Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 177/KH-UBND 2021 phát triển chính quyền số và an toàn thông tin mạng Cà Mau

Số hiệu: 177/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Nguyễn Minh Luân
Ngày ban hành: 24/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 177/KH-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

Căn cứ Kế hoạch số 141/KH-UBND ngày 25/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số tỉnh Cà Mau năm 2021.

Tỉnh Cà Mau đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, với các nội dung như sau:

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

Nhằm tạo thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản sau:

- Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thực hiện trong năm 2021 của tỉnh Cà Mau;

- Quyết định số 1158/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030;

- Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 10/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 02/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, kết quả đạt được cụ thể như sau:

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) làm việc trong cơ quan, đơn vị nhà nước được trang bị máy tính phục vụ xử lý công việc chuyên môn đạt 100%.

- 100% cơ quan, đơn vị nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có máy quét số hóa văn bản và có hệ thống mạng LAN kết nối Internet tốc độ cao phục vụ truy cập, khai thác thông tin của CBCCVC.

- Hệ thống Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được duy trì, kết nối đến cấp huyện phục vụ khai thác các hệ thống thông tin dùng chung của Đảng và Nhà nước bắt buộc triển khai trên hệ thống này.

- Trung tâm dữ liệu chính (DC-Data Center) của tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý, được quản trị, vận hành bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. DC-Data Center hiện có 09 máy chủ vật lý và 166 máy chủ ảo (sử dụng công nghệ ảo hóa VMware vCenter) phục vụ triển khai hầu hết các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh; năng lực lưu trữ đạt 135 TB. Hệ thống thực hiện đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp.

Bên cạnh đó, Trung tâm dữ liệu dự phòng (DR-Disaster Recovery) cũng được tỉnh đầu tư, có 06 máy chủ vật lý, năng lực lưu trữ 117 TB (sử dụng công nghệ ảo hóa nguồn mở Openstack) và đang thực hiện cài đặt các chức năng, sẵn sàng thay thế khôi phục hoạt động bình thường các hệ thống thông tin của tỉnh nếu DC của tỉnh gặp sự cố về an toàn thông tin mạng.

- Hạ tầng IoT: Tỉnh triển khai bước đầu dựa trên nền tảng 4G cho phép các thiết bị cảm biến đặt ở các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh có thể đo mực nước, độ mặn, pH, TDS, NO2… truyền thời gian thực về Trung tâm dữ liệu của tỉnh để lưu trữ và xử lý. Thông qua các API hệ thống có thể kết nối với các hệ thống khác để chia sẻ và cung cấp dữ liệu phục vụ cho quản lý các ngành như: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh được triển khai giải pháp đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Đây là một giải pháp công nghệ hiện đại với nhiều ưu điểm như: có sử dụng nền tảng 3G/4G nên không giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu; không bị nhiễu bởi các hệ thống phát sóng FM khác; không bị ảnh hưởng bởi thời tiết; không cần cấp đất để xây dựng ăng ten và phòng đặt thiết bị; có khả năng ứng dụng công nghệ số trong việc sản xuất, lưu trữ và quản lý chương trình, quản lý lịch phát sóng tự động; có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin khác trong chính quyền điện tử, đặc biệt cán bộ sử dụng chỉ cần am hiểu đôi chút về công nghệ thông tin đều có thể vận hành hệ thống được dễ dàng, điều kiện thời gian làm việc linh hoạt...

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

Năm 2021, tỉnh tiếp tục phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) để đạt được các mục tiêu như sau:

- Nâng cấp, bổ sung các thành phần cơ bản của Trục liên thông nội tỉnh (LGSP) để phục vụ cho việc tích hợp một số hệ thống phần mềm trong Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh, phục vụ liên thông dữ liệu các hệ thống phần mềm theo kế hoạch chung trên toàn quốc.

- Xây dựng phần mềm quản lý quy trình nghiệp vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu liên thông dữ liệu các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Nâng cấp bảo mật và xác thực tập trung, kết nối với dữ liệu Hệ thống Mail công vụ của tỉnh để xác thực người dùng và đăng nhập một lần.

- Cung cấp nền tảng phục vụ liên thông dữ liệu giữa hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến quốc gia.

- Chuẩn bị nền tảng và tích hợp Trục liên thông nội tỉnh (LGSP) với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trong tỉnh và quốc gia.

Các công việc đã thực hiện: Hoàn thành việc tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử quốc gia (PayGov); Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ KHĐT); Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam); Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp); Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính); Dữ liệu danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ TTTT); Hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST).

Các công việc đang thực hiện: Xây dựng Hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM); Xây dựng Hệ thống giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ (BAM); Xây dựng bổ sung các phần mềm quản lý vận hành LGSP.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

Hiện nay, toàn tỉnh có 142 phần mềm, hệ thống thông tin đang được sử dụng, khai thác tại các cơ quan, đơn vị nhà nước của tỉnh. Trong đó, có 60 phần mềm, hệ thống thông tin do địa phương triển khai.

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước

a) Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH)

Hệ thống QLVBĐH của tỉnh từ năm 2020 đã chuyển sang sử dụng phần mềm iOffice do đơn vị VNPT phát triển và đã triển khai cho 655 cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau, có 10.825 tài khoản người dùng. Hệ thống QLVBĐH đáp ứng đầy đủ tính năng gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước và liên thông được 4 cấp chính quyền (từ Trung ương đến cấp xã).

Kết quả nhận, gửi văn bản điện tử trên Hệ thống QLVBĐH của các cơ quan, đơn vị hành chính tính đến ngày 30/9/2021 như sau:

- Cơ quan cấp tỉnh: Tổng số văn bản nhận: 189.252 (đạt 100%); Tổng số văn bản gửi: 67.794 (đạt 100%).

- Đơn vị cấp huyện: Tổng số văn bản nhận: 417.034 (đạt 99%); Tổng số văn bản gửi: 122.238 (đạt 97%).

- Đơn vị cấp xã: Tổng số văn bản nhận: 353.888 (đạt 98%); Tổng số văn bản gửi: 73.735 (đạt 82%).

- Tổng số văn bản gửi và nhận qua Trục liên thông quốc gia: 14.824 văn bản (Văn bản gửi: 3.363; Văn bản nhận: 11.461).

b) Chữ ký số chuyên dùng (CKS)

Nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng chữ ký số được hiệu quả, đúng quy định. Ngày 18/6/2021, tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hiện nay toàn tỉnh có tổng cộng 1.112 chữ ký số (270 CKS tổ chức và 842 CKS cá nhân), trong đó có 93 chữ ký số cá nhân được tích hợp trên sim (PKI). Các ứng dụng được tích hợp sử dụng chữ ký số gồm: Hệ thống QLVBVĐH, Hệ thống một cửa điện tử tỉnh. Ngoài ra, chữ ký số còn được các cơ quan, đơn vị sử dụng trong các giao dịch tài chính với kho bạc, thuế...

c) Hệ thống thư điện tử công vụ

Năm 2021, Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được đầu tư, nâng cấp chuyển đổi công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng hộp thư của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh, đảm bảo hoạt động ổn định, bảo mật cao. Tích hợp với hệ thống xác thực tập trung và đăng nhập một lần (SSO), hỗ trợ đăng nhập vào các hệ thống công nghệ thông tin trong tỉnh thông qua tài khoản duy nhất là tài khoản thư điện tử công vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

d) Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến

Tỉnh đã triển khai Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến cấp xã, sử dụng thiết bị cứng (Polycom) kết hợp với giải pháp phần mềm (Mega V-Meeting) của VNPT. Cụ thể, tỉnh họp với các huyện thì sử dụng thiết bị cứng (quy mô 10 điểm cầu), khi họp đến cấp xã thì kết hợp giữa thiết bị cứng và phần mềm. Ngoài ra, đơn vị cấp huyện có thể sử dụng phần mềm Mega V-Meeting để họp với các đơn vị cấp xã trong huyện.

