BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
2094/QĐ-BKH
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2020
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số
48/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2009-2010;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình quốc gia
về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Trung
tâm Tin học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo
Quyết định này.
Điều 2. Giao
Trung tâm Tin học chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan, tổ chức liên quan
tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực từ ngày ký; Giám đốc Trung tâm Tin học, Chánh Văn phòng
Bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Tài chính;
- Như Điều 3;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Trung tâm Tin học (5 bản);
- Lưu: VT.
|
BỘ
TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
|
KẾ
HOẠCH
TỔNG THỂ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2094/QĐ-BKH ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
MỤC LỤC
PHẦN A. QUAN
ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM
1. Vai trò của
việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Vị trí của
Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT trong Chiến
lược phát triển CNTT chung của cả nước
3. Quan hệ của
ứng dụng CNTT với việc cải cách hành chính
4. Các yếu tố then
chốt đảm bảo thực hiện thành công Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt
động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015
II. MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KH&ĐT GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Mục tiêu
chung
2. Mục tiêu cụ
thể
III. ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
PHẦN B. HIỆN
TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỘ KH&ĐT
I. TỔ CHỨC VÀ
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
1. Tổ chức của
Bộ KH&ĐT theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP
II. HIỆN TRẠNG
ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỘ KH&ĐT
1. Hiện trạng
cơ sở hạ tầng CNTT
2. Văn bản pháp
lý của lãnh đạo Bộ KH&ĐT về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
Bộ KH&ĐT
3. Hiện trạng
ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT
4. Các khó
khăn, tồn tại cần khắc phục
PHẦN C. NỘI
DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I. ỨNG DỤNG CNTT GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA BỘ KH&ĐT
II. ỨNG DỤNG
CNTT ĐỂ PHỤC VỤ TỐT HƠN CÁC DỊCH VỤ CÔNG VỀ THÔNG TIN
III. XÂY DỰNG
NỀN TẢNG e-MPI PHỤC VỤ BỘ KH&ĐT TRONG KHUNG KHỔ CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
IV. PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
V. NỘI DUNG CỤ
THỂ VÀ CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM.
1. Phương pháp
luận xây dựng nội dung của Kế hoạch tổng thể
2. Xây dựng môi
trường thể chế, pháp lý, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT
3. Xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT
4. Ứng dụng
CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ KH&ĐT và các đơn vị
thuộc Bộ KH&ĐT
5. Ứng dụng
CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
6. Phát triển
nguồn nhân lực CNTT
VI. CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Nâng cao
nhận thức
2. Hoàn thiện
môi trường pháp lý và các quy chế hỗ trợ phát triển và ứng dụng CNTT trong Bộ
KH&ĐT
3. Nâng cao
năng lực ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT
5. Huy động và
đảm bảo nguồn vốn thực hiện kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT giai đoạn 2010-2015
6. Tăng cường
hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các giai
đoạn triển khai.
2. Tổ chức thực
hiện
PHẦN D. NGUỒN
VỐN ĐỂ THỰC HIỆN
I. NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
II. HUY ĐỘNG
CÁC NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN TỪNG PHẦN CÁC CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
III. KẾ HOẠCH HUY
ĐỘNG VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
PHẦN E. CÁC
GIẢI PHÁP
I. NÂNG CAO
NHẬN THỨC
II. HOÀN THIỆN MÔI
TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG BỘ
KH&ĐT
III. NÂNG CAO
NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CỦA BỘ KH&ĐT
1. Về Tổ chức
& Nhân lực
2. Thực hiện
quản trị thông tin và dữ liệu như một chiến lược chủ chốt
3. Thiết kế,
phát triển và triển khai các Hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ các quy trình
nghiệp vụ chính của Bộ KH&ĐT
4. Phát triển
hạ tầng kỹ thuật CNTT
IV. HUY ĐỘNG VÀ
ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ỨNG DỤNG CNTT
V. TĂNG CƯỜNG
HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
PHỤ LỤC 1. CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
PHỤ LỤC 2. TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Phần A.
QUAN
ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
I.
QUAN ĐIỂM
1. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (Bộ KH&ĐT) coi công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ hiện đại để
thực hiện công tác quản lý nhà nước về Kế hoạch, Đầu tư phát triển và Thống kê
của Bộ, nhằm tiến tới xây dựng “Bộ Kế hoạch và Đầu tư điện tử” (e-MPI) trong
khuôn khổ Chính phủ điện tử và một xã hội thông tin của Việt Nam, góp phần làm
cho Bộ KH&ĐT hoạt động hiệu quả, hiệu lực, chất lượng và minh bạch hơn; ứng
dụng rộng rãi CNTT tại Bộ KH&ĐT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược trong công
tác quản lý nhà nước về Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, nhằm đảm bảo:
(1) Cung cấp
một hạ tầng CNTT để các cán bộ, công chức trong các lĩnh vực có thể sử dụng dễ
dàng và hiệu quả;
(2) Góp phần nâng
cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Bộ KH&ĐT và hoạt động của các
đơn vị trong Bộ KH&ĐT;
(3) Lưu trữ, mô
tả, lập danh mục tra cứu, tìm kiếm và quản trị nguồn thông tin dữ liệu của Bộ
KH&ĐT theo chuẩn quốc gia và quốc tế;
(4) Tạo một môi
trường hỗ trợ và thúc đẩy phát triển văn hoá hợp tác và làm việc theo nhóm
trong Bộ KH&ĐT;
(5) Cung cấp bộ
công cụ phần mềm thích hợp cho nhu cầu phân tích và dự báo các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phục vụ có hiệu quả vai trò tổng tham mưu về
điều hành, quản lý phát triển kinh tế - xã hội của Bộ KH&ĐT đối với Chính
phủ Việt Nam;
(6) Xây dựng và
triển khai Khung quản lý chất lượng và thông tin của Bộ KH&ĐT, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc và các quy trình nghiệp vụ gắn với
chức năng nhiệm vụ chính của Bộ KH&ĐT, tích hợp, khai thác, quản lý tập
trung các cơ sở dữ liệu, giúp cho công việc lập kế hoạch, theo dõi, phân tích,
dự báo và nâng cao kỹ năng, tư duy giải quyết công việc của các cán bộ của Bộ
KH&ĐT.
2. Vị trí của Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt
động của Bộ KH&ĐT trong Chiến lược phát triển CNTT chung của cả nước
Kế hoạch tổng
thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT nằm trong khuôn khổ triển khai
Chiến lược phát triển CNTT&TT quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 và Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2009-2010 được phê duyệt tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg và Quyết định
số 48/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng; Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
được phê duyệt kèm theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng.
Bộ KH&ĐT có
vai trò quan trọng, giúp Chính phủ tổ chức xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, điều hành kinh tế vĩ mô, kế hoạch đầu tư phát triển và công tác
thống kê của cả nước, do đó Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của
Bộ KH&ĐT sẽ là một trong những hạt nhân quan trọng trong Chương trình quốc
gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
và định hướng đến năm 2020. Việc thực hiện thành công Kế hoạch này sẽ là yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành và quản lý phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ trong giai đoạn mới.
Kế hoạch tổng
thể ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT liên quan mật thiết và đồng bộ với Chương
trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai
đoạn 2011-2015 với các Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của các
Bộ, ngành giai đoạn 2011-2015 với các chương trình, kế hoạch liên quan của Nhà
nước trong từng giai đoạn như: Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước; Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử
(TMĐT) của Chính phủ.
3. Quan hệ của ứng dụng CNTT với việc cải cách hành chính
Ứng dụng CNTT
trong hoạt động của Bộ KH&ĐT phải tiến hành đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với
quá trình cải cách hành chính nhà nước tại Bộ KH&ĐT, đáp ứng các chức năng,
nhiệm vụ mới của Bộ KH&ĐT. Các phương thức quản lý, quy trình làm việc, các
thủ tục hành chính trong Bộ KH&ĐT cần được rà soát, đổi mới, tổ chức lại để
đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch và cho phép ứng dụng CNTT thuận lợi và hiệu quả
hơn.
4. Các yếu tố then chốt đảm bảo thực hiện thành công Kế
hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn
2011-2015
4.1. Vai trò
của lãnh đạo các cấp của Bộ KH&ĐT trong việc ứng dụng CNTT
Quá trình thực
hiện ứng dụng CNTT tại Bộ KH&ĐT cần có sự thống nhất trong nhận thức về vai
trò quan trọng không thể thiếu của việc sử dụng CNTT trong công tác quản lý;
cần có sự tham gia trực tiếp, cam kết đầy đủ và mạnh mẽ; sự cụ thể hoá thành
quy phạm làm việc của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&ĐT.
4.2. Xây dựng
môi trường pháp lý và văn hoá
Cần xây dựng
một môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo cho việc cung cấp, cập nhật và chia
sẻ dữ liệu, đồng thời cần xây dựng một môi trường, nếp sống văn hoá hoà nhập,
hợp tác, hợp nhất, cùng chung và chia sẻ thông tin dữ liệu trong cơ quan Bộ
KH&ĐT.
4.3. Vai trò
của đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Vai trò của đơn
vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT theo quy định tại Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động
của cơ quan nhà nước là rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công Kế
hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT cần đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch
này, cụ thể là cần thực hiện tốt các chức năng chính đã được Bộ trưởng giao,
bao gồm:
(1) Phối hợp,
hướng dẫn các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức
triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong phạm vi của Kế hoạch này;
(2) Tổ chức xây
dựng, phát triển và triển khai các ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT và phối hợp
triển khai trong ngành Kế hoạch, Đầu tư phát triển, Thống kê và các hệ thống
thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý điều hành và quản lý nhà nước của Bộ
KH&ĐT;
(3) Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị trong Bộ KH&ĐT xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành
các quy định về khai thác và sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm tin học,
sử dụng thư điện tử của Bộ KH&ĐT, các chuẩn thông tin phục vụ việc tích hợp
dữ liệu, các hệ thống thông tin trên mạng; cung cấp thông tin lên Cổng thông
tin điện tử, Trang thông tin điều hành nội bộ và các phần mềm ứng dụng dùng chung
khác phục vụ công tác điều hành và giải quyết công việc của Bộ KH&ĐT;
(4) Chủ trì,
phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch về
đào tạo, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức trong Bộ KH&ĐT.
II.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ KH&ĐT GIAI ĐOẠN
2011-2015
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung
phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015
được xác định là kết quả cụ thể đối với Bộ KH&ĐT trong mục tiêu chung phát triển
ứng dụng CNTT của “Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” được phê duyệt
tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể
gồm:
(1) Ứng dụng
rộng rãi CNTT trong các lĩnh vực hoạt động, xây dựng và phát triển Bộ KH&ĐT
thành Bộ KH&ĐT điện tử (e-MPI), nhằm nâng cao hiệu quả các quy trình nghiệp
vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ KH&ĐT trong các lĩnh vực được
giao; giúp việc tổng hợp, tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực phát triển kinh
tế-xã hội được thực hiện trên nền tảng thông tin ngày càng đầy đủ hơn và chất
lượng hơn; đổi mới và hiện đại hóa các quy trình quản lý điều hành của các đơn
vị trong Bộ KH&ĐT;
(2) Trong giai
đoạn 2011-2015 cần tập trung đầu tư các dự án trọng điểm của Bộ KH&ĐT, có tính
chất đột phá và tạo nền tảng cho (a) Phát triển Bộ KH&ĐT thành e-MPI và;
(b) Phát triển các thành phần hỗ trợ giao dịch và thương mại điện tử tại Bộ
KH&ĐT. Trước mắt ưu tiên xây dựng và phát triển Bộ KH&ĐT thành e-MPI.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật CNTT phù hợp với nhu cầu của Bộ KH&ĐT, cho phép hỗ trợ
các nghiệp vụ hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo để có thể thích ứng
với các nhu cầu mới khi Bộ KH&ĐT phát triển và thay đổi về chức năng nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức:
(1) Xây dựng hệ
thống mạng LAN, WAN hiện đại, cho phép hợp tác và chia sẻ thông tin, thúc đẩy
các ứng dụng theo luồng công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đảm
bảo khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Lãnh đạo Bộ KH&ĐT;
(2) 100% cán bộ
công chức Bộ KH&ĐT có máy tính để sử dụng cho công việc hàng ngày;
(3) Xây dựng
Trung tâm dữ liệu tích hợp hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đủ khả năng lưu
trữ, xử lý kho dữ liệu chung của Bộ KH&ĐT và đảm bảo khả năng kiểm soát
quyền truy nhập dữ liệu của từng đơn vị, từng cán bộ, đảm bảo tính an toàn, bảo
mật và tính sẵn sàng cao, khả năng kết nối trao đổi thông tin dữ liệu với các
Sở KH&ĐT và các ban ngành có liên quan;
(4) Xây dựng hạ
tầng mã khóa công khai của Bộ KH&ĐT, đảm bảo ứng dụng cho bảo mật trao đổi
thông tin trên mạng, cho các dịch vụ online, cho các hệ thống phần mềm ứng dụng
dùng chung,… phục vụ việc xây dựng e-MPI;
(5) Xây dựng hệ
thống hội nghị truyền hình hiện đại, đảm bảo các buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ
KH&ĐT với Chính phủ, các Bộ, ban ngành khác và các địa phương, giúp tiết
kiệm chi phí đi lại, thời gian làm việc,…
b) Hoàn thiện
môi trường pháp lý, văn hoá về ứng dụng CNTT, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
triển khai thực hiện e-MPI:
(1) Ban hành
các văn bản quy phạm về ứng dụng CNTT, gồm: Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT
trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm
2020; Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm; quy định sử dụng Hệ thống thông tin Bộ KH&ĐT
bao gồm cả các chính sách bắt buộc, khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng CNTT
(như quy định về sử dụng Hệ thống thư điện tử, quy định về quản lý vận hành và
khai thác sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, …); Khung quản
lý chất lượng và thông tin của Bộ KH&ĐT; Các tiêu chuẩn và quy định cụ thể về
khuôn dạng dữ liệu, giao thức truyền tin... để phục vụ việc trao đổi dữ liệu
theo chuẩn quốc gia và quốc tế);
(2) Xây dựng
môi trường văn hoá hợp tác, hợp nhất, dùng chung và chia sẻ thông tin dữ liệu
trong cơ quan Bộ KH&ĐT.
c) Ứng dụng CNTT
để nâng cao năng lực điều hành, quản lý của Bộ KH&ĐT:
(1) Bảo đảm hệ
thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Lãnh đạo
Bộ KH&ĐT đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT và các Sở
KH&ĐT, Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả
nước; các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ KH&ĐT với các đơn vị trực thuộc từng
bước thực hiện trên môi trường mạng; tất cả các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT đều được
triển khai và ứng dụng Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
(2) Bảo đảm
trên 90% các văn bản của Bộ KH&ĐT và các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT được
lưu chuyển trên mạng, giảm bớt giấy tờ; 100% cán bộ, công chức, viên chức cơ
quan Bộ KH&ĐT và các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT được cấp tài khoản và sử
dụng hệ thống thư điện tử của Bộ KH&ĐT, việc khai thác thông tin trở thành
một thói quen trong công việc hàng ngày;
(3) Đến hết năm
2010, 50% văn bản trao đổi với Chính phủ được thực hiện qua đường thư điện tử,
60% công tác quản lý văn bản và điều hành tại Văn phòng Bộ được thực hiện trên
môi trường mạng, tiến dần đến 100% vào năm 2015;
(4) Nâng cao trình
độ ứng dụng CNTT cho các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT;
(5) Xây dựng
một môi trường thông tin dữ liệu cho phép tất cả các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT
có thể cập nhật, xử lý các dữ liệu thuộc trách nhiệm quy định và truy nhập tới các
dữ liệu cần có một cách dễ dàng và linh hoạt. Xây dựng môi trường quản lý dữ
liệu và dữ liệu đặc tả đảm bảo thông tin dữ liệu được quản lý, tổ chức, có thể
tiếp cận và sử dụng một cách thuận lợi và hiệu quả;
(6) Tăng dần và
khuyến khích sử dụng các hình thức truyền thông cơ bản: thư điện tử, điện
thoại, fax, hội nghị và họp trên môi trường mạng, đưa thông tin lên cổng thông
tin điện tử của Bộ KH&ĐT để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa.
d) Ứng dụng
CNTT để đáp ứng tốt hơn các dịch vụ công về thông tin
(1) Tất cả các cơ
quan, đơn vị trong Bộ KH&ĐT đều có kênh thông tin thuộc lĩnh vực phụ trách
và theo phân công của Lãnh đạo Bộ KH&ĐT trên Cổng thông tin điện tử Bộ
KH&ĐT để phục vụ các tổ chức, công dân có nhu cầu tìm kiếm các thông tin
liên quan một cách nhanh chóng, dễ dàng;
(2) Cung cấp
một số dịch vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực quản lý chủ yếu của Bộ KH&ĐT
trực tuyến trên mạng: thông tin quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội;
thông tin doanh nghiệp; thông tin đầu tư, giám sát kiểm tra và đánh giá đầu tư;
thông tin đấu thầu; thông tin ODA; thông tin đầu tư nước ngoài và các thông tin
chuyên đề khác.
III.
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
1. Ứng dụng
rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động của Bộ KH&ĐT, khai thác có hiệu quả
các kho thông tin của Bộ KH&ĐT, đổi mới phương thức cung cấp thông tin và
dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
2. Ứng dụng
CNTT để đổi mới phương thức quản lý tài nguyên thông tin, từng bước tích hợp
các hệ thống thông tin, tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống thông tin và cơ
sở dữ liệu (CSDL) phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung của Bộ
KH&ĐT và phục vụ người dân và doanh nghiệp.
3. Ứng dụng
CNTT trong cơ quan nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các đơn vị
thuộc Bộ KH&ĐT, giữa các Bộ và các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn quốc,
tạo thói quen làm việc của cán bộ, công chức trên môi trường mạng và hệ thống
thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy.
4. Xây dựng và
phát triển e-MPI đạt mức khá trong hệ thống hành chính nhà nước, như một thành
phần quan trọng của Chính phủ điện tử Việt Nam.
Phần B.
HIỆN
TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỘ KH&ĐT
I. TỔ CHỨC VÀ MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ
Bộ KH&ĐT
với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quyền hạn được quy định trong Nghị
định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ.
1. Tổ chức của Bộ KH&ĐT theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP
Theo Điều 1 và Điều
2 của Nghị định, Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê;
có chức năng,
nhiệm vụ chính như sau: (1) Xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội quốc gia; (2) Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
các vùng, lãnh thổ; (3) Xây dựng các cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và
trong các lĩnh vực cụ thể: đầu tư trong và ngoài nước, khu kinh tế (bao gồm cả
khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu
kinh tế khác); (4) Ban hành các quyết định, thông tư, chỉ thị trong lĩnh vực kế
hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; (5) Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; 6) Quản lý đấu thầu; (7)
thống kê; (8) Thành lập, phát triển Doanh nghiệp và khu vực Kinh tế tập thể,
Hợp tác xã; (9) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
được giao.
Theo Điều 3 của
Nghị định, Bộ KH&ĐT có 32 đơn vị trực thuộc, được phân thành 2 khối: Khối
các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; Khối
các đơn vị sự nghiệp. Hiện nay Bộ KH&ĐT có trên 6.500 cán bộ, công chức,
trong đó hầu hết cán bộ chuyên môn có trình độ đại học trở lên. Điều này tạo
nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT trong các tác nghiệp
chuyên môn.
Bộ KH&ĐT có
quan hệ phối hợp với tất cả các Bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 Sở
KH&ĐT các tỉnh, thành phố, các Ban quản lý các khu kinh tế, các tổ chức
quốc tế và các tổ chức của các nước có đầu tư, hợp tác phát triển tại Việt Nam.
Nhu cầu cung cấp thông tin, các dòng thông tin đến và đi từ Bộ KH&ĐT cần
được tính đến khi xây dựng Khung quản lý chất lượng và thông tin và Kế hoạch
tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT trong từng giai đoạn
nhất định.
Khối các đơn vị
giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước gồm 24 đơn vị,
bao gồm Văn phòng Bộ, Thanh tra, 01 Tổng cục, 04 Cục và 18 Vụ (Chi tiết xin xem
Phụ lục 1).
