CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
51/2011/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TẦN SỐ VÔ
TUYẾN ĐIỆN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4
năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này
quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính về tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và
an toàn bức xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ (sau đây gọi tắt là lĩnh vực
tần số vô tuyến điện).
2. Vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá
nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) vi phạm các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính.
Điều
2. Nguyên tắc xử phạt
Nguyên tắc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện được thực hiện theo quy
định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều
3. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện là một năm, kể từ
ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Đối với hành vi
vi phạm quy định về phí, lệ phí thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai
năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với cá
nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án vi phạm trong lĩnh vực tần
số vô tuyến điện ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết
định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm
hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn 03 ngày, kể từ
ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải
gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu
xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt
nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Quá thời hạn
nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trong thời hạn
được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này nếu cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm
hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính
kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt
hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều
4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện
và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi
hành vi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các
hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng
một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử
dụng giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, giấy phép sử dụng tần
số và quỹ đạo vệ tinh, giấy phép sử dụng băng tần, chứng chỉ vô tuyến điện viên
từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các
hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Truy thu phí
sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép;
b) Buộc nộp vào
ngân sách nhà nước số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
c) Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật hoặc của cơ quan có thẩm quyền;
d) Buộc chấm dứt
cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;
đ) Buộc thu hồi,
buộc tái chế, buộc tái xuất, buộc đình chỉ sử dụng, buộc thay đổi mục đích sử dụng
tần số, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị điện, thiết bị điện tử;
e)
Buộc bồi thường thiệt hại, buộc khôi phục tình trạng ban đầu;
g) Buộc đình chỉ
việc phối hợp với tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh nước
ngoài;
h) Buộc thu hồi
hồ sơ, tài liệu, thiết bị, tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VỀ LĨNH VỰC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC
1. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP VÀ SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều
5. Vi phạm các quy định về giấy phép
1. Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo,
không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép tối đa sau 15 ngày kể từ khi thay đổi
tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị
hư hỏng đối với một trong các loại giấy phép sau:
a) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư;
b) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương
tiện nghề cá;
c) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện liên lạc với
phương tiện nghề cá.
2. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo, không làm thủ tục
xin cấp lại giấy phép tối đa sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức
được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng đối với một
trong các giấy phép sau:
a) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài truyền thanh không dây;
b) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị vô tuyến điện dùng cho mục
đích giới thiệu công nghệ tại triển lãm, hội chợ.
3. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo, không làm thủ
tục xin cấp lại giấy phép tối đa sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ
chức được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng đối với
một trong các giấy phép sau:
a) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội
bộ;
b) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng viễn thông dùng riêng sử dụng
tần số thuộc nghiệp vụ di động.
4. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo, không làm thủ
tục xin cấp lại giấy phép sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức
được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng đối với một
trong các giấy phép sau:
a) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với tuyến truyền dẫn vi ba;
b) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với thiết bị phát thanh, truyền hình;
c) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài tàu;
d) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vệ tinh trái đất;
đ) Giấy phép sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài cố định, đài bờ, thiết bị
riêng lẻ và các trường hợp khác.
5. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo, không làm thủ
tục xin cấp lại giấy phép sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức
được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị hư hỏng đối với một
trong các giấy phép sau:
a) Giấy phép sử
dụng băng tần;
b) Giấy phép sử
dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay
đổi nội dung giấy phép hoặc kê khai thông tin không trung thực để được cấp hoặc
gia hạn hoặc sửa đổi, bổ sung một trong các giấy phép được nêu tại khoản 1, 2,
3, 4 và 5 Điều này.
7. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không
trung thực để được tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
hoặc để được cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh.
8. Hình thức xử
phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng
giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc không thời hạn đối với các hành vi vi
phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.
Điều
6. Vi phạm các quy định về sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Đặt ăng-ten
thiết bị phát sóng vô tuyến điện sai vị trí hoặc đặt thiết bị phát sóng vô tuyến
điện sai địa điểm quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Sử dụng sai
quy định trong giấy phép về: hô hiệu hoặc nhận dạng, giờ hoạt động, quy cách
ăng-ten, phương thức phát, hệ tiêu chuẩn, mục đích sử dụng, đối tượng liên lạc;
c) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
đối với thiết bị phát sóng có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150 W.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Đặt ăng-ten
thiết bị phát sóng vô tuyến điện sai địa điểm hoặc đặt thiết bị phát sóng vô
tuyến điện sai địa điểm quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô
tuyến điện ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Sử dụng sai
nghiệp vụ quy định trong giấy phép;
c) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150 W không có
giấy phép;
d) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150 W khi đã có
quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam đối với thiết bị phát sóng có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn hoặc
bằng 1 kW;
e) Sử dụng tần số
không đúng với tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị
phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150 W.
3. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn hoặc bằng
500 W không có giấy phép;
b) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam đối với thiết bị phát sóng có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn hoặc bằng
5 kW;
c) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn hoặc bằng
500 W khi đã có quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
d) Sử dụng tần số
không đúng với tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị
phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn
hoặc bằng 500 W.
4. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 500 W và nhỏ hơn hoặc bằng
1 kW không có giấy phép;
b) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam đối với thiết bị phát sóng có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng
10 kW;
c) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 500 W và nhỏ hơn hoặc bằng
1 kW khi đã có quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
d) Sử dụng tần số
không đúng tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát
sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất lớn hơn 500 W và nhỏ hơn hoặc
bằng 1 kW.
5. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Sử dụng tần số
và thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5 kW
không có giấy phép;
b) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam đối với thiết bị phát sóng có công suất lớn hơn 10 kW và nhỏ hơn hoặc
bằng 20 kW;
c) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn hoặc bằng
5 kW khi đã có quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
d) Sử dụng tần số
không đúng với tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị
phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn
hoặc bằng 5 kW.
6. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng
10 kW không có giấy phép;
b) Phát vượt quá
công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện hoặc không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam đối với thiết bị phát sóng có công suất lớn hơn 20 kW;
c) Sử dụng tần số,
thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW khi đã có quyết định
tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng tần số
không đúng với tần số được quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị
phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị có công suất lớn hơn 5 kW.
7. Phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 40.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng đài vệ tinh
trái đất không đúng quy định trong giấy phép.
8. Phạt tiền từ
40.000.000 đến 50.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Sử dụng tần số
và quỹ đạo vệ tinh, thiết bị vô tuyến điện thông tin vệ tinh không đúng với các
quy định trong giấy phép;
b) Không tuân thủ
các quy định về thông tin liên lạc khi tàu bay, tàu biển của Việt Nam hoặc nước
ngoài ra, vào, trú đậu tại các sân bay, cảng biển của Việt Nam;
c) Sử dụng tần số
nằm ngoài giới hạn băng tần được cấp theo giấy phép;
d) Có mức phát xạ
cực đại ngoài băng tần vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng băng tần;
đ) Có mức phát xạ
cực đại ngoài phạm vi phủ sóng vượt quá mức cho phép trong Giấy phép sử dụng
băng tần;
e) Sử dụng sai mục
đích hoặc sai quy định các tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu,
an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh;
g) Sử dụng đài vệ
tinh trái đất không có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
9. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Sử dụng tần số,
quỹ đạo vệ tinh không có giấy phép;
b) Sử dụng tần số
và thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 10 kW không có giấy phép;
10. Phạt tiền từ
70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng
băng tần không có giấy phép.
11. Hình thức xử
phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử
dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm
c, d, đ, e khoản 8;
b) Tịch thu tang
vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c, khoản 2; điểm
a khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7; khoản 9; khoản
10 Điều này.
12. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Truy thu phí sử
dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép đối với các hành
vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản
5; điểm a khoản 6; khoản 9; khoản 10 Điều này.
Điều
7. Vi phạm các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển nhượng
quyền sử dụng tần số vô tuyến điện nhưng không có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ
Thông tin và Truyền thông;
b) Khai báo
không trung thực về hồ sơ chuyển nhượng để nhận quyền sử dụng tần số vô tuyến
điện.
2. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc nộp vào
ngân sách nhà nước số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều
8. Vi phạm các quy định về thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không điền đầy đủ vào hợp đồng
thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện một trong các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ,
số điện thoại liên lạc (hoặc phương thức liên lạc khác) của bên thuê, bên mượn
thiết bị);
b) Số của giấy
phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
c) Tần số sử dụng;
d) Thời gian
liên lạc;
đ) Thời hạn cho
thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;
e) Ngày bàn giao
thiết bị vô tuyến điện.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung nội
dung hợp đồng thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện khi thay đổi nội dung giấy phép
sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
3. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ
sơ cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện;
b) Không lưu giữ
bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn
thời hạn của cá nhân thuê, mượn; hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Quyết
định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư của tổ chức thuê, mượn hoặc bản sao có chứng thực theo quy định Chứng chỉ vô
tuyến điện viên của bên thuê, bên mượn hoặc Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị
vô tuyến điện;
c) Không gửi hồ
sơ cho thuê, cho mượn cho Cục Tần số vô tuyến điện hoặc có gửi hồ sơ cho thuê,
cho mượn nhưng đã bàn giao thiết bị vô tuyến điện trong vòng 5 ngày sau khi gửi.
4. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo
không trung thực để thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện;
b) Cho đối tượng
không được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Tần số vô tuyến điện
thuê, mượn thiết bị vô tuyến điện.
5. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấm dứt
Hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện khi các bên thuê, mượn không
còn nhu cầu thuê, mượn hoặc cá nhân, tổ chức cho thuê, cho mượn, thuê, mượn vi
phạm pháp luật và bị áp dụng các hình thức thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt
động;
b) Không hủy bỏ
hợp đồng cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện trong thời hạn 07 ngày kể từ
khi nhận được thông báo yêu cầu hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Hủy bỏ Hợp đồng
cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện nhưng không thông báo bằng văn bản
cho Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực.
6. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện
việc đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chấm dứt
cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản
4 và điểm a, b khoản 5 Điều này.
Điều
9. Vi phạm quy định về sử dụng chung tần số vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đàm thoại
ngoài mục đích phục vụ cho công việc, không đúng đối tượng, không đúng mục đích
sử dụng trong giấy phép;
b) Thiết lập cuộc
gọi khi kênh tần số vô tuyến điện đang bận trừ khi liên quan đến cấp cứu, an
toàn tính mạng con người;
c) Sử dụng hô hiệu,
tín hiệu nhận dạng không đúng hoặc không sử dụng hô hiệu, tín hiệu nhận dạng
theo quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện;
d) Thời gian liên
lạc liên tục vượt quá 5 phút;
đ) Không phát hô
hiệu tại đầu hoặc cuối mỗi cuộc gọi.