Hiện tại hạ tầng phòng họp và giải pháp họp trực tuyến đến cấp xã của tỉnh được Cục Bưu điện Trung ương thống nhất kết nối thông suốt, sẵn sàng họp với Chính phủ. Thời gian vừa qua, hệ thống họp trực tuyến của tỉnh đã tổ chức nhiều phiên họp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đến cấp xã được đảm bảo thông suốt.

Tuy nhiên, hạ tầng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của cấp huyện sử dụng thiết bị Polycom được đầu tư, trang bị nhiều năm nên xuống cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật lỗi thời, chất lượng hình ảnh, âm thanh thấp. Do đó cần được đầu tư thay thế để bảo đảm chất lượng hình ảnh, âm thanh cho các cuộc họp thường xuyên diễn ra giữa Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh với UBND các huyện, thành phố.

đ) Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh

Thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ và Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21/10/2020 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định về chế độ báo cáo định kỳ, quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ là 6 chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ. Tỉnh Cà Mau đã triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Đến nay bước đầu thực hiện đối với báo cáo tháng về cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn 05 chế độ báo cáo còn lại tiếp tục chờ Văn phòng Chính phủ cho đồng bộ mẫu để thực hiện theo quy định.

e) Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ quản lý chuyên ngành

Ngoài các phần mềm, hệ thống thông tin do bộ, ngành Trung ương triển khai, đến nay tỉnh đã triển khai được trên 60 phần mềm, hệ thống thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành tại các cơ quan, đơn vị nhà nước của tỉnh.

(Kèm theo Phụ lục I: DANH MỤC PHẦN MỀM, HTTT PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TỈNH TRIỂN KHAI)

2. Ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

a) Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh Cà Mau do Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ triển khai được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận số: 08/2020/CN/MICCOE-BM07 ngày 09/12/2020. Nội dung chứng nhận: sản phẩm phần mềm đáp ứng các yêu cầu chung; yêu cầu về chức năng, hiệu năng và an toàn bảo mật; đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; đáp ứng yêu cầu kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Thực hiện Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thực hiện trong năm 2021 của tỉnh Cà Mau. Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cụ thể như sau: tổng số thủ tục hành chính công khai là 2.113 thủ tục, trong đó: có 842 thủ tục cung cấp mức độ 2; 526 thủ tục cung cấp mức độ 3; 644 thủ tục cung cấp mức độ 4 và 1.553 thủ tục áp dụng bưu chính. Tổng số dịch vụ công trực tuyến tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia tính đến ngày 30/9/2021 là 495.

Hệ thống thông tin một cửa điện tử đã triển khai đến cấp xã (gồm 19 sở, ban, ngành tỉnh; 09 huyện, thành phố Cà Mau; 101 xã, phường, thị trấn). Hệ thống có khả năng hỗ trợ xử lý giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ở các hình thức như: trực tiếp, trực tuyến và qua dịch vụ bưu chính. Hầu hết các thủ tục hành chính của cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức tiếp nhận, xử lý liên thông trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

b) Cổng và Trang thông tin điện tử thành phần

Cổng Thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử thành phần hàng năm được duy trì hoạt động ổn định. Thời gian qua, Cổng và các trang thông tin điện tử đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh trong việc định hướng và phát triển nội dung thông tin, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, đẩy mạnh công tác minh bạch thông tin đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khai thác thông tin của độc giả. Bình quân mỗi năm Cổng và các trang thông tin điện tử đăng tải trên 13.000 tin, bài và thông tin chỉ đạo, điều hành, thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách...

c) Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau -G)

Ứng dụng CaMau-G được tỉnh triển khai với mục đích làm đại diện cho hệ thống phần mềm Chính quyền điện tử của tỉnh Cà Mau, từng bước tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh đã triển khai, triển khai tập trung về một đầu mối truy cập, nhằm hướng tới phục vụ đa dạng người sử dụng dịch vụ công của cơ quan nhà nước; là kênh kết nối để thông tin, tương tác trực tuyến giữa Chính quyền với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ứng dụng có thể sử dụng trên hai nền tảng di động iOS và Android.

d) Ứng dụng phản ánh hiện trường

Ứng dụng phản ánh hiện trường được triển khai tích hợp vào Ứng dụng CaMau- G hiện có của tỉnh. Ứng dụng này hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và khách du lịch phản ánh khi nhận thấy những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau; là công cụ giúp người dân phản ánh nhanh chóng và thuận tiện thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh. Đây là ứng dụng quan trọng trong mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, cải thiện chất lượng dịch vụ của chính quyền các cấp đối với người dân và giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tích cực.

Cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng phản ánh hiện trường có thể tiếp cận nhanh chóng thông tin phản ánh của người dân, kịp thời đưa ra các phương án xử lý, từ đó giúp phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Ngoài ra, ứng dụng phản ánh hiện trường sẽ cung cấp số liệu báo cáo về công tác xử lý phản ánh, số lượng phản ánh theo thời gian phục vụ cho công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh.

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

Về cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách (Sở Thông tin và Truyền thông): Hiện tại Phòng Công nghệ thông tin, Bưu chính - Viễn thông được giao phụ trách quản lý lĩnh vực công nghệ thông tin và an toàn thông tin của tỉnh, phòng có 06 biên chế (trong đó có 03 biên chế có trình độ đại học công nghệ thông tin).

Về cơ cấu tổ chức quản lý công nghệ thông tin và an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị: hiện nay mỗi cơ quan, đơn vị đều có công chức chuyên trách/phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin đạt trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay một số cơ quan, đơn vị chưa bố trí được công chức chuyên trách công nghệ thông tin và chưa có vị trí cho chuyên trách an toàn thông tin, chỉ bố trí công chức kiêm nhiệm, nhiều công chức chuyên trách công nghệ thông tin tại một số cơ quan, đơn vị phải kiêm thêm nhiều việc dẫn đến thiếu tập trung chuyên môn.

Tổng số công chức chuyên trách/phụ trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của cấp tỉnh, cấp huyện là 29 người, hầu hết có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin từ đại học trở lên; cấp xã chỉ có công chức kiêm nhiệm, đa số có kỹ năng về công nghệ thông tin.

VII. AN TOÀN THÔNG TIN

1. Tình hình xây dựng, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan

Tỉnh đã ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cà Mau, kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Tỉnh có 06 hệ thống thông tin cơ bản cần được xác định và phê duyệt cấp độ theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP , gồm: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thư điện tử công vụ, Cổng Thông tin điện tử, Hệ thống Công báo tỉnh, Phần mềm quản lý CBCCVC. Các hệ thống thông tin đang được Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Hiện tại, tỉnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ bằng hình thức thuê dịch vụ, sử dụng nền tảng, giải pháp và dịch vụ giám sát an toàn an ninh mạng của Công ty Cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS (VNCS Global), Công ty Cổ phần Công nghệ mạng và Truyền thông, đáp ứng khả năng bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin của tỉnh.

