Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 37/2005/NĐ-CP thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Số hiệu: 37/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/03/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2005/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2005 QUY ĐỊNH THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (gọi tắt là cưỡng chế hành chính) đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định nêu trên mà không tự nguyện chấp hành.

Điều 2. Các biện pháp cưỡng chế hành chính

Các biện pháp cưỡng chế hành chính bao gồm:

1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

2. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

3. Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.

Điều 3. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế hành chính

1. Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khấu trừ tiền, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì thực hiện khấu trừ từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị đó.

2. Đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu, đơn vị vũ trang được tổ chức các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, khi bị khấu trừ, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì lấy từ nguồn thu và tài sản do các hoạt động này mang lại.

3. Đối với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế bằng tiền, tài sản của tổ chức đó, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật không được sử dụng để chịu trách nhiệm dân sự.

4. Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản của tổ chức, quỹ đó.

5. Đối với các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản hoặc thu nhập bằng tiền, tài sản của doanh nghiệp đó.

Điều 4. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính

Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định một trong các biện pháp cưỡng chế hành chính quy định tại Điều 2 của Nghị định này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;

2. Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh thuộc Bộ Công an;

3. Trưởng đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;

4. Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;

5. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế;

7. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

8. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra chuyên ngành Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

9. Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà, Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương.

Điều 5. Nguyên tắc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt của cấp dưới

Những người quy định tại Điều 4 Nghị định này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt của cấp dưới trong các trường hợp sau:

1. Cấp dưới không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế;

2. Cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế;

3. Việc thi hành quyết định xử phạt liên quan đến nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân hoặc cá nhân bị cưỡng chế là những người có chức sắc tôn giáo, có uy tín trong xã hội, cấp trên xét thấy cần thiết phải ra quyết định cưỡng chế.

Điều 6. Quyết định cưỡng chế hành chính

1. Việc cưỡng chế hành chính chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế hành chính của người có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Quyết định cưỡng chế hành chính bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan được giao chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

2. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trước khi thi hành. Quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.

Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, tổ chức có liên quan 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.

Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế hành chính

1. Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó.

2. Đối với quyết định cưỡng chế hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân mà phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trong trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà quyết định giao cho cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế cho phù hợp.

3. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế hành chính.

Điều 8. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thực hiện cưỡng chế

1. Cơ quan được giao chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công an cùng cấp 5 ngày trước khi thực hiện thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.

2. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế hành chính.

Điều 9. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế hành chính

1. Quyết định cưỡng chế hành chính có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ra quyết định.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.

3. Đối với trường hợp cưỡng chế hành chính - buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 2:

THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH ĐỂ THI HÀNH CÁC QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

MỤC A: BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ MỘT PHẦN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP

Điều 10. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập

Cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập khi:

1. Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn;

2. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức hàng tháng.

Điều 11. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân

1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ, lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

2. Quyết định trên được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan có liên quan.

Điều 12. Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân

1. Chỉ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không quá ba mươi phần trăm (30%) trên tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó. Đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người đó (nhưng không quá 50% tổng số thu nhập).

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ

1. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.

2. Ngay khi đến kỳ lĩnh tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ đến tài khoản tại Kho bạc Nhà nước đã ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền lương biết.

3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

MỤC B: BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG

Điều 14. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng

Áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng đối với cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế khi:

1. Cá nhân có tiền gửi tại ngân hàng ở Việt Nam (trừ trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập);

2. Tổ chức có tiền gửi tại ngân hàng ở Việt Nam.

Điều 15. Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế

1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng có quyền thu thập, xác minh và yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin về tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.

2. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng về ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài khoản của mình tại ngân hàng khi có yêu cầu.

Điều 16. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng

1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ, họ tên, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ; tên, địa chỉ ngân hàng nơi người bị áp dụng khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ ngân hàng đến kho bạc; thời hạn thi hành và phải được người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng ký tên và đóng dấu.

2. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng được gửi cho cá nhân, tổ chức bị khấu trừ, ngân hàng nơi tổ chức, cá nhân bị áp dụng khấu trừ có tiền gửi tại ngân hàng và các cơ quan có liên quan 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.

3. Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng, cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế khấu trừ có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên theo quy định tại Mục C Chương II Nghị định này.

Điều 17. Trách nhiệm của ngân hàng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản

1. Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại ngân hàng mình khi có yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.

2. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ ngân hàng có trách nhiệm phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thông báo cho chủ tài khoản biết. Khi nhận được yêu cầu chuyển tiền của chủ tài khoản là cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, ngân hàng có trách nhiệm chuyển số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế sang tài khoản của kho bạc nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế khấu trừ biết.

3. Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để thi hành thì cơ quan ngân hàng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên theo quy định tại Mục C Chương II Nghị định này.

4. Nếu trong tài khoản của cá nhân, tổ chức còn số dư mà ngân hàng không thực hiện việc trích tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế khấu trừ của người có thẩm quyền thì ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Điều 18. Thủ tục thu tiền khấu trừ

1. Việc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.

2. Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.

MỤC C: BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ

Điều 19. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá

Chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản có giá trị để bán đấu giá đối với cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế khi:

1. Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, quản lý thu nhập cố định.

2. Cá nhân, tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại ngân hàng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng.

3. Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khấu trừ hoặc cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ, không thanh toán chi phí cưỡng chế.

Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

Điều 20. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản

1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

2. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 5 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.