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỘ KH&ĐT
1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT
1.1. Hạ tầng
mạng
a) Mạng cục bộ
(mạng LAN)
Trong cơ quan Bộ
KH&ĐT (trừ Tổng cục Thống kê có hệ thống mạng riêng). Các trụ sở của Bộ
KH&ĐT tại số 6B Hoàng Diệu, số 65 Văn Miếu và số 68 Phan Đình Phùng được
kết nối trong một mạng LAN với tổng số trên 1.500 nút mạng, phủ hết các đơn vị
tại các trụ sở này và mỗi đơn vị có mạng LAN ảo độc lập (gọi tắt là VLAN).
Cơ quan TCTK
tại Hà Nội đã có mạng LAN với 230 máy trạm đang hoạt động, 62 Cục thống kê địa
phương đã lắp đặt mạng LAN (trừ Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu chưa lắp đặt mạng
LAN). Tại cấp quận huyện, chưa có Phòng thống kê nào có mạng LAN.
Công nghệ mạng
được sử dụng là mạng Fast Ethernet 100 Mbps, tại một số địa điểm có kết nối
quang 1000Mbps.
Hệ điều hành mạng
được sử dụng chủ yếu hiện nay tại Bộ KH&ĐT và TCTK là Microsoft Windows
2000 Server, Windows 2003 Server. Các Cục Thống kê có mạng LAN phần lớn vẫn còn
sử dụng hệ điều hành Windows NT.
Tuy nhiên, các
mạng LAN chưa được khai thác triệt để, việc chia sẻ dữ liệu rất hạn chế và hầu
như chưa có CSDL dùng chung trên mạng. Ít có sự truy nhập dữ liệu qua mạng và
dữ liệu thường nằm chủ yếu trên các máy trạm nhiều hơn là trên máy chủ. Hầu như
chưa có việc lưu trữ dữ liệu đặc tả hoặc các thông tin chỉ dẫn về thông tin.
b) Mạng diện
rộng (mạng WAN)
Kết nối mạng
diện rộng:
Từ trụ sở số 6B
Hoàng Diệu đến các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT không có kết nối LAN thì được kết
nối thông qua hệ thống mạng diện rộng (WAN) dưới hình thức VPN. Việc kết nối
VPN với mục đích chủ yếu là chia sẻ thông tin và truy cập thông tin trên trang
thông tin điều hành nội bộ của Bộ KH&ĐT.
Từ năm 1996 Tổng
cục Thống kê (TCTK) đã đầu tư xây dựng Hệ thống mạng diện rộng ngành Thống kê
(GSOnet); kết nối 63 Cục Thống kê Tỉnh, Thành phố (hiện nay là 62), các đơn vị
thuộc TCTK với Trung tâm tích hợp dữ liệu tại trụ sở TCTK (số 6B Hoàng Diệu, Hà
Nội) tạo môi trường làm việc thông suốt về thông tin thống kê từ cấp huyện, Cục
Thống kế (CTK) các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thống kê các Bộ ngành
Trung ương dựa trên nền tảng mạng viễn thông quốc gia.
Trong hệ thống
của TCTK, các CTK các địa phương kết nối với TCTK bằng đường điện thoại. Cách
kết nối bằng điện thoại này rất chậm và làm đình trệ sự trao đổi thông tin giữa
các CTK với TCTK. Kết quả là thông tin được trao đổi giữa các Phòng Thống kê
(PTK), CTK với TCTK rất hạn chế.
Các đường kết
nối Internet:
Các địa điểm
làm việc của Bộ KH&ĐT được kết nối mạng Internet qua các đường leased line
quốc tế 4Mbps, đường leased line trong nước 40Mbps kết hợp với các đường SHDSL
để hỗ trợ. Chuyên viên thuộc các đơn vị trong Bộ KH&ĐT thường xuyên tra cứu
trên mạng Internet các thông tin kinh tế - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật,
thông tin về cơ chế, chính sách và các tài liệu phục vụ nghiên cứu.
TCTK có một
đường truyền dung lượng 2Mbps. Hiện tại đã có 99% đơn vị kết nối Internet,
trong đó có 78% CTK ở các địa phương có kết nối Internet qua đường truyền tốc
độ cao SHDSL, ADSL. Tuy nhiên tốc độ đường truyền khi truy cập Internet tại các
máy trạm còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của các cán bộ nghiệp vụ.
1.2. Trung tâm
dữ liệu
a) Máy chủ và
hệ thống lưu trữ dữ liệu trên đĩa cứng
Hệ thống lưu
trữ dữ liệu trên đĩa cứng hiện nay của Bộ KH&ĐT chủ yếu sử dụng công nghệ
SAN của EMC và HP cung cấp. Số lượng máy chủ đặt tại Trung tâm Tin học là: 40
máy chủ với tổng dung lượng có thể lưu trữ khoảng 8TGb.
Hệ thống các
đơn vị thuộc TCTK: Tại cơ quan TCTK đã có Trung tâm tích hợp dữ liệu khá mạnh
(do Dự án Sida đầu tư giai đoạn 1996-2000 và Đề án 112 của Chính phủ tiếp tục
đầu tư, thay thế thiết bị giai đoạn 2001-2005). Trong toàn ngành Thống kê, tính
đến tháng 12/2006 có 132 máy chủ.
b) Hệ thống lưu
trữ dữ liệu phòng ngừa và UPS
Hiện tại Trung
tâm Tin học sử dụng băng từ để lưu trữ phòng ngừa dữ liệu theo định kỳ hàng
tháng. Tổng dung lượng dữ liệu cần được lưu trữ phòng ngừa hơn 10TBb. Việc lưu
trữ phòng ngừa chưa được sự quan tâm đúng mức. Cụ thể là chưa áp dụng một chính
sách sao lưu dữ liệu chặt chẽ, chưa sử dụng các phần mềm lưu trữ phòng ngừa dữ
liệu chuyên nghiệp và các thư viện băng từ cho phép lưu trữ phòng ngừa khối
lượng lớn, cũng như chưa thực hiện lưu trữ phòng ngừa ở xa để phòng tránh thảm
hoạ.
Hiện tại các
máy tính thường sử dụng UPS đi kèm với công suất thích hợp, chưa có các hệ
thống UPS công suất lớn tập trung cho Trung tâm dữ liệu.
c) Hệ thống bảo
mật:
Hệ thống mạng
của Bộ KH&ĐT đã được trang bị một số công cụ đảm bảo an ninh, an toàn mạng,
với hệ thống các firewall cứng, firewall mềm và hệ thống phát hiện chống xâm
nhập. Cụ thể:
(1) Hệ thống
firewall cứng gồm 01 Netscreen, 02 PIX 525, 01 Sonicwall Pro 300, 01 Checkpoint
Nokia;
(2) Hệ thống
firewall mềm có ISA, IP Table;
(3) Hệ thống
phát hiện chống xâm nhập có 1 IPS, 1 IDP, Snort.
Hệ thống bảo
mật có thiết kế và tổ chức chặt chẽ, tuy nhiên do các thiết bị bảo mật được mua
từ nhiều nguồn vào nhiều thời điểm khác nhau nên không đồng bộ về công nghệ và
không đảm bảo tính sẵn sàng cao.
c) Hệ thống làm
mát:
Sử dụng phương
pháp làm mát thông thường với 03 điều hòa đứng có công xuất 42.000 BTU
d) Hệ thống cáp
trong Trung tâm dữ liệu
Do trung tâm dữ
liệu được xây dựng, bổ sung chắp vá theo Đề án 112 từ năm 2002 đến nay, hệ
thống cáp đã lạc hậu, được thiết kế với công nghệ lạc hậu, không khoa học, mỹ
quan, rất khó khăn trong việc quản lý vận hành.
Tóm lại, Trung
tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT cần được thiết kế nâng cấp một cách bài bản, hiện
đại theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng được các nhu cầu xử lý thông tin trong 5
năm tới.
e) Một số ứng
dụng
Hệ thống thư
tín điện tử:
Toàn bộ cán bộ
của Bộ KH&ĐT hiện có thể vào mạng, nhận và gửi thư điện tử. Hệ thống thư
điện tử được đa số chuyên viên sử dụng hàng ngày để trao đổi công việc, thông
báo, gửi lịch công tác, giao việc, gửi các tệp văn bản.
Cổng thông tin
điện tử Bộ KH&ĐT:
Bộ KH&ĐT đã
xây dựng Cổng thông tin điện tử và đưa vào hoạt động tại địa chỉ
http://www.mpi.gov.vn/ với 2 ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh ; được cập nhật khá
đầy đủ thông tin giới thiệu về Bộ KH&ĐT (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT và các đơn vị trực thuộc), hệ thống văn bản do Bộ
KH&ĐT ban hành hoặc liên quan, thông tin về chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng năm,
hàng tháng, thông tin về đầu tư nước ngoài, phát triển, mục lấy ý kiến đóng
góp...
Trang Website của
TCTK tại địa chỉ http://www.gso.gov.vn/ với 2 ngôn ngữ: Tiếng Viết và tiếng Anh
; cung cấp khá đầy đủ thông tin về TCTK (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức),
hệ thống văn bản do TCTK ban hành hoặc liên quan, số liệu thống kê về các lĩnh
vực khác nhau, các CSDL thông tin thống kê hàng tháng,...
Ngoài ra, có nhiều
Websites của các đơn vị đã xây dựng và tích hợp vào Cổng thông tin điện tử Bộ
KH&ĐT, nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin thuộc nhiều lĩnh vực thuộc trách
nhiệm của Bộ KH&ĐT.
1.3. Máy trạm
và thiết bị ngoại vi
Cơ quan Bộ
KH&ĐT được trang bị máy tính khá đầy đủ, hầu hết cán bộ đều có máy trạm làm
việc. Tuy nhiên, nhiều máy đã cũ, cấu hình lạc hậu, tổng cộng hiện có khoảng
trên 1050 máy tính và 450 máy in, trong đó 60% là có thể tiếp tục sử dụng được
trong 3 năm tới.
Trong toàn
ngành Thống kê, tính đến tháng 12/2006 có gần 3.700 máy trạm, trong đó có 1.254
máy tính (chiếm 34%) với chíp Pentium II, Pentium III, có cấu hình lạc hậu cần
được thay thế. Tính bình quân tại TCTK mỗi cán bộ công chức làm thống kê có 1
máy tính, tại các CTK bình quân 02 cán bộ thống kê có 01 máy tính. Hầu hết các
PTK cấp huyện mỗi phòng có ít nhất 01 máy tính và 01 máy in.
1.4. Hiện trạng
CSDL chuyên ngành của Bộ KH&ĐT
a) Thông tin và
dữ liệu
Nhu cầu thông
tin dữ liệu của Bộ KH&ĐT:
Khối lượng thông
tin và dữ liệu phục vụ cho Bộ KH&ĐT rất lớn, đến từ nhiều nguồn khác nhau
và rất đa dạng. Theo Báo cáo Kết quả hoạt động Đánh giá Nhu cầu thông tin dữ
liệu của Bộ KH&ĐT, tháng 9/2006 [5] của Hợp phần 5, Dự án ETV2, có tới hơn 200.000
nguồn cung cấp thông tin cho Bộ KH&ĐT. Các nguồn này có thể được chia ra
thành 22 nhóm pháp nhân cung cấp thông tin và các nhóm nguồn cung cấp thông tin
và dữ chủ yếu là:
(1) Các Bộ,
ngành liên quan;
(2) Các chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, các Khu kinh tế;
(3) Ủy ban nhân
dân 63 Tỉnh/Thành phố thông qua các Sở KH&ĐT;
(4) Các Tổng
công ty;
(5) Các cơ
quan, ban ngành, tổ chức, các viện khoa học có liên quan.
Các dữ liệu và
thông tin đầu vào có 97 mục, có thể nhóm thành 17 nhóm khác nhau. Trong các dữ
liệu và thông tin đầu vào, thì nhóm các thông tin được sử dụng nhiều nhất bao
gồm:
(1) Thống kê
chỉ tiêu các loại;
(2) Các báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch;
(3) Các văn bản
pháp qui, hồ sơ, công văn, giấy tờ;
(4) Các kế
hoạch, qui hoạch, chiến lược;
(5) Các kết quả
nghiên cứu, dự báo;
(6) Thông tin
về đầu tư nước ngoài;
(7) Thông tin
về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
(8) Các thông
tin về giám sát đầu tư;
(9) Các thông
tin về doanh nghiệp;
(10) Các thông
tin và báo cáo khác.
Có 53 thông tin
đầu vào cần bổ sung nằm trong 11 nhóm và 94 thông tin đầu ra nằm trong 15 nhóm
thông tin đã được phân loại.
Phân loại thông
tin dữ liệu:
Nhiều thông tin
tới Bộ KH&ĐT dưới dạng văn bản, cả thông tin dạng lời văn hoặc số liệu
trong các bảng biểu, nhưng thường không được cập nhật theo mốc thời gian quy
định, thông tin thường là chậm so với yêu cầu tổng hợp, báo cáo, và các khái
niệm, tiêu chí, số liệu thường không nhất quán giữa các nguồn (hoặc giữa các dữ
liệu khác nhau của cùng một nguồn), và chất lượng cũng như tính ổn định đôi khi
thấp.
Trong tài liệu
[6] về Khung Quản lý Chất lượng và Thông tin (QIMF), Hợp phần 5, Dự án ETV2 đã
đưa ra 3 khái niệm:
(1) Dữ liệu là
các thông tin số có cấu trúc, hoặc thông tin được mã hoá, điển hình là các bộ
dữ liệu hoặc chuỗi dữ liệu (data series), bao gồm các bảng số hoặc mã, hoặc
thường được tổng kết dưới dạng sơ đồ bảng biểu.
(2) Thông tin
bao gồm dữ liệu theo nghĩa trên (cùng với các dữ liệu đặc tả kèm theo) và các
dữ liệu khác mà không có cấu trúc theo nghĩa này, điển hình là dạng văn bản như
thư từ, báo cáo, luật, và cũng bao gồm các bản vẽ, tranh, hình ảnh, v.v.
(3) Dữ liệu đặc
tả được định nghĩa chung trong tiêu chuẩn ISO/ICE 11179 là dữ liệu để định
nghĩa và mô tả dữ liệu. Chính xác hơn trong bối cảnh của Bộ KH&ĐT, dữ liệu
đặc tả được hiểu là thông tin cần thiết cho việc tạo lập, xử lý, và sử dụng dữ
liệu có hiệu suất và hiệu quả. Do vậy, dữ liệu đặc tả điển hình gồm định nghĩa
về các mục dữ liệu tạo nên dữ liệu, mô tả các quá trình theo đó dữ liệu được
thu thập, các thước đo chất lượng của dữ liệu, các thông số đòi hỏi cho việc
lưu trữ, tiếp cận, và phổ biến.
b) Các CSDL
hiện có
Các CSDL được
sử dụng trong các nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT:
(1) CSDL về các
dự án hỗ trợ phát triển chính thức ODA do Vụ Kinh tế Đối ngoại sử dụng.
(2) CSDL thông
tin nhà thầu do nhà thầu đăng ký và Cơ sở dữ liệu thông tin về thực hiện đấu
thầu thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&ĐT. Hai CSDL này gắn với trang web vế
quản lý đấu thầu.
(3) CSDL về
thông tin các dự án FDI ở Cục Đầu tư nước ngoài là hệ thống Foxpro cũ nhập dữ
liệu bằng tay từ các báo cáo giấy, và rất tốn thời gian và công sức, và thường
không được cập nhật đầy đủ, kịp thời.
(4) CSDL về các
dự án đầu tư trong và ngoài nước ở Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư được xây
dựng trên môi trường Microsoft Access và chạy trên các máy tính cá nhân và vì
vậy không thể truy cập qua mạng.
(5) Một hệ
thống CSDL khác do Cục Phát triển Doanh nghiệp quản lý, đã được xây dựng để hỗ
trợ việc đăng ký kinh doanh và sử dụng thí điểm ở các tính thành phố. Tuy vậy,
các tỉnh lại có cách tiếp cận khác, do vậy CSDL này không được sử dụng rộng
rãi, và các thay đổi về luật pháp làm cho nó không còn đáp ứng yêu cầu công
việc.
(6) Trung tâm
Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia có một CSDL phục vụ phân tích và dự báo trên
MS SQL Server.
Ngoài ra còn có
CSDL các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KH&ĐT ban hành được xây dựng trên
MS SQL Server.
Các CSDL do
TCTK tổ chức xây dựng:
(1) CSDL
Metadata lưu trữ thông tin về: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, danh mục các
cuộc điều tra thống kê; các bảng phân loại thống kê sau khi được Chính phủ phê duyệt,
do Trung tâm Tin học thống kê phối hợp với Vụ Phương pháp Chế độ Thống kê xây dựng.
(2) Hệ CSDL
quốc gia về Thống kê kinh tế - xã hội: do Vụ Thống kê Tổng hợp phối hợp với
Trung tâm Tin học thống kê xây dựng. Hệ CSDL này bao gồm nhiều CSDL: Bảng phân
ngành KTQD, Danh mục hành chính, Dân số và lao động, Đất đai, Khí hậu, Tài khoản
quốc gia, Ngân sách nhà nước, số liệu thống kê về các lĩnh vực kinh tế, thống
kê nước ngoài, CSDL thông tin thống kê hàng tháng.
(3) CSDL Danh mục
doanh nghiệp do Vụ Phương pháp Chế độ Thống kê xây dựng.
Môi trường và công
cụ phát triển: Hầu hết các phần mềm ứng dụng của Ngành Thống kê được xây dựng
trên các hệ quản trị CSDL và công cụ phát triển phần mềm của Microsoft: MS SQL
Server, MS SQL Access, MS Visual Studio.6; MS Visual Studio. Net.
c) Truy cập,
khai thác các CSDL
Tại cơ quan Bộ
KH&ĐT, việc truy cập dữ liệu qua mạng chưa phổ biến vì hầu như chưa có các
CSDL dùng chung. Dữ liệu lưu trong máy tính chủ yếu trên các máy cá nhân. Không
có lưu trữ dữ liệu đặc tả cũng như lập danh mục thông tin. Khi thu thập dữ liệu
từ nơi khác, thường là được cung cấp dựa trên cơ sở một - một thông qua mối
quan hệ cá nhân, và dữ liệu thu được có thể khác so với bản chính thức.
Trong hệ thống
các đơn vị của ngành Thống kê, do nhu cầu của nghiệp vụ thống kê, việc cập nhật
và truy cập dữ liệu qua mạng được thực hiện tốt hơn so với cơ quan Bộ KH&ĐT
trước đây: (1) Một số phần mềm và CSDL đã được cài đặt và khai thác trên mạng
LAN: Phần mềm theo dõi báo cáo và chấm điểm thi đua, Phần mềm quản lý hồ sơ cán
bộ công chức ngành Thống kê, CSDL doanh nghiệp, CSDL danh mục hành chính; (2)
Hệ thống truyền thông tin từ các Cục Thống kê về Tổng cục qua mạng Intranet
trước đây và Internet hiện nay đã trở nên thông dụng, cần thiết và không thể
thiếu đối với cán bộ ở TCTK và các CTK; (3) Tuy nhiên, còn nhiều phần mềm và
CSDL vẫn mới được cài đặt và sử dụng trong môi trường máy tính PC riêng lẻ,
chưa có sự truy cập, khai thác dữ liệu qua mạng.
2. Văn bản pháp lý của lãnh đạo Bộ KH&ĐT về việc ứng
dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Bộ KH&ĐT
Cho đến nay, Bộ
KH&ĐT (theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP) đã ban hành được một số văn bản
pháp lý về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Bộ KH&ĐT:
(1) Quyết định số
1338/QĐ-BKH ngày 14/9/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về việc ban hành Quy chế
quản lý vận hành và sử dụng Hệ thống thư điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(2) Quyết định
số 910/QĐ-BKH ngày 03/7/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về việc ban hành Quy
chế hoạt động Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(3) Quyết định số
596/QĐ-BKH ngày 08/06/2007 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về việc ban hành Quy định
tiêu chuẩn, định mức, quy cách trang thiết bị và phương tiện làm việc thực hiện
tại Bộ KH&ĐT (trong đó có quy định về thiết bị về CNTT như máy tính để bàn,
máy tính xách tay, máy in, lưu điện, điện thoại).