3. Tình hình triển khai Trung tâm giám sát, điều hành, an toàn, an ninh mạng (SOC): Chưa thực hiện.

4. Tình hình triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp

Tỉnh đã hoàn thành việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, cụ thể:

- Lớp 1: Tổ chức lực lượng tại chỗ: đã ban hành Quyết định số 762/QĐ -UBND ngày 11/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; ban hành Quy chế số 01/QĐ-ĐƯCSCATTTM ngày 31/7/2019 của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Cà Mau.

- Lớp 2: Đã thuê dịch vụ giám sát, ứng cứu sự cố, bảo vệ an toàn thông tin mạng của Công ty Cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS (VNCS Global).

- Lớp 3: Thuê Công ty Cổ phần Công nghệ Giải pháp quốc tế VNCS (VNCS Global) kiểm tra đánh giá, an toàn thông tin mạng và đã hoàn thành trong tháng 12/2020. Tiếp tục thực hiện kiểm tra đánh giá, an toàn thông tin mạng cho năm 2021.

- Lớp 4: Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia. Hệ thống giám sát an toàn thông tin của tỉnh đã kết nối, chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin.

5. Tình hình kiểm tra, đánh giá, giám sát an toàn thông tin theo quy định của pháp luật

Do điều kiện kinh phí tỉnh còn hạn chế nên chỉ thực hiện thuê dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin sau: cổng Thông tin điện tử tỉnh, Cổng dịch vụ công tỉnh và Hệ thống hạ tầng máy chủ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.

Năm 2021 tỉnh tiếp tục đầu tư duy trì thuê dịch vụ hệ thống giám sát an toàn thông tin theo mô hình 04 lớp và cài đặt phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung (Kaspersky Endpoint) cho tất cả máy tính tại cơ quan, nhà nước trên địa bàn tỉnh. Số liệu thống kê về giám sát an toàn thông tin và phòng, chống mã độc tính đến hết tháng 9 năm 2021, cụ thể như sau:

- Hệ thống giám sát an toàn thông tin đã phát hiện với tổng số: 996.555 lượt tấn công. Trong đó:

+ 810.103 lượt tấn công bằng kỹ thuật Nuclei.Vulnerab ility.Scanner.

+ 126.532 lượt tấn công bằng kỹ thuật Web.Server.Password.Files.Access.

+ 22.594 lượt tấn công bằng kỹ thuật DirBuster.Web.Server.Scanner.

+ 22.291 lượt tấn công bằng kỹ thuật HTTP.URL.SQL.Injection.

+15.035 lượt tấn theo bằng kỹ thuật Generic.XX.Detection. Địa chỉ bị tấn công nhiều nhất gồm:

+ sotaichinh.camau.gov.vn (67.574 lượt).

+ sotnmt.camau.gov.vn (66.673 lượt).

+ sotttt.camau.gov.vn (64.209 lượt).

+ sotuphap.camau.gov.vn (63.054 lượt).

+ dvctt.camau.gov.vn (58.172 lượt).

- Phần mềm phòng, chống mã độc đã phát hiện 185.409 mối đe dọa từ tập tin máy tính. Trong đó, đã tiêu diệt 76.563 mối đe dọa và khử mã độc cho 1.224 tập tin lây nhiễm trên 2.753 máy tính được giám sát tập trung. Ngoài ra, phần mềm phòng, chống mã độc cũng đã phát hiện và tiêu diệt 14.976 mối đe dọa từ web.

6. Hoạt động ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia

Tỉnh Cà Mau đã thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, đồng thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin nay là Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau.

Đội ứng cứu được thành lập đã hơn 02 năm, tuy nhiên các hoạt động của Đội ứng cứu thời gian qua còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm, năng lực tổ chức các hoạt động ứng cứu sự cố (chưa ban hành kế hoạch về ứng phó sự cố); lực lượng tham gia Đội ứng cứu đa số là cán bộ kiêm nhiệm ở các cơ quan, đơn vị, thiếu kỹ năng về an toàn thông tin. Khắc phục hạn chế trên, thời gian tới tỉnh sẽ củng cố lại Đội ứng cứu, tăng cường tham gia vào các hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia nhằm trao đổi học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng an toàn thông tin cho các thành viên của Đội.

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí được bố trí thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số của các cơ quan năm 2021: 33.362 triệu đồng, chiếm 0,3% so với dự toán tổng chi ngân sách tỉnh. Trong đó, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án về an toàn thông tin mạng là: 3.250 triệu đồng.

(KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT, ATTT NĂM 2021, theo Phụ lục II)

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam;

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

- Chương trình hành động số 41-Ctr/TU ngày 30/6/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý và điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; nâng cao chất lượng cung cấp và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

b) Hoàn thiện hạ tầng CNTT để phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến xây dựng Chính quyền số; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.

c) Nâng cao vị trí xếp hạng của tỉnh Cà Mau về các chỉ số liên quan đến Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an toàn thông tin mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% cấp xã và các khu dân cư tập trung có hạ tầng cáp quang, phủ sóng Internet băng thông rộng.

b) 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, truy cập trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

c) Tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

d) Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

đ) 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60 hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

e) 95% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định pháp luật).

g) 30% hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

h) 20% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

i) Phấn đấu 60% cấp tỉnh, 50% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống trực tuyến.

k) Thực hiện giám sát và định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng theo cấp độ cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Tổ chức triển khai, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau, phiên bản 2.0 theo quy định.

- Thực hiện rà soát, ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Xây dựng ban hành Kế hoạch triển khai phương án ứng cứu sự cố khẩn cấp hệ thống thông tin theo cấp độ của tỉnh.

- Triển khai thực hiện các quy định, chính sách của quốc gia về phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số tại địa phương.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT bảo đảm đồng bộ , hiện đại đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, gồm:

- Mua sắm bổ sung, thay thế máy tính hư hỏng và các trang thiết bị khác để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng năng lực hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh phục vụ xây dựng triển khai Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số theo đúng lộ trình. Tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng, chống thảm họa, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn thông tin, an toàn mạng cho các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì Hệ thống mạng truyền số chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đến cấp huyện để đảm bảo yêu cầu vận hành ổn định thông suốt cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh; ưu tiên thí điểm và nhân rộng mạng 5G tại các khu đông dân cư, khu công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện.

- Hạ tầng IoT: tiếp tục triển khai dự án Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, chuyển đổi từ công nghệ truyền thanh cũ (analog) sang truyền thanh công nghệ mới (digital, AI).

3. Phát triển các hệ thống nền tảng

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của địa phương (LGSP), với các nội dung:

+ Nâng cấp trục tích hợp (ESB): bổ sung nhiều giao thức truyền tải, nhiều chuẩn dữ liệu, các chức năng liên quan đến định tuyến, xử lý và chuyển đổi bản tin, tích hợp các chức năng hỗ trợ khả năng quản lý và theo dõi, khả năng quản trị phát triển dễ dàng, thuận tiện cho người phát triển hệ thống.

+ Nâng cấp Quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM), bổ sung dụng cụ hỗ trợ thiết kế và triển khai quy trình động.

+ Nâng cấp Quản lý giao diện lập trình ứng dụng (API): cung cấp công vụ Thiết kế và Mô phỏng API, cung cấp cổng thông tin dành cho người phát triển - Developer Portal.

+ Tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư; hệ thống mã bưu chính VpostCode; nền tảng tiêm chủng COVID-19; hệ thống Tài nguyên môi trường - Thuế…

+ Tích hợp dữ liệu hệ thống Dịch vụ công của tỉnh, dữ liệu hệ thống thông tin Một cửa điện tử phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.

+ Tích hợp cơ sở dữ liệu tài khoản người dùng trong tỉnh nhằm chia sẻ các hệ thống thông tin của tỉnh sử dụng.

+ Tích hợp dữ liệu Phản ánh hiện trường: số liệu thống kê, xem thông tin phản ánh phục vụ cho việc theo dõi, thống kê số liệu.

+ Tích hợp thông tin nổi bật từ Cổng thông tin điện tử phục vụ cho việc chia sẻ dữ liệu với ứng dụng Chính quyền điện tử của tỉnh.

- Xây dựng nền tảng triển khai dịch vụ đô thị thông minh (Smart City).

4. Phát triển dữ liệu

- Xây dựng Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Giao thông.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngành Công Thương.

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng.

- Xây dựng Kho học liệu dùng chung ngành giáo dục.

- Thực hiện số hóa Sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ

a) Ứng dụng, dịch vụ phục vụ hoạt động nội bộ cơ quan nhà nước

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đáp ứng đầy đủ tính năng gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước và đảm bảo gửi, nhận văn bản liên thông 4 cấp chính quyền.

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Nâng cấp, duy trì hoạt động Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đảm bảo khả năng kết nối thông suốt họp từ Chính phủ đến các đơn vị cấp xã.

- Xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng thủ tục hành chính.

- Triển khai Dự án ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính ngân sách tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cung cấp, khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau.

- Xây dựng phần mềm Bảo hiểm thất nghiệp.

- Xây dựng phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng.

- Nâng cấp tổng thể phần mềm Công báo điện tử tỉnh Cà Mau đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối với Công báo nước CHXHCN Việt Nam.

b) Ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin chuyên ngành. Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

- Tiếp tục hoàn thiện Ứng dụng chính quyền điện tử (CaMau-G) tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh, nhằm tạo thuận lợi cho các bộ, công chức, viên chức và người dân truy cập khai thác, sử dụng các dịch vụ của chính quyền điện tử trên một ứng dụng duy nhất thông qua nền tảng di động.

- Xây dựng Hệ thống đặt lịch khám bệnh cho toàn tỉnh.

- Nâng cấp phần mềm Thư viện điện tử, thư viện số, cổng thông tin thư viện.

- Xây dựng Cổng thông tin điện tử toàn ngành giáo dục.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Tiếp tục triển khai, duy trì các phần mềm sau:

+ Phần mềm giám sát an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp cho các hệ thống thông tin của tỉnh.

+ Phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung cài đặt cho tất cả máy tính đang sử dụng tại các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

+ Phần mềm Reputa của Viettel để giám sát, phát hiện và xử lý các tin giả, tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

- Thực hiện định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin trọng yếu của tỉnh.

- Hoàn thành xác định cấp độ và tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức. Cử cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin của tỉnh tham gia các khóa đào tạo, tập huấn do Cục An toàn thông tin tổ chức và các khóa đào tạo của các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc.

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng Internet trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn, nâng cao năng lực và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; tham gia tích cực vào các hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia; tăng cường chia sẻ, cung cấp thông tin về sự cố an toàn mạng.

7. Phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức xây dựng và triển khai Kế hoạch đào tạo, tập huấn, phổ cập kỹ năng CNTT, kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức theo chỉ tiêu, nhu cầu đào tạo hàng năm của tỉnh.

- Thường xuyên phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để tổ chức hoặc tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về CNTT, an toàn thông tin cho lực lượng chuyên trách của tỉnh.

IV. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức cho người dân trong tỉnh về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số.

- Xây dựng các ứng dụng, kênh tương tác trực tuyến phát triển trên nền tảng di động làm công cụ hữu hiệu để gắn kết giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước; gắn vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong việc trao đổi giữa các kênh thông tin nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến chuyển đổi số toàn xã hội.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc triển khai dịch vụ công của tỉnh.

- Ưu tiên đầu tư, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước theo hình thức thuê dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định tạo sự chủ động và thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong chuyển giao, nghiên cứu và phát triển công nghệ số.

- Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, làm chủ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ số vào triển khai Chính quyền số như: trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) ...

4. Thu hút nguồn lực CNTT

- Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tranh thủ tối đa các nguồn lực trong phạm vi quản lý của mình; tham mưu các cấp có thẩm quyền lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan để tạo thêm nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Cà Mau.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan đơn vị để đầu tư máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, duy trì các ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tranh thủ các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn hỗ trợ để cân đối, bố trí kinh phí triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

- Có chế độ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ, có kỹ năng, thái độ, tác phong làm việc tốt.

5. Tăng cường hợp tác

- Tăng cường sự hỗ trợ của bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số, đô thị thông minh tỉnh Cà Mau.

- Tranh thủ ký kết thỏa thuận hợp tác với các Tập đoàn, Doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong và ngoài tỉnh để tận dụng, sử dụng nguồn lực thúc đẩy phát triển Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số tỉnh Cà Mau đúng lộ trình, mục tiêu đề ra.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022 dự kiến: 38.749 triệu đồng (trong đó, có 16 nhiệm vụ, 12 dự án chuyển tiếp, 14 dự án đầu tư mới).

(DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT, ATTT NĂM 2022, theo Phụ lục III)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau

Theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, CBCCVC về Chính quyền điện tử, Chính quyền số, cũng như đào tạo cho cán bộ quản lý, duy trì Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đối với các ngành liên quan.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Cà Mau.

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết các vướng mắc phát sinh khi ứng dụng CNTT, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị nhà nước trong tỉnh.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Kế hoạch này với Kế hoạch Cải cách hành chính của tỉnh.

4. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện:

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT, an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa việc triển khai ứng dụng CNTT , chuyển đổi số của cơ quan nhà nước là một trong những tiêu chí xét thi đua hàng năm.

- Đề xuất chi tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị nhà nước vào Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hàng năm của tỉnh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền xem xét bố trí nguồn vốn thực hiện Kế hoạch phù hợp theo các quy định hiện hành.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan theo khả năng cân đối ngân sách tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét bố trí vốn sự nghiệp kinh tế ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

7. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của mình tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chung của tỉnh.

Các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ, dự án có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo quy định hiện hành.

Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo hướng dẫn và yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai thực hiện Chính quyền điện tử, Chính quyền số của cơ quan, đơn vị.

VII. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN (Phụ lục III kèm theo).