Điều 21. Những tài sản sau đây không được kê biên

1. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.

2. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.

3. Đồ dùng thờ cúng thông thường; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.

4. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.

Điều 22. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản

1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày (từ 8 giờ đến 17 giờ).

2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.

3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.

Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.

5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 3 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Điều 23. Biên bản kê biên tài sản

1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.

2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.

Điều 24. Giao bảo quản tài sản kê biên

1. Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:

a) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;

b) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;

c) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.

2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho kho bạc nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.

3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.

Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản.

4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Định giá tài sản kê biên

1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).

2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thoả thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thoả thuận về giá không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.

Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.

3. Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thoả thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.

Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.

4. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.

Điều 26. Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.

3. Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.

Điều 27. Nhiệm vụ của Hội đồng định giá

1. Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.

2. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.

3. Tiến hành định giá tài sản.

4. Lập biên bản định giá.

Điều 28. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá

1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với các tổ chức có chức năng bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định dưới 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;

b) Đối với tài sản đã kê biên có giá trị đã định trên 10.000.000 đồng thì người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tài sản để tổ chức bán đấu giá.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tài sản quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này.

3. Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.

4. Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.

5. Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.

6. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.

7. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho người, tổ chức bị cưỡng chế.

Điều 29. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản

1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:

a) Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;

b) Biên bản bán đấu giá tài sản;

c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).

MỤC D: BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỂ TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 30. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khi nhận được quyết định về việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải tự nguyện giao tang vật, phương tiện đó hoặc chấp hành việc thu hồi tang vật, phương tiện của cơ quan và người có thẩm quyền. Trường hợp không giao nộp hoặc chỉ giao nộp một phần tang vật, phương tiện bị tịch thu thì bị cưỡng chế hành chính.

Điều 31. Quyết định cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Việc cưỡng chế phải có quyết định bằng văn bản. Trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức sử dụng tang vật, phương tiện để vi phạm; tên tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tịch thu; chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

Quyết định cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được gửi đến cá nhân, tổ chức sử dụng tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.

Điều 32. Tổ chức thi hành cưỡng chế

1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.

2. Khi cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

3. Việc cưỡng chế phải được lập thành biên bản. Trong biên bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế; cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương nơi tiến hành cưỡng chế, người chứng kiến; tên tang vật, phương tiện bị tịch thu, tình trạng tang vật, phương tiện.

4. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

5. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Chương 3:

THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỂ THI HÀNH CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA

Điều 33. Quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

Việc cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải có quyết định cưỡng chế bằng văn bản. Trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, các biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký và họ tên của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.

Quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.

Điều 34. Tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

2. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.

3. Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

4. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

5. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

Quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận (trừ trường hợp có lý do chính đáng) thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại ngân hàng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.

Điều 35. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

1. Việc thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

2. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Chương 4:

BẢO ĐẢM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

Điều 36. Các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính

1. Khi có quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, nếu có dấu hiệu cho thấy cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tiền bạc, tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú hoặc công tác, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở thực hiện biện pháp phong toả nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tiền bạc, tài sản.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.

3. Những cá nhân bị cưỡng chế hành chính mà chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện sẽ bị tạm thời cấm xuất cảnh.

Điều 37. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế hành chính để bảo đảm thi hành

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn hành chính tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Nếu nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi bị ra quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

2. Khi chuyển việc thi hành cưỡng chế thì cơ quan chuyển việc thi hành cưỡng chế có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành.

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chuyển và hồ sơ vụ việc, cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 38. Cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vừa không chấp hành quyết định xử phạt hành chính, vừa không chấp hành việc bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính quy định tại Điều 4 Nghị định này có quyền áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 69 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức chỉ chấp hành quyết định xử phạt mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp hành quyết xử phạt thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính quy định tại Điều 4 Nghị định này có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Chương II hoặc Chương III Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó.

Chương 5:

CHI PHÍ CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH

Điều 39. Xác định chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính

1. Chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế hành chính phù hợp với giá cả ở từng địa phương.

2. Chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính bao gồm:

a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;

b) Chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;

c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;

d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;

đ) Chi phí thực tế khác (nếu có).

Điều 40. Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế hành chính

1. Chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hành chính.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng, thu hồi tạm ứng chi phí, miễn giảm chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 41. Thanh toán chi phí cưỡng chế hành chính

Mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế hành chính do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thanh toán. Nếu cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, có thể ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Điều 42. Miễn, giảm chí phí cưỡng chế hành chính

1. Cá nhân bị cưỡng chế hành chính nếu thực sự khó khăn không có khả năng thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế, mà có đơn đề nghị xét miễn, giảm có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã thì có thể được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế hành chính.

2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính có thẩm quyền xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế hành chính.

Chương 6:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 43. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính

1. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khởi kiện hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 44. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong khi thực hiện biện pháp cưỡng chế hành chính thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước; nếu bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; nếu bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thì được hưởng chế độ chính sách theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 45. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật của mình gây ra.