Tổng cục Thống
kê đã ban hành một số quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành Thống
kê:
(1) Quyết định
số 964/2005/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng TCTK về việc ban hành Quy chế bảo đảm
an toàn, an ninh mạng máy tính trong cung cấp dịch vụ, thông tin và sử dụng
Internet thuộc Tổng cục Thống kê.
(2) Quyết định
số 1059/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng TCTK về việc ban hành Quy chế áp dụng Bộ mã
TCVN 6909:2001 trong ngành Thống kê.
3. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ
KH&ĐT
3.1. Ứng dụng
CNTT phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành
a) Tại cơ quan
Bộ KH&ĐT
Các phần mềm
ứng dụng phục vụ quản lý hành chính, chỉ đạo, điều hành đã và đang được Trung
tâm Tin học xây dựng và đang triển khai nâng cấp và phát triển phù hợp với chức
năng nhiệm vụ mới của Bộ KH&ĐT (một số phần mềm tiếp nhận từ Dự án 112,
hiện đang được tiếp tục phát triển):
(1) Phần mềm
Quản lý cán bộ
(2) Phần mềm
Tính và Quản lý tiền lương
(3) Hệ thống
quản lý Văn bản pháp quy, pháp luật về kinh tế - xã hội trên Lotus Notes
(4) Phần mềm Kế
toán
(5) Hệ thống
Quản lý văn bản và hồ sơ công việc
(6) Hệ thống phục
vụ công tác điều hành chung của Bộ KH&ĐT: Trang Thông tin điều hành nội bộ
(7) Phần mềm
Quản lý Thi đua - Khen thưởng
(8) Phần mềm Hệ
thống thông tin báo cáo.
b) Tại các đơn
vị của ngành Thống kê
Hiện tại đã xây
dựng và đưa vào sử dụng các phần mềm sau:
(1) Trang thông
tin điện tử phục vụ điều hành.
(2) Phần mềm
phục vụ giao ban hàng tháng ở Tổng cục.
(3) Phần mềm
theo dõi thực hiện chế độ báo cáo của các Cục Thống kê (phục vụ tiếp nhận các
báo cáo điện tử và chấm thi đua).
(4) Phần mềm
Đăng ký phòng họp, đăng ký sử dụng xe ô tô.
(5) Phần mềm
Quản lý công văn đi - đến và hồ sơ công việc
(6) Phần mềm
Quản lý cán bộ công chức toàn ngành
(7) Phần mềm Kế
toán,
(8) Phần mềm
Quản lý công sản
3.2. Ứng dụng
CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ
a) Tại một số
đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT:
(1) Cục Đầu tư
nước ngoài: Phần mềm Quản lý số liệu các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài:
triển khai từ 1990, viết trên môi trường FoxPro LAN, đã nhập các số liệu từ
1988;
(2) Trung tâm
Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia: Phần mềm quản trị các CSDL phục vụ phân
tích và dự báo kinh tế vĩ mô;
(3) Cục Phát
triển doanh nghiệp: Phần mềm Quản lý đăng ký kinh doanh.
Nhìn chung,
việc phát triển các phần mềm ứng dụng được thực hiện bởi các nhà thầu bên ngoài,
có một số phần mềm đang được phát triển nhưng thường không tích hợp được với
nhau vì mỗi phần mềm được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu đặc thù của một
bộ phận hoặc một đơn vị chứ không tính tới các mục tiêu chung của Bộ KH&ĐT,
được cấp kinh phí từ nhiều nhà tài trợ khác nhau, không chia sẻ chung các mục
tiêu. Để giải quyết tình trạng này cần phải có các hướng dẫn phát triển các
phần mềm ứng dụng dùng chung cho Bộ KH&ĐT.
b) Tại một số
đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê:
(1) Phần mềm Xử
lý và tính các chỉ tiêu về Thương mại, Giá cả;
(2) Phần mềm Xử
lý kết quả các cuộc Tổng điều tra và Điều tra thống kê.
(3) Phần mềm
VietInfor 4.0 được Việt hoá năm 2005 từ phần mềm DevInfo với sự hỗ trợ kỹ thuật
của chuyên gia thuộc tổ chức Liên Hợp Quốc, TCTK và UNICEF Việt Nam; là công cụ
hữu ích trong quản lý số liệu và thông tin kinh tế vĩ mô cũng như chuyên ngành
ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã; bao gồm cả phần mềm được sử dụng để thống
kê về các hộ gia đình, các chỉ tiêu về mức sống, quản lý số liệu về các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước.
Các bộ phận
nghiệp vụ đều ứng dụng CNTT trong việc xử lý số liệu thống kê. Báo cáo, trao
đổi giữa CTK và TCTK được thực hiện thông qua website và hệ thống thư điện tử.
3.3. Hiện trạng
ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Trong các đơn vị
trực thuộc Bộ KH&ĐT, hiện tại chỉ có Cục Phát triển doanh nghiệp đã xây dựng
và triển khai một phần mềm quản lý đăng ký kinh doanh, hướng tới xây dựng, quản
lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; cung cấp thông tin
về doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước theo định kỳ và cung cấp thông tin cần
thiết cho các doanh nghiệp.
3.4. Hiện trạng
nguồn nhân lực CNTT của Bộ KH&ĐT
3.4.1. Các đơn
vị chuyên trách về ứng dụng CNTT
a) Trung tâm
Tin học trực thuộc Bộ KH&ĐT:
Theo Quyết định
số 522/QĐ-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Trung tâm Tin học có
chức năng giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất các hoạt động ứng dụng CNTT trong
Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT; tổ chức nghiên cứu phát triển và triển khai
các ứng dụng CNTT phục vụ các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của
Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT; Trung tâm Tin học có 01 Văn phòng và 04 Phòng
chuyên môn, gồm: Phòng Quản lý chất lượng thông tin và dữ liệu; Phòng Quản lý
và vận hành mạng; Phòng Công nghệ phần mềm; Phòng Nội dung thông tin.
Hiện nay Trung
tâm Tin học có 30 cán bộ, nhân viên, trong đó: 19 người có bằng đại học về toán
tin hoặc CNTT được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau; 02 người có bằng cao đẳng
về CNTT; 09 người có bằng đại học hoặc cao đẳng từ các lĩnh vực khác.
b) Tại các đơn
vị chuyên trách về CNTT của ngành Thống kê:
Theo Quyết định
số 640/QĐ-TCTK ngày 15/9/2004 của Tổng cục trưởng TCTK: Vụ Phương pháp chế độ
thống kê và Công nghệ thông tin có chức năng quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện thống nhất công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong phạm vi toàn ngành
Thống kê.
Ngoài ra, TCTK
có 3 Trung tâm Tin học thống kê có chức năng giúp TCTK nghiên cứu, lựa chọn công
nghệ; xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống mạng máy tính; phát triển
các phần mềm ứng dụng; xử lý thông tin; đào tạo nhân lực về CNTT&TT cho
ngành Thống kê.
Trung tâm Tin
học thống kê (CSIT): Là đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành,
phục vụ các đơn vị trực thuộc TCTK và ngành Thống kê tại các tỉnh, thành phố
miền Bắc (28 tỉnh);
Trung tâm Tin
học thống kê khu vực II (COSIS – HCMC): Là đầu mối phối hợp với Trung tâm Tin
học thống kê, phục vụ các đơn vị của ngành Thống kê tại các tỉnh, thành phố
miền Nam (20 tỉnh);
Trung tâm Tin
học thống kê khu vực III (COSIS – Đà Nẵng): Là đầu mối phối hợp với Trung tâm
Tin học thống kê, phục vụ các đơn vị của ngành Thống kê tại các tỉnh, thành phố
miền Trung (16 tỉnh);
TCTK có tổng cộng
128 cán bộ chuyên trách về CNTT, trong đó có 93 người có bằng đại học hoặc cao
đẳng về CNTT trở lên.
3.4.2. Nhân lực
CNTT tại các đơn vị khác
Hầu hết các đơn
vị trong Bộ KH&ĐT không có cán bộ chuyên trách về CNTT. Hiện nay có 26 cán
bộ được đào tạo về CNTT hoặc có kỹ năng cơ bản về CNTT làm việc tại 07 đơn vị
trực thuộc Bộ KH&ĐT, cụ thể: 05 cán bộ tại Trung tâm Thông tin Kinh tế - Xã
hội và Dự báo quốc gia; 05 cán bộ tại Cục Phát triển doanh nghiệp; 01 cán bộ
tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; 01 cán bộ tại Viện Chiến lược
phát triển; 03 cán bộ tại Học viện chính sách phát triển; 09 cán bộ tại Cục
Quản lý đấu thầu; 01 cán bộ tại Thanh tra Bộ; 01 cán bộ tại Vụ Khoa học, Giáo
dục, Tài nguyên và Môi trường.
Đặc điểm chung:
Đa số cán bộ chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT mới được đào tạo cơ bản và
có kinh nghiệm về CNTT, nhưng còn thiếu hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn của
ngành KH&ĐT. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác nghiệp vụ ở các
đơn vị còn rất hạn chế.
Tổng số cán bộ
chuyên trách về CNTT tại các CTK là 78 người. Tất cả các CTK đều có từ 01 đến
02 cán bộ chuyên trách về CNTT. Một số CTK có cán bộ lãnh đạo Cục trực tiếp phụ
trách về CNTT. Một số cán bộ có khả năng quản trị hệ thống, mạng máy tính, xử
lý các thiết bị máy tính và lập trình.
4. Các khó khăn, tồn tại cần khắc phục
Nhìn chung,
việc ứng dụng CNTT tại Bộ KH&ĐT trong các năm qua mới đáp ứng được một số
nhu cầu về quản lý điều hành và tổng hợp thông tin báo cáo ban đầu, mới ở giai
đoạn sơ khai, có tính chất vụ việc, chưa có tính hệ thống, chưa đáp ứng được
các yêu cầu nghiệp vụ cần thiết của Bộ KH&ĐT, chưa hình thành một chiến
lược tổng thể và ổn định lâu dài.
4.1. Khó khăn,
tồn tại
Có một loạt các
vấn đề tồn tại trong ứng dụng CNTT tại Bộ KH&ĐT:
(1) Quản trị
thông tin dữ liệu hiện đang là vấn đề tồn tại lớn nhất, thể hiện rõ nhất. Hiện
tại thông tin và dữ liệu được quản lý yếu kém:
- Không có kho
dữ liệu chung cho cả Bộ KH&ĐT và không có sự chia sẻ dữ liệu. Có một số hệ
thống nội bộ được xây dựng nhưng hiệu quả sử dụng thấp, ngay tại nơi sở hữu, hệ
thống không có giá trị như những tài nguyên chung.
- Hầu như không
có dữ liệu đặc tả;
- Tính kịp thời
và độ chính xác của dữ liệu chưa đảm bảo: Ngoại trừ hệ thống các đơn vị thuộc
TCTK đã có sự thu thập và tổng hợp dữ liệu thống kê từ các địa phương lên Trung
ương tương đối chính xác và kịp thời, còn lại công tác thống kê, cập nhật số
liệu trong Bộ KH&ĐT chưa đáp ứng nhu cầu trong nội bộ và của Lãnh đạo Bộ
KH&ĐT, do chưa có hệ thống thông tin tổng hợp báo cáo số liệu của các địa
phương lên Bộ KH&ĐT. Việc lập các báo cáo hàng tháng không có thông tin tin
cậy, kịp thời. Khi cần báo cáo chỉ có khoảng 30-40% thông tin để báo cáo. Chưa
phục vụ được thông tin tức thời cho Bộ trưởng khi cần báo cáo gấp cho Chính
phủ, Quốc hội. Không có khả năng truy cập, tra cứu tìm kiếm dữ liệu từ xa.
(2) Thiếu nhân
lực có trình độ thực sự để phục vụ việc ứng dụng CNTT;
(3) Cơ sở vật
chất kỹ thuật hạ tầng CNTT còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
4.2. Nguyên
nhân
Các vấn đề tồn
tại có tính chất nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên là:
a) Vấn đề về
nhận thức và văn hoá về ứng dụng CNTT:
(1) Vai trò
quan trọng của việc ứng dụng CNTT chưa được nhận thức đầy đủ trong đội ngũ cán
bộ của Bộ KH&ĐT. Riêng các đơn vị thuộc TCTK do nhu cầu bức bách cần xử lý
một số lượng lớn số liệu thống kê đã nhận thức được vai trò và tác dụng của
việc ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, nhiều cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&ĐT và lãnh đạo Bộ KH&ĐT còn chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng
của việc ứng dụng CNTT.
(2) Văn hoá hợp
tác trong hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT là văn hoá của các nhóm liên
kết lỏng, hoạt động tương đối độc lập theo từng lĩnh vực chuyên môn được giao,
và có ít động cơ hợp tác và chia sẻ thông tin dữ liệu. Vấn đề xây dựng văn hoá
hợp tác trong công việc, chia sẻ sử dụng chung dữ liệu được đặt ra đối với tất
cả các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT (theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP).
b) Vấn đề về tổ
chức và nhân lực:
Đơn vị chuyên trách
về CNTT của Bộ KH&ĐT được tổ chức thiếu thống nhất và chưa đủ mạnh:
(1) Bộ
KH&ĐT chưa có chức danh và người đảm nhiệm chức danh “Giám đốc Công nghệ Thông
tin”, chịu trách nhiệm tổng thể về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
KH&ĐT;
(2) Trong hệ
thống ngành Thống kê có tới 04 đơn vị có chức năng về phát triển, ứng dụng
CNTT: Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin chuyên về quản lý
nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT trong ngành Thống kê; 03 Trung tâm Tin
học thống kê chuyên về nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng CNTT cho 3
vùng (Bắc, Trung và Nam). Điều này gây khó khăn trong việc quản lý thống nhất việc
phát triển và triển khai ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT.
(3) Tại các đơn
vị trong Bộ KH&ĐT chưa có đủ cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT. Đặc biệt
là các đơn vị thuộc cấp tỉnh và cấp huyện trong hệ thống các đơn vị của ngành
Thống kê.
c) Vấn đề về
Quy trình nghiệp vụ:
(1) Chưa có sự
hướng dẫn và quản lý thống nhất việc nghiên cứu phát triển và triển khai việc
ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT;
(2) Chưa thực
hiện quản lý chất lượng và dữ liệu bài bản theo một khung thống nhất được phê
duyệt. Thiếu các tiêu chuẩn và các quy định cụ thể về khuôn dạng dữ liệu, các
tiêu chuẩn về dữ liệu, quy chế bắt buộc về trao đổi dữ liệu;
(3) Chưa chuẩn
hoá được quy trình tổng hợp thông tin từ các địa phương;
(4) Chưa tạo
lập được chuẩn về công nghệ để đặt nền móng cho việc nghiên cứu phát triển và triển
khai ứng dụng CNTT trong toàn hệ thống, từ cấp Trung ương tới các cấp cơ sở.
d) Vấn đề về
phát triển phần mềm ứng dụng:
(1) Các phần
mềm ứng dụng còn quá ít, mới đáp ứng được một số yêu cầu cục bộ của một số đơn
vị, chưa tích hợp được với nhau;
(2) Hệ thống các
phần mềm ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT chưa được chú
trọng và đầu tư đúng mức;
(3) Việc phát
triển các phần mềm ứng dụng được thực hiện quá phân tán, do nhiều đơn vị trong
và ngoài ngành thực hiện (riêng trong ngành Thống kê có 03 Trung tâm Tin học,
ngoài ra có tới 42% CTK có khả năng tự phát triển phần mềm), chưa được thiết kế
và xây dựng một cách có hệ thống, chưa được xây dựng và triển khai theo quy
trình đảm bảo chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 , chưa ban hành được tài liệu
Hướng dẫn phát triển các phần mềm ứng dụng cho Bộ KH&ĐT.
e) Vấn đề về hạ
tầng CNTT:
Hạ tầng CNTT
chưa đáp ứng được các yêu cầu xử lý thông tin dữ liệu trong hiện tại cũng như
tương lai gần:
(1) Chưa có hệ thống
mạng LAN, WAN hiện đại thông suốt với tính sẵn sàng cao trong toàn bộ các đơn
vị thuộc Bộ KH&ĐT cũng như ngành KH&ĐT;
(2) Trung tâm
dữ liệu của Bộ KH&ĐT cần được phát triển hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, để
có khả năng quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin của toàn hệ thống, có tính sẵn
sàng và đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu cao;
(3) Chưa có hệ
thống hạ tầng mã khóa công khai; kết nối mạng WAN và mạng Internet chưa đảm bảo
tính sẵn sàng cao cho nhu cầu trao đổi dữ liệu với các cơ quan ngoài và cho
việc cung cấp các dịch vụ công.
(4) Hệ thống cơ
sở vật chất CNTT của các đơn vị ở các địa phương trong ngành KH&ĐT (gồm các
Sở KH&ĐT và các CTK) còn thiếu nhiều về số lượng và yếu về chất lượng
(nhiều máy tính đã quá cũ, cấu hình thấp, hay hỏng hóc; đường truyền có dung lượng
thấp,...).
Phần C.
NỘI
DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I. ỨNG DỤNG CNTT GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, ĐIỀU
HÀNH CỦA BỘ KH&ĐT:
1. Thực hiện
cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ; áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2000 .
2. Tiếp tục xây
dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống thông tin phục vụ
chỉ đạo, điều hành và quản lý của lãnh đạo Bộ KH&ĐT, bao gồm các nội dung
chủ yếu sau:
(1) Hệ thống
thư điện tử;
(2) Hệ thống
trang thông tin điều hành nội bộ;
(3) Hệ thống
quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
(4) Hệ thống
quản lý thông tin đầu tư nước ngoài;
(5) CSDL cán bộ
công chức, viên chức Bộ KH&ĐT;
(6) CSDL thi
đua - khen thưởng của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT;
(7) Thực hiện
số hóa nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm
quan trọng; tăng cường sử dụng văn bản điện tử và một số phần mềm ứng dụng dùng
chung phục vụ công tác chuyên môn khác;
3. Đảm bảo có
thể thực hiện từ xa đối với các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với
các Bộ, ngành và các cuộc họp của Bộ KH&ĐT với các đơn vị trực thuộc Bộ
KH&ĐT;
4. Phát triển
và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức trong cơ quan; thông
tin công khai về tuyển dụng, chế độ lương, hưu, bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật;
5. Tiếp tục xây
dựng và triển khai việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với
đặc thù của từng đơn vị.
II. ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ PHỤC VỤ TỐT HƠN CÁC DỊCH VỤ CÔNG VỀ
THÔNG TIN
1. Nâng cấp, hoàn
thiện Cổng thông tin điện tử Bộ KH&ĐT để cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Điều 28 của Luật Công nghệ
thông tin, cung cấp các biểu mẫu điện tử qua Cổng thông tin điện tử Bộ
KH&ĐT.
2. Triển khai
cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Trong giai đoạn 2011-2015, ưu tiên
triển khai các nhóm dịch vụ cấp độ 3 sau đây:
(1) Cấp giấy
phép đầu tư ra nước ngoài;
(2) Các thủ tục
liên quan đến việc đăng ký, thông báo mời thầu và kết quả đấu thầu;
(3) Giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
(4) Cấp giấy
phép hoặc dịch vụ đặc thù (nếu có theo quy định).
3. Hình thành
kênh tiếp nhận ý kiến đóng góp trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến,
chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi trách
nhiệm của Bộ KH&ĐT.
III. XÂY DỰNG NỀN TẢNG e-MPI PHỤC VỤ BỘ KH&ĐT TRONG KHUNG
KHỔ CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
1. Phát triển
hạ tầng CNTT (thông qua các dự án đầu tư có liên quan):
(1) Nâng cấp, bổ
sung hệ thống mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) của Bộ KH&ĐT;
(2) Đào tạo
nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT đáp ứng yêu cầu quản lý
vận hành, quản trị sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT và các ứng dụng CNTT
phục vụ có hiệu quả các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ
KH&ĐT;
(3) Xây dựng hệ
thống hội nghị trực tuyến.