Trên đây là Kế hoạch phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Luân

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC PHẦN MỀM, HTTT PHỤC VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TỈNH TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 177/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021)

STT

Tên HTTT, phần mềm

Đơn vị quản lý

1

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (iOffice)

Sở TT&TT

2

Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G)

Sở TT&TT

3

Ứng dụng phản ánh hiện trường

Sở TT&TT

4

Hệ thống quản lý thư điện tử công vụ

Sở TT&TT

5

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Sở TT&TT

6

Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử thành phần

Văn phòng UBND tỉnh

7

Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến (Polycom)

Văn phòng UBND tỉnh

8

Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

9

Phòng họp không giấy tờ

Văn phòng UBND tỉnh

10

Trục liên thông nội tỉnh (LGSP)

Sở TT&TT

11

Phần mềm giám sát an toàn hệ thống thông tin của tỉnh

Sở TT&TT

12

Phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung

Sở TT&TT

13

Phần mềm Giám sát và quản lý thông tin trên Internet

Sở TT&TT

14

Hệ thống quản lý hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Cà Mau

Sở TT&TT

15

Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau

Sở Nội vụ

16

Phần mềm số hóa tài liệu lưu trữ của sở, ban, ngành tỉnh

Sở Nội vụ

17

Phần mềm ngân hàng đề thi

Sở GD&ĐT

18

Phần mềm tuyển sinh đầu cấp

Sở GD&ĐT

19

Hệ thống báo cáo định kỳ

Sở GD&ĐT

20

Hệ thống hội nghị truyền hình V-Meeting

Sở GD&ĐT

21

Phần mềm GovOne

Sở GTVT

22

Phần mềm Quản lý bến xe

Ban ĐH BXT Cà Mau

23

Phần mềm hộ kinh doanh

Sở KH&ĐT

24

Quản lý ngân sách dự án đầu tư

Sở Tài chính

25

CSDL quốc gia về giá tại địa phương

Sở Tài chính

26

Phần mềm quản lý tài sản dưới 500 triệu

Sở Tài chính

27

Phần mềm thẩm tra, thẩm định báo cáo QTNS

Sở Tài chính

28

Phần mềm quản lý, điều hành xe ô tô công

Trung tâm Dịch vụ tài chính công

29

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, chứng thực

Sở Tư pháp

30

Trang Thông tin điện tử phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật

Sở Tư pháp

31

Phần mềm quản lý kế hoạch thanh tra

Thanh tra tỉnh

32

Phần mềm Quản lý thư viện tích hợp Vebrary 4.5

Sở VHTT&DL

33

Phần mềm Quản lý hiện vật bảo tàng

Bảo tàng Cà Mau

34

Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển và quảng bá du lịch tỉnh Cà Mau

Sở VHTT&DL

35

Phần mềm cơ sở dữ liệu tên đường và công trình công cộng

Sở VHTT&DL

36

Trang thông tin điện tử Du lịch Mũi Cà Mau

Sở VHTT&DL

37

Phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành, phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở NN&PTNT

38

Hệ thống quản lý y tế cơ sở và Hồ sơ sức khỏe điện tử

Sở Y tế

39

Hệ thống phần mềm VNPT-HIS

VNPT

40

Hệ thống Quản lý Tiêm chủng Cà Mau

Sở Y tế Cà Mau

41

Phần mềm VNCARE

VNPT

42

Phần mềm khám chữa bệnh HISONE

Viettel

43

Phần mềm họp trực tuyến V-Meeting

VNPT

44

Phần mềm đẩy dữ liệu XML Vas

BHXH

45

Phần mềm bắt số thứ tự khám bệnh

BVĐK TPCM

46

Quản lý y tế cơ sở (HMIS)

VNPT

47

Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản

Sở Xây dựng

48

Cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau

Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau

49

Xây dựng phần mềm theo dõi đơn thư công dân

Văn phòng UBND tỉnh

50

Phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính

Văn phòng UBND tỉnh

51

Phần mềm Công báo điện tử

Cổng Thông tin điện tử

52

Website Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

53

Website Camaufestival

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

54

Website Madeincamau sàn TMĐT tỉnh Cà Mau

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

55

Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu dân tộc

Ban dân tộc

56

Cơ sở dữ liệu địa chính, phần mềm Vilis 2.0

Sở TN&MT

57

Phần mềm Quản lý hợp đồng thuê đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Sở TN&MT

58

Hệ thống thông tin về quy hoạch sử dụng đất, giá đất

Sở TN&MT

59

Phần mềm cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển và hải đảo

Sở TN&MT

60

Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu về môi trường (Envim Cà Mau)

Sở TN&MT

 

PHỤ LỤC II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT, ATTT NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 177/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ đầu tư

Lĩnh vực ứng dụng

Mục tiêu, quy mô đầu tư

Phạm vi đầu tư

Phân khai năm 2021

Kết quả thực hiện

Nguồn vốn

Ghi chú

A+B

Tổng cộng

37.128

33.362

 

 

A

Các nhiệm vụ, dự án theo kế hoạch CNTT 2021

33.710

29.934

 

 

I

Nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm

 

4.820

4.719

 

 

1

Duy trì hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

VP UBND

Bảo trì hệ thống

Thay đổi báo cáo các định kỳ bằng giấy sang dữ liệu số 4 cấp

Toàn tỉnh

780

780

NSĐP

VP. UBND theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

2

Trả cước đường truyền số liệu chuyên dùng

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Trả phí đường truyền mạng chuyên dùng

Toàn tỉnh

400

400

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

3

Tuyên truyền về CQĐT, DVC trực tuyến trên các cơ quan báo, đài

Sở TT&TT

Chính quyền điện tử

Truyền thông đến người dân tham gia sử dụng các dịch vụ công

Toàn tỉnh

0

0

NSĐP

Không thực hiện

4

Cước phí dịch vụ viễn thông phục vụ Chính quyền điện tử SMS

Sở TT&TT

Dịch vụ công

Thông tin kết quả DVCTT đến người dân, doanh nghiệp

Toàn tỉnh

40

40

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

5

Phí bảo hiểm phòng cháy, chữa cháy cho TT THDL

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Thực hiện theo quy định hiện hành

Trung tâm dữ liệu

50

46

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

6

Thuê dịch vụ giám sát an toàn hệ thống thông tin của tỉnh

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thực hiện theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

1.750

1.734

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

7

Thuê dịch đánh giá ATTT lớp 3

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thực hiện theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

400

375

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

8

Mua sắm phần mềm phòng chống mã độc quản lý tập trung

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Phòng chống mã độc tấn công vào máy tính trong hệ thống cơ quan nhà nước

Toàn tỉnh

1.100

1.044

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

9

Bảo trì các phần mềm do Cổng thông tin điện tử tỉnh quản lý

Cổng TTĐT tỉnh

Bảo trì hệ thống

Bảo trì đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định khi hết bảo hành

Cổng TTĐT tỉnh

300

300

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

II

Các dự án chuyển tiếp

 

8.118

7.571

 

 

1

Duy trì nâng cấp Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử

Văn phòng UBND tỉnh

Bảo trì hệ thống

Đáp ứng theo yêu cầu cải tiến tính năng phục vụ ngày càng cao theo quy định chung

Toàn tỉnh

2.000

2.000

NSĐP

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

2

Nâng cấp Phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau

Sở Nội vụ

Công tác quản lý cán bộ, công chức

 

Toàn tỉnh

1.000

1.000

NSĐP

Thực hiện CV 5844/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 (chuyển qua 2022 thực hiện);

3

Phần mềm “số hóa hồ sơ và ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ người có công với cách mạng” (giai đoạn 2)

Sở LĐTBXH

Quản lý hồ sơ

 

Toàn tỉnh

-

-

NSĐP

- TW đã phân khai 700 triệu đã thực hiện xong

4

Xây dựng phần mềm số hóa tài liệu lưu trữ của sở, ban, ngành tỉnh (giai đoạn 2)

Sở Nội vụ

Lưu trữ, số hóa tài liệu lưu trữ

Lưu trữ, số hóa tài liệu lưu trữ giấy

Toàn tỉnh

1.000

1.000

NSĐP

Năm 2021 phân bổ vốn 1 tỷ; 2022 là 1.948 triệu; CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

5

Triển khai trục liên thông nội tỉnh (LGSP)

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

 

Toàn tỉnh

1.918

1.882

NSĐP

Hoàn thành năm 2021 và chuyển tiếp năm 2022

6

Nâng cấp tổng thể phần mềm Công báo điện tử tỉnh Cà Mau

Cổng TTĐT tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Quy mô cấp tỉnh

 

500

0

NSĐP

- CV số 2596/VP-KGVX ngày 11/6/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện)

7

Cổng thông tin điện tử toàn ngành giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngành giáo dục

Dùng chung cả tỉnh

 

500

500

NSĐP

QĐ số 659/QĐ-STC ngày 16/8/2021 (thuê dịch vụ 02 năm: 2021 - 2022) với tổng mức đầu tư là 1,779 triệu đồng.