2. Người có nhiệm vụ thi hành quyết định cưỡng chế mà lợi dụng quyền hạn, làm trái pháp luật, có hành vi vượt quá giới hạn cưỡng chế, dung túng, bao che, không cưỡng chế hoặc cưỡng chế không kịp thời thì bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất cho nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

3. Người nào trực tiếp hoặc xúi giục, kích động người khác có hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ nhằm cản trở các hoạt động cưỡng chế thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 47. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 37/2005/ND-CP

Hanoi, March 18, 2005

 

DECREE

STIPULATING THE PROCEDURES FOR APPLICATION OF COERCIVE MEASURES FOR EXECUTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION-SANCTIONING DECISIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Public Security,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and objects of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Administratively coercive measures

Administratively coercive measures shall include:

1. Salary or income deduction; bank-deposit deduction;

2. Distrainment of property with a value equal to fine amount for auction;

3. Other coercive measures for confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations; forced restoration of the original state altered due to administrative violations or forced dismantlement of illegally constructed works; forced implementation of measures to overcome living-environment pollution or epidemics spread; forced taking out of the Vietnamese territory of articles which cause harms to human health, domestic animals and crops, baneful cultural products.

Article 3.- Sources of deducted money and distrained property of organizations subject to the application of coercive measures

1. For organizations being state agencies or armed force units which are subject to the administratively coercive measure of money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses, deductions shall be made from state budget allocations to such agencies or units.

2. For state-run non-business units with revenues, armed force units allowed to conduct revenue-generating activities under law provisions, which are subject to money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses, such amounts shall be taken from sources of revenue and property brought about by those activities.

3. For political organizations, socio-political organizations, the money deduction, property distrainment and payment of coercion expenses shall be made from the money and property of such organizations, excluding properties which, as provided for by law, must not be used in order to fulfill the civil liabilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. For enterprises (state enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, joint-venture companies, companies with 100% foreign capital, private enterprises, cooperatives), the money deduction, property distrainment, payment of coercion expenses shall be made from the money, property or revenues in cash, or in kind of such enterprises.

Article 4.- Competence to issue administrative-coercion decisions

The following persons shall have competence to issue decisions to apply one of the administratively coercive measures prescribed in Article 2 of this Decree and have to organize the coercive execution of the sanctioning decisions of their own and of their subordinates:

1. Presidents of commune-, district- and provincial-level People’s Committees;

2. Chiefs of district-level police offices, directors of the provincial-level Police Departments; director of the Police Department for Administrative Management over Social Order, director of the Traffic Police Department, director of the Fire-Fighting Police Department, director of the Police Department for Investigation of Crimes related to Economic Management Order and Positions, director of the Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, director of the Police Department for Investigation of Drug-Related Crimes, director of Exit and Entry Management Department under the Ministry of Public Security;

3. Border-guard station commanders, provincial-level border-guard commanders; director of the Coast Guard Department;

4. Directors of the provincial-level Customs Departments, director of the Department for Investigation against Smuggling under the General Department of Customs;

5. Heads of the Ranger Sub-Departments, director of the Ranger Department;

6. Heads of the Tax Sub-Departments, directors of the provincial/municipal Tax Departments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Specialized chief inspectors of the provincial/municipal Services, specialized chief inspectors of the ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies;

9. Judges assigned to chair court sessions, heads of the provincial-level civil judgment execution bureaus, heads of the judgment execution offices of military zones and equivalent levels.

Article 5.- Principles for deciding on the coercion and organizing the coercive execution of sanctioning decisions of subordinates

The persons defined in Article 4 of this Decree shall have competence to issue decisions on coercion and organize the coercive execution of sanctioning decisions of their subordinates in the following cases:

1. Subordinates are not competent to issue coercion decisions;

2. Subordinates are competent to issue coercion decisions but have not enough  forces and/or means to organize the execution of their coercion decisions and request in writing the superiors to issue coercion decisions;

3. The execution of sanctioning decisions involves many localities, organizations, individuals or the coerced individuals are religious dignitaries or prestigious people in the society and the superiors deem it necessary to issue coercion decisons.

Article 6.- Administrative- coercion decisions

1. Administrative coercion shall be effected only when there are administrative-coercion decisions of competent persons defined in Article 4 of this Decree. An administrative-coercion decision shall contain the following details: date of issuance of the decision; grounds for issuance of the decision; full name, position (rank), unit of the decision issuer; full name, residence place, office of the coerced individual or organization; coercive measures; execution time and venue; the agency assigned to take charge of executing the coercion decision; coordinating agencies; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Coercion decisions must be addressed to coerced individuals or organizations as well as relevant individuals and organizations 5 days before the actual coercion.

Article 7.- Responsibility to organize the execution of administrative-coercion decisions

1. Persons who have issued administrative- coercion decisions shall have to organize the execution of such decisions.

2. For administrative-coercion decisions of presidents of People’s Committees of different levels, the People’s Committee presidents who have issued coercion decisions shall base on the functions and tasks of the functional agencies of their People’s Committees to assign the agencies taking charge of execution of coercion decisions. Such assignment must be based on the principle that agencies shall be assigned to handle cases and matters falling in the professional domains of such agencies; in cases where a case or matter involves many agencies, the assignment of an agency to take charge of execution of the coercion decision shall be properly decided on a case-by-case basis.

3. Relevant organizations and individuals are obliged to coordinate with the persons competent to issue coercion decisions or agencies assigned to take charge of organizing the coercion in applying measures to execute administrative-coercion decisions.

Article 8.- Ensuring order and safety in the course of coercion

1. The agencies assigned to take charge of execution of coercion decisions shall have to ensure order throughout the course of coercion. Where they deem it necessary to involve the people’s police forces to ensure order and safety in the course of coercion, they must file written requests to the police offices of the same level 5 days before the coercion for arrangement of forces.

