ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1044/QĐ-UBND
|
Cần Thơ, ngày 17 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TÁI ĐỊNH
CƯ THUỘC KHU ĐÔ THỊ ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ (ĐOẠN TỪ ĐƯỜNG CÁI SƠN HÀNG BÀNG ĐẾN ĐƯỜNG
TỈNH 923)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng
6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD
ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BXD
ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 1184/TTr-SXD ngày 04 tháng 5 năm
2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật
Khu tái định cư thuộc Khu đô thị đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường Cái Sơn
Hàng Bàng đến đường Tỉnh 923), với các nội dung như sau:
1. Tên dự án : Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư thuộc Khu đô thị đường Nguyễn
Văn Cừ (đoạn từ đường Cái Sơn Hàng Bàng đến đường Tỉnh 923).
2. Người quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
3. Chủ đầu tư: Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ.
4. Mục tiêu và quy mô đầu tư xây dựng:
a) Mục tiêu:
Xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt, giải quyết nhu cầu tái định
cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng các dự án nhà nước thu hồi đất, góp phần đẩy
nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
b) Quy mô đầu tư xây dựng:
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Khu tái định cư thuộc Khu đô thị đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ đường Cái Sơn Hàng Bàng đến đường Tỉnh 923), trên khu đất
khoảng 4,19ha, cung cấp 204 lô nền tái định cư và đáp ứng hạ tầng kỹ thuật cho
252 căn hộ chung cư, dân số dự kiến là 1.824 người, bao gồm các hạng mục: San lấp mặt bằng; Hệ thống đường giao thông; Hệ thống cấp nước - phòng cháy
chữa cháy; Hệ thống thoát nước (nước mưa và nước sinh hoạt);
Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống cấp điện (đường dây và trạm biến áp); Hệ thống
thông tin liên lạc; Hệ thống cây xanh; Hệ thống xử lý nước thải; Cắm mốc nền tái định cư.
- Đầu tư xây dựng các tuyến đường nội
bộ theo quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng
kỹ thuật phục vụ nhu cầu sử dụng của dự án.
- Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
+ Diện tích toàn khu quy hoạch:
41.992,2 m2 (khoảng 4,19 ha).
+ Dân số: 1.824
người;
+ Tầng cao đối với nhà ở tái định cư:
tối đa 04 tầng;
+ Cao độ san nền: +2,53m (hệ cao độ
Quốc gia - Hòn Dấu).
+ Cao độ xây dựng tối thiểu: + 2,80 m
(hệ cao độ Quốc gia - Hòn Dấu).
+ Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng:
2.100KWh/người/năm.
+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 180
lít/người/ngày.
+ Cấp nước công trình công cộng, dịch
vụ: 10% lượng nước sinh hoạt.
+ Cấp nước tưới cây, rửa đường: 8% lượng
nước sinh hoạt.
+ Cấp nước chữa
2 đám cháy đồng thời: 30lít/s.
+ Nước dự phòng, rò rỉ: ≤ 25% tổng lượng nước trên.
+ Thoát nước thải: 80% lưu lượng nước
cấp.
+ Lượng chất thải rắn: 1,3 kg/người/ngày
đêm.
+ Xử lý nước thải sinh hoạt: tiếp nhận
nước thải từ các hộ dân đã được xử lí cục bộ, vận chuyển về các trạm xử lý nước
thải tập trung của dự án sau đó đưa vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
+ Xử lý nước mưa: Nước mưa được thu
vào hệ thống tuyến ống thoát qua các của hố ga và được đưa vào hệ thống thoát
nước chung của thành phố.
+ Xử lý rác: thu gom tập trung tại một
số vị trí trong khu dự án và chuyển rác đến nơi xử lý chung của thành phố.
c) Phương án xây dựng chủ yếu:
- San lấp mặt bằng.
+ Quy mô, diện tích san lấp:
* Diện tích khu đất khoảng: 41.992,2
m2.
* Diện tích san lấp cát khoảng:
41.992,2 m2.
+ Giải pháp về cao độ:
* Cao độ san lấp +2,5m (Hệ cao độ quốc
gia - Hòn Dấu).
* Cao độ hiện trạng trung bình toàn
khu đối với bờ líp là: +1,50m, cao độ trung bình đáy mương
là: +0,934m.