- Năm 2021: Nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế CNTT, với 500 triệu;

- Năm 2022: Nguồn kinh phí còn lại, thực hiện cấp thẩm quyền phê duyệt;

- CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

8

Xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng thủ tục hành chính

Văn phòng UBND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Hoàn thiện về kết quả đánh giá mức độ hài lòng

 

0

0

NSĐP

- CV số 5844/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện);

- CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

9

Dự án ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính ngân sách tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

Sở tài chính

Ngành tài chính

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ và điều hành tài chính, ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Toàn tỉnh

200

200

NSĐP

- CV số 4272/UBND-KGVX ngày 05/8/2021 (dự toán không vượt quá 8 tỷ);

- Đang lập dự án trình phê duyệt chủ trương năm 2021

10

Cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính

Trung tâm GQTTHC

 

 

 

200

189

NSĐP

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

11

Xây dựng cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính

Sở TN&MT

Ngành Tài nguyên và môi trường

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý hiện đại đồng bộ, thống nhất toàn tỉnh Cà Mau đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các Sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và các nhu cầu của xã hội.

Toàn tỉnh

300

300

NSĐP

- CV số 4651/UBND-KGVX ngày 19/8/2021 thống nhất giao sở TTTT lập BC đề xuất chủ trương đầu tư dự án, trình phê duyệt chủ trương năm 2021

12

Xây dựng phần mềm hỗ trợ tổ chức cá nhân trong thủ tục hành chính

Trung tâm GQTTHC

 

 

Toàn tỉnh

0

0

NSĐP

- CV số 5844/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện)

13

Hệ thống quản lý y tế cơ sở và hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2021-2023

Sở Y tế

Ngành y tế

Áp dụng CNTT trong quản lý y tế từ tỉnh, huyện, xã và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử

Toàn tỉnh

500

500

NSĐP

Theo QĐ số 711/QĐ-STC ngày 22/9/2021 (Thuê dịch vụ 3 năm 2021-2023, với tổng dự toán được duyệt 2.316 triệu đồng)

14

Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tỉnh Cà Mau

Sở Nội vụ

Hạ tầng kỹ thuật

Dùng chung cả tỉnh

Toàn tỉnh

0

0

NSĐP

- CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

- CV số 2855/UBND-KGVX ngày 07/6/2021 (không thực hiện);

- CV số 1520/SNV-VP ngày 12/8/2021 đề nghị cấp kinh phí bổ sung lần 2 để thanh toán đơn vị tư vấn khảo sát (81 triều)

III

Dự án đầu tư mới

 

20.772

17.644

 

 

1

Mua sắm thiết bị nâng cấp, duy trì hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến

Văn phòng UBND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Quy mô cấp tỉnh

 

7.000

6.920

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

2

Kho học liệu dùng chung

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngành giáo dục

Dùng chung cả tỉnh

 

0

0

NSĐP

Không thực hiện

3

Cơ sở dữ liệu Quản lý nợ chính quyền địa phương

Sở Tài chính

Ngành tài chính

Hỗ trợ công tác quản lý nợ chính quyền địa phương từ khâu kiểm tra hạn mức nợ, kế toán vốn, giám sát công tác giải ngân, trả nợ, trả lãi…; Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quy định về quản lý nợ chính quyền địa phương theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

3.000

0

NSĐP

- CV số 3024/UBND-KGVX ngày 11/6/2021 (Không thực hiện);

4

Phần mềm theo dõi các dự án đầu tư

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

Toàn tỉnh

0

0

NSĐP

Không thực hiện

5

Triển khai mở rộng Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành (200 đơn vị)

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

 

Toàn tỉnh

2.865

2.834

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

6

Xây dựng nâng cấp thay đổi công nghệ hộp thư điện tử của tỉnh

Sở TT&TT

 

Dùng chung cả tỉnh

Toàn tỉnh

1.000

991

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

7

Phần mềm quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau (giai đoạn 2)

Sở LĐTBXH

 

 

 

500

500

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

8

Xây dựng phần mềm theo dõi đơn thư công dân

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

Toàn tỉnh

500

491

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

9

Bổ sung trang thiết bị và thuê, mua dịch vụ bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Duy trì hoạt động ổn định cho trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh

Toàn tỉnh

5.907

5.907

NSĐP

Hoàn thành năm 2021

B

Các nhiệm vụ, dự án phát sinh ngoài Kế hoạch

3.428

3.428

 

 

1

Cước phí dịch vụ viễn thông phục vụ phòng chống COVID

Sở TT&TT

 

 

Toàn tỉnh

135

135

NSĐP

CV số 6320/UBND-KGVX ngày 8/10/2021

2

Đánh giá giám sát Hệ thống quản lý ATTT theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 duy trì giấy chứng nhận cho Trung tâm lưu trữ dữ liệu tỉnh

Sở TT&TT

 

 

Toàn tỉnh

82

82

NSĐP

CV số 6320/UBND-KGVX ngày 8/10/2021

3

Duy trì Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022

Sở TT&TT

 

 

Toàn tỉnh

66

66

NSĐP

CV số 6263/UBND-KGVX ngày 7/10/2021

4

Ứng dụng phản ánh hiện trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Sở TT&TT

 

 

Toàn tỉnh

492

492

NSĐP

CV số 1449/UBND-KGVX ngày 2/4/2021

5

Ứng dụng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau (CaMau-G)

Sở TT&TT

 

 

Toàn tỉnh

793

793

NSĐP

CV số 2239/UBND-KGVX ngày 10/5/2021

6

Xây dựng phần mềm Quản lý dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Sở KHĐT

 

 

 

1.860

1.860

NSĐP

CV số 1658/UBND-KGVX ngày 9/4/2021

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ỨNG DỤNG CNTT, ATTT NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 177/KH-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Lĩnh vực ứng dụng

Mục tiêu, quy mô đầu tư

Phạm vi đầu tư

Thời gian triển khai

Tổng mức đầu tư dự kiến

Kinh phí đầu tư năm 2022 NSTW

Kinh phí đầu tư năm 2022 NSĐP

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tổng I+II+III

182.210

0

38.749

 

I

Chi nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm

 

 

 

 

 

34.506

0

7.096

 

1

Đường truyền internet IP v6

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thêm địa chỉ truy cập vào các ứng dụng dùng chung của tỉnh

 

2022 - 2025

3.000

 

600

Quyết định số 38/QĐ-BTTTT ngày 14/01/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt “Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPV6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025

2

Thuê đường truyền cáp quang trực tiếp DRSite

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Kết nối 2 trung tâm dữ liệu với nhau

 

2022 - 2025

472

 

120

Thuê đường truyền quang trắng đấu nối giữa hệ thống trung tâm dữ liệu chính (DC) và trung tâm dữ liệu dự phòng (DR) tại UBND tỉnh (thuê 12 tháng).