2. When requested to participate in ensuring order and safety in the course of coercion, the people’s police forces shall have to arrange forces to prevent in time acts of causing public disorder, resisting officials on duty in the course of executing administrative-coercion decisions.

Article 9.- Statute of limitations for execution of administrative-coercion decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where individuals or organizations subject to the application of coercive measures deliberately evade or delay the execution, the execution time limit shall be recalculated from the time the acts of evasion or delay are stopped.

3. For cases of administrative coercion with forced dismantlement of illegally constructed works; forced application of measures to redress the living-environment pollution, epidemics spread; forced destruction of articles causing harms to human health, domestic animals and crops, baneful cultural products, the statute of limitations provided in Clause 1 of this Article shall not apply.

Chapter II

PROCEDURES FOR APPLICATION OF ADMINISTRATIVELY COERCIVE MEASURES FOR EXECUTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION-SANCTIONING DECISIONS

Section A. COERCIVE MEASURE OF PARTIAL SALARY OR INCOME DEDUCTION

Article 10.- Subjects liable to the application of coercive measure of partial salary or income deduction

Individuals shall be subject to the application of coercive measure of partial salary or income deduction when:

1. They are working officials, employees or individuals, who enjoy salaries or incomes at any agencies or organizations under contracts of six-month or longer terms or contracts of indefinite term;

2. They are enjoying annual retirement allowances or working capacity loss allowances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Decisions on coercive partial salary or income deduction against individuals must state clearly the date of issuance; grounds for issuance; full name, position and working unit of the decision issuer; full name and address of the individual subject to salary or income deduction; name and address of the agency or organization managing the salary or income of the coerced individual; the deducted amount, the reasons for deduction; name and address of the State Treasury receiving the money, mode of transferring the deducted money to the treasury; the execution time; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.

2. The above-said decisions shall be addressed to coerced individuals, agencies or organizations directly managing their salaries or incomes, and relevant agencies.

Article 12.- Salary or income deduction rates applicable to individuals

1. Only salary or income portions corresponding to the money amounts stated in the sanctioning decisions of competent persons shall be deducted.

2. The rates of deduction of salaries, retirement allowances or working capacity loss allowances applicable to individuals shall not exceed 30% of the total salaries or monthly allowances of such individuals. For other revenues, the deduction rates shall be based on the actual incomes of such persons (but must not exceed 50% of their total incomes).

Article 13.- Responsibility of agencies, organizations, employers that are managing salaries or incomes of coerced individuals

1. Agencies, organizations or employers that are managing salaries or incomes of individuals subject to the application of the salary or income deduction measure have the responsibility to strictly abide by the coercion decisions of competent agencies.

2. Right on the nearest pay day, agencies, organizations or employers managing salaries or incomes of coerced individuals have the responsibility to deduct portions of salaries or incomes of coerced individuals according to the coercion decisions and transfer the deducted amounts into the accounts at the State Treasuries stated in the coercion decisions, and at the same time notify such to the persons competent to issue decisions on coercive salary deduction.

3. Where agencies, organizations or employers managing salaries or incomes of individuals subject to the application of the salary or income deduction measure deliberately decline to execute coercive-deduction decisions of competent agencies, they shall be administratively sanctioned according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Subjects liable to coercive measure of bank account deduction

The measure of bank account deduction shall apply to individuals or organizations that do not voluntarily abide by sanctioning decisions, do not pay coercion expenses when:

1. The individuals have deposits at banks in Vietnam (except where they are subject to the application of the coercive measure of salary or income deduction);

2. The organizations have deposits at banks in Vietnam.

Article 15.- Verification of information on accounts of coerced individuals, organizations

1. Persons competent to issue decisions on coercive deduction of money from bank accounts are entitled to gather, verify and request banks to supply information on accounts, current balances in accounts of coerced individuals or organizations.

2. Coerced individuals and organizations have the responsibility to inform the persons competent to issue decisions on coercive money deduction from bank accounts of the banks where they open their accounts, their account numbers at the banks, when so requested.

Article 16.- Decisions on coercive deduction of money from bank accounts

1. Decisions on coercive deduction of money from bank accounts must clearly state the date of issuance; the grounds for issuance; full name, position and working unit of the decision issuer; the deducted money amount, full name of account holder and the number of the account; name and address of the bank where the subject liable to the deduction measure opens accounts; name, address and account number of the State Treasury; mode of transferring the deducted money amount from bank to treasury; the time limit for execution, and must be signed and sealed by the person competent to issue the decision on coercive deduction of money.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Within 5 days as from the date of receiving the decisions on coercive deduction of money from their bank accounts, the deduction-liable individuals or organizations shall have to request the banks where they have opened their accounts to transfer money from their accounts into the accounts of the State Treasuries stated in the coercive deduction decisions. Where such individuals or organizations deliberately decline to abide by the coercive deduction decisions, they shall be subject to the coercive measure of property distrainment as provided for in Section C, Chapter II of this Decree.

Article 17.- Responsibility of banks where coerced individuals or organizations open their accounts

1. The banks have the responsibility to supply necessary information in writing on accounts of coerced individuals or organizations which are opened at the banks, when so requested in writing by persons competent to issue decisions on coercive deduction of money from bank accounts.