2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển sang tần
số dự phòng trong trường hợp tần số ấn định chính không bị nhiễu hoặc không có
cá nhân, tổ chức khác sử dụng;
b) Cố ý thu hoặc
sử dụng thông tin thu được từ các đài vô tuyến điện khác sử dụng chung tần số
vô tuyến điện.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không sử dụng đúng
mã hóa do Cục Tần số vô tuyến điện cấp khi sử dụng tín hiệu mã hóa.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều
này.
Điều
10. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng thiết bị tần số vô tuyến điện không cần
giấy phép
1. Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị thuộc Danh mục
thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép nhưng không tuân thủ điều kiện kỹ
thuật và khai thác đối với thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép.
2. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc
lưu thông thiết bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép
nhưng không công bố, bảo đảm thiết bị phù hợp với điều kiện kỹ thuật và khai
thác.
3. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện không cần giấy phép nhưng không phù hợp
với tham số, tiêu chuẩn đã được công bố.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản
2 và khoản 3 Điều này.
Điều
11. Vi phạm các quy định về phí, lệ phí
Các hành vi vi
phạm về phí, lệ phí trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện được áp dụng theo Nghị
định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ
phí.
Điều
12. Vi phạm các quy định về chứng chỉ vô tuyến điện viên
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai thác thiết
bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ yêu cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên
nhưng không có chứng chỉ vô tuyến điện viên phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b)
Khai báo, cung cấp thông tin không trung thực để được cấp chứng chỉ vô tuyến điện
viên.
2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người
không có chứng chỉ vô tuyến điện viên hoặc sử dụng người có chứng chỉ vô tuyến
điện viên không phù hợp để khai thác thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ yêu
cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên;
b) Giả mạo, tẩy
xóa, sửa chữa chứng chỉ vô tuyến điện viên để khai thác thiết bị vô tuyến điện
thuộc nghiệp vụ yêu cầu phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên.
3. Hình thức xử
phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng
chứng chỉ vô tuyến điện viên đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản
1, điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật hoặc của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều
13. Vi phạm các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong trường
hợp khẩn cấp
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tần số
và thiết bị vô tuyến điện không quy định trong giấy phép để gọi cấp cứu nhưng
không thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành tối đa sau 15 ngày sau khi kết
thúc sự kiện cấp cứu;
b) Phát báo động
cấp cứu, khẩn cấp trong khi phương tiện, con người vẫn đang trong tình trạng an
toàn mà không có biện pháp cải chính ngay sau đó.
2. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều
này.
Điều
14. Vi phạm các quy định về quy hoạch tần số vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu để
sử dụng hoặc lưu thông trên thị trường thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng
sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện của Việt
Nam.
2. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thu hồi, buộc
tái chế, buộc tái xuất thiết bị vô tuyến điện đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu
vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC
2. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG PHÁT XẠ VÔ TUYẾN ĐIỆN, AN TOÀN BỨC
XẠ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỬ
Điều
15. Vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán thiết bị vô tuyến điện thuộc
Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại phải chứng nhận hợp
quy, công bố hợp quy nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp
quy hoặc không có dấu hợp quy.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có
hại phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên
thị trường nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Chứng nhận hợp
quy;
b) Công bố hợp
quy;
c) Sử dụng dấu hợp
quy.
3. Phạt tiền từ
25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có
hại phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy nhưng có chất lượng không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này;
b) Buộc thu hồi
thiết bị vô tuyến điện đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử
dụng; tái chế hoặc tái xuất thiết bị vô tuyến điện nhập khẩu vi phạm quy định tại
khoản 3 Điều này.
Điều
16. Vi phạm các quy định về an toàn bức xạ vô tuyến điện
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thiết bị
thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có
khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện phải chứng nhận hợp quy, công bố
hợp quy nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp quy hoặc
không có dấu hợp quy;
b) Không tuân thủ
quy định về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện khi sử dụng đài vô tuyến điện,
thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện
có khả năng gây mất an toàn bức xạ vô tuyến điện trước khi đưa vào lưu thông
trên thị trường hoặc sử dụng nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Chứng nhận hợp
quy;
b) Công bố hợp
quy;
c) Sử dụng dấu hợp
quy.
3. Phạt tiền từ
25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa đài vô tuyến điện thuộc
Danh mục đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện
vào sử dụng nhưng không thực hiện kiểm định.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thu hồi, buộc
đình chỉ sử dụng thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện đối
với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều
17. Vi phạm các quy định về quản lý tương thích điện từ
1. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán thiết bị
điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng gây mất
an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản 3 hoặc
khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện nhưng không có chứng nhận hợp quy
hoặc không có công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy;
b) Không tuân thủ
quy định về quản lý tương thích điện từ khi sử dụng thiết bị điện, điện tử có bức
xạ vô tuyến điện.
2. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng
gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản
3 hoặc khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện trước khi đưa vào lưu
thông trên thị trường nhưng không thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Chứng nhận hợp
quy;
b) Công bố hợp
quy;
c) Sử dụng dấu hợp
quy.