- Hệ thống đường giao thông:
+ Quy mô đầu tư:
* Xây dựng hoàn thiện các tuyến đường
phù hợp với quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 được duyệt.
* Hệ thống giao thông trong khu đảm bảo
lưu thông tiện lợi giữa bên trong và bên ngoài dự án, giữa các khu chức năng với
nhau, đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, cụ thể như bảng sau:
Bảng
thống kê tên đường và lộ giới
STT
|
Tên
đường
|
Lề
trái (m)
|
Lòng
đường (m)
|
Lề
phải (m)
|
Lộ
giới (m)
|
I
|
Giao thông đối ngoại
|
|
|
|
1
|
Đường Nguyễn Văn Cừ
|
|
|
|
II
|
Giao thông nội bộ
|
|
|
|
1
|
Đường D1
|
5
|
9
|
5
|
19
|
2
|
Đường D2
|
3
|
7
|
3
|
13
|
3
|
Đường D3
|
3
|
7
|
3
|
13
|
4
|
Đường D4
|
3
|
7
|
3
|
13
|
5
|
Đường số 9
|
6
|
18
|
6
|
30
|
6
|
Đường số 10
|
6
|
11,5
|
6
|
23,5
|
7
|
Đường số 35
|
3
|
7
|
3
|
13
|
+ Giải pháp về cao độ, độ dốc:
* Cao độ thiết kế đóng vai trò rất
quan trọng trong tình trạng ngập nước khi triều lên sẽ được giải quyết nếu cao
độ thiết kế cao hơn so với cao độ ngập
lụt. Bên cạnh đó, cao độ của tuyến đường làm mới trong dự án này cũng không được
quá cao so với các đường hiện hữu trong khu vực.
* Giải pháp về cao độ, độ dốc:
. Cao độ mép đường là: +2,55m.
. Cao độ đỉnh gò bó vỉa hè là:
+2,70m.
. Độ dốc mặt đường: i = 2,0%; độ dốc
dọc: i = 0,0%.
. Độ dốc ngang vỉa hè : 1,5% (01
mái).
* Giải pháp kết cấu và chỉ tiêu kỹ
thuật:
Căn cứ theo QCVN 07- 4:2016/BXD và Tiêu
chuẩn đường đô thị - yêu cầu thiết kế TCXDVN104-2007, các tuyến đường trong khu
dự án có các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng với cấp hạng thiết kế:
. Loại đường: Đường đô thị.
. Cấp kỹ thuật: 40.
. Tốc độ thiết kế: 40km/h.
. Cấp tải trọng: Trục xe 10 tấn.
. Mặt đường: Cấp cao A1.
. Modun đàn hồi yêu cầu: Eye ≥ 120MPa.
. Cao độ thiết kế mép đường: +2,55 (hệ
cao độ Quốc gia Hòn Dấu).
. Cao độ thiết kế gò bó vỉa: +2,70 (hệ
cao độ Quốc gia Hòn Dấu).
* Kết cấu áo đường: Ech=Eyc* 1,10=
120* 1,10= 132MPa.
. Lớp mặt đường Bê tông nhựa nóng
(BTNC 12,5) dày 7cm.
. Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2.
. Lớp móng trên cấp phối đá dăm loại
1 dày 17cm, Dmax = 25mm, đầm chặt, K ≥ 0,98.
. Lớp móng dưới cấp phối đá dăm loại 2 dày 18cm, Dmax = 37,5mm, đầm chặt, K ≥ 0,98.
. Trải vải địa kỹ thuật phân cách (cường
độ kéo ≥ 15kN/m).
. Đắp cát dày 50cm lớp trên cùng, đầm
chặt K ≥ 0,98, E ≥ 40MPa.
. Đắp cát lớp tiếp theo dày 30cm, đầm
chặt K ≥ 0,95.
* Giải pháp kết cấu vỉa hè:
. Bê tông gờ bó vỉa hè đổ tại chỗ đá 1x2 M250.
. Bê tông gờ chắn lề đổ tại chỗ đá
1x2 M250.
. Vỉa hè lát gạch 30x30cm (tương
đương gạch Terrazzo).
. Lu lèn lớp đá dăm loại I dày 12cm.
. Lớp cát bù lề đường, vỉa hè.
. Lớp cát san lấp đầm chặt K ≥ 0,90.
