Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 286/KH-UBND 2022 chuyển đổi số ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến 2025

Số hiệu: 286/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Thanh Bình
Ngày ban hành: 04/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 286/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2022-2025;

Quyết định số 1779/QĐ-UBND ngày 10/8/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”;

Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế;

Quyết định số 2012/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế phiên bản 2.0;

Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Chương trình hành động số 120/CTr-UBND ngày 23/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện thành công 1 trong 8 Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; trong đó chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong các nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trọng tâm là rà soát, ứng dụng các công nghệ số phù hợp vào quy trình quản lý nhà nước; từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất đối với các thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng số hóa, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng đến nền kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số

Hướng đến Chính quyền số với mục tiêu “4 không” (làm việc không giấy tờ; họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không tiền mặt) và “1 có” (dữ liệu có số hóa) với các mục tiêu cụ thể sau:

- 100% hoạt động quản lý nhà nước sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số và được trao đổi xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định).

- 100% công chức, viên chức được trang bị máy tính, kết nối mạng, cài đặt phần mềm bảo mật để phục vụ công vụ; được trang bị chữ ký số; lãnh đạo cấp phòng trở lên được trang bị SIM CA để có thể ký số bằng SIM trên thiết bị thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng).

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật của ngành được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

- 100% quy trình xử lý và kết quả dịch vụ hành chính công được thực hiện trên môi trường số và số hóa. Đảm bảo tính liên kết và kế thừa dữ liệu đã số hóa có liên quan phục vụ xử lý các hồ sơ. Nâng cao chất lượng cơ chế thúc đẩy dịch vụ công như dịch vụ bưu chính công ích, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Phấn đấu các hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần đạt 80%.

- 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của Ngành được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%.

- Triển khai hệ thống phòng họp số (gồm ứng dụng họp thông minh và giải pháp họp trực tuyến).

- 100% báo cáo định kỳ (trừ các thông tin bí mật nhà nước) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống báo cáo số của tỉnh, Hệ thống báo cáo chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Xây dựng dữ liệu số đạt 80% yêu cầu của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

b) Chuyển đổi số hướng đến xây dựng xã hội số

- 100% công chức, viên chức cài đặt Hue-S và triển khai một số hoạt động trên nền tảng Hue-S.

- 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đăng tải, phổ biến qua trang Thông tin điện tử của Sở (trừ các thông tin bí mật nhà nước).

- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua ứng dụng Hue-S và qua các kênh khác như website của Sở được xử lý đúng quy định.

- Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận thông tin về sản xuất nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao; phát triển chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tạo sự gắn kết trong liên kết 4 nhà “Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp”.

c) Chuyển đổi số hướng đến phát triển Kinh tế s

- 100% công chức, viên chức, người lao động không dùng tiền mặt trong thanh toán các dịch vụ giao dịch phổ biến (điện, nước, viễn thông,...) thông qua ứng dụng Hue-S.

- Thúc đẩy các thành phần kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có cung cấp dịch vụ sản phẩm hàng hóa tham gia vào các sàn thương mại điện tử.

- Tạo dựng môi trường, hệ sinh thái nông nghiệp số làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”.

- Phấn đấu 40% doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động nông nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia vào sàn thương mại điện tử, các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

- Phấn đấu 80% doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch đin tử trên môi trường mạng.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Chuyển đổi số hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số, Công sở số

a) Chuyển đổi nhận thức và phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức tuyên truyền việc thực hiện phương châm “4 không, 1 có” bao gồm: Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không dùng tiền mặt và lợi ích của việc số hóa dữ liệu.

- Đăng ký tham dự các khóa tập huấn kiến thức về chuyển đổi số, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng số cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho cán bộ, công thức.

- Xây dựng chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành.

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, Tọa đàm về chuyển đổi số trong ngành nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Hợp tác, học tập, giao lưu kinh nghiệm, công nghệ, mô hình triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp trong nước và quốc tế.

- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành trên Trang thông tin điện tử của Sở.

b) Xây dựng các văn bản quy định thực hiện

- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế ứng dụng công nghệ thông tin, quy chế vận hành các hệ thống phần mềm chuyên ngành đảm bảo theo mục tiêu “4 không” “1 có”.