2. Within 5 days as from the date of receiving the coercive deduction decisions, the concerned banks have the responsibility to coordinate with the persons competent to issue coercion decisions in notifying the account holders thereof. Upon receiving the money transfer requests of the account holders being coerced individuals or organizations, the banks have the responsibility to transfer the money amounts of the coerced individuals or organizations into the accounts of the State Treasuries stated in the coercive deduction decisions; and at the same time to notify the agencies issuing the deduction decisions and coerced individuals or organizations thereof.

3. Where accounts are reduced to no balance or to a balance not enough for decision execution, the banks, after deducting the available money amounts, must notify such to the agencies which have issued decisions on coercive deduction of money from bank accounts for application of the coercive measure of property distrainment as provided for in Section C, Chapter II of this Decree.

4. If there still exists a balance in accounts of the coerced individuals or organizations but banks fail to deduct money for remittance into the state budget according to coercive deduction decisions of competent persons, such banks shall be administratively sanctioned according to the provisions of Article 35 of the Government’s Decree No. 202/2004/ND-CP of December 10, 2004 on sanctioning of administrative violations in the monetary and banking domain.

Article 18.- Procedures for collection of deducted money

1. The partial deduction of salaries, incomes or bank accounts of individuals and organizations subject to administrative coercion shall be effected on the basis of collection vouchers according to current regulations. Collection vouchers used for salary or income deduction shall be sent to relevant parties.

2. After collecting money, the State Treasuries receiving the deducted money shall have to inform the persons competent to issue coercion decisions thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Subjects liable to coercive measures of distrainment of valuable property for auction

The measure of distrainment of valuable property for auction shall apply only to individuals or organizations that do not voluntarily abide by sanctioning decisions, do not pay coercion expenses when:

1. Such individuals are freelance laborers having no agencies or organizations to manage their fixed salaries or incomes.

2. Such individuals or organizations have no bank accounts or their bank deposits are not enough for application of the measure of partial deduction of salaries, incomes or bank accounts.

3. Such individuals or organizations have not enough conditions for application of the deduction measure or have deliberately declined to abide by the coercive deduction measure, have not paid coercion expenses.

Only portions of property of coerced individuals or organizations, corresponding to the money amounts stated in sanctioning decisions and expenses for organization of coercion execution shall be distrained.

Article 20.- Decisions on coercion by property distrainment measure

1. Decisions on coercion by property distrainment measure must clearly state the date of issuance; grounds for issuance; full name, position (rank), unit of the decision issuer; full name, residence place, head-office of the individual or organization subject to property distrainment; the fine amount; the distrainment venue; signature of the decision issuer, seal of the decision-issuing agency.

2. The property distrainment must be notified to the target individuals or organizations, the commune-level People’s Committees of the localities where such individuals resides or such organizations are headquartered or the agencies where such persons work 5 days before the coercion is effected, except where the notification may hinder the distrainment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Curative medicines, foods, foodstuff in service of essential needs of coerced individuals and their families.

2. Labor tools, daily-life devices necessary for coerced individuals and their families.

3. Ordinary worship objects; legacy, orders, medals, diplomas of merit.

4. Properties in service of defense and security.

Article 22.- Property distrainment procedures

1. Property distrainment must be carried out during daytime (from 08.00 hrs to 17.00 hrs).

2. Persons issuing coercion decisions or persons assigned to enforce coercion shall assume the prime responsibility for the distrainment.

3. When property distrainment is carried out, the coerced persons or adult members of their families, representatives of organizations subject to the property distrainment, representatives of local administrations and witnesses must be present.

If individuals who must execute coercion decisions or adult members of their families are deliberately absent, property distrainment shall still be carried out but in the presence of representatives of local administrations and witnesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If coerced individuals or organizations fail to specify properties to be distrained first, properties under their private ownership shall be distrained first.

5. Properties jointly owned by coerced individuals and other persons shall be distrained only if the coerced individuals do not have their private properties or their private properties are not enough for execution of coercion decisions. In case of disputed property, the distrainment shall still proceed and the co-owners of the to be-distrained propery shall be informed of their right to initiate lawsuits according to civil procedures.

Agencies conducting distrainment shall have to publicly announce the time and venue of distrainment to co-owners. If upon the expiration of the three-month time limit counting from the distrainment date nobody initiates a lawsuit, distrained properties shall be put up for auction according to law provisions on property auction.

Article 23.- Property distrainment records

1. Property distrainment must be recorded in writing. The written records must clearly state the property distrainment time and venue; the full names and positions of the persons taking charge of the distrainment; representatives of the organizations subject to property distrainment, individuals having their properties distrained or their lawful representatives; witnesses; representatives of local administrations (or agencies of coerced individuals); description of appellation, conditions and characteristics of each distrained property.

2. Persons taking charge of distrainment; representatives of organizations subject to property distrainment, individuals having properties distrained or their lawful representatives; witnesses; representatives of local administrations (or agencies of coerced individuals) shall sign their names in the records. Where any persons are absent, or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.

3. A distrainment record shall be made in two copies, with one copy to be kept by the coercion decision-issuing agency and one copy handed to the individual having his/her property distrained or the representative of the organization subject to coercive distrainment, right after the property distrainment record is made.

Article 24.- Assignment of distrained properties for preservation

1. Persons in charge of distrainment shall select one of the following forms for preservation of distrained properties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Assigning one of the co-owners to preserve the properties if such properties are co-owned by them;

c) Assigning organizations or individuals that have conditions to preserve them.

2. Properties being gold, silver, precious metals, gemstones or foreign currencies shall be assigned to state treasuries for management; properties being industrial explosive materials, support tools, things of historical or cultural values, national treasures, antiques, rare and precious foreign products shall be temporarily assigned to relevant state management agencies for management.