2. Phát triển
các CSDL (thông qua các dự án đầu tư có liên quan):
(1) CSDL về dự
án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, CSDL về dự án đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài, CSDL về xúc tiến đầu tư được xây dựng trong khung khổ dự án đầu tư “Hệ
thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài”;
(2) CSDL về các
dự án ODA (hiện đã có, dự kiến sẽ nâng cấp CSDL hiện có bằng nguồn viện trợ
chính thức);
(3) CSDL về các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội, CSDL về các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
CSDL về các KKT, KCN, KCX,... được xây dựng trong khung khổ dự án đầu tư “Hệ
thống thông tin kinh tế - xã hội”;
(4) CSDL về các
dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước được xây dựng trong khung khổ dự án đầu
tư “Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng
vốn của Nhà nước”
(5) CSDL quốc
gia về các dự án đầu tư được tích hợp từ các CSDL đã có về đầu tư nước ngoài,
về đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước, về các dự án ODA được xây dựng trong khung
khổ dự án “CSDL quốc gia về các dự án đầu tư”;
(6) CSDL quốc
gia về doanh nghiệp được xây dựng trong khung khổ dự án đầu tư “CSDL quốc gia
về doanh nghiệp”;
(7) CSDL về các
kế hoạch 5 và CSDL về các kế hoạch hàng năm được xây dựng trong khung khổ dự án
đầu tư “Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5
năm và hàng năm”;
(8) Xây dựng
CSDL văn bản thống nhất bao gồm các loại văn bản quy phạm pháp luật, các chính
sách và các quy trình nghiệp vụ cho từng đơn vị và cho cả Bộ KH&ĐT;
(9) Xây dựng
CSDL thống nhất chứa các thông tin về cơ cấu tổ chức, địa điểm, danh sách các
cán bộ của Bộ KH&ĐT, tích hợp với các hệ thống và các quy trình có liên
quan như tuyển dụng, nghỉ phép, bổ nhiệm, luân chuyển hoặc chấm dứt hợp
đồng,...
3. Xây dựng ban
hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về việc ứng dụng CNTT áp dụng trên mạng
máy tính của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT, bảo đảm phù hợp với hệ thống
chuẩn của Việt Nam và thực tiễn phát triển của khoa học, kỹ thuật công thông
tin.
4. Tiếp tục
nghiên cứu triển khai thử nghiệm, đánh giá và lựa chọn mô hình triển khai việc
ứng dụng CNTT điển hình cấp đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT để phổ biến áp dụng
rộng rãi cho các đơn vị khác.
5. Đảm bảo an
ninh, an toàn thông tin:
(1) Xây dựng
các chính sách và công cụ đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống mạng máy tính của
Bộ KH&ĐT và thông tin trên mạng;
(2) Xây dựng hệ
thống hạ tầng mã khóa công khai (PKI) của Bộ KH&ĐT, để cấp phát chứng thư sử
dụng trong ngành KH&ĐT, phục vụ các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT và các
đối tác của Bộ KH&ĐT;
(3) Triển khai các
ứng dụng sử dụng hạ tầng mã khóa công khai của Bộ KH&ĐT;
(4) Cải cách
các quy trình nghiệp vụ trong Bộ KH&ĐT theo hướng sử dụng chữ ký số;
(5) Triển khai
áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO/IEC
27001:2009;
(6) Xây dựng hệ
thống sao lưu, phục hồi dữ liệu và hệ thống dự phòng.
6. Hoàn chỉnh
môi trường pháp lý:
(1) Xây dựng
ban hành Quy chế quản lý thống nhất việc ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT;
(2) Xây dựng
ban hành Quy chế quản lý vận hành và quản trị khai thác sử dụng mạng máy tính
của Bộ KH&ĐT;
(3) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và quản trị khai thác sử dụng và Quy trình
quản lý chất lượng thông tin và dữ liệu cho từng ứng dụng CNTT dùng chung trên
mạng máy tính của Bộ KH&ĐT (việc này được thực hiện trong khung khổ các dự
án đầu tư phát triển ứng dụng CNTT trên mạng máy tính của Bộ KH&ĐT);
(4) Xây dựng
Quy chế áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn Việt Nam
ISO/IEC 27001:2009 tại Bộ KH&ĐT.
IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
1. Đào tạo nâng
cao năng lực về ứng dụng CNTT cho cán bộ CNTT và các cán bộ, công chức, viên chức
của Bộ KH&ĐT được thực hiện thông qua dự án KHĐT-DA19: Đào tạo nguồn nhân
lực chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT cả trong nước và nước ngoài.
2. Về quản lý
vận hành các ứng dụng, dịch vụ CNTT dung chung trên mạng: Được thực hiện trong
khung khổ các dự án đầu tư triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung trên mạng
máy tính, kết hợp mở thêm một số lớp đào tạo nâng cao khi thấy cần thiết bằng
nguồn vốn chi thường xuyên hàng năm.
3. Về quản trị khai
thác và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ CNTT dùng chung trên mạng: Được thực hiện
trong khung khổ các dự án đầu tư triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung trên
mạng máy tính, kết hợp mở thêm một số lớp đào tạo nâng cao khi cần thiết bằng
nguồn vốn chi thường xuyên hang năm.
4. Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án CNTT: Được thực hiện thông qua các
dự án đầu tư phát triển ứng dụng CNTT bằng cách cử các cán bộ, chuyên viên của
các Ban quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT tham gia các lớp đào tạo do các cơ sở
đào tạo tổ chức khi cần thiết bằng nguồn vốn chi thường xuyên hàng năm.
5. Đẩy mạnh việc
ứng dụng đào tạo trực tuyến (online) về các ứng dụng CNTT cho các cán bộ công chức,
viên chức của Bộ KH&ĐT: Được thực hiện thông qua các dự án đầu tư phát
triển ứng dụng CNTT bằng cách xây dựng các tài liệu hướng dẫn về quản trị vận
hành và quản trị khai thác sử dụng hoặc các bài giảng online về các ứng dụng
CNTT đã được đầu tư, đưa lên trang thông tin nội bộ hoặc trang thông tin có
liên quan trực trực tiếp để mọi cán bộ, chuyên viên của Bộ KH&ĐT có thể tự
học online khi cần thiết.
V. NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Phương pháp luận xây dựng nội dung của Kế hoạch tổng thể
Các nội dung
chính của Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai
đoạn 2011-2015 được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc sau:
a) Đồng bộ với
các chương trình, dự án trọng điểm có liên quan đến Bộ KH&ĐT đã được xác định
trong Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 của Chính phủ:
Nội dung chính
của Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015
được xác định đồng bộ với 03 Chương trình (trong số 05 Chương trình) được xác
định trong Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 của Chính
phủ, cụ thể gồm: (1) Chương trình xây dựng môi trường thể chế, pháp lý, chính
sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông; (2)
Chương trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển
Việt Nam điện tử; (3) Chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
và truyền thông.
Trong Chương
trình 2 đã xác định một số dự án trọng điểm liên quan đến Bộ KH&ĐT, cụ thể
gồm: (1) Dự án “Chuẩn hoá hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin điện tử trong
các cơ quan nhà nước”; (2) Dự án: “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong quản lý, điều hành và nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
b) Đồng bộ với
các dự án đã được xác định và phê duyệt trong Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT
trong hoạt động của các ngành có liên quan:
Trong Kế hoạch
tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 đã xác định một số
dự án do Bộ KH&ĐT tổ chức triển khai:
Stt
|
Dự án
|
Mục tiêu
|
Thời gian thực hiện
|
1
|
Thủ tục đầu
tư điện tử
|
Tạo điều kiện
thuận lợi các doanh nghiệp ngay từ khâu đăng ký thành lập doanh nghiệp
|
2006 – 2010
|
2
|
Ứng dụng TMĐT
trong mua sắm Chính phủ
|
Đảm bảo tính rõ
ràng và tiết kiệm trong mua sắm hàng hoá và dịch vụ của các cơ quan nhà nước
|
2006 – 2010
|
3
|
Hệ thống quản
lý thông tin đầu tư nước ngoài (HTQLTTĐTNN)
|
(1) Cải tiến và
tin học hóa HTQLTTĐTNN tại Cục Đầu tư nước ngoài và 16 đầu mối thí điểm ở 06
địa phương.
(2) Cải tiến và
tin học hóa quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, cập nhật thông tin đầu tư
nước ngoài và trao đổi thông tin trực tuyến giữa Bộ KH&ĐT với các cơ quan
cấp giấy chứng nhận đầu tư.
|
2009-2010
|
c) Phân chia
theo các nội dung kế hoạch hướng dẫn trong Công văn số 1448/BBCVT-KHTC ngày
06/07/2007 của Bộ BCVT:
Các nội dung
chính của Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai
đoạn 2010-2015 được chia theo 04 nội dung (theo hướng dẫn tại Phần IV, Phụ lục
2: Khung Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ kèm theo Công văn số
1448/BBCVT-KHTC ngày 06/07/2007 của Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông
tin và Truyền thông):
(1) Xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng CNTT của Bộ;
(2) Xây dựng
các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ;
(3) Xây dựng
các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp;
(4) Phát triển
nguồn nhân lực CNTT.
d) Căn cứ vào
nhu cầu cấp bách về ứng dụng CNTT của các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT, vào năng
lực triển khai của đơn vị chuyên trách về CNTT và các đơn vị thuộc Bộ
KH&ĐT, vào khả năng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước cấp cho Bộ KH&ĐT
và khả năng huy động vốn tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 2011-2015.
2. Xây dựng môi trường thể chế, pháp lý, chính sách thúc đẩy
ứng dụng và phát triển CNTT
Trong Kế hoạch
tổng có đề xuất 01 dự án thuộc Chương trình xây dựng môi trường thể chế, pháp
lý, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT&TT của Chính phủ:
Dự án
KHĐT-DA01:
Xây dựng môi
trường, thể chế và chính sách về ứng dụng CNTT
Mục tiêu: Xây
dựng môi trường, thể chế và chính sách để tăng cường năng lực quản lý ứng dụng
CNTT và tạo thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT; xây dựng và triển khai các Chính
sách quản lý Chất lượng và Thông tin; phát triển hệ thống quản lý thông tin
tổng thể của Bộ KH&ĐT.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Pháp chế, các Vụ tổng hợp: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa
phương và lãnh thổ, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Giám
sát và Thẩm định đầu tư, Tổng cục Thống kê, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh
tế - Xã hội Quốc gia.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015:
Nhu cầu vốn đầu
tư: 10.800 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2011-2013): 5.800 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 5.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Xây dựng và
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về việc phối hợp, cung cấp và khai thác
thông tin dữ liệu giữa Bộ KH&ĐT với các Bộ, ngành, các địa phương, các
doanh nghiệp, bao gồm: Trách nhiệm cung cấp thông tin dữ liệu; quyền hạn khai
thác thông tin; mẫu biểu và chế độ báo cáo; khuôn mẫu và phương thức trao đổi
dữ liệu;
(2) Xây dựng và
ban hành các chính sách bắt buộc, ưu tiên, khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng
rộng rãi CNTT trong Bộ KH&ĐT; xây dựng môi trường văn hoá hỗ trợ, thúc đẩy
ứng dụng CNTT tại Bộ KH&ĐT; ban hành chính sách ưu tiên, khuyến khích và có
chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong Bộ
KH&ĐT;
(3) Xây dựng hệ
thống chuẩn thông tin và CNTT áp dụng tại Bộ KH&ĐT trong khuôn khổ của hệ
thống chuẩn thông tin và CNTT quốc gia; hoàn chỉnh và phê duyệt Khung Quản lý
Chất lượng và Thông tin của Bộ KH&ĐT;
(4) Xây dựng cơ
chế quản lý và điều hành ứng dụng CNTT tại Bộ KH&ĐT: Quy chế sử dụng Hệ
thống thông tin Bộ KH&ĐT, Quy chế về cập nhật, khai thác và chia sẻ thông
tin dữ liệu giữa các đơn vị trong Bộ KH&ĐT;
(5) Xây dựng một
hệ thống quản lý chất lượng và thông tin thống nhất, nhằm hỗ trợ công tác triển
khai TCVN ISO 9001:2000 . Hệ thống này bao gồm việc ứng dụng CSDL về các Hướng
dẫn về Chất lượng, Chính sách, Quy trình nghiệp vụ và Thông tin đảm bảo hiệu
quả công tác quản lý, cho phép ghi chép, giám sát chất lượng và theo dõi các
chỉ số thực hiện;
(6) Xây dựng Hệ
thống quản lý thông tin tổng thể của Bộ KH&ĐT, bao gồm một hệ thống các yếu
tố dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ tất cả các yếu tố được quan tâm
chung; một hệ thống phân loại thống nhất, có khả năng lưu trữ các phương án
phân loại cho mục đích sử dụng và quan tâm chung; danh mục các bộ dữ liệu, có
khả năng lưu trữ tên, đường dẫn kết nối đến các bộ dữ liệu cho mục đích sử dụng
và quan tâm chung.
Dự án
KHĐT-DA02: Áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin
Mục tiêu: Triển
khai áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin theo TCVN ISO/IEC 27001:2009,
nhằm tăng cường hoạt động bảo mật tài sản thông tin của Bộ KH&ĐT.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh
thổ, Cục Phát triển doanh nghiệp, Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Giám sát và Thẩm
định đầu tư, Tổng cục Thống kê, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội
Quốc gia.
Thời gian thực
hiện: 2011-2012
Nhu cầu vốn đầu
tư: 3.000 triệu đồng.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư các
phương tiện kỹ thuật đảm bảo việc áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin
theo TCVN ISO/IEC 27001:2009 trên mạng của Bộ KH&ĐT;
(2) Xây dựng và
ban hành các cơ chế, chính sách và quy định về việc áp dụng Hệ thống quản lý an
ninh thông tin theo TCVN ISO/IEC 27001:2009 của Bộ KH&ĐT;
(3) Đào tạo,
hướng dẫn về việc áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin theo TCVN ISO/IEC
27001:2009 của Bộ KH&ĐT cho mọi đối tượng liên quan ở các mức độ khác nhau
theo quy định.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT của Bộ
KH&ĐT
Trong Kế hoạch
tổng thể, các nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT được gộp
trong 3 dự án sau:
3.1. Phát triển
hạ tầng CNTT của Bộ KH&ĐT Dự án KHĐT-DA03:
Nâng cấp hạ
tầng công nghệ thông tin của Bộ KH&ĐT
Mục tiêu: Hiện
đại hoá hạ tầng CNTT của Bộ KH&ĐT, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT ngày càng tăng
của Bộ KH&ĐT, phù hợp với chiến lược phát triển CNTT của Chính phủ, hướng
tới xây dựng Bộ KH&ĐT điện tử, mở rộng kết nối và trao đổi thông tin điện
tử tới các cơ quan Chính phủ và người dân, tạo môi trường làm việc tương tác và
công cụ CNTT hiện đại phục vụ các lĩnh vực hoạt động của Bộ KH&ĐT, các cơ
quan, tổ chức và cá nhân liên quan.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT.
Thời gian thực
hiện: 2007-2015.
Nhu cầu vốn đầu
tư: 63.010 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2007-2011): Dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 43.010 tỷ đồng.
Hiện đang tổ chức thực hiện.
- Giai đoạn 2
(2012-2015): 20.000 triệu đồng.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Nâng cấp hệ
thống mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) của Bộ KH&ĐT;
(2) Nâng cấp và
phát triển Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT thành Trung tâm dữ liệu hiện đại,
theo tiêu chuẩn quốc tế, đủ quy mô lưu trữ dữ liệu và công suất xử lý dữ liệu
cho tất cả các hoạt động nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT, đảm bảo an ninh, an toàn
dữ liệu, có hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu và hỗ trợ khôi phục sau sự cố đạt
mức tiên tiến;
(3) Nâng cấp
phần mềm hệ điều hành, các phần mềm hệ thống khác;
(4) Xây dựng cơ
sở hạ tầng an ninh thông tin trên mạng cho Bộ KH&ĐT;
(5) Mua sắm mới
thiết bị tin học cho cán bộ, viên chức của Bộ KH&ĐT.
Dự án
KHĐT-DA04:
Xây dựng Hệ
thống hội nghị truyền hình trực tuyến
Mục tiêu: Xây
dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến phục các hội nghị, cuộc họp điều
hành hoạt động nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT.
Thời gian thực
hiện: 2011-2012.
Nhu cầu vốn đầu
tư: 3.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
Mua trang bị Hệ
thống thiết bị công nghệ hội nghị truyền hình trực tuyến; đào tạo về quản lý
vận hành hệ thống.
3.2. Phát triển
hạ tầng CNTT cho TCTK (Hợp phần B.1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT&TT của TCTK
thuộc Dự án KHĐT-DA18)
4. Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT và các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT
4.1. Xây dựng Thiết
kế tổng thể hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015
Dự án
KHĐT-DA05:
Mục tiêu: Xây dựng
Thiết kế tổng thể Hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015
để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Bộ
KH&ĐT trong giai đoạn 2011-2015.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Vụ Tổng hợp kinh
tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Thống kê Tổng hợp, Vụ Hệ
thống tài khoản quốc gia của TCTK và đơn vị liên quan khác.
Thời gian thực
hiện: 2011-2012.
Nhu cầu vốn đầu
tư: 4.000 triệu đồng.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Nghiên cứu khảo
sát, xem xét yêu cầu về thông tin dữ liệu, quy trình nghiệp vụ chuyên môn của
các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
(2) Phân tích,
xác định danh mục các Hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động nghiệp vụ
của Bộ KH&ĐT;
(3) Xây dựng
Thiết kế tổng thể Hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015,
trình Bộ trưởng phê duyệt để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các dự
án đầu tư ứng dụng CNTT sau này.
4.2. Xây dựng
Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn của
Nhà nước (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/7/2010 của Thủ tướng Chính
phủ)
Dự án KHĐT-DA06:
Mục tiêu: Xây
dựng Hệ thống thông tin phục vụ việc theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án
đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước tại Bộ KH&ĐT và các đơn vị liên quan của
các Bộ, ngành và địa phương.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân và các Vụ
phụ trách kinh tế chuyên ngành trực thuộc Bộ KH&ĐT và các đơn vị đầu mối
liên quan ở các Bộ, ngành và địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2010-2015
Nhu cầu vốn đầu
tư: 58.000 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2010-2013): 30.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 28.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư hệ
thống thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ
thống thông tin phục vụ việc theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử
dụng vốn của Nhà nước (các Bộ, ngành và địa phương tự đầu tư thiết bị kỹ thuật
theo tiêu chuẩn Dự án đã lựa chọn để khai thác sử dụng Hệ thống theo quy định);
(2) Xây dựng
CSDL các quy định, hướng dẫn về quản lý đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước hoặc
liên quan đến đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước;
(3) Xây dựng
CSDL về các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước, bao gồm: Thông tin cơ bản về
việc chuẩn bị đầu tư các dự án; thông tin về theo dõi và giám sát quá trình
triển khai thực hiện dự án; thông tin về việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá các
dự án đầu tư.
(4) Xây dựng và
triển khai phần mềm ứng dụng có các chức năng chính như: Cập nhật và tra cứu
các thông tin quy định, hướng dẫn về quản lý đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước;
cập nhật các thông tin về dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước tại các tổ chức
trực tiếp quản lý thực hiện đầu tư dự án hoặc trực tiếp quản lý vận hành và
khai thác sử dụng dự án; tích hợp thông tin thành kho dữ liệu tập trung tại Bộ
KKH&ĐT; tra cứu, khai thác thông tin về các dự án đầu tư; lập các loại báo
cáo tổng hợp về các dự án đầu tư, phục vụ việc theo dõi, giám sát và đánh giá
các dự án đầu tư; thực hiện công khai hóa các thông tin và các vấn đề liên quan
đến các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
(5) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng và Quy trình quản lý
chất lượng thông tin và dữ liệu của Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh
giá các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước; tài liệu hướng dẫn sử dụng; đào
tạo hướng dẫn sử dụng.