3. Phạt tiền từ
25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết
bị điện, điện tử có bức xạ vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị có khả năng
gây mất an toàn do không tương thích điện từ quy định tại khoản
3 hoặc khoản 4 Điều 15 Luật Tần số vô tuyến điện nhưng có chất lượng không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được chứng nhận.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này;
b) Buộc thu hồi
thiết bị điện, điện tử đang lưu thông trên thị trường; buộc thay đổi mục đích sử
dụng, tái chế hoặc tái xuất thiết bị điện, thiết bị điện tử nhập khẩu vi phạm
quy định tại khoản 3 Điều này.
MỤC
3. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NHIỄU CÓ HẠI
Điều
18. Vi phạm các quy định về gây nhiễu có hại
1. Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên một thiết bị hoặc một
nguồn nhiễu đối với hành vi không thực hiện đúng các quy chuẩn kỹ thuật theo
quy định của pháp luật về quản lý tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị
vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị có bức xạ vô
tuyến điện gây nhiễu có hại đối với:
a) Mạng viễn
thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng và mạng viễn thông chuyên dùng;
b) Kênh, tần số
phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác.
2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô
tuyến điện không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây nhiễu có hại đối với mạng viễn thông dùng
riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát thanh, truyền
hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
3. Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng
vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây nhiễu có hại đối với:
a) Mạng viễn
thông cố định công cộng trong nước, quốc tế;
b) Mạng viễn
thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát
thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác có quy mô trong cả nước;
c) Mạng viễn
thông di động công cộng, mạng viễn thông cố định vệ tinh công cộng, mạng viễn
thông di động vệ tinh công cộng, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng.
4. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng
vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng các quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây nhiễu có hại đối với:
a) Hệ thống đường
trục viễn thông quốc gia;
b) Mạng viễn
thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng hoặc kênh tần số phát sóng phát
thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện quốc gia, quốc tế;
c) Tần số gọi,
trực canh, cứu nạn, cứu hộ, thông báo an toàn, tín hiệu chuẩn quốc gia và quốc
tế.
5. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết
bị phát sóng vô tuyến điện cố ý gây can nhiễu có hại làm cản trở đến hoạt động
thông tin của các mạng và hệ thống thông tin vô tuyến điện khác;
b) Sử dụng thiết
bị phát sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại nhưng không thực hiện yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần
thiết để khắc phục nhiễu;
c) Không áp dụng
biện pháp theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xử lý
nhiễu có hại.
6. Phạt tiền từ
70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết
bị gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ,
cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Phá hoại cơ sở
hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hoặc cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở
hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.
7. Hình thức xử
phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật,
phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện
đúng quy định của pháp luật về quản lý tương thích điện từ (EMC) đối với các
hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc bồi thường
thiệt hại hoặc buộc khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
MỤC
4. HÀNH VI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, PHỐI HỢP QUỐC TẾ VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN
ĐIỆN, QUỸ ĐẠO VỆ TINH
Điều
19. Vi phạm các quy định về đăng ký quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ
tinh
1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục theo quy
định để đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh
trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng tần số
và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến
điện của quốc gia khác;
b) Sử dụng tần số
vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện quốc tế;
c) Sử dụng tần số
vô tuyến điện đã được tổ chức quốc tế phân bổ cho các quốc gia khác;
d) Sử dụng tần số
vô tuyến điện thuộc một trong các trường hợp phải thực hiện việc phối hợp theo
thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kê khai thông tin không
trung thực trong hồ sơ đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh hoặc hồ
sơ đăng ký tần số vô tuyến điện.
3. Hình thức xử
phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng
giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi
vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc đình chỉ sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản
1 Điều này.
Điều
20. Vi phạm các quy định về phối hợp quốc tế
1. Phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia phối hợp tần
số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh hoặc tần số vô tuyến điện với cơ quan quản
lý tần số vô tuyến điện của các quốc gia theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp với tổ chức sử dụng
tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh nước ngoài khi chưa được phép của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
3. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc đình chỉ việc
phối hợp với tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh nước ngoài
khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
MỤC
5. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KHÔNG CHẤP HÀNH SỰ KIỂM TRA, KIỂM
SOÁT CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều
21. Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo
1. Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chậm báo cáo đến 15 ngày so với
quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo không
đầy đủ theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo chậm
trên 15 ngày so với quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện
chế độ báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo không
trung thực theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thực hiện
đúng quy định đối với các hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
Điều
22. Hành vi cản trở, chống đối nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra
1. Phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Không cung cấp
hoặc cung cấp không đầy đủ các tài liệu, giấy tờ, chứng từ có liên quan theo
yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra;
b) Không khai
báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc thanh tra, kiểm
tra;
c) Che dấu hồ
sơ, tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm;
d) Cản trở trái
phép việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền đang thi hành công vụ;
đ) Phát ngôn,
hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công
vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán hồ
sơ, tài liệu, thiết bị liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra hoặc tẩu tán
tang vật, phương tiện vi phạm đang bị tạm giữ;
b) Tự ý tháo gỡ
niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ;
c) Lập hoặc làm
giả hồ sơ, tài liệu, số liệu để báo cáo theo yêu cầu.
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Trì hoãn, trốn
tránh thi hành quyết định thanh tra;
b) Không phối hợp
với cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện để phát hiện nguồn nhiễu
hoặc xử lý nhiễu.
4. Hình thức xử
phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử
dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại
khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều
này.