* Hệ thống cấp nước - phòng cháy chữa
cháy:
. Nguồn cấp nước: Nguồn nước phục vụ
khu quy hoạch đấu nối với đường ống cấp nước hiện hữu D200 đi ngang khu quy hoạch
được bố trí dọc tuyến đường Nguyễn Văn Cừ nối dài. Nguồn
nước thuộc nhà máy nước Bông Vang, nước cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn sinh hoạt,
đủ lưu lượng, áp lực yêu cầu đúng quy định hiện hành.
. Phương án thiết kế: xây dựng mới hệ
thống cấp nước nội vi và đấu nối vào hệ thống cấp nước chung toàn thành phố.
. Hình thức bố trí: Mạng lưới cấp nước
là mạng lưới vòng kết hợp mạng lưới phân nhánh. Được bố trí
dọc dưới vỉa hè đường giao thông chính quanh các khu vực trong khu quy hoạch.
. Mạng lưới cấp nước bao gồm các hệ
thống đường ống phục vụ cho các khu. Mỗi hệ thống đều có
tuyến ống cấp nước chính có đường kính D110mm.
. Ngoài ra trên mạng cấp nước có bố
trí các trụ chữa cháy D110 (khoảng cách giữa các trụ không
quá 150m). Trụ chữa cháy được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa
cháy.
. Loại ống: sử dụng ống HDPE cho toàn
bộ hệ thống cấp nước khu vực, những đoạn ống băng đường sử dụng ống lồng thép để
đảm bảo khả năng chịu lực của ống.
* Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát
nước mưa và hệ thống thoát nước sinh hoạt là hệ thống thoát nước riêng hoàn
toàn, bao gồm:
. Hệ thống thoát nước mưa:
. Giải pháp thiết kế:
.. Nước mưa là loại nước thải quy ước
sạch, nước mưa được thu vào mạng lưới tuyến ống qua các hố thu bố trí 2 bên đường,
tự chảy trong hệ thống cống sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước mưa trên đường
Nguyễn Văn Cừ.
.. Hình thức thoát nước: nước mưa được
vận chuyển trong hệ thống cống kín, bố trí dọc dưới vỉa hè. Đường kính cống thoát nước D400-D800.
.. Trên từng tuyến ống có đặt những hố ga nhằm thu hết nước bề mặt và nước trong lưu vực
tính toán, khoảng cách hố ga 20m-30m.
.. Cống được sử dụng trong hệ thống
thoát nước là loại cống bê tông cốt thép miệng bát đúc sẵn.
.. Đoạn cống trên vỉa hè: tải trọng
thiết kế H10.
.. Đoạn cống qua đường: tải trọng thiết
kế H30.
. Hệ thống thoát nước sinh hoạt:
.. Hiện trạng khu quy hoạch chưa có hệ
thống thoát nước thải sinh hoạt.
.. Nguồn tiếp nhận nước thải: Hệ thống
thoát nước thải sinh hoạt tiếp nhận nước thải từ trong từng căn hộ chảy ra qua
lọc cục bộ bằng hầm tự hoại 03 ngăn và vận chuyển về trạm
xử lý nước thải tại công viên trên đường D1.
. Phương án thiết kế:
.. Hệ thống thoát nước sinh hoạt là hệ
thống thoát nước riêng hoàn toàn.
.. Nước thải tại các khu vệ sinh phải
được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại mới được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt.
Tuyến thu gom nước thải uPVC D200. Sau đó tự chảy về trạm xử lý nước thải đặt ở
công viên giáp với đường Nguyễn Văn Cừ để xử lý đạt cột A theo QCVN
14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt trước khi xả ra hệ thống thoát nước của khu vực.
. Loại cống:
.. Cống trên vỉa hè: cống bê tông cốt
thép D300 (mm), tải trọng H10.
.. Đoạn ống qua
đường: cống bê tông cốt thép D300, tải trọng tính toán
H30.
.. Ống thu gom nước thải: ống uPVC
D200.
* Hệ thống chiếu sáng:
. Nguồn điện cấp cho hệ thống điện
chiếu sáng công cộng được lấy từ nhà trạm biến áp tại chỗ.
. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng
được thiết kế theo các giá trị sau:
.. Trị số độ rọi và độ chói được tính
trên dải có hoạt động vận chuyển của đường phố cấp III.