4.3. Xây dựng
Hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài (theo Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg
ngày 31/3/2009 và số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA07:
Mục tiêu: Xây
dựng Hệ thống quản lý thông tin về đầu tư nước ngoài phục vụ việc quản lý đầu
tư nước ngoài tại Bộ KH&ĐT (Cục Đầu tư nước ngoài) và các đầu mối đăng ký
đầu tư ở các địa phương.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, các Sở KH&ĐT,
các Ban quản lý KKT, KCN và KCX ở các địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2007-2011
Nhu cầu vốn đầu
tư: Dự án đã được phê duyệt đầu tư với tổng mức đầu tư là 15.000 triệu đồng. Đang
thực hiện theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư hệ
thống thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ
thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ
KH&ĐT (các đầu mối ở các địa phương tự đầu tư thiết bị kỹ thuật theo các
tiêu chuẩn Dự án đã lựa chọn để khai thác sử dụng Hệ thống theo quy định);
(2) Xây dựng
CSDL các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chuyển đổi dữ liệu từ CSDL các
dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hiện có trên FoxPro) sang khuôn dạng dữ
liệu mới;
(3) Xây dựng
CSDL các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
(4) Xây dựng
CSDL về xúc tiến đầu tư;
(5) Xây dựng
Trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài;
(6) Xây dựng và
triển khai phần mềm ứng dụng có các chức năng chính như: Cập nhất và tra cứu
các thông tin quy định, hướng dẫn về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài; cập nhật các thông tin về dự án đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, các dự đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, các dự án cần thu hút vốn
đầu tư của nước ngoài; tích hợp thông tin thành kho dữ liệu chung tại Bộ
KH&ĐT; tra cứu, khai thác thông tin về các dự án đầu tư; lập các loại báo
cáo tổng hợp về các dự án đầu tư, phục vụ việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
(7) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng
Hệ thống quản
lý thông tin đầu tư nước ngoài; tài liệu hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn
sử dụng.
4.4. Xây dựng
CSDL thi đua – khen thưởng của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT
Dự án
KHĐT-DA08:
Mục tiêu: Xây
dựng CSDL phục vụ việc quản lý công tác thi đua – khen thưởng của Bộ KH&ĐT
và ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Thi đua khen thưởng và các đơn vị liên quan.
Thời gian thực
hiện: 2009-2010.
Nhu cầu vốn đầu
tư: Dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 1000 triệu đồng. Đang thực
hiện theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng CSDL
thi đua – khen thưởng;
(2) Xây dựng CSDL
thi đua – khen thưởng, bao gồm phần mềm quản lý CSDL và toàn bộ dữ liệu về thi đua
– khen thưởng của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT;
(3) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng CSDL thi đua – khen
thưởng; tài liệu hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử dụng.
4.5. Xây dựng
CSDL cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ KH&ĐT Dự án KHĐT-DA09:
Mục tiêu: Xây dựng
CSDL về cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ KH&ĐT.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ
và các đơn vị liên quan. Thời gian thực hiện: 2009-2011
Nhu cầu vốn đầu
tư: Dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 1580 triệu đồng. Đang thực
hiện theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng CSDL
về cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ KH&ĐT;
(2) Xây dựng
CSDL về cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ KH&ĐT, bao gồm phần mềm quản
lý CSDL và toàn bộ dữ liệu về cán bộ công chức, viên chức của Bộ KH&ĐT;
(3) Xây dựng
một thư mục thống nhất chứa các thông tin về cơ cấu tổ chức, địa điểm, danh
sách các cán bộ của Bộ KH&ĐT, tích hợp với các hệ thống và các quy trình có
liên quan như tuyển dụng, nghỉ phép, bổ nhiệm, luân chuyển hoặc chấm dứt hợp
đồng.
(4) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng CSDL về cán bộ công
chức, viên chức thuộc Bộ KH&ĐT; tài liệu hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng
dẫn sử dụng.
4.6. Nâng cấp
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc
Dự án
KHĐT-DA10:
Mục tiêu: Nâng
cấp phần mềm quản lý toàn bộ các văn bản đến, các văn bản đi và quá trình xử lý
các hồ sơ công việc cho đến khi kết thúc bằng một văn bản ra của Bộ KH&ĐT
hoặc của một đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Văn phòng Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT.
Thời gian thực
hiện: 2009-2011
Nhu cầu vốn đầu
tư: Dự án đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 2960 triệu đồng. Đang thực
hiện theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ
thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
(2) Xây dựng
CSDL về các văn bản đến, văn bản đi và hồ sơ xử lý công việc, bao gồm phần mềm
quản lý CSDL và dữ liệu về các văn bản đến và đi của Bộ KH&ĐT (dữ liệu được
hồi tố đến mốc thời gian cần thiết theo yêu cầu của Văn phòng Bộ KH&ĐT);
(3) Xây dựng
một kho văn bản thống nhất bao gồm các loại văn bản quy phạm pháp luật, các
chính sách và các quy trình nghiệp vụ cho từng đơn vị và cho cả Bộ KH&ĐT;
(4) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng
Hệ thống quản
lý văn bản và hồ sơ công việc; tài liệu hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử
dụng.
4.7. Xây dựng
CSDL quốc gia về các dự án đầu tư (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA11:
Mục tiêu: Xây
dựng và tích hợp từ các CSDL thành phần hiện có từ nhiều nguồn khác nhau thành
một CSDL tập trung và thống nhất của quốc gia về các dự án đầu tư tại Trung tâm
dữ liệu của Bộ KH&ĐT, bao gồm dữ liệu về: các dự án đầu tư sử dụng vốn của
Nhà nước; các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA; các dự án đầu tư theo Luật đầu tư
và các quy định của pháp luật khác.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, các Vụ có chức năng làm tổng hợp, bán
tổng hợp, quản lý chuyên ngành và các đơn vị liên quan ở các Bộ, ngành và các
địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2010-2013
Nhu cầu vốn đầu
tư: 35.000 đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2010-2013): 25.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 10.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung hệ thống thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử
dụng CSDL quốc gia về các dự án đầu tư tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT
(các đầu mối ở các địa phương tự đầu tư thiết bị kỹ thuật theo các tiêu chuẩn
Dự án đã lựa chọn để khai thác sử dụng Hệ thống theo quy định);
(2) Xây dựng
các phần mềm phục vụ việc tích hợp dữ liệu từ các CSDL độc lập hiện có của Bộ
KH&ĐT, các Bộ, ngành và các địa phương về các loại dự án đầu tư thành một
CSDL tập trung và thống nhất của quốc gia về các dự án đầu tư tại Trung tâm dữ
liệu của Bộ KH&ĐT;
(3) Xây dựng
các phần mềm phục vụ việc tra cứu, lập các loại báo cáo thống kê, tổng hợp,
phân tích phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước về các dự án đầu tư thuộc phạm
vi trách nhiệm của Bộ KH&ĐT và ở cấp cơ sở;
(4) Xây dựng
các phần mềm phục vụ việc thực hiện công khai hóa các dự án, các thông tin liên
quan đến các dự án có trong kho dữ liệu quốc gia về các dự án đầu tư theo quy
định của pháp luật;
(5) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của CSDL quốc gia về các dự án đầu tư; tài liệu
hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử dụng.
4.8. Xây dựng Hệ
thống thông tin kinh tế - xã hội (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010
của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA12:
Mục tiêu:
(1) Xây dựng
CSDL tập trung phục vụ việc quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội;
phần mềm phục vụ việc quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp
(từ cấp cơ sở đến Bộ KH&ĐT);
(2) Xây dựng
CSDL tập trung phục vụ việc quản lý nhà nước về các KKT, KCN, KCX tại Bộ
KH&ĐT và các địa phương; phần mềm phục việc quản lý nhà nước về các KKT, KCN,
KCX,... (cơ sở dữ liệu số hóa các văn bản, hình ảnh, phim, bản đồ, bản vẽ,…;
các báo cáo, văn bản giữa giữa các địa phương và Bộ; tổng hợp, kết xuất số liệu
theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước) trên phạm vi cả nước;
(3) Xây dựng
CSDL tập trung phục vụ việc quản lý nhà nước về quy hoạch trên phạm vi cả nước;
phần mềm phục vụ việc quản lý nhà nước về các quy hoạch.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị trực tiếp thụ hưởng chính hoặc Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Quản lý quy hoạch,
các Vụ phụ trách chuyên ngành, bán tổng hợp trực thuộc Bộ KH&ĐT và các đơn
vị liên quan của các Bộ, ngành và các địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015
Nhu cầu vốn đầu
tư: 75.600 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2010-2013): 38.800 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 36.800 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung hệ thống thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử
dụng Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ
KH&ĐT (các Bộ, ngành và địa phương tự đầu tư thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn
kỹ thuật mà Dự án đã chọn để kết nối, khai thác sử dụng Hệ thống theo quy định);
(2) Xây dựng
CSDL tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT về các quy định, hướng
dẫn về quản lý phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, bao gồm phần mềm và các
dữ liệu ban đầu (dữ liệu phải hồi tố đến thời điểm được xác định là cần thiết);
CSDL về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; các phần mềm phục vụ việc tổng hợp, theo
dõi, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội ở các cấp; các phần mềm
thực hiện công khai hóa tình hình kinh tế - xã hội ở các cấp;
(3) Xây dựng
CSDL về các quy định, hướng dẫn về quản lý các KKT, KCN, KCX, hoặc liên quan
đến các KKT, KCN KCX; CSDL về các KKT, KCN, KCX; các phần mềm ứng dụng có các chức
năng chính như: Cập nhật và tra cứu các thông tin quy định, hướng dẫn về quản lý
các KKT, KCN, KCX; cập nhật các thông tin về các KKT, KCN, KCX; thông tin về
mọi phương diện liên quan đến các KKT, KCN, KCX (có bao gồm số hóa các văn bản,
hình ảnh, phim, bản đồ, bản vẽ,…); chuyển tài liệu, văn bản giữa các địa phương
và Bộ KH&ĐT; tổng hợp kết xuất số liệu theo yêu cầu của công tác quản lý
nhà nước; tích hợp thông tin thành CSDL tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ
KH&ĐT; tra cứu, khai thác thông tin về các KKT, KCN, KCX; lập các loại báo
cáo tổng hợp về các KKT, KCN, KCX, phục vụ việc quản lý các KKT, KCN, KCX; thực
hiện công khai hóa các thông tin và các vấn đề liên quan đến các KKT, KCN, KCX
và các dự án đầu tư trong các KKT, KCN, KCX theo quy định của pháp luật;
(4) Xây dựng
CSDL về các quy định, hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; CSDL về các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
các vùng và lãnh thổ, bao gồm các dữ liệu tổng hợp và dữ liệu bản đồ của các
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các phần mềm ứng dụng có các chức năng
chính như: Cập nhật và tra cứu các thông tin quy định, hướng dẫn về quản lý quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cập nhật các thông tin về các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; tích hợp thông tin quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội thành CSDL tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT; tra cứu, khai
thác thông tin về các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lập các loại báo
cáo tổng hợp, phân tích phục vụ việc quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội ở các cấp; thực hiện công khai hóa các thông tin và các vấn đề
liên quan đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp
luật;
(5) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội; tài liệu
hướng dẫn khai thác sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử dụng, bao gồm nhiều lớp cho
các nhóm đối tượng khác nhau ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở.
4.9. Xây dựng Hệ
thống thông tin theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm (theo
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA13:
Mục tiêu: Xây
dựng các CSDL phục vụ việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và
hàng năm; phần mềm phục vụ việc theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm
và hàng năm ở các cấp (từ cấp cơ sở đến Bộ KH&ĐT);
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị trực tiếp thụ hưởng chính hoặc Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Quản lý quy hoạch,
các Vụ phụ trách chuyên ngành, bán tổng hợp trực thuộc Bộ KH&ĐT và các đơn
vị liên quan của các Bộ, ngành và các địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015
Nhu cầu vốn đầu
tư: 26.800 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2011-2013): 16.800 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 10.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Đầu tư bổ
sung hệ thống thiết bị kỹ thuật để xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác sử
dụng Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng
năm đặt tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT (các Bộ, ngành và địa phương tự
đầu tư thiết bị kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà Dự án đã chọn để kết nối,
khai thác sử dụng Hệ thống theo quy định);
(2) Xây dựng
các CSDL tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT về các quy định,
hướng dẫn và các loại mẫu biểu về tổng hợp lập kế hoạch, báo cáo theo dõi, đánh
giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm, bao gồm phần mềm và các dữ
liệu ban đầu (dữ liệu phải hồi tố đến thời điểm được xác định là cần thiết);
(3) Xây dựng
các CSDL tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Bộ KH&ĐT, bao gồm phần mềm và
các dữ liệu ban đầu (dữ liệu phải hồi tố đến thời điểm được xác định là cần
thiết); các phần mềm phục vụ việc tổng hợp lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm ở các cấp; các phần mềm thực hiện công
khai hóa quá trình tổng hợp lập kế hoạch, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch 5 năm và hàng năm ở các cấp;
(4) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá thực
hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm; tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng; đào tạo hướng
dẫn sử dụng, bao gồm nhiều lớp cho các nhóm đối tượng khác nhau ở các cấp từ
Trung ương đến cơ sở.
4.10. Xây dựng
Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế - xã hội (theo Quyết định số
1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA14:
Mục tiêu: Xây dựng
các cơ sở dữ liệu, phát triển các công cụ phần mềm phục vụ công tác phân tích
và dự báo kinh tế - xã hội.
Đơn vị chủ trì:
Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
Đơn vị phối
hợp: Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, các đơn vị liên quan của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, của các Bộ, ngành và địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2011 – 2015
Nhu cầu vốn đầu
tư:
- Giai đoạn 1 (2011
– 2013): 30 tỷ đồng
- Giai đoạn 2 (2014
– 2015): 25 tỷ đồng
Các nội dung cơ
bản của dự án:
(1) Thu thập
thông tin, dữ liệu phục vụ công tác phân tích, dự báo và cảnh báo kinh tế - xã
hội.
(2) Xây dựng
các cơ sở dữ liệu tầm quốc gia phục vụ công tác phân tích dự báo ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn.
(3) Xây dựng
các công cụ phần mềm phân tích, dự báo, cảnh báo kinh tế -xã hội.
(4) Phổ biến
thông tin khoa học, thông tin phân tích, dự báo, cảnh báo đến các đối tượng sử
dụng khác nhau.
(5) Nâng cấp và
xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh
tế - xã hội.
(6) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế -
xã hội; tài liệu hướng dẫn sử dụng, đào tạo hướng dẫn sử dụng cho các đầu mối
tham gia, cung cấp thông tin, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội của một số
cơ quan, tổ chức liên quan.
4.11. Xây dựng CSDL
quốc gia về doanh nghiệp (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ
tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA15:
Mục tiêu: Phát
triển CSDL quốc gia về doanh nghiệp phục vụ việc quản lý các doanh nghiệp trên
phạm vi cả nước, từ khâu: đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất
kinh doanh, điều chỉnh đăng ký, sáp nhập, phá sản hoặc giải thể hoặc bị đình
chỉ,… đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời về các doanh nghiệp cho
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Đơn vị chủ trì:
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
Đơn vị phối
hợp: Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT, các đơn vị có liên quan trong
Bộ, Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục thuế) và các Phòng đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015
Nhu cầu vốn đầu
tư: 25.000 triệu đồng, trong đó:
- Giai đoạn 1
(2011-2013): 5.000 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 20.000 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Nâng cấp
CSDL đăng ký kinh doanh quốc gia thành CSDL quốc gia về doanh nghiệp, bảo đảm
hoạt động ổn định và phù hợp với những điều chỉnh, bổ sung của quy định pháp lý
mới; đào tạo, tập huấn nâng cao cho cán bộ làm công tác quản lý doanh nghiệp về
trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sử dụng Hệ thống;
(2) Nâng cấp
Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, hệ điều hành và các phần mềm hệ thống khác,
qua đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp, các cán
bộ làm công tác quản lý doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và các cơ quan quản
lý nhà nước có liên quan;
(3) Đầu tư hạ
tầng kỹ thuật, bổ sung thiết bị và mở rộng khả năng lưu trữ cũng như tăng dung
lượng đường truyền, đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho Hệ thống;
(4) Xây dựng
các gói phần mềm tích hợp với Hệ thống cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan;
(5) Phát triển
CSDL quốc gia về doanh nghiệp thành một trung tâm dữ liệu đủ khả năng phục vụ
việc quản lý các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, đảm bảo cung cấp thông tin
chính xác và kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ban, ngành, cộng đồng
doanh nghiệp và người dân;
(6) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của CDSL quốc gia về doanh nghiệp; tài liệu hướng
dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử dụng cho các đầu mối tham gia dung cấp thông
tin, quản lý doanh nghiệp của một số cơ quan, tổ chức liên quan.
4.12. Ứng dụng thương
mại điện tử trong mua sắm Chính phủ (theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Dự án
KHĐT-DA16:
Mục tiêu: Ứng
dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, viễn thông từng bước thực hiện mua
sắm chính phủ thông qua hình thức đấu thầu qua mạng đảm bảo các mục tiêu an
toàn, cạnh tranh, công khai minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Đơn vị chủ trì:
Cục Quản lý đầu thầu
Đơn vị phối
hợp: Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, các đơn vị liên quan của Bộ
KH&ĐT, của các Bộ, ngành và địa phương.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015
Nhu cầu vốn đầu
tư:
- Giai đoạn 1
(2011-2012): 118,703 tỷ đồng
- Giai đoạn 2
(2013-2015): 36,849 tỷ đồng
Các nội dung cơ
bản: Dự án gồm 09 nội dung tương ứng với hợp phần như sau:
(1) Đề xuất các
hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt nam nhằm tạo
ra môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử vào quá trình
mua sắm chính phủ.
(2) Xây dựng và
kiện toàn bộ máy quản lý đấu thầu qua mạng, quy trình đấu thầu qua mạng, các
quy định liên quan phục vụ cho công tác đấu thầu qua mạng tại Việt nam
(3) Đảm bảo các
điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ quá trình triển khai ứng dụng đấu
thầu qua mạng;
(4) Xây dựng hạ
tầng thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng bao gồm một Trung tâm dữ liệu đấu thầu
qua mạng, Hệ thống chứng thực chữ ký số áp dụng cho đấu thầu qua mạng và Cổng
thông tin điện tử đấu thầu qua mạng.
(5) Triển khai
hệ thống nghiệp vụ đấu thầu qua mạng gồm các phân hệ: Đấu thầu qua mạng
(e-Bidding), Mua hàng qua mạng (e-Shopping), Quản lý hợp đồng qua mạng
(e-Contract), Thanh toán qua mạng (e-Payment) cũng như các dịch vụ giá trị gia
tăng trên hệ thống này như các dịch vụ thông tin về đấu thầu, thông tin về
doanh nghiệp, thông tin về hàng hoá, …. Sẵn sàng kết nối và tích hợp với các hệ
thống quản lý khác của Chính phủ điện tử Việt nam;
(6) Triển khai
tổ chức đào tạo nghiệp vụ đầu thầu qua mạng cho các cơ quan quản lý đấu thầu,
các chủ đầu tư và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia hệ thống đấu thầu qua
mạng;
(7) Triển khai
các chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng trong và ngoài nước về hệ
thống đấu thầu điện tử tại Việt nam.
(8) Đảm bảo tất
cả các thông tin về đấu thầu như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, danh
sách nhà thầu tham gia, kết quả đấu thầu được đăng tải trên hệ thống đấu thầu
điện tử; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn sử
dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắm chính phủ
tập trung trên hệ thống đấu thầu điện tử.
4.13. Xây dựng Hệ
thống quản lý Kho lưu trữ và Thư viện của Bộ KH&ĐT
Dự án
KHĐT-DA17:
Mục tiêu: Đầu
tư mua sắm bổ sung thiết bị kỹ thuật, xây dựng phần mềm quản lý kho lưu trữ và
thư viện và nhập dữ liệu ban đầu (hồi tố dữ liệu đến thời điểm xác định là cần
thiết).
Đơn vị chủ trì:
Văn phòng Bộ KH&ĐT hoặc Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị phối
hợp: Phòng Lưu trữ trực thuộc Văn phòng Bộ KH&ĐT.