- Xây dựng các quy định, quy trình xử lý văn bản, xử lý công việc, báo cáo định kỳ, xử lý dịch vụ công phục vụ vận hành Chính quyền điện tử, Chính quyền số, Công sở số.

- Ban hành các quy định về xây dựng, tạo lập, quản lý, khai thác, sử dụng và chia sẻ cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên nền tảng kiến trúc số.

- Định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung, xây dựng mới các quy trình ISO, quy trình điện tử giải quyết các thủ tục hành chính; phân công công chức tiếp nhận, xử lý các thủ tục khi có phát sinh nhằm đảm bảo tất cả các thủ tục được giải quyết đúng quy trình, đúng hạn, đúng quy định của pháp luật.

- Rà soát, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp trong tiến trình chuyển đổi số để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển bền vững, đồng thời thu hút các chuyên gia công nghệ thông tin, nhà khoa học.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về nguồn vốn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng... tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chuyển đổi phương thức từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

c) Phát triển hạ tầng số

- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đủ năng lực thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của ngành: (i) Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ, hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung cho Khối Văn phòng Sở; (ii) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm, giải pháp phòng chng virus tập trung.

- Đẩy mạnh đầu tư hạ tng đường truyền CPNet đảm bảo dung lượng truy cập theo yêu cầu của chuyển đổi s.

- Xây dựng hệ thống phòng họp thông minh, phòng họp số kết hợp với thiết chế phòng điều hành số, đáp ứng nhu cầu hội nghị trực tuyến với các cơ quan Trung ương và các đơn vị trong tỉnh.

- Triển khai hạ tầng phục vụ kết nối mạng lưới thiết bị Internet vạn vật (IoT) (camera, điện thoại thông minh, cảm biến ...) để thu thập dữ liệu về quan trắc môi trường, theo dõi rừng, theo dõi tàu thuyền khai thác thủy sản trên biển cảnh báo thời tiết, ngập lụt, an toàn hồ chứa... tích hợp vào nền tảng Hue-S, tiến tới xây dựng Trung tâm Giám sát thông minh ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Tích hợp đồng bộ dữ liệu quản lý thông tin Doanh nghiệp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để quản lý, cập nhật và khai thác.

d) Phát triển dữ liệu

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở kiến trúc, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

(1) Cơ sở dữ liệu Trồng trọt, bảo vệ thực vật: Dữ liệu bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; Dữ liệu hiện trạng vùng trồng trọt (lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả...); Dữ liệu quy hoạch vùng trồng trọt; Dữ liệu công ty sản xuất, đại lý phân bón, giống cây trng, thuốc bảo vệ thực vật; Dữ liệu nhập/xuất các công ty sản xuất, đại lý phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật; Dữ liệu đối tượng sinh vật gây hại cây trồng và thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phòng trừ...

(2) Cơ sở dữ liệu quản lý Chăn nuôi, thú y: Dữ liệu hiện trạng vị trí, vùng trang trại gia súc, gia cầm; Dữ liệu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; Dữ liệu về dịch bệnh; Dữ liệu quy hoạch vị trí, vùng chăn nuôi ...

(3) Cơ sở dữ liệu quản lý Lâm nghiệp: Dữ liệu lâm nghiệp phân theo ba loại rừng; Dữ liệu vị trí và trạng thái hồ chứa, điểm lấy nước phòng và chữa cháy rừng; Dữ liệu vị trí chòi canh, trạm, hạt kiểm lâm; Dữ liệu đường ranh chữa cháy rừng; Dữ liệu về các khu bảo tồn thiên nhiên (ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên; loài thực vật, động vật thuộc khu bảo tồn thiên nhiên; vi phạm, xâm hại và xử lý; đánh mã, định vị loài thực vật, động vật quý hiếm, sách đỏ...).