3. Upon assignment of distrained properties for preservation, persons in charge of distrainment must make records thereon, clearly stating the date of handover for preservation; full names of the persons in charge of executing the coercion decisions, coerced individuals, representatives of coerced organizations, persons assigned to preserve the properties, handover witnesses; the quantity, conditions (quality) of properties; rights and obligations of persons assigned to preserve the properties.

Persons taking charge of distrainment, persons assigned to preserve properties, coerced individuals, representatives of coerced organizations and witnesses shall sign in the records. In cases where any persons are absent or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.

Copies of records shall be handed to persons assigned to preserve the properties, coerced individuals, representatives of coerced organizations, witnesses and persons taking charge of distrainment, each to one person.

4. Persons assigned to preserve properties shall be paid with actual and reasonable expenses for preservation of properties, except those defined at Point a, Clause 1 of this Article.

5. Persons assigned to preserve properties, who cause damage to, fraudulently swap, lose or destroy such properties shall have to pay compensations therefor and, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to law provisions.

Article 25.- Valuation of distrained properties

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Distrained properties are valued under the agreement between the persons taking charge of execution of coercion decisions and representatives of coerced organizations or individuals as well as co-owners in case of distrainment of common properties. The time limit for the involved parties to reach agreement on prices shall not exceed 5 working days as from the date the properties are distrained.

For distrained properties valued at under VND 500,000 each or being perishable, if the involved parties fail to reach agreement on their prices, the persons competent to issue coercion decisions shall have to determine the prices.

3. Where distrained properties are valued at VND 500,000 or more each, of the kinds difficult to be valuated or the involved parties cannot reach agreement on their prices, within 15 days as from the date the properties are distrained, the persons who have issued coercion decisions shall propose competent agencies to set up valuation councils with the persons who have issued coercion decisions as their heads and representatives of finance bodies and relevant professional agencies as their members.

Within 7 working days after their establishment, the valuation councils must conduct the valuation. Individuals having their properties distrained or representatives of the organizations having their properties distrained may express their opinions on the valuation, but the power to decide on the prices shall rest with the valuation councils.

The property valuation shall be based on the market prices at the time of valuation. For properties whose prices are uniformly managed by the State, the valuation thereof shall be based on the property prices set by the State.

4. The property valuation must be recorded in writing. The written records must clearly state the valuation time and venue, participants in the valuation, names and values of the valuated properties; and must be signed by participants in the valuation and property owners.

Article 26.- Competence to set up property valuation councils

1. District-level People’s Committee presidents shall decide on the establishment of valuation councils for cases of administrative coercion falling under the jurisdiction of district- or commune-level state management agencies.

2. Provincial-level People’s Committee presidents shall decide on the establishment of valuation councils for cases of administrative coercion falling under the jurisdiction of provincial-level state management agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Tasks of valuation councils

1. To study and propose the organization and contents of their meetings.

2. To prepare documents necessary for the valuation.

3. To conduct the valuation of properties.

4 To make records on the valuation.

Article 28.- Transfer of distrained properties for auction

1. For properties already distrained for auction, basing themselves on the property values determined under the provisions of Article 25 of this Decree, the persons in charge of coercion shall, within 10 days as from the date of issuance of the distrainment decisions, sign contracts on auction authorization with organizations which have the auctioning function to organize the auction of such properties according to the following regulations:

a) For distrained properties with a determined value of under VND 10,000,000, the persons in charge of coercion shall sign auction authorization contracts with district-level finance bodies for organization of auctions;

b) For distrained properties with a determined value of over VND 10,000,000, the persons in charge of coercion shall sign auction authorization contracts with provincial-level auction service centers of the localities where the properties are located for organization of auctions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The transfer of distrained properties to responsible agencies for auctions must be recorded in writing. The written records must clearly state the dates of transfer; the transferors and the transferees, the quantity and quality of the properties; and must be signed by the transferors and the transferees. The dossiers on handover of distrained properties to responsible agencies for auction shall each comprise the decision on coercive distrainment; papers and documents related to ownership rights, lawful use rights (if any); written valuation of the properties and records on handover of such properties.

4. In cases where distrained properties are cumbersome commodities or in great quantities, for which provincial-level auction service centers or district-level finance agencies have no place to keep them, upon the completion of transfer procedures,  contracts on preservation of such properties can be signed with the subjects which are keeping such properties. The expenses for performance of preservation contracts shall be covered by the proceeds from property auctions.

5. When the distrained properties have already been transferred to responsible agencies for auctions, the procedures for auction of such properties shall comply with the provisions of current legislation on property auction.

6. For properties under common ownership, the auction thereof shall be prioritized for their co-owners first.

7. Where the proceeds from property auctions are bigger than the amounts stated in the sanctioning decisions plus the coercion expenses, within 10 days as from the auctioning dates, the agencies enforcing the coercive measure of distrainment of properties for auction shall carry out procedures to return the differences to the coerced individuals or organizations.

Article 29.- Transfer of property ownership rights

1. Purchasers of distrained properties shall have their ownership over such properties recognized and protected by law.

2. Competent state bodies shall have to carry out the procedures for transfer of ownership rights to purchasers according to law provisions.

3. Ownership right transfer dossiers shall each comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) The property auction record;

c) Other papers related to the property (if any).

