ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 192/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN (VỐN ĐỐI ỨNG) DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY TRỒNG AN TOÀN TẠI CÁC TỈNH
PHÍA BẮC VIỆT NAM” DO CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TẠI HÀ NỘI
I. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 114/2021/NĐ-CP , ngày 16/12/2021 của
Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
- Các Thông tư của Bộ Tài chính: số 219/2009/TT-BTC
ngày 19/11/2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương
trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); số 192/2011/TT-BTC
ngày 26/12/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC
ngày 19/11/2009; Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: số 1561/QĐ-BNN-HTQT ngày 28/4/2022 về việc phê duyệt Văn kiện dự án
hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc
Việt Nam” sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ; số
1927/QĐ-BNN-TC ngày 30/5/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể và Dự toán
năm 2022 (vốn đối ứng) thực hiện Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an
toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn
lại.
II. Nguyên tắc xây dựng và Mục tiêu
của Kế hoạch
1. Nguyên tắc xây dựng và triển khai Kế hoạch
- Dự kiến kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố và
các hoạt động do Ban quản lý Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn
tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” thành phố Hà Nội sử dụng vốn ODA không hoàn lại
do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (PPMU Hà Nội) phối hợp triển khai, trực tiếp triển
khai của Kế hoạch thực hiện (vốn đối ứng) Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây
trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ
không hoàn lại tại Hà Nội được Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tại Kế hoạch tổng
thể và Văn kiện của dự án đã phê duyệt.
- Hàng năm, căn cứ nội dung và kế hoạch phân bổ
ngân sách dự án cho năm tài khóa của JICA và CPMU, PPMU Hà Nội chịu trách nhiệm
xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí đối ứng thực hiện kế hoạch năm tài khóa,
trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt làm căn cứ triển khai,
thực hiện.
2. Mục tiêu của Kế hoạch
- Tổ chức các hoạt động của Dự án trên địa bàn Thành
phố Hà Nội để thúc đẩy bền vững sản xuất và kinh doanh cây trồng an toàn góp phần
tăng cường chuỗi giá trị cây trồng (rau và quả) an toàn.
- Phát triển nguồn nhân lực khuyến nông, nâng cao
năng lực của các hợp tác xã mục tiêu, cải thiện mối quan hệ đối tác giữa các
bên liên quan trong Chuỗi giá trị (VC) và tăng cường năng lực thực hiện để đảm
bảo an toàn thực phẩm.
III. Nội dung
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2023 - 2026.
2. Địa điểm: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Các hoạt động chính của dự án
3.1. Nội dung tiền đề: Thực hiện các hoạt động
để khởi động Dự án đối với các HTX mục tiêu tham gia (để nhân rộng)
Các hoạt động bao gồm:
Hoạt động tiền đề: Rà soát thực trạng canh tác và
thị trường cây trồng an toàn trong vùng dự án.
Hoạt động 1. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn và chọn
các HTX mục tiêu (ứng viên).
Hoạt động 2. Tổ chức các cuộc họp định hướng cho
các ứng viên và chọn các HTX đồng ý với hoạt động của Dự án làm nhóm mục tiêu
cuối cùng.
Hoạt động 3. Tiến hành khảo sát ban đầu.
Hoạt động 4. Theo dõi công tác quản lý (diện tích
canh tác, sản lượng tiêu thụ, giá bán, v.v của cây trồng an toàn) của các HTX mục
tiêu trong từng mùa vụ.
Hoạt động 5. Tiến hành khảo sát khi kết thúc.
3.2. Đầu ra 1: Tăng cường nguồn nhân lực để
thúc đẩy mở rộng cây trồng an toàn
Các hoạt động bao gồm:
Hoạt động 1. Chuẩn bị dự thảo chương trình giảng dạy
và tài liệu tập huấn về khuyến nông cây trồng an toàn (như: phương pháp khảo
sát thị trường, kỹ năng lập kế hoạch quản lý trang trại, kỹ năng sản xuất bao gồm
áp dụng GAP cơ bản...), gồm cả việc xem xét các tài liệu hướng dẫn do các dự án
JICA trước đây đã sản xuất ra.