.. Độ rọi trung bình: Etb = 6Lux.
.. Độ chói trung bình: Ltb = 0,4 cd/m2.
.. Hệ số dự trữ: K= 1,5.
.. Tổng chiều dài cáp chiếu sáng kéo
mới: 989 m.
.. Chiều rộng trung bình lòng đường:
7÷9 m.
. Hệ thống chiếu sáng công cộng: xây
mới toàn bộ hệ thống lưới cáp ngầm điện chiếu sáng.
. Đặc tính kỹ thuật của đèn chiếu
sáng:
.. Đèn: đèn LED công suất từ
70-120W/220V có hiệu suất quang thông ≥ 100Lm/W; khả năng
hiển thị đơn sắc; thời hạn sử dụng của bộ đèn khi hoạt động (thời gian thắp
sáng) tối thiểu ≥ 30.000 giờ; nhiệt độ màu ≥ 2.500K dùng chiếu sáng đường phố.
.. Lưới cung cấp nguồn: Sử dụng cáp
đi ngầm Cu/DSTA/XLPE/PVC - 0,6/1kv, tiết diện phù hợp với
tải của đèn về mặt kinh tế và lâu dài.
.. Tủ điều khiển: Sử dụng tủ
composite 2 ngăn có kích thước 775x478x324.
..Tủ điện điều khiển chiếu sáng tự động
đóng cắt ở 02 chế độ và có thể điều chỉnh bằng tay, có đèn
báo và các thiết bị đo đếm.
. Giải pháp thiết kế phần đường dây hạ áp: Được xây dựng mới bố trí đi ngầm, sử dụng cáp đồng
bọc chống thấm, cách điện Cu/XLPE/DSTA/PVC có tiết diện phù hợp.
. Chủng loại đường
dây: Đường dây hạ áp ngầm 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất.
. Tủ phân phối: Tủ điện phân phối được
làm bằng composite có kích thước 400x600x1.050mm, tủ điện được đặt trên vỉa hè
tại ranh đất giữa hai nhà và cách chỉ giới xây dựng 1,0m. Tại mỗi vị trí đặt tủ, được dùng 01 cọc tiếp đất Ф16 dài 2,4m kết
nối với cáp đồng trần M25mm2 để nâng cao độ an toàn trong quá trình
vận hành.
* Hệ thống cấp điện (đường dây và trạm
biến áp):
. Đường dây cáp ngầm trung thế
xây dựng mới sẽ được dự kiến đấu nối vào trụ số 96/53/23 tuyến 475_LH.
. Lưới điện trung thế 22kV dẫn vào
khu quy hoạch được thiết kế đi ngầm.
. Hệ thống đèn đường được bố trí dọc
các trục đường trong khu quy hoạch.
. Giải pháp thiết kế phần trạm biến
áp:
.. 02 máy biến áp có dung lượng 2x750kVA
để cấp điện cho phụ tải dự án.
.. Trạm biến áp được đặt tại vị trí
theo quy hoạch. Loại trạm dự kiến là trạm một cột đặt trên trụ thép, móng bê
tông có gia cố chịu lực và chống lún và đảm bảo mỹ quan cho toàn bộ công trình.
.. Vị trí dự kiến đặt trạm đặt tại
khu vực cuối mỗi công viên (xem bản vẽ mặt bằng).
. Giải pháp thiết kế phần đường dây
trung áp: Lắp mới đường dây trung áp 3 pha 22kV để cấp nguồn cho các trạm biến
áp 3 pha 22/0,4kV.
. Điểm dự kiến đấu nối:
.. Hiện trạng khu vực quy hoạch có đường
dây trung thế 22kV 3pha hiện hữu tuyến 475_LH từ trạm
110/22kV Long Hòa, qua đường dây trung thế dọc đường Nguyễn
Văn Cừ, do đó rất thuận lợi cho việc đấu nối cấp nguồn cho phụ tải trong khu
quy hoạch.
.. Đường dây cáp ngầm trung thế xây dựng
mới sẽ được dự kiến đấu nối vào trụ số 96/53/23 tuyến 475_LH.
. Giải pháp thiết kế phần trạm.
.. Vị trí dự kiến đặt trạm, trạm biến
áp được đặt tại trung tâm phụ tải. Máy biến áp đặt trên trụ ngoài trời, (xem bản
vẽ mặt bằng).