Section D. COERCIVE MEASURE OF CONFISCATION OF MATERIAL EVIDENCES AND/OR MEANS USED FOR COMMISSION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 30.- Subjects liable to the application of coercive measure of confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations

Individuals and organizations committing administrative violations, upon receipt of decisions on confiscation of material evidences and/or means used for commission of administrative violations, must voluntarily hand over such material evidences and/or means or abide by the competent agencies’ or persons’ decisions on confiscation of material evidences and/or means. In cases where they decline to hand over or hand over only a portion of the material evidences and/or means subject to confiscation, they shall face the administrative coercion.

Article 31.- Coercion decisions to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations

The coercion must be decided in writing. The written decisions must clearly state the dates of issuance; the grounds for issuance; full names and positions of the decision issuers; full names and addresses of the individuals, organizations using material evidences and/or means for violations; names of confiscated material evidences and/or means used for commission of administrative violations; and contain the signatures and full names of the decision issuers and the seals of the decision-issuing agencies.

Coercion decisions to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations shall be addressed to individuals or organizations that have used material evidences and/or means for commission of administrative violations 5 days before the coercion is effected.

Article 32.- Organization of coercion execution

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The coercion to confiscate material evidences and/or means used for commission of administrative violations must be conducted in the presence of representatives of local administrations and witnesses.

3. The coercion must be recorded in writing. The written records must clearly state the coercion time and venue; the coercion-conducting agencies; the coerced individuals or organizations; representatives of the local administrations of the localities where the coercion is executed, the witnesses; the names of confiscated material evidences and/or means, the conditions thereof.

4. Coerced individuals or representatives of coerced organizations, representatives of coercion decision-issuing agencies, representatives of local administrations and witnesses shall sign the records. In cases where any persons are absent or are present but refuse to sign the records, such must be written in the records and the reasons therefor must be clearly stated.

5. Where coerced individuals or organizations are deliberately absent, the coercion shall still be carried on in the presence of representatives of local administrations and witnesses.

Chapter III

PROCEDURES FOR APPLICATION OF COERCIVE MEASURES TO APPLY MEASURES FOR REDRESSING CONSEQUENCES CAUSED BY ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 33.- Coercion decisions to apply measures for redressing consequences caused by administrative violations

The coercion to take measures for redressing consequences caused by administrative violations must be decided in writing. Such decisions must clearly state the dates of issuance; grounds for issuance; full names and positions of the decision issuers; full names and addresses of the coerced individuals or organizations; remedial measures to be taken; time for coercion completion; individuals, agencies in charge of coercion activities; agencies with responsibility to participate; and contain the signatures and full names of the decision issuers, and the seals of the decision-issuing agencies.

Coercion decisions to implement measures for redressing consequences caused by administrative violations must be addressed to coerced individuals or organizations, and the commune-level People’s Committees of the localities where the coercion is carried out 5 days before the coercion for coordinated implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Upon receiving coercion decisions on application of measures to redress consequences of administrative violations, individuals or organizations tasked to organize the execution of coercion decisions must coordinate with relevant agencies in mobilizing forces and means for the application of measures already stated in the decisions.

2. Before conducting the coercion, if the coerced individuals or organizations voluntarily execute the decisions, the agencies in charge of coercion shall make records recognizing the voluntary execution.

3. The coercion for application of measures to redress consequences of administrative violations must be conducted in the presence of representatives of local administrations and witnesses.

4. Where coerced individuals or organizations are intentionally absent, the coercion shall still be carried on in the presence of representatives of local administration and witnesses.

5. Where individuals or organizations have to execute coercion decisions on dismantlement, removal of illegally constructed works or hand-over of land where exist in the works or on such land the assets not subject to coercion, coercion organizers shall have the right to force such individuals or organizations and other persons present in the works to get out of the works or the land areas, and at the same time request them to voluntarily remove along their properties. If they fail to do so voluntarily, the coercion organizers may request the coercion forces to bring them and their assets out of such works or land areas.

If they refuse to take their assets, coercion organizers must make records thereon, clearly stating the quantity, category, conditions of each kind of properties and hire qualified organizations or individuals to watch and preserve them in warehouses of the coercion decision-issuing agencies and notify the locations and time for individuals or organizations having such assets to come and receive their assets. Individuals and organizations having the assets must bear all expenses for transportation, watch, keeping and preservation of the assets.

Past six months after the receipt of the notices on reception of assets, if individuals or organizations having the assets fail to come and receive back their assets (except for plausible reasons), such assets shall be auctioned according to law provisions. The proceeds therefrom, after the subtraction of expenses for transportation, watch, keeping, preservation and handling of the assets, shall be deposited as demand savings at banks and notify the asset-owning individuals or organizations thereof for the reception of such money amounts. For damaged and valueless assets, coercion organizers shall organize the destruction thereof according to law provisions. Coercion organizers must make records thereon, clearly stating the current conditions of the assets before they are destroyed.

Article 35.- Records on enforcement of coercion decisions to apply measures for redressing consequences of administrative violations

1. The enforcement of coercion decisions to apply measures for redressing consequences of administrative violations must be recorded in writing and copies of the written records must be handed to coerced persons, each with one. Such records must clearly state the time, venue and agencies in charge of coercion; coerced individuals or organizations; representatives of local administrations and witnesses; execution results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

GUARANTEE OF EXECUTION OF ADMINISTRATIVE-COERCION DECISIONS

Article 36.- Measures to guarantee the execution of decisions on administrative coercion

1. Upon the issuance of decisions to apply administratively coercive measures, if detecting signs showing that the individuals or organizations subject to application of coercive measures perform acts of disbursing or damaging money or property, the persons who have issued the coercion decisions may request the concerned agencies, organizations, administrations of the localities where the coerced individuals reside or work, or where the coerced organizations are headquartered to apply embargo measures in order to prevent the disbursement of money or property.

