Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3927/QĐ-UBND 2022 phát triển hạ tầng số Phú Thọ

Số hiệu: 3927/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Hồ Đại Dũng
Ngày ban hành: 05/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3927/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 05 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025; 411/QĐ- TTg ngày 31/3/2022 Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 27/QĐ- UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022. UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG SỐ ĐẾN NĂM 2022

I. HẠ TẦNG KẾT NỐI

1. Mạng viễn thông băng rộng di động

Mạng thông tin di động đã được đầu tư phát triển tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thiết bị thông minh phát triển mạnh đang dần thay thế các thiết bị 2G; 99,5% thôn, bản đã được phủ sóng điện thoại di động[1].

2. Mạng viễn thông băng rộng cố định

Mạng Internet băng rộng cố định đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; thuê bao Internet hộ gia đình đạt 64,96% trên tổng số hộ gia đình; 99,9% thôn, bản có hạ tầng cáp quang phục vụ hộ gia đình[2].

II. HẠ TẦNG DỮ LIỆU VÀ NỀN TẢNG SỐ

1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Phú Thọ đã kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nội bộ của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Quốc gia (NDXP). Trung tâm dữ liệu số, Trung tâm điều hành thông minh (IOC), Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) đảm bảo duy trì hoạt động ổn định.

2. Kho dữ liệu số, Cổng dữ liệu mở, nền tảng bản đồ số của tỉnh đang được triển khai xây dựng. Các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai còn riêng lẻ, liên thông, chia sẻ dữ liệu còn hạn chế[3].

3. Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tập trung chuyển hướng đầu tư, phát triển hạ tầng điện toán đám mây, các nền tảng số, hệ thống trang thiết bị thông minh hóa hạ tầng phục vụ xây dựng đô thị thông minh và phát triển kinh tế số, xã hội số.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Giai đoạn 2017-2022, hạ tầng số tỉnh Phú Thọ được quan tâm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Các chỉ số về điện thoại thông minh, mạng thông tin di động, Internet cáp quang hộ gia đình của tỉnh tăng trưởng khá; mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, các nền tảng cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được triển khai bước đầu đáp ứng được yêu cầu xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số của tỉnh. Năm 2021, chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Phú Thọ xếp hạng 18/63 tỉnh, thành, góp phần quan trọng trong việc nâng cao các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Cải cách hành chính, Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.

Giai đoạn 2022-2025, cần tập trung tăng cường chất lượng kỹ thuật và khả năng đáp ứng của hạ tầng số, phục vụ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục duy trì, nâng cao thứ hạng đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh và khẳng định vai trò, vị trí trong nhóm các tỉnh dẫn đầu về hạ tầng số của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ ĐẾN NĂM 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đẩy mạnh nhiệm vụ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đưa Phú Thọ trở thành tỉnh có hạ tầng số thuộc nhóm dẫn đầu của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, làm cơ sở thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Mạng viễn thông băng rộng di động

- 100% số thôn, bản được phủ sóng di động; mạng di động 5G phủ sóng tại 100% trung tâm các huyện, thành, thị, các khu công nghiệp, khu du lịch; tốc độ truy nhập trung bình trên mạng di động đạt 100Mb/s.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%.

b) Mạng viễn thông băng rộng cố định

- 100% các thôn, bản có hạ tầng Internet băng rộng cáp quang; tốc độ truy nhập trung bình trên mạng Internet băng rộng cố định đạt 200Mb/s.

- Tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng cáp quang đạt 85%.

c) Hạ tầng dữ liệu và nền tảng số

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các trung tâm dữ liệu số của doanh nghiệp viễn thông với quy mô cấp vùng phục vụ nhu cầu của Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực.

- 100% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và liên thông 04 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã. Phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh với các cơ sở dữ liệu Quốc gia.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo chuyển đổi số, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực như đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục, hộ tịch, dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ công tác quản lý của cơ quan nhà nước và đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của người dân, doanh nghiệp.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Cơ chế chính sách và công tác chỉ đạo điều hành

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số, như: xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông của tỉnh tích hợp trong quy hoạch tỉnh Phú Thọ; triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025; phát triển hạ tầng viễn thông tại các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa; quản lý xây dựng và đảm bảo chất lượng các công trình viễn thông; quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (cống cáp, hào, tuy nen kỹ thuật...) để hạ ngầm đồng bộ các đường dây cáp viễn thông, cáp điện lực; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện Đề án phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, sự chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ.