.. Với nhu cầu phụ tải, dự kiến xây dựng
mới cho toàn khu 02 trạm biến áp
.. Máy biến áp:
... Máy biến áp 3 pha 22/0,4KV. Loại
MBA phân phối ngoài trời làm mát tự nhiên, có nấc điều chỉnh điện áp không tải
+ 2 x 2,5%. Các đầu sứ cao máy biến áp có lắp nắp chụp bằng silicon.
. Dây dẫn, cáp lực:
.. Phía trung áp: Sử dụng cáp đồng bọc
CXV - 24kV có tiết diện phù hợp theo công suất từng trạm biến áp.
.. Phía hạ áp: Sử dụng cáp đồng bọc
CV - 0,6/1KV cho dây pha và dây trung tính có tiết diện phù hợp theo công suất
từng trạm biến áp. Cáp được luồn trong ống bảo vệ HDPE 130/100mm.
. Tiếp địa trạm:
Lắp hệ thống tiếp địa gồm 4 cọc sắt D16 mạ kẽm nhúng nóng dài 2,4m và liên kết bằng cáp đồng trần 25mm2
bảo đảm điện trở đất không lớn hơn 4Ω. Khi đo đạt kiểm
tra, nếu không đạt sẽ được bổ sung.
. Giải pháp thiết kế phần đường dây hạ
áp.
.. Căn cứ vào nhu cầu phụ tải từng
khu vực, chọn tiết diện dây cho phù hợp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp điện và
giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình.
.. Được xây dựng mới bố trí đi ngầm,
sử dụng cáp đồng bọc chống thấm, cách điện Cu/XLPE/DSTA/PVC có tiết diện phù hợp.
.. Chủng loại đường dây: Đường dây hạ
áp ngầm 3 pha 4 dây có trung tính trực tiếp nối đất.
.. Tủ phân phối:
Tủ điện phân phối được làm bằng composite có kích thước 400x600x1.050mm,
tủ điện được đặt trên vỉa hè tại ranh đất giữa hai nhà và cách chỉ giới xây dựng
1,0m. Tại mỗi vị trí đặt tủ, được
dùng 01 cọc tiếp đất Φ16 dài 2,4m kết nối với cáp đồng trần M25mm2 để
nâng cao độ an toàn trong quá trình vận hành.
* Hệ thống thông tin liên lạc.
. Thiết lập hệ thống hạ tầng thông
tin liên lạc trong khu vực bao gồm hệ thống thông tin đặt sẵn nối liên thông các trục đường chính, các tủ cáp lắp đặt trên bệ đặt sẵn
và hệ thống trục cáp chính thông tin liên lạc kéo sẵn cho hệ thống tủ cáp. Móng
tủ bằng bê tông có kích thước 400x350x800mm tại mỗi tủ điều
lắp sẵn ống nhựa HDPE Ø 40/30 để lắp đặt cáp ngầm đến các
hộ các hộ đăng ký sử dụng.
. Hệ thống ống
nhựa xoắn HDPE fi -130/100 luồn cáp truyền dẫn phải được lắp đặt đi ngầm theo
tiêu chuẩn ngành và dung lượng phải đủ đáp ứng được nhu cầu thuê bao của từng
khu vực.
. Độ sâu chôn ống luồn cáp phải được
chôn sâu từ 0,5-1,0m đi trên hè đường cách bó vỉa hè từ
2-3m. Tại các vị trí tuyến cáp thông tin liên lạc giao cắt với đường giao thông
ống luồn cáp phải sử dụng ống thép chịu lực, chôn sâu từ 0,8m đến 1,2m so với mặt
đường giao thông.
. Trên tuyến cáp khoảng 40m chiều dài
tuyến cáp phải được xây dựng 01 hố ga luồn cáp, hoặc tại các vị trí hướng cáp thay đổi phải đặt 01 hố ga luồn cáp. Hố ga sử dụng loại nắp
gang lật có khóa, kích thước hố ga 1000 x 1000 x 1000 mm.
. Tại các vị trí gần khu nhà cao tầng,
khu nhà hành chính, khu vực dân cư phải đặt tủ cáp phân phối chính MDF. Tủ cáp
MDF phải là loại tủ đảm bảo chống được mọi thời tiết và được đặt trên bệ bê
tông cao 0,2m cách mặt hè và đủ dung lượng thuê bao cho từng khu vực.