5. Biện pháp khắc
phục hậu quả:
Buộc thu hồi hồ
sơ, tài liệu, thiết bị, tang vật, phương tiện đã bị tẩu tán đối với hành vi vi
phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều
23. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành về tần số
vô tuyến điện
1. Thanh tra
viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành về tần số vô tuyến điện đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
500.000 đồng;
c) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả: theo quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều 4
Nghị định này;
đ) Thực hiện các
quyền quy định tại điểm 2 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Chánh thanh
tra Sở Thông tin và Truyền thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
d) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d khoản 3 Điều 4
Nghị định này;
e) Thực hiện các
quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
3. Chánh thanh
tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh
cáo;
b) Phạt tiền đến
100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, c, d khoản 3 Điều 4
Nghị định này;
e) Thực hiện các
quyền quy định tại điểm 1 khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
4. Thanh tra
viên chuyên ngành thông tin và truyền thông, người được giao nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành về tần số vô tuyến điện, Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền
thông, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
về tần số vô tuyến điện, Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính về tần số, lệ phí và phí sử dụng tần số vô tuyến
điện theo quy định của pháp luật.
Điều
24. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác
Trong phạm vi thẩm
quyền quản lý nhà nước được Chính phủ quy định, Thanh tra viên và Chánh thanh
tra các cơ quan thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành
vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của mình.
Điều
25. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản 4, 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 30 Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi tại Pháp lệnh sửa đổi một
số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 trong phạm vi địa bàn
do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện
được quy định tại Nghị định này.
Điều
26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển,
Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản lý thị trường
Cơ quan Công an
nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, cơ quan Quản
lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các khoản
6, 7, 8, 9, 11 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử
lý vi phạm hành chính năm 2008 và Điều 37 Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2002 đối với những hành vi vi phạm hành chính về tần
số vô tuyến điện có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định
tại Nghị định này.
Điều
27. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Trong trường
hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt
do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền xử
phạt của những người được quy định tại các Điều 23, 24, 25 và 26 Nghị định này
là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp
phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền
phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Trong trường
hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền
xử phạt được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm 3 khoản
17 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính năm 2008.
Điều
28. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt
vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2008 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của hai Pháp lệnh trên.
2. Việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính
phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính và khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
3. Các vụ việc
vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ
quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.
Điều
29. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tần số vô tuyến điện
Ban hành kèm
theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
30. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011 và bãi bỏ Mục
3 Chương II Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô
tuyến điện.
Điều
31. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của
Chính phủ)
1. Mẫu biên bản
số 01: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Mẫu biên bản
số 02: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Mẫu biên bản
số 03: Biên bản vi phạm hành chính.
4. Mẫu biên bản
số 04: Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Mẫu biên bản
số 05: Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan
chức năng.
6. Mẫu biên bản
số 06: Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang
cơ quan điều tra.
7. Mẫu biên bản
số 07: Biên bản niêm phong/mở niêm phong tài liệu.
8. Mẫu biên bản
số 08: Biên bản kiểm kê tài sản.
9. Mẫu biên bản
số 09: Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
10. Mẫu quyết định
số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
11. Mẫu quyết định
số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ
tục đơn giản).
12. Mẫu quyết định
số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo (Theo thủ
tục đơn giản).
13. Mẫu quyết định
số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
14. Mẫu quyết định
số 05: Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
15. Mẫu quyết định
số 06: Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mẫu biên bản số 01
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-TGTVPT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện
Căn cứ Điều 46 Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định
số …………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số
vô tuyến điện;
Căn cứ Quyết định
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……../QĐ-TGTVPT ngày … tháng
… năm … của ;
Để có cơ sở xác
minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành
chính,
Hôm nay, hồi …..
giờ ….. ngày … tháng … năm …… tại
..........................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
2. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
Bên vi phạm hành
chính là:
Ông (bà)/tổ chức:...................................................................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động
...............................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Giấy chứng minh
nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số …………………………… ngày cấp …………………………. nơi cấp
.............................................................................................................................................
Với sự chứng kiến
của:
1. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy Chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
2. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy Chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
Tiến hành lập
biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang
vật, phương tiện bị tạm giữ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ
gì khác.
Biên bản được lập
thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện
tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.
Biên bản gồm ……
trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản
ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung
khác (nếu có):
.................................................................................................
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI VI PHẠM
HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Nếu có)
|
Mẫu biên bản số 02
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-KPTĐV
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục
hành chính
Căn cứ Điều 48
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Hôm nay, hồi …..
giờ ….., ngày … tháng … năm ……; tại ........................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
2. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
3. Ông (bà) …………………………………..
Chức vụ: .................................................................
Với sự chứng
kiến của:
1. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ ................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
2. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
Tiến hành khám
phương tiện vận tải, đồ vật là:
.............................................................................................................................................
Vì có căn cứ cho
rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành
chính.
Chủ phương tiện
vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải) là:
1. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp .........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
2. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng minh
nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
Phạm vi khám:
....................................................................................................................
Những phương tiện
vận tải, đồ vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng phương tiện, đồ vật
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Việc khám phương
tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi ….. giờ … ngày …
tháng … năm ……………………..
Biên bản được lập
thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người
điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản, một bản lưu cơ quan lập biên
bản.
Biên bản gồm ……
trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào
từng trang.
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung
khác (nếu có):
.................................................................................................
|
NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH
KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN
TẢI, ĐỒ VẬT
HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
THAM GIA KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biên bản số 03
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-VPHC
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện
Hôm nay, hồi …..
giờ ….. ngày … tháng … năm …… tại ..........................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
2. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
3. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
Với sự chứng kiến
của:
1. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
2. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp .........................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp .......................................