(4) Cơ sở dữ liệu quản lý Thủy sản: Dữ liệu hiện trạng vùng nuôi trồng thủy sản: vị trí, diện tích, hình thức nuôi loài thủy sản nuôi trồng, sản lượng thu hoạch hàng năm; Dữ liệu môi trường dịch bệnh; Dữ liệu khu vực bảo tồn thủy sản, thông tin khu vực bảo tồn; Dữ liệu phân vùng mặt nước và chủ cơ sở được cấp quyền hoặc cho thuê sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản...

(5) Cơ sở dữ liệu quản lý Thủy lợi: Dữ liệu hồ, đập, trạm bơm thủy lợi; Dữ liệu hệ thống kênh mương thủy lợi; Dữ liệu độ cao và khoanh vùng ngập úng; Dữ liệu hệ thống đê điều, kè chống sạt lỡ bờ sông, bờ biển...

(6) Cơ sở dữ liệu quản lý Phát triển nông thôn, nông thôn mới: Dữ liệu hiện trạng thôn/xóm/bản, xã/phường đạt nông thôn mới; Dữ liệu hiện trạng mạng lưới đường liên thôn/xóm/bản; Dữ liệu quy hoạch nông thôn mới; Dữ liệu về các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm); Dữ liệu nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống; Dữ liệu quản lý Hợp tác xã, Tổ hợp tác và Trang trại; Dữ liệu hộ di dân bố trí ổn định dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới...

(7) Cơ sở dữ liệu quản lý phòng, chống thiên tai: Dữ liệu về mưa lũ, giông lốc, lũ quét, sạt lỡ đất, hạn hán, xâm nhập mặn, ...

(8) Cơ sở dữ liệu quản lý Chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản: Dữ liệu thông tin cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; Dữ liệu cơ sở có/ chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các loại giấy chứng nhận khác như Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)... hoặc tương đương; Dữ liệu các cơ sở vi phạm các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; Dữ liệu phân loại cơ sở theo danh mục sản phẩm, theo mức xếp loại an toàn thực phẩm, chỉ dẫn địa lý, có/chưa có tem truy xuất nguồn gốc QR Code...

- Phối hợp với các Sở ngành cung cấp, chia sẻ dữ liệu liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) Dữ liệu về quan trắc môi trường, tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng, lượng mưa... của Sở Tài nguyên và Môi trường; (ii) dữ liệu về thương mại, hệ thống doanh nghiệp ngành của Sở Công thương; (iii) Dữ liệu về tỷ lệ đô thị hóa nông thôn, giao thông của Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải; (iiii) Dữ liệu nền địa lý của Sở Thông tin và Truyền thông; (iiiii) Dữ liệu về các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ.

đ) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát các lỗ hổng bảo mật, thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm ATTT.

- Tổ chức thực hiện đánh giá, kiểm tra an ninh các thiết bị đầu cuối, chống làm lọt, tiết lộ bí mật nhà nước và chia sẻ thông tin trái phép.

- Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong ngành.

- Hướng dẫn, quán triệt công chức, viên chức thực hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn thông tin mạng.

- Xây dựng các quy định về phân quyền truy cập dữ liệu ngành ở các mức độ khác nhau.

2. Chuyển đổi số ngành hướng đến xây dựng Xã hội số

- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp về góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích đã chuyển đi số của ngành.

- Chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn công chức, viên chức của ngành cài Hue-S và triển khai các hoạt động công vụ trên nền tảng Hue-S.

- Tích hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm lên ứng dụng Hue-S, phổ biến đến người dân sử dụng, tiếp cận thông tin theo Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS ngày 15/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

- Phân cấp xử lý các góp ý, phản ánh hiện trường của người dân liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo kịp thời, đúng quy định pháp luật.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu nhận, tạo lập, quản lý dữ liệu, tài nguyên số về nông nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế số.

- Cung cấp, chia sẻ, phổ biến, triển khai dịch vụ dữ liệu, thông tin, tài nguyên số về nông nghiệp đến người lao động, tổ chức, cá nhân, cộng đồng (dữ liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn,...) nhằm chủ động trong sản xuất, kinh doanh.

- Phát triển nền tảng tích hợp, kết ni dữ liệu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hệ thống, cơ sở dữ liệu trong tỉnh nhằm chia sẻ dữ liệu, phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng, góp phần phát triển đô thị thông minh.

- Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác, chia sẻ dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên nền tảng di động, thiết bị thông minh nhằm mở rộng khả năng tương tác, tiếp cận của công dân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch nhằm đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua các chỉ số SIPAS, bộ chỉ số DDCI...

3. Chuyển đổi số ngành hướng đến phát triển Kinh tế số

- Cung cấp công cụ kết nối giữa bên mua và bên bán, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản; giúp các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận kịp thời các thông tin về thị trường để hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các hiệp hội thuộc ngành Nông nghiệp và các ngành khác đtranh thủ sự hỗ trợ về năng lực quản lý, công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tham gia cung cp dịch vụ scho người dân, xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, kinh tế số.

- Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa về phương pháp sản xuất kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, mô hình kết nối với khách hàng để tự chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh theo mô hình mới.

- Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để đạt hiệu quả cao hơn.

- Khuyến khích cơ sở, doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại điện tử; tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất theo từng ngành hàng để tạo thêm các chuỗi liên kết mới; xây dựng các chính sách hỗ trợ, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa (chú trọng đến hai sàn thương mại điện tử là “Voso.vn” và “Postmart.vn”); tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm và công khai kết quả trên mạng Internet đối với những trường hợp vi phạm.

- Xây dựng các mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận ứng dụng công nghệ số vào sản xuất:

(1) Mô hình nông nghiệp an toàn, thông minh trong lĩnh vực nuôi, trồng, có ứng dụng công nghệ tự động hóa, IOT, Dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích, theo dõi, giám sát, truy xuất và xử lý dữ liệu theo thời gian thực, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao; (2) Mô hình quản lý, giám sát rừng đầu nguồn/rừng phòng hộ/rừng đặc dụng có ứng dụng công nghệ; (3) Mô hình trồng rừng sản xuất/rừng ngập mặn.

(Kèm theo Phụ lục nội dung nhiệm vụ cụ thể).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên, chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kinh phí đầu tư trung hạn đối với các hạng mục thực hiện theo vốn đầu tư công, tài trợ, giao nhiệm vụ, đặt hàng tùy theo từng nội dung cụ thể. Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Nguồn xã hội hóa; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì xây dựng dự toán kinh phí chuyển đổi số hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng các hệ thống thông tin và thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an toàn thông tin mạng.

- Tham mưu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện chuyển đổi số trong ngành. Làm đầu mối tổ chức việc đánh giá thực hiện chuyển đổi shàng năm tại các đơn vị trong ngành.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các nội dung trong Kế hoạch.

- Đưa nội dung chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào trong Đề án “Chuyển đổi số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Tăng cường tuyên truyền các nội dung và kết quả triển khai Chương trình chuyển đổi scủa tỉnh, của ngành.

3. Sở Tài chính, SKế hoạch và Đầu tư

Trên cơ sở đề xuất dự toán kinh phí thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch và khả năng cân đi ngân sách của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp để rà soát và tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các nội dung trong Kế hoạch.

- Cung cấp, chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là xây dựng được tổ hợp dữ liệu liên ngành nhằm phát huy hiệu quả tối đa của nền tảng cơ sở dữ liệu số.

5. Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền số, Chuyển đổi số và Đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội dung của kế hoạch.

6. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý.

UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT.Tỉnh
y; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huy
n, TX và TP Huế;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

ĐVT: triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ, đề án, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Giai đoạn

Nguồn kinh phí

Ghi chú

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Xã hội hóa và huy động khác

I

Nâng cao nhận thức và kiến tạo cải cách thể chế đáp ứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổ chức hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số ngành NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Các đơn vị liên quan

150

150

150

150

600

 

600

 

 

II

Phát triển hạ tầng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đầu tư trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Các đơn vị liên quan

 

800

800

800

2,400

 

2,400

 

 

2.2

Nâng cấp hệ thống mạng số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan nhà nước đáp ứng chương trình chuyển đổi số ngành NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

STTTT; Các đơn vị liên quan

 

800

800

800

2,400

 

2,400

 

 