. Tổng nhu cầu dự kiến thuê bao: 507
thuê bao.
* Hệ thống cây xanh
. Cây xanh khu dân cư có 02 nhóm
chính:
.. Cây xanh sử dụng công cộng (công
viên, vườn hoa, vườn dạo...).
.. Cây xanh đường phố (cây xanh, thảm
cỏ trồng trong phạm vi chỉ giới đường đỏ). Tất cả các tuyến đường trong quy hoạch
đều phải trồng cây xanh đường phố.
. Đối với vỉa hè các tuyến đường nội
bộ khu: trồng cây bàng Đài Loan, khoảng cách trồng trung bình 5m-10m/cây đối với
khu nhà liên kế; Trồng cây tại vị trí ranh đất giữa hai nhà, tránh trồng lối ra
vào nhà, không trồng cây ngay trước nhà làm cản trở lối vào.
. Để tăng cường
khả năng thoát nước và tính thấm của vỉa hè, các cây xanh
trồng trên các tuyến đường có cao độ bó vỉa bồn trồng cây được hạ bằng cao độ vỉa
hè, và các bồn cây được trồng cỏ lá gừng bao quanh gốc cây.
* Hệ thống xử lý
nước thải:
. Tổng lượng nước thải: dự kiến 320 m3/ngày.đêm.
. Nước sinh hoạt trong các công trình
xây dựng phải được xử lý trước bằng bể tự hoại.
. Xây dựng hệ thống cống thu gom nước
thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại trong các công
trình sẽ được dẫn về điểm xử lý nước thải nội bộ trong khu quy hoạch xử lý lần
2 trước khi thoát ra ngoài theo đúng quy định.
Nước thải theo hệ thống thoát nước dẫn về trạm xử lý. Xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm
có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn hiện hành (Cột A - QCVN 14:2008/BTNMT).
* Thu gom chất thải rắn:
. Đối với khu vực xây dựng nhà ở thấp
tầng có thể giải quyết rác theo hai phương thức:
.. Đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các
tuyến đường, khoảng cách giữa các thùng rác là 50m/1thùng,
thuận tiện cho người dân đổ rác. Ở mỗi vị trí đặt thùng
rác cần tiến hành đặt 02 thùng màu khác nhau với mục đích phân loại rác ngay tại
nguồn.
.. Xe chở rác thu gom theo giờ cố định:
... Đối với các công trình công cộng,
rác được thu gom thông qua hợp đồng trực tiếp với công ty môi trường đô thị.
... Đối với khu vực cây xanh, đặt các
thùng rác nhỏ dọc theo các đường dạo với khoảng cách 50m/1thùng.
5. Tổ chức tư vấn lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng; tổ chức tư vấn
lập thiết kế cơ sở:
a) Nhà thầu thiết kế cơ sở, lập dự
án: Viện Quy hoạch Xây dựng Cần Thơ, chủ nhiệm lập dự án:
Ths.Ks. Phan Minh Tú.
b) Nhà thầu khảo sát: Viện Quy hoạch
Xây dựng Cần Thơ.
6. Địa điểm xây dựng và diện tích
đất sử dụng:
a) Địa điểm xây dựng: phường An Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
b) Diện tích sử dụng đất: Khu đất có
diện tích khoảng 41.992,2 m2 (4,19 ha).
7. Loại, nhóm dự án; loại, cấp
công trình chính; thời hạn sử dụng của công trình chính theo thiết kế:
a) Loại, nhóm dự án; loại, cấp công
trình chính: Dự án nhóm C, loại công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp III.
b) Thời hạn sử dụng của công trình
chính theo thiết kế: trên 50 năm.
8. Số bước thiết kế, danh mục tiêu
chuẩn chủ yếu được lựa chọn:
a) Số bước thiết kế: 02 bước.
b) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa
chọn: (Đính kèm Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn).
9. Tổng mức đầu tư; giá trị các
khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư: 48.235.895.359 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tám tỷ,
hai trăm ba mươi lăm triệu, tám trăm chín mươi lăm nghìn, ba trăm năm mươi chín
đồng).