2. Phát triển hạ tầng kết nối

a) Mạng viễn thông băng rộng di động

- Đẩy mạnh đầu tư, xây dựng trạm thu phát sóng di động (BTS) 4G phủ sóng 100% các thôn, bản và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu vực sóng yếu; ưu tiên, tập trung phát triển 5G tại trung tâm các huyện, thành, thị, các khu công nghiệp, khu du lịch, cơ quan nhà nước và phục vụ, hỗ trợ thông minh hoá các hạ tầng đô thị, giao thông, năng lượng, y tế... Tắt sóng công nghệ 2G, 3G trên địa bàn tỉnh theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Triển khai chương trình hỗ trợ điện thoại thông minh từ nguồn vốn của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo để người dân có công cụ giao tiếp với chính quyền trên môi trường số.

b) Mạng viễn thông băng rộng cố định

- Đầu tư hạ tầng cáp quang và cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại tất cả các thôn, bản. Ứng dụng công nghệ mới, hiện đại tăng tốc độ truy nhập mạng Internet. Đẩy mạnh chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng; tăng cường chỉnh trang, hạ ngầm mạng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Thúc đẩy phát triển Internet băng rộng cố định đến hộ gia đình; triển khai các chương trình hỗ trợ giá cước, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

3. Phát triển hạ tầng dữ liệu và các nền tảng số

- Đảm bảo kết nối thông suốt mạng truyền số liệu chuyên dùng 04 cấp (từ Trung ương đến xã); sử dụng đồng bộ, tập trung các dịch vụ cung cấp trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Nâng cấp, phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Phú Thọ. Tiếp tục nâng cấp, mở rộng Kho dữ liệu số và Cổng dữ liệu mở của tỉnh. Nâng cấp và duy trì hoạt động hiệu quả Trung tâm dữ liệu số, Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các nền tảng số, cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đám mây của cơ quan nhà nước phục vụ quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu khai thác của người dân, doanh nghiệp. Tăng cường thuê dịch vụ điện toán đám mây của các doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển. Khuyến khích doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh xây dựng các trung tâm dữ liệu số quy mô cấp vùng, phục vụ các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

4. Công tác tuyên truyền

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về thực hiện chuyển đổi số của tỉnh trên Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các hệ thống truyền thông khác; nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc thực hiện chuyển đổi số phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

- Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ sở, truyền thông qua mạng xã hội, Tổ công nghệ số cộng đồng để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân khi triển khai phát triển hạ tầng số, trạm BTS công nghệ mới.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách Trung ương thông qua Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025.

2. Nguồn ngân sách của tỉnh theo Quyết định 2348/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

3. Nguồn vốn của các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới của doanh nghiệp và hạ tầng, nền tảng số cho thuê dịch vụ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; tổng hợp kết quả phát triển hạ tầng số, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/6 và 30/12 hằng năm.

- Phối hợp với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin để thúc đẩy phát triển hạ tầng số và thống nhất ứng dụng các nền tảng số trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số.

2. Các sở, ban, ngành liên quan

Chủ động ban hành phương án phát triển hạ tầng số, đầu tư xây dựng hạ tầng số của cơ quan, đơn vị theo hướng ưu tiên thuê dịch vụ và căn cứ vào danh mục nhiệm vụ phát triển hạ tầng số (kèm theo kế hoạch này) để triển khai thực hiện các mục tiêu thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý của ngành.

3. UBND các huyện, thành, thị

- Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng số và chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của địa phương trên cơ sở nội dung kế hoạch này.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đảm bảo phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh. Hằng năm, chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn, hạ ngầm mạng cáp treo viễn thông trên địa bàn quản lý; từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại các đô thị; quản lý, giám sát chặt chẽ doanh nghiệp triển khai quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) về kết quả phát triển hạ tầng số trước ngày 20/6 và 20/12 hằng năm./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TT&TT (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Viettel Phú Thọ, VNPT Phú Thọ và Trung tâm mạng lưới Mobifone miền Bắc;
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, VX5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Đại Dũng

 