Tiến hành lập
biên bản vi phạm hành chính về tần số vô tuyến điện đối với:
- Ông (bà)/tổ chức
……………………………………………….. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số ………….. ngày cấp ………. nơi cấp
Đã có hành vi vi
phạm hành chính như sau: ..............................................................................
............................................................................................................................................
1
Các hành vi trên
đã vi phạm vào điểm ….. khoản ….. Điều ……… Nghị định số ………. quy định
Người bị thiệt
hại/tổ chức bị thiệt hại:
- Ông (bà)/tổ chức:.................................................................................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................................
- Giấy Chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số ………….. ngày cấp ………. nơi cấp
Ý kiến trình bày
của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ..................
.............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày
của người làm chứng:
....................................................................................
Ý kiến trình bày
của người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây
ra (nếu có):
Ý kiến của người
có thẩm quyền: yêu cầu ông (bà)/tổ chức ………………………………………… đình chỉ ngay các hành
vi vi phạm.
Các biện pháp
ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
.............................................................................................................................................
Chúng tôi tạm giữ
những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau để chuyển về: ………………………… để
cấp có thẩm quyền giải quyết.
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang
vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác.
Yêu cầu ông
(bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ……………. lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng
….. năm …………… để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập
thành …….....….. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi
phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền
xử phạt và .......................................
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung
khác (nếu có):
.................................................................................................
Biên bản này gồm
……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)2
|
NGƯỜI
BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)3
|
NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI
DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
____________
1 Nếu
có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
2 Nếu
không ký, ghi rõ lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản.
3 Nếu
không ký, ghi rõ lý do người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại không
ký biên bản.
Mẫu biên bản số 04
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-……..
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính số … ngày … tháng … năm ... của …… về ……..
Căn cứ Biên bản
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số … ngày … tháng … năm …. của
Hôm nay, hồi …..
giờ ….. ngày … tháng … năm …… tại
..........................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ:
.................................................................
2. Ông (bà)
………………………………….. Chức vụ: .................................................................
Bên vi phạm
hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức
…………………………………….....................................................................
1
Nghề nghiệp
(lĩnh vực hoạt động) .............................................................................................
Địa chỉ
..................................................................................................................................
Giấy chứng minh
nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số ……….. ngày cấp …………….. nơi cấp ……………………………
Với sự chứng
kiến của:
1. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp
.........................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................................
- Giấy Chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
2. Ông (bà)
……………………………………. Nghề nghiệp .........................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................................
- Giấy Chứng
minh nhân dân số ………….. ngày cấp ……….. nơi cấp
.......................................
Tiến hành lập
biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang
vật, phương tiện bị tịch thu nêu trên, chúng tôi không thu giữ thêm bất kỳ thứ
gì khác.
Biên bản được lập
thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện
tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.
Biên bản gồm ………..
trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản
ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung
khác (nếu có):
.................................................................................................
NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________
1 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
Mẫu biên bản số 05
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-VT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện sang cơ quan chức năng
Căn cứ Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về số ……. ngày …. tháng … năm …… của....... ;
Căn cứ biên bản
tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số … ngày … tháng … năm …. của
Hôm nay, hồi …..
giờ ….. ngày … tháng … năm .....................................................................
;
Tại.........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên
giao:
1. Ông (bà)
………………………. Chức vụ: ............................. Đơn vị:
.....................................
2. Ông (bà)
………………………. Chức vụ: ............................. Đơn vị:
.....................................
Đại diện bên
nhận:
1. Ông (bà)
………………………. Chức vụ: ............................. Đơn vị: .....................................
2. Ông (bà)
………………………. Chức vụ: ............................. Đơn vị:
.....................................
Tiến hành bàn
giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Các ý kiến của
bên nhận (nếu
có):...........................................................................................
Hai bên đã giao nhận
đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi … giờ
….. ngày ….. tháng ….. năm
......................................................................................................................................
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập
thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Biên bản gồm
…………. trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng
trang.
ĐẠI
DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
ĐẠI
DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu biên bản số 06
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-VT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính về tần số vô tuyến điện sang cơ quan điều tra
Căn cứ Quyết số ………….
ngày …… tháng …… năm …… của …………………. về việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính về
tần số vô tuyến điện sang cơ quan điều tra;
Hôm nay, hồi …..
giờ ….., ngày … tháng … năm …………………………………………………….;
Tại
........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên
giao:
1. Ông (bà)
……………………… Chức vụ: …………………… Đơn vị: .........................................
2. Ông (bà)
……………………… Chức vụ: …………………… Đơn vị: .........................................
Đại diện bên
nhận:
1. Ông (bà)
……………………… Chức vụ: …………………… Đơn vị: .........................................
2. Ông (bà)
……………………… Chức vụ: …………………… Đơn vị: .........................................
Tiến hành bàn
giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
TT
|
Tên
tài liệu, tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tài liệu, tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Các ý kiến của bên
nhận:........................................................................................................
Hai bên đã giao
nhận đầy đủ hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết
thúc hồi … giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm .......................................................................................................................
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một
bản.
Biên bản gồm
…………. trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng
trang.
ĐẠI
DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
ĐẠI
DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu biên bản số 07
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐOÀN THANH TRA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-ĐTT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ....
|
BIÊN BẢN
Niêm phong/mở niêm phong tài liệu
Hôm nay, hồi …..
giờ ….., ngày … tháng … năm …………………………………………………….;
Tại
........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện Đoàn
thanh tra:
1. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: ………………….......................................
2. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: ………………….......................................
Đại diện tổ
chức, cá nhân là chủ sở hữu tài liệu:
1. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ:..............................................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp ....................................
2. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ:..............................................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp
....................................
Với sự chứng kiến
của:
Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ:..................................................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp
....................................
Tiến hành niêm
phong/mở niêm phong tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra gồm:
...................
(Trường hợp mở
niêm phong phải ghi cụ thể tình trạng của niêm phong trước khi mở)
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác
và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập
thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
ĐẠI
DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI NIÊM PHONG
HOẶC MỞ NIÊM PHONG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biên bản số 08
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐOÀN THANH TRA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-ĐTT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Kiểm kê tài sản
Căn cứ Quyết định
số ……… ngày …. tháng ….. năm …….. của ……………. về việc kiểm kê tài sản.
Hôm nay, hồi …..
giờ ….., ngày … tháng … năm …………………………………………………….;
Tại
........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện Đoàn
thanh tra:
1. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: ………………….......................................
2. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: ………………….......................................
Đại diện tổ chức,
cá nhân có tài sản bị kiểm kê:
1. Ông (bà) ……………………………………..
Chức vụ: ………………….......................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng minh
nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp ....................................
2. Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: ………………….......................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp
....................................
Với sự chứng kiến
của:
Ông (bà)
…………………………………….. Chức vụ: …………………..........................................
- Địa chỉ:
...............................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân số …………. ngày cấp …………… nơi cấp
....................................
Tiến hành kiểm kê
tài sản gồm:................................................................................................
(Ghi rõ tên, số
lượng, tình trạng tài sản).
Việc kiểm kê kết
thúc vào hồi ………. giờ …….. ngày ….. tháng ….. năm
..................................
Sau khi đọc lại
biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì
khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập
thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
ĐẠI
DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
ĐẠI DIỆN ĐOÀN
THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Mẫu biên bản số 09
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./BB-TH-TVPT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
BIÊN BẢN
Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính
Căn cứ khoản 2, Điều
61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính số ………../QĐ-XPVP ngày ….. tháng ….. năm ……..
Hôm nay, vào hồi
….. giờ ….. ngày … tháng … năm ...... tại:.....................................................
Hội đồng tiêu hủy
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
1. Ông (bà)
…………………………………….. Chức danh: …………………...................................
Đại diện đơn vị:
......................................................................................................................
2. Ông (bà)
…………………………………….. Chức danh: …………………...................................
Đại diện đơn vị:
......................................................................................................................
3. Ông (bà)
…………………………………….. Chức danh: …………………...................................
Đại diện đơn vị:
......................................................................................................................
4. Ông (bà)
…………………………………….. Chức danh: …………………...................................
Đại diện đơn vị:
......................................................................................................................
5. Ông (bà)
…………………………………….. Chức danh: …………………...................................
Đại diện đơn vị:
......................................................................................................................
Tiến hành tiêu hủy
các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Hình thức tiêu hủy:
................................................................................................................
Quá trình tiêu hủy
có sự chứng kiến của1:
...............................................................................
Việc tiêu hủy
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi ……….. giờ ……… ngày
………… tháng ……….. năm …………………………..
Biên bản này được
lập thành ………bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.
Những người ký
tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.
Biên bản này gồm
………. trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng
trang.
NGƯỜI
LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CÁC
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG2
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
____________
1 Ghi
rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền
phải ghi rõ họ tên chức vụ.
2 Từng thành viên hội đồng
ký và ghi rõ họ tên.
Mẫu quyết định số 01
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-TGTVPT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện
Căn cứ Điều 46
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ……….
Nghị định số ….. của Chính phủ quy định về …………….. 1;
Tôi: ……………………………
Chức vụ: ....................................................................................
Đơn vị công
tác:.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Tạm
giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:
- Ông (bà)/tổ chức
................................................................................................................
2
- Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động .............................................................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số …………. ngày cấp …………. nơi cấp
Lý do:
Đã có hành vi vi
phạm hành chính:
.........................................................................................
3
Quy định tại điểm
….. khoản …… Điều ……… Nghị định số ……………… của Chính phủ ............
Việc tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết
định này).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ
chức: .........................................................................................
để chấp hành;
2.
.........................................................................................................................................
Quyết định này gồm
………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
___________
1 Ghi
cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định.
2 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
3 Nếu
có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
Mẫu quyết định số 02
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-XPHC
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về tần số vô tuyến
điện bằng hình thức phạt tiền
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ….
Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Biên bản
vi phạm hành chính số ………………. ngày ....................................................
;
Xét hành vi vi
phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức …………………………………………….. thực hiện tại điểm:
;
Tôi:
…………………………………… Chức vụ
...........................................................................
Đơn vị công tác
.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Xử
phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
- Ông (bà)/tổ chức
................................................................................................................
1
- Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động
.............................................................................................
- Địa chỉ ................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số …………. ngày cấp …………. nơi cấp
Bằng hình thức
phạt tiền với mức phạt là: ..................................................................
đồng
(Ghi bằng chữ:
....................................................................................................................
).
Lý do:
Đã có hành vi vi
phạm hành chính:
.........................................................................................
2
Hành vi của ông
(bà)/tổ chức …………………………………… đã vi phạm quy định tại điểm …….. khoản ……. Điều ….