Trong đó:
a) Chi phí xây dựng và thiết bị sau
thuế 39.503.321.546 đồng.
b) Chi phí quản lý dự án 843.898.685
đồng.
c) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
2.186.968.716 đồng.
d) Chi phí khác 1.316.625.016 đồng.
đ) Dự phòng phí 4.385.081.396 đồng.
10. Tiến độ thực hiện dự án; phân
kỳ đầu tư; thời hạn hoạt động của dự án:
a) Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2021
- 2023.
b) Dự kiến phân kỳ đầu tư thực hiện dự
án, cụ thể như sau:
- Năm 2021:
+ Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
+ Thiết kế bản vẽ thi công, phê duyệt
thiết kế bản vẽ thi công. Lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu.
+ Khởi công xây dựng công trình.
- Năm 2022: Thi công xây dựng công
trình.
- Năm 2023: Hoàn thành công trình và
phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.
11. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố
trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án: Nguồn vốn
đầu tư: Ngân sách thành phố.
12. Hình thức tổ chức quản lý dự
án được áp dụng: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và
một phần thuê tư vấn quản lý dự án.
13. Yêu cầu về nguồn lực, khai
thác sử dụng tài nguyên; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Theo quy định hiện hành.
14. Trình tự đầu tư xây dựng đối với
công trình bí mật nhà nước: Không.
15. Các nội dung khác:
Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ (chủ đầu tư) có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các bước tiếp
theo đúng quy định sau khi dự án được phê duyệt, hạn chế tối thiểu phát sinh đảm
bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả dự án.
b) Kiểm tra và thực hiện Chỉ thị số
494/CT-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật
tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn
nhà nước.
c) Có kế hoạch cụ thể xây lắp các
công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án và thông qua các
cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
d) Về kết nối với
hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án: Kết nối với tuyến ống cấp thoát nước, đấu
nối cấp điện, đấu nối giao thông cần
phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Chủ đầu tư có trách nhiệm liên hệ với các đơn vị cấp nước, viễn thông, điện lực,..., để thỏa thuận việc đấu nối
và cung cấp dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của dự án.
đ) Kiểm tra sự phù hợp giữa thiết kế
cơ sở và ranh giới, mốc giới khu đất (cần lưu ý lộ giới, chỉ giới xây dựng, khoảng
lùi các trục đường tiếp giáp để định vị trước khi khởi công xây dựng công
trình; vị trí xây dựng công trình nằm trong phạm vi quy hoạch được phê duyệt).
e) Trước khi khởi công và xây dựng từng
hạng mục công trình, phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 107 Luật Xây
dựng.
g) Về an toàn
lao động phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30
tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định về an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình.
h) Chỉ đưa công trình vào sử dụng sau
khi đã có chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Phòng
cháy chữa cháy; tổ chức nghiệm thu theo Luật Xây dựng.
Điều 2. Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ
có trách nhiệm tổ chức thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định sau khi dự án
được phê duyệt, hạn chế tối thiểu phát sinh đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu
quả dự án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, Giám đốc Trung tâm
Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CTUBND TP(1A);
- VP UBND TP (3D);
- Cổng TTĐTTP;
- Lưu: VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thực Hiện
|
DANH MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
XÂY
DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC KHU ĐÔ THỊ ĐƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ (ĐOẠN
TỪ ĐƯỜNG CÁI SƠN HÀNG BÀNG ĐẾN ĐƯỜNG TỈNH 923).
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
1044/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ).
Quy chuẩn, tiêu chuẩn chung áp dụng
cho dự án
Số hiệu
|
Tên Tiêu chuẩn - Quy chuẩn
|
QCXDVN 01:2019/BXD
|
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy
hoạch Xây dựng
|
QCVN 03:2012/BXD
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Phân
loại, phân cấp công trình, xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
đô thị.
|
QCVN 07:2016/BXD
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các
công trình hạ tầng kỹ thuật
|
QCVN 08:2009/BXD
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công
trình ngầm đô thị.