PHỤ LỤC I

HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng

Mục tiêu đến 2025

I

Hạ tầng viễn thông băng rộng di động

1

Phủ sóng di động 5G tới trung tâm các huyện, thành, thị; các khu công nghiệp; khu du lịch

0%

100%

2

Tốc độ truy nhập trung bình trên mạng 4G/5G

55Mb/s

100Mb/s

3

Phủ sóng thông tin di động tới các thôn trên địa bàn tỉnh

Còn 14 thôn trên địa bàn 08 xã chưa có sóng

100% các thôn trong năm 2022

4

Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh

80,08%

95%

II

Hạ tầng viễn thông băng rộng cố định

5

Triển khai hạ tầng Internet băng rộng cố định tới các thôn

02 thôn trên địa bàn 02 xã chưa có hạ tầng

100% các thôn trong năm 2022

6

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet băng rộng cáp quang

64,96%

85%

7

Tốc độ truy nhập trung bình trên mạng Internet băng rộng cố định

70,4Mb/s

200Mb/s

III

Hạ tầng dữ liệu và các nền tảng số phục vụ chính quyền điện tử

8

Tỷ lệ kết nối các hệ thống thông tin trọng yếu, hệ thống dùng chung của tỉnh vào mạng truyền số liệu chuyên dùng

15%

100%

9

Kho dữ liệu và Cổng dữ liệu mở của tỉnh.

Đang triển khai

Hoàn thành trong năm 2022

10

Tỷ lệ tích hợp, kết nối, liên thông tới các hệ thống, CSDL quốc gia, chuyên ngành

50%

100%

IV

Hạ tầng dữ liệu và các nền tảng số phục vụ kinh tế số, xã hội số

11

Phát triển các trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây của doanh nghiệp viễn thông với quy mô cấp vùng, phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc, đặt tại tỉnh Phú Thọ

Chưa có

Tối thiểu 01 trung tâm

12

Kết nối, liên thông, chia sẻ và mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp

Chưa có

Hoàn thành

 

PHỤ LỤC II

HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU THUÊ BAO INTERNET HỘ GIA ĐÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Huyện, thành, thị

Hiện trạng

Tỷ lệ thuê bao Internet hộ gia đình/Số hộ gia đình năm 2025

Số thuê bao Internet hộ gia đình

Số hộ gia đình(4)

Tỷ lệ thuê bao Internet hộ gia đình/Số hộ gia đình

1

Huyện Cẩm Khê

22.311

40.785

54,70%

85%

2

Huyện Đoan Hùng

21.138

33.474

63,15%

85%

3

Huyện Hạ Hòa

20.140

33.608

59,93%

85%

4

Huyện Lâm Thao

21.085

34.724

60,72%

85%

5

Huyện Phù Ninh

21.824

30.197

72,27%

>85%

6

Huyện Tam Nông

15.317

24.262

63,13%

>85%

7

Huyện Tân Sơn

11.363

20.975

54,17%

85%

8

Huyện Thanh Ba

20.032

35.032

57,18%

85%

9

Huyện Thanh Sơn

20.562

34.056

60,38%

85%

10

Huyện Thanh Thủy

15.923

23.862

66,73%

>85%

11

Huyện Yên Lập

14.166

24.899

56,89%

85%

12

Thành phố Việt Trì

48.209

60.118

80,19%

>90%

13

Thị xã Phú Thọ

18.687

20.845

89,65%

>90%

Tổng số

270.757

416.837

64,96%

>85%

 

PHỤ LỤC III

HIỆN TRẠNG VÀ MỤC TIÊU ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Huyện, thành, thị

Hiện trạng

Tỷ lệ thuê bao điện thoại thông minh/Dân số năm 2025

Thuê bao điện thoại thông minh

Dân số(5)

Tỷ lệ thuê bao điện thoại thông minh/Dân số

1

Huyện Cẩm Khê

92.773

141.911

65,37%

95%

2

Huyện Đoan Hùng

94.967

118.205

80,34%

>95%

3

Huyện Hạ Hòa

78.679

106.877

73,62%

>95%

4

Huyện Lâm Thao

77.293

110.067

70,22%

>95%

5

Huyện Phù Ninh

87.297

114.040

76,55%

>95%

6

Huyện Tam Nông

59.494

91.041

65,35%

>95%

7

Huyện Tân Sơn

55.895

88.922

62,86%

95%

8

Huyện Thanh Ba

77.088

119.677

64,41%

95%

9

Huyện Thanh Sơn

94.123

138.372

68,02%

95%

10

Huyện Thanh Thủy

63.024

90.106

69,94%

>95%

11

Huyện Yên Lập

65.215

97.018

67,22%

95%

12

Thành phố Việt Trì

283.448

219.111

129,36%

-

13

Thị xã Phú Thọ

77.927

72.192

107,94%

-

Tổng số

1.207.223

1.507.539

80,08%

>95%

 