3

Duy trì hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

VP UBND

Bảo trì hệ thống

Thay đổi báo cáo các định kỳ bằng giấy sang dữ liệu số 4 cấp

Toàn tỉnh

2021 - 2025

3.900

 

780

Theo quyết định phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ tại QĐ số 588/QĐ-STC ngày 11/8/2020

4

Trả cước đường truyền số liệu chuyên dùng

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Quản lý tập trung

Toàn tỉnh

2021 - 2025

2.000

 

400

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

5

Cước phí dịch vụ viễn thông phục vụ Chính quyền điện tử SMS

Sở TT&TT

Dịch vụ công

Thông tin kết quả DVCTT đến người dân, doanh nghiệp;

Toàn tỉnh

2021 - 2025

240

 

50

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

6

Phí bảo hiểm phòng cháy, chữa cháy cho TT THDL

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Thực hiện theo quy định hiện hành

Trung tâm dữ liệu

2021 - 2025

250

 

50

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

7

Thuê dịch vụ giám sát an toàn hệ thống thông tin của tỉnh

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thực hiện theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

2021 - 2025

10.000

 

2.000

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

8

Thuê dịch đánh giá ATTT lớp 3

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thực hiện theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

2021 - 2022

3.200

 

700

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

9

Đánh giá giám sát Hệ thống quản lý ATTT theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 duy trì giấy chứng nhận cho Trung tâm lưu trữ dữ liệu tỉnh

Sở TT&TT

Duy trì giấy chứng nhận

Thực hiện theo quy định hiện hành

Toàn tỉnh

2021 - 2022

464

 

82

CV số 6320/UBND- KGVX ngày 8/10/2021

10

Phần mềm Giám sát và quản lý thông tin trên Internet

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Thực hiện việc giám sát và quản lý thông tin trên mạng Internet

Toàn tỉnh

2021 -2025

1.480

 

375

Công văn 7130/UBND-VX ngày 04/11/2021

11

Mua sắm phần mềm phòng chống mã độc quản lý tập trung

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Phòng chống mã độc tấn công vào máy tính trong hệ thống cơ quan nhà nước

Toàn tỉnh

2021 - 2025

6.000

 

1.200

Sở TT&TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

12

Bảo trì các phần mềm do Cổng thông tin điện tử tỉnh quản lý; Duy trì chứng thư SSL

Cổng TTĐT tỉnh

Bảo trì hệ thống

Bảo trì đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định khi hết bảo hành

Cổng TTĐT tỉnh

2021 - 2025

1.500

 

450

Theo QĐ 2454/QĐ- UBND ngày 24/12/2020

13

Bảo trì, nâng cấp phòng họp trực tuyến, mua sắm (hàng năm) thiết bị thay thế

Văn phòng UBND tỉnh

Bảo trì hệ thống

Bảo trì đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định khi hết bảo hành

Toàn tỉnh

2021 - 2025

2.000

 

0

Theo QĐ 2454/QĐ-

UBND ngày 24/12/2020. Dự kiến mua sắm nâng cấp phòng hợp trực tuyến cấp tỉnh, cấp huyện

14

Duy trì Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Phục vụ cung cấp thông tin phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

 

2022

 

 

269

CV số 6263/UBND-KGVX ngày 7/10/2021)

Công văn số 5718/UBND-KGVX ngày 25/9/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (Trong đó Sở TTTT: 98,5 triệu đồng; VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh: 36 triệu đồng; VP UBND tỉnh: 36 triệu đồng; Trung tâm KSBT tỉnh 36 triệu; Cước Phí sử dụng mã số viễn thông 62,5 triệu đồng 1022 theo Thông tư 268/2016/TT-BTC)

15

Phí bảo trì giải pháp ký số trên trình duyệt web VNPT - Plugin

Sở TT&TT

Thuê dịch vụ

Phục vụ hành chính công

 

2022

 

 

10

 

16

Phí duy trì, sử dụng địa chỉ internet

Sở TT&TT

Phí sử dụng hàng năm

Duy trì địa chỉ internet với tên mạng (Cà Mau-vn)

 

2022

 

 

10

 

II

Các dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

86.144

0

19.548

 

1

Duy trì nâng cấp Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử

Văn phòng UBND tỉnh

Bảo trì hệ thống

Đáp ứng theo yêu cầu cải tiến tính năng phục vụ ngày càng cao theo quy định chung

Toàn tỉnh

2021 - 2025

6.000

 

2.000

Theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020. Đề xuất đẩy nhanh tiến độ số hóa kết quả TTHC.

2

Nâng cấp Phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau

Sở Nội vụ

Công tác quản lý cán bộ, công chức

Đáp ứng kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và các hệ thống, cơ sở dữ liệu khác theo quy định.

Toàn tỉnh

2021 - 2022

3.900

 

2.900

Thực hiện CV 5844/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 (chuyển qua 2022 thực hiện);

- Năm 2021 phân bổ vốn 1 tỷ; 2022 là 2 tỷ 9;

- CV số 6400/UBND-KGVX ngày 11/10/2021

3

Xây dựng phần mềm số hóa tài liệu lưu trữ của sở, ban, ngành tỉnh (giai đoạn 2)

Sở Nội vụ

Lưu trữ, số hóa tài liệu lưu trữ

Lưu trữ, số hóa tài liệu lưu trữ giấy

Toàn tỉnh

2021 - 2022

3.500

 

1.948

Năm 2021 phân bổ vốn 1 tỷ; 2022 là 1.948 triệu;

CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC.

4

Triển khai trục liên thông nội tỉnh (LGSP)

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng và phát triển, nâng cấp hoàn thiện nền tảng Trục liên thông nội tỉnh (LGSP)

Toàn tỉnh

2021 - 2025

21.744

 

2.000

Sở TT TT theo QĐ 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020; Công văn số 2676/STC-HCSN ngày 21/8/2020

5

Nâng cấp tổng thể Phần mềm Công báo điện tử tỉnh Cà Mau

Cổng TTĐT tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Quy mô cấp tỉnh

Toàn tỉnh

2021 - 2022

500

 

500

- CV số 2596/VP- KGVX ngày 11/6/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện);

- CV số 3265/STC-HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

6

Cổng thông tin điện tử toàn Ngành giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngành Giáo dục

Dung chung cả tỉnh

Toàn tỉnh

2021 - 2023

1.800

 

800

- Năm 2021: Nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế CNTT, với 500 triệu;

- Năm 2022: Nguồn kinh phí còn lại, thực hiện cấp thẩm quyền phê duyệt;

- CV số 6526/UBND-KGVX ngày 12/10/2021;

- Tờ trình số 2736/TTr-SGDĐT ngày 18/10/2021 trình phê duyệt dự toán (tổng mức đầu tư 1,796 triệu, thuê 3 năm 2021 -2023)