Thời gian thực hiện:
2010-2013
Nhu cầu vốn đầu
tư: 2.900 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Mua bổ sung
bị thiết bị kỹ thuật và xây dựng phần mềm quản lý kho lưu trữ và thư viện của
Bộ KH&ĐT;
(2) Nhập hồi tố
dữ liệu ban đầu đến thời điểm được xác định là cần thiết;
(3) Xây dựng và
ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng và Quy chế quản lý chất
lượng thông tin và dữ liệu của Hệ thống quản lý Kho lưu trữ và Thư viện; tài
liệu hướng dẫn sử dụng; đào tạo hướng dẫn sử dụng.
4.14. Phát
triển CNTT phục vụ TCTK Dự án KHĐT-DA18:
Là một dự án
thành phần của Dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tài chính của TCTK.
Đơn vị chủ trì:
Ban Quản lý dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam do
Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tài chính của TCTK (PIU – Project Implementation
Unit).
Đơn vị phối
hợp: Các CTK và PTK được lựa chọn, đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT.
Thời gian thực
hiện: 2006-2010
Nhu cầu vốn đầu
tư: Dự án này được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 14,955 triệu đô la Mỹ, trong
đó vốn ODA do Ngân hàng Thế giới cung cấp là 14,410 triệu đô la Mỹ, 0,545 triệu
còn lại từ nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Mục tiêu và các
nội dung cơ bản:
(1) Tăng cường
chất lượng, sự minh bạch và kịp thời của những dữ liệu và thông tin về kinh
tế-xã hội và tình trạng nghèo đói, nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các cơ quan
chính phủ, viện nghiên cứu, và những người sử dụng dữ liệu khác, làm cơ sở cho
hoạt động xây dựng chính sách và ban hành các quyết định;
(2) Hiện đại
hoá hệ thống nhằm đạt được trình độ tiên tiến trong khu vực;
(3) Cải thiện luồng
dữ liệu, hoạt động phân tích thống kê, và phân phối thông tin và dữ liệu hữu
ích.
4.14.1. Hợp
phần B.0: Quản lý dự án
B.0.1 Thành lập
và huấn luyện đơn vị thực hiện dự án
B.0.2 Quản lý
dự án và phối hợp.
4.14.2. Hợp
phần B.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT&TT của TCTK
B.1.1 Rà soát
cơ sở hạ tầng CNTT-TT hiện có và nhu cầu trong tương lai của TCTK
B.1.2 Sửa đổi
quy trình làm việc và luồng dữ liệu.
B.1.3 Xây dựng
chiến lược tăng cường an ninh mạng .
B.1.4 Thực hiện
thống nhất hệ thống
B.1.5 Phát
triển và cung cấp hoạt động đào tạo cho nhân viên của TCTK.
4.14.3. Hợp
phần B.2: Cải tiến luồng dữ liệu và phân tích thống kê bằng CNTT&TT
B.2.1 Cải tiến
hoạt động thu thập và xử lý dữ liệu.
B.2.2 Phát
triển và cung cấp hoạt động đào tạo về thu thập và xử lý dữ liệu.
B.2.3 Thực hiện
dự án thí điểm.
B.2.4 Đánh giá
và nâng cấp thiết bị CNTT-TT tại các CTK và PTK.
B.2.5 Phát triển
và cung cấp hoạt động đào tạo về thiết bị CNTT-TT cần thiết tại các CTK.
B.2.6 Phát
triển và cung cấp hoạt động đào tạo về phân tích thống kê tại các CTK và PTK.
4.14.4. Hợp
phần B.3: Thiết lập Cổng điện tử và mạng LAN của TCTK B.3.1 Nâng cấp thiết kế
Mạng nội bộ tại TCTK.
B.3.2 Phát
triển và đưa vào hoạt động Mạng nội bộ của TCTK.
B.3.3 Thiết kế
cổng điện tử của TCTK.
B.3.4 Phát
triển cổng điện tử của TCTK, đưa vào thực hiện thử nghiệm.
B.3.5 Đưa vào
hoạt động cổng điện tử và Mạng nội bộ của TCTK.
B.3.6 Quản lý
cơ sở hạ tầng cổng điện tử và cổng kết nối.
5. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
Hầu hết các hệ thống
ứng dụng CNTT ở trên đã có chức năng phục vụ doanh nghiệp và người dân, ví dụ
như:
(1) Cổng thông
tin điện tử Bộ KH&ĐT;
(2) Hệ thống
quản lý thông tin đầu tư nước ngoài;
(3) Hệ thống thông
tin theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước;
(4) CSDL quốc
gia về các dự án đầu tư;
(5) Hệ thống
thông tin kinh tế-xã hội;
(6) Hệ thống
thông tin theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm;
(7) CSDL quốc
gia về doanh nghiệp;
(8) Ứng dụng
thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ;
(9) Hệ thống
thông tin phân tích và dự báo kinh tế - xã hội.
6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
6.1. Đào tạo
nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT Dự án KHĐT-DA19:
Mục tiêu: Đào
tạo, bổ túc nâng cao năng lực và nhận thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách về CNTT và một số cán bộ liên quan, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đầu tư
phát triển, quản lý vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT đã
và sẽ được đầu tư.
Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT.
Thời gian thực
hiện: 2011-2015.
Nhu cầu vốn đầu
tư: 8.500 triệu đồng
- Giai đoạn 1
(2011-2013): 4.800 triệu đồng
- Giai đoạn 2
(2014-2015): 3.700 triệu đồng
Các nội dung cơ
bản:
(1) Căn cứ yêu
cầu và thực tế phát triển ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT và các đơn vị trực
thuộc, lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn và trung hạn cho các cán bộ chuyên trách
về CNTT và liên quan tham dự các khóa đào đạo chuyên sâu về quản lý mạng, bảo
mật, an toàn, an ninh mạng do các hãng lớn tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ
quốc tế hoặc để bổ túc kinh nghiệm và kiến thức để nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động chuyên môn về ứng dụng CNTT ở trong nước và ở nước ngoài. Tổ chức
tham quan, học hỏi từ các nước phát triển.
(2) Căn cứ yêu
cầu và thực tế phát triển ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT và các đơn vị trực
thuộc, lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn và trung hạn cho các cán bộ chuyên trách
về ứng dụng CNTT tham dự các khóa đào đạo chuyên sâu về thiết kế, phát triển
ứng dụng CNTT trên nền các công nghệ mới hiện đại do các hãng lớn tổ chức thực
hiện và cấp chứng chỉ quốc tế hoặc để bổ túc kinh nghiệm và kiến thức để nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn về ứng dụng CNTT ở trong nước
và nước ngoài. Tổ chức tham quan, học hỏi từ các nước phát triển.
6.2. Phát triển
nguồn nhân lực CNTT cho ngành Thống kê
Các nội dung
đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho Ngành Thống kê đã có trong Dự án
KHĐT-DA18: Phát triển CNTT phục vụ TCTK, trong các hợp phần tương ứng:
B.1.5 Phát triển
và cung cấp hoạt động đào tạo cho nhân viên của TCTK;
B.2.5 Phát
triển và cung cấp hoạt động đào tạo về thiết bị CNTT&TT cần thiết tại các
CTK.
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Các giải pháp
chủ yếu thực hiện Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
KH&ĐT giai đoạn 2011-2015 được xác định dựa trên việc cụ thể hoá các giải
pháp chính đã được nêu ra trong “Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin CNTT
và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” đối với Bộ
KH&ĐT.
1. Nâng cao nhận thức
Nâng cao nhận
thức về vai trò, vị trí và chiến lược ứng dụng CNTT của tất cả cán bộ trong Bộ
KH&ĐT, đặc biệt là các lãnh đạo Bộ KH&ĐT và lãnh đạo các đơn vị:
(1) CNTT là
công cụ quan trọng hàng đầu để xây dựng “Bộ KH&ĐT điện tử”, đáp ứng các yêu
cầu theo chức năng, nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề hiện tại của Bộ
KH&ĐT.
(2) Vai trò
lãnh đạo của các cấp cán bộ quản lý trong Bộ KH&ĐT là yếu tố quan trọng,
đảm bảo cho việc triển khai thành công Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong
hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015. Các cấp lãnh đạo trong Bộ
KH&ĐT cần quan tâm thực sự đến việc ứng dụng CNTT, coi đây là công tác
trọng tâm then chốt cho việc xây dựng “Bộ KH&ĐT điện tử”, cần đặc biệt ưu
tiên, thường xuyên chỉ đạo và theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án
phát triển ứng dụng CNTT.
(3) Cần xây
dựng văn hoá, phong cách làm việc mới, có sự hợp tác giữa các đơn vị trong Bộ
KH&ĐT, chia sẻ dữ liệu chung của Bộ KH&ĐT.
Các biện pháp
cụ thể thực hiện giải pháp này bao gồm:
(1) Lập kế
hoạch cho các nhóm cán bộ quản lý chủ chốt của Bộ KH&ĐT tham quan các tổ
chức của các nước khác có điều kiện tương tự để tìm hiểu cách quản trị các dữ liệu
và tiến trình ứng dụng CNTT&TT phục vụ các chức năng nghiệp vụ và điều
hành;
(2) Xây dựng
một chương trình các buổi thuyết trình, hội thảo cho lãnh đạo Bộ KH&ĐT và
các đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT để trình bày về nhu cầu thay đổi văn hoá,
phong cách làm việc mới, hợp tác, chia sẻ thông tin và vai trò thủ lĩnh cần có
của các cấp lãnh đạo của Bộ KH&ĐT;
(3) Thực hiện
chương trình tuyên truyền, phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn Bộ
KH&ĐT nhằm phát triển ứng dụng CNTT cũng như ứng dụng CNTT vào công việc.
2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và các quy chế hỗ trợ phát
triển và ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT
Khẩn trương xây
dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm, các quy chế nội bộ tạo môi trường thuận
lợi cho việc ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT:
(1) Kế hoạch
tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020 của Bộ KH&ĐT;
(2) Các văn bản
quy phạm về quy chế phối hợp, cung cấp và khai thác thông tin dữ liệu giữa Bộ
KH&ĐT và các Bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, bao gồm: Trách
nhiệm cung cấp thông tin dữ liệu; quyền hạn khai thác thông tin; mẫu và chế độ
báo cáo, khuôn mẫu và phương thức trao đổi dữ liệu;
(3) Quy chế về
sử dụng Hệ thống thông tin Bộ KH&ĐT, Quy chế về cập nhật, khai thác và chia
sẻ thông tin dữ liệu giữa các đơn vị trong Bộ KH&ĐT;
(4) Khung Quản
lý Chất lượng và Thông tin của Bộ KH&ĐT; các tiêu chuẩn và quy định cụ thể
về khuôn dạng dữ liệu, giao thức truyền tin... để phục vụ trao đổi dữ liệu;
(5) Quy định
bắt buộc về việc ứng dụng CNTT, quy định xử phạt khi không chấp hành tốt;
(6) Chính sách ưu
tiên, khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng CNTT trong Bộ
KH&ĐT.
3. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT
3.1. Về Tổ chức
và Nhân lực
a) Tổ chức, xây
dựng lại các đơn vị chuyên trách về CNTT hiện nay, xây dựng một đơn vị đầu mối
thống nhất chuyên trách về CNTT trong toàn ngành KH&ĐT:
Căn cứ Khoản 1, Điều 45, Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của
Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; cơ cấu tổ chức
và vai trò quan trọng của Bộ KH&ĐT sau khi có quyết định chuyển TCTK thành
đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT; vị trí và vai trò quan trọng của CNTT trong
việc xây dựng Bộ KH&ĐT điện tử; cần thành lập đơn vị chuyên trách về CNTT ở
cấp Cục với tên gọi là “Cục Công nghệ thông tin”. Kinh nghiệm thực tế cho thấy,
việc thành lập đơn vị cấp Cục ở một số cơ quan (Cục ứng dụng Công nghệ thông tin
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài
chính, Cục Tin học Thống kê - Tổng cục Hải Quan, Cục Tin học Ngân hàng - Ngân
hàng nhà nước Việt Nam, Cục Tin học nghiệp vụ - Bộ Công An, Cục Khoa học, Công
nghệ và Môi trường- Bộ Quốc phòng, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp, Cục Thương
mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương, Cục Công nghệ thông tin -
Bộ giáo dục và Đào tạo, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường)
đã thúc đẩy đáng kể việc phát triển và triển khai các ứng dụng CNTT ở các ngành
này. Cục CNTT có thể được tổ chức thành những bộ phận chuyên về chức năng quản
lý nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT, các trung tâm chuyên về cung cấp các
dịch vụ vận hành, quản lý, hỗ trợ kỹ thuật.
Chức năng, nhiệm
vụ chính của đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT cần tuân thủ Điều 46, Nghị định 64/2007/NĐ-CP:
(1) Đề xuất, xây
dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm
về ứng dụng CNTT đã được phê duyệt;
(2) Xây dựng
quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành, trình Bộ
trưởng Bộ KH&ĐT xem xét, quyết định;
(3) Thu thập,
lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ
KH&ĐT;
(4) Quản lý,
vận hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều
hành, tác nghiệp của ngành; bảo đảm kỹ thuật, an toàn thông tin;
(5) Xây dựng và
duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của ngành; tổ chức triển khai bảo đảm
kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công;
Tăng cường năng
lực của đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT để đảm bảo vai trò đầu tầu
trong việc ứng dụng CNTT đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT:
(1) Tổ chức
tham quan, đào tạo tại nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng của các cán bộ chuyên
trách về CNTT trong các lĩnh vực: Vai trò chủ đạo về CNTT trong cơ quan, quản
trị nghiệp vụ, quản trị dữ liệu và dữ liệu đặc tả, các kỹ năng kỹ thuật (quản
trị hệ thống, phát triển ứng dụng, hỗ trợ kỹ thuật) theo yêu cầu cần có;
(2) Xem xét lại
cấu trúc, quy mô và kinh phí dành cho đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT để đảm bảo cho đơn vị này có đủ nguồn lực và kỹ năng cần thiết để
cung cấp được các dịch vụ đang được kỳ vọng;
(3) Nâng cao
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ CNTT về ngành KH&ĐT.
b) Thiết lập và
bổ nhiệm vị trí “Giám đốc Công nghệ Thông tin” với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:
Theo quy định tại
Khoản 1, Điều 47, Nghị định 64/2007/NĐ-CP, “Thủ trưởng đơn
vị chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước đảm nhận chức danh Giám đốc CNTT,
chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động ứng dụng CNTT”.
Nhiệm vụ, quyền
hạn của Giám đốc CNTT tuân thủ theo quy định tại Khoản 2, Điều
47, Nghị định 64/2007/NĐ-CP .
c) Xây dựng và
đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ
KH&ĐT:
(1) Mỗi đơn vị
cần có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc ứng dụng CNTT;
(2) Mỗi đơn vị
cần có Nhóm Quản trị thông tin dữ liệu bao gồm các chuyên gia tư vấn, hoạch định
việc ứng dụng CNTT cho đơn vị và các cán bộ quản trị mạng (trực tiếp quản trị
mạng nội bộ của đơn vị và hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ cho việc ứng dụng CNTT tại
đơn vị);
(3) Xây dựng cơ
chế để các cán bộ thuộc Nhóm Quản trị thông tin dữ liệu về mặt nghiệp vụ hoạt
động như những chân rết của đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT tại
các đơn vị, có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT, được đào tạo theo chương trình đào tạo cán bộ chung của đơn vị
chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT;
(4) Ban hành
chính sách ưu tiên, khuyến khích và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ
cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT.
3.2. Thu thập,
quản trị và chia sẻ thông tin và dữ liệu như một chiến lược chủ chốt của Bộ
KH&ĐT
Tiến hành xem xét
chi tiết về yêu cầu thông tin dữ liệu của các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT để xác
định các thành phần chung và thống nhất được về dữ liệu đặc tả chung của Bộ
KH&ĐT:
(1) Xác định
yêu cầu về thông tin và dữ liệu cần thiết cho Bộ KH&ĐT (bao gồm hệ thống
các chỉ tiêu, khối lượng và tần suất dữ liệu, khái niệm, nội dung, cấu trúc,
khuôn dạng của dữ liệu, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập thông tin dữ liệu, cơ
quan cung cấp, người sử dụng, mục đích sử dụng, các vấn đề bảo mật và nhậy cảm
liên quan tới yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy của thông tin dữ liệu);
(2) Xác định và
quản lý kho dữ liệu đặc tả của Bộ KH&ĐT, làm cho kho dữ liệu này tương
thích trong phạm vi Bộ KH&ĐT và tương thích với các cơ quan gửi thông tin,
dữ liệu tới Bộ KH&ĐT;
(3) Xây dựng thí
điểm phương thức thu thập thông tin Thống kê theo phương pháp biểu mẫu điện tử
(E-Form), ứng dụng công nghệ scanning, công nghệ nhận dạng ký tự thông minh
(ICR) để xử lý số liệu thu thập từ các cuộc điều tra, tổng điều tra;
(4) Thiết lập
chính sách điều phối việc truy nhập tới thông tin, dữ liệu dùng chung và việc
hợp tác trong xử lý thông tin dữ liệu trong Bộ KH&ĐT;
(5) Thống nhất,
ban hành quy chế về truyền dữ liệu từ các cơ quan tới Bộ KH&ĐT (dữ liệu nào
cần được truyền, khi nào, theo khuôn dạng nào);
Xây dựng Kế
hoạch lưu trữ và xử lý dữ liệu của Bộ KH&ĐT hỗ trợ việc quản lý các dữ liệu
và dữ liệu đặc tả đa dạng và cho phép sử dụng chung, xử lý hợp tác giữa các đơn
vị thuộc Bộ KH&ĐT. Kế hoạch này cần xác định các thiết bị phần cứng và phần
mềm cần thiết để lưu trữ và quản lý thông tin dữ liệu, phương thức và chi phí
chuyển đổi dữ liệu, đồng thời cũng cần xác định cơ cấu tổ chức, nhân lực và kỹ
năng cần thiết để vận hành các hệ thống. Trong kế hoạch này cần xác định ra một
đơn vị tổ chức chịu trách nhiệm về việc triển khai Kế hoạch này.
Tiến hành triển
khai việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu trong Bộ KH&ĐT một
cách nhất quán theo kế hoạch trên đối với cả thông tin dữ liệu có cấu trúc lẫn
phi cấu trúc. Tiến tới sử dụng các thông tin dữ liệu dưới dạng điện tử thay cho
dạng trên giấy như hiện nay để thuận tiện cho việc lưu trữ, khai thác và trao
đổi trên mạng theo mô hình xử lý hợp tác. Các thông tin dữ liệu sau khi được
thu thập cần được bổ sung thêm các dữ liệu đặc tả cần thiết. Ứng dụng công nghệ
ảnh số hoá tài liệu (Document Imaging), nhận dạng ký tự OCR (Optical Character
Recognition) để xây dựng Hệ thống Quản lý công văn và Hồ sơ công việc.
3.3. Thiết kế,
phát triển và triển khai các Hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ các quy trình
nghiệp vụ chính của Bộ KH&ĐT
Tập trung vào
đầu tư thiết kế và xây dựng và triển khai Hệ thống phần mềm ứng dụng cho Bộ
KH&ĐT, để quản lý được dữ liệu và các dữ liệu đặc tả cần thiết, nâng cao
khả năng truy nhập dữ liệu, hỗ trợ việc xử lý hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa
các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT. Trong một số trường hợp có thể phải cải tiến các
quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với phương thức xử lý dữ liệu trên mạng máy
tính điện tử.
Cần xây dựng Thiết
kế tổng thể Hệ thống phần mềm ứng dụng cho Bộ KH&ĐT; xây dựng và ban hành
tài liệu Hướng dẫn phát triển các phần mềm ứng dụng cho Bộ KH&ĐT để quản lý
thống nhất việc phát triển, triển khai các phần mềm ứng dụng trong Bộ
KH&ĐT.
3.4. Phát triển
Hạ tầng kỹ thuật CNTT
Tiếp tục phát triển
Trung tâm dữ liệu và mạng truyền thông hiện đại, mở rộng kết nối đến các đơn vị
trong phạm vi toàn quốc, tới các bộ/ngành liên quan, đáp ứng được các yêu cầu
lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu của Bộ KH&ĐT, đảm bảo các yêu cầu tính
năng, an toàn và bảo mật. Cung cấp phương tiện hỗ trợ cho việc sao lưu dự phòng
và khắc phục sự cố hệ thống.