PHỤ LỤC IV

DANH SÁCH CÁC THÔN CHƯA CÓ SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG, HẠ TẦNG INTERNET CÁP QUANG
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Thôn/Khu

Huyện

I. Các thôn chưa có sóng thông tin di động

1

Dích

Trung Sơn

Yên Lập

2

Khang Lèn

Vinh Tiền

Tân Sơn

3

Đồng Khoai

4

Đồng Thi

5

Đồng Giang

6

Lóng 1

Thạch Kiệt

7

Lóng 2

8

Tảng

Tam Thanh

9

Lạng

Xuân Sơn

10

Hạ Bằng

Kim Thượng

11

Tân Ong

12

Kết

Lai Đồng

13

Cọ Sơn 1

Thu Ngạc

14

Cọ Sơn 2

II. Các thôn chưa có hạ tầng Internet cáp quang

1

Lóng 1

Thạch Kiệt

Tân Sơn

2

Bến Thân

Đồng Sơn

 

PHỤ LỤC V

HIỆN TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỘT ĂNG TEN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Đơn vị hành chính

Số vị trí cột ăng ten đang có

Tổng số vị trí cột ăng ten bổ sung thêm đến năm 2025

Tổng số vị trí cột ăng ten đến năm 2025

1

Huyện Cẩm Khê

105

73

178

2

Huyện Đoan Hùng

128

57

185

3

Huyện Hạ Hòa

127

80

207

4

Huyện Lâm Thao

77

86

163

5

Huyện Phù Ninh

113

97

210

6

Huyện Tam Nông

74

52

126

7

Huyện Tân Sơn

103

83

186

8

Huyện Thanh Ba

106

76

182

9

Huyện Thanh Sơn

127

82

209

10

Huyện Thanh Thủy

69

59

128

11

Huyện Yên Lập

85

51

136

12

Thành phố Việt Trì

288

191

479

13

Thị xã Phú Thọ

72

69

141

Tổng số

1.474

1.056

2.530

 

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 3927/KH-UBND ngày 05/10/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Nhóm nhiệm vụ do cơ quan nhà nước thực hiện

1.1

Thẩm định và trình UBND tỉnh Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành, thị, Doanh nghiệp viễn thông.

2022

UBND tỉnh Quyết định phê duyệt.

1.2

Xây dựng Kho dữ liệu số và Cổng dữ liệu mở của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành, thị.

2022-2025

QĐ 2348/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 phê duyệt đề án CQĐT hướng tới CQS tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

1.3

Phát triển nền tảng quản lý, vận hành, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2022-2025

 

1.4

Triển khai ứng dụng Nền tảng bản đồ số để cung cấp dịch vụ để phát triển các ứng dụng, dịch vụ dựa trên nền bản đồ, phục vụ quản lý của nhà nước và các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các cơ quan liên quan

2023-2025

 

1.5

Xây dựng nền tảng Quản lý quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch trực tuyến trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin địa lí toàn cầu, điện toán đám mây.

Sở Xây dựng

Các cơ quan liên quan

2022-2025

 

1.6

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ (http://csdl.phutho.edu.vn)

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thành, thị.

2022-2025

 

1.7

Số hóa cơ sở dữ liệu ngành y tế và tạo dựng kho dữ liệu y tế tập trung; Triển khai hệ thống hỗ trợ chẩn đoán, điều trị từ xa.

Sở Y tế

Các cơ quan liên quan

2022-2025

 

1.8

Nâng cấp, mở rộng Trung tâm tích hợp dữ liệu số của tỉnh đạt tiêu chuẩn Tier 3.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành, thị.

2022-2025

QĐ 2348/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 phê duyệt đề án CQĐT hướng tới CQS tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

1.9

Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Công an tỉnh

UBND các huyện, thành, thị

2022-2025

 

1.10

Phát triển, nâng cấp hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh Phú Thọ cho các hệ thống thông tin của tỉnh và kết nối với hệ thống hỗ trợ, giám sát, điều hành an toàn mạng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thành, thị.