7

Xây dựng phần mềm đánh giá chất lượng thủ tục hành chính

Văn phòng UBND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Hoàn thiện về kết quả đánh giá mức độ hài lòng

Toàn tỉnh

2021 - 2022

1.000

 

1.000

- CV số 5844/UBND- KGVX ngày 28/9/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện);

- CV số 3265/STC- HCSN ngày 30/9/2021 của Sở TC

8

Dự án ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính ngân sách tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 -2025

Sở Tài chính

Ngành tài chính

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ và điều hành tài chính, ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Toàn tỉnh

2021 - 2025

8.000

 

2.000

CV số 4272/UBND- KGVX ngày 05/8/2021 (dự toán không vượt 8 tỷ);

9

Cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính

Trung tâm GQTTH C

Lĩnh vực CCHC

Tăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC

Toàn tỉnh

2021 - 2025

1.000

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

10

Xây dựng phần mềm hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính

Trung tâm GQTTH C

Lĩnh vực trong CCHC

Tăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC

Toàn tỉnh

2021 - 2022

200

 

200

CV số 5844/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 (không thực hiện năm 2021, đề xuất chuyển qua năm 2022 thực hiện)

11

Hệ thống quản lý y tế cơ sở và hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2021 -2023

Sở Y tế

Ngành y tế

Áp dụng CNTT trong quản lý y tế từ tỉnh, huyện, xã và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử

Toàn tỉnh

2021 - 2023

1.500

 

1.000

-Theo QĐ số 711/QĐ-STC ngày 22/9/2021 (Thuê dịch vụ 3 năm 2021 -2023, với tổng dự toán được duyệt 2.316 triệu đồng);

- CV số 5363/UBND- KGVX ngày 14/9/2021

12

Thực hiện số hóa Sổ hộ tịch lịch sử trên trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Sở Tư pháp

Ngành Tư pháp

Bảo đảm toàn bộ sổ hộ tịch lịch sử còn lưu trữ bằng thủ công (đủ điều kiện số hóa) được số hóa, tạo lập dữ liệu điện tử, liên thông, kết nối chuyển đổi lưu trữ vào CSDL điện tử theo quy định

Toàn tỉnh

2021 - 2023

37.000

 

5.000

Theo QĐ số 2008/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư (thực hiện 3 năm 2021 - 2023, với tổng kinh phí 37 tỷ 649 triệu, nguồn vốn ngân sách sự nghiệp cấp tỉnh)

CV 161/STC-NS&TH ngày 20/01/2021 phân bổ năm 2022 là 15.325 triệu đồng. Tuy nhiên Sở Tư pháp xin lùi lại tiến độ 1 năm nên năm 2022 - 2024.

III

Các dự án đầu tư mới

 

 

 

 

 

61.560

0

12.105

 

1

Mua sắm bổ sung, thay thế trang thiết bị và thuê, mua dịch vụ bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm dữ liệu tỉnh.

Sở TT&TT

Hạ tầng kỹ thuật

Duy trì hoạt động ổn định cho trung tâm dữ liệu dùng chung của tỉnh

Toàn tỉnh

2021 - 2022

8.000

 

5.345

Nâng cấp thiết bị Trung tâm dữ liệu;

Gia hạn bản quyền các thiết bị trung tâm dữ liệu (Renew License); CV số 2403/UBND-KGVX ngày 19/5/2021 Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020;

2

Hệ thống đặt lịch khám bệnh cho toàn tỉnh

Sở Y tế

Ngành Y tế

Hệ thống kết nối với tất cả các bệnh viện, hỗ trợ người dân đặt lịch khám bệnh qua ứng dụng di động. Hỗ trợ các bệnh viện tiếp nhận thông tin và xử lý

Toàn tỉnh

2022

1.500

 

500

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

3

Mua sắm trang thiết bị và nâng cấp phòng họp trực tuyến cấp huyện, cấp tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Bổ sung trang thiết bị và nâng cấp, đồng bộ phòng họp trực tuyến cấp huyện, cấp tỉnh.

 

2022

5.000

 

 

Phân khai nguồn vốn sau theo CV 4051/STC-NSTH ngày 19/11/2021

4

Mua sắm mới trang thiết bị cho phòng họp trực tuyến Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Mua sắm mới trang thiết bị cho phòng họp trực tuyến Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

 

2022

3.000

 

 

Phân khai nguồn vốn sau theo CV 4051/STC-NSTH ngày 19/11/2021

5

Xây dựng nền tảng triển khai dịch vụ đô thị thông minh (Smart City)

Văn phòng UBND tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng nền tảng triển khai dịch vụ đô thị thông minh (Smart City)

Toàn tỉnh

2022 - 2025

20.000

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 (chuẩn bị đầu tư)

6

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cung cấp, khai thác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau

Sở TN&MT

Ngành TN&MT

Thu thập, quản lý, khai thác sử dụng và chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường (Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 20/11/2019)

Toàn tỉnh

2022

4.500

 

300

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

7

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành xây dựng

Sở Xây dựng

Ngành Xây dựng

Xây dựng hệ thống thông tin giúp người dân có thể tra cứu thông tin quy hoạch, hành chính, đất đai... trên cổng thông tin điện tử, hoặc qua tin nhắn/ app mobile.

Toàn tỉnh

2022

4.000

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 (chuẩn bị đầu tư)

8

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành giao thông Sở GTVT

Sở GTVT

Ngành GTVT

Xây dựng Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành giao thông

Toàn tỉnh

2022 - 2023

4.000

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 (chuẩn bị đầu tư)

9

Xây dựng phần mềm quản lý CSDL ngành Công Thương

Sở Công Thương

Ngành Công thương

Quản lý lĩnh vực thương mại (hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng xăng dầu, gas, thông tin xuất nhập khẩu,…) và quản lý lĩnh vực công nghiệp (cụm công nghiệp; cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…)

Toàn tỉnh

2022 - 2023

4.000

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 (chuẩn bị đầu tư)

10

Nâng cấp phần mềm Thư viện điện tử, thư viện số, cổng thông tin thư viện

Sở VH, TT&DL

Ngành VH, TT&DL

Nâng cấp phần mềm trên nền tảng công nghệ mới, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ mới của Thư viện (Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 29/6/2015)

Toàn tỉnh

2022

2.300

 

2.300

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

11

Phần mềm Bảo hiểm thất nghiệp

Sở LĐ- TB&XH

Ngành LĐ - TB&XH

Áp dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau; bảo đảm công tác lưu trữ khoa học, các dữ liệu hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp không bị thất thoát, tất cả đều đưa vào số hóa và việc tổng hợp báo cáo các số liệu có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, phát triển thêm một số tính năng chưa thực hiện như: thu hồi trợ cấp thất nghiệp, tổng hợp báo cáo, kết nối với kho dữ liệu việc làm trống,..

Toàn

2022

760

 

760

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020

12

Kho học liệu dùng chung

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngành GD và ĐT

Dung chung cả tỉnh

Toàn tỉnh

2022

2.500

 

200

Theo QĐ số 2454/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 (chuẩn bị đầu tư)

13

Di dời Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh

Sở TT&TT

 

 

 

2022

1.000

 

900

 

14

Phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng

Văn phòng UBND tỉnh

 

Dùng chung toàn tỉnh

Toàn tỉnh

2022

1.000

 

1.000

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 177/KH-UBND ngày 24/12/2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Cà Mau ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.467

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!