Hoạt động 2. Cán bộ khuyến nông được tham gia các lớp
tập huấn làm giảng viên (TOT) do Jica tổ chức
Hoạt động 3. Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tiến hành
tập huấn cho cán bộ khuyến nông phụ trách các HTX mục tiêu.
Hoạt động 4. Cán bộ khuyến nông tiến hành tập huấn
cho các HTX.
Hoạt động 5. Chỉnh sửa dự thảo chương trình/tài liệu
giảng dạy khi cần thiết dựa trên kết quả tập huấn (hiểu biết của cán bộ khuyến
nông, nông dân...).
Hoạt động 6. PPMU Hà Nội xây dựng kế hoạch thực hiện
để thúc đẩy việc mở rộng cây trồng an toàn tại vùng dự án.
Hoạt động 7. PPMU Hà Nội tiến hành và giám sát các
hoạt động tại vùng dự án, dựa trên kế hoạch thực hiện được xây dựng ở hoạt động
6.
3.3. Đầu ra 2: Tăng cường năng lực sản xuất
và quản lý của các hợp tác xã trong sản xuất cây trồng an toàn
Các hoạt động bao gồm:
Hoạt động 1. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của
PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, tiến hành tập huấn về khảo sát thị trường cho
các HTX mục tiêu.
Hoạt động 2. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của
PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hỗ trợ các HTX mục tiêu tiến hành khảo sát thị
trường.
Hoạt động 3. PPMU Hà Nội thúc đẩy các HTX đã tham
gia các dự án JICA trước đây chia sẻ kinh nghiệm (thực hành tốt/ bài học kinh
nghiệm).
Hoạt động 4. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của
PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hỗ trợ các HTX mục tiêu xây dựng lịch canh tác
cây trồng an toàn, bao gồm các kế hoạch tiếp thị và quản lý.
Hoạt động 5. Cán bộ khuyến nông hướng dẫn các HTX mục
tiêu về kỹ thuật canh tác cây trồng an toàn dựa trên lịch thời vụ.
Hoạt động 6. Các HTX mục tiêu xây dựng lịch canh
tác cho vụ tới, sau khi xem xét tình hình canh tác và tiêu thụ cũng như những
thách thức và kết quả đạt được.
Hoạt động 7. Cán bộ khuyến nông, với sự hỗ trợ của
PPMU Hà Nội và chuyên gia JICA, hướng dẫn các HTX mục tiêu về kỹ thuật canh tác
dựa trên những thách thức từ vụ trước và cập nhật lịch thời vụ.
3.4. Đầu ra 3: Tăng cường quan hệ đối tác giữa
các bên liên quan trong chuỗi giá trị
Các hoạt động bao gồm:
Hoạt động 1. Xác định những thách thức và bài học
kinh nghiệm để tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn.
Hoạt động 2. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động
để giải quyết các thách thức được xác định ở hoạt động 1 (như: giảm thiểu lỗ hổng
thông tin giữa thị trường và người sản xuất, tăng cường giao tiếp giữa các bên
liên quan).
Hoạt động 3. Lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động
để nâng cao nhận thức về GAP cơ bản.
3.5. Đầu ra 4: Tăng cường năng lực thực thi
nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm
Các hoạt động bao gồm:
Hoạt động 1. Các bên liên quan của chuỗi giá trị
cây trồng an toàn hiểu được Nhật Bản đã thúc đẩy cây trồng an toàn như thế nào.
Hoạt động 2. PPMU Hà Nội xây dựng các kế hoạch thực
hiện để thúc đẩy cây trồng an toàn ở vùng dự án.
Hoạt động 3. PPMU Hà Nội thực hiện các kế hoạch thực
hiện, bao gồm các hoạt động tăng cường an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị.
Hoạt động 4. PPMU Hà Nội giám sát việc thực hiện
các kế hoạch và sửa đổi chúng thường xuyên.
3.6. Các hoạt động khác của PPMU Hà Nội
- Tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực
hiện dự án, đề xuất xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo (nếu cần).
- Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền/truyền
thông cho dự án.
- Phụ cấp cho Ban quản lý, cán bộ thực hiện dự án.
- Phụ cấp công tác phí, đi lại cho cán bộ đi thực địa
để triển khai thực hiện các hoạt động của đầu ra 0, 1, 2, 3, 4; Phụ cấp công
tác phí, đi lại cho các thành viên Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội); Phụ
cấp công tác phí, đi lại cho thành viên các HTX mục tiêu tham gia hội nghị, hội
thảo do Ban quản lý dự án trung ương (CPMU), Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà
Nội) tổ chức,....
IV. Dự kiến kinh phí và nguồn vốn
thực hiện
1. Kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố:
Tổng kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố giai đoạn
2023 - 2026: 1.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ đồng chẵn). Trong đó,
kinh phí phân kỳ cho các năm: năm 2023: 230.000.000 đồng; năm 2024: 300.000.000
đồng; năm 2025: 350.000.000 đồng; năm 2026: 120.000.000 đồng. Vốn đối ứng chỉ
giới hạn các nội dung chi, định mức chi được được phê duyệt theo kế hoạch tài
chính hàng năm theo quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố.
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí chi thường xuyên ngân sách Thành phố được UBND
Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ vào nội dung khảo sát thực tế hàng năm của
chuyên gia Jica và Kế hoạch phân bổ nội dung, kinh phí hàng năm của Jica, Ban
quản lý dự án Trung ương (CPMU), Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phê duyệt Kế
hoạch và dự toán chi tiết hàng năm đảm bảo đúng mục tiêu theo văn kiện Dự án và
Kế hoạch hàng năm của Jica và CPMU.
- Chủ trì, hướng dẫn Ban quản lý dự án Hà Nội (PPMU
Hà Nội) tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch đã được duyệt đảm bảo thiết
thực, hiệu quả và đúng quy định.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện
Dự án, tổng hợp, tham mưu, định kỳ báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
- Hàng năm quyết toán kinh phí đối ứng ngân sách
Thành phố thực hiện Dự án, và tổng hợp chung vào quyết toán niên độ ngân sách của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ban Quản lý dự án Hà Nội (PPMU Hà Nội)
- Trên cơ sở Kế hoạch phân bổ nội dung, kinh phí
hàng năm của Jica và Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU), Ban Quản lý dự án Hà
Nội (PPMU Hà Nội) có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết kinh phí đối
ứng ngân sách Thành phố thực hiện dự án, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt; quyết toán kinh phí đối ứng ngân sách Thành phố thực hiện
dự án theo đúng quy định.
- Là đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
UBND các quận, huyện, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo tiến
độ, nội dung, yêu cầu, hiệu quả theo quy định.
3. Các Sở, ngành và đơn vị liên quan
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: phối hợp, hướng
dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện, lập dự toán và quản
lý chi phí theo quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ đề xuất của Sở
Nông nghiệp và PTNT phối hợp, tham mưu UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí chi
thường xuyên để thực hiện dự án theo quy định.
- UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên
quan trên địa bàn Hà Nội phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn triển
khai các hoạt động trong Kế hoạch của Dự án.
Trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch, nếu
có khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo gửi UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu) chỉ đạo, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền;
- TT Khuyến nông QG-Bộ NN và PTNT;
- Sở: NN & PTNT; Tài chính; KH& ĐT;
- VPUB: CVP, PCVP (N. M. Quân),
KTN, KTTH, TH;
- Lưu: VT, KTN Ngân.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|