2022-2025

QĐ 2348/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 phê duyệt đề án CQĐT hướng tới CQS tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

1.11

Xây dựng kế hoạch (giai đoạn/hằng năm) phát triển hạ tầng số trên địa bàn huyện, thành, thị.

UBND các huyện, thành, thị.

Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan.

2022-2025

 

1.12

Số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Sở Tư pháp

 

Hằng năm

 

1.13

Nâng cấp và duy trì hoạt động hiệu quả Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh để kết nối và phân tích dữ liệu liên ngành, hỗ trợ theo dõi các chỉ số kinh tế - xã hội của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện thành, thị.

Các cơ quan liên quan

2022-2025

QĐ 2348/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 phê duyệt đề án CQĐT hướng tới CQS tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

1.14

Xây dựng kế hoạch truyền thông số thực hiện tuyên truyền, phổ biến về Chương trình thúc đẩy phát triển hạ tầng số nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện thành, thị.

Các cơ quan liên quan

2022-2025

 

1.15

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, cập nhật thông tin kết quả phát triển hạ tầng số định kỳ, thường xuyên.

Báo Phú Thọ, Đài PT&TH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh.

Các cơ quan liên quan

Thường xuyên

 

II

Nhóm các nhiệm vụ do doanh nghiệp thực hiện

2.1

Xây dựng và triển khai Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành, thị.

8/2022

UBND tỉnh Quyết định phê duyệt.

2.2

Xây dựng Trung tâm dữ liệu số quy mô cấp vùng phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc, đặt tại tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp viễn thông

 

2022-2025

VNPT Phú Thọ, Viettel Phú Thọ, Mobifone Phú Thọ

2.3

Triển khai lộ trình tăng tốc độ trung bình trên mạng thông tin di động, mạng băng rộng cố định.

Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông

2022-2025

 

2.4

Thử nghiệm trạm thu phát sóng thông tin di động 5G tại một khu vực trên địa bàn tỉnh. Thí điểm tắt sóng 2G, 3G trên địa bàn tỉnh để thúc đẩy phát triển điện thoại thông minh.

Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan

2022

 

2.5

Phát triển hệ thống Wifi công cộng tại một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan chủ quản; Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành, thị.

2023-2025

 

2.6

Ngầm hoá, chỉnh trang mạng cáp viễn thông, tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng để tiết kiệm đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Doanh nghiệp viễn thông; Công ty Điện lực Phú Thọ.

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Xây dựng; Sở Công thương; UBND các huyện, thành, thị.

Hằng năm

QĐ35/2016/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 ban hành quy định quản lý mạng cáp treo viễn thông trên địa bàn tỉnh.

2.7

Phủ sóng mạng thông tin di động 5G đến 100% trung tâm các huyện, thành phố, thị xã.

Doanh nghiệp viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành, thị

2025

QH phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2025.

2.8

Tăng cường phối hợp với cơ quan tuyên truyền các cấp để truyền thông, quảng bá về hạ tầng số, dịch vụ số và các nền tảng số do doanh nghiệp cung cấp.

Doanh nghiệp

Các cơ quan tuyên truyền

Thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Tốc độ truy nhập trung bình là 55Mb/s, cao hơn mức trung bình của cả nước (35,29Mb/s); 80,08% tỷ lệ dân số của tỉnh sử dụng điện thoại thông minh, cao hơn mức trung bình cả nước (70,9%); 14 thôn chưa có sóng di động.

[2] Tốc độ truy nhập trung bình là 70,4Mb/s, xấp xỉ với tốc độ trung bình của cả nước (71,79Mb/s); 02 thôn chưa có hạ tầng.

[3] Hiện nay các ngành mới xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tài nguyên môi trường, đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục, cơ sở dữ liệu dân cư. Nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập và cập nhật trên hệ thống 1.636.610 dữ liệu công dân, đảm bảo chất lượng, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các sở, ban, ngành; thu thập 1.145.620 hồ sơ cấp căn cước công dân trên tổng số 1.258.355 công dân từ đủ 14 tuổi trở lên.

(4) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

(5) Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3927/QĐ-UBND ngày 05/10/2022 về phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.864

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!