2. Where coerced individuals or organizations commit acts of resistance, failing to abide by the coercion decisions, the persons who have issued the coercion decisions may mobilize forces and means to guarantee the enforcement of coercion.

3. Administratively coerced individuals who have not executed, or evaded the execution of, such decisions shall be temporarily banned from exit.

Article 37.- Transfer of enforcement of coercion decisions to guarantee the enforcement

1. Where coerced individuals or organizations are in the administrative areas of one province but reside or headquarter in another province and have no conditions for execution of coercion decisions in the localities where the violations are committed, the coercion decisions shall be transferred to competent enforcement agencies of the same level of the localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for organization of the enforcement. If there are no competent enforcement agencies of the same level in the localities where the coerced individuals reside or the coerced organizations are headquartered, the coercion decisions shall be transferred to the district-level People’s Committees for organization of the enforcement

Where coerced individuals or organizations are in different districts of the same mountainous province, island or other remote and far-flung areas, where travel to and fro is difficult and the coerced individuals or organizations have no conditions to execute the coercion decisions at the places where they are issued, such coercion decisions shall be transferred to the agencies of the same level of the localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for organization of the enforcement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 10 days after receiving the transfer notices and dossiers of the cases, the agencies of the same level of the localities where coerced individuals reside or coerced organizations are headquartered shall have to organize the enforcement of the coercion decisions.

Article 38.- Coercion against individuals or organizations subject to both the application of administrative sanctions and the application of one or many remedial measures

1. Where individuals or organizations fail to execute both the administratively sanctioning decisions and the application of one or many measures to redress consequences of administrative violations, the persons competent to issue decisions on administrative coercion, defined in Article 4 of this Decree, may apply simultaneously the coercive measures prescribed in Chapter II and Chapter III of this Decree against such individuals or organizations, except for the cases provided for in Article 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Where individuals or organizations comply only with the sanctioning decisions but not the remedial measures or only with the remedial measures but not the sanctioning decisions, the persons competent to issue administrative-coercion decisions, defined in Article 4 of this Decree may apply the coercive measures provided for in Chapter II or Chapter III of this Decree against such individuals or organizations.

Chapter V

ADMINISTRATIVE-COERCION EXPENSES

Article 39.- Determination of expenses for administrative-coercion activities

1. Expenses for administrative-coercion activities shall be determined on the basis of actual expenses arising in the course of executing the administrative-coercion decisions, compatible with the prices in each locality.

2. Expenses for administrative-coercion activities shall cover:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Remuneration paid to pricing specialists to organize auctions, expenses for organization of property auction;

c) Rentals of means for dismantlement and transportation of things and assets;

d) Expense for hiring of persons to keep or preserve distrained properties;

e) Other actual expenses (if any).

Article 40.- Advance and reimbursement of administrative-coercion expenses

1. Expenses for administrative-coercion activities may be advanced from the state budget and reimbursed immediately after money is collected from individuals or organizations subject to administrative coercion.

2. The Finance Ministry shall have to guide the management, allocation, advance, recovery, exemption, reduction of expenses for administrative-coercion activities according to provisions of legislation on state budget.

Article 41.- Payment of administrative-coercion expenses

All expenses for administrative-coercion activities shall be paid by coerced individuals or organizations. If such individuals or organizations fail to voluntarily reimburse coercion expenses, the persons competent to issue coercion decisions may issue decisions on coercion with measures provided for in Clauses 1 and 2, Article 2 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Individuals subject to administrative coercion, if actually meeting with difficulty and being incapable of paying part or whole of coercion expenses and filing their written exemption or reduction applications certified by commune-level People’s Committees, may be considered for exemption or reduction of part or whole of administrative-coercion expenses.

2. Persons competent to issue administrative-coercion decisions are entitled to consider the exemption, reduction of administrative-coercion expenses.

Chapter VI

COMPLAINT, DENUNCIATION, INITIATION OF ADMINISTRATIVE LAWSUITS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 43.- Complaint, denunciation, initiation of administrative lawsuits

1. Individuals or representatives of organizations subject to the application of coercive measures are entitled to lodge their complaints or initiate administrative lawsuits against the application of coercive measures according to law provisions.

2. All citizens are entitled to denounce illegal acts in the application of coercive measures.

3. The competence, procedures and time limits for solution of complaints, denunciations or administrative lawsuits shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations or with the provisions of the legislation on procedures for settlement of administrative cases.

Article 44.- Commendation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- Handling of violations

1. Persons who are competent to issue coercion decisions but issue decisions to illegally apply coercive measures, thus causing damage to other individuals and/or organizations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability and pay compensations for damage caused by their illegal decisions.

2. Persons who are tasked to enforce coercion decisions but abuse their powers, act against law, commit acts beyond the coercion limits, tolerate, cover up, decline to coerce or have coerced not in time shall be disciplined or examined for penal liability; if causing material losses to the state, organizations or individuals, they must pay compensations or reimbursement according to provisions of law.

3. Those who directly commit or incite, instigate other persons to commit acts of causing public disorder or resisting officials on duty in order to obstruct coercion activities shall, depending on the seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 46.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 47.- Responsibility for guidance and implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.384

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!