4. Xây dựng chế độ ưu đãi đối với cán bộ công chức, viên
chức chuyên trách về CNTT
Nghiên cứu đề
xuất chế độ ưu đãi về hệ số lương và đào tạo nâng cao năng lực nghề nghiệp về
ứng dụng CNTT.
5. Huy động và đảm bảo nguồn vốn thực hiện kế hoạch tổng thể
ứng dụng CNTT giai đoạn 2010-2015
Huy động các
nguồn vốn trong nước và ngoài nước để thực hiện từng phần các chương trình
trọng điểm. Tập trung vốn cho triển khai thực hiện các dự án ưu tiên cấp quốc
gia và các dự án ưu tiên cấp Bộ. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA để thực hiện
các dự án lớn. Đảm bảo vốn đối ứng của Việt Nam cho các dự án đã được phê duyệt
để triển khai thực hiện theo đúng tiến độ.
6. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế
Tranh thủ và
tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân
hàng Thế giới, Ngân hàng ADB, UNDP, EU... trong các lĩnh vực như:
(1) Tư vấn, hỗ
trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, đào tạo về phát triển ứng dụng
CNTT;
(2) Phát triển
ứng dụng CNTT cho một số dự án cụ thể của Bộ KH&ĐT.
Hợp tác chặt chẽ
với các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng và triển khai Chính phủ điện
tử, đảm bảo thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và
liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, chú ý quan
tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giai đoạn triển khai
Việc ứng dụng
CNTT cho Bộ KH&ĐT trong giai đoạn 2011-2015 được chia thành 2 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1
(2011-2013): Xây dựng nền tảng cơ sở cho ứng dụng CNTT
Tập trung vốn
đầu tư để hoàn thành các dự án đã khởi công hoặc được phê duyệt đầu tư trong
giai đoạn 2005-2010, đồng thời khẩn trương chuẩn bị đầu tư và sớm triển khai
một số dự án cấp bách, bao gồm:
(1) Xây dựng
môi trường thể chế, pháp lý và chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT
trong Bộ KH&ĐT, thực hiện phần lớn 2 dự án:
Dự án
KHĐT-DA01: Xây dựng môi trường, thể chế và chính sách về ứng dụng CNTT của Bộ
KH&ĐT.
Dự án
KHĐT-DA02: Áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin.
(2) Xây dựng Thiết
kế tổng thể Hệ thống và triển khai các hạng mục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đào
tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết:
Dự án
KHĐT-DA03: Nâng cấp hạ tầng CNTT của Bộ KH&ĐT (Giai đoạn 1 (2007-2011) đã
được phê duyệt).
Dự án
KHĐT-DA04: Xây dựng Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.
Dự án
KHĐT-DA05: Xây dựng Thiết kế tổng thể Hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT
giai đoạn 2011-2015.
Dự án
KHĐT-DA19: Đào tạo nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT.
(3) Triển khai
các dự án có nhu cầu cấp thiết thuộc Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát
triển Bộ KH&ĐT điện tử:
Dự án KHĐT-DA06:
Xây dựng Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử
dụng vốn của Nhà nước.
Dự án KHĐT-DA07:
Xây dựng Hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài (đã được phê duyệt).
Dự án KHĐT-DA08:
Xây dựng CSDL thi đua – khen thưởng của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT (đã
được phê duyệt).
Dự án
KHĐT-DA09: Xây dựng CSDL cán bộ công chức, viên chức của Bộ KH&ĐT (đã được
phê duyệt).
Dự án
KHĐT-DA10: Nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (đã được phê
duyệt).
Dự án
KHĐT-DA11: Xây dựng CSDL quốc gia về các dự án đầu tư. Dự án KHĐT-DA12: Xây
dựng Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội.
Dự án
KHĐT-DA13: Xây dựng Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch
5 năm và hàng năm.
Dự án
KHĐT-DA14: Xây dựng Hệ thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế - xã hội.
Dự án
KHĐT-DA15: Xây dựng CSDL quốc gia về doanh nhiệp.
Dự án
KHĐT-DA16: Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ.
Dự án
KHĐT-DA17: Xây dựng Hệ thống quản lý Kho lưu trữ và Thư viện của Bộ KH&ĐT.
(4) Tiếp tục
triển khai các hạng mục còn lại của các hợp phần của Dự án KHĐT-DA18: Phát triển
CNTT cho TCTK theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt (đã thực hiện ước khoảng 2/3
tổng mức đầu tư của dự án).
1.2. Giai đoạn
2 (2014-2015): Mở rộng triển khai ứng dụng CNTT
Các hướng triển
khai chính của Giai đoạn 2, bao gồm:
(1) Tiếp tục
triển khai các dự án xây dựng môi trường thể chế, pháp lý và chính sách thúc
đẩy ứng dụng CNTT, dự án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT và đào tạo phát triển nguồn
nhân lực CNTT: Dự án KHĐT-DA01, KHĐT-DA03, KHĐT-DA19;
(2) Tiếp tục
triển khai các dự án, tiểu dự án cho các lĩnh vực quản lý chuyên ngành trong Bộ
KH&ĐT thuộc Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển Bộ KH&ĐT điện
tử: KHĐT-DA06, KHĐT-DA11, KHĐT-DA12, KHĐT- DA13, KHĐT-DA14, KHĐT-DA15,
KHĐT-DA16;
(3) Bổ sung các
dự án đầu tư cấp bách khác trong trường hợp có sự biến động lớn về CCHC, quản
lý chất lượng và thông tin, ứng dụng CNTT;
(4) Lập, thẩm
định và trình phê duyệt Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
KH&ĐT giai đoạn tiếp theo 2016-2020.
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Tăng cường
năng lực chỉ đạo về CNTT của Bộ KH&ĐT
Kiến nghị Bộ
trưởng Bộ KH&ĐT xem xét, quyết định một trong 2 phương án dưới đây:
Phương án 1:
(1) Thành lập
Ban Chỉ đạo chung về CCHC, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và ứng dụng
CNTT của Bộ KH&ĐT trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo về CCHC với Ban chỉ đạo
về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và bổ sung chức năng chỉ đạo về ứng
dụng CNTT và bổ sung 01 thành viên Ban Chỉ đạo để phụ trách công tác chỉ đạo về
ứng dụng CNTT;
(2) Củng cố và bổ
sung bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo chung về CCHC, quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO và ứng dụng CNTT, bao gồm: Tổ giúp việc về CCHC (đã có); Tổ giúp việc
về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO (đã có); bổ sung Tổ giúp việc về ứng
dụng CNTT, gồm: Đại diện lãnh đạo đơn vị chuyên trách về CNTT làm Tổ trưởng và lãnh
đạo một số đơn vị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai các ứng
dụng CNTT quan trọng của Bộ KH&ĐT là thành viên.
Ban Chỉ đạo chung
này có trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động về CCHC, quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO và ứng dụng CNTT phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực
hiện, điều phối có hiệu quả công việc giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong
Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT, việc phối hợp giữa Trung ương với các địa
phương; gắn quá trình CCHC, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và ứng dụng
CNTT với nhau.
Định kỳ hàng
quý, Tổ giúp việc về ứng dụng CNTT lập báo cáo Bộ trưởng và Ban chỉ đạo quốc
gia về CNTT tình hình phát triển ứng dụng CNTT, thực hiện chính phủ điện tử tại
Bộ KH&ĐT; căn cứ tình hình phát triển trong từng giai đoạn, phối hợp với
đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT trình Bộ trưởng xem xét, quyết
định điều chỉnh Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh thực tế.
Phương án 2:
(1) Thành lập
Ban Chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT theo quy định của pháp luật;
thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về ứng dụng CNTT, gồm: Đại diện lãnh đạo đơn
vị chuyên trách về CNTT làm Tổ trưởng và lãnh đạo một số đơn vị có vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy triển khai các ứng dụng CNTT quan trọng của Bộ
KH&ĐT là thành viên.
(2) Phê duyệt
Khung quản lý chất lượng và thông tin, trong đó: a/ Giao Tổ giúp việc Ban chỉ
đạo về áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện những nhiệm vụ
thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng; b/ Giao Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về ứng dụng
CNTT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức thực
hiện những nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ứng dụng CNTT.
Định kỳ hàng quý,
Tổ giúp việc về ứng dụng CNTT lập báo cáo gửi Bộ trưởng và Ban chỉ đạo quốc gia
về CNTT về tình hình phát triển ứng dụng CNTT, thực hiện chính phủ điện tử tại
Bộ KH&ĐT; căn cứ tình hình phát triển trong từng giai đoạn, phối hợp với
đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT trình Bộ trưởng xem xét, quyết
định điều chỉnh Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh thực tế.
2.2. Đơn vị
chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
Đơn vị này có
vai trò và trách nhiệm như sau:
(1) Là đơn vị
tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý thống nhất các hoạt động ứng dụng CNTT trong phạm
vi Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT, là hạt nhân về phát triển, ứng dụng CNTT
của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT, là đầu mối phối hợp và điều phối các hoạt
động phát triển ứng dụng CNTT và thực hiện Chính phủ điện tử tại Bộ KH&ĐT,
là đầu mối tổ chức trao đổi kinh nghiệm, dữ liệu và các tài nguyên về CNTT với
các đơn vị khác ngoài Bộ KH&ĐT;
(2) Tham mưu
cho Bộ trưởng và Ban chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong việc ứng dụng CNTT của Bộ
KH&ĐT; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng, rà soát
điều chỉnh Kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT; định kỳ theo
quý, lập báo cáo gửi Bộ trưởng và Ban chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT
về tình hình triển khai Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
KH&ĐT và ngành KH&ĐT;
(3) Chủ trì,
phối hợp với các đơn vị liên quan và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về ứng dụng CNTT
của Bộ KH&ĐT tổ chức điều phối các dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Bộ
KH&ĐT; tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật CNTT cho các đơn vị được giao làm chủ
đầu tư trong việc xây dựng, triển khai các dự án đầu tư ứng dụng CNTT có trong
Kế hoạch tổng thể được phê duyệt và việc quản lý thực hiện các dự án được giao
làm chủ đầu tư; tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức quản lý thực hiện các
dự án đầu tư ứng dụng CNTT của Bộ KH&ĐT.
2.3. Các đơn vị
trực thuộc Bộ KH&ĐT
Các đơn vị trực
thuộc Bộ KH&ĐT có trách nhiệm:
(1) Khẩn trương
xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu
cầu triển khai các ứng dụng CNTT của đơn vị trước mắt cũng như lâu dài;
(2) Căn cứ Kế
hoạch tổng thể được phê duyệt, khẩn trương tổ chức xây dựng dự án đầu tư ứng
dụng CNTT được giao chủ trì đúng tiến độ và quy định của pháp luật, trình Lãnh
đạo Bộ KH&ĐT để tổ chức thẩm định, phê duyệt đầu tư theo quy định của pháp
luật;
(3) Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan trong quá trình
thực hiện đầu tư các dự án ứng dụng CNTT đã được phê duyệt theo quy định của
pháp luật hiện hành; gửi Báo cáo kết quả thực hiện hàng quý cho đơn vị chuyên
trách về CNTT của Bộ KH&ĐT để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo ứng
dụng CNTT của Bộ KH&ĐT và Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT theo quy định của
pháp luật.
Phần D.
NGUỒN
VỐN ĐỂ THỰC HIỆN
I. NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Vốn đầu tư
phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Vốn chi
thường xuyên hàng năm có tính chất đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước.
II. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN
TỪNG PHẦN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM:
1. Tập trung
vốn cho việc triển khai thực hiện các dự án ưu tiên cấp quốc gia và các dự án
ưu tiên cấp Bộ.
2. Tích cực,
chủ động tìm kiếm các nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án lớn, đồng thời đảm
bảo đầy đủ nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA đã được phê duyệt đầu tư đúng
quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo đầy
đủ nguồn vốn đối với các dự án đã được phê duyệt đầu tư đúng quy định của pháp
luật để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.
III. KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
TRỌNG ĐIỂM:
1. Tổng nhu cầu
vốn đầu tư để thực hiện các Chương trình, dự án đầu tư trọng điểm đến năm 2015
là 780.202 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 1
(2010-2013): 604.853 triệu đồng, trong đó:
- Đã được phê
duyệt đầu tư: 297.050 triệu đồng;
- Chưa được phê
duyệt đầu tư: 307.803 triệu đồng.
Giai đoạn 2
(2014-2015): 175.349 triệu đồng (chưa được phê duyệt)
2. Tổng nhu cầu
vốn cho các dự án đầu tư mới: 714.232 triệu đồng.
3. Phân bổ theo
loại Chương trình, dự án:
a) Các dự án
thuộc Chương trình xây dựng môi trường, thể chế, pháp lý, chính sách thúc đẩy
ứng dụng và phát triển CNTT&TT của Chính phủ:
Tổng nhu cầu
vốn đầu tư: 13.800 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 1
(2010-2013): 8.800 triệu đồng (chưa được phê duyệt)
Giai đoạn 2
(2014-2015): 5.000 triệu đồng (chưa được phê duyệt)
b) Các dự án Chương
trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT, phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam:
Tổng nhu cầu
vốn đầu tư: 691.892 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 1
(2007-2013): 525.243 triệu đồng, trong đó:
- Đã phê duyệt
đầu tư: 254.040 triệu đồng
- Chưa được phê
duyệt đầu tư: 271.203 triệu đồng
Giai đoạn 2
(2014-2015): 166.649 triệu đồng (chưa được phê duyệt)
c) Các dự án thuộc
Chương trình Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet và Phát triển nguồn nhân
lực về CNTT&TT của Chính phủ:
Tổng nhu cầu
vốn đầu tư là 74.510 triệu đồng, trong đó:
Giai đoạn 1
(2010-2013): 70.810 triệu đồng
- Đã được phê
duyệt đầu tư: 43.010 triệu đồng
- Chưa được phê
duyệt đầu tư: 27.800 triệu đồng
Giai đoạn 2
(2014-2015): 3.700 triệu đồng (chưa được phê duyệt)
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CẦN ƯU TIÊN
TẬP TRUNG ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015
(Giai đoạn 1: Đã được phê duyệt đầu tư tổng cộng là
299.950 triệu đồng)
TT
|
Tên dự án
|
Nhu cầu vốn đầu tư dự án
(triệu đồng)
|
Dự kiến thời gian thực hiện
|
Giai đoạn 1
2010-2013
|
Giai đoạn 2
2014-2015
|
|
TỔNG CỘNG
|
780.202
|
604.853
|
175.349
|
I
|
Các dự án
thuộc Chương trình xây dựng môi trường thể chế, pháp lý, chính sách thúc đẩy ứng
dụng và phát triển CNTT&TT của Chính phủ
|
13.800
|
8.800
|
5.000
|
1
|
KHĐT-DA01:
Xây dựng môi trường, thể chế và chính sách về CNTT
|
10.800
|
5.800
|
5.000
|
2
|
KHĐT-DA02: Áp
dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin
|
3.000
|
3.000
|
|
II
|
Các dự án
thuộc Chương trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT, phát triển Chính phủ điện tử
ở Việt Nam
|
691.892
|
525.243
|
166.649
|
1
|
KHĐT-DA05: Xây
dựng Thiết kế tổng thể Hệ thống ứng dụng CNTT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giai
đoạn 2011-2015
|
4.000
|
4.000
|
|
2
|
KHĐT-DA06: Xây
dựng Hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử
dụng vốn của Nhà nước
|
58.000
|
30.000
|
28.000
|
3
|
KHĐT-DA07: Xây
dựng Hệ thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài
|
15.000
|
15.000
(đã phê duyệt)
|
|
4
|
KHĐT-DA08: Xây
dựng CSDL thi đua – khen thưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ngành Kế hoạch
và Đầu tư
|
1.000
|
1.000
(đã phê duyệt)
|
|
5
|
KHĐT-DA09: Xây
dựng CSDL cán bộ công chức, viên chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
1.580
|
1.580
(đã phê duyệt)
|
|
6
|
KHĐT-DA10:
Nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc
|
2.960
|
2.960
(đã phê duyệt)
|
|
7
|
KHĐT-DA11:
Xây dựng CSDL quốc gia về các dự án đầu tư
|
35.000
|
25.000
|
10.000
|
8
|
KHĐT-DA12:
Xây dựng Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội
|
75.600
|
38.800
|
36.800
|
9
|
KHĐT-DA13:
Xây dựng Hệ thống thông tin theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và
hàng năm
|
26.800
|
16.800
|
10.000
|
10
|
KHĐT-DA14:
Xây dựng Hệ thống thông tin phân tích và dự bào kinh tế - xã hội
|
|
|
|
11
|
KHĐT-DA15:
Xây dựng CSDL quốc gia về doanh nghiệp
|
25.000
|
5.000
|
20.000
|
12
|
KHĐT-DA16: Ứng
dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ
|
55.000
|
30.000
|
25.000
|
13
|
KHĐT-DA17:
Xây dựng Hệ thống quản lý Kho lưu trữ và Thư viện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
2.900
|
2.900
|
|
14
|
KHĐT-DA18:
Phát triển CNTT cho TCTK
|
233.500
|
233.500
(đã phê duyệt)
|
|
14.1
|
Hợp phần B.0:
Quản lý dự án
|
|
|
|
14.2
|
Hợp phần B.1:
Nâng cấp Cơ sở Hạ tầng CNTT&TT của TCTK
|
|
|
|
14.3
|
Hợp phần B.2:
Cải tiến luồng dữ liệu và phân tích thống kê bằng CNTT&TT
|
|
|
|
14.4
|
Hợp phần B.3:
Thiết lập Cổng điện tử và Mạng thông tin nội bộ TCTK
|
|
|
|
III
|
Các dự án
thuộc các chương trình Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet và Phát
triển nguồn nhân lực về CNTT&TT của Chính phủ
|
74.510
|
70.810
|
3.700
|
1
|
KHĐT-DA03:
Nâng cấp hạ tầng CNTT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
63.010
|
63.010
(đã phê duyệt 43.010)
|
|
2
|
KHĐT-DA19:
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT
|
8.500
|
4.800
|
3.700
|
3
|
KHĐT-DA04:
Xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.
|
3.000
|
3.000
|
|
Phần E.
CÁC
GIẢI PHÁP
Các giải pháp
chủ yếu thực hiện Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ
KH&ĐT giai đoạn 2011-2015 được xác định dựa trên việc cụ thể hoá các giải
pháp chính đã được nêu trong “Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và
Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” cho Bộ
KH&ĐT.
I. NÂNG CAO NHẬN THỨC
Nâng cao nhận
thức về vai trò, vị trí và chiến lược ứng dụng CNTT của tất cả cán bộ của Bộ
KH&ĐT, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo Bộ KH&ĐT và lãnh đạo các đơn vị:
(1) CNTT là
công cụ quan trọng hàng đầu để xây dựng “Bộ KH&ĐT điện tử”, đáp ứng các yêu
cầu theo chức năng, nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề hiện tại của Bộ
KH&ĐT;
(2) Vai trò
lãnh đạo của các cấp cán bộ quản lý trong Bộ KH&ĐT là yếu tố quan trọng,
đảm bảo cho việc triển khai thành công Kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT trong
hoạt động của Bộ KH&ĐT. Các cấp lãnh đạo trong Bộ KH&ĐT cần quan tâm
thực sự đến việc ứng dụng CNTT, coi đây là công tác trọng tâm then chốt cho
việc xây dựng “Bộ KH&ĐT điện tử”, cần đặc biệt ưu tiên, thường xuyên chỉ
đạo và theo dõi tình hình triển khai.
(3) Cần xây
dựng văn hoá, phong cách làm việc mới, có sự hợp tác giữa các đơn vị trong Bộ
KH&ĐT, chia sẻ dữ liệu chung của Bộ KH&ĐT.
Các biện pháp
cụ thể thực hiện giải pháp này bao gồm:
1. Lập kế hoạch
cho các nhóm cán bộ quản lý chủ chốt của Bộ KH&ĐT tham quan các tổ chức của
các nước khác có điều kiện tương tự để tìm hiểu cách quản trị các dữ liệu và
tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ các chức năng
nghiệp vụ và điều hành.
