137 ha:

- Khu dịch vụ ngh dưỡng cao cấp: 55 ha

- Khu dịch vụ tổng hợp du lịch: 18 ha

- Khu dịch vụ du lịch phổ thông: 2 7ha

- Khu đô thị du lịch mới 37ha

3.243,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh

12

CSHT du lịch đảo Cồn Cỏ

50 ha:

- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp biển đảo;

- Dịch vụ du lịch: vận tải khách du lịch bằng đường biển, đường hàng không; thể thao biển, lặn biển;

- Hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước

1.150,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

huyện đảo Cồn Cỏ

13

Khu du lịch sinh thái suối nước nóng Klu

Khu du lịch tổng hợp 7,5ha

230,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Đakrông, huyện Đakrông

14

Khu dịch vụ - du lịch sinh thái biển Mỹ Thy

Xây dựng CSHT kỹ thuật, khu nghỉ dưỡng hiện đại; Khu dịch vụ du lịch cộng đồng khoảng 100ha

1.150,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Hải An, huyện Hải Lăng

15

Công viên Thống Nhất tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến ải

50ha

350,00

100% vốn nhà đầu tư

Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

16

Khu du lịch sinh thái hồ Tân Độ

Đầu tư khu du lịch sinh thái phục vụ tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với núi rừng và các hoạt động văn hóa miền Tây QT. NĐT có thể đề xuất quy mô dự án phù hợp với nhu cầu

460-575

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Huyện Hướng Hóa

17

Khu dịch vụ du lịch Trường Sơn

Đầu tư khu du lịch sinh thái phục vụ tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí gắn với núi rừng và các hoạt động văn hóa tâm linh gắn kết với Nghĩa trang Liệt Sĩ Quốc gia Trường Sơn. NĐT có thể đề xuất quy mô dự án phù hợp nhu cầu. Diện tích 100ha

460-575

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh

18

Khu phức hợp du lịch tại đèo Sa Mù

Đầu tư xây dựng trở thành khu du lịch sinh thái và là điểm đến hấp dẫn điểm đến hấp dẫn trong tour du lịch của Quảng Trị góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và Qte, NĐT có thể đề xuất quy mô dự án phù hợp nhu cầu

460-575

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Hướng Phùng và Hướng Việt, huyện Hướng Hóa

19

Khu du lịch, nghỉ dưỡng ven Đập Tràn, Khe Trái

Khu vui chơi giải trí, ngắm cảnh, dịch vụ du lịch trên sông, khe suối; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Diện tích khoảng 100 ha

92

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị

20

Khu dịch vụ du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt - Vĩnh Mốc

187 ha:

- Khu DV-DL tổng hợp Gio Hải: 20ha

- Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Giang Hải: 42 ha

- Khu DV-DL Cang Gián: 45 ha

- Khu DV-DL tổng hợp Thủy Bạn: 25 ha

- Khu DV-DL Cửa Tùng - Vịnh Mốc: 100 ha

3.910,00

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Gio Hải, huyện Gio Linh; Xã Trung Giang và Gio Hải, huyện Gio Linh; Xã Trung Giang, huyện Gio Linh; Xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh

21

CSHT du lịch đảo Cồn Cỏ

50 ha:

- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp biển đảo;

- Dịch vụ du lịch: vận tải khách du lịch bằng đường biển, đường hàng không; thể thao biển, lặn biển; - Hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước

1.150,00

Đu thầu lựa chọn nhà đầu tư

huyện đảo Cồn Cỏ

22

Khu du lịch sinh thái Rú Lịnh

Khu vui chơi giải trí, ngắm cảnh, dịch vụ du lịch; bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái quy mô 200ha

460,00

Đu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Vinh Hiền, Vĩnh Hoàn, huyện Vĩnh Linh

23

Trường Phổ thông liên cấp hội nhập quốc tế

40 lớp (mỗi cấp học 10 lớp)

200

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

KKT Đông Nam Quảng Trị

24

Khu du lịch thác Tà Puồng, xã Hướng Việt

Khu du lịch sinh thái

120

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa

25

Làng văn hóa du lịch cộng đồng Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng

Du lịch cộng đồng

2

Vốn nhà đầu tư + người dân

Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa

26

Phòng khám đa khoa/bệnh viện tư nhân

50-100 giường bệnh

25

Vốn nhà đầu tư

Thị trấn Ái Tử, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị

27

Trường mầm non tư thục; Trung tâm ngoại ngữ

Quy mô 200-300 hs

35

Vốn nhà đầu tư

Thị trấn Ái Tử, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị

27

Cửa hàng xăng dầu; Siêu thị tổng hợp

Siêu thị hạng III/ CHXD Loại 3, loại 1

60-80

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Thị trấn Ái Tử/xã Triệu Tài/ Khu vực Bồ Bàn, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị

27

Khu nghỉ dưỡng, sinh thái và sân golf

285ha

100

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Triệu An, Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

29

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử

70ha

377

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

30

Khu tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân Golf Cam Lộ

316ha

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Cam Lộ



1 Trong đó: có 02 dự án (Nhà máy sản xuất dụng cụ du lịch Jinquan và Nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh Elites Việt Trung) trong khu KKT với tng vốn đầu tư gần 7,5 triệu USD (165 tỷ đng); 01 dự án (Nhà máy sản xuất và gia công may mc PI VINA Qung Trị) trong cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư 20 triệu USD (440 tỷ đồng); 01 dự án xây dựng nhà máy sản xuất tấm CALCIUM SILICATE có phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD (220 tỷ đồng). 03 dự án trong năm 2021 là Dự án Khu Công nghiệp Quảng Trị với tổng mức đầu tư là 88,26 triệu USD của liên doanh các nhà đầu tư VSIP (Singapore) - Amata (Thái Lan) - Sumitomo (Nhật Bản); Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tnh Quảng Trị - Giai đoạn 1 với tổng vốn 2.317,26 triệu USD của liên doanh các nhà đầu tư Công ty CP tập đoàn T&T (Việt Nam) - Hanwha energy (Hàn Quốc) - Korea Southern Power (Hàn Quốc) - Korea Gas (Hàn Quốc); Dự án Sangshin Central Việt Nam với tổng mức đầu tư là 3,5 triệu USD của SANGSHIN ELECTRONICS CO.LTD. (Hàn Quốc).

2 Các dự án hoàn thành, đưa vào hoạt động phát điện trong năm 2021: Điện gió Hướng Phùng 2 (20MW); Hướng Phùng 3 (29,40MW); Hướng Linh 7 (12,60 MW); Hướng Linh 8 (25,20MW); Gelex 1 (29,40MW); Gelex 2 (29,40MW); Gelex 3 (29,40MW); Phong Huy (48MW); Phong Nguyên (48MW); Liên Lập (48MW); Hướng Tân (46,2MW); Tân Linh (46,2MW); Phong Liệu (48MW); AMACAO Quảng Trị 1 (49,2MW); có 14 dự án đang triển khai thực hiện

3 Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 144-CTHĐ/TU ngày 24/4/2019 và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 19/6/2019 về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 144-CTHĐ/TU của Tnh ủy.

4 Đã hoàn thành hệ thống kè và nạo vét luồng vào cng Cửa Việt đảm bo cho tàu 3.000 tấn cập bến và bến số 3 cng Cửa Việt; đang tiến hành đầu tư m rộng cảng bờ Nam Ca Việt; tích cực kêu gọi đầu tư xây dựng cảng Mỹ Thủy.

5 Xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đo Cồn C giai đoạn 2, Khu neo đậu trú tránh bão Cửa Việt, Khu neo đậu trú tránh bão Ca Tùng; chợ cá, bến cá Cửa Việt...

6 Kho cảng xăng dầu Ca Việt với quy mô Kho xăng dầu dung tích 40.000m3, bến cng chuyên dùng 40.000DTM đã đi vào hoạt động; Kho xăng dầu Hi Hà với quy mô tổng dung tích kho chứa 30.200m3, cầu cảng xuất nhập khẩu xăng dầu 3.000DWT đang xây dựng;

7 Đến nay, đã hình thành và phát triển 02 Khu kinh tế (KKT Đông Nam Qung Trị với diện tích 23973 ha, Khu KT-TM đặc biệt Lao Bo với diện tích 15804 ha) và 3 Khu Công nghiệp (Nam Đông Hà, Quán Ngang và Tây Bắc Hồ Xá) với nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là 2.673,7 tỷ đồng. Trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã cũng đã hình thành được 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích 527,5 ha; trong đó, 15 CCN đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đy 31,8%.

8 Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá của Công ty cổ phần Quang Anh Qung Trị (925 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cu hạ tầng khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú của Công ty cổ phần Trung Khởi (4.533 tỷ đồng); Dự án khu công nghiệp Quảng Trị của Liên danh nhà đầu tư VSIP-Amata-Sumitomo (2.074 t đồng); Dự án Trung tâm điện khí LNG Hi Lăng (53.667 tỷ đồng)...

9 Thay thế Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Qung Trị; Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 về ban hành quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Qung Trị

10 Năm 2021, có 70 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư 72.009,68 t đồng; Trong đó, có 03 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 55.823 tỷ đồng, 67 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 16.186,68 tỷ đồng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 447/QĐ-UBND ngày 16/03/2023 phê duyệt Đề án định hướng thu hút đầu tư vào Quảng Trị giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.016

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.25.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!