2.3

Đầu tư Trang thiết bị phục vụ phòng họp trực tuyến tại Văn phòng Sở và các đơn vị trực thuc

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Sở Nội vụ; Các đơn vị liên quan

 

2,000

 

 

2,000

 

2,000

 

 

III

Phát triển hạ tầng dữ liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tập hợp, số hóa nội dung, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu văn bản hành chính, văn bản chuyên ngành NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

100

100

100

100

400

 

400

 

 

IV

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin ngành NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT

 

200

200

200

600

 

600

 

 

V

Phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Tham gia đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách CNTT các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an toàn, an ninh thông tin mạng ngành NN&PTNT

Sở TTTT

Sở NN&PTNT; Các đơn vị liên quan

-

-

-

-

-

 

-

 

 

5.2

Triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng CNTT NN&PTNT thông minh hàng năm. Triển khai các chương trình truyền thông về chuyển đổi số, NN&PTNT thông minh.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

300

300

300

900

 

900

 

 

VI

Phát triển chính phủ số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Xây dựng CSDL quản lý trồng trọt, bảo vệ thực vật

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

600

1,000

1,000

1,000

3,600

-

3,600

-

 

6.2

Xây dựng CSDL quản lý chăn nuôi thú y.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

1,000

400

400

1,800

 

1,800

 

 

6.3

Xây dựng CSDL quản lý Lâm nghiệp

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

500

1,000

1,500

3,000

 

3,000

 

 

6.4

Xây dựng CSDL quản lý Thủy sản

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

500

1,000

1,000

2,500

 

2,500

 

 

6.5

Xây dựng CSDL quản lý Thủy lợi

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

1,000

1,000

2,000

4,000

2,000

2,000

 

 

6.6

Xây dựng CSDL qun lý phòng, chống thiên tai

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

500

700

1,000

2,200

 

2,200

 

 

6.7

Xây dựng CSDL quản lý Phát triển nông thôn, nông thôn mới

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

100

500

500

1,100

 

1,100

 

 

6.8

Xây dựng CSDL nông thôn mới tỉnh

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

1,000

500

500

2,000

2,000

 

 

 

6.9

Xây dựng CSDL quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sn, thủy sản.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

200

300

400

900

 

900

 

 

6.10

Hệ thống phần mềm qun lý thông tin tích hợp, khai thác, ứng dụng CSDL nông nghiệp và PTNT

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Trung tâm CNTT; Các đơn vị liên quan

3,500

5,000

5,000

2,000

15,500

 

15,500

 

 

6.11

Xây dựng quy định về bảo đm an toàn, an ninh thông tin mạng ngành NN&PTNT; quy định về số hóa dữ liệu ngành NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Các đơn vị liên quan

-

1,000

1,000

-

2,000

 

2,000

 

 

VII

Phát triển kinh tế số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Xây dựng số hóa hệ thống thông tin quản lý tối ưu chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ rừng trồng.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

 

 

 

-

 

-

-

 

7.2

Đầu tư hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lịch vực sản xuất nông nghiệp thông minh và nhân rộng ra toàn tỉnh (10 mô hình)

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

 

 

 

-

 

-

 

 

7.3

Ứng dụng Drone, robot trong sản xuất nông nghiệp thông công nghệ cao.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

-

-

-

-

-

 

 

-

 

7.4

Xây dựng đề án các vùng chuyên canh chuyển đổi cây trồng vật nuôi - kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

 

 

 

1,000

1,000

 

1,000

 

 

VIII

Phát triển xã hội số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Phát triển xã hội số thuộc lĩnh vực NN&PTNT.

Sở NN&PTNT

Các đơn vị liên quan

-

-

-

-

-

 

 

-

 

8.2

Xây dựng hạ tầng ICT vùng nông thôn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nông tiếp cận nhanh thông tin về khoa học công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp.

Sở NN&PTNT

Sở TTTT; Các đơn vị liên quan

-

-

-

-

-

 

 

-

 

 

TNG CỘNG

4,350

16,150

14,750

13,650

48,900

4,000

44,900

-

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 286/KH-UBND ngày 04/08/2022 về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.726

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.72.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!