2. Xây dựng một
chương trình các buổi thuyết trình, hội thảo cho lãnh đạo Bộ KH&ĐT và các
đơn vị Bộ KH&ĐT để trình bầy về nhu cầu thay đổi văn hoá, phong cách làm
việc mới, hợp tác, chia sẻ thông tin và vai trò thủ lĩnh cần có của các cấp
lãnh đạo Bộ KH&ĐT.
3. Thực hiện chương
trình tuyên truyền, phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn Bộ
KH&ĐT nhằm phát triển ứng dụng CNTT.
II. HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG BỘ KH&ĐT
Khẩn trương xây
dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm, các quy chế nội bộ, tạo môi trường thuận
lợi cho việc ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT:
1. Kế hoạch
tổng thể ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ KH&ĐT giai đoạn 2010-2015;
2. Kế hoạch ứng
dụng CNTT hàng năm;
3. Các văn bản
quy phạm về quy chế phối hợp, cung cấp và khai thác thông tin dữ liệu giữa Bộ
KH&ĐT và các Bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp: Trách nhiệm cung
cấp thông tin dữ liệu, quyền hạn khai thác thông tin, mẫu và chế độ báo cáo,
khuôn mẫu và phương thức trao đổi dữ liệu.
4. Quy chế sử
dụng Hệ thống thông tin Bộ KH&ĐT, Quy chế về cập nhật, khai thác và chia sẻ
thông tin dữ liệu giữa các đơn vị trong Bộ KH&ĐT.
5. Khung Quản
lý Chất lượng và Thông tin của Bộ KH&ĐT (bao gồm cả các tiêu chuẩn và quy định
cụ thể về khuôn dạng dữ liệu, giao thức truyền tin... để phục vụ trao đổi dữ
liệu).
6. Quy định bắt
buộc ứng dụng CNTT, xử phạt khi không chấp hành tốt.
7. Chính sách
ưu tiên, khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong Bộ KH&ĐT.
III. NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CNTT CỦA BỘ KH&ĐT
1. Về Tổ chức
& Nhân lực
a) Tổ chức, xây
dựng lại các đơn vị chuyên trách về CNTT hiện nay xây dựng một đơn vị đầu mối
thống nhất chuyên trách về CNTT trong toàn ngành Kế hoạch, Thống kê:
Đây là quy định
tại Khoản 1, Điều 45, Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ về
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: “Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ
chuyên trách về công nghệ thông tin trong ngành mình”.
Xét theo quy mô
hiện nay và vai trò quan trọng của Bộ KH&ĐT sau khi có quyết định chuyển TCTK
vào Bộ KH&ĐT, căn cứ theo vai trò quan trọng của CNTT trong việc xây dựng
Bộ KH&ĐT điện tử, cần thành lập đơn vị chuyên trách về CNTT ở cấp Cục với
tên gọi là “Cục Công nghệ thông tin”. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, việc thành
lập các Cục tin học tương tự (Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Bưu Chính
Viễn Thông, Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính, Cục Tin học Thống
kê - Tổng cục Hải Quan, Cục Tin học Ngân hàng - Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
Cục Tin học nghiệp vụ - Bộ Công An, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và
Đào tạo) đã thúc đẩy đáng kể việc phát triển và ứng dụng CNTT ở các ngành này.
Cục CNTT có thể được tổ chức thành những bộ phận chuyên về chức năng quản lý
nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT, các trung tâm chuyên về cung cấp các
dịch vụ vận hành, quản lý, hỗ trợ kỹ thuật.
Chức năng, nhiệm
vụ chính của Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT này cần tuân thủ Điều
46, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP:
1. Đề xuất, xây
dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm về ứng dụng CNTT.
2. Xây dựng quy
chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành KH&ĐT, trình
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT xem xét, quyết định.
3. Thu thập,
lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ
KH&ĐT.
4. Quản lý, vận
hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều
hành, tác nghiệp của ngành KH&ĐT; bảo đảm kỹ thuật, an toàn thông tin.
5. Xây dựng và
duy trì hoạt động trang thông tin điện tử của ngành; tổ chức triển khai bảo đảm
kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công.
Tăng cường năng
lực của Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT để đảm bảo vai trò đầu tầu
trong việc ứng dụng CNTT đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ của Bộ:
(1) Tổ chức
tham quan, đào tạo tại nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng của các cán bộ chuyên
trách về CNTT trong các lĩnh vực: vai trò chủ đạo về CNTT trong cơ quan, quản
trị nghiệp vụ, quản trị dữ liệu và dữ liệu đặc tả, các kỹ năng kỹ thuật (quản
trị hệ thống, phát triển ứng dụng, hỗ trợ kỹ thuật) theo yêu cầu cần có.
(2) Xem xét lại
cấu trúc, quy mô và kinh phí dành cho Đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT để đảm bảo cho đơn vị này có đủ nguồn lực và kỹ năng cần thiết để
cung cấp được các dịch vụ đang được kỳ vọng.
(3) Nâng cao
nhận thức, hiểu biết và các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của ngành KH&ĐT
cho cán bộ CNTT của Bộ KH&ĐT.
b) Thiết lập và
bổ nhiệm vị trí “Giám đốc CNTT” với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:
Theo quy định tại
Khoản 1, Điều 47, Nghị định 64/2007/NĐ-CP: “Thủ trưởng đơn
vị chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước đảm nhận chức danh Giám đốc CNTT,
chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động ứng dụng CNTT”.
Nhiệm vụ, quyền
hạn của Giám đốc CNTT cần tuân quy định tại Khoản 2, Điều 47,
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP .
c) Xây dựng và
đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ
KH&ĐT:
(1) Mỗi đơn vị
cần có một cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động nghiệp vụ.
(2) Mỗi đơn vị
cần có một Nhóm Quản trị thông tin dữ liệu bao gồm các chuyên gia tư vấn, hoạch
định ứng dụng CNTT cho đơn vị và các cán bộ quản trị mạng (trực tiếp quản trị
mạng nội bộ của đơn vị và hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ cho việc ứng dụng CNTT tại
đơn vị).
(3) Xây dựng cơ
chế để các cán bộ thuộc Nhóm Quản trị thông tin dữ liệu về mặt nghiệp vụ hoạt
động như những chân rết của đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT tại
các đơn vị, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên trách về CNTT của Bộ
KH&ĐT, được đào tạo theo chương trình đào tạo cán bộ chung của đơn vị
chuyên trách về CNTT của Bộ KH&ĐT.
(4) Ban hành
chính sách ưu tiên, khuyến khích và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ
cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT trong Bộ KH&ĐT.
2. Thực hiện
quản trị thông tin và dữ liệu như một chiến lược chủ chốt
Tiến hành xem
xét chi tiết về yêu cầu thông tin dữ liệu của các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT để
xác định các thành phần chung và thống nhất được về dữ liệu đặc tả chung của Bộ
KH&ĐT:
(1) Xác định
yêu cầu về thông tin và dữ liệu cần thiết cho Bộ KH&ĐT (bao gồm hệ thống
các chỉ tiêu, khối lượng và tần suất dữ liệu, khái niệm, nội dung, cấu trúc,
khuôn dạng của dữ liệu, đơn vị chịu trách nhiệm thu thập thông tin dữ liệu, cơ
quan cung cấp, người sử dụng, mục đích sử dụng, các vấn đề bảo mật và nhậy cảm
liên quan tới yêu cầu, yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy của thông tin dữ
liệu);
(2) Xác định và
quản lý kho dữ liệu đặc tả của Bộ KH&ĐT, làm cho kho dữ liệu này tương
thích trong phạm vi Bộ và tương thích với các cơ quan gửi thông tin, dữ liệu
tới Bộ;
(3) Thiết lập
chính sách điều phối việc truy nhập tới thông tin, dữ liệu dùng chung và việc
hợp tác trong xử lý thông tin dữ liệu trong Bộ KH&ĐT;
(4) Thống nhất,
ban hành quy chế về truyền dữ liệu từ các cơ quan tới Bộ KH&ĐT (dữ liệu nào
cần được truyền, khi nào, theo khuôn dạng nào).
Xây dựng Kế
hoạch lưu trữ và xử lý dữ liệu của Bộ KH&ĐT, hỗ trợ việc quản lý các dữ
liệu và dữ liệu đặc tả đa dạng và cho phép sử dụng chung, xử lý hợp tác giữa
các đơn vị trong Bộ KH&ĐT. Kế hoạch này cần xác định các thiết bị phần cứng
và phần mềm cần thiết để lưu trữ và quản lý thông tin dữ liệu, phương thức và
chi phí chuyển đổi dữ liệu, đồng thời cũng cần xác định cơ cấu tổ chức, nhân lực
và kỹ năng cần thiết để vận hành các hệ thống. Trong kế hoạch này cần xác định
ra một đơn vị tổ chức chịu trách nhiệm về việc triển khai Kế hoạch này.
Tiến hành triển
khai việc thu nhận, lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu trong Bộ KH&ĐT một
cách nhất quán theo kế hoạch trên đối với cả thông tin dữ liệu có cấu trúc lẫn
phi cấu trúc. Tiến tới sử dụng các thông tin dữ liệu dưới dạng điện tử thay cho
dạng trên giấy hiện nay để thuận tiện cho việc lưu trữ, khai thác và lưu chuyển
trên mạng theo mô hình xử lý hợp tác. Các thông tin dữ liệu sau khi được thu
nhận cần được bổ sung thêm các dữ liệu đặc tả. Ứng dụng công nghệ ảnh số hoá tài
liệu (Document Imaging), nhận dạng ký tự OCR (Optical Character Recognition) để
xây dựng Hệ thống Quản lý Hồ sơ tài liệu lưu trữ.
3. Thiết kế,
phát triển và triển khai các Hệ thống phần mềm ứng dụng hỗ trợ các quy trình
nghiệp vụ chính của Bộ KH&ĐT
Tập trung vào
đầu tư thiết kế và xây dựng và triển khai Hệ thống phần mềm ứng dụng cho Bộ
KH&ĐT, để quản lý được dữ liệu và các dữ liệu đặc tả cần thiết, nâng cao
khả năng truy nhập dữ liệu, hỗ trợ việc xử lý hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa
các đơn vị trong Bộ KH&ĐT. Trong một số trường hợp có thể cần cải tiến quy
trình nghiệp vụ cho phù hợp với phương thức xử lý dữ liệu trên máy tính. Các dự
án ưu tiên đầu tư phát triển gồm:
(1) Xây dựng Thiết
kế tổng thể Hệ thống phần mềm ứng dụng cho Bộ KH&ĐT, xây dựng và ban hành
tài liệu Hướng dẫn phát triển các phần mềm ứng dụng cho Bộ KH&ĐT để quản lý
thống nhất việc phát triển, triển khai các phần mềm ứng dụng trong Bộ
KH&ĐT;
(2) Xây dựng Hệ
thống thông tin về theo dõi, giám sát và đánh giá các dự án đầu tư sử dụng vốn
của Nhà nước;
(3) Xây dựng Hệ
thống quản lý thông tin đầu tư nước ngoài;
(4) Xây dựng
CSDL quốc gia về các dự án đầu tư;
(5) Xây dựng Hệ
thống thông tin kinh tế - xã hội;
(6) Xây dựng Hệ
thống thông tin phân tích và dự báo kinh tế - xã hội;
(7) Xây dựng Hệ
thống thông tin theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng
năm;
(8) Xây dựng
CSDL quốc gia về doanh nghiệp;
(9) Ứng dụng
thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ;
(10) Nâng cấp
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc;
(11) Xây dựng CSDL
thi đua – khen thưởng của Bộ KH&ĐT và ngành KH&ĐT;
(12) Xây dựng
CSDL cán bộ công chức, viên chức Bộ KH&ĐT;
(13) Á áp dụng Hệ
thống quản lý an ninh thông tin theo TCVN ISO/IEC 27001:2009, nhằm tăng cường
hoạt động bảo mật tài sản thông tin tại Bộ KH&ĐT.
(14) Xây dựng
Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.
4. Phát triển
hạ tầng kỹ thuật CNTT
Phát triển
Trung tâm dữ liệu và mạng truyền thông hiện đại, mở rộng kết nối đến các đơn vị
trong phạm vi toàn quốc, tới các Bộ/Ngành liên quan, đáp ứng được các yêu cầu
lưu trữ và xử lý thông tin dữ liệu của Bộ KH&ĐT, đảm bảo các yêu cầu tính
năng, an toàn và bảo mật. Cung cấp phương tiện hỗ trợ cho việc sao lưu dự phòng
và khắc phục sự cố hệ thống.
IV. HUY ĐỘNG VÀ ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
ỨNG DỤNG CNTT
Huy động các
nguồn vốn trong nước và ngoài nước để thực hiện từng phần các chương trình
trọng điểm. Tập trung vốn để triển khai thực hiện các dự án ưu tiên cấp quốc
gia và các dự án ưu tiên cấp Bộ. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA để thực hiện
các dự án lớn. Hỗ trợ và đảm bảo vốn đối ứng của Việt Nam đối với các dự án đã được phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng tiến độ.
V. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Tranh thủ và
tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các tổ chức quốc tế lớn như Ngân
hàng Thế giới, Ngân hàng ADB, UNDP, EU... trong các lĩnh vực:
1. Tư vấn, hỗ
trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, đào tạo về phát triển ứng dụng
CNTT.
2. Phát triển
ứng dụng CNTT cho một số dự án cụ thể của Bộ.
3. Hợp tác chặt
chẽ với các bộ ngành có liên quan trong việc xây dựng và triển khai Chính phủ
điện tử, đảm bảo thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác
và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, quan tâm
hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản
lý sản xuất kinh doanh./.
PHỤ
LỤC 1
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1. Các đơn vị
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nội bộ ngành KH&ĐT, gồm 5 đơn
vị:
(1) Văn phòng
Bộ
(2) Vụ Tổ chức
cán bộ
(3) Vụ Pháp chế
(4) Thanh tra
Bộ
(5) Vụ Thi đua
– Khen thưởng
2. Các đơn vị
quản lý tổng hợp và quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, gồm 12 đơn vị (Tổng cục,
Cục, Vụ):
(1) Vụ Tổng hợp
kinh tế quốc dân
(2) Vụ Kinh tế
địa phương và lãnh thổ
(3) Vụ Kinh tế
đối ngoại
(4) Vụ Quản lý
các khu kinh tế
(5) Vụ Hợp tác
xã
(6) Vụ Giám sát
và Thẩm định đầu tư
(7) Cục Quản lý
đấu thầu
(8) Cục Đầu tư
nước ngoài
(9) Tổng cục
Thống kê
(10) Cục Phát
triển doanh nghiệp
(11) Vụ Quản lý
quy hoạch
(12) Cục Quản
lý đăng ký kinh doanh
3. Các Vụ thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về KH&ĐT trong các lĩnh vực kinh tế theo
ngành, gồm 8 Vụ:
(1) Vụ Tài
chính, tiền tệ: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và toàn ngành Ngân hàng (trừ Ngân hàng Chính sách xã hội), Quỹ hỗ
trợ phát triển, các Quỹ tài chính, Kiểm toán Nhà nước và Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước.
(2) Vụ Kinh tế
công nghiệp: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Công thương và các Tổng Công
ty thuộc ngành, lĩnh vực mà Vụ phụ trách.
(3) Vụ Kinh tế
nông nghiệp: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các Tổng Công ty thuộc ngành, lĩnh vực mà Vụ phụ trách.
(4) Vụ Kinh tế dịch
vụ: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Công thương, Tổng cục Du lịch, Cục Phục
vụ Ngoại giao đoàn, Hội đồng Trung ương liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
(5) Vụ Kết cấu
hạ tầng và đô thị: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin
và Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải (kể cả Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam) và các Tổng Công ty thuộc chuyên ngành xây dựng, giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông.
(6) Vụ Quốc
phòng, an ninh: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ
Tư pháp, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ban Cơ yếu
Chính phủ, Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(7) Vụ Khoa
học, giáo dục, tài nguyên và môi trường: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ
Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt
Nam.
(8) Vụ Lao
động, văn hóa, xã hội: Là đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo
chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt
Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo Nhân dân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung
ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Hội người cao tuổi, Hội người mù, các Hội Văn học - Nghệ thuật và hội xã hội
khác.
4. Các tổ chức
sự nghiệp thuộc Bộ KH&ĐT, gồm 07 đơn vị:
(1) Viện Chiến
lược phát triển
(2) Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương
(3) Trung tâm
Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
(4) Trung tâm
Tin học
(5) Báo Đầu tư
(6) Tạp chí
Kinh tế và Dự báo
(7) Học viện
Chính sách và Phát triển
5. Cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Thống kê (TCTK)
Chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TCTK được quy định trong Nghị định số 93/2007/NĐ-CP
ngày 04/06/2007 của Chính phủ. Theo Điều 1: “Tổng cục Thống kê là tổ chức thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực
hiện quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung
cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân
theo quy định của pháp luật”. Theo Điều 3, Tổng cục Thống kê được tổ chức theo
hệ thống ngành dọc, gồm 3 cấp:
Ở Trung ương:
5.1. Các tổ
chức hành chính tham mưu, giúp việc Tổng cục trưởng, gồm 13 Vụ và cơ quan ngang
Vụ:
(1) Vụ Hệ thống
tài khoản quốc gia
(2) Vụ Phương
pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin
(3) Vụ Thống kê
tổng hợp
(4) Vụ Thống kê
Công nghiệp và Xây dựng
(5) Vụ Thống kê
Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
(6) Vụ Thống kê
Thương mại, Dịch vụ và Giá cả
(7) Vụ Thống kê
Dân số và Lao động
(8) Vụ Thống kê
Xã hội và Môi trường
(9) Vụ Hợp tác
quốc tế
(10) Vụ Tổ chức
cán bộ
(11) Vụ Kế
hoạch tài chính
(12) Thanh tra
(13) Văn phòng
5.2. Các đơn vị
sự nghiệp nhà nước thuộc TCTK, gồm 6 đơn vị:
(1) Viện Nghiên
cứu khoa học thống kê
(2) Trung tâm
Tư liệu thống kê
(3) Tạp chí Con
số và Sự kiện
(4) Trung tâm
Tin học thống kê
(5) Trung tâm
Tin học thống kê khu vực II
(6) Trung tâm
Tin học thống kê khu vực III
5.3. Các đơn vị
sự nghiệp khác, gồm 5 đơn vị:
(1) Nhà xuất
bản Thống kê;
(2) Công ty
Phát hành biểu mẫu Thống kê;
(3) Xí nghiệp
In Thống kê TP. Hồ Chí Minh;
(4) Trường Cao
đẳng Thống kê;
(5) Trường
Trung học Thống kê II.
Ở cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
Có 63 Cục Thống
kê tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Thống kê.
Ở cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
Có 690 Phòng
Thống kê (PTK) quận, huyện trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
PHỤ
LỤC 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược
phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và Định
hướng đến năm 2020, ban hành theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005
của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nghị định số
116/2008/NĐ-CP ngày 14/6/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Quyết định số
48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.
4. Quyết định số
522/QĐ-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về chức năng, nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tin học.
5. Quyết định
số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch
tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010.
6. Báo cáo của
Hợp phần 5 - Dự án ETV2: Kết quả hoạt động Đánh giá Nhu cầu thông tin dữ liệu
của Bộ KH&ĐT, tháng 9/2006.
7. Báo cáo của
Hợp phần 5 - Dự án ETV2: Khung Quản lý Chất lượng và Thông tin (QIMF).
9. Báo cáo
Nghiên cứu khả thi: “Dự án thành phần cho Tổng cục Thống kê của Dự án Phát
triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam”, tháng 8/2005.
10. Kế hoạch
tổng thể ứng dụng Công nghệ thông tin đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phê duyệt kèm theo Quyết định số 568/QĐ-BKH ngày
08/5/2008 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT.
11. Văn bản số 491/BTTTT-UWDCNTT
ngày 25/02/2010 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây
dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011-2015.
12. Quyết định
số 1605/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình
quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
giai đoạn 2011 - 2015./.