Nghị định số …………… của Chính phủ ..................................................................................................
Điều 2.
Ông (bà)/tổ chức: ………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt
trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ……..
tháng ………. năm …………………………
Quá thời hạn
này, nếu ông (bà)/tổ chức: …………………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt
thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.
Số tiền phạt phải
nộp tại điểm thu tiền phạt là: ………………….. tại Kho bạc Nhà nước ..............
Ông (bà)/tổ chức:
……………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định
của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ
việc thi hành quyết định xử phạt.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được giao cho:
1. Ông (bà)/tổ
chức:
.........................................................................................
để chấp hành;
2. Kho bạc
....................................................................................................
để thu tiền phạt;
3.
.........................................................................................................................................
Quyết định này gồm
………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
____________
1 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu
có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
Mẫu quyết định số 03
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-XPHC
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về tần số vô tuyến
điện bằng hình thức phạt cảnh cáo
(Theo thủ tục đơn giản)
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ……….
Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tần số vô tuyến điện;
Xét hành vi vi
phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ……………………………….. thực hiện tại điểm:
;
Tôi:
…………………………………… Chức vụ ...........................................................................
Đơn vị công tác
.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Xử
phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản đối với:
- Ông (bà)/tổ chức
................................................................................................................
1
- Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động .............................................................................................
- Địa chỉ
................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số …………. ngày cấp …………. nơi cấp
Lý do:
Đã có hành vi vi
phạm hành chính:
.........................................................................................
2
Quy định tại điểm
….. khoản ….. Điều …… Nghị định số …………….. của Chính phủ .................
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ
chức:
.........................................................................................
để chấp hành;
2.
.........................................................................................................................................
Quyết định này gồm
…….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
____________
1 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu
có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
Mẫu quyết định số 04
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-XPHC
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về tần số vô tuyến
điện
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ……….
Nghị định số ….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Biên bản
vi phạm hành chính số …………… ngày
........................................................ ;
Xét hành vi vi
phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ……………………………………….. thực hiện tại điểm:
;
Tôi:
…………………………………… Chức vụ
...........................................................................
Đơn vị công tác
.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Xử
phạt vi phạm hành chính đối với:
- Ông (bà)/tổ chức
................................................................................................................
1
- Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động
.............................................................................................
- Địa chỉ ................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số …………. ngày cấp …………. nơi cấp
Với các hình thức
sau:
1. Hình thức xử
phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền
với mức phạt là ……………… đồng (viết bằng chữ: ……………..)
2. Hình thức xử
phạt bổ sung (nếu có)
a) Tước quyền sử
dụng giấy phép/Chứng chỉ hành nghề:
..........................................................
b) Tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bao gồm:
.......................
3. Các biện pháp
khắc phục hậu quả: (nếu có)
Lý do:
Đã có hành vi vi
phạm hành chính:
.........................................................................................
2
Hành vi của ông
(bà)/tổ chức …………………….. đã vi phạm quy định tại điểm ………… khoản …….. Điều
………….. Nghị định số ………….. của Chính phủ
...................................................................................................
Điều 2.
Ông (bà)/tổ chức: ………………………. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt
trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ………….
tháng …….. năm ……………………………
Quá thời hạn
này, nếu ông (bà)/tổ chức: ……………….. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt
thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.
Số tiền phạt phải
nộp tại điểm thu tiền phạt là: ……………… tại Kho bạc Nhà nước ....................
Ông (bà)/tổ chức:
…………………………. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định
của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ
việc thi hành quyết định xử phạt.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được giao cho:
1. Ông (bà)/tổ
chức: .........................................................................................
để chấp hành;
2. Kho bạc
....................................................................................................
để thu tiền phạt;
3.
.........................................................................................................................................
Quyết định này gồm
………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
____________
1 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu
có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
Mẫu quyết định số 05
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-TLTVPT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện
Căn cứ Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02
tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ……….
Nghị định số ….. của Chính phủ quy định về
............................................ 1
Căn cứ .................................................................................................................................
Tôi:
…………………………………… Chức vụ
...........................................................................
Đơn vị công tác
.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho:
- Ông (bà)/tổ chức
................................................................................................................
2
- Nghề nghiệp/lĩnh
vực hoạt động
.............................................................................................
- Địa chỉ ................................................................................................................................
- Giấy chứng
minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số …………. ngày cấp …………. nơi cấp
Lý do:
Việc trả lại
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành Biên bản (kèm theo Quyết
định này).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được gửi cho:
- Ông (bà)/tổ chức:
............................................................................................
để thực hiện;
-
...................................................................................
(Thanh tra nhà nước cấp trên) để biết.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
___________
1 Ghi
cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định.
2 Nếu
là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
Mẫu quyết định số 06
TÊN
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……./QĐ-TTTVPT
|
…..,
ngày ….. tháng ….. năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về tần số vô tuyến điện
Căn cứ Điều 35
Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính năm 2008;
Căn cứ Điều 11
Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định việc
quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính số ….. ngày …. tháng ….. năm ………. của .......
Tôi:
……………………………. Chức vụ
....................................................................................
Đơn vị công tác
.....................................................................................................................
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Tịch
thu các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
TT
|
Tên
tang vật, phương tiện
|
ĐV
tính
|
Số
lượng
|
Chủng
loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
Vì không xác định
được chủ sở hữu/người quản lý/người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không
đến nhận.
Việc tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết
định này).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này
được gửi cho cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá
hoặc Kho bạc Nhà nước.
Quyết định này gồm
……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|