|
QCXDVN 10:2014/BXD
|
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về xây
dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
|
QCXDVN 09:2013/BXD
|
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các
công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”
|
TCVN 05 - 2008 /BXD
|
Nhà ở và công trình công cộng - An
toàn sinh mạng và sức khỏe
|
TCVN 2737:1995
|
Tiêu chuẩn “Tải trọng và tác dụng -
Tiêu chuẩn thiết kế”
|
TCVN 5574:2012
|
Tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế”
|
TCVN 10304:2014
|
Tiêu chuẩn “Móng cọc - Tiêu chuẩn
thiết kế”
|
Tiêu chuẩn - quy phạm về thiết kế
Số hiệu
|
Tên Tiêu chuẩn - Quy phạm
|
QCVN 41:2012/BGTVT
|
Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ
|
QCVN 14:2008/BTNMT
|
Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
|
TCXDVN 104:2007
|
Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị
|
TCVN 4054-2005
|
Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
|
22 TCN 211-06
|
Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn
thiết kế
|
22 TCN 262-2000
|
Quy trình khảo sát thiết kế nền đường
ô tô đắp trên nền đất yếu
|
TCXDVN 266-2002
|
Đường và hè phố-Nguyên tắc cơ bản
xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
|
TCVN 7957:2008
|
Thoát nước mạng lưới bên ngoài và
công trình - Tiêu chuẩn thiết
|
TCVN 6772-2002
|
Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt.
Giới hạn ô nhiễm cho phép.
|
TCVN 7222 - 2002
|
Yêu cầu chung về môi trường đối với
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
|
TCVN 9113:2012
|
Ống bê tông cốt
thép thoát nước
|
TCVN 6696:2000
|
Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ
sinh.Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường
|
22TCN 150-1986
|
Quy trình thi công & nghiệm thu
cống tròn BTCT lắp ghép
|
TCXD 33:2006
|
Tiêu chuẩn thiết kế đường ống cấp nước
|
TCXDVN 333:2005
|
Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các
công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
|
TCN-18-2006
|
Quy phạm trang bị điện về Quy định chung
|
TCVN 9250:2012
|
Tiêu chuẩn quốc gia: Trung tâm dữ
liệu - Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
|
TCN 68-153:1995
|
Cống, bể cáp
và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật
|
TCVN 9257:2012
|
Quy hoạch cây xanh dử dụng công cộng
trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
|
TCVN4452: 1987
|
Kết cấu BT và BTCT lắp ghép cho bó vỉa gốc cây đường phố: Quy phạm
thi công và nghiệm thu - TCVN 4452: 1987.
|
Tiêu chuẩn - quy phạm về thi công và nghiệm thu
Số hiệu
|
Tên Tiêu chuẩn - Quy phạm
|
TCVN 8859:2011
|
Lớp móng CPĐD trong kết cấu áo đường
ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu
|
TCVN 4447-87
|
Công tác đất - Quy trình thi công
và nghiệm thu.
|
TCVN 4452-87
|
Quy trình thi
công và nghiệm thu các kết cấu BT và BTCT lắp ghép.
|
TCVN 4453-95
|
Quy trình thi
công và nghiệm thu các kết cấu BT và BTCT toàn khối
|
TCXD 79-1980
|
Thi công và nghiệm thu các công tác
nền móng
|
TCVN 8819:2011
|
Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu.
|
TCVN 4516-1988
|
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy
phạm thi công và nghiệm thu
|
TCVN 8861:2011
|
Áo đường mềm - Xác định mô đun đàn
hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng phương
pháp sử dụng tấm ép cứng
|
TCVN 8867:2011
|
Áo đường mềm -
Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo độ
võng Benkelman
|
Tiêu chuẩn - quy phạm quản lý thi
công và an toàn thi công
Số hiệu
|
Tên Tiêu chuẩn - Quy phạm
|
TCVN 4055-1985
|
Tổ chức thi công
|
TCVN 5637-1991
|
Quản lý chất lượng xây lắp công trình - Nguyên tắc cơ bản.
|
TCVN 4087-1985
|
Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu
chung.
|
TCVN 5640-1991
|
Bàn giao công trình xây dựng -
Nguyên tắc cơ bản.
|
TCVN 5308:1991
|
Quy phạm kỹ thuật
an toàn trong xây dựng.
|
TCVN 4431:1987
|
Quy phạm an toàn trong công tác xếp
dỡ - Yêu cầu chung
|
TCVN 4086-1985
|
An toàn điện trong xây dựng.
|
TCVN 3146-1986
|
An toàn hàn điện.
|
TCVN 3254-1989
|
An toàn cháy trong xây dựng.
|
TCVN 4244-1986
|
An toàn thiết bị nâng
|
- Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn
chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật công trình hiện hành.