ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 152/KH-UBND
|
Cần Thơ,
ngày 22
tháng
7 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
ĐẦU
TƯ CÔNG NĂM 2025 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày
06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đầu tư công;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 25
tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày
05 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Cần Thơ về dự kiến Kế
hoạch đầu tư công thành phố Cần Thơ năm 2025;
Thực hiện Công văn số 4488/BKHĐT-TH
ngày 11 tháng 6 năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch đầu
tư công năm 2025, UBND (UBND) thành phố Cần Thơ xây dựng dự kiến Kế hoạch đầu
tư công năm 2025 thành phố Cần Thơ với những nội dung như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2024
1. Tình hình giao,
phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024
Tổng kế hoạch vốn ngân sách
nhà nước năm 2024 thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số
1603/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2023 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về nguồn vốn thuộc NSTW[1] đến ngày 30 tháng 6 năm 2024 là
10.468,095 tỷ đồng. Cụ thể như sau:
a) Vốn NSĐP (NSĐP): 7.564,935 tỷ đồng.
Trong đó:
- Nguồn cân đối NSĐP:
|
1.379,135 tỷ đồng.
|
- Nguồn tiền sử dụng đất:
|
2.170 tỷ đồng.
|
- Nguồn Xổ số kiến thiết:
|
1.800 tỷ đồng.
|
- Bội chi NSĐP:
|
2.215,800 tỷ đồng, gồm:
|
+ Nguồn Chính phủ vay về cho địa
phương vay lại:
|
1.215,800 tỷ đồng.
|
+ Trái phiếu chính quyền địa phương:
|
1.000 tỷ đồng.
|
b) Vốn NSTW (NSTW): 2.903,160 tỷ
đồng. Trong đó:
|
- Vốn trong nước:
|
2.863 tỷ đồng.
|
+ Nguồn trung ương bổ sung có mục
tiêu:
|
2.113 tỷ đồng.
|
+ Nguồn dự phòng NSTW năm 2023:
|
250 tỷ đồng.
|
+ Nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết
kiệm chi NSTW:
|
500 tỷ đồng.
|
- Vốn nước ngoài:
|
40,160 tỷ đồng.
|
2. Kết quả phân bổ
Đến ngày 30/6/2024, thành phố Cần Thơ
đã giao chi tiết 8.849,780 tỷ đồng cho các nhiệm vụ, dự án đã đầy đủ thủ tục đầu
tư, gồm:
a) NSĐP:
|
6.169,620 tỷ đồng, trong đó:
|
- Vốn cân đối NSĐP:
|
983,820 tỷ đồng.
|
- Tiền sử dụng đất:
|
2.170 tỷ đồng.
|
- Xổ số kiến thiết (XSKT):
|
1.800 tỷ đồng.
|
- Bội chi NSĐP (Chính phủ vay về cho
vay lại): 1.215,800 tỷ đồng.
|
b) Vốn NSTW (NSTW):
|
2.680,160 tỷ đồng, trong đó:
|
- Vốn trong nước:
|
2.640 tỷ đồng.
|
+ Nguồn trung ương bổ sung có mục
tiêu:
|
1.890 tỷ đồng.
|
+ Nguồn dự phòng NSTW năm 2023:
|
250 tỷ đồng.
|
+ Nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết
kiệm chi NSTW:
|
500 tỷ đồng.
|
+ Vốn nước ngoài:
|
40,160 tỷ đồng.
|
* Số vốn giao chi tiết 8.849,780 tỷ đồng
được phân bổ theo cơ cấu như sau:
- Cấp vốn ủy thác cho Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ: 65 tỷ đồng
- Cấp thành phố quản lý: 5.860,400 tỷ
đồng.
- Cấp quận, huyện quản lý: 2.924,380 tỷ
đồng.
3. Qua rà soát, UBND thành phố đã bổ sung các nguồn vốn ngân
sách địa phương để tiếp tục bố trí cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công là
445,161 tỷ đồng (trong đó, nguồn thu vượt sử dụng đất năm 2023 là 231,573 tỷ đồng,
nguồn thu vượt xổ số kiến thiết năm 2023 là 213,588 tỷ đồng). Đồng thời, đến
ngày 16 tháng 7 năm 2024, thành phố đã giao chi tiết 223 tỷ đồng nguồn ngân
sách trung ương tại các Quyết định số 1517/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 và
Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2024.
Như vậy, tính đến ngày 16 tháng 7 năm
2024 tổng kế hoạch vốn chưa giao chi tiết là 1.840,476 tỷ đồng nguồn vốn ngân
sách địa phương.
Đối với kế hoạch vốn ngân sách địa
phương còn lại chưa phân bổ: UBND thành phố sẽ trình HĐND thành phố bố trí cho
các dự án trọng điểm, quan trọng của thành phố khi đủ điều kiện bố trí vốn theo
quy định và theo khả năng giải ngân của từng dự án cụ thể. Riêng đối với các dự
án thuộc trái phiếu chính quyền
địa phương sẽ được xem xét, bố trí khi huy động được nguồn vốn.
4. Tình hình thực hiện,
giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công 06 tháng đầu năm 2024, khả năng thực hiện,
giải ngân 09 tháng năm 2024, ước thực hiện cả năm 2024
Qua tổng hợp kết quả giải ngân chi tiết
theo số liệu của Kho bạc Nhà nước Cần Thơ, đến hết ngày 30 tháng 6 năm
2024 số vốn đã giải ngân là 3.085,169 tỷ đồng, đạt 34,89% kế hoạch vốn được
HĐND thành phố giao chi tiết và đạt 29,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, gấp
1,028 lần về giá trị nhưng giảm 2,15% về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2023. Chi tiết
từng nguồn vốn như sau:
ĐVT: Triệu đồng
STT
|
Nguồn vốn
|
Kế hoạch đầu
tư công năm 2024
|
Ghi chú
|
Thủ tướng
Chính phủ giao
|
HĐND thành
phố giao
|
Giải ngân
30/6/2024
|
Tỷ lệ %
|
Thủ tướng
Chính phủ giao
|
HĐND thành
phố giao
|
|
TỔNG SỐ
|
10.468.095
|
8.849.780
|
3.085.169
|
29,47%
|
34,86%
|
|
I
|
NSTW
|
2.903.160
|
2.680.160
|
1.383.600
|
47,66%
|
51,62%
|
|
1
|
Nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu
|
2.113.000
|
1.890.000
|
1.089.014
|
51,54%
|
57,62%
|
|
2
|
Nguồn dự phòng NSTW năm 2023
|
250.000
|
250.000
|
78.548
|
31,42%
|
31,42%
|
|
3
|
Nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm
chi NSTW năm 2021
|
500.000
|
500.000
|
202.827
|
40,57%
|
40,57%
|
|
4
|
Vốn nước ngoài
|
40.160
|
40.160
|
13.211
|
32,90%
|
32,90%
|
|
II
|
NSĐP
|
7.564.935
|
6.169.620
|
1.701.569
|
22,49%
|
27,58%
|
|
1
|
Nguồn cân đối NSĐP
|
1.379.135
|
983.820
|
330.923
|
23,99%
|
33,64%
|
|
|
Trong đó cấp vốn điều
lệ cho Chi nhánh ngân
hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ
|
|
65.000
|
65.000
|
|
|
|
2
|
Nguồn tiền sử dụng đất
|
2.170.000
|
2.170.000
|
401.480
|
18,50%
|
18,50%
|
|
3
|
Nguồn Xổ số kiến thiết
|
1.800.000
|
1.800.000
|
593.504
|
32,97%
|
32,97%
|
|
4
|
Bội chi NSĐP
|
2.215.800
|
1.215.800
|
375.662
|
16,95%
|
30,90%
|
|
Ước giải ngân 09 tháng năm 2024 là 6.380 tỷ đồng,
đạt 60,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 72,09% kế hoạch HĐND thành
phố giao.
Ước tổng kế hoạch đầu tư công năm 2024
thành phố dự kiến giao chi tiết 10.913,256 tỷ đồng (tăng 445,161 tỷ đồng vốn
NSĐP so với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Ước kết quả giải ngân kế hoạch
các nguồn vốn đầu tư công
ước thực hiện 10.077,66 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96,27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ
giao, không để xảy ra nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
a) Nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi
và phát triển KT-XH: Năm 2024, thành phố dự kiến 158 tỷ đồng cho 02 dự
án khởi công mới thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Dự kiến sẽ
hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.
b) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản
(nếu có), thu hồi vốn ứng trước theo quy định (nếu có): Tổng số vốn ứng trước đến
ngày 31 tháng 12 năm 2023 chưa thu hồi là 03 tỷ đồng từ nguồn vốn NSĐP. Nguyên
nhân chưa thu hồi cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2016 về việc thưởng công trình phúc lợi cho
các địa phương có thành tích tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2015 từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong đó thành phố Cần
Thơ được thưởng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ giao dự toán về cho địa
phương 07 tỷ đồng, còn 03 tỷ đồng chưa giao cho đến nay.
- Căn cứ tình hình giao vốn tại Quyết
định số 2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu trên nhưng chưa có nguồn vốn để
thanh toán cho khối lượng thực hiện ngoài công trình, nên thành phố Cần Thơ đã
thực hiện ứng trước 03 tỷ đồng vốn NSĐP tại Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 01
tháng 10 năm 2018 của UBND thành phố, để thực hiện hoàn thành dự án.
Đến nay, thành phố Cần Thơ chưa được cấp
thẩm quyền giao dự toán bổ sung 03 tỷ đồng theo Quyết định số 2001/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ nên chưa có nguồn vốn để thu hồi theo quy định. UBND thành phố
Cần Thơ kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sớm bổ sung dự toán cho thành phố Cần
Thơ để thực hiện thu hồi vốn ứng trước theo quy định.
c) Kết quả thực hiện và giải ngân nguồn
vốn kéo dài sang năm 2024: Tổng kế hoạch vốn được kéo dài giải ngân trong năm
2024 là 22,025 tỷ đồng. Giá trị giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2024 là 4,066
tỷ đồng, đạt 18,46% kế hoạch. Ước giải ngân đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 là
22,025 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 100%.
d) Các dự án cao tốc, dự án kết nối,
có tác động lan tỏa, liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển nhanh
và bền vững:
(1) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao
tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn
thành phố Cần Thơ:
- Kế hoạch vốn năm 2024 được bố trí
2.000 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn NSTW là 1.500 tỷ đồng, nguồn tăng thu, cắt
giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 là 500 tỷ đồng), giá trị thực hiện và giải
ngân đến nay là 1.209,381 tỷ đồng, đạt 60,47%, ước cả năm là 2.000 tỷ đồng, đạt
100% kế hoạch được giao.
- Tiến độ thực hiện đến nay:
+ Công tác giải phóng mặt bằng: Tổng
diện tích phải giải phóng mặt bằng toàn tuyến khoảng 240,044 ha. Số hộ dân đã
bàn giao mặt bằng: 1.003/1.015 hộ, khoảng 238,80/240,044 ha đạt 99,48%. Các địa
phương đang tiếp tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để chi trả và
bàn giao phần mặt bằng còn lại dự kiến sẽ hoàn thành trong quý III năm 2024.
+ Thi công các gói thầu xây lắp: Tổng
giá trị thực hiện các gói thầu xây lắp là 271,012 / 6.448,867 tỷ đồng, đạt tỷ lệ:
4,202%.
(2) Đường vành đai phía Tây thành phố Cần
Thơ (nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61C):
- Kế hoạch vốn năm 2024 được bố trí
310 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn NSTW là 300 tỷ đồng, NSĐP là 10 tỷ đồng), giá
trị thực hiện và giải ngân đến nay là 17,385 tỷ đồng, đạt 5,61 %, ước thực hiện
cả năm khoảng 206 tỷ đồng.
- Tiến độ thực hiện đến nay:
+ Công tác giải phóng mặt bằng: Tổng
diện tích phải giải phóng mặt bằng toàn tuyến khoảng 156,32 ha. Số hộ dân đã
bàn giao mặt bằng: 655/1.247 hộ đạt 52%, khoảng 72,13/156,32 ha đạt 46%
+ Các thi công gói thầu xây lắp: Tổng
giá trị thực hiện các gói thầu xây lắp là 490,598/ 2.175,057 tỷ đồng, đạt tỷ lệ: 22,56 %.
đ) Đối với nhiệm vụ cấp vốn điều lệ
cho ngân hàng chính sách:
Năm 2024, thành phố Cần Thơ cấp 65 tỷ
đồng bổ sung vốn điều lệ cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần
Thơ. Trong đó:
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì
và mở rộng việc làm (ưu tiên cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ không
chuyên trách cấp xã có nhu cầu tạo thêm việc làm để phát triển kinh tế hộ gia
đình) là 43,5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn để cho vay Nước sạch và vệ
sinh môi trường tại các phường thuộc quận và thị trấn thuộc huyện: 6,5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn để cho vay Người lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng; trong đó, có cho vay theo
Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 là 15 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn cấp bù chênh lệch lãi
suất và phí quản lý được giao đến nay (từ năm 2004 đến nay) đạt 552,024 tỷ đồng.
Trong 06 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện cho vay 92,146 tỷ đồng, với 2.455 lượt
hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, thực hiện thu nợ đạt 35,149
tỷ đồng, dư nợ đạt 532,944 tỷ đồng của 14.428 khách hàng, nguồn vốn còn lại là
19,077 tỷ đồng, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ sẽ giải
ngân hoàn thành trong quý III năm 2024. Chất lượng tín dụng (nợ quá hạn và nợ
khoanh) còn 1,027 tỷ đồng của 73 khách hàng (trong đó, nợ quá hạn là 0,504 tỷ đồng
(tỷ lệ 0,09%) của 46 khách hàng; nợ khoanh là 0,523 tỷ đồng (tỷ lệ 0,1%), của
27 khách hàng), số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập từ tiền lãi
thu được theo quy định là 3,563 tỷ đồng.
e) Nguồn thu hợp pháp của cơ
quan, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư: Tổng kế hoạch vốn năm 2024 từ
nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư là
21,338 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2024 là 990 triệu đồng,
đạt tỷ lệ 4,63%, gồm:
- Dự án Cải tạo, sửa chữa Bệnh viện Da
liễu thành phố Cần Thơ (giai đoạn 1): 7,338 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến ngày
30 tháng 6 năm 2024 là 990 triệu đồng, đạt tỷ lệ 13,49%.
- Dự án Cải tạo và mở rộng khoa Phẫu
thuật gây mê- Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ:
14 tỷ đồng, chưa giải ngân.
5. Các giải pháp đã
triển khai để thúc đầu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
UBND thành phố xác định công tác giải
ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024. Với sự chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm
2024, Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2024, các cấp ủy đảng, chính
quyền thành đã chỉ đạo[2] các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn
trương tổ chức thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
nhằm đẩy nhanh công tác phân bổ và tăng cường các biện pháp giải ngân vốn đầu
tư công năm 2024. Đặc biệt là tiếp tục thực hiện Quyết định số 1130-QĐ/TU ngày
17 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về kiện toàn Ban Chỉ đạo triển
khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số
45/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ và UBND thành
phố đã kiện toàn các Tổ công tác thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu
tư công trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
6. Tình hình huy động
các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển
a) Về đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp:
Ước 06 tháng đầu năm, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 875 doanh nghiệp, tổng vốn
đăng ký 6.150 tỷ đồng, đạt 48,61% KH số lượng doanh nghiệp và đạt 47,31% KH vốn,
tương đương số lượng doanh nghiệp và tăng 7% vốn so cùng kỳ; giải thể tự nguyện
105 doanh nghiệp các loại hình, hồ sơ đăng ký qua mạng đạt tỷ lệ 74%.
b) Tại các khu chế xuất và công nghiệp:
Ước 06 tháng đầu năm, điều chỉnh 02 dự án đăng ký tăng vốn 19,46 triệu USD. Lũy
kế, các khu công nghiệp trên địa bàn có 256 dự án còn hiệu lực[3] với tổng
vốn đầu tư đăng ký 1,930 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện 1,212 tỷ USD, chiếm
63% tổng vốn đầu tư đăng ký. Doanh thu các doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện
1,264 tỷ USD, đạt 50,3% KH, tăng 15% so cùng kỳ. Tổng số lao động đang làm việc
42.002 lao động, tăng 693 lao động so cùng kỳ.
c) Về đầu tư trong nước (ngoài khu công nghiệp):
Thành phố có 02 dự án mới[4], vốn đầu tư đăng ký 150,2 tỷ đồng; điều
chỉnh 01 dự án (giảm quy mô). Lũy kế đến hiện nay có 92 dự án được UBND thành
phố chấp thuận chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện, tổng diện tích sử dụng
đất khoảng 1.909,6ha.
d) Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
cấp mới 02 dự án, vốn đăng ký 230.000 USD; chấm dứt hoạt động 01 dự án, vốn
đăng ký 150.000 USD. Luỹ kế đến nay, trên địa bàn thành phố hiện có 82 dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.274,97 triệu USD.
đ) Ngoài ra, các hợp tác xã (HTX), tổ
hợp tác (THT) hỗ trợ có hiệu quả cho thành viên sản xuất, kinh doanh, mở rộng
thị trường; tiếp cận và thực hiện tốt các giải pháp về chuyển đổi số trong hoạt động
trong sản xuất, kinh doanh; liên kết trong đầu tư, sản xuất giữa HTX với HTX,
giữa HTX với doanh nghiệp có những hình thức hiệu quả và lâu dài hơn. Thành lập
mới 12 HTX, đạt 60% KH, giải thể tự nguyện 01 HTX; nâng tổng số có 338 HTX[5],
tổng vốn điều lệ 743,272 tỷ đồng (tăng 6,089 tỷ đồng so với đầu năm 2023), có
13.405 thành viên, 17.478 người lao động thường xuyên. Thành lập mới 18
tổ hợp tác, nâng tổng số có 1.519 THT, thu hút 53.810 hộ gia đình tham gia.
7. Đánh giá tính khả
thi và dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu đã đề ra
Qua rà soát tình hình thực hiện các thủ
tục đầu tư, tiến độ thi công ngoài công trình, công tác giải phóng mặt bằng và
tiến độ thực hiện huy động 1.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu chính quyền địa
phương năm 2024, để hoàn thành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cần có sự
vào cuộc đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng của sở, ban ngành, các cấp chính quyền địa
phương. Dự kiến trước tháng 9 năm 2024, sẽ hoàn thành công tác phê quyệt điều
chỉnh các dự án Đường tỉnh: 917, 918, 921, 923 và đường Vành đai phí Tây thành
phố Cần Thơ; thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương như tiến độ
dự kiến và kỳ vọng trình HĐND thành phố giao chi tiết hết 1.618,315 tỷ đồng
trong tháng 9 năm 2024 và phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân đạt tỷ lệ từ
95% trở lên kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao.
8. Những tồn tại, hạn
chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công
năm 2024
a) Các khó khăn trong công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhiều vụ việc phức tạp mới
phát sinh trong quá trình thực hiện (người nhận tiền bồi thường mất phải làm thủ
tục thừa kế, có phát sinh tranh chấp của các hộ dân đợi tòa án thụ lý và phán
quyết, người dân không nhận tiền và không bàn giao mặt bằng,...); xảy ra tình
trạng khan hiếm nguyên vật liệu xây dựng (cát san lấp, chi phí xây dựng
tăng,...).
b) Nguyên nhân chủ quan chủ yếu, đã ảnh
hưởng đến kết quả giải ngân trong thời gian qua chậm được khắc phục, cụ thể:
Công tác khảo sát, thu thập số liệu để lập chủ trương đầu tư, dự án đầu tư chưa
chuẩn xác, đặc biệt là việc khái toán kinh phí hỗ trợ, bồi thường và tái định
cư còn quá thấp so với giá thị trường, dẫn đến khi nhiều dự án triển khai thực
hiện có kinh phí bồi thường thực tế tăng nhiều so với quyết định đầu tư đã được
cấp thẩm quyền phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Từ đó, phải thực
hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, mất nhiều thời
gian và ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; đồng thời
đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cân đối vốn trung hạn giai đoạn
2021-2025 của thành phố. Năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chậm nghiên
cứu các quy định mới từ đó các hồ sơ, thủ tục đầu tư dự án thực hiện trình cấp
thẩm quyền chưa đầy đủ, không đạt theo yêu cầu phải điều chỉnh nhiều lần, kéo
dài thời gian. Mặc dù Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND thành phố đã tập
trung chỉ đạo các giải pháp cụ thể, tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể,
công tác phối hợp giữa chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị vẫn chưa thật sự chặt chẽ,
chưa phát huy hiệu quả trong giải quyết công việc.
9. Các giải pháp, kiến
nghị để tiếp tục triển khai có hiệu quả và thực hiện thành công kế hoạch đầu tư
công trong nhũng tháng cuối năm 2024
Tiếp tục xác định nhiệm vụ giải ngân vốn
đầu tư công năm 2024 là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nhằm góp phần phát huy
các mặt tích cực và chấn chỉnh các mặt còn tồn
tại, hạn chế, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong đầu
tư thời gian qua, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư
công năm 2024, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban,
ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện (các đơn vị được giao kế
hoạch vốn đầu tư công) tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ được giao, cụ thể:
a) Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan
ban, ngành và đoàn thể thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện có trách nhiệm:
- Quán triệt, thực hiện nghiêm những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn
đầu tư công theo các Nghị quyết của Chính phủ và văn bản triển khai của các Bộ,
ngành Trung ương; quy chế phối hợp, có phân công, phân nhiệm cụ thể giữa sở,
ngành, UBND quận, huyện, chủ đầu tư trong lập, thẩm định, trình phê duyệt, đảm
bảo kế hoạch vốn cho triển khai thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân,
không để nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Tuân thủ các nguyên tắc trong quản
lý, phân bổ vốn đầu tư công, quản lý đầu tư xây dựng, không để xảy ra trường hợp
vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách
nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ, hướng dẫn
của các Bộ, ngành Trung ương. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định trong
đăng ký kế hoạch, bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên, bảo đảm công bằng, công
khai, minh bạch và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Chủ tịch
UBND thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh xử lý các
hành vi thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ. Kiểm điểm trách
nhiệm tập thể, cá nhân làm chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tư công,
thực hiện ngay điều chuyển cán bộ, công chức khi cần thiết.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa
các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư để giải quyết nhanh các thủ tục của dự
án; quan tâm thực hiện tốt công tác lựa chọn nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế,
thi công, ...); không đùn đẩy công việc, tập trung thực hiện, giải quyết hồ sơ,
cũng như phối hợp giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư.
- Triển khai kế hoạch giám sát và đánh
giá đầu tư; có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư không thực hiện nghiêm chế
độ báo cáo theo quy định.
- Khẩn trương thực hiện quyết toán
công trình hoàn thành; rà soát, xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ đầu tư đối với
những trường hợp chậm thực hiện công tác quyết toán theo quy định.
- Thường xuyên theo dõi, chủ động phối
hợp xử lý có hiệu quả những tác động của biến đổi khí hậu là tình trạng sạt lở bờ sông, hạn
chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng đến
đời sống và sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng; chủ động phối hợp và
tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương xây dựng giải pháp căn cơ, xử
lý triệt để, mang tính bền vững gắn với liên kết vùng trước tình trạng sạt lở bờ
sông diễn biến phức tạp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, đảm bảo đúng mục đích, hiệu
quả, tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ quy định của pháp luật.
b) Giao các Phó Chủ tịch UBND thành phố
theo dõi, chỉ đạo các sở, ngành được phân công phụ trách tại Quyết định số
2656/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Chủ tịch UBND thành phố, tăng cường
kiểm tra, giám sát, báo cáo kịp thời, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ
chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;
phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo được thành lập tại Quyết định số 1130-QĐ/TU
ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy trong việc theo dõi và giám sát chủ đầu
tư thực hiện trách nhiệm về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thực hiện dự
án, đề xuất xử lý, giải quyết những khó khăn vướng mắc theo quy định.
c) Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
- Tăng cường rà soát, kiểm tra đề xuất
bố trí vốn phù hợp với tiến độ thực hiện của các dự án.
- Chủ trì, phối hợp các chủ đầu
tư và các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát tham mưu cắt giảm, điều chuyển
vốn đối với các dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng
hoàn thành cao trong năm kế hoạch, đảm bảo giải ngân hết kế hoạch vốn
được giao, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
- Chủ động phối hợp với các Chủ đầu
tư, tăng cường công tác thẩm định chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới
giai đoạn 2021 - 2025, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định để làm cơ sở
đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Phối hợp với Sở
Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu UBND thành phố
trình cấp thẩm quyền xem xét, kịp thời bổ sung nguồn vốn thực hiện kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 hoặc giãn, hoãn tiến độ thực hiện các dự
án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trong trường hợp cần thiết; rà soát kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao, đề xuất điều
chuyển phù hợp theo khả năng thực hiện giữa các dự án, trình cấp thẩm quyền xem
xét.
d) Giao các chủ đầu tư: Tập trung chỉ
đạo và thực hiện đồng bộ, quyết liệt ngay các nội dung chủ yếu sau:
- Rà soát, thực hiện cụ thể hóa nhiệm
vụ được giao trong việc phân công, phân nhiệm công việc rõ ràng đối với từng
cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện,
hoàn thành giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đã bố trí. Đánh giá khách quan, xử
lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vào cuối năm. Thay thế hoặc đề xuất
thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực.
- Tăng cường, phát huy vai trò, trách
nhiệm trong công tác kiểm tra giám sát, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng
mắc phát sinh, hoàn thành các dự án theo kế hoạch đã đề ra; đảm bảo chất lượng
công trình và tiến độ của dự án. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đẩy nhanh tiến độ thi
công, giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là các công trình thuộc Chương
trình phục hồi và phát triển
KT-XH, các công trình trọng điểm tại Quyết định số 1130-QĐ/TU ngày 17
tháng
7
năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp Nhà
thầu vi phạm các quy định về thi công, hợp đồng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể,
đề xuất UBND thành phố xử lý vi phạm để răn đe theo thẩm quyền; đồng thời,
trong quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các chủ đầu tư
cũng như tiến độ thực hiện của các công trình.
- Quan tâm, thường xuyên đối với việc
kiểm tra hồ sơ thủ tục trình thẩm định giá đất cụ thể, hồ sơ trình phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu, ... tăng cường
công tác giám sát, kiểm tra tại công trường, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi
công, giải quyết nhanh những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, nhất là khâu
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu
tư công đối với từng dự án/công trình.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động
của các nhà thầu tham gia xây dựng công trình theo đúng quy định. Quan tâm kiểm
tra việc thực hiện theo đúng thiết kế bản vẽ thi công dự toán đã được cấp thẩm
quyền phê duyệt, kiểm tra chất lượng xây dựng công trình, kiên quyết không nghiệm
thu công trình khi không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng. Đối với các dự
án đang triển khai thi công, yêu cầu nhà thầu tập trung nguồn lực và thể hiện bằng
công việc cụ thể như: có nhân lực, máy móc thiết bị và tập kết vật tư (hoặc tối
thiểu là hợp đồng cung ứng vật
tư) tại hiện trường, có kế hoạch và giải pháp thi công cụ thể đảm bảo thực hiện
có khối lượng giải ngân hết kế hoạch vốn. Trong quá trình thanh toán, đảm bảo
thu hồi tạm ứng theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Chủ động thực hiện công tác chuẩn bị
đầu tư, công tác lựa chọn nhà thầu theo quy định đối với những dự án khởi công
mới. Tập trung hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi
và phát triển KT-XH để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của
Chính phủ.
- Trong phần vốn được bố trí, ưu tiên
thực hiện bồi hoàn, hỗ trợ và tái định cư cho dự án (nếu có); thực hiện tốt hướng
dẫn của trung ương về mức tạm ứng thực hiện hợp đồng triển khai các công trình;
đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch vốn được bố trí, không để xảy ra nợ đọng và các
trường hợp phát sinh hạng mục, tăng tổng mức đầu tư không đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật
Đấu thầu và các Nghị định, văn bản hướng dẫn có liên quan, đảm bảo chất lượng
và hiệu quả trong công tác đấu thầu; thực hiện đúng quy định lộ trình đấu thầu qua mạng.
- Thực hiện ngay các thủ tục thanh
toán tại Kho bạc Nhà nước, giải ngân vốn cho các hạng mục thuộc dự án có biên bản
nghiệm thu giá trị khối lượng với nhà thầu. Đối với các dự án đã hoàn thành và
bàn giao đưa vào sử dụng, phải tổ chức nghiệm thu và lập thủ tục quyết toán
theo đúng thời gian quy định.
- Xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng
quyết toán các dự án hoàn thành (nếu có); quan tâm quản lý đúng quy định bộ hồ
sơ quyết toán dự án hoàn thành.
đ) UBND quận, huyện có trách nhiệm:
- Trình HĐND cùng cấp quyết nghị phân
bổ vốn đầu tư được UBND thành phố giao theo tiêu chí định mức, đúng theo quy định
về thứ tự ưu tiên: Bố
trí
vốn để thu hồi
các khoản vốn ứng trước, thanh toán khối lượng trong xây dựng cơ bản (nếu có);
bố trí vốn thanh toán cho các dự án đã hoàn thành và bàn giao từ năm 2023 trở về
trước đã đưa vào sử dụng, nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn
thành trong năm 2024; dự án chuyển tiếp; số vốn còn lại (nếu có) sẽ được bố trí
cho các dự án khởi công mới theo đúng quy định.
- Việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn
đầu tư công năm 2024 cho các ngành, lĩnh vực phải tuân thủ đúng theo Nghị quyết
số 10/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 và Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND
ngày 09 tháng 12 năm 2022 của HĐND thành phố về việc sửa đổi điểm e Khoản 1 Điều
1 Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND thành phố
Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân
sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 thành phố Cần Thơ.
- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân
sách thành phố cho quận, huyện phải thực hiện theo đúng mục tiêu được phân bổ;
trường hợp trong năm ngân sách không giải ngân hết phải chủ động đề xuất điều
chỉnh; thực hiện nộp trả ngân sách thành phố nếu giải ngân không hết kế hoạch vốn
được giao trong năm.
- Tiếp tục tập trung nguồn lực tháo gỡ
khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư
tại địa phương, tăng cường tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân, kịp thời
giải quyết và báo cáo về kết quả giải quyết trong công tác thu hồi đất đối với
các dự án trên địa bàn theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành. Tập
trung nguồn lực thực hiện công tác chi trả bồi thường theo phương án bền bù, giải phóng mặt
bằng đã được phê duyệt, có kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện, ưu tiên đối
với những dự án quan trọng. Trong đó, đối với những trường hợp cần thiết áp dụng
biện pháp cưỡng chế phải có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp kéo dài dẫn đến
các quyết định rơi vào thời điểm các ngày lễ, tết phải dừng thực hiện, mất nhiều
thời gian.
- Phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư
trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, các tuyến
đường cao tốc đi qua địa bàn các quận, huyện, đảm bảo đúng tiến độ theo yêu cầu.
10. Tình hình thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia
a) Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới:
- Tình hình ban hành văn bản theo phân
cấp; phân bổ, sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
+ Theo quy định tại tiết b khoản 7 Điều
3 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng của
NSĐP thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 (Chương trình), thành phố Cần Thơ không được hỗ trợ NSTW thực hiện
Chương trình, nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 được bố trí 100% từ
NSĐP.
+ Thực hiện quy định Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về các nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2021-2025 và quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng
9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về các
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2021-2025: “Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu
tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 quy định tại Quyết định
này, khả năng tài chính và đặc điểm tình hình của địa phương, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trình HĐND cấp tỉnh ban hành nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSĐP giai đoạn 2021-2025”.
+ HĐND thành phố Cần Thơ đã ban hành
Nghị quyết: Số 10/2020/NQ-HĐND
ngày 04 tháng 12 năm 2020, số 01/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 5 năm 2022, số
08/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thành
phố Cần Thơ, trong đó ưu tiên sử dụng nguồn vốn xổ số kiến thiết để đầu tư các
dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao,
kiểu mẫu.
- Kết quả ước thực hiện chương trình 06
tháng đầu năm 2024:
+ Về xã nông thôn mới: Sau khi rà soát các tiêu
chí theo Quyết định số 3429/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2022 của UBND thành phố
Cần Thơ về việc ban hành Bộ tiêu chí thành phố Cần Thơ về xã nông thôn mới giai
đoạn 2021 - 2025. Kết quả có 36/36 xã đạt 19 tiêu chí.
+ Về xã nông thôn mới nâng cao: Tổng số xã đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao toàn thành phố đến nay là 31/36 xã đạt tỷ lệ
86,11%.
+ Về xã nông thôn mới kiểu mẫu: Đến nay, thành
phố đã công nhận 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục nâng chất các
xã đã đạt chuẩn thôn mới kiểu mẫu, đạt tỷ lệ 19%.
- Dự kiến kết quả thực hiện cả năm
2024: Theo Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024 về thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ
năm 2024, dự kiến kết quả thực
hiện cả năm 2024 như sau:
+ Về nguồn vốn: Dự kiến huy động nguồn lực thực
hiện Chương trình năm 2024 tổng số: 1.356.994 triệu đồng. Trong đó.
. NSNN: 750.439 triệu đồng.
. Nguồn vốn tín dụng: 455.934 triệu đồng.
. Vốn doanh nghiệp: 88.200 triệu đồng.
. Huy động từ người dân và cộng đồng:
62.421 triệu đồng.
+ Tiếp tục rà soát, củng cố, nâng chất
36 xã đạt chuẩn nông thôn mới phải đảm bảo đạt theo Bộ tiêu chí thành phố Cần
Thơ về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025.
+ Về xã nông thôn mới nâng cao: xây dựng thêm 05
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Vĩnh Thạnh 02 xã; huyện Thới Lai 03 xã).
Nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM
nâng cao trên địa bàn thành phố đến hết năm 2024 là 36/36 xã, đạt tỷ lệ 100%.
+ Về xã nông thôn mới kiểu mẫu: xây dựng thêm 03
xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (huyện Phong Điền 01 xã; huyện Cờ Đỏ 01 xã;
huyện Vĩnh Thạnh 1 xã). Nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn
thành phố đến hết năm 2024 là 10/36 xã, đạt tỷ lệ 27,7%.
+ Tiếp tục rà soát, củng cố, nâng chất
04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới đảm bảo đạt theo Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025. Đồng thời phấn đấu xây dựng 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao.
b) Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm
nghèo bền vững:
- Kết quả ước thực hiện chương trình
trong 06 tháng đầu năm 2024 (Sở, ban, ngành thành phố và UBND, quận, huyện báo
cáo), cụ thể:
+ Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho 12.713 thành viên
hộ nghèo, hộ cận nghèo với kinh phí 12.395 triệu đồng.
+ Hỗ trợ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024
cho 764 hộ nghèo với kinh phí 916, 8 triệu đồng (1.200.000 đồng/hộ); hỗ trợ 180
hộ nghèo khó khăn với kinh phí 180 triệu đồng (1.000.000 đồng/hộ); hỗ trợ 54 hộ
nghèo dân tộc thiểu số kinh phí 108 triệu đồng (2.000.000 đồng/ hộ); Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố hỗ trợ quà cho 2.944 hộ cận nghèo 500.000 đồng/suất
với kinh phí 1.472 triệu đồng.
- Dự kiến kết quả thực hiện cả năm
2024: Theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2024 của UBND thành phố Cần
Thơ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thành
phố Cần Thơ năm 2024, dự kiến kết quả thực hiện cả năm 2024 như sau:
+ Về nguồn vốn: từ nguồn vốn chi thường xuyên;
các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện lồng ghép các nội dung của Chương
trình trong thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên của năm 2024 tổng kinh phí là
538.003 triệu đồng; phân theo nguồn như sau:
. Ngân sách thành phố: 40.259 triệu đồng
. Nguồn vốn vay ưu đãi: 472.224 triệu
đồng
. Huy động cộng đồng: 25.520 triệu đồng
+ Các chỉ tiêu chủ yếu của Chương
trình:
. Giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ
nghèo cuối năm 2024 còn 0,15% so với hộ dân; giảm 0,06% tỷ lệ hộ nghèo dân tộc
thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số cuối năm 2024 còn 0,47% so với hộ dân
tộc thiểu số; phấn đấu giảm ít nhất 219 hộ nghèo so với đầu năm 2024 theo chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, giảm ít nhất 06 hộ nghèo dân tộc thiểu số.
. Duy trì và nhân rộng 31 mô hình sinh
kế giảm nghèo nhằm tạo việc làm, thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
. Phấn đấu 80% người có khả năng lao động,
có nhu cầu thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản
xuất nông nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh
lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.
. 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo
được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
+ Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu
hụt các dịch vụ xã hội cơ bản:
. 100% người lao động thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định
hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
. Tối thiểu 200 người lao động thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối việc làm thành
công.
. Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người
thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.
. Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:
Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 95%. Trên 200
người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động
có thu nhập thấp có nhu cầu
được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
. Chiều thiếu hụt về nhà ở: Tối thiểu
500 hộ nghèo, hộ cận nghèo (trong đó 100% hộ nghèo có đất được hỗ trợ xây dựng
nhà ở) trên địa bàn được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả
năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
và giảm nghèo bền vững.
. Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và
vệ sinh: 100% hộ nghèo được hỗ trợ nguồn nước sạch sinh hoạt; 95% hộ cận nghèo
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;
100% hộ nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ít nhất 95%hộ cận nghèo sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh.
. 100% hộ nghèo được sử dụng lưới điện
quốc gia.
. Chiều thiếu hụt về thông tin: Trên
95% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn
thông, internet.
+ Các dự án thành phần của Chương
trình:
. Dự án 1: Đa dạng hóa sinh kế, phát
triển mô hình giảm nghèo: Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, phát triển sản xuất; hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; hỗ
trợ vốn vay làm chuồng trại chăn
nuôi, ao nuôi, tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề. Duy trì 31 mô hình sinh kế tập trung mô
hình dạy nghề gắn với tạo việc
làm theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình
liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng
với doanh nghiệp; mô hình hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo, Vốn thực hiện:
11.076 triệu đồng, trong đó: Vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội: 5.776 triệu đồng, huy
động cộng đồng: 5.300 triệu đồng.
. Dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất
nông nghiệp, cải thiện dinh dưỡng.
(1) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp, tập huấn kỹ thuật, tư vấn
chuyên giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi; phân bón,
thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;
tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp,
sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả. Tổng
nhu cầu vốn thực hiện: 01 tỷ đồng, trong đó: NSĐP: 800 triệu đồng, vốn huy động
hợp pháp khác: 200 triệu đồng.
(2) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng:
Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất
dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo
sinh sống trên địa bàn. Tư vấn, can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng
cho trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo sinh sống trên địa bàn thành phố. Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 80 triệu đồng,
từ nguồn NSĐP.
. Dự án 3: Phát triển giáo dục nghề
nghiệp, việc làm bền vững: Thực hiện đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo trên
80 người. Kinh phí thực hiện: 472 triệu đồng. Thực hiện đào tạo nghề cho người
thuộc hộ cận nghèo trên 120 người. Kinh phí thực hiện: 648 triệu đồng. Tổng nhu
cầu vốn thực hiện: 1.120 triệu đồng, từ nguồn NSĐP.
. Dự án 4: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo,
hộ cận nghèo trên địa bàn: Xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có; đảm bảo
diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái
cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. Tổng nhu cầu vốn thực hiện:
20.000 triệu đồng, trong đó: Vốn huy động từ nguồn xã hội hóa: 20.000 triệu đồng.
. Dự án 5: Truyền thông và giảm nghèo
về thông tin: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn
xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh
thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao
khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô
hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội. Tổng nhu
cầu vốn thực hiện: 200 triệu đồng, từ nguồn NSĐP.
. Dự án 6: Nâng cao năng lực và kiểm
tra giám sát, đánh giá Chương trình: Xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, Chương trình, dự án giảm
nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất. Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 190 triệu đồng,
từ nguồn NSĐP.
c) Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
- Kết quả ước thực hiện chương trình 6
tháng năm 2024:
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo: cuối năm 2022,
trên địa bàn thành phố có 113 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 1,14% trên tổng số hộ dân
tộc thiểu số. Đến cuối năm
2023 số hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 54 hộ, chiếm tỷ lệ 0,53% trên tổng số
hộ dân tộc thiểu số (giảm 0,61%, vượt 203,3% mục tiêu kế hoạch).
+ Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến
trường: 99,06%, vượt 101% KH.
+ Học sinh trong độ tuổi học tiểu học
100%: đạt 100% kế hoạch.
+ Học trung học cơ sở: 95,2%, vượt
100,7% kế hoạch.
+ Học trung học phổ thông: 70%, đạt
98,6% kế hoạch.
+ Người từ 15 tuổi trở lên đọc thông,
viết thạo tiếng phổ thông đạt 96,88%, đạt 98,86% kế hoạch.
+ 100% phụ nữ có thai được khám thai định
kỳ, sinh con ở cơ sở y tế: vượt 106% kế hoạch.
+ Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể
nhẹ 6,3%, vượt 150,7% kế hoạch.
+ Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được
đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS: 50,2%, đạt 91,27% kế
hoạch.
+ Ước tình hình giải ngân: Tổng vốn giải
ngân 1.807,3 triệu đồng/20.124 triệu đồng, đạt 8,98 % so với Kế hoạch năm 2024,
trong đó: Vốn đầu tư:
1.216 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 591,3 triệu đồng
- Dự kiến kết quả thực hiện cả năm
2024: Cần Thơ là địa phương không được phân bổ NSTW để thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, thành
phố bố trí, huy động vốn lồng ghép việc thực hiện Chương trình vào việc triển
khai các nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn. Theo Kế hoạch
số 08/KH-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2024 của UBND thành phố thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024, dự
kiến kết quả thực hiện cả năm 2024 như sau:
+ Về nguồn vốn: dự kiến tổng kinh phí lồng ghép
thực hiện năm 2024 là 20.124 triệu đồng, trong đó:
. Vốn đầu tư thành phố: 14.325 triệu đồng
(tuy nhiên theo Quyết định số 3041/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2023 của UBND
thành phố về việc giao Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, Dự
án đầu tư, nâng cấp Trường Phổ thông Dân tộc nội trú thành phố (tiểu dự án 1, dự
án 5) được bố trí kinh phí 9,141 tỷ đồng);
. Vốn sự nghiệp thành phố: 5.679 triệu
đồng;
. Vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội:
100 triệu đồng;
. Vốn huy động: 20 triệu đồng.
+ Các dự án thành phần của Chương
trình:
(1) Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu
đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Đối với đất ở: thực hiện bố trí đất
ở cho các hộ đủ điều kiện (dự kiến 59 hộ) vào các khu dân cư dân tộc thiểu số tại
huyện Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Đối với nhà ở: tiếp tục hỗ trợ xây dựng
04 căn nhà từ nguồn vốn vận động xã
hộ hóa, quỹ vì người nghèo.
(2) Dự án 5: Phát triển giáo dục và
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tiếp tục thực hiện đầu tư, nâng cấp
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú thành phố, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.
(3) Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch:
tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc thiểu số; tổ chức các hoạt động mừng tết Chôl Chnăm Thmây của đồng
bào dân tộc Khmer).
(4) Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe Nhân
dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em: Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch (khi được
cấp kinh phí)[6].
(5) Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm
dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: Lồng ghép thực hiện Nội
dung 2 “Giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
(6) Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền,
vận động trong vùng đồng báo dân tộc thiểu số; kiểm tra, giám sát đánh giá việc
thực hiện chương trình[7].
II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU
TƯ CÔNG NĂM 2025
1. Nguyên tắc
bố trí vốn
Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư
công năm 2025 phải đảm bảo tuân thủ theo quy định Điều 51 Luật Đầu tư công, cụ
thể:
a) Nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng
phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển và quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định
mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Tập trung bố trí vốn để hoàn thành
và đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng có ý
nghĩa lớn đối với phát triển của thành phố và địa phương.
d) Tuân thủ thứ tự ưu tiên bố trí vốn
theo quy định tại Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số
26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025;
Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND
và số 08/2022/NQ-HĐND của HĐND thành phố.
đ) Đáp ứng điều kiện bố trí vốn hằng
năm theo quy định Điều 53 Luật Đầu tư công.
e) Đảm bảo thời gian bố trí vốn cho dự
án theo quy định Điều 52 Luật Đầu tư công.
g) Chỉ thực hiện bố trí vốn cho các dự
án khởi công mới sau khi đã hoàn thành thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản
và thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.
2. Dự kiến kế
hoạch vốn đầu tư công năm 2025
a) Nhu cầu vốn đầu tư công năm 2025:
Tổng số:
|
12.356,677 tỷ đồng. Trong đó:
|
- NSTW:
|
6.116,086 tỷ đồng.
|
- NSĐP:
|
6.240,591 tỷ đồng.
|
b) Dự kiến khả năng cân đối từng nguồn
vốn đầu tư công: Dự kiến tổng Kế hoạch vốn năm 2025 là 12.118,810 tỷ đồng, bằng
98% nhu cầu các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
(cao hơn 2.400,715 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ
giao).
- NSTW:
|
6.116,086 tỷ đồng.
|
- Vốn trong cân đối NSĐP:
|
6.002,724 tỷ đồng, gồm:
|
+ Vốn cân đối NSĐP:
|
5.002,724 tỷ đồng.
|
+ Bộ chi NSĐP:
|
1.000 tỷ đồng (trái phiếu chính
quyền địa phương).
|
c) Dự kiến phân chia theo phân cấp quản
lý: Tổng số Kế hoạch vốn dự kiến năm 2025 là 12.118,810 tỷ đồng. Cụ thể:
- Vốn không phân chia theo tiêu chí định
mức là 7.116,086 tỷ đồng, gồm:
+ NSTW: 6.116,086 tỷ đồng.
+ NSĐP: 1.000 tỷ đồng (trái phiếu
chính quyền địa phương).
- Vốn phân chia theo tiêu chí định mức
là 5.002,724 tỷ đồng. Phân chia như sau:
+ Vốn thành phố quản lý: 2.778,592 tỷ
đồng.
+ Vốn quận, huyện quản lý: 2.224,132 tỷ
đồng (số vốn còn lại thuộc Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 trừ đi số vốn
đã giao chi tiết hàng năm).
d) Dự kiến phân bổ đối với nguồn vốn
NSĐP: Tổng số Kế hoạch vốn dự kiến năm 2025 là 6.002,724 tỷ đồng. Cụ thể:
- Vốn bố trí cho các công trình do
thành phố quản lý: 2.030,109 tỷ đồng.
+ Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn quy hoạch: 52,353
tỷ đồng.
+ Vốn thực hiện dự án: 1.977,756 tỷ đồng,
Trong đó: cấp vốn ủy thác cho Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ: 70 tỷ đồng
- Vốn bố trí cho các công trình do quận,
huyện quản lý: 3.972,615 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn theo tiêu chí định mức:
2.224,132 tỷ đồng
(Việc bố trí theo
ngành, lĩnh vực trên địa bàn quận, huyện do HĐND cấp huyện quyết định theo mục
tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của địa phương)
+ Vốn thành phố hỗ trợ cho các dự án:
1.748,483 tỷ đồng.
(Danh mục chi tiết dự kiến phân bổ cho
các dự án theo Phụ lục số I, II)
3. Lập kế hoạch
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Theo quy định tại tiết b khoản 7 Điều
3 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và tỷ lệ vốn đối ứng của
NSĐP thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2025 (Chương trình), thành phố Cần Thơ không được hỗ trợ NSTW thực hiện
Chương trình, nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 được bố trí
100% từ NSĐP. Do đó, UBND các huyện sẽ rà soát, chủ động cân đối từ nguồn vốn
được phân bổ theo tiêu chí, định mức, phù hợp với khả năng huy động vốn và kế
hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương trong năm 2025.
4. Các thuận
lợi và khó khăn trong việc cân đối và huy động nguồn vốn đầu tư trong năm 2025
a) Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo
thường xuyên của các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành sát sao của
Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, triển khai các giải pháp tăng thu ngân
sách thông qua việc đôn đốc các đơn vị thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm
toán Nhà nước và các đoàn thanh tra, kiểm tra; tăng cường hiệu lực, hiệu quả
công tác thanh, kiểm tra, công tác thu hồi nợ cũng như tiếp tục khai thác tăng
thu trong lĩnh vực chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh thương mại điện tử, đẩy
nhanh tiến độ khai thác các khoản thu từ đất.
b) Khó khăn: Do khó khăn chung của nền
kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản tại thành phố Cần Thơ trầm lắng;
doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính còn nợ tiền thuế cao, nhiều doanh nghiệp
ngừng hoạt động,... Từ đó ảnh hưởng đến thu ngân sách của thành phố Cần Thơ.
5. Các giải
pháp triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2025 và dự kiến kết quả đạt được
a) Giải pháp huy động nguồn vốn thực
hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2025:
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện các
giải pháp trọng tâm nhằm phục hồi và phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội,
đời sống người dân tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục
hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
nhằm sớm phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy
các động lực tăng trưởng từ đó tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách.
- Tập trung huy động nguồn vốn đầu tư
công như: Bán đấu giá quyền sử dụng đất thuê, thu tiền sử dụng đất; Triển khai
có hiệu quả các Đề án về tài chính - ngân sách đã được phê duyệt: Đề án Phát
hành trái phiếu chính quyền
địa phương thành phố Cần Thơ năm 2024, Đề án Huy động tài chính và tăng thu
ngân sách thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2025. Nguồn vốn huy động thêm sẽ tập
trung đầu tư các dự án quan trọng, mang tính động lực, kết nối giữa các địa
phương như: Đường vành đai phía Tây; Nâng cấp, mở rộng các tuyến Đường tỉnh:
917,
918, 921, 923,...
b) Dự kiến kết quả đạt được:
- Với dự kiến kế hoạch vốn đầu tư công
nêu trên, trong năm 2025 dự kiến thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng
một số dự án quan trọng như: Nâng cấp mở rộng Đường tỉnh: 917, 918 (giai đoạn
2), 921 và 923; đồng thời, hoàn thiện cơ bản các tuyến giao thông kết nối liên
quận, huyện. Việc từng bước hoàn thiện hạ tầng là một trong những động lực phát
triển của địa phương.
- Ngoài ra, phấn đấu thực hiện khởi
công dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7), thành phố Cần Thơ, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian tới, góp
phần phục vụ nhu cầu thuận tiện đi lại của người dân, giảm ùn tắt giao thông,
hoạt động vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
6. Lập kế hoạch
vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp dành để đầu
tư theo quy định của pháp luật
Dự kiến trong năm 2025, dự kiến có 02
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung
giai đoạn 2021-2025 từ nguồn nguồn thu hợp pháp dành để đầu tư với số vốn là
121,388 tỷ đồng. Gồm có:
a) Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ: Thực
hiện dự án Cải tạo, sửa chữa khu điều trị ngoại trú thuộc Bệnh viện Da liễu TP.
Cần Thơ, dự kiến bố trí 43,155 tỷ đồng.
b) Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ: Dự
kiến bố trí 78,233 tỷ đồng, gồm:
- Dự án Cải tạo và mở rộng khoa Phẫu thuật gây
mê - Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ dự kiến bố
trí 32 tỷ đồng.
- Dự án Cải tạo, nâng cấp
cơ sở vật chất các khoa, phòng Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ dự kiến bố
trí 11,093 tỷ đồng.
- Dự án Cải tạo, nâng cấp Khoa điều trị
theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ dự kiến bố trí 14,790 tỷ đồng.
- Dự án Thay thế trang thiết bị y tế Bệnh
viện Phụ sản thành phố Cần Thơ dự kiến bố trí 20,350 tỷ đồng.
7. Dự kiến kết
quả đạt được của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thành phố Cần
Thơ
Với kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư
công năm 2021-2023, ước thực hiện năm 2024 và dự kiến Kế hoạch năm 2025, thành
phố Cần Thơ đạt được một số kết quả mang lại cho sự phát triển của địa phương
như sau:
a) Giao thông: Hoàn thành nâng cấp, mở
rộng 05 tuyến đường tỉnh quan trọng của thành phố, kết nối các quận, huyện, kết
nối các tuyến Quốc lộ mang tính liên vùng; hoàn thành hệ thống đường giao thông
nông thôn trong xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn
mới kiểu mẫu; giải quyết cơ bản một số điểm ùn tắt giao thông đô thị vào giờ
cao điểm; tạo thuận
lợi để hình thành và phát triển một số khu đô thị mới tại địa bàn các quận: Cái
Răng, Bình Thủy, Ninh Kiều, Thốt Nốt; các huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ,
Vĩnh Thạnh..., góp phần thu hút đầu tư và chỉnh trang, phát triển các khu đô thị, hình thành
các trung tâm thương mại, dịch vụ, khu - cụm công nghiệp,... trên địa bàn quận,
huyện, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
b) Ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên
tai: Trọng tâm là hoàn thành đưa vào sử dụng dự án Phát triển thành phố Cần Thơ
và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, nguồn vốn đầu tư từ vốn vay Ngân
hàng Thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố, dự án đưa vào sử dụng đã
cơ bản khắc phục tình trạng ngập tại trung tâm thành phố do ảnh hưởng của triều
cường, đồng thời thực hiện chỉnh trang đô thị, góp phần mang lại cuộc sống tốt
hơn cho người dân trong vùng dự án.
Trên đây là dự kiến Kế hoạch đầu tư
công năm 2025 thành phố Cần Thơ./.
Nơi nhận:
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
-
TT. Thành ủy;
TT. HĐND TP;
-
UBND TP (1);
-
UBMTTQVN TPCT;
-
Sở, ban ngành TP;
-
Các Trường Đại học, Cao đẳng thuộc TPCT;
-
QH, HU, UBND quận, huyện;
-
VP UBND thành phố (2,3);
- Lưu VT